Đề cương chi tiết học phần I môn Đường lối quốc phòng và an ninh của Đảng Cộng sản Việt Nam | Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Học phần cung cấp cho sinh viên một số nội dung cơ bản về đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu môn học và những quan điểm cơ bản của Đảng về đường lối quân sự, bao gồm: Những vấn đề cơ bản của học thuyết Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ tổ quốc; quan điểm của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Đường lối quốc phòng và an ninh của Đảng Cộng sản Việt Nam (8031)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
Ngành đào tạo: Các ngành trong Trường TP. HỒ CHÍ MINH
Trình độ đào tạo: Đại học TRUNG TÂM GDQP&AN
Chương trình đào tạo: Áp dụng cho các chương trình đào tạo
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT Học phần I
1. Tên học phần: Đường lối quốc phòng và an ninh của Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã học phần: GDQP008031
2. Tên Tiếng Anh: Military Education 1
3. Số tín chỉ: 3 tín chỉ (1/0/6) (3 tín chỉ lý thuyết, 0 tín chỉ thực hành/thí nghiệm/)
Phân bố thời gian: 9 tuần (5 tiết lý thuyết + 0*2 tiết thực hành + 10 tiết tự học/ tuần)
4. Các giảng viên phụ trách học phần:
1/ GV phụ trách chính: ThS. Phạm Xuân Phát
2/ Danh sách giảng viên cùng GD: Tất cả giảng viên Trung tâm GDQP&AN
5. Điều kiện tham gia học tập học phần
Môn học tiên quyết: Không Môn học trước: Không
6. Mô tả học phần (Course Description)
Học phần cung cấp cho sinh viên một số nội dung cơ bản về đối tượng, nhiệm vụ, phương
pháp nghiên cứu môn học và những quan điểm cơ bản của Đảng về đường lối quân sự, bao gồm:
Những vấn đề cơ bản của học thuyết Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và
bảo vệ tổ quốc; quan điểm của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân
bảo vệ tổ quốc, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; kết hợp phát triển kinh tế -xã hội với tăng
cường củng cố quốc phòng và an ninh; lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam qua các thời kỳ; xây
dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia; xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị
động viên và động viên quốc phòng; những vấn đề cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm
trật tự an toàn xã hội... Nghiên cứu đường lối quốc phòng và an ninh của Đảng góp phần hình thành
niềm tin khoa học, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng và lý tưởng cho sinh viên.
7. Mục tiêu học phần (Course Goals) Mục tiêu Mô tả Chuẩn đầu ra (Goals)
(Goal description) CTĐT
(Học phần này trang bị cho sinh viên:) G1
Kiến thức cơ bản về quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật 1.1
của Nhà nước về quốc phòng và an ninh. G2
Vận dụng kiến thức được học tham gia xây dựng nền quốc phòng 2.1, 2.2, 2.5
toàn dân, an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân;
bảo vệ chủ quyền biển, đảo, biên giới quốc gia, an ninh quốc gia,
trật tự an toàn xã hội.
Có phẩm chất, bản lĩnh chính trị vững vàng, yêu nước, yêu chủ
nghĩa xã hội, ý thức tuân thủ pháp luật. G3
Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình. 3.1, 3.2 1
8. Chuẩn đầu ra của học phần Chuẩn đầu Mô tả Chuẩn đầu ra HP
(Sau khi học xong môn học này, người học có thể:) ra CDIO
G1.1 Trình bày được kiến thức cơ bản về quan điểm của Đảng, chính sách, 1.1
pháp luật của Nhà nước về quốc phòng và an ninh.
G1.2 Trình bày được trách nhiệm của bản thân trong xây dựng nền quốc 1.1 G1
phòng toàn dân, an ninh nhân dân.
G1.3 Có khả năng phân tích các quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật 2.1
của Nhà nước về quốc phòng và an ninh.
G2.1 Vận dụng được kiến thức về quốc phòng và an ninh để góp phần 2.1.1, 2.2.4
tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, xây
dựng lực lượng vũ trang; bảo vệ chủ quyền biển, đảo, biên giới quốc
gia, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Tích cực tham gia phong G2
trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
G2.2 Có phẩm chất, bản lĩnh chính trị vững vàng, yêu nước, trung thành 2.5.1, 2.5.6
với Tổ quốc; ý thức tuân thủ kỷ luật, pháp luật, sẵn sàng thực
hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an bảo vệ Tổ quốc và rèn luyện bản thân.
G3.1 Có kỹ năng thành lập, quản lý và tham gia hoạt động nhóm hiệu quả. 3.1.1, 3.1.2 G3
G3.2 Có khả năng truyền thông ý tưởng và thông tin thuộc Chủ đề được giao 3.2.4, 3.2.6 rõ ràng, dễ hiểu.
9. Tài liệu học tập
- Sách, giáo trình chính:
Giáo trình giáo dục quốc phòng - an ninh (dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng),
Nxb Giáo dục Việt Nam, tập 1, năm 2013.
- Sách (TLTK) tham khảo:
1. Ban Tuyên giáo Trung ương, 100 câu hỏi - đáp về Biển, đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam,
Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, 2013;
2. Bộ Giáo dục và đào tạo, Tài liệu tập huấn cán bộ quản lý giáo viên, giảng viên giáo dục
quốc phòng và an ninh, 2017, 2020, 2023.
3. PGS. TS. Nguyễn Đức Thành, Giáo dục quốc phòng và an ninh (Học phần 1), Nxb Đại học
Quốc gia TP.HCM, TP.HCM, 2022.
4. Tài liệu tập huấn năm 2020,2021,2022,2023
10. Đánh giá sinh viên: - Thang điểm: 10
- Kế hoạch kiểm tra như sau: Hình Công cụ Chuẩn Tỉ thức Nội dung Thời điểm KT đầu ra KT lệ KT (%) Bài tập 20 1
Câu hỏi thảo luận về nội dung quan điểm Tuần 1 Bài tập nhỏ G1.1, 5
cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư trên lớp G1.2, G1.3
tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân 2
đội và bảo vệ Tổ quốc
Câu hỏi thảo luận về nội dung xây dựng Tuần 4 Bài tập nhỏ G1.1, 5 2
lực lượng vũ trang nhân dân trên lớp G1.2, G1.3 3 Chuyên cần Tuần 1 - 9 Điểm danh 10
Tiểu luận - Báo cáo 30
Sau mỗi buổi học sinh viên được yêu Tuần 2 - 9 Tiểu luận - G1
cầu đọc và tìm hiểu về một đề tài, trong Báo cáo G2, G3
buổi học sau một nhóm sinh viên báo
cáo trước lớp nội dung mình tìm hiểu
được. Danh sách các đề tài:
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về quân đội.
2. Đặc trưng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.
3. Xây dựng tiềm lực quốc phòng, an
ninh ngày càng vững mạnh.
4. Tính chất, đặc điểm của chiến tranh
nhân dân bảo vệ Tổ quốc.
5. Đặc điểm liên quan đến xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân.
6. Nội dung kết hợp sự phát triển kinh tế,
xã hội với tăng cường quốc phòng, an
ninh và đối ngoại ở nước ta hiện nay.
7. Nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta.
8. Các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia/ biên giới quốc gia.
9. Thành phần, tổ chức biên chế của lực
lượng dân quân tự vệ.
10. Nội dung cơ bản của động viên công nghiệp quốc phòng.
11. Phương pháp xây dựng
phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
12. Nội dung bảo vệ an ninh
quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Thi cuối kỳ 50 Thi trắc nghiệm 60 phút. Theo kế Thi trắc G1, G2 hoạch của nghiệm nhà trường
11. Nội dung chi tiết học phần: Chuẩn đầu ra Tuần Nội dung học phần 1
Bài 1: Đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu môn học
A/ Các nội dung và PPGD chính trên lớp: (2)
Nội dung GD lý thuyết:
1.1 Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu.
1.2 Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu.
1.3 Giới thiệu về môn học Giáo dục Quốc phòng và an ninh. G1.1 PPGD chính: + Thuyết giảng 3 + Trình chiếu
B/ Các nội dung cần tự học ở nhà: (4) G1.1
Vai trò, vị trí môn học Giáo dục Quốc phòng và an ninh
Bài 2: Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ tổ quốc
A/ Tóm tắt các ND và PPGD chính trên lớp: (4)
Nội dung GD lý thuyết:
2.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về G1.1, G1.2, chiến tranh. G1.3, G2.2,
2.2 Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về G3.1, G3.2 quân đội.
2.3 Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về 1 bảo vệ tổ quốc XHCN. 2 PPGD chính: + Thuyết giảng + Trình chiếu + Thảo luận nhóm:
Tại sao chiến tranh là bạn đường của chủ nghĩa đế quốc?
Phân tích tính tất yếu khách quan của bảo vệ Tổ quốc XHCN
theo tư tưởng Hồ Chí Minh?
B/ Các nội dung cần tự học ở nhà: (8) G1.2
Trách nhiệm của sinh viên trong bảo vệ Tổ quốc XHCN.
Bài 3: Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam XHCN
A/ Các nội dung và PPGD chính trên lớp: (4)
Nội dung GD lý thuyết:
3.1 Vị trí, đặc trưng của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.
3.2 Nội dung xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân. G1.1, G1.3,
3.3 Một số biện pháp chính xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh G2.1, G2.2, nhân dân hiện nay. G3.1, G3.2 PPGD chính: + Thuyết giảng 2 + Trình chiếu
+ Thảo luận nhóm: Tại sao xây dựng nền quốc phòng, an ninh phải có
sức mạnh tổng hợp từ nhiều yếu tố? Yếu tố nào đóng vai trò quan trọng nhất? Vì sao?
B/ Các nội dung cần tự học ở nhà: (8) G1.2, G1.3
Liên hệ trách nhiệm của bản thân tham gia xây dựng nền quốc
phòng toàn dân, an ninh nhân dân.
Làm rõ những khó khăn, thử thách của bộ đội Việt Nam trong
trận chiến Điện Biên Phủ, từ đó, chỉ ra vai trò, tầm quan trọng của yếu tố
chính trị - tinh thần trong trận đánh này. 3
Bài 4: Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN
A/ Các nội dung và PPGD chính trên lớp: (4) G1.1, G1.3,
Nội dung GD lý thuyết: G2.1, G2.2, 4
4.1 Những vấn đề chung về chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc. G3.1, G3.2
4.2 Những quan điểm của Đảng về chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.
4.3 Một số nội dung chủ yếu của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc. PPGD chính: + Thuyết giảng + Trình chiếu
+ Thảo luận nhóm: Làm rõ điểm yếu, điểm mạnh của kẻ thù khi xâm lược nước ta.
B/ Các nội dung cần tự học ở nhà: (8) G1.1, G1.3
Phân tích điểm yếu, mạnh của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ khi tiến
hành chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Bài 5: Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân
A/ Các nội dung và PPGD chính trên lớp: (4)
Nội dung GD lý thuyết:
5.1 Đặc điểm và những quan điểm, nguyên tắc cơ bản xây dựng lực
lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ mới. G1.1, G1.2,
5.2 Phương hướng xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong giai đoạn G1.3, G2.1, mới. G3.1, G3.2 3
5.3 Những biện pháp chủ yếu xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân. 4 PPGD chính: + Thuyết giảng + Trình chiếu
+ Thảo luận nhóm: Những yếu tố tác động tiêu cực đến quá trình xây
dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong giai đoạn hiện nay.
B/ Các nội dung cần tự học ở nhà: (8) G1.1, G1.3
Hiện nay, tính hiện đại của quân đội nhân dân Việt Nam được thể hiện
cụ thể ở những vấn đề gì? Cho ví dụ thực tiễn chứng minh. 4
Bài 6: Kết hợp phát triển kinh tế, xã hội với tăng cường quốc phòng, 5 an ninh và đối ngoại
A/ Các nội dung và PPGD chính trên lớp: (4)
Nội dung GD lý thuyết:
6.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc kết hợp phát triển kinh tế, xã hội G1.1, G1.3,
với tăng cường quốc phòng, an ninh và đối ngoại ở Việt Nam. G2.1, G3.1,
6.2 Nội dung kết hợp phát triển kinh tế, xã hội với tăng cường quốc G3.2
phòng, an ninh và đối ngoại.
6.3 Một số giải pháp chủ yếu thực hiện kết hợp phát triển kinh tế, xã hội
với tăng cường quốc phòng, an ninh và đối ngoại hiện nay. PPGD chính: + Thuyết giảng + Trình chiếu
+ Thảo luận nhóm: Tại sao kết hợp phát triển kinh tế, xã hội với tăng
cường quốc phòng, an ninh và đối ngoại là một tất yếu khách quan?
B/ Các nội dung cần tự học ở nhà: (8) G1.1, G1.3
Nội dung kết hợp phát triển kinh tế, xã hội với tăng cường quốc phòng,
an ninh trong các lĩnh vực kinh tế khác (giao thông vận tải; bưu 5
chính viễn thông; xây dựng cơ bản; khoa học công nghệ; giáo dục; y tế).
Bài 7: Những vấn đề cơ bản về lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam
A/ Các nội dung và PPGD chính trên lớp: (6)
Nội dung GD lý thuyết:
7.1 Nghệ thuật đánh giặc giữ nước của ông cha ta. G1.1, G1.3,
7.2 Nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo. G2.1, G2.2,
7.3 Vận dụng một số bài học kinh nghiệm về nghệ thuật quân sự trong G3.1, G3.2
sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay. 5 PPGD chính: 6 + Thuyết giảng + Trình chiếu
+ Thảo luận nhóm: Phân tích, làm rõ những yếu tố tác động đến việc
hình thành nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta.
B/ Các nội dung cần tự học ở nhà: (12) G1.1, G1.3
Làm rõ nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta trong các trận đánh cụ thể
(chiến thắng của Ngô Quyền trong trận đánh trên sông Bạch Đằng;
chiến thắng của vua Quang Trung trong trận đánh Ngọc Hồi - Đống Đa...).
Bài 8: Xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo, biên giới quốc gia trong tình hình mới
A/ Các nội dung và PPGD chính trên lớp: (4) G1.1,
Nội dung GD lý thuyết: G1.2, G1.3,
8.1 Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia. G2.1, G2.2,
8.2 Xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia. G3.1, G3.2
8.3 Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về xây dựng và bảo vệ chủ quyền
lãnh thổ, biên giới quốc gia. 6 PPGD chính: 7 + Thuyết giảng + Trình chiếu
+ Thảo luận nhóm: Làm rõ các bộ phận cấu thành vùng
biển Việt Nam theo luật pháp Việt Nam và quốc tế.
Nêu các vụ việc cụ thể về hành vi xâm phạm chủ
quyền biển đảo của Việt Nam trong thời gian qua.
B/ Các nội dung cần tự học ở nhà: (8) G1.1
Căn cứ khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 7
Bài 9: Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động 8
viên và động viên công nghiệp quốc phòng
A/ Các nội dung và PPGD chính trên lớp: (6) G1.1,
Nội dung GD lý thuyết: G1.3, G2.1,
9.1 Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ. G2.2, G3.1,
9.2 Xây dựng lực lượng dự bị động viên. G3.2
9.3 Động viên công nghiệp quốc phòng. PPGD chính: + Thuyết giảng 6 + Trình chiếu
+ Thảo luận nhóm: Vì sao động viên công nghiệp quốc phòng
phải đảm bảo tính bí mật, an toàn, hiệu quả và sẵn
sàng trước mọi tình huống chiến tranh?
B/ Các nội dung cần tự học ở nhà: (12) G1.2
Vai trò, trách nhiệm của sinh viên góp phần xây dựng lực lượng dân
quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên và động viên công nghiệp quốc phòng.
Bài 10: Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
A/ Các nội dung và PPGD chính trên lớp: (4) G1.1, G1.2,
Nội dung GD lý thuyết: G1.3, G2.1,
10.1 Nhận thức chung về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. G2.2, G3.1,
10.2 Nội dung, phương pháp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an G3.2 ninh Tổ quốc.
10.3 Trách nhiệm của học sinh, sinh viên trong việc tham gia xây dựng 8
phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc. 9 PPGD chính: + Thuyết giảng + Trình chiếu
Thảo luận nhóm: Vị trí, tác dụng của phong trào toàn dân
bảo vệ an ninh Tổ quốc?
B/ Các nội dung cần tự học ở nhà: (8) G1.1, G1.3
Đặc điểm địa lý và văn hoá xã hội của từng vùng miền có ảnh hưởng
như thế nào đến phương pháp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc?
Bài 11: Những vấn đề cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm
trật tự an toàn xã hội
A/ Các nội dung và PPGD chính trên lớp: (3) G1.1, G1.2,
Nội dung GD lý thuyết: G1.3, G2.1,
11.1 Khái niệm bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội G2.2, G3.1,
11.2 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo đảm an ninh quốc G3.2
gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
11.3 Giải pháp nâng cao công tác bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội 9 PPGD chính: + Thuyết giảng + Trình chiếu
+ Thảo luận nhóm: Tại sao xây dựng và phát triển kinh tế,
văn hoá, xã hội phải đi đôi với bảo vệ ANQG, giữ gìn
trật tự an toàn xã hội?
B/ Các nội dung cần tự học ở nhà: (6) G1.1
Tình hình thế giới và trong nước có liên quan đến bảo vệ an ninh
quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội ở Việt Nam hiện nay và dự báo trong thời gian tới. 7 12.
Đạo đức khoa học:
Các bài tập ở nhà và dự án phải được thực hiện từ chính bản thân sinh viên. Nếu bị phát hiện
có sao chép thì xử lý các sinh viên có liên quan bằng hình thức đánh giá (không) điểm quá trình và 0 cuối kỳ. 13.
Ngày phê duyệt lần đầu: 14. Cấp phê duyệt: Giám đốc TT Trưởng BM Người biên soạn ThS. Phạm Xuân Phát 15.
Tiến trình cập nhật ĐCCT
Lấn 1: Nội Dung Cập nhật ĐCCT lần 1: ngày tháng năm 2023
<người cập nhật ký và ghi rõ họ tên) Tổ trưởng Bộ môn: 8