Danh sách đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ | Ngữ văn 9

Văn nghị luận xã hội là những đoạn văn về bản chất xã hội, chính trị, đời sống nói chung. Do đó phạm vi của văn nghị luận xã hội rất rộng, các chủ đề nghị luận xã hội tương đối đa dạng bao gồm những vấn đề về tư tưởng, đạo lý, lối sống, cũng có thể là một vấn đề xã hội nổi bật trong cuộc sống hàng ngày. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Chủ đề:

Văn mẫu 9 263 tài liệu

Môn:

Ngữ Văn 9 660 tài liệu

Thông tin:
3 trang 1 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Danh sách đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ | Ngữ văn 9

Văn nghị luận xã hội là những đoạn văn về bản chất xã hội, chính trị, đời sống nói chung. Do đó phạm vi của văn nghị luận xã hội rất rộng, các chủ đề nghị luận xã hội tương đối đa dạng bao gồm những vấn đề về tư tưởng, đạo lý, lối sống, cũng có thể là một vấn đề xã hội nổi bật trong cuộc sống hàng ngày. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

6 3 lượt tải Tải xuống
Danh sách đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ
Nghị luận xã hội là một hình thức đoạn văn ngắn viết về các vấn đề trong xã hội, các đức tính, các tấm
gương,... Nghị luận xã hội cũng là một đoạn văn xuất hiện trong rất nhiều trong các đề thi vì vậy quý bạn
đọc nhất là các em học sinh có thể tham khảo bài viết: "danh sách đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ" dưới
đây để có thêm thông tin hữu ích để làm dạng văn này.
1. Nghị luận xã hội là gì? các dạng đề nghị luận xã hội thường
gặp.
- Nghị luận xã hội là gì?
Văn nghị luận xã hội là những đoạn văn về bản chất xã hội, chính trị, đời sống nói chung. Do đó phạm vi
của văn nghị luận xã hội rất rộng, các chủ đề nghị luận xã hội tương đối đa dạng bao gồm những vấn đề về
tư tưởng, đạo lý, lối sống, cũng có thể là một vấn đề xã hội nổi bật trong cuộc sống hàng ngày. Cũng có thể
hiểu văn nghị luận xã hội là dạng văn viết về các vấn đề trong xã hội. Đoạn văn nghị luận xã hội thường có
luận điểm và các luận cứ để thể hiện quan điểm của mình và giải thích cho các luận điểm của mình.
- Các dạng nghị luận xã hội thường gặp
Trong khi làm các đoạn văn về nghị luận xã hội có các dạng nghị luận xã hội thường xuyên xuất hiện đó là:
+Những dạng đề về hiện tượng đời sống: Đó là những hiện tượng, những vẫn đề xảy ra hàng ngày trong xã
hội. Những hiện tượng đó có thể là những hiện tượng tác động tích cực đến cuộc sống và cũng có thể là
vấn đề tác động tiêu cực đến cuộc sống, có thể là những tấm gương, hành động tốt đẹp của một người
hoặc một số người cũng có thể là những hành động không đẹp tồn tại trong xã hội cần có sự lên án và phê
bình.
Ví dụ những dạng đề văn nghị luận xã hội thuộc dạng bài này: viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về
tấm gương của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký hay viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về vấn đề bạo lực
học đường,...
+Những đoạn văn nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý là những đoạn văn nghị luận xã hội viết về các dạng
quan điểm tư tưởng tồn tại trong xã hội từ trước đến nay có thể là những tư tưởng tốt cần được phát huy và
nhân rộng, có thể có những tư tưởng là truyền thống của nhân dân ta từ xưa đến nay đã hình thành ăn sâu
và bén rễ vào tiềm thức người dân và có thể có thể là những đoạn văn về những tư tưởng lệch lạc cần phải
phê phán.
Ví dụ: viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 từ về đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta, hay viết đoạn
văn 200 từ về câu nói đói cho sạch, rách cho thơm,...
2. Danh sách đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ
- Đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về bản lĩnh
Trong cuộc sống để giải quyết được các vấn đề khó khăn và đi tới đỉnh vinh quang của cuộc sống cần phải
có sự rèn luyện và hội tụ rất nhiều yếu tố một trong những yếu tố đó chính là bản lĩnh. Bản lĩnh được hiểu là
tinh thần không ngại khó, ngại khổ sẵn sàng đương đầu với khó khăn thử thách để vươn đến những thành
công. Bản lĩnh là một yếu tố quan trọng để góp phần vào sự thành công của mỗi người. Một con người bản
lĩnh luôn giám nghĩ, giám làm không ngại khó khăn, gian khổ, không dễ dàng bỏ cuộc khi gặp khó khăn. Dù
ngoài kia biết bao khó khăn gian khổ, vất vả nhưng người đó vẫn giữ một tinh thần sắt đá và điềm tĩnh vượt
qua. Như Bác Hồ của chúng ta, Bác ra đi tìm đường cứu nước với đôi bàn tay trắng. Thử hỏi nếu một người
không có bản lĩnh thì có ai dám lênh đênh góc bể chân trời với đôi bàn tay trắng. Bác của chúng ta với bản
lĩnh hơn người và lòng yêu nước nồng nàn đã quyết định ra đi vượt qua mọi khó khăn để rồi tìm ra con
đường cứu nước, cứu dân tộc khỏi lầm than để con cháu hôm nay được sống trong hòa bình và hạnh phúc.
Bản thân chúng ta hiểu được giá trị của bản lĩnh đối với con đường thành công của bản thân hãy không
ngừng rèn luyện bản lĩnh để sau này vững chãi giữa đời. Hãy sống hiên ngang như cây tùng, cây bách và
mạnh mẽ vươn lên để thành công góp phần xây dựng xã hội và tổ quốc.
- Đoạn văn nghị luận xã hội về lòng yêu nước
Là một người Việt Nam mang trong mình dòng máy Lạc Hồng mỗi chúng ta cần phải có lòng yêu nước. Vậy
lòng yêu nước có nghĩa là gì? Lòng yêu nước là tình cảm thiêng liêng của mỗi con người dành cho đất
nước mình, là sự sẵn sàng hi sinh khi đất nước lâm nguy, là sự sẵn sàng nhận những công việc khó khăn
nặng nhọc không ngại khó, ngại khổ để xây dựng đất nước này. Yêu nước hình thành từ những tình yêu
nhỏ như yêu ngôi nhà mình đang ở, yêu xóm làng, yêu bè bạn, yêu những người thân . Vậy tại sao phải có
lòng yêu nước? Đất nước của chúng ta trải qua hơn 4000 năm lịch sử với biết bao thăng trầm trong suốt
chiều dài lịch sử chúng ta đã trải qua thời gian chiến tranh nhiều hơn thời gian hòa bình, mỗi tấc đất của
chúng ta được đổi bằng máu xương của những người đi trước. Yêu nước cũng chính là trân trọng những
công lao xương máu mà ông cha ta đã đánh đổi để giành lấy đất nước hôm nay. Chúng ta cần yêu nước
bởi vì bao đời ông cha ta đã sống trên mảnh đất này và chính chúng ta cũng sinh ra và lớn lên trên mảnh
đất này. Đã có biết bao thế hệ ra đi để giữ lấy đất nước này. Đại tướng Phan Văn Giang Bộ trưởng Bộ quốc
phòng đã từng nói: "ai đã từng ra Trường Sa thì sẽ thêm yêu tổ quốc hơn" chiến tranh đã lùi xa chúng ta
không còn thấy cảnh bom đạn nhưng khi chứng kiến sự vất vả kiên cường của quân và dân nơi đầu sóng
ngọn gió chúng ta sẽ yêu đất nước này đến chứng nào. Lòng yêu nước cũng giúp chúng ta có được những
nghị lực phi thường và động lực phấn đấu. Hãy nhìn lại thời còn covid biết bao người từ quân dân ta đã góp
công, góp sức để bảo vệ tổ quốc chiến thắng đại dịch để nhân dân được trở lại cuộc sống bình thường, đất
nước tiếp tục phát triển.
- Nghị luận xã hội về "lòng dũng cảm"
Lòng dũng cảm là một trong những đức tính cần thiết và đáng quý của mỗi người. Dù ở nơi đâu làm bất cứ
việc gì con người cũng cần lòng dũng cảm. Dũng cảm là không sợ bất cứ nguy hiểm khó khăn gì, người có
lòng dũng cảm luôn đối diện với những khó khăn thử thách mà không hề nao núng, run sợ. Lòng dũng cảm
giúp con người ta chiến thằng sợ hãi và vượt qua được chính mình. Đôi khi lòng dũng cảm cũng giúp ích
được cho cuộc sống và bảo vệ những người xung quanh. Người ta thường nói ở Việt Nam anh hùng không
phải là những người mặc áo choàng mà anh hùng là những người bình thường trong đời thực. Tiêu biểu
như vụ cháy chung cư tại Khương Đình Hà Nội những ngày gần đấy đã có một shipper dũng cảm lao vào
ngọn lửa dữ cứu được 10 người dân. Anh sẵn sàng đánh đổi mạng sống của mình để người khác được
sống anh và những người được anh cứu đã được bình yên. Người dũng cảm luôn được mọi người yêu
mến và quý trọng. Qua đây cũng phê phán những kẻ hèn nhát thiếu dũng cảm chỉ ru rú trong vỏ bọc an toàn
của bản thân và gia đình không dám dũng cảm đối mặt đương đầu với khó khăn, thử thách. Để có được
lòng dũng cảm mỗi chúng ta cần rèn luyện bước ra khỏi vỏ bọc an toàn của bản thân và hãy nhớ rằng kẻ
hèn nhát là những kẻ không bao giờ có được thành công.
- Đoạn văn nghị luận xã hội về cống hiên
Một danh nhân đã từng nói: "thước đo của con người không phải là tiền bạc mà là sự cống hiến của người
đó". Cống hiến là những đóng góp từ những thứ nhỏ nhất cho cuộc sống và cho xã hội này. Cống hiến suy
rộng ra chính là góp phàn xây dựng thế giới ngày một văn minh và hiện đại. Bởi khi ta biết cống hiến là ta
đặt lợi ích của cộng đồng lên trên hết. Khi ta đặt lợi ích công đồng lên trên hết chính chúng ta cũng ở trong
cộng đồng đó và được hưởng những gì mà chính mình và người khác cống hiến. Vì vậy mỗi chúng ta khi
cống hiến cũng chính là tự giúp cho bản thân mình thêm đẹp đẽ và góp phần váo sự phát triển chung của
đất nước. Tôi lại nhớ một câu hát trong bài hát: "một đời người, một rừng cây" đó là: "ai cũng chọn việc nhẹ
nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai" nếu ai cũng chọn việc nhẹ nhàng sợ gian khổ mà không cống hiến cho tổ
quốc thì gian khổ sẽ dành cho ai, đất nước sẽ đi về đâu nếu không có những ngươi lính trẻ đang ngày đêm
cống hiến thanh cuân của mình nơi đầu sóng ngọn gió, đất nước sẽ phải triển đến đâu nếu không có những
người đang ngày đêm miệt mài nghiên cứu khoa học trên mọi lĩnh vực,... Cống hiến giúp nâng cao giá trị
của con người góp phần tạo nên giá trị của cuộc sống. Vậy nhưng một số người lại không cống hiến chỉ ích
kỉ cho bản thân mình những người đó là những người đáng lên án và không biết được giá trị thực sự của
cuộc sống.
| 1/3

Preview text:

Danh sách đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ
Nghị luận xã hội là một hình thức đoạn văn ngắn viết về các vấn đề trong xã hội, các đức tính, các tấm
gương,... Nghị luận xã hội cũng là một đoạn văn xuất hiện trong rất nhiều trong các đề thi vì vậy quý bạn
đọc nhất là các em học sinh có thể tham khảo bài viết: "danh sách đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ" dưới
đây để có thêm thông tin hữu ích để làm dạng văn này.
1. Nghị luận xã hội là gì? các dạng đề nghị luận xã hội thường gặp.
- Nghị luận xã hội là gì?
Văn nghị luận xã hội là những đoạn văn về bản chất xã hội, chính trị, đời sống nói chung. Do đó phạm vi
của văn nghị luận xã hội rất rộng, các chủ đề nghị luận xã hội tương đối đa dạng bao gồm những vấn đề về
tư tưởng, đạo lý, lối sống, cũng có thể là một vấn đề xã hội nổi bật trong cuộc sống hàng ngày. Cũng có thể
hiểu văn nghị luận xã hội là dạng văn viết về các vấn đề trong xã hội. Đoạn văn nghị luận xã hội thường có
luận điểm và các luận cứ để thể hiện quan điểm của mình và giải thích cho các luận điểm của mình.
- Các dạng nghị luận xã hội thường gặp
Trong khi làm các đoạn văn về nghị luận xã hội có các dạng nghị luận xã hội thường xuyên xuất hiện đó là:
+Những dạng đề về hiện tượng đời sống: Đó là những hiện tượng, những vẫn đề xảy ra hàng ngày trong xã
hội. Những hiện tượng đó có thể là những hiện tượng tác động tích cực đến cuộc sống và cũng có thể là
vấn đề tác động tiêu cực đến cuộc sống, có thể là những tấm gương, hành động tốt đẹp của một người
hoặc một số người cũng có thể là những hành động không đẹp tồn tại trong xã hội cần có sự lên án và phê bình.
Ví dụ những dạng đề văn nghị luận xã hội thuộc dạng bài này: viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về
tấm gương của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký hay viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về vấn đề bạo lực học đường,...
+Những đoạn văn nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý là những đoạn văn nghị luận xã hội viết về các dạng
quan điểm tư tưởng tồn tại trong xã hội từ trước đến nay có thể là những tư tưởng tốt cần được phát huy và
nhân rộng, có thể có những tư tưởng là truyền thống của nhân dân ta từ xưa đến nay đã hình thành ăn sâu
và bén rễ vào tiềm thức người dân và có thể có thể là những đoạn văn về những tư tưởng lệch lạc cần phải phê phán.
Ví dụ: viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 từ về đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta, hay viết đoạn
văn 200 từ về câu nói đói cho sạch, rách cho thơm,...
2. Danh sách đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ
- Đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về bản lĩnh
Trong cuộc sống để giải quyết được các vấn đề khó khăn và đi tới đỉnh vinh quang của cuộc sống cần phải
có sự rèn luyện và hội tụ rất nhiều yếu tố một trong những yếu tố đó chính là bản lĩnh. Bản lĩnh được hiểu là
tinh thần không ngại khó, ngại khổ sẵn sàng đương đầu với khó khăn thử thách để vươn đến những thành
công. Bản lĩnh là một yếu tố quan trọng để góp phần vào sự thành công của mỗi người. Một con người bản
lĩnh luôn giám nghĩ, giám làm không ngại khó khăn, gian khổ, không dễ dàng bỏ cuộc khi gặp khó khăn. Dù
ngoài kia biết bao khó khăn gian khổ, vất vả nhưng người đó vẫn giữ một tinh thần sắt đá và điềm tĩnh vượt
qua. Như Bác Hồ của chúng ta, Bác ra đi tìm đường cứu nước với đôi bàn tay trắng. Thử hỏi nếu một người
không có bản lĩnh thì có ai dám lênh đênh góc bể chân trời với đôi bàn tay trắng. Bác của chúng ta với bản
lĩnh hơn người và lòng yêu nước nồng nàn đã quyết định ra đi vượt qua mọi khó khăn để rồi tìm ra con
đường cứu nước, cứu dân tộc khỏi lầm than để con cháu hôm nay được sống trong hòa bình và hạnh phúc.
Bản thân chúng ta hiểu được giá trị của bản lĩnh đối với con đường thành công của bản thân hãy không
ngừng rèn luyện bản lĩnh để sau này vững chãi giữa đời. Hãy sống hiên ngang như cây tùng, cây bách và
mạnh mẽ vươn lên để thành công góp phần xây dựng xã hội và tổ quốc.
- Đoạn văn nghị luận xã hội về lòng yêu nước
Là một người Việt Nam mang trong mình dòng máy Lạc Hồng mỗi chúng ta cần phải có lòng yêu nước. Vậy
lòng yêu nước có nghĩa là gì? Lòng yêu nước là tình cảm thiêng liêng của mỗi con người dành cho đất
nước mình, là sự sẵn sàng hi sinh khi đất nước lâm nguy, là sự sẵn sàng nhận những công việc khó khăn
nặng nhọc không ngại khó, ngại khổ để xây dựng đất nước này. Yêu nước hình thành từ những tình yêu
nhỏ như yêu ngôi nhà mình đang ở, yêu xóm làng, yêu bè bạn, yêu những người thân . Vậy tại sao phải có
lòng yêu nước? Đất nước của chúng ta trải qua hơn 4000 năm lịch sử với biết bao thăng trầm trong suốt
chiều dài lịch sử chúng ta đã trải qua thời gian chiến tranh nhiều hơn thời gian hòa bình, mỗi tấc đất của
chúng ta được đổi bằng máu xương của những người đi trước. Yêu nước cũng chính là trân trọng những
công lao xương máu mà ông cha ta đã đánh đổi để giành lấy đất nước hôm nay. Chúng ta cần yêu nước
bởi vì bao đời ông cha ta đã sống trên mảnh đất này và chính chúng ta cũng sinh ra và lớn lên trên mảnh
đất này. Đã có biết bao thế hệ ra đi để giữ lấy đất nước này. Đại tướng Phan Văn Giang Bộ trưởng Bộ quốc
phòng đã từng nói: "ai đã từng ra Trường Sa thì sẽ thêm yêu tổ quốc hơn" chiến tranh đã lùi xa chúng ta
không còn thấy cảnh bom đạn nhưng khi chứng kiến sự vất vả kiên cường của quân và dân nơi đầu sóng
ngọn gió chúng ta sẽ yêu đất nước này đến chứng nào. Lòng yêu nước cũng giúp chúng ta có được những
nghị lực phi thường và động lực phấn đấu. Hãy nhìn lại thời còn covid biết bao người từ quân dân ta đã góp
công, góp sức để bảo vệ tổ quốc chiến thắng đại dịch để nhân dân được trở lại cuộc sống bình thường, đất
nước tiếp tục phát triển.
- Nghị luận xã hội về "lòng dũng cảm"
Lòng dũng cảm là một trong những đức tính cần thiết và đáng quý của mỗi người. Dù ở nơi đâu làm bất cứ
việc gì con người cũng cần lòng dũng cảm. Dũng cảm là không sợ bất cứ nguy hiểm khó khăn gì, người có
lòng dũng cảm luôn đối diện với những khó khăn thử thách mà không hề nao núng, run sợ. Lòng dũng cảm
giúp con người ta chiến thằng sợ hãi và vượt qua được chính mình. Đôi khi lòng dũng cảm cũng giúp ích
được cho cuộc sống và bảo vệ những người xung quanh. Người ta thường nói ở Việt Nam anh hùng không
phải là những người mặc áo choàng mà anh hùng là những người bình thường trong đời thực. Tiêu biểu
như vụ cháy chung cư tại Khương Đình Hà Nội những ngày gần đấy đã có một shipper dũng cảm lao vào
ngọn lửa dữ cứu được 10 người dân. Anh sẵn sàng đánh đổi mạng sống của mình để người khác được
sống anh và những người được anh cứu đã được bình yên. Người dũng cảm luôn được mọi người yêu
mến và quý trọng. Qua đây cũng phê phán những kẻ hèn nhát thiếu dũng cảm chỉ ru rú trong vỏ bọc an toàn
của bản thân và gia đình không dám dũng cảm đối mặt đương đầu với khó khăn, thử thách. Để có được
lòng dũng cảm mỗi chúng ta cần rèn luyện bước ra khỏi vỏ bọc an toàn của bản thân và hãy nhớ rằng kẻ
hèn nhát là những kẻ không bao giờ có được thành công.
- Đoạn văn nghị luận xã hội về cống hiên
Một danh nhân đã từng nói: "thước đo của con người không phải là tiền bạc mà là sự cống hiến của người
đó". Cống hiến là những đóng góp từ những thứ nhỏ nhất cho cuộc sống và cho xã hội này. Cống hiến suy
rộng ra chính là góp phàn xây dựng thế giới ngày một văn minh và hiện đại. Bởi khi ta biết cống hiến là ta
đặt lợi ích của cộng đồng lên trên hết. Khi ta đặt lợi ích công đồng lên trên hết chính chúng ta cũng ở trong
cộng đồng đó và được hưởng những gì mà chính mình và người khác cống hiến. Vì vậy mỗi chúng ta khi
cống hiến cũng chính là tự giúp cho bản thân mình thêm đẹp đẽ và góp phần váo sự phát triển chung của
đất nước. Tôi lại nhớ một câu hát trong bài hát: "một đời người, một rừng cây" đó là: "ai cũng chọn việc nhẹ
nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai" nếu ai cũng chọn việc nhẹ nhàng sợ gian khổ mà không cống hiến cho tổ
quốc thì gian khổ sẽ dành cho ai, đất nước sẽ đi về đâu nếu không có những ngươi lính trẻ đang ngày đêm
cống hiến thanh cuân của mình nơi đầu sóng ngọn gió, đất nước sẽ phải triển đến đâu nếu không có những
người đang ngày đêm miệt mài nghiên cứu khoa học trên mọi lĩnh vực,... Cống hiến giúp nâng cao giá trị
của con người góp phần tạo nên giá trị của cuộc sống. Vậy nhưng một số người lại không cống hiến chỉ ích
kỉ cho bản thân mình những người đó là những người đáng lên án và không biết được giá trị thực sự của cuộc sống.