-
Thông tin
-
Quiz
Đánh giá những biến đổi của văn hóa Việt Nam trong giao lưu tiếp biến với văn hóa Mỹ | Tiểu luận Giao lưu tiếp biến văn hóa
Trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, việc giao lưu văn hóa đã trở thành một xu thế tất yếu, góp phần thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc. Tuy nhiên, quá trình tiếp xúc văn hóa này không đơn thuần mang lại những giá trị tích cực mà còn đặt ra thách thức về sự hòa hợp và bảo tồn bản sắc. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Giao lưu tiếp biến văn hóa Việt Nam 3 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Đánh giá những biến đổi của văn hóa Việt Nam trong giao lưu tiếp biến với văn hóa Mỹ | Tiểu luận Giao lưu tiếp biến văn hóa
Trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, việc giao lưu văn hóa đã trở thành một xu thế tất yếu, góp phần thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc. Tuy nhiên, quá trình tiếp xúc văn hóa này không đơn thuần mang lại những giá trị tích cực mà còn đặt ra thách thức về sự hòa hợp và bảo tồn bản sắc. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Giao lưu tiếp biến văn hóa Việt Nam 3 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA TUYÊN TRUYỀN ***
MÔN: GIAO LƯU TIẾP BIẾN VĂN HÓA
ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA
VIỆT NAM TRONG GIAO LƯU TIẾP BIẾN VĂN HÓA VỚI VĂN HÓA MỸ
Họ và tên sinh viên :
Nguyễn Hoàng Diệu Ly Mã sinh viên : 2355380039 Lớp :
Truyền thông chính sách K43
Giảng viên hướng :
Nguyễn Thị Mỹ Linh dẫn
Hà Nội năm 2024 MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, việc giao lưu văn hóa đã trở
thành một xu thế tất yếu, góp phần thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc
gia, dân tộc. Tuy nhiên, quá trình tiếp xúc văn hóa này không đơn thuần mang lại
những giá trị tích cực mà còn đặt ra thách thức về sự hòa hợp và bảo tồn bản
sắc.Văn hóa là gốc rễ hình thành bản sắc và tâm hồn dân tộc, là nền tảng định vị
Việt Nam trong bản đồ thế giới. Trong mối quan hệ giao lưu với Mỹ, một quốc
gia có nền văn hóa đại chúng với sức lan tỏa rộng rãi, việc nghiên cứu cách thức
Việt Nam thay đổi hoặc tiếp nhận các yếu tố mới là vấn đề cốt lõi để bảo vệ sự
độc đáo và sức mạnh văn hóa dân tộc. Bởi vậy, nghiên cứu những chuyển biến
về văn hóa không chỉ giúp lý giải mối tương quan giữa cái mới và cái cũ, mà còn
đóng vai trò định hướng chiến lược cho sự phát triển lâu dài của Việt Nam. Với
sức mạnh bao phủ các phương tiện truyền thông đại chúng và ảnh hưởng toàn
cầu, văn hóa Mỹ đã trở thành một trong những yếu tố đã và đang thâm nhập sâu
rộng vào đời sống xã hội Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ. Những giá trị như cá
nhân chủ nghĩa, tự do sáng tạo, hay các hình mẫu từ điện ảnh, âm nhạc Mỹ
không chỉ thay đổi tư duy mà còn ảnh hưởng đến lối sống, hành vi tiêu dùng và
cách tiếp nhận thông tin của người Việt. Nghiên cứu sự tác động này là cơ sở để
dự đoán tương lai và định vị được mức độ “tiếp biến” của văn hóa Việt. Bản sắc
văn hóa Việt Nam – với giá trị truyền thống cốt lõi dựa trên tinh thần cộng đồng,
tính gia đình và đạo lý Á Đông – đứng trước nguy cơ bị lu mờ khi đối diện sự
cạnh tranh từ văn hóa nước ngoài. Thực tế cho thấy, một số hiện tượng lệch
chuẩn văn hóa xuất hiện trong giới trẻ (như lối sống thực dụng, quá đề cao các
hình mẫu phương Tây) đặt ra yêu cầu cấp bách về việc cân bằng giữa bảo tồn giá
trị truyền thống và tiếp thu có chọn lọc các yếu tố hiện đại. Trong bối cảnh Việt
Nam hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế số, hiểu rõ các yếu tố văn hóa giúp
nhà nước hoạch định chính sách văn hóa, giáo dục hiệu quả, bảo đảm rằng tiến
trình hội nhập không đồng nghĩa với việc đánh đổi bản sắc. Việc giao lưu và tiếp
nhận văn hóa cần được thực hiện trên tinh thần chủ động, chọn lọc, thay vì thụ
động tiếp nhận mọi yếu tố. Đề tài này không chỉ mang ý nghĩa nghiên cứu thực
trạng mà còn thể hiện tinh thần khẳng định chủ quyền văn hóa của Việt Nam, với
mục tiêu hội nhập mà không hòa tan.
Trong dòng chảy hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam cần có một cái
nhìn toàn diện, sâu sắc về những thay đổi của văn hóa dân tộc. Nhận thức được
vấn đề đó, em đã lựa chọn đề tài “Đánh giá những biến đổi của văn hóa Việt
Nam trong giao lưu tiếp biến với văn hóa Mỹ”. Đề tài này không chỉ giúp làm
sáng tỏ tác động và sự thích nghi trong giao lưu Việt – Mỹ, mà còn là lời cảnh
báo, đồng thời khẳng định sự cần thiết phải có những giải pháp hiệu quả để bảo
vệ cốt lõi văn hóa dân tộc.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và đánh giá đúng thực trạng về
những biến đổi của văn hóa Việt Nam trong quá trình giao lưu tiếp biến văn
hóa với văn hóa Mỹ, đề tài đê xuất phươn hướng, các nhóm giải pháp cơ bản
nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng, phát triển văn hóa Việt Nam trong quá
trình giao lưu tiếp biến văn hóa.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận về những biến đổi củavăn hóa Việt Nam trong quá
trình giao lưu tiếp biến văn hoá Mỹ.
Khảo sát, đánh giá đúng thực trạng những biến đổi của văn hóa Việt Nam
trong quá trình giao lưu tiếp biến. Từ đó, tìm ra những mặt tích cực và khắc
phục những điểm còn hạn chế. Đồng thời, làm rõ các yếu tố tác động và tạo
nên những biến đổi của văn hóa Việt Nam.
Dự báo xu hướng phát triển của những biến đổi của văn hóa Việt Nam và
đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng, phát triển và giữ vững bản
sắc văn hóa của đất nước Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những biến đổi của văn hóa Việt Nam
trong quá trình giao lưu tiếp biến với văn hóa Mỹ. 3.2 Phạm vi nghiên cứu
Với phạm vi nghiên cứu xét về thời gian, quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa
giữa 2 nước kéo dài từ đời xưa cho tới ngày nay. Xét về không gian, giao lưu
tiếp biến văn hóa xảy ra trong không gian lãnh thổ Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp phân tích – tổng
hợp, phương pháp logic – lịch sử. 5. Kết cấu tiểu luận NỘI DUNG
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1Khái niệm về văn hóa và giao lưu tiếp biến
1.1.1 Khái niệm về văn hóa
Văn hóa bao gồm mọi mặt đời sống vật chất tinh thần của mỗi con người, cộng
đồng, quốc gia. Trong nhân loại học và xã hội học, văn hóa được đề cập như tất
cả mọi thứ vốn là một bộ phận trong đời sống con người. Không chỉ bao gồm
tinh thần, văn hóa còn bao gồm cả vật chất.
Văn hóa là sản phẩm của con người tạo nên, được phát triển và đa dạng trong
quá trình giao lưu giữa người với người trong xã hội. Văn hóa là một nhân tố
quan trọng trong các mối quan hệ giữa các quốc gia với nhau, nó như chất keo
dính hết các mặt kinh tế, chính trị, xã hội và có khả năng tạo nên một điểm sáng
nổi bật dành riêng cho cho bản sắc của mỗi dân tộc, quốc gia hay khu vực.
1.1.2 Các loại hình văn hóa
Văn hóa tinh thần là những tập quán, giá trị, chuẩn mực, ý niệm, phong tục, tôn
giáo tạo nên một văn hóa phi vật chất. Văn hóa tinh thần bao gồm nhiều tư
tưởng, lý luận mà con người trong một cộng đồng sáng tạo, thống nhất trong quá trình sống.
Văn hóa vật chất là những sáng tạo hữu hình của con người, chỉ khả năng sáng
tạo của con người được thể hiện qua các vật thể, đồ đạc, dụng cụ do con người làm ra.
1.1.3 Vai trò của văn hóa
Văn hóa là nền tảng cho sự phát triển chung của đất nước, là nền tảng tinh thần
vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng, đảm bảo sự phát triển
bển vững và bảo vệ Tổ quốc.
Văn hóa làm ổn định tình trạng xã hội do tính chuẩn mực của văn hóa đã hình
thành nên những nhận thức của từng người dân. Nhờ đó, mọi hành vi của cá
nhân trong cộng đồng đều được điều chỉnh bởi một khuôn khổ, đạo đức, tập quán của dân tộc.
Văn hóa có tính rineeg biệt và thay đổi phù hợp với giá trị, chuẩn mực đạo đức
của từng thời kỳ, điều này đã góp phần đem lại những giá trị lợi ích về tinh thần
và vật chất cho con người.
1.2 Khái niệm giao lưu tiếp biến văn hóa
1.2.1 Giao lưu văn hóa là gì?
Giao lưu văn hóa là quá trình tiếp xúc, trao đổi, lựa chọn các giá trị văn hóa khác
nhau, dẫn đến sự biến đổi văn hóa của mỗi chủ thể. Giao lưu văn hóa là hình
thức quan hệ trao đổi văn hóa, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, học hỏi lẫn
nhau, từ đó nảy sinh những nhu cầu mới thúc đẩy nền văn hóa phát triển.
1.2.2 Tiếp biến văn hóa là gì?
Tiếp biến văn hóa là quá trình mà các các nhân trong xã hội này thích ứng với
những hành vi và niềm tin của nhóm xã hội khác, chuyển từ lối sống riêng của
mình để thích ứng. Tiếp biến văn hóa còn là sự tiếp xúc giữa người với người về
văn hóa, do đó nảy sinh ra những sự thay đổi về văn hóa (cách ứng xử, giao tiếp,
tư duy,…) trong mỗi nhóm. Khi tiến trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, giao
lưu và tiếp biến văn hóa trở nên quan trọng hơn và có sự ảnh hưởng nhất định
đến các mối quan hệ giữa các quốc gia với nhau.
1.3 Sự cần thiết của giao lưu tiếp biến văn hóa
Giao lưu tiếp biến văn hóa chính là sự gặp gỡ, đối thoại, thâm nhập và học hỏi
lẫn nhau giữa các nền văn hóa khác biệt nhau, kết quả là các nền văn hóa ấy thay
đổi bổ sung, làm giàu cho nhau để cùng hướng tới phát triển bền vững.
Sự khác biệt về ngôn ngữ và văn hóa là các yếu tố chi phí chính cản trở sự phát
triển của thương mại quốc tế. Sự khác biệt càng lớn, chi phí thương mại sẽ càng
cao. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng các công ty đa quốc gia có xu
hướng giao dịch với các quốc gia có ngôn ngữ chung và văn hóa tương tự. Điều
này có hiệu quả trong việc giảm thiểu tác động tiêu cực của sự khác biệt trong 4
ngôn ngữ và văn hóa, giảm chi phí giao tiếp của các cuộc đàm phán thương mại
và thúc đẩy sự gia tăng thương mại
Qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam đã trải qua nhiều quá
trình giao lưu văn hóa để cùng nhau xây dựng và vun đắp, kiến tạo nên một nền
văn hóa mang đậm bản sắc Lạc Hồng khiến các nước bạn bè xung quanh ngưỡng
mộ. Trong đó, sự ảnh hưởng sâu sắc nhất đến văn hóa Việt Nam đến từ nước Mỹ.
CHƯƠNG 2: NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG
QUÁ TRÌNH GIAO LƯU TIẾP BIẾN VỚI VĂN HÓA MỸ
2.1Bối cảnh lịch sử giao lưu tiếp biến văn hóa giữa Việt Nam với Mỹ
2.1.1 Giao lưu cưỡng bức
1955-1975, Chiến tranh đã gây ra những tổn thương sâu sắc về vật chất và tinh
thần, khiến văn hóa Việt Nam bị tác động mạnh mẽ. Nhiều giá trị truyền thống bị
mai một, thay vào đó là những ảnh hưởng tiêu cực từ văn hóa ngoại lai. Trong
chiến tranh Việt Nam, văn hóa Mỹ đã xâm nhập sâu vào cuộc sống của người
Việt điển hình như trong các lĩnh vực âm nhạc, thời trang, lối sống Mỹ trở thành
xu hướng được nhiều người theo đuổi.
2.1.2 Giao lưu tự nguyện
Trong giai đoạn này việc giao lưu tiếp biến văn hóa giữa hai nước Việt Nam và
Mỹ chưa có gì quá nổi bật và sâu sắc, phần lớn vẫn đang giữ những cái cũ từ
trước kia, tập chung nhiều vào sự giao lưu và phát triển. Sau 11/07/1995- tổng
thống Bill Clinton tuyên bố chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao với
việt nam, hai nước thường xuyên mở rộng trao đổi chính trị, đối thoại về nhân
quyền và an ninh khu vực. Trong thời gian này sự giao lưu tiếp biến văn hóa
chưa có biến đổi nhiều, chủ yếu vẫn giữ và tiếp tục sự giao lưu văn hóa từ thời
kỳ trước. Những năm qua chương trình giao lưu văn hóa - giáo dục giữa Việt
Nam và Mỹ không ngừng lớn mạnh. Số lượng sinh viên Việt Nam du học tại các
trường đại học và cao đẳng Mỹ ngày càng tăng: ước tính trong năm 2023-2024,
có đến 21.900 học sinh - sinh viên Việt Nam sang Mỹ du học. Ngày càng có
nhiều chương trình trao đổi giáo dục hay liên kết giữa các trường Việt Nam và
Mỹ, giao lưu trao đổi giáo dục sẽ mở cửa cho sự hợp tác lớn giữa Việt Nam và Mỹ trong tương lai.
Mỹ hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, năng lượng
sạch và phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Từ
7/2013, Mỹ mong muốn hợp tác với Việt Nam trong việc bảo vệ và bảo tồn hệ
sinh thái quan trọng tại vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Tại lần hợp tác này,
Mỹ cam kết tiếp tục nỗ lực đóng góp thúc đẩy quan hệ giữa 2 nước, thúc đẩy
quan hệ hữu nghị, hợp tác và hiểu biết lẫn nhau giữa hai dân tộc.
2.2 Khái quát về nước Mỹ và văn hóa Mỹ
2.2.1 Khái quát về nước Mỹ
Hoa Kỳ (United States of America - USA), hay gọi tắt là Mỹ, là một quốc gia có
ảnh hưởng mạnh mẽ trên thế giới về cả kinh tế, chính trị và văn hóa. Là nước
Cộng hòa lập hiến liên bang có 6 miền và 50 tiểu bang (nhỏ nhất là Rhode
Island, lớn nhất là Alaska tuy nhiên Alaska lại có ít dân cư nhất). Với tổng diện
tích hơn 9,8 triệu km² và theo Cục Thống kê dân số Mỹ cho biết dân số nước này
vào ngày 1/1/2024 là 335,8 triệu người. Mỹ giáp Thái Bình Dương ở phía tây,
Đại Tây Dương ở phía đông, Canada ở phía bắc và Mexico ở phía nam. Mỹ cũng
có 14 lãnh thổ hay còn được gọi là vùng quốc hải rải rác trong Biển Caribe và Thái Bình Dương.
Nước Mỹ là một đất nước vô cùng rộng lớn, do đó nó có gần như tất cả các loại
khí hậu và khí hậu khác nhau rất nhiều tùy theo từng vùng. Khí hậu ôn hòa có ở
đa số các vùng, khí hậu nhiệt đới ở Hawaii và miền nam Florida, khí hậu địa cực
ở Alaska, nửa khô hạn trong Đại Bình Nguyên phía tây kinh tuyến 100 độ, khí
hậu hoang mạc ở Tây Nam, khí hậu Địa Trung Hải ở duyên hải California, và
khô hạn ở Đại Bồn Địa. Thời tiết khắc nghiệt thì hiếm khi thấy. Mỹ có một nền
kinh tế hỗn hợp tư bản chủ nghĩa được kích thích bởi tài nguyên thiên nhiên
phong phú và cơ sở hạ tầng phát triển tốt, không chỉ là một nền kinh tế phát
triển mà còn là nền kinh tế lớn nhất trên thế giới (tính theo giá trị GDP). Mỹ
cũng là nước nhập khẩu hàng hóa lớn nhất và là nước xuất khẩu lớn nhất trên thế giới
Mỹ đã và đang dẫn đầu trong việc sáng tạo kỹ thuật và nghiên cứu khoa học từ
cuối thế kỷ 19 không chỉ trong công nghiệp mà còn trong nông nghiệp. Mỹ là
quốc gia phát triển và trồng trọt các thực phẩm biến đổi gen, trên phân nửa
những vùng đất của thế giới dùng trồng các vụ mùa kỹ thuật sinh học là ở Mỹ.
Là một cường quốc kinh tế với nền kinh tế thị trường tự động phát triển nhất thế
giới, nổi bật trong các ngành công nghiệp như công nghệ, giải trí, tài chính, y tế
và quân sự, với hệ thống giáo dục và khoa học hàng đầu, Mỹ luôn đứng đầu
trong lĩnh vực công nghệ và đổi mới sáng tạo. Ngoài ra, nước Mỹ còn là trung
tâm của các tổ chức quốc tế và đóng vai trò quan trọng trong các vấn đề toàn cầu
như bảo vệ môi trường, giải quyết xung đột và cung cấp dân chủ.
2.2.2 Khái quát về văn hóa Mỹ
Văn hóa Mỹ là một nền văn hóa đa dạng, chịu ảnh hưởng từ nhiều luồng văn hóa
trên toàn thế giới, do nước Mỹ là điểm đến của hàng triệu người nhập cư trong
suốt hàng thế kỷ. Nói đến văn hóa chung của đa số người Mỹ là có ý nói đến
“văn hóa đại chúng Mỹ”. Đó là một nền văn hóa Tây phương phần lớn là sự đúc
kết từ những truyền thống của các di dân từ Tây Âu, bắt đầu là các dân định cư
người Hà Lan và người Anh trước tiên. Văn hóa Đức, Ireland, và Scotland cũng
có nhiều ảnh hưởng. Một số truyền thống của người bản thổ Mỹ và nhiều đặc
điểm văn hóa của người nô lệ Tây Phi châu được hấp thụ vào đại chúng người
Mỹ. Sự mở rộng biên cương về phía Tây đã đưa người Mỹ tiếp xúc gần đến nền
văn hóa Mexico, và sự di dân từ Nam Âu và Đông Âu, châu Á đã mang đến
nhiều yếu tố văn hóa mới.
Nước Mỹ được gọi là "nồi nấu chảy" của các dân tộc, với dân cư đến từ nhiều
quốc gia và các nền văn hóa hóa khác nhau. Điều này làm cho cuộc sống văn hóa
phong phú của Mỹ trở nên phong phú, với sự trợ giúp của nhiều hệ thống truyền
thông, phong tục và ngôn ngữ khác nhau. Trong xã hội Mỹ, sự tự do văn hóa và
tôn trọng đa dạng được khuyến khích, giúp hình thành một xã hội mở rộng và năng động.
2.3 Vai trò của nước Mỹ trong giao lưu văn hóa
Không những vậy, Mỹ được coi là “cơ quan đầu tàu” của nhiều xu hướng văn
hóa thế giới như điện ảnh, âm nhạc, đồ ăn nhanh và phong cách sống. Từ các bộ
phim Hollywood cho đến những bài nhạc pop lan tỏa, Hoa Kỳ đã tạo nên sự gần
gũi đối với nhân loại.Kết hợp với các phương thức truyền thông đại chúng như
mạng Internet hay qua phim ảnh và truyền hình, cũng đã góp phần đáng kể giúp
văn hóa Hoa Kỳ dễ dàng được lan tỏa và thấm nhuần vào các nền văn hóa của các quốc gia khác.
Trong thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, văn chương và nghệ thuật Mỹ bị ảnh hưởng
đậm nét của châu Âu. Những nhà văn như Nathaniel Hawthorne, Edgar Allan
Poe và Henry David Thoreau đã lập nên một nền văn chương Mỹ rõ rệt vào
khoảng giữa thế kỷ 19.
Thực phẩm ở Mỹ phản ánh sự đa dạng và phong phú về văn hóa, với các món ăn
chịu ảnh hưởng từ nhiều quốc gia khác nhau nhờ vào sự hiện diện của người
nhập cư. Mỹ là quê hương của văn hóa thức ăn nhanh, với các chuỗi cửa hàng
nổi tiếng toàn cầu như McDonald's, Burger King, KFC và Subway.
Ẩm thực đại chúng của Mỹ thì tương tự như của các quốc gia phương Tây. Lúa
mì là loại ngũ cốc chính yếu. Ẩm thực truyền thống Mỹ sử dụng các loại vật liệu
nấu ăn như gà tây, thịt nai đuôi trắng, khoai tây, khoai lang, bắp, bí rợ. Các món
ăn mang tính hình tượng của Mỹ như bánh nhân táo, pizza, hamburger, và hot dog.
Không kể đến kiểu quần áo chỉnh tề nghiệp vụ, trang phục của người Mỹ có tính
trung hòa và thường là không nghi thức. Nguồn gốc văn hóa đa dạng của người
Mỹ phản ánh trong cách ăn mặc. Quần áo Jeans rất phổ biến, được giới trẻ Mỹ
tiếp nhận. Hiện nay quần áo Jeans đang được mặc khắp nơi trên mọi lục địa bởi
mọi giới và mọi giai cấp xã hội. Quần áo jeans là đóng góp chính yếu của văn
hóa Mỹ vào thời trang thế giới. Mỹ cũng là nơi có nhiều nhãn hiệu thiết kế hàng
đầu như Ralph Lauren và Calvin Klein.
2.4 Biến đổi của văn hóa Việt Nam dưới tác động của giao lưu tiếp biến văn hóa với Mỹ.
2.4.1 Sự biến đổi văn hóa vật chất của Việt Nam
Trong kiến trúc, nhiều yếu tố kiến trúc hiện đại của Mỹ đã ảnh hưởng đến
các công trình và cách quy hoạch đô thị ở Việt Nam. Các tòa nhà cao tầng, trung
tâm thương mại, khu đô thị hiện đại được xây dựng theo phong cách kiến trúc
Mỹ xuất hiện ngày càng nhiều.
Trong lĩnh vực thời trang, sự du nhập của các phong cách thời trang từ Mỹ
đã ảnh hưởng lớn đến gu ăn mặc của giới trẻ Việt Nam. Các trang phục như quần
jeans, áo phông và giày thể thao…đã trở thành một phần không thể thiếu trong tủ
đồ của người Việt Nam. Điều này đặc biệt phổ biến trong giới trẻ, với xu hướng
ăn mặc phóng khoáng, hiện đại và thoải mái.
Đối với ẩm thực, các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh như McDonald's, KFC,
Burger King đã làm thay đổi thói quen ăn uống của một bộ phận người dân, đặc
biệt là giới trẻ tại các thành phố lớn. Các sản phẩm chế biến sẵn và đồ ăn nhanh
của Mỹ cũng ngày càng trở nên phổ biến trong đời sống hàng ngày của người Việt.
Không thể không kể đến trong lĩnh vực công nghệ - thông tin, sự tiếp cận của
người Việt với các sản phẩm công nghệ từ Mỹ như điện thoại thông minh
iPhone, máy tính (MacBook), cùng các ứng dụng công nghệ hay các nền tảng
mạng xã hội như (Facebook, Google, YouTube) đã làm thay đổi mạnh mẽ cuộc
sống hàng ngày. Người Việt sử dụng công nghệ Mỹ để học tập, làm việc và giải
trí, tạo nên môi trường sống hiện đại.
2.4.2 Sự biến đổi về văn hóa tinh thần của Việt Nam
Tiếp cận văn hóa âm nhạc Mỹ, đặc biệt là nhạc pop, rock, và hip-hop,
đã có ảnh hưởng lớn đến thị trường âm nhạc và gu nghe nhạc của giới trẻ Việt
Nam. Các ca sĩ Việt Nam cũng thường lấy cảm hứng từ âm nhạc Mỹ trong việc
sáng tác và biểu diễn. Nền điện ảnh Mỹ - “Hollywood” đã có sức ảnh hưởng
mạnh mẽ đến khán giả Việt Nam. Sau năm 1995, khi Việt Nam mở cửa hội nhập
quốc tế, các rạp chiếu phim Việt Nam bắt đầu trình chiếu nhiều bộ phim bom tấn
Mỹ, giúp khán giả tiếp cận với các xu hướng làm phim hiện đại, kỹ xảo điện ảnh
tiên tiến và câu chuyện đa dạng từ nền điện ảnh lớn nhất thế giới. Nhiều tác
phẩm văn học Mỹ nổi tiếng đã được dịch và phổ biến ở Việt Nam như tác phẩm
của Ernest Hemingway, Mark Twain, Toni Morrison,... Các thể loại như tiểu
thuyết, truyện ngắn, thơ tự do, và tiểu thuyết hiện đại của Mỹ đã được các tác giả
Việt Nam tiếp nhận và sáng tạo theo cách riêng.
Trong quá trình giao lưu văn hóa với Mỹ, Việt Nam tiếp nhận nhiều yếu tố
tôn giáo và tín ngưỡng của phương Tây. Ví dụ, Kitô giáo (bao gồm Công giáo và
Tin lành) từ lâu đã có mặt tại Việt Nam, nhưng sự hiện diện và phát triển của nó
có thể thấy rõ hơn sau khi quan hệ với các nước phương Tây, trong đó có Mỹ, được mở rộng.
Một số lễ hội của Mỹ như Halloween, Valentine và Giáng sinh đã trở
nên phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt là trong giới trẻ. Nhiều người Việt Nam bắt
đầu tổ chức các hoạt động liên quan đến lễ hội này, tạo nên sự kết hợp giữa văn
hóa truyền thống và văn hóa hiện đại. Văn hóa giáo dục của Mỹ đã ảnh hưởng
lớn đến hệ thống giáo dục tại Việt Nam, đặc biệt là các phương pháp giảng dạy,
tư duy phản biện và phong cách học tập. Nhiều trường học tại Việt Nam áp dụng
các chương trình giáo dục theo mô hình Mỹ. Những ảnh hưởng của phong cách
sống Mỹ đã làm thay đổi cách thức sinh hoạt của một bộ phận người dân Việt
Nam, đặc biệt là giới trẻ. Các giá trị như tự do cá nhân, sự độc lập và quyền lợi
của cá nhân được đề cao hơn trong xã hội Việt Nam hiện đại.
CHƯƠNG 3. NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG GIAO LƯU
VÀ TIẾP BIẾN VĂN HÓA GIỮA VIỆT NAM VÀ MỸ
3.1 Những cơ hội trong giao lưu và tiếp biến văn hóa giữa Việt Nam và Mỹ
Kể từ khi Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, hội nhập quốc tế,
nhất là khi Việt Nam và Mỹ chính thức bình thường hóa quan hệ vào năm
1995, giao thoa văn hóa giữa hai nước ngày càng được tăng cường và thúc
đẩy. Văn hóa Mỹ đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến Việt Nam thông qua các
phương tiện truyền thông, âm nhạc, phim ảnh và phong cách sống. Những bộ
phim Hollywood, chương trình truyền hình, âm nhạc và thời trang trở nên
phổ biến và được giới trẻ Việt Nam đón nhận. Chính yếu tố này đã giúp tăng
cường sự đa dạng văn hóa giữa hai nước.
Giao lưu văn hóa giữa hai nước còn thể hiện rõ qua lĩnh vực giáo dục - đào
tạo và hợp tác nghiên cứu. Nhiều gia đình và sinh viên Việt Nam đã lựa chọn đất
nước “Xứ sở cờ hoa” làm điểm đến du học, để có thể thực hiện thành công “Giấc
mơ Mỹ”. Báo cáo Open Doors của Viện Giáo dục Quốc tế Mỹ (IIE) công bố cho
biết trong năm học 2022-2023, Mỹ nhận hơn một triệu sinh viên đến từ 200 quốc
gia, vùng lãnh thổ, tăng 11,5% so với năm học trước trong đó có 21.900 sinh
viên là người Việt. Ở đây họ không chỉ tiếp thu kiến thức mà còn được trải
nghiệm và hòa nhập với nền văn hóa đa dạng của quốc gia này. Có thể nói, sự
giao thoa văn hóa giữa hai nước giúp sinh viên Việt Nam mở rộng tầm nhìn,
đồng thời tạo điều kiện để người dân Mỹ hiểu thêm về văn hóa và con người
Việt Nam. Các chương trình trao đổi sinh viên, hợp tác nghiên cứu giữa các
trường đại học của hai nước đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau.
Đặc biệt, trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa kinh doanh của Mỹ đã có ảnh
hưởng lớn đến Việt Nam. Sự hội nhập kinh tế toàn cầu đã đưa Việt Nam tham
gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, học hỏi và áp dụng các mô hình kinh
doanh, quản lý tiên tiến đến từ Hoa Kỳ. Các tập đoàn công nghệ lớn của Hoa Kỳ,
như Google, Microsoft, Apple, đã và đang có mặt tại Việt Nam, tạo ra môi
trường làm việc hiện đại, chuyên nghiệp và thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới trong
lực lượng lao động trẻ. Điều này cũng tạo nên sự thay đổi trong tư duy và phong
cách làm việc của một bộ phận người dân Việt Nam, góp phần nâng cao năng
lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trên trường quốc tế.
Thể thao - du lịch cũng là lĩnh vực quan trọng trong việc xây dựng mối
quan hệ nhân dân bền chặt. Du lịch không chỉ mang lại lợi ích kinh tế, mà còn là
cầu nối văn hóa, giúp xây dựng tình hữu nghị bền vững giữa hai dân tộc. Quan
hệ nhân dân luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc củng cố và phát triển
quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Mỹ. Việc tăng cường giao lưu
nhân dân sẽ giúp hai quốc gia vượt qua những khác biệt về văn hóa, hệ thống
chính trị và kinh tế, từ đó tạo ra một môi trường hợp tác hòa bình và bền vững.
3.2 Những thách thức trong giao lưu và tiếp biến văn hóa giữa Việt Nam và Mỹ.
Sự khác biệt văn hóa cũng đặt ra những thách thức trong quá trình giao lưu
và hợp tác giữa hai nước. Sự khác biệt về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, lối
sống và quan niệm có thể dẫn đến những hiểu lầm và xung đột văn hóa. Ngôn
ngữ là rào cản đầu tiên và rõ ràng nhất trong giao lưu văn hóa. Người Việt Nam
có thể gặp khó khăn trong việc nắm vững Tiếng Anh, trong khi người Mỹ có ít
cơ hội tiếp xúc với Tiếng Việt.
Việt Nam và Mỹ có nền văn hóa và lịch sử phát triển khác biệt. Người Việt
Nam thường coi trọng các giá trị gia đình, truyền thống, trong khi người Mỹ có
xu hướng đề cao tính cá nhân và sự độc lập. Điều này có thể gây khó khăn trong
việc hiểu và hòa nhập văn hóa của nhau.
Hệ thống giáo dục ở Việt Nam và Mỹ có sự khác biệt lớn, từ cách thức giảng
dạy đến quan điểm về học tập và phát triển cá nhân. Điều này ảnh hưởng đến
cách người dân hai nước suy nghĩ và hành xử trong giao tiếp xã hội. Do lịch sử
chiến tranh giữa hai nước vẫn tồn tại một số định kiến và hiểu lầm trong quan hệ
văn hóa. Mặc dù quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ đã được cải thiện rất nhiều trong
những thập kỷ gần đây, nhưng vẫn còn một số rào cản về mặt tâm lý trong quá trình giao lưu.
Các phương tiện truyền thông đại chúng của Mỹ có sức ảnh hưởng lớn,
nhưng không phải lúc nào cũng phản ánh một cách công bằng hoặc chính xác về
văn hóa Việt Nam. Điều này có thể gây ra sự hiểu lầm và phức tạp thêm quá
trình tiếp biến văn hóa.
Thách thức về sự chấp nhận và hội nhập: Khi văn hóa phương Tây, đặc biệt
là văn hóa Mỹ du nhập vào Việt Nam, có một số yếu tố có thể bị từ chối hoặc
không dễ dàng được chấp nhận do sự khác biệt về giá trị và lối sống. Ngược lại,
người Mỹ khi sống và làm việc tại Việt Nam cũng phải đối mặt với sự khác biệt
văn hóa và có thể gặp khó khăn trong việc thích nghi. Tuy nhiên, qua thời gian
với sự nỗ lực từ cả hai phía, những rào cản này dần được vượt qua, tạo nền tảng
vững chắc cho mối quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam – Mỹ. Trong bối cảnh
hiện nay, khi thế giới đang đối mặt với nhiều thách thức chung như biến đổi khí
hậu, an ninh lương thực, an ninh mạng và đại dịch toàn cầu, việc hợp tác và giao
lưu văn hóa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ càng trở nên quan trọng. Sự hiểu biết và
tôn trọng lẫn nhau sẽ giúp hai nước cùng vượt qua khó khăn, góp phần vào hòa
bình và phát triển bền vững trên toàn thế giới. Sự giao thoa giữa văn hóa của hai
nước là một quá trình phát triển liên tục, từ những xung đột trong quá khứ đến sự
hợp tác và giao lưu trong hiện tại cũng như tương lai. Sự giao thoa này không chỉ
làm phong phú thêm đời sống văn hóa của mỗi quốc gia, mà còn tạo điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội và giáo dục - đào tạo của hai nước.
Thách thức trong việc kết kợp hài hòa giữa giao lưu tiếp biến văn hóa với giữ gìn
bản sắc dân tộc: Việc tiếp nhận quá nhiều yếu tố văn hóa Mỹ có thể làm mai một
bản sắc văn hóa dân tộc. Sự hấp dẫn của văn hóa Mỹ có thể khiến nhiều người,
đặc biệt là giới trẻ, dễ dàng từ bỏ các truyền thống và giá trị văn hóa Việt Nam,
dẫn đến nguy cơ mai một bản sắc văn hóa độc đáo, gây ra sự đồng hóa văn hóa,
mất đi nét riêng. Giao lưu văn hóa có thể tạo ra ranh giới giữa những người tiếp
nhận văn hóa phương Tây và những người giữ gìn truyền thống, dẫn đến xung
đột và chia rẽ trong cộng đồng. Việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống gặp
thách thức khi các yếu tố văn hóa hiện đại trở nên phổ biến, khiến di sản văn hóa
bị đe dọa. Các giá trị và lối sống của văn hóa Mỹ có thể gây áp lực lên cấu trúc
gia đình truyền thống, dẫn đến mâu thuẫn giữa các thế hệ về cách sống và tư
tưởng. Một số yếu tố văn hóa từ Mỹ có thể xung đột với các giá trị đạo đức và
phong tục tập quán, làm mất đi ý nghĩa của nhiều chuẩn mực xã hội. Những ảnh
hưởng tiêu cực từ văn hóa phương Tây có thể dẫn đến gia tăng tình trạng tội
phạm, nghiện ngập và các vấn đề xã hội khác. Sự xâm nhập của các sản phẩm và
dịch vụ từ Mỹ có thể tạo ra áp lực cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp Việt Nam, đe
dọa sự phát triển bền vững của các ngành nghề truyền thống.
CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUÁ TRÌNH GIAO
LƯU TIẾP BIẾN VĂN HÓA VỚI VĂN HÓA MỸ NHẰM PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM.
4.1Dự báo xu hướng phát triển 4.2