-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Dàn ý suy nghĩ về việc giữ gìn bản sắc dân tộc của giới trẻ | Văn mẫu lớp 9
Bản sắc văn hóa dân tộc: những nét văn hóa từ lâu đời của dân tộc được truyền từ đời này sang đời khác đã trở thành những phong tục tập quán, những đặc trưng vùng miền của cả đất nước ta. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Dàn ý suy nghĩ về việc giữ gìn bản sắc dân tộc của giới trẻ
Dàn ý suy nghĩ về việc giữ gìn bản sắc dân tộc của giới trẻ
I. Dàn ý Suy nghĩ về việc giữ gìn bản sắc dân tộc của giới trẻ
1. Dàn ý Suy nghĩ về việc giữ gìn bản sắc dân tộc của giới trẻ - Mẫu 1 1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: việc giữ gìn bản sắc dân tộc. 2. Thân bài a. Giải thích
Bản sắc văn hóa dân tộc: những nét văn hóa từ lâu đời của dân tộc được truyền từ đời này
sang đời khác đã trở thành những phong tục tập quán, những đặc trưng vùng miền của cả đất nước ta.
Bản sắc văn hóa dân tộc là những giá trị tạo nên sự khác biệt của mỗi quốc gia, sự phong
phú trong lối sống, sinh hoạt tập thể của con người và tạo nên sự đa dạng màu sắc cho cuộc sống.
b. Tầm quan trọng của bản sắc văn hóa dân tộc
Bản sắc văn hóa dân tộc hay cụ thể hơn là văn hóa vùng miền là nơi con người giao lưu văn
hóa, cùng nhau tôn vinh vẻ đẹp của quê hương mình, cũng là nơi con người gắn kết với
nhau, vui đùa chan hòa sau.
Bản sắc văn hóa dân tộc là những đặc trưng về văn hóa của quốc gia đó, là nét làm cho đất
nước mình không bị nhầm lẫn với bất kì đất nước nào khác.
c. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
Mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của
dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu.
Nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học
sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc.
Học sinh cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu.
Tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà. 3. Kết bài
Khẳng định lại tầm quan trọng của bản sắc văn hóa dân tộc đồng thời rút ra bài học cho bản thân.
2. Dàn ý Suy nghĩ về việc giữ gìn bản sắc dân tộc của giới trẻ - Mẫu 2 1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của giới trẻ.
Lưu ý: học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân. 2. Thân bài a. Thực trạng
Xã hội phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người hòa nhập với nhiều
nền văn hóa khác nhau trên thế giới.
Nhiều bản sắc văn hóa của dân tộc đang ngày bị mai một, giới trẻ ngày càng ít quan tâm,
tìm hiểu về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. b. Hậu quả
Những giá trị truyền thống tốt đẹp ngày càng bị mai một dần đi, nhiều bản sắc đã và đang
dần mất đi, giới trẻ bị thu hẹp tầm hiểu biết về những truyền thống tất yếu của dân tộc mình.
Con người đánh mất đi giá trị cốt lõi của đất nước mình. c. Giải pháp
Mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của
dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu.
Nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học
sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc.
Học sinh cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu.
Tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà. 3. Kết bài
Khẳng định lại tầm quan trọng của bản sắc văn hóa dân tộc đồng thời rút ra bài học cho bản thân, cho các bạn trẻ.
3. Dàn ý Suy nghĩ về việc giữ gìn bản sắc dân tộc của giới trẻ - Mẫu 3 1. Mở Bài
Giới thiệu vấn đề nghị luận: vấn đề giữ gìn bản sắc dân tộc của giới trẻ. 2. Thân Bài
a. Giải thích khái niệm bản sắc văn hóa dân tộc
Bản sắc văn hóa dân tộc là gì?
Biểu hiện, đặc trưng bản sắc của dân tộc Việt Nam.
b. Vai trò, ý nghĩa của bản sắc văn hóa dân tộc
Bản sắc chính là cái gốc, cái hồn cốt lõi khẳng định sự tồn tại của mỗi một quốc gia, dân tộc.
Bản sắc còn là cái nôi nuôi dưỡng ý thức về quyền độc lập và ý thức gìn giữ non sông, đất
nước đối với mỗi một con người.
Bản sắc chính là một trong những yếu tố làm nên nét đặc trưng riêng, không thể hòa lẫn,
hợp nhất giữa các đất nước.
c. Bàn luận về vấn đề giữ gìn bản sắc dân tộc của giới trẻ
Về mặt tích cực: Thế hệ thanh thiếu niên học sinh Việt Nam đã và đang phát huy bản sắc
dân tộc bằng những việc làm tích cực.
Về mặt tiêu cực: Những thanh niên với lối sống xa rời bản sắc dân tộc. Họ thờ ơ với những
giá trị truyền thống ở cả lĩnh vực vật chất và tinh thần; và đề cao những giá trị văn hóa du
nhập ở nước ngoài qua việc thần tượng, sính ngoại vượt ngưỡng cho phép.
d. Bài học nhận thức và hành động
Thế hệ trẻ cần ý thức được vai trò, ý nghĩa của bản sắc dân tộc.
Cần rèn luyện lối sống, những hành động tích cực, bảo lưu, phát huy những giá trị đậm đà bản sắc dân tộc.
Cần lên án, phê phán những hành vi làm mai một bản sắc dân tộc. 3. Kết Bài
Liên hệ trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc.
4. Dàn ý Suy nghĩ về việc giữ gìn bản sắc dân tộc của giới trẻ - Mẫu 4 1. Mở Bài
Ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của giới trẻ hiện nay là một vấn đề quan trọng, đang
được quan tâm, để cập sâu sắc. 2. Thân Bài
Giải thích: Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng thể các giá trị đặc trưng nhất, bản chất nhất của
văn hóa dân tộc, được hình thành, tồn tại, phát triển qua quá trình lịch sử lâu dài. Nó được
thể hiện qua: cách sống, lối sống, quan niệm, suy nghĩ, hoạt động nói năng, ăn mặc, ứng
xử... của con người. Ví dụ: Người Việt Nam có tính giản dị, cần cù, chăm chỉ, tinh thẩn đoàn
kết, nhân ái, tinh thần yêu nước sâu sắc,..
Bàn bạc: Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế về mọi mặt: kinh tế, văn
hóa, xã hội,... Sự giao thoa về văn hóa, bên cạnh thuận lợi là làm phong phú đời sống tinh
thẩn cho nhân dân ta, nó cũng đặt ra nhiều thách thức. Bên cạnh những bạn trẻ có ý thức
giữ gìn văn hóa dân tộc, còn tồn tại một bộ phận giới trẻ có những biểu hiện quay lưng lại
với bản sắc văn hóa dân tộc, thể hiện ở cả hình thức bề ngoài (ăn mặc hở hang, nhố
nhăng,...) và cả trong quan niệm, cách nghĩ, lối sống (a dua theo lối sống đổi trụy, chỉ biết
hưởng lạc, quay lưng với lịch sử, văn hóa truyền thống dân tộc, coi đó là lạc hậu,...). Những
biểu hiện đó cần phải lên án, đấu tranh loại bỏ. 3. Kết Bài
Giới trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước, những con người năng động, tự tin, có tri
thức cần phải biết tiếp thu một cách chọn lọc, hòa nhập mà không hòa tan, tránh chạy theo
thứ văn hóa xa xỉ, không phù hợp, đánh mất bản sắc dân tộc.
II. Văn mẫu Suy nghĩ về việc giữ gìn bản sắc dân tộc của giới trẻ
1. Suy nghĩ về việc giữ gìn bản sắc dân tộc của giới trẻ - Mẫu 1
Việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những trách nhiệm của mỗi công dân. Và
thế hệ trẻ là những người tiên phong trong công cuộc ấy hiện nay. Giữ gìn bản sắc văn hóa
chính là bảo tồn và phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống của quốc gia, dân tộc.
Điều đó thể hiện tình yêu quê hương, tinh thần tự tôn dân tộc, ý thức rõ ràng về độc lập chủ
quyền của đất nước. Là những con người giàu sức trẻ, nhiệt huyết và tinh thần sáng tạo, các
bạn trẻ có rất nhiều cách để bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Những sản phẩm
nghệ thuật của âm nhạc, hội họa, điện ảnh,…được những nghệ sĩ trẻ kết hợp hài hòa giữa
hiện đại và truyền thống. Không chỉ vậy, các bạn trẻ còn biết tận dụng thế mạnh về ngoại
ngữ của mình để giới thiệu cho bạn bè quốc tế những nét đẹp về con người, cảnh quan, ẩm
thực Việt. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận những người trẻ có tư tưởng sính
ngoại, coi thường văn hóa truyền thống. Hoặc, có những người lại có quan điểm sai lệch về
bảo tồn văn hóa, cố thủ sự lạc hậu. Đây đều là những hiện tượng cần loại trừ. Hai tiếng “Bản
sắc” chính là chìa khóa để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác, là dấu “vân tay” nhận
diện mỗi chúng ta. Chính vì vậy, hãy sử dụng tài năng, sức trẻ và mọi cơ hội để bảo tồn và
phát huy truyền thống văn hiến ngàn đời.
2. Suy nghĩ về việc giữ gìn bản sắc dân tộc của giới trẻ - Mẫu 2
Trong thời buổi công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay. Học sinh chúng ta có nhiều cơ
hội hơn để được trau dồi, tiếp thu kiến thức, mở mang tầm hiểu biết và hội nhập với thế giới.
Tuy nhiên, để hoàn thiện bản thân mình hơn trong cách sống cũng như tâm hồn, chúng ta
cần phải tích cực tìm hiểu, bảo vệ và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Một thực trạng mà ai cũng nhận thấy đó là xã hội đang phát triển theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, con người hòa nhập, cởi mở hơn với những nền văn hóa mới của nhiều
quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, đôi lúc chúng ta lại quên đi, bỏ bê nét đẹp, truyền thống văn
hóa của chính đất nước mà chúng ta sinh ra, lớn lên. Nhiều bản sắc đã bị mai một, giới trẻ
ngày càng ít quan tâm, tìm hiểu về những truyền thống, bản sắc đó.
Từ sự vô tâm, vô tư đó mà những giá trị truyền thống tốt đẹp ngày càng bị mai một dần đi,
nhiều bản sắc đã và đang dần mất đi. Những lễ hội, nhưng cuộc thi dân gian không còn
nhận được nhiều sự quan tâm của con người hoặc chỉ mang dáng dấp hình thức. Đối với
những bạn trẻ hiện nay, họ không quá mặn mà với những truyền thống, bản sắc đó mà họ
hướng đến những thứ hướng ngoại hơn, hiện đại hơn. Chính những điều này đã làm con
người đánh mất đi giá trị cốt lõi của đất nước mình.
Để giải quyết thực trạng trên, mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải tìm hiểu những
bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm
châu. Bên cạnh đó, nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền,
mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc. Học sinh chúng ta cần
phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu, tích cực trau dồi hiểu
biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà. Có như vậy, những bản sắc
văn hóa dân tộc mới được giữ gìn và duy trì tốt đẹp.
Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là trách nhiệm chung của tất cả những con người Việt Nam
mang dòng máu đỏ da vàng chúng ta. Chính vì thế, ta cần có ý thức giữ gìn và phát huy
những truyền thống đó để nó ngày càng đẹp đẽ và phát triển rộng rãi hơn.
3. Suy nghĩ về việc giữ gìn bản sắc dân tộc của giới trẻ - Mẫu 3
Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, cốt cách,
tình cảm, lý trí, sức mạnh của dân tộc, tạo nên chất keo kết nối các cộng đồng người gắn
bó, đoàn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Những giá trị của bản sắc văn hóa dân
tộc là một trong những động lực to lớn đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của quốc
gia dân tộc. Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành, phát triển gắn liền với lịch
sử dựng nước, giữ nước và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bản sắc văn hóa dân tộc là
tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn,
tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân
tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và để phân
biệt sự khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cộng đồng nhân loại. Tuy nhiên,
bên cạnh những mặt tích cực còn có mặt tiêu cực của nó đó là nguy cơ xói mòn, phai nhạt
và biến dạng hệ thống giá trị trong bản sắc văn hóa dân tộc, sự du nhập của lối sống tư sản,
suy giảm thuần phong mĩ tục, sự chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch
trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Những giá trị tinh hoa văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân
tộc được xây dựng và ghi nhận bởi những chiến công hi sinh thầm lặng của biết bao thế hệ
người dân Việt Nam. Nó là kết tinh những gì là tinh túy nhất của dân tộc để rồi chính những
giá trị đó lại lung linh tỏa sáng, soi sáng con đường chúng ta đi. Không chỉ bây giờ mà mãi
mãi về sau những giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc sẽ là hành trang, động lực để cho
thanh niên Việt Nam chúng ta tiến vào kỷ nguyên mới tô thắm nên truyền thống ngàn năm văn hiến của dân tộc.