-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề bài Chuyện người con gái Nam Xương - Ngữ Văn 9
Nh à v ă n Nguy ễ n Tu â n t ừ ng n ó i r ằ ng: “ Tôi quan niệm đã viết văn phải cố viết cho hay và viết đúng cái tạng riêng của mình. Văn chương cần có sự độc đáo hơn trong bất kì lĩnh vực nào khác. ” Thật vậy, mỗi nhà văn có một tạng riêng, một phong cách riêng. “Mỗi công dân có một dạng vân tay. Mỗi nghệ sĩ thứ thiệt đều có một dạng vân chữ không trộn lẫn.” (Lê Đạt). Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Preview text:
Đề bài: “Chi tiết làm nên hạt bụi vàng của tác phẩm”. Hãy chứng minh qua chi tiết
chiếc bóng trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”. Bài làm I. M ở bài: N
h à v ă n Nguy ễ n Tu â n t ừ ng n ó i r ằ ng: “ Tôi quan niệm đã viết văn phải cố viết cho
hay và viết đúng cái tạng riêng của mình. Văn chương cần có sự độc đáo hơn trong bất
kì lĩnh vực nào khác. ” Thật vậy, m
ỗi nhà văn có một tạng riêng, một phong
cách riêng. “Mỗi công dân có một dạng vân tay. Mỗi nghệ sĩ thứ thiệt đều có một dạng
vân chữ không trộn lẫn.” (Lê Đạt) . Có như vậy tác phẩm mới có thể tồn tại
bền bỉ tựa dòng suối chảy mãi trong tâm hồn bao thế hệ và tỏa sáng giữa dòng chảy
của thời gian. Một trong những yếu tố sáng tạo, làm nên nét độc đáo riêng biệt của
văn chương đó chính là chi tiết nghệ thuật. Như ai đó đã từng nói: “Chi tiết làm nên
hạt bụi vàng của tác phẩm.” Và c hi
tiết “chiếc bóng” trong tác phẩm “Chuyện
người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ là một chi tiết nghệ thuật đắt giá như thế. II. T hân bài: 1. Giải thích: “ C
hi tiết” trong văn học được hiểu một cách đơn giản nhất là những biểu hiện,
những tình tiết góp phần xây dựng lên cốt truyện, đồng thời thể hiện được tư tưởng
chủ đề của truyện mà tác giả muốn nhắn nhủ tới người đọc. Còn “hạt bụi vàng”
được hiểu như thế nào? “Bụi” là những vật chất vốn dĩ nhỏ bé, nhạt nhòa, dễ lẫn,
không có tác dụng và thường bị quét đi. Nhưng “bụi vàng” thì khác, vàng là kim
loại quý giá, giá trị nhiều, “bụi vàng” nghĩa là nhỏ bé mà không hề bị lu mờ, ngược
lại còn nổi bật và quý giá. “Bụi vàng tác phẩm” là những thứ quý giá, làm nổi bật
tư tưởng tác phẩm, tôn lên thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm, là thành quả của
công việc lao động trí óc, nó không dễ gì được làm nên, cũng chẳng thể mua được, nó
đắt giá cũng vì thế. Như vậy, ý kiến của Pauxtopxki cho rằng: Chi tiết nghệ
thuật là linh hồn của một tác phẩm tự sự, chi tiết có sức biểu hiện, sức gọi và ám
ảnh càng lớn thì càng góp phần nâng cao giá trị và tạo nên những “hạt bụi vàng”
óng ánh, lấp lánh cho tác phẩm. 2. Bàn luận:
Đúng như văn hào vĩ đại người Nga M. Gorky từng nói: “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn
lớn”. Chi tiết nghệ thuật chính là những yếu tố nhỏ lẻ nhưng mang sức chứa
lớn về cảm xúc và tư tưởng của nhà văn. Chi tiết không chỉ là yếu tố cấu thành nên
tác phẩm mà còn là nơi gửi gắm những quan niệm nghệ thuật về con người, về
cuộc đời. Nhà văn chỉ thực sự là “người thư ký trung thành của thời đại” (Balzac)
khi anh ta có khả năng làm sống dậy cuộc đời trên trang sách bắt đầu từ những chi
tiết nhỏ. Lựa chọn chi tiết để xây dựng nên tác phẩm nghệ thuật không chỉ thể hiện
được bản chát sáng tạo của người nghệ sĩ mà còn bộc lộ tài năng, tầm vóc, tư
t ưởng của người cầm bút. T hông qua chi tiết mà cảnh trí, tình huống, tính cách,
tâm trạng, hình dáng và số phận nhân vật được khắc họa, bộc lộ đầy đủ, rõ nét.
Trong một tác phẩm văn học, chi tiết là sự đặc tả cụ thể tạo nên sức hấp dẫn, chứa
đựng tư tưởng nghệ thuật của nhà văn và tác phẩm.
Nguyên Ngọc từng nói rằng: "Truyện có thể có cốt truyện, có thể không có cốt
truyện, nhưng không thể nghèo chi tiết. Nếu thế truyện sẽ như nước lã." Thật vậy,
cho dù truyện có hay, có xuất sắc, có đạt đến độ hoàn mĩ mấy đi chăng nữa nhưng
nếu thiếu đi chi tiết – linh hồn của tác phẩm thì truyện ấy cũng coi như là “đồ bỏ
đi”, chẳng ai thèm để đi tới dù nó có cốt truyện, tình huống truyện xuất sắc đi
chăng nữa; như là cái xác không hồn mà thôi, thiếu đi cái cốt làm say đắm, lôi
cuốn người đọc. Nếu chi tiết được tác giả xây dựng vô cùng công phu, tỉ mỉ thì tạo
thêm phong phú và độc đáo cho câu chuyện, khiến nó trở nên sống động và đáng t in cậy hơn. Còn nếu
chi tiết nghèo nàn, nhà văn xây dựng chi tiết hời hợt, cẩu thả,
thì truyện sẽ trở nên vô vị, nhạt nhẽo, "như nước lã". 3. Chứng minh:
Lao động của nhà văn là một hoạt động tinh thần đầy khổ luyện. Để có những tác
phẩm hấp dẫn thì nhà văn phải lặn lội với đời. Và nói như Nam Cao: “Hãy sống đã
rồi hãy viết”. Chính những ngày tháng ẩn cư ở rừng núi xứ Thanh đã giúp Nguyễn
Dữ - “Cha đẻ của loại hình truyền kì Việt Nam” sáng tác nên tập “Truyện kì mạn
lục”. Truyện được viết vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVI, đây là thời kì xã hội Việt
Nam bắt đầu bước vào giai đoạn suy vong: những mâu thuẫn trở nên gay gắt, quan
hệ xã hội bắt đầu phức tạp, các tầng lớp xã hội phân hóa mạnh mẽ. Truyện có
nguồn gốc từ truyện cổ dân gian “Vợ chàng Trương”, sau đó được Nguyễn Dữ tái
tạo, sắp xếp lại một số tình tiết và thêm vào yếu tố kì ảo. Một trong những tác
phẩm đặc sắc nhất có thể kể đến là truyện “Chuyện người con gái Nam Xương”.
Truyện kể về nàng Vũ Thị Thiết xinh đẹp, hiền hậu, nết na nhưng phải chịu số
phận oan nghiệt bỏi chế độ nam quyền và những định kiến nghiệt ngã của xã hội
xưa đới với người phụ nữ.
Tự cổ chí kim của văn chương, ngay từ những tác phẩm văn học trung đại, ta đã
thấy được tài - tâm của người nghệ sĩ trong vấn đề xây dựng chi tiết cũng như vai
trò của chi tiết trong mỗi tác phẩm truyện. Phải kể đến chính là tác phẩm "Chuyện
người con gái Nam Xương" - Nguyễn Dữ với chi tiết "chiếc bóng" - là nguồn cơn
của mọi bi kịch trong cuộc đời Vũ Nương, ở đó còn kết tinh giá trị nhân đạo, giá trị hi
ện thực của tác phẩm. Chiếc bóng trong “Chuyện người con gái Nam Xương”
gắn liền với cốt truyện và gắn liền với cuộc đời, số phận của nhân vật Vũ Nương,
nó xuất hiện 3 lần trong truyện.
Lần thứ nhất là khi Trương Sinh mới trở về sau chinh chiến, nghe chàng xưng là
cha, bé Đản không khỏi ngạc nhiên: “Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư?”. Bởi:
“Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, m
ẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”. Ở chi tiết này ngư ời đọc có
thể thấy được lòng vị tha cao cả của Vũ Nương. " Chiếc bóng" tô đậm thêm vẻ
đẹp phẩm chất của Vũ Nương trong vai trò làm vợ, làm mẹ. Đó là nỗi nhớ thương,
sự thuỷ chung, ước muốn “xa mặt nhưng không cách lòng” với người chồng nơi
chiến trường, đó là tấm lòng người mẹ muốn khoả lấp sự trống vắng, thiếu hụt tình
cảm người cha trong lòng đứa con thơ bé bỏng. Nàng muốn kéo gần tình cảm cha con cho bé Đản. N
hưng cái bóng ấy lại chính là điểm thắt nút của câu chuyện. Cái bóng
đó chẳng phải là bóng của chính nàng sao? Giống như người con gái trong
bài thơ “Tự quân chi xuất hĩ” của Trương Cửu Linh (Ngô Tất Tố dịch):
Nhớ chàng như mảnh trăng đầy, Đ
êm đêm vầng sáng, hao gầy đêm đêm .
Bóng ấy chính là bóng nàng hàng đêm thao thức, không ngủ vì mong nhớ, thậm
chí thấp thỏm lo âu cho chồng nơi chiến trận. Cảnh ngộ của Vũ Nương khiến ta
nhớ tới cảnh người vợ nhớ chồng trong “Lá thư thành phố” của Giang Nam:
Con nhớ anh thường đêm biếng ngủ
Nó khóc làm em cũng khóc theo
Anh gởi về em manh áo cũ
Đắp cho con đỡ nhớ anh nhiều
Vũ Nương đã làm vơi đi nỗi nhớ, nỗi khát khao cha nơi bé Đản, nhưng lại càng
khắc sâu thêm nỗi nhớ chồng của mình. Nếu như có ai đó hiểu được tâm trạng này
của nàng, đặc biệt là Trương Sinh thì nàng đã được an ủi phần nào. Song, “chiếc
bóng” trong lời nói của đứa con thơ dại lại chính là lời tố cáo sự không đoan chính
của nàng. Nó gieo vào lòng Trương Sinh mối nghi ngờ về tiết hạnh của Vũ Nương,
nó là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của nàng sau này !
Trớ trêu thay, một lời nói của tình mẫu tử lại bị chính đứa con ngây thơ đẩy vào
vòng oan nghiệt; chiếc bóng của tình chồng nghĩa vợ, thể hiện nỗi khát khao đoàn
tụ, sự thuỷ chung son sắt lại bị chính người chồng nghi ngờ "thất tiết". Trương
Sinh đinh ninh một mực cho là vợ hư, hết lời mắng nhiếc, mặc cho nàng biện bạch,
hàng xóm khuyên can để minh oan, Trương Sinh cũng không nghe. Không chỉ vậy,
Vũ Nương còn bị Trương Sinh đánh đuổi đi. Trương Sinh quá đa nghi, hồ đò, Vũ
Nương thì yếu đuối, không đủ sức chống chọi nên đã để sức mạnh của cái bóng
gieo vào gia đình họ bi kịch đau đớn, chia lìa. Vũ Nương chịu không nổi, bị đẩy
đến đường cùng, nàng đã tìm đến cái chết để bảo toàn danh dự và phẩm giá. Và
đến đây, cái bóng lại xuất hiện lần thứ hai. Nó làm nhiệm vụ cởi nút cho câu
chuyện, giải oan cho Vũ Nương.
Trong một đêm khuya, Trương Sinh ngồi với bé Đản và bất ngờ được bé chỉ bóng
chàng trên vách mà nói: “Cha Đản lại đến kìa !”. Nghe con nói lúc này, Trương
Sinh mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ. Chẳng cần nói năng điều gì, cái bóng chỉ
l ặng lẽ xuất hiện, đã hoá giải được nỗi oan khuất của Vũ Nương và khiến người
đọc như vỡ oà trong tiếng khóc thương cho số phận của nhân vật chính. Cái bóng
làm cho Trương Sinh thấu tỏ nỗi oan tình của vợ. Mâu thuẫn được giải quyết
nhưng hạnh phúc gia đình không còn, lỗi lầm không sao sửa đổi, ân hận cũng đã
muộn màng. Như vậy, sự xuất hiện của cái bóng ở đây tô đậm thêm tính bi kịch
của tác phẩm, làm người đọc xót xa cho số phận của Vũ Nương cũng như số phận
bao người phụ nữ mong manh, lay lắt. Chính chi tiết “chiếc bóng” đã tạo nên sự
hoàn chỉnh, chặt chẽ cho cốt chuyện: thắt nút, mở nút, mâu thuẫn bất ngờ, hợp lý.
Hạnh phúc thật là mong manh, hư ảo. "Chiếc bóng" là một ẩn dụ - nó mong manh
như số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến:
Thân em như giếng giữa đàng,
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân. Hay:
Thân em như tấm lụa đào,
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
Dù là người phụ nữ đức hạnh nhưng họ có thể bất hạnh bởi bất cứ một nguyên
nhân vô lí nào mà bản thân không lường trước được. “Chiếc bóng” xuất hiện lần
thứ hai đã nói lên một điều: người phụ nữ trong xá hội phong kiến là nạn nhân của
bi kịch gia đình, bi kịch xã hội.
" Chiếc bóng" xuất hiện ở cuối tác phẩm : “Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang
loáng mờ nhạt dần mà biến mất đi”. Chi tiết này thể hiện sự sáng tạo của Nguyễn
Dữ so với chuyện cũ “Vợ chàng Trương” tạo nên vẻ đẹp lung linh cho tác phẩm,
tưởng như câu chuyện kết thúc có hậu nhưng lại càng tô đậm thêm bi kịch của
người phụ nữ trong xã hội cũ. Nguyễn Dữ đã để Vũ Nương trở về, nhưng nàng chỉ
trở về trong chốc lát, thấp thoáng, lúc ẩn lúc hiện giữa dòng sông rồi biến mất. Đối
với Vũ Nương, đàn giải oan chỉ là một chút an ủi với người bạc phận chứ không
thể làm sống lại tình xưa; nỗi oan được giải nhưng hạnh phúc thự sự đâu có thể tìm
lại được. Tiếng nói của nàng từ giữa dòng sông vọng vào, vừa xiết bao đau xót,
vừa như một lời kết tội đanh thép xã hội đương thời bất công đã đày đoạ, đã tàn
nhẫn cướp đi cả cuộc đời, cả hạnh phúc của một con người hoàn toàn có quyền
được sống và hanh phúc. Và như thế “chiếc bóng” còn mang ý nghĩa là bài học về
hạnh phúc muôn đời: Một khi đánh mất niềm tin, hạnh phúc chỉ còn là một chiếc
bóng hư ảo. Chi tiết “chiếc bóng” còn là một bài học đắt giá cho những người đàn
ông có tính ghen tuông bóng gió mù quáng. Việc gì cũng phải bình tĩnh, sáng suốt
giải quyết. Điều quan trọng là phải giữ gìn được hạnh phúc gia đình. Có được hạnh
phúc đã là một điều khó khăn nhưng giữ được hạnh phúc lâu bền còn là một điều
khó khăn hơn. Chi tiết “chiếc bóng” là một chi tiết đặc sắc của tác phẩm, là thông
điệp muôn đới cho mọi người: Đã yêu thương nhau phải tin tưởng, đừng để cái
bóng rập rình, giết chết tình yêu, hạnh phúc gia đình.
“Chiếc bóng” đã xuất hiện bất ngờ và hợp lí vì nó đã diễn tả được mối nhân duyên
khập khiễng giữa Trương Sinh với Vũ Nương. Mối nhân duyên chứa đựng nguy cơ
tiềm ẩn (Vũ Nương kết duyên cùng Trương Sinh thất học, đa nghi, ghen tuông, độc
đoán; còn Vũ Nương tính tình thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp) cộng với cảnh ngộ
chia ly bởi chiến tranh chính là nguy cơ tiềm ẩn bùng phát. Câu chuyện thắt nút và
cởi nút bởi cái bóng. Cái bóng là cái không thực nhưng nó lại quyết định số phận
con người. Nó lặng lẽ nhưng lại đem đến cho tác phẩm một chiều sâu giá trị hiện
thực và giá trị nhân đạo. Chẳng những thế nó còn đem đến cho tác phẩm một sức hấp dẫn kì lạ.
Cũng như chi tiết chiếc lá trong truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của O. Henry.
Chiếc bóng trên tường là người giả, chiếc lá trên tường là lá giả. Nhưng hai chi tiết,
hai cái giả ấy đã đưa đẩy cốt truyện lên đến cao trào, đã đưa đến hai sự thật đối
nghịch: cái chết và sự sống. Con người vững lòng tin ở sự sống trong việc chờ
chồng nuôi con như Vũ Nương vì “cái bóng” mà phải tìm đến cái chết, còn con
người đang tuyệt vọng trong cuộc chiến với bệnh tật, đang đi dần vào cõi chết như
Giôn-xi lại tìm thấy sự sống qua “chiếc lá”. Việc hai tác giả lựa chon chi tiết nhỏ
độc đáo trong truyện để tạo ra giá trị lớn của tác phẩm. Đây là một nghệ thuật vô
cùng độc đáo và tinh tế. Chính vì thế mà đã có ý kiến cho rằng: “Chiếc lá trên
t ường đã cứu sống Giôn- xi nhưng chiếc bóng trên tường đã giết chết Vũ Nương”.
Từ hai câu chuyện ta cũng thấy được giá trị của cuộc sống về cách nhìn nhận và
hành động đúng đắn, chính chắn chứ đừng để chỉ một việc nhỏ mà làm ta hối hận suốt cả đời. 4. Đánh giá mở rộng:
Như vậy, chi tiết nghệ thuật phải gắn với quan niệm nghệ thuật và quan niệm nhân
sinh của nhà văn. Chi tiết gánh trọng trách truyền tải đến người đọc những thông
điệp mà nhà văn gửi gắm, những cách nhìn và quan niệm sâu sa về con người và
cuộc đời của người nghệ sĩ. Với người đọc, cảm nhận chi tiết nghệ thuật chính là
mở những cánh cửa đầu tiên để đi vào thế giới nghệ thuật của một tác phẩm văn
học. Đồng thời, khi phân tích, bình giá tác phẩm phải đặt các chi tiết trong hệ
thống, trong chỉnh thể nghệ thuật. Với nhà văn phải dồn tâm lực để sáng tạo nên
những chi tiết nghệ thuật đặc sắc. Nhà văn sẽ không thể làm nên tên tuổi nếu tác
phẩm của anh ta không bắt đầu từ những chi tiết. Người đọc sẽ không nối được
nhịp cầu tri âm với tác giả nếu không thông qua tác phẩm từ những chi tiết nghệ
t huật nhỏ nhất bởi chân lí trong sáng tạo nghệ thuật luôn là: “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. III. K ết bài:
Mỗi tác phẩm văn học xuất sắc giống như một “tảng băng trôi” (Hê-minh-uê) ôm
chứa trong lòng nó biết bao giá trị tiềm ẩn. Những chi tiết đắt giá có ý nghĩa như
tấm gương soi giúp người đọc nhìn thấu vẻ đẹp và giá trị tiềm ẩn đó. Và “cái
b óng” cũng chính là một chi tiết đáng quý như vậy trong Chuyện người con gái N
am Xương . Đi qua một hành trình gần năm thế kỉ, bụi thời gian đã phủ dày lên
mọi vật trên cuộc đời này, thế nhưng sức sống cùng vẻ đẹp nhân sinh mà Nguyễn D
ữ đã gửi vào trang truyện thì vẫn tỏa sáng. Chuyện người con gái Nam X ương gi
ống như một chiếc vỏ ốc nhỏ bé mong manh song lấp lánh sắc màu và từ
đó ngân lên những tiếng thì thầm của đại dương sâu thẳm, ngân lên những khúc ca
về cuộc sống, tình yêu và khát vọng muôn đời. Đ
ề bài: “ Hình tượng nhân vật được sinh ra từ tâm trí của nhà văn nhưng chỉ thực
sự sống bằng tâm trí của người đọc.”. Bài làm I. M ở bài:
Mỗi con người khi sinh ra đều sẽ được ban tặng một cuộc đời riêng biệt. Thế
nhưng cũng có những con người không chịu sống những cuộc sống riêng ấy. Họ cứ
thích đi tìm những nét đẹp thân sơ, thích ngắm nhìn cây cỏ, thích được sưởi mình
cùng đàn ong, lũ kiến và thích được tận hưởng niềm vui, nỗi buồn của những mảnh
đời khác. Và ta gọi họ là những người nghệ sĩ, những kẻ suốt đời đi tìm cái đẹp.
Thông qua đôi mắt của họ, mỗi câu chuyện họ kể là mỗi lần đau và mỗi người họ
gặp đều là một lần được sống. Và khi những con người của đời sống bước vào tác
phẩm của các nghệ sĩ, họ trở thành những hình tượng nghệ thuật độc đáo mà cũng
thật dung dị, thân quen. Bởi thế nên khi nói về chủ đề này, có ý kiến bàn luận rằng:
"Hình tượng nhân vật được sinh ra từ tâm trí của nhà văn nhưng chỉ thực sự sống
bằng tâm trí của người đọc." II. T hân bài: 1. Giải thích: 2. Bàn luận:
Hình tượng nhân vật là một bức vẽ đầy đủ cảm xúc của người nghệ sĩ về đời sống,
nhất là đời sống con người. Mà đã là đời sống, thì luôn có muôn hình muôn vẻ.
Vậy nên, đã là nhà văn, tự xưng nhà văn và được gọi là nhà văn thì họ cần và thực
sự cần phải biết cách xây dựng và mài giũa những hình tượng nhân vật bằng tình
cảm, cảm xúc, bằng sự từng trải, say mê và quyến luyến của mình. Họ phải thổi
hồn, thổi tim gan, thổi nước mắt của mình vào từng nhân vật. Những hình tượng
nhân vật cũng giống như con người vậy, được sinh ra, được giáo dục và hoàn thiện
dựa trên tư tưởng của những bậc thân sinh. Biêlinxki đã khẳng định: "Hình tượng
văn học là sự tổng hợp những tư tưởng và say mê, là kết quả của một tấm lòng đầy
thiết tha". Hình tượng nhân vật trong tác phẩm bao giờ cũng mang dấu ấn mạnh mẽ
của chủ quan nhà văn, bộc lộ tiếng nói riêng, phong cách độc đáo của người nghệ
sĩ. Thế nhưng dù là hình tượng nhân vật hay chính bản thân tác giả cũng chỉ được
quyền sinh ra mà lại chẳng thể định đoạt sự sống cho các nhân vật ấy. Bởi những
hình tượng nhân vật ấy chỉ thực sự sống khi được người đọc đón nhận, tiếp thu và
vận dụng. Những nhân vật phải được nuôi dưỡng bằng niềm say mê, yêu thích của
chính độc giả và đó là cốt lõi, là quy luật vận hành của văn học từ ngàn đời. Vậy
nên mới có ý kiến rằng văn học nghệ thuật là "tiếng nói điệu đồng đi tìm những
tâm hồn đồng điệu." Nhà thơ đồng thời cũng là người đọc thơ và khi hai luồn tư
tưởng giao thoa thì tác phẩm sáng rực lên thành nhịp cầu nối liền tâm hồn với tâm
hồn, trái tim tới trái tim. Thế cho nên người đọc đến với văn chương cốt cũng để
tìm lại chính bản thân mình, thấy những suy nghĩ, cảm xúc của mình mà người
nghệ sĩ gửi gắm và truyền tải. Người đọc chính là một phần không thể thiếu trong
cuộc sống văn chương và chất keo gắn kết người đọc và người viết chính là những hình tượng nhân vật. 3. Chứng minh:
Lao động của nhà văn là một hoạt động tinh thần đầy khổ luyện. Để có những tác
phẩm hấp dẫn thì nhà văn phải lặn lội với đời. Và nói như Nam Cao: “Hãy sống đã
rồi hãy viết”. Chính những ngày tháng ẩn cư ở rừng núi xứ Thanh đã giúp Nguyễn
Dữ - “Cha đẻ của loại hình truyền kì Việt Nam” sáng tác nên tập “Truyện kì mạn
lục”. Truyện được viết vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVI, đây là thời kì xã hội Việt
Nam bắt đầu bước vào giai đoạn suy vong: những mâu thuẫn trở nên gay gắt, quan
hệ xã hội bắt đầu phức tạp, các tầng lớp xã hội phân hóa mạnh mẽ. Truyện có
nguồn gốc từ truyện cổ dân gian “Vợ chàng Trương”, sau đó được Nguyễn Dữ tái
tạo, sắp xếp lại một số tình tiết và thêm vào yếu tố kì ảo. Một trong những tác
phẩm đặc sắc nhất có thể kể đến là truyện “Chuyện người con gái Nam Xương”.
Truyện kể về nàng Vũ Thị Thiết xinh đẹp, hiền hậu, nết na nhưng phải chịu số
phận oan nghiệt bỏi chế độ nam quyền và những định kiến nghiệt ngã của xã hội
xưa đới với người phụ nữ.
Không một tác phẩm tự sự nào mà không có sự hiện diện của nhân vật. Người phu
chữ là người nặng nợ với cuộc đời, với chiếc chiếc xẻng nghệ thuật trong tay,
Nguyễn Dữ đã đào xới theo một cách riêng của mình khi xây dựng thành công
hình tượng nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương”. M
ở đầu trang – truyện, tác giả Nguyễn Dữ đã
giới thiệu Vũ Nương là một người
con gái: “thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp”. Mặc dù con nhà nghèo lấy chồng giàu
lại có tính đa nghi ít học nhưng do hiền lành nết na lại thông minh, khéo cư xử nên
nàng đã san bằng được khoảng cách “môn đăng hộ đối” – một quan điểm nặng nề
của lễ giáo phong kiến và giữ được không khí trong gia đình yên ấm, hạnh phúc
“chưa từng xảy ra thất hòa”. Có thể nói cuộc đời nàng tuy ngắn ngủi nhưng nàng
đã làm tròn bổn phận của một người vợ hiền, một người dâu thảo, người mẹ hết mực yêu con.
Trước hết, Vũ Nương là người vợ hết lòng yêu thương và thủy chung son sắc với
chồng. Sống dưới thời loạn lạc vì không có học nên tên Trương Sinh phải ghi vào
sổ lính loại đầu. Trong buổi tiễn đưa chồng ra trận, nàng rót chén rượu đầy tiễn
chồng bằng lời lẽ dịu dàng, tha thiết “chàng đi chuyến này thiếp chả dám mong
đeo được ấn phong hầu mặc áo gấm trở về quê cũ chỉ xin ngày về mang theo hai
chữ bình yên thế là đủ rồi”. Đọc đến đây, người đọc xúc động trước khao khát, ước
mơ bình dị của Vũ Nương. Đằng sau niềm khao khát ước mơ ấy là cả một tấm lòng
yêu thương chân thành, đằm thắm vượt ra ngoài cám dỗ vật chất tầm thường “vinh
hoa phú quý”. Yêu thương chồng, nàng mong mỏi ngày chàng bình yên trở về bởi
hơn hết trong lòng nàng cái khát khao lớn nhất là được hưởng thú vui “nghi gia
nghi thất” vợ chồng sum họp, con cái đầy đàn, nàng được làm trọn và hưởng hạnh
phúc làm mẹ, làm vợ, Khi Trương Sinh ở ngoài mặt trận, tình cảm của nàng luôn
hướng về Trương Sinh. Hình ảnh “bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi” là hình
ảnh thiên nhiên hữu tình gợi sự trôi chảy của thời gian đã khiến cho “nỗi buồn góc
bể chân trời không thể nào ngăn được”. Tác giả đã diễn tả thật tinh tế chân thực nỗi
niềm nhớ nhung, mong mỏi kín đáo, âm thầm mà da diết của Vũ Nương.
Vào mỗi buổi tối, nàng thường trở bóng mình trên vách để bảo là cha Đản, việc
làm ấy của nàng đâu chỉ là đơn thuần chỉ để chơi đùa nói với con mà còn là lời nói
với mình lòng mình để tự an ủi mình, nàng tưởng tượng ra trong căn nhà nhỏ bé
của hai mẹ con lúc nào cũng có hình bóng của Trương Sinh, ý nghĩ ấy là làm vơi đi
nỗi cô đơn trống trải trong lòng nàng. Suốt ba năm Trương Sinh đi vắng, nàng đã
giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn đã từng nguôi lòng ngõ liễn tường hoa chưa hề
bén góc vẫn một lòng một dạ với chồng Trương Sinh. K
hông chỉ vậy, Vũ Nương còn
là một người con dâu hiếu thảo. Trong lúc chồng đi
vắng, nàng gánh vác mọi công việc, vượt cạn một mình, thay chồng phụng dưỡng
mẹ già, nuôi dạy con thơ mà không một lời kêu than phàn nàn. Khi mẹ chồng ốm,
nàng hết lòng thương xót lo ma chay chu đáo như mẹ đẻ của mình. Lời của mẹ
chồng trước lúc lâm chung “sau này trời xét lòng lành ban cho phúc đức giống
dòng tươi tố con cháu đông đàn xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã
chẳng phụ mẹ” đã minh chứng cho tấm lòng yêu thương chân thành của người con
có hiếu. Nàng là người mẹ hết lòng yêu thương, chăm sóc dạy dỗ con, vào mỗi
buổi tối nàng thường chỉ cái bóng trên vách và bảo là cha Đản không chỉ để nô đùa
cùng con mà còn mong con luôn nhớ tới hình bóng của người ba, nàng còn là
người phụ nữ trọng nhân phẩm. Khi bị vu oan, Vũ Nương đã hết lời tha thiết, thanh
minh thề non nguyện biển nhưng không được, nhân phẩm trong trắng bị xúc phạm
nặng nề bởi nỗi nhơ thất tiết, nàng đã phải chọn cái chết để minh chứng cho tấm
lòng trong sáng, thủy chung của mình.
Mặc dù khát khao được sống được hàn gắn hạnh phúc gia đình nhưng nàng cũng
quyết đổi mạng sống của mình để bảo vệ nhân phẩm – cái mà nàng quý hơn tất cả,
yếu tố kỳ ảo được dùng đã làm hoàn thiện hơn vẻ đẹp của Vũ Nương, ta hiểu thêm
nàng là người nhân hậu, bao dung, ở dưới thủy cung được sống đầy đủ sung sướng quan
hệ giữa người với người tốt đẹp nhưng lúc nào nàng cũng đau đáu nhớ về gia đì
nh , chồng con, Câu nói của nàng với Phan Lang khiến người đọc rưng rưng nước
mắt “… ngựa hồ gấm gió bắc, chim Việt đậu cành nam, tôi tất phải tìm về có
ngày”. Lẽ ra nàng có quyền căm thù nơi trần thế đã đẩy nàng vào cái chết oan
khuất nhưng trái tim nàng không một chút oán hờn, vẫn nhân hậu vị tha, bao dung.
Qua đây, người đọc cảm nhận được Vũ Nương là một người phụ nữ có phẩm chất đức hạnh.
Nhưng hỡi ơi! thương thay cho số phận oan nghiệt của Vũ Nương, một người phụ
nữ cả đời hi sinh để mong muốn được hạnh phúc như Vũ Nương lại phải chết một
cách oan khuất, không được hưởng những gì mình đã hi sinh. Nàng phải gặp tình
duyên ngang trái khi nàng vẫn còn xuân. Nguyễn Dữ đã cảm thương cho Vũ
Nương, người phụ nữ nhan sắc đức hạnh lại phải lấy Trương Sinh – một kẻ vô học,
hồ đồ, vũ phu. Thương tâm hơn khi người chồng đó còn có tính đa nghi đối với vợ
lúc nào cũng “phòng ngừa quá sức”, lấy chồng chưa được bao lâu, nàng đã phải
tiễn biệt chồng lên đường đánh giặc. Trương Sinh đi lính để lại gánh nặng cho
người vợ trẻ, Vũ Nương thay chồng nuôi mẹ và con. Sau khi mẹ chồng mất, chỉ
còn hai mẹ con Vũ Nương trong căn nhà trống vắng cô đơn. Đọc đến đây, người
đọc không khỏi chạnh lòng xót thương cho cho cảnh người vợ trẻ chỉ biết san sẻ
buồn vui với đứa con thơ dại. Việc quân kết thúc, Trương Sinh từ miền xa chinh
chiến trở về nhưng Vũ Nương không được hưởng hạnh phúc trong cảnh vợ chồng
sum họp chỉ vì chuyện “chiếc bóng” qua miệng đứa con thơ mới tập nói mà
Trương Sinh đã “đinh ninh” là vợ hư liền mắng nhiếc, đuổi Vũ Nương đi. Trương
Sinh bỏ ngoài tai mọi lời bày tỏ van xin đến rướm máu, lời biện bạch của họ hàng,
làng xóm. Nàng đã bị chồng đẩy vào bi kịch bị ghép ngay vào tội không chung
thủy, một trong những tội bị người đời phỉ nhổ, nguyền rủa nhất của người phụ nữ
phong kiến thời xưa. Nhân phẩm mà nàng coi trọng nhất, quý giá nhất và ra sức
giữ gìn thì nay lại bị xúc phạm nặng nề, có thể khẳng định nỗi đau mà nàng phải
gánh chịu là quá lớn, nàng đã bị đẩy vào bước đường cùng vào vực thẳm của cuộc
đời, nàng phải chọn cái chết trong khi nàng vẫn khao khát được hưởng hạnh phúc gia đình.
T ại sao Vũ Nương lại phải chết một cách oan khuất như vậy? phải chăng là lời nói
ngây ngô, vô tình của con trẻ “Ô hay thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói
chứ không như cha tôi, trước khi chỉ nín thin thít… đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi
cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi” đã làm thổi bùng lên ngọn lửa sẵn có trong lòng
Trương Sinh, không đâu khác, chính là do chồng nàng – Trương Sinh, một kẻ hồ
đồ phũ phu lại ghen tuông, độc đoán, chỉ vì lời nói ngây thơ của con trẻ mà đã đinh
ninh là vợ hư, bỏ mặc ngoài tai những lời thanh minh biện bạch của vợ, lời bênh
vực của họ hàng, làng xóm, để rồi đẩy Vũ Nương vào cái chết oan nghiệt. Đằng
sau trang văn, truyện còn nói lên do lễ giáo phong kiến “trọng nam kinh nữ” và sự
bất bình đẳng của kẻ giàu và người nghèo. Đồng thời, còn do chiến tranh phong
kiến phi nghĩa đã gây lên cảnh sinh ly, Trương Sinh phải đi lính, Vũ Nương phải
chịu nỗi oan, để rồi Vũ Nương phải tìm đến cái chết thê thảm, oan khuất. Tất cả
những nguyên nhân trên đã đẩy Vũ Nương đến bước đường cùng phải chọn cái
chết để bảo vệ nhân phẩm của mình, cái chết của Vũ Nương chính là tấm bi kịch
đau thương, cái chết oan khuất tức tưởi của nàng là một lời tố cáo đanh thép xã hội
phong kiến bất công, vô lý, đã cướp đi quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc của con người.
Như vậy, “chuyện người con gái Nam Xương” đã vượt lên tư cách một bản lề của
truyện cổ tích, “Vợ chồng Trương” bởi sự tái tạo đầy tính nghệ thuật của Nguyễn
Dữ, tác giả đã xây dựng được tình huống truyện bất ngờ, tạo nên kịch tính cho câu
chuyện với lời nói ngây thơ của bé Đản dẫn đến sự hiểu lầm của Trương Sinh,
thành công của truyện hơn tất cả là tác giả đã sử dụng yếu tố hoang đường góp phần
tăng thêm tính hiện thực và
ý nghĩa nhân văn của tác phẩm, hoàn thiện hơn
vẻ đẹp của Vũ Nương – một người phụ nữ điển hình trong văn học Việt Nam thế
kỷ XVI. Đó là một phụ nữ hoàn hảo nhưng lại có số phận éo le, bi đát. Cũng giống
như Vũ Nương trong xã hội phong kiến xưa còn có biết bao thân phận của người
phụ nữ phải sống trong cảnh đời như vậy như hình ảnh của người phụ nữ trong bài
thơ “bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương.
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non”
Hay trong “truyện Kiều” của Nguyễn Du có viết:
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” 4.
Đ á nh gi á , m ở r ộ ng:
Đây là nhận định đúng đắn. Tuy nhiên không được coi thường những ý đồ tư
t ưởng của nhà văn. Trong đời sống lí luận văn học, câu nói ý muốn đề cao vai trò
của người đọc, nhưng vì tác giả là người sáng tạo ra hình tượng nhân vật. Mặt
khác, bản thân nhân vật cũng có sức sống nội tại của mình. III. K ết bài:
Trước tác phẩm và hình tượng nhân vật trong tác phẩm, cúi đầu ngưỡng mộ hay
dứt bỏ, cự tuyệt không chỉ là chuyện của người đọc mà còn là chuyện của người
cầm bút, sáng tạo. Bởi sự xuất hiện của hình tượng nhân vật cũng như sự xuất hiện
của con người trên cõi đời này phải trải qua một quá trình gian khổ, vất vả, đầy tâm
huyết. Nhà văn phải sống và trải nghiệm, có tài năng, có sự thăng hoa xúc cảm và
lao động nghệ thuật một cách nghiêm túc mới có thể xây dựng hình tượng nhân vật
như ông mong muốn. Mới hay, thiên chức của nhà văn thật lớn lao, cao cả biết bao
nhiêu. Từ trong trang văn, nhân vật văn học đã ngoi lên, sáng ngời những phẩm
chất quý báu với chức năng hướng thiện, cảm hóa con người. Tác phẩm như thế
mới là tác phẩm chấn chính. Nguyễn Minh Châu nói rất chuẩn xác: “Văn học và cuộc
sống là hai đường tròn đồng tâm mà đích đến chính là con người”. Những
hình tượng nhân vật tuyệt mĩ mang đến cho người đọc nguồn năng lượng tích cực
được hình thành từ quá trình mày mò tỉ mẩn và đầy tâm huyết của nhà văn nhất
định sẽ bất tử cùng thời gian.
Document Outline
- Bài làm
- I. Mở bài:
- II. Thân bài:
- 1. Giải thích:
- 2. Bàn luận:
- 3. Chứng minh:
- 4. Đánh giá mở rộng: