Đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cây sam nam núi - Bussiness | Đại học Hoa Sen
Đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cây sam nam núi - Bussiness | Đại học Hoa Se được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem
Preview text:
ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH TRỒNG
CÂY SÂM NAM NÚI DÀNH TÓM TẮT
Sâm Nam Núi Dành có nguồn gốc từ núi Dành thuộc 2 xã Liên Chung và Việt Lập huyện Tân Yên, tỉnh
Bắc Giang. Là loài cây được đánh giá có hiệu quả kinh tế cao với sự tích cực khuyến khích từ chính
quyền các huyện và tỉnh Bắc Giang cho người dân phát triển diện tích trồng cây sâm theo xu hướng
bền vững. Cây sâm Nam núi Dành là loại cây dược liệu được đánh giá chất lượng tốt ngang cây sâm
Hàn Quốc với hàm lượng saponin trung bình trong củ 5 năm tuổi là 4%. Cây Sâm Nam Núi Dành là
loài cây được trồng bằng phương pháp giâm chiết cành. Sản lượng củ từ 20 đến 40 tấn/ha/5 năm.
Doanh thu 1ha sau 5 năm có thể đạt đến 25 tỷ đến 50 tỷ với mức giá bán củ như thời điểm hiện tại trên thị trường. ĐẶT VẤN ĐỀ
Để góp phần vào việc chuyển đổi cây trồng từ loại cây có hiệu quả kinh tế thấp sang trồng các loại cây
có hiệu quả kinh tế cao, tạo thêm thu nhập cho người dân trên địa bàn, đáp ứng nhu cầu sử dụng dược
liệu cho thị trường thì việc trồng cây sâm nam Núi Dành là một hướng đi phù hợp với điều kiện hiện nay.
Sâm nam Núi Dành là cây có khả năng phát triển tốt với điều kiện đất đồi cao, không ngập nước, đã
được mở rộng ra trồng nhiều huyện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang cũng như các tỉnh khác như: Vĩnh
Phúc, Hòa Bình, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Nghệ An, Bắc Ninh,...
Cây sâm nam Núi Dành với đặc tính có thể thu hoạch vào bất kỳ thời kỳ nào trong năm sau khi đạt đến
đủ số tuổi và không bị phụ thuộc vào yếu tố mùa và giá. Với việc để càng lâu thì hàm lượng saponin
càng cao dẫn đến giá trị củ sâm càng lớn thì không vướng phải nỗi lo về mất mùa được giá, được mùa mất giá.
Đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cây sâm nam Núi Dành là cần thiết nhằm
làm cơ sở cho việc lựa chọn loài cây hiệu quả kinh tế cao cho việc chuyển đổi và phát triển cây trồng trên địa bàn.
Trong bài viết này tác giả viết về sinh trường và hiệu quả tài chính của cây sâm Nam Núi Dành dưới
đánh giá từ mô hình thực tế tại xã Liên Chung, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp chung -
Áp dụng phương pháp điều tra khảo sát, thu thập và phân tích số liệu -
Sử dụng thống kê và dự phóng sinh trưởng để sử lý số liệu và đánh giá hiệu quả kinh tế
Phương pháp cụ thể
Phương pháp thu thập số liệu về sinh trưởng -
Điều tra, thu thập dữ liệu và đánh giá tại 3 vườn sâm có diện tích từ 4.000m2-20.000m2
Phương pháp thu thập số liệu về hiệu quả kinh tế của mô hình -
Phỏng vấn HTX, nhà vườn, nông dân về tổng chi phí trồng 1ha cây sâm nam Núi Dành từ khi trồng
đến chăm sóc bảo vệ và khai thác. -
Phỏng vấn các Công ty, HTX, lái buôn về việc thu mua, chế biến và cung cấp ra thị trường.
Phương pháp xử lý số liệu -
Để tính hiệu quả tài chính dùng những tiêu chí như: NPV để đánh giá hiệu quả tài chính của trồng sâm nam Núi Dành - * Lợi nhuận ròng : -
Trong đó: NPV là giá trị lợi nhuận ròng hiện tại -
Bt là giá trị thu nhập tại thời điểm t (t = 0,1,2,3…n) -
Ct là giá trị chi phí tại thời điểm t (t = 0,1,2,3…n) -
i là lãi suất giả định 8%. - t là thời gian -
n độ dài chu kỳ kinh doanh -
Chỉ tiêu NPV cho phép đánh giá tính hiệu quả kinh tế của các dự án đầu tư kinh doanh tạo thu nhập như sau: -
Khi NPV >0 dự án có hiệu quả, phương án được chấp nhận. -
Điều đó có nghĩa là giá trị hiện tại của thu nhập (lợi ích) lớn hơn giá trị hiện tại của chi phí, dự án đầu
tư có lãi trên mức bình thường. -
Khi NPV <0 dự án không có hiệu quả. -
Có nghĩa là giá trị hiện tại của tổng thu nhập nhỏ hơn giá trị hiện tại của chi phí, như vậy dự án sẽ bị lỗ -
- Khi NPV =0, có nghĩa là dự án chỉ đạt mức lãi thông thường. -
Do vậy, dự án đầu tư có thể chấp nhận được khi NPV ≥0
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Các biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc sâm Nam Núi Dành tại địa điểm nghiên cứu Kỹ thuật trồng
Tiêu chuẩn cây giống: cây giống đem trồng là các túi bầu cây sâm con được phân tách từ cây mẹ đảm
bảo tất cả đã có đầy đủ bộ rễ phát triển, tuổi cây từ khi bắt đầu nhân giống cho vào túi bầu từ 4 tháng trở lên.
- Mật độ trồng là 20.000 cây/ha, được trồng theo luống có bề mặt luống rộng 80cm, tổng bề mặt luống,
má luống và rãnh lướng là 1,6m. Trồng cây mỗi luống là 2 hàng cây cách nhau 40-50cm khoảng cách
mỗi gốc cách gốc là 50cm.
- Thời vụ trồng thích hợp nhất vào khoảng thời gian mưa nhiều hàng năm hoặc có thể trồng quanh năm
nếu chủ động được về hệ thống tưới nước.
- Xử lý thực bì và làm đất: tiến hành xử lý thực bì thì tiến hành bón lót, tạo môi trường cho đất và lên luống trồng cây.
- Trồng cây: Dùng cuốc nhỏ móc đất tạo hố cách mép luống khoảng 10-20cm, sâu từ 15-20cm đảm bảo
lấp được ít nhất một mắt mầm lộ thiên của bầu, dùng dao rạch nhỏ túi bầu theo chiều thẳng đứng bóc
túi bầu, đặt cây theo chiều thẳng đứng giữa hố, vun gốc đến mắt lộ của cây. Sau đó tiến hành tưới đẫm cho im đất bầu. Kỹ thuật chăm sóc -
Chăm sóc năm đầu: Khi thực hiện chăm sóc đúng theo tiêu chuẩn thì tỷ lệ sống của cây có thể đạt từ
95%-98%. Trong năm đầu tiên trồng cần đảm bảo cây sâm luôn được cung cấp đủ nước nhưng không
được để bị ngập úng. Tiến hành tưới nước thường xuyên trong điều kiện không mưa, với những ngày
thời tiết nắng nóng nên tưới vào sáng sớm hoặc chiều tối. Với những ngày mưa cần đảm bảo rãnh thoát
nước luôn được khơi thông để nước không bị đọng lại, điều kiện đất tốt nhất là đất có thể ngấm hết
nước mưa sau vài tiếng hết mưa. Tiến hành làm giàn cho sâm leo muộn nhất là khi dây sâm đạt đến
chiều dài 1,5-2m, cần làm giàn để tránh trường hợp dây bò dưới đất sau đó sinh trưởng củ ở các mắt
dây dẫn đến sản lượng củ ở gốc không cao. Tiến hành nhổ cỏ khi xuất hiện cỏ. -
Chăm sóc năm 2 đến năm 4: Thường xuyên theo dõi cây để xem khi cây có hiện tượng hết dinh dưỡng
thì tiến hành bón thêm dinh dưỡng cho cây ở năm thứ 2, thời điểm thích hợp nhất là khi chuẩn bị mưa
xuân, bón dinh dưỡng bằng cách rải trên mặt luống. Khi không có ý định thu hoa thì nên cắt tỉa cây
sâm trước khi vào mùa hoa để cây không ra hoa mà tập trung chất dinh dưỡng để nuôi củ. Từ năm 2
đến năm 4 nên giảm dần lượng nước tưới để đạt chất lượng củ. chỉ tưới khi trong thời gian dài không
có mưa hoặc thấy dấu hiệu thiếu nước của cây. -
Chăm sóc năm thứ 5 trở đi hoặc thời gian trước thu hoạch: thời điểm này hầu như không cần tưới nước
cho cây, trước thời gian thu hoạch ít nhất một năm nên loại bỏ hoàn toàn các mắt hoa để cây tập trung
nuôi củ. Không cần thêm bất kỳ loại chất dinh dưỡng nào cho cây ở thời điểm này để củ có thể đạt
được chất lượng về dinh dưỡng cũng như an toàn về dư lượng trong củ.
Sinh trưởng và phát triển của sâm Nam Núi Dành tại các địa điểm nghiên cứu
Giàn leo dây sâm: Nên làm giàn với độ cao của giàn tính từ mặt luốn đến đỉnh giàn là khoảng 1,4- 1,5m.
Củ: củ của cây sâm có thể phát triển theo chiều thẳng đứng với độ dài có thể lên đến 50cm và phát triển
bề ngang ra xung quanh gốc với chiều dài từ 30-50cm mỗi củ.
Năng suất: tùy theo điều kiện chăm sóc, mỗi gốc cây sâm có thể cho ra từ 1kg-2kg củ sau 5 năm. Đem
lại sản lượng từ 20-40 tấn củ/1ha.
Hiệu quả kinh tế của trồng cây sâm Nam Núi Dành tại địa điểm nghiên cứu:
Để xác định hiệu quả kinh tế của 1ha trồng cây sâm nam Núi Dành chúng ta sử dụng phương pháp lợi
nhuận ròng NPV theo bảng sau: ĐVT: 1,000vnđ Diện tích 1ha Số lượng 20.000 cây Diễn giải Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 NPV 9,738,512 ₫ Dòng tiền -379,000 -429,000 -479,000 -529,000 14,471,000
Củ sẽ thu ở năm thứ 5 hiện nay giá Tổng thu
1.5tr/kg, 5 năm sau giá biến động giảm
tối đa 50% là 750.000/kg, một gốc thu 15,000,000 được trung bình 1kg củ
Chi giai đoạn đầu và chăm sóc hàng Tổng chi -379,000 -50,000 -50,000 -50,000 năm -
Chi phí giai đoạn đầu được diễn giải chi tiết ở bảng sau: Chi Diễn giải Giá trị (1000VNĐ) Cải tạo đất (tùy điều kiện đất) 50,000 Chi phí lên luống trồng sâm
(thuê máy lên luống dạng máy cày) 6,000 Chi phí bón đất Lân,phân, trấu 70,000 Hệ thống tưới tiêu
Gồm vòi tưới, bép tưới, khóa van 30,000 Nhân công dọn, trồng
Trồng 1ha cần khoảng 20 công 8,000 Giàn để sâm leo
Làm giàn sâm gồm cọc, dây và lưới, nhân công 35,000 Phát sinh khác
Bạt chống cỏ, người nhổ cỏ, thuốc trừ sâu cắn lá nếu cần 20,000 Giống sâm
1ha trồng được khoảng 20.000 gốc sâm 160,000 -
Chi phí chi hàng năm tổng khoảng 50 triệu/ha gồm chi phí thuê nhân công cắt tỉa, chi phí nhân công
nhổ cỏ, chi phí vận hành hệ thống tưới và một số chi phí khác. -
Doanh thu từ cây sâm có thể đến từ doanh thu hàng năm thu hoa để làm trà hoa sấy với mức giá trên thị
trường hiện tại là 1 triệu vnđ cho 1kg hoa sấy khô, từ năm thứ 2 mỗi vụ hoa từ 50-60 gốc sẽ cho một kg
hoa khô. Trừ hết chi phí nhân công thu hái, công chế biến hoa khô thì có thể đem lại lợi nhuận từ 400-
500 ngàn/1kg hoa khô như vậy mỗi 1ha sẽ cho lợi nhuận từ 120 triệu đồng đến 150tr đồng tiền hoa
khô. Tuy nhiên đây chỉ là một phần doanh thu phụ và có thể lựa chọn không thu hoa để tập trung củ
nên chúng tôi không tính vào bảng tính này. -
Doanh thu củ sâm: mỗi 1 gốc sau 5 năm sẽ cho từ 1kg-2kg củ, như vậy 1 ha với 20.000 gốc sẽ cho từ
20 tấn đến 40 tấn củ, chúng tôi sẽ giả định ở mức tối thiểu 1 gốc là 1kg như vậy sẽ cho sản lượng là 20
tấn củ. Với mức giá thị trường hiện nay là 1,200,000vnđ đến 1,500,000vnđ 1kg củ. Sau năm 5 chúng
tôi tính đến trường hợp xấu nhất có thể trượt giá xuống 750,000vnđ/kg thì doanh thu sau 5 năm được
tính là: 750,000x20,000 =15,000,000 ( mười lăm tỷ đồng) -
Từ bảng trên cho thấy lợi nhuận ròng sau 5 năm tỷ suất lợi nhuận ròng NPV là 9,738,512 vnđ. KẾT LUẬN
Với các thông tin trên, chúng ta có thể thấy lợi ích mà cây sâm Nam Núi Dành đem lại là một mức lợi
nhuận rất cao khi so sánh với việc canh tác cây bạch đàn hoặc cây keo. Quy trình chăm sóc cây sâm lại
đảm bảo duy trì và cải tạo cho môi trường đất cũng như môi trường tự nhiên của địa phương.
Đây cũng là lý do để cho chính quyền địa phương sở tại tích cực vận động người dân chuyển đổi từ các
cây trồng kinh tế thấp sang trồng cây sâm, chỉ sau 3 năm diện tích trồng cây sâm từ dưới 10ha đã phát
triển lên đến gần 300ha ở tỉnh Bắc Giang và các tỉnh lân cận.