Đề cương chi tiết | Nhân học đại cương | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Đề cương chi tiết của khóa học "Nhân học đại cương" tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, cung cấp một cái nhìn tổng quan về nội dung, phương pháp giảng dạy, và các hoạt động học tập. Nó bao gồm các chủ đề chính như giới thiệu về nhân học, tiến hóa, văn hóa, xã hội, và các phương pháp nghiên cứu. Đề cương này cũng mô tả chi tiết về các yêu cầu, quy định và đánh giá của khóa học, giúp sinh viên hiểu rõ về cách tổ chức và tiến hành học tập trong suốt quá trình học. Mục tiêu của đề cương là tạo ra một khuôn khổ cụ thể và rõ ràng để hướng dẫn sinh viên thông qua toàn bộ chương trình học.
Môn: Nhân học đại cương
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA NHÂN HỌC
I. Định nghĩa – khái niệm
-Thuật ngữ Nhân học (Anthropology)
-Anthropology = Anthropos + Logos (gốc từ Hy Lạp cổ)
Anthropos => người, con người
Logos => khái niệm, học thuyết
-Anthropology: ngành khoa học về con người (ngành khoa học nghiên cứu về con người)
-Anthropology = Nhân học (một số khái niệm khác như Nhân loại học, Nhân chủng học)
- Phân biệt thuật ngữ Nhân học trong tiếng Việt
● Anthropology là Nhân học
● Ethnology (=Ethos + logos) là Dân tộc học
● Ethnography là Dân tộc chí/ miêu tả Dân tộc học - Định nghĩa
● “Nhân học là ngành khoa học nghiên cứu tổng hợp về bản chất của con
người trên các phương diện sinh học, xã hội, văn hóa của các nhóm người,
các cộng đồng tộc người khác nhau, cả về quá khứ của con người cho tới
hiện nay” (Nhân học đại cương 2016, trang 1-2)
● “Nhân học là ngành học về bản chất con người, xã hội con người và quá khứ con
người. Đây là một ngành học có mục đích miêu tả thế nào là con người theo một
nghĩa rộng nhất có thể được” (Nhân học đại cương 2016, trang 10-11)
● Vì sao sử dụng Nhân học mà không phải là Nhân loại học hay Nhân chủng học
không? => Vì không nói riêng một chủng tộc hay loại người nào cả (Nhân
học bao gồm cả Nhân loại học và Nhân chủng học)
II. Đối tượng nghiên cứu
Con người và xã hội loài người: Con người được nghiên cứu trong mối quan hệ
tương tác rộng lớn với bên ngoài (tương tác giữa môi trường tự nhiên, kinh tế,
văn hóa, xã hội, tộc người,... )
Quan điểm nghiên cứu
- Toàn diện (Holism) lOMoAR cPSD| 41487147
● Tích hợp thành tựu nghiên cứu của nhiều ngành khoa học để tìm hiểu con người
● Xem xét những khía cạnh khác nhau trong đời sống của các tộc người,
cộng đồng (như môi trường sinh thái, sự phát triển kinh tế - xã hội, yếu tố
chính trị quốc gia, lịch sử hình thành tộc người,...)
- So sánh – đối chiếu
● Về mặt thời gian (lịch đại): so sánh đối chiếu trong quá khứ và hiện tại
● Về mặt không gian (đồng đại): so sánh giữa các nhóm người, xã hội khác
nhau => Tìm hiểu sự tương đồng và dị biệt về sinh học, văn hóa của các tộc người
- Mối quan hệ với các ngành khoa học khác (tham khảo): 8 ngành
III. Lịch sử hình thành và phát triển của ngành Nhân học (tham khảo)
- Từ TK XVI đến TK XIX: các phát kiến địa lý phát triển, tìm ra những vùng đất mới
- Nhân học tồn tại với tư cách là một ngành khoa học thực sự chỉ được ra đời vào giữa thế kỷ XIX
IV. Các lĩnh vực nghiên
cứu 1. Nhân học hình thể
- Chuyên ngành ra đời đầu tiên, sớm nhất của Nhân học
- Quan tâm con người với tư cách là thực thể sinh vật
- Tìm kiếm câu trả lời cho 2 câu hỏi:
● Con người xuất hiện và tiến hóa như thế nào trong quá trình hình thành
và phát triển? (sự thống nhất)
● Tại sao cư dân tại các nơi lại rất đa dạng trên thế giới? (sự đa dạng)
● => Tìm sự tương đồng và dị biệt của con người và các loài động vật khác,
giữa con người với nhau
- Phân nhánh của Nhân học hình thể
● Cổ nhân học (Paleoanthropology): nghiên cứu các hóa thạch của con người
và tiền thân của con người để tái hiện quá trình tiến hóa của con người
● Linh trưởng học (Primatology): nghiên cứu các loài linh trưởng có họ
hàng gần gũi với con người (từ linh trưởng hóa thạch đến những nhóm
linh trưởng còn tồn tại hiện nay)
● Chủng tộc học lOMoAR cPSD| 41487147
- Nghiên cứu các chủng tộc khác nhau trên thế giới
- Physical variation among Humans: genetics, population biology, epidemiology 2. Nhân học văn hóa
Phân nhánh của Nhân học văn hóa
- Khảo cổ học (Archeology):
● Nghiên cứu văn hóa quá khứ của con người => biết được lịch sử loài người
và các nền văn hóa xa xưa của họ
● Tái hiện lịch sử qua các công cụ lao động, đồ dùng sinh hoạt hằng ngày, đồ
trang sức, các đống rác, những mảnh gốm vỡ,... trong các di chỉ khảo cổ
- Nhân học ngôn ngữ (Linguistics archeology)
● Ngôn ngữ được xem như là một bộ phận của văn hóa
● Các nhà Nhân học thường quan tâm đến lịch sử ngôn ngữ và cách sử dụng
ngôn ngữ của con người
● Nghiên cứu ngôn ngữ để hiểu được tâm lý, văn hóa, xã hội, giai cấp, giới,...
của các tộc người trên thế giới
- Nhân học văn hóa – xã hội
● Sự khác nhau giữa các dân tộc là văn hóa
● Tìm hiểu tính đa dạng về đời sống văn hóa – xã hội của các tộc người trên thế giới
● Văn hóa là tập hợp các hành vi và quan niệm mà con người học hỏi được
với tư cách là thành viên xã hội
- Nhân học ứng dụng
● Sử dụng kiến thức các chuyên ngành nhân học để đạt mục đích thực tiễn,
thường là phục vụ cho các cơ quan ngoài học thuật
● Nghiên cứu ứng dụng và can thiệp
V. Một số trường phái nghiên cứu chính trong Nhân học (tham khảo)
- Tiến hóa luận
● Charles Darwin : tiến hóa, thích nghi với môi trường, đấu tranh sinh tồn, cơ
chế: chọn lọc tự nhiên; “Nguồn gốc các loài” 1858; từ đơn giản đến phức tạp.
● Edward B. Tylor: (tiến hóa văn hóa) – tôn giáo: vạn vật hữu linh => đa
thần => độc thần lOMoAR cPSD| 41487147
● Lewis Henry Morgan: (tiến hóa xã hội): phân kỳ xã hội nguyên thuỷ => mông
muội => dã man => văn minh
=> Các xã hội/ nền văn hóa khác nhau là do nằm ở thang bậc tiến hóa khác
nhau => tiến hóa đơn tuyến
- Tương đối luận văn hóa: Boas và Kroeber: khước từ nguyên tắc trung tâm văn
hoá ⇒ Đa dạng văn hoá
- Tân tiến hóa luận:
● Leslie A. White: tiến hóa phổ quát => tiến hóa của nền văn hóa => vật chất và
kỹ thuật (chìa khóa tiến hóa): năng lượng/người/năm ⇒ đo giai đoạn tiến hoá văn hoá
● Julian H. Steward: tiến hóa đa tuyến – sinh thái văn hóa => mỗi nền văn hóa có
con đường tiến hóa riêng khác nhau, nét riêng: ít nhiều do môi trường sinh thái
● Marshald và Service: đặc thù và phổ quát
- Chức năng luận
● Đầu thế kỉ XX
● Tương đối luận văn hóa: Franz Boas (Nhân học văn hóa Mỹ) => mỗi một
nền văn hóa là đơn nhất, đặt trong giới hạn (bối cảnh), thừa nhận tính độc
lập, giá trị tự thân, tôn trọng sự đa dạng và khác biệt
● Chức năng luận (tr. 33) – Nhân học xã hội Anh
- Bronislaw Malinowski: chức năng tâm lý – văn hóa như phương
tiện có chức năng thỏa mãn nhu cầu (cơ bản) sinh học – tâm lý (7
nhu cầu cơ bản – đáp ứng văn hóa cho 7 nhu cầu)
- Radcliffe-Brown: chức năng cấu trúc, chức năng tập tục văn hóa –
vai trò nắm giữ => toàn vẹn của hệ thống xã hội.
- Cấu trúc luận:
● Lévi Strauss – Dân tộc học Pháp – cấu trúc tư duy của con người bị che phủ
bởi các lớp hiện tượng bên ngoài, một trong những nguyên tắc: đối lập nhị
phân (thiện – ác, tiên – phàm, bình thường – bất thường)
VI. Điền dã trong nghiên cứu nhân học
- Quan sát tham dự/ Phỏng vấn/ Người bên trong và người bên ngoài/ Chủ thể
và Khách thể/ Sốc văn hoá/ Đạo đức NC lOMoAR cPSD| 41487147
CHƯƠNG 2: SỰ XUẤT HIỆN CỦA CON NGƯỜI VÀ CÁC CHỦNG TỘC LOÀI NGƯỜI
I. Sự xuất hiện của con người
1. Quan điểm thần thoại và tôn giáo về con người (tham khảo)
2. Quan điểm khoa học => quá trình nhân hóa và sự phát sinh loài
người -Ngành: động vật có dây sống
-Lớp (class): thú – động vật có
vú -Bộ linh trưởng (primates)
-Họ là họ người (hominidae) – vượn lớn (great ape) (Hominini –
Gorillini) -Tông người (Hominini) (Homo – Pan)
-Giống (chi) người (homo)
-Loài người tinh khôn (homo sapiens) – phân loài (homo sapiens
sapiens) -Sơ đồ khái quát về quá trình phát sinh và tiến hóa loài người:
● Những dạng hóa thạch họ người (Hominidae) đầu tiên – Ramapithecus
(Bắc Ấn Độ, 14 triệu năm, đi thẳng bằng 2 chân), Oreopithecus (Italia, 400
cm3), Gigantopithecus (Trung Quốc, VN)
● Người vượn phương Nam (Australopithecus), tổ tiên trực tiếp của loài người –
Lucy (1974) (thanh mảnh): biết làm ra công cụ. Dung tích sọ khá nhỏ, 440 cm3 – 530 cm3
● Quá trình phát triển của giống người (Homo)
- Quá trình phát triển của giống người (Homo) qua các loại hình:
● Người khéo léo (Homo – habilis): là người cổ nhất, có niên đại từ 3 –1,6 triệu năm
● Người đứng thẳng (Homo – erectus): từ 1,6 triệu – 400 ngàn năm
● Người tinh khôn (Homo – Sapien Neandertalensis): từ 300 – 150 ngàn năm
● Người hiện đại (Homo – Sapien sapien): từ 40 ngàn năm – 35 ngàn năm Loại hình Thời gian Đặc điểm Công cụ Phương cách Xã hội Ngôn ngữ lao động sống (Homo) lOMoAR cPSD| 41487147 Người khéo léo Từ3–1,6 Dung tích Đá cuội
Sống dưới tán Bầy đàn vài Tín hiệu ngôn
(Homo – habilis) triệu năm sọ 600 –
ghè đẽo sơ cây, phân chục cá thể, ngữ đơn giản 800 cm3, sài
công lao động quần hôn nhỏ và sơ sài, biết mảnh dẻ phân chia thực phẩm Người đứng Từ 1,6 Dung tích Đá cuội
Săn bắt và hái Bầy đàn vài Tín hiệu ngôn thẳng (Homo – triệu – sọ 750 – ghè đẽo lượm, trong chục cá thể, ngữ đơn giản erectus) 400 ngàn 1400 cm3, công phu
đó hái lượm là quan hệ tính năm cao
chủ yếu, biết giao trong bầy khoảng
sử dụng lửa, là tạp giao 1,4 – 1,8m chưa làm ra lửa
Người tinh khôn Từ 300 – Kích
Được ghè Phụ nữ và trẻ Có sự phân Giao tiếp bằng
(Homo – Sapien 150 ngàn thước sọ đẽo cẩn
em hái lượm, biệt thành các ngôn ngữ đơn Neandertalensis) năm
khá giống thận, cân tìm kiếm thế hệ trong giản (chủ yếu
người hiện xứng và những động từng cộng
là cử chỉ và tín
đại 1300 – giảm kích vật nhỏ có đồng: người hiệu âm thanh), 1700 cm3, thước,
nam giới săn già, trung niên chưa có âm tiết
chiều cao định hình bắt thú lớn, và trẻ em, dao động
theo chức lấy da thú che quần hôn từ 150cm
năng tiêu thân, cư trú ở cùng thế hệ, ở nữ và biểu
cửa hang, mái biết chôn 170 cm ở đá hoặc làm người chết nam lều bằng cùng những
xương và da nghi thức nhất
thú lớn ngoài định => tình
trời, biết cách thương đồng lOMoAR cPSD| 41487147
tạo ra lửa để loại và bắt sử dụng đầu có ý thức về một “thế giới khác”
Người hiện đại Từ 40-35 Trí tuệ Công cụ
Sống chủ yếu Tổ chức công Bắt đầu có
(Homo – Sapien ngàn năm phát triển đá hoàn dựa vào săn xã thị tộc ra tiếng với thể thiện ở bắn, hái lượm. đời với tục sapien)
tích não bộ mức cao, Thường cư trú ngoại hôn theo có tỉ lệ so
phức hợp, trong hang hình thái với thể tra cán, động và mái ngoại hôn thị
tích cơ thể nhiều đá tộc lưỡng hợp
là lớn nhất chức năng. theo chế độ
giới động Công cụ quần hôn. Chế vật, dáng xương, độ mẫu hệ. Có đứng sừng được mầm mống
thẳng hoàn tận dụng tôn giáo, nghệ toàn, hai triệt để thuật, nghi chi sau thức mai táng (chân) người chết đảm nhiệm vận chuyển, hai chi trước thành tay là cơ quan lao động và chế tạo công cụ lao động
3. Các chủng tộc loài người a. Khái niệm
- “Chủng tộc là một quần thể (hoặc tập hợp các quần thể) đặc trưng bởi những đặc
điểm di truyền về hình thái, sinh lý mà nguồn gốc và quá trình hình thành của
chúng liên quan đến một vùng địa vực nhất định” (Nhân học đại cương, tr. 82)
-Sự khác biệt giữa “loài” và “chủng” – đặc điểm khả năng sinh sản của thế hệ con lai
● Con lai giữa hai loài: không có khả năng sinh sản lOMoAR cPSD| 41487147
● Con lai giữa hai chủng: có khả năng sinh sản
- Loài người (human species)
● Thống nhất là loài Homo sapiens và được chia ra các đơn vị nhỏ
(subspecies) hơn gọi là các chủng tộc
● Tất cả chủng tộc loài người, khi hỗn chủng với nhau đều hoàn toàn có khả năng sinh sản
● Tuy các chủng tộc khác nhau về đặc điểm hình thái bên ngoài (phenotype),
nhưng các chủng tộc đều có liên hệ với nhau bởi một loạt những loại hình
trung gian có thể chuyển hóa từ loại hình này sang loại hình kia
● Con người có khả năng thích nghi lớn, có thể sống ở mọi nơi trên trái đất (tr. 82 – 83) lOMoAR cPSD| 41487147
CHƯƠNG 3: TỘC NGƯỜI VÀ QUÁ TRÌNH TỘC
NGƯỜI I. Phân biệt khái niệm
1. Quốc gia – Dân tộc (Nation)
- Dùng để chỉ một quốc gia
- Ví dụ: quốc gia Việt Nam: với một lãnh thổ, một thể chế chính trị, một ngôn
ngữ phổ thông sử dụng chung
- Con người trong quốc gia luôn thể hiện hai ý thức:
● Ý thức quốc gia -> quốc tịch, trách nhiệm với Tổ quốc
● Ý thức tự giác tộc người
- Quốc gia đa tộc/đơn tộc
2. Tộc người (Ethnic)
- Tộc người (Ethnos, ethnic, ethnicity)
- Tộc người (dân tộc) là một tập đoàn người ổn định hoặc tương đối ổn định
được hình thành trong lịch sử, dựa trên những mối liên hệ chung về ngôn ngữ,
sinh hoạt văn hóa và ý thức tự giác dân tộc thể hiện bằng một tộc danh chung
- Ví dụ: người Việt/ Kinh, tộc người Thái, tộc người Ê đê
3. Tộc người thiểu số (Ethnic Minority)
- Theo từ điển Bách khoa của Mỹ (1962): “Tộc người thiểu số ethnic minority) là
nhóm người có những đặc điểm riêng về nhân chủng, tôn giáo, xã hội và kinh tế
khác với các nhóm chủ yếu trong xã hội”
-Theo Liên Hợp Quốc (1982): Tộc người thiểu số là tập hợp những người có lịch sử và
diện mạo văn hóa riêng. Tồn tại và phát triển trên phần lãnh thổ thường là cách biệt với
các vùng trung tâm cho đến trước khi bị xâm nhập với các xã hội từ bên ngoài. Họ tồn
tại như những bộ phận xã hội bị tổn thương và dễ nằm bên lề của sự phát triển.
- Theo từ điển tiếng Việt (1988): “Tộc người (dân tộc) thiểu số là tộc người chiếm dân số
ít so với tộc người chiếm số dân đông nhất trong một nước nhiều tộc người” -Theo từ
điển Bách khoa Việt Nam (1995): “Tộc người thiểu số là tộc người có số dân ít, cư trú
trong một quốc gia thống nhất đa tộc người, trong đó có một tộc người chiếm lOMoAR cPSD| 41487147
số đông. Trong mỗi quốc gia có nhiều thành phần dân tộc, mỗi tộc người thành
viên có hai ý thức: ý thức về tổ quốc mình sinh sống và ý thức về tộc người mình”
4. Rút ra những điểm chung
- Tộc người thiểu số là nhóm người có đặc điểm riêng về lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ,...
- Chiếm dân số ít
- Được so sánh với tộc đa số (dân số đông)
- Nơi cư trú: trong quốc gia đa tộc người
- Cách biệt với vùng trung tâm
- Dễ bị tổn thương
- Mang cả hai ý thức: dân tộc và tộc người II. Tộc người
1. Định nghĩa tộc người
- Là một tập đoàn người ổn định hoặc tương đối ổn định
- Được hình thành trong lịch sử, dựa trên những mối liên hệ chung về ngôn ngữ,
sinh hoạt văn hóa và ý thức tộc người
2. Các tiêu chí xác định tộc người a. Ngôn ngữ
- Mỗi tộc người đều có tiếng nói riêng của mình
- Là dấu hiệu cơ bản để xem xét sự tồn tại của một tộc người
- Để phân biệt các tộc người khác nhau
- Ngôn ngữ còn đóng một vai trò quan trọng trong việc cố kết cộng đồng tộc người
- Thể hiện tình cảm tộc người
- Đối với một tộc người xác định, chỉ có việc tiếp nhận ngôn ngữ mẹ đẻ từ thuở
ấu thơ đến lúc trưởng thành mới giúp các thành viên tộc người ấy thấu hiểu
được những sắc thái hàm súc và tinh tế nhất của đời sống văn hóa tinh thần, tâm
linh của tộc người mình
- Tuy nhiên, ngôn ngữ cũng chưa phải là một tiêu chí chính xác để xác định tộc
người vì thực tế có nhiều tộc người cùng sử dụng một ngôn ngữ.
- Ví dụ - Tiếng Anh: người Anh, Scotland, Úc gốc Anh, Mỹ, Canada,...
- Tây Ban Nha: người Tây Ban Nha, Cuba, Mexico, Chile,.. b. Văn hóa lOMoAR cPSD| 41487147
- Văn hóa là tất cả hệ thống giá trị vật chất và tinh thần của một tộc người sáng
tạo, phát triển, bảo tồn là lưu truyền từ đời này qua đời khác trong sự tương tác
với tự nhiên và môi trường xã hội của mình, tạo ra một bản sắc riêng biệt với các
cộng đồng tộc người khác
- Phân loại văn hóa
● Văn hóa vật chất: ăn uống, nhà cửa, trang phục, phương tiện đi lại
● Văn hóa tinh thần: lễ hội, tín ngưỡng, tri thức bản địa, tổ chức cộng đồng
- Văn hóa là yếu tố quan trọng để nhận biết sự giống nhau và khác
nhau giữa các tộc người
- Nếu một tộc người để vuột mất các đặc trưng văn hóa, bản sắc văn hóa
riêng của mình thì nó sẽ không còn là một cộng đồng riêng biệt như
chính nó nữa -Văn hóa của tộc người
● Là tổng thể những thành tựu văn hóa thuộc về tộc người đó
● Do tộc người đó sáng tạo ra hay tiếp thu vay mượn của các tộc người khác
trong quá trình lịch sử
- Văn hóa tộc người (bản sắc)
● Bao gồm tổng thể những yếu tố văn hóa vật thể và phi vật thể (văn hóa vật
chất và văn hóa tinh thần) tạo thành “truyền thống tộc người”
● Giúp cho việc phân biệt tộc người này với tộc người khác
● Mang tính đặc trưng tộc người
- Văn hóa có biến đổi vì kinh tế/ di dân/ Chính sách NN/ Tôn giáo/ Giao lưu
tiếp xúc tộc người khác/ Môi trường tự nhiên
c. Ý thức tự giác tộc người
- Là ý thức tự coi mình thuộc về một dân tộc nhất định
- Được thể hiện trong các yếu tố như:
● Sử dụng một tên gọi tộc người chung nhất (tộc danh)
● Có ý niệm chung về nguồn gốc lịch sử, huyền thoại về tổ tiên và vận mệnh lịch
sử của tộc người
=> Những ý thức này được thể hiện trong các đặc điểm văn hóa, phong tục tập quán, lối sống,... lOMoAR cPSD| 41487147
- Ý thức tồn tại và phát triển tự giác, có tính độc lập cao và ngay cả trong trường hợp
lãnh thổ bị ngăn cách, hoặc chiếm đóng, văn hóa bị đứt gãy, tiếng mẹ đẻ bị mai một...
thì ý thức tự giác tộc người vẫn tồn tại trong các thành viên của tộc người đó ⇒
tiêu chí xác định tộc người ở Việt Nam hiện nay (tiêu chí quan trọng nhất)
III. Yếu tố tác động đến tộc người
1. Lãnh thổ tộc người
- Là khu vực phân bố của tộc người
- Biểu tượng ranh giới phân biệt tộc người này với tộc người khác
- Lãnh thổ tộc người là điều kiện tự nhiên để tộc người đó sinh sống và phát triển
- Lãnh thổ tộc người có thể thay đổi: mở rộng hoặc thu hẹp trong quá trình lịch sử
- Tuy nhiên, trong thực tế không ít các tộc người như Digan, Do Thái, Tamin,
người Hoa,... cư trú, tản mát trên nhiều vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới,
tức là không có một lãnh thổ tộc người riêng, nhưng có lẽ nào họ lại không phải
là những tộc người xác định
- Co sự cư trú đan xen giữa các tộc người
=> Quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa
- Biến đổi ngôn ngữ, văn hóa
- Biến đổi tộc người
2. Kinh tế tộc người
- Kinh tế là điều kiện để duy trì sự tồn tại và phát triển của tộc người
=> Hoạt động kinh tế là sự thích nghi của con người với môi trường
sống để đảm bảo sự sinh tồn của mình
=> Môi trường đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế của con người
3. Hôn nhân đồng tộc người
- Nội hôn đồng tộc người là hôn nhân được thực hiện trong nội bộ tộc người
- Nội hôn tộc người: yếu tố quan trọng trong việc bảo tồn tộc người → duy trì
nòi giống, bảo lưu những giá trị văn hóa
- Nội hôn tộc người: tạo nên các gia đình đồng tộc
=> Chuyển trao các thông tin văn hóa truyền thống tộc người qua các
thế hệ => Đóng vai trò trong sự cố kết, ổn định, bền vững tộc người lOMoAR cPSD| 41487147
=> Duy trì tính ổn định của bản sắc tộc
người IV. Quá trình tộc người 1. Khái niệm
- Quá trình tộc người = tiến trình lịch sử của tộc
người 2. Các khuynh hướng chính
a. Quá trình tiến hóa tộc người
- Là sự phát triển của tộc người về các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội, dân số,...
- Làm cho tộc người lớn mạnh về quy mô, trình độ kỹ thuật, trình độ học vấn,...
- Nhưng không làm tộc người biến dạng
- Chịu tác động bởi:
● Lịch đại: sự chuyển trao cái mới qua các thế hệ
⇒ Sự học hỏi trong nội bộ tộc người
● Đồng đại: ảnh hưởng bởi các tộc người sống gần nhau, học hỏi, trao đổi cái mới với nhau
⇒ Giao lưu văn hóa với các tộc người khác
Quá trình phân ly tộc người
- Phân ly tộc người là khái niệm chỉ cho quá trình thay đổi từ một tộc người ban
đầu dẫn đến hình thành nhiều tộc người hay nhiều nhóm người khác nhau
- Có hai loại hình chính
● Chia nhỏ: chia nhỏ nhưng không còn thuộc về tộc người mẹ. Ví dụ: trong
quá trình chia nhỏ tộc người của người Nga cổ đã hình thành ba tộc người
thân thuộc: Nga, Ukraine, Belarus.
● Chia tách: chia nhỏ và tộc người mẹ và con vẫn thuộc về tộc người gốc. Ví
dụ quá trình chia tách tộc người Việt cổ phân ly thành người Việt, người
Mường, người Chứt,...
Quá trình quy tụ tộc người
- Là quá trình hợp nhất nhiều nhóm hay nhiều tộc người thành những cộng đồng
tộc người lớn hơn
- Có 3 hình thức lOMoAR cPSD| 41487147
● Quá trình cố kết/ hợp nhất tộc
người + Cố kết trong nội bộ tộc người
- Gạt bỏ sự khác biệt về ngôn ngữ và văn hóa của nhóm địa phương
- Củng cố ý thức tự giác chung của tộc người
+ Cố kết giữa các tộc người gần gũi
- Có chung ngôn ngữ và văn hóa trong quá khứ
- Hình thành một tộc người thống nhất trong
tương lai ● Quá trình đồng hóa tộc người
+ Là quá trình hòa tan (mất đi) của một tộc người hoặc một bộ phận tộc
người vào môi trường của một tộc người khác
+ Quá trình này làm mất đi hoàn toàn hay gần hết các thuộc tính của tộc người
+ Diễn ra ở các tộc người khác nhau về nguồn gốc, ngôn ngữ và văn hóa
+ Thường diễn ra từng phần: Tiếp thu ngôn ngữ, văn hóa của tộc người khác/
Biểu hiện: Ngôn ngữ: duy trì tình trạng song ngữ, sau đó chuyển hẳn ngôn ngữ/
Ý thức tộc người: tộc danh dần mất đi và chuyển sang tên gọi mới
● Loại hình 1: Đồng hóa tự nhiên
- Bị ảnh hưởng bởi tộc người bên cạnh có số dân đông hơn có trình độ kinh
tế - văn hóa phát triển hơn
- Có nguyện vọng trở thành tộc người bị ảnh hưởng
- Có thời gian tiếp xúc ngôn ngữ và văn hóa thường xuyên, lâu dài, qua nhiều thế hệ
- Hôn nhân hỗn hợp đóng vai trò quan trọng
● Loại hình 2: Đồng hóa cưỡng bức
- Chính sách đồng hóa của nhà nước đa tộc người
- Ngăn cản sự duy trì, phát triển ngôn ngữ, văn hóa của các tộc người thiểu số - Nạn diệt chủng
● Quá trình hội nhập
- Thường diễn ra ở các tộc người khác nhau về ngôn ngữ, văn hóa
- Do quá trình giao lưu tiếp xúc văn hóa lâu dài trong lịch sử đã xuất hiện
các yếu tố văn hóa chung
- Vẫn giữ được những đặc trưng văn hóa của tộc người lOMoAR cPSD| 41487147
- Ở Việt Nam, quá trình hội nhập giữa các tộc người diễn ra theo 2 khuynh hướng:
Sự hội nhập giữa các tộc người diễn ra trong phạm vi của một vùng lịch sử - văn hóa
Sự hội nhập giữa các tộc người diễn ra trong phạm vi cả nước
- Đồng hóa tộc người là quá trình mất đi hoàn toàn hay gần hết thuộc tính của
một tộc người một cách cưỡng bức hay tự nhiên để hợp nhất vào tộc người khác.
V. Các dân tộc tại Việt Nam
1. Phân chia theo sự phân bố
-Miền núi phía Bắc (Đông Bắc, Việt Bắc, Tây Bắc, vùng núi Bắc Trung
Bộ) -Vùng Trường Sơn – Tây Nguyên – Đông Nam Bộ
-Vùng trung du và đồng bằng – đô thị -Lưu ý:
● Các tộc người cư trú, phân tán, xen kẽ
● Sự di cư và tầm ảnh hưởng mạnh mẽ của người Kinh - 54 tộc người: + Nhóm ngữ hệ Nam
Á Việt – Mường: 4 Mơn – Khmer: 21
+ Nhóm ngữ hệ Thái – Ka đai Tày – Thái: 8 Ka đai: 4
+ Nhóm ngữ hệ Hán - Tạng Hán: 3 Tạng – Miến: 6
+ Nhóm ngữ hệ Nam Đảo: 6
+ Nhóm ngữ hệ Hmông – Dao: 3 -Dân số:
● Thống kê năm 2017: 95, 414, 440 người
● Tộc người Kinh/ Việt: chiếm 86% tổng dân số 53 tộc còn lại:
14% ● Số lượng dân cư của 53 tộc người còn lại không đồng đều lOMoAR cPSD| 41487147
o18 tộc người: từ 1 triệu – 1,5 triệu
o19 tộc người: từ 10.000 đến gần 1 triệu
o16 tộc người: dưới 10. 000
người -Đặc điểm kinh tế
● Trình độ phát triển kinh tế không đồng đều giữa các tộc người và từng khu vực địa lý
● Dựa trên sự khác biệt trong hoạt động, kinh tế, có thể chia tộc người thành 3 bộ phận:
+ Canh tác lúa nước kết hợp chăn nuôi, thủ công nghiệp, thương nghiệp, có
kỹ thuật canh tác đạt trình độ cao
+ Canh tác lúa nước kết hợp làm nương, thủ công nghiệp, thương nghiệp
+ Canh tác nương rẫy vùng núi cao và cao nguyên (ruộng bậc thang), du
canh, du cư hoặc luân canh, định cư
- Đặc điểm xã hội
● Trình độ phát triển xã hội không đồng đều giữa các tộc người ở Việt Nam
do các nguyên nhân lịch sự và điều kiện địa lý tự nhiên
● Các dân tộc ở miền núi phía Bắc: trước CMT8/ 1945, sự phân hóa giai
cấp, đẳng cấp, tồn tại tầng lớp quý tộc và nông dân
● Các tộc người ở Trường Sơn – Tây Nguyên: cuối TK XIX, xã hội nguyên
thủy tan rã bước sang xã hội có giai cấp
● Các tộc người ở đồng bằng, đô thị: từ lâu đã trải qua chế độ phong kiến,
phân hóa giai cấp, giai cấp công nhân hình thành và phát triển
- Sự thống nhất trong đa dạng
● Thống nhất: dựa trên cơ tầng văn hóa Nam Á
=> Văn hóa của cư dân trồng lúa nước và lúa khô ở vùng nhiệt đới gió mùa
=> Thể hiện trong ăn uống, nhà cửa, trang phục, tín ngưỡng, lễ hội,...
● Đa dạng: sắc thái văn hóa riêng của mỗi tộc người Ví dụ: ngôn ngữ
Thống nhất: có 54 tộc người nhưng chỉ thuộc về 5 ngữ hệ chính là (Nam Á, Thái
– Kadai, Nam Đảo, Hán Tạng, H’mông – Dao)
Đa dạng: mỗi tộc người có ngôn ngữ riêng trong cùng ngữ hệ nhóm mình lOMoAR cPSD| 41487147 Ví dụ: Lễ hội
Thống nhất: Lễ hội nông nghiệp
CHƯƠNG 5: NHÂN HỌC KINH TẾ
PHẦN 1: MỐI QUAN HỆ GIỮA KINH TẾ HỌC VÀ NHÂN HỌC KINH TẾ I. Kinh tế
-Kinh tế: là sự tiết kiệm, (như nguồn tài nguyên thiên nhiên...) bằng việc sử dụng
nguồn tài nguyên có lợi nhất với một chi phí thấp nhất -Tại sao phải tiết kiệm nguồn tài nguyên?
-Ví dụ: tài nguyên rừng, nước ngọt, dầu khí,...
-Nguồn tài nguyên được mở rộng ra
-Kinh tế học: kinh tế là sự phân bổ các phương tiện (means) hay sản phẩm khan
hiếm với mục đích cạnh tranh (Marvin Harris)
-Mục đích cạnh tranh nhằm tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu hóa chi phí, đầu tư
để đạt được lợi nhuận
-Con người sống trong môi trường có nguồn tài nguyên hữu hạn nên họ phải tiết
kiệm trong việc sử dụng nó sao cho có lợi nhất và chi phí thấp nhất
-Đối tượng nghiên cứu của ngành Kinh tế học là các phương cách sử dụng tài
nguyên => Mục đích: tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu chi phí đầu tư để đạt được lợi nhuận
-Sự tính toán, lựa chọn trong việc sử dụng, phân bổ nguồn tài nguyên như thế nào cho hợp lý
-Như vậy cái hợp lý này nó bị quyết định bởi hệ giá trị của cá nhân chi phối. Cá
nhân đó thấy vấn đề đó là quan trọng là cần thiết hơn những vấn đề khác.
II. Nhân học kinh tế
-Các nhà Nhân học cho rằng bản chất của con người không phải lúc nào cũng vị
kỷ, mà các xã hội đều chú trọng đến tính vị tha đến cộng đồng. Cái hợp lý đó bị
chi phối bởi cái hệ giá trị, để hiểu được tính hợp lý của các xã hội khác nhau thì
phải tìm hiểu các hệ giá trị đó. Đó chính là các nền tảng văn hóa xã hội, các nền
tảng văn hóa xã hội vốn sẽ khác nhau ở các dân tộc lOMoAR cPSD| 41487147
-Nhân học kinh tế chính là đi nghiên cứu các nền tảng văn hóa xã hội của các nền kinh tế
-Các nhà Nhân học kinh tế giải thích kinh tế bằng việc nhấn mạnh yếu tố văn
hóa của hành vi kinh tế
-Nghiên cứu để hiểu về con người khi họ thực hiện các hành vi kinh tế dựa vào nền
tảng văn hóa xã hội của họ -Con người -Hành vi kinh tế ● Hành vi kinh tế
- Là hành vi hướng đến sự tiết kiệm và sinh tồn
- Là hành vi hướng đến đáp ứng mong muốn và nhu cầu sinh tồn của con
người ● Làm sao để hiểu các hành vi kinh tế của con người?
- Dựa vào các khái niệm của kinh tế học
- Dựa vào nền tảng văn hóa, xã hội và tâm lý của con người khi họ làm kinh tế
● Hành vi kinh tế bao gồm 3 yếu tố (tạo nên hệ thống KT của XH): việc sản xuất/
phân phối/ tiêu dùng
-Nhân học kinh tế là một kết hợp nghiên cứu liên ngành giữa Nhân học và Kinh
tế học -Nhân học kinh tế không đi sâu nghiên cứu các quy luật kinh tế mà tiếp
cận trên bình diện văn hóa – xã hội của quá trình hoạt động kinh tế
-Khác với các các nhà kinh tế, các nhà Nhân học kinh tế cho rằng để hiểu được hành
vi kinh tế của các xã hội không phải là phương Tây thì không chỉ dựa vào các
khái niệm của các nhà kinh tế, mà phải dựa vào chính nền văn hóa của họ với các
hệ giá trị cụ thể chi phối hành vi và suy nghĩ của con người trong xã hội đó
III. Các trường phái nghiên cứu trong Nhân học Kinh tế Hình thức luận Bản chất luận
Sự lựa chọn trong hành vi kinh tế của Sự lựa chọn trong hành vi kinh tế của
con người dựa trên những giá trị tư lợi con người dựa vào bản chất văn hoá xã
mà con người đạt được hội
⇒ Phủ nhận nền tảng văn hoá xã hội
⇒ Đề cao nền tảng văn hoá xã hội lOMoAR cPSD| 41487147
Lý thuyết phương Tây có thể áp dụng để Không thể áp dụng
giải thích hành vi kinh tế của con người ở bất kỳ đây
Chủ nghĩa vị tộc
Thuyết tương đối luận văn hoá
Học giả: Samuel Popkin, Manning Nash, Học giả: James Scott, Karl Polari,... Ramon Myers
⇒ Hai trường phái đối lập
nhau IV. Chủ nghĩa vị tộc
- Sự đối lập với cái nhìn tương đối văn hóa là chủ nghĩa vị tộc (ethnocentrism)
- Chủ nghĩa vị tộc/ “Tính vị tộc”: Hình thức của chủ nghĩa giản đơn: Nếu cách
sống của ta đúng thì cách sống của người khác là sai
- Phê phán nếp sống của người khác là không đúng khi so sánh với nếp sống của mình
PHẦN 2: MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG
Tại sao khi nghiên cứu về kinh tế cần phải xem xét mối quan hệ giữa con người và môi trường?
1. Hoạt động kinh tế chính là sự thích nghi của con người với môi trường sống.
Do vậy, môi trường đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh tế
2. Muốn tìm xem một cái cộng đồng có loại hình kinh tế nào thì nhìn vào đâu?
3. Con người phải dựa vào môi trường để có những thứ mà con người cần để
cho quá trình sinh tồn của mình, sinh sống và tồn tại, đặc biệt là ở trong
những cộng đồng khi mà khoa học công nghệ chưa phát triển, thì cái quá
trình phụ thuộc vào môi trường rất là mạnh mẽ
4. Tương ứng với các vùng môi trường này thì có những hoạt động kinh tế
tương ứng. Dựa trên cái hoạt động kinh tế đó sẽ hình thành một cái lối
sống, tổ chức xã hội tương ứng
5. Các hoạt động kinh tế này nó sẽ là cơ sở để hình thành những cộng đồng
người có cái lối sống, có các tổ chức xã hội tương ứng với loại hình kinh tế đó lOMoAR cPSD| 41487147
6. Môi trường tự nhiên trên thế giới được chia theo các vùng sau:
- Đồng cỏ, thảo nguyên: chiếm 26% diện tích, có 10% dân số. Dân số ở đây
chủ yếu sống bằng chăn nuôi, gắn liền với đời sống du mục
- Vùng hoang mạc: chiếm 18% diện tích, có khoảng 6% dân số. Đa phần
người dân sống bằng săn bắt hái lượm
- Vùng băng giá hay địa cực: chiếm 16% diện tích, 1% dân số nổi tiếng là
người Inu hay còn gọi là người Eskimo
- Vùng đồi núi: chiếm khoảng 12% diện tích, có 7% dân số. Hoạt động kinh
tế chủ yếu là nương rẫy, chăn nuôi đại gia súc
- Vùng rừng nhiệt đới: chiếm 10% diện tích, 28% dân số. Là nơi cư trú của
đa phần các dân tộc trên thế giới, nơi đây có thể sản xuất ra được nhiều
lương thực thực phẩm để mà cung cấp cho con người
- Vùng rừng ôn đới: chiếm 18% diện tích, có 48% dân số: Vùng này nuôi sống đến
gần 50% dân số trên toàn thế giới. Tại vì đây có thể trồng trọt được nhiều
loại lương thực thực phẩm như lúa mì, lúa mạch, các loại củ,... Và cái
vùng ôn đới này nó thuận tiện cho rất là nhiều các loại cây trồng.
Thuyết quyết định luận địa lý: Quyết định luận địa lý cho rằng môi trường là yếu tố
cực kỳ quan trọng chi phối đến con người, cứ môi trường nào là có con người đó. Ví
dụ: Con người ở những vùng khí hậu lạnh -> tính cách lãnh đạm, lạnh lùng, nhưng
con người ở vùng khí hậu nóng là người có tính cách rất là sôi nổi, nóng nảy, những
người ở vùng khí hậu ôn hòa là ở trong cái tình trạng tốt nhất để mà phát triển
Nội dung thuyết sinh thái văn hóa của Julian Steward:
● Theo Julian Steward, môi trường thiên nhiên cụ thể có sự khác biệt ở
nhiều nơi trên thế giới, do đó con đường mà các xã hội loài người đi qua
tùy thuộc rất nhiều vào môi trường cụ thể ở những nơi khác nhau. Do đó,
con đường tiến hóa của xã hội loài người không phải là con đường một
chiều, mà đó là con đường đa tuyến tùy vào tình hình cụ thể của môi
trường tự nhiên, môi trường xã hội mà nó phát triển
● Các nền văn hóa đi theo con đường phát triển riêng, phụ thuộc vào hoàn cảnh môi trường lOMoAR cPSD| 41487147
● Theo thuyết sinh thái văn hóa, các đặc điểm văn hóa của các cộng đồng
người giống nhau chủ yếu là do sự giống nhau về môi trường
● Quan tâm đến tương quan giữa văn hóa và môi trường
● Theo Julian Steward, hạt nhân văn hóa những đặc điểm văn hóa gắn với
hoạt động sinh kế
● Các nền văn hóa thuộc cùng một loại hình văn hóa khi chúng có cùng hạt nhân văn hóa
● Các nền văn hóa đi theo con đường phát triển riêng, phụ thuộc vào hoàn cảnh môi trường
● Các đặc điểm văn hóa của các cộng đồng người giống nhau chủ yếu là do sự
giống nhau về môi trường sống
=> Văn hóa là phương tiện mà con người dùng để thích nghi với môi trường sinh thái
7. Sự thích nghi đa dạng của con người
- Sinh tồn là một dạng thích nghi quan trọng nhất của con người với môi trường
- Có hai phương cách sinh tồn chính: thu lượm các vật có sẵn trong tự nhiên và
sản xuất các thứ họ cần
- Con người chủ yếu thích nghi với môi trường bằng cách cải biến tự nhiên
- Khác với các loài động khác, trong quá trình thích nghi với môi trường sống,
con người chủ yếu thông qua văn hóa
- Các nhà nhân học cho rằng môi trường nó không quyết định tất cả mà nó chỉ
chi phối một phần thôi. Ví dụ ở Tây Nam Bộ có 3 dân tộc đông nhất là người Việt
(Kinh), người Hoa và người Khmer
- Như vậy yếu tố môi trường nó chỉ đặt ra cái giới hạn, mở ra cái khả năng, chứ không
chi phối hoàn toàn, còn những yếu tố khác như yếu tố lịch sử, yếu tố tâm lý tộc người
PHẦN 3: CÁC PHƯƠNG THỨC TÌM KIẾM THỰC PHẨM CỦA CON NGƯỜI TRÊN THẾ GIỚI
1. Hình thức kinh tế tự nhiên
- Là việc khai thác các loại thực vật và động vật hoang dã có sẵn trong tự nhiên lOMoAR cPSD| 41487147
- Loại hình săn bắt, hái lượm và đánh bắt cá xuất hiện ở khắp các vùng môi
trường trên thế giới
- Đây không phải là loại hình bất biến từ trong quá khứ mà trải qua nhiều quá trình biến đổi
- Loại hình săn bắt hái lượm và đánh cá là loại hình có từ khi xuất hiện con
người và nó xuất hiện ở khắp các vùng môi trường trên thế giới
- Ở hầu hết những xã hội săn bắt hái lượm, lương thực thực phẩm kiếm được có
nguồn gốc từ thực vật chiếm đa số
- Các nhà nhân học khi nghiên cứu loại hình săn bắt, hái lượm và đánh bắt cá
còn tồn tại đến hiện nay và cho rằng đây không phải là một loại hình bất biến từ
trong quá khứ mà trải qua nhiều quá trình biến đổi
- Đời sống du cư của các dân tộc sống bằng hình thức săn bắt, hái lượm là do sự
cạn kiệt nguồn lương thực, thực phẩm
- Tổ chức điển hình của xã hội săn bắt, hái lượm là nhóm người (band)
II. Đặc điểm xã hội - Công cụ thô sơ - Sống du cư - Dân số thấp
- Phân công lao động theo giới và tuổi
tác - Sống ở các vùng hẻo lánh
- Tổ chức xã hội: các nhóm nhỏ thân tộc kết hợp không bền vững
III. Hình thức kinh tế sản xuất 1. Chăn nuôi
● Chăn nuôi xuất hiện vào thời đồ đá mới, cùng thời gian trồng trọt
● Đến một giai đoạn phát triển, chăn nuôi tách khỏi trồng trọt
● Chăn nuôi thường thích hợp ở môi trường có khí hậu khô, đất đai cằn cỗi
như các vùng cực và cận cực Bắc, cùng sa mạc, vùng núi và đồng cỏ
● Có hai hình thức chăn nuôi là: sống định cư và di chuyển gia súc theo mùa
● Các dân tộc ở loại hình kinh tế - văn hóa chăn nuôi sống dựa vào nguồn
lương thực – thực phẩm có nguồn gốc từ cả động vật chăn nuôi và thực vật
trồng trọt hay trao đổi với các cư dân nông nghiệp trồng trọt lOMoAR cPSD| 41487147
2. Nông nghiệp quảng canh
● Là loại hình trồng trọt (horticulture) trong đó sử dụng các kỹ thuật đơn
giản, không có sự tham gia của cơ khí trong sản xuất nông nghiệp
● Hình thức canh tác là luân khoảnh
3. Nông nghiệp thâm canh
● Đặc trưng của loại hình kinh tế này là sử dụng cày và sức kéo của động vật + tưới tiêu
● Thời gian canh tác diễn ra lâu dài trên một cánh đồng
● Không cần bỏ hoang hóa để lấy lại độ màu mỡ cho đất
● Năng suất cao hơn nông nghiệp quảng canh và có thể kiểm soát nguồn
lương thực của mình
● Tuy nhiên, nông nghiệp thâm canh đòi hỏi người lao động phải làm việc
lâu hơn, cực nhọc hơn và đầu tư vốn nhiều hơn nông nghiệp quảng canh
● Nông nghiệp thâm canh thường đi kèm với đời sống làng mạc ổn định
Biểu hiện của tổ chức xã hội phức tạp (tính chuyên biệt nghề nghiệp, phân
tầng xã hội, sự tập trung quyền lực và sự phát triển của nhà nước)
Sản phẩm do người nông dân làm ra, một phần bị trưng dụng bởi một
tầng lớp phi sản xuất có ưu thế hơn về chính trị (thuế)
● Đặc điểm nông nghiệp thâm canh:
Công cụ lao động: dùng cày
Kỹ thuật canh tác: sức kéo động vật, tưới tiêu
Hình thức canh tác: thời gian dài trên một cánh đồng
Năng suất đạt được: cao hơn, có thể kiểm soát được
Đặc điểm xã hội: có tổ chức phức tạp
4. Nông nghiệp công nghiệp hóa
● Ra đời gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp và sự phát triển của công nghiệp
● Sử dụng các thiết bị có động cơ như máy cày, máy đập,... thay cho sức của
con người và động vật
● Khoa học hóa chất được áp dụng trong nông nghiệp như việc sử dụng
phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, trừ cỏ,.. lOMoAR cPSD| 41487147
● Tuy nhiên, việc áp dụng kỹ thuật công nghiệp vào trong nông nghiệp đã mang
đến khá nhiều hiểm họa cho con người, như vấn đề môi trường, sức khỏe... mà
hiện nay thế giới đang phải tốn nhiều công sức và tiền bạc giải quyết nó
PHẦN 4: HỆ THỐNG KINH TẾ
-Sản xuất là việc biến đổi tài nguyên thiên nhiên thành những thứ con người muốn và cần
-Sản xuất không chỉ là hành vi kinh tế mà còn là vấn đề văn hóa (khả năng, ý
tưởng và truyền thống)
-Phương thức sản xuất là một hệ thống các quan hệ xã
hội -Phương thức sản xuất là một hệ thống các quan
hệ xã hội -Phân loại phương thức sản xuất theo
K.Marx: PTSX công xã nguyên thủy PTSX nô lệ PTSX phong kiến
PTSX tư bản chủ nghĩa
PTSX xã hội chủ nghĩa
-Phân loại phương thức sản xuất theo các nhà nhân học:
Phương thức sản xuất dựa trên thân tộc
Phương thức sản xuất dựa trên cống nạp
Phương thức sản xuất dựa trên tư bản chủ nghĩa
-Phân công lao động là khía cạnh quan trọng của quá trình sản xuất. Mỗi xã hội
dù lớn hay nhỏ đều có sự phân công lao động như: Phân công theo giới
Phân công theo tuổi tác
Phân công theo chuyên môn
-Phân phối là cách mà con người đưa hàng hóa do họ sản xuất đến tay người tiêu dùng
-Có 3 cách phân phối (theo Karl Polanyi) Tương hỗ Tái phân phối lOMoAR cPSD| 41487147
Trao đổi qua thị trường
-Tương hỗ: hàng hóa và dịch vụ được chuyển từ một cá nhân/ nhóm này đến một
cá nhân/ nhóm khác như là những món quà và không có sự trả tiền. Đây là việc chia sẻ lẫn nhau
-Có 3 loại hình thức tương hỗ
Tương hỗ hào phóng
Tương hỗ cân bằng
Tương hỗ tiêu cực
-Đặc trưng của hình thức phân phối tương hỗ là hàng hóa và dịch vụ được
chuyển từ một cá nhân đến một nhóm hay một nhóm đến cá nhân hay một nhóm
khác như những món quà không phải dùng tiền
-Tương hỗ là hình thức phân phối kinh tế chủ yếu ở xã hội các bộ lạc và thị tộc
-Phân phối: hàng hóa được đóng góp thành của chung và sau đó được phân phối
tới tay người sử dụng (Loại hình này cần có người trung gian)
-Trao đổi qua thị trường: trao đổi hàng hóa trên nguyên tắc của thị trường thông qua
việc sử dụng một loại “tiền tệ” chuẩn
-Thường có 2 hình thức: Hàng đổi hàng Thông qua tiền tệ -Tiêu dùng:
Đề cập đến việc sử dụng hàng hóa được làm ra
Ở xã hội tự cung, tự cấp, con người sử dụng hầu hết những gì do họ sản xuất ra
Ở xã hội phức tạp, hành vi tiêu dùng còn tượng trưng cho uy tín xã hội của cá
nhân, tiêu chí để phân biệt sự giàu nghèo và địa vị xã hội,.. lOMoAR cPSD| 41487147 CHƯƠNG 5: VĂN HÓA
I. Thuật ngữ văn hóa
-“ Cultura”: “trồng trọt”, “làm đất”, “cày cuốc” => Do con người tạo ra, tác
động vào tự nhiên để biến đổi tự nhiên
- Văn hóa là một khái niệm đa nghĩa
- Các nhà Nhân học sử dụng văn hóa theo nghĩa rộng, bao gồm tất cả các trải nghiệm,
phương thức sống của con người => quan niệm được học hỏi và chia sẻ trong xã hội
- Văn hóa: “Văn hóa hay văn minh là một phức hệ bao gồm kiến thức, niềm tin,
nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, và bất cứ khả năng và thói quen mà
con người có được với tư cách là một thành viên của xã hội” (E.Tylor, 1871)
=> Xem văn hóa như là văn minh
=> Chú trọng đến văn hóa tinh thần và bỏ qua văn hóa vật chất
Trong Nhân học, E. Tylor được xem là người đưa ra khái niệm văn hóa đầu tiên
- Khái niệm Văn hóa theo UNESCO – 1994: “Văn hóa là một phức hệ - tổng hợp các
đặc trưng diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm,... khắc họa nên bản
sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng, vùng, miền, quốc gia, xã hội,... Văn hóa
không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà còn cả lối sống, những quyền cơ bản
của con người, những hệ thống giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng...”
- Nhà Nhân học phân biệt từ Culture (viết hoa): khả năng học hỏi và sáng tạo
của con người và cultures (viết thường): truyền thống văn hóa của các tộc người/ các nền văn hóa
- Nhân học văn hóa (Cultural Anthropology): Nghiên cứu văn hóa dưới nhiều
khía cạnh khác nhau để tìm hiểu con người và những biến đổi về văn hóa trong
đời sống con người. Nhân học văn hóa là tập hợp những hành vi và quan niệm
mà con người học hỏi được với tư cách là thành viên của xã hội
- Nhân học văn hóa xác định con người là chủ thể của văn hóa, là đối tượng nghiên cứu
II. Phân loại văn hóa
1. Phân loại thông thường lOMoAR cPSD| 41487147
-Văn hóa vật chất (material culture): Là tổng hòa tất cả những sản phẩm vật chất do
lao động sáng tạo của con người tạo nên trong một xã hội nhất định
Ví dụ: các cơ sở tôn giáo, công cụ sản xuất, phương tiện di chuyển,...
-Văn hóa tinh thần (Spiritual culture): Hội tụ những khía cạnh thuộc về các lĩnh vực tư
tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục tập quán,...
Ví dụ: lễ Giáng Sinh,...
- Văn hóa xã hội (Social culture): bao gồm những quan hệ, tương tác, ứng xử
trong gia đình, cộng đồng, xã hội. Các quy tắc, tổ chức, thiết chế kinh tế, gia
đình, tôn giáo, giáo dục, chính trị,...
2. Phân loại văn hóa theo E.S. Markarian: 2 bộ phận
- Bộ phận 1: Văn hóa sản xuất ban đầu và Văn hóa đảm bảo đời sống
Gồm ba lĩnh vực: Ẩm thực – Trang phục – Nhà ở như là ba nhu cầu sớm nhất,
bức bách nhất của con người
=> Đây là những nhu cầu cần thiết của con người
- Bộ phận 2: Văn hóa định chuẩn xã hội và Văn hóa nhân văn bao gồm tôn giáo,
phong tục, gia đình, nghệ thuật,...
3. Phân loại Tiểu Hệ thống Văn hóa (R. Crapo, 1993) - Có phân hệ:
Kỹ thuật công nghệ (cư trú, phòng thủ)
Tổ chức xã hội (nhóm, địa vị, quan hệ)
Hệ tư tưởng (tín ngưỡng, giá trị, thái độ)
4. Phân loại của UNESCO:
-Văn hóa vật thể: những yếu tố vật chất như đình, chùa, miếu, nhà cửa, trang phục, ẩm thực,..
-Văn hóa phi vật thể: là các biểu hiện tượng trưng, yếu tố tinh thần như múa, âm
nhạc, ngôn ngữ, huyền thoại, nghi lễ, bí quyết nghệ nhân trong chế tác thủ công,...
⇒ văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần
III. Bản chất, đặc điểm của văn hóa
-Văn hóa như là một cơ chế thích nghi
● Để tìm hiểu văn hóa như là một cái cơ chế thích nghi thì trước hết phải
hiểu quá trình sinh tồn của con người lOMoAR cPSD| 41487147
● Sinh tồn là một phức hệ bao gồm: Nguồn lực, kỹ thuật – công nghệ, tổ
chức chính trị - xã hội, hình thái cư trú và các khía cạnh khác
● Nguồn lực: Mỗi xã hội đều có cái nguồn lực riêng, xã hội săn bắt hái lượm
nguồn lực đơn giản, xã hội hiện đại đa dạng nguồn lực
● Kỹ thuật: Cách làm như thế nào. Ví dụ kỹ thuật sử dụng cung tên, đánh
bắt. Hoặc cách đào củ như thế nào?
● Công nghệ: Tích tụ khối kiến thức được truyền từ thế hệ này sang thế hệ
khác. Công nghệ hiện nay là công nghệ hiện đại. Ví dụ công nghệ điện ảnh
● Tổ chức: Từ các nhóm người, gia đình, dòng họ, nhà máy, xí nghiệp,...
● Dạng thức cư trú: Cư trú thành làng, xã, thành từng nhóm một. Ví dụ làng
đóng cửa miền Bắc và làng mở cửa miền Nam, cư trú tập trung hay rải rác
● Các khía cạnh của hình thức sống. Ví dụ vấn đề tinh thần tôn giáo
● Bản chất của văn hóa: Văn hóa là sự thích nghi với môi trường sống bao
gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội
● Văn hóa là sự thích nghi với Môi trường tự nhiên: khảo sát nghiên cứu năng
lực thích nghi của con người và sản phẩm của năng lực ấy, tức là văn hóa
● (Nhân học nghiên cứu thiết chế nhằm thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu
về mặt sinh vật của con người, trường phái Chức năng do nhà nhân học
Malinowski khởi xướng)
● Văn hóa là sự thích nghi với Môi trường xã hội: văn hóa là thiết chế thỏa
mãn tính thiết yếu sinh vật của con người nhưng văn hóa chỉ được sáng
tạo ra nhờ “sức mạnh của tổ chức, tập thể”
● Theo đó nhân học nghiên cứu tổ chức xã hội của con người (trường phái
Chức năng do nhà nhân học Radcliffe – Brown khởi xướng)
● Khi nói đến tự nhiên là nói đến cái yếu tố sinh học. Đó là cái hành vi bản
năng. Ví dụ: Con người thì biết khóc, biết cười, biết ngồi, có hệ thống
thanh quản, biết đổ mồ hôi khi trời nóng, điều hòa thân nhiệt.
- Đây là sự thích nghi về mặt sinh học của con người
● Nhân học cho rằng văn hóa chi phối hành vi của con người chứ không phải là
yếu tố sinh học, yếu tố tự nhiên, yếu tố bản năng hay yếu tố di truyền. Ví dụ
Bác Hồ nói “Hiền dữ đâu phải tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên” lOMoAR cPSD| 41487147
● Ví dụ trường hợp những đứa trẻ bị bỏ rơi, cô lập, dẫn đến tự kỷ và nó
phát triển không bình thường, không hòa nhập được với xã hội. Thì đó là
do chịu sự ảnh hưởng và tác động của môi trường xã hội
● Con người phải học hỏi văn hóa nhiều năm mới có thể tự bảo vệ và tìm
kiếm thức ăn. Bản năng không giúp được. Con người không có văn hóa sẽ rất yếu đuối
● Sức khỏe tâm lý con người phụ thuộc vào tính xã hội: cô độc và dễ chết
nếu không có mối quan hệ xã hội dù là vật chất được đáp ứng
● Một số các loài động vật cũng có khả năng xã hội, nhưng nó khác với con
người là nó không có được bộ não tư duy như con người, có khả năng tư
duy như con người. Con người muốn phát triển bình thường phải phát
triển trong một xã hội. Ví dụ một đứa trẻ mà đem vô rừng thì nó sẽ không
trở thành con người theo cái nghĩa đúng là văn hóa, nó chỉ là con thôi, chủ
yếu nó chỉ sinh tồn theo cái bản năng.
● Đời sống xã hội chính là cơ chế để truyền văn hóa từ thế hệ này qua thế hệ
khác bằng các hình thức khác nhau
IV. Đặc điểm văn hóa
-Văn hóa là sự học hỏi
-Văn hóa là sự chia sẻ
-Văn hóa là sự đa dạng
-Văn hóa là sự biến đổi (thông qua tác động của khuếch tán/ truyền bá văn hóa,
giao lưu văn hóa, tiếp biến văn hóa, cộng sinh văn hóa, cách tân văn hóa) -Văn
hóa mang tính phổ quát và đặc thù
1. Văn hóa được học hỏi
-Là thành viên của xã hội, con người tương tác với nhau qua cơ chế học hỏi hay còn
gọi là quá trình nhập thân văn hóa
-Một số thể loại học hỏi
Theo tình huống hay Phương pháp thử sai (điều chỉnh hành vi trực tiếp trải nghiệm)
Học hỏi xã hội (quan sát và bắt chước hành vi)
Học hỏi biểu tượng (qua ngôn ngữ và hệ thống biểu tượng)
2. Văn hóa được chia sẻ lOMoAR cPSD| 41487147
Bao gồm các thực hành và sự hiểu biết được chia sẻ trong một xã
hội -Văn hóa được chia sẻ bằng nhiều hình thức khác nhau
-Mỗi cá nhân trong nhóm, mỗi nhóm/ cộng đồng có cách chia sẻ khác
nhau -Biến thể văn hóa cá nhân hình thành nên yếu tố văn hóa mới
3. Văn hóa là sự đa dạng
4. Văn hóa có những quá trình biến đổi
-Văn hóa luôn thể hiện ở trạng thái động chứ không ngưng động, bất
biến Văn hóa ở trạng thái tĩnh/ ổn định là tương đối
-Văn hóa có tính ổn định (truyền thống) và tính biến đổi (hiện đại, mới)
-Quan hệ kế thừa, liên tục giữa tính truyền thống và ổn định chính là quy luật
vận động của văn hóa
-Động thái văn hóa: một quá trình trong đó có các yếu tố văn hóa truyền thống
bền vững, có yếu tố mất đi, có yếu tố được tái tạo, có yếu tố biến đổi, cách tân -
Nhà Nhân học văn hóa cần phân tích, lý giải động thái văn hóa
-Hai quá trình của biến đổi văn hóa: nội sinh (cách tân/ phát minh) và ngoại sinh
(khuếch tán/ lan truyền)
-Tiếp biến văn hóa (acculturation), diễn ra khi hai xã hội có hai nền văn hóa
thường xuyên tiếp xúc với nhau
-Hiện tượng cộng sinh văn hóa: trong một nền văn hóa tồn tại văn hóa bản địa và
văn hóa ảnh hưởng từ bên ngoài (ngoại sinh)
5. Văn hóa mang tính phổ quát và đặc
thù -Nhân loại/ con người
-Tộc người/ địa phương
V. Một số chủ đề nghiên cứu văn
hóa -Giới và văn hóa (Nhân học
giới) -Văn hóa trong nhân học biểu
tượng -Toàn cầu hóa