-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời như thế nào - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời như thế nào - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Tư tưởng Hồ Chí Minh (POLI1208) 88 tài liệu
Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh 640 tài liệu
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời như thế nào - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời như thế nào - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (POLI1208) 88 tài liệu
Trường: Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh 640 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
1. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời như thế nào? Tại sao sự ra đời của Đảng là tất yếu?
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời như thế nào? 1. Bối cảnh lịch sử Tình hình thế giới
- Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản và hậu quả của nó
+ Từ cuối thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền.
+ Ngày 1-8-1914, chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.
=> Chủ nghĩa tư bản suy yếu, phong trào đấu tranh mạnh mẽ.
- Ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin
+ Chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ rõ, muốn giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh thực hiện sứ mệnh lịch sử
của mình, giai cấp công nhân phải lập ra Đảng cộng sản
+ Chủ nghĩa Mác – Lênin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Tác động của Cách mạng Tháng Mười Nga và Quốc tế Cộng sản
+ Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga giành được thắng lợi.
=> Cách mạng Tháng Mười Nga mở ra một thời đại mới, “thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”
=> Cách mạng Tháng Mười Nga đã nêu tấm gương sáng trong việc giải phóng các dân tộc bị áp bức.
+ Tháng 3-1919, Lênin thành lập Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) tại Mátxcơva
=> Thúc đẩy sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế
Tình hình Việt Nam và các phong trào yêu nước trước khi có Đảng
- Quá trình thực dân Pháp xâm lược nước ta:
+ 1-9-1858: Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam
+ 25-8-1883 Hiệp ước Hắc-măng
+6-6-1884 Hiệp ước Pa-tơ-nốt
+ 1884 – 1897 hoàn thành đàn áp
- Chính sách cai trị của thực dân Pháp
+ Chính sách khai thác thuộc địa: lần 1 (1897 – 1913) và lần 2 (1919 – 1929). + Nội dung
Về chính trị: Tước bỏ quyền lực đối nội và đối ngoại của nhà Nguyễn, chia Việt Nam thành ba xứ, câu kết với địa chủ.
Về kinh tế: Cướp đoạt ruộng đất lập đồn điền, đầu tư khai thác tài nguyên, xây dựng cơ sở công
nghiệp, giao thông, bến cảng.
Về văn hóa Thực hiện chính sách văn hóa, giáo dục thực dân, dung túng, duy trì các hủ tục lạc hậu.
- Tình hình giai cấp và mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam:
+ Giai cấp: địa chủ, nông dân, tư sản, tiểu tư sản, công nhân.
+ Mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giai cấp giữa dân tộc Việt Nam với Thực dân Pháp và mâu thuẫn giai cấp
giữa giai cấp nông dân với địa chủ.
=> Thực tiễn đặt ra hai nhiệm vụ cách mạng:
Một là, Đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân.
Hai là, Xóa bỏ chế độ phong kiến, giành quyền dân chủ cho nhân dân, chủ yếu là ruộng đất cho nông dân.
- Phong trào yêu nước trước khi có Đảng
+ Khuynh hướng phong kiến: tiêu biểu có
Phong trào Cần Vương (1885 – 1896)
Khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913)
+ Tư tưởng dân chủ tư sản
Xu hướng bạo động - Phan Bội Châu
Xu hướng cải cách - Phan Châu Trinh
Việt Nam Quốc dân Đảng – Nguyễn Thái Học
+ Tuy nhiên,các phong trào đều thất bại. Nguyên nhân là do thiếu đường lối chính trị đúng đắn, chưa có
một tổ chức vững mạnh để tập hợp, giác ngộ và lãnh đạo toàn dân tộc, chưa xác định được phương
pháp đấu tranh thích hợp. => Nhiệm vụ đặt ra cần tìm một con đường cách mạng mới, với một giai cấp
đủ uy tín và năng lực lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ đi đến thành công.
2. Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị các điều kiện để thành lập Đảng
* Quá trình tìm đường cứu nước
- 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc.
- Năm 1917, tìm hiểu Cách mạng Tháng Mười Nga -> là cuộc “cách mạng đến nơi”.
- Năm 1919, tham gia Đảng Xã hội Pháp.
- 6/1919, gửi Bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Vécxây đòi quyền tự do.
- 7/1920, đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin
trên báo L’Humanite (Nhân đạo) -> “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào
khác con đường cách mạng vô sản”
- Tháng 12/1920, tham dự Đại hội của Đảng Xã hội Pháp tại Tua, bỏ phiếu tán thành Quốc tế III, thành
lập Phân bộ Pháp của Quốc tế Cộng sản -> là người Cộng sản đầu tiên của Việt Nam.
* Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng
- Về tư tưởng: 1921, tham gia thành lập Hội liên hiệp thuộc địa, sáng lập tờ báo Le Paria (Người cùng khổ)
- Về chính trị: Đưa ra những luận điểm quan trọng về cách mạng giải phóng dân tộc. - Về tổ chức
+ 6-1925: Lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên tại Quảng Châu (Trung Quốc).
+ 1925: xuất bản “Bản án chế độ thực dân Pháp”.
+1927 : phát hành “Đường Cách mệnh”, cuốn sách chính trị đầu tiên của cách mạng Việt Nam. Tác phẩm
đề cập những vấn đề cơ bản của một Cương lĩnh chính trị.
3. Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
* Các tổ chức Cộng sản ra đời
- 3/1929, lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên tại nhà số 5D, phố Hàm Long, Hà Nội.
- 17/6/1929, lập Đông Dương Cộng sản Đảng tại số nhà 312 phố Khâm Thiên (Hà Nội)
- 9/1929, tại Trung Kỳ, những người tiên tiến trong Tân Việt Cách mạng đảng lập ra Đông Dương Cộng sản Liên đoàn
- 11/1929, trên cơ sở các chi bộ cộng sản ở Nam Kỳ, An Nam Cộng sản Đảng được thành lập ở Khánh Hội, Sài Gòn.
- Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản là một xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt
Nam theo con đường cách mạng vô sản. Thể hiện sự phát triến mạnh mẽ của phong trào yêu nước. Tuy
nhiên ba tố chức cộng sản ở Việt Nam họat động riêng lẻ, tranh giành ảnh hưởng của nhau, công kích lẫn
nhau, làm phong trào cách mạng trong nước có nguy cơ chia rẽ lớn.
* Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
- Thời gian: từ ngày 6/1 đến ngày 7/2/1930.
- Địa điểm: Hương Cảng, Trung Quốc.
- Đại biểu: 2 đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng, 2 đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng và Nguyễn
Ái Quốc- đại biểu của Quốc tế Cộng sản. - Nội dung:
+Bỏ mọi thành kiến xung đột cũ, thành thật hợp tác để thống nhất các nhóm cộng sản
+Định tên Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam
+ Thảo Chính cương và Điều lệ sơ lược
+ Định kế hoạch thực hiện việc thống nhất trong nước
+ Cử một Ban Trung ương lâm thời - Văn kiện:
+Chánh cương vắn tắt của Đảng
+Sách lược vắn tắt của Đảng
+Chương trình tóm tắt của Đảng
+Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam
Tại sao sự ra đời của Đảng là tất yếu?
• Sự ra đời cẩu ĐCS Việt Nam với cương lĩnh chính trị đầu tiên đã khẳng định sự lựa chọn con đường để
giải phóng dân tộc việt nam là con đường cách mạng vô sản
• Sự ra đời của ĐCS Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp của chủ ngĩa Mac-Lenin với phong trào công
nhân và phong trào yêu nước Việt Nam
• Sự ra đời của ĐCS Việt Nam đã chấm dứt khủng hoảng về đường lối cứu nước đưa cách mạng Việt
Nam sang một bước ngoặt lịch sử , là nhân tố hàng đàu quyết định đưa cách mạng Việt Nam từ thắng lợi
này tới thắng lợi khác .
2. Chứng minh sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Đánh bại thực dân Pháp: Qua nhiều giai đoạn và cuộc chiến dài hạn, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh
đạo một cuộc cách mạng chống lại thực dân Pháp. Cuối cùng, vào năm 1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ
đã đánh bại quân đội Pháp và buộc Pháp phải rút quân khỏi Việt Nam, chấm dứt thời kỳ thuộc địa và góp
phần vào sự giải phóng dân tộc.
Chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ: Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo cuộc kháng chiến
chống Mỹ kéo dài từ năm 1955 đến năm 1975. Mặc dù đối mặt với quy mô lớn và sự hỗ trợ quân sự của
Mỹ, nhưng nhờ lãnh đạo đúng đắn, cuộc kháng chiến đã đạt được chiến thắng cuối cùng với sự thống
nhất đất nước và tiến tới giành độc lập hoàn toàn.
Xây dựng chính sách kinh tế xã hội: Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo quá trình xây dựng nền kinh tế
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam sau khi giành độc lập. Qua chính sách cải cách đất đai, hợp tác xã, công
nghiệp hóa, và thị trường mở, Đảng đã tạo ra sự phát triển kinh tế đáng kể, tăng cường sức mạnh quốc
gia và cải thiện cuộc sống của người dân.
Quan tâm đến sự phát triển văn hóa và giáo dục: Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo trong việc đẩy
mạnh phát triển văn hóa và giáo dục. Điều này bao gồm việc nâng cao chất lượng giáo dục, đảm bảo tiếp
cận giáo dục cho tất cả mọi người và bảo vệ và phát triển văn hóa dân tộc.
Đoàn kết và động viên dân chúng: Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo trong việc xây dựng sự đoàn kết
trong dân tộc, tạo điều kiện cho sự tham gia và đóng góp của mọi tầng lớp nhân dân. Đảng đã cung cấp
hướng dẫn tư tưởng và chính sách, động viên dân chúng tham gia vào cuộc sống chính trị và xã hội, và
tạo điều kiện cho họ thể hiện ý kiến và đóng góp vào quyết định quan trọng.