Đề cương Đại cương - Công nghệ thông tin | Đại học Công nghệ Giao thông vận tải
Đề cương Đại cương - Công nghệ thông tin | Đại học Công nghệ Giao thông vận tải được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Công nghệ thông tin (cntt09)
Trường: Đại học Công nghệ Giao thông vận tải
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ĐẠI CƯƠNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (3TC) 1. Thương
mại điện tử là gì? Phân tích sự khác biệt về thị trường
trong thương mại điện tử và thương mại truyền thống
* Thương mại điện tử là việc mua bán hàng hoá và dịch vụ
thông qua các phương tiện điện tử và các mạng viễn thông,
đặc biệt là máy tính và internet. Ví dụ: -Amazon.com -Thegioihoatuoi.com -Thegioididong.com
* Sự khác biệt của thương mại điện tử và thương mại truyền thống
- Khác biệt về công nghệ
Khác biệt về tiến trình mua bán
Khác biệt về thị trường
+,Khác biệt về tiến trình mua bán Tiến trình mua bán
Thương mại điện tử
Thương mại truyền thống Trang Web, Catalogue trực 1, Thu nhận thông tin
Tạp chí, tờ rơi, Catalogue giấy, v.v. tuyến
Các mẫu biểu điện tử, e.mail, 2. Mô tà hàng hoá
Thư và các mẫu biểu in trên giấy v.v.
3.Kiểm tra khả năng cung ứng và E.mail, Web, EDI, v.v.
Điện thoại, thư, fax, v.v. thoà thuận giá 4. Tạo đơn hàng Đơn hàng điện tử
Đơn hàng trên giấy, in sẳn. 5. Trao đổi thông tin E.mail, EDI Thư, Fax.
Các mẫu biểu điện tử, EDI, 6. Kiểm hàng tại kho Các mẫu biểu in san, Fax e.mail, v.v. Chuyền hàng trực tuyến, 7. Giao hàng Phương tiện vận tải. phương tiện vận tài 8.Thông báo E.mail, EDI. Thư, Fax., điện thoại. 9. Chứng từ Chứng từ điện tử Chứng từ in trên giấy
EDI, tiền điện tử, giao dịch 10. Thanh toán
Cheque, Hối phiếu, tiền mặt, thanh toán qua ngân hàng ngân hàng số hoá
+,Khác biệt về thị trường
Thị trường truyền thống
Thị trường điện tử
Marketing và quảng cáo rộng rãi
Marketing và quảng cáo có muc tiêu, tương tác một - một
Sản xuất đại trả (Sân phẩm và dịch vụ
Khách hàng hoá quá trình sản xuất tiêu chuẩn)
Mô hình giao tiếp một với nhiều
Mô hỉnh giao tiếp nhiều người với nhiều người người Tư duy thiên về phía cung
Tư duy nghiêng về phía cầu Khách hàng là mục tiêu Khách hàng là đối tác Thị trường phân tách Thị trường cộng đồng
Sản phẩm và dịch vụ vật chất
Sản phẩm và dịch vụ số hoá Nhãn hiệu trên hàng hoá Giao tiếp, mô tả Sử dụng trung gian
Không sử dụng trung gian hoặc trung gian kiểu mới
Danh mục hàng hóa trên giấy
Danh mục hàng hoá điện tử
+, Khác biệt về công nghệ Lĩnh vực TMĐT Công nghệ Quá trình kinh doanh
Truy cập thông tin( khách Khách hàng:
Khách hàng bảo đảm tính
hàng cho phép doanh Cơ sở dữ liệu là thông tin kịp thời của cơ sở dữ liệu
nghiệp truy cập cơ sở dữ đáng tin cậy
Khách hàng bảo đảm thông liệu của mình)
Bức tường lửa để kiểm báo cho doanh nghiệp
soát truy cập từ bên ngoài những gì doanh nghiệp
Doanh nghiệp: máy tính đồng ý sử dụng cơ sở dữ
với khả năng truy cập liệu mạng
Dịch vụ viễn thông (khách Hệ thống thiết kế bằng Khách hàng và doanh
hàng và doanh nghiệp hợp mạng máy tính có thể đọc nghiệp thoả thuận hợp tác
tác thiết kế sản phẩm)
được các files của nhau các trong thiết kế chấp nhận ứng dụng ktra bản vẽ
một hệ thống trên mạng
máy tính phù hợp. Đào tạo các nhóm thiết kế
Mua bán hàng hoá qua Người bán: Người bán: trang Web
Trang web bán hàng trực Khả năng giữ được trang tuyến Web trong môi trường thay
Bảo đảm an toàn trên đổi người mua
đường truyền người mua
Có hệ thống đảm nhiệm
Khả năng trình duyệt rang hoạt động mua hàng trực Web tuyến
Các mô hình kinh doanh ảo EDI,Email, mẫu biểu điện Xây dựng tiến trình nhập
(hệ thống cung ứng hợp tử
đon đặt hàng và hệ thống nhất) mua bán sử dụng nhân
viên để giải quyết các công việc phát sinh. 2. Cơ
sở dữ liệu khách hàng là gì? Phân tích các mục đích sử dụng cơ sở dữ liệu khách hàng.
-Cơ sở dữ liệu khách hàng là một cơ sở dữ liệu về khách hàng hoặc
những khách hàng tương lai được sử dụng cho mục đích marketing
như tăng khả năng bán hàng, tăng lượng bán hàng hoặc duy trì quan hệ khách hàng.
- Công ty sử dụng cơ sở dữ liệu khách hàng cho các mục đích:
Nhận biết khách hàng tiềm năng:
Rất nhiều công ty tăng khả năng bán hàngdựa vào quảng cáo sản phẩm
hoặc chào hàng. Phàn hồi đối với chiến dịch quảng cáo thông thường dựa
vào một số thông điệp như khách hàng gọi điện thoại. Cơ sở dữ liệu được
xây dựng dựa vào các lần phản hồi như vậy. Công ty chọn lọc từ cơ sở đữ
liệu để nhận diện những khách hàng tiềm năng và sau đó liên lạc với họ
bằng thư, điện thoại để nhâm biến họ thành khách hàng.
Xác định chương trình chào hàng đặc biệt cho một số đối tượng
khách hàng:Công ty đưa ra một số các chỉ tiêu mô tả về khách hàng mục tiêu lý
tưởng cho từng đợt chào hàng cụ thề. Công ty tìm kiém trên cơ sở dữ liệu những khách
hàng đạt các tiêu chuẩn đã đề ra.
Tăng cường uy tín khách hàng: Công ty cần thu hút sự quan
tâm và tự nguyện của khách hàng đối với sản phẩm của công ty thông qua việc ghi
nhớ sở thích của khách hàng: gửi quà, tặng phiếu giảm giá và các tài liệu có nhiều thông tin thú vị
Duy trì khách hàng:Công ty có thể cải đặt các chương trình email tự động
nhằm gửi bưu thiếp chúc mừng sinh nhật, chúc mừng nhân các dịp lễ, nhắc nhở
khách hàng về dịp mua hàng như vào dịp lễ Noel hoặc tết dương lịch, tết âm lịch,
hoặc các dịp khuyến mãi cho khách hàng đã được ghi lại trong cơ sở dữ liệu 3. Thế
nào là cơ sở hạ tầng Kinh tế - Xã hội trong hoạt động thương mại
điện tử? Đánh giá những yếu tố Kinh tế ảnh hưởng tới thương mại điện tử.
* Hạ tầng kinh tế- xã hội của thương mại điện tử có thể hiểu là
toàn bộ các nhân tố các điều kiện cơ bản về kinh tế xã hội nhằm
tạo ra môi trường cho sự hình thành và phát triển của thương mại điện tử.
* Các yếu tố kinh tế
Tiềm năng của nền kinh tế: Đây là yếu tố tổng quát, phản ánh
các nguồn lực có thể huy động được vào phát triển nền kinh tế. Yếu
tố này liên quan đến các định hướng lớn về phát triển thương mại,
do đó đến phát triển thương mại điện tử và các cơ hội kinh doanh.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự thay đổi cơ cấu kinh tế của
nên kinh tế quốc dân: Yếu tố này liên quan trực tiếp đến sự tăng
trưởng hoặc thu hẹp quy mô phát triển cũng như cơ cấu phát triển
của ngành thương mại, thể hiện ở tổng mức lưu chuyên và cơ cấu
hàng hoá lưu chuyên trên thị trường...Chính sự gia tăng quy mô và
cơ cấu hàng hoá kinh doanh sẽ ảnh hưởng và làm thay đổi phương
thức giao dịch kinh doanh trong đó có TMĐT.
Lạm phát và khả năng kiềm chế lạm phát của nền kinh tế
quốc dân: Yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến xu hướng đầu tư, xu
hướng tiêu dùng, đến thu nhập, tích luỹ và khả năng cân đối tiền- hàng trong thương mại.
Tỷ giá hối đoái và khả năng chuyển đổi của đông tiền: Yếu tố
này chứng tỏ sự ổn định của đồng tiền nội địa cũng như việc lựa
chọn ngoại tệ trong giao dịch thương mại sẽ ảnh hưởng rất lớn đến
khả năng thực thi của chiến lược phát triển thương mại và thương mại điện tử.
Thu nhập và phân bổ thu nhập của dân cư: Thu nhập là lượng
tiền mà người tiêu dùng có thể thoả mãn như cầu cá nhân của họ
trong một khoảng thời gian nhất định. Lượng tiền thu được của dân
cư sẽ được trang trải cho những nhu cầu khác nhau với những tỉ lệ
khác nhau, mức độ ưu tiên khác nhau. Điều này ảnh hưởng mạnh
mẽ đến khả năng thanh toán trong tạo ra cơ sở vật chất cần thiết cần thực hiện TMĐT.
4. Chính phủ điện tử là gì? Trình bày quá trình phát triển Chính phủ điện tử.
CPĐT là chính phủ ứng dụng Công nghệ thông tin–Truyền thông để đổi mới tổ chức, đổi
mới quy tắc hoạt động, tăng cường năng lực của chính phủ, làm cho chính phủ làm việc có
hiệu lực, hiệu quả và minh bạch hơn, cung cấp thông tin tốt hơn cho người dân, doanh
nghiệp, các tổ chức và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện quyền dân chủ và
tham gia quản lý nhà nước. Nói một cách ngắn gọn, CPĐT là chính phủ hiện đại, đổi mới,
vì dân, hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, cung cấp dịch vụ tốt hơn trên cơ sỏ ứng dụng CNTT–TT.
Quá trình phát triển Chính phủ điện tử: Một mô hình CPĐT đã được sử dụng rộng rãi,
do hãng tư vấn và nghiên cứu Gartner xây dựng nên, chỉ ra bốn giai đoạn (hay thời
kỳ) của quá trình phát triển Chính phủ điện tử.
+,Thông tin- Trong giai đoạn đầu, chính phủ điện tử có nghĩa là hiện diện trên trang web và cung cấp
cho công chúng các thông tin (thích hợp). Giá trị mang lại ở chỗ công chúng có thể tiếp cận được
thông tin của chính phủ, các quy trình trở nên minh bạch hơn, qua đó nâng cao chất lượng dịch vụ.
Với G2G, các cơ quan chính phủ cũng có thể trao đổi thông tin với nhau bằng các phương tiện điện
tử, như Internet, hoặc trong mạng nội bộ
+, Tương tác- Trong giai đoạn thứ hai, sự tương tác giữa chính phủ và công dân (G2C và G2B) được
thông qua nhiều ứng dụng khác nhau. Người dân có thể hỏi qua thư điện tử, sử dụng các công cụ tra
cứu, tải xuống các biểu mẫu và tài liệu. Các tương tác này giúp tiết kiệm thời gian. Thực tế, việc tiếp
nhận đơn từ có thể thực hiện trực tuyến 24 giờ trong ngày. Thông thường, những động tác này chỉ có
thể được thực hiện tại bàn tiếp dân trong giờ hành chính.
+,Giao dịch: – Với giai đoạn thứ ba, tính phức tạp của công nghệ có tăng lên, nhưng giá trị của khách
hàng (trong G2C và G2B) cũng tăng. Các giao dịch hoàn chỉnh có thể thực hiện mà không cần đi đến
cơ quan hành chính. Có thể lấy ví dụ về các dịch vụ trực tuyến như: Đăng ký thuế thu nhập, đăng ký
thuế tài sản, gia hạn/cấp mới giấy phép, thị thực và hộ chiếu, biểu quyết qua mạng. Giai đoạn 3 là
phức tạp bởi các vấn đề an ninh và cá thể hóa, chẳng hạn như chữ ký số (chữ ký điện tử) là cần thiết
để cho phép thực hiện việc chuyển giao các dịch vụ một cách hợp pháp.
+,Chuyển hoá– Giai đoạn thứ tư là khi mọi hệ thống thông tin được tích hợp lại và công chúng có thể
hưởng các dịch vụ G2C và G2B tại một bàn giao dịch (điểm giao dịch ảo). Ở giai đoạn này, tiết kiệm
chi phí, hiệu quả và đáp ứng nhu cầu khách hàng đã đạt được các mức cao nhất có thể được.
5. Dịch vụ khách hàng trong thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và
người tiêu dùng là gì? Phân tích các chức năng của dịch vụ khách hàng.
*Dịch vụ khách hàng là một loạt các hoạt động được tổ chức nhằm tăng sự
hài lòng của khách hàng, tức là tạo cho khách hàng cảm giác rằng sản phẩm
hoặc dịch vụ đáp ứng đúng như cầu của mình. Dịch vụ khách hàng có trách
nhiệm giải quyết mọi vấn đề khách hàng gặp phải trong bất kỳ giai đoạn nào
của quá trình mua hàng hoặc trong chu kỳ sống của sản phẩm
*Các chức năng của dịch vụ khách hàng: Dịch vụ khách hàng trên internet
có nhiều dạng, ví dụ như trả lòi các yêu cầu của khách hàng, cung câp các công
cụ so sánh và tìm kiếm, cung cấp thông tin kỹ thuật cho khách hàng, hồ trợ
khách hàng theo dõi tình trạng đặt hàng và hỗ trợ đặt hàng trực tuyến.
- Cung cấp các công cụ hỗ trợ tìm kiếm và so sánh: công ty cũng có thể hỗ trợ
khách hàng tìm các sản phẩm phù hợp với như cầu của họ, đặc biệt nểu công ty
cung cẩp nhiều loại sản phẩm khác nhau
-Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ miễn phí: công ty có thể tạo ra sự khác biệt
so với các đối thủ cạnh tranh khác băng việc cung câp một số sản phẩm hoặc dịch vụ miễn phí.
-Cung cấp cảc thông tin và dịch vụ chuyên môn hoá: khách hàng luôn đánh giá
cao việc có được các thông tin miền phí phù hợp với như cầu của họ. Việc sử
dụng các đường dẫn và từ khoá thông minh có vai trò quan trọng đối với công ty
trong quá trình xây dựng website nhằm kéo khách hàng quay trở lại công ty
thường xuyên. Ví dụ trong website của 1-800-flowers (ỉ-80Q-fiowers.com) khách
hàng có thẻ nhận được các thông tin bổ ích từ các chuyên gia hoặc tham gia các
cuộc thi trực tuyến. Điều này làm khách hàng có động cơ sử dụng 1 -80Q-flower
là người cung cấp dịch vụ về hoa và thực vật cho họ. Công ty cũng có thể tăng
độ trung thành của khách hàng bằng cách cung cấp các thông tin mà khách
hàng khó có được ở bên ngoài.
- Cho phép khách hàng đặt hàng các sản phẩm và dịch vụ cá nhân hoá. Công ty
máy tính Dell tạo nên một cuộc cách mạng lớn trong ngành tin học bằng cách
cho phép khách hàng tự thiết kế lấy máy tính của họ và sau đó vận chuyển máy
tính tới tận nhà khách hàng. Quá trình cả nhân hoá ngày nay được hàng ngàn
công ty sử dụng đối với mọi sản phẩm từ ô tô đến giày dép và thuật ngữ cá nhân hoá đã xuất hiện.
-Hỗ trợ khách hàng theo dõi tài khoàn hoặc tình trạng đơn hàng của mình. Nhiều
công ty hỗ trợ khách hàng trực tuyến theo dõi tinh trạng đặt hàng. Ví dụ, khách
hàng có thể sử dụng web để kiểm tra số dư tài khoản tại các tả chức tài chính,
giá trị của danh mục đầu tư hoặc tình trạng hồ sơ vay tín dụng của họ.
-Khách hàng cũng có thể sử dụng web để kiểm ưa tình hình đơn hàng của họ
thực hiện đến đâu, hoặc tình trạng vận chuyển đối với hàng hoá của họ.
6. Phương thức thanh toán bằng thẻ ghi nợ trên Internet là gì? Đánh giá
các lợi ích và nhược điểm của hệ thống thanh toán này.
Thẻ ghi nợ, còn gọi là thẻ séc, là thẻ cho phép thực hiện EFT. Khác với thẻ tín dựng, khi
dùng thẻ ghi nợ để giao dịch, số tiền thanh toán sẽ lập tức được khấu trừ từ tài khoản séc
hoặc tài khoản tiết kiệm của khách hàng. Và với thẻ ghi nợ, khách hàng chỉ được phép sử
dụng số tiền tương đương với số dư có trong tài khoản của họ. Một ưu điểm của thẻ ghi nợ
là có thể được chấp nhận ở rẩt nhiều nơi như các cửa hàng tạp hoá, các cửa hàng bán lẻ,
trạm xăng, nhà hàng khách sạn... và bất cứ nơi giao dịch nào có niêm yết biểu trưng (logo)
của hãng phát hành thẻ ghi nợ. Sử dụng thẻ ghi nợ có nhiều thuận lợi:
+ Đăng ký sử dụng thẻ ghi nợ dễ dàng hơn nhiều so với đăng ký sử dụng thẻ tín dụng.
+ Sử dụng thẻ ghi nợ thay cho việc viểt séc thanh toán sẽ giúp bảo mật các thông tin cá nhân,
+ Một thẻ ghi nợ khi mang theo hoàn toàn có thể sử dụng thay cho tiền mặt, séc du lịch và séc thanh toán,
+ Ở nhiều nơi trên thế giới, người bán hàng sẵn lòng chấp nhận thanh toán bằng thẻ ghi nợ hơn thanh toản bằng séc.
- Bên cạnh những ưu điểm, thẻ ghi nợ cũng có một số nhược điểm như mức độ bảo hộ thấp hơn
so với thẻ tín dụng. Trong các giao dịch mua bán sử dụng thẻ ghi nợ, nếu khách hàng trả lại
hàng hoá hoặc huỷ dịch vụ sẽ bị xử lý như khi thanh toán bằng tiền mặt hoặc séc. Mặc dù vậy,
thẻ ghi nợ vẫn là hình thức thanh toán pho biến, được sử dụng rộng rãi trong thương mại điện tử hiện nay
7. Trình bày khái niệm và đặc điểm của trang mạng. Phân tích các lợi thế của trang mạng.
* Khái niệm: Trang mạng (website) là một tập hợp các trang Web bắt đấu bằng một tệp với địa
chỉ tên miền. Công ty hoặc cá nhân thường sử dụng địa chỉ tên miền để quảng bá tới khách hàng
và độc giả về trang Web của doanh nghiệp.
* Đặc điểm của trang web:
-Tính tương tác: Đây là giá trị lớn nhất của trang Web giúp doanh nghiệp có thể tương tác dễ dàng
đối với khách hàng. Các tờ bướm quảng cáo tĩnh: bức ảnh về sản phẩm, danh sách các điểm bán hàng
hoá... đều chỉ cung cấp tới khách hàng thông điệp vê công ty theo một chiều. Đối với môi trường trực
tuyến, sử dụng Web là cách doanh nghiệp cam kết với khách hàng, nghe khách hàng và học hòi từ phía khách hàng.
-Tính cá nhân: Mỗi cá nhân đều tự tạo ra cho mình được kinh nghiệm sử dụngWeb. Với Web, người
sử dụng sẽ có nhiều cơ hội tự kiểm soát hành vi, cách thức đối với nội dung Web mà họ mong muốn. -Tính riêng tư -Thông tin (Inforcentric)
- Ngay lập tức (Instantaneous): thông tin được truyền bá tới người sử dụngInternet nhanh hơn so với
chương trình ti vi, radio hay báo chí - Tính đo được - Tính linh hoạt -Liên kết
*Lợi thế của trang mạng:
- Màu sắc đa dạng và có thể truyền tải thông điệp dưới dạng chữ, hình ảnh, âm thanh.
-Tương tác giữa người cưng cấp thông tin và người sử dụng, tra cứu thông tinvà có thể cung cẩp nhanh thông tin phản hồi.
-Dễ dàng phản hồi cho các chiến dịch khuyếch trương.
- Luôn sẵn sảng trong 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần và 365 ngày một năm (mô hình 24/7/365).
- Đó là một công cụ hồ trợ khách hàng thuận tiện nhất.
-Tiết kiệm nguồn nhân lực từ việc sử dụng chuyên mục “Frequent AskedQuestions”.
-Có thể nhằm vào thị trường địa phương và thị trường quốc tế.
-Chi phí sản xuất và duy trì thấp.
-Thời gian quay vòng nhanh.
-Tiếp cận được một thị trường có đẳng cấp.
-Tiếp cận được một thị trường toàn cầu.
-Tự động thu thập thông tin người tiêu dùng giúp cho quá trình tiếp thị sảnphẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
- Giảm bớt ô nhiễm môi trường so với kinh doanh truyền thống.
8. Ví tiền số hóa là gì? Phân tích các chức năng và lợi ích của ví tiền số hóa.
*Kn :Ví tiền số hoá (digital Wallet) hay còn gọi là ví tiền điện tử (Electronic Wallet) là một kỹ thuật
được sử dụng trong nhiều hệ thống thanh toán điện tử.
*Một ví tiền số hoá được thiết kế cố gắng mô phỏng lại các chức năng của ví tiền
truyền thống. Các chức năng quan trọng nhất của ví tiền số hoá đó là:
- Chứng minh tính xác thực khách hàng thông qua việc sử dụng các loại chứng
nhận số hoá hoặc bằng các phương pháp mã hoá thông tin khác;
- Lưu trữ và chuyển giá trị;
- Đảm bảo an toàn cho quá trình thanh toán giữa người mua và người bán trong
các giao dịch thương mại điện tử
*Ích lợi chủ yếu của ví tiền số hoá là sự tiện lợi cho khách hàng trong quá trình mua
sắm trên Internet và chi phí cho các giao dịch bởi việc ghi đơn đặt hàng đã có thể
được tự động giải quyết. Với ví tiền số hoá, khách hàng không cần phải điền các thông
tin vào đơn đặt hàng trực tuyến như ở các hình thức thanh toán khác. Thay vào đó, họ chỉ cần nhấn
"chuột" vào ví tiền số hoá của mình và phần mềm sẽ tự động điền toàn bộ các thông tin liên quan đến
đặt hàng và vận chuyến. Điều này không chi giúp đẩy nhanh quá trình giải quyết đơn đặt hàng mà còn
có khả năng giảm những rủi ro như gian lận hay đánh cắp thông tin mà hình thức thanh toán bằng thẻ
tín dụng vẵn thương gặp.
Ví tiền số hoá không chi mang lại lợi ích cho người mua mà cho cả người bán hàng. Sử dụng ví tiền
số hoá giúp người bán hàng hạ thấp các chi phí giao dịch, tạo ra các cơ hội để mở rộng hoạt động tiếp
thị và quảng bá nhãn hiệu, dễ dàng duy trì được khách hàng và có cơ hội biến những người viếng
thăm Website trở thành khách hàng; đồng thời giúp hạn chế một số hành vi gian lận thương mại trong
thương mại điện tử. Các tổ chức tài chính trung gian những người thiết lập ví tiến số hoá cũng thu
được lợi từ các khoản phí tính cho mỗi giao dịch
9. Chính phủ điện tử là gì? Trình bày các mô hình giao dịch trong Chính phủ điện tử.
* CPĐT là chính phủ ứng dụng Công nghệ thông tin–Truyền thông để đổi mới tổ chức, đổi mới quy
tắc hoạt động, tăng cường năng lực của chính phủ, làm cho chính phủ làm việc có hiệu lực, hiệu quả
và minh bạch hơn, cung cấp thông tin tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp, các tổ chức và tạo điều
kiện thuận lợi cho người dân thực hiện quyền dân chủ và tham gia quản lý nhà nước. Nói một cách
ngắn gọn, CPĐT là chính phủ hiện đại, đổi mới, vì dân, hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, cung cấp
dịch vụ tốt hơn trên cơ sỏ ứng dụng CNTT–TT. *Mô hình:
Tham gia chính phủ điện tử có 3 thực thể: chính phủ, người dân và doanh nghiệp. Trên
cơ sở quan hệ giữa các chủ thể trên, ta có thể phân loại CPĐT ra thành 4 loại, tương ứng với 4 dạng
dịch vụ Chính phủ bao gồm:
- G2C (Government to Citizens): được hiểu như khả năng giao dịch và cung cấp dịch vụ của chính
phủ trực tiếp cho người dân, ví dụ : Tổ chức bầu cử của công dân, thăm dò dư luận, quản lý quy hoạch
xây dựng đô thị, tư vấn, khiếu nại, giám sát và thanh toán thuế, hoá đơn của các ngành với người thuê
bao, dịch vụ thông tin trực tiếp 24x7, phục vụ công cộng, môi trường giáo dục
-G2B ( Government to Business ): Dịch vụ và quan hệ chính phủ đối với các doanh nghiệp, các tổ
chức phi chính phủ, nhà sản xuất như: dịch vụ mua sắm, thanh tra, giám sát doanh nghiệp ( về đóng
thuế, tuân thủ luật pháp,…); thông tin về quy hoạch sử dụng đất, phát triển đô thị, đấu thầu, xây
dựng; cung cấp thông tin dạng văn bản, hướng dẫn sử dụng, quy định, thi hành chính sách nhà nước,
… cho các doanh nghiệp. Đây là thành phần quan hệ cơ bản trong mô hình nhà nước là chủ thể quản
lý vĩ mô nền kinh tế, xã hội thông qua chính sách, cơ chế và luật pháp và doanh nghiệp như là khách
thể đại diện cho lực lượng sản xuất trực tiếp của cải vật chất của nền kinh tế.
-G2E ( Government to Employees): chỉ các dịch vụ, giao dịch trong mối quan hệ giữa chính phủ đối
với công chức, viên chức bảo hiểm, dịch vụ việc làm, trợ cấp thất nghiệp, chăm sóc sức khoẻ, nhà ở…
-G2G ( Government to Government): được hiểu như khả năng phối hợp, chuyển
giao và cung cấp các dịch vụ một cách có hiệu quả giữa các cấp, ngành, tổ chức,
bộ máy nhà nước trong việc điều hành và quản lý nhà nước, trong đó chính bản
thân bộ máy của chính phủ vừa đóng vai trò là chủ thể và khách thể trong mối quan hệ này
Toàn bộ hệ thống quan hệ, giao dịch của chính phủ như G2C, G2E, G2B, và
G2G phải được đặt trên một hạ tầng vững chắc của hệ thống: độ tin cậy
(trust), khả năng đảm bảo tính riêng tư (privacy) và bảo mật – an toàn
(security) và cuối cùng tất cả đều dựa trên hạ tầng công nghệ và truyền
thông với các quy mô khác nhau: mạng máy tính, mạng Intranet, Extranet
và Internet. Ngoài 4 mô hình giao dịch chủ yếu trên bảng dưới đây cho
thấy những hình thức giao tiếp khác trong CPĐT 10. Sàn
giao dịch thương mại điện tử là gì? P hân tích các lợi ích của sàn
giao dịch thương mại điện tử đối với doanh nghiệp.
a,Sàn giao dịch TMĐT là một thị trường trực tuyến, một “địa điểm họp chợ”
được thực hiện trên mạng Internet mà ở đó những người tham gia có thể tìm
kiếm thông tin về thị trường và sản phẩm, thiết lập các quan hệ cũng như tiến
hành đàm phán và giao dịch v.v... Sàn giao dịch TMĐT còn thực hiện các giao
dịch điện tử hàng hoá và dịch vụ, chuyển giao thông tin trực tuyến, chuyển tiền
điện tử, đấu giá điện tử, đấu thầu điện tử và hợp tác thiết kế, mua bán hàng hoá
công cộng, tiếp thị trực tiếp đến khách hàng và thực hiện các dịch vụ sau bán hàng v.v
b,Lợi ích Đối với doanh nghiệp
* Tăng doanh thu
Mở rộng hệ thống khách hàng và tăng khả năng tiếp cận với thị trường thế giới
Người bán một khi đã đãng ký tham gia vào sàn giao dịch TMĐT
thì ngay lập tức sẽ trở thành người chơi mang tính quốc tế và
đồng thời sẽ được quyền tiếp cận với một số lượng rất lớn các
khách hàng tiềm năng trên toàn thế giới mà không bị hạn chế về
mặt địa lý cũng như là thời gian.
Tăng doanh số bán hàng từ những khách hàng hiện tại
Các khách hàng hiện tại sẽ có điều kiện để tiếp cận dễ dàng hơn,
nhanh chóng hơn với các thông tin về sản phẩm của doanh
nghiệp. Nhanh chóng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc yêu cầu
sự trợ giúp. Theo dõi tiến độ xử lý đơn hàng của mình nếu có như
cầu từ đó nhanh chóng phản hồi các yêu cầu, ý kiến của mình
cũng như nhanh chóng nhận được những dịch vụ hỗ trợ khách
hàng tốt hơn và có chất lượng cao hơn.
Tăng doanh số bán hàng từ các dịch vụ tạo ra giá trị khác
Một khi sàn giao dịch được sử dụng như một kênh bán hàng mới
của doanh nghiệp thì các dịch vụ sẵn có có thể sẽ được sử dụng
để tạo ra các dịch vụ khác có giá trị cho khách hàng với mong
muốn làm tăng sự thoả mãn của khách hàng và mang lại lợi
nhưận lớn hơn cho doanh nghiệp. * Tiểt kiệm chi phí
Tiết kiệm chi phí sản xuất, kinh doanh
Việc ứng dụng những công nghệ mới cho phép doanh nghiệp
thực hiện tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất - kinh
doanh trực tiếp thông qua mạng Internet, bao gồm từ việc quản
lý kênh phân phối, xử lý đơn hàng, giao hàng cho đến khâu thanh toán...
Tiết kiệm chi phí bán hàng
Thông qua các phương tiện Intemet/Web, một nhân viên bán
hàng có thể giao dịch được với rất nhiều khách hàng cùng một
thời điểm, các catalogue điện tử trên trang "Web phong phú hơn
và được cập nhật thường xuyên, hơn so với catalogue in ấn chỉ
có khuôn khổ giới hạn và luôn luôn lồi thời. Do đó mà bằng việc
ứng dụng các thành tựu của công nghệ Web, doanh nghiệp có
thể dễ dàng tiểl kiệm khoảng 25-30% chi phí bán hàng của mình.
Tiết kiệm chi phí giao dịch
Trong kinh doanh truyền thống, để xác định được thị trường mục
tiêu, các doanh nghiệp phải tiến hành điều tra, thăm đò hàng
tháng và phải tiêu tồn hàng nghìn đô la cho chi phí quảng cáo.
Ngày nay, công nghệ Intemet/Web nhanh chóng giúp doanh
nghiệp xác định và định vị được thị trường với chi phí thấp nhất
nhưng đem lại hiệu quả cao nhất.
Việc tiết kiệm thời gian và chi phí đã nhanh chóng làm cho thông
tin về hàng hoá tiếp cận với người tiêu dùng (do không phải qua trung gian).
*Có được thông tin phong phú: Kinh doanh thông qua sàn giao dịch điện
tử (đặc biệt là khi sử dụng Internet Web), trước hết giúp cho người tham gia
nhanh chóng nắm bắt được thị hiếu, như cầu của thịtrường, tạo dựng, củng cố
các mối quan hệ bạn hàng. Từ đó, các doanh nghiệp có thể chủ động hơn trong
việc tìm kiểm nguồn hàng và tiến hành giao dịch cũng như tạo thuận lợi cho việc
xây dựng chiến lược sản xuất và kinh doanh phù hợp với xu thế phát triển của thị
trường trong nước, khu vực và quốc tế.
*Tạo điều kiện thuận lợi về không gian và thời gian trong việc
thiết lập và củng cố các mối quan hệ kinh doanh: Việc tham gia vào
sàn giao dịch điện tử tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết lập và củng cố các mối
quan hệ bạn hàng, đối tác. Thay vì phải gặp nhau trực tiếp, các đối tác có thể
trao đổi thông qua mạng Internet/Web một cách trực tiếp và liên tục với nhau,
nhờ đó sự hợp tảc và sự quản lý đều được tiến hành nhanh chóng, thuận lợi; tạo
điều kiện tìm kiếm các bạn hàng mởi, các cơ hội kinh doanh mới trển phạm vi
toàn quốc, toàn khu vực, toàn thế giới và có nhiều cơ hội đề lựa chọn hơn
*Tạo điều kiện để doanh nghiệp có thể truyền bá, phô biến hình
ảnh, nhãn hiệu sản phẩm, doanh nghiệp với các bạn hàng quốc
tế: Trong thực tế, khả năng để các doanh nghiệp mà đặc biệt là nhũng doanh
nghiệp quy mô vừa và nhỏ bỏ ra một số tiền lớn để quảng cảo, giới thiệu sản
phẩm, hình ảnh của công ty với các bạn hàng thế giới thông qua cảc phương
thức kinh doanh thông thường là rất hạn chế, chính vì vậy mà hiện nay, hầu hết
các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế đều lựa chọn phương thức giới thiệu sản
phẩm thông qua việc tham gia các sàn giao dịch điện tử sẵn có trên mạng
Internet với chi phí hợp lý và phù hợp với khả năng tài chính của doanh nghiệp
*Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng: Thông qua việc ứng dụng
các thành tựu của công nghệ Internet, các doanh nghiệp có thể cung cấp các
dịch vụ khách hàng một cách có hiệu quả hơn. Doanh nghiệp có thể theo dõi
toàn bộ quy trình xử lý đơn hàng từ việc thanh toán cho đến khi giao hàng và do
đó doanh nghiệp sẽ có cơ hội để tạo ra các dịch vụ có chất lượng cao thoả mãn
tốt hơn các như cầu khách hàng và kết quả là lợi nhưận kinh doanh, uy tín của
doanh nghiệp vì thẻ mà sẽ tâng lên.
11.Thương mại điện tử là gì? Đánh giá những lợi ích của thương mại điện
tử đối với tổ chức?
*Thương mại điện tử (Electronic commerce - EC or E-Commerce) là một khái
niệm được dùng để mô tả quá trình mua và bán hoặc trao đổi sản phẩm,
dịch vụ và thông tin thông qua mạng máy tính, kể cả internet
*Lợi ích đối với các tổ chức: Lợi ích đối với các tổ chức của thương mại điện tử baogồm:
+, Thương mại điện tử mở rộng phạm vi giao dịch trên thị ừưởng toàn câu.Với
một lượng vốn tối thiểu, các doanh nghiệp dễ dàng và nhanh chóng tiếp cận
được với nhiều khách hàng, lựa chọn được nhà cung ứng tốt nhất và xác định
đuợc đối tác kinh doanh phù hợp nhất.
+,Thương mại điện tử làm giảm chi phí thu thập, xử lý, phân phối,lưu trữ và sử
dụng thông tin. Chẳng hạn, áp dụng đấu thau mua sắm điện tử, doanh nghiệp có
thể cắt giảm chi phí quản trị mua sắm đến 85%. Trong thanh toán, nhờ sử dụng
các phương tiện thanh toán điện tử, công ty có thể cắt giảm chi phí phát hành séc bằng giấy.
+, Thương mại điện tử tạo ra khả năng chuyên môn hoá cao trong kinh
doanh,đặc biệt là đối với các doanh nghiệp thương mại. Nhiều siêu thị điện tử qui
mô nhỏ và vừa sẽ chuyên môn hoá vào bán một hoặc một số mặt hàng
+,Thuơng mại điện tử góp phần giảm lượng tồn kho và đòi hỏi về cơ sở vật
chấtkỹ thuật thông qua việc áp dụng phương pháp quản lý dây chuyền cung ứng
“kéo”. Quá trình này bắt đầu từ đặt hàng của khách hàng và sử dụng phương
pháp sản xuất đúng thời hạn. Phương pháp kéo thúc đẩy sự tương thích sâu sắc
giữa như cầu của khách hàng với sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp và tạo
ra lợi thế cạnh tranh khi marketing trên thị trường
+,Thương mại điện tử làm giảm thời gian từ khi thanh toán tiền đển khi
nhậnđược hàng hoá hoặc dịch vụ.
+,Thương mại điện tử kích thích sự sáng tạo và tạo điều kiện để khởi động
nhữngdự án kinh doanh mới, tăng khả năng thành công của các phương án kinh doanh nhỏ
+,Thương mại điện tử làm giảm chi phí viễn thông trong quá trình giao tiếp, đàm
phán và ký kết các hợp đồng mua bán hàng hoáy dịch vụ, Chẳng hạn, sử dụng
Internet rẻ hơn rẩt nhiều sử dụng VANs
+,Thương mại điện tử cũng góp phần cải thiện hình ảnh doanh nghiệp, nâng cao
chất lượng dịch vụ khách hàng, tìm kiếm đối tác kinh doanh, đơn giản hoá quá
trình kinh doanh, rút ngắn chu kỳ và thời gian giao nhận hàng hoá, tăng năng
suất, loại bỏ giấy tờ, xử lý thông tin nhanh hơn, giảm chi phí vận tải, tăng tính
linh hoạt trong kinh doanh của doanh nghiệp. 12. Thương
mại điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C) là gì? Phân
tích mô hình thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và người
tiêu dùng từ phía khách hàng.
-Là phương thức giao dịch điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng.
- Sử dụng mạng Internet để bán hàng hóa và dịch vụ.
Đặc tính rõ rệt nhất của thương mại điện tử B2C là khả năng thiết lập mối
quan hệ trực tiếp với khách hàng mà không có sự tham gia của khâu
trung gian như nhà phân phối, bán buôn hoặc mỗi giới.
-Nhìn từ phía khách hàng, mô hình kinh doanh cụ thể hoá hệ thống các
hoạt động người đi mua hàng thực hiện khi mua một hàng hoá hoặc dịch vụ.
Nghiên cứu tìm kiếm sản *MÔ HÌNH: phẩm. So sánh lựa chọn SP Hoạt động tiền mua trên các tiêu chí. hàng Đàm phán các điều khoản: giá, thời gian Xác nhận đặt hàng Chấp nhận thanh toán Hoạt động mua hàng Nhận sản phẩm Hoạt động sau mua
Dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng hàng
-Quá trình bắt đầu bằng các bước tiền mua hàng, sau đó là mua hàng và cuối
cùng là các bước hậu mua hàng.
-Quá trình tiền mua hàng bao gồm các hoại động tìm kiếm thông tin và phát hiện
các sản phẩm phù hợp với yêu cầu của khách hàng và lựa chọn sản phẩm từ
nhóm những sản phẩm xác định trên cơ sở các tiêu chí so sánh.
-Quá trình mua hàng mô tả dòng các thông tin và các tài liệu có liên quan đến
việc mua hàng và thương lượng giữa khách 'hàng và người bán về những điều
khoản cụ thể như giá cả, điều kiện mua hàng và cơ chế thanh toán và tiếp đển
giữa việc khách hàng thực hiện thanh toán.
-Giai đoạn hậu mua hàng là các hoạt động dịch vụ khách hàng để giải quyết các
khiếu nại của khách hàng, các dịch vụ đi kèm hoặc khách hàng có thể trả lại sản
phẩm. Cũng trong giai đoạn này, công ty thực hiện nhiều dịch vụ sau bán hàng
nhằm tiếp tục thoà mãn khách hàng và thu thập thông từ thị trường. Công tác
dịch vụ khách hàng của công ty sẽ được tăng cường rất nhiều nếu ứng dụng
thương mại điện tử vào hoạt động này. Các dạng dịch vụ khách hàng trong
thương mại điện tử như cho phép khách hàng kiểm ừa và theo dõi tình trạng đơn
hàng hoặc giao hàng, liên hệ với khách hàng qua e-maíl, hệ thống xử lý tự động
các yêu cầu của khách hàng, hệ thống trả lởi tự động khách hàng.
13. Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp (B2B) là gì?
Phân tích phân tích các đặc điểm của mô hình thương mại điện tử này.
* Thương mại điện tử B2B là các giao dịch được thực hiện giữa các thành viên
của chuỗi quản lý cung cấp hàng hoá/dịch vụ, hay giữa các đơn vị kính doanh với
bất kỳ một đổi tác kinh doanh khác bằng việc sử dụng phương tiện điện tử qua
mạng Internet, Intranet và Extranet.
*Đặc điểm chính của thương mại điện tử B2B là các công ty cố gắng tự động
hoá quá trình giao dịch trao đổi và hoàn thiện quá trình này. Thương mại điện tử
B2B được thực hiện trực tiếp giữa ngưòi mua và người bán hoặc thông qua một
đối tác kinh doanh trực tuyến thứ ba. Đối tác trung gian này có thể là tồ chức, là
người hoặc là một hệ thống điện tử. Đặc điểm chung của các hoạt động của B2B
nằm trong chuỗi cung cấp của công ty sản xuất hoặc thương mại. Người mua
Hỗ trợ của TMĐT: Internet,
Hỗ trợ của phương tiện Intranet, Extranet… truyền thống Người bán
Chuỗi cung cấp trao đổi thông tin Người mua Nhà cung cấp, Nhà sản nguyên liệu, phụ Nhà phân xuất, lắp Người Người sử phối liệu ráp bán lẻ dụng cuối
-Sơ đồ trền cho chúng ta toàn cảnh về chuỗi cung cấp hàng hoá, dịch vụ. Khác
với chuỗi cung cấp hàng hoá truyền thông, khách hàng ở đây không phải là
những cá nhân mà họ là các doanh nghiệp. B2B truyền thống giao dịch thông tin
dựa vào điện thoại, máy fax hoặc EDI, trong khi B2B điện tử được thực hiện
thông qua mạng điện tử, thông thường là Internet. Sự ra đời của thương mại điện
tử B2B có thể giúp giảm bớt trung gian như: nhà phân phối, nhà bán lẻ
-Thương mại điện tử B2B có hai loại giao dịch co bản: mua hàng ngay lập tức
(Spot buying) và mua hàng chiến lược (strategic sourcing).
-Spot buying đề cập tới mua hàng hoẩ và dịch vụ theo giá thị trường, mức giá
được xác định bởi cung và cầu trên thị trường biến động. Người mua và người
bán thường không biết nhau. Mua bán chứng khoán và mua bán hàng hoá là ví dụ của spot buying.
-Ngược lại, strategic sourcing liên quan đến hợp đồng dài hạn và luôn dựa vào
thoả thuận giừa người mua và người bán. Spot buying có thể có nhiều giá tri kinh
tế hơn nếu được hỗ trợ bởi sàn giao dịch của bên thứ ba, trong khi đó strategic
buying có hiệu quả hơn thông qua quá trình quản lý chuỗi cung cấp hàng hoá.
14. Thương mại di động là gì? Trình bày những đặc tính của thương mại di động.
* M-Commerce là thương mại điện tử trên các thiết bị di động, về cơ bản là các giao dịch
điện tử được thực hiện bằng cách sử dụng một thiết bị đầu cuối di động thông qua mạng không dây.
*Những đặc tính đặc trưng của thương mại di động (m-
commerce): Thương mại di động (m-commerce) có các đặc trưng mà
thương mại điện tử thông thường không có, ta xét một số đặc trưng sau đây:
Tính rộng khắp (Ubiquity): Tính rộng khắp là ưu điểm chính của thương
mại di động (m-commerce). Người dùng có thể lấy bất kỳ thông tin nào họ
thích, bất kỳ khi nào họ muốn không cần quan tâm đến vị trí của họ, thông
qua các thiết bị di động kết nối Internet. Trong các ứng dụng thương mại
di động (m-commerce), người dùng vẫn có thể hoạt động bình thường,
chẳng hạn như gặp gỡ mọi người hay đi lại, trong khi thực hiện giao dịch hay nhận thông tin.
• Khả năng tiếp cận (Reachability): Thông qua thiết bị di động, các nhà
kinh doanh có thể tiếp xúc với khách hàng bất kỳ lúc nào. Mặt khác, với
một thiết bị di động, người dùng có thể giao tiếp với người khác bất kỳ đâu
và bất kỳ lúc nào. Hơn nữa, người dùng có thể giới hạn khả năng tiếp xúc
của họ với một số người cá biệt và tại các thời gian cá biệt
• Sự định vị (Localization): Khả năng biết được vị trí vật lý củangười dùng tại
một thời điểm cụ thể cũng làm tăng giá trị củathương mại di động (m-
commerce). Với thông tin về định vị, ta có thể cung cấp các ứng dụng dựa
trên vị trí. Ví dụ, khi biết được vị trí của người dùng, dịch vụ di động sẽ
nhanh chóng thông báo cho họ biết khi nào bạn bè hay đồng nghiệp của
họ sẽ ở gần. Nó cũng sẽ giúp người dùng định vị một nhà hàng hay một
máy rút tiền tự động gần nhất
• Tính cá nhân hóa (Personalization): Một số lượng thông tin, dịch vụ và ứng
dụng khổng lồ tồn tại trên Internet, và tính thích đáng (relevant) của thông
tin người dùng nhận được là rất quan trọng. Bởi vì người sử dụng thiết bị di
động thường yêu cầu các tập ứng dụng và dịch vụ khác nhau, các ứng
dụng thương mại di động có thể được cá nhân hóa để biểu diễn thông tin
hay cung cấp dịch vụ một cách thích đáng đến người dùng chuyên biệt.
• Tính phát tán (Dissemination): Một số hạ tầng vô tuyến hỗ trợ việc cung
cấp dữ liệu đồng thời đến tất cả người dùng di động trong một vùng địa lý
xác định. Tính năng này cung cấp một phương tiện hiệu quả để phổ biến
thông tin đến một số lượng lớn người tiêu dùng.
• Tính tiện lợi (Convenience): Nó rất thuận lợi cho người sử dụng để hoạt
động trong môi trường máy tính không dây. Các thiết bị máy tính di động
đang gia tăng về chức năng và tiện lợi trong sử dụng khi mà vẫn tồn tại
các kích cỡ tương tự hoặc đang trở nên nhỏ hơn. Không giống như các máy
tính truyền thống, các thiết bị di động có thể mang đi dễ dàng, có thể
được cài đặt trong một trạng thái muôn màu muôn vẻ của các kiểu mẫu
màn hình khác nhau, và phần lớn các kết nối ngay lập tức.
• Tính tương giao (Interactivity):’Trong sự so sánh với môi trường máy tính
để bàn, các giao dịch, các giao tiếp,các điều khoản dịch vụ là những tương
tác trực tiếp và ở mức độ cao trong môi trường các máy tính di động.