-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề cương hay | Pháp luật đại cương | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cung cấp nhiều môn học phong phú như Ngôn ngữ học đối chiếu, Phong cách học, Kinh tế học Vi mô, Lịch sử Việt Nam, Xã hội học, Tâm lý học, Văn hóa học và Ngữ văn Trung Quốc. Các môn học này giúp sinh viên phát triển kiến thức chuyên môn, kỹ năng phân tích và nghiên cứu, chuẩn bị tốt cho công việc và nghiên cứu sau khi ra trường.
Pháp luật đại cương (KHXH&NV-ĐHQGHCM) 16 tài liệu
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 0.9 K tài liệu
Đề cương hay | Pháp luật đại cương | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cung cấp nhiều môn học phong phú như Ngôn ngữ học đối chiếu, Phong cách học, Kinh tế học Vi mô, Lịch sử Việt Nam, Xã hội học, Tâm lý học, Văn hóa học và Ngữ văn Trung Quốc. Các môn học này giúp sinh viên phát triển kiến thức chuyên môn, kỹ năng phân tích và nghiên cứu, chuẩn bị tốt cho công việc và nghiên cứu sau khi ra trường.
Môn: Pháp luật đại cương (KHXH&NV-ĐHQGHCM) 16 tài liệu
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 0.9 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoAR cPSD| 39651089
BÀI 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC
1. Nguồn gốc nhà nước
QThuyết thần quyền
+ Ra đời từ rất sớm; thường được ghi nhận trong giáo lý của các tôn giáo.
+ Nội dung: Nhà nước là do thần linh hay thượng đế hay một lực lượng siêu nhiên tạo ra,
tồn tại vĩnh cửu, bất biến quan điểm phi Mác-xít về nguồn gốc của Nhà nước + +
+ Đứng đầu nhà nước là vua (từ thời cổ đại đến phong kiến). Quyền lực nhà nước là tối
thượng và sự phục tùng nhà nước là lẽ tất yếu.
→ Giải thích nguồn gốc nhà nước mang tính duy tâm. Không mang tính dân chủ, tiến bộ, có sự
làm quyền. Nhà nước đóng vai trò cai trị xã hội, không phục vụ cho xã hội. Là cơ sở tư tưởng cho
các nhà nước quân chủ chuyên chế. Thuyết gia trưởng
+ Nhà nước là kết quả phát triển của gia đình, là hình thức tự nhiên của con người; là mô
hình của một gia tộc mở rộng, quyền lực gia trưởng nâng lên thành quyền lực nhà nước.
+ Nhà nước có trong mọi xã hội. Sự xuất hiện của nhà nước là xuất phát trực tiếp từ nhu
cầu quản lý cộng đồng nhằm đảm bảo cuộc sống của người dân.
→ Điểm hợp lý: Cho rằng nhà nước xuất hiện từ nhu cầu quản lý xã hội , bảo vệ an toàn cho mọi
người dân và bảo vệ cho lợi ích chung.
→ Điểm bất hợp lý: Học thuyết này đã biện minh cho sự bất bình đẳng, nô dịch và thống trị con
người trong xã hội là điều tất yếu.
Thuyết khế ước xã hội
+ Nhà nước là một sản phẩm của một khế ước xã hội (hợp đồng) giữa những con người
sống trong trạng thái tự nhiên không có nhà nước, trên cơ sở mỗi người tự nguyện
nhường một phần trong số những quyền tự nhiên vốn có của mình cho một số tổ chức
đặc biệt là nhà nước nhằm bảo vệ lợi ích chung của cả cộng đồng.
→ Có nguồn gốc từ xã hội chứ không phải từ lực lượng siêu nhiên. Đóng vai trò phục vụ chứ
không phải cai trị. Mang tính dân chủ, tiến bộ, thừa nhận chủ quyền của nhân dân. Là cơ sở tư
tưởng cho các nước cộng hòa dân chủ.
→ Vẫn giải thích nguồn gốc của nhà nước do ý chí chủ quan của con người nhưng lại chưa thấy
được sự khách quan của nhà nước.
Quan điểm của Mác- Lênin về nguồn gốc nhà nước -
Nhà nước là hiện tượng nảy sinh từ xã hội, chỉ xuất hiện khi xã hội đạt đến một trình độ nhất định. -
Nhà nước không phải là một hiện tượng vĩnh cửu, bất biến mà là một phạm trù lịch sử
xuất hiện một cách khách quan, có quá trình phát triển và tiêu vong trong những điều
kiện lịch sử nhất định. -
Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được. lOMoAR cPSD| 39651089 Công sản nguyên thủy
Sở hữu chung tư liệu sản xuất Không có nhà nước Giai cấp: không Chiếm hữu nô lệ
Sở hữu tư liệu sản xuất và Nhà nước chủ nô nguyên liệu.
Giai cấp: Chủ nô - nô lệ Phong kiến
Địa chủ phong kiến sở hữu tư Nhà nước phong kiến
liệu sản xuất, chế độ tô thuế.
Giai cấp: Địa chủ - nông dân Tư bản chủ nghĩa
Tư sản sở hữu tư liệu sản xuất Nhà nước tư bản (vốn)
Giai cấp: Tư sản - Vô sản
Xã hội chủ nghĩa → cộng sản chủ
Sở hữu chung tư liệu sản xuất nhà nước XHCN → xóa nghĩa
Giai cấp: Liên minh giai cấp - bỏ nhà nước thành phần đối kháng
→ Giải thích nguồn gốc nhà nước một cách khách quan theo quan điểm duy vật biện chứng.
Trên cơ sở xác định bản chất thật của nhà nước. Mục tiêu giải phóng giai cấp tiến đến xã hội
không còn giai cấp và nhà nước nữa. → Nguyên nhân:
+ Kinh tế: do xuất hiện chế độ tư hữu về tài sản
+ Xã hội: do có sự phân hóa xã hội thành các giai cấp đối kháng ( mâu thuẫn giai cấp)
Nhà nước xuất hiện trực tiếp từ sự tan rã của chế độ công xã nguyên thủy; có nhiệm vụ làm dịu
bớt xung đột, giữ cho xung đột ấy trong một trật tự nhất định.
Sự ra đời của một số Nhà nước trong lịch sử
- Phương Đông cổ đại: Nhà nước Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập cổ đại
→ Nhu cầu trị thủy (gắn liền với các con sông) và chống giắc ngoại xâm đã trở thành yếu tố thức
đẩy và đặc thù trong sự ra đời của các nhà nước - Phương Tây cổ đại:
+ Nhà nước Aten: mâu thuẫn của bình dân và quý tộc
+ Nhà nước Roma: đấu tranh của ng dân sống ngoài đế chế chống lại quý tộc
+ Nhà nước German: sự xâm lược
2. Khái niệm, bản chất, chức năng của nhà nước -
Nhà nước là hình thức tổ chức xã hội có giai cấp, là tổ chức quyền lực chính trị công
cộng đặc biệt có chức năng quản lý xã hội, để phục vụ lợi ích trước hết của giai cấp
thống trị và thực hiện những hoạt động chung nảy sinh từ bản chất xã hội. -
Bản chất nhà nước là toàn bộ những mối liên hệ, quan hệ sâu sắc và những quy luật bên
trong quyết định những đặc điểm, khuynh hướng phát triển cơ bản của nhà nước. lOMoAR cPSD| 39651089 -
Tính giai cấp của nhà nước
+ Nhà nước có nguồn gốc từ giai cấp và đấu tranh giai cấp;
+ Nhà nước với tư cách là chủ thể quản lý, xã hội là bộ máy, công cụ trấn áp đặc
biệt đối với các giai cấp đối kháng.
+ Biểu hiện của tính giai cấp thể hiện trên ba lĩnh vực: sự thống trị về kinh tế; sự
thống trị về chính trị; sự thống trị về tư tưởng -
Tính xã hội của nhà nước
+ Kế thừa vai trò xã hội trong chế độ công xã nguyên thủy
+ Nhà nước phải giải quyết những vấn đề nảy sinh trong xã hội, vì lợi ích chung,
tính ổn định của đời sống xã hội. -
Mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội :
+ Tính giai cấp và tính xã hội thể hiện sự mâu thuẫn và thống nhất giữa hai mặt đối
lập khái niệm bản chất nhà nước.
+ Trong mỗi nhà nước và sự phát triển qua từng giai đoạn của nhà nước hai yếu tố
này có sự khác nhau và tỉ lệ nghịch nhau.
+ Không thể tuyệt đối hóa yếu tố nào trong bản chất nhà nước. -
Đặc trưng cơ bản của nhà nước:
+ Nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt với bộ máy thực hiện
cưỡng chế và quản lý xã hội. Quyền lực nhà nước bao trùm toàn xã hội. nhà nước
có bộ máy hành chính làm nhiệm vụ quản lý xã hội. Nhà nước có bộ máy quản chế (
Công an, nhà tù, quân đội)
+ Nhà nước có lãnh thổ, phân chia và quản lý dân cư theo các đơn vị hành chính lãnh
thổ. Nhà nước quản lý dân cư không phụ thuộc vào chính kiến, nghề nghiệp, dân
tộc. Phân bố dân cư đồng đều, hợp lý. Thiết lập trên mỗi vùng lãnh thổ các cơ quan
quản lý hành chính, được gọi là các đơn vị hành chính lãnh thổ.
+ Nhà nước có chủ quyền quốc gia. Là chủ quyền tối cao của nhà nước về đối nội
trong phạm vi lãnh thổ quốc gia và các quan hệ đối ngoại. Chỉ có nhà nước mới có
quyền nhân danh quốc gia, dân tộc trong quan hệ đối ngoại.
+ Nhà nước ban hành các loại thế và thực hiện việc thu thuế dưới hình thức bắt buộc.
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Nhà nước sở dụng ngân sách
để duy trì sự hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước và đầu tư vào cơ
sở hạ tầng các công trình phúc lợi. Nhà nước quy định các loại thuế và thu thuế bắt
buộc đối với các công dân.
+ Nhà nước ban hành pháp luật và quản lý xã hội bằng pháp luật. Chỉ có nhà nước
mới có thẩm quyền ban hành pháp luật. Việc ban hành pháp luật: để quản lý xã
hội. Nhà nước có hệ thống các cơ quan để tổ chwucs thực hiện pháp luật và bảo
đảm cho pháp luật được thực hiện. -
Chức năng của nhà nước: là các hoạt động cơ bản nhất của nhà nước, mang tính thường
xuyên, liên tục, ổn định tương đối, xuất phát từ bản chất, cơ sở kinh tế-xã hội, nhiệm vụ
chiến lược, mục tiêu cơ bản của nhà nước và có ý nghĩa quyết định tới sự tồn tại và phát triển của nhà nước. lOMoAR cPSD| 39651089
+ Chức năng đối nội: Bảo vệ chế độ chính trị; bảo vệ quyền con người, công dân. Tổ
chức và quản lý kinh tế; tổ chức và quản lý văn hóa - xã hội. Bảo đảm ổn định chính
trị, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
Chức năng đối ngoại: Bảo vệ tổ quốc; hợp tác quốc tế; hợp tác về kinh tế - thương
mại; hợp tác về văn hóa - giáo dục; hợp tác chính trị - quân sự. -
Mối quan hệ giữa các chức năng của nhà nước
+ Có quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ, tác động lẫn nhau, trong đó chức năng đối nội giữ vai
trò chủ đạo, quyết định đối với chức năng đối ngoại. Việc thực hiện chức năng đối
ngoại xuất phát từ nhu cầu, mục đích và nhằm phục vụ chức năng đối nội.
3. Hình thức nhà nước và bộ máy nhà nước -
Khái niệm: là cách thức tổ chức quản lý nhà nước và phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước. -
Hình thức nhà nước bao gồm: -
Hình thức chính thể nhà nước là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước ở trung ương. Là
cách thức tổ chức các cơ quan quyền lực tối cao, cơ cấu, trình tự thành lập mối quan hệ
giữa chúng với nhau và giữa chúng với nhân dân. Có 2 dạng chính thể:
● Chính thể quân chủ: quyền lực tối cao của nhà nước tập trung toàn bộ hay một
phần trong tay người đứng đầu nhà nước và thường được chuyển giao theo
nguyên tắc cha truyền con nối (con đường thừa kế); quyền lực tối cao không xác định thời hạn. -
Quân chủ tuyệt đối: người đứng đầu nhà nước là vô hạn. -
Quân chủ hạn chế: người đứng đầu nhà nước chỉ nắm một phần quyền lực tối cao và bên
cạnh đó còn có một cơ quan quyền lực khác nữa. Quân chủ nhị nguyên: vua không nắm
quyền lập pháp và tư pháp nhưng vua vẫn nắm quyền hành pháp. Quân chủ đại nghị: Vua
vẫn trị vì nhưng không cai trị, không còn các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. -
Hình thức cấu trúc nhà nước: cách thức tổ chức quyền lực nhà nước theo cơ cấu lãnh thổ. -
Chế độ chính trị: Phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước (cách thức cai trị) ● Chính thể cộng hòa: -
Quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về một hoặc nhiều cơ quan thông qua con đường
bầu cử trong một thời gian xác định. Chính thể cộng hòa gồm 2 loại:
+ Cộng hòa dân chủ: Quyền tham gia bầu cử để thành lập ra cơ quan đại
diện (quyền lực) nhà nước được quy định về mặt hình thức pháp lý, mọi
tầng lớp nhân dân lao động đều được tham gia. +
Cộng hòa quý tộc: Quyền bầu cử chỉ dành cho tầng lớp quý tộc. -
Các hình thức của chính thể cộng hòa dân chủ.
+ Cộng hòa đại nghị: Tổng thống là nguyên thủ quốc gia, đứng đầu nhà
nước.Nghị viện là cơ quan lập pháp. Hành pháp thuộc Chính phủ do Thủ lOMoAR cPSD| 39651089
tướng đứng đầu và chịu trách nhiệm trước nghị viện. Hệ thống tòa án thực
hiện quyền tư pháp. Vd: Ấn Độ, Ý, Bồ Đào NHa, Đông Timor,...
+ Cộng hòa tổng thống: Tổng thống là nguyên thủ quốc gia, đứng đầu nhà
nước, đồng thời cũng là người đứng đầu Chính phủ. Nghị viện giữ chức
năng lập pháp. Vd: Mỹ, Chile, Indonesia
+ Cộng hòa lưỡng tính: Vừa mang tính chất cộng hòa đại nghị vừa mang tính
chất cộng hòa tổng thống: Tổng thống đứng đầu nhà nước, vừa là nguyên
thủ quốc gia, vừa là người đứng đầu hội đồng chính phủ. Thủ tướng giúp
việc cho tổng thống. VD: Pháp, Hàn Quốc…
+ Cộng hòa XHCN: Quyền lập pháp thuộc về Quốc hội; Quyền hành pháp do
thủ tướng chính phủ nắm giữ, và tòa án nhân dân nắm giữ quyền tư pháp.
Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia, là người đứng đầu nhà nước. Được
tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Hình thức cấu trúc nhà nước
Hình thức cấu trúc nhà nước là sự tổ chức nhà nước thành các đơn vị hành chính - lãnh thổ và
tính chất quan hệ giữa các bộ phận cấu thành nhà nước với nhau, giữa các cơ quan nhà nước ở
trung ương với các cơ quan nhà nước ở địa phương
Phân loại hình thức cấu trúc nhà nước Nhà nước đơn nhất Nhà nước liên bang
Có chủ quyền quốc gia duy nhất
Vừa có chủ quyền nhà nước liên bang, vừa có
Công dân có một quốc tịch
chủ quyền mỗi bang thành viên.
Có một hệ thống cơ quan nhà nước thống
Công dân có hai quốc tịch nhất, đồng bộ
Có hai hệ thống cơ quan quyền lực, cơ quan
Có một hệ thống pháp luật thống nhất.
nhà nước liên bang và cơ quan quyền lực bang
Có hai hệ thống pháp luật
Chế độ chính trị -
Là hệ thống nguyên tắc, tổng thể các phương pháp, biện pháp và thủ đoạn mà các cơ
quan nhà nước sử dụng để thực hiện quyền lực nhà nước. Thông thường, được phân
thành 02 loại: Phương pháp dân chủ, phương pháp phản dân chủ.
III. Hình thức và bộ máy nhà nước
Khái niệm: bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương xuống địa phương,
được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung thống nhất, tạo thành một cơ chế đồng
bộ thực hiện chức năng và nhiệm vụ của nhà nước.
Cơ quan nhà nước: Là bộ phận hợp thành của bộ máy nhà nước, cơ quan nhà nước có các đặc điểm chủ yếu sau:
+ Được thành lập trên cơ sở pháp luật
+ Mang quyền lực nhà nước khi thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình lOMoAR cPSD| 39651089
+ Được đảm bảo hoạt động bởi ngân sách của nhà nước.
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước:
+ Nguyên tắc tập quyền: Quyền lực nhà nước tập trung thống nhất về một mối (một cơ quan, một cá nhân)
+ Nguyên tắc phân quyền: Quyền lực nhà nước được phân chia theo 3 quyền năng độc lập:
Lập pháp, hành pháp và tư pháp.
BÀI 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT I.
Khái quát chung về pháp luật 1. Nguồn của pháp luật
Ra đời vào giai đoạn cuối của công xã nguyên thủy (tập quán, tín điều tôn giáo, đạo đức là
phương tiện điều chỉnh các quan hệ xã hội…).
Các tập quán, nguyên tắc trở nên lỗi thời, không đủ khả năng điều chỉnh các quan hệ xã hội; Sự
phát triển về kinh tế xã hội → nhu cầu xuất hiện pháp luật.
→ Pháp luật đã trở thành công cụ thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, góp phần bảo vệ lợi ích
của nhà nước và quản lý xã hội.
Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin: Pháp luật là hiện tượng thuộc kiến trúc thượng tầng của xã
hội có gia cấp; phát sinh, tồn tại và phát triển trong những điều kiện nhất định khi xã hội phát triển
đến một giai đoạn cụ thể.
Pháp luật xuất hiện khi: chế độ tư hữu xuất hiện → Sự phân chia các giai cấp có lợi ích đối kháng.
Tiếp cận phương thức ra đời của pháp luật Khách quan Chủ Quan
Những nguyên nhân làm xuất hiện nhà nước
Pháp luật hình thành bằng con đường nhà
như: Xuất hiện chế độ tư hữu, giai cấp và đấu
nước theo 2 cách: Do nhà nước thừa nhận từ
tranh giai cấp, nhu cầu quản lý xã hội
các quy phạm xã hội hoặc/ và ban hành các quy định mới. 2.1 Khái niệm
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa
nhận, được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế, thể hiện ý chí của nhà nước
để điều chỉnh các quan hệ, xã hội nhằm duy trì trật tự xã hội.
Đặc điểm của pháp luật: Là hệ thống quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, thể hiện ý chí của
giai cấp thống trị. Do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận. Được nhà nước đảm bảo thực hiện. Có
mối quan hệ chặt chẽ với cơ sở kinh tế. lOMoAR cPSD| 39651089
2.2. Bản chất của pháp luật:
Bản chất của pháp luật là toàn bộ những mối liên hệ, quan hệ sâu sắc và những quy luật bên
trong quyết định những đặc điểm và khuynh hướng phát triển cơ bản của pháp luật.
+ Tính giai cấp: - Thể hiện ý chí của giai cấp thống trị
- Điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm khẳng định hướng cho các QHXH phát
triển theo một trật tự nhất định phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị
- Bảo vệ, củng cố lợi ích của giai cấp thống trị.
+ Tính xã hội: - Pháp luật còn thể hiện ý chí và lợi ích của các tầng lớp giai cấp khác trong xã hội.
Pháp luật mô hình hóa cách thức xử sự hợp lý, khách quan trong xã hội.
Pháp luật là phương tiện để con người xác lập các mối quan hệ xã hội.
Trong một số trường hợp, pháp luật có thể dự liệu điều chỉnh các mối quan hệ xã hội sẽ phát
triển, định hướng thúc đẩy các quan hệ xã hội tích cực, hạn chế loại bỏ các quan hệ tiêu cực.
Pháp luật được xây dựng trên nền tảng văn hóa truyền thống dân tộc.
2.3 Các thuộc tính của pháp luật:
a. Tính quy phạm phổ biến và bắt buộc chung
Tính quy phạm phổ biến:
Pháp luật tạo ra khuôn mẫu, chuẩn mực, giới hạn cho hành vi xử sự của con người trong xã hội.
Pháp luật điều chỉnh hầu hết các quan hệ xã hội mang tính chất bình đẳng. Bắt buộc chung:
Mọi người đều phải tuân thủ pháp luật.
b. Tính chặt chẽ về hình thức
Nội dung của pháp luật được thể hiện trong những hình thức nhất định, bao gồm 3 hình thức:
tiền lệ pháp, tập quán pháp, văn bản quy phạm pháp luật.
Nội dung của pháp luật phải được thể hiện bằng ngôn ngữ pháp lý rõ ràng, chính các hiểu theo
một nghĩa và có khả năng áp dụng trực tiếp.
Pháp luật được ban hành theo những trình tự, thủ tục chặt chẽ, thống nhất của luật định, tránh sự tùy tiện.
→ Thuộc tính này mang tính minh bạch, khách quan của pháp luật. c. Tính
được đảm bảo thực hiện bởi nhà nước
Việc thực hiện ban hành pháp luật được nhà nước đảm bảo tính hợp lý về nội dung của quy phạm pháp luật.
Nhà nước có những điều kiện cần thiết bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện pháp luật một cách hiệu quả. + Bảo đảm về kinh tế
+ Bảo đảm về chính trị
+ Bảo đảm bằng biện pháp cưỡng chế
3. Nguồn gốc của pháp luật lOMoAR cPSD| 39651089
Khái niệm: nguồn của pháp luật là những hình thức thể hiện các quy tắc bắt buộc chung được
nhà nước thừa nhận có ghi pháp lý để áp dụng giải quyết các sự việc trong thực tiễn pháp lý và là
phương thức tồn tại trên thực tế của các quy phạm pháp luật.
Các loại nguồn của pháp luật + Tập quán pháp + Tiền lệ pháp
+ Văn bản quy phạm pháp luật 3.1 Tập quán pháp
Khái niệm: Tập quán pháp là việc nhà nước thừa nhận các tập quán đã tồn tại trong thực tế có giá
trị pháp lý, trở thành quy phạm mang tính bắt buộc được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh
cưỡng chế của nhà nước. 3.2 Tiền lệ pháp
Khái niệm: Là hình thức nhà nước thừa nhận những ý định của các cơ quan tư pháp lớn có hiệu
lực pháp luật khi giải quyết những vụ việc có nội dung tương tự xảy ra sau này.
Phổ biến tại các nước có hệ thống thông luật: Anh, Mỹ,... Ưu điểm:
Các đối tượng liên quan trong vụ án có thể biết trước hậu quả pháp lý của vụ việc vì thẩm phán
phải áp dụng các quyết định của vụ việc tương tự trước đó.
Hình thành từ thực tiễn, do đó nó điều chỉnh được hầu hết các quan hệ xã hội phát sinh trong đời
sống xã hội mà văn bản pháp luật chưa quy định. Đáp ứng linh hoạt, kịp thời để điều chỉnh quan
hệ xã hội mà không có cần trải qua thời gian chờ xác định và ban hành pháp luật. Hạn chế:
Số lượng án lệ ngày càng tăng, gây khó khăn trong quá trình vận dụng.
Thiếu tính hệ thống và khái quát, do hình thành từ kết quả giải quyết của từng sự việc khác nhau.
3.3 Văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL)
Khái niệm: là văn bản có chứa quy phạm pháp luật (QPPL), được ban hành theo đúng thẩm quyền,
hình thức, trình tự, thủ tục theo quy định (Điều 2 Luật bảo hiểm văn bản quy phạm pháp luật 2015).
Là hình thức tiến bộ được nhiều quốc gia sử dụng, là hình thức luật chủ yếu và phổ biến nhất.
4. Chức năng của Pháp Luật
Chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội (vd: quan hệ tài sản trong dân sự, quan hệ hôn nhân và gia đình)
Chức năng bảo vệ các quan hệ xã hội
Chức năng giáo dục; pháp luật tác động vào ý thức con người từ đó hình thành nên cách ứng xử
5. Kiểu pháp luật (4 kiểu nhà nước tương ứng với 4 kiểu pháp luật)
II. Quy phạm pháp luật và văn bản quy phạm pháp luật
Quy phạm pháp luật là đơn vị nhỏ nhất cấu thành nên pháp luật. lOMoAR cPSD| 39651089
Hệ thống pháp luật → ngành luật → chế định → Quy phạm pháp luật
1. Quy phạm pháp luật 1.1 Khái niệm
Là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm
thực hiện, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích giai cấp thống trị để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.
1.2 Đặc điểm của quy phạm pháp luật
Thể hiện ý chí của nhà nước
Có tính lặp đi lặp lại và bắt buộc chung
(Nội dung thường chứa đựng quyền và nghĩa vụ pháp lý)
Tính được xác định chặt chẽ về mặt hình thức
Việc thực hiện các quy phạm pháp luật được nhà nước đảm bảo thực hiện
1.3 Cơ cấu của quy phạm pháp luật
Giả định: Là bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những tình huống giả định thời gian, địa
điểm, chủ thể, hoàn cảnh có thể xảy ra trong thực tế cuộc sống
Vai trò: xác định phạm vi tác động của pháp luật
Yêu cầu: hoàn cảnh, điều kiện, tình huống nêu trong giả định phải rõ ràng, chính xác, sát với thực tế.
Cách xác định: trả lời cho câu hỏi chủ thể nào, trong hoàn cảnh
Quy định: là bộ phận của quy phạm pháp luật đưa ra quy tắc xử sự mà mọi chủ thể ở hoàn cảnh,
điều kiện đã nêu trong bộ phận giả định được phép hoặc bắt buộc thực hiện.
Vai trò: mô hình hóa ý chí của nhà nước, cụ thể hóa cách thức xử sự của các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật.
Yêu cầu: mức độ chính xác, rõ ràng chặt chẽ của bộ phận quy định là một trong những điều
kiện bảo đảm quy tắc pháp chế.
Cách xác định: chủ thể sẽ xử sự như thế nào? Chế tài
Khái niệm: là bộ phận của quy phạm pháp luật nên lên biện pháp cưỡng chế mà nhà nước dự
kiến áp dụng đối với chủ thể có hành vi vi phạm các yêu cầu mệnh lệnh của bộ phận quy định
của quy phạm pháp luật đã đưa ra.
Vai trò: nhằm đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh
Yêu cầu: biện pháp tác động phải tương xứng với mức độ tính chất của hành vi vi phạm pháp luật. Phân loại:
Căn cứ vào khả năng lựa chọn biện pháp áp dụng, mức độ nặng nhẹ của các biện pháp cưỡng chế chia làm 2 loại:
+ Chế tài cố định (Chỉ nêu 1 biện pháp cưỡng chế và 1 mức áp dụng)
+ Chế tài không cố định (Nêu nhiều biện pháp cưỡng chế hoặc 1 biện pháp cưỡng chế
nhưng có nhiều mức áp dụng để chủ thể có thẩm quyền lựa chọn). lOMoAR cPSD| 39651089
Căn cứ vào tính chất của hành vi vi phạm và thẩm quyền áp dụng biện pháp trừng phạt, chia làm 4 loại: + Chế tài hình sự + Chế tài hành chính + Chế tài dân sự + Chế tài kỷ luật
Cách xác định: chủ thể chịu hậu quả gì, nếu không thực hiện đúng quy định của quy phạm pháp luật
2. Văn bản pháp luật
2.1 Khái niệm: Văn bản quy luật pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật được ban hành
theo đúng thẩm quyền hình thức trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật Những đặc điểm cơ
bản của văn bản pháp luật:
Do cơ quan nhà nước ban hành. Thẩm quyền ban hành được quy định tại luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Được ban hành theo tên gọi, hình thức, trình tự và thủ tục do luật định
Có những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung
Được áp dụng trong trường hợp có sự kiện pháp luật tương ứng xảy ra và được áp dụng cho đến
khi văn bản đó hết hiệu lực. Ưu điểm:
Chuyển tải nội dung pháp luật rõ ràng, chuẩn xác.
Có tính đồng bộ, hệ thống cao về hình thức, nội dung và hiệu lực pháp lý
Có tính ổn định cao về mặt thời gian, có thể kịp thời điều chỉnh các yêu cầu trong đời sống xã hội. Hạn chế:
Nhiều chủ thể có thẩm quyền ban hành VBQPPL, tuy nhiên ý chí của mỗi chủ thể là khác nhau
→ Không có tính đồng bộ, thống nhất cao → các văn bản mâu thuẫn, chồng chéo lẫn nhau. Nội
dung văn bản này thay đổi, kéo theo nội dung một số văn bản khác cũng phải sửa đổi, bổ sung, thay thế cho phù hợp.
Hệ thống pháp luật đồ sộ —> áp dụng khó khăn, chồng chéo.
2.2 Hệ thống văn bản pháp luật nhà nước Việt Nam Văn bản luật:
CHủ thể ban hành: Quốc Hội
Bao Gồm: Hiến pháp, bộ luật, trong đó, hiến pháp là đạo luật cao nhất. Văn bản dưới luật -
Là văn bản QPPL do các tổ chức cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của
pháp luật, có giá trị pháp lý thấp hơn văn bản luật và không được trái với văn bản luật 2.3 Hiệu lực của VBQPPL Khái niệm:
Là trường hợp để phát sinh giá trị điều chỉnh các quan hệ xã hội và giới hạn về thời gian, không
gian (theo lãnh thổ), về đối tượng thi hành mà VBQPPL đã tác động tới. lOMoAR cPSD| 39651089 Hiệu lực thời gian
Là khoảng thời gian kể từ khi văn bản vi phạm pháp luật phát sinh hiệu lực pháp lý đến thời
điểm chấm dứt giá trị pháp lý của VBQPPL.
VBQPPL phải được đăng công khai, nếu không sẽ không có hiệu lực thi hành trừ trường hợp có
nội dung thuộc bí mật nhà nước và trường hợp khẩn cấp.
Thời điểm có hiệu lực được quy định trong văn bản nhưng không sớm hơn:
+ 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành (đối với những văn bản do chính quyền
nhà nước trung ương ban hành)
+ 10 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành (đối với những văn bản do Hội đồng nhân
dân, ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành).
+ 7 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành ( đối với những văn bản do HĐND, UBND cấp huyện ban hành).
Văn bản hết hiệu lực:
VBQPPL hết hiệu lực một phần hoặc toàn bộ trong các TH sau:
+ Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản
+ Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản khác
+ Bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan có thẩm quyền
+ VBQPPL hết hiệu lực thì VBQPPL quy định chi tiết thi hành văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực.
Văn bản quy phạm pháp luật hồi tố
Là hiệu lực trở về trước của VBQPPL
VBQPPL của chính quyền trung ương mới có hiệu lực hồi tố
Trường hợp luật cần thiết mới áp dụng hiệu lực trở về trước.
Không được áp dụng hiệu lực trở về trước đối với các TH:
+ Vào thời điểm thực hiện hành vi đó Pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý
+ Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn.
Hiệu lực theo đối tượng thi hành -
VBQPPL có hiệu lực đối với cá nhân, tổ chức, kể cả người nước ngoài (trừ TH có quy định
khác hoặc Định ước quốc tế mà VN là thành viên có quy định khác). III. Quan hệ pháp luật 1. Khái niệm:
Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi các QPPL, trong đó các bên tham gia
quan hệ pháp luật có các quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định được nhà nước bảo đảm thực hiện.
Những đặc điểm cơ bản
Quan hệ pháp luật mang ý chí
3. Sự kiện pháp lý Khái niệm: lOMoAR cPSD| 39651089 -
Là những sự kiện sẽ xảy ra trong đời sống xã hội làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt
những quan hệ pháp luật nhất định -
Chỉ những sự kiện xã hội có ý nghĩa pháp lý mà được các nhà làm dự liệu thừa nhận
trong các QPPL tương ứng thì mới được gọi là sự kiện pháp lý Phân loại: -
Căn cứ vài mối liên hệ giữa sự kiện thực tế với ý chí của chủ thể tham gia QHPL
+ Hành vi pháp lý: là những sự kiện xuất hiện phụ thuộc vào ý chí của con người mà
sự hiện diện của chúng dẫn đến những hệ quả pháp lý nhất định theo quy định pháp luật
Hành vi hợp pháp -> Thực hiện pháp luật
Hành vi bất hợp pháp -> Vi phạm pháp luật
+ Sự biến pháp lý: là sự kiện khách quan xảy ra không phụ thuộc vào ý chí con
người nhưng trong những trường hợp nhất định, nhà làm luật cũng gắn với sự
phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật cụ thể -
Căn cứ vào hậu quả pháp lý + SKPL làm phát sinh QHPL + SKPL làm thay đổi QHPL + SKPL làm chấm dứt QHPL
IV. THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
Khái niệm: là 1 quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào
cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật
Các hình thức thực hiện pháp luật -
Tuân thủ pháp luật: Các chủ thể tham gia pháp luật thực hiện hành vi của mình bằng
cách kiềm chế không tiến hành những hoạt động mà pháp luật ngăn cản -
Sử dụng pháp luật: là hình thức mà chủ thể pháp luật thực hiện quyền của mình theo quy
định của pháp luật (chủ thể thực hiện những hành vi mà pháp luật cho phép) -
Thi hành pháp luật (chấp hành pháp luật): là hình thức trong đó các chủ thể pháp luật bắt
buộc phải thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực. Đây là hình thức dưới dạng hoạt động -
Áp dụng pháp luật: là hình thức mà trong đó Nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm
quyền, người có thẩm quyền hoặc tổ chức được Nhà nước trao quyền thực hiện nhữ quy
định của pháp luật làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt nhũng quan hệ pháp
luật cụ thể. Hình thức áp dụng do người có thẩm quyền thực hiện
V. VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
1. Vi phạm pháp luật 1.1 Khái niệm
Vi phạm pháp luật là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lý
thực hiện 1 cách vô ý hay cố ý xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ
1.2 Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật lOMoAR cPSD| 39651089 -
Là hành vi xác định của con người thực hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động,
là hành vi nguy hiểm cho xh, xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ -
Phải là hành vi trái pháp luật -
Phải là hành vi có lỗi. Lỗi là thái độ tâm lý của người VPPL thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý -
Phải là hành vi do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện
1.3 Cấu thành vi phạm pháp luật -
Chủ thể VPPL: là cá nhân có năng lực trách nhiệm pháp lý hoặc tổ chức (pháp nhân) có
lỗi trong việc thực hiện hành vi VPPL
Cần xác định: độ tuổi chịu TNHS; năng lực hành vi trong quá trình thực hiện hành vi VPPL -
Mặt khách quan của hành vi VPPL: là những biểu hiện bên ngoài của VPPL, xâm hại hoặc
đe dọa xâm hại đến các QHXH được pháp luật bảo vệ và gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại.
Ngoài 3 yếu tố: Còn có thời gian, địa điểm, phương tiện/công cụ vi phạm…
Phân tích: Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả -> Hành vi trái pháp luật ->
Hậu quả nguy hiểm cho XH -> Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả -
Mặt chủ quan của hành vi VPPL: là trạng thái tâm lý bên trong (tình cảm, diễn biến tâm lý,
thái độ…) của chủ thể thực hiện hành vi VPPL LỖI Hình thức:
+ Cố ý: trực tiếp/gián tiếp
+ Vô ý: do cẩu thả/do tự tin
PHÂN BIỆT LỖI CỐ Ý VÀ LỖI VÔ Ý Lỗi cố ý trực Lỗi cố ý gián Lỗi vô ý do cẩu Lỗi vô ý do tự Tiêu chí tiếp tiếp thả tin
Khoản 1 điều 10 Khoản 2 điều 10 Khoản 2 điều 10 Khoản 1 điều 11 CSPL BLHS 2015 BLHS 2015 BLHS 2015 BLHS Khái niệm Người phạm tội Nhận thức rõ Không thấy Tuy thấy trước nhận thức rõ hành vi của mình trước hành vi hành vi của mình
hành vi của mình là nguy hiểm cho của mình có thể có thể gây ra hậu XH, thấy thấy gây ra hậu quả là nguy hiểm cho quả nguy hại cho trước hậu quả nguy hại cho XH, xã hội, thấy của hành vi đó XH nhưng cho mặc dù phải thấy trước hậu quả có thể xảy ra, trước và có thể
rằng: hậu quả đó
của hành vi đó tuy không mong thấy trước hậu sẽ không xảy ra
và mong muốn muốn nhưng vẫn quả đó hoặc có thể ngăn lOMoARcPSD|396 510 89 có ý thức để mặc hậu quả xảy ra cho hậu quả xảy ngừa được ra ĐỘNG CƠ VÀ MỤC ĐÍCH
+ Động cơ: là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm
tội. VD: động cơ trả thù, động cơ ghen tuông,...
+ Mục đich: là kết quả cuối cùng mà chủ thể mong muốn hậu quả xảy ra khi thực
hiện hành vi (lỗi cố ý) -
Khách thể của VPPL: là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ tránh khỏi sự xâm
hại của VPPL nhưng bị hành vi VPPL xâm phạm đến và gây thiệt hại (hoặc đe dọa gây
thiệt hại). VD: hành vi cố ý gây thương tích xâm phạm tới quyền được bảo vệ sức khỏe,
tính mạng, hành vi trộm cắp xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác,... 1.4 Các loại VPPL - Vi phạm hình sự - Vi phạm hành chính - Vi phạm dân sự - Vi phạm kỷ luật
2. Trách nhiệm pháp lý 2.1 Khái niệm
Là hậu quả của hành vi VPPL được thể hiện trong việc CQNN có thẩm quyền áp dụng một hay
nhiều biện pháp cưỡng chế được quy định trong bộ phận chế tài QPPL đối với VPPL
2.2 Đặc điểm của trách nhiệm pháp lý -
Là hậu quả của hành vi VPPL, chỉ phát sinh khi có VPPL xảy ra -
Do CQNN có thẩm quyền thực hiện -
Phải căn cứ văn bản QPPL đã được ban hành và đang có hiệu lực pháp lý -
Luôn gắn liền với cưỡng chế nhà nước
2.3 Các dạng trách nhiệm pháp lý - TNPL hình sự - TNPL hành chính - TNPL dân sự - TNPL kỷ luật VP HÀNH VP HÌNH SỰ VP DÂN SỰ VP KỶ LUẬT CHÍNH Khái niệm là hành vi nguy là hành vi có lỗi là hành vi hiểm cho XH do cá nhân, tổ được quy định chức thực hiện, lOMoARcPSD|396 510 89 vi phạm quy định trong BLHS, do của pháp luật về người có năng quản lý nhà nước lực TNHS thực mà không phải là hiện 1 cách cố ý tội phạm và theo hoặc vô ý, xâm quy đị nh của phạm độc, lập pháp luật phải bị chủ quyền, chế xử phạt vi phạm độ chính trị,... hành chính (K1 (K1 điều 8 BLHS) điều 2 Luật XLVPHC)