ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH 3 LỚP CỦA ĐỊA PHƯƠNG | Trường Đại học Kinh Tế - Luật
Tiền Giang nằm về phía Đông Bắc ĐBSCL, trải dài trên bờ Bắc sông Tiền (nhánh của sông Mê Kông) với chiều dài 120km, cách TP HCM 70 km theo đường quốc lộ 1A, phía Đông giáp biển Đông với 32 km bờ biển, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Kinh tế vi mô (KTVM)
Trường: Trường Đại học Kinh Tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45943468
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
MÔN: KINH TẾ ĐÔ THỊ, VÙNG VÀ MIỀN ĐỀ TÀI:
CHƯƠNG I: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH 3 LỚP CỦA ĐỊA PHƯƠNG
1.1.Các yếu tố tự nhiên sẵn có
1.1.1. Vị trí địa lý
Tiền Giang nằm về phía Đông Bắc ĐBSCL, trải dài trên bờ Bắc sông Tiền (nhánh của
sông Mê Kông) với chiều dài 120km, cách TP HCM 70 km theo đường quốc lộ 1A,
phía Đông giáp biển Đông với 32 km bờ biển, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía
Nam giáp Bến Tre, Vĩnh Long, phía Bắc và Đông Bắc giáp Long An, TP HCM.
Tiền Giang nằm ở Đồng bằng sông Cửu Long có khí hậu nhiệt đới gió mùa nói chung,
nhiệt độ cao và ổn định quanh năm, ít bão thuận lợi cho các hoạt động kinh tế - xã hội,
đặc biệt là phát triển nông nghiệp. Địa hình tương đối bằng phẳng, nhưng một số vùng
trũng thấp và vùng rừng ngập mặn phải đối mặt với lũ lụt lâu năm và biến đổi khí hậu trong tương lai.
1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên lOMoAR cPSD| 45943468 Tài nguyên đất
Tài nguyên khoáng sản
- Than bùn: có ở Phú Cường, Tân Hòa Tây - Cai Lậy (Mỏ Tân Hòa) và Tân
Hòa Đông - Tân Phước (Mỏ Tràm Sập)
- Sét: hình thành ở Tân Lập - Tân Phước. Quặng sét Tân Lập có chất lượng
cao, phù hợp làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm gốm như gạch, ngói,..
- Cát sông: Nhiều ở lòng sông Tiền. Các mỏ cát được xác định, phân lớp chủ
yếu tại địa bàn các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành với 9 thân cát có trữ
lượng lớn với chiều dài 2 - 17km, rộng 300 - 800m, dày 2,5-6,9m, có chất
lượng đủ để phục vụ làm vật liệu san lấp. Tài nguyên nước
Mạng lưới sông ngòi dày đặc, giao thông đi lại thuận tiện, cung cấp nước ngọt cho sinh
hoạt và phát triển nông nghiệp. Quá trình phù sa bồi đắp đã hình thành nên những cồn
cát màu mỡ phát triển cây ăn trái, rất thích hợp cho du lịch đường sông. Bờ biển dài 32
km đã hình thành hệ thống rừng ngập mặn phong phú về thực vật, thuận lợi cho nuôi
trồng và đánh bắt thủy hải sản. lOMoAR cPSD| 45943468 1.1.3. Quy mô Năm 2022:
• Dân số: 1.779.400 người dân
• Mật độ dân số đạt 697 người/km²
• GRDP: 107.191 tỉ đồng
• GRDP đầu người: 60.24 triệu đồng
1.2.Năng lực cạnh tranh vĩ mô
1.2.1. Hạ tầng xã hội, y tế, giáo dục
- Hạ tầng y tế: Cơ sở hạ tầng y tế: được cải thiện để đáp ứng nhu cầu của người
dân và tạo thuận lợi cho việc tiếp cận các dịch vụ. Cụ thể, có 09 bệnh viện tham
gia khám chữa bệnh từ xa dựa trên chương trình khám chữa bệnh từ xa của Bộ
Y tế. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 92,61% so với dân số toàn tỉnh.
Theo báo cáo Chỉ số phát triển con người (HDI) do Tổng cục Thống kê công bố,
tuổi thọ trung bình của con người là 76,3 tuổi, thuộc top 5 ở nước ta. Hơn nữa,
cam kết đối với sức khỏe của mọi người được đảm bảo ở mọi cấp độ. Công tác
phòng chống dịch bệnh nguy hiểm trong cộng đồng được thực hiện nghiêm túc.
Chủ động theo dõi, giám sát, phát hiện và xử trí nhanh chóng không để lây lan
ra cộng đồng. Cụ thể, tổ chức khám sức khỏe cho người già, tiêm vắc xin IPV
cho trẻ em, phát 38 hộp khẩu trang cho học sinh, tập huấn phòng chống dịch bệnh trên vật nuôi.
- Chất lượng nhân lực: Tỷ lệ lao động có trình độ học vấn tăng dần qua các năm,
từ 9,82% năm 1995 lên 45% năm 2015 và 48% năm 2018. Đầu tư chiều sâu,
công nhân lành nghề đi làm việc ngoài nhà nước. Tùy theo ngành nghề và công
việc cụ thể mà thời gian đào tạo kéo dài 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng hoặc 2 tháng.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều dự án có hàm lượng khoa học kỹ
thuật được đầu tư trên địa bàn tỉnh đã làm tăng nhu cầu về chuyên gia kỹ thuật
trong các doanh nghiệp. Năm 2015, nhu cầu lao động tăng cao và chuyên gia có
kiến thức chuyên ngành chiếm 20%, ngày càng tăng lên 23% vào năm 2016,
25% vào năm 2017 và 30% vào năm 2018.
Chất lượng lực lượng lao động của tỉnh cũng là một vấn đề cần quan tâm. Theo
Bộ Lao động, Người khuyết tật và Phúc lợi, lực lượng lao động có trình độ hiện
nay chủ yếu tập trung trong khu vực hành chính, dẫn đến vấn đề sa thải giáo
viên, thiếu hụt lao động và nhiều sinh viên tốt nghiệp thất nghiệp.
Qua đánh giá về chất lượng nhân sự chuyên môn kỹ thuật, các doanh nghiệp
trên địa bàn tỉnh cho biết: về kiến thức đáp ứng yêu cầu, về kỹ năng sau khi làm
việc 3-4 tháng có thể đáp ứng yêu cầu và thích nghi với công việc. công việc, ý
thức tổ chức kỷ luật và tác phong còn rất hạn chế.
Trong những trường hợp bình thường, sau khi những công nhân lành nghề được
tuyển dụng, công ty sẽ đào tạo kỹ năng và tác phong làm việc cho họ trong một lOMoAR cPSD| 45943468
thời gian nhất định để họ thích nghi với môi trường làm việc mới. Trong bối
cảnh hiệp định CPTPP có hiệu lực và tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0
sẽ dẫn đến sự dịch chuyển tự do lực lượng lao động trên quy mô lớn, là điều
kiện để một số chuyên gia nước ngoài đến làm việc tại Tiền Giang. Đồng thời,
quá trình hội nhập kinh tế cũng đặt ra những thách thức đối với việc thu hút và
giữ chân nguồn nhân lực chất lượng cao, ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng
nguồn nhân lực chung của tỉnh.
- Giáo dục cơ bản: Số trường đạt chuẩn quốc gia các bậc học là 320/516 trường,
đạt tỷ lệ 62,02% so tổng số trường mầm non, tiểu học, phổ thông. Tổ chức tốt
kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2022, đạt tỉ lệ 99,45%, xếp hạng thứ
16/63 tỉnh thành toàn quốc, xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Năm
học 2021 - 2022, tỉ lệ học sinh lên lớp thẳng bậc tiểu học đạt 97,5%, trung học
cơ sở 95%, THPT 98,8%; học sinh có học lực khá, giỏi đạt 58% đối với trung
học cơ sở, 50,2% đối với trung học phổ thông. Đạt 1 giải nhì, 2 giải ba, 6 giải
khuyến khích trong kỳ thi học sinh giỏi THPT Quốc gia xếp thứ 6/13 các tỉnh
ĐBSCL. Tiền Giang có các trường đại học, cao đẳng dạy nghề để phù hợp với
nhiều ngành học và hoàn cảnh của sinh viên.
Đồng thời, chương trình “Đường đến vinh quang” sẽ tiếp tục được tổ chức nhằm
động viên, thúc đẩy tinh thần học tập của các em học sinh thông qua các hoạt
động tặng quà, trao học bổng. Ngoài ra, việc xây dựng cơ sở hạ tầng giáo dục
trên địa bàn tỉnh còn có những khó khăn nhất định. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc
gia ở bậc THCS và THPT của tỉnh còn rất thấp. Cụ thể, chỉ có 49,59% học sinh
THCS đạt; học sinh THPT chỉ đạt 50%. Nguồn kinh phí đầu tư cho việc chuẩn
hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất trường học còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu
của địa phương, đơn vị. Kinh phí đầu tư xây dựng thay thế các phòng học bán
kiên cố xuống cấp, bổ sung thêm phòng học mới để tiếp nhận thêm học sinh
chưa được đáp ứng đầy đủ.
Đại học Tiền Giang và các cơ sở đào tạo nghề đáp ứng cơ bản chất lượng nhân
lực cho các doanh nghiệp địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp, mối
quan hệ giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp tương đối lỏng lẻo, chưa triển khai
giới thiệu việc làm nên nhiều khi doanh nghiệp khó tuyển được lao động, hoặc
sau khi tuyển được người sử dụng lao động phải tổ chức đào tạo lại cho người lao động.
1.2.2. Hạ tầng kỹ thuật
1.2.2.1. Hạ tầng giao thông
Thời gian qua, tỉnh Tiền Giang đã đầu tư kinh phí để xây dựng nhanh và đồng bộ hệ
thống giao thông kết nối các vùng trong và ngoài tỉnh, tạo đà thúc đẩy kinh tế địa phương
phát triển. Đầu tư nâng cấp các tuyến giao thông huyết mạch của tỉnh. Đó là các dự án
quan trọng như: Tuyến tránh Quốc lộ 1 qua địa bàn thị xã Cai Lậy; Dự án đường cao tốc lOMoAR cPSD| 45943468
Trung Lương - Mỹ Thuận; tuyến Đường tỉnh 872B (qua huyện Gò Công Tây) từ Quốc
lộ 50 đến bến phà Tân Long; đầu tư mới Đường tỉnh 878 kết nối Khu công nghiệp Đông
Nam Tân Phước, đường dọc sông Tiền (từ thị trấn Cái Bè đến cầu Mỹ Thuận)… Các
công trình giao thông được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng có tính ứng dụng cao,
kết nối các vùng trong tỉnh và ngoài tỉnh. 1.2.2.2.
Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận Tuyến tránh Quốc lộ 1 1.2.2.2. 1.2.2.2. 1.2.2.2. 1.2.2.2. 1.2.2.2. Cơ sở vật chất - Khu công nghiệp:
• Khu công nghiệp Mỹ Tho: 79,14 ha
• Khu công nghiệp Tân Hương: 197,33 ha
• Khu công nghiệp Long Giang: 540 ha
• Khu công nghiệp dịch vụ dầu khí Soài Rạp: 285 ha - Cụm công nghiệp:
• 05 CCN đang hoạt động với tổng diện tích 158,93 ha gồm: (CCN Trung
An, Tân Mỹ Chánh, An Thạnh, Song Thuận, Gia Thuận 1)
• 05 CCN đã được cấp quyết định chủ trương đầu tư với tổng diện tích 233,9 ha;
• 17 CCN với tổng diện tích 614 ha đang được rà soát để lập thủ tục mời
gọi đầu tư hoặc đề xuất thay đổi về vị trí
Sau đại dịch Covid-19, trước làn sóng vốn đầu tư, Tiền Giang đẩy nhanh xây dựng hạ
tầng các KCN, CCN, tạo môi trường thuận lợi để thu hút nhà đầu tư lấp đầy diện tích
quy hoạnh các KCN. Tiến hành công tác kêu gọi góp vốn đầu tư vào các KCN, CCN để
lắp đầy diện tích quy hoạnh đất công nghiệp cho thuê; Chủ trương đạt hiệu quả công
tác quy hoạch, công tác giải phóng mặt phẳng, chủ trương đất đai, … vì đích đến là mặt
phẳng sản xuất công nghiệp .
Mục tiêu của Tiền Giang 2022 vẫn là thu hút các dự án Bất Động Sản nghành nghề
dịch vụ công nghiệp chế biến nông lâm thủy hải sản, công nghiệp công nghệ cao ít lao
động, giảm các dự án Bất Động Sản gia công, ít tác động xấu đến môi trường tự nhiên;
mời gọi góp vốn đầu tư ngành nghề dịch vụ nông nghiệp , nuôi trồng thủy hải sản công
nghệ cao; Chú trọng gọi vốn đầu tư từ các cường quốc như : Mỹ, Nhật Bản, Hàn … lOMoAR cPSD| 45943468
1.2.3. Chính sách ngân sách và đầu tư công
1.2.3.1. Chính sách ngân sách
Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 88% kế hoạch, tăng 27,3% so cùng kỳ năm 2021, tổng
thu ngân sách nhà nước đạt 85,7% kế hoạch, tăng 15,9% so cùng kỳ năm 2021. Các
khoản thu chủ yếu gồm: Thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, thu từ hoạt động xuất
nhập khẩu và các khoản thu nội địa còn lại. Các khoản thu này tăng bởi vì tỉnh có số
lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập tăng cao hơn so với dự toán và có những sản
phẩm mới thâm nhập vào thị trường. Vì vậy những doanh nghiệp hiện hữu trước đây
nâng cao chất lượng sản xuất, tăng tính cạnh tranh và tăng tốc độ xuất khẩu. Một số
nhóm hàng gặp các yếu tố thuận lợi để tăng xuất khẩu như: Cao su, nhựa, thủy sản… có
tốc độ tăng trưởng mạnh. Ngoài ra, cũng xây dựng chính sách thuế hỗ trợ tích cực doanh
nghiệp vừa sản xuất - kinh doanh hiệu quả, vừa làm tốt nghĩa vụ xây dựng đất nước.
Tổng chi ngân sách địa phương đạt 71,7% kế hoạch, tăng 11,8% so cùng kỳ năm 2021;
đặc biệt, chi đầu tư phát triển tăng 24,2% so với cùng kỳ năm 2021. Các khoản chi chủ
yếu gồm: chi đầu tư phát triển, chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an
ninh, quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể, chi thường xuyên. 1.2.3.2. Đầu tư công
Các khu công nghiệp đã thu hút 81 dự án FDI, 29 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn
đầu tư trên 2,255 tỷ USD và trên 2.370 tỷ đồng, tỷ lệ lấp đầy đạt 91,6% tổng diện tích
đất công nghiệp, tạo việc làm cho trên 93.000 lao động. Các cụm công nghiệp cũng đã
thu hút 07 dự án FDI, 73 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư trên 153 triệu USD
và trên 2.415 tỷ đồng, đạt tỷ lệ lấp đầy 83,4% tổng diện tích đất công nghiệp và tạo việc
làm cho trên 17.000 lao động. lOMoAR cPSD| 45943468
1.3.Năng lực cạnh tranh vi mô
1.3.1. Chất lượng môi trường kinh doanh
Theo Báo cáo Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2020 do Phòng Thương
mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố, chỉ số PCI 2020 của Tiền Giang chỉ
đạt được 62,8 điểm, đứng 45/63 tỉnh, thành phố nhóm trung bình. Tại ĐBSCL, PCI
năm 2020 của tỉnh Tiền Giang xếp thứ 9/13 tỉnh, thành phố, chỉ đứng trên 04 tỉnh là:
Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang. .. Đây là thứ hạng rất thấp so với bức tranh
chung của vùng và cả nước. Điểm số PCI không đạt như những mong đợi của lãnh đạo
Tiền Giang cùng cộng đồng doanh nghiệp đã kỳ vọng suốt thời gian vừa qua. Tuy
nhiên nó cũng cho thấy, Tiền Giang đang có quá nhiều dư địa để CCHC.
Điểm số của các chỉ số PCI Tiền Giang đạt thấp, có nhiều nguyên nhân: Do ý chí của
lãnh đạo, đặc biệt người đứng đầu và cán bộ, công chức, viên chức cơ quan hành chính
nhà nước các cấp, đơn vị sự nghiệp công lập đối với những vấn đề nói trên chưa đầy
đủ; tính tiên phong, năng động, sáng tạo của đội ngũ lãnh đạo các ngành các cấp trong
việc xây dựng một hệ thống công vụ phục vụ nhân dân, minh bạch, hành động hiệu quả
và kiến tạo phát triển chưa đáp ứng yêu cầu. lOMoAR cPSD| 45943468
1.3.2. Trình độ phát triển cụm ngành
1.4.Độ tinh thông của doanh nghiệp
Có tới 86,4% doanh nghiệp, cơ sở có chủ sở hữu không có trình độ chuyên môn kỹ thuật
và chỉ có 4,2% có trình độ đại học, đây là tỷ lệ rất thấp. Khảo sát của PCI cũng cho thấy
chỉ có 14,36% công ty có địa chỉ email, cho thấy một số hạn chế trong việc tiếp cận công
nghệ thông tin của các nhà điều hành. Theo Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Tiền Giang, hiện
chỉ có một số doanh nghiệp lớn đầu tư trang thiết bị tiên tiến, chuẩn hóa quy trình quản
lý đạt tiêu chuẩn quốc tế. Còn lại, các DN khác thiếu vốn, làm theo phương thức cũ, quản
trị hộ gia đình, công nghệ lạc hậu hoặc sản xuất thủ công, thiếu sáng tạo. Mô hình kim cương Porter lOMoAR cPSD| 45943468
CHƯƠNG 2: CỤM NGÀNH TIỀM NĂNG 2.1. lOMoAR cPSD| 45943468
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. https://tiengiang.gov.vn/chi-tiet-tin?/nguon-luc-lao-ong-thay-oi-va-
thich-ung-bai-2-tham-dung-lao-ong/14771750
2. https://pcivietnam.vn/ho-so-tinh/tien-giang
3. https://laodongdongnai.vn/cong-ty-phat-trien-ha-tang-cac-khu-cong-
nghiep-tien-giang-1642492645/
4. https://www.pcivietnam.vn/tin-tuc-su-kien/tien-giang-cai-thien-thuc- chat-pci-ct3820.html 5.