-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề cương cuối kỳ điều ước quốc tế - Luật quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Đề cương cuối kỳ điều ước quốc tế - Luật quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
23:53 2/8/24 Đề cương LĐƯQT
QuyVề các loại nguồn của Luật Quốc tế nói chung
1. Nguồn của luật quốc tế là gì? (Khánh): Các tiêu chí về bằng chứng để xác định sự
tồn tại của 1 quy phạm pháp lý quốc tế.
Nguồn của luật quốc tế được hiểu là các tiêu chí về bằng chứng để xác định sự tồn tại
của một quy phạm pháp lý quốc tế. Nói một cách đơn giản hơn thì nguồn của luật
quốc tế là nơi chứa đựng các quy phạm pháp lý quốc tế hay nơi tìm ra các quy phạm này.
2. Các loại nguồn chính của luật quốc tế là gì? (Khánh) - Điều ước quốc tế. - Tập quán quốc tế -
Các nguyên tắc pháp luật chung được các quốc gia văn minh thừa nhận
3. Các loại nguồn bổ trợ của luật quốc tế là gì? (Khánh) -
Các loại nguồn bổ trợ của luật quốc tế bao gồm quyết định tư pháp của các cơ quan
tài phán và công trình nghiên cứu của các học giả hàng đầu; nhưng hai nguồn này chỉ
là biện pháp giúp các cơ quan tài phán xác định các quy định pháp lý quốc tế một cách gián tiếp.
4. Quy phạm mệnh lệnh bắt buộc chung jus cogens là gì? (Mai Linh) -
Quy phạm mệnh lệnh bắt buộc chung jus cogens là nhóm quy phạm có giá trị pháp lý
cao nhất trong luật quốc tế. Xuất hiện lần đầu trong Công ước Viên năm 1969 (điều
53). Một quy định pháp luật cần thỏa mãn 2 điều kiện để được xem là một quy phạm jus cogens:
+ phải được toàn thể cộng đồng quốc tế công nhận và chấp nhận.
+ không cho phép bất kỳ quy định nào được trái ngược kể cả quy định điều ước hay tập quán quốc tế. -
Hiện nay tòa ICJ mới chỉ công nhận một cách rõ ràng một quy định được xem là quy
phạm jus cogens: quy định về cấm tra tấn.
5. Quy phạm phổ quát erga omnes là gì? (Khánh) -
Định nghĩa: Các quy phạm phổ quát của LQT, ràng buộc tất cả các quốc gia. - Ví dụ:
+ Một số quy định của IHL. + Cấm hành vi xâm lược,
+ Cấm hành vi diệt chủng.
+ Cấm hành vi phân biệt chủng tộc + Cấm chế độ nô lệ
+ Quyền dân tộc tự quyết
6. Nêu quan hệ thứ bậc của các nguồn của luật quốc tế. (Mai Linh)
Quy phạm jus cogens có hiệu lực pháp lý cao nhất trong toàn bộ tất cả quy phạm của luật
pháp quốc tế, mọi điều ước quốc tế sẽ bị hủy bỏ và vô hiệu khi trái với quy phạm jus cogens,
kể cả khi điều ước quốc tế đó được ký kết trước khi quy phạm jus cogens được hình thành.
Không chỉ thế, các quy định thuộc các nguồn khác cũng không được phép trái với quy phạm
jus cogens, bất kể đó là quy định tập quán quốc tế hay các nguyên tắc pháp luật chung. about:blank 1/15 23:53 2/8/24 Đề cương LĐƯQT
Trước khi khái niệm này được chấp nhận, tất cả các quy định pháp luật quốc tế đều có hiệu
lực bình đẳng, bất kể nguồn. Trong một số trường hợp, các quốc gia có thể ký kết các điều
ước quốc tế quy định rõ thứ tự ưu tiên áp dụng trong trường hợp xung đột (Ví dụ: hiến
chương LHQ. Trong trường hợp có xung đột giữa việc thực hiện các quy định điều chỉnh về
cùng vấn đề, hai kỹ thuật pháp lý thường được sử dụng để xử lý là nguyên tắc lex posterior
derogat legi priori - nguyên tắc luật ra đời sau và nguyên tắc lex specialis derogat legi
generali - nguyên tắc luật cụ thể hơn. Theo hai nguyên tắc trên luật ra đời sau sẽ được ưu tiên
áp dụng hơn quy định ra đời trước và ưu tiên quy định cụ thể hơn so với quy định chung.
Về khái niệm của điều ước quốc tế
7. Khái niệm điều ước quốc tế theo quy định của CƯ Viên 1969 về Luật Điều ước
quốc tế. Phân biệt với khái niệm theo cách tiếp cận của các cơ quan tài phán
quốc tế và cho ví dụ 1 án lệ để minh hoạ (Khánh)
Theo Điều 2 của Công ước Viên 1969, điều ước quốc tế được định danh là “thỏa thuận
quốc tế bằng văn bản được ký kết giữa các Quốc gia và chịu sự điều chỉnh của luật
quốc tế, không phụ thuộc vào số lượng văn kiện và tên gọi của thoả thuận".
Ví dụ: Cách tiếp cận của ICJ trong vụ Qatar v. Bahrain
Biên bản Doha giữa 3 nước là 1 điều ước quốc tế, vì nó đã định ra các quyền và nghĩa
vụ cho các bên. Việc biên bản này không được đăng kí lên UN hay Bahrain không coi
nó là 1 điều ước quốc tế không ảnh hưởng đến giá trị pháp lí của nó. Vậy nên điều ước
quốc tế không phụ thuộc vào số lượng văn kiện và tên gọi của thoả thuận.
8. Khái niệm điều ước quốc tế theo quy định của CƯ Viên 1969 về Luật Điều ước
quốc tế và so sánh với khái niệm điều ước quốc tế theo quy định của pháp luật
Việt Nam (Pháp lệnh năm 1989; Pháp lệnh năm 1998; Luật ký kết, thực hiện và
gia nhập điều ước quốc tế 2015 và Luật Điều ước quốc tế năm 2016) (Khánh) -
Khái niệm của Công ước Vienna: thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa
các quốc gia và được pháp luật quốc tế điều chỉnh, dù được ghi nhận trong một văn
kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có quan hệ với nhau và với bất kể tên
gọi riêng của nó là gì. -
Khái niệm của Pháp lệnh năm 1989: Điều ước quốc tế của Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam bao gồm hiệp ước, công ước, định ước, hiệp định, nghị định thư, thỏa
thuận, công hàm trao đổi và các văn kiện pháp lý quốc tế khác ký kết giữa Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam với một hay nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể
khác của pháp luật quốc tế. -
Khái niệm của Pháp lệnh năm 1998: là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết giữa
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và một hoặc nhiều quốc gia, tổ chức quốc
tế hoặc chủ thể khác của pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi như hiệp ước,
công ước, định ước, hiệp định, nghị định thư, công hàm trao đổi và danh nghĩa ký kết
quy định tại khoản 2 Điều 1 của Pháp lệnh này.
Điều 1. Phạm vi áp dụng
2. Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết điều ước quốc tế với các danh nghĩa sau đây: about:blank 2/15 23:53 2/8/24 Đề cương LĐƯQT a) Nhà nước; b) Chính phủ;
c) Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
d) Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (dứoi dây gọi chung là Bộ, ngành). -
Khái niệm của Luật ký kết, thực hiện và gia nhập điều ước quốc tế 2015: thỏa
thuận bằng văn bản được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước hoặc nhân danh
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với một hoặc nhiều quốc gia, tổ
chức quốc tế hoặc chủ thể khác của pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là
hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công
hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác. -
Khái niệm của Luật điều ước quốc tế 2016: thỏa thuận bằng văn bản được ký kết
nhân danh Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với
bên ký kết nước ngoài, làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế, không phụ thuộc
vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản
ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác. Công ước Vienna Pháp lệnh 1989 Pháp lệnh 1998 Luật 2015 Luật 2016 Hình thức Văn bản Không quy định Văn bản Văn bản Văn bản Phân loại Không phụ thuộc Hiệp ước, công Hiệp ước, công
Hiệp ước, công Hiệp ước, công ước, số lượng, tên gọi ước, định ước, ước, định ước,
ước, hiệp định, hiệp định, định ước, hiệp định, nghị hiệp định, nghị
định ước, thỏa thỏa thuận, nghị định định thư, thỏa định thư, công thuận, nghị thư, bản ghi nhớ, thuận, công hàm hàm trao đổi.
định thư, bản công hàm trao đổi trao đổi và các
ghi nhớ, công hoặc văn kiện có tên văn kiện pháp lý hàm trao đổi gọi khác. quốc tế khác. hoặc văn kiện có tên gọi khác. Danh nghĩa Các quốc gia.
Cộng hòa XHCN - Nhà nước. - Nhà nước. - Nhà nước. ký kết Việt Nam. - Chính phủ - Chính phủ. - Chính phủ. - TANDTC, VKSNDTC. - Các Bộ/ngành. Chủ thể ký Các quốc gia. - Quốc gia. - Quốc gia. - Quốc gia. Bên ký kết nước kết - Tổ chức quốc - Tổ chức quốc - Tổ chức quốc ngoài. tế. tế. tế. - Các chủ thể - Các chủ thể - Các chủ thể khác của LQT. khác của LQT. khác của LQT. Quyền và Không đề cập Không đề cập Không đề cập Không đề cập Làm phát sinh, thay about:blank 3/15 23:53 2/8/24 Đề cương LĐƯQT nghĩa vụ đổi hoặc chấm dứt phát sinh quyền, nghĩa vụ của VN theo pháp luật quốc tế. Công ước Vienna PL 1989 PL 1998 Luật 2015 Luật 2016
9. Các nguyên tắc cơ bản và nguồn của Luật Điều ước quốc tế (Mai Linh) -
Các nguyên tắc cơ bản của LĐƯQT: +
Pacta sunt servanda: Quy định tại Điều 26 Công ước Vienna về Luật điều ước
quốc tế - thực hiện các điều ước quốc tế một cách có thiện chí và bị ràng buộc
+ Nguyên tắc tự nguyện bình đẳng giữa các quốc gia: Quy định tại Điều 6. Điều
6 quy định “Mọi quốc gia đều có tư cách để ký các điều ước.” Trong việc ký
kết điều ước quốc tế thì các quốc gia đều bình đẳng và có quyền như nhau.
+ Nguyên tắc cấm đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực: Quy định tại Điều
52: “Mọi điều ước, mà việc ký kết đạt được bằng đe dọa hay sử dụng vũ lực
trái với những nguyên tắc của pháp luật quốc tế đã được ghi trong Hiến
chương Liên hiệp quốc, đều là vô hiệu.”
+ Không được trái với các quy phạm jus cogens: Quy định tại Điều 64: “Nếu
một quy phạm mới bắt buộc của pháp luật quốc tế chung nảy sinh, thì mọi điều
ước hiện hữu mâu thuẫn với quy phạm đó sẽ trở thành vô hiệu và sẽ chấm
dứt.” Nếu một quy phạm mới bắt buộc trong pháp luật quốc tế chung được ra
đời thì các điều ước trước đấy có có quy định vi phạm sẽ bị vô hiệu.
+ Nguyên tắc tuân thủ quyền con người: Lời nói đầu Công ước Vienna về Luật
điều ước quốc tế 1969
+ Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia -
Nguồn của Luật điều ước quốc tế:
+ Công ước Vienna 1969 (10/10/2001)
+ Công ước Vienna 1978 (VN chưa gia nhập) – kế thừa điều ước quốc tế
+ Công ước Vienna 1986 (chưa có hiệu lực – xuất phát từ nguồn chính thứ 2 của LQT – tập quán) + Tập quán quốc tế + Án lệ
10. Đặc điểm của điều ước quốc tế là gì? (Khánh) -
Loại điều ước phổ biến nhất là loại được ký kết giữa các quốc gia. -
Hình thức phổ biến nhất: văn bản. -
Yếu tố quan trọng nhất cấu thành điều ước quốc tế là ý chí xác lập quyền và nghĩa vụ
theo luật quốc tế của các quốc gia.
11. Cách thức phân loại điều ước quốc tế (Mai Linh) -
Điều Ước Quốc Tế có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau tùy vào tiêu chí phân loại.
+ Căn cứ vào các bên ký kết, ĐƯQT bao gồm các điều ước song phương và đa phương about:blank 4/15 23:53 2/8/24 Đề cương LĐƯQT
+ Căn cứ vào đối tượng (nội dung) của ĐƯQT ta sẽ có các điều ước về chính
trị (đồng minh, chấm dứt chiến tranh, không tấn công lẫn nhau,..); điều ước về
kinh tế (hiệp định thương mại,...), điều ước về văn hóa khoa học kỹ thuật, điều ước về tư pháp
+ Căn cứ vào tính chất hiệu lực của điều ước; điều ước Luật đề ra các nguyên
tắc chung được dùng để điều chỉnh các mối quan hệ quốc tế như Hiến Chương
LHQ, CƯLB, và điều ước hợp đồng điều chỉnh các vấn đề cụ thể giữa hai hay nhiều bên.
+ Căn cứ vào phạm vi áp dụng của ĐƯQT; các điều ước song phương, quốc tế, khu vực
+ Căn cứ vào điều kiện hiệu lực; điều ước cần phê chuẩn và điều ước không cần phê chuẩn
+ Căn cứ vào thể thức gia nhập điều ước; điều ước kín, điều ước mở, điều ước
nửa kín nửa mở (chỉ cho phép các đối tượng nhất định được gia nhập)
12. Tên gọi của điều ước quốc tế (Mai Linh) -
Định nghĩa trong CƯ 1969 đã nêu rõ giá trị của ĐƯQT không phụ thuộc vào tên gọi
của thỏa thuận. Mặc dù vậy theo thông lệ quốc tế, mỗi tên gọi thường được gắn với
một loại ĐƯQT nhất định, thể hiện đặc trưng của ĐƯQT đó.
+ Hiến chương: thường dùng cho các ĐƯQT đa phương trong đó ấn định những
nguyên tắc lớn trong quan hệ giữa các nước với nhau
+ Hiệp ước: thường chỉ các ĐƯQT quan trọng ấn định những vấn đề lớn về mặt
chính trị (cần phải được quốc gia phê chuẩn mới có hiệu lực với quốc gia đó)
+ Công ước: thuật ngữ khá thông dụng chỉ các văn kiện quốc tế: ĐƯQT đa
phương pháp điển hóa các tập quán quốc tế đang tồn tại hoặc đang hình thành
điều chỉnh các lĩnh vực chuyên môn cụ thể (để mở cho đại đa số các quốc gia
tham gia) hoặc các văn kiện được ký kết dưới sự bảo trợ của một tổ chức quốc
tế, hoặc các văn kiện do một cơ quan của một tổ chức quốc tế thông qua.
+ Hiệp định: dùng để chỉ các ĐƯQT về một vấn đề cụ thể.
+ Nghị định thư: dùng cho các ĐƯQT có chức năng giải thích, bổ sung, sửa
đổi…một ĐƯQT đã được ký kết hoặc để ấn định những biện pháp cụ thể
nhằm thực hiện một hiệp ước, hiệp định (thường mang tên thành phố nơi ký kết)
+ Tuyên bố: 2 loại văn kiện có hoặc không có giá trị ràng buộc. Không có giá trị
ràng buộc: các bên không xác lập các nghĩa vụ với nhau mà chỉ nêu lên mong
muốn của họ về một vấn đề nào đó hoặc là văn kiện các quốc gia tuyên bố về
các nguyên tắc ứng xử mới, thường làm cơ sở cho sự hình thành các quy phạm
pháp luật quốc tế trong tương lai. Có giá trị ràng buộc: ghi nhận những điều
khoản thỏa thuận giữa hai hay nhiều nước về những nguyên tắc hoặc phương
hướng hành động chung đối với một vấn đề quốc tế nào đó.
+ Trao đổi thư: các văn kiện trong đó hai quốc gia bày tỏ nguyện vọng và cam
kết của mình về một vấn đề cụ thể trong một lĩnh vực cụ thể thuộc thẩm quyền hành chính của quốc gia.
Về vấn đề ký kết ĐUQT
1. Nêu các bước ký kết Điều ước quốc tế (Khánh) about:blank 5/15 23:53 2/8/24 Đề cương LĐƯQT -
Đàm phán/soạn thảo điều ước quốc tế. -
Thông qua dự thảo điều ước quốc tế. -
Xác thực văn bản điều ước quốc tế. -
Chấp nhận ràng buộc bởi điều ước quốc tế.
2. Thẩm quyền ký kết ĐUQT (Khánh) - ĐIỀU 7 VCLT.
a. Không cần giấy ủy nhiệm -
Nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu chính phủ, bộ trưởng bộ ngoại giao: tất cả các
nhiệm vụ liên quan đến ký kết điều ước. -
Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao: thông qua điều ước giữa nước cử đi và nước nhận. -
Đại diện quốc gia tại tổ chức quốc tế/hội nghị quốc tế: thông qua điều ước tại tổ chức/hội nghị đó.
b. Cần giấy ủy nhiệm: Bất kỳ cá nhân nào không thuộc 3 đối tượng trên: -
Họ đã được cấp giấy ủy nhiệm. -
Quốc gia cử đi có ý định coi họ là đại diện của quốc gia đó.
3. Các hình thức chấp nhận chịu sự ràng buộc của quốc gia đối với điều
ước quốc tế (Mai Linh)
Thể hiện bằng: kí; trao đổi văn bản cấu thành điều ước quốc tế; phê chuẩn; chấp nhận; chấp
thuận; gia nhập; hay các hành động khác.
Về vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế
4. Bảo lưu điều ước quốc tế là gì? Nêu những hậu quả pháp lý của bảo lưu (Mai Linh) -
Khái niệm bảo lưu được định nghĩa tại d, điều 2 Công ước Viên 1969: “Thuật ngữ
“bảo lưu” dùng để chỉ một tuyên bố đơn phương, bất kể cách viết hoặc gọi tên như thế
nào, của một quốc gia đưa ra khi ký kết, phê chuẩn, chấp nhận, phê duyệt hoặc gia
nhập một điều ước, nhằm qua đó loại bỏ hoặc sửa đổi hiệu lực pháp lý của một số quy
định của điều ước trong việc áp dụng chúng đối với quốc gia đó”. -
Thông thường, các quốc gia tham gia vào ĐƯQT có quyền bảo lưu đối với một hoặc
một số điều khoản của ĐƯ, trừ một số trường hợp được nêu tại điều 19 của CƯ 1969
+ Không cho phép bảo lưu đối với toàn bộ hoặc một số điều khoản nhất định
+ ĐƯQt chỉ cho phép bảo lưu những điều khoản nhất định
+ Bảo lưu không phù hợp với đối tượng và mục đích của ĐƯ -
Việc nêu bảo lưu đối với một ĐƯQT phải được tiến hành vào một thời điểm nhất
định, đó là thời điểm Quốc gia kí kết, phê chuẩn, phê duyệt, chấp nhận hoặc gia nhập
ĐƯQT đó (điều 19 CƯ 1969). -
Liên quan đến việc chấp nhận bảo lưu, nếu điều ước cho phép bảo lưu, 1 quốc gia có
thể đưa ra bảo lưu mà không cần thiết phải nhận được sự chấp thuận của tất cả quốc gia thành viên.
+ Nếu số lượng quốc gia tham gia đàm phán có hạn; việc thi hành toàn bộ điều
ước là điều kiện chủ yếu của việc đồng ý chịu ràng buộc của mỗi bên tham gia
điều ước => bảo lưu cần được tất cả chấp thuận.
+ Nếu điều ước là văn kiện thành lập tổ chức QT, việc bảo lưu cần được sự chấp
nhận của cơ quan có thẩm quyền của tổ chức. about:blank 6/15 23:53 2/8/24 Đề cương LĐƯQT
+ Nếu 1 quốc gia trong vòng 12 tháng kể từ ngày nhận đc thông báo bảo lưu thể
hiện sự im lặng, sự im lặng đó sẽ được xem là chấp thuận bảo lưu. -
Khi bảo lưu phù hợp các quy định của Công ước, bảo lưu đó có hiệu lực làm thay đổi
quan hệ điều ước giữa quốc gia có bảo lưu và quốc gia thành viên khác.Mức độ và
phạm vi thay đổi tùy thuộc vào nội dung bảo lưu: +
Bảo lưu nhằm loại trừ 1 hay nhiều điều.
+ Bảo lưu có hiệu lực 2 chiều trong quan hệ giữa quốc gia có bảo lưu và quốc gia khác.
+ Bảo lưu không làm thay đổi quan hệ giữa các quốc gia khác với nhau.
+ Bảo lưu chỉ thay đổi phạm vi áp dụng và giới hạn phạm vi áp dụng của điều khoản đó
hoặc đặt ra ngoại lệ cho nó.
* Việc 1 quốc gia ký kết khác phản đối bảo lưu sẽ không cản trở hiệu lực điều ước giữa các
quốc gia phản đối bảo lưu và quốc gia đưa ra bảo lưu, trừ khi quốc gia phản đối bảo lưu bày
tỏ ý định ngược lại.
VD: A, B, C kí 1 điều ước. A đưa ra bảo lưu. B chấp thuận, C phản đối => hành động của C k
có tác động đến quan hệ điều ước giữa A và B.
- Khi 1 quốc gia phản đối bảo lưu mà không chống lại việc điều ước có hiệu lực giữa quốc gia
đó và quốc gia có bảo lưu => những quy định có bảo lưu sẽ không áp dụng giữa 2 quốc gia
trong chừng mực của bảo lưu đó. => Kết luận:
- Quốc gia phản đối bảo lưu không công nhận quan hệ điều ước, tư cách thành viên quốc gia
đưa ra bảo lưu trong quan hệ với mình.
Về vấn đề hiệu lực của điều ước quốc tế
5. Hiệu lực của điều ước quốc tế được quy định như thế nào trong CƯ Viên 1969 về
Luật Điều ước quốc tế? -
Hiệu lực theo không gian (Điều 29 VCLT): Điều ước quốc tế có hiệu lực bao trùm lên
toàn bộ lãnh thổ vùng đất, vùng trời, vùng nội thủy và lãnh hải của quốc gia thành
viên điều ước. Một số điều ước chỉ có hiệu lực ràng buộc ở 1 số vùng nhất định, như
là các điều ước ở vùng biên giới, hải đảo. -
Hiệu lực theo thời gian (Điều 24 VCLT):
+ Thời điểm bắt đầu có hiệu lực sẽ căn cứ vào quy định của điều ước hoặc thỏa thuận
của các quốc gia tham gia đàm phán.
+ Nếu điều ước k có quy định và các bên không thỏa thuận, điều ước sẽ bắt đầu có hiệu
lực kể từ thời điểm tất cả các bên chấp nhận sự ràng buộc của điều ước.
+ Đối với các bên gia nhập điều ước, điều ước sẽ có hiệu lực kể từ ngày quốc gia đó
chấp nhận sự ràng buộc của điều ước.
6. Hiệu lực của điều ước quốc tế theo quy định của pháp luật Việt Nam - ĐIỀU 52 LĐƯQT -
Theo quy định của điều ước quốc tế. -
Theo thỏa thuận giữa Việt Nam và bên ký kết nước ngoài. about:blank 7/15 23:53 2/8/24 Đề cương LĐƯQT
7. Trong trường hợp có nhiều điều ước quốc tế cùng điều chỉnh một vấn đề
thì xử lý như thế nào? (Mai Linh) -
Hiến chương UN có vị trí cao hơn, được ưu tiên áp dụng Trong trường hợp Hiến
chương UN và điều ước đều điều chỉnh 1 vấn đề => ưu tiên dùng Hiến chương UN. -
Việc các quốc gia không thực thi điều ước khác không vi phạm luật quốc tế. Lex
posteriors derogate legi priori: luật ra đời sau được ưu tiên so với luật ra đời
trước.Trong quan hệ giữa A (tham gia 2 điều ước x, y) và B (tham gia chỉ 1 điều ước
x) => quan hệ điều ước giữa A và B được điều chỉnh bởi điều ước x (mà cả 2 đều là thành viên). -
Trường hợp các quốc gia sau khi thỏa thuận sửa đổi được chấp thuận, gia nhập vào
một điều ước tế sẽ được coi là đã gia nhập vào điều ước quốc tế sau khi sửa đổi. Điều
ước quốc tế sau khi sửa đổi sẽ được áp dụng để điều chỉnh mối quan hệ giữa hai quốc
gia tham gia ký kết chính điều ước đó.
8. Quy định của CƯ Viên 1969 về Luật Điều ước quốc tế và của pháp luật
Việt Nam về áp dụng tạm thời điều ước quốc tế (Khánh)
a. Quy định của Công ước Vienna - ĐIỀU 25 VCLT. -
Toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế sẽ được áp dụng tạm thời khi:
+ Điều ước có quy định như vậy.
+ Các quốc gia tham gia đàm phán có thỏa thuận như vậy.
b. Quy định của Việt Nam - ĐIỀU 53 LĐƯQT -
Việc áp dụng tạm thời điều ước quốc tế chấm dứt nếu bên Việt Nam thông báo cho
bên ký kết nước ngoài hoặc bên ký kết nước ngoài thông báo cho bên Việt Nam về
việc chấm dứt áp dụng tạm thời điều ước quốc tế đó, trừ trường hợp điều ước quốc tế
có quy định khác hoặc bên Việt Nam và bên ký kết nước ngoài có thỏa thuận khác. -
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định ký điều ước quốc tế có quyền quyết định
áp dụng tạm thời và chấm dứt áp dụng tạm thời điều ước quốc tế đó.
Về vấn đề giải thích điều ước quốc tế
9. Trình bày các biện pháp giải thích ĐUQT theo Công ước viên 1969 về Luật Điều ước
quốc tế và trình bày ngắn gọn một án lệ có liên quan đến giải thích ĐUQT. (Khánh)
9.1. Các biện pháp giải thích điều ước quốc tế - ĐIỀU 31,32,33
- Giải thích theo nghĩa thông thường của câu chữ
- Giải thích dựa trên bối cảnh của điều ước, bao gồm: + Lời nói đầu + Nội dung điều ước
+ Các thỏa thuận được các bên tham gia điều ước thỏa thuận là có liên quan đến điều ước
+ Các văn kiện được 1 hay nhiều bên tham gia điều ước đưa ra và được các bên còn lại thỏa
thuận là có liên quan đến điều ước.
+ Mọi thỏa thuận sau này giữa các bên liên quan đến việc giải thích và thi hành điều ước.
+ Mọi thực tiễn sau này được các bên thỏa thuận trong giải thích điều ước.
+ Mọi quy tắc có liên quan của pháp luật quốc tế được áp dụng trong quan hệ giữa các bên.
- Giải thích theo mục đích và đối tượng của điều ước.
- Các biện pháp giải thích bổ sung:
+ Sử dụng các văn bản đàm phán. about:blank 8/15 23:53 2/8/24 Đề cương LĐƯQT
+ Dựa vào hoàn cảnh kí kết điều ước.
9.2. Án lệ: Indonesia v. Malaysia (2002)
a. Bối cảnh: IDN và MAS tranh chấp với nhau về 2 đảo Ligitan và Sipadan. IDN căn cứ vào
Điều 4, Công ước 1891 giữa Anh và Hà Lan để làm cơ sở cho yêu sách của mình đối với 2
đảo này. Tòa giải thích Công ước này dựa trên cơ sở điều 31 của Công ước Vienna 1969. b. Lập luận của Tòa:
- Câu chữ của Điều 4, Công ước 1891 không rõ ràng trong việc chỉ rõ điểm cuối của
đường phân định đi qua đảo Sebatik => Tòa ủng hộ quan điểm của MAS (cho rằng đường
phân định kết thúc ở phía đông đảo Sebatik và không kéo dài hơn)
- Bản ghi nhớ của Hà Lan và bản đồ kèm theo không được coi là:
+ Các thỏa thuận được Anh và Hà Lan thỏa thuận là có liên quan đến Công ước 1891.
+ Các văn kiện được đưa ra bởi 1 bên và được các bên còn lại chấp thuận là có liên quan đến Công ước 1891.
- Khi giải thích Điều 4, Công ước 1891 dựa trên mục đích và đối tượng của Công ước, Tòa
không cho rằng Công ước 1891 đã thiết lập một đường phân định ở vùng biển phía đông đảo Sebatik.
- Các văn bản đàm phán và hoàn cảnh kí kết Công ước 1891 không được hiểu là ủng hộ quan điểm của IDN.
- Các thực tiễn sau này giữa các bên không được hiểu là đã thiết lập một đường phân định
ở vùng biển phía đông đảo Sebatik.
c. Kết luận của Tòa: Thông qua việc giải thích điều 4, Công ước 1891 bằng nghĩa thông
thường, mục đích/đối tượng của Công ước, Tòa kết luận rằng đường phân định giữa 2 bên kết
thúc ở điểm cực đông của đảo Sebatik, và không thiết lập thêm bất kì đường phân định nào về
phía đông. Kết luận được củng cố bởi các văn bản đàm phán của Công ước 1891 và các thực
tiễn sau này của các bên.
Về vấn đề sửa đổi, điều chỉnh ĐƯQT
10. Liệt kê các bước, trình tự cần thiết để sửa đổi, điều chỉnh ĐƯQT đa phương theo
Công ước Viên năm 1969 (Khánh)
a. Điều chỉnh - ĐIỀU 40 VCLT.
- Mọi đề nghị điều chỉnh điều ước đều cần phải được thông báo đến tất cả các bên thành viên điều ước.
- Trong vấn đề liên quan đến điều chỉnh điều ước, các bên thành viên còn lại có quyền tham gia vào:
+ Các quyết định liên quan đến việc chấp nhận/từ chối đề xuất điều chỉnh.
+ Đàm phán và ký kết các hiệp định điều chỉnh.
- Tất cả các quốc gia đủ tư cách làm thành viên của điều ước ban đầu đều đủ tư cách làm
thành viên của điều ước đã đc điều chỉnh.
- Hiệp định điều chỉnh điều ước không ràng buộc các bên không phải thành viên của hiệp định này.
- Bất kỳ quốc gia nào trở thành thành viên của điều ước sau khi hiệp định điều chỉnh có hiệu lực sẽ trở thành:
+ 1 bên của điều ước đã sửa đổi. about:blank 9/15 23:53 2/8/24 Đề cương LĐƯQT
+ 1 bên của điều ước ban đầu, trong quan hệ giữa họ và các quốc gia không phải thành viên
của hiệp định sửa đổi.
b. Sửa đổi - ĐIỀU 41 VCLT.
- Mọi ý định kí kết hiệp định sửa đổi điều ước và nội dung sửa đổi đều phải được các bên liên
quan thông báo cho các bên còn lại.
- Hai hoặc nhiều bên có thể ký kết các hiệp định sửa đổi điều ước giữa họ, nếu:
+ Điều ước cho phép khả năng đó.
+ Điều ước không cấm khả năng đó, và:
(i): Không ảnh hưởng đến việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ của các bên khác.
(ii): Không ảnh hưởng đến những điều khoản, mà việc sửa đổi chúng mâu thuẫn với việc thực
hiện hiệu quả các đối tượng và mục đích của điều ước.
11. Trình bày sự khác nhau giữa sửa đổi và điều chỉnh ĐƯQT. (Mai Linh) Sửa đổi (modification) Điều chỉnh (amendment)
Điều 41: Những hiệp định có mục đích sửa Điều 39: Một điều ước quốc tế luôn có thể
đổi những điều ước nhiều bên chỉ trong được điều chỉnh dựa trên sự thỏa thuận giữa
quan hệ giữa một số bên với nhau
các bên. Sự thỏa thuận cần được thể hiện (express agreement)
Hai hay nhiều bên có thể thỏa thuận sửa đổi Điều 40: Bổ sung điều ước đa phương
một điều ước giữa họ (alone) trong trường Mọi đề nghị điều chỉnh điều ước quốc tế đa
hợp điều này đã được quy định trong điều phương đều phải được thông báo cho tất cả
ước hoặc điều này không bị cấm bởi điều các quốc gia ký kết. Mỗi quốc gia đều có
ước và không ảnh hưởng tới quyền lợi của thẩm quyền tham gia vào quyết định, chấp
các quốc gia khác và không làm trái với đối nhận, không chấp nhận sự điều chỉnh. Tất cả
tượng, mục đích của điều ước.
các quốc gia tham gia ký kết điều ước đều
có quyền thảo luận và đưa ra kết luận về bất
Cần có sự thông báo về sửa đổi cho các cứ một thỏa thuận nào liên quan đến việc
nước tham gia điều ước quốc tế
điều chỉnh - participatory right.
Tất cả các quốc gia đủ tư cách để trở thành Modification:
thành viên của điều ước ban đầu đều có đủ -
An agreement concluded inter se tư cách để trở thành thành viên của điều ước between some parties đã được điều chỉnh
Sự bổ sung, hoặc thỏa thuận bổ sung chỉ -
To vary treaty provisions solely ràng buộc quốc gia khi quốc gia đồng ý với between them
điều đó. Khi quốc gia không đồng ý với sự
bổ sung thì sẽ không tham gia vào sự bổ
sung đó và không chịu sự ràng buộc của sự
bổ sung đó. (xuất phát từ nguyên tắc consent
of state) Quốc gia không đồng ý tham gia
vào sự bổ sung thì điều ước cũ trước khi sửa
đổi sẽ được áp dụng trong mối quan hệ giữa
quốc gia không đồng ý và các quốc gia còn
lại. (chiếu theo khoản 4b điều 30)
Các quốc gia sau khi thỏa thuận điều chỉnh
được chấp thuận, gia nhập vào một điều ước about:blank 10/15 23:53 2/8/24 Đề cương LĐƯQT
quốc tế sẽ được coi là đã gia nhập vào điều
ước sau khi điều chỉnh. Amendment: -
Changes in the text of the treaty -
Can concern parts or entire treaty
Amendment có ảnh hưởng tới tất cả các thành viên còn Modification chỉ có thể gây ảnh
hưởng tới mqh của một số thành viên trong điều ước
Về vấn đề vô hiệu, chấm dứt hiệu lực và đình chỉ thi hành ĐƯQT
12. Trình bày sự khác nhau giữa vô hiệu, chấm dứt hiệu lực và đình chỉ ĐƯQT. (Mai Linh) Vô hiệu Chấm dứt hiệu lực Đình chỉ Quy định: điều 46 - 53
Có thể chấm dứt hiệu lực
Có thể đình chỉ hiệu lực khi
khi đây là kết quả của việc
đây là kết quả của việc áp
Quốc gia viện dẫn sự vô áp dụng các quy định của
dụng các quy định của điều
hiệu của ĐƯQT cần phải điều ước đó hoặc theo CƯ ước đó hoặc theo CƯ
thông báo bằng văn bản cho 1969(điều 42) 1969(điều 42) các bên của ĐƯ biết.
Việc chấm dứt hiệu lực
Việc tạm đình chỉ hiệu lực
TH1: Nếu 3 tháng sau khi không thể được thực thi nếu
không thể được thực thi nếu
các bên nhận được thông không phải là đối với toàn
không phải là đối với toàn
báo mà không có bên nào bộ điều ước, trừ khi điều
bộ điều ước, trừ khi điều
phản đối thì quốc gia có ước đó có quy định khác
ước đó có quy định khác
quyền đơn phương tuyên bố hoặc các bên có thỏa thuận
hoặc các bên có thỏa thuận ĐƯQT vô hiệu khác khác
Nếu cơ sở yêu cầu chấm dứt
Nếu cơ sở yêu cầu đình chỉ
TH2: Nếu một hay nhiều tham gia điều ước chỉ nhằm tham gia điều ước chỉ nhằm
bên phản đối => nảy sinh vào một số điều khoản nhất
vào một số điều khoản nhất
tranh chấp. Các bên sẽ phải định, thì không được nêu
định, thì không được nêu
sử dụng đến các biện pháp lên, trừ các TH: lên, trừ các TH:
giải quyết hòa bình (khoản 3 - Những điều khoản - Những điều khoản
Điều 65 và điều 33 Hiến này tách biệt khỏi này tách biệt khỏi chương LHQ).
phần còn lại của điều
phần còn lại của điều TH3: trong trường hợp vô ước ước
hiệu do ĐƯQT có nội dung - Không phải là cơ sở - Không phải là cơ sở
trái với quy phạm bắt buộc chủ yếu cho sự đồng chủ yếu cho sự đồng
chung và các bên không đạt ý của một hoặc các ý của một hoặc các
được 1 giải pháp trong vòng bên tham gia điều bên tham gia điều
12 tháng thì một bên tranh ước ước
chấp có thể đơn phương đưa - Không phải là sự bất - Không phải là sự bất
vụ việc lên Tòa án quốc tế, công công
trừ phi các bên cùng thỏa about:blank 11/15 23:53 2/8/24 Đề cương LĐƯQT
thuận giải quyết tranh chấp (khoản 3 điều 44) (khoản 3 điều 44) bằng trọng tài
Một quy định trong điều ước Một quy định trong điều ước
Có thể yêu cầu vô hiệu 1 quốc tế có thể trở thành tập
quốc tế có thể trở thành tập
phần hoặc toàn phần nếu có quán quốc tế - và mặc dù
quán quốc tế - và mặc dù
dấu hiệu bị lừa đảo.
một quốc gia đã chấm dứt
một quốc gia đã đình chỉ
hiệu lực của ĐƯQT nhưng
hiệu lực của ĐƯQT nhưng
vẫn phải chịu sự ràng buộc
vẫn phải chịu sự ràng buộc của tập quán quốc tế của tập quán quốc tế
Không được phép chấm dứt
Không được phép đình chỉ
thi hành một điều ước nếu
thi hành một điều ước nếu
điều ước đó liên quan đến
điều ước đó liên quan đến
luật nhân đạo và luật nhân
luật nhân đạo và luật nhân quyền (khoản 5 điều 60) quyền (khoản 5 điều 60)
13. Trình bày một trường hợp có thể hủy bỏ hay đình chỉ ĐƯQT theo Công ước Viên
1969 và một án lệ liên quan. (Khánh)
13.1. Các trường hợp có thể hủy bỏ/đình chỉ điều ước.
a. Đình chỉ đưqt do thỏa thuận của 1 số bên của đư đa phương, với điều kiện - ĐIỀU 58
- Khả năng đó được điều ước quy định.
- Khả năng đó không bị cấm, với điều kiện:
+ Không xâm phạm đến việc hưởng quyền, lợi ích và việc thi hành nghĩa vụ của các bên thành viên khác.
+ Không trái lại với đối tượng và mục đích của điều ước.
b. Đình chỉ đưqt do đưqt quy định hoặc do ý chí của các bên, với điều kiện - ĐIỀU 57
- Phù hợp với nội dung đưqt.
- Được tiến hành bất kỳ lúc nào sau khi đã tham vấn các bên liên quan.
c.Đình chỉ/hủy bỏ đưqt do hậu quả việc kí kết 1 điều ước sau, với điều kiện -ĐIỀU 59
- Các vấn đề thực chất của điều ước trước sẽ được điều ước sau quy định.
- Nội dung điều ước trước và điều ước sau mâu thuẫn đến mức không thể thi hành cả 2 điều ước cùng 1 lúc.
d. Hủy bỏ do sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh, với điều kiện -ĐIỀU 62
- Sự tồn tại của các hoàn cảnh làm cơ sở chủ yếu để các bên ký kết điều ước.
- Sự thay đổi này làm biến đổi triệt để phạm vi nghĩa vụ phải thi hành.
e. Hủy bỏ do không còn khả năng thi hành điều ước, nếu đối tượng không thể thiếu
trong việc thi hành điều ước đã mất hoặc bị tiêu hủy hoàn toàn -ĐIỀU 61.
f. Do hậu quả của sự vi phạm điều ước. - ĐIỀU 60. about:blank 12/15 23:53 2/8/24 Đề cương LĐƯQT
- Đối với điều ước song phương: 1 bên có thể viện dẫn sự vi phạm nghiêm trọng của bên
còn lại để hủy bỏ/tạm đình chỉ 1 phần/toàn bộ điều ước.
- Đối với điều ước đa phương: Việc 1 bên vi phạm nghiêm trọng điều ước sẽ tạo ra:
+ Cho các bên còn lại: quyền đình chỉ một phần hoặc toàn bộ điều ước giữa họ với bên vi
phạm; hoặc giữa tất cả các bên thành viên.
+ Cho bên bị thiệt hại nghiêm trọng bởi sự vi phạm: quyền đình chỉ một phần hoặc toàn
bộ điều ước giữa họ với bên vi phạm.
+ Cho bất kỳ bên nào: quyền đình chỉ một phần/toàn bộ điều ước giữa họ với bên vi phạm,
nếu sự vi phạm làm thay đổi triệt để tình hình các bên liên quan đến việc thi hành các nghĩa vụ của điều ước.
Sự vi phạm điều ước -
Một sự khước từ điều ước không theo các quy định của Công ước này; hoặc -
Sự vi phạm một quy định căn bản cho việc thực hiện đối tượng hoặc mục đích của điều ước.
g. Hủy bỏ do sự xuất hiện của 1 Jus cogens mới mâu thuẫn với đưqt. - ĐIỀU 64. * LƯU Ý:
- Các điều khoản trên không ảnh hưởng đến các điều khoản được áp dụng trong tr.hợp vi phạm.
- Các điều khoản này không áp dụng cho các quy định bảo vệ quyền con người của các
điều ước nhân đạo.
13.2. Án lệ: Dự án GABCIKOVO-NAGYMAROS (Hungary v.Slovakia)
a. Bối cảnh: Hungary và Slovakia tranh chấp về việc thi hành Hiệp định 1977 về việc xây
dựng các công trình thủy lợi trên sông Danube (gọi là dự án GABCIKOVO-NAGYMAROS).
Hungary gửi 1 thông báo đến Tòa vào ngày 19/5/1992, trong đó chứa đựng nhiều lý do để
hủy bỏ Hiệp định này và các nghĩa vụ liên quan. b. Lập luận của tòa:
- Sự cần thiết phải hủy bỏ Hiệp định vì các lo ngại về môi trường không phải là 1 căn cứ để hủy bỏ Hiệp định.
- Sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh (tình hình kinh tế, chính trị; sự ra đời của các quy định
mới về môi trường) không có mối liên hệ chặt chẽ đối với đối tượng và mục đích của Hiệp
định đến mức thay đổi các nghĩa vụ của các quốc gia. Đồng thời, sự thay đổi này không phải
là không thể dự đoán trước. Hơn nữa, nội dung của Hiệp định 1977 đã được soạn thảo để đối
mặt với các sự thay đổi của hoàn cảnh => Những sự thay đổi của hoàn cảnh mà Hungary đưa
ra không triệt để đến mức có thể thay đổi toàn diện các nghĩa vụ hoàn thành dự án.
- Hành động tiến hành giải pháp C (chuyển dòng của sông Danube và xây dựng hệ thống
đê đập ở Cunovo) của Slovakia tại thời điểm tháng 10/1992 không phải là một sự vi phạm
nghiêm trọng đối với Hiệp định 1977. Tuy nhiên, Hungary lại viện dẫn lý do này trong
thông báo ngày 19/5/1992, 5 tháng trước thời điểm các hệ quả của giải pháp C bắt đầu phát
sinh. Vì vậy, Hungary không thể viện dẫn sự vi phạm nghiêm trọng của điều ước làm lý do
cho việc hủy bỏ Hiệp định. about:blank 13/15 23:53 2/8/24 Đề cương LĐƯQT
- Các quy phạm mới của Luật môi trường quốc tế và các lo ngại về môi trường tự nhiên
+ Nội dung của Hiệp định 1977 có khả năng thích ứng với sự xuất hiện của các quy phạm
Luật môi trường quốc tế mới; các quy phạm này đều có thể được đưa vào Kế hoạch hành
động chung. Ngoài ra, cả Hungary và Tiệp Khắc (cựu quốc gia của Slovakia) đều không
thi hành nghĩa vụ được quy định trong Hiệp định 1977, nhưng việc này không thể được viện
dẫn để chấm dứt Hiệp định 1977.
=> Các lý do mà Hungary viện dẫn không có hiệu lực pháp lý trong việc chấm dứt Hiệp
định 1977 và các văn bản liên quan.
Luật ĐƯQT Việt Nam
14. So sánh khái niệm điều ước trong CƯ Viên 1969 và các văn bản pháp luật của Việt Nam. (Mai Linh)
15. Thứ tự ưu tiên áp dụng của điều ước quốc tế đối với luật Việt Nam? (Khánh)
Điều 6 trong Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định Điều ước quốc tế có tính ưu tiên áp dụng
hơn văn bản quy phạm pháp luật trong nước (trừ Hiến pháp) nhưng không đồng nghĩa với
việc được xếp ở thứ bậc cao hơn. Theo đó, thứ tự áp dụng sẽ lần lượt là: Hiến pháp, Điều ước
quốc tế, văn bản quy phạm pháp luật trong nước.
16. Phân loại ĐƯQT và thủ tục thương lượng, ký kết, phê chuẩn/phê duyệt
theo Luật ĐƯQT 2016 của Việt Nam? (Khánh)
a. Các loại điều ước quốc tế theo Luật điều ước quốc tế - ĐIỀU 4 LĐƯQT
- Điều ước quốc tế được ký nhân danh Nhà nước:
+ Điều ước quốc tế do Chủ tịch nước trực tiếp ký với người đứng đầu Nhà nước khác;
+ Điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia;
+ Điều ước quốc tế về tổ chức quốc tế phổ cập và khu vực quan trọng.
+ Điều ước quốc tế về quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân và tương trợ tư pháp.
+ Điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước theo thỏa thuận với bên ký kết nước ngoài.
- Điều ước quốc tế được ký nhân danh chính phủ:
+ Đưqt để thực hiện đưqt đã được ký kết/gia nhập nhân danh Nhà nước.
+ Đưqt của các lĩnh vực không thuộc phạm vi đưqt nhân danh nhà nước.
+ Đưqt về các tổ chức quốc tế, không phổ cập và không phải tcqt khu vực quan trọng.
+ Đưqt được ký kết nhân danh chính phủ theo thỏa thuận với bên ký kết nước ngoài.
b. Các loại thủ tục - ĐIỀU 2 LĐƯQT.
- Ký kết: hành vi pháp lý do người có thẩm quyền hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực
hiện, bao gồm đàm phán, ký, phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập điều ước quốc tế hoặc trao đổi
văn kiện tạo thành điều ước quốc tế.
- Phê chuẩn: hành vi pháp lý do Quốc hội hoặc Chủ tịch nước thực hiện để chấp nhận sự ràng
buộc của điều ước quốc tế đã ký đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. about:blank 14/15 23:53 2/8/24 Đề cương LĐƯQT
- Phê duyệt: hành vi pháp lý do Chính phủ thực hiện để chấp nhận sự ràng buộc của điều ước
quốc tế đã ký đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Mối quan hệ giữa Công ước Viên 1969 và các nguồn khác của Luật quốc tế
17. Hệ quả pháp lý nếu ĐƯQT trái với quy phạm jus cogens (Khánh)
Quy phạm jus cogens là quy phạm có hiệu lực pháp lý cao nhất trong toàn bộ hệ thống luật
pháp quốc tế. Nếu một điều ước được ký kết xung đột với một quy phạm jus cogens thì sẽ bị
vô hiệu (Điều 53). Nếu điều ước đã tồn tại và sau đó một quy phạm jus cogens có nội dung
trái ngược với điều ước mới xuất hiện, thì điều ước đó sẽ bị hủy bỏ (Điều 64). Điều 53 điều
chỉnh trường hợp quy phạm jus cogens đã tồn tại tại thời điểm ký kết điều ước, còn Điều 64
điều chỉnh trường hợp quy phạm jus cogens xuất hiện sau.
18. Có thể tồn tại quy phạm ĐƯQT và quy phạm theo tập quán quốc tế về cùng 1 vấn đề
không? Án lệ liên quan? Bình luận về mối quan hệ giữa CƯ Viên 1969 và Tập quán quốc tế.
1. Có tồn tại quy phạm điều ước quốc tế và quy phạm tập quán quốc tế về cùng 1 vấn đề.
Vd: Hành động phê chuẩn ĐƯQT nhằm thể hiện sự chấp nhận chịu sự ràng buộc của điều
ước. Đây đồng thời là 1 tập quán quốc tế và là 1 quy phạm được quy định tại điều 14 Công ước Vienna 1969.
2. Án lệ: Nicaragua v. Hoa Kỳ (1986).
3. Phần lớn các quy phạm được quy định trong Công ước Vienna 1969 đã là các tập quán quốc tế. about:blank 15/15