-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đấu tranh, phòng chống một số loại tội phạm xâm hại danh dự, nhân phẩm của người khác trên không gian mạng | Tiểu luận HP2 công tác quốc phòng an ninh
Nhận thức về tội phạm xâm hại danh dự nhân phẩm , công tác phòng chống tội phạm xâm hại danh dự nhân phẩm của người khác. Khái niệm và dấu hiệu pháp lý của các tội phạm xâm hại danh dự, nhân phẩm của người khác. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
HP2 Công tác quốc phòng an ninh 53 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Đấu tranh, phòng chống một số loại tội phạm xâm hại danh dự, nhân phẩm của người khác trên không gian mạng | Tiểu luận HP2 công tác quốc phòng an ninh
Nhận thức về tội phạm xâm hại danh dự nhân phẩm , công tác phòng chống tội phạm xâm hại danh dự nhân phẩm của người khác. Khái niệm và dấu hiệu pháp lý của các tội phạm xâm hại danh dự, nhân phẩm của người khác. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: HP2 Công tác quốc phòng an ninh 53 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
TỔ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
----------------------------------- TIỂU LUẬN
HP2 CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
ĐẤU TRANH, PHÒNG CHỐNG MỘT SỐ LOẠI TỘI PHẠM
XÂM HẠI DANH DỰ, NHÂN PHẨM CỦA NGƯỜI KHÁC
TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
Sinh viên: ĐỖ THỊ THÚY
Mã số sinh viên: 2156150048 Lớp GDQP&AN: 14
Lớp: QUAN HỆ CÔNG CHÚNG K41
Hà Nội, tháng 12, năm 2021 1 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................2
NỘI DUNG.................................................................................................................................3
1, Nhận thức về tội phạm xâm hại danh dự nhân phẩm , công tác phòng chống tội
phạm xâm hại danh dự nhân phẩm của người khác..........................................................3
1.1 Khái niệm và dấu hiệu pháp lý của các tội phạm xâm hại danh dự, nhân phẩm
của người khác...................................................................................................................3
1.2 Phân loại các tô g
i phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm.........................................6
1.3 Khái niệm phòng chống tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người
khác.....................................................................................................................................7
1.4 Ý nghĩa của việc phòng chống tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm của
người khác..........................................................................................................................7
2. Đấu tranh, phòng chống một số loại tội phạm xâm hại danh dự, nhân phẩm của
người khác trên không gian mạng........................................................................................8
2.1 Thực trạng tội phạm xâm hại danh dự nhân phẩm của người khác trên không
gian mạng hiện nay............................................................................................................8
2.2. Hậu quả của việc xâm hại danh dự nhân phẩm của người khác trên không gian
mạng..................................................................................................................................14
2.3 Nguyên nhân gây ra hành vi xâm hại danh, nhân phẩm của người khác trên
không gian mạng..............................................................................................................19
2.4 Biện pháp phòng chống, xóa bỏ hành vi xâm hại danh dự, nhân phẩm của người
khác trên không gian mạng............................................................................................20
3. Trách nhiệm của sinh viên trong công tác phòng chống một số loại tội phạm xâm hại
danh dự, nhân phẩm của người khác trên không gian mạng..........................................21
KẾT LUẬN...............................................................................................................................23
Tài liệu tham khảo...................................................................................................................24 2 MỞ ĐẦU
Tính tất yếu của đề tài
Xã hội đang phát triển không ngừng, các loại hình tội phạm cũng có sự
phát triển thay đổi. Trong đó tội phạm xâm hại danh dự, nhân phẩm người khác
có sự gia tăng rõ rệt về số vụ, số người và mức độ vi phạm. Đây là một vấn đề
nóng cần được quan tâm và tìm hiểu, từ đó có những biện pháp phòng ngừa, để
ngăn chặn tiến tới xóa bỏ. Các cơ quan Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều
văn bản tăng cường phòng ngừa, phòng chống tội phạm xâm hại danh dự, nhân phẩm của người khác.
Con người là nhân tố của tổng hòa tự nhiên, nên các vấn đề về quyền con
người được coi là cấp thiết và nóng bỏng, được đặc biệt quan tâm. Và được bảo
vệ danh dự, nhân phẩm là một trong những quyền tất yếu trong quyền con người.
Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền 1948 có viết: “Không ai phải chịu can thiệp
một cách tùy tiện vào cuộc sống riêng tư, gia đình, nơi ở hoặc thư uy tín cá
nhân…” (Điều 12). Phải đấu tranh phòng chống tội phạm xâm hại danh dự nhân
phẩm người khác trên không gian mạng bởi không gian mạng đang dần trở thành
nơi được các đối tượng thực hiện hành vi xâm hại của mình. Với tính chất lan
nhanh và có sức ảnh hưởng lớn, nó sẽ tạo nên những làn sóng dư luận lớn và có
thể gây tổn hại nghiêm trọng tới người bị xâm hại danh dự, nhân phẩm. Nó có
thể để lại hậu quả khôn lường. Bên cạnh đó, với sự phát triển của xã hội, hầu hết
chúng ta đều dễ dàng truy cập vào Internet. Trước những bài báo, bài viết trên
các trang web, trang mạng xã hội có nội dung xâm hại tới danh dự, nhân phẩm
của người khác, chúng ta hoàn toàn có thể kịp thời tố cáo, cùng lên tiếng bảo vệ
nạn nhân và cùng các cơ quan vào cuộc. Danh dự, nhân phẩm con người có thể
coi là hạt ngọc tâm hồn, là giá trị sống đích thực. Vậy nên hãy chung tay phòng
chống tội phạm xâm hại đến danh dự, nhân phẩm của người khác để xây dựng
nên một xã hội văn minh, đáng sống. 3 NỘI DUNG
1, Nhận thức về tội phạm xâm hại danh dự nhân phẩm , công tác phòng
chống tội phạm xâm hại danh dự nhân phẩm của người khác
1.1 Khái niệm và dấu hiệu pháp lý của các tội phạm xâm hại danh dự, nhân
phẩm của người khác 1.1.1 Khái niệm
Trước hết con người là thực thể đặc biệt trong xã hội, xã hội loài người chỉ
có thể phát triển khi mỗi con người được phát triển, được bảo vệ. Tất cả các quốc
gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đều đề cao vai trò của con người và ngày
càng hoàn thiện cơ chế bảo vệ các quyền con người. Công ước quốc tế về các
quyền dân sự và chính trị năm 1966 cũng đã công nhận: “Không ai bị can thiệp
một cách độc đoán hoặc bất hợp pháp đến đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư
tín hoặc bị xúc phạm bất hợp pháp đến danh dự và uy tín.” Đây là một trong
những yếu tố hình thành nên quyền công dân nói chung và quyền con người nói
riêng, nó là quyền tự nhiên của con người và không bị tước bỏ bởi bất kỳ ai và
bởi bất cứ chính thể nào. Các khái niệm cơ bản
- Danh dự là sự coi trọng của dư luận xã hội, dựa trên giá trị tinh thần, đạo
đức, tốt đẹp và tỏ rõ sự kính trọng của xã hội, của tập thể.
Ngoài ra danh dự không tự nhiên mà có, nó phải được hình thành qua một
quá trình phát triển của con người, con người sinh ra có những mối quan hệ xã
hội, sự giao lưu … Từ đó tạo ra giá trị tinh thần đạo đức tốt đẹp quy chung làm nên danh dự mỗi người. 4
- Nhân phẩm được hiểu là phẩm chất, giá trị của một con người cụ thể và
được Pháp luật bảo vệ. Nhân phẩm là tổng hợp những phẩm chất mang tính đặc
trưng của mỗi cá nhân, những yếu tố đặc trưng này tạo nên giá trị một con người.
Có thể nói danh dự và nhân phẩm là hai khái niệm luôn có mối quan hệ quy
định lẫn nhau. Danh dự, nhân phẩm của con người là những yếu tố về tinh thần,
bao gồm phẩm giá, giá trị, sự tôn trọng, tình cảm yêu mến của những người xung
quanh, của xã hội đối với người đó.
- Hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm của con người là làm cho người
đó bị xúc phạm, tổn thương về tinh thần và xấu hổ đối với những người xung
quanh, người trong gia đình, tập thể, trong nhân dân, trong xã hội tùy thuộc vào
vị thế, vai trò và nhiệm vụ, tuổi tác của người đó và mức độ của hành vi phạm tội.
Mỗi người trong xã hội có thể có những giá trị DDNP giống hoặc khác
nhau, tuy nhiên những giá trị nhân thân này đều được bảo vệ một cách bình đẳng
bởi nhiều công cụ khác nhau, đặc biệt là pháp luật hình sự. Mọi hành vi xâm
phạm DDNP của con người đều bị trừng trị nghiêm khắc.
- Xâm phạm đến DDNP của con người được thể hiện ở những hành vi nguy
hiểm cho xã hội trực tiếp hoặc gián tiếp xâm phạm đến DDNP của con người
- Tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người là những hành vi nguy
hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách
nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc
vô ý xâm phạm tới quyền được tôn trọng và bảo vệ về nhân phẩm và danh dự
được Hiến pháp và pháp luật hình sự ghi nhận và bảo vệ
Khái niệm trên được hiểu là: 5
+ Là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định tại Chương 14:
Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự con người (Từ Điều 141 - Điều 156)
trong Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
+ Do người có năng lực trách nhiệm hình sự (là người có đủ năng lực nhận
thức được ý nghĩa xã hội của hành vi của mình và điều khiển được hành vi theo
đòi hỏi của xã hội) và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (từ đủ 16 tuổi trở lên)
thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý.
+ Xâm phạm tới quyền được tôn trọng và bảo vệ về nhân phẩm và danh dự
được Hiến pháp và pháp luật hình sự ghi nhận và bảo vệ.
1.1.2 Dấu hiệu pháp lý của các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người
- Khách thể của các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người
được thể hiện ngay trong tên gọi của Chương XIV của Bộ luật Hình sự năm
2015. Đó là, các tội phạm này xâm phạm đến quyền được bảo hộ về nhân phẩm,
danh dự của con người. Đối tượng tác động của các tội phạm này là con người
cụ thể. Theo đó, con người phải là một cơ thể còn sống và có thời điểm tính từ
khi sinh ra cho đến khi chết. - M
ặt khách quan của các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người
Mặt khách quan của các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người thể
hiện ở những hành vi nguy hiểm cho xã hội (hành động hoặc không hành động)
xâm phạm trực tiếp tới nhân phẩm, danh dự của con người. Mặt khách quan của
tội phạm còn thể hiện ở hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Hậu quả nguy hiểm cho
xã hội của các tội phạm này là những thiệt hại về thể chất như gây tổn hại về tinh
thân như xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự của con người.
- Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc
pháp nhân thương mại thực hiện. 6
- Mặt chủ quan của các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của con người
Phần lớn các tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Đối với một số
tội, mục đích và động cơ phạm tội là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm.
Ngoài ra, Bộ luật hình sự còn quy định động cơ hoặc mục đích phạm tội là dấu
hiệu bắt buộc trong cấu thành tăng nặng ở một số cấu thành tăng nặng như động
cơ đê hèn (điểm c khoản 2 các điều 151, 152, 153 – các tội mua bán, đánh tráo
hoặc chiếm đoạt trẻ em); để sử dụng vào mục đích vô nhân đạo, để đưa ra nước
ngoài (điểm b khoản 1, điểm đ khoản 2 Điều 150 – tội mua bán người; điểm h, e
khoản 2 các điều 151, 152, 153 – các tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ
em). Đối với các tội khác, động cơ, mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc.
1.2 Phân loại các tô g
i phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm
Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) bổ sung và
quy định rõ thêm một số tội danh xâm phạm đến DDNP của con người (đặc biệt
đối với tội danh xâm phạm đến DDNP của con người là trẻ em) so với BLHS
năm 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009). Theo quy định pháp luật Hình sự Việt Nam
hiện nay, các tội xâm phạm DDNP của con người gồm:
- Các tội xâm phạm tình dục:
Nhóm tội này gồm các tội sau: Tội hiếp dâm; Tội cưỡng dâm; Tội dâm ô
với người dưới 16 tuổi; Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục
khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm.
- Các tội mua bán người:
Nhóm tội này gồm: Tội mua bán người (chủ yếu là tội mua bán phụ nữ, trẻ
em); Tội mua bán người dưới 16 tuổi; Tội đánh tráo người dưới 1 tuổi; Tội 7
chiếm đoạt người dưới 16 tuổi; Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người.
- Các tội làm nhục người khác:
Nhóm tội này gồm: Tội làm nhục người khác; Tội vu khống; Tội hành hạ người khác.
Nhóm tội khác như: Tội lây truyền HIV cho người khác; Tội cố ý truyền
HIV cho người khác; Tội chống người thi hành công vụ.
1.3 Khái niệm phòng chống tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác
- Phòng ngừa tội phạm là việc các cơ quan của Nhà nước, các tổ chức xã
hội và công dân bằng nhiều biện pháp nhằm khắc phục những nguyên nhân,
điều kiện của tình trạng phạm tội nhằm ngăn chặn, hạn chế và làm giảm từng
bước, tiến tới loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội.
1.4 Ý nghĩa của việc phòng chống tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác
Danh dự nhân phẩm con người là một trong những quyền bất khả xâm
phạm. Điều 20 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
(viết tắt là Hiến pháp năm 2013) quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm
phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm;
không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào
khác xâm phạm thân thể, sức khoẻ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”. Chính vì thế
bảo vệ danh dự nhân phẩm con người là điều vô cùng quan trọng được coi là
nhiệm vụ, trách nhiệm của các cơ quan tổ chức Nhà nước.
Chủ thể phòng chống tội phạm xâm hại danh dự nhân phẩm người khác là
Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp, Chính phủ và uỷ ban nhân dân các cấp, 8
Các tổ chức xã hội, các tổ chức quần chúng tự quản,Các cơ quan bảo vệ pháp
luật: Công an, Viện kiểm sát, Tòa án, và từng Công dân.
Phòng chống tội phạm xâm hại danh dự, nhân phẩm của người khác có ý
nghĩa rất lớn trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Đó là tạo dựng lên một xã hội
tiến bộ, công bằng, văn minh; con người có mối quan hệ tốt đẹp với nhau cùng
đoàn kết xây dựng đất nước giàu mạnh. Danh dự của người dân làm nên bộ mặt
của Đất nước, làm nên giá trị sống đích thực cho mỗi người.
Phòng ngừa tội phạm là phương hướng chính, là tư tưởng chỉ đạo trong công tác đấu
tranh phòng chống tội phạm, phòng ngừa không để tội phạm xảy ra.
- Phòng ngừa mang ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc, làm tốt công tác
phòng ngừa giúp giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản
của xã hội, tính mạng, sức khỏe, danh dự, phẩm giá của mọi người dân.
- Làm tốt công tác phòng ngừa tội phạm mang ý nghĩa kinh tế sâu sắc, tiết
kiệm ngân sách Nhà nước, sức lao động của các nhân viên Nhà nước, của công
dân trong các hoạt động điều tra truy tố xét xử và giáo dục cải tạo người phạm
tội, cũng như trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến tội phạm
2. Đấu tranh, phòng chống một số loại tội phạm xâm hại danh dự, nhân
phẩm của người khác trên không gian mạng
2.1 Thực trạng tội phạm xâm hại danh dự nhân phẩm của người khác trên
không gian mạng hiện nay.
Trong thời gian gần đây quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín
của cá nhân nhận được sự quan tâm của dư luận xã hội cũng như các nhà lập
pháp khi việc xúc phạm, đả kích, làm nhục người khác diễn ra ngày càng phức
tạp nhất là những hành vi vi phạm được thực hiện trên không gian mạng. 9
Trước hết ta cần hiểu không gian mạng là gì? Theo quy định tại Khoản 3
Điều 2 Luật An ninh mạng 2018 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019) thì
thuật ngữ không gian mạng được cụ thể như sau: Không gian mạng là mạng lưới
kết nối của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bao gồm mạng viễn thông, mạng
Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông
tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu; là nơi con người thwucj
hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian và thời gian.
Hiện nay với sự ra đời lớn của các phần mềm máy tính, các trang web, đặc
biệt là mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram hay twitter, … Nhiều người
đã thẳng tay buông xuống những lời bình phẩm, đánh giá, chửi bới một cách hồn
nhiên mà không hề nhận ra sức ảnh hưởng của nó đối với người nghe. Hàng năm
theo thống kê có đến hàng trăm, hàng ngàn bài viết có nội dung xâm hại danh dự
nhân phẩm của người khác được các đối tượng đăng tải trên mạng xã hội. Các
đối tượng xuất phát từ nhiều lứa tuổi khác nhau, đăng bài nói xấu, chửi bới, bôi
nhọ danh dự nhân phẩm và nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Có người thì kịch
liệt phản đối nhưng cũng có những người lại hùa theo, tin vào những lời nói đó
đề ùa vào công kích nạn nhân.
Đặt trong lĩnh vực chính trị, có nhiều thế lực phản động muốn gây rối trật
tự, an ninh quốc gia, thực hiện âm mưu chống phá cách mạng. Có rất nhiều bài
viết bôi xấu danh dự Đảng và Nhà nước… Trên trang Facebook của Nguyễn Văn
Đài – một người đã từng làm luật sư và hiện tại đang sống tại Đức, khi truy cập
vào trang cá nhân này, ta bắt gặp rất nhiều bài viết có nội dung bôi nhọ xúc phạm
danh dự của các lãnh đạo, các bộ trưởng, thứ trưởng cấp cao của Việt Nam. Đáng
nói những ngôn từ xúc phạm này lại có khá nhiều lượt tương tác. Hành động này
không chỉ xâm hại đến danh dự, nhân phẩm của các cấp lãnh đạo nước ta mà còn
có thể ảnh hưởng đến tư tưởng của nhiều người dân, nhất là những người chưa 10
có lập trường cách mạng vững vàng, nó nhằm chia rẽ khối đoàn kết dân tộc và
góp phần thực hiện âm mưu lật đổ cách mạng của thế lực phản động, tay sai.
Còn trong đời sống xã hội ta có thể thấy thực trạng xâm phạm đến danh
dự, nhân phẩm của người khác trên không gian mạng diễn ra thường xuyên và dễ
dàng được biết đến. Sự ghen tuông đố kỵ, ghen ghét hay không chịu thua làm
phần Con trỗi dậy lấn át đi phần Người bên trong mỗi người. Ta không thấy lạ
khi lướt web, lướt mạng xã hội bắt gặp những bài viết của những cô, cậu nói xấu
chửi bới nhau. Giới trẻ hiện nay quá sôi nổi và sôi nổi đến mức có thể thỏa sức
văng tục và chửi bới người khác khi bản thân không hài lòng. Có thể trên lớp liếc
xéo nhau một cái, hay học giỏi hơn một chút, ăn mặc đẹp hơn một chút cũng đủ
khiến những người có thói ghen ăn tức ở đâm lời nói xấu bạn trên mạng xã hội.
Nhiều người còn quá đáng hơn khi lôi chính chuyện gia đình của người khác ra
để bàn tán, nói xấu, chê bai trên mạng xã hội. Những lời chửi rủa văng tục lại
được hưởng ứng một cách tích cực từ bạn bè của họ nhưng họ không hề biết nó
đã để lại vết thương lòng cho nạn nhân như thế nào. Thật buồn hơn khi một
người từ nạn nhân lại biến thành hung thủ. Người xưa có câu: “Gậy ông đập lưng
ông”. Đó là sự đáp trả từ đối phương. Rồi bất chợt xuất hiện một cuộc chiến giữa
hai người. Nhưng liệu họ có bao giờ tự hỏi: “Rốt cuộc mình đang làm gì và nhận
lại được gì không? Danh dự nhân phẩm của họ sẽ được đánh giá như thế nào?”
Thế nhưng thực chất nó vẫn diễn ra và không ai hiểu cả.
Tự do ngôn luận là quyền của con người nhưng ngôn luận phải thông
minh. Sử dụng mạng xã hội để giao lưu, kết bạn và học hỏi nhưng nhiều bạn trẻ
lại lợi dụng nó để đăng bài nói xấu người khác. Cụ thể về vấn đề tình cảm, nhiều
cặp đôi không ngần ngại công khai hẹn hò trên Facebook và cũng không ngần
ngại đăng bài phốt người yêu cũ của mình. Họ tâm sự với cộng đồng mạng và
nói ra những tật xấu của đối phương, những lời chửi bới, nguyền rủa. Điều này
ảnh hưởng rất lớn đến đối phương. Nhiều người chọn cách im lặng nhưng nhiều 11
người thì không. Họ đang dần đánh mất đi chính danh dự của mình. Khi yêu thì
yêu hết lòng, hết tật xấu của đối phương nhưng hết yêu con người ta chẳng ngần
ngại buông lời cay đắng để hủy hoại danh dự, nhân phẩm người khác. Tuy nhiên
cũng không thể bao biện cho người sai trong chuyện tình cảm nhưng cũng không
nên để phút nóng giận nhất thời mà làm mất đi nhân phẩm của mình trên mạng xã hội.
Ngày nay, chúng ta ai cũng có thể trở thành những anh hùng bàn phím.
Những bình luận, like, share chỉ tốn vài giây. Chúng ta nghĩ ta có quyền tự do
nói lên suy nghĩ của bản thân trên chính trang cá nhân của mình. Tất nhiên nó
không sai, nhưng nó sai khi ta xâm phạm đến danh dự cá nhân người khác. Nghệ
sĩ- những người được coi là người của công chúng, họ được mọi người biết đến.
Nhưng trên hết, không phải ai cũng được tất cả mọi người yêu mến, kính trọng.
Họ có người hâm mộ (fan) và cũng song hành với đó là những người không
thích họ với cái tên anti fan (Ngôn ngữ Anh). Hiện tượng những bài viết nói xấu
bôi nhọ các nghệ sĩ có thể nói là được đăng tải thường xuyên. Họ lập ra những
tài khoản giả mạo để đăng bài, quy mô lớn hơn là lập ra những hội nhóm anti,
các trang với nội dung chế giễu, nói xấu, bôi nhọ. Nhiều anti fan quá khích còn
đăng bài chửi rủa công khai. Khi pháp luật có những chế tài mạnh tay hơn, vì sự
an toàn của cá nhân, họ lập tức thành lập các hội nhóm riêng tư để tránh bị điều
tra. Sơn Tùng MTP- một ca sĩ được cho là có lượng fan đông đảo nhất, nhì nền
âm nhạc Việt Nam, nhưng cũng có thể thấy lượng anti fan rơi vào top đầu. Khi
tìm kiếm trên Facebook hay Instagram, Twitter với nội dung như “anti fan Sơn
Tùng”, hay một vài từ khóa có nội dung bêu xấu, bạn sẽ nhận được hàng trăm
kết quả với nội dung đã tìm kiếm, đó là các tài khoản anti fan, các hội nhóm anti
và thậm chí các tài khoản giả danh công khai đăng bài nói xấu, bôi nhọ.
Giới giải trí luôn là đề tài nóng hổi được cộng đồng mạng quan tâm. Thay
vì chia sẻ, bình luận động viên những bài viết có nội dung kêu gọi sự giúp đỡ với 12
trẻ con miền núi, ủng hộ quỹ phòng chống dịch của đất nước nhiều người lại
dành thời gian cho những cuộc tranh cãi trong giới giải trí mà giới trẻ hiện nay
gọi nó là “hóng drama”. Họ bình phẩm về người khác chỉ qua một vài bài báo
đưa tin, một vài clip trên mạng xã hội hay hùa theo số đông để tẩy chay, buông
lồi nghiệt ngã với người được coi là dính vào scandal.
Ngạn ngữ phương Tây có câu "Một nửa cái bánh mì vẫn là bánh mì
nhưng một nửa sự thật thì không phải là sự thật" Họ quá vội vàng bình phẩm
người khác và vô hình tự biến mình thành tội phạm. Họ phạm tội về xâm hại
danh dự, nhân phẩm của người khác. Ta luôn bắt gặp những lời lẽ xúc phạm đến
danh dự, nhân phẩm con người trên mạng xã hội. Không chỉ giới giải trí không
đâu mà ở đâu ta cũng bắt gặp. Trong bóng đá, chúng ta không thể chắc chắn điều
gì. Thắng thua không quan trọng mà quan trọng là chúng ta học được gì sau mỗi
trận đấu. Thế nhưng thay vì động viên, khích lệ tinh thần các cầu thủ sau nhiều
trận thua liên tiếp tại vòng loại World Cup 2022, nhiều người lại lên chính trang
cá nhân của các cầu thủ để chửi rủa, đổ lỗi. Cụ thể sau trận thua 0-1 Nhật Bản
hôm 11/11, Phan Văn Đức tiếp tục là cầu thủ hứng chịu nhiều ánh nhìn hà khắc
từ đông đảo khán giả, anh bị nhiều cổ động viên quá khích lăng mạ chính trên
sân và trên trang cá nhân của mình, họ lăng mạ và yêu cầu anh không nên tiếp
tục tham gia thi đấu. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của anh và gia đình.
Không chỉ là những bài viết, những bình luận ác ý nhằm bôi nhọ, nói xấu
người khác mà nhiều đối tượng còn đăng tải những video nhạy cảm, có tính chất
tiêu cực nhằm bôi nhọ danh dự nhân phẩm người khác. Phải kể đến nhiều vụ
việc đã từng xảy ra như năm 2007, ca sĩ Hoàng Thùy Linh đã bị lộ clip riêng tư.
Năm 2007, Hoàng Thùy Linh được chọn vào vai chính Vàng Anh trong phần 2
chương trình truyền hình tương tác Nhật Ký Vàng Anh vốn được nhiều người
trong giới trẻ hâm mộ.Thế nhưng, giữa lúc sự nghiệp đang lên, một clip riêng tư
của Hoàng Thùy Linh với bạn trai bất ngờ bị tung lên mạng. Sự nghiệp của 13
Hoàng Thùy Linh chấm dứt. Tại thời điểm đó, khi Internet còn mới bắt đầu mở
cửa và cũng chưa có Facebook hay bất kì mạng xã hội nào, sự cố Hoàng Thùy
Linh – Vàng Anh lộ Clip nhạy cảm không khác nào một quả bom đúng nghĩa.
Người người nhà nhà đều nói về sự kiện này.Hoàng Thùy Linh đã phải nhờ đến
sự can thiệp của pháp luật. Ngày 25/10, Công an thành phố khởi tố 4 sinh viên
tội danh truyền bá văn văn hóa phẩm đồi trụy do liên quan đến việc phát tán
video clip sex của Hoàng Thùy Linh, diễn viên chính trong phim truyền hình
"Nhật ký Vàng Anh". Ngoài 4 người đã bị tạm giam, Công an Hà Nội phát hiện
10 trường hợp khác còn rất trẻ, chỉ 19 đến 21 tuổi, có hành vi tàng trữ, vận
chuyển, biên tập và phát tán các đoạn phim trên. 8 trong số này là sinh viên, du
học sinh. 2 người còn lại là nhân viên kỹ thuật cửa hàng điện thoại trên phố Điện
Biên Phủ. Ngoài Hoàng Thùy Linh còn rất nhiều nghệ sĩ đã từng bị bôi nhọ danh
dự nhân phẩm trên mạng xã hội như: Hương Tràm, Văn Mai Hương, Ngân 98, Trâm Anh …
Có thể nói, thực trạng tội phạm xâm hại đến danh dự, nhân phẩm của
người khác đang diễn ra với quy mô lớn trên mạng xã hội. Nhiều người không hề
nhận ra những hành vi của mình trên mạng xã hội đã biến mình trở thành tội
phạm. Và đứng trước các hành vi xâm hại ấy, các cơ quan tổ chức đã kịp thời
vào cuộc, điều tra xác minh và làm rõ vụ việc. Có thể nói Pháp luật đã có sự
quan tâm đặc biệt cho quyền con người, có những chế tài đảm bảo, hiệu quả để
đối phó với các loại tội phạm xâm hại đến phẩm chất, danh dự con người:
- Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định
rằng người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì
bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt
cải tạo không giam giữ đến 03 năm. 14
- Điều 156 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định
rằng người nào bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm
xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi
ích hợp pháp của người khác thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000
đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01
năm. Bên cạnh đó, việc sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương
tiện điện tử để phạm tội sẽ bị xem là tình tiết tăng nặng, hành vi vi phạm sẽ bị
phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
- Điều 34 BLDS 2015 quy định như sau: “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của
cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Cá nhân có quyền yêu
cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín
của mình. Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi
cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không
có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường
hợp luật liên quan có quy định khác. Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân
phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào
thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó.
Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.
Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự,
nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên
bố thông tin đó là không đúng. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh
dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền
yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại”.
2.2. Hậu quả của việc xâm hại danh dự nhân phẩm của người khác trên không gian mạng
2.2.1 Đối với người bị xâm hại danh dự, nhân phẩm 15
Người xưa có câu “Danh dự quý hơn tiền bạc, mất danh dự là mất tất cả”.
Với mỗi chúng ta, danh dự, nhân phẩm là thứ vô cùng quý giá. Bản thân chúng
ta chỉ cần bị bố mẹ hay thầy cô mắng một chút cũng đã cảm thấy xấu hổ và buồn
bã. Đối với những người bị xâm hại danh dự, nhân phẩm thì còn hơn thế nữa. Họ
đang bị xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự và nhân phẩm. Chính hành động của
những kẻ vô tâm, cố ý, chà đạp lên danh dự, nhân phẩm của người khác mà có
biết bao nạn nhân đã rơi vào trạng thái tuyệt vọng, trầm cảm, thậm chí còn nghĩ
đến cái chết. Họ cảm thấy mình không còn mặt mũi nào để nhìn người khác. Họ
sụp đổ vì danh dự, nhân phẩm bản thân bị chà đạp, họ sợ hãi khi nghĩ đến ánh
mắt của mọi người. Trong họ, nhiều cảm xúc tiêu cực lấn chiếm, bủa vây làm họ
tự thu mình vào thế giới đơn độc, họ tách mình ra khỏi cuộc sống.
Nhìn vào cuộc sống xung quanh ta, với những người đam mê âm nhạc,
đặc biệt với những bạn là fan của nền âm nhạc Hàn Quốc, không ai không biết
đến sự việc các nam, nữ idol nổi tiếng tự tử do chứng bệnh trầm cảm kéo dài.
Phải nói rằng, có liên tiếp các vụ việc đau lòng xảy ra.Vào ngày 18/12/2017, ca
sĩ Jonghyun của nhóm nhạc Shinee được biết là đã tự tử tại nhà riêng. Một lá thư
viết tay đã được anh để lại cho gia đình và người hâm mộ của mình với dòng tâm
sự về căn bệnh trầm cảm khiến anh không thể bước tiếp. 14/10/2019, ca sĩ Sulli
được biết đã qua đời tại nhà riêng. Điều đáng nói là Sulli là một ví dụ điển hình
của nạn nhân bạo lực mạng. Nữ diễn viên thường xuyên nhận được nhiều bình luận
tiêu cực trên mạng xã hội như "bệnh hoạn", "thác loạn", "ngu xuẩn", "vô học"…
Những lời lẽ đó đã xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của cô, đẩy cô vào căn
bệnh trầm cảm và lựa chọn ra đi để giải thoát. Một năm đau lòng với giới giải trí
KPop và người hâm mộ khi Goo Hara – nghệ sĩ Hàn Quốc, bạn thân của Sulli cũng
đã tự tử. Sau cái chết của Sulli, Goo Hara đã suy sụp hoàn toàn, cô đã livestream
và tâm sự cùng fan. Nhưng bên cạnh những lời động viên, cô lại nhận được những
bình luận ác ý cho rằng cô giả tạo thậm chí có người còn nguyền rủa cô … Có thể 16
nói, những sự việc đau lòng này đều xuất phát từ những bình luận ác ý, những lời
châm chọc, xỉa xói, thậm chí là mắng chửi hay nguyền rủa của những anti fan.
Không gian mạng đã trở thành nơi tự do ngôn luận của tất cả mọi người và vô tình
hay cố ý đã gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Cảm xúc tiêu cực của bản thân đã
gây tổn hại lớn đến danh dự, nhân phẩm của người khác.
Nhìn lại với đất nước chúng ta, hành vi xâm hại danh dự, nhân phẩm người
khác không khó để bắt gặp. Cuộc sống phát triển, giới trẻ ngày càng được tiếp thu
sớm với điện thoại, máy tính, được tiếp xúc nhiều hơn với những từ ngữ được gọi
là “tiếng lóng”, trong chúng nhận thức đúng sai vẫn chưa rõ ràng và chúng muốn
khẳng định mình với người lớn, với bạn bè trang lứa. Ra đường trẻ con giờ còn có
thể văng tục, về nhà con cãi cha, cháu cãi chửi ông bà. Một nền văn hóa gia đình
đang dần trở nên xói mòn và xấu đi. Liệu câu nói của con trẻ có khiến bố mẹ, ông
bà đau lòng hay không? Ai trong chúng ta cũng có lòng tự trọng. Để con trẻ xúc
phạm đến bản thân là điều không nên. Nếu chúng ta dễ dàng bỏ qua thì chúng ta có
thể làm hỏng một thế hệ sau này. Người xưa có câu: “Dạy con từ thuở còn thơ/
Dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về”. Nếu không giáo dục một cách nghiêm túc thì sau
này chúng sẽ làm ảnh hưởng lớn đến cộng đồng, xã hội và thậm chí với người thân của mình.
Nạn nhân của những vụ xâm hại danh dự, nhân phẩm người khác thường
sẽ bị rơi vào trạng thái bế tắc, xấu hổ và sẽ dễ mắc các bệnh tâm lý như trầm
cảm, chứng rối loạn tâm lý, nguy hiểm hơn sẽ tự hy sinh tính mạng của mình.
Không chỉ vậy, nó còn ảnh hưởng đến cuộc sống của người thân, gia đình, bạn
bè của họ. Nhiều người thấy người khác đang bị nhục mạ thể xác, tinh thần
không hề can ngăn giúp đỡ mà còn ngang nhiên lấy điện thoại ra quay và tung
lên mạng để câu like. Nạn nhân bất chợt trở thành đề tài bàn tán của hàng trăm,
hàng triệu con người. Ví dụ như những vụ đánh ghen, đánh nhau, xô xát nạn
nhân không chỉ bị xúc phạm, bị chà đạp bởi đối phương mà còn nhận được từ 17
những người xung quanh sự thờ ơ, lấy bản thân ra câu like, câu view. Dẫu biết
khi được chia sẻ, bản thân nạn nhân cũng có thể nhận được sự giúp đỡ, động
viên của cộng đồng mạng nhưng nếu như chỉ đứng quay mà không hề giúp đỡ thì
việc làm đó cũng thật vô tâm. Nhà văn Macxim Gorki từng nói: “Nơi lạnh nhất
không phải là Bắc cực mà là nơi thiếu vắng tình thương” Những video có nội
dung nhạy cảm trở thành trò vui của cộng đồng mạng, họ truyền tay nhau chia sẻ
và giễu cợt người khác. Một nền văn hóa tốt đẹp bỗng chốc trở nên ghê tởm và
đáng buồn. Ngay chính nạn nhân cũng cảm thấy tuyệt vọng. Mới đây sáng ngày
3/12 cả cộng đồng mạng lan truyền đoạn clip chủ shop thời trang Minh Hường
đã có những hành vi như đánh đập, chửi bới, cắt dây áo ngực của một nữ sinh
khoảng 16-17 tuổi vì ăn cắp một chân váy 160.000 đồng. Điều đáng nói ở đây là
khi nữ sinh bị đối xử như vậy thì không có một ai giúp đỡ, một vài người còn hỗ
trợ chủ shop để chặn lại và buông những lời lẽ xúc phạm, chửi bới mặc cho lời
cầu xin của nữ sinh. Và sau khi vụ việc xảy ra, nữ sinh đó được biết là đã bỏ nhà
đi vì quá xấu hổ khi clip của mình bị lan truyền trên mạng xã hội. Sau đó đã phải
đến bệnh viện để điều trị tâm lý.
Như vậy những hành vi xâm hại danh dự, nhân phẩm người khác trên
không gian mạng đã để lại nhiều hậu quả khôn lường. Nó thực sự ảnh hưởng lớn
đến người bị xâm hại và là mối hiểm họa lớn cho cuộc sống của chúng ta về
những hành vi, suy nghĩ lệch lạc, thiếu tình người.
2.2.2 Đối với người xâm hại danh dự, nhân phẩm của người khác
Xâm phạm danh dự, nhân phẩm người khác được cho là một hành vi vi
phạm đến quyền có người và được truy cứu trách nhiệm pháp luật. Bất kể ai xâm
phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác tùy theo mức độ mà pháp luật có
những khung hình phạt khác nhau. Các hành vi vu khống, xúc phạm danh dự
nhân phẩm của cá nhân, tổ chức trên mạng xã hội tùy thuộc vào tính chất, mức
độ khác nhau có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a, 18
khoản 1 hoặc điểm l khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP hoặc bị truy
cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 155, Điều 156 của Bộ luật Hình
sự 2015. Ngoài ra họ còn phải bồi thường về vật chất những thiệt hại gây ra cho
cá nhân, tổ chức khác theo quy định của Bộ luật Dân sự nếu có. Hành vi đưa
thông tin lên mạng xã hội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục
người khác theo quy định tại Điều 155 BLHS 2015 nếu người đưa thông tin từ
đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự và việc đưa thông tin đó đã
xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác là bôi nhọ danh dự,
nhân phẩm, thanh danh, sự trong sạch của người khác, làm cho họ mất uy tín với
những người xung quanh, với người cùng học tập, công tác hoặc với những
người thân trong gia đình... Việc sử dụng mạng xã hội được coi là một tình tiết
tăng nặng trách nhiệm hình sự của tội làm nhục người khác và có thể bị phạt tù
từ 3 tháng đến 2 năm. Nếu gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ
lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc làm nạn nhân tự sát thì có thể bị phạt tù từ 2 năm đến 5 năm.
Hành vi đưa thông tin lên mạng xã hội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự
về tội vu khống theo quy định tại Điều 156 BLHS 2015 nếu người đưa thông tin
từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự bịa đặt hoặc loan truyền
những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh
dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Việc sử dụng
mạng xã hội cũng được coi là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự của tội
vu khống và có thể bị phạt tù từ 1 năm đến 3 năm. Nếu vì động cơ đê hèn hoặc
gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61%
trở lên hoặc làm nạn nhân tự sát thì có thể bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm.
Các đối tượng khi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác
không những phải chịu các khung hình phạt trên mà khi ra ngoài xã hội, họ sẽ
phải đối mặt với mọi người xung quanh về hành vi mà mình đã làm nên. Mối