Dẫn chứng về tính tự lập - Ngữ văn 9

Không chịu tự duy, sáng tạo ra những cái mới mẻ do chính mình tạo ra. Nhiều người thậm chí có suy nghĩ dựa dẫm vào gia đình, bạn bè chứ không chịu cố gắng rèn luyện, tu dưỡng bản thân. Đó là những hành vi cần phải tránh xa. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Chủ đề:

Văn mẫu 9 444 tài liệu

Môn:

Ngữ Văn 9 0.9 K tài liệu

Thông tin:
4 trang 3 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Dẫn chứng về tính tự lập - Ngữ văn 9

Không chịu tự duy, sáng tạo ra những cái mới mẻ do chính mình tạo ra. Nhiều người thậm chí có suy nghĩ dựa dẫm vào gia đình, bạn bè chứ không chịu cố gắng rèn luyện, tu dưỡng bản thân. Đó là những hành vi cần phải tránh xa. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

55 28 lượt tải Tải xuống
Dẫn chứng về tính tự lậpdụ về tính tự lập trong cuộc sống
Tải về
Dẫn chứng về tính tự lập trong xã hội
1. Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước ở Bến cảng Nhà Rông vào năm 1911 mặc dù Người tay
trắng ra đi và không có một sự giúp đỡ
2. Mai An Tiêm và vợ trong sự tích “Dưa hấu” từ hai bàn tay trắng mà kiếm được của để nhờ
việc tự trồng dưa hấu
3. Tỷ phú Elon Musk nhờ được mẹ rèn cho tính tự lập đã trở nên thành công trong cuộc sống : sở
hữu hãng xe điện Tesla thân thiện với môi trường và dự án thám hiểm không gian SpaceX
4. Steve Jobs từ một con người rất bình thường nhưng bằng tính tự lập, luôn vượt qua những
thách thức của cuộc sống, không dựa dẫm vào những đồng tiền và vị thế cả bố mẹ mà trở thành
ông chủ của Apple vô cùng nổi tiếng
5. Jazz Ma nhờ có tính tự lập, ông tự làm và tự gây dựng, ông luôn cố gắng và có đức tính kỷ
luật cao, từ đó ông được mọi người biết đến vì nghề nghiệp kinh doanh của ông.
Dẫn chứng về tính tự lập - Mẫu 1
Có rất nhiều hành động chứng tỏ tính tự lập là vô cùng cần thiết. Edison, một nhà bác học nổi
tiếng với nhân loại với những phát minh vĩ đại, đã tự mình tìm tòi, sáng chế ra những thí nghiệm
quan trọng mà không phải dựa dẫm vào người khác. Hay gần gũi hơn cả, là những em bé vùng
cao trên đất nước Việt Nam này. Bố mẹ phải đi làm từ sớm, các em phải ở nhà chăm em, dọn
dẹp nhà cửa, nấu cơm… Chúng tự ý thức được những việc cần phải làm và sống tự lập.
Dẫn chứng về tính tự lập - Mẫu 2
Amelia Earhart từng nói: “Một vài người trong chúng ta có những đường băng lớn được xây sẵn
dành cho mình. Nếu bạn có đường băng như vậy, hãy cất cánh. Nhưng nếu bạn không có, hãy
nhận thức được trách nhiệm của bạn là cầm xẻng lên và tự xây lấy cho mình, và cho những
người sẽ theo sau bạn”. Khi có tính tự lập, chúng ta sẽ trở nên có ý thức trách nhiệm với bản thân
mình, biết tự lập kế hoạch, tự hành động, tự vượt qua khó khăn. Cùng với đó, sự tự lập cũng kích
thích sự sáng tạo của con người, nhận thức toàn diện, bao quát hơn về mọi mặt, mọi vấn đề xã
hội. Từ đó, con người trở nên bản lĩnh hơn mỗi ngày, dạn dày kinh nghiệm, trưởng thành hơn và
làm chủ được cuộc sống của chính mình, góp phần cải thiện xã hội. Khi biết tự lập, thì dù mọi
người có quay lưng lại với chúng ta, ta vẫn có thể tiếp tục đứng vững và bước đi: “Khi người ta
quay lưng lại với bạn, hãy học cách làm ấm bàn tay phải bằng bàn tay trái của mình”.
Dẫn chứng về tính tự lập - Mẫu 3
Nhìn lại câu chuyện về Mai An Tiêm và quả dưa hấu. Mai An Tiêm vốn là con rể của vua Hùng.
Cuộc sống quyền quý và muốn gì được nấy song tất cả đều do chàng tự làm ra. Chàng có thể
ngẩng cao đầu và tự hào rằng: Tất cả những thứ này, tất cả cơ ngơi này là do bàn tay tôi làm ra.
Câu nói ấy đã làm cho vua Hùng tức giận, đẩy chàng ra đảo hoang tự sinh tự diệt. Song, với bản
lĩnh đã được tôi luyện, với cách sống tự lập không sống phụ thuộc vào kẻ khác, chàng đã chứng
minh được cho vua Hùng thấy bản lĩnh của mình, dâng lên vua cha quả dưa hấu lòng đỏ ngọt lịm
như tấm lòng và nhân cách của chàng. Tự lập giúp cho Mai An Tiêm đứng vững được trước sóng
gió. Ta đặt giả định chàng chỉ là kẻ biết phó mặc cuộc đời, một kẻ sống không tự lập, như vậy
khi cao giọng nhận thành quả về mình có thể đường đường chính chính không? Có thể sống trên
đảo hoang mà không có người ở, không thức ăn nước uống, không một tấc sắt trong tay không?
Tôi dám chắc là không? Thậm chí, nói thẳng ra là chưa đến ba ngày đã chết vì đói khát, vì nhu
nhược trên hòn đảo đó.
Dẫn chứng về tính tự lập - Mẫu 4
Thần đồng Đỗ Nhật Nam chàng trai tài năng, niềm tự hào của Việt Nam bắt đầu cuộc sống tự lập
ở Mĩ từ lúc 13 tuổi, luôn phấn đấu cố gắng không ngừng để đạt được những thành tích, bằng
khen đáng khích lệ. Hay đôi khi chỉ đơn giản như việc ta cố gắng nghĩ cách giải của một bài toán
khó, giúp đỡ cha mẹ những công việc vặt trong gia đình: quét nhà, chăm sóc em… Dù cho đó chỉ
là những việc nhỏ nhặt nhưng đã bước đầu hình thành trong ta tính tự lập.
Dẫn chứng về tính tự lập - Mẫu 5
Tấm gương nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký. Lên 4 tuổi, Nguyễn Ngọc Ký bị liệt 2 tay, 7 tuổi tập viết
bằng chân. Cả chặng đường tuổi thơ của ông chỉ có một ước mơ duy nhất là quyết chí đi học để
được như những người bình thường. Ông đã vượt lên sự bất hạnh của số phận, trở thành một nhà
giáo ưu tú viết bằng chân. Từ đôi chân ấy, ông đã viết sách, làm thơ, dạy học, tư vấn để vẽ lên
một huyền thoại, một tấm gương về tính tự lập và vượt khó như biểu tượng cho nhiều thế hệ
thanh thiếu niên Việt Nam noi theo.
Dẫn chứng về tính tự lập - Mẫu 6
Có rất nhiều tấm gương tiêu biểu cho lối sống tự lập. Nhưng không thể không nhắc đến Chủ tịch
Hồ Chí Minh. Người đã ra đi tìm đường cứu nước khi mới chỉ là một chàng thanh niên còn trẻ
tuổi. Chỉ với hai bàn tay trắng, không có bất kì một sự giúp đỡ nào, Bác vẫn ra đi về các nước
phương Tây. Dù phải làm nhiều nghề để kiếm sống nhưng Bác vẫn không ngừng học hỏi để có
thể tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc. Ngay cả khi đã trở thành một vị Chủ tịch nước - lãnh
tụ của dân tộc Việt Nam, Bác vẫn giữ được đức tính tốt đẹp đó. Xung quanh Bác có rất ít người
giúp việc, thường chỉ là những người thân cận nhất. Những việc Bác có thể tự làm thì đều không
làm phiền đến người khác. Thế mới thấy, Hồ Chủ tịch chính là một biểu tượng của tính tự
lập.Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh, thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay đã
phát huy được đức tính tốt đẹp ấy. Nhiều em học sinh luôn tự giác và đạt được kết quả cao trong
học tập. Nhiều sinh viên đã tìm tòi, sáng tạo ra nhiều phát minh độc đáo, có ích cho xã hội. Ví d
như trong đại dịch Covid-19 vừa qua những sản phẩm như bánh mì thanh long, bún dưa hấu…
đều được tạo ra bởi chính đầu óc sáng tạo của những có người có tính tự lập. Khi gặp phải vấn đề
họ sẽ tìm cách để giải quyết chứ không phải là than thở hay ỷ lại người khác. Tuy nhiên, bên
cạnh đó, không ít bạn trẻ đang trở nên thiếu tính tự lập: ỷ lại vào việc học thêm, tài liệu trên
mạng Internet, các sách tham khảo… Không chịu tự duy, sáng tạo ra những cái mới mẻ do chính
mình tạo ra. Nhiều người thậm chí có suy nghĩ dựa dẫm vào gia đình, bạn bè chứ không chịu cố
gắng rèn luyện, tu dưỡng bản thân. Đó là những hành vi cần phải tránh xa.
| 1/4

Preview text:

Dẫn chứng về tính tự lậpVí dụ về tính tự lập trong cuộc sống Tải về
Dẫn chứng về tính tự lập trong xã hội
1. Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước ở Bến cảng Nhà Rông vào năm 1911 mặc dù Người tay
trắng ra đi và không có một sự giúp đỡ
2. Mai An Tiêm và vợ trong sự tích “Dưa hấu” từ hai bàn tay trắng mà kiếm được của để nhờ
việc tự trồng dưa hấu
3. Tỷ phú Elon Musk nhờ được mẹ rèn cho tính tự lập đã trở nên thành công trong cuộc sống : sở
hữu hãng xe điện Tesla thân thiện với môi trường và dự án thám hiểm không gian SpaceX
4. Steve Jobs – từ một con người rất bình thường nhưng bằng tính tự lập, luôn vượt qua những
thách thức của cuộc sống, không dựa dẫm vào những đồng tiền và vị thế cả bố mẹ mà trở thành
ông chủ của Apple vô cùng nổi tiếng
5. Jazz Ma nhờ có tính tự lập, ông tự làm và tự gây dựng, ông luôn cố gắng và có đức tính kỷ
luật cao, từ đó ông được mọi người biết đến vì nghề nghiệp kinh doanh của ông.
Dẫn chứng về tính tự lập - Mẫu 1
Có rất nhiều hành động chứng tỏ tính tự lập là vô cùng cần thiết. Edison, một nhà bác học nổi
tiếng với nhân loại với những phát minh vĩ đại, đã tự mình tìm tòi, sáng chế ra những thí nghiệm
quan trọng mà không phải dựa dẫm vào người khác. Hay gần gũi hơn cả, là những em bé vùng
cao trên đất nước Việt Nam này. Bố mẹ phải đi làm từ sớm, các em phải ở nhà chăm em, dọn
dẹp nhà cửa, nấu cơm… Chúng tự ý thức được những việc cần phải làm và sống tự lập.
Dẫn chứng về tính tự lập - Mẫu 2
Amelia Earhart từng nói: “Một vài người trong chúng ta có những đường băng lớn được xây sẵn
dành cho mình. Nếu bạn có đường băng như vậy, hãy cất cánh. Nhưng nếu bạn không có, hãy
nhận thức được trách nhiệm của bạn là cầm xẻng lên và tự xây lấy cho mình, và cho những
người sẽ theo sau bạn”. Khi có tính tự lập, chúng ta sẽ trở nên có ý thức trách nhiệm với bản thân
mình, biết tự lập kế hoạch, tự hành động, tự vượt qua khó khăn. Cùng với đó, sự tự lập cũng kích
thích sự sáng tạo của con người, nhận thức toàn diện, bao quát hơn về mọi mặt, mọi vấn đề xã
hội. Từ đó, con người trở nên bản lĩnh hơn mỗi ngày, dạn dày kinh nghiệm, trưởng thành hơn và
làm chủ được cuộc sống của chính mình, góp phần cải thiện xã hội. Khi biết tự lập, thì dù mọi
người có quay lưng lại với chúng ta, ta vẫn có thể tiếp tục đứng vững và bước đi: “Khi người ta
quay lưng lại với bạn, hãy học cách làm ấm bàn tay phải bằng bàn tay trái của mình”.
Dẫn chứng về tính tự lập - Mẫu 3
Nhìn lại câu chuyện về Mai An Tiêm và quả dưa hấu. Mai An Tiêm vốn là con rể của vua Hùng.
Cuộc sống quyền quý và muốn gì được nấy song tất cả đều do chàng tự làm ra. Chàng có thể
ngẩng cao đầu và tự hào rằng: Tất cả những thứ này, tất cả cơ ngơi này là do bàn tay tôi làm ra.
Câu nói ấy đã làm cho vua Hùng tức giận, đẩy chàng ra đảo hoang tự sinh tự diệt. Song, với bản
lĩnh đã được tôi luyện, với cách sống tự lập không sống phụ thuộc vào kẻ khác, chàng đã chứng
minh được cho vua Hùng thấy bản lĩnh của mình, dâng lên vua cha quả dưa hấu lòng đỏ ngọt lịm
như tấm lòng và nhân cách của chàng. Tự lập giúp cho Mai An Tiêm đứng vững được trước sóng
gió. Ta đặt giả định chàng chỉ là kẻ biết phó mặc cuộc đời, một kẻ sống không tự lập, như vậy
khi cao giọng nhận thành quả về mình có thể đường đường chính chính không? Có thể sống trên
đảo hoang mà không có người ở, không thức ăn nước uống, không một tấc sắt trong tay không?
Tôi dám chắc là không? Thậm chí, nói thẳng ra là chưa đến ba ngày đã chết vì đói khát, vì nhu
nhược trên hòn đảo đó.
Dẫn chứng về tính tự lập - Mẫu 4
Thần đồng Đỗ Nhật Nam chàng trai tài năng, niềm tự hào của Việt Nam bắt đầu cuộc sống tự lập
ở Mĩ từ lúc 13 tuổi, luôn phấn đấu cố gắng không ngừng để đạt được những thành tích, bằng
khen đáng khích lệ. Hay đôi khi chỉ đơn giản như việc ta cố gắng nghĩ cách giải của một bài toán
khó, giúp đỡ cha mẹ những công việc vặt trong gia đình: quét nhà, chăm sóc em… Dù cho đó chỉ
là những việc nhỏ nhặt nhưng đã bước đầu hình thành trong ta tính tự lập.
Dẫn chứng về tính tự lập - Mẫu 5
Tấm gương nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký. Lên 4 tuổi, Nguyễn Ngọc Ký bị liệt 2 tay, 7 tuổi tập viết
bằng chân. Cả chặng đường tuổi thơ của ông chỉ có một ước mơ duy nhất là quyết chí đi học để
được như những người bình thường. Ông đã vượt lên sự bất hạnh của số phận, trở thành một nhà
giáo ưu tú viết bằng chân. Từ đôi chân ấy, ông đã viết sách, làm thơ, dạy học, tư vấn để vẽ lên
một huyền thoại, một tấm gương về tính tự lập và vượt khó như biểu tượng cho nhiều thế hệ
thanh thiếu niên Việt Nam noi theo.
Dẫn chứng về tính tự lập - Mẫu 6
Có rất nhiều tấm gương tiêu biểu cho lối sống tự lập. Nhưng không thể không nhắc đến Chủ tịch
Hồ Chí Minh. Người đã ra đi tìm đường cứu nước khi mới chỉ là một chàng thanh niên còn trẻ
tuổi. Chỉ với hai bàn tay trắng, không có bất kì một sự giúp đỡ nào, Bác vẫn ra đi về các nước
phương Tây. Dù phải làm nhiều nghề để kiếm sống nhưng Bác vẫn không ngừng học hỏi để có
thể tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc. Ngay cả khi đã trở thành một vị Chủ tịch nước - lãnh
tụ của dân tộc Việt Nam, Bác vẫn giữ được đức tính tốt đẹp đó. Xung quanh Bác có rất ít người
giúp việc, thường chỉ là những người thân cận nhất. Những việc Bác có thể tự làm thì đều không
làm phiền đến người khác. Thế mới thấy, Hồ Chủ tịch chính là một biểu tượng của tính tự
lập.Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh, thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay đã
phát huy được đức tính tốt đẹp ấy. Nhiều em học sinh luôn tự giác và đạt được kết quả cao trong
học tập. Nhiều sinh viên đã tìm tòi, sáng tạo ra nhiều phát minh độc đáo, có ích cho xã hội. Ví dụ
như trong đại dịch Covid-19 vừa qua những sản phẩm như bánh mì thanh long, bún dưa hấu…
đều được tạo ra bởi chính đầu óc sáng tạo của những có người có tính tự lập. Khi gặp phải vấn đề
họ sẽ tìm cách để giải quyết chứ không phải là than thở hay ỷ lại người khác. Tuy nhiên, bên
cạnh đó, không ít bạn trẻ đang trở nên thiếu tính tự lập: ỷ lại vào việc học thêm, tài liệu trên
mạng Internet, các sách tham khảo… Không chịu tự duy, sáng tạo ra những cái mới mẻ do chính
mình tạo ra. Nhiều người thậm chí có suy nghĩ dựa dẫm vào gia đình, bạn bè chứ không chịu cố
gắng rèn luyện, tu dưỡng bản thân. Đó là những hành vi cần phải tránh xa.