-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề bài: Hãy viết đoạn văn so sánh, nêu lên một điểm giống nhau và một điểm khác nhau giữa văn bản Sông núi nước Nam với văn bản Nước Đại Việt ta (trích Đại cáo bình Ngô - Nguyễn Trãi) | Văn mẫu lớp 9
Hai văn bản Sông núi nước Nam và nước Đại Việt ta đều là hai văn bản mang đậm chủ nghĩa yêu nước, tồn tại như những bản tuyên ngôn độc lập đầy lòng tự hào. Tuy nhiên, ở mỗi văn bản, tác giả lại khẳng định chủ quyền tổ quốc theo một cách riêng.Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Đề bài: Hãy viết đoạn văn so sánh, nêu lên một điểm giống nhau và
một điểm khác nhau giữa văn bản Sông núi nước Nam với văn bản
Nước Đại Việt ta (trích Đại cáo bình Ngô - Nguyễn Trãi) Trả lời:
Đoạn văn so sánh, nêu lên một điểm giống nhau và một điểm khác nhau giữa Sông núi
nước Nam với Nước Đại Việt ta - Mẫu 1
Hai văn bản Sông núi nước Nam và nước Đại Việt ta đều là hai văn bản mang đậm chủ
nghĩa yêu nước, tồn tại như những bản tuyên ngôn độc lập đầy lòng tự hào. Tuy nhiên, ở mỗi
văn bản, tác giả lại khẳng định chủ quyền tổ quốc theo một cách riêng. Nếu ở Sông núi
nước Nam, chủ quyền của nước Nam được củng cố dựa trên lý luận từ “sách Trời” - từ một
thế lực siêu nhiên. Thì ở “Nước Đại Việt ta”, Nguyễn Trãi lại thể hiện niềm tự hào về độc lập
dân tộc dựa trên những thành tựu, những trang sử vàng hào hùng của dân tộc. Tác giả đặt
nước ta ngang hàng với nước phương Bắc, đưa ra những chứng cứ, lập luận có thật vô cùng
sắc bén về những thành tựu mà các thế hệ cha ông đã từng đtạ được.. Từ đó khiến không ai
có thể phủ nhận được chủ quyền của nước ta. Nhưng dù là bằng cách nào, bằng biện pháp
gì, thì cả hai tác giả của hai văn bản đều đã đưa vào tác phẩm của mình tình yêu nước và
niềm tự tôn dân tộc mãnh liệt. Giúp khẳng định chủ quyền nước ta trước mọi kẻ thù.
Đoạn văn so sánh, nêu lên một điểm giống nhau và một điểm khác nhau giữa Sông núi
nước Nam với Nước Đại Việt ta - Mẫu 2
Điểm giống nhau rõ ràng nhất giữa hai văn bản Sông núi nước Nam và Nước Đại Việt ta
chính là niềm tự hào và tình yêu nước mãnh liệt. Cả hai văn bản đều là những bản tuyên
ngôn độc lập, khẳng định chủ quyền dân tộc của nước ta. Bên cạnh đó, ở mỗi văn bản vẫn
tồn tại những sự khác biệt vô cùng rõ nét. Ở Sông núi nước Nam, tác giả mượn lời của thần
linh, của sách Trời để khẳng định rằng sự tồn tại của nước Nam vốn đã được định sẵn,
không thể phủ nhận. Ai dám xâm phạm sự thật ấy ắt sẽ bị ông trời trừng phạt. Còn với Nước
Đại Việt ta, nhà thơ lại khẳng định chủ quyền của đất nước dựa trên những điều mà chính
quân và dân ta bao đời nay gây dựng. Đó là biết bao triều đại oai hùng, biết bao trận chiến
vang dội, không hề kém cạnh các nước phương Bắc trong lịch sử. Cùng dòng thời gian,
nước ta đã, đang và sẽ tiếp tục phát triển, lớn mạnh không ngừng nghỉ, bằng chính bàn tay
của con người. Sự tự tin, tự hào ấy đã cường kiện hóa cho lòng tự tôn dân tộc hiện hữu
trong từng vần thơ của Nước Đại Việt ta.