-
Thông tin
-
Quiz
Đạo đức kinh doanh và các vấn đề cộng đồng - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Đạo đức kinh doanh và các vấn đề cộng đồng - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Senvà thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Luật và đạo đức kinh doanh (MKT 20111) 119 tài liệu
Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Đạo đức kinh doanh và các vấn đề cộng đồng - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Đạo đức kinh doanh và các vấn đề cộng đồng - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Senvà thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Môn: Luật và đạo đức kinh doanh (MKT 20111) 119 tài liệu
Trường: Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Hoa Sen
Preview text:
II.Các vấn đề công đồng
Quan hệ giữa đạo đức kinh doanh và đạo đức xã hội là quan hệ giữa cái chung
và cái riêng chứ không phải giữa cái bộ phận và cái toàn thể. Đạo đức xã hội
lúc nào cũng có những chuẩn mực tiêu biểu cho thời đại kinh tế – xã hội
của mình. Nhưng khi chưa có kinh tế thị trường thì rõ ràng, chưa thể nói đến
kinh doanh (nền kinh tế tự nhiên) nên cũng chưa có đạo đức kinh doanh. Chính
sau này, khi hoạt động kinh doanh phát triển thì từ đó mới hình thành nên đạo
đức kinh doanh và nó bổ sung những chuẩn mực và nội dung mới vào những
chuẩn mực đạo đức xã hội đã có. Nhưng rõ ràng là, những chuẩn mực của
đạo đức kinh doanh lại chỉ được hình thành trong xã hội với những chuẩn
mực đạo đức đã có. Chẳng hạn, để tuân theo chuẩn mực của cộng đồng đặc
ra là “lá lành đùm lá rách”, các doanh nghiệp làm công tác từ thiện xã hội.
Nhưng hành động đó chỉ được đánh giá là hành động có đạo đức của doanh
nhân chứ chưa phải đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp. Vì đạo đức
kinh doanh, như đã nêu trên, chỉ gắn liền với hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp nhằm làm sao đem lại lợi nhuận mà không ảnh hưởng trước
mắt cũng như lâu dài đến lợi ích của cộng đồng. Hơn nữa, ở những nước phát
triển, người ta còn coi việc thực hiện đạo đức kinh doanh như là sự đầu tư
cho phát triển lâu dài và bền vững của doanh nghiệp, tức là việc tuân thủ
nó còn đem lại lợi nhuận cho chính bản thân doanh nhân đó trong tương
lai. Như vậy, đạo đức kinh doanh ở mỗi nước khác nhau sẽ có những chuẩn
mực khác nhau phụ thuộc vào trình độ phát triển của bản thân đời sống xã
hội và cộng đồng ở quốc gia đó. Những chuẩn mực đạo đức xã hội sẽ được
bổ sung thêm từ những chuẩn mực của đạo đức của cộng đồng đặt ra.
Qua những phân tích trên có thể thấy, khi nói về đạo đức kinh doanh là nói về
mối quan hệ giữa doanh nghiệp với cộng đồng xã hội trong hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh, người kinh
doanh ngoài việc quan tâm đến lợi nhuận cho công ty mình, còn phải quan
tâm đến lợi ích cộng đồng xã hội trong cả trước mắt và lâu dài, mà ở đây
trước hết là lợi ích vật chất của cộng đồng. Vì thế, đạo đức kinh doanh luôn
giữ vai trò điều chỉnh hành vi kinh doanh của doanh nghiệp như là phương
thức bổ sung cho việc thực thi luật pháp cho doanh nghiệp khi hoạt động
kinh doanh. Đạo đức kinh doanh như là công cụ bổ sung cho những hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp bên cạnh những luật kinh doanh. Điều này được
thể hiện khác nhau ở những nước có trình độ phát triển khác nhau. Ở đây có sự
chuyển đổi từ một số chuẩn mực đạo đức kinh doanh thành luật kinh
doanh hay còn được gọi là luật hóa những chuẩn mực đạo đức và ngược
lại, cũng có những luật lệ kinh doanh trở thành chuẩn mực đạo đức kinh
doanh khi các doanh nghiệp thực hiện nó như là sự tự nguyện bên trong.
Đối với các nước phát
triển thì vấn đề đạo đức kinh doanh đã và đang được
các doanh nhân coi như chiến lược phát triển, là phương thức hoạt động kinh
doanh của mình. Họ coi đạo đức kinh doanh như là yếu tố quyết định sự
phát triển bền vững và sự tăng lợi nhuận không ngừng của doanh nghiệp.
Điều này đã được nhiều học giả chứng minh bằng thực tiễn kinh doanh của các
công ty lớn ở Mỹ và các nước phát triển khác. Bởi vì, ở một nước có nền kinh
tế thị trường phát triển thì mỗi doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh
của mình luôn là một bộ phận hữu cơ của cả nền kinh tế – xã hội. Vì thế,
những hành vi quyết định hướng kinh doanh cũng như phương thức kinh
doanh của họ đều tuân theo những tiêu chuẩn và quy định của xã hội trên
cả phương diện đạo đức cũng như luật pháp. Nói một cách khác, ở những
nước phát triển thì những chuẩn mực đạo đức đã trở thành phẩm chất không thể
thiếu đối với mỗi người kinh doanh và đối với từng doanh nghiệp và chính hệ
thống luật pháp hoàn chỉnh ở những nước này đã giữ vai trò chủ yếu trong việc
ngăn chặn những hoạt động kinh doanh vi phạm những chuẩn mực đạo đức xã
hội nói chung và đạo đức kinh doanh nói riêng. Hơn nữa, ở các nước phát
triển, do có một hệ thống các thể chế, bao gồm đạo đức kinh doanh hoàn
chỉnh hơn, nên việc tuân thủ những chuẩn mực đạo đức kinh doanh chính
là tạo ra những giá trị cho doanh nghiệp (uy tín, thương hiệu, chất lượng
sản phẩm và dịch vụ khách hàng để thu hút khách hàng ngày càng nhiều
hơn), làm động lực cho việc tăng năng suất của công ty.
Trong khi đó, tại các nước có nền kinh tế kém phát triển như nước ta, do hệ
thống luật pháp chưa hoàn thiện, nên cơ hội phát triển kinh tế và xã hội bị
hạn chế bởi độc quyền của kinh tế nhà nước, của tham nhũng và những lợi
ích nhóm nên vai trò của luật pháp giữ vị trí quan trọng nhằm định hướng,
xử lý và ngăn chặn những hành động kinh doanh phi đạo đức.
Hiện nay, ở Việt Nam đang xây dựng một nền kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước và coi đó là mô hình
phát triển kinh tế phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển kinh
tế của thế giới. Nhưng rõ ràng là, cho đến nay, khi Việt Nam đã trải qua gần
30 năm tiến hành đổi mới nhưng nền kinh tế thị trường vẫn đang trong tiến trình ho n
à thiện cả về cơ chế thị trường lẫn thể chế xã hội. Vì thế, phương
thức kinh doanh và hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh vẫn còn chưa
hoàn toàn đầy đủ. Do đó, hoạt động kinh doanh còn nhiều lĩnh vực chưa tuân
thủ theo pháp luật và chưa được bảo đảm bằng hệ thống pháp luật. Nếu như giai
đoạn mới bước vào đổi mới, do hệ thống luật kinh doanh chưa đầy đủ và
thể chế hoạt động kinh doanh chưa rõ ràng nên những phương thức kinh
doanh có tính chất cơ hội, chộp giật đã mang lại nhiều lợi nhuận cho các
doanh nghiệp và cùng với nó là vi phạm nặng nề đạo đức kinh doanh mà
cộng đồng phải gánh chịu, khi hệ thống luật pháp và các chuẩn mực cộng
đồng đề ra chưa hoàn chỉnh chưa đủ khắc khe chưa đủ sức ép thì những kẽ
hở sẽ còn nhiều và trở thành điều kiện cho những doanh nghiệp vi phạm
đạo đức kinh doanh. Trong quá trình đổi mới, ở Việt Nam đã có nhiều doanh
nghiệp vì chạy theo lợi nhuận mà vi phạm vệ sinh môi trường, làm ăn gian
dối, sản xuất hàng giả, hàng nhái, đôn giá độn giá khẩu trang kit test nhân
cơ hội cộng đồng đang cần và dễ dãi với việc lựa chọn hang hóa có là được mua được là vui.
Nhưng mãi sau này mới bị phát hiện, bị pháp luật xử lý. Sự chậm trễ trong
xử lý đã vô hình trung tạo ra các doanh nghiệp coi thường pháp luật trong
hoạt động kinh doanh và vì thế, khái niệm đạo đức kinh doanh đối với họ
coi như không tồn tại. Trong những năm gần đây, khi một loạt các doanh
nghiệp bị pháp luật xử lý thì lại tạo cho họ và cho cả người dân hiểu rằng, khi
nói về đạo đức kinh doanh chính là hoạt động kinh doanh không vi phạm pháp
luật. Vì thế, vấn đề tuân thủ đạo đức kinh doanh đối với các doanh nghiệp
Việt Nam đến nay vẫn chưa chi phối những hành vi kinh doanh của họ trên
cả chiến lược kinh doanh lẫn phương thức kinh doanh mà lẽ ra, theo yêu
cầu của phát triển doanh nghiệp, thì đạo đức kinh doanh phải được tập thể
quan tâm ngay trong khâu lập kế hoạch, chiến lược kinh doanh, trong sản
xuất, tài chính, đào tạo nhân viên và trong các mối quan hệ với khách hàng nói chung.
Trong những năm gần đây, khi một loạt doanh nghiệp Việt Nam giải thể,
đóng cửa, hoặc tuyên bố phá sản, khi tồn tại nợ xấu trong hệ thống ngân
hàng và thị trường bất động sản đóng băng thì ngoài nguyên nhân chung
về khủng hoảng kinh tế – tài chính, việc vi phạm đạo đức kinh doanh cũng
là nguyên nhân không nhỏ góp phần gây ra tình trạng trên. Vì như một
định nghĩa đã nêu trên thì đạo đức kinh doanh là hành vi đầu tư vào tương
lai; do đó, nếu doanh nghiệp nào vi phạm đạo đức kinh doanh thì không
thể có phát triển bền vững được. Để bảo đảm sự phát triển bền vững của
doanh nghiệp, ngoài những nguyên tắc kinh doanh tuân thủ theo cơ chế thị
trường và luật pháp, các doanh nghiệp còn phải tuân theo những chuẩn mức
đạo đức xã hội và chuẩn mực đạo đức kinh doanh. Tuy nhiên, ở nước ta,
không chỉ hệ thống luật pháp chưa hoàn chỉnh, cơ chế thị trường chưa hoàn
thiện mà ngay cả những chuẩn mực đạo đức kinh doanh cũng chưa hình thành
một cách đầy đủ, thậm chí cả các chuẩn mực, các giá trị đạo đức đã có cũng
không được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Sở dĩ xảy ra tình trạng này là do còn
quá nhiều hành vi kinh doanh vi phạm đạo đức chưa bị xã hội lên án, chưa bị
pháp luật trừng trị. Trên thực tế, chính nhờ sự vi phạm này mà các doanh nghiệp
lại thu được nhiều lợi nhuận hơn. Nghĩa là, trong khi mọi thứ chưa hoàn
chỉnh, nhất là trong những năm đầu đổi mới, những người làm ăn chính
đáng thường chịu nhiều thiệt thòi hơn những người làm ăn vi phạm đạo
đức kinh doanh. Từ đó nảy sinh tình trạng anh làm được tôi cũng làm
được, làm cho tình trạng vi phạm đạo dức kinh doanh, đạo đức xã hội ngày
càng trầm trọng hơn và dẫn đến nhiều người đổ lỗi cho kinh tế thị trường,
mà không hiểu nguyên nhân sâu xa chính là sự yếu kém của pháp luật và
thực thi pháp luật. Như vậy, ở đây sự hỗ trợ của luật pháp đối với việc hình
thành và thực hiện đạo đức kinh doanh là vô cùng quan trọng. Nói đúng ra thì
đó là sự chuyển đổi, hỗ trợ lẫn nhau giữa chuẩn mực đạo đức kinh doanh và
những điều luật kinh doanh. Có những điều luật khi đi vào cuộc sống đã làm
cho nhà kinh doanh chấp hành nó một cách tự nguyện, coi đó là điều kiện
sống còn cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp mình và có những
chuẩn mực đạo đức kinh doanh khi mới hình thành lại cần sự hỗ trợ của
luật pháp để nó được tuân thủ một cách chặt chẽ, đảm bảo các doanh
nghiệp phải làm theo để khỏi vi phạm pháp luật.