Đề cương chi tiết môn Tâm lý học giáo dục | Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Đề cương chi tiết môn Tâm lý học giáo dục | Trường Đại học Sư phạm Hà Nộivới những kiến thức và thông tinĐề cương chi tiết môn Tâm lý học giáo dục | Trường Đại học Sư phạm Hà Nội bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.

Môn:
Trường:

Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu

Thông tin:
108 trang 9 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Đề cương chi tiết môn Tâm lý học giáo dục | Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Đề cương chi tiết môn Tâm lý học giáo dục | Trường Đại học Sư phạm Hà Nộivới những kiến thức và thông tinĐề cương chi tiết môn Tâm lý học giáo dục | Trường Đại học Sư phạm Hà Nội bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.

474 237 lượt tải Tải xuống
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤC HỌC
-------------------------------
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
Môn: Tâm lý học giáo dục
(Dùng cho sinh viên khoa cơ bản)
MỤC LỤC
Chương 1: NHẬP MÔN TÂM LÍ HỌC GIÁO DỤC 7
1. Bản chất hiện tượng tâm lý người 7
1.1. Tâm người sự phản ánh hiện thực khách quan của não người
thông qua chủ thể 7
1.2. Tâm lý người mang bản chất xã hội - lịch sử 9
2. Chức năng của tâm lí người 11
3. Phân loại hiện tượng tâm lý 12
Chương 2 SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÍ CÁ NHÂN: 13
1. Quan điểm duy vật biện chứng về sự phát triển tâm lý cá nhân 13
2. Sự phát triển tâm lý cá nhân 15
2.1. Cơ chế hình thành và phát triển tâm lí cá nhân 15
2.2. Các quy luật phát triển tâm lí cá nhân 16
3. Các giai đoạn phát triển tâm lí cá nhân 20
3.1. Đặc trưng của các giai đoạn phát triển cá nhân 20
3.2. Các giai đoạn phát triển tâm nhân dựa theo quan điểm hoạt động
và tương tác của cá nhân 22
3.3. Hoạt động 23
3.4.Giao tiếp 23
4. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi thiếu niên và thanh niên mới lớn 24
4.1. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi thiếu niên 24
4.2. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi thanh niên mới lớn 29
Chương 3 CƠ SỞ TÂM LÍ HỌC CỦA HOẠT ĐỘNG HỌC: 32
1. Hoạt động học 32
1.1. Định nghĩa hoạt động học 32
1.2. Đặc điểm của hoạt động học 32
2. Hình thành khái niệm khoa học cho học sinh 33
2.1. Bản chất khái niệm khoa học 33
2.2. Sự hình thành khái niệm khoa học cho học sinh 34
Chương 4 CƠ SỞ TÂM LÍ HỌC CỦA HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 39
1. Khái niệm hoạt động dạy 39
1.1. Định nghĩa 39
1
1.2. Đặc điểm hoạt động dạy trong nhà trường 39
2. Dạy học và sự phát triển nhận thức của học sinh 40
3. Dạy học và trí nhớ của học sinh 46
3.1. Khái niệm 46
3.2. Quên và cách chống quên 46
Chương 5 ĐỘNG CƠ VÀ HỨNG THÚ HỌC TẬP: 48
1. Động cơ 48
1.1. Định nghĩa động cơ học tập 48
1.2. Các loại động cơ học tập 48
1.3. Một số gợi ý biện pháp kích thích học sinh trong học tập 49
2. Hứng thú học tập 56
2.1. Khái niệm hứng thú học tập 56
2.2. Một số chiến lược tạo hứng thú học tập 56
Chương 6 CƠ SỞ TÂM LÍ HỌC CỦA QUẢN LÍ LỚP HỌC: 58
1. Khái niệm 58
2. Nội dung quản lí lớp học 58
3. Các phương pháp quản lí lớp học 60
3.1. Phương pháp cứng rắn:- Kiểm soát chặt chẽ của giáo viên 60
3.2. Phương pháp khoa học ứng dụng- Sự tham gia tích cực của giáo viên
61
3.3. Phương pháp điều chỉnh hành vi - Sự can thiệp nhiều của GV 63
3.4. Phương pháp quản lí nhóm - Sự can thiệp có điều độ của nhiều GV 65
3.5. Phương pháp thừa nhận: Sự can thiệp vừa phải của giáo viên 66
3.6. Phương pháp tiếp cận hợp lí: Sự can thiệp vừa phải của giáo viên 67
Chương 7: SỞ TÂM HỌC CỦA GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, THÁI
ĐỘ, GIÁ TRỊ VÀ NHÂN CÁCH 68
1. Nhân cách và các thuộc tính của nhân cách 68
1.1. Khái niệm nhân cách 68
1.2. Đặc điểm của nhân cách 68
1.3. Năng lực nhân cách 70
1.4. Các yếu tố chi phối sự hình thành và phát triển nhân cách 72
3. Hành vi đạo đức 74
3.1. Định nghĩa hành vi đạo đức 74
2
3.2. Các tiêu chí xác định hành vi đạo đức 74
4. Thái độ 75
4.1. Khái niệm 75
4.2. Đặc điểm 76
5. Giá trị 78
5.1. Khái niệm 78
5.2. Chiến lược hình thành thái độ và giá trị 79
5.3. Một số giá trị cần hình thành cho học sinh 80
Chương 8 HỖ TRỢ TÂM LÝ TRONG TRƯỜNG HỌC: 82
1. Bản chất của hoạt động hỗ trợ tâm lý trong nhà trường 82
2. Hoạt động hỗ trợ tâm lý trong nhà trường 83
3. Một số nguyên tắc đạo đức 86
3.1. Tôn trọng phẩm giá và quyền của học sinh 86
3.2. Năng lực và trách nhiệm hỗ trợ tâm lý học đường 86
3.3. Tôn trọng và trung thực trong quan hệ HTTL 87
3.4. Có trách nhiệm với gia đình trường học và cộng đồng 87
Chương 9: LAO ĐỘNG PHẠM NHÂN CÁCH NGƯỜI THẦY
GIÁO 88
1. Lao động sư phạm của người thầy giáo 88
1.1. Nghề làm việc trực tiếp với con người. 88
1.2. Nghề tái sản xuất sức lao động hội, đào tạo ra những con người
năng lực học tập suốt đời 88
1.3. Nghề mà công cụ chủ yếu là năng lực và nhân cách của nhà giáo. 89
1.4. Nghề lao động trí óc chuyên nghiệp. 89
1.5. Nghề đòi hỏi tính khoa học, tính nghệ thuật và tính sáng tạo. 89
2. Năng lực sư phạm của người thầy giáo 89
2.1. Quan điểm truyền thống 89
2.2. Quan điểm năng lực theo tiếp cận nghề nghiệp 96
3
1. Tên học phần: Tâm lý học giáo dục (Developmental Psychology)
Mã học phần:
2. Số tín chỉ: 04
3. Trình độ: Sinh viên năm thứ nhất
4. Phân bố thời gian:
- Lên lớp:
60 tiết.
+ Lý thuyết:
35 tiết.
+ Bài tập:
20 tiết.
+ Thảo luận:
5 tiết.
+ Thực hành, thí
nghiệm:
0 tiết.
- Tự học, tự nghiên cứu:
120 tiết
5. Điều kiện tiên quyết
6. Mục tiêu của học phần
Học xong học phần này, sinh viên phải đạt được các mục tiêu sau:
1. Kiến thức
Hiểu tri thức về các lĩnh vực hoạt động tâm của nhân, bao gồm các
hoạt động nhận thức, các hoạt động xúc cảm- tình cảm các hành động (kĩ
năng, xảo); sự phát triển tâm nhân qua các giai đoạn lứa tuổi các
nhân tố tác động tới sự phát triển tâm nhân; sở tâm của hoạt động
dạy học giáo dục học sinh sở tâm của hoạt động nghề nghiệp của
người giáo viên
2. Kĩ năng
Vận dụng các kiến thức tâm học được trang bị vào trong học tập nghề
nghiệp, trong dạy học giáo dục học sinh sau này cũng như vào việc nghiên
cứu những vấn đề đặt ra trong thực tiễn và trong khoa học giáo dục.
3. Thái độ
Góp phần hình thành thái độ đúng đắn, tích cực đối với vấn đề bản chất
quy luật vận động phát triển của các hiện tượng tâm của nhân. Qua
4
đó góp phần hình thành thái độ đúng đắn trong học tập trong hoạt động
nghề nghiệp sau này
7. Mô tả vắn tắt nội dung học phần
Nội dung chương trình gồm 6 khối kiến thức năng tương ứng:
Khối 1:Nhập môn: giới thiệu lược về khoa học tâm lí; Khối 2: Các hoạt
động tâm của nhân, bao gồm các hoạt động nhận thức, các hoạt động xúc
cảm- tình cảm các hành động (kĩ năng, xảo); Khối 3: nhân sự phát
triển tâm nhân. Trong khối này đề cập tới các đặc trưng tâm của
nhân, sự phát triển nhân qua các giai đoạn lứa tuổi các nhân tố tác động
tới sự phát triển tâm nhân; Khối 4: sở tâm của hoạt động dạy học
giáo dục học sinh: Các thuyết tâm về dạy học giáo dục; sở tâm
học của việc hình thành tri thức khoa học phát triển duy cho học sinh
tâm học; sở tâm học của các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.
Khối 5: sở tâm học về hoạt động nghề nghiệp nhân cách của người
giáo viên, bao gồm đặc điểm lao động phạm của người giáo viên; các
phẩm chất năng lực nghề của người giáo viên hoạt động rèn luyện của
sinh viên sư phạm trong quá trình hình thành nhân cách người thầy giáo.
8. Nhiệm vụ của sinh viên
- Dự đủ số giờ theo qui chế
- Tham gia thảo luận nhóm và làm bài tập được giao
- Có đầy đủ bài kiểm tra
9. Tài liệu học tập
9.1. Giáo trình
Tâm lý học giáo dục, NXB Đại học Sư phạm 2015
9.2. Danh mục tài liệu tham khảo
1. Robert J. Marzano (2011), Quản hiệu quả lớp học. NXB Giáo
dục
2. Phạm Thành Nghị (2011), Giáo trình Tâm học giáo dục, NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội
5
3. Dương Thị Diệu Hoa (Chủ biên, 2008), Giáo trình Tâm học
phát triển, NXB Đại học Sư phạm.
4. Văn Hồng, Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng (1995), Tâm
học LT và SP NXBGD, Hà Nội
5. Bùi Văn Huệ (1996), Tâm lý học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên
Chuyên cần:
- Hình thức: không nghỉ học quá 20% tổng số buổi
- Thái độ học tập trên lớp và sự chuẩn bị bài về nhà
- Điểm: 0 hoặc 10
- Tỷ trọng: 10%
Kiểm tra bộ phận:
- Hình thức: bài kiểm tra
- Thời gian kiểm tra, đánh giá giữa kì:
- Điểm: từ 0 đến 10.
- Tỉ trọng : 30%
Thi hết môn:
- Hình thức: Thi viết
- Thời gian tổ chức thi hết môn:
- Điều kiện dự thi hết môn: Điểm chuyên cần: 10; Điểm kiểm tra bộ
phận: từ 3 điểm trở lên;
- Điểm: từ 0 đến 10;
- Tỷ trọng: 60%
11. Thang điểm: 10.
Thực hiện theo Qui chế 43/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 15 tháng 8 năm
2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
12. Nội dung chi tiết học phần
6
7
Chương 1
NHẬP MÔN TÂM LÍ HỌC GIÁO DỤC
1. Bản chất hiện tượng tâm lý người
1.1. Tâm người sự phản ánh hiện thực khách quan của não
người thông qua chủ thể
a. Tâm người sự phản ánh hiện thực khách quan của não theo
quan điểm duy vật biện chứng:
- Phản ánh quá trình tác động qua lại giữa hai hệ thống vật chất, hệ
thống này để lại dấu vết trên hệ thống kia; thông qua dấu vết đó, người ta
thể hiểu được hệ thống vật chất đã tạo ra dấu vết.
- Phản ánh thuộc tính chung của mọi dạng tồn tại của vật chất. Phản
ánh diễn ra từ đơn giản đến phức tạp và có sự chuyển hoá lẫn nhau.
- Các loại phản ánh:
+ Phản ánh vật lý- dạng phản ánh của các vật chất không sống
(không sự trao đổi chất với môi trường) như phản ánh học... Đây
dạng phản ánh đơn giản, phản ánh nguyên si sự vật, hiện tượng.
+ Phản ánh sinh lý- dạng phản ánh của các vật chất sống (có sự trao
đổi chất với môi trường), như khi đi lạnh, người ta thể sởn da hai cánh
tay...Dạng phản ánh này không còn nguyên si như tác động ban đầu. Về mặt
vật lý, khi gặp lạnh, các vật thể thể co lại, gặp nóng thì nở ra. Nhưng với
cơ thể sống, cánh tay con người có thể sởn da gà, môi có thể thâm lại.
+ Phản ánh tâm lý- một dạng phản ánh của loại vật chất tổ chức
đặc biệt đó là não người.
Đây là dạng phản ánh đặc biệt vì:
* Đó sự tác động của hiện thực khách quan vào hệ thần kinh não
bộ con người - tổ chức cao nhất của vật chất. Chỉ hệ thần kinh não bộ
8
con người mới khả năng tiếp nhận tác động của hiện thực khách quan, tạo
ra dấu vết vật chất trên não, dấu vết đó chứa đựng hình ảnh tinh thần (tâm lý).
Bản chất của quá trình tạo ra dấu vết đó các quá trình sinh lý, sinh hoá
trong hệ thần kinh và não bộ.
* Phản ánh tâm tạo ra "hình ảnh" về thế giới nhưng rất sinh động
không còn nguyên si như bản thân thế giới. Hình ảnh tâm kết quả của
quá trình phản ánh thế giới khách quan của não. Song hình ảnh tâm khác về
chất so với các hình ảnh cơ, vật lý, sinh vật ở chỗ:
* Hình ảnh tâm mang tính sinh động, sáng tạo. Mỗi người sẽ hình
ảnh khác nhau về sự vật nên hình ảnh tâm rất phong phú đa dạng. Hay
nói cách khác, hình ảnh tâm lý là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan.
KL : Tuy hình ảnh tâm mang tính chủ thể nhưng nội dung của hình
ảnh tâm do thế giới khách quan quy định. Đây luận điểm quan trọng
phân biệt quan điểm duy vật quan điểm duy tâm. Tâm người nguồn
gốc bên ngoài chức năng của não. Não quan phản ánh, tiếp nhận
tác động của thế giới khách quan tạo ra hình ảnh tâm (hình ảnh của chính
thế giới khách quan đó).
Như vậy, muốn tâm người phải hai điều kiện: Thứ nhất: Phải
thế giới khách quan - nguồn gốc tạo nên hình ảnh tâm lý; Thứ hai: Phải
não người - Cơ quan phản ánh để tạo ra hình ảnh tâm lý.
Quan điểm của chủ nghĩa duy vật về bản chất hiện tượng tâm người
đã cho ta thấy: Muốn nghiên cứu tâm người phải tìm hiểu thế giới khách
quan xung quanh con người, nơi con người sống hoạt động. Đồng thời
muốn hình thành, cải tạo, thay đổi tâm con người phải thay đổi các tác
động của thế giới khách quan xung quanh con người, của hoàn cảnh trong
đó con người sống và hoạt động.
b. Tâm lý người mang tính chủ thể
Tính chủ thể của hình ảnh tâm lý thể hiện ở chỗ:
9
- Mỗi chủ thể trong khi tạo ra hình ảnh tâm về thế giới đã đưa
vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm, đưa cái riêng của mình vào trong hình ảnh
đó, làm cho hình ảnh tâm trong mỗi con người những sắc thái riêng,
không ai giống ai.
- Tính chủ thể trong phản ánh tâm lý thể hiện ở chỗ:
+ Cùng một sự vật nhưng những chủ thể khác nhau sẽ xuất hiện
những hình ảnh tâm lý khác nhau (khác nhau về mức độ, sắc thái).
+ Cũng thể, cùng một sự vật tác động đến cùng một chủ thể nhưng
vào những thời điểm khác nhau, những tình huống khác nhau với trạng thái
thể, trạng thái tinh thần khác nhau, sẽ cho những hình ảnh tâm với mức
độ biểu hiện và sắc thái tâm lý khác nhau ở chính chủ thể ấy.
+ Mỗi chủ thể khác nhau sẽ thái độ, hành vi khác nhau đối với các
sự vật, hiện tượng.
+ Chính chủ thể mang hình ảnh tâm người hiểu nhất, thể
nghiệm sâu sắc nhất về hình ảnh tâm đó. Những người ngoài không thể
hiểu rõ bằng chính chủ thể đó.
- Nguyên nhân của sự khác biệt tâm lý giữa các cá nhân:
+ Thứ nhất sự khác biệt về mặt sinh học của con người. Con người
thể khác nhau về giới tính, về lứa tuổi những đặc điểm riêng của thể,
giác quan, hệ thần kinh.
+ Thứ hai, con người còn khác nhau về hoàn cảnh sống hoạt động,
về điều kiện giáo dục đặc biệt mỗi nhân thể hiện mức độ tích cực hoạt
động, tích cực giao lưu khác nhau trong cuộc sống. Nguyên nhân thứ hai
nguyên nhân cơ bản quyết định sự khác biệt tâm lý của mỗi người.
KL: * Tâm con người không ai giống ai nên không nên đối xử với ai
cũng như ai, phải chú đến đặc điểm riêng, tôn trọng cái riêng của mỗi con
người, không nên áp đặt tư tưởng của mình cho người khác.
10
| 1/108

Preview text:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤC HỌC
------------------------------- ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
Môn: Tâm lý học giáo dục
(Dùng cho sinh viên khoa cơ bản) MỤC LỤC
Chương 1: NHẬP MÔN TÂM LÍ HỌC GIÁO DỤC 7
1. Bản chất hiện tượng tâm lý người 7
1.1. Tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan của não người thông qua chủ thể 7
1.2. Tâm lý người mang bản chất xã hội - lịch sử 9
2. Chức năng của tâm lí người 11
3. Phân loại hiện tượng tâm lý 12
Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÍ CÁ NHÂN 13
1. Quan điểm duy vật biện chứng về sự phát triển tâm lý cá nhân 13
2. Sự phát triển tâm lý cá nhân 15
2.1. Cơ chế hình thành và phát triển tâm lí cá nhân 15
2.2. Các quy luật phát triển tâm lí cá nhân 16
3. Các giai đoạn phát triển tâm lí cá nhân 20
3.1. Đặc trưng của các giai đoạn phát triển cá nhân 20
3.2. Các giai đoạn phát triển tâm lí cá nhân dựa theo quan điểm hoạt động
và tương tác của cá nhân 22 3.3. Hoạt động 23 3.4.Giao tiếp 23
4. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi thiếu niên và thanh niên mới lớn 24
4.1. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi thiếu niên 24
4.2. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi thanh niên mới lớn 29
Chương 3: CƠ SỞ TÂM LÍ HỌC CỦA HOẠT ĐỘNG HỌC 32 1. Hoạt động học 32
1.1. Định nghĩa hoạt động học 32
1.2. Đặc điểm của hoạt động học 32
2. Hình thành khái niệm khoa học cho học sinh 33
2.1. Bản chất khái niệm khoa học 33
2.2. Sự hình thành khái niệm khoa học cho học sinh 34
Chương 4: CƠ SỞ TÂM LÍ HỌC CỦA HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 39
1. Khái niệm hoạt động dạy 39 1.1. Định nghĩa 39 1
1.2. Đặc điểm hoạt động dạy trong nhà trường 39
2. Dạy học và sự phát triển nhận thức của học sinh 40
3. Dạy học và trí nhớ của học sinh 46 3.1. Khái niệm 46
3.2. Quên và cách chống quên 46
Chương 5: ĐỘNG CƠ VÀ HỨNG THÚ HỌC TẬP 48 1. Động cơ 48
1.1. Định nghĩa động cơ học tập 48
1.2. Các loại động cơ học tập 48
1.3. Một số gợi ý biện pháp kích thích học sinh trong học tập 49 2. Hứng thú học tập 56
2.1. Khái niệm hứng thú học tập 56
2.2. Một số chiến lược tạo hứng thú học tập 56
Chương 6: CƠ SỞ TÂM LÍ HỌC CỦA QUẢN LÍ LỚP HỌC 58 1. Khái niệm 58
2. Nội dung quản lí lớp học 58
3. Các phương pháp quản lí lớp học 60
3.1. Phương pháp cứng rắn:- Kiểm soát chặt chẽ của giáo viên 60
3.2. Phương pháp khoa học ứng dụng- Sự tham gia tích cực của giáo viên 61
3.3. Phương pháp điều chỉnh hành vi - Sự can thiệp nhiều của GV 63
3.4. Phương pháp quản lí nhóm - Sự can thiệp có điều độ của nhiều GV 65
3.5. Phương pháp thừa nhận: Sự can thiệp vừa phải của giáo viên 66
3.6. Phương pháp tiếp cận hợp lí: Sự can thiệp vừa phải của giáo viên 67
Chương 7: CƠ SỞ TÂM LÍ HỌC CỦA GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, THÁI
ĐỘ, GIÁ TRỊ VÀ NHÂN CÁCH 68
1. Nhân cách và các thuộc tính của nhân cách 68 1.1. Khái niệm nhân cách 68
1.2. Đặc điểm của nhân cách 68 1.3. Năng lực nhân cách 70
1.4. Các yếu tố chi phối sự hình thành và phát triển nhân cách 72 3. Hành vi đạo đức 74
3.1. Định nghĩa hành vi đạo đức 74 2
3.2. Các tiêu chí xác định hành vi đạo đức 74 4. Thái độ 75 4.1. Khái niệm 75 4.2. Đặc điểm 76 5. Giá trị 78 5.1. Khái niệm 78
5.2. Chiến lược hình thành thái độ và giá trị 79
5.3. Một số giá trị cần hình thành cho học sinh 80
Chương 8: HỖ TRỢ TÂM LÝ TRONG TRƯỜNG HỌC 82
1. Bản chất của hoạt động hỗ trợ tâm lý trong nhà trường 82
2. Hoạt động hỗ trợ tâm lý trong nhà trường 83
3. Một số nguyên tắc đạo đức 86
3.1. Tôn trọng phẩm giá và quyền của học sinh 86
3.2. Năng lực và trách nhiệm hỗ trợ tâm lý học đường 86
3.3. Tôn trọng và trung thực trong quan hệ HTTL 87
3.4. Có trách nhiệm với gia đình trường học và cộng đồng 87
Chương 9: LAO ĐỘNG SƯ PHẠM VÀ NHÂN CÁCH NGƯỜI THẦY GIÁO 88
1. Lao động sư phạm của người thầy giáo 88
1.1. Nghề làm việc trực tiếp với con người. 88
1.2. Nghề tái sản xuất sức lao động xã hội, đào tạo ra những con người có
năng lực học tập suốt đời 88
1.3. Nghề mà công cụ chủ yếu là năng lực và nhân cách của nhà giáo. 89
1.4. Nghề lao động trí óc chuyên nghiệp. 89
1.5. Nghề đòi hỏi tính khoa học, tính nghệ thuật và tính sáng tạo. 89
2. Năng lực sư phạm của người thầy giáo 89
2.1. Quan điểm truyền thống 89
2.2. Quan điểm năng lực theo tiếp cận nghề nghiệp 96 3
1. Tên học phần: Tâm lý học giáo dục (Developmental Psychology) Mã học phần: 2. Số tín chỉ: 04
3. Trình độ: Sinh viên năm thứ nhất 4. Phân bố thời gian: - Lên lớp: 60 tiết. + Lý thuyết: 35 tiết. + Bài tập: 20 tiết. + Thảo luận: 5 tiết. + Thực hành, thí 0 tiết. nghiệm:
- Tự học, tự nghiên cứu: 120 tiết
5. Điều kiện tiên quyết
6. Mục tiêu của học phần
Học xong học phần này, sinh viên phải đạt được các mục tiêu sau: 1. Kiến thức
Hiểu tri thức về các lĩnh vực hoạt động tâm lí của cá nhân, bao gồm các
hoạt động nhận thức, các hoạt động xúc cảm- tình cảm và các hành động (kĩ
năng, kĩ xảo); sự phát triển tâm lí cá nhân qua các giai đoạn lứa tuổi và các
nhân tố tác động tới sự phát triển tâm lí cá nhân; Cơ sở tâm lí của hoạt động
dạy học và giáo dục học sinh và cơ sở tâm lí của hoạt động nghề nghiệp của người giáo viên 2. Kĩ năng
Vận dụng các kiến thức tâm lí học được trang bị vào trong học tập nghề
nghiệp, trong dạy học và giáo dục học sinh sau này cũng như vào việc nghiên
cứu những vấn đề đặt ra trong thực tiễn và trong khoa học giáo dục. 3. Thái độ
Góp phần hình thành thái độ đúng đắn, tích cực đối với vấn đề bản chất
và quy luật vận động và phát triển của các hiện tượng tâm lí của cá nhân. Qua 4
đó góp phần hình thành thái độ đúng đắn trong học tập và trong hoạt động nghề nghiệp sau này
7. Mô tả vắn tắt nội dung học phần
Nội dung chương trình gồm 6 khối kiến thức và kĩ năng tương ứng:
Khối 1:Nhập môn: giới thiệu sơ lược về khoa học tâm lí; Khối 2: Các hoạt
động tâm lí của cá nhân, bao gồm các hoạt động nhận thức, các hoạt động xúc
cảm- tình cảm và các hành động (kĩ năng, kĩ xảo); Khối 3: Cá nhân và sự phát
triển tâm lí cá nhân. Trong khối này đề cập tới các đặc trưng tâm lí của cá
nhân, sự phát triển cá nhân qua các giai đoạn lứa tuổi và các nhân tố tác động
tới sự phát triển tâm lí cá nhân; Khối 4: Cơ sở tâm lí của hoạt động dạy học và
giáo dục học sinh: Các lí thuyết tâm lí về dạy học và giáo dục; cơ sở tâm lí
học của việc hình thành tri thức khoa học và phát triển tư duy cho học sinh
tâm lí học; cơ sở tâm lí học của các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.
Khối 5: cơ sở tâm lí học về hoạt động nghề nghiệp và nhân cách của người
giáo viên, bao gồm đặc điểm lao động sư phạm của người giáo viên; các
phẩm chất và năng lực nghề của người giáo viên và hoạt động rèn luyện của
sinh viên sư phạm trong quá trình hình thành nhân cách người thầy giáo.
8. Nhiệm vụ của sinh viên
- Dự đủ số giờ theo qui chế
- Tham gia thảo luận nhóm và làm bài tập được giao
- Có đầy đủ bài kiểm tra 9. Tài liệu học tập 9.1. Giáo trình
Tâm lý học giáo dục, NXB Đại học Sư phạm 2015
9.2. Danh mục tài liệu tham khảo 1.
Robert J. Marzano (2011), Quản lí hiệu quả lớp học. NXB Giáo dục 2.
Phạm Thành Nghị (2011), Giáo trình Tâm lí học giáo dục, NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội 5 3.
Dương Thị Diệu Hoa (Chủ biên, 2008), Giáo trình Tâm lí học
phát triển, NXB Đại học Sư phạm. 4.
Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng (1995), Tâm lí
học LT và SP NXBGD, Hà Nội
5. Bùi Văn Huệ (1996), Tâm lý học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên Chuyên cần:
- Hình thức: không nghỉ học quá 20% tổng số buổi
- Thái độ học tập trên lớp và sự chuẩn bị bài về nhà - Điểm: 0 hoặc 10 - Tỷ trọng: 10% Kiểm tra bộ phận:
- Hình thức: bài kiểm tra
- Thời gian kiểm tra, đánh giá giữa kì: - Điểm: từ 0 đến 10. - Tỉ trọng : 30% Thi hết môn: - Hình thức: Thi viết
- Thời gian tổ chức thi hết môn:
- Điều kiện dự thi hết môn: Điểm chuyên cần: 10; và Điểm kiểm tra bộ
phận: từ 3 điểm trở lên; - Điểm: từ 0 đến 10; - Tỷ trọng: 60% 11. Thang điểm: 10.
Thực hiện theo Qui chế 43/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 15 tháng 8 năm
2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
12. Nội dung chi tiết học phần 6 7 Chương 1
NHẬP MÔN TÂM LÍ HỌC GIÁO DỤC
1. Bản chất hiện tượng tâm lý người
1.1. Tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan của não
người thông qua chủ thể
a. Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan của não theo
quan điểm duy vật biện chứng:
- Phản ánh là quá trình tác động qua lại giữa hai hệ thống vật chất, hệ
thống này để lại dấu vết trên hệ thống kia; thông qua dấu vết đó, người ta có
thể hiểu được hệ thống vật chất đã tạo ra dấu vết.
- Phản ánh là thuộc tính chung của mọi dạng tồn tại của vật chất. Phản
ánh diễn ra từ đơn giản đến phức tạp và có sự chuyển hoá lẫn nhau. - Các loại phản ánh:
+ Phản ánh vật lý- là dạng phản ánh của các vật chất không sống
(không có sự trao đổi chất với môi trường) như phản ánh cơ học... Đây là
dạng phản ánh đơn giản, phản ánh nguyên si sự vật, hiện tượng.
+ Phản ánh sinh lý- là dạng phản ánh của các vật chất sống (có sự trao
đổi chất với môi trường), như khi đi lạnh, người ta có thể sởn da gà ở hai cánh
tay...Dạng phản ánh này không còn nguyên si như tác động ban đầu. Về mặt
vật lý, khi gặp lạnh, các vật thể có thể co lại, gặp nóng thì nở ra. Nhưng với
cơ thể sống, cánh tay con người có thể sởn da gà, môi có thể thâm lại.
+ Phản ánh tâm lý- là một dạng phản ánh của loại vật chất có tổ chức
đặc biệt đó là não người.
Đây là dạng phản ánh đặc biệt vì:
* Đó là sự tác động của hiện thực khách quan vào hệ thần kinh và não
bộ con người - tổ chức cao nhất của vật chất. Chỉ có hệ thần kinh và não bộ 8
con người mới có khả năng tiếp nhận tác động của hiện thực khách quan, tạo
ra dấu vết vật chất trên não, dấu vết đó chứa đựng hình ảnh tinh thần (tâm lý).
Bản chất của quá trình tạo ra dấu vết đó là các quá trình sinh lý, sinh hoá ở
trong hệ thần kinh và não bộ.
* Phản ánh tâm lý tạo ra "hình ảnh" về thế giới nhưng rất sinh động và
không còn nguyên si như bản thân thế giới. Hình ảnh tâm lý là kết quả của
quá trình phản ánh thế giới khách quan của não. Song hình ảnh tâm lý khác về
chất so với các hình ảnh cơ, vật lý, sinh vật ở chỗ:
* Hình ảnh tâm lý mang tính sinh động, sáng tạo. Mỗi người sẽ có hình
ảnh khác nhau về sự vật nên hình ảnh tâm lý rất phong phú và đa dạng. Hay
nói cách khác, hình ảnh tâm lý là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan.
KL : Tuy hình ảnh tâm lý mang tính chủ thể nhưng nội dung của hình
ảnh tâm lý do thế giới khách quan quy định. Đây là luận điểm quan trọng
phân biệt quan điểm duy vật và quan điểm duy tâm. Tâm lý người có nguồn
gốc bên ngoài và là chức năng của não. Não là cơ quan phản ánh, tiếp nhận
tác động của thế giới khách quan tạo ra hình ảnh tâm lý (hình ảnh của chính
thế giới khách quan đó).
Như vậy, muốn có tâm lý người phải có hai điều kiện: Thứ nhất: Phải
có thế giới khách quan - nguồn gốc tạo nên hình ảnh tâm lý; Thứ hai: Phải có
não người - Cơ quan phản ánh để tạo ra hình ảnh tâm lý.
Quan điểm của chủ nghĩa duy vật về bản chất hiện tượng tâm lý người
đã cho ta thấy: Muốn nghiên cứu tâm lý người phải tìm hiểu thế giới khách
quan xung quanh con người, nơi con người sống và hoạt động. Đồng thời
muốn hình thành, cải tạo, thay đổi tâm lý con người phải thay đổi các tác
động của thế giới khách quan xung quanh con người, của hoàn cảnh mà trong
đó con người sống và hoạt động.
b. Tâm lý người mang tính chủ thể
Tính chủ thể của hình ảnh tâm lý thể hiện ở chỗ: 9 -
Mỗi chủ thể trong khi tạo ra hình ảnh tâm lý về thế giới đã đưa
vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm, đưa cái riêng của mình vào trong hình ảnh
đó, làm cho hình ảnh tâm lý trong mỗi con người có những sắc thái riêng, không ai giống ai. -
Tính chủ thể trong phản ánh tâm lý thể hiện ở chỗ:
+ Cùng một sự vật nhưng ở những chủ thể khác nhau sẽ xuất hiện
những hình ảnh tâm lý khác nhau (khác nhau về mức độ, sắc thái).
+ Cũng có thể, cùng một sự vật tác động đến cùng một chủ thể nhưng
vào những thời điểm khác nhau, ở những tình huống khác nhau với trạng thái
cơ thể, trạng thái tinh thần khác nhau, sẽ cho những hình ảnh tâm lý với mức
độ biểu hiện và sắc thái tâm lý khác nhau ở chính chủ thể ấy.
+ Mỗi chủ thể khác nhau sẽ có thái độ, hành vi khác nhau đối với các sự vật, hiện tượng.
+ Chính chủ thể mang hình ảnh tâm lý là người hiểu rõ nhất, thể
nghiệm sâu sắc nhất về hình ảnh tâm lý đó. Những người ngoài không thể
hiểu rõ bằng chính chủ thể đó. -
Nguyên nhân của sự khác biệt tâm lý giữa các cá nhân:
+ Thứ nhất là sự khác biệt về mặt sinh học của con người. Con người
có thể khác nhau về giới tính, về lứa tuổi và những đặc điểm riêng của cơ thể, giác quan, hệ thần kinh.
+ Thứ hai, con người còn khác nhau về hoàn cảnh sống và hoạt động,
về điều kiện giáo dục và đặc biệt là mỗi cá nhân thể hiện mức độ tích cực hoạt
động, tích cực giao lưu khác nhau trong cuộc sống. Nguyên nhân thứ hai là
nguyên nhân cơ bản quyết định sự khác biệt tâm lý của mỗi người.
KL: * Tâm lý con người không ai giống ai nên không nên đối xử với ai
cũng như ai, phải chú đến đặc điểm riêng, tôn trọng cái riêng của mỗi con
người, không nên áp đặt tư tưởng của mình cho người khác. 10