Đề Bài Tiêu Chuẩn Vĩnh Cửu Của Thơ Ca Là Cảm Xúc, Đó Cũng Là Hạt Nhân Làm Nên Dấu Ấn Của Nhà Thơ | Ngữ Văn 11

Đề bài: Nhà thơ Bằng Việt cho rằng: “Tiêu chuẩn vĩnh cửu của thơ ca là cảm xúc, đó cũng là hạt nhân làm nên dấu ấn của nhà thơ ”. Từ tác phẩm “Vội vàng”của Xuân Diệu, “Tràng giang” của Huy Cận, anh(chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên. 1. Giải thích ý kiến – Tiêu chuẩn: Thước đo, chuẩn mực đánh giá một đối tượng. Có nhiều loại tiêu chuẩn khác nhau và tiêu chuẩn có thể thay đổi theo thời gian. -Tiêu chuẩn vĩnh cửu: thước đo, chuẩn mực có giá trị bất biến, đúng với mọi thời đại. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !

Chủ đề:
Môn:

Ngữ Văn 11 1.1 K tài liệu

Thông tin:
7 trang 2 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Đề Bài Tiêu Chuẩn Vĩnh Cửu Của Thơ Ca Là Cảm Xúc, Đó Cũng Là Hạt Nhân Làm Nên Dấu Ấn Của Nhà Thơ | Ngữ Văn 11

Đề bài: Nhà thơ Bằng Việt cho rằng: “Tiêu chuẩn vĩnh cửu của thơ ca là cảm xúc, đó cũng là hạt nhân làm nên dấu ấn của nhà thơ ”. Từ tác phẩm “Vội vàng”của Xuân Diệu, “Tràng giang” của Huy Cận, anh(chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên. 1. Giải thích ý kiến – Tiêu chuẩn: Thước đo, chuẩn mực đánh giá một đối tượng. Có nhiều loại tiêu chuẩn khác nhau và tiêu chuẩn có thể thay đổi theo thời gian. -Tiêu chuẩn vĩnh cửu: thước đo, chuẩn mực có giá trị bất biến, đúng với mọi thời đại. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !

30 15 lượt tải Tải xuống
Đề bài: Nhà thơ Bằng Việt cho rằng: “Tiêu chuẩn vĩnh cửu của thơ ca là cảm xúc,
đó cũng là hạt nhân làm nên dấu ấn của nhà thơ ”. Từ tác phẩm “Vội vàng”của
Xuân Diệu, “Tràng giang” của Huy Cận, anh(chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
1. Giải thích ý kiến
– Tiêu chuẩn: Thước đo, chuẩn mực đánh giá một đối tượng. Có nhiều loại tiêu
chuẩn khác nhau và tiêu chuẩn có thể thay đổi theo thời gian.
-Tiêu chuẩn vĩnh cửu: thước đo, chuẩn mực có giá trị bất biến, đúng với mọi thời
đại.
– Cảm xúc: Những cung bậc tình cảm, tâm trạng con người.
- Đó cũng là hạt nhân làm nên dấu ấn của nhà thơ: khẳng định yếu tố cơ bản làm
nên dấu ấn, nét riêng của nhà thơ chính là yếu tố cảm xúc.
=> Ý kiến trên đã bàn đến 2 vấn đề lí luận cơ bản là đặc trưng của thơ và phong
cách nghệ thuật của nhà thơ: Thước đo để đánh giá giá trị tác phẩm thơ ca ở mọi
thời đại là cảm xúc. Và cảm xúc cũng là yếu tố cơ bản nhất làm nên phong cách
riêng của nhà thơ.
2. Bàn luận:
a. Vì sao nói tiêu chuẩn vĩnh cửu của thơ ca là cảm xúc:
* Xuất phát từ đặc trưng của thơ:
- Thơ là là tiếng hát của tâm hồn. Cảm xúc là sinh mệnh của thơ ca, nếu không có
cảm xúc thì thơ sẽ chỉ là những xác chữ vô hồn. Nói như Ngô Thị Nhậm “hãy xúc
động hồn thơ cho ngọn bút có thần”. Lê Quý Đôn cũng khẳng định: "Thơ khởi
phát từ lòng người" là muốn nhấn mạnh: Tình cảm sẽ quyết định sự sinh thành của
thơ. Cùng quan điểm này, Nguyễn Đình Thi cũng cho rằng: "Thơ là tiếng nói đầu
tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm tới cuộc sống".
- Văn học là nhân học. Văn học phản ánh đời sống con người. Với thơ ca cuộc
sống không chỉ là hiện thực xã hội bề ngoài mà còn là đời sống tâm hồn, tình cảm
phong phú của chính nhà thơ. Thơ là người thư kí trung thành của trái tim. (Đuy
Blây) "Thơ ca là âm nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả, đa cảm" (Vôn
-te)
- Cảm xúc trong thơ không phải là cảm xúc nhạt nhạt. Đó phải là tình cảm ở mức
độ mãnh liệt nhất thôi thúc người nghệ sĩ cầm bút sáng tạo. Nhà thơ phải sống thật
sâu với cuộc đời mới có thể viết nên những vần thơ có giá trị của sự trải nghiệm.
Tố Hữu: “thơ chỉ tràn khi trong tim ta cuộc sống tràn đầy”, Xuân Diệu: “Thơ là sự
chín đỏ trong cảm xúc”. Lecmôntốp: Có những đêm không ngủ, mắt rực sáng và
thổn thức, lòng ngập tràn nhớ nhung... khi đó tôi viết
* Mặt khác, xuất phát từ quy luật tiếp nhận văn học, trong đó có thơ ca: Người đọc
tìm đến thơ là tìm đến thế giới đồng điệu, đồng cảm như Tố Hữu đã khẳng
định: "Thơ là một điệu hồn đi tìm những tâm hồn đồng điệu.. Thơ là tiếng nói đồng
ý và đồng tình, tiếng nói đồng chí". Mỗi thi nhân diễn tả những rung cảm của mình
qua hình thức biểu hiện không giống nhau. Từ trải nghiệm và sự xúc động của
mình, mỗi nhà thơ đều muốn giãi bày, chia sẻ, gửi gắm tới độc giả. Sự gặp gỡ giữa
người đọc và người làm thơ qua câu chữ sẽ khơi lên sự đồng cảm sâu sắc, mãnh
liệt vượt thời gian để thi phẩm đó có sức sống lâu bền
b. Vì sao cảm xúc lại là hạt nhân làm nên dấu ấn nhà thơ:
- Cảm xúc là yếu tố bên trong, những rung động sâu sắc trong tâm hồn, vì vậy nó
luôn mang dấu ấn cá nhân. Qua trang thơ, người đọc thấy được cá tính, cuộc đời,
tâm hồn tác giả.
- Tình cảm trong thơ không tự nảy sinh mà cần có sự va chạm với cuộc sống. Quá
trình đó là cơ hội để nhà thơ thể hiện năng lực quan sát, biểu hiện riêng của mình.
Những khám phá riêng đó tạo điều kiện hình thành dấu ấn phong cách nhà thơ.
- Cảm xúc trong thơ được bộc lộ qua những yếu tố hình thức: thể thơ, ngôn từ hình
ảnh, nhịp điệu, giọng điệu. Đây là những biểu hiện quan trọng xác định dấu ấn
phong cách nhà thơ.
3. Phân tích, chứng minh:
a. Vội vàng
* Vài nét khái quát về tác giả, tác phẩm:
- Xuân Diệu "Là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới", một hồn thơ "thiết tha,
rạo rực, băn khoăn", "Khi vui cũng như khi buồn người đều nồng nàn tha thiết"
(Hoài Thanh, Hoài Chân- Thi nhân Việt nam)
- Vội vàng là một thi phẩm tiêu biểu của ông, in trong tập "Thơ thơ" (1938), tập
thơ đầu tay và ngay lập tức vinh danh Xuân Diệu như một đại diện tiêu biểu nhất
của phong trào Thơ Mới.
* Vội vàng bắt nguồn từ tình yêu cuộc sống nồng nhiệt tha thiết mãnh liệt
của nhà thơ. Cả bài thơ là dòng chảy cảm xúc chân thành với đủ mọi cung bậc của
Xuân Diệu: Có mãnh liệt, bồng bột, sôi nổi, đắm say; có băn khoăn, ngậm ngùi,
nuối tiếc; có vội vàng, cuống quýt, ham hố đến cuồng si. Biểu hiện:
- Ước muốn kì lạ, táo bạo, ngông cuồng có được quyền uy trước tạo hóa ( Bốn câu
thơ đầu)
- Đắm say trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống
- Nỗi băn khoăn, tiếc nuối của nhà thơ về sự ngắn ngủi của đời người trước sự trôi
đi nhanh chóng của thời gian.
- Lời giục giã sống vội vàng, cuống quýt của nhà thơ
* Tình yêu mãnh liệt của XD với cuộc đời đã chi phối đặc đặc điểm thơ XD,
nói cách khác đó là “hạt nhân” làm nên phong cách riêng của nhà thơ:
- Khao khát giao cảm với đời theo nghĩa chân thật và trần thế nhất. (so sánh với
các nhà thơ mới đương thời)
- Luôn nhìn đời bằng cặp mắt xanh non, biếc rờn.(thiên nhiên đều có đôi có cặp,
rực rỡ, chan chứa xuân tình)
-Quan niệm mới mẻ:
+ Coi con người là chuẩn mực của cái đẹp.
+ Thời gian tuyến tính một đi ko trở lại.
+ sống vội vàng, cuống quýt ham muốn đến vô biên và tuyệt đích để tận hưởng
mọi vẻ đẹp của cuộc đời.
- Cảm xúc của Xuân Diệu được diễn tả thành công qua sức mạnh của hình thức
nghệ thuật:
+ tạo ra sự tương giao giữa các giác quan.
/ Tháng giêng ngon như 1 cặp môi gần/Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi.
- Ngôn ngữ thơ: Cách dùng từ của XD rất táo bạo. Đặc biệt ở đoạn cuối, cảm xúc
dạt dào, mãnh liệt đã tạo nên những làn sóng ngôn từ vừa đan vào nhau vừa cộng
hưởng với nhau theo chiều tăng tiến càng lúc càng dâng lên cao trào. Tác giả dùng
dồn dập những động từ mạnh theo chiều tăng tiến: Ôm- riết-say-thâu-cắn ; Hệ
thống những tính từ chỉ xuân sắc, động từ chỉ trạng thái đắm say, danh từ chỉ vẻ
đẹp thanh tân, tình tứ, quyến rũ: bắt đầu mơn mởn, chếnh choáng mùi thơm, đã đầy
ánh sáng, no nê thanh sắc, xuân hồng..Tất cả những phương diện ngôn từ ấy đều
được dùng thuần thục, tinh vi, chuyển tải được nhuần nhuyễn những tình ý mãnh
liệt và táo bạo của cái tôi thi sĩ, chứng tỏ Xuân Diệu ngay từ khi còn trẻ đã thực sự
là một bậc thầy về tiếng Việt.
/ Thể thơ: Tự do, có những câu thơ năm chữ, câu thơ mười chữ, thậm chí chỉ có ba
chữ nhưng chủ yếu là những câu thơ tám chữ với nhịp ngắt rất linh hoạt. Tất cả
khiến cho nhịp điệu của bài thơ cứ sôi nổi, bồng bột, chuyển tải được một điệu tâm
hồn sôi nổi, say mê.
/Sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc và mạch triết luận:
++ Mạch triết luận biểu hiện ở cách Xuân Diệu sắp xếp các ý thơ để lí giải vì sao
phải sống "Vội vàng". Nhà thơ đã lập luận thật chặt chẽ: Vì cuộc sống thật đẹp,
thật đáng sống (đoạn một) trong khi đó thời gian của đời người, nhất là tuổi trẻ lại
quá ngắn ngủi, hữu hạn (đoạn hai) cho nên chỉ còn một cách là phải sống vội vàng,
gấp gáp để tận hưởng được cuộc sống này (đoạn ba). Cách lập luận ở đây đi từ việc
soi chiếu các mặt khác nhau của vấn đề, khám phá những nghịch lý của đời sống
để biến những lí lẽ ấy thành cơ sở lí luận, là nền tảng cho tính thuyết phục của lời
kêu gọi ở cuối bài thơ, cũng là kết luận đầy tích cực, giàu tính nhân văn của tác giả.
++Nhưng mạch chính của tác phẩm vẫn là mạch trữ tình, bởi nguồn cội của thơ
chính là cảm xúc . Xuyên suốt từng bước lập luận, Xuân Diệu đã bày tỏ những cảm
xúc từ tận trái tim mình: Niềm say mê vẻ đẹp đầy xuân thì, xuân sắc của cuộc sống
trần gian (đoạn một) ;nỗi băn khoăn tiếc nuối trước sự trôi chảy của thời gian và sự
ngắn ngủi của đời người (đoạn hai) để rồi đến đoạn ba bùng lên thành lời giục giã
sống vội vàng đầy ham hố, cuồng si.
-> Như vậy, xuyên suốt bài thơ, mạch triết luận và mạch trữ tình luôn giao hòa
cùng nhau, sóng đôi bên nhau. Mạch triết luận nổi lên trên bề mặt văn bản, gắn với
bố cục bài thơ. Mạch trữ tình chìm xuống dưới, trở thành bề sâu của nội dung tư
tưởng. Sự kết hợp này tạo một hiệu quả tích cực trong việc truyền tải tư tưởng chủ
đề của tác phẩm: Vừa tác động vào lý trí, vừa tác động vào tình cảm, vừa trực tiếp
tác động vào trí óc, nhưng lại cũng vừa thông qua con đường từ trí óc đến trái tim.
Xuân Diệu đã dùng chính trái tim mình, dùng chính khối cảm xúc rạo rực tha thiết
với cuộc đời của mình để làm minh chứng rõ nhất cho lẽ sống "Vội vàng". Và cũng
chính lẽ sống đó đã làm cho cảm xúc của Xuân Diệu trở thành những cảm xúc có
tính chất khái quát, là tâm sự riêng tư nồng nàn của cá nhân, nhưng cũng là cảm
xúc của bao người.
TRÀNG GIANG:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
- Nếu Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong tất cả những nhà thơ mới thì Huy Cận
là nhà thơ tiêu biểu có công góp bồi cho lâu đài Thơ mới càng thêm rực rỡ.
- Bài thơ được trích từ tập "Lửa thiêng" (1938), được sáng tác khi Huy Cận đứng
ở bờ Nam bến Chèm sông Hồng, nhìn cảnh mênh mông sóng nước, lòng vời vợi
buồn, cám cảnh cho kiếp người nhỏ bé, nổi trôi giữa dòng đời vô định.
Cảm xúc chủ đạo: nỗi buồn, cô đơn trước ko gian vũ trụ rộng lớn. Biểu
hiện:
Khổ 1: Ngay từ khổ thơ đầu, người đọc đã bắt gặp những con sóng lòng đầy ưu tư,
sầu não:
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng
Khổ 2: Nỗi lòng ấy được gợi mở nhiều hơn qua hình ảnh quạnh vắng của không
gian lạnh lẽo.
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống trời nên sâu chót vót
Sông dài trời rộng bến cô liêu.
Khổ 3: Trong không gian trống vắng ấy, Nhà thơ khao khát tìm kiếm sự giao cảm:
Khổ 4: Nỗi nhớ nhà và tình yêu nước thầm kín của nhà thơ:
* Cảm xúc ấy là hạt nhân làm nên dấu ấn riêng, phong cách riêng của nhà
thơ:
- Cái tôi mang nỗi sầu vũ trụ, nỗi sầu nhân thế (Một chiếc linh hồn nhỏ. Mang
mang thiên cổ sầu): nỗi buồn bao trùm cả bài thơ thấm đẫm trong cảnh vật.
- Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa thi pháp cổ điển Đường thi với thi pháp thơ tượng
trưng Pháp:
Màu sắc hiện đại:
+ màu sắc hiện đại trong Tràng giang trước nhất thể hiện ở “nỗi buồn thế
hệ” của một “cái tôi” Thơ mới thời mất nước “chưa tìm thấy lối ra”, qua xu hướng
giãi bày trực tiếp “cái tôi” trữ tình (buồn điệp điệp, sầu trăm ngả, không khói
hoàng hôn cũng nhớ nhà…), qua những từ ngữ sáng tạo mang dấu ấn xúc cảm cá
nhân của tác giả (sâu chót vót, niềm thân mật, dợn…)
+ Mặt khác, Tràng giang cũng không thiếu những hình ảnh, âm thanh chân
thực của đời thường, không ước lệ (củi khô, tiếng vãn chợ chiều, bèo dạt…). Bài
thơ hiện đại và là một bài thơ mới. Có cái mới của hồn thơ, có cái mới của chủ thể
trữ tình.Khác với thơ xưa, tâm trạng của chủ thể trữ tình,cảm hứng cá nhân của nhà
thơ chạy suốt toàn bài mới là nhất quán .Nó khác hẳn với kết cấu đề - thực - luận -
kết , hay tiền giải - hậu giải của thơ Đường. Bài thơ hiện đại trong cách cảm nhận
sự vật, trong cách sử dụng thi liệu hình ảnh : củi, sông, nắng, bèo, cát, cây xanh,
cánh chim , ....Tất cả làm nên một bức tranh thiên nhiên quê hương gần gũi , quen
thuộc . Bởi nó đã in dấu, đã hằn sâu, đã hoà cùng dòng chảy và đã lẫn vào những
cảnh quê hương sông nước trên khắp đất nước Việt Nam yêu dấu.
Màu sắc cổ điển
Cổ điển ở nhan đề:
- Bài thơ mới lại có nhan đề bằng chữ Hán. “Tràng” ( một âm đọc khác của
“trường”) gợi sự cổ kính. “Giang” là tên chung để chỉ các dòng sông. Hai chữ này
gợi một không gian cổ kính, trang trọng, bát ngát như trong Đường thi, gợi nhớ câu
thơ nổi tiếng của Lý Bạch: “Duy kiến trường giang thiên tế lưu” ( Hoàng Hạc Lâu
tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng). Hai âm "ang" đi liền nhau đã gợi lên
trong người đọc cảm giác về con sông, không chỉ dài vô cùng mà còn rộng mênh
mông, bát ngát. Hai chữ "tràng giang" mang sắc thái cổ điển trang nhã, gợi liên
tưởng về dòng Trường Giang trong thơ Đường thi, một dòng sông của muôn thuở
vĩnh hằng, dòng sông của tâm tưởng.
Cổ điển ở thi liệu
Ở Tràng giang, ta bắt gặp nhiều hình ảnh quen thuộc trong thơ cổ: con thuyền,
dòng sông, cách bèo, mặt nước. Có những hình ảnh tượng trưng thường gặp trong
thơ cổ : Tràng giang, sông dài , trời rộng, bến cô liêu, mây cao, núi bạc, cánh chim
nhỏ, bóng chiều sa, khói hoàng hôn, cuộc sông' con người thì buồn tẻ, chán chường
với "vãn chợ chiều", mọi thứ đã tan rã, chia lìa; Nhiều câu thơ mươn ý thơ cổ.
Biện pháp nghệ thuật: đối, tả cảnh ngụ tình
4. Nhận xét, đánh giá:
- Quan niệm của Bằng Việt: "Tiêu chuẩn vĩnh cửu của thơ ca là cảm xúc" hoàn
toàn đúng đắn với đặc trưng của thơ ca và quy luật tiếp nhận văn học. Tuy nhiên,
Bằng Việt để cao cảm xúc chứ không tuyệt đối hóa cảm xúc, coi nhẹ vai trò tài
năng người cầm bút. Cần kết hợp tài năng và cảm xúc mới có tác phẩm thành
công.
- Quan niệm trên rất giàu ý nghĩa:
+ Đối với người sáng tác: Cần phải gắn bó với cuộc đời, với con người, nuôi
dưỡng cảm xúc, trau dồi tài năng để tạo nên những bài thơ có giá trị, có sức hấp
dẫn với độc giả.
+ Đối với người đọc: Đến với một tác phẩm thơ cũng cần có cảm xúc để đồng
điệu, đồng sáng tạo với tác giả, biết trân trọng cảm xúc và tài năng của nhà thơ kết
tinh trong câu chữ, góp phần làm đẹp cho đời.
| 1/7

Preview text:

Đề bài: Nhà thơ Bằng Việt cho rằng: “Tiêu chuẩn vĩnh cửu của thơ ca là cảm xúc,
đó cũng là hạt nhân làm nên dấu ấn của nhà thơ
”. Từ tác phẩm “Vội vàng”của
Xuân Diệu, “Tràng giang” của Huy Cận, anh(chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
1. Giải thích ý kiến
– Tiêu chuẩn: Thước đo, chuẩn mực đánh giá một đối tượng. Có nhiều loại tiêu
chuẩn khác nhau và tiêu chuẩn có thể thay đổi theo thời gian.
-Tiêu chuẩn vĩnh cửu: thước đo, chuẩn mực có giá trị bất biến, đúng với mọi thời đại.
– Cảm xúc: Những cung bậc tình cảm, tâm trạng con người.
- Đó cũng là hạt nhân làm nên dấu ấn của nhà thơ: khẳng định yếu tố cơ bản làm
nên dấu ấn, nét riêng của nhà thơ chính là yếu tố cảm xúc.
=> Ý kiến trên đã bàn đến 2 vấn đề lí luận cơ bản là đặc trưng của thơ và phong
cách nghệ thuật của nhà thơ: Thước đo để đánh giá giá trị tác phẩm thơ ca ở mọi
thời đại là cảm xúc. Và cảm xúc cũng là yếu tố cơ bản nhất làm nên phong cách riêng của nhà thơ. 2. Bàn luận:
a. Vì sao nói tiêu chuẩn vĩnh cửu của thơ ca là cảm xúc:
* Xuất phát từ đặc trưng của thơ:
- Thơ là là tiếng hát của tâm hồn. Cảm xúc là sinh mệnh của thơ ca, nếu không có
cảm xúc thì thơ sẽ chỉ là những xác chữ vô hồn. Nói như Ngô Thị Nhậm “hãy xúc
động hồn thơ cho ngọn bút có thần”
. Lê Quý Đôn cũng khẳng định: "Thơ khởi
phát từ lòng người"
là muốn nhấn mạnh: Tình cảm sẽ quyết định sự sinh thành của
thơ. Cùng quan điểm này, Nguyễn Đình Thi cũng cho rằng: "Thơ là tiếng nói đầu
tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm tới cuộc sống".
- Văn học là nhân học. Văn học phản ánh đời sống con người. Với thơ ca cuộc
sống không chỉ là hiện thực xã hội bề ngoài mà còn là đời sống tâm hồn, tình cảm
phong phú của chính nhà thơ. Thơ là người thư kí trung thành của trái tim. (Đuy
Blây) "Thơ ca là âm nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả, đa cảm" (Vôn -te)
- Cảm xúc trong thơ không phải là cảm xúc nhạt nhạt. Đó phải là tình cảm ở mức
độ mãnh liệt nhất thôi thúc người nghệ sĩ cầm bút sáng tạo. Nhà thơ phải sống thật
sâu với cuộc đời mới có thể viết nên những vần thơ có giá trị của sự trải nghiệm.
Tố Hữu: “thơ chỉ tràn khi trong tim ta cuộc sống tràn đầy”, Xuân Diệu: “Thơ là sự
chín đỏ trong cảm xúc”.
Lecmôntốp: Có những đêm không ngủ, mắt rực sáng và
thổn thức, lòng ngập tràn nhớ nhung... khi đó tôi viết

* Mặt khác, xuất phát từ quy luật tiếp nhận văn học, trong đó có thơ ca: Người đọc
tìm đến thơ là tìm đến thế giới đồng điệu, đồng cảm như Tố Hữu đã khẳng
định: "Thơ là một điệu hồn đi tìm những tâm hồn đồng điệu.. Thơ là tiếng nói đồng
ý và đồng tình, tiếng nói đồng chí".
Mỗi thi nhân diễn tả những rung cảm của mình
qua hình thức biểu hiện không giống nhau. Từ trải nghiệm và sự xúc động của
mình, mỗi nhà thơ đều muốn giãi bày, chia sẻ, gửi gắm tới độc giả. Sự gặp gỡ giữa
người đọc và người làm thơ qua câu chữ sẽ khơi lên sự đồng cảm sâu sắc, mãnh
liệt vượt thời gian để thi phẩm đó có sức sống lâu bền
b. Vì sao cảm xúc lại là hạt nhân làm nên dấu ấn nhà thơ:
- Cảm xúc là yếu tố bên trong, những rung động sâu sắc trong tâm hồn, vì vậy nó
luôn mang dấu ấn cá nhân. Qua trang thơ, người đọc thấy được cá tính, cuộc đời, tâm hồn tác giả.
- Tình cảm trong thơ không tự nảy sinh mà cần có sự va chạm với cuộc sống. Quá
trình đó là cơ hội để nhà thơ thể hiện năng lực quan sát, biểu hiện riêng của mình.
Những khám phá riêng đó tạo điều kiện hình thành dấu ấn phong cách nhà thơ.
- Cảm xúc trong thơ được bộc lộ qua những yếu tố hình thức: thể thơ, ngôn từ hình
ảnh, nhịp điệu, giọng điệu. Đây là những biểu hiện quan trọng xác định dấu ấn phong cách nhà thơ.
3. Phân tích, chứng minh: a. Vội vàng
* Vài nét khái quát về tác giả, tác phẩm:
- Xuân Diệu "Là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới", một hồn thơ "thiết tha,
rạo rực, băn khoăn", "Khi vui cũng như khi buồn người đều nồng nàn tha thiết"
(Hoài Thanh, Hoài Chân- Thi nhân Việt nam)
- Vội vàng là một thi phẩm tiêu biểu của ông, in trong tập "Thơ thơ" (1938), tập
thơ đầu tay và ngay lập tức vinh danh Xuân Diệu như một đại diện tiêu biểu nhất của phong trào Thơ Mới.
* Vội vàng bắt nguồn từ tình yêu cuộc sống nồng nhiệt tha thiết mãnh liệt
của nhà thơ.
Cả bài thơ là dòng chảy cảm xúc chân thành với đủ mọi cung bậc của
Xuân Diệu: Có mãnh liệt, bồng bột, sôi nổi, đắm say; có băn khoăn, ngậm ngùi,
nuối tiếc; có vội vàng, cuống quýt, ham hố đến cuồng si. Biểu hiện:
- Ước muốn kì lạ, táo bạo, ngông cuồng có được quyền uy trước tạo hóa ( Bốn câu thơ đầu)
- Đắm say trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống
- Nỗi băn khoăn, tiếc nuối của nhà thơ về sự ngắn ngủi của đời người trước sự trôi
đi nhanh chóng của thời gian.
- Lời giục giã sống vội vàng, cuống quýt của nhà thơ
* Tình yêu mãnh liệt của XD với cuộc đời đã chi phối đặc đặc điểm thơ XD,
nói cách khác đó là “hạt nhân” làm nên phong cách riêng của nhà thơ:

- Khao khát giao cảm với đời theo nghĩa chân thật và trần thế nhất. (so sánh với
các nhà thơ mới đương thời)
- Luôn nhìn đời bằng cặp mắt xanh non, biếc rờn.(thiên nhiên đều có đôi có cặp,
rực rỡ, chan chứa xuân tình) -Quan niệm mới mẻ:
+ Coi con người là chuẩn mực của cái đẹp.
+ Thời gian tuyến tính một đi ko trở lại.
+ sống vội vàng, cuống quýt ham muốn đến vô biên và tuyệt đích để tận hưởng
mọi vẻ đẹp của cuộc đời.
- Cảm xúc của Xuân Diệu được diễn tả thành công qua sức mạnh của hình thức nghệ thuật:
+ tạo ra sự tương giao giữa các giác quan.
/ Tháng giêng ngon như 1 cặp môi gần/Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi.
- Ngôn ngữ thơ: Cách dùng từ của XD rất táo bạo. Đặc biệt ở đoạn cuối, cảm xúc
dạt dào, mãnh liệt đã tạo nên những làn sóng ngôn từ vừa đan vào nhau vừa cộng
hưởng với nhau theo chiều tăng tiến càng lúc càng dâng lên cao trào. Tác giả dùng
dồn dập những động từ mạnh theo chiều tăng tiến: Ôm- riết-say-thâu-cắn ; Hệ
thống những tính từ chỉ xuân sắc, động từ chỉ trạng thái đắm say, danh từ chỉ vẻ
đẹp thanh tân, tình tứ, quyến rũ: bắt đầu mơn mởn, chếnh choáng mùi thơm, đã đầy
ánh sáng, no nê thanh sắc, xuân hồng
..Tất cả những phương diện ngôn từ ấy đều
được dùng thuần thục, tinh vi, chuyển tải được nhuần nhuyễn những tình ý mãnh
liệt và táo bạo của cái tôi thi sĩ, chứng tỏ Xuân Diệu ngay từ khi còn trẻ đã thực sự
là một bậc thầy về tiếng Việt.
/ Thể thơ: Tự do, có những câu thơ năm chữ, câu thơ mười chữ, thậm chí chỉ có ba
chữ nhưng chủ yếu là những câu thơ tám chữ với nhịp ngắt rất linh hoạt. Tất cả
khiến cho nhịp điệu của bài thơ cứ sôi nổi, bồng bột, chuyển tải được một điệu tâm hồn sôi nổi, say mê.
/Sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc và mạch triết luận:
++ Mạch triết luận biểu hiện ở cách Xuân Diệu sắp xếp các ý thơ để lí giải vì sao
phải sống "Vội vàng". Nhà thơ đã lập luận thật chặt chẽ: Vì cuộc sống thật đẹp,
thật đáng sống (đoạn một) trong khi đó thời gian của đời người, nhất là tuổi trẻ lại
quá ngắn ngủi, hữu hạn (đoạn hai) cho nên chỉ còn một cách là phải sống vội vàng,
gấp gáp để tận hưởng được cuộc sống này (đoạn ba). Cách lập luận ở đây đi từ việc
soi chiếu các mặt khác nhau của vấn đề, khám phá những nghịch lý của đời sống
để biến những lí lẽ ấy thành cơ sở lí luận, là nền tảng cho tính thuyết phục của lời
kêu gọi ở cuối bài thơ, cũng là kết luận đầy tích cực, giàu tính nhân văn của tác giả.
++Nhưng mạch chính của tác phẩm vẫn là mạch trữ tình, bởi nguồn cội của thơ
chính là cảm xúc . Xuyên suốt từng bước lập luận, Xuân Diệu đã bày tỏ những cảm
xúc từ tận trái tim mình: Niềm say mê vẻ đẹp đầy xuân thì, xuân sắc của cuộc sống
trần gian (đoạn một) ;nỗi băn khoăn tiếc nuối trước sự trôi chảy của thời gian và sự
ngắn ngủi của đời người (đoạn hai) để rồi đến đoạn ba bùng lên thành lời giục giã
sống vội vàng đầy ham hố, cuồng si.
-> Như vậy, xuyên suốt bài thơ, mạch triết luận và mạch trữ tình luôn giao hòa
cùng nhau, sóng đôi bên nhau. Mạch triết luận nổi lên trên bề mặt văn bản, gắn với
bố cục bài thơ. Mạch trữ tình chìm xuống dưới, trở thành bề sâu của nội dung tư
tưởng. Sự kết hợp này tạo một hiệu quả tích cực trong việc truyền tải tư tưởng chủ
đề của tác phẩm: Vừa tác động vào lý trí, vừa tác động vào tình cảm, vừa trực tiếp
tác động vào trí óc, nhưng lại cũng vừa thông qua con đường từ trí óc đến trái tim.
Xuân Diệu đã dùng chính trái tim mình, dùng chính khối cảm xúc rạo rực tha thiết
với cuộc đời của mình để làm minh chứng rõ nhất cho lẽ sống "Vội vàng". Và cũng
chính lẽ sống đó đã làm cho cảm xúc của Xuân Diệu trở thành những cảm xúc có
tính chất khái quát, là tâm sự riêng tư nồng nàn của cá nhân, nhưng cũng là cảm xúc của bao người. TRÀNG GIANG:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
- Nếu Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong tất cả những nhà thơ mới thì Huy Cận
là nhà thơ tiêu biểu có công góp bồi cho lâu đài Thơ mới càng thêm rực rỡ.
- Bài thơ được trích từ tập "Lửa thiêng" (1938), được sáng tác khi Huy Cận đứng
ở bờ Nam bến Chèm sông Hồng, nhìn cảnh mênh mông sóng nước, lòng vời vợi
buồn, cám cảnh cho kiếp người nhỏ bé, nổi trôi giữa dòng đời vô định.
Cảm xúc chủ đạo: nỗi buồn, cô đơn trước ko gian vũ trụ rộng lớn. Biểu hiện:
Khổ 1: Ngay từ khổ thơ đầu, người đọc đã bắt gặp những con sóng lòng đầy ưu tư, sầu não:
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng
Khổ 2: Nỗi lòng ấy được gợi mở nhiều hơn qua hình ảnh quạnh vắng của không gian lạnh lẽo.
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống trời nên sâu chót vót
Sông dài trời rộng bến cô liêu.
Khổ 3: Trong không gian trống vắng ấy, Nhà thơ khao khát tìm kiếm sự giao cảm:
Khổ 4: Nỗi nhớ nhà và tình yêu nước thầm kín của nhà thơ:
* Cảm xúc ấy là hạt nhân làm nên dấu ấn riêng, phong cách riêng của nhà thơ:
- Cái tôi mang nỗi sầu vũ trụ, nỗi sầu nhân thế (Một chiếc linh hồn nhỏ. Mang
mang thiên cổ sầu): nỗi buồn bao trùm cả bài thơ thấm đẫm trong cảnh vật.
- Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa thi pháp cổ điển Đường thi với thi pháp thơ tượng trưng Pháp:
Màu sắc hiện đại:
+ màu sắc hiện đại trong Tràng giang trước nhất thể hiện ở “nỗi buồn thế
hệ” của một “cái tôi” Thơ mới thời mất nước “chưa tìm thấy lối ra”, qua xu hướng
giãi bày trực tiếp “cái tôi” trữ tình (buồn điệp điệp, sầu trăm ngả, không khói
hoàng hôn cũng nhớ nhà…), qua những từ ngữ sáng tạo mang dấu ấn xúc cảm cá
nhân của tác giả (sâu chót vót, niềm thân mật, dợn…)
+ Mặt khác, Tràng giang cũng không thiếu những hình ảnh, âm thanh chân
thực của đời thường, không ước lệ (củi khô, tiếng vãn chợ chiều, bèo dạt…). Bài
thơ hiện đại và là một bài thơ mới. Có cái mới của hồn thơ, có cái mới của chủ thể
trữ tình.Khác với thơ xưa, tâm trạng của chủ thể trữ tình,cảm hứng cá nhân của nhà
thơ chạy suốt toàn bài mới là nhất quán .Nó khác hẳn với kết cấu đề - thực - luận -
kết , hay tiền giải - hậu giải của thơ Đường. Bài thơ hiện đại trong cách cảm nhận
sự vật, trong cách sử dụng thi liệu hình ảnh : củi, sông, nắng, bèo, cát, cây xanh,
cánh chim , ....Tất cả làm nên một bức tranh thiên nhiên quê hương gần gũi , quen
thuộc . Bởi nó đã in dấu, đã hằn sâu, đã hoà cùng dòng chảy và đã lẫn vào những
cảnh quê hương sông nước trên khắp đất nước Việt Nam yêu dấu. Màu sắc cổ điển
Cổ điển ở nhan đề:
- Bài thơ mới lại có nhan đề bằng chữ Hán. “Tràng” ( một âm đọc khác của
“trường”) gợi sự cổ kính. “Giang” là tên chung để chỉ các dòng sông. Hai chữ này
gợi một không gian cổ kính, trang trọng, bát ngát như trong Đường thi, gợi nhớ câu
thơ nổi tiếng của Lý Bạch: “Duy kiến trường giang thiên tế lưu” ( Hoàng Hạc Lâu
tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng). Hai âm "ang" đi liền nhau đã gợi lên
trong người đọc cảm giác về con sông, không chỉ dài vô cùng mà còn rộng mênh
mông, bát ngát. Hai chữ "tràng giang" mang sắc thái cổ điển trang nhã, gợi liên
tưởng về dòng Trường Giang trong thơ Đường thi, một dòng sông của muôn thuở
vĩnh hằng, dòng sông của tâm tưởng.
Cổ điển ở thi liệu
Ở Tràng giang, ta bắt gặp nhiều hình ảnh quen thuộc trong thơ cổ: con thuyền,
dòng sông, cách bèo, mặt nước. Có những hình ảnh tượng trưng thường gặp trong
thơ cổ : Tràng giang, sông dài , trời rộng, bến cô liêu, mây cao, núi bạc, cánh chim
nhỏ, bóng chiều sa, khói hoàng hôn, cuộc sông' con người thì buồn tẻ, chán chường
với "vãn chợ chiều", mọi thứ đã tan rã, chia lìa; Nhiều câu thơ mươn ý thơ cổ.
Biện pháp nghệ thuật: đối, tả cảnh ngụ tình
4. Nhận xét, đánh giá:
- Quan niệm của Bằng Việt: "Tiêu chuẩn vĩnh cửu của thơ ca là cảm xúc" hoàn
toàn đúng đắn với đặc trưng của thơ ca và quy luật tiếp nhận văn học. Tuy nhiên,
Bằng Việt để cao cảm xúc chứ không tuyệt đối hóa cảm xúc, coi nhẹ vai trò tài
năng người cầm bút. Cần kết hợp tài năng và cảm xúc mới có tác phẩm thành công.
- Quan niệm trên rất giàu ý nghĩa:
+ Đối với người sáng tác: Cần phải gắn bó với cuộc đời, với con người, nuôi
dưỡng cảm xúc, trau dồi tài năng để tạo nên những bài thơ có giá trị, có sức hấp dẫn với độc giả.
+ Đối với người đọc: Đến với một tác phẩm thơ cũng cần có cảm xúc để đồng
điệu, đồng sáng tạo với tác giả, biết trân trọng cảm xúc và tài năng của nhà thơ kết
tinh trong câu chữ, góp phần làm đẹp cho đời.