Đề 51 Cảm Nhận Phương Định Trong Một Lần Phá Bom - Ngữ Văn 9

Cách 1: LMK là nhà văn trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. “Những ngôi sao xa xôi” là truyện ngắn tiêu biểu của chị. Đọc truyện nhân vật Phương Định trong tình huống phá bom để lại trong ta bao cảm xúc khó quên. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !

Thông tin:
3 trang 4 ngày trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Đề 51 Cảm Nhận Phương Định Trong Một Lần Phá Bom - Ngữ Văn 9

Cách 1: LMK là nhà văn trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. “Những ngôi sao xa xôi” là truyện ngắn tiêu biểu của chị. Đọc truyện nhân vật Phương Định trong tình huống phá bom để lại trong ta bao cảm xúc khó quên. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !

Đề: Cảm nhận nhân vật Phương Định trong tình huống phá bom.
A) MỞ BÀI:
Cách 1: LMK là nhà văn trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. “Những ngôi sao
xa xôi” là truyện ngắn tiêu biểu của chị. Đọc truyện nhân vật Phương Định trong tình huống
phá bom để lại trong ta bao cảm xúc khó quên.
Cách 2: “NNSXX” là truyện ngắn xuất sắc mang đậm phong cách Lê Minh Khuê: trẻ trung
giàu nữ tính với ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật nữ tinh tế. Truyện được viết năm 1971 khi
cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra vô cùng cam go ác liệt, nhà văn là nữ TNXP trên
tuyến đường Trường Sơn. Đọc truyện ngắn này ta không chỉ cảm nhận được cuộc sống vô
cùng gian khổ, ác iệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ mà còn cảm nhận được vẻ đẹp của các
cô TNXP, tiêu biểu là nhân vật Phương Định.
B) THÂN BÀI:
Luận điểm 1: Khái quát nhân vật Phương Định và tình huống phá bom.
Phương Định là nhân vật chính và là người kể chuyện góp phần bộc lộ chủ đề tư tưởng của tác
phẩm. Cô là một cô gái Hà Nội tuổi mười tám đôi mươi xinh tươi, mềm mại, tâm hồn đầy mộng
mơ, trong sáng rời ghế nhà trường đi vào Trường Sơn theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc,
mang trong mình lý tưởng sống cao đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam thời đại đánh Mỹ anh hùng. Cô
cùng đồng đội ở trên một cao điểm, trọng điểm ác liệt của tuyến đường Trường Sơn. Công việc
của cô vô cùng nguy hiểm: “khi có bom nổ thì chạy lên đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm
bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom”. Thế nhưng vật qua không khí nguy hiểm cô vẫn ngời
sáng bao vẻ đẹp tâm hồn, ý chí
LMK đã xây dựng một tình huống truyện vô cùng căng thẳng, kịch tính: tình huống phá bom để
thể hiện vẻ đẹp của Phương Định.
Luận điểm 2: Trước hết, đặt Phương Định vào tình huống phá bom ta cảm nhận được không
gian chiến trường mới ác liệt, khủng khiếp làm sao.
Bằng nghệ thuật miêu tả chân thực sinh động nhà văn đã tái hiện cảnh tượng chiến trường lúc
này: “vắng lặng đến phát sợ, cây xơ xác, đất nóng, khói đen vật vờ từng cụm trong không
trung”. Không gian xơ xác hoang tàn, mọi thứ bị hủy diệt đến không còn dấu hiệu của sự sống.
Đó là sự hiện diện của quả bom: “quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi
xuống đất. Đầu này có vẽ 2 vòng tròn màu vàng”. Quả bom nằm trùi trũi đầy bí ẩn: “Thần chết
là một tay không thích đùa” nằm ngang trên những quả bom. Đây không phải là sự vắng lặng
bình yên mà là sự vắng lặng bất thường thật khủng khiếp báo trước sự thịnh nộ, khốc liệt của
chiến tranh. Chính không gian này đã góp phần làm nổi bật vẻ đẹp Phương Định.
Luận điểm 3: Hiện lên trong không gian phá bom nơi chiến trường ác liệt hiểm nguy đó, tinh
thần dũng cảm kiên cường, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao của Phương Định làm
ta vô cùng khâm phục.
Luận cứ 1: Trước hết nhà văn miêu tả cảm xúc suy nghĩ của Phương Định khi đến gần quả bom.
Lúc bấy giờ “cảm thấy có ánh mắt của các chiến sĩ đang dõi theo mình tôi không sợ nữa tôi sẽ
không đi khom”. Lòng dũng cảm, gan dạ của cô gái được kích thích bởi lòng tự trọng và niềm
kiêu hãnh của một nữ TNXP mở đường.
Luận cứ 2: Tiếp đến là hành động cảm xúc của Phương Định khi phá bom.
Cô dùng xèng nhỏ đào đất dưới quả bom. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom khiến
“một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi, tôi rùng mình”. Từng cảm giác được ngòi
bút Lê Minh Khuê miêu tả rất thực vì lúc nãy lưỡi xẻng của Định đang chạm vào thần chết.
Khối thép khổng lồ kia có thể phát nổ bất thần, cướp đi sinh mạng cô gái bất cứ lúc nào. Đối
mặt với công việc nguy hiểm, Phương Định thấy mình quá chậm, “nhanh lên một tí”. Vỏ quả
bom nóng một dấu hiệu chẳng lành, ranh giới giữa sự sống và cái chết mỗi lúc càng trở nên
mong manh hơn. Ta như đang sống trong không gian đạn bom ác liệt của cánh rừng, hồi hộp dõi
theo công việc của Phương Định mà lòng lo lắm đến nghẹt thở. Những hành động của Phương
Định lúc này thật bình tĩnh khéo léo cẩn trọng chuẩn xác nhưng cũng rất khẩn trương, mau lẹ:
“bỏ gói thuốc mìn vào lố đã đào, châm ngòi, đốt dây nổ chậm, khỏa đất rồi chạy lại chỗ ẩn nấp”.
Những hành động đó cho thấy công việc phá bom đã trở nên rất quen thuộc đối với cô. Cũng có
nghĩa là hằng ngày hằng giờ cô phải đối diện với hiểm nguy, chết chóc. Không có tinh thần
dũng cảm, kiên cường làm sao các cô gái Trường Sơn có thể vượt qua những khoảnh khắc cận
kề cái chết như thế, làm sao họ có thể trụ vững ở Trường Sơn những năm tháng ác liệt ấy?
Luận cứ 3: Cuối cùng là cảm xúc của Phương Định khi trở về chỗ ẩn nấp chờ bom nổ.
Vẫn là những thời khắc vô cùng hồi hộp đối với cô gái thanh niên xung phong này: tim tôi đập
không rõ, dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh phớt lờ mọi biến động là chiếc kim đồng hồ”.
Trong khoảnh khắc ấy cô có nghĩ đến cái chết nhưng là cái chết mờ nhạt không cụ thể. Nỗi lo
lắng lớn nhất lúc này là liệu mìn có nổ không, bom có nổ không, làm thế nào để châm mìn lần
thứ hai. Với Phương Định hoàn thành nhiệm vụ là mục tiêu yêu lớn nhất cho dù phải hy sinh
tính mạng. Tinh thần trách nhiệm của nữ thanh niên xung phong mở đường năm ấy làm ta khâm
phục, ngưỡng mộ biết bao. Thế rồi bom nổ inh tai, vang óc, PĐ bị đất vùi, ngực đau nhói, người
lấm lem. Đau đớn về thể xác nhưng chẳng hề chi khi nhiệm vụ đã hoàn thành. Đó là niềm vui
lớn nhất của các cô gái mở đường.
Khái quát: Trở về với huyền thoại TS những năm đánh Mỹ hào hùng, chứng kiến hành động anh
hùng, dũng cảm của các cô gái TNXP ta thật tự hào kiêu hãnh về trang sử vẻ vang của dân tộc.
Luận điểm 4: Không những thế, qua tình huống phá bom nhât vật PĐ hiện lên còn là một cô
gái rất nhạy cảm, tinh tế, tin yêu đồng đội gợi lên trong lòng ta bao niềm yêu quy, ngưỡng mộ.
Khi tiền đến gần quả bom tâm hồn nhạy cảm của Phương Định cảm nhận được ánh mắt dõi theo
của các anh chiến sĩ cao xa. Phương Định cảm nhận được trong giây phút căng thẳng, hiểm
nghèo này có rất nhiều người đang dõi theo cô và đồng đội. Nghĩ về các anh cô có thêm niềm
tin và nghị lực để đối mặt với công việc nguy hiểm. Nhiều khi tình đồng đội chỉ cần nghĩ đến
nhau cũng đủ sức mạnh để vượt qua tất cả. Đây chính là biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí,
đồng đội trong chiến tranh. Lê Minh Khuê thật tinh tế khi chỉ một chi tiết nhỏ nhưng cũng đủ
gợi vẻ đẹp tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của Phương Định, luôn hướng về đồng đội với niềm tin
yêu để hoàn thành công việc khó khăn, nguy hiểm của mình.
Tâm hồn tinh tế của Phương Định còn cảm nhận được không khí yên ắng, bất thường của không
gian Trường Sơn, cảm nhận vỏ quả bom đang nóng dần lên,… Trong giây phút căng thẳng nhất
vẫn phát hiện ra. Những biểu hiện dù là nhỏ nhất trong thời khắc hiểm nghèo đều được Phương
Định cảm nhận một cách đầy đủ nhất, chân thực nhất.
Đánh giá: Bằng lời kể tự nhiên chân thực, ngôi kể thứ nhất nhân vật được đặt vào tình huống
căng thẳng kịch tính để bộc lộ vẻ đẹp một cách chân thực tự nhiên tên đặc biệt là ngòi bút
miêu tả tâm lí tinh tế Lê Minh Khuê đã khắc họa nổi bật vẻ đẹp của Phương Định trong tình
huống phá bom. Vẻ đẹp của cô cũng chính là vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ
kháng chiến chống Mỹ. Chính những năm tháng là thanh niên xung phong ở chiến trưởng đã
giúp Lê Minh Khuê am hiểu yêu mến trân trọng vẻ đẹp của những cô gái mở đường để viết
lên những trang truyện chân thực sống động như thế về đồng đội của mình.
C) KẾT BÀI:
Nhân vật Phương Định trong tình huống phá bom đã góp phần làm nên sức sống của truyện
ngắn “Những Ngôi Sao Xa Xôi”. Gấp trang sách lại rồi nhưng vẻ đẹp của của Phương Định
vẫn để lại trong ta những ấn tượng khó quên.
| 1/3

Preview text:

Đề: Cảm nhận nhân vật Phương Định trong tình huống phá bom. A) MỞ BÀI:
Cách 1: LMK là nhà văn trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. “Những ngôi sao
xa xôi” là truyện ngắn tiêu biểu của chị. Đọc truyện nhân vật Phương Định trong tình huống
phá bom để lại trong ta bao cảm xúc khó quên.

Cách 2: “NNSXX” là truyện ngắn xuất sắc mang đậm phong cách Lê Minh Khuê: trẻ trung
giàu nữ tính với ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật nữ tinh tế. Truyện được viết năm 1971 khi
cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra vô cùng cam go ác liệt, nhà văn là nữ TNXP trên
tuyến đường Trường Sơn. Đọc truyện ngắn này ta không chỉ cảm nhận được cuộc sống vô
cùng gian khổ, ác iệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ mà còn cảm nhận được vẻ đẹp của các
cô TNXP, tiêu biểu là nhân vật Phương Định.
B) THÂN BÀI:
Luận điểm 1: Khái quát nhân vật Phương Định và tình huống phá bom.
 Phương Định là nhân vật chính và là người kể chuyện góp phần bộc lộ chủ đề tư tưởng của tác
phẩm. Cô là một cô gái Hà Nội tuổi mười tám đôi mươi xinh tươi, mềm mại, tâm hồn đầy mộng
mơ, trong sáng rời ghế nhà trường đi vào Trường Sơn theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc,
mang trong mình lý tưởng sống cao đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam thời đại đánh Mỹ anh hùng. Cô
cùng đồng đội ở trên một cao điểm, trọng điểm ác liệt của tuyến đường Trường Sơn. Công việc
của cô vô cùng nguy hiểm: “khi có bom nổ thì chạy lên đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm
bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom”. Thế nhưng vật qua không khí nguy hiểm cô vẫn ngời
sáng bao vẻ đẹp tâm hồn, ý chí
 LMK đã xây dựng một tình huống truyện vô cùng căng thẳng, kịch tính: tình huống phá bom để
thể hiện vẻ đẹp của Phương Định.
Luận điểm 2: Trước hết, đặt Phương Định vào tình huống phá bom ta cảm nhận được không
gian chiến trường mới ác liệt, khủng khiếp làm sao.

 Bằng nghệ thuật miêu tả chân thực sinh động nhà văn đã tái hiện cảnh tượng chiến trường lúc
này: “vắng lặng đến phát sợ, cây xơ xác, đất nóng, khói đen vật vờ từng cụm trong không
trung”. Không gian xơ xác hoang tàn, mọi thứ bị hủy diệt đến không còn dấu hiệu của sự sống.
 Đó là sự hiện diện của quả bom: “quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi
xuống đất. Đầu này có vẽ 2 vòng tròn màu vàng”. Quả bom nằm trùi trũi đầy bí ẩn: “Thần chết
là một tay không thích đùa” nằm ngang trên những quả bom. Đây không phải là sự vắng lặng
bình yên mà là sự vắng lặng bất thường thật khủng khiếp báo trước sự thịnh nộ, khốc liệt của
chiến tranh. Chính không gian này đã góp phần làm nổi bật vẻ đẹp Phương Định.
Luận điểm 3: Hiện lên trong không gian phá bom nơi chiến trường ác liệt hiểm nguy đó, tinh
thần dũng cảm kiên cường, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao của Phương Định làm ta vô cùng khâm phục.

Luận cứ 1: Trước hết nhà văn miêu tả cảm xúc suy nghĩ của Phương Định khi đến gần quả bom.
 Lúc bấy giờ “cảm thấy có ánh mắt của các chiến sĩ đang dõi theo mình tôi không sợ nữa tôi sẽ
không đi khom”. Lòng dũng cảm, gan dạ của cô gái được kích thích bởi lòng tự trọng và niềm
kiêu hãnh của một nữ TNXP mở đường.
Luận cứ 2: Tiếp đến là hành động cảm xúc của Phương Định khi phá bom.
 Cô dùng xèng nhỏ đào đất dưới quả bom. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom khiến
“một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi, tôi rùng mình”. Từng cảm giác được ngòi
bút Lê Minh Khuê miêu tả rất thực vì lúc nãy lưỡi xẻng của Định đang chạm vào thần chết.
Khối thép khổng lồ kia có thể phát nổ bất thần, cướp đi sinh mạng cô gái bất cứ lúc nào. Đối
mặt với công việc nguy hiểm, Phương Định thấy mình quá chậm, “nhanh lên một tí”. Vỏ quả
bom nóng một dấu hiệu chẳng lành, ranh giới giữa sự sống và cái chết mỗi lúc càng trở nên
mong manh hơn. Ta như đang sống trong không gian đạn bom ác liệt của cánh rừng, hồi hộp dõi
theo công việc của Phương Định mà lòng lo lắm đến nghẹt thở. Những hành động của Phương
Định lúc này thật bình tĩnh khéo léo cẩn trọng chuẩn xác nhưng cũng rất khẩn trương, mau lẹ:
“bỏ gói thuốc mìn vào lố đã đào, châm ngòi, đốt dây nổ chậm, khỏa đất rồi chạy lại chỗ ẩn nấp”.
Những hành động đó cho thấy công việc phá bom đã trở nên rất quen thuộc đối với cô. Cũng có
nghĩa là hằng ngày hằng giờ cô phải đối diện với hiểm nguy, chết chóc. Không có tinh thần
dũng cảm, kiên cường làm sao các cô gái Trường Sơn có thể vượt qua những khoảnh khắc cận
kề cái chết như thế, làm sao họ có thể trụ vững ở Trường Sơn những năm tháng ác liệt ấy?
Luận cứ 3: Cuối cùng là cảm xúc của Phương Định khi trở về chỗ ẩn nấp chờ bom nổ.
 Vẫn là những thời khắc vô cùng hồi hộp đối với cô gái thanh niên xung phong này: tim tôi đập
không rõ, dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh phớt lờ mọi biến động là chiếc kim đồng hồ”.
Trong khoảnh khắc ấy cô có nghĩ đến cái chết nhưng là cái chết mờ nhạt không cụ thể. Nỗi lo
lắng lớn nhất lúc này là liệu mìn có nổ không, bom có nổ không, làm thế nào để châm mìn lần
thứ hai. Với Phương Định hoàn thành nhiệm vụ là mục tiêu yêu lớn nhất cho dù phải hy sinh
tính mạng. Tinh thần trách nhiệm của nữ thanh niên xung phong mở đường năm ấy làm ta khâm
phục, ngưỡng mộ biết bao. Thế rồi bom nổ inh tai, vang óc, PĐ bị đất vùi, ngực đau nhói, người
lấm lem. Đau đớn về thể xác nhưng chẳng hề chi khi nhiệm vụ đã hoàn thành. Đó là niềm vui
lớn nhất của các cô gái mở đường.
Khái quát: Trở về với huyền thoại TS những năm đánh Mỹ hào hùng, chứng kiến hành động anh
hùng, dũng cảm của các cô gái TNXP ta thật tự hào kiêu hãnh về trang sử vẻ vang của dân tộc.
Luận điểm 4: Không những thế, qua tình huống phá bom nhât vật PĐ hiện lên còn là một cô
gái rất nhạy cảm, tinh tế, tin yêu đồng đội gợi lên trong lòng ta bao niềm yêu quy, ngưỡng mộ.

 Khi tiền đến gần quả bom tâm hồn nhạy cảm của Phương Định cảm nhận được ánh mắt dõi theo
của các anh chiến sĩ cao xa. Phương Định cảm nhận được trong giây phút căng thẳng, hiểm
nghèo này có rất nhiều người đang dõi theo cô và đồng đội. Nghĩ về các anh cô có thêm niềm
tin và nghị lực để đối mặt với công việc nguy hiểm. Nhiều khi tình đồng đội chỉ cần nghĩ đến
nhau cũng đủ sức mạnh để vượt qua tất cả. Đây chính là biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí,
đồng đội trong chiến tranh. Lê Minh Khuê thật tinh tế khi chỉ một chi tiết nhỏ nhưng cũng đủ
gợi vẻ đẹp tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của Phương Định, luôn hướng về đồng đội với niềm tin
yêu để hoàn thành công việc khó khăn, nguy hiểm của mình.
 Tâm hồn tinh tế của Phương Định còn cảm nhận được không khí yên ắng, bất thường của không
gian Trường Sơn, cảm nhận vỏ quả bom đang nóng dần lên,… Trong giây phút căng thẳng nhất
vẫn phát hiện ra. Những biểu hiện dù là nhỏ nhất trong thời khắc hiểm nghèo đều được Phương
Định cảm nhận một cách đầy đủ nhất, chân thực nhất.
Đánh giá: Bằng lời kể tự nhiên chân thực, ngôi kể thứ nhất nhân vật được đặt vào tình huống
căng thẳng kịch tính để bộc lộ vẻ đẹp một cách chân thực tự nhiên tên đặc biệt là ngòi bút
miêu tả tâm lí tinh tế Lê Minh Khuê đã khắc họa nổi bật vẻ đẹp của Phương Định trong tình
huống phá bom. Vẻ đẹp của cô cũng chính là vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ
kháng chiến chống Mỹ. Chính những năm tháng là thanh niên xung phong ở chiến trưởng đã

giúp Lê Minh Khuê am hiểu yêu mến trân trọng vẻ đẹp của những cô gái mở đường để viết
lên những trang truyện chân thực sống động như thế về đồng đội của mình.
C) KẾT BÀI:
Nhân vật Phương Định trong tình huống phá bom đã góp phần làm nên sức sống của truyện
ngắn “Những Ngôi Sao Xa Xôi”. Gấp trang sách lại rồi nhưng vẻ đẹp của của Phương Định
vẫn để lại trong ta những ấn tượng khó quên.