Đề cương chủ nghĩa xã hội khoa học | Đại học Nội Vụ Hà Nội
Chương 2: SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN
1. Trình bày điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp côngnhân. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.1.1. Điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân1.1.1. Xu hướng vận động của mâu thuẫn trong chủ nghĩa tư bản.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Môn: Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa học(KH1)
Trường: Đại Học Nội Vụ Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 36844358
ĐỀ CƯƠNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Chương 2: SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN 1.
Trình bày điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp
côngnhân. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
1.1. Điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
1.1.1. Xu hướng vận động của mâu thuẫn trong chủ nghĩa tư bản
Trong đó mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất phát triển đến trình
độ xã hội hóa ngày càng cao với quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về tư
liệu sản xuất. Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản... Chủ nghĩa tư bản
càng phát triển, mâu thuẫn càng gay gắt đòi hỏi phải được giải quyết bằng cách mạng xã hội.
1.1.2. Địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân
- Trong nền sản xuất đại công nghiệp, giai cấp công nhân vừa là chủ thể trực
tiếpnhất, vừa là sản phẩm căn bản nhất của nền sản xuất đó. Khi sản xuất đại công
nghiệp ngày càng mở rộng, ngày càng phát triển thì "Tất cả các giai cấp khác đều suy
tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, còn giai cấp vô sản lại là
sản phẩm của bản thân nên đại công nghiệp", giai cấp vô sản "được tuyển mộ trong tất
cả các giai cấp của dân cư".
- Trong chế độ tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân hoàn loàn không có hoặc
córất ít tư liệu sản xuất, là người lao động làm thuê, “vì thế họ phải chịu hết sự may rủi
của cạnh mình, mọi sự lên xuống của thị trường với mức độ khác nhau”. Như vậy, giai
cấp công nhân có lợi ích cơ bản đối lập trực tiếp với lợi ích của giai cấp tư sản. Giai cấp
tư sản muốn duy trì chế độ tư hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, duy trì
chế độ áp bức bóc lột đối với giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động.
Ngược lại, lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân là xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ
nghĩa về tư liệu sản xuất, giành lấy chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lOMoAR cPSD| 36844358
lao động, dùng chính quyền đó để tổ chức xây dựng xã hội mới, tiến tới một xã hội
không còn tình trạng áp bức bóc lột.
1.1.3. Đặc điểm chính trị - xã hội của giai cấp công nhân
- Giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất
Giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong cách mạng vì họ đại biểu cho phương thức
sản xuất tiên tiến, gắn liền với những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại. Đó là giai
cấp đuợc trang bị bởi một lý luận khoa học, cách mạng và luôn luôn đi đầu trong mọi phong
trào cách mạng theo mục tiêu xóa bỏ xã hội cũ lạc hậu, xây dựng xã hội mới tiến bộ, nhờ
đó có thể tập hợp được đông đảo các giai cấp, tầng lớp khác vào phong trào cách mạng.
- Giai cấp công nhân là giai cấp có ý thức tổ chức kỷ luật cao
Giai cấp công nhân lao động trong nền sản xuất đại công nghiệp với hệ thống sản
xuất mang tính chất dây chuyền và nhịp độ làm việc khẩn trương buộc giai cấp này phải
tuân thủ nghiêm ngặt kỷ luật lao động; cùng với cuộc sống đô thị tập trung đã tạo nên tính
tổ chức, kỷ luật chặt chẽ cho giai cấp công nhân.
Tính tổ chức và kỷ luật cao của giai cấp này được tăng cường khi nó phát triển thành
một lực lượng chính trị lớn mạnh, có tổ chức: được sự giác ngộ bởi một lý luận khoa học,
cách mạng và tổ chức ra được chính đảng có nó - đảng cộng sản. Giai cấp công nhân không
có ý thức tổ chức kỷ luật cao thì không thể giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống
lại giai cấp tư sản và xây dựng chế độ xã hội mới.
- Giai cấp công nhân là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để
Trong cuộc cách mạng tư sản, giai cấp tư sản chỉ có tinh thần cách mạng trong thời
kỳ đấu tranh chống chế độ phong kiến, còn khi giai cấp này đã giành được chính quyền thì
họ quay trở lại bóc lột giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, những giai cấp đã từng kề vai
sát cánh với giai cấp này trong cuộc cách mạng dân chủ tư sản. Khác với giai cấp tư sản,
giai cấp công nhân bị giai cấp tư sản bóc lột, có lợi ích cơ bản đối lập trực tiếp với lợi ích
của giai cấp tư sản. Điều kiện sống, điều kiện lao động trong chế độ tư bản chủ nghĩa đã
chỉ cho họ thấy: họ chỉ có thể được giải phóng bằng giải phóng toàn xã hội khỏi chế độ tư bản chủ nghĩa. lOMoAR cPSD| 36844358
Trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: “Trong tất
cả các giai cấp hiện đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp vô sản là giai cấp
thật sự cách mạng...”
- Giai cấp công nhân có bản chất quốc tế
Giai cấp công nhân có bản chất quốc tế. Giai cấp công nhân ở tất cả các nước đều
có chung một mục đích là giải phóng mình đồng thời giải phóng xã hội khỏi áp bức bóc lột
và họ đều có chung một kẻ thù là giai cấp tư sản bóc lột. Và cũng do yêu cầu của cuộc đấu
tranh giai cấp, để chống lại chủ nghĩa tư bản, giai cấp tư sản khi mà chúng đã liên kết với
nhau thành tập đoàn tư bản, chủ nghĩa đế quốc, vì vậy mà giai cấp công nhân càng phải nêu
cao tinh thần quốc tế của giai cấp mình. Dựa vào đặc điểm này, C.Mác Ph.Ăngghen nhấn
mạnh: trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp vô sản “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại”.
V.I. Lênin sau này cũng khẳng định: “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”.
1.2. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo nhân dân lao động đấu tranh nhằm thực hiện
bước chuyển từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Cụ thể:
- Về kinh tế: Cải tạo quan hệ sản xuất tư nhân tư bản chủ nghĩa, xây dựng quan
hệkinh tế mới - xã hội chủ nghĩa.
- Về chính trị: Lật độ sự thống trị của giai cấp tư sản, thiết lập nhà nước của
giaicấp công nhân và nhân dân lao động, từng bước xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
- Về văn hóa tư tưởng: Xây dựng nền văn hóa mới, trên nền tảng hệ tư tưởng
chínhtrị của giai cấp công nhân, thay thế hệ tư tưởng chính trị của giai cấp tư sản.
Trong giai đoạn hiện nay, các nước tư bản chủ nghĩa đang có những bước phát triển
mới. Các nước xã hội chủ nghĩa, khi giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành được
chính quyền, đang tiếp tục thực hiện công cuộc cải tạo xã hội cũ xây dựng chủ nghĩa xã
hội. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân được biểu hiện ở những nội dung khác nhau: - Về kinh tế:
+ Ở các nước tư bản chủ nghĩa: Giai cấp công nhân cải tạo quan hệ sản xuất tư nhân
tư bản chủ nghĩa, xây dựng quan hệ sản xuất mới - xã hội chủ nghĩa. lOMoAR cPSD| 36844358
+ Ở các nước xã hội chủ nghĩa: Giai cấp công nhân tiếp tục củng cố và xây dựng
quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa và phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất
- kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. - Về chính trị:
+ Ở các nước tư bản chủ nghĩa: Mục tiêu trước mắt của giai cấp công nhân là chống
bất công, đòi quyền dân sinh, dân chủ và tiến bộ xã hội. Mục tiêu lâu dài là giành chính
quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Điều đó được nêu rõ trong Cương
lĩnh chính trị của các đảng cộng sản ở các nước tư bản chủ nghĩa hiện nay.
+ Ở các nước xã hội chủ nghĩa: Dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, giai cấp công
nhân tiếp tục sự nghiệp cải cách, đổi mới để xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng đảng
cầm quyền trong sạch, vững mạnh, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống sự áp đặt, can thiệp của các nước lớn vì độc lập,
chủ quyền quốc gia dân tộc, vì sự tiến bộ xã hội và chủ nghĩa xã hội.
- Về văn hóa - tư tưởng: Đấu tranh ý thức hệ giá trị giữa giai cấp công nhân
với hệgiá trị của giai cấp tư sản. Đấu tranh để bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng cộng
sản, giáo dục nhận thức và củng cố niềm tin khoa học đối với lý tưởng, mục tiêu của
chủ nghĩa xã hội cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động, giáo dục và thực hiện
chủ nghĩa quốc tế chân chính của giai cấp công nhân trên cơ sở phát huy chủ nghĩa yêu
nước và tinh thần dân tộc.
2. Phân tích vai trò của đảng cộng sản đối với quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. -
Là đội tiên phong chiến đấu của giai cấp công nhân và nhân dân lao động,
đảngcộng sản có sự tiên phong về lý luận và hành động. Trên cơ sơ lý luận chủ nghĩa Mác
Lênin, căn cứ vào thực tiễn của đất nước trong mỗi giai đoạn cách mạng, đảng cộng sản
phải đưa ra được cương tĩnh, đường lối cách mạng phù hợp với mỗi giai đoạn cách mạng.
Cán bộ, đảng viên phải nắm được quan điểm, đường lối của đảng để phổ biến tuyên truyền
tới quần chúng nhân dân, phải thông qua hành động tiên phong gương mẫu mà lôi kéo quần
chúng và các phong trào cách mạng. lOMoAR cPSD| 36844358 -
Đảng cộng sản là lãnh tụ chính trị của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động.Đảng viên là những người được trang bị lý luận, nắm được quan điểm, đường lối của
đảng, do vậy "họ hơn bộ phận còn lại của giai cấp vô sản ở chỗ là họ hiểu rõ những điều
kiện, tiến trình và kết quả chung của phong trào vô sản" . Cán bộ, đảng viên phải tuyên
truyền phổ biến quan điểm, đường lối của đảng tới các tầng lớp nhân dân làm cho quần
chúng nhân dân hiểu và phải bằng hành động gương mẫu của mình để tập hợp, lôi cuốn
quần chúng nhân dân vào các phong trào cách mạng. -
Đảng cộng sản có những lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của giai cấp
côngnhân và quần chúng nhân dân lao động, vì thế đảng có thể thực hiện giác ngộ quần
chúng nhân dân, đưa họ tham gia các phong trào cách mạng. Có tập hợp được quần chúng
nhân dân, huy động được quần chúng tham gia các phong trào cách mạng thì những chủ
trương, đường lối của đảng mới được thực hiện và khi đó đảng mới có sức mạnh, sứ mệnh
lịch sử của giai cấp công nhân mới thực hiện được. -
Đảng cộng sản là bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân và cả dân
tộc.Khi nói tới vai trò tham mưu chiến đầu của đảng là muốn nói tới vai trò đưa ra những
quyết định của đảng, nhất là trong những thời điểm lịch sử quan trọng. Những quyết định
đúng đắn sẽ tạo điều kiện đưa phong trào cách mạng tiên lên, ngược lại có thể gây ra những
tổn thất cho cách mạng. Sở dĩ đảng cộng sản trở thành đội tham mưu chiến đấu của giai
cấp công nhân vì đảng bao gồm những người tiên tiến trong giai cấp công nhân, được trang
bị lý luận khoa học, cách mạng và là những người được tôi luyện từ trong thực tiễn phong trào cách mạng. 3.
Phân tích đặc điểm giai cấp công nhân Việt Nam và sứ mệnh lịch sử của giai cấpcông nhân Việt Nam.
Nghị quyết Hội nghị TW 6, khoá X của Đảng đã định nghĩa: Giai cấp công nhân
Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động
chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh dơanh và dịch
vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp.
3.1. Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam: lOMoAR cPSD| 36844358 -
Ra đời vào đầu thế kỷ XX gắn với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của
thựcdân Pháp, trong hoàn cảnh của một nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến. -
Có tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, đoàn kết. -
Gắn bó mật thiết với các tầng lớp nhân dân lao động, đối kháng trực tiếp với
tưbản thực dân Pháp, không đối kháng trực tiếp với tư sản dân tộc, liên minh chặt chẽ với
nông dân, trí thức và các tầng lớp lao động khác. -
Trưởng thành nhanh chóng về ý thức chính trị, thống nhất tư tưởng và tổ
chức,sớm có Đảng lãnh đạo nên được giác ngộ lý tưởng, mục tiêu cách mạng và có tinh
thần cách mạng triệt để.
Giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay: -
Tăng nhanh về số lượng và chất lượng, đi đầu trong quá trình công nghiệp
hóa,hiện đại hóa đất nước. -
Đa dạng về cơ cấu nghề nghiệp, có mặt trong mọi thành phần kinh tế, đóng
vaitrò chủ đạo trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. -
Hình thành một đội ngũ công nhân trí thức, trẻ, nắm bắt được khoa học -
côngnghệ tiên tiến, lao động chủ yếu trong các nền kinh tế mũi nhọn.
3.2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam -
Đấu tranh chống đế quốc giành độc lập dân tộc, lật đổ chế độ phong kiến
giànhchính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động, thiết lập nhà nước xã hội chủ nghĩa. -
Cải tạo xã hội cũ, xây dựng chủ nghĩa xã hội, từng bước tiến lên chủ nghĩa cộngsản.
Chương 3: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1. Phân tích tính tất yếu của sự ra đời hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. -
C.Mác và Ph.Ăngghen đã vận dụng một cách triệt để quan điểm duy vật về
lịchsử để nghiên cứu xã hội loài người, từ đó đã xây dựng nên học thuyết hình thái kinh tế
xã hội, phân tích một cách khoa học sự chuyển biến từ hình thái kinh tế - xã hội thấp lên
hình thái kinh tế - xã hội cao hơn và coi đó là một quá trình lịch sử - tự nhiên. lOMoAR cPSD| 36844358 -
Nguyên nhân sâu xa là do sự vận động và phát triển của các hình thái kinh tế
- xãhội do mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong các phương thức
sản xuất. Trong đó, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là yếu tố quyết định. -
Sự ra đời của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa -
2. Phân tích tính tất yếu, đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. 2.1. Tính tất yếu -
Một là, bất kỳ quá trình chuyển biến từ một xã hội này lên một xã hội khác
đềunhất định phải trải qua một hời kỳ gọi là thời kỳ quá độ. Đó là thời kỹ còn có sự đan
xen lẫn nhau giữa các yếu tố mới và cũ trong cuộc đấu tranh với nhau. Từ chủ nghĩa tư bản
lên chủ nghĩa xã hội không là ngoại lệ lịch sử. Hơn nữa, từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa
xã hội là một bước nhảy lớn và căn bản về chất so với các quá trình thay thế từ xã hội cũ
lên xã hội mới đã từng diễn ra trong lịch sử thì thời kỳ quá độ lại càng là một tất yếu, thậm
chí có thể kéo dài. Nhất là đối với những nước còn ở trình độ tiền tư bản thực hiện thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội thì “những cơn đau đẻ” này còn có thể rất dài với nhiều bước quanh co. -
Hai là, sự ra đời của một xã hội mới bao giờ cũng có những sự kế thừa nhất
địnhtừ những nhân tố do xã hội cũ tạo ra. Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội là sự kế thừa đối
với chủ nghĩa tư bản, đặc biệt là trên phương diện kế thừa cơ sở vật chất kỹ thuật đã được
tạo ra bởi sự phát triển của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, cơ sở vật chất
của chủ nghĩa xã hội mặc dù cũng là nền sản xuất đại công nghiệp nhưng đó là nền sản xuất
đại công nghiệp xã hội chủ nghĩa chứ không phải là nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa.
Do đó nó cũng cần phải có thời kỳ quá độ của bước cải tạo, kế thừa và tái cấu trúc nền công
nghiệp tư bản chủ nghĩa.
Đối với những nước chưa từng trải qua quá trình công nghiệp hóa tiến lên chủ nghĩa
xã hội, thời kỳ quá độ cho việc xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội càng
có thể kéo dài với nhiệm vụ trọng tâm của nó là tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
Đó là một nhiệm vụ vô cùng to lớn và đầy khó khăn, không thể “đốt cháy giai đoạn” được. -
Ba là, các quan hệ xã hội của chủ nghĩa xã hội không tự phát nảy sinh trong
lòngchủ nghĩa tư bản, chúng là kết quả của quá trình xây dựng và cải tạo xã hội chủ nghĩa.
Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, dù đã ở trình độ cao cũng chỉ có thể tạo ra những điều lOMoAR cPSD| 36844358
kiện, tiền đề cho sự hình thành các quan hệ xã hội mới xã hội chủ nghĩa, đo vậy cũng cần
phải có thời gian nhất định để xây dựng và phát triển những quan hệ đó. -
Bốn là, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là một công việc mới mẻ, khó
khănvà phức tạp. Với tư cách là người chủ của xã hội mới, giai cấp công nhân và nhân dân
lao động không thể ngay lập tức có thể đảm đương được công việc ấy, nó cần phải có thời gian nhất dịnh.
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở các nước có trình độ phát triển kinh tế - xã
hội khác nhau có thể diễn ra khoảng thời gian dài, ngắn khác nhau. Đối với những nước đã
trải qua chủ nghĩa tư bản phát triển ở trình độ cao khi tiến lên chủ nghĩa xã hội thì thời kỳ
quá độ có thể tương đối ngắn. Những nước đã trải qua giai đoạn phát triển chĩ nghĩa tư bản
ở trình độ trung bình, đặc biệt là những nước còn ở trình độ phát triển tiền tư bản, có nền
kinh tế lạc hậu thì thời kỳ quá độ thường kéo dài với rất nhiều khó khăn, phức tạp.
2.2. Những đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Đặc điểm nổi bật của thời kỳ quá dộ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là sự
tồn tại những yếu tố của xã hội cũ bên cạnh những nhân tố mới của chủ nghĩa xã hội trong
mối quan hệ vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.
+ Trên lĩnh vực kinh tế:
Thời kỳ quá độ là thời kỳ tất yếu còn tồn tại một nền kinh tế nhiều thành phần trong
một hệ thống kinh tế quốc dân thông nhất. Đây là bước quá độ trung gian tất yếu trong quá
trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, không thể dùng ý chí để xóa bỏ ngay kết cấu nhiều thành
phần của nền kinh tế, nhất là đối với những nước còn ở trình độ chưa trải qua sự phát triển
của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được xác lập
trên cơ sở khách quan của sự tồn tại nhiều loại hình sở hữu về tư liệu sản xuất với những
hình thức tổ chức kinh tế đa dạng, đan xen hỗn hợp và tương ứng với nó là những hình thức
phân phối khác nhau, trong đó hình thức phân phối theo lao động tất yếu ngày càng giữ vai
trò là hình thức phân phối chủ đạo.
+ Trên lĩnh vực chính trị: lOMoAR cPSD| 36844358
Do kết cấu kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đa dạng, phức tạp, nên
kết cấu giai cấp của xã hội trong thời kỳ này cũng đa dạng phức tạp. Nói chung, thời kỳ
này thường bao gồm: giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớp trí thức, những người sản xuất
nhỏ, tầng lớp tư sản và một số tầng lớp xã hội khác tuỳ theo từng điều kiện cụ thể của mỗi
nước. Các giai cấp, tầng lớp này vừa hợp tác, vừa đấu tranh với nhau.
+ Trên lĩnh vực tư tưởng - văn hoá:
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn tồn tại nhiều yếu tố tư tưởng và văn
hoá khác nhau. Bên cạnh tư tưởng xã hội chủ nghĩa còn tồn tại tư tưởng tư sản, tiểu tư sản,
tâm lý tiểu nông, V.V.. Theo V.I. Lênin, tính tự phát tiểu tư sản là “kẻ thù giấu mặt hết sức
nguy hiểm, nguy hiểm hơn so với nhiều bọn phản cách mạng công khai”. Trên lĩnh vực văn
hoá cũng tồn tại các yếu tố văn hoá cũ và mới, chúng thường xuyên đấu tranh với nhau.
3. Trình bày đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa. (1)
Mục tiêu cao nhất của chủ nghĩa xã hội là giải phóng con người khỏi mọi
áchbóc lột về kinh tế và nô dịch về tinh thần, tạo điều kiện cho con người phát triền toàn diện. (2)
Cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội được tạo ra bởi lực lượng sản xuất tiêntiến, hiện đại; (3)
Chủ nghĩa xã hội là từng bước xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thiết
lậpchế độ công hữu về tư liệu sản xuất (chủ yếu); (4)
Chủ nghĩa xã hội tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới với năngsuất cao; (5)
Chủ nghĩa xã hội thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động; (6)
Chủ nghĩa xã hội là một xã hội dân chủ, dân chủ gấp nhiều lần dân chủ tư sản; (7)
Nhà nước trong chủ nghĩa xã hội là nhà nước dân chủ kiểu mới, thể hiện
bảnchất giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích, quyền lực và ý chí của nhân dân lao động; (8)
Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, các quan hệ giai cấp - dân tộc - quốc tế
đượcgiải quyết phù hợp, kết hợp lợi ích giai cấp - dân tộc với chủ nghĩa quốc tế trong sáng. lOMoAR cPSD| 36844358 4.
Phân tích tính tất yếu, đặc điểm và thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩaxã hội ở Việt Nam.
4.1. Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Học thuyết của Mác - Lênin đã chứng minh lịch sử loài người phai trải qua 5 hình
thái kinh tế - xã hội, song tùy điều kiện và hoàn cảnh thực tiễn của từng quốc gia có thể bỏ
qua một hoặc một vài giai đoạn. Ở Việt Nam việc bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ
nghĩa để quá độ lên chủ nghĩa xã hội hoàn toàn phù hợp với yêu cầu khách quan của lịch
sử và nguyện vọng của dân tộc.
4.2. Đặc điểm của thời kỳ quá độ ở Việt Nam- Xuất phát điểm thấp. -
Cách mạng khoa học - công nghệ phát triển, toàn cầu hóa mạnh mẽ vừa là cơ hộivừa là thách thức. -
Còn nhiều khó khăn, thách thức song vẫn có thể tiến lên chủ nghĩa xã hội
theođúng quy luật lịch sử. 4.3. Thực chất
Là quá trình tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa -
tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa.
5. Trình bày đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. -
Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. - Do nhân dân làm chủ. -
Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ
sảnxuất tiến bộ, phù hợp. -
Con người có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, tự do, có điều kiện phát triển toàndiện. -
Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết, giúp
đỡnhau cùng phát triển. lOMoAR cPSD| 36844358 -
Có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì
nhândân, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Chương 4: DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1. Trình bày khái niệm và bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. 1.1. Khái niệm
Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ cao hơn về chất so với nền dân chủ có trong
lịch sử nhân loại, là nền dân chủ nhà đó, mọi quyền lực thuộc về nhân dân, dân là chủ và
dân làm chủ, dân chủ và pháp luật nằm trong sự thống nhất hiện chúng được thực hiện bằng
nhà nước pháp quyền xã họi chủ nghĩa đặt dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản. 1.2. Bản chất
- Mang bản chất của giai cấp công nhân - giai cấp lao động.
- Nền dân chủ cho đa số (rộng rãi) - quần chúng nhân dân.
- Có sự thống nhất giữa tính giai cấp, tính nhân dân và tính dân tộc.
2. Trình bày bản chất và chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa. 2.1. Bản chất -
Về chính trị: mang bản chất của giai cấp công nhân, có tính nhân dân rộng
rãi vàtính dân tộc sâu sắc. -
Về kinh tế: chịu sự quy định của chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất chủ yếu. -
Về văn hóa - xã hội: được xây dựng trên nền tảng tinh thần là lý luận của
chủnghĩa Mác - Lênin và những giá trị văn hóa tiên tiến, tiến bộ của nhân loại đồng thời
mang bản sắc dân tộc. 2.2. Chức năng -
Tổ chức, xây dựng và quản lý mọi lĩnh vực của đời sống xã hội theo pháp
luật, kếhoạch và pháp chế. -
Trấn áp các phần tử chống đối để bảo vệ độc lập, chủ quyền và thành quả cáchmạng. lOMoAR cPSD| 36844358
3. Phân tích sự khác nhau giữa nền dân chủ xã hội dân chủ với các nền dân chủ trước đó trong lịch sử.
Giữa nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và các nền dân chủ trước đó có sự khác nhau rất
căn bản. Chủ yếu được phân biệt trên các điểm chính sau đây:
Thứ nhất, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ cho đại đa số nhân dân lao
động; còn các nền dân chủ trước đó là nền dân chủ cho thiểu số, phục vụ lợi ích cho thiểu
số - đó là giai cấp thống trị.
Thứ hai, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có cơ sở kinh tế của nó là chế độ công hữu
về tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội; còn các chế độ dân chủ trước đó có cơ sở kinh tế
của nó là chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.
Thứ ba, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản, quản lý xã hội bằng nhà nước xã hội chủ nghĩa; còn các nền dân chủ trước đó
như nền dân chủ tư sản là nền dân chủ đặt dưới sự lãnh đạo của các đảng tư sản tổ chức
chính trị đại biểu cho lợi ích của các tập đoàn tư bản, thông qua nhà nước tư sản với nhiều
hình thức tổ chức cụ thể khác nhau. 4.
Phân tích đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.(VBT) 5.
Trình bày mối quan hệ giữa dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủnghĩa. (VBT)
Chương 5: CƠ CẤU XÃ HỘI - GIAI CẤP VÀ LIÊN MINH GIAI CẤP,
TẦNG LỚP TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 1.
Trình bày tính tất yếu của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp
nôngdân và tầng lớp trí thức trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nội dung của liên
minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội. lOMoAR cPSD| 36844358 2.
Tại sao nói liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các
tầnglớp nhân dân lao động là một liên minh đặc biệt? 3.
Trình bày sự biến đổi của cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ quá độ lên
chủnghĩa xã hội ở Việt Nam.
Chương 6: VẤN ĐỀ DÂN TỘC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1. Trình bày khái niệm và đặc trưng của dân tộc.
Theo nghĩa rộng, khái niệm dân tộc dùng để chỉ những cộng đồng người có bốn đặc
trưng: cồng đồng về ngôn ngữ; cộng đồng về lãnh thổ; cộng đồng về kinh tế; cộng đồng về
văn hóa, về tâm lý, tính cách.
Theo nghĩa hẹp, khái niệm dân tộc dùng để chỉ các tộc người: tức là dùng để chỉ các
cộng đồng người có chung một số đặc điểm nào đó về kinh tế, tập quán sinh hoạt văn hoá,...
Ví dụ khi nói: dân tộc Kinh, Thái, Tày, Nùng,... với tư cách là các cộng đồng dân tộc anh
em tự nguyện gắn kết nhau lại thành cộng đồng dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh
dựng nước và cứu nước.
2. Phân tích hai xu hướng khách quan trong sự phát triển dân tộc.
Khi nghiên cứu về dân tộc và phong trào dân tộc trong chủ nghĩa tư bản, V.I. Lênin
đã phân tích và chỉ ra hai xu hướng phát triển có tính khách quan của nó: + Xu hướng thứ nhất:
Do sự chín muồi của ý thức dân tộc, sự thức tỉnh về quyền sống của mình, các cộng
đồng dân cư muốn tách ra để thành lập các quốc gia dân tộc độc lập. Thực tế này đã diễn
ra ở những quốc gia, khu vực nơi có nhiều cộng đồng dân cư với nguồn gốc tộc người khác
nhau trong chủ nghĩa tư bản. Xu hướng này biểu hiện thành phong trào đấu tranh chống áp
bức dân tộc để tiến tới thành lập các quốc gia dân tộc độc lập và có tác động nổi bật trong
giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản. Trong xu hướng đó, nhiều cộng đồng dân cư đã ý thức
được rằng chỉ trong cộng đồng dân tộc độc lập, họ mới có quyền quyết định con đường
phát triển của dân tộc mình. lOMoAR cPSD| 36844358 + Xu hướng thứ hai:
Các dân tộc ở từng quốc gia, kể cả các dân tộc ở nhiều quốc gia muốn liên hiệp lại
với nhau. Sự phát triển của lực lượng sản xuất, của giao lưu kinh tế, văn hóa trong chủ
nghĩa tư bản đã tạo nên mối liên hệ quốc gia và quốc tế mở rộng giữa các dân tộc, xóa bỏ
sự biệt lập, khép kín, thúc đẩy các dân tộc xích lại gần nhau. 3.
Phân tích Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin. 4.
Trình bày những đặc điểm cơ bản của dân tộc Việt Nam. 5.
Nêu những nội dung cơ bản trong quan điểm, chính sách dân tộc của
Đảng, Nhànước Việt Nam.
Chương 7: VẤN ĐỀ TÔN GIÁO TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 1.
Trình bày khái niệm, nguồn gốc, bản chất và tính chất của tôn giáo. 2.
Phân tích nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xãhội. 3.
Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin trong giải quyết vấn đề tôn giáo. 4.
Trình bày đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam. 5.
Trình bày quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối
với tínngưỡng, tôn giáo hiện nay. lOMoAR cPSD| 36844358
Chương 8: VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 1.
Trình bày khái niệm, vị trí và chức năng cơ bản của gia đình; các hình thức giađình trong lịch sử. 2.
Phân tích cơ sở xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. 3.
Phân tích các yêu tố tác động, sự biến đổi và phương hướng cơ bản xây dựng
giađình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.