Đạo đức kinh doanh của người Đức môn Đạo đức nghề nghiệp | Học viện Nông nghiệp Việt Nam

2.2. Văn hóa của đất nước Đức2.2.1. Văn hóa đọc sách của người ĐứcLà một đất nước có truyền thống lâu đời nên những nét văn hóa Đức không lẫn với bất kỳ quốc gianào. Trong các cuộc khảo sát, Đức thường nằm trong danh sách các quốc gia có tỉ lệ đọc sách cao nhất thếgiới. Truyền thống đọc sách của người Đức được củng cố qua hệ thống giáo dục chất lượng cao và sự phổbiến của thư viện công cộng. Trẻ em Đức thường được khuyến khích đọc sách từ nhỏ và thư viện trườnghọc đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành thói quen đọc.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.

Trường:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 K tài liệu

Thông tin:
4 trang 1 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Đạo đức kinh doanh của người Đức môn Đạo đức nghề nghiệp | Học viện Nông nghiệp Việt Nam

2.2. Văn hóa của đất nước Đức2.2.1. Văn hóa đọc sách của người ĐứcLà một đất nước có truyền thống lâu đời nên những nét văn hóa Đức không lẫn với bất kỳ quốc gianào. Trong các cuộc khảo sát, Đức thường nằm trong danh sách các quốc gia có tỉ lệ đọc sách cao nhất thếgiới. Truyền thống đọc sách của người Đức được củng cố qua hệ thống giáo dục chất lượng cao và sự phổbiến của thư viện công cộng. Trẻ em Đức thường được khuyến khích đọc sách từ nhỏ và thư viện trườnghọc đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành thói quen đọc.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.

42 21 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD| 48599919
2.2. Văn hóa của đất nước Đức
2.2.1. Văn hóa đọc sách của người Đức
Là một đất nước có truyền thống lâu đời nên những nét văn hóa Đức không lẫn với bất kỳ quốc gia
nào. Trong các cuộc khảo sát, Đức thường nằm trong danh sách các quốc gia có tỉ lệ đọc sách cao nhất thế
giới. Truyền thống đọc sách của người Đức được củng cố qua hệ thống giáo dục chất lượng cao và sự phổ
biến của thư viện công cộng. Trẻ em Đức thường được khuyến khích đọc sách từ nhỏ và thư viện trường
học đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành thói quen đọc.
Theo nghiên cứu được thực hiện với Allensbach Media Market, Đức là một trong những quốc gia đi
đầu về tỷ lệ người dân đọc sách với khoảng 44,6% người dân đọc ít nhất một cuốn sách một tuần và
58,3% người dân mua ít nhất một cuốn sách một năm. Các nhà xuất bản Đức cho biết đã xuất bản khoảng
94.000 cuốn sách mỗi năm và sự kiện sách quốc tế Frankfurt lớn nhất thế giới cũng được tổ chức tại Đức
- Hội chợ Sách Frankfurt, hội chợ sách lớn nhất thế giới được tổ chức hàng năm vào tháng 10, là
sự kiện quan trọng trong ngành xuất bản toàn cầu, thu hút khoảng 300,000 khách tham dự từ
hơn 100 quốc gia. Đây không chỉ là nơi giới thiệu các tác phẩm văn học mà còn là điểm gặp gỡ
của các tác giả, nhà xuất bản và độc giả trên khắp thế giới
- Ngoài ra, nhiều tác giả nổi tiếng thế giới như Johann Wolfgang von Goethe, Thomas Mann, và
Hermann Hesse đều đến từ Đức, càng làm văn hóa đọc trở nên sâu sắc.
2.2.2. Văn hóa giao tiếp thường ngày
Trong văn hóa giao tiếp của người Đức, người đến sau là người chào hỏi, người có vị trí thấp hơn là
người lên tiếng giới thiệu trước. Khi giao tiếp hàng ngày, bạn hãy tôn trọng văn hóa này, hãy để người đến
sau chào hỏi, chỉ khi họ không nhìn thấy bạn thì bạn mới nên mở lời chào trước. Với người Đức, cách
xưng hô cũng là một văn hóa. Văn hóa người Đức gọi tên kèm theo hàm vị, thứ bậc. Từ tiến sĩ trở lên, cái
tên luôn đi kèm với tước vị. Còn lại, họ thường gọi đầy đủ tên ghép của người đối diện mình trong cuộc
giao tiếp. Đó là một cách thể hiện sự tôn trọng mà văn hóa Đức lưu giữ nhiều đời nay.
Giao tiếp ở Đức thường dựa trên tính trực tiếp và trung thực. Người Đức có xu hướng thẳng thắn, không
vòng vo trong các cuộc trò chuyện và thường không tỏ ra quá thân mật với người mới quen. Họ rất tôn
trọng quyền riêng tư và không thích những câu hỏi cá nhân ngay lập tức khi mới quen biết.
- Bắt tay là cách chào hỏi phổ biến, không chỉ trong các cuộc gặp gỡ công việc mà cả trong đời
sống hàng ngày. Khi bắt tay, mắt người Đức thường nhìn thẳng vào người đối diện để thể hiện sự
tôn trọng và tin cậy.
- Thói quen thời gian: Người Đức rất coi trọng thời gian và sự đúng hẹn. Việc đến đúng giờ trong
các cuộc họp hoặc các cuộc hẹn là rất quan trọng và thể hiện sự tôn trọng đối với người khác. Sự
muộn hẹn thường bị xem là thiếu tôn trọng và không chuyên nghiệp.
- Khoảng cách cá nhân: Trong giao tiếp xã hội, người Đức thường giữ khoảng cách khoảng 50-70
cm với người khác khi trò chuyện. Đây là một phần của việc tôn trọng không gian cá nhân và duy
trì sự thoải mái trong giao tiếp
lOMoARcPSD| 48599919
2.2.3. Văn hóa ứng xử
Người Đức rất nguyên tắc trong giao tiếp và ứng xử xã hội. Các quy tắc ứng xử được người Đức tuân thủ
nghiêm ngặt trong cả đời sống thường ngày lẫn trong công việc.
- Tính kỷ luật và nguyên tắc: Tính kỷ luật là một phần quan trọng trong văn hóa Đức. Người Đức
thường tuân thủ các quy tắc và quy định một cách nghiêm túc, từ việc tuân thủ luật giao thông
đến việc giữ gìn vệ sinh công cộng. Trong giao tiếp hàng ngày, người Đức thường giữ khoảng
cách cá nhân nhất định, đặc biệt là khi trò chuyện với người lạ. Ví dụ, việc xếp hàng chờ đợi là
một thói quen phổ biến và được xem là rất quan trọng.
- Lịch sự và sự tôn trọng: Người Đức thể hiện sự lịch sự qua việc sử dụng các từ ngữ như "bitte"
(làm ơn) và "danke" (cảm ơn) trong các cuộc giao tiếp hàng ngày. Trong các cuộc gặp gỡ chính
thức, họ thường đứng nghiêm và chào hỏi một cách trang trọng.
- Sự phân chia giữa công việc và đời sống cá nhân: Người Đức có xu hướng giữ sự phân chia rõ
ràng giữa công việc và đời sống cá nhân. Ở nơi làm việc, cấp trên và cấp dưới luôn giữ mối quan
hệ chuyên nghiệp, và việc giữ thái độ tôn trọng đối với tất cả mọi người là điều bắt buộc. Họ
thường dành thời gian cho gia đình và các hoạt động cá nhân sau giờ làm việc và ít khi mang
công việc về nhà.
2.2.4. Ngôn ngữ
Ngôn ngữ chính thức của Đức là tiếng Đức, thuộc nhánh ngôn ngữ German của ngữ hệ Ấn-Âu. Đức có
nhiều phương ngữ khác nhau như Bavarian, Saxon, Swabian... dù tiếng Đức chuẩn (Hochdeutsch) được
sử dụng rộng rãi nhất trong truyền thông và giáo dục. Ngoài ra, chính phủ Đức công nhận bốn ngôn ngữ
thiểu số khác là tiếng Sorbia, tiếng Romani, tiếng Đan Mạch và tiếng Frisian. Những ngôn ngữ này được
sử dụng bởi một phần nhỏ cộng đồng người Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Hy Lạp, Ba Lan sinh sống tại Đức.
- Ngoài ra, nhiều người Đức, đặc biệt là giới trẻ, nói thành thạo tiếng Anh, do nó được giảng dạy
phổ biến từ cấp học tiểu học và là ngôn ngữ chính trong nhiều lĩnh vực khoa học và kinh doanh.
- Người Đức cũng rất tự hào về ngôn ngữ của mình và thường không thích việc sử dụng ngôn ngữ
khác trong môi trường sống hàng ngày nếu không cần thiết.
2.2.5. Tôn giáo
Kitô giáo: Kitô giáo có ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội Đức, số người theo đạo Kito chiếm khoảng
5455%. Đức có sự phân chia rõ ràng giữa Công giáo( 28%) và Tin Lành, đặc biệt là ở các khu vực khác
nhau trong đất nước. Công giáo chiếm đa số ở miền Nam và Tây Đức, trong khi Tin Lành phổ biến hơn
ở miền Bắc và Đông Đức.
Đa dạng tôn giáo: Ngoài Kitô giáo, Đức cũng có cộng đồng Hồi giáo( 5%), Do Thái giáo( 0.1-0.2%) và
các tôn giáo khác( 1-2%). Cộng đồng Hồi giáo chủ yếu bao gồm người di cư từ Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc
gia Hồi giáo khác, trong khi cộng đồng Do Thái có lịch sử lâu dài và ảnh hưởng lớn trong văn hóa Đức.
Đặc biệt, khoảng 36% dân số Đức hiện không theo tôn giáo nào.
- Ngày lễ tôn giáo: Các ngày lễ lớn nGiáng sinh (Weihnachten) và Phục sinh (Ostern) được tổ
chức rộng rãi và mang đậm ý nghĩa tôn giáo. Ngoài ra, lễ hội Luther được tổ chức vào ngày
31/10 để tưởng nhớ Martin Luther và Phong trào Cải cách
- Đức cũng tôn trọng sự tự do tôn giáo và không phân biệt đối xử dựa trên niềm tin cá nhân.
lOMoARcPSD| 48599919
2.2.6. Trang phục
Trang phục của người Đức thay đổi theo từng hoàn cảnh và mùa trong năm. Phong cách ăn mặc của họ
thường giản dị nhưng thanh lịch.
Trang phục hàng ngày: Trong cuộc sống hàng ngày, người Đức thường chọn trang phục đơn giản, thoải
mái nhưng vẫn lịch sự. Đối với nam giới, trang phục phổ biến bao gồm áo sơ mi, quần jeans, và áo khoác.
Phụ nữ thường mặc áo sơ mi, quần hoặc váy và áo khoác.
Trang phục công sở: Trong môi trường công sở, người Đức thường chọn trang phục trang trọng và
chuyên nghiệp. Nam giới thường mặc vest hoặc áo sơ mi kết hợp với quần âu, trong khi phụ nữ thường
mặc váy hoặc quần âu cùng áo sơ mi hoặc blazer.
Trang phục truyền thống: Trong các dịp lễ hội như Oktoberfest, trang phục truyền thống rất được ưa
chuộng. Lederhosen là quần da ngắn dành cho nam giới, thường được kết hợp với áo sơ mi và tất dài,
trong khi Dirndl là váy truyền thống dành cho phụ nữ, thường đi kèm với áo sơ mi trắng và tạp dề.
2.2.7. Biểu tượng
Biểu tượng của nước Đức Quốc kỳ Đức: Nhắc đến biểu tượng của Đức hay bất kỳ quốc gia nào thì quốc
kỳ vẫn biểu tượng thiêng liêng đặc trưng nhất. Quốc kỳ của Đức có tên gọi là Flagge Deutschlands hay
còn được mọi người biết đến với cái tên là cờ tam tài. Trải qua bao nhiêu giai đoạn, quốc kỳ Đức ngày này
được thiết kế gồm 3 màu là đen – đỏ – vàng và được sử dụng chính thức vào năm
1919, màu sắc trên quốc kỳ là đại diện cho tính thống nhất và tự do Đức: không chỉ là tự do của nước
Đức, mà cũng là tự do cá nhân của nhân dân Đức.
Biểu tượng quốc huy hình con đại bàng chính là một trong những biểu tương lâu đời nhất nước Đức và
còn cái tên khác Bundesadler. Biểu tượng của Đức thay đổi qua các giai đoạn trong lịch sử, bị ảnh
hưởng bởi các sự kiện định hình văn hóa của đất nước này. Từ khi chiến thắng quân Phổ vào năm 1886,
hình ảnh con đại bàng đã trở thành biểu tượng của nước Đức cho đến bây giờ. Bạn có thể thấy rất hình
ảnh này trên logo của đội tuyển bóng đá quốc gia Đức.
Cổng Brandenburg: Cổng thành Brandenburg chính là biểu tượng nổi tiếng nhất nước Đức. Cổng thành
Brandenburg được xây dựng tại trung tâm thủ đô Berlin vào những năm 1788 – 1791 và được công nhận
là một trong những biểu tượng lâu đời tại Châu Âu biểu trưng cho sự thống nhất và tự do, đặc biệt sau khi
Bức tường Berlin sụp đổ.
Bia và xúc xích cũng có thể coi là những biểu tượng văn hóa không chính thức của Đức, đại diện cho nền
ẩm thực truyền thống lâu đời.
2.2.8. Ẩm thực
Ẩm thực Đức có sự đa dạng, với những món ăn phản ánh sự phong phú của các vùng miền và văn hóa.
- Xúc xích (Wurst): Đức có khoảng 1,500 loại xúc xích khác nhau, với Bratwurst
Currywurst là những loại phổ biến nhất. Mỗi năm, người Đức tiêu thụ khoảng 1,2 triệu tấn xúc
xích.
- Bánh mì (Brot): Đức có khoảng 300 loại bánh khác nhau, làm từ lúa mạch, lúa mì và các
loại hạt khác. Một người Đức trung bình ăn khoảng 85 kg bánh mì mỗi năm.
- Bia (Bier): Đức nổi tiếng với văn hóa bia, và lễ hội Oktoberfest tại Munich thu hút khoảng 6
triệu người hàng năm, tiêu thụ khoảng 7 triệu lít bia trong suốt 16 ngày lễ hội. Đức có hơn
lOMoARcPSD| 48599919
1,300 nhà máy bia sản xuất hàng nghìn loại bia khác nhau, làm từ các nguyên liệu tự nhiên theo
quy tắc Reinheitsgebot (Luật tinh khiết bia) từ năm 1516. Theo ước tính, trung bình một người
dân Đức tiêu thụ khoảng 140 lít bia một năm. Đây là mức tiêu thụ bia lớn thứ hai ở châu Âu, chỉ
sau Cộng hòa Czech.
| 1/4

Preview text:

lOMoAR cPSD| 48599919
2.2. Văn hóa của đất nước Đức
2.2.1. Văn hóa đọc sách của người Đức
Là một đất nước có truyền thống lâu đời nên những nét văn hóa Đức không lẫn với bất kỳ quốc gia
nào. Trong các cuộc khảo sát, Đức thường nằm trong danh sách các quốc gia có tỉ lệ đọc sách cao nhất thế
giới. Truyền thống đọc sách của người Đức được củng cố qua hệ thống giáo dục chất lượng cao và sự phổ
biến của thư viện công cộng. Trẻ em Đức thường được khuyến khích đọc sách từ nhỏ và thư viện trường
học đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành thói quen đọc.
Theo nghiên cứu được thực hiện với Allensbach Media Market, Đức là một trong những quốc gia đi
đầu về tỷ lệ người dân đọc sách với khoảng 44,6% người dân đọc ít nhất một cuốn sách một tuần và
58,3% người dân mua ít nhất một cuốn sách một năm. Các nhà xuất bản Đức cho biết đã xuất bản khoảng
94.000 cuốn sách mỗi năm và sự kiện sách quốc tế Frankfurt lớn nhất thế giới cũng được tổ chức tại Đức
- Hội chợ Sách Frankfurt, hội chợ sách lớn nhất thế giới được tổ chức hàng năm vào tháng 10, là
sự kiện quan trọng trong ngành xuất bản toàn cầu, thu hút khoảng 300,000 khách tham dự từ
hơn 100 quốc gia. Đây không chỉ là nơi giới thiệu các tác phẩm văn học mà còn là điểm gặp gỡ
của các tác giả, nhà xuất bản và độc giả trên khắp thế giới
- Ngoài ra, nhiều tác giả nổi tiếng thế giới như Johann Wolfgang von Goethe, Thomas Mann, và
Hermann Hesse đều đến từ Đức, càng làm văn hóa đọc trở nên sâu sắc.
2.2.2. Văn hóa giao tiếp thường ngày
Trong văn hóa giao tiếp của người Đức, người đến sau là người chào hỏi, người có vị trí thấp hơn là
người lên tiếng giới thiệu trước. Khi giao tiếp hàng ngày, bạn hãy tôn trọng văn hóa này, hãy để người đến
sau chào hỏi, chỉ khi họ không nhìn thấy bạn thì bạn mới nên mở lời chào trước. Với người Đức, cách
xưng hô cũng là một văn hóa. Văn hóa người Đức gọi tên kèm theo hàm vị, thứ bậc. Từ tiến sĩ trở lên, cái
tên luôn đi kèm với tước vị. Còn lại, họ thường gọi đầy đủ tên ghép của người đối diện mình trong cuộc
giao tiếp. Đó là một cách thể hiện sự tôn trọng mà văn hóa Đức lưu giữ nhiều đời nay.
Giao tiếp ở Đức thường dựa trên tính trực tiếp và trung thực. Người Đức có xu hướng thẳng thắn, không
vòng vo trong các cuộc trò chuyện và thường không tỏ ra quá thân mật với người mới quen. Họ rất tôn
trọng quyền riêng tư và không thích những câu hỏi cá nhân ngay lập tức khi mới quen biết.
- Bắt tay là cách chào hỏi phổ biến, không chỉ trong các cuộc gặp gỡ công việc mà cả trong đời
sống hàng ngày. Khi bắt tay, mắt người Đức thường nhìn thẳng vào người đối diện để thể hiện sự tôn trọng và tin cậy.
- Thói quen thời gian: Người Đức rất coi trọng thời gian và sự đúng hẹn. Việc đến đúng giờ trong
các cuộc họp hoặc các cuộc hẹn là rất quan trọng và thể hiện sự tôn trọng đối với người khác. Sự
muộn hẹn thường bị xem là thiếu tôn trọng và không chuyên nghiệp.
- Khoảng cách cá nhân: Trong giao tiếp xã hội, người Đức thường giữ khoảng cách khoảng 50-70
cm với người khác khi trò chuyện. Đây là một phần của việc tôn trọng không gian cá nhân và duy
trì sự thoải mái trong giao tiếp lOMoAR cPSD| 48599919
2.2.3. Văn hóa ứng xử
Người Đức rất nguyên tắc trong giao tiếp và ứng xử xã hội. Các quy tắc ứng xử được người Đức tuân thủ
nghiêm ngặt trong cả đời sống thường ngày lẫn trong công việc.
- Tính kỷ luật và nguyên tắc: Tính kỷ luật là một phần quan trọng trong văn hóa Đức. Người Đức
thường tuân thủ các quy tắc và quy định một cách nghiêm túc, từ việc tuân thủ luật giao thông
đến việc giữ gìn vệ sinh công cộng. Trong giao tiếp hàng ngày, người Đức thường giữ khoảng
cách cá nhân nhất định, đặc biệt là khi trò chuyện với người lạ. Ví dụ, việc xếp hàng chờ đợi là
một thói quen phổ biến và được xem là rất quan trọng.
- Lịch sự và sự tôn trọng: Người Đức thể hiện sự lịch sự qua việc sử dụng các từ ngữ như "bitte"
(làm ơn) và "danke" (cảm ơn) trong các cuộc giao tiếp hàng ngày. Trong các cuộc gặp gỡ chính
thức, họ thường đứng nghiêm và chào hỏi một cách trang trọng.
- Sự phân chia giữa công việc và đời sống cá nhân: Người Đức có xu hướng giữ sự phân chia rõ
ràng giữa công việc và đời sống cá nhân. Ở nơi làm việc, cấp trên và cấp dưới luôn giữ mối quan
hệ chuyên nghiệp, và việc giữ thái độ tôn trọng đối với tất cả mọi người là điều bắt buộc. Họ
thường dành thời gian cho gia đình và các hoạt động cá nhân sau giờ làm việc và ít khi mang công việc về nhà. 2.2.4. Ngôn ngữ
Ngôn ngữ chính thức của Đức là tiếng Đức, thuộc nhánh ngôn ngữ German của ngữ hệ Ấn-Âu. Đức có
nhiều phương ngữ khác nhau như Bavarian, Saxon, Swabian... dù tiếng Đức chuẩn (Hochdeutsch) được
sử dụng rộng rãi nhất trong truyền thông và giáo dục. Ngoài ra, chính phủ Đức công nhận bốn ngôn ngữ
thiểu số khác là tiếng Sorbia, tiếng Romani, tiếng Đan Mạch và tiếng Frisian. Những ngôn ngữ này được
sử dụng bởi một phần nhỏ cộng đồng người Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Hy Lạp, Ba Lan sinh sống tại Đức.
- Ngoài ra, nhiều người Đức, đặc biệt là giới trẻ, nói thành thạo tiếng Anh, do nó được giảng dạy
phổ biến từ cấp học tiểu học và là ngôn ngữ chính trong nhiều lĩnh vực khoa học và kinh doanh.
- Người Đức cũng rất tự hào về ngôn ngữ của mình và thường không thích việc sử dụng ngôn ngữ
khác trong môi trường sống hàng ngày nếu không cần thiết. 2.2.5. Tôn giáo
Kitô giáo: Kitô giáo có ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội Đức, số người theo đạo Kito chiếm khoảng
5455%. Đức có sự phân chia rõ ràng giữa Công giáo( 28%) và Tin Lành, đặc biệt là ở các khu vực khác
nhau trong đất nước. Công giáo chiếm đa số ở miền Nam và Tây Đức, trong khi Tin Lành phổ biến hơn
ở miền Bắc và Đông Đức.
Đa dạng tôn giáo: Ngoài Kitô giáo, Đức cũng có cộng đồng Hồi giáo( 5%), Do Thái giáo( 0.1-0.2%) và
các tôn giáo khác( 1-2%). Cộng đồng Hồi giáo chủ yếu bao gồm người di cư từ Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc
gia Hồi giáo khác, trong khi cộng đồng Do Thái có lịch sử lâu dài và ảnh hưởng lớn trong văn hóa Đức.
Đặc biệt, khoảng 36% dân số Đức hiện không theo tôn giáo nào. -
Ngày lễ tôn giáo: Các ngày lễ lớn như Giáng sinh (Weihnachten) và Phục sinh (Ostern) được tổ
chức rộng rãi và mang đậm ý nghĩa tôn giáo. Ngoài ra, lễ hội Luther được tổ chức vào ngày
31/10 để tưởng nhớ Martin Luther và Phong trào Cải cách -
Đức cũng tôn trọng sự tự do tôn giáo và không phân biệt đối xử dựa trên niềm tin cá nhân. lOMoAR cPSD| 48599919 2.2.6. Trang phục
Trang phục của người Đức thay đổi theo từng hoàn cảnh và mùa trong năm. Phong cách ăn mặc của họ
thường giản dị nhưng thanh lịch.
Trang phục hàng ngày: Trong cuộc sống hàng ngày, người Đức thường chọn trang phục đơn giản, thoải
mái nhưng vẫn lịch sự. Đối với nam giới, trang phục phổ biến bao gồm áo sơ mi, quần jeans, và áo khoác.
Phụ nữ thường mặc áo sơ mi, quần hoặc váy và áo khoác.
Trang phục công sở: Trong môi trường công sở, người Đức thường chọn trang phục trang trọng và
chuyên nghiệp. Nam giới thường mặc vest hoặc áo sơ mi kết hợp với quần âu, trong khi phụ nữ thường
mặc váy hoặc quần âu cùng áo sơ mi hoặc blazer.
Trang phục truyền thống: Trong các dịp lễ hội như Oktoberfest, trang phục truyền thống rất được ưa
chuộng. Lederhosen là quần da ngắn dành cho nam giới, thường được kết hợp với áo sơ mi và tất dài,
trong khi Dirndl là váy truyền thống dành cho phụ nữ, thường đi kèm với áo sơ mi trắng và tạp dề. 2.2.7. Biểu tượng
Biểu tượng của nước Đức – Quốc kỳ Đức: Nhắc đến biểu tượng của Đức hay bất kỳ quốc gia nào thì quốc
kỳ vẫn là biểu tượng thiêng liêng đặc trưng nhất. Quốc kỳ của Đức có tên gọi là Flagge Deutschlands hay
còn được mọi người biết đến với cái tên là cờ tam tài. Trải qua bao nhiêu giai đoạn, quốc kỳ Đức ngày này
được thiết kế gồm 3 màu là đen – đỏ – vàng và được sử dụng chính thức vào năm
1919, màu sắc trên quốc kỳ là đại diện cho tính thống nhất và tự do Đức: không chỉ là tự do của nước
Đức, mà cũng là tự do cá nhân của nhân dân Đức.
Biểu tượng quốc huy hình con đại bàng chính là một trong những biểu tương lâu đời nhất nước Đức và
còn có cái tên khác là Bundesadler. Biểu tượng của Đức thay đổi qua các giai đoạn trong lịch sử, bị ảnh
hưởng bởi các sự kiện định hình văn hóa của đất nước này. Từ khi chiến thắng quân Phổ vào năm 1886,
hình ảnh con đại bàng đã trở thành biểu tượng của nước Đức cho đến bây giờ. Bạn có thể thấy rất rõ hình
ảnh này trên logo của đội tuyển bóng đá quốc gia Đức.
Cổng Brandenburg: Cổng thành Brandenburg chính là biểu tượng nổi tiếng nhất nước Đức. Cổng thành
Brandenburg được xây dựng tại trung tâm thủ đô Berlin vào những năm 1788 – 1791 và được công nhận
là một trong những biểu tượng lâu đời tại Châu Âu biểu trưng cho sự thống nhất và tự do, đặc biệt sau khi
Bức tường Berlin sụp đổ.
Bia và xúc xích cũng có thể coi là những biểu tượng văn hóa không chính thức của Đức, đại diện cho nền
ẩm thực truyền thống lâu đời. 2.2.8. Ẩm thực
Ẩm thực Đức có sự đa dạng, với những món ăn phản ánh sự phong phú của các vùng miền và văn hóa.
- Xúc xích (Wurst): Đức có khoảng 1,500 loại xúc xích khác nhau, với Bratwurst
Currywurst là những loại phổ biến nhất. Mỗi năm, người Đức tiêu thụ khoảng 1,2 triệu tấn xúc xích.
- Bánh mì (Brot): Đức có khoảng 300 loại bánh mì khác nhau, làm từ lúa mạch, lúa mì và các
loại hạt khác. Một người Đức trung bình ăn khoảng 85 kg bánh mì mỗi năm.
- Bia (Bier): Đức nổi tiếng với văn hóa bia, và lễ hội Oktoberfest tại Munich thu hút khoảng 6
triệu người hàng năm, tiêu thụ khoảng 7 triệu lít bia trong suốt 16 ngày lễ hội. Đức có hơn lOMoAR cPSD| 48599919
1,300 nhà máy bia sản xuất hàng nghìn loại bia khác nhau, làm từ các nguyên liệu tự nhiên theo
quy tắc Reinheitsgebot (Luật tinh khiết bia) từ năm 1516. Theo ước tính, trung bình một người
dân Đức tiêu thụ khoảng 140 lít bia một năm. Đây là mức tiêu thụ bia lớn thứ hai ở châu Âu, chỉ sau Cộng hòa Czech.