-
Thông tin
-
Quiz
Đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam trước những quan điểm sai trái trên Internet | Tiểu luận HP1 đường lối quốc phòng an ninh
Chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Thực trạng về việc xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển đảo trên mạng hiện nay. Một số giải pháp đấu tranh và những quan điểm sai trái về bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam trên Internet. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Đường lối quốc phòng và an ninh 99 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam trước những quan điểm sai trái trên Internet | Tiểu luận HP1 đường lối quốc phòng an ninh
Chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Thực trạng về việc xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển đảo trên mạng hiện nay. Một số giải pháp đấu tranh và những quan điểm sai trái về bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam trên Internet. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Đường lối quốc phòng và an ninh 99 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
TỔ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
-------------------------
TIỂU LUẬN
HP1 ĐƯỜNG LỐI QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
Đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam trước
những quan điểm sai trái trên Internet
Sinh viên: NGUYỄN THỊ DIỆU AN
Mã số sinh viên: 2051070001
Lớp 11: TRUYỀN THÔNG QUỐC TẾ K40
Hà nội, tháng 09 năm 2021 1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 2
Tính tất yếu của đề tài ...................................................................................... 2
NỘI DUNG ............................................................................................................ 3
1. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia ....................................................................... 3
1.1. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................ 3
1.2. Nội dung xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia ............... 5
1.3. Nội dung xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam ............. 5
2. Thực trạng về việc xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển đảo trên mạng
hiện nay. ............................................................................................................. 6
3. Một số giải pháp đấu tranh với những quan điểm sai trái về chủ quyền
biển đảo của Việt Nam trên Internet ........................................................... .12
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 15 2
ĐẤU TRANH BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO VIỆT NAM
TRƯỚC NHỮNG QUAN ĐIỂM SAI TRÁI TRÊN INTERNET
MỞ ĐẦU
Tính tất yếu của đề tài
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “ “Ngày trước ta chỉ có đêm và
rừng, ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết
giữ gìn lấy nó”. Đất nước Việt Nam trải qua hàng ngàn năm lịch sử, đấu tranh
giành và giữ lấy độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia. Câu nói của Chủ tịch Hồ
Chí Minh chính là sự khẳng định và nhắc nhở nhân dân Việt Nam không phân biệt
tuổi tác, giới tính, vùng miền phải luôn biết xây dựng và giữ gìn chủ quyền biển,
đảo, biên giới quốc gia. Việt Nam tuy là một nước nhỏ nhưng đường bờ b ể i n của
nước ta kéo dài từ Bắc xuống Nam với tổng chiều dài là 3260km. Trong suốt quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm
đến việc phát huy lợi thế của đất nước về biển, kết hợp với phát huy sức mạnh của
khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam. Tuy
nhiên biển Đông là khu vực ngày càng có định vị quan trọng trong chính sách đối
ngoại của các nước trên thế giới, là tâm điểm tranh giành quyền lực và sức ảnh
hưởng, đặc biệt là đối với các nước lớn. Hơn 20 năm trôi qua, biển Đông luôn là
“chảo lửa” trên bàn cờ chính trị thế giới, vì thế ngày càng có nhiều những quan
điểm sai trái, thù địch về chủ quyền của biển Đông. Thêm vào đó sự phát triển của
Internet, mạng xã hội ngày càng cao khiến cho những quan điểm sai trái này có
thể dễ dàng lan truyền một cách nhanh chóng trong nhân dân, đặc biệt là thế hệ
trẻ. Vì vậy chúng ta luôn phải trang bị cho mình những hiểu biết đúng đắn, những
cái nhìn khách quan về chủ quyền biển đảo Việt Nam, sẵn sàng đấu tranh phản
bác những điều sai trái được lan truyền trên Internet. 3 NỘI DUNG
1. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia
1.1. Một số khái niệm cơ bản
- Quốc gia là thực thể pháp lí bao gồm ba yếu tố: lãnh thổ, dân cư và quyền
lực công cộng. Quốc gia còn dùng để chỉ một nước hay đất nước, hai khái niệm
đó có thể thay thế cho nhau. Chủ quyền quốc gia là đặc trưng cơ bản, quan trọng
nhất của một quốc gia, theo luật pháp quốc tế hiện đại, mọi quốc gia trên thế giới
đều bình đẳng về chủ quyền.
- Lãnh thổ quốc gia là phạm vi không gian được giới hạn bởi biên giới quốc
gia, thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của một quốc gia. Lãnh thổ quốc gia
bao gồm: vùng đất, vùng trời, vùng biển và vùng lãnh thổ quốc gia đặc biệt.
- Vùng đất quốc gia (kể cả đảo và quân đảo) bao gồm toàn bộ phần mặt đất và
lòng đất của đất liền, các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền một quốc gia. Việt Nam
là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, ven biển Thái Bình Dương,
vùng đất của Việt Nam vừa là đất liền, vừa là đảo, vừa là quần đảo. Bao gồm từ
đỉnh Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau, các đảo như Phú Quốc, Cái Lân,…,
và quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
- Vùng biển quốc gia bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải,
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Việt Nam có 3 mặt trông ra biển là
Đông, Nam và Tây Nam, đường bờ biển dài 3260km từ Móng Cái đến Hà Tiên.
Phần biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam, mở rộng ra 2 phía Đông và Đông
Nam, có thềm lục địa, các đảo và quần đảo lớn nhỏ bao bọc.
- Vùng trời quốc gia là khoảng không gian phía trên lãnh thổ quốc gia. Là bộ
phận cấu thành lãnh thổ quốc gia và thuộc chủ quyền hoàn toàn của quốc gia đó.
Việc làm chủ vùng trời quốc gia trên lãnh thổ quốc gia đặc biệt được thực hiện
theo quy định chung của công ước quốc tế. 4
(Nguồn: Google image)
- Vùng lãnh thổ quốc gia đặc biệt là loại lãnh thổ đặc thù của một quốc gia tồn
tại hợp pháp trong lãnh thổ một quốc gia khác hoặc trên vùng biển, vùng trời
quốc tế. Ví dụ: Trụ sở làm việc và nơi ở của các cơ quan đại diện ngoại giao.
- Chủ quyền quốc gia là quyền làm chủ một cách độc lập, toàn vẹn và đầy đủ
trên mọi mặt lập pháp, hành pháp và tư pháp của 1 quốc gia trong phạm vi lãnh
thổ của quốc gia đó. Quốc gia thể hiện chủ quyền của mình trên mọi lĩnh vực
kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao.
- Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là một bộ phận của chủ quyền quốc gia, khẳng
định quyền làm chủ của quốc gia đó trên lãnh thổ của mình. Chủ quyền quốc gia
là tuyệt đối, bất khả xâm phạm. Tôn trọng chủ quyền lãnh thổ quốc gia là nguyên
tắc cơ bản trong quan hệ và luật pháp quốc tế. Mỗi quốc gia đều có quyền định
đoạt công việc nội bộ trong lãnh thổ của mình, tuyệt đối không can thiệp vào
công việc nội bộ của nước khác. 5
1.2. Nội dung xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ q ố u c gia
Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia là một trong những nhiệm vụ
tất yếu, quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam. Chúng ta thực hiện tổng thể các biện pháp, giải pháp trên các lĩnh vực kinh
tế, chính trị, quân sự, ố
đ i ngoại,…nhằm đảm bảo an ninh và giữ vững chủ quyền
làm chủ độc lâp, trọn vẹn về đầy đủ mọi mặt trong lãnh thổ quốc gia. Nội dung
của việc xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ bao gồm:
- Xây dựng, phát triển mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, đối ngoại và
quốc phòng, an ninh của đất nước.
- Xác lập và bảo vệ quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp của Việt Nam trên
mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại
trong phạm vi lãnh thổ của mình.
- Bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, bao gồm vùng đất, vùng trời, nội
thuỷ, lãnh hải và lãnh thổ đặc biệt của Việt Nam; đấu tranh làm thất bại mọi âm
mưu và hành động phá hoại, vi phạm chủ quyền, xâm, phạm lãnh thổ của Việt Nam.
- Bảo vệ sự thống nhất lãnh thổ của đất nước, thống nhất về quyền lập pháp,
hành pháp và tư pháp trên phạm vi lãnh thổ V ệ
i t Nam. Đấu tranh làm thất bại
mọi hành động chia cắt lãnh thổ Việt Nam; mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế
lực thù địch cả bên trong lẫn bên ngoài hòng phá hoại quyền lực tối cao của Việt Nam.
1.3. Nội dung xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam
Công tác xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia là một bộ phận của
công tác xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, nó là một yêu cầu tất
yếu, một nhiệm vụ quan trọng góp phần bảo vệ chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam. Vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam có một diện tích lớn, bờ biển kéo
dài với nguồn tài nguyên phong phú, đặc biệt còn nằm gần với những tuyến đường 6
hàng hải quốc tế quan trọng. Thuận lợi cho việc phát triển giao thông đường biển,
giao lưu kinh tế, văn hóa trong khu vực cũng như trên thế giới. Chính vì có tầm
quan trọng chiến lược như vậy nên khu vực biển Đông luôn là điểm nóng tranh
giành quyền lực và sức ảnh hưởng. Việc xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển đảo
của chúng ta là vô cùng quan trong, nội dung ấy bao gồm:
- Quản lý chặt chẽ, bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích
quốc gia, dân tộc trên biển. Cần có một cơ sở pháp lý chặt chẽ, vững chắc để bảo
vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam, dựa trên các Công ước Luật biển quốc tế.
- Bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội và văn hóa trên biển đảo. Xây dựng đời
sống nhân dân trên các đảo và quần đảo ngày càng đầy đủ, ấ m no. “Trong ấm,
ngoài êm” là điều mà nhân dân ta đã đúc kết qua hàng ngàn năm phát triển, nhân
dân đoàn kết thì biên giới hải đảo mới vững chắc. Nâng cao cảnh giác toàn dân
trước tình hình biến đổi khôn lường của thế giới, kiên quyết đấu tranh không để
mất dù một sải biển hay một tấc đảo.
- Bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ Xã hội chủ nghĩa, bảo vệ sự
nghiệp đổi mới trên hướng biển. Các lực lượng hoạt động trên biển, nòng cốt là
Hải quân thường xuyên chăm lo xây dựng các tổ chức Đảng, tổ chức chỉ huy, lấy
nhân tố con người là quyết định, vũ khí trang bị là quan trọng; đồng thời duy trì
sẵn sàng chiến đấu, nắm chắc tình hình trên các vùng biển, nhất là vùng biển
trọng điểm, nhạy cảm, không để bị động, bất ngờ.
2. Thực trạng về việc xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển đảo trên mạng hiện nay.
Với những giá trị to lớn mà biển Đông đem lại, không thể tránh khỏi việc ở nơi
đây luôn diễn ra những cuộc tranh giành gay gắt giữa các quốc gia và sự bành
trướng của các nước lớn. Giặc trong, thù ngoài, vùng biển chủ quyền của Việt
Nam luôn phải đối mặt với những thế lực có ý đồ xấu luôn trực chờ để phá hoại 7
Đảng, phá hoại Nhà nước, phá hoại đi sự độc lập, hòa bình, ổn định mà nhân dân
Việt Nam đã hi sinh xương máu để giành giữ được. Các thế lực thù địch đã lợi
dụng sự phát triển của Internet và mạng xã hội để lan truyền những quan điểm sai
trái về chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Theo như Tạp chí của Ban tuyên giáo Trung ương đưa ra, các thế lực th ù địch,
cơ hội chính trị đã lập nên các tờ báo, đài phát thanh phản độn g ở nước ngoài như
BBC, Đài châu Á tự do (RFA)..; các trang mạng xã hội như Facebook, Youtube,
Twitter,… để phát tán tài liệu, hình ảnh, video xuyên tạc tình hình, diễn biến phức
tạp trên Biển Đông. Thủ đoạn quen thuộc của các thế lực thù địch là lợi dụng
những “điểm nóng” trên biển Đông để bóp méo, bịa đặt, xuyên tạc quan điểm, chủ
trương của Đảng và Nhà nước trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
Điển hình là các sự kiện như: tàu Viking 02 và tàu Bình Minh 02 của Việt Nam bị
cắt cáp năm 2011 và 2012; dàn khoan Hải Dương 98
1 xâm phạm chủ quyền biển, đảo của V ệ i t Nam trên b ể
i n Đông năm 2014; Mỹ và các nước đồn g minh ngày
càng can dự sâu hơn vào vấn đề B ể i n Đông...
(Hình ảnh kênh Youtube đài RFA với những nội dung sai trái về chủ quyền biển đảo Việt Nam) 8
Các thế lực thù địch phản động đã đưa ra rất nhiều luận điệu sai trái như: “Chính
phủ Việt Nam nhu nhược, hèn nhát”, “Chính phủ Việt Nam bán Biển Đông”,
“Cộng sản Việt Nam làm ngơ về Biển Đông”. Không chỉ thế chúng còn lợi dụng
triệt để các vấn đề liên quan tới biển Đông, coi đấy là một miếng mồi béo bở để
phát tán những thông tin sai lệch nhằm gây hoang mang, thù hằn đối với Đảng và
Nhà nước: “Nhà nước Việt Nam “im lặng” để đổi lấy vị trí trong Đảng”, có kênh
Youtube bịa đặt danh sách “ủy viên Bộ Chính trị” “chia đôi bãi Tư Chính cho
Trung Quốc”; tung ra nhiều tin giả như “vụ Tư Chính là bước đầu để hợp thức hóa Mật ước Thành Đô”.
Mục đích của những thành phần phản động nhằm phủ nhận sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam, chia rẽ Đảng, Nhà nước, quân đội với nhân dân trong
vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam. Không chỉ vậy còn gây hoang mang,
kích động, thù hằn trong nhân dân, khiến cho nhân dân hoài nghi về sự lãnh đạo
của Đảng, đặc biệt đối với những người dân còn thiếu hiểu biết, chưa nắm rõ được
sự thật, họ dễ dàng bị kích động bởi những thành phần phản động, gây ra biểu tình,
tuần hành làm mất ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, tác động tiêu
cực tới nhận thức, tư tưởng của nhân dân. Sâu xa hơn chúng nhằm mục tiêu chống
phá chế độ gây chia rẽ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, thực hiện “diễn biến
hòa bình”; chia rẽ quan hệ đối ngoại của Việt Nam với các nước có liên quan, hạ
vệ uy tín của Đảng, Nhà nước Việt Nam với cộng đồng quốc tế làm cho Việt Nam
rơi vào tình trạng đối đầu, bị cô lập.
Không chỉ phải đấu tranh với những thế lực phản động thù địch trong nước mà
chúng ta còn phải đấu tranh với cả sự bánh trướng của các nước lớn. Quần đảo
Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, chúng ta có đầy đủ các chứng cứ để
chứng minh chủ quyền của mình đối với Hoàng Sa. Tuy nhiên năm 1974 và cho
đến nay, Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm các đảo ở quần đảo Hoàng Sa. Những
hành động của Trung Quốc đang xâm phạm trực tiếp đến chủ quyền trên biển của 9
Việt Nam đối với vùng biển khu vực Hoàng Sa và các vùng lân cận. Tranh chấp
chủ quyền toàn bộ hay một phần Trường Sa và vùng biển khu vực này giữa Việt
Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia và Brune; Trung Quốc đã trực
tiếp nổ súng đánh chiếm quần đảo của Việt Nam, không chỉ vậy các nước còn lại
cũng đã chiếm và tuyên bố chủ quyền ở một số đảo thuộc quần đảo này. Nguy
hiểm hơn cả đó chính là âm mưu “đường lưỡi bò” nhằm độc chiếm toàn bộ vùng
biển Đông. Năm 2007, Trung Quốc đưa ra quy định theo đó tất cả bản đồ Trung
Quốc phải vẽ ranh giới lưỡi bò này cùng với rất nhiều hành động vi phạm pháp luật quốc tế khác.
Hình ảnh “đường lưỡi bò” được Trung Quốc đưa ra. (Nguồn: Báo Thanh niên)
Yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc có nội dung rất mập mờ và không
có căn cứ pháp lý rõ ràng. Trên thực tế, từ khi xuất hiện cho đến nay, Trung Quốc
cũng không có một văn bản cũng như lời giải thích cụ thể nào về bản chất pháp lý
của yêu sách này cho cộng đồng quốc tế. Những động thái của Trung Quốc cùng
với sự ra tăng sức mạnh và tiềm lực kinh tế cũng như quốc phòng không chỉ ảnh
hưởng nghiêm trọng đến việc bảo vệ chủ quyền của nước ta mà còn thực sự là mối 10
đe dọa lớn cho chủ quyền trên biển của Việt Nam và các nước trong khu vực. Yêu
sách này vi phạm nghiêm trọng tới các Công ước và Luật biển quốc tế.
Mặc dù nhận được rất nhiều sự phản đối và bác bỏ của các quốc gia, tổ chức thế
giới nhưng đến nay Trung Quốc vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu này một cách tinh
vi và xảo quyệt hơn. Lợi dụng sự phát triển của ngành công nghiệp giải trí, giao
thoa về văn hóa nghệ thuật, rất nhiều tác phẩm giải trí như phim truyền hình, phim
điện ảnh do Trung Quốc sản xuất đếu được lồng ghép bản đồ Trung Quốc bao
gồm cả “đường lưỡi bò”. Các nghệ sĩ, diễn viên, ca sĩ của Trung Quốc cũng lần
lượt chia sẻ hình ảnh “đường lưỡi bò” trên tài khoản mạng xã hội của mình. Mới
đây nhất, bộ phim Một đời một kiếp của Trung Quốc được rất nhiều khán giả Việt
Nam yêu thích đã xuất hiện hình ảnh bản đồ Trung Quốc với đầy đủ đường chín
đoạn hay chính là đường lưỡi bò, điều này khiến cho rất nhiều người xem phẫn nộ.
Hình ảnh cảnh phim có xuất hiện “đường lưỡi bò” trong bộ phim “Một đời một kiếp”. (Nguồn: Báo Thanh niên)
Một số ví dụ khác cho thấy âm mưu của Trung Quốc hoàn toàn không đơn giản:
Năm 2019, bộ phim hoạt hình chiếu rạp tại Việt Nam là Everest Người tuyết bé
nhỏ (Abominable) do Hãng DreamWorks của Mỹ hợp tác sản xuất với Công ty 11
Pearl của Trung Quốc, có xuất hiện hình ảnh cài cắm "đường lưỡi bò" vào khuôn hình.
(Nguồn: Báo Thanh niên)
Tháng 8.2020, cư dân mạng cũng chia sẻ hình ảnh trong tập 18 phim Trung
Quốc Lấy danh nghĩa người nhà có cảnh một nhân vật bước vào thang máy, biển
quảng cáo trong thang máy in hình bản đồ Trung Quốc có "đường lưỡi bò".
(Nguồn: Báo Thanh niên)
Đây là một hành vi cực kì tinh vi và xảo quyệt mà Trung Quốc cố tình thực hiện. N ữ
h ng bộ phim có ảnh hưởng cực kì lớn đối với công chúng không chỉ ở
Việt Nam mà ở các quốc gia khác cũng vậy. Rất nhiều bộ phận người dân có suy
nghĩ chỉ là phim giải trí thôi, xem nhưng không đồng tình là được, thực tế đấy là
một suy nghĩ rất đáng báo động. Mỗi một lượt xem là một lượt đóng góp cho bộ 12
phim trở nên nối tiếng hơn, xuất hiện nhiều hơn trên các kênh truyền thông. Chưa
kể đến những trang bình luận phim cũng sẽ theo sự nổi tiếng của bộ phim mà lan
truyền đi những thông tin sai lệch. Nếu chúng ta thờ ơ một lần thì sẽ có lần thứ
hai, thứ ba dần dần như vậy chúng ta đã âm thầm thừa nhận yêu sách của Trung
Quốc, việc này đối với chủ quyền biển đảo của chúng ta là một sự xâm phạm trắng
trợn, sự chà đạp lên lòng tự tôn dân tộc và làm trái lại với những gì Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn.
3. Một số giải pháp đấu tranh với những quan điểm sai trái về chủ quyền biển
đảo của Việt Nam trên Internet
Xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia là một yêu cầu tất yếu, một
nhiệm vụ quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Trong bối
cảnh thế giới hiện nay, khi xu thế đa cực, đa trung tâm ngày càng trở nên rõ nét,
vai trò của các tổ chức quốc tế, các quốc gia lớn trên thế giới càng trở nên quan
trọng thì đồng nghĩa với việc sự gia tăng sức ảnh hưởng của các nước, các tổ chức
tới các vùng có lợi ích chính trị ngày càng cao. Mối quan hệ giữa các quốc gia tổ
chức luôn là vừa hợp tác vừa đấu tranh, điều này khiến cho tình hình khu vực biển
Đông đã và đang có nhiều diễn biến phức tạp, khó đoán. Lợi dụng sự hội nhập, sự
phát triển của công nghệ 4.0, nhiều thế lực thù địch đã thực hiện nhiều âm mưu,
động thái nguy hiểm nhằm tranh giành chủ quyền, gây chia rẽ nội bộ nước ta.
Trước những âm mưu như vậy, Đảng và Nhà nước cần có những quan điểm thống
nhất, chặt chẽ để đấu tranh với những quan điểm sai trái.
Quan điểm thống nhất, xuyên suốt của Việt Nam là bảo vệ vững chắc chủ
quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và các lợi ích hợp pháp trên Biển Đông, đồn g thời giữ vữn
g môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước,
củng cố quan hệ hữu nghị, hợp tác với Trung Quốc, các nước ASEAN và các nước
khác. Kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền, lợi ích một cách hợp pháp, giải 13
quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế,
nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.
Thứ nhất, cần phải tăng cườn
g giáo dục, tuyên truyền cho nhân dân, cán bộ,
Đảng viên và cả sinh viên về nhữn
g quy định pháp lý về chủ quyền biển đảo Việt
Nam. Trang bị cho họ những kiến thức, thông tin cơ bản về quyền lợi hợp pháp về
biển đảo, những chủ trương, chính sách của Đảng về việc giải quyết những vấn đề
liên quan tới biển Đông. Phải có những hình thức tuyên truyền hợp l íđối với từn g
nhóm đối tượng khác nhau, không mang tính áp đặt giáo điều.
Thứ hai, đẩy mạnh việc thực thi Luật an ninh mạng tại Việt Nam. Tăng cường
sự quản lí, kiểm tra, giám sát hoạt động trên không gian mạng để ngăn ngừa, đấu tranh với nhữn
g quan điểm sai trái, mang tính kích động, gây thù địch chống ph á Đảng, c ố
h ng phá Nhà nước. Đối với n ữ
h ng tác phẩm giải trí như phim ảnh, ca
nhạc của nước ngoà icông chiếu vào Việt Nam cần phải được kiểm duyệt kĩ càng,
mạnh tay loại bỏ những bộ phim không phù hợp, có chứa những thông ti n sai lệc h
về chủ quyền biển đảo quốc gia.
Thứ ba, phát huy sức mạnh của báo chí, truyền thông internet trong việc đấu
tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của đất nước và phản bác các thông tin sai trái,
xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động.Với vai trò định hướng dư luận, báo
chí và truyền thông nói chung v
à báo mạng, truyền thông mạng nói riêng cần phải
phát huy tốt vai trò của mình trong việc đưa tin, bài kịp thời, phát đi thông điệp
chính thức của Việt Nam và truyền tải tin
h thần yêu nước của nhân dân Việt Nam
để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của bạn bè và cộng đồng q ố u c tế đối với công
cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Không chỉ vậy còn kịp thời phát hiện, đấu tranh lên á n những hành độn
g sai trái trên biển cũng như n ữ h ng hành vi lợi dụn
g những diễn biến phức tạp trên biển để thực hiện mưu đồ chống phá Đảng,
Nhà nước và công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo hiện nay. 14
KẾT LUẬN
Thế giới luôn không ngừng biến đổi, con người cũng không ngừng thích nghi
với sự biến đổi đó. Trong quá trình thích nghi chúng ta cần phải biết chọn lọc, tiếp
thu những thông tin chính xác nếu không sẽ phản tác dụng. Đất nước Việt Nam
với truyền thống đấu tranh xây dựng vì độc lập tự do và toàn vẹn lãnh thổ, truyền
thống đó đã được cha ông ta kế thừa và phát huy cho tới tận ngày nay. Là một
người dân Việt Nam yêu nước, mỗi cá nhân chúng ta cần phải tự ý thức được trách
nhiệm bảo vệ lãnh thổ, đặc biệt là lãnh thổ biển đảo. Thờ ơ trước những quan điểm
sai trái xâm phạm và chống phá chủ quyền biển đảo của chúng ta chính là tiếp tay
cho giặc. Để đấu tranh được với những luận điệu đó, chúng ta cần phải có những
cái nhìn khách quan, đúng đắn về những chủ trương, chính sách và đường lối của
Đảng. Thêm vào đó cần trang bị cho mình những tri thức cơ bản, luôn cảnh giác
trước những ý kiến quan điểm liên quan đến chủ quyền lãnh thổ quốc gia và chủ
quyền biển đảo quốc gia.
Bài tiểu luận của em đã nêu lên được thực trạng và giải pháp đối với vấn đề đấu
tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo việt nam trước những quan điểm sai trái trên
Internet. Em mong nhận được những đánh giá và nhận xét của các thầy cô để lần
sau bài làm được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Giáo dục Quốc phòng- An ninh. Nxb. Giáo dục Việt Nam
2. Tiểu luận “Bảo vệ chủ quyền trên các vùng biển của Vệt Nam – Những vấn đề
còn tồn tại và hướng khắc phục”.
http://giamsatluat.blogspot.com/2014/01/tieu-luan-bao-ve-chu-quyen-tren- cac.html 3. Báo Thanh niên
https://thanhnien.vn/van-hoa/nhung-lan-ban-d - o duong-luoi-b - o xuat-hien-gay-
buc-xuc-trong-phim-trung-quoc-chieu-tai-viet-nam-1450197.html
https://thanhnien.vn/giai-tri/khan-gia-viet-phan-n - o khi-phim-trung-quoc-lai- long-ghep-ban-d - o duong-luoi-bo-1449854.html 4. Tạp chí Cộng sản
https://tapchicongsan.org.vn/web/guest/tin-tieu-diem/-
/asset_publisher/s5L7xhQiJeKe/content/bao-v - e chu-quyen-bien-ao-cua-t
5. Tạp chí ban Tuyên giáo T W
https://tuyengiao.vn/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/dau-tranh-phan-bac-
cac-quan-diem-sai-trai-thu-dich-ve-chu-quyen-bien-dao-cua-viet-nam-tren- mang-xa-hoi-134352