-
Thông tin
-
Quiz
Phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện trong Di chúc | Tài liệu môn Tư tưởng Hồ Chí Minh Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một minh chứng cho tư tưởng cao quý của một bậc “đại trí” và tình yêu con người của một bậc hiền nhân, mà còn là biểu hiện đặc sắc của phong cách một nhà văn hóa lỗi lạc. Phong cách này được thể hiện rõ ràng và nhất quán qua Di chúc, là một chỉnh thể phong cách độc đáo với những đặc tính riêng biệt. Di chúc của Người là minh chứng chân thực cho những đặc điểm này, Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Tư tưởng Hồ Chí Minh (LLCT120314) 45 tài liệu
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện trong Di chúc | Tài liệu môn Tư tưởng Hồ Chí Minh Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một minh chứng cho tư tưởng cao quý của một bậc “đại trí” và tình yêu con người của một bậc hiền nhân, mà còn là biểu hiện đặc sắc của phong cách một nhà văn hóa lỗi lạc. Phong cách này được thể hiện rõ ràng và nhất quán qua Di chúc, là một chỉnh thể phong cách độc đáo với những đặc tính riêng biệt. Di chúc của Người là minh chứng chân thực cho những đặc điểm này, Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (LLCT120314) 45 tài liệu
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




Tài liệu khác của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
Phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện trong Di chúc
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một minh chứng cho
tư tưởng cao quý của một bậc “đại trí” và tình yêu con người của một bậc
hiền nhân, mà còn là biểu hiện đặc sắc của phong cách một nhà văn hóa lỗi
lạc. Phong cách này được thể hiện rõ ràng và nhất quán qua Di chúc, là một
chỉnh thể phong cách độc đáo với những đặc tính riêng biệt. Di chúc của
Người là minh chứng chân thực cho những đặc điểm này, khẳng định tầm vóc
và giá trị văn hóa vượt thời gian của tác phẩm.
Đầu tiên, Di chúc thể hiện được phong cách ung dung, lạc quan ngay
cả khi Người đối diện với cái chết và tầm nhìn rộng lớn của Người về cuộc
chiến bảo vệ Tổ quốc. Sự bản lĩnh từ lúc sinh thời đã giúp Hồ Chí Minh vượt
qua hoàn cảnh, Người chủ động viết sẵn Di chúc, hơn nữa còn viết những
dòng đầu tiên vào lúc 9 đến 10 giờ sáng ngày 10/5/1965 - kỷ niệm sinh nhật
lần thứ 75. Người chọn đúng ngày, đúng giờ, đúng lúc sức khoẻ tốt nhất để
viết về ngày ra đi của mình. Các năm sau đó, cứ đúng những khung giờ quen
thuộc từ ngày 10 đến 19/5 , Người tiếp tục viết và chỉnh sửa lại Di chúc. Nét
đặc biệt của Người có lẽ là khi viết về cái chết nhưng lại không dùng từ
“chết” mà còn lấy nỗi mừng để lấn át nỗi đau: “Nhân dịp mừng 75 tuổi”. Sự
thanh thản, lạc quan đã làm dịu đi cái chết bằn câu nói tâm linh “sẽ đi gặp cụ
Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạg đàn anh khác”1.
Khi viết di chúc, Người không hồi tưởng quá khứ nhưng lại nói đến
tương lai, như tương lai thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Thế nhưng “Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể kéo dài mấy năm nữa” 2,Hồ
Chí minh đã tiên lượng được khả năng trỗi dậy của giặc và căn dặn “việc cần
phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng”3. Người luôn nhấn mạnh quan tâm
đến con người, “trồng người” và bỉnh đẳng giới là nhiệm vụ quan trọng. Tư
duy khoa học này giúp Người nhận diện chính xác vấn đề cấp thiết và tìm ra
giải pháp tối ưu, đồng thời chỉnh sửa Di chúc để phù hợp với thực tế. Năm
1965, Người gọi nhà thơ Đỗ Phủ là “cụ”, nhưng đến năm 1969 sửa thành
1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tập 15, tr.611.
2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 15, tr.612.
3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 15, tr.616.
“ông Đỗ Phủ”, thể hiện quan điểm thực tiễn triệt để trong tình tiết nhỏ nhất.
Hồ Chí Minh còn phác thảo một cương lĩnh Đổi mới trong di chúc, dù Người
chưa sử dụng trực tiếp khái niệm này. Sự nghiệp Đổi mới do Đại hội Đảng VI
đề xướng sau này đã trở lại đúng tinh thần đó của ông, chứng tỏ năng lực tư
duy đặc biệt xuất chúng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thứ hai, phong cách làm việc khoa học, kỹ lưỡng và dân chủ của
người được phản ánh rõ nét trong Di chúc. Rõ nhất là lối làm việc bằng
phương pháp lập kế hoạch và tuân thủ nghiêm ngặt thời gian biểu để viết Di
chúc. Sau khi hoàn tất bản thảo vào ngày 15/5/1965, Người giao tài liệu
“Tuyệt đối bí mật” cho đồng chí Vũ Kỳ và căn dặn “Chú cất giữ cẩn thận,
sang năm, mồng 10 tháng 5 nhớ đưa lại cho Bác”4. Những năm sau đó, trừ
năm 1967 do đi chữa bệnh bên Trung Quốc nên không thể đem theo tài liệu
Tuyệt đối bí mật. Từ ngày 10 đến 19/5 hàng năm, từ 9 đến 10 giờ sáng, Người
đều đặn viết và sửa Di chúc. Điều này trở thành thói quen, giúp Người và
cộng sự phối hợp ăn ý.
Phong cách làm việc tỷ mỉ, cẩn trọng của Hồ Chí Minh thể hiện qua
việc liên tục chỉnh sửa Di chúc dù đã hoàn thiện. Bản Di chúc được viết trong
thời gian dài nhất, qua nhiều lần chỉnh sửa từ 1965 đến 1969. Người bổ sung
và sửa đổi nhiều chi tiết để phù hợp với tình hình thực tế và mục tiêu chiến
lược của đất nước. Di chúc bao gồm ba bản thảo độc lập và mỗi năng Người
đều suy ngẫm, bổ sung và chỉnh sửa cẩn trọng. Di chúc cũng thể hiện phong
cách làm việc dân chủ của Hồ Chí Minh. Người thường dùng các cụm từ như
“theo ý tôi”, “tôi tin chắc rằng”, “tôi mong rằng” để nhấn mạnh rằng đó là ý
kiến cá nhân, không áp đặt người khác. Mặc dù là lãnh tụ tối cao, Bác không
bao giờ áp đặt tư tưởng của mình lên người khác mà luôn để ngỏ cho sự gợi
mở, sự đồng thuận và tham gia cùng mọi người
Thứ ba, Di chúc kết tinh phong cách diễn đạt của Hồ Chí Minh, khả
năng diễn đạt vấn đề phức tạp một cách ngắn gọn, súc tích. Dù viết trong 4
năm, Di chúc chỉ có hơn 10 trang bản thảo với hơn 3.000 từ, bản công bố
ngày 9/9/1969 chỉ hơn 1.000 từ. Di chúc không chỉ tổng kết thực tiễn mà còn
4 Vũ Kỳ: Bác Hồ viết Di chúc, Sđd, tr.60.
định hướng đổi mới và phát triển đất nước, thể hiện tư tưởng, đạo đức và
phong cách của người. Vì thế, Đồng chí Vũ Kỳ nhận xét Bác không dùng câu
chữ thừa, chỉ dùng điệp từ khi cần nhấn mạnh. Ngôn ngữ trong Di chúc còn
giản dị, trong sáng, phản ánh cuộc đời của Hồ Chủ tịch. Người cẩn trọng
chỉnh sửa để đạt sự hoàn chỉnh tối đa với phong cách vô cùng đa dạng “khi thì
giản dị, khi thì ẩn ý”. Mặc dù không trực tiếp nói về chủ nghĩa xã hội, Di chúc
vẫn thể hiện rõ mục tiêu và phương hướng xây dựng xã hội mới. Người dùng
câu ngắn gọn để gợi mở chiến lược Đổi mới, minh chứng cho khả năng truyền
tải ý tưởng tối đa bằng ngôn ngữ tối thiểu.
Thứ tư, Di chúc thể hiện văn hoá ứng xử của một con người luôn đặt
lợi ích của người khác lên trên bản thân. Hồ Chí Minh thể hiện tình yêu vô
hạn dành cho nhân dân, Người mong muốn tro cốt của mình được lưu giữ
trong lòng dân và nhấn mạnh sự cần thiết của đoàn kết và đạo đức cách mạng.
Đối với bạn bè quốc tế, Hồ Chí Minh thể hiện lòng tri ân và biết ơn đối với sự
hỗ trợ từ các quốc gia và cộng đồng quốc tế. Người xem trách nhiệm với dân
tộc và nhân loại là một thể thống nhất.
Về công việc, Hồ Chí Minh luôn khao khát cống hiến, không hối hận
nhưng tiếc nuối vì không thể làm nhiều hơn. Di chúc phản ánh khát vọng “tận
trung, tận hiếu” của Người. Chính bản thân Hồ Chí Minh luôn khiêm tốn và
tự quên mình. Di chúc, được Người gọi là “mấy lời” hay “bức thư,” thể hiện
sự giản dị và tinh thần hòa nhập với nhân dân, không cầu mong sự tôn sùng cá nhân.
Cuối cùng, Di chúc phản ánh phong cách sinh hoạt giản dị, hoà hợp
với thiên nhiên của Hồ Chí Minh. Người sống tiết kiệm và luôn giữ lối sống
tối giản thế nên luôn viết Di chúc vào mặt sau tờ Tin tham khảo đặc biệt và
dặn dò chuyện hậu sự với tinh thần tiết kiệm.
Di chúc Hồ Chí Minh là một văn kiện lịch sử đặc biệt và là tác phẩm
nghệ thuật, thể hiện phong cách làm việc và sinh hoạt của một con người toàn
vẹn, mang phong cách “hiền triết Á Đông”. Tài liệu “Tuyệt đối bí mật” không
chỉ là nỗi đau vô tận và niềm kiêu hãnh, mà còn là nguồn cảm hứng vô tận
cho các thế hệ. Vì thế, mặc dù trước và sau Hồ Chí Minh có rất nhiều người
viết di chúc và nhiều nhân vật lịch sử đã để lại di nguyện cao quý, Di chúc
của Người vẫn có những nét đặc biệt riêng. Sự độc đáo trong phong cách đã
tạo nên tuyệt phẩm, biến nó không chỉ thành một “bảo vật quốc gia” mà còn
là một “biểu trưng” của văn hoá làm người. Tài liệu tham khảo
1. Hồ Chí Minh (2011), Hồ Chí Minh, toàn tập, tâp 15, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. PGS.TS. Trần Thị Minh Tuyết (2019), Tìm hiểu phong cách đặc sắc
của Hồ Chí Minh trong Di chúc, truy cập ngày 22/7/2024. Đường dẫn:
https://baotanghochiminh.vn/tim-hieu-phong-cach-dac-sac-cua-ho-chi-minh- trong-di-chuc.htm
3. Trần Công Huyền (2019), Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là cương
lĩnh hành động phụng sự Tổ quốc, nhân dân, truy cập ngày 22/7/2024. Đường dẫn:
https://www.xaydungdang.org.vn/tu-tuong-ho-chi-minh/di-chuc-cua-chu-tich-
ho-chi-minh-la-cuong-linh-hanh-dong-phung-su-to-quoc-nhan-dan-13122
4. Minh Duyên (2020), Điều tiếc nuối nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh
trước lúc chia xa, truy cập ngày 22/7/2024. Đường dẫn:
https://hochiminh.vn/hoc-va-lam-theo-bac/di-chuc/dieu-tiec-nuoi-nhat-cua-
chu-tich-ho-chi-minh-truoc-luc-di-xa-2691