-
Thông tin
-
Quiz
Đấu tranh phòng chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam | Tiểu luận HP2 Công tác quốc phòng an ninh
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, nên quan hệ dân tộc, tôn giáo luôn là vấn đề cần được quan tâm thường xuyên. Đảng ta coi vấn đề dân tộc, tôn giáo là vấn đề chiến lược của cách mạng và sự phát triển của mối quan hệ giữa các dân tộc là nội dung đặc biệt quan trọng của quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
HP2 Công tác quốc phòng an ninh 69 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Đấu tranh phòng chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam | Tiểu luận HP2 Công tác quốc phòng an ninh
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, nên quan hệ dân tộc, tôn giáo luôn là vấn đề cần được quan tâm thường xuyên. Đảng ta coi vấn đề dân tộc, tôn giáo là vấn đề chiến lược của cách mạng và sự phát triển của mối quan hệ giữa các dân tộc là nội dung đặc biệt quan trọng của quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: HP2 Công tác quốc phòng an ninh 69 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:


















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA XUẤT BẢN ****** TIỂU LUẬN
MÔN: ĐƯỜNG LỐI QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH HP2
MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ DÂN TỘC, TÔN GIÁO, ĐẤU TRANH
PHÒNG CHỐNG CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH LỢI DỤNG VẤN ĐỀ DÂN
TỘC, TÔN GIÁO CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG VIỆT NAM Họ và tên : ĐỖ PHƯƠNG LINH Mã sinh viên : 2158020038 Lớp
: XUẤT BẢN ĐIỆN TỬ K41 Lớp QP AN : 15 Hà Nội - 2021 3 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................3
NỘI DUNG.......................................................................................................4
I. Một số khái niệm cơ bản về dân tộc, tôn giáo........................................4
1.1. Khái niệm về dân tộc...........................................................................4
1.2. Khái niệm về tôn giáo..........................................................................5
II.Đấu tranh phòng chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc,
tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam...................................................5
2.1. Âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt
Nam của các thế lực thù địch......................................................................5
2.2 Thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt
Nam của các thế lực thù địch......................................................................6
2.3. Một số giải pháp phòng chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề
dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam trong tình hình mới......8
III. Liên hệ trong đấu tranh phòng chống các thế lực thù địch lợi dụng
vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam đối với sinh
viên hiện nay...............................................................................................12
3.1. Thực trạng vấn đề...............................................................................12
3.2. Nguyên nhân......................................................................................13
3.2. Liên hệ trách nhiệm của sinh viên về vấn đề dân tộc, tôn giáo trong
tình hình hiện nay......................................................................................13
KẾT LUẬN....................................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................17 MỞ ĐẦU
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, nên quan hệ dân tộc, tôn giáoluôn là vấn
đề cần được quan tâm thường xuyên. Đảng ta coi vấn đề dân tộc, tôn giáo là
vấn đề chiến lược của cách mạng và sự phát triển của mối quan hệ giữa các
dân tộc là nội dung đặc biệt quan trọng của quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Hiện nay các thế lực thù địch hiếu chiến và bọn phản động vẫn tìm cách
lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá cách mạng Việt Nam. Trong
chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, vấn đề dân tộc, tôn giáo
được chúng coi là “ngòi nổ”, là lĩnh vực nhạy cảm nhất và đây cũng là một
trong những trọng điểm tấn công của các thế lực thù địch nhằm tạo ra vùng tự
trị, vùng ly khai, gây mất ổn định chính trị, tư tưởng, kinh tế-xã hội, từ đó
hòng kết hợp giữa lực lượng phản động trong nước và bọn phản động ở nước
ngoài tiến hành các thủ đoạn can thiệp, lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Đề tài: "Đấu tranh phòng chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc,
tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam và liên hệ trong đấu tranh phòng
chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách
mạng Việt Nam." Vì vậy yêu cầu cấp thiết phải làm cho sinh viên là nhận thức
rõ âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, từ đó vận dụng liên
hệ trách nhiệm bản thân đối với vấn đề dân tộc, tôn giáo. Chính vì vậy đây là
lý do tôi lựa chọn đề tài này để tìm hiểu một cách sâu sắc. 4 NỘI DUNG
I. Một số khái niệm cơ bản về dân tộc, tôn giáo
1.1. Khái niệm về dân tộc
- Dân tộc là cộng đồng người ổn định, hình thành trong lịch sử, tạo
lậpmột quốc gia, trên cơ sở cộng đồng bền vững về: lãnh thổ quốc gia, kinh
tế, ngôn ngữ, truyền thống, văn hoá, đặc điểm tâm lý, ý thức về dân tộc và tên gọi của dân tộc.
- Khái niệm được hiểu cơ bản như sau:
- Có một lãnh thổ chung, được phân định bằng đường biên giới
giữa các quốc gia, mà ở đó có một hay nhiều tộc người sinh sống.
Không có biên giới lãnh thổ riêng thì không có dân tộc quốc gia riêng.
- Có một đời sống kinh tế chung, với một thị trường, một đồng
tiền chung thống nhất… làm nền tảng, điều kiện vật chất cơ bản bảo
đảm sự cố kết bền chặt của cộng đồng quốc gia dân tộc.
- Có một ngôn ngữ giao tiếp chung. Ngôn ngữ của dân tộc đa số
thường được chọn làm quốc ngữ của quốc gia dân tộc; ví dụ như quốc
ngữ của dân tộc Việt Nam là ngôn ngữ của dân tộc Việt (Kinh), quốc
ngữ của dântộc Trung Hoa là ngôn ngữ của dân tộc Hán…
- Có tâm lý chung biểu hiện ở nền văn hoá, tạo nên bản sắc văn
hoácủa quốc gia dân tộc. Đây là yếu tố rất cơ bản, là “quốc hồn”, “quốc
tuý”,“chứng minh thư” của dân tộc quốc gia để phân biệt quốc gia dân
tộc này với quốc gia dân tộc khác.
- Có một thể chế chính trị với một nhà nước thống nhất để
quảnlý,điều hành mọi hoạt động của quốc gia dân tộc và quan hệ với
các quốc gia dân tộc, vùng lãnh thổ khác. Tự hào mình thuộc dân tộc
này mà không thuộc dân tộc kia, tự hào về ngôn ngữ, văn hóa của dân
tộc mình, luôn có ý thức bảo lưu, giữ gìn ngôn ngữ, văn hóa, lợi ích dân
tộc mình mà biểu hiện cao nhất là việc tự nhận tên dân tộc của bản thân mình. 5
1.2. Khái niệm về tôn giáo
Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh hiện thực khách
quan, theo quan niệm hoang đường, ảo tưởng phù hợp với tâm lí, hành vi của
con người.Trong đời sống xã hội, tôn giáo là một cộng đồng xã hội, với các
yếu tố: Hệ thống giáo lí tôn giáo, nghi lễ tôn giáo, tổ chức tôn giáo với đội
ngũ giáo sĩ và tín đồ, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động tôn giáo.
Ph.Ăngghen khẳng định “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư
ảo vào trong đầu óc của con người, của những lực lượng bên ngoài chi phối
cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở
trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế”. Cần phân biệt tôn
giáo với mê tín dị đoan bởi vì mê tín dị đoan là 1hiện tượng cuồng vọng trái
với lẻ phải gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội.
II.Đấu tranh phòng chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc,
tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam
2.1. Âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt
Nam của các thế lực thù địch
Chống phá cách mạng Việt Nam là âm mưu không bao giờ thay đổi của
các thế lực thù địch. Hiện nay, chủ nghĩa đế quốc đang đẩy mạnh chiến lược
“diễn biến hoà bình” chống Việt Nam với phương châm lấy chống phá về
chính trị, tư tưởng làm hàng đầu, kinh tế là mũi nhọn, ngoại giao làm hậu
thuẫn, tôn giáo, dân tộc làm ngòi nổ, kết hợp với bạo loạn lật đổ, uy hiếp, răn
đe, gây sức ép về quân sự. Vấn đề dân tộc, tôn giáo là một trong những lĩnh
vực trọng yếu mà các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá cách mạng, cùng
với việc lợi dụng trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng để chuyển hoá
chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; xoá vai trò lãnh đạo của Đảng với toàn
xã hội, thực hiện âm mưu “không đánh mà thắng”.
Với âm mưu đó, chúng lợi dụng vấn đề tôn giáo nhằm các mục tiêu cụ thể sau:
+ Trực tiếp phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chia rẽ dân
tộc đa số với dân tộc thiểu số và giữa các dân tộc thiểu số với nhau, 6
chia rẽ đồng bào theo tôn giáo và không theo tôn giáo, giữa đồng bào
theo các tôn giáo khác nhau, hòng làm suy yếu khối đại đoàn kết dân tộc.
+ Kích động các dân tộc thiểu số, tín đồ chức sắc các tôn giáo
chống lại chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước;
đối lập các dân tộc, các tôn giáo với sự lãnh đạo của Đảng nhằm xoá bỏ
sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam; vô hiệu
hoá sự quản lí của Nhà nước đối với các lĩnh vực đời sống xã hội, gây
mất ổn định chính trị - xã hội, nhất là vùng dân tộc, tôn giáo.
+ Coi tôn giáo là lực lượng đối trọng với Đảng, nhà nước ta, nên
chúng thường xuyên hậu thuẫn, hỗ trợ về vật chất, tinh thần để các
phần tử chống đối trong các dân tộc, tôn giáo chống đối Đảng, Nhà
nước, chuyển hoá chế độ chính trị ở Việt Nam.
+ Chúng tạo dựng các tổ chức phản động trong các dân tộc thiểu
số, các tôn giáo như Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, Hội thánh
Tin Lành Đề Ga, Nhà nước Đề Ga độc lập, Mặt trận giải phóng Khơme
Crôm, Mặt trận Chămpa để tiếp tục chống phá cách mạng Việt Nam.
2.2 Thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt
Nam của các thế lực thù địch
Thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc để chống phá cách mạng Việt Nam là
cách làm, các biện pháp xảo trá, lừa lọc, có bản chất xấu xa của các thế lực
thù địch nhưng được che đậy, bao bọc một cách tinh vi, làm cho người ta tin
và làm theo. Vỏ bọc che đậy cho các hành vi, thủ đoạn xấu xa mà các thế lực
thù địch thường dựa vào là các chiêu bài "nhân quyền", "dân chủ", "tự do",
nhất là tự do tín ngưỡng, tôn giáo; những vấn đề do lịch sử để lại; những khó
khăn trong đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc; hay thiếu
sót trong việc thực hiện đường lối phát triển kinh tế, xã hội ở miền núi, trong
thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước để chống phá cách mạng
Việt Nam. Nghĩa là các thế lực thù địch triệt để tận dụng, tạo ra, khai thác mọi
khe hở có thể, đế thực hiện những biện pháp chống phá cách mạng Việt Nam 7
về vấn đề dân tộc trên chính địa bàn các dân tộc thiểu số đang sinh sống, coi
đó là điểm xuất phát trong thực hiện mưu đồ lớn và lâu dài của chúng.
Cách làm, biện pháp lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá
cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch hiện nay là muôn hình, muôn
vẻ, tuỳ theo điều kiện của mỗi dân tộc mà chúng có sự triển khai cụ thể khác
nhau, nhưng chung nhất nổi lên mấy thủ đoạn chính sau đây:
- Một là, về lĩnh vực tư tưởng: Kẻ địch tập trung mũi nhọn xuyên
tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trực tiếp nhất là
quan điểm ,chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà
nước ta hiện nay, đặc biệt là những nội dung liên quan đến phát triển
kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh ở miền núi, đến chính
sách dân tộc; thổi phồng những thiếu sót của ta trong quá trình thực
hiện các chính sách đó ở địa phương...nhằm vô hiệu hóa sự lãnh đạo
của tổ chức đảng, của chính quyền địa phương để chúng dễ bề nắm dân, khống chế dân.
Đi liền với tuyên truyền xuyên tạc, chúng ra sức kích động tư
tưởng dân tộc hẹp hòi, tư tưởng ly khai dân tộc, chia rẽ khối đại đoàn
kết toàn dân tộc, phá hoại sự đoàn kết thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của
Việt Nam. Đó là các hoạt động cụ thể như nhen nhóm, khuấy động, thổi
bùng cái gọi là "quyền tự trị" của các dân tộc, yêu sách thành lập
"Vương quốc riêng" của người Mông, người Chăm, người Khơ Me
Nam Bộ,... tung các tin thất thiệt về đời sống tâm linh và hiện thực ở
các vùng đồng bào dân tộc sinh sống để tạo nên hàng loạt các hoạt
động như vượt biên trái phép, di dân tự do, hòng làm cho đời sống của
đồng bào luôn luôn không ổn định.
- Hai là, về lĩnh vực tổ chức: Chúng ráo riết xây dựng các tố
chức phản động ở vùng dân tộc thiểu số của Việt Nam. Chúng đẩy
mạnh xây dựng các tố chức, lực lượng phản động lưu vong là người
Việt Nam ở nước ngoài; đồng thời liên kết chặt chẽ với các tổ chức 8
phản động của nước ngoài và lực lượng ngụy quân, ngụy quyền cũ. Đó
là các tố chức như: "Mặt trận giải phóng Khơ Me Crôm", "Mặt trận
Chămpa", "Mặt trận thống nhất đấu tranh của các chủng tộc bị áp
bức"... Đây là những tố chức phản động lưu vong được các thế lực
phản động nước ngoài hậu thuẫn trên mọi phương diện.
Đi liền với việc xây dựng các tổ chức trên, một thủ đoạn khác
của kẻ địch là đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức ở nước ngoài như
"Hội người Mông quốc tế", "Liên hiệp người Mông tự trị", "Văn phòng
Chămpa quốc tế","Liên minh người Chăm tị nạn", "Hội người Khơ Me
Crôm"... Các tố chức này vừa tập hợp, phát triển lực lượng là người các
dân tộc thiểu số ở ngoài nước, vừa hỗ trợ móc nối phát triển lực lượng
ở trong nước ta; đồng thời tìm cách gây áp lực chống phá cách mạng
nước ta. Đó là tổ chức do các thế lực đế quốc nặn ra, nuôi dưỡng và chỉ
đạo, nhằm mục đích chia cắt sự thống nhất đất nước, chia rẽ khối đại
đoàn kết các dân tộc ở Việt Nam, ngăn chặn cuộc đấu tranh giải phóng
dân tộc, thống nhất đất nước của Nhân dân ta. Mấy năm gần đây, mặc
dù đã bị ta truy quét nhiêu lần, tổ chức này vẫn tồn tại lay lắt, ngoan cố
chống phá cách mạng và đã gây nhiều tội ác vối đồng bào Tây Nguyên.
2.3. Một số giải pháp phòng chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề
dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam trong tình hình mới
Trên cơ sở đường lối chủ trương của Đảng, Nhà nước ta từ thực trạng
vấn đề dân tộc, tôn giáo trong lịch sử thế giới và ở nước ta, đề xuất một số
giải pháp cơ bản nhằm đấu tranh phòng, chống các thế lực thù địch lợi dụng
vấn đề tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam như sau:
- Một là, ra sức tuyên truyền, quán triệt quan điểm, chính sách dân tộc,
tôn giáo của Đảng và Nhà nước; âm mưu thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc,
tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch đồng thời
tăng cường giáo dục, bồi dưỡng kiến thức khoa học, kỹ thuật, hình thành chủ
nghĩa vô thần cho toàn dân mà trực tiếp là đồng bào các dân tộc theo đạo. 9
+ Đây là giải pháp đầu tiên, rất quan trọng. Đảng ta đã khẳng
định: “Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự
do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của công dân, quyền sinh
hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật. Đoàn kết đồng bào theo tôn
giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn
giáo. Đấu tranh ngăn chặn các hành vi lợi dụng các vấn đề dân tộc, tín
ngưỡng, tôn giáo để hoạt động trái pháp luật, kích động chia rẽ nhân
dân, chia rẽ các dân tộc, tôn giáo, làm phương hại đến lợi ích chung của đất nước”.
+ Nội dung tuyên truyền, giáo dục phải mang tính toàn diện, tổng
hợp, tập trung vào phổ biến sâu rộng các chủ trương, chính sách phát
triển kinh tế -xã hội vùng dân tộc, tôn giáo, chính sách dân tộc, tôn giáo
cho đồng bào các dân tộc, các tôn giáo. Phổ biến pháp luật và giáo dục
ý thức chấp hành pháp luật của Nhà nước, khơi dậy lòng tự tôn, tự hào
dân tộc, truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc, tôn giáo trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
- Hai là, triển khai thực hiện tốt chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo,
phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện và từng bước nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần của đồng bào. Đồng thời hết sức quan tâm giải quyết một số vấn đề
bức xúc về kinh tế, văn hóa, xã hội của đồng bào theo đạo.
+ Hiện nay, nhiệm vụ chính trị trọng đại của cả dân tộc ta lúc này
là đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới. Trên tiền đề có đường lối
đúng, việc phát huy cho được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân
tộc, trong đó có gần một phần tư dân số theo 6 tôn giáo lớn là một động
lực mạnh nhất của quá trình phát triển để đạt mục tiêu vừa nêu. Việc
giải quyết vấn đề tôn giáo phải góp phần phục vụ cho nhiệm vụ chính trị căn bản đó.
+ Trong những năm trước mắt, liên quan tới vấn đề vừa nêu, cần
đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo, đẩy mạnh đô thị hoá. Bởi lẽ, một khi 10
đời sống mọi mặt đồng bào được bảo đảm, thì dù thế lực thù địch bên
trong và bên ngoài có muốn gây rối bằng việc lợi dụng vấn đề tôn giáo
của đồng bào có tín ngưỡng tôn giáo cũng không thể thực hiện được.
Thực hiện nghiêm túc quan điểm mà Đại hội XII của Đảng đã nêu:
“Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt
Nam,… tôn trọng những điểm khác biệt không trái với lợi ích chung
của quốc gia - dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc”.
- Ba là, củng cố và từng bước hoàn thiện hệ thống chính trị cơ sở, nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo, dân tộc, cán bộ an ninh,
cán bộ người dân tộc thiểu số tại chỗ.
+ Đây là điều kiện bảo đảm nắm được quần chúng đồng thời làm
nòng cốt cho công tác phòng ngừa, đấu tranh, giáo dục cảm hoá, cải tạo
những phần tử xấu, trừng trị những kẻ lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc
để hoạt động trái pháp luật, làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân.
+ Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở còn phải chú trọng chất lượng
cán bộ làm công tác an ninh, công tác tôn giáo, dân tộc, hướng vào đối
tượng người dân tộc thiểu số tại chỗ. Ở cấp cơ sở cơ bản không có cán
bộ chuyên trách công tác tôn giáo, cán bộ kiêm nhiệm không ổn định;
họ thiếu thông tin, nhiều người chưa nắm vững nội dung các văn bản
của Đảng và Nhà nước về tôn giáo và công tác tôn giáo. Sự yếu kém,
hẫng hụt từ đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo hiện nay có thể nó là
nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, yếu kém của công tác này.
+ Vì thế, bên cạnh việc tăng cường đội ngũ cán bộ làm công tác
tôn giáo của hệ thống chính trị, trước hết cần có kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng những cán bộ đang làm công tác này. Mấy năm nay, trong sự
phối hợp của các đơn vị làm công tác tôn giáo, nhiều loại lớp đào tạo,
bồi dưỡng kiến thức về tôn giáo và công tác tôn giáo được mở cho hàng 11
ngàn cán bộ ở các cấp, ngành, các đoàn thể. Đây là một chuyển biến
lớn, góp phần nâng cao nhận thức về tôn giáo và công tác tôn giáo cho
toàn hệ thống chính trị.
- Bốn là, triển khai thực hiện có hiệu quả các mặt công tác
phòng, chống và giải quyết các điểm nóng, biểu tình, bạo loạn.
+ Cần thường xuyên vạch trần bộ mặt phản động của kẻ
thù để nhân dân nhận rõ và không bị lừa bịp. Vận động, bảo vệ
đồng bào các dân tộc, tôn giáo để đồng bào tự vạch mặt bọn xấu
cùng những thủ đoạn xảo trá của chúng. Phát huy vai trò của các
phương tiện thông tin đại chúng trong cuộc đấu tranh này.
+ Khi xuất hiện điểm nóng, cần tìm rõ nguyên nhân, biện
pháp giải quyết kịp thời, không để lan rộng, không để kẻ thù lấy
cớ can thiệp; xử lí nghiêm minh theo pháp luật những kẻ cầm
đầu, ngoan cố chống phá cách mạng. Đồng thời, kiên trì thuyết
phục vận động những người nhẹ dạ, cả tin nghe theo kẻ xấu quay
về với cộng đồng; đối xử khoan hồng, độ lượng, bình đẳng với
những người lầm lỗi đã ăn năn hối cải, phục thiện.
+ Phải tôn trọng các tôn giáo có tư cách pháp nhân, tranh
thủ giáo sĩ, thực lòng quan tâm đến đồng bào các tôn giáo, dân
tộc để vận động đồng bào tham gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ
quốc. Đối với đồng bào không theo tôn giáo thì giáo dục để giữ
vững và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, thự chiện các hình
thức tín ngưỡng truyền thống, làm vô hiệu hoá hoạt động truyền
đạo trái pháp luật. Đối với những người thực sự có nhu cầu theo
tôn giáo, cần giáo dục để đồng bào hiểu rõ và thực hiện đúng
chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, đẩy mạnh phong
trào thi đua xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo”.
+ Đấu tranh phòng, chống các thế lực thù địch lợi dụng
vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam là một 12
yêu cầu khách quan, cấp thiết đối với sự nghiệp cách mạng ở
nước ta hiện nay. Vì vậy, hơn bao giờ hết, Đảng, Nhà nước, quân
dân cả nước tiếp tục luôn nêu cao cảnh giác, tuyên truyền, tích
cực đấu tranh chống các thế thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân
tộc, tôn giáo chống phá cách mạng nước ta, góp phần tích cực
bảo vệ và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
III. Liên hệ trong đấu tranh phòng chống các thế lực thù địch lợi dụng
vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam đối với sinh viên hiện nay
3.1. Thực trạng vấn đề
Những âm mưu và thủ đoạn của các thế lực thù địch trong sinh viên
thời gian vừa qua tập trung vào một số vấn đề như: Thâm nhập vào tổ chức
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội sinh viên nhằm phá vỡ các
tổ chức này; đưa các ấn phẩm văn hóa đồi trụy, phản động về dân tộc và tôn
giáo vào trong đời sống tinh thần của sinh viên, lợi dụng tín ngưỡng, mê tín dị
đoan để thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”; thông qua các chương
trình học bổng, các hội thảo quốc tế sử dụng internet để tuyên truyền, kích
động bằng nhiều phương pháp tuyên truyền, xuyên tạc, mua chuộc, lôi kéo
sinh viên vào con đường lầm lạc chống lại Nhà nước, đi ngược lại lợi ích
quốc gia, dân tộc và nhân dân.
Có nhiều đối tượng đã len lỏi vào các ký túc xá sinh viên, giảng đường,
đến các hội thảo khoa học, sử dụng internet lôi kéo, kích động, nhằm tạo ra sự
bất ổn về chính trị tư tưởng, làm cơ sở cho những vụ gây rối trật tự an ninh
trong đời sống sinh viên và trong xã hội nhằm xuyên tạc, vu khống, kích
động, phá hoại, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm mất ổn định chính
trị - xã hội, tiến tới chuyển hóa chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Nhưng với sự nhanh nhạy và bản lĩnh vững vàng của mình, cũng đã có
nhiều sinh viên phát hiện và đấu tranh trực diện đối với việc tuyên truyền,
kích động của chúng một cách có hiệu quả. Tuy nhiên, không ít sinh viên còn
mơ hồ về chính trị, thiếu kinh nghiệm sống nên bị mắc mưu chúng. Đặc biệt
trong những ngày chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu 13
Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, có sinh viên bị kích động đã
lập các blog cá nhân đăng tải nội dung cổ xúy cho các luận điệu sai trái của
các thế lực thù địch về vấn đề dân tộc, tôn giáo. Từ đó có các bình luận xuyên
tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước
và toàn xã hội. Đây là việc làm của những sinh viên nhận thức chính trị hạn
chế nông nổi trong suy nghĩ, bồng bột trong hành động làm ảnh hưởng đến uy
tín của Đảng, Nhà nước. 3.2. Nguyên nhân
Sinh viên là lực lượng chủ yếu ở các học viện, trường đại học, cao
đẳng. Tuổi đời của họ còn trẻ luôn tiên phong trong mọi hoạt động. Họ là
những con người đang phát triển mạnh về thể chất và tinh thần, giàu ước mơ
hoài bão, luôn có mong uốn vươn lên nắm bắt tri thức của nhân loại để tự
hoàn thiện mình về mọi mặt. Sinh viên thường khá nhanh nhạy trong việc tiếp
thị các thông tin mới, cũng như những luồng tư tưởng mới trong xã hội, song
khả năng phân tích và chọn lọc còn có những hạn chế. Trong thực tế, nhiều
sinh viên còn chưa hiểu sâu về chính trị, lập trường tư tưởng chưa vững vàng,
nên dễ dao động, dễ bị lôi kéo.
Nguyên nhân chủ quan là bản thân mỗi học sinh, sinh viên chưa thật sự
xây dựng cho mình ý thức tự rèn luyện, nâng cao trình độ, học hỏi kỹ năng,
bản lĩnh chính trị kém, không có kiến thức, hiểu biết về những chủ trương
chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc, tôn giáo.
Ngoài ra, thực tế nhiều sinh viên sống không có lý tưởng, mục tiêu,
không có chính kiến nên dễ bị lôi kéo. Nhiều sinh viên dễ bị ám thị bởi những
điều lạ, cách tư duy của họ không dựa trên bằng chứng mà ở niềm tin và cảm
giác ban đầu. Vì vậy sinh viên là đối tượng mà các thế lực thù địch hướng
tới , lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam để
tuyên truyền nhằm mục tiêu chống phá cách mạng trong hiện tại và tương lai. 14
3.2. Liên hệ trách nhiệm của sinh viên về vấn đề dân tộc, tôn giáo trong tình hình hiện nay
Là một sinh viên, với tư cách là một trong những hạt mầm tương lai
của đất nước chúng ta cần tự nhận thấy bản thân có vai trò, trách nhiệm trong
vấn đề dân tộc, tôn giáo. Cụ thể là:
+ Nhận thức đúng cuộc đấu tranh chống lại các thế lực thù địch lợi
dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam là cuộc đấu
tranh phức tạp, quyết liệt và lâu dài. Do đó cần phải tích cực cảnh giác, đấu
tranh với những hành động sai trái của các thành phần biến chất .
+ Sống hòa đồng, không phân biệt vùng miền, dân tộc, tôn giáo với các
bạn cùng trang lứa cũng như mọi người xung quanh, nhằm giúp vững mạnh
khối đoàn kết dân tộc.
+ Tích cực học tập nâng cao trình độ, chú trọng học tốt môn học Giáo
dục quốc phòng an ninh. Quan tâm, nắm rõ tình hình thời thế của Đất nước
cũng như thế giới về nhiều mặt đời sống - xã hội.
+ Cần nhận thức rõ hậu quả của tệ nạn xã hội là con đường dẫn đến tội
phạm, không tham gia tệ nạn xã hội dưới bất cứ hình thức nào. Không bị lôi
kéo, cám dỗ bởi những khoái cảm, những lối sống trụy lạc, coi trọng đồng
tiền, chà đạp lên đạo đức nhân phẩm, vi phạm pháp luật, bán rẻ sự nghiệp của bản thân.
+ Có trách nhiệm phát hiện các đối tượng có hành vi hoạt động tệ nạn
xã hội, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam có
dấu hiệu dụ dỗ lôi kéo, cần báo ngay cho công an, chính quyền địa phương
cũng như giáo viên, Đoàn trường, Hội sinh viên, lãnh đạo nhà trường.
+ Không có các hành vi mê tín dị đoan hoặc tham gia vào các hủ tục lạc
hậu. Bằng kiến thức đã học để phân biệt rõ tự do tín ngưỡng, lễ hội với mê tín
dị đoan, cảnh giác trước các hành vi “ Buôn thần bán thánh ” và âm mưu
chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực phản động.
+ Phân biệt rõ giữa hội tà đạo với các tổ chức tôn giáo chính thống,
tránh đánh đồng với các tổ chức Tin Lành nói chung, không tụ tập, nghe phổ 15
biến những thông tin không chính thống, không có nguồn gốc rõ ràng, những
thông tin có nội dung không lành mạnh, lừa gạt, mê muội. Nên cảnh giác đối
với các hoạt động dự dỗ, lôi kéo bằng vật chất và những lời tuyên truyền lừa
đảo. Không nghe theo, làm theo những người lạ mặt có biểu hiện hoạt động lén lút, mờ ám.
+ Chủ động phát hiện các sinh viên trong lớp có những dấu hiệu khác
thường, có hoàn cảnh éo le, gặp trắc trở khó khăn trong học tập, trong tình
cảm để có biện pháp động viên giúp đỡ, giúp bạn vượt khó khăn, không để họ
bị sa ngã vào các tệ nạn xã hội. Cảm hóa động viên các bạn đã mắc lầm lỗi để
họ trở thành người có ích.
Trong thời đại hội nhập, nhiệm vụ phòng chống các thế lực thù địch lợi
dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam càng phải được
coi trọng và xác định là nhiệm vụ thường xuyên, phức tạp, quyết liệt và lâu
dài. Vì thế, sinh viên cần phát huy tinh thần xung kích, chủ động, sáng tạo của
thanh niên thế hệ mới trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. 16 KẾT LUẬN
“ Các vua Hùng đã các công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau
giữ lấy nước ”, câu nói trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở các thế hệ
người dân Việt Nam về trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc của mình. Bảo vệ Tổ
quốc. Đó không phải công việc của riêng ai, của riêng một lực lượng nào mà
đó là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân tộc. Và để bảo vệ Tổ
quốc không chỉ chú trọng tới vấn đề quân sự, phát triển kinh tế, ngoại giao mà
cần đặc biệt chú trọng tới việc bảo vệ khối đoàn kết của dân tộc ta trong vấn
đề dân tộc, tôn giáo trước những thủ đoạn, âm mưu của các thế lực thù địch.
Thực hiện tốt các giải pháp nêu trên sẽ góp phần làm thất bại chiến lược
“Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào.
Thực tiễn cho thấy, đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn của kẻ địch lợi
dụng vấn đề dân tộc tôn giáo là một quá trình gay go, phức tạp trên mọi lĩnh
vực của đời sống. Trước sự nguy hiểm đó, chúng ta phải luôn đề cao tinh thần
cảnh giác, chống sự lợi dụng, khiêu khích, kích động của mọi thế lực thù địch
đồng thời nắm chắc chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề
dân tộc, tôn giáo để vận dụng trong đời sống.
Đây là nhiệm vụ thiêng liêng cao cả không chỉ đối với công dân Việt
Nam mà nhất là đối với sinh viên - thế hệ trẻ, nhân tố quyết định trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Cần phải nêu cao ý thức, trách nhiệm của
mỗi sinh viên trong việc tuyên truyền, thực hiện quan điểm, chính sách dân
tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước, cảnh giác đấu tranh, phòng chống sự lợi
dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo của các thế lực thù địch. Mỗi sinh viên hôm nay
hãy là những tấm gương trong rèn luyện đạo đức và học tập, giữ vững truyền
thống tốt đẹp ngàn đời của dân tộc để góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền của đất nước. 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ quốc phòng, Trung tâm Từ điển Bách khoa quân sự, Từ điển
Bách khoa quân sự Việt Nam, Nxb QĐND, Hà Nội, 2005, tr. 300.
2. Bộ quốc phòng, Trung tâm Từ điển Bách khoa quân sự, Từ điển
Bách khoa quân sự Việt Nam, Nxb QĐND, Hà Nội, 2005, tr. 984.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X,Nxb CTQG, Hà Nội, 2006, tr. 42.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X,Nxb CTQG, Hà Nội, 2006, tr.122 - 123.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XII,Nxb CTQG, Hà Nội, 2016, tr. 36 - 37.
6. Phan Văn Bôn, Đinh Quang Tuấn và Trần Chính (2016), Giáo dục
Quốcphòng - An ninh, Nxb Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Trường Học
việnBáo chí và Tuyên truyền.
7. Website Tạp chí Quốc phòng toàn dân. 18