-
Thông tin
-
Quiz
Đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện trong Di chúc | Tài liệu môn Tư tưởng Hồ Chí Minh Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh - nhà lãnh đạo kiệt xuất và vô cùng kính mến của Đảng Cộng sản Việt Nam và dân tộc ta, nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa lớn, người Cha thân yêu của lực lượng vũ trang Việt Nam - vĩnh biệt chúng ta cách đây đã 55 năm. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Tư tưởng Hồ Chí Minh (LLCT120314) 45 tài liệu
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện trong Di chúc | Tài liệu môn Tư tưởng Hồ Chí Minh Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh - nhà lãnh đạo kiệt xuất và vô cùng kính mến của Đảng Cộng sản Việt Nam và dân tộc ta, nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa lớn, người Cha thân yêu của lực lượng vũ trang Việt Nam - vĩnh biệt chúng ta cách đây đã 55 năm. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (LLCT120314) 45 tài liệu
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
Đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện trong Di chúc
Chủ tịch Hồ Chí Minh - nhà lãnh đạo kiệt xuất và vô cùng kính mến của Đảng
Cộng sản Việt Nam và dân tộc ta, nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào cộng sản và
công nhân quốc tế, Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa lớn, người Cha thân
yêu của lực lượng vũ trang Việt Nam - vĩnh biệt chúng ta cách đây đã 55 năm.
Trước khi ra đi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân và toàn
quân ta bản Di chúc thiêng liêng và bất hủ. Bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
là một tài liệu quý báu, kết tinh tư tưởng và niềm tin vững chắc của Người đối với
Đảng, dân tộc và thế hệ mai sau. Trong Di chúc, Người đã gửi những lời căn dặn,
khuyên bảo và tâm huyết về xây dựng và bảo vệ cách mạng, về đạo đức cách mạng,
về tình yêu dân tộc và tình đồng đội. Đây là một tài liệu lịch sử quan trọng, thể hiện
tinh thần trách nhiệm lớn lao và lo lắng cho tương lai của dân tộc và xã hội chủ
nghĩa. Đó là những tình cảm thắm thiết và niềm tin vững chắc của Người đối với
nhân loại tiến bộ, mà trước hết là với Đảng ta, nhân dân ta và các thế hệ mai sau.
Cuộc sống và phẩm hạnh đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện rõ nhất về
tinh thần cách mạng kiên định, ý chí đấu tranh không khuất phục, tận tụy với Đảng
và Tổ quốc, phục vụ nhân dân, và phấn đấu vì lý tưởng độc lập dân tộc kết hợp với
chủ nghĩa xã hội. Đức độ cao quý của Người thể hiện trong lòng yêu nước, lòng
hiếu thảo với nhân dân, tính cần cù, liêm chính, công việc vô tư, khiêm tốn, giản dị,
và lòng thương yêu con người. Chính Người là tấm gương sáng cho cuộc sống và
đấu tranh của mỗi người chiến sĩ cách mạng, và là nguồn động viên cho cán bộ,
đảng viên trong việc học tập, rèn luyện và theo đuổi lý tưởng. Một trong những câu
chuyện nổi tiếng về phẩm hạnh của Người là câu chuyện về chiếc áo gấm đỏ. Khi
Người còn sống, có một người dân đến thăm Người và tặng một chiếc áo gấm đỏ
quý giá. Thay vì giữ lại cho bản thân, Bác đã quyết định đấu giá chiếc áo này để
gây quỹ xây dựng các trường học và viện dưỡng lão. Hành động này thể hiện lòng
tận tụy và tình thương yêu con người của Người. Ngoài ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh
còn có nhiều câu chuyện khác về việc Người luôn khiêm tốn, giản dị, và tận tụy
phục vụ nhân dân. Những hành động và lời nói của Người đã để lại dấu ấn sâu sắc
trong lòng người dân Việt Nam và trên thế giới.
Đạo đức la điểm nổi bật cả trong tư tưởng và phong cách Hồ Chí Minh. Đạo đức
được đề cập trong Di chúc là đạo đức cách mạng với hệ chuẩn mực giá trị cần kiệm
liêm chính và chí công vô tư. Đó là đạo đức hành động. Điểm đặc biệt nhấn mạnh
về đạo đức trong Di chúc là đạo đức của người cán bộ, đảng viên, đạo đức trong
quan hệ giữa Đảng với nhân dân, giữa Nhàn nước với nhân dân, sự quan tâm chăm
sóc của Đảng đối với giáo dục đạo đức trong các tầng lớp nhân dân, sự nhất quán
trong thành thực, khiêm nhường và sự tinh tế ứng xử của Người.
Nói về đạo đức thì Chủ tịch Hồ Chí Minh xem đạo đức là gốc, là nền tảng tinh thần
của xã hội, của người cách mạng. Người nhận định: “Cây phải có gốc, không có
gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi
mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải
phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không
có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì” (Hồ Chí Minh, 2011,
Tập 12, tr. 252). Câu nói trên giúp ta nhận ra mối liên hệ giữa phẩm chất cách mạng
và nền tảng văn hóa trong toàn bộ sự nghiệp giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh.
Ở Người, sự nghiệp cách mạng đã được nâng lên tầm văn hóa. Đây là điều hiếm
thấy ở các vĩ nhân khác của Việt Nam cũng như thế giới. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí
Minh là đạo đức trong hành động, lấy hiệu quả thực tế làm thước đo. Chính vì vậy
Hồ Chí Minh luôn đặt lời nói luôn đi đôi với hành động. Nói về đạo đức, Hồ Chí
Minh luôn đặt trong quan hệ giữa đức và tài. Bác từng nói người có tài mà không
có đức là vô dụng, còn một người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.
Do đó tài và đức luôn đi đôi với nhau không thể tách rời nhau được. Trong đó đạo
đức là gốc là nền tảng của cách mạng.
Quan điểm của Bác về những chuẩn mực đạo đức cách mạng Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã đưa ra 4 phẩm chất đạo đức cơ bản: “Trung với nước, hiếu với dân-Cần,
kiệm, liêm, chính, chí công vô tư-Thương yêu con người, sống có tình nghĩa-Có
tinh thần quốc tế trong sáng”.
Chuẩn mực đạo đức đầu tiên “Trung với nước, hiếu với dân”. “Trung với nước”: ý
nói người cách mạng phải luôn trung thành, tận tụy với Tổ quốc, sẵn sàng hy sinh
vì sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước; “Hiếu với dân”: ý nói người cách mạng
phải luôn hết lòng vì nhân dân, chăm lo đời sống và phúc lợi của dân chúng, coi
nhân dân là gốc của mọi hành động và quyết định. Dốc sức làm việc cho Đảng,
tuân thủ nghiêm ngặt kỷ luật của Đảng, thực hiện tốt phương hướng, chính sách
của Đảng. Đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên, ưu tiên trước lợi
ích cá nhân. Hết lòng, tận tụy phục vụ nhân dân. Vì Đảng, vì dân mà đấu tranh
quên mình, làm gương trong mọi việc. Đó chính là tiêu chuẩn hàng đầu của người
cách mạng. Đạo đức cách mạng gắn với hoạt động tự giác của mỗi người, trong ba
phương diện cơ bản: với người, với việc, với tự mình.
Chuẩn mực đạo đức thứ hai mà Bác đưa ra người cách mạng phải cần, kiệm, liêm,
chính, chí công vô tư coi đây là nội dung cốt lõi của đạo đức cách mạng ở mỗi cán
bộ, đảng viên trong điều kiện Đảng cầm quyền. Phẩm chất đó, được xây dựng trên
nền tảng cần, kiệm, liêm, chính và như một vấn đề mang tính quy luật của tự nhiên
và xã hội: Trời có bốn mùa: Xuân, hạ, thu, đông; đất có bốn phương: Đông, Tây,
Nam, Bắc; người có bốn đức: Cần, kiệm, liêm, chính; thiếu một phương, thì không
thành đất; thiếu một đức, thì không thành người. "Cần" là một trong những phẩm
chất quan trọng của người cách mạng, và nó được hiểu theo nghĩa là "cần cù, chăm
chỉ, siêng năng" trong công việc và học tập. Người cách mạng cần phải luôn nỗ lực
làm việc một cách nghiêm túc, có trách nhiệm, không ngại khó khăn, gian khổ.
Điều này không chỉ giúp hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao mà còn góp phần xây
dựng và phát triển đất nước. Bác Hồ luôn khuyến khích việc học tập suốt đời.
Người cách mạng cần không ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức và kỹ năng để đáp
ứng yêu cầu của công việc và sự phát triển của xã hội. Theo Người thực hiện chữ
“cần” là phải có kế hoạch nghĩa là phải tính toán cẩn thận xắp đặt gọn gàn, công
việc bất kì to hay nhỏ đều phải tính toán điều gì làm trước điều gì nên làm sau. Bác
Hồ cũng chỉ ra kẻ địch của chữ “cần” là “lười biếng”. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một
minh chứng cho chữ “cần”. Theo người “Kiệm” là không tiết kiệm, không xa hoa,
không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi. Trước tiên nên tiết kiệm tiền của thời
gian cho nhân dân cũng như cho chính bản thân mình. Tiết kiệm không phải là keo
kiệt bủn xỉn, khi không đáng tiêu xài thì một hạt gạo một đồng xu cũng không nên
tiêu. Nhưng nếu đó là việc có lợi cho dân cho nước thì hao bao nhiêu của tốn bao
nhiêu công cũng vui lòng. Việc đáng tiêu mà tiêu không tiêu mới là bủn xỉn chứ
không phải là tiết kiệm. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói liêm là liêm khiết, trong sạch
không tham lam. Người cách mạng phải sống trong sạch, không vì tiền bạc, của cải
mà làm những việc sai trái, hại dân, hại nước. Phải biết giữ gìn tài sản chung,
không tham nhũng, không nhận hối lộ. Người có đức tính "liêm" phải luôn hết lòng
phục vụ nhân dân, coi việc giúp đỡ và phục vụ nhân dân là mục tiêu cao nhất. Phải
trong sạch, công tâm trong mọi quyết định và hành động của mình. Bản thân người
cách mạng phải là tấm gương sáng về lối sống liêm khiết, để từ đó tạo ảnh hưởng
tốt đến những người xung quanh và xây dựng niềm tin trong nhân dân. “Chính” là
không tà, ngay thẳng thẳng thắn, đùng đắn. Thể hiện qua 3 điều đối với mình
không tự cao tự đại, phải khiêm tốn ham học hỏi phát triển cái hay sửa đổi cái dở;
đối với người không nịnh người trên không khinh người dưới thật thà không dối
trá; đối với việc phải để việc công lên trên hết, việc thiện nhỏ mấy cũng làm, việc
ác nhỏ mấy cũng tránh. “Chí công vô tư” là hoàn toàn vì lợi ích chung, không vì tư
lợi; là hết sức công bằng, công tâm không thiên vị. Người cách mạng phải luôn
công bằng trong mọi quyết định, không thiên vị, không để tình cảm cá nhân ảnh
hưởng đến công việc. Phải luôn hành động theo nguyên tắc công lý và lẽ phải. Đặt
lợi ích của tập thể, của đất nước lên trên lợi ích cá nhân. Người cách mạng phải hy
sinh những lợi ích riêng tư, không vì lợi ích cá nhân mà làm ảnh hưởng đến lợi ích
chung. Mọi hành động và quyết định phải minh bạch, không mập mờ, không để lại
bất kỳ dấu vết nào của sự tham nhũng, tiêu cực. Phải luôn giữ gìn sự trong sạch của bản thân và tổ chức.
Chuẩn mực đạo đức thứ ba mà Bác đưa ra “Thương yêu con người, sống có tình
nghĩa” thông qua những lời dặn dò chân thành và sâu sắc. Sự quan tâm đến nhân
dân đặc biệt là những người lao động, nông dân, công nhân và những người có
hoàn cảnh khó khăn. Trong Di chúc, Nhười nhấn mạnh Đảng và Nhà nước phải
chăm lo đời sống của nhân dân, đảm bảo họ được hưởng hạnh phúc và tự do thực
sự. Bác Hồ cũng không quên nhắc đến các chiến sĩ, những người đã cống hiến và
hy sinh vì sự nghiệp cách mạng. Người mong muốn Đảng và Nhà nước phải cham7
sóc tốt cho các thương binh, liệt sĩ, gia đình liệt sĩ và những người có công với cách
mạng. Quan tâm dến việc giáo dục và chăm sóc thế hệ trẻ, nhấn mạnh tầm quan
trọng tinh thần đoàn kết, hòa hợp dân tộc, lòng bao dung nhân ái. Trong Di chúc,
Chủ tịch Hồ Chí Minh có viết “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng,
toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất,
độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng
thế giới.”. Những lời dặn dò của Bác Hồ trong Di chúc đã thể hiện rõ ràng tinh thần
yêu thương con người, sống có tình nghĩa, đồng thời là kim chỉ nam cho mọi hành
động và tư tưởng của Đảng và nhân dân Việt Nam trong suốt quá trình xây dựng và phát triển đất nước.
Chuẩn mực đạo đưc cuối cùng mà Bác đưa ra “Có tinh thần quốc tế trong sáng”.
Bác Hồ luôn đề cao tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc trên thế giới trong cuộc đấu
tranh vì độc lập, tự do và hòa bình. Người đã tích cực tham gia và kêu gọi sự hỗ trợ
từ các nước bạn bè quốc tế trong công cuộc đấu tranh giành độc lập của Việt Nam.
Trong Di chúc của mình, Bác Hồ bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các đồng chí
và bạn bè quốc tế đã ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam. Người viết: "Đồng bào ta cần
phải nhớ rằng công ơn của các nước bạn đã giúp ta rất nhiều trong công cuộc kháng
chiến và xây dựng. Ta phải biết ơn và đáp nghĩa, và phải làm gương sáng cho bạn
bè quốc tế."; "Tôi cũng gửi lời thăm hỏi thân ái tới các đồng chí, các bạn bè và các
đồng minh quốc tế đã ủng hộ và giúp đỡ chúng ta trong công cuộc đấu tranh giành
độc lập, tự do và xây dựng đất nước. Tôi tin tưởng rằng, tình đoàn kết quốc tế giữa
các dân tộc sẽ ngày càng vững mạnh và phát triển."
1. Hồ Chí Minh (2011), Hồ Chí Minh, toàn tập, tâp 6, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 117
2. Hoàng Chí Bảo (2017), Sự kết tinh tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí
Minh trong di chúc của Người, truy cập ngày 21/7/2024. Đường dẫn:
http://thuvienso.thuviencantho.vn/bitstream/TVTPCT/1048/1/ BTC.233118.PDF
3. Phạm Thị Như Thúy (2019), Tính thời đại của tư tưởng, đạo đức Hồ Chí
Minh thể hiện qua “Di chúc”, truy cập ngày 21/7/2024. Đường dẫn:
http://thuvienlamdong.org.vn:81/bitstream/DL_134679/5314/1/47830-1429- 151382-1-10-20200508.pdf
4. Trịnh Hữu Anh (2020), Đọc lại di chúc của Bác bàn thêm về tư tưởng đạo
đức cách mạng, truy cập ngày 21/7/2024. Đường dẫn:
https://jst.iuh.edu.vn/index.php/jst-iuh/article/view/603/325