Đề cương học phần Giáo Dục Học( đầy đủ) môn Giáo dục học | Đại học Sư Phạm Hà Nội

Đề cương học phần Giáo Dục Học( đầy đủ) môn Giáo dục học | Đại học Sư Phạm Hà Nội giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN GIÁO DỤC HỌC
Câu 1: Trình bày, phân tích các khái niệm cơ bản của GDH.
1. Kể tên các khái niệm cơ bản của GDH.
- Quá trình giáo dục (theo nghĩa rộng): quá trình tác động mục đích, tổ chức, kế
hoạch, có nội dung bằng phương pháp khoa học của nhà giáo dục tới người được giáo dục
trong các cơ quan giáo dục, nhằm hình thành nhân cách cho họ.
- Giáo dục quá trình hình thành cho người được giáo dục lí tưởng, động cơ,(theo nghĩa hẹp)
tình cảm, niềm tin, những nét tính cách của nhân cách, những hành vi, thói quen xử đúng
đắn trong xã hội thông qua việc tổ chức cho họ các hoạt động và giao lưu.
- Dạy học quá trình tác động qua lại giữa người dạy người học nhằm giúp cho người học
lĩnh hội những tri thức khoa học, phát triển năng lực duy năng lực hoạt động sáng tạo,
trên sở đó hình thành thế giới quan các phẩm chất nhân cách của người học theo mục
đích giáo dục.
2. Phân biệt khái niệm dạy học và giáo dục.
Từ nội hàm của các khái niệm trên, thể thấy: Quá trình giáo dục (nghĩa rộng) bao gồm
hai quá trình bộ phận quá trình dạy học quá trình giáo dục (theo nghĩa hẹp). Điểm chung
giữa các quá trình này là đều hướng tới mục tiêu hình thành, phát triển nhân cách cho người học
(người được giáo dục). Đồng thời, trong các quá trình đó, vai trò của nhà giáo dục (người dạy)
đều là chủ đạo.
Tuy nhiên, giữa hai quá trình này những điểm khác biệt được thể hiện cụ thể qua bảng
so sánh như sau:
Tiêu chí Giáo dục DẠY HỌC
Chức năng trội Giúp học sinh hình thành, phát triển
các phẩm chất đạo đức
Giúp học sinh lĩnh hội tri thức, phát
triển năng lực trí tuệ
Lực lượng tiến
hành
- Chủ yếu được tiến hành dưới vai trò
của giáo viên chủ nhiệm lớp phối kết
hợp với các lực lượng giáo dục khác
(trong nhà trường ngoài nhà
trường)
Chủ yếu được tiến hành dưới vai trò
chủ đạo của các giáo viên bộ môn
Cách thức tiến
hành
Được thực hiện thông qua việc tổ
chức các hoạt động giáo dục
Được thực hiện chủ yếu thông qua các
giờ học trên lớp
Thời gian Đòi hỏi quá trình lâu dài, thường
xuyên, liên tục
thể thực hiện trong thời gian tương
đối ngắn
Như vậy, điểm khác biệt giữa QTDH và QTGD là:
Thứ nhất, về chức năng trội, quá trình giáo dục ưu thế hình thành phát triển các
phẩm chất đạo đức cho học sinh (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực…); còn quá trình dạy
học lại ưu thế khi hình thành tri thức phát triển các năng lực của người học. Các năng lực
cốt lõi như: năng lực tự chủ tự học, năng lực giao tiếp hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề
và sáng tạo được hình thành chủ yếu trong quá trình dạy học...
Thứ hai, về lực lượng tiến hành:...
Thứ ba, về cách thức tổ chức...
3. Mối quan hệ giữa các khái niệm:
Các khái niệm dạy học và giáo dục tuy có sự khác nhau tương đối về chức năng trội, về lực
lượng tiến hành cũng như cách thức thực hiện, nhưng chúng có mối quan hệ chặt chẽ và tác động
biện chứng với nhau. Kết quả của quá trình dạy học là cơ sở để thực hiện tốt quá trình giáo dục và
ngược lại, việc thực hiện chưa tốt quá trình giáo dục cũng sẽ dẫn đến những hạn chế nhất định
kém hiệu quả đối với quá trình dạy học.
4. KLSP
- Do dạy học giáo dục đều những ưu thế riêng trong sự hình thành, phát triển nhan cách
học sinh, nhà giáo dục cần ý thức được vai trò quan trọng của cả quá trình giáo dục quá
trình dạy học khi tác động đến học sinh.
- Để giáo dục học sinh toàn diện thì bản thân giáo viên không chỉ trau dồi chuyên môn của bản
thân mà còn phải bồi dưỡng và rèn luyện các phẩm chất đạo đức của nhà giáo mẫu mực.
- Khi tổ chức các hoạt động giáo dục, cần lưu ý đến việc trang bị tri thức, phát triển trí tuệ cho
học sinh. Không những thế, còn phải thông qua hoạt động đó, bồi dưỡng cho học sinh các
phẩm chất cần có theo mục tiêu, yêu cầu của giáo dục đề ra.
- Nhà giáo dục cần không ngừng mở rộng kiến thức, nâng cao năng lực phạm để giáo dục
học sinh toàn vẹn và hiệu quả.
- Nhà giáo dục cần thay đổi nội dung phù hợp, hấp dẫn để kích thích hoạt động học của HS diễn
ra sôi nổi, tích cực.
- Để đạt được hiệu quả giáo dục, nhà giáo dục cần phải tổ chức tốt hoạt động dạy học, áp dụng
khao học kĩ thuật trong giảng dạy.
- Nhà giáo dục cần lưu ý khi tổ chức các hoạt động cần hướng mục tiêu cụ thể tới đối tượng học
sinh, tổ chức có hiệu quả.
Câu 2: Phân tích các chức năng xã hội của giáo dục?
Quá trình giáo dục (theo nghĩa rộng): Là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có kế
hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của nhà giáo dục tới người được giáo dục
trong các cơ quan giáo dục, nhằm hình thành nhân cách cho họ.
Với tư cách là một hiện tượng xã hội, giáo dục tác động vào từng cá nhân để trở thành
những nhân cách theo yêu cầu phát triển của xã hội. Giáo dục tác động đến các lĩnh vực của đời
sống xã hội, đến các quá trình xã hội mà con người là chủ thể. Những tác động đó, xét dưới góc
độ xã hội học, được gọi là những chức năng xã hội của giáo dục. Giáo dục trong xã hội xã hội chủ
nghĩa đã thực hiện 3 chức năng xã hội của mình: Chức năng kinh tế- sản xuất; chức năng chính
trị- xã hội và chức năng tư tưởng- văn hóa.
1. Chức năng kinh tế - sản xuất
Giáo dục tái sản xuất sức lao động xã hội, tạo nên sức lao động mới có chất lượng cao hơn,
thay thế sức lao động cũ đã lạc hậu, đã già cỗi hoặc đã mất đi bằng cách phát triển những năng
lực chung và năng lực chuyên biệt của con người, nhằm tạo ra một năng suất lao động cao hơn,
thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế xã hội.
Xã hội hiện đại đặt ra những yêu cầu cao đối với chất lượng nguồn nhân lực: có trình độ
học vấn cao, có tay nghề vững vàng, năng động, sáng tạo, linh hoạt để thích nghi, đáp ứng được
những yêu cầu của tiến trình phát triển xã hội. Dạy học theo tiếp cận năng lực là một trong giải
pháp quan trọng để phát triển năng lực hành động cho người học trong các nhà trường, đáp ứng
được yêu cầu của thị trường lao động hiện nay.
Kết luận sư phạm:
- Giáo dục luôn gắn kết với thực tiễn xã hội.
- Tiếp tục thực hiện mục tiêu: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
- Hệ thống giáo dục nhà trường không ngừng đổi mới nhằm phát triển năng lực hành động
cho người học, đáp ứng tốt yêu cầu của thực tiễn nghề nghiệp.
2. Chức năng chính trị - xã hội
Giáo dục tác động đến cấu trúc xã hội, tức là tác động đến các bộ phận, các thành phần xã
hội (các giai cấp, các tầng lớp, các nhóm xã hội...) làm thay đổi tính chất mối quan hệ giữa các bộ
phận, thành phần đó bằng cách nâng cao trình độ văn hóa chung cho toàn thể xã hội.
Giáo dục trở thành phương tiện, công cụ để khai sáng nhận thức, bồi dưỡng tình cảm, củng
cố niềm tin, kích thích hành động của tất cả các lực lượng xã hội, nhằm duy trì, củng cố thể chế
chính trị- xã hội cho một quốc gia nào đó.
Giáo dục xã hội chủ nghĩa góp phần làm cho cấu trúc xã hội trở nên thuần nhất, làm cho
các giai cấp, các tầng lớp, các thành phần xã hội.. ngày càng xích lại gần nhau.
Ở nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước, đại diện cho quyền lực “của dân,
do dân, vì dân” trên nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục là sự
nghiệp của Đảng, của Nhà nước và của toàn dân. Giáo dục phục vụ cho mục tiêu: dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Kết luận sư phạm:
- Người giáo viên luôn phải nắm vững quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của
nhà nước.
- Giúp học sinh hiểu, tin tưởng và thực hiện theo đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của
nhà nước
3. Chức năng tư tưởng – văn hóa
Với chức năng tư tưởng- văn hóa, giáo dục tham gia vào việc xây dựng một hệ tư tưởng
chi phối toàn xã hội, xây dựng một lối sống phổ biến trong xã hội bằng cách phổ cập giáo dục phổ
thông với trình độ ngày càng cao cho mọi tầng lớp xã hội.
Thông qua giáo dục, những tư tưởng xã hội được thấm đến từng con người, giáo dục hình
thành ở con người thế giới quan, giáo dục ý thức, hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.
Nhờ giáo dục, tất cả các giá trị văn hoá của nhân loại, của dân tộc, của cộng đồng được bảo tồn và
phát triển, trở thành hệ thống giá trị của từng con người.
Kết luận sư phạm
- Đa dạng hóa các loại hình và phương thức đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân,nhằm tạo
cơ hội cho người dân được đi học và học suốt đời
- Sử dụng sức mạnh của các phương tiện thông tin đại chúng.
Trong ba chức năng xã hội của giáo dục, chức năng kinh tế - sản xuất là chức năng quan
trọng nhất, nó là cơ sở để thực hiện chức năng chính trị - xã hội, chức năng tư tưởng – văn hóa.
Câu 3: trình bày tính chất của giáo dục
Quá trình giáo dục (theo nghĩa rộng): Là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch,
có nội dung và bằng phương pháp khoa học của nhà giáo dục tới người được giáo dục trong các
cơ quan giáo dục, nhằm hình thành nhân cách cho họ.
(1) Tính phổ biến, vĩnh hằng của giáo dục
Giáo dục chỉ có ở xã hội loài người, nó là một phần không thể tách rời của đời sống xã hội,
giáo dục có ở mọi thời đại, mọi thiết chế xã hội khác nhau.
Giáo dục xuất hiện cùng với sự xuất hiện của xã hội và nó mất đi khi xã hội không tồn tại,
điều kiện không thể thiếu được cho sự tồn tại phát triển của mỗi nhân hội loài
người.
Như vậy, giáo dục tồn tại cùng với sự tồn tại của xã hội loài người, là con đường đặc trưng
cơ bản để loài người tồn tại và phát triển.
(2) Tính lịch sử của giáo dục ( )Giáo dục chịu sự quy định của xã hội
Giáo dục một hoạt động gắn liền với tiến trình đi lên của hội, mỗi giai đoạn phát
triển của lịch sử đều nền giáo dục tương ứng, khi hội chuyển từ hình thái kinh tế hội
này sang hình thái kinh tế hội khác thì toàn bộ hệ thống giáo dục tương ứng cũng biến đổi
theo.
Giáo dục chịu sự quy định của hội, phản ánh trình độ phát triển kinh tế hội
đáp ứng các yêu cầu kinh tế hội trong những điều kiện cụ thể. Giáo dục luôn biến đổi trong
quá trình phát triển của lịch sử loài người, không một nền giáo dục rập khuôn cho mọi hình
thái kinh tế – xã hội, cho mọi giai đoạn của mỗi hình thái kinh tế – xã hội cũng như cho mọi quốc
gia, chính vì vậy giáo dục mang tính lịch sử. mỗi thời lịch sử khác nhau thì giáo dục khác
nhau về mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục. Các chính sách giáo dục
luôn được hoàn thiện dưới ảnh hưởng của những kinh nghiệm và các kết quả nghiên cứu.
(3) Tính giai cấp của giáo dục
Trong xã hội có giai cấp, giáo dục bao giờ cũng mang tính giai cấp.
Giáo dục thuộc về một giai cấp xác định – giai cấp thống trị xã hội.
Giáo dục được sử dụng như một công cụ để duy trì và củng cố vai trò thống trị của mình.
Giáo dục cũng được sử dụng như một công cụ, phương tiện để đấu tranh giai cấp – đối với
giai cấp bị bóc lột, bị thống trị.
Giáo dục làm phương tiện đánh tranh, lật đổ giai cấp thống trị
Tính giai cấp của giáo dục thường được biểu hiện qua mục đích giáo dục chi phối,
định hướng chính trị đối với sự vận động và phát triển của giáo dục.
Theo V.I.Lênin: Trong hội giai cấp, không thể thêm một nền giáo dục, một nhà
trường nào lại đứng trên hay đứng ngoài giai cấp.
Ở Việt Nam, mục đích của Nhà nước ta là hướng tới xóa bỏ áp bức bóc lột, từ đó hướng tới
sự bình đẳng, công bằng trong giáo dục. Khi chuyển sangchế thị trường, bên cạnh những mặt
tích cực cơ bản vẫn có những mặt trái khó tránh được, nhà nước ta đã cố gắng đưa ra những chính
sách đảm bảo công bằng trong giáo dục như:
- Mọi công dân đều có quyền tiếp cận hệ thống giáo dục.
- Đảm bảo cho những học sinh, sinh viên năng khiếu, tài năng tiếp tục được đào tạo
lên cao bất kể điều kiện kinh tế, hoàn cảnh, giới tính, dân tộc, tôn giáo v.v. . Tiến hành
xóa mù chữ, phổ cập giáo dục.
- Đa dạng, mềm dẻo các loại hình đào tạo, các loại hình trường lớp nhằm tạo cơ hội học
tập cho mọi tầng lớp nhân dân.
Bên cạnh những tính chất trên, giáo dục còn có những tính chất như: Tính đại chúng, Tính
nhân văn, Tính dân tộc, Tính thời đại
Câu 4: Vai trò của giáo dục với sự phát triển, hình thành nhân cách?
Trả lời
(1) Khái niệm con người, cá nhân và nhân cách
- Con người là một thực thể sinh vật- xã hội mang bản chất xã hội, là chủ thể của hoạt động
nhận thức và thực tiễn, của những quan hệ xã hội và giao tiếp.
- Cá nhân là một thực thể sinh vật- xã hội- văn hóa với các đặc điểm về sinh lý, tâm lý và xã
hội trong sự liên hệ thống nhất với các chức năng xã hôi chung của loài người.
- Nhân cách là hệ thống giá trị làm người mà cá nhân đạt được với sự trưởng thành về phẩm
chất và năng lực trong quá trình thực hiện các chức năng xã hội của mình, được xã hội
đánh giá và thừa nhận.
(2) Khái niệm sự phát triển cá nhân
Phát triển cá nhân thực chất là khẳng định bản chất xã hội của con người, khẳng định trình
độ phát triển nhân cách của chính cá nhân. Sự phát triển nhân cách cá nhân được biểu hiện qua
những dấu hiệu sau:
Sự phát triển về mặt thể chất: Thể hiện ở sự tăng trưởng về chiều cao, trọng lượng, cơ bắp,
sự hoàn thiện chức năng các giác quan, sự phối hợp các chức năng vận động của cơ thể.
Sự phát triển về mặt tâm lý: Thể hiện sự biến đổi cơ bản trong đời sống tâm lý của cá
nhân: trình độ nhận thức, khả năng tư duy, quan điểm, lập trường, thói quen, xúc cảm, tình cảm,
tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu, ý chí, v.v...
Sự phát triển về mặt xã hội: Thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử trong các mối quan hệ với
những người xung quanh, ở tính tích cực nhận thức tham gia vào các hoạt động cải biến, phát
triển xã hội.
(3) Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi cá nhân
- Yếu tố Di truyền – Bẩm sinh
- Yếu tố Môi trường
- Yếu tố hoạt động cá nhân
- Yếu tố giáo dục
(4) Khái niệm giáo dục
Giáo dục là quá trình hoạt động phối hợp thống nhất giữa nhà giáo dục và người được giáo dục
nhằm hình thành và phát triển nhân cách theo những yêu cầu của xã hội.
(5) Vai trò của yếu tố giáo dục
Giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách, bởi vì nó được
thực hiện theo định hướng thống nhất vì mục đích nhân cách lí tưởng mà xã hội đang yêu cầu.
(6) Vai trò của yếu tố giáo dục đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách được thể
hiện:
- Giáo dục không chỉ vạch ra chiều hướng, mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách của
học sinh mà còn tổ chức, chỉ đạo, dẫn dắt học sinh thực hiện quá trình đó đến kết quả mong
muốn.
- Giáo dục là những tác động tự giác có điều khiển, có thể mang lại những tiến bộ mà các
yếu di truyền bẩm sinh hoặc môi trường, hoàn cảnh không thể tạo ra được do tác động tự phát. tố
- Giáo dục có sức mạnh cải biến những nét tính cách, hành thành phẩm chất lệch lạc không
phù hợp với yêu cầu, chuẩn mực của xã hội. Đó chính là kết quả quan trọng của giáo dục lại đối
với trẻ em hư hoặc người phạm pháp.
- Giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt đối với những người khuyết tật hoặc thiểu năng do
bệnh tật, tai nạn hoặc bẩm sinh, di truyền tạo ra. Nhờ có sự can thiệp sớm, nhờ có phương pháp
giáo dục, rèn luyện đặc biệt cùng với sự hỗ trợ của các phương tiện khoa học có thể giúp cho
người khuyết tật, thiểu năng phục hồi một phần chức năng đã mất hoặc phát triển các chức năng
khác nhằm bù trừ những chức năng bị khiếm khuyết, giúp cho họ hoà nhập vào cuộc sống cộng
đồng.
- Giáo dục là những tác động có điều khiển và điều chỉnh cho nên không những thích ứng
với các yếu tố di truyền, bẩm sinh, môi trường, hoàn cảnh trong quá trình hình thành và phát triển
nhân cách mà nó còn có khả năng kìm hãm hoặc thúc đẩy các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đó
theo một gia tốc phù hợp mã di truyền và môi trường không thể thực hiện được.
o Chú ý: Liên hệ để xây dựng ví dụ minh họa cho từng nội dung
(7) Kết luận sư phạm
- Cần có nhận thức đúng đắn về vai trò của giáo dục đến sự hình thành và phát triển nhân cách.
- Biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục ở người học
- Tổ chức quá trình giáo dục một cách khoa học, hợp lý:
+ Phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý HS
+ Yêu cầu giáo dục mang tính vừa sức với HS
+ Tổ chức các hoạt động và giao lưu đa dạng, phong phú cho HS
+ Lựa chọn nội dung giáo dục phù hợp và các phương pháp giáo dục khoa học
+ Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa nhà giáo dục và người được giáo dục
+ Khơi dậy khả năng tiềm ẩn, tố chất di truyền, tính tích cực trong hoạt động cá nhân của học sinh
nhằm mang lại hiệu quả cho quá trình giáo dục
Câu 5: Phân tích đặc điểm của quá trình giáo dục?
Giáo dục (theo nghĩa rộng): Là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch, có nội
dung và bằng phương pháp khoa học của nhà giáo dục tới người được giáo dục trong các cơ quan
giáo dục, nhằm hình thành nhân cách cho họ.
Đặc điểm của quá trình giáo dục
(1) Giáo dục một quá trình tính mục đích: Mọi tác động giáo dục đều mục đích
nhất định.
Mục đích giáo dục xuất phát từ những yêu cầu hội về phẩm chất nhân cách con người,
bị chi phối bởi trình độ kinh tế xã hội.
- : Quá trình giáo dục nhằm hình thành nhữngGiáo dục một quá trình tính lâu dài
phẩm chất, những nhân cách của nhân nên đòi hỏi một thời gian lâu dài mới đạt được kết
quả. Tính chất lâu dài của quá trình giáo dục được xem xét ở các góc độ sau:
+ Quá trình giáo dục được thực hiện trong suốt cả cuộc đời con người từ khi sinh ra cho
đến khi không còn sống nữa (Giáo dục suốt đời).
+ Việc hình thành một phẩm chất nhân cách cũng cần có thời gian lâu dài. Việc hình thành
và trở nên bền vững, ổn định của một hành vi, thói quen của cá nhân đòi hỏi một thời gian lâu dài
đi từ nhận thức đến niềm tin, thái độ đến hành vi thói quen, công việc đó không phải một sớm
một chiều mà có được.
+Quá trình hình thành một phẩm chất nhân cách đòi hỏi một thời gian lâu dài, việc sửa đổi,
cải tạo một nét nhân cách là đòi hỏi lâu dài hơn.
+ Những phẩm chất mới của nhân cách chỉ được trở nên vững chắc khi người được
giáo dục tiếp nhận và trải qua một thời gian tập luyện và thể nghiệm, thể hiện, đấu tranh bản thân
trong cuộc sống thực tế để trở thành kinh nghiệm sống của chính mình càng đòi hỏi một thời gian
lâu dài.
+ Kết quả tác động giáo dục, nhất là các tác động nhằm hình thành nhận thức mới, niềm tin
...thường khó nhận thấy ngay thể kết quả đó lại bị biến đổi hoặc bị mất đi. Do đó công tác
giáo dục phải được tiến hành bền bỉ, liên tục theo một kế hoạch ổn định, lâu dài đồng thời trong
quá trình giáo dục phải phát huy cao độ tính tự giác, nỗ lực tự giáo dục kéo dài, liên tục của người
được giáo dục thì mới đạt được hiệu quả cả quá trình giáo dục.
Kết luận phạm: Trong quá trình giáo dục nhà giáo dục không được nôn nóng, vội
vàng, đốt cháy giai đoạn. Nhà giáo dục cần phải đức tính kiên trì, bền bỉ, tính tự kiềm chế
cao.
(2) Giáo dục là một quá trình có tính phức tạp và chịu tác động bởi nhiều nhân tố:
Tính phức tạp được thể hiện ở chỗ:
+ Tính phức tạp của quá trình giáo dục trước hết nằmđối tượng của nó. Đối tượng của
quá trình giáo dục con người, thực chất tâm hồn con người, cái người khác không trực tiếp
nhìn thấy, còn đối tượng của các quá trình hoạt động khác thể nhìn thấy được một cách trực
quan, thể tri giác trực tiếp. Quá trình giáo dục tạo ra sự chuyển biến trong tâm hồn mỗi con
người cũng không thể đánh giá ngay được, khó định lượng được một cách rõ ràng. Mỗi cá nhân là
một thế giới đầy bí ẩn và hết sức phức tạp, đòi hỏi phải có thời gian và điều kiện mới có thể nhận
thức được.
+ Thứ hai kết quả quá trình giáo dục chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố khách quan,
chủ quan, bên trong, bên ngoài khác nhau. Vì vậy trong quá trình tiến hành giáo dục nhà giáo dục
cần quan tâm đến các điều kiện, các yếu tố khách quan, chủ quan, bên trong, bên ngoài của quá
trình giáo dục. Đó các điều kiện kinh tế chính trị, tôn giáo, phong tục tập quán, văn hoá...đặc
điểm tâm sinh lý, hoàn cảnh sống, điều kiện gia đình...của đối tượng. Muốn giáo dục có hiệu quả
nhà giáo dục phải hiểu đối tượng, nắm bắt được đối tượng.
+ Thứ ba, kết quả quá trình giáo dục không nhìn thấy ngay được, không đánh giá ngay
được, những cái khó định tính, định lượng một cách chính xác. Kết quả giáo dục phải thời
gian, có điều kiện , hoàn cảnh mới bộc lộ ra ngoài. Vì vậy việc đánh giá con người, đánh giá kết
quả quá trình giáo dục phải hết sức thận trọng, đòi hỏi phải có phương pháp phù hợp, phải có thời
gian và hoàn. Kết quả của hoạt động giáo dục nhiều khi không tỷ lệ thuận với cường độ lao động,
với sự đầu tư... tất cả những điều đó nói lên tính khó khăn, phức tạp của quá trình giáo dục.
(3) Quá trình giáo dục bao giờ cũng mang tính cụ thể:
Quá trình giáo dục được thực hiện trong cuộc sống, hoạt động giao lưu của mỗi
nhân. Với cách người được giáo dục, tiếp nhận các tác động giáo dục theo những quy luật
chung mang tính khái quát, đồng thời giáo dục lại phải chú ý tới những đặc điểm riêng biệt, cụ thể
của đối tượng thì mới hiệu quả do tránh được những tác động một các cứng nhắc, công thức
giáo điều.
Tính cụ thể của quá trình giáo dục được thể hiện:
+ Tác động giáo dục theo từng nhân người được giáo dục với những tình huống giáo
dục cụ thể, riêng biệt.
+ Mỗi học sinh đề một nhân tính độc lập tương đối của về trình độ được giáo
dục, về kinh nghiệm sống, về thái độ, về tình cảm, thói quen…nên quá trình tác động giáo dục
phải phù hợp với cái riêng, cụ thể của họ, giáo dục phải đi sát, phù hợp với đối tượng chính là thể
hiện sự nhận thức đúng đắn về đặc điểm này của quá trình giáo dục.
+ Công tác giáo dục phải tính đến đặc điểm của từng loại đối tượng cụ thể: Đặc điểm tâm
lý lứa tuổi, điều kiện hoàn cảnh sống, những diễn biến phức tạp, éo le của từng tình huống cụ thể
để nhà giáo dục thể tìm thấy hoặc dự đoán những nguyên nhân của các biểu hiện ( thái độ,
hành vi, thói quen ) từ đó mới có biện pháp phù hợp.
+ Quá trình giáo dục luôn phải giải quyết những mâu thuẫn, xung đột cụ thể giữa yêu cầu,
nhiệm vụ giáo dục và phẩm chất, năng lực tâm lý của người được giáo dục . Mâu thuẫn trong quá
trình giáo dục thường nảy khi học sinh phải giải quyết một nhiệm vụ giáo dục mới nhưng trình độ
giáo dục hiện có lại chưa đủ.
+ Quá trình giáo dục phải đặc biệt chú ý rèn luyện, luyện tập phương thức, thao tác, kỹ
năng thể hiện các yêu cầu, nội dung giáo dục, biến những yêu cầu từ bên ngoài thành nét tính
cách riêng, độc đáo của mỗi con người. Đó cũng chính là kết quả phải đạt được của quá trình giáo
dục.
+ Quá trình giáo dục được diễn ra trong thời gian, thời điểm, không gian với những điều
kiện, hoàn cảnh cụ thể.
+ Kết quả quá trình giáo dục cũng mang tính cụ thể đối với từng loại đối tượng giáo dục,
đối với từng mặt, từng yêu cầu giáo dục hoặc tổng quát trọn vẹn của một quá trình giáo dục cho
những đối tượng cụ thể.
Vì giáo dục mang tính cá biệt, cụ thể tức là giáo dục phải phù hợp với từng cá nhân cụ thể,
từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể mới có hiệu quả nên trong quá trình giáo dục, nhà giáo dục phải
thực sự thương yêu học sinh, quan tâm sâu sát học sinh để hiểu tường tận về các em,vậy mới
có thể có cách tác động phù hợp với từng đối tượng.
(4) Quá trình giáo dục thống nhất biến chứng với quá trình dạy học
- Giáo dục dạy học hai quá trình cùng mục đích hình thành phát triển nhân
cách, tuy nhiên chúng không đồng nhất.
- Dạy học nhằm tổ chức, điều khiển để người học chiếm lĩnh chất lượng hiệu quả
nội đung học vấn; giáo dục hình thành những phẩm chất đạo đức, hành vi, thói quen. hai hoạt. .
động này không tách biệt mà có quan hệ biện chứng với nhau. Trên cơ sở thực hiện các nhiệm vụ
dạy học thì thế giới quan các phẩm chất đạo đức của học sinh được hình thành phát triển,
ngược lại, giáo dục tốt các phẩm chất sẽ thúc đẩy hoạt động đạt kết quả cao, dạy học là quá trình
điều khiển được, còn quá trình giáo dục là quá trình phức tạp khó kiểm soát.
- Học sinh khách thể (đối tượng) của quá trình giáo dục, chủ thể của quá trình tựu
giáo dục: Trong quá trình giáo dục học sinh luôn nhận các tác động giáo dục từ phía nhà giáo dục
các lực lượng giáo dục khác, khi đó học sinh là khách thể của quá trình giáo dục. Nhưng khi tiếp
nhận các tác động giáo dục đó, người học không hoàn toàn thụ động mà là một thực thể xã hội, có
ý thức mang tính tích cực, học sinh với cách chủ thể của quá trình giáo dục khi tự giác,
chủ động tích cực thực hiện các yêu cầu của giáo dục từ bên ngoài. Hiệu quả quá trình giáo
dục phụ thuộc rất lớn vào vào tính chủ thể này của người được giáo dục.
Tóm lại: Trên đây những đặc điểm bản của quá trình giáo dục. Để thực hiện tốt quá
trình giáo dục, các nhà giáo dục cần nghiên cứu kỹ nắm vững được những đặc điểm nêu trên
của quá trình giáo dục.
Câu 6: phân tích bản chất của quá trình giáo dục?
Giáo dục (theo nghĩa hẹp): là quá trình hình thành cho người được giáo dục lí tưởng, động cơ,
tình cảm, niềm tin, những nét tính cách của nhân cách, những hành vi, thói quen cư xử đúng đắn
trong xã hội thông qua việc tổ chức cho họ các hoạt động và giao lưu
Bản chất của quá trình giáo dục
a. Quá trình giáo dục – quá trình xã hội nhằm giúp đối tượng giáo dục biến các yêu cầu
khách quan thành yêu cầu chủ quan của cá nhân
- Quá trình giáo dục nhằm hình thành và phát triển cá nhân con người trở thành những thành viên
xã hội. Những thành viên này phải thỏa mãn được hai mặt: vừa phù hợp (thích ứng) với các yêu
cầu xã hội ở mỗi giai đoạn phát triển, vừa có khả năng tác động cải tạo, xây dựng xã hội làm cho
nó tồn tại và phát triển. Những nét bản chất của cá nhân con người chính là do các mối quan hệ xã
hội hợp thành.
- Quá trình giáo dục là quá trình làm cho đối tượng giáo dục ý thức được các quan hệ xã hội và
các giá trị của nó, biết vận dụng vào các lĩnh vực của đời sống xã hội: kinh tế, văn hóa – xã hội,
đạo đức, tôn giáo, pháp luật, gia đình, ứng xử … nhằm thỏa mãn nhu cầu của cá nhân và yêu cầu
của xã hội.
b. Quá trình giáo dục là quá trình tổ chức cuộc sống, hoạt động và giao lưu cho đối tượng
giáo dục
- Quá trình giáo dục là quá trình hình thành bản chất người – bản chất xã hội trong mỗi cá nhân
một cách có ý thức, là quá trình tổ chức để mỗi cá nhân chiếm lĩnh được các kinh nghiệm xã hội.
Triết học mác – xít đã khẳng định: Bản chất xã hội của con người chỉ có được khi nó tham gia vào
đời sống xã hội đích thực thông qua hoạt động và giao lưu ở một môi trường văn hóa (văn hóa vật
chất và tinh thần).
- Quá trình giáo dục vừa mang tính chất của hoạt động, vừa mang tính chất của giao lưu. Giáo dục
là một quá trình tác động qua lại mang tính xã hội giữa nhà giáo dục và đối tượng giáo dục, giữa
các đối tượng giáo dục với nhau và với các lực lượng, các quan hệ xã hội trong và ngoài nhà
trường.
=> Như vậy, bản chất của quá trình giáo dục là quá trình tổ chức cuộc sống, tổ chức các hoạt động
và giao lưu cho người được giáo dục tham gia một cách tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo nhằm
chuyển hóa những yêu cầu của các chuẩn mực của xã hội quy định thành hành vi và thói quen
hành vi tương ứng ở họ trên cơ đó thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục.
* Kết luận sư phạm
- Làm cho học sinh hiểu được nội dung các chuẩn mực, ý nghĩa xã hội của việc thực hiện đúng
đắn các chuẩn mực đó, hình thành xúc cảm tích cực niềm tin đối chuẩn mực.
- Giúp họ tích quỹ được kinh nghiệm thực tiễn tích cực, có nhu cầu và thói quen hành động đúng
trong các quan hệ đó.
- Xây dựng cho họ ý chí và năng lực xóa bỏ tàn dư của những quan hệ cũ, chối bỏ, chống lại quan
hệ xấu.
Câu 7: Phân tích các khâu của quá trình giáo dục
Quá trình giáo dục theo nghĩa hẹp
Phân tích logic của quá trình giáo dục
1. Khái niệm logic của Quá trình giáo dục
Lôgic của quá trình giáo dục trình tự vận động hợp quy luật của quá trình giáo dục,
nhằm đảm bảo cho người được giáo dục đi từ trình độ tri thức, xúc cảm, tình cảm và hành vi, thói
quen hành vi phù hợp với các chuẩn mực xã hội tương ứng từ lúc bắt đầu tham gia một hoạt động
giáo dục nào đó, đến trình độ trình độ tri thức, xúc cảm, tình cảm hành vi, thói quen hành vi
phù hợp với các chuẩn mực xã hội, tương ứng với lúc kết thúc hoạt động giáo dục.
2. Các khâu của quá trình giáo dục
Quá trình giáo dục mang tính toàn vẹn. Để hình thành và phát triển bất kì một phẩm chất
nhân cách nào đó đều phải tác động vào tất cả các mặt của đời sống tâm nhân: nhận thức,
tình cảm, năng hành động ý chí, Từ luận thực tiễn giáo dục, ta thể thấy quá trình
giáo dục diễn ra theo các khâu cơ bản sau:
a. Tổ chức điều khiển người được GD nắm vững những tri thức về các chuẩn mực hội đã
quy định
Các chuẩn mực hội thước đo giá trị hành vi của con người được hội thừa nhận,
tác dụng định hướng, điều tiết hành vi của nhân, của nhóm hội trong những điều kiện nhất
định. Chuẩn mực xã hội cũng chính là những điều kiện mà xã hội kiểm tra hành vi của cá nhân và
cá nhân lại thể sử dụng để kiểm tra hành vi của mình trên cơ sở đó hướng tới sự phát triển
xã hội.
Trong xã hội tồn tại rất nhiều hệ thống các giá trị chuẩn mực hội: giá trị chuẩn mực về
pháp luật, chuẩn mực về đạo đức, chuẩn mực về truyền thống, chuẩn mực về phong tục tập quán,
chuẩn mực về thẩm mỹ…Trong đó, nhiều loại chuẩn mực về đạo đức, pháp luật đã được lựa chọn
và đưa vào nội dung quá trình giáo dục.
Nhận thức là cơ sở, là kim chỉ nam cho sự hình thành và điều chỉnh tình cảm, thái độ, hành
vi của mỗi cá nhân. Muốn người được giáo dục tự giác tích cực thực hiện theo các chuẩn mực xã
hội đã quy định. Đòi hỏi nhà giáo dục cần phải tác động tới nhận thức của người được giáo dục,
giúp cho người được giáo dục nắm vững được những tri thức về các chuẩn mực xã hội bao gồm:
- Ý nghĩa xã hội và ý nghĩa cá nhân của các chuẩn mực xã hội quy định.
- Nội dung của các chuẩn mực (bao gồm các khái niệm tương ứng)
- Cách thức thực hiện theo các yêu cầu chuẩn mực đó.
Tuy nhiên, kết quả của quá trình nhận thức đó phụ thuộc vào trình độ văn hóa, kinh khái niệm
về đạo đức, về quyền lợi và nghĩa vụ, về quy tắc sống, chuẩn mực xã hội, những giá trị văn hóa sẽ
được hình thành.
b. Tổ chức điều kiển người được giáo dục hình thành niềm tin tình cảm tích cực với các
chuẩn mực xã hội quy định
Chính trong quá trình hình thành, phát triển tri thức về các chuẩn mực hội cho người
được giáo dục thì thái độ, niềm tin, tình cảm tích cực đối với các chuẩn mực xã hội ở họ dần được
hình thành.
Trong quá trình giáo dục, niềm tin đối với các chuẩn mực xã hội được thể hiện ở người được
giáo dục theo các mức độ tăng dần như sau:
- Người được giáo dục nắm được nghiệm sống, sự trải nghiệm của mỗi người, sản phẩm
của quá trình học tập và tự tu dưỡng. Đối với học sinh phổ thông, giáo dục ý thức cá nhân là khâu
cực kì quan trọng, quá trình này được thực hiện thông qua quá trình học tập và các hoạt động rèn
luyện trong và ngoài nhà trường. Qua đó những những tri thức về các chuẩn mực xã hội
- Tin về mặt lý luận cũng như về mặt thực tiễn đối với tính chân lý đúng đắn của các chuẩn
mực xã hội
- Mong muốn tuân theo những yêu cầu được phản ánh trong các chuẩn mực xã hội.
- Bước đầu có hành vi phù hợp với các chuẩn mực xã hội
- Hài lòng về hành vi của mình khi đã hoàn thành phù hợp với các chuẩn mực xã hội
- Tỏ thái độ không khoan nhượng đối với những hành vi của người khác có mâu thuẫn với
những chuẩn mực xã hội.
Chính niềm tin đó cùng với những tri thức tương ứng thu lượm được sẽ tạo nên người
được giáo dục ý thức đúng đắn. Trong quá trình hình thành ý thức nói chung, niềm tin nói riêng
cho người được giáo dục đã làm nảy nở những xúc cảm, tình cảm tốt đẹp đối với các chuẩn mực
hội. Những xúc cảm, tình cảm tích cực đó như những “chất men” kích thích người được
giáo dục chuyển hóa ý thức cá nhân thành hành vi thói quen tương ứng.
Kinh nghiệm thực tiễn giáo dục cho thấy:
- Nếu ý thức về các chuẩn mực hội của người được giáo dục bị hạn chế thì tình cảm
tương ứng cũng bị hạn chế, điều đó dẫn tới hành vi tương ứng mang tính chất hình thức, thậm chí
không hình thành hoặc rơi vào tình trạng sai lệch.
- Nếu người được giáo dục nhận thức đúng về các chuẩn mực hội không tình
cảm tương ứng thì hành vi tương ứng skhô khan cứng nhắc thậm chí không hình thành hay
sai lệch: “Yêu nên tốt, ghét nên xấu”
- Nếu người được giáo dục nắm các chuẩn mực hội một cách không tự giác sẽ dẫn đến
tình trạng nói làm không đi đôi với nhau kết quả giáo dục hình thành bộ mặt nhân cách
giả tạo.
Đối với các trường phổ thông thì công tác giáo dục thái độ, niềm tin, tình cảm tích cực cho
học sinh đối với việc học tập, các mối quan hệ gia đình, bạn, hội, đối với tự nhiên môi
trường xung quanh là điều có ý nghĩa rất quan trọng. Giáo dục xây dựng niềm tin cho các em vào
chân lí, lẽ phải, giáo dục tình cảm yêu mến, kính trọng thầy cô giáo, cha mẹ; thân ái với bạn bè,…
và đồng thời chú ý uốn nắn, điều chỉnh kịp thời những biểu hiện thái độ lệch lạc, thiếu trong sáng
làm ảnh hưởng tới hiệu quả quá trình giáo dục.
c. Tổ chức điều khiển người được giáo dục hình thành hành vi thói quen hành vi phù hợp
với các chuẩn mực xã hội đã quy định
Nhân cách của mỗi người được thể hiện bằng hành vi thói quen hành vi của họ chứ
không chỉ dừng ở sự hiểu biết của họ. Hành vi là biểu hiện cụ thể nhất của bộ mặt tâm lí, đạo đức
của con người.
Mục đích của quá trình giáo dục là hình thành ở người được giáo dục phẩm chất nhân cách
của người công dân, người lao động đáp ứng yêu cầu xã hội. Do đó, quá trình giáo dục quan trọng
nhất là phải tổ chức, điều khiển người được giáo dục tham gia vào những mối quan hệ hoạt động
và giao lưu để họ tự rèn luyện nhằm hình thành những hành vi phù hợp với các chuẩn mực xã hội
lặp đi lặp lại những nh vi đó thành thói quen tương ứng. Bởi hành vi văn hóa khi đã trở
thành thói quen sẽ mang tính bền vững tự động hóa trong cách ứng xử của mọi tình huống
cuộc sống hàng ngày của người được giáo dục.
Hành vi và thói quen hành vi của mỗi người được hình thành trong quá trình hoạt động và
được rèn luyện trong các tình huống cụ thể, đa dạng của cuộc sống. Giáo dục hành vi, thói quen
hành vi văn hóa kết quả của cả một quá trình học tập tu dưỡng rèn luyện lâu dài của
người được giáo dục.
Chính vì vậy, quá trình giáo dục phải tổ chức các hoạt động đa dạng phong phú dưới nhiều
hình thức khác nhau và ngày càng phức tạp đồng thời chú ý bồi dưỡng cho người được giáo dục
ý thức tự rèn luyện, năng lực tự kiểm tra, tự đánh giá thường xuyên trên sở đó các thói quen
hành vi đạo đức của người được giáo dục mới được hình thành.
Lưu ý: những hành vi hình thành người được giáo dục phải thoả mãn các tiêu chí sau
đây:
Hành vi đó có phù hợp với các chuẩn mực xã hội quy định hay không?
Hành vi đó có được thể hiện ở mọi nơi mọi lúc hay không?
Hành vi có được duy trì bền vững theo thời gian hay không?
Hành vi đó có động cơ đúng hay sai? Có ý nghĩa xã hội và cá nhân như thế nào?
Tóm lại: Các khâu trên đây của quá trình giáo dục tác động đồng bộ tới nhận thức, tình
cảm, hành vi thói quen của người được giáo dục mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ cho
nhau thậm trí là thâm nhập vào nhau: nhận thức là cơ sở là điều kiện cần cho việc hình thành tình
cảm, hành vi tương ứng ở người được giáo dục; Niềm tin, tình cảm là động lực thúc đẩy nhân
hoạt động để biến nhận thức thành hành động; Việc thể nghiệm hành vi rèn luyện hành vi
yếu tố quyết định sự hình thành phát triển nhân cách của người được giáo dục.
Trong thực tiễn giáo dục, khi vận dụng các khâu của quá trình giáo dục đòi hỏi nhà
giáo dục không nhất thiết phải tuân theo trình tự các khâu nêu trên. Việc vận dụng các khâu sao
cho phù hợp với từng đối tượng, yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục và hoàn cảnh cụ thể nhằm phát huy
tính hiệu quả của quá trình giáo dục.
Câu 8: trình bày pp nêu gương, khen thưởng, trách phạt, thi đua, kể chuyện, giảng giải đàm
thoại, tập luyện, giao việc, rèn luyện.
1. Khái niệm phương pháp giáo dục
Phương pháp giáo dục hệ thống cách thức hoạt động của nhà giáo dục người được
giáo dục thực hiện trong sự thống nhất với nhau nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục phù
hợp với mục đích giáo dục đặt ra.
2. Một số cách phân loại các phương pháp giáo dục
Quá trình giáo dục là một quá trình phức tạp, các phương pháp giáo dục được hiểu trên
nhiều bình diện khác nhau và có cách phân chia nhóm phương pháp giáo dục gọi tên khác nhau.
Sau đây là một số cách phân loại các phương pháp giáo dục:
- Dựa trên cơ sở lực lượng giáo dục tham gia vào quá trình giáo dục ta có các phương pháp
giáo dục: Nhóm phương pháp giáo dục gia đình, nhóm phương pháp giáo dục i, nhóm
phương pháp giáo dục đoàn thể, nhóm phương pháp giáo dục nhà trường.
- Dựa trên cơ sở nôi dung giáo dục, ta có các phương pháp giáo dục: phương pháp giáo dục
đạo đức, phương pháp giáo dục thẩm mỹ, phương pháp giáo dục pháp luật....
- Dựa trên sở đặc điểm tâm lứa tuổi của đối tượng giáo dục ta các phương pháp
giáo dục: phương pháp giáo dục trẻ trước tuổi học, phương pháp giáo dục học sinh tiểu học,
phương pháp giáo dục học sinh THPT....
- Dựa trên sở tiếp cận phương thức tác động giáo dục trực tiếp hay gián tiếp đối tượng
giáo dục ta có: phương pháp giáo dục tác động “tay đôi”, phương pháp “bùng nổ phạm”,
phương pháp giáo dục tác động song song, phương pháp tạo dư luận…
- Dựa trên cơ sở quy trình các khâu của quá trình giáo dục, ta có 3 nhóm phương pháp giáo
dục sau đây:
+ Nhóm các phương pháp hình thành ý thức nhân của người được giáo dục về các
chuẩn mực xã hội quy định (Đàm thoại, Kể chuyện, Giảng giải, Nêu gương)
+ Nhóm các phương pháp tổ chức hoạt động hình thành hành vi thói quen hành vi
ứng xử cho người được giáo dục phù hợp với các chuẩn mực xã hội (CMXH) quy định (Phương
pháp giao việc, Phương pháp tập luyện, Phương pháp rèn luyện)
+ Nhóm các phương pháp kích thích và điều chỉnh hành vi ứng xử của người được giáo
dục phù hợp với các CMXH quy định (Khen thưởng, Trách phạt, Phương pháp thi đua )
Các cách phân chia phương pháp giáo dục nêu trên đều dựa trên các cách tiếp cận
khác nhau và tùy thuộc vào mục đích, mục tiêu giáo dục đặt ra mà nhà giáo dục lựa chọn, sử dụng
các phương pháp giáo dục cho phù hợp.
3. Hệ thống các phương pháp giáo dục
Theo cách phân loại phổ biến về hệ thống các phương pháp giáo dục - cách phân loại dựa
trên cơ sở logic của quá trình giáo dục, hệ thống các phương pháp giáo dục bao gồm:
(1) Nhóm các phương pháp hình thành ý thức cá nhân của người được giáo dục
- Đàm thoại
- Kể chuyện
- Giảng giải
- Nêu gương
(2) Nhóm các PP hình thành hành vi và thói quen hành vi của người được giáo dục
- Yêu cầu sư phạm
- Luyện tập
- Rèn luyện
(3) Nhóm các PP kích thích hoạt động điều chỉnh hành vi ứng xử của người được giáo
dục
- Khen thưởng
- Trách phạt
- Thi đua
Cách phân chia các phương pháp giáo dục thành 3 nhóm phương pháp nêu trên chỉ có tính
chất tương đối. Quá trình giáo dục tác động tới người được giáo dục không nhất thiết phải tuần tự
tác động tới nhận thức, cảm xúc, tình cảm rồi mới tác động tới hành vi, thói quen hành vi ứng xử
của người được giáo dục. Trong thực tiễn giáo dục, các tác động giáo dục luôn đan xen vào nhau,
hỗ trợ cho nhau thực hiện một cách linh hoạt với những đặc điểm tâm lứa tuổi của người
được giáo dục khác nhau, trong những tình huống, bối cảnh giáo dục đa dạng của cuộc sống.
(1) Trình bày và phân tích nội dung của PP đàm thoại trong giáo dục. Liên hệ thực tiễn
Đàm thoại phương pháp trò chuyện chủ yếu giữa nhà giáo dục người được giáo dục về
các chủ đề liên quan đến các CMXH nói chung, các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, thẩm mỹ
nói riêng bằng một hệ thống các câu hỏi do nhà giáo dục chuẩn bị trước.
Các loại đàm thoại: tùy vào mục tiêu của hoạt động đàm thoại, ta các loại như sau: đàm
thoại gợi mở, đàm thoại củng cố, hệ thống hoá...
Ý nghĩa của phương pháp đàm thoại:
+ Thông qua đàm thoại, người được giáo dục có cơ hội giải thích, đánh giá những sự kiện,
hiện tượng liên quan đến các hành vi tích cực hay tiêu cực, giải thích những tình huống đạo
đức, pháp luật…trên cơ sở đó nắm vững được những tri thức về các CMXH quy định và từ đó rút
ra những kết luận bổ ích cho bản thân.
+ Thông qua đàm thoại, người được giáo dục có điều kiện để khắc sâu, phát triển, hệ thống
hoá những vấn đề có liên quan đến các CMXH đã được giáo dục, từ đó hình thành, phát triển xúc
cảm, tình cảm tích cực đối với các CMXH.
+ Qua đàm thoại sẽ hình thành phát triển được người được giáo dục niềm tin đối với
các CMXH và trên cơ sở đó hình thành được ý thức cá nhân của người được giáo dục đối với các
CMXH quy định.
Yêu cầu thực hiện phương pháp đàm thoại:
+ Công tác chuẩn bị đàm thoại:
Nhà giáo dục cần xác định rõ chủ đề, mục tiêu, nội dung của buổi đàm thoại; xây dựng hệ
thống câu hỏi (chính – phụ) và thông báo cho người được GD chuẩn bị trước.
+ Tổ chức đàm thoại: Người tổ chức nêu lên chủ đề, mục tiêu, nội dung và các câu hỏi đặt
ra của buổi đàm thoại; Sau đó tổ chức trò chuyện giữa nhà giáo dục với người được giáo dục
giữa những người được giáo dục với nhau; Các ý kiến được lật đi lật lại cho đến khi hoàn thành
mục tiêu chủ đề đàm thoại.
+ Kết thúc đàm thoại: Nhà giáo dục cần kích thích những người được giáo dục rút ra
những kết luận, bài học cần thiết đối với bản thân và những người xung quanh. Sau cùng nhà giáo
dục tổng kết đánh giá kết quả đàm thoại.
Sinh viên liên hệ để lấy ví dụ
(2) Trình bày và phân tích nội dung của PP kể chuyện trong giáo dục. Liên hệ thực tiễn
Kể chuyện phương pháp tác động rất mạnh mẽ tới cảm xúc của người nghe thông qua
cách thức kể chuyện của người kể các nhân vật, tình huống trong nội dung của cốt truyện. Vì
vậy, kể chuyện phương pháp được sử dụng rất phổ biến trong quá trình giáo dục với những
người được giáo dục nhỏ tuổi.
- Định nghĩa kể chuyện là phương pháp nhà giáo dục dùng lời nói, điệu bộ, cử chỉ, nét mặt
để thuật lại một cách sinh động một câu chuyện có ý nghĩa giáo dục.
- Ý nghĩa của phương pháp kể chuyện:
+ Qua nội dung truyện kể cách thức kể chuyện, người được giáo dục sẽ hình thành
phát triển tri thức, xúc cảm tình cảm tích cực, niềm tin đúng đắn đối với các CMXH.
+ Người được giáo dục sẽ học tập được những gương tốt tránh được những gương
phản diện với óc phê phán nhận xét, đánh giá thông qua nội dung câu chuyện.
- Yêu cầu khi thực hiện phương pháp kể chuyện:
+ Lựa chọn truyện kể: Nhà giáo dục cần trên cơ sở mục tiêu giáo dục, với đối tượng giáo
dục cụ thể xác định chủ đề truyện kể; Lựa chọn cốt truyện được xây dựng phong phú, hấp dẫn
chứa đựng các tình huống giáo dục hướng tới mục tiêu giáo dục; Lưu ý khối lượng truyện kể phải
phù hợp về mặt thời gian, phù hợp với trình độ nhận thức, đặc điểm tâm sinh lý người được giáo
dục.
+ Người kể chuyện phải thể hiện lời nói sinh động, giọng nói, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phải
phù hợp với các tình tiết, các nhân vật trong cốt truyện. Nhằm gây sự tập trung chú ý, cảm xúc
mạnh mẽ cho người được giáo dục; Lưu ý có thểthể kết hợp với băng hình, các bức tranh ảnh
minh hoạ cho những tình huống nổi bật.
+ Sau khi kể chuyện : Đối với người được giáo dục tuổi nhỏ, nhà giáo dục có thể yêu cầu
trẻ tập kể lại nêu một số câu hỏi cho người được giáo dục trao đổi nhằm khắc sâu những bài
học về các CMXH, củng cố niềm tin đối với các CMXH và phát triển năng lực tưởng tượng sáng
tạo của người được giáo dục.
Sinh viên liên hệ để lấy ví dụ
(3) Trình bày và phân tích nội dung của phương pháp giảng giải trong giáo dục. Liên hệ
thực tiễn
Giảng giải phương pháp trong đó, nhà giáo dục dùng lơì nói để giải thích, chứng minh các
CMXH đã được qui định, nhằm giúp cho người được giáo dục hiểu nắm được ý nghĩa, nội
dung, qui tắc thực hiện các chuẩn mực này.
Ý nghĩa phương pháp giảng giải:
+ Người được giáo dục nắm vững những tri thức về các CMXH một cách tự giác trên
sở những luận cứ, luận chứng khoa học, dụ cụ thể, ràng… thông qua cách phân tích, giảng
giải của nhà giáo dục.
+ Thông qua giảng giải giúp hình thành niềm tin ở người được giáo dục về các CMXH quy
định.
+ Qua giảng giải người được giáo dục tránh được các tình trạng: nắm các CMXH,
quáng, máy móc, hình thức dẫn đến những hành vi tương ứng không tự giác.
- Yêu cầu trong quá trình giảng giải:
+ Chuẩn bị nội dung diễn giải đầy đủ, chính xác, đáp ứng các câu hỏi: Tại sao? Nội dung
gồm? Thực hiện theo qui tắc nào?
+ Khi giảng giải phải:
Lời nói: rõ ràng, khúc triết, không lan man dài dòng.
Lập luận: chính xác, dễ hiểu, lô gíc.
Minh hoạ: Tranh ảnh, băng hình (nếu cần), giáo dục thực tế gần gũi đời thường của
người được giáo dục.
thể nên thu hút người được giáo dục tham gia vào giải thích chứng minh…
và rút ra kết luận trong quá trình giảng giải.
Nên liên hệ để người được giáo dục liên hệ với thực tế, với bản thân.
Sinh viên liên hệ để lấy ví dụ
(4) Trình bày và phân tích nội dung của PP nêu gương trong giáo dục. Liên hệ thực tiễn
Nêu gương là phương pháp dùng những tấm gương sáng của các nhân hoặc của tập thể để
kích thích những người được giáo dục học tập và làm theo.
Phương pháp nêu gương có thể dùng những tấm gương tốt để người được giáo dục học tập và
gương xấu để tránh những hành vi tương tự.
+ Nêu gương tốt (chính diện) nhằm giúp người được giáo dục khắc phục những khó khăn
gặp phải của bản thân, học tập làm theo gương tốt, hướng vào những hành vi tích cực (làm
việc thiện).
Ví dụ về những tấm gương tốt: học sinh học giỏi, giúp đỡ bạn, giúp đỡ những người có hoàn
cảnh khó khăn, luôn trách nhiệm, nhiệt tình trong các hoạt động, “sinh viên nghèo vượt khó”,
“các nhà doanh nghiệp trẻ”, lao động giỏi, dũng cảm hy sinh vì nước vì dân, …
+ Nêu gương xấu (gương phản diện) nhằm giúp người được giáo dục phân tích, tránh hành
vi tương tự.
Ví dụ gương xấu như: lười học, chơi bời lêu lổng, cờ bạc rượu chè, ăn cắp, gây gổ, ăn nói
vô lễ, chốn thuế…
Ý nghĩa phương pháp nêu gương:
+ Qua nêu gương, nhà giáo dục sẽ giúp người được giáo dục phát triển năng lực phê
phán, đánh giá được hành vi của người khác và rút ra những kết luận bổ ích.
+ Người được giáo dục biết học những gương tốt đồng thời biết tránh gương xấu trong cuộc
sống và các hoạt động thực tiễn.
+ Qua việc phân tích, đánh giá của nhà giáo dục về những tấm gương sẽ giúp người được
giáo dục hình thành niềm tin về các CMXH mong muốn những hành vi phù hợp với các
CMXH quy định.
Yêu cầu thực hiện phương pháp nêu gương:
+ Trên cơ sở: mục tiêu, nội dung giáo dục cụ thể, đặc điểm tâm sinh của người được
giáo dục, nhà giáo dục lựa chọn những tấm gương sáng gương phản diện cho phù hợp. Tránh
lạm dụng những gương phản diện vì dễ dẫn tới tác dụng phản giáo dục.
+ Những tấm gương lựa chọn phải thoả mãn điều kiện sau đây:
Gần gũi với cuộc sống đời thường của người được giáo dục, tránh xa lạ, không
thích hợp.
Có tính điển hình, cụ thể. Tránh lan man, chung chung.
Phải có tính khả thi với người được giáo dục. “Tránh” quá lí tưởng nên người được
giáo dục chỉ có thể “chiêm ngưỡng” mà không bắt chước được.
+ Trong quá trình nêu gương, nhà giáo dục nên khuyến khích người được giáo dục liên hệ
thực tế, nêu những tấm gương cần học tập, phê phán và tham gia tích cực vào phân tích, đánh giá
những tấm gương đó để rút ra kết luận bổ ích.
+ Nhà giáo dục cần phải tự rèn luyện, xây dựng nhân cách bản thân trở thành một tấm
gương sáng trước người được giáo dục.
Sinh viên liên hệ để lấy ví dụ
(5) Trình bày phân tích nội dung của phương pháp nêu yêu cầu phạm trong giáo
dục. Liên hệ thực tiễn
Giao việc (nêu yêu cầu phạm) phương pháp nhà giáo dục lôi cuốn người được giáo
dục vào các hoạt động đa dạng với những công việc nhất định, với những nghĩa vụ cá nhân và
hội nhất định mà người được giáo dục phải hoàn thành.
- Ý nghĩa của phương pháp giao việc: Qua thực hiê n công viê c, hoạt đô ng được giao
người được giáo dục sẽ hình thành những hành vi, thói quen phù hợp với các yêu cầu công việc
được giao, yêu cầu của các CMXH quy định được thể hiện những kinh nghiệm ứng xử của
mình trong mối quan hệ đa dạng.
Yêu cầu thực hiện phương pháp giao việc:
+ Trước khi giao việc, nhà giáo dục cần giúp người được giáo dục ý thức đầy đủ về ý nghĩa
xã hội và ý nghĩa cá nhân của công việc phải làm và kích thích họ tự giác, tích cực hoạt động thực
hiện công việc được giao.
+ Nhà giáo dục đưa ra những yêu cầu cụ thể người được giáo dục phải hoàn thành
giúp họ định hướng đúng đắn toàn bộ chuỗi hành động phải hoàn thành.
+ Giao việc phải tính tới hứng thú, năng khiếu, điều kiện thực tiễn tính khả thi của hoạt
động của người được giáo dục nhằm phát huy thế mạnh ở họ trong hoạt động.
+ Quá trình thực hiện hoạt động nhà giáo dục cần theo dõi, giúp đỡ tạo điều kiện (nếu cần)
để người được GD hoàn thành mọi yêu cầu của công việc được giao.
+ Cần kiểm tra đánh giá công khai kết quả hoàn thành công việc của nhân hay tập thể
người được giáo dục. Lưu ý: nhà giáo dục luôn nhận xét cụ thể, những chỉ dẫn hỗ trợ
khuyến khích, động viên người được giáo dục tiếp tục tham gia các hoạt động thực tiễn.
+ thể phát huy ý thức tự quản của tập thể học sinh bằng việc để tập thể học sinh giao
việc cho cá nhân trong các hoạt động của lớp mà không nhất thiết giáo viên giao việc.
Sinh viên liên hệ để lấy ví dụ
(6) Trình bày và phân tích nội dung của PP luyện tập trong giáo dục. Liên hệ thực tiễn
Tập luyện là phương pháp tổ chức cho người được giáo dục thực hiện một cách đều đặn và có
kế hoạch các hoạt động nhất định, nhằm biến những hành động đó thành những thói quen ứng xử
ở người được giáo dục.
Ý nghĩa của phương pháp luyện tập:
+ Người được giáo dục môi trường hoạt động thực tiễn để trải nghiệm, củng cố, phát
triển niềm tin đối với các CMXH biến ý thức nhân về các CMXH thành những hành vi
tương ứng ở họ.
+ Người được giáo dục có môi trường hoạt động thực tiễn để lặp đi lặp lại các hành vi hoạt
động theo quy trình xác định trên sở đó tạo lập thành những thói quen hành vi ứng xử tương
ứng họ, đảm bảo tính bền vững của hành vi ứng xử phù hợp với các CMXH quy định người
được giáo dục.
Yêu cầu khi thực hiện phương pháp luyện tập:
+ Nhà giáo dục cần giúp cho người được giáo dục nắm được quy tắc hành vi hình dung
hành vi đó cần thực hiện như thế nào? để giúp họ thể định hướng cho việc thực hiện hành vi
qua tập luyện.
+ Trong những trường hợp cần thiết, nhà giáo dục thể làm mẫu cho người được giáo dục
về những hành vi cần tập luyện.
+ Cần tạo điều kiện cho người được giáo dục tập luyện theo quy tắc hành vi, theo mẫu hành
vi đã giới thiệu.
+ Nhà giáo dục cần khuyến khích người được giáo dục tập luyện thường xuyên, lặp đi lặp
lại những hành vi đã tập luyện qua việc thực hiện chế độ sinh hoạt hàng ngày, các hoạt động thực
tiễn của cuộc sống.
+ Nhà giáo dục cần tiến hành kiểm tra uốn nắn thường xuyên hành vi hoạt động của người
được giáo dục theo yêu cầu quy trình chuẩn đồng thời khuyến khích, động viên họ tự kiểm tra, tự
uốn nắn hành vi của mình trong quá trình luyện tập.
Sinh viên liên hệ để lấy ví dụ
(7) Trình bày và phân tích nội dung của PP rèn luyện trong giáo dục. Liên hệ thực tiễn
Rèn luyện phương pháp tổ chức cho người được giáo dục được thể nghiệm ý thức, tình
cảm, hành vi của mình về các CMXH trong những tình huống đa dạng của cuộc sống. Qua đó
hình thành và củng cố được những hành vi phù hợp với các CMXH đã quy định.
Ý nghĩa của phương pháp rèn luyện:
+ Thông qua những tình huống, hoạt động mới, đa dạng của cuộc sống thực, người được giáo
dục được trải nghiệm là chính mình đưa ra những quyết định và chịu trách nhiệm với những quyết
định đó. Trên cơ sở đó nhận ra mình ai, những cái phù hợp chưa phù hợp từ đó điều chỉnh
bản thân đáp ứng yêu cầu của CMXH.
+ Chính trong quá trình “thâm nhập” vào những tình huống mới, đa dạng của cuộc sống, người
được giáo dục phải tiến hành cuộc đấu tranh động để tự xác định động đúng đắn, định
hướng cho hoạt động nhằm giải quyết đúng đắn những tình huống đó. Điều đó sẽ giúp cho ý thức
về các CMXH người được giáo dục được khắc sâu, phát triển đảm bảo những hành vi, hoạt
động tương ứng mang tính tự giác, bền vững cao và hình thành thói quen hành vi tương ứng ở họ.
+ Quá trình được trải nghiệm, lặp đi lặp lại những hành vi đó trong những tình huống khác nhau
của cuộc sống thực sẽ giúp người được giáo dục biến những hành vi đó trở thành thói quen bền
vững.
Yêu cầu:
+ Tạo cơ hội cho người được giáo dục “Thâm nhập” vào những tình huống đa dạng từ đơn
giản đến phức tạp, từ dễ đến khó của cuộc sống thực.
+ Tạo hội cho người được giáo dục dựa vào kết quả của tập luyện, lặp đi lặp lại những
hành vi đó trong những tình huống khác nhau của cuộc sống thực để những hành vi đó trở thành
thói quen bền vững.
+ Kết hợp chặt chẽ giữa kiểm tra của nhà giáo dục và tự kiểm tra của người được giáo dục
.
+ Tổ chức liên tục có hệ thống các hoạt động thông qua tình huống tự nhiên của cuộc sống
thực hoặc tạo ra những tình huống thích hợp nhằm thu hút người được giáo dục tích cực tham
gia.
Sinh viên liên hệ để lấy ví dụ
(8) Trình bày phân tích nội dung của PP khen thưởng trong giáo dục. Liên hệ thực
tiễn
Khen thưởngphương pháp biểu thị sự đồng tình, sự đánh giá tích cực của nhà giáo dục đối
với thái độ, hành vi ứng xử của người được giáo dục trong những tình huống nhất định nhằm đạt
được mục tiêu giáo dục đặt ra.
Ý nghĩa của khen thưởng:
+ Khen thưởng cách thức để khẳng định hành vi của người được giáo dục đúng đắn,
phù hợp với các CMXH đã quy định.
+ Qua việc khen thưởng sẽ giúp người được giáo dục tự khẳng định những hành vi tốt của
mình, củng cố phát triển niềm tin đối với các CMXH liên quan đến những hành vi tốt của
mình đã thực hiện.
+ Khen thưởng sẽ kích thích người được giáo dục duy trì, phát triển những hành vi tích cực
đồng thời tránh được những hành vi tiêu cực không phù hợp các CMXH.
vậy thể nói: khen thưởng phương pháp rất quan trọng ý nghĩa sâu sắc đối với
người được giáo dục, khen thưởng mang lại sức mạnh và niềm tin cho người được giáo dục trong
quá trình học tập và rèn luyện bản thân.
Các hình thức khen thưởng: Để lựa chọn đưa ra quyết định về hình thức mức độ khen
thưởng phù hợp với người được giáo dục , đòi hỏi nhà giáo dục cần căn cứ vào: tính chất, mức
độ, phạm vi ảnh hưởng, động cơ, sự nỗ lực của ngưòi được giáo dục đối với hành vi tích cực
đó mà nhà giáo dục có hình thức, mức độ khen thưởng phù hợp.
Ví dụ: về các mức độ khen thưởng đối với hành vi tích cực của người được giáo dục (theo
chiều tăng dần):
+ Tỏ thái độ đồng tình, ủng hộ những hành vi tốt một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
+ Tỏ lời khen với những hành vi tốt.
+ Biểu dương những hành vi tốt.
+ Tặng giấy khen, bằng khen có kèm thưởng
Lưu ý: thưởng thể bằng nhiều hình thức như vật phẩm, tiền mặt, học bổng, chuyến du
lịch…
Yêu cầu khi thực hiện khen thưởng:
+ Đảm bảo khen thưởng trên cơ sở hành vi thực tế đạt được của người được giáo dục.
VD: Nhà giáo dục cần xem xét hành vi đó thể hiệnphù hợp với các CMXH hay không?
Có động cơ đúng đắn không? Có tính phổ biến, tính thường xuyên không?
+ Đảm bảo khen thưởng phải khách quan, công bằng khôngthiên vị mà đánh giá cao, thành
kiến mà đánh giá thấp.
+ Đảm bảo khen thưởng phải kịp thời, đúng lúc, đúng chỗ, tránh khen thưởng những nơi
không thích hợp, tuỳ tiện quá sớm hay quá muộn.
+ Đảm bảo kết hợp khen thưởng thường xuyên với khen thưởng quá trình.
+ Đảm bảo khen thưởng phải gây được dư luân tập thể đồng tình, ủng hộ.
Vì khi dư luận tập thể đồng tình, ủng hộ sẽ làm tăng thêm giá trị, ý nghĩa của hành vi tốt, kích
thích người được GD tiếp tục phát triển hành vi tốt kích thích, định hướng cho những người
khác noi theo những hành vi tốt.
Sinh viên liên hệ để lấy ví dụ
(9) Trình bày và phân tích nội dung của phương pháp trách phạt trong giáo dục. Liên hệ
thực tiễn
Trách phạt là phương pháp biểu thị sự không đồng tình, sự phản đối, sự phê phán những hành
vi sai trái của người được giáo dục so với các CMXH quy định.
Ý nghĩa của việc trách phạt:
+ Trách phạt sẽ buộc ngưòi mắc lỗi trong ứng xử phải ngừng ngay hành vi sai trái một cách tự
giác, nâng cao ý thức tự kìm chế trong tương lai không tái phạm nữa mà trái lại có những hành vi
đúng đắn, tích cực phù hợp với các CMXH quy định.
+ Tạo hội nhắc nhở những người khác không vi phạm các CMXH, không rơi vào những
hành vi sai trái như người bị trách phạt.
Các hình thức trách phạt :
Tùy vào từng trường hợp nhà giáo dục thể đưa ra quyết định hình thức, mức độ trách
phạt phù hợp theo mức độ tăng dần như sau: Nhắc nhở (khuyên bảo), chê trách, phê bình, cảnh
cáo, buộc thôi học, đuổi học.
Khi đưa ra quyết định lựa chọn hình thức, mức độ trách phạt đòi hỏi nhà giáo dục cần căn cứ
vào các yếu tố sau đây:
+ Loại hình của hành vi sai lệch học tập, lao động hay ứng xử ? sẽ cách trách phạt khác
nhau.
+ Tính chất của hành vi sai lệch (Nghiêm trọng hay không nghiêm trọng? thường xuyên hay
không thường xuyên? cố tình hay vô ý?).
+ Phạm vi mức độ tai hại do hành vi sai lệch gây ra (Tai hại nhiều hay ít?, diện rộng hay
diện hẹp?)
Yêu cầu khi trách phạt:
+ Đảm bảo trách phạt phải khách quan: Nhà giáo dục phải thận trọng xem xét đánh giá những
hành vi sai lệch của người được giáo dục, cũng như đưa ra những quyết định về mức độ, hình
thức trách phạt sao cho đúng đắn, chính xác thoả đáng. Tránh tình trạng đánh giá sai, không
phù hợp với thực tế (Quá cao hay quá thấp)
+ Đảm bảo trách phạt phải công bằng: Nhà giáo dục khi đưa ra quyết định trách phạt cần phải
công bằng với mọi người, tránh thiên vị mà trừng phạt nhẹ, thành kiến mà trừng phạt nặng.
+ Đảm bảo khi trách phạt phải làm cho người được giáo dục thấy được sai lầm của
mình chấp nhận hình thức, mức độ trách phạt đối với mình “Tâm phục, khẩu phục”. Cụ thể:
Khi trách phạt phải làm cho người được giáo dục thấy rõ được lý do bị trách phạt, tính tất yếu của
sự trách phạt; Người được giáo dục thể hiện thái độ ân hận về lỗi lầm của mình và chấp nhận tính
hợp của hình thức mức độ trách phạt. như vậy ngưòi được giáo dục mới quyết tâm sửa
chữa sai lầm, không tái phạm.
+ Đảm bảo tôn trọng nhân phẩm của người bị trách phạt: Cụ thể: Khi trách phạt nhà
giáo dục không được làm nhục, không xúc phạm tới thể xác người bị trách phạt; Không dùng
trách phạt để trả thù; Phải chỉ ra hướng để giúp cho người bị trách phạt sửa chữa sai lầm một cách
tích cực và tự tin; Đồng thời luôn tỏ thái độ chân thành, lòng tin tưởng ở sự tiến bộ của họ.
+ Đảm bảo tính cá biệt trong trách phạt: Khỉ trách phạt, nhà giáo dục cần quan tâm tới
đặc điểm tâm sinh (xu hướng, năng lực, vốn kinh nghiệm, tính cách, điều kiện hoàn cảnh…)
của từng cá nhân người mắc lỗi trong từng bối cảnh cụ thể để có cách thức giáo dục phù hợp.
+ Đảm bảo trách phạt của nhà giáo dục phải tạo được dư luận tập thể đồng tình với sự
trách phạt. Sự đồng tình của luận tập thể với việc trách phạt của nhà giáo dục sẽ tạo thêm sức
mạnh hỗ trợ người bị trách phạt quyết tâm nhanh chóng sửa chữa sai lầm đồng thời ngăn chặn
những người khác không vi phạm sai lầm.
Sinh viên liên hệ để lấy ví dụ
(10) Trình bày phân tích nội dung của PP thi đua trong giáo dục. Liên hệ thực
tiễn
Thi đua phương pháp thông qua các phong trào hoạt động tập thể nhằm kích thích khuynh
hướng tự khẳng định người được giáo dục, thúc đẩy họ đua tài gắng sức, hăng hái nỗ lực vươn
lên ở vị trí hàng đầu và lôi cuốn những người khác cùng tiến lên giành thành tích cá nhân hay tập
thể cao nhất.
Phong trào thi đua thể tổ chức trong các hoạt động học tập, lao động, vệ sinh trường lớp,
văn hóa văn nghệ, thể dục, thể thao…của tập thể các lớp, các câu lạc bộ nhà trường…VD:
“Người đạt điểm cao nhất trong tháng”, “Người nhiều đóng góp xây dựng bài nhất trong
tháng”…; “Lớp học xanh, sạch, đẹp”….
Ý nghĩa của phương pháp thi đua:
+ Thi đua kích thích nhu cầu khẳng định bản thân của người được giáo dục. Những người
được giáo dục sẽ nỗ lực hết mình tham gia vào quá trình hoạt động thi đua để dành thắng lợi cao
nhất trên cơ sở đó đạt được các mục tiêu giáo dục đặt ra.
+ Thi đua tạo môi trường hoạt động tích cực và hiệu quả của những người giáo dục tham gia
trên cơ sở đó mục tiêu giáo dục đạt được hiệu quả cao.
+ Trong hoạt động thi đua, với sự nỗ lực hết mình của người tham gia, người được giáo dục
sẽ tự nhận thức, đánh giá được bản thân mình trên cở sở đó có sự điều chỉnh kịp thời đối với bản
thân.
- Yêu cầu khi thực hiện phương pháp thi đua:
+ Mục tiêu thi đua phải được xác định: cụ thể, rõ ràng và thiết thực
+ Các hoạt động thi đua cần phải động viên được tất cả mọi người được giáo dục hăng hái
tham gia với động cơ đúng đắn.
+ Các hình thức hoạt động thi đua phải thể hiện sự sáng tạo, mới mẻ, hấp dẫn người được
giáo dục tham gia.
+ Thi đua cần có phương thức đánh giá kết quả thi đua tường minh, công khai kích thích sự
tham gia hết mình của các thành viên và cần có so sánh công khai kết quả thi đua mà họ đạt được.
+ Tiến hành tổng kết các hoạt động thi đua đều đặn để giúp người được giáo dục điều
chỉnh kịp thời hoạt động của bản thân trên cơ đó đạt hiệu quả cao nhất của hoạt động thi đua.
+ Nhà giáo dục cần biểu dương khen thưởng công bằng, thích đáng các nhân tập thể
đạt thành tích cao hoặc có nhiều nỗ lực trong thi đua.
Sinh viên liên hệ để lấy ví dụ
Câu 9: phương pháp giáo dục là gì? Đặc điểm của pp giáo dục? cách phân loại các phương
pháp giáo dục. những yêu cầu khi lựa chọn và sử dụng phương pháp giáo dục
Trình bày khái niệm và đặc điểm của phương pháp giáo dục
Phương pháp là một thành tố quan trọng của quá trình giáo dục. Thực tiễn hoạt động giáo
dục cho thấy: trong cùng một hoạt động giáo dục với mục tiêu, chủ thể, đối tượng, điều kiện,
phương tiện thực hiện hoạt động như nhau nhưng kết quả của hoạt động mang lại khác nhau.
Có thể lí giải sự khác nhau này chính là do phương pháp tiến hành hoạt động đó có sự khác nhau.
Phương pháp là từ gốc tiếng Hy Lạp “Metodos” có nghĩa là con đường theo dõi đối tượng.
Phương pháp cũng đồng nghĩa với biện pháp kỹ thuật, biện pháp khoa học, tổ hợp những
quy luật, nguyên tắc chỉ đạo hoạt động của con người đạt đến mục đích đặt ra…
Theo quan niệm của Heghen: “Phương pháp là ý thức về hình thức vận động bên trong của
nội dung sự vật” (V.I.Lênin, 1963, Bút kí triết học, Nxb Sự thật, tr 103). Hình thức vận động bên
ngoài nhưng lại liên quan đến nội dung (các quy luật) của sự vật. Điều này nghĩa muốn
có phương pháp thì cần phải nhận thức và hành động tuân theo các quy luật của sự vật hiện tượng
mà con người đã nhận thức được.
Theo Paplop: “Phương pháp khoa học là những quy luật nội tại của sự vận động của tư duy
với cách sự phản ánh chủ quan về thế giới khách quan” “là những quy luật khách quan
được “chuyển” “dịch” trong ý thức của con người được sdụng một cách ý thức
hệ thống như một phương tiện để giải thích cải tạo thế giới” (Tô đo Páp lốp, 1949, luận
phản ánh, Mát va, Sách tiếng Nga). Như vậy muốn phương pháp thì cần phải nhận thức
được quy luật khách quan và hành động phù hợp với quy luật khách quan đó.
Từ các quan niệm nêu trên về phương pháp ta thể định nghĩa một cách khái quát về
phương pháp như sau: Phương pháp con đường, cách thức hoặc trình tự thực hiện các công
việc cụ thể để đạt được mục tiêu đặt ra.
Như chúng ta đã biết, bản chất của quá trình giáo dục quá trình tổ chức cuộc sống, các
hoạt động và giao lưu cho người được giáo dục tham gia nhằm giúp người được giáo dục chuyển
hóa các yêu cầu chuẩn mực hội thành hành vi thói quen hành vi tương ứng họ. Chính
vậy, bản chất phương pháp giáo dục cách thức tổ chức cuộc sống, các hoạt động giao lưu
cho người được giáo dục tham gia gia đình, nhà trường hội nhằm đạt được các mục tiêu
giáo dục đặt ra.
Trong quá trình giáo dục luôn bao gồm sự tác động qua lại của hai chủ thể giáo dục là nhà
giáo dục giáo dục) và người được giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đặt ra. Mỗi chủ thể
có vai trò, chức năng riêng trong quá trình giáo dục. Nhà giáo dục có vai trò là người tổ chức các
hoạt động giáo dục nhằm tạo môi trường giáo dục tích cực để người được giáo dục tham gia trên
sở đó thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục. Bên cạnh đó, người được giáo dục với cách
chủ thể hoạt động quyết định sự lựa chọn các tác động giáo dục từ môi trường quyết định sự
phát triển nhân cách của bản thân. vậy trong quá trình giáo dục, phương pháp giáo dục được
hiểu như sau:
Phương pháp giáo dục hệ thống cách thức hoạt động của nhà giáo dục người
được giáo dục thực hiện trong sự thống nhất với nhau nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục
phù hợp với mục đích giáo dục đặt ra.
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu giáo dục đặt ra đòi hỏi hệ thống các cách thức hành
động của nhà giáo dục phải phù hợp với bản chất, quy luật của quá trình giáo dục đối tượng
giáo dục.
Phương pháp giáo dục giáo dục một khái niệm phức hợp, nhiều bình diện,
phương diện khác nhau. Có thể nêu ra một số đặc trưng của phương pháp giáo dục như sau:
- Phương pháp giáo dục dựa trên cơ sở định hướng của mục đích giáo dục.
- Phương pháp giáo dục sự thống nhất của cách thức tổ chức của nhà giáo dục cách
thức tham gia tích cực tự giáo dục của người được giáo dục.
- Phương pháp giáo dục thực hiện thống nhất tác động tới nhận thức, thái độ hành vi
ứng xử của người được giáo dục trong quá trình giáo dục.
- Phương pháp giáo dục sự thống nhất của lôgic nội dung giáo dục lôgic tâm của
người được giáo dục.
- Phương pháp giáo dục có tính khách quan và chủ quan.
- Phương pháp giáo dục sự thống nhất của cách thức hành động với điều kiện phương
tiện giáo dục.
- Phương pháp giáo dục phù hợp với hoàn cảnh, điều kiê n và đặc điểm tâm sinh lý của đối
tượng giáo dục cụ thể.
Kết luận: để hiệu quả của hoạt động giáo dục đòi hỏi nhà giáo dục khi lựa chọn, sử
dụng các phương pháp giáo dục cần phải tìm hiểu, nghiên cứu mục đích, mục tiêu, nội dung,
nhiệm vụ, đối tượng, phương tiện, môi trường, hoàn cảnh giáo dục cụ thể.
Trình bày những yêu cầu khi lựa chọn, sử dụng các phương pháp giáo dục
Không phương pháp giáo dục nào vạn năng đối với mọi nhà giáo dục, cho mọi đối
tượng giáo dục, trong mọi tình huống, điều kiện giáo dục…
Mỗi nhóm phương pháp, mỗi phương pháp giáo dục có ưu, nhược điểm riêng và thực hiện
với những nhiệm vụ giáo dục nhất định. Do đó, trong quá trình giáo dục đòi hỏi nhà giáo dục cần
biết lựa chọn, phối hợp các phương pháp giáo dục để đạt được mục tiêu GD đặt ra.
Mục đích của nhà giáo dục sử dụng các phương pháp giáo dục để giúp người được giáo
dục tự chuyển hóa yêu cầu của các CMXH quy định thành hành vi thói quen hành vi ứng xử
tương ứng ở họ trên cơ sở đó thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục.
Vì vậy trong hoạt động thực tiễn giáo dục, đòi hỏi nhà giáo dục khi lựa chọn, sử dụng các
phương pháp cần lưu ý những điều sau đây:
+ Khi lựa chọn phối hợp các phương pháp giáo dục cần dựa trên sở: Mục đích, nhiệm
vụ giáo dục xác định; Nội dung giáo dục cụ thể; Đặc điểm của đối tượng giáo dục ; Năng lực
phạm của nhà giáo dục; Những điều kiện, bối cảnh thực tế của vấn đề giáo dục.
+ Trong quá trình vận dụng các phương pháp giáo dục cần đảm bảo được sự thống nhất
giữa hoạt động giáo dục - vai trò chủ đạo của nhà giáo dục với hoạt động tự giáo dục - vai trò tự
giác tích cực, độc lập năng động của người được giáo dục.
Tuyệt đối tránh 2 xu hướng:
Nếu quá đề cao vai trò của nhà giáo dục, coi nhẹ, coi thường vai trò của người được giáo
dục. Điều đó sẽ dẫn đến hiệu quả giáo dục áp đặt mang tính hình thức.
Nếu hạ thấp vai trò nhà giáo dục, quá đề cao vai trò người được giáo dục. Điều đó dẫn đến
hậu quả người được giáo dục tự do, vô tổ chức trong giáo dục.
PHÒNG GD & ĐT TUYÊN HOÁ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS SƠN HOÁ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
KẾ HOẠCH CHỦ NHIỆM NĂM HỌC 2020 – 2021
Lớp 9B
------------ 0 ----------
- Căn cứ Chỉ thị số... của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non,
giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2020-2021
- Căn cứ vào công văn s672/GD&ĐT của Phòng GD & ĐT huyện Tuyên Hoá về việc hướng
dẫn nhiệm vụ năm học 2020-2021
- Căn cứ vào phương hướng và nhiệm vụ năm học của Trường THCS Sơn Hoá.
- Chủ đề năm học: Thực hiện tốt công tác đổi mới quản giáo dục thực hiện đồng bộ các
giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục, nhằm mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh.
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
+ Tổng số học sinh đầu năm : 27/15 nữ.
Trong đó
+ Con TB : 0
+ Lưu ban : 0
+ Khuyết tật : 0
+ Học sinh thuộc diện hộ nghèo : 18
+ Học sinh mồ côi cha : 02
+ Học sinh cư trú thôn 135 : 2
Ngay đầu năm lớp đã bầu ra ban cán sự lớp.
1. Phạm Thị Thuý Lan - Lớp trưởng.
2. Cao Đồng Tâm - Lớp Phó học tập
3. Lê Thị Hường - Lớp phó văn nghệ
4. Phan Thành Vinh - Lớp phó Lao động
1. Nề nếp
- Nhìn chung các em tham gia đi học đầy đủ, ý thức kỉ luật lớp tốt, các em tham gia tốt các hoạt
động của lớp, trang phục đúng quy định của nhà trường, thực hiện đảm bảo nội quy quy định của
nhà trường.
- Về kỷ luật: Trong giờ học các em còn hay nói chuyện trong lớp, ngồi học không tập trung ,
thường xuyên mất trật tự trong lớp…
2. Học tập.
- Nhìn chung đại đa số các học sinh có ý thức học tập tốt. Bước đầu đã ổn định được nề nếp học
tập.
- Nhiều em không mang dụng cụ học tập như không vở bài tập Toán, Bài tập bản đồ, không
đem dụng cụ thực hành các môn Sinh học và Công nghệ
* Thuận lợi:
Được sự quan tâm chỉ đạo của BGH nhà trường, GVCN luôn theo dõi sâu sát đến từng đối
tượng HS. GVBM đã hướng dẫn phương pháp học tập bộ môn cho các em, đa số các em đã xác
định được động học tập đúng đắn nên nhiều cố gắng trong học tập qua việc chuẩn bị bài
mới và học bài cũ ở nhà, chuẩn bị dụng cụ học tập và thi có tinh thần thi đua học tốt đạt bông hoa
điểm tốt, điểm 10.
- Học sinh có đầy đủ dụng cụ học tập, có một bộ sách GK.
- Một số HS có động cơ học tập tốt, được sự quan tâm chú ý của phụ huynh.
- Ban cán sự nhiệt tình năng nổ và luôn hoàn thành nội dung công việc được giao
- Tập thể lớp đoàn kết, có tinh thần giúp đỡ lần nhau trong học tập.
- 100% HS thực hiện đúng tác phong khi đến lớp.
* Khó khăn:
- Một số HS chưa xác định đúng động cơ học tập, chưa hoàn thành nhiệm vụ học tập như: không
soạn bài, không học bài cũ, không phát biểu xây dựng bài, không chú ý nghe giảng, Không làm
bài tập trước khi đến lớp
- Một số HS chưa có ý thức trong việc chấp hành nội quy của trường, lớp
- Một số HS yếu thiếu sự cố gắng trong học tập, tiếp thu bài còn quá chậm
- Một số HS vì điều kiện nên thiếu sự quan tâm của gia đình.
II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM:
- Duy trì tốt số lượng đến cuối năm
- Thực hiện đảm bảo chương trình, nội dung của các tiết HĐGDNGLL, ổn định nề nếp lớp, quan
tâm đến kết quả thi đua hằng tuần, tham gia đầy đủ các hoạt động do nhà trường, các cấp tổ chức.
III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH:
1/ Duy trì số lượng:
- 100% HS đi học chuyên cần, vắng học phải có giấy xin phép của phụ huynh
- Duy trì tốt số lượng học sinh từ đầu năm đến cuối năm học, không HS bỏ học giữa
chừng.
* Biện pháp
GVCN thực hiện tốt vai trò của mình, ngay từ đầu năm học GVCN tìm hiểu nắm bắt tình hình
chuyên cần của lớp, kiếm tra sĩ HS số hằng buổi, theo dõi HS vắng học không lý do.
Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp nhiệt tình, năng nổ khả năng quản lý, điều hành lớp. Thường
xuyên thăm hỏi động viên tinh thần những HS hoàn cảnh khó khăn, quan tâm đến những đối
tượng học sinh yếu.
2/ Giáo dục hạnh kiểm:
a/ Chỉ tiêu:
- 100% hs của lớp học tập, thảo luận nội quy, thực hiện tốt nội quy học sinh các quy định đối với
điều lệ trường trung học và 5 điều Bác Hồ dạy.
- 100% học sinh trên từng buổi học không bỏ giờ, bỏ tiết.
- 100% hs phải học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM
- Ổn định nề nếp lớp, quan tâm đến kết quả thi đua hằng tuần, tham gia đầy đủ các hoạt động do
nhà trường, các cấp tổ chức.
b/ Biện pháp:
- Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp có năng lực và gương mẫu
- Thường xuyên củng cố nền nếp lớp, xây dựng ý thức phê và tự phê bình trong học sinh.
- Tham gia đầy đủ các hoạt động ngoại khóa, tổ chức tốt các tiết hoạt động trải nghiệm, hướng
nghiệp
- GVCN phát huy hết vai trò của mình, thực hiện tốt các tiết sinh hoạt đầu tuần, cuối tuần, làm tốt
công tác phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường hội trong việc giáo dục đạo đức
cho học sinh. Các tiết giáo dục ngoài giờ lên lớp. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục
trật tự an toàn giao thông, kiểm tra thường xuyên việc chấp hành và thực hiện ATGT của học sinh,
xử lý kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật trong học sinh.
- GVCN tìm hiểu hoàn cảnh, tâm của từng đối tượng học sinh để biện pháp giáo dục phù
hợp.
- Khen thưởng động viên kịp thời các gương “người tốt, việc tốt” bằng nhiều hình thức đồng thời
xử lý nghiêm những học sinh cố tình vi phạm nội quy.
3/ Học tập:
:a/ Chỉ tiêu
- 100 % HS thực hiện tốt phong trào thi đua tuần học tốt, tiết học tốt, tiếp tục thực hiện tốt cuộc
vận động hai không.
- 100% học sinh đủ điều kiện xét tốt nghiệp THCS
b/ Biện pháp :
- Mỗi học sinh cố đầy đủ bộ sách giáo khoa, dụng cụ học tập.
- Phát huy tốt ban các sự bộ môn tận dụng triệt để 15 phút đầu giờ để kiểm tra, truy bài
hướng dẫn giải bài tập tại lớp.
- Yêu cầu học sinh phải có góc học tập ở nhà, chú trọng việc tự học ở nhà đối với từng HS.
- Thực hiện nghiêm túc quy chế kiểm tra thi cử.
- HS yếu kém tham gia học phụ đạo đầy đủ. GVCN theo dõi và đánh giá vào cuối tuần học
4/ Lao động:
a/ Chỉ tiêu:
- 100% HS tham gia đầy đủ các buổi lao động theo kế hoạch của nhà trường.
:b/ Biện pháp
- Quán triệt học sinh tham gia đầy đủ các buổi lao động trường, lớp, ý thức bảo vệ môi trường, lao
đông tập thể.
- Giáo dục HS tinh thần hăng say tích cực, ý thức tốt trong lao động xây dựng cảnh quan, tạo
môi trường xanh, sạch, đẹp. Phối hợp chặt chẽ với GV HD lao động trong nhận xét đánh giá HS
lao động.
5/ Giáo dục NGLL:
a/ Chỉ tiêu:
- 100 % HS tham gia đầy đủ các hội thi văn hóa, văn nghệ do trường, Đoàn, Đội, cấp trên tổ
chức.
- 100% HS tham gia đầy đủ các hoạt động ngoại khóa, học thể dục, học tập tốt các tiết
HĐGDNGLL.
- Tuyên truyền vận động HS tham gia bảo hiểm Y tế, Thân thể.
- 100% học sinh tham gia đầy đủ các đợt quyên góp ủng hộ người nghèo, làm tốt các kế hoạch
nhỏ…
:b/ Biện pháp
- Nhắc nhở, vận động, quán triệt HS tham gia đầy đủ có chất lượng.
- Tổ chức tốt các tiết HĐGDNGLL theo kết hoạch vơi nhiều hình thức phong phú nhằm thu hút
sự tham gia của học sinh, đồng thời giáo dục ý thức tinh thần tập thể, hình thành cho học sinh kỷ
năng giao tiếp, ứng xử xã hội.
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho hs, khuyến khích hs tham gia.
IV- Kế hoạch cụ thể
Thời gian Nội dung Biện pháp Điều
chỉnh
Tháng
8/2011
- Kiện toàn tổ chức lớp
- GVCN hoàn tất hồ chủ
nhiệm
- Tuyên truyền CM tháng Tám,
Quốc Khánh 2/9
- Lao động theo kế hoạch
- Thực hiện học theo TKB
- Bầu ban cán sự lớp, thực hiện
Sơ đồ lớp, ổn định nề nếp HS.
- GVCN nhận hoàn tất hồ
chủ nhiệm.
- Tuyên truyền CM tháng Tám…
- Chỉ đạo lao động
- ổn định nề nếp học tập
- Kiểm tra dụng cụ sách vở học
tập đầu năm
Tháng
9/2011
- Tiếp tục ổn định nề nếp, học
tập.
- Triển khai tháng ATGT (theo
KH của trường)
- HĐNGLL theo chủ đề tháng
- Chăm sóc bồn hoa cây cảnh
được phân công
- Đôn đốc, động viên ý thức tự
học
- Kí kết thực hiện ATGT
- Phân công thực hiện kế hoạch
NGLL.
- Giáo dục hs toàn diện
Tháng
10/2011
- GD ý thức, trách nhiệm nghĩa
vụ công dân cho HS
- Lao động theo kế hoạch
- Tổ chức hoạt động trải nghiệm,
hướng nghiệp theo chủ đề tháng
- Chăm sóc bồn hoa cây cảnh
được phân công
- Phát động thi đua chào mừng
ngày 20 -11
- Tổ chức Đại hội chi Đội năm
học mới
- Kiểm tra nề nếp HS
- kết thực hiện nói không với
ma túy
- Phân công thực hiện kế hoạch
NGLL.
- Họp Phụ huynh theo kế hoạch
của nhà trường
- Chuẩn bị kế hoạch tổ chức
Đại hội chi đội
Tháng
11/2011
- Thi đua học tốt chào mừng
ngày 20/11
- Tổ chức hoạt động trải nghiệm,
hướng nghiệp theo chủ đề tháng
- Đăng kí tuần học tốt
- Chỉ đạo thao gia phong trào thi
đua
- Tham gia Đại hội Liên đội
- Chăm sóc bồn hoa cây cảnh
được phân công
- Phân công thực hiện kế hoạch
NGLL.
Tháng
12/2011
- Ôn thi HKI
- Kỷ niệm ngày thành lập
QĐND VN 22/12
- Tổ chức hoạt động trải nghiệm,
hướng nghiệp theo chủ đề tháng
- Thăm hỏi các gia đình công
với Cách mạng
- Lao động chăm sóc nghĩa trang
- Đẩy mạnh học tập chuẩn bị
kiểm tra HKI
- Phân công thực hiện kế hoạch
NGLL.
- Giáo dục học sinh tình yêu quê
hương đất nước, giúp đỡ người
già neo đơn, người công với
Cách mạng.
Tháng
01/2012
- Sơ kết HKI
- GD ý thức, trách nhiệm nghĩa
vụ của người đội viên
- Tổ chức hoạt động trải nghiệm,
hướng nghiệp theo chủ đề tháng
- Thi học sinh giỏi các môn văn
hoá
- Thực hiện nghỉ Tết và tập trung
đúng thời gian
- Ổn định nề nếp học tập sau thi.
- Cho HS tự đánh giá hạnh kiểm
HKI
- Phân công thực hiện kế hoạch
NGLL.
- Động viên khuyến khích học
sinh tham gia thi HSG
- Tuyên truyền học sinh vui Tết
lành mạnh
Tháng
02/2012
- Thi đua học tốt chào mừng
ngày thành lập Đảng.
- Tổ chức hoạt động trải nghiệm,
hướng nghiệp theo chủ đề tháng
- Chăm sóc bồn hoa cây cảnh
được phân công
- Ổn định nề nếp sau Tết
- Đẩy mạnh học tập
- Phân công thực hiện kế hoạch
NGLL.
Tháng
3/2012
- Thi đua học tốt chào mừng
ngày 8/3 và 26/3
- Tổ chức hoạt động trải nghiệm,
- Đăng kí tiết học tốt
- Tổ chức tìm hiểu ngày 8/3
26/3 (KH trường)
hướng nghiệp theo chủ đề tháng
- HS tham gia thi các cuộc thi
- Công bố môn thi TN
- Đẩy mạnh học tập thi đua chào
mừng ngày 26/3
- Phân công thực hiện kế hoạch
NGLL.
Tháng
4/2012
- Triển khai kế hoạch ôn thi học
kỳ II
- Thi KT HKII
- Thực hiện nghiêm chỉnh quy
định của nhà trường
- Chăm sóc bồn hoa cây cảnh
được phân công
- GD ý thức tự học
- Hướng dẫn HS lập thời gian
biểu ôn tập khoa học
- Đẩy mạnh học tập chuẩn bị
kiểm tra HKII
- GD HS thực hiện mùa thi
nghiêm túc
Tháng
5/2012
- Kỉ niệm những ngày lễ lớn:
30/4, 1/5, 19/5
- Hướng dẫn HS ôn tập
- Tổng kết năm học
- Làm hồ cuối năm cho học
sinh
- GD ý thức tự học
- Đẩy mạnh nhóm học tậpđôi
bạn học tập
- GD HS thực hiện mùa thi
nghiêm túc và có chất lượng
- Tuyên truyền học sinh học tập
theo tấm gương của Bác
Phê duyệt của Hiệu Trưởng Người lập kế hoạch
GVCN
Nguyễn Văn A
TRƯỜNG THPT SỐ 2 PHÙ CÁT
MẪU GIÁO ÁN SINH HOẠT LỚP
Tuần: …… Lớp: …………… Ngày soạn: ……/……/………..
GIÁO ÁN SINH HOẠT CHỦ NHIỆM
I. MỤC TIÊU
- Sơ kết quá trình học tập và hoạt động của lớp trong tuần qua;
- Rút ra được những ưu điểm và nhược điểm của học sinh;
- Phát hiện và giải quyết kịp thời những vi phạm của học sinh;
- Giúp học sinh có ý kiến, phát biểu ý kiến trước tập thể, để từ đó mỗi học sinh sẽ phấn
đấu hoàn thiện bản thân, tự tin trước tập thể để nhằm rèn luyện kỹ năng;
- Đề ra công việc cụ thể cho tuần tới, để học sinh lên kế hoạch và thực hiện tốt những
yêu cầu của giáo viên đề ra.
II. CHUẨN BỊ
* Giáo viên: Chuẩn bị trước kế hoạch và phương hướng hoạt động cho tuần tới của lớp
thông qua nhà trường, tổ chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm. Tổng kết hoạt động tuần trước.
Chia nhóm học sinh thực hiện “Góc thanh niên”.
* Học sinh:
- Ban cán sự lớp tổng kết hoạt động trong tuần, ghi nhận lại để báo cáo trước lớp.
- Thư kí ghi lại biên bản sinh hoạt chủ nhiệm.
- Nhóm học sinh thực hiện góc thanh niên theo chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh” về vấn đề: ...........................................................................
* Phương pháp:
- Lắng nghe, ghi nhận kết quả, quan sát học sinh.
- Phổ biến thông tin của nhà trường.
- Khuyến khích động viên học sinh tiếp tục học tập và tham gia các hoạt động, các
phong trào của nhà trường.
- Khen thưởng những biểu hiện tốt của học sinh, đồng thời xử lí những vi phạm của học
sinh.
III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
1. Ổn định lớp: 1p
2. Tiến hành:
THỜI HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA
GIAN
NỘI
DUN
G
CỦA
GIÁO
VIÊN
HỌC SINH
- Lớp trưởng điều hành
buổi sinh hoạt lớp theo các
trình tự:
1. Các tổ trưởng: báo cáo
hoạt động nề nếp, tác
phong học tập trong
tuần qua.
- Tổ 1:
- Tổ 2:
- Tổ 3:
- Tổ 4:
- Chú ý quan sát
lắng nghe.
- Quan sát 4 tổ trưởng
tổng kết điểm thi đua
tuần.
- Lớp trưởng lần lượt mời
4 tổ trưởng báo cáo hoạt
động của tổ về các
mặt (điểm cộng, điểm
trừ và hướng khắc phục)
-Tổ trưởng mỗi tổ lên
tổng kết kết quả hoạt
động tuần qua. Đồng
thời đưa ra những nhận
xét và rút kinh nghiệm.
-Ý kiến các tổ viên
- Các tổ trưởng giải đáp
thắc mắc
2. Lớp phó học tập:
Nhận xét kết quả học tập
- Chuẩn bị bài của các bạn.
- Báo cáo về trật tự, phong
trào của lớp trong tuần qua
và nêu HS vi pham
- Tinh thần xây dựng bài
lớp.
- Lắng nghe và ghi chép
để nhận xét.
- Lớp phó học tập báo
cáo
3. - Lắng nghe và ghi chépCác tổ trưởng báo cáo
để nhận xét.
- Các tổ trưởng báo cáo
tình hình học tập trong
tuần kế hoạch tuần
tới.
4. Giữ gìn trật tự trong
giờ học, nội quy
- Lắng nghe và ghi chép
để nhận xét.
- Cờ đỏ báo cáo
5.Thông báo lao động,
vệ sinh lớp)
- Lớp phó lao động báo
cáo
6. Nhận xét tình hình
chung của lớp
- Lắng nghe và ghi chép
để nhận xét.
- Lớp trưởng tổng kết
xếp hạng các tổ. Nêu ưu
điểm , hạn chế.
7. Sinh hoạt Đoàn
Nhắc nhở công tác
Đoàn, thực hiện KH
của Đoàn trường
- í thư chi Đoàn thông
báo các thông tin từ đoàn
trường
8. Thu chi tiền quỹ
- Lắng nghe và ghi chép
để nhận xét.
Thủ quỹ báo cáo tiền
quỹ của lớp.
Số tiền hiện có
+ Chi:
+ Tồn:
+ Mục đích chi.
+ Tên HS thiếu.
9.Sinh hoạt tập thể, văn
nghệ
Lớp phó văn nghệ điều hành
10. Nhận xét tình hình
lớp trong tuần
GV nhận xét tất cả các
mặt mà lớp đã thực hiện
trong tuần qua. Nêu ưu,
khuyết điểm. Chấn
chỉnh ngay những học
sinh sai phạm...
- Mời giáo viên chủ nhiệm nhận
xét.
- Học sinh lắng nghe ý kiến của
bạn nhận xét của giáo
viên.
11. GVCN phổ biến kế
hoạch tuần tiếp theo
-Tâp trung truy bài 15’ đầu
giờ, kiểm tra bài soạn
các môn.
-Thực hiện tốt tình hình học
tập, nội quy của nhà
trường.
-Thực hiện kế hoạch
tham gia tốt các phong trào
do trường đề ra.
-Thực hiện tốt các vấn đề vệ
sinh lớp học hành lang
của lớp, giữ vệ sinh
chung…
GVCN Phổ biến công
tác của nhà trường
đưa ra hướng phấn đấu
cho tuần tới.
- Những sai phạm cần
khắc phục
- Những học sinh vi phạm
cam kết
- Công tác phong trào của
lớp, ...
- Học sinh nghe, ghi chép vào sổ
sinh hoạt để thực hiện.
- Học sinh bổ sung hoặc đề xuất
các ý kiến cho giáo viên
- Những học sinh vi phạm cam
kết với lớp.
12 Thư kí: Ghi nhận lại tất
cả các hoạt động diễn ra
trong quá trình sinh hoạt
lớp.
- Đưa ra nhận xét chung
- Giải quyết những thắc
mắc, khiếu nại yêu
cầu
- Lắng nghe và rút kinh
nghiệm cho tuần tới.
13. Góc thanh niên theo
chuyên đề (10 phút)
Nhóm HS được phân công
thực hiện lên điều khiển toàn
bộ chương trình.
Các nhóm khác cùng tham gia
CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
LÒNG BIẾT ƠN
1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1.1. Kiến thức
- Hiểu được giá trị của lòng biết ơn đối với thầy cô giáo
- Hiểu được ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11
1.2. Năng lực
- Kể tên được một số hoạt động thể hiện sự tôn trọng thầy cô giáo mà HS đã thực hiện
- Biết cách làm những món quà đơn giản thể hiện sự quý mến với thầy cô
1.3. Phẩm chất
- Tôn trọng và quý mến thầy cô
- Biết quan tâm, chia sẻ, lễ phép với thầy cô giáo
2. ĐỐI TƯỢNG, QUY MÔ, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM
2.1. Đối tượng
Học sinh tiểu học
2.2. Quy mô
40 học sinh lớp 4, trường Tiểu học Đông Ngạc A
2.3. Thời gian
90 phút (2 tiết)
2.4. Địa điểm
Phòng học lớp 4A2, trường Tiểu học Đông Ngạc A
3. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
3.1. Hoạt động khởi động: Trò chơi “Sen nở”
- Mục tiêu hoạt động: Học sinh hứng khởi tham gia trò chơi và định hướng vào chủ đề của
hoạt động
- Cách thức tiến hành:
+ Giáo viên tổ chức trò chơi “Hoa Sen”
+ Chia sẻ về chủ đề của hoạt động: giá trị của “Lòng biết ơn” thầy, cô.
3.2. Hoạt động 1. Chiếc hộp âm nhạc
- Mục tiêu hoạt động: Gợi nhớ tình cảm, sự hi sinh của thầy cô đối với các em học sinh thân
yêu
- Cách tiến hành:
+ Mở các bài hát ca ngợi về người giáo viên
+ Yêu cầu học sinh đoán tên bài hát
3.3. Hoạt động 2. Tình yêu thương của thầy cô
- Mục tiêu hoạt động: Học sinh cảm nhận tình cảm thiêng liêng của thầy cô giáo đối với học
trò
- Cách tiến hành:
+ Giáo viên kể chuyện “Lời nói dối của cô giáo”
+ Học sinh chia sẻ cảm nhận của bản thân về câu chuyện
3.4. Hoạt động 3. Một ngày làm nghề giáo
- Mục tiêu: Học sinh trải nghiệm những công việc thực tế và khó khăn, vất vả của thầy/cô giáo
trong nghề dạy học.
- Cách tiến hành:
Học sinh đóng vai thầy/cô giáo của mình với nội dung: “Làm giáo viên thật khó!”
3.5. Hoạt động 4. Em yêu thầy cô
- Mỗi bạn học sinh sẽ đính một tấm ảnh (chuẩn bị sẵn) kèm với lời nhắn gửi về một thầy/cô
giáo mà các em rất yêu quý.
- Dùng ghim giấy để đính lên tấm bảng của lớp.
3.6. Hoạt động 5. Thông điệp yêu thương
- Học sinh viết thiệp tặng thầy/ cô chủ nhiệm của mình và thể hiện lời yêu thương trực tiếp tới
thầy/cô giáo chủ nhiệm.
4. CHUẨN BỊ
- Học sinh:
+ Tự thiết kế một tấm thiệp chúc mừng (chưa ghi lời chúc) nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
+ Sưu tầm một tấm ảnh về một thầy/cô giáo mình rất yêu quý/ngưỡng mộ
- Giáo viên:
+ Bài hát ca ngợi người giáo viên
+ Loa, máy chiếu (nếu có)
5. TIẾN TRÌNH HỌC T˜P
Stt
Tên hoạt
động
Thời
gian
Mục tiêu hoạt
động
Cách thức tiến hành Phươn
g tiện
1 KHỞI
ĐỘNG
Trò chơi
10 phút - Tạo bầu không khí
vui vẻ
- Dẫn dắt vào chủ
Người quản trò hô: “Nụ sen”
người chơi úp 2 lòng bàn tay lại
tạo thành nụ sen. Người quản trò
hô: “Hoa sen” người chơi xòe
“Hoa sen” đề “Lòng biết ơn” 2 lòng bàn tay tạo dáng cong như
bông hoa sen. Người quản trò hô:
“Lá sen” người chơi xòe thẳng
bàn tay tạo thành lá sen.
Người quản trò quy định “làm
theo lời nói của tôi chứ không
làm theo hành động của tôi”
2
Giới thiệu
chủ đề
Nếu trong các loài hoa VIệt
Nam, hoa sen được coi loài
hoa cao quý nhất, thì trong cuộc
đời của mỗi chúng ta, cũng
những người rất quan trọng đối
với mỗi chúng ta. Những người
đó cũng tấm lòng bao la, cao
quý như hoa sen vậy.
Con ơi ghi nhớ lời này
Công cha, nghĩa mẹ, công thầy
chớ quên”
Hôm nay, nhân dịp sắp đến ngày
Nhà giáo Việt Nam, chúng ta
cùng hướng lòng biết ơn của
mình đến những ngườichúng
ta rất tôn kính, các con nhé!
3
Hoạt động 1:
CHIẾC HỘP
ÂM NHẠC
10 phút
Học sinh cảm nhận
tình yêu,công lao
sự hi sinh của các
thầy, cô giáo
Học sinh nghe nhạc không lời và
đoán tên bài hát.
Bài 1. Bụi phấn
Bài 2. Ngày đầu tiên đi học
Bài 3. Đi học
Cả lớp cùng hát theo bài hát “Bụi
phấn”
Nhạc
các bài
hát
Hoạt động 2:
TÌNH YÊU
THƯƠNG
CỦA THẦY
10 phút
Học sinh cảm nhận
tình cảm thiêng
liêng của thầy cô
trong nghề dạy học
Kể chuyện “Lời nói dối của
giáo” (Phỏng theo câu chuyện về
giáo Thompson cậu
Teddy)
- Hỏi học sinh: Em nhận
thấy điều về tình yêu
thương của các thầy,
giáo với học trò của mình
qua câu chuyện trên?
Kết luận: -
- Thầy người công
lao rất lớn, giúp chúng ta
trở thành người có ích cho
hội. Vì lẽ đó, mỗi quốc
gia đều những ngày
riêng để kỷ niệm ngày nhà
giáo, ngày các thế hệ
học trò đều hướng về thầy
của mình với tấm lòng
biết ơn sâu sắc về những
công lao to lớn của thầy,
cô giáo.
Hoạt động 3.
MỘT NGÀY
LÀM NGHỀ
GIÁO
30 phút
Học sinh được trải
nghiệm những công
việc thực tế khó
khăn, vất vả của
thầy/cô giáo trong
nghề dạy học.
- Chia HS trong lớp thành 4
nhóm
- Mỗi nhóm sẽ đóng vai thầy/cô
giáo của mình trong một tiết học
với nội dung: “Làm giáo viên
thật khó!”
- Các nhóm trình bày tiểu phẩm
của mình trước lớp thực hiện
chấm chéo giữa các nhóm.
4 Hoạt động 4. 15 phút - Mỗi bạn học sinh sẽ đính một Ảnh
EM YÊU
THẦY
tấm ảnh (chuẩn bị sẵn) kèm với
lời nhắn gửi về một thầy/cô giáo
mà các em rất yêu quý.
- Dùng ghim giấy để đính lên
tấm bảng của lớp.
đẹp về
thầy/cô
5
Hoạt động 5.
THÔNG
ĐIỆP YÊU
THƯƠNG”
20 phút
Dẫn dắt: Các con thân mến!
Lòng biết ơn một nghĩa cử
cùng cao đẹp đáng quý của
những học trò đối với thầy
giáo của chúng ta. Chúng ta cần
làm để thể hiện lòng biết ơn
đối với thầy/cô của chúng ta?
- Học sinh viết vào tấm
thiệp của mình những lời
chúc ý nghĩa dành cho
thầy/ giáo chủ nhiệm
của mình
- Học sinh thể hiện thông
điệp yêu thương trực tiếp
với giáo viên chủ nhiệm
Thiệp
chúc
mừng
do học
sinh tự
làm
6. TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ
- Học sinh tự đánh giá mức độ tham gia trong các hoạt động theo các mức độ: Rất tích
cực/Tích cực/Chưa tích cực
- Giáo viên nhận xét về quá trình tham gia hoạt động của học sinh:
+ Kết quả hoàn thành nhiệm vụ
+ Tinh thần tự giác, tích cực của học sinh
+ Những điều học sinh đã trải nghiệm/ hoàn thành nhiệm vụ sau chủ đề
| 1/36

Preview text:

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN GIÁO DỤC HỌC
Câu 1: Trình bày, phân tích các khái niệm cơ bản của GDH.
1. Kể tên các khái niệm cơ bản của GDH.
- Quá trình giáo dục (theo nghĩa rộng): Là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có kế
hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của nhà giáo dục tới người được giáo dục
trong các cơ quan giáo dục, nhằm hình thành nhân cách cho họ.
- Giáo dục (theo nghĩa hẹp) là quá trình hình thành cho người được giáo dục lí tưởng, động cơ,
tình cảm, niềm tin, những nét tính cách của nhân cách, những hành vi, thói quen cư xử đúng
đắn trong xã hội thông qua việc tổ chức cho họ các hoạt động và giao lưu.
- Dạy học là quá trình tác động qua lại giữa người dạy và người học nhằm giúp cho người học
lĩnh hội những tri thức khoa học, phát triển năng lực tư duy và năng lực hoạt động sáng tạo,
trên cơ sở đó hình thành thế giới quan và các phẩm chất nhân cách của người học theo mục đích giáo dục.
2. Phân biệt khái niệm dạy học và giáo dục.
Từ nội hàm của các khái niệm trên, có thể thấy: Quá trình giáo dục (nghĩa rộng) bao gồm
hai quá trình bộ phận là quá trình dạy học và quá trình giáo dục (theo nghĩa hẹp). Điểm chung
giữa các quá trình này là đều hướng tới mục tiêu hình thành, phát triển nhân cách cho người học
(người được giáo dục). Đồng thời, trong các quá trình đó, vai trò của nhà giáo dục (người dạy) đều là chủ đạo.
Tuy nhiên, giữa hai quá trình này có những điểm khác biệt được thể hiện cụ thể qua bảng so sánh như sau: Tiêu chí Giáo dục DẠY HỌC Chức năng trội
Giúp học sinh hình thành, phát triển Giúp học sinh lĩnh hội tri thức, phát
các phẩm chất đạo đức
triển năng lực trí tuệ
Lực lượng tiến - Chủ yếu được tiến hành dưới vai trò Chủ yếu được tiến hành dưới vai trò hành
của giáo viên chủ nhiệm lớp phối kết chủ đạo của các giáo viên bộ môn
hợp với các lực lượng giáo dục khác
(trong nhà trường và ngoài nhà trường)
Cách thức tiến Được thực hiện thông qua việc tổ Được thực hiện chủ yếu thông qua các hành
chức các hoạt động giáo dục giờ học trên lớp Thời gian
Đòi hỏi quá trình lâu dài, thường Có thể thực hiện trong thời gian tương xuyên, liên tục đối ngắn
Như vậy, điểm khác biệt giữa QTDH và QTGD là:
Thứ nhất, về chức năng trội, quá trình giáo dục có ưu thế là hình thành và phát triển các
phẩm chất đạo đức cho học sinh (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực…); còn quá trình dạy
học lại có ưu thế khi hình thành tri thức và phát triển các năng lực của người học. Các năng lực
cốt lõi như: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề
và sáng tạo được hình thành chủ yếu trong quá trình dạy học...
Thứ hai, về lực lượng tiến hành:...
Thứ ba, về cách thức tổ chức...
3. Mối quan hệ giữa các khái niệm:
Các khái niệm dạy học và giáo dục tuy có sự khác nhau tương đối về chức năng trội, về lực
lượng tiến hành cũng như cách thức thực hiện, nhưng chúng có mối quan hệ chặt chẽ và tác động
biện chứng với nhau. Kết quả của quá trình dạy học là cơ sở để thực hiện tốt quá trình giáo dục và
ngược lại, việc thực hiện chưa tốt quá trình giáo dục cũng sẽ dẫn đến những hạn chế nhất định và
kém hiệu quả đối với quá trình dạy học. 4. KLSP
- Do dạy học và giáo dục đều có những ưu thế riêng trong sự hình thành, phát triển nhan cách
học sinh, nhà giáo dục cần ý thức được vai trò quan trọng của cả quá trình giáo dục và quá
trình dạy học khi tác động đến học sinh.
- Để giáo dục học sinh toàn diện thì bản thân giáo viên không chỉ trau dồi chuyên môn của bản
thân mà còn phải bồi dưỡng và rèn luyện các phẩm chất đạo đức của nhà giáo mẫu mực.
- Khi tổ chức các hoạt động giáo dục, cần lưu ý đến việc trang bị tri thức, phát triển trí tuệ cho
học sinh. Không những thế, còn phải thông qua hoạt động đó, bồi dưỡng cho học sinh các
phẩm chất cần có theo mục tiêu, yêu cầu của giáo dục đề ra.
- Nhà giáo dục cần không ngừng mở rộng kiến thức, nâng cao năng lực sư phạm để giáo dục
học sinh toàn vẹn và hiệu quả.
- Nhà giáo dục cần thay đổi nội dung phù hợp, hấp dẫn để kích thích hoạt động học của HS diễn ra sôi nổi, tích cực.
- Để đạt được hiệu quả giáo dục, nhà giáo dục cần phải tổ chức tốt hoạt động dạy học, áp dụng
khao học kĩ thuật trong giảng dạy.
- Nhà giáo dục cần lưu ý khi tổ chức các hoạt động cần hướng mục tiêu cụ thể tới đối tượng học
sinh, tổ chức có hiệu quả.
Câu 2: Phân tích các chức năng xã hội của giáo dục?
Quá trình giáo dục (theo nghĩa rộng): Là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có kế
hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của nhà giáo dục tới người được giáo dục
trong các cơ quan giáo dục, nhằm hình thành nhân cách cho họ.
Với tư cách là một hiện tượng xã hội, giáo dục tác động vào từng cá nhân để trở thành
những nhân cách theo yêu cầu phát triển của xã hội. Giáo dục tác động đến các lĩnh vực của đời
sống xã hội, đến các quá trình xã hội mà con người là chủ thể. Những tác động đó, xét dưới góc
độ xã hội học, được gọi là những chức năng xã hội của giáo dục. Giáo dục trong xã hội xã hội chủ
nghĩa đã thực hiện 3 chức năng xã hội của mình: Chức năng kinh tế- sản xuất; chức năng chính
trị- xã hội và chức năng tư tưởng- văn hóa.
1. Chức năng kinh tế - sản xuất
Giáo dục tái sản xuất sức lao động xã hội, tạo nên sức lao động mới có chất lượng cao hơn,
thay thế sức lao động cũ đã lạc hậu, đã già cỗi hoặc đã mất đi bằng cách phát triển những năng
lực chung và năng lực chuyên biệt của con người, nhằm tạo ra một năng suất lao động cao hơn,
thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế xã hội.
Xã hội hiện đại đặt ra những yêu cầu cao đối với chất lượng nguồn nhân lực: có trình độ
học vấn cao, có tay nghề vững vàng, năng động, sáng tạo, linh hoạt để thích nghi, đáp ứng được
những yêu cầu của tiến trình phát triển xã hội. Dạy học theo tiếp cận năng lực là một trong giải
pháp quan trọng để phát triển năng lực hành động cho người học trong các nhà trường, đáp ứng
được yêu cầu của thị trường lao động hiện nay. Kết luận sư phạm:
- Giáo dục luôn gắn kết với thực tiễn xã hội.
- Tiếp tục thực hiện mục tiêu: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
- Hệ thống giáo dục nhà trường không ngừng đổi mới nhằm phát triển năng lực hành động
cho người học, đáp ứng tốt yêu cầu của thực tiễn nghề nghiệp.
2. Chức năng chính trị - xã hội
Giáo dục tác động đến cấu trúc xã hội, tức là tác động đến các bộ phận, các thành phần xã
hội (các giai cấp, các tầng lớp, các nhóm xã hội...) làm thay đổi tính chất mối quan hệ giữa các bộ
phận, thành phần đó bằng cách nâng cao trình độ văn hóa chung cho toàn thể xã hội.
Giáo dục trở thành phương tiện, công cụ để khai sáng nhận thức, bồi dưỡng tình cảm, củng
cố niềm tin, kích thích hành động của tất cả các lực lượng xã hội, nhằm duy trì, củng cố thể chế
chính trị- xã hội cho một quốc gia nào đó.
Giáo dục xã hội chủ nghĩa góp phần làm cho cấu trúc xã hội trở nên thuần nhất, làm cho
các giai cấp, các tầng lớp, các thành phần xã hội.. ngày càng xích lại gần nhau.
Ở nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước, đại diện cho quyền lực “của dân,
do dân, vì dân” trên nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục là sự
nghiệp của Đảng, của Nhà nước và của toàn dân. Giáo dục phục vụ cho mục tiêu: dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Kết luận sư phạm:
- Người giáo viên luôn phải nắm vững quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước.
- Giúp học sinh hiểu, tin tưởng và thực hiện theo đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước
3. Chức năng tư tưởng – văn hóa
Với chức năng tư tưởng- văn hóa, giáo dục tham gia vào việc xây dựng một hệ tư tưởng
chi phối toàn xã hội, xây dựng một lối sống phổ biến trong xã hội bằng cách phổ cập giáo dục phổ
thông với trình độ ngày càng cao cho mọi tầng lớp xã hội.
Thông qua giáo dục, những tư tưởng xã hội được thấm đến từng con người, giáo dục hình
thành ở con người thế giới quan, giáo dục ý thức, hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.
Nhờ giáo dục, tất cả các giá trị văn hoá của nhân loại, của dân tộc, của cộng đồng được bảo tồn và
phát triển, trở thành hệ thống giá trị của từng con người. Kết luận sư phạm
- Đa dạng hóa các loại hình và phương thức đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân,nhằm tạo
cơ hội cho người dân được đi học và học suốt đời
- Sử dụng sức mạnh của các phương tiện thông tin đại chúng.
Trong ba chức năng xã hội của giáo dục, chức năng kinh tế - sản xuất là chức năng quan
trọng nhất, nó là cơ sở để thực hiện chức năng chính trị - xã hội, chức năng tư tưởng – văn hóa.
Câu 3: trình bày tính chất của giáo dục
Quá trình giáo dục (theo nghĩa rộng): Là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch,
có nội dung và bằng phương pháp khoa học của nhà giáo dục tới người được giáo dục trong các
cơ quan giáo dục, nhằm hình thành nhân cách cho họ.
(1) Tính phổ biến, vĩnh hằng của giáo dục
Giáo dục chỉ có ở xã hội loài người, nó là một phần không thể tách rời của đời sống xã hội,
giáo dục có ở mọi thời đại, mọi thiết chế xã hội khác nhau.
Giáo dục xuất hiện cùng với sự xuất hiện của xã hội và nó mất đi khi xã hội không tồn tại,
là điều kiện không thể thiếu được cho sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân và xã hội loài người.
Như vậy, giáo dục tồn tại cùng với sự tồn tại của xã hội loài người, là con đường đặc trưng
cơ bản để loài người tồn tại và phát triển.
(2) Tính lịch sử của giáo dục (Giáo dục chịu sự quy định của xã hội)
Giáo dục là một hoạt động gắn liền với tiến trình đi lên của xã hội, ở mỗi giai đoạn phát
triển của lịch sử đều có nền giáo dục tương ứng, khi xã hội chuyển từ hình thái kinh tế – xã hội
này sang hình thái kinh tế – xã hội khác thì toàn bộ hệ thống giáo dục tương ứng cũng biến đổi theo.
Giáo dục chịu sự quy định của xã hội, nó phản ánh trình độ phát triển kinh tế – xã hội và
đáp ứng các yêu cầu kinh tế – xã hội trong những điều kiện cụ thể. Giáo dục luôn biến đổi trong
quá trình phát triển của lịch sử loài người, không có một nền giáo dục rập khuôn cho mọi hình
thái kinh tế – xã hội, cho mọi giai đoạn của mỗi hình thái kinh tế – xã hội cũng như cho mọi quốc
gia, chính vì vậy giáo dục mang tính lịch sử. Ở mỗi thời kì lịch sử khác nhau thì giáo dục khác
nhau về mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục. Các chính sách giáo dục
luôn được hoàn thiện dưới ảnh hưởng của những kinh nghiệm và các kết quả nghiên cứu.
(3) Tính giai cấp của giáo dục
Trong xã hội có giai cấp, giáo dục bao giờ cũng mang tính giai cấp.
Giáo dục thuộc về một giai cấp xác định – giai cấp thống trị xã hội.
Giáo dục được sử dụng như một công cụ để duy trì và củng cố vai trò thống trị của mình.
Giáo dục cũng được sử dụng như một công cụ, phương tiện để đấu tranh giai cấp – đối với
giai cấp bị bóc lột, bị thống trị.
Giáo dục làm phương tiện đánh tranh, lật đổ giai cấp thống trị
Tính giai cấp của giáo dục thường được biểu hiện qua mục đích giáo dục và nó chi phối,
định hướng chính trị đối với sự vận động và phát triển của giáo dục.
Theo V.I.Lênin: Trong xã hội có giai cấp, không thể có thêm một nền giáo dục, một nhà
trường nào lại đứng trên hay đứng ngoài giai cấp.
Ở Việt Nam, mục đích của Nhà nước ta là hướng tới xóa bỏ áp bức bóc lột, từ đó hướng tới
sự bình đẳng, công bằng trong giáo dục. Khi chuyển sang cơ chế thị trường, bên cạnh những mặt
tích cực cơ bản vẫn có những mặt trái khó tránh được, nhà nước ta đã cố gắng đưa ra những chính
sách đảm bảo công bằng trong giáo dục như: -
Mọi công dân đều có quyền tiếp cận hệ thống giáo dục. -
Đảm bảo cho những học sinh, sinh viên có năng khiếu, tài năng tiếp tục được đào tạo
lên cao bất kể điều kiện kinh tế, hoàn cảnh, giới tính, dân tộc, tôn giáo v.v. . Tiến hành
xóa mù chữ, phổ cập giáo dục. -
Đa dạng, mềm dẻo các loại hình đào tạo, các loại hình trường lớp nhằm tạo cơ hội học
tập cho mọi tầng lớp nhân dân.
Bên cạnh những tính chất trên, giáo dục còn có những tính chất như: Tính đại chúng, Tính
nhân văn, Tính dân tộc, Tính thời đại
Câu 4: Vai trò của giáo dục với sự phát triển, hình thành nhân cách? Trả lời
(1) Khái niệm con người, cá nhân và nhân cách -
Con người là một thực thể sinh vật- xã hội mang bản chất xã hội, là chủ thể của hoạt động
nhận thức và thực tiễn, của những quan hệ xã hội và giao tiếp. -
Cá nhân là một thực thể sinh vật- xã hội- văn hóa với các đặc điểm về sinh lý, tâm lý và xã
hội trong sự liên hệ thống nhất với các chức năng xã hôi chung của loài người. -
Nhân cách là hệ thống giá trị làm người mà cá nhân đạt được với sự trưởng thành về phẩm
chất và năng lực trong quá trình thực hiện các chức năng xã hội của mình, được xã hội
đánh giá và thừa nhận.
(2) Khái niệm sự phát triển cá nhân
Phát triển cá nhân thực chất là khẳng định bản chất xã hội của con người, khẳng định trình
độ phát triển nhân cách của chính cá nhân. Sự phát triển nhân cách cá nhân được biểu hiện qua những dấu hiệu sau:
Sự phát triển về mặt thể chất: Thể hiện ở sự tăng trưởng về chiều cao, trọng lượng, cơ bắp,
sự hoàn thiện chức năng các giác quan, sự phối hợp các chức năng vận động của cơ thể.
Sự phát triển về mặt tâm lý: Thể hiện sự biến đổi cơ bản trong đời sống tâm lý của cá
nhân: trình độ nhận thức, khả năng tư duy, quan điểm, lập trường, thói quen, xúc cảm, tình cảm,
tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu, ý chí, v.v...
Sự phát triển về mặt xã hội: Thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử trong các mối quan hệ với
những người xung quanh, ở tính tích cực nhận thức tham gia vào các hoạt động cải biến, phát triển xã hội.
(3) Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi cá nhân
- Yếu tố Di truyền – Bẩm sinh - Yếu tố Môi trường
- Yếu tố hoạt động cá nhân - Yếu tố giáo dục (4) Khái niệm giáo dục
Giáo dục là quá trình hoạt động phối hợp thống nhất giữa nhà giáo dục và người được giáo dục
nhằm hình thành và phát triển nhân cách theo những yêu cầu của xã hội.
(5) Vai trò của yếu tố giáo dục
Giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách, bởi vì nó được
thực hiện theo định hướng thống nhất vì mục đích nhân cách lí tưởng mà xã hội đang yêu cầu.
(6) Vai trò của yếu tố giáo dục đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách được thể hiện: -
Giáo dục không chỉ vạch ra chiều hướng, mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách của
học sinh mà còn tổ chức, chỉ đạo, dẫn dắt học sinh thực hiện quá trình đó đến kết quả mong muốn. -
Giáo dục là những tác động tự giác có điều khiển, có thể mang lại những tiến bộ mà các
yếu tố di truyền bẩm sinh hoặc môi trường, hoàn cảnh không thể tạo ra được do tác động tự phát. -
Giáo dục có sức mạnh cải biến những nét tính cách, hành thành phẩm chất lệch lạc không
phù hợp với yêu cầu, chuẩn mực của xã hội. Đó chính là kết quả quan trọng của giáo dục lại đối
với trẻ em hư hoặc người phạm pháp. -
Giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt đối với những người khuyết tật hoặc thiểu năng do
bệnh tật, tai nạn hoặc bẩm sinh, di truyền tạo ra. Nhờ có sự can thiệp sớm, nhờ có phương pháp
giáo dục, rèn luyện đặc biệt cùng với sự hỗ trợ của các phương tiện khoa học có thể giúp cho
người khuyết tật, thiểu năng phục hồi một phần chức năng đã mất hoặc phát triển các chức năng
khác nhằm bù trừ những chức năng bị khiếm khuyết, giúp cho họ hoà nhập vào cuộc sống cộng đồng. -
Giáo dục là những tác động có điều khiển và điều chỉnh cho nên không những thích ứng
với các yếu tố di truyền, bẩm sinh, môi trường, hoàn cảnh trong quá trình hình thành và phát triển
nhân cách mà nó còn có khả năng kìm hãm hoặc thúc đẩy các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đó
theo một gia tốc phù hợp mã di truyền và môi trường không thể thực hiện được.
o Chú ý: Liên hệ để xây dựng ví dụ minh họa cho từng nội dung (7) Kết luận sư phạm
- Cần có nhận thức đúng đắn về vai trò của giáo dục đến sự hình thành và phát triển nhân cách.
- Biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục ở người học
- Tổ chức quá trình giáo dục một cách khoa học, hợp lý:
+ Phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý HS
+ Yêu cầu giáo dục mang tính vừa sức với HS
+ Tổ chức các hoạt động và giao lưu đa dạng, phong phú cho HS
+ Lựa chọn nội dung giáo dục phù hợp và các phương pháp giáo dục khoa học
+ Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa nhà giáo dục và người được giáo dục
+ Khơi dậy khả năng tiềm ẩn, tố chất di truyền, tính tích cực trong hoạt động cá nhân của học sinh
nhằm mang lại hiệu quả cho quá trình giáo dục
Câu 5: Phân tích đặc điểm của quá trình giáo dục?
Giáo dục (theo nghĩa rộng): Là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch, có nội
dung và bằng phương pháp khoa học của nhà giáo dục tới người được giáo dục trong các cơ quan
giáo dục, nhằm hình thành nhân cách cho họ.
Đặc điểm của quá trình giáo dục
(1) Giáo dục là một quá trình có tính mục đích: Mọi tác động giáo dục đều có mục đích nhất định.
Mục đích giáo dục xuất phát từ những yêu cầu xã hội về phẩm chất nhân cách con người,
bị chi phối bởi trình độ kinh tế xã hội.
- Giáo dục là một quá trình có tính lâu dài: Quá trình giáo dục nhằm hình thành những
phẩm chất, những nhân cách của cá nhân nên nó đòi hỏi một thời gian lâu dài mới đạt được kết
quả. Tính chất lâu dài của quá trình giáo dục được xem xét ở các góc độ sau:
+ Quá trình giáo dục được thực hiện trong suốt cả cuộc đời con người từ khi sinh ra cho
đến khi không còn sống nữa (Giáo dục suốt đời).
+ Việc hình thành một phẩm chất nhân cách cũng cần có thời gian lâu dài. Việc hình thành
và trở nên bền vững, ổn định của một hành vi, thói quen của cá nhân đòi hỏi một thời gian lâu dài
đi từ nhận thức đến niềm tin, thái độ đến hành vi thói quen, công việc đó không phải một sớm
một chiều mà có được.
+Quá trình hình thành một phẩm chất nhân cách đòi hỏi một thời gian lâu dài, việc sửa đổi,
cải tạo một nét nhân cách là đòi hỏi lâu dài hơn.
+ Những phẩm chất mới của nhân cách chỉ có được và trở nên vững chắc khi người được
giáo dục tiếp nhận và trải qua một thời gian tập luyện và thể nghiệm, thể hiện, đấu tranh bản thân
trong cuộc sống thực tế để trở thành kinh nghiệm sống của chính mình càng đòi hỏi một thời gian lâu dài.
+ Kết quả tác động giáo dục, nhất là các tác động nhằm hình thành nhận thức mới, niềm tin
...thường khó nhận thấy ngay và có thể kết quả đó lại bị biến đổi hoặc bị mất đi. Do đó công tác
giáo dục phải được tiến hành bền bỉ, liên tục theo một kế hoạch ổn định, lâu dài đồng thời trong
quá trình giáo dục phải phát huy cao độ tính tự giác, nỗ lực tự giáo dục kéo dài, liên tục của người
được giáo dục thì mới đạt được hiệu quả cả quá trình giáo dục.
Kết luận sư phạm: Trong quá trình giáo dục nhà giáo dục không được nôn nóng, vội
vàng, đốt cháy giai đoạn. Nhà giáo dục cần phải có đức tính kiên trì, bền bỉ, có tính tự kiềm chế cao.
(2) Giáo dục là một quá trình có tính phức tạp và chịu tác động bởi nhiều nhân tố:
Tính phức tạp được thể hiện ở chỗ:
+ Tính phức tạp của quá trình giáo dục trước hết nằm ở đối tượng của nó. Đối tượng của
quá trình giáo dục là con người, thực chất là tâm hồn con người, cái người khác không trực tiếp
nhìn thấy, còn đối tượng của các quá trình hoạt động khác có thể nhìn thấy được một cách trực
quan, có thể tri giác trực tiếp. Quá trình giáo dục tạo ra sự chuyển biến trong tâm hồn mỗi con
người cũng không thể đánh giá ngay được, khó định lượng được một cách rõ ràng. Mỗi cá nhân là
một thế giới đầy bí ẩn và hết sức phức tạp, đòi hỏi phải có thời gian và điều kiện mới có thể nhận thức được.
+ Thứ hai kết quả quá trình giáo dục chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố khách quan,
chủ quan, bên trong, bên ngoài khác nhau. Vì vậy trong quá trình tiến hành giáo dục nhà giáo dục
cần quan tâm đến các điều kiện, các yếu tố khách quan, chủ quan, bên trong, bên ngoài của quá
trình giáo dục. Đó là các điều kiện kinh tế chính trị, tôn giáo, phong tục tập quán, văn hoá...đặc
điểm tâm sinh lý, hoàn cảnh sống, điều kiện gia đình...của đối tượng. Muốn giáo dục có hiệu quả
nhà giáo dục phải hiểu đối tượng, nắm bắt được đối tượng.
+ Thứ ba, kết quả quá trình giáo dục không nhìn thấy ngay được, không đánh giá ngay
được, là những cái khó định tính, định lượng một cách chính xác. Kết quả giáo dục phải có thời
gian, có điều kiện , hoàn cảnh mới bộc lộ ra ngoài
. Vì vậy việc đánh giá con người, đánh giá kết
quả quá trình giáo dục phải hết sức thận trọng, đòi hỏi phải có phương pháp phù hợp, phải có thời
gian và hoàn. Kết quả của hoạt động giáo dục nhiều khi không tỷ lệ thuận với cường độ lao động,
với sự đầu tư... tất cả những điều đó nói lên tính khó khăn, phức tạp của quá trình giáo dục.
(3) Quá trình giáo dục bao giờ cũng mang tính cụ thể:
Quá trình giáo dục được thực hiện trong cuộc sống, hoạt động và giao lưu của mỗi cá
nhân. Với tư cách là người được giáo dục, tiếp nhận các tác động giáo dục theo những quy luật
chung mang tính khái quát, đồng thời giáo dục lại phải chú ý tới những đặc điểm riêng biệt, cụ thể
của đối tượng thì mới có hiệu quả do tránh được những tác động một các cứng nhắc, công thức giáo điều.
Tính cụ thể của quá trình giáo dục được thể hiện:
+ Tác động giáo dục theo từng cá nhân người được giáo dục với những tình huống giáo
dục cụ thể, riêng biệt.
+ Mỗi học sinh đề là một cá nhân có tính độc lập tương đối của nó về trình độ được giáo
dục, về kinh nghiệm sống, về thái độ, về tình cảm, thói quen…nên quá trình tác động giáo dục
phải phù hợp với cái riêng, cụ thể của họ, giáo dục phải đi sát, phù hợp với đối tượng chính là thể
hiện sự nhận thức đúng đắn về đặc điểm này của quá trình giáo dục.
+ Công tác giáo dục phải tính đến đặc điểm của từng loại đối tượng cụ thể: Đặc điểm tâm
lý lứa tuổi, điều kiện hoàn cảnh sống, những diễn biến phức tạp, éo le của từng tình huống cụ thể
để nhà giáo dục có thể tìm thấy hoặc dự đoán những nguyên nhân của các biểu hiện ( thái độ,
hành vi, thói quen ) từ đó mới có biện pháp phù hợp.
+ Quá trình giáo dục luôn phải giải quyết những mâu thuẫn, xung đột cụ thể giữa yêu cầu,
nhiệm vụ giáo dục và phẩm chất, năng lực tâm lý của người được giáo dục . Mâu thuẫn trong quá
trình giáo dục thường nảy khi học sinh phải giải quyết một nhiệm vụ giáo dục mới nhưng trình độ
giáo dục hiện có lại chưa đủ.
+ Quá trình giáo dục phải đặc biệt chú ý rèn luyện, luyện tập phương thức, thao tác, kỹ
năng thể hiện các yêu cầu, nội dung giáo dục, biến những yêu cầu từ bên ngoài thành nét tính
cách riêng, độc đáo của mỗi con người. Đó cũng chính là kết quả phải đạt được của quá trình giáo dục.
+ Quá trình giáo dục được diễn ra trong thời gian, thời điểm, không gian với những điều
kiện, hoàn cảnh cụ thể.
+ Kết quả quá trình giáo dục cũng mang tính cụ thể đối với từng loại đối tượng giáo dục,
đối với từng mặt, từng yêu cầu giáo dục hoặc tổng quát trọn vẹn của một quá trình giáo dục cho
những đối tượng cụ thể.
Vì giáo dục mang tính cá biệt, cụ thể tức là giáo dục phải phù hợp với từng cá nhân cụ thể,
từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể mới có hiệu quả nên trong quá trình giáo dục, nhà giáo dục phải
thực sự thương yêu học sinh, quan tâm sâu sát học sinh để hiểu tường tận về các em, có vậy mới
có thể có cách tác động phù hợp với từng đối tượng.
(4) Quá trình giáo dục thống nhất biến chứng với quá trình dạy học
- Giáo dục và dạy học là hai quá trình có cùng mục đích là hình thành và phát triển nhân
cách, tuy nhiên chúng không đồng nhất.
- Dạy học nhằm tổ chức, điều khiển để người học chiếm lĩnh có chất lượng và hiệu quả
nội đung học vấn; giáo dục hình thành những phẩm chất đạo đức, hành vi, thói quen. . . hai hoạt
động này không tách biệt mà có quan hệ biện chứng với nhau. Trên cơ sở thực hiện các nhiệm vụ
dạy học thì thế giới quan và các phẩm chất đạo đức của học sinh được hình thành và phát triển,
ngược lại, giáo dục tốt các phẩm chất sẽ thúc đẩy hoạt động đạt kết quả cao, dạy học là quá trình
điều khiển được, còn quá trình giáo dục là quá trình phức tạp khó kiểm soát.
- Học sinh là khách thể (đối tượng) của quá trình giáo dục, là chủ thể của quá trình tựu
giáo dục: Trong quá trình giáo dục học sinh luôn nhận các tác động giáo dục từ phía nhà giáo dục
các lực lượng giáo dục khác, khi đó học sinh là khách thể của quá trình giáo dục. Nhưng khi tiếp
nhận các tác động giáo dục đó, người học không hoàn toàn thụ động mà là một thực thể xã hội, có
ý thức mang tính tích cực, học sinh với tư cách là chủ thể của quá trình giáo dục khi nó tự giác,
chủ động và tích cực thực hiện các yêu cầu của giáo dục từ bên ngoài. Hiệu quả quá trình giáo
dục phụ thuộc rất lớn vào vào tính chủ thể này của người được giáo dục.
Tóm lại: Trên đây là những đặc điểm cơ bản của quá trình giáo dục. Để thực hiện tốt quá
trình giáo dục, các nhà giáo dục cần nghiên cứu kỹ và nắm vững được những đặc điểm nêu trên của quá trình giáo dục.
Câu 6: phân tích bản chất của quá trình giáo dục?
Giáo dục (theo nghĩa hẹp): là quá trình hình thành cho người được giáo dục lí tưởng, động cơ,
tình cảm, niềm tin, những nét tính cách của nhân cách, những hành vi, thói quen cư xử đúng đắn
trong xã hội thông qua việc tổ chức cho họ các hoạt động và giao lưu
Bản chất của quá trình giáo dục
a. Quá trình giáo dục – quá trình xã hội nhằm giúp đối tượng giáo dục biến các yêu cầu
khách quan thành yêu cầu chủ quan của cá nhân

- Quá trình giáo dục nhằm hình thành và phát triển cá nhân con người trở thành những thành viên
xã hội. Những thành viên này phải thỏa mãn được hai mặt: vừa phù hợp (thích ứng) với các yêu
cầu xã hội ở mỗi giai đoạn phát triển, vừa có khả năng tác động cải tạo, xây dựng xã hội làm cho
nó tồn tại và phát triển. Những nét bản chất của cá nhân con người chính là do các mối quan hệ xã hội hợp thành.
- Quá trình giáo dục là quá trình làm cho đối tượng giáo dục ý thức được các quan hệ xã hội và
các giá trị của nó, biết vận dụng vào các lĩnh vực của đời sống xã hội: kinh tế, văn hóa – xã hội,
đạo đức, tôn giáo, pháp luật, gia đình, ứng xử … nhằm thỏa mãn nhu cầu của cá nhân và yêu cầu của xã hội.
b. Quá trình giáo dục là quá trình tổ chức cuộc sống, hoạt động và giao lưu cho đối tượng giáo dục
- Quá trình giáo dục là quá trình hình thành bản chất người – bản chất xã hội trong mỗi cá nhân
một cách có ý thức, là quá trình tổ chức để mỗi cá nhân chiếm lĩnh được các kinh nghiệm xã hội.
Triết học mác – xít đã khẳng định: Bản chất xã hội của con người chỉ có được khi nó tham gia vào
đời sống xã hội đích thực thông qua hoạt động và giao lưu ở một môi trường văn hóa (văn hóa vật chất và tinh thần).
- Quá trình giáo dục vừa mang tính chất của hoạt động, vừa mang tính chất của giao lưu. Giáo dục
là một quá trình tác động qua lại mang tính xã hội giữa nhà giáo dục và đối tượng giáo dục, giữa
các đối tượng giáo dục với nhau và với các lực lượng, các quan hệ xã hội trong và ngoài nhà trường.
=> Như vậy, bản chất của quá trình giáo dục là quá trình tổ chức cuộc sống, tổ chức các hoạt động
và giao lưu cho người được giáo dục tham gia một cách tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo nhằm
chuyển hóa những yêu cầu của các chuẩn mực của xã hội quy định thành hành vi và thói quen
hành vi tương ứng ở họ trên cơ đó thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục.
* Kết luận sư phạm
- Làm cho học sinh hiểu được nội dung các chuẩn mực, ý nghĩa xã hội của việc thực hiện đúng
đắn các chuẩn mực đó, hình thành xúc cảm tích cực niềm tin đối chuẩn mực.
- Giúp họ tích quỹ được kinh nghiệm thực tiễn tích cực, có nhu cầu và thói quen hành động đúng trong các quan hệ đó.
- Xây dựng cho họ ý chí và năng lực xóa bỏ tàn dư của những quan hệ cũ, chối bỏ, chống lại quan hệ xấu.
Câu 7: Phân tích các khâu của quá trình giáo dục
Quá trình giáo dục theo nghĩa hẹp
Phân tích logic của quá trình giáo dục
1. Khái niệm logic của Quá trình giáo dục

Lôgic của quá trình giáo dục là trình tự vận động hợp quy luật của quá trình giáo dục,
nhằm đảm bảo cho người được giáo dục đi từ trình độ tri thức, xúc cảm, tình cảm và hành vi, thói
quen hành vi phù hợp với các chuẩn mực xã hội tương ứng từ lúc bắt đầu tham gia một hoạt động
giáo dục nào đó, đến trình độ trình độ tri thức, xúc cảm, tình cảm và hành vi, thói quen hành vi
phù hợp với các chuẩn mực xã hội, tương ứng với lúc kết thúc hoạt động giáo dục.
2. Các khâu của quá trình giáo dục
Quá trình giáo dục mang tính toàn vẹn. Để hình thành và phát triển bất kì một phẩm chất
nhân cách nào đó đều phải tác động vào tất cả các mặt của đời sống tâm lý cá nhân: nhận thức,
tình cảm, kĩ năng hành động ý chí, … Từ lý luận và thực tiễn giáo dục, ta có thể thấy quá trình
giáo dục diễn ra theo các khâu cơ bản sau:
a. Tổ chức điều khiển người được GD nắm vững những tri thức về các chuẩn mực xã hội đã quy định
Các chuẩn mực xã hội là thước đo giá trị hành vi của con người được xã hội thừa nhận, có
tác dụng định hướng, điều tiết hành vi của cá nhân, của nhóm xã hội trong những điều kiện nhất
định. Chuẩn mực xã hội cũng chính là những điều kiện mà xã hội kiểm tra hành vi của cá nhân và
cá nhân lại có thể sử dụng nó để kiểm tra hành vi của mình trên cơ sở đó hướng tới sự phát triển xã hội.
Trong xã hội tồn tại rất nhiều hệ thống các giá trị chuẩn mực xã hội: giá trị chuẩn mực về
pháp luật, chuẩn mực về đạo đức, chuẩn mực về truyền thống, chuẩn mực về phong tục tập quán,
chuẩn mực về thẩm mỹ…Trong đó, nhiều loại chuẩn mực về đạo đức, pháp luật đã được lựa chọn
và đưa vào nội dung quá trình giáo dục.
Nhận thức là cơ sở, là kim chỉ nam cho sự hình thành và điều chỉnh tình cảm, thái độ, hành
vi của mỗi cá nhân. Muốn người được giáo dục tự giác tích cực thực hiện theo các chuẩn mực xã
hội đã quy định. Đòi hỏi nhà giáo dục cần phải tác động tới nhận thức của người được giáo dục,
giúp cho người được giáo dục nắm vững được những tri thức về các chuẩn mực xã hội bao gồm:
- Ý nghĩa xã hội và ý nghĩa cá nhân của các chuẩn mực xã hội quy định.
- Nội dung của các chuẩn mực (bao gồm các khái niệm tương ứng)
- Cách thức thực hiện theo các yêu cầu chuẩn mực đó.
Tuy nhiên, kết quả của quá trình nhận thức đó phụ thuộc vào trình độ văn hóa, kinh khái niệm
về đạo đức, về quyền lợi và nghĩa vụ, về quy tắc sống, chuẩn mực xã hội, những giá trị văn hóa sẽ được hình thành.
b. Tổ chức điều kiển người được giáo dục hình thành niềm tin và tình cảm tích cực với các
chuẩn mực xã hội quy định
Chính trong quá trình hình thành, phát triển tri thức về các chuẩn mực xã hội cho người
được giáo dục thì thái độ, niềm tin, tình cảm tích cực đối với các chuẩn mực xã hội ở họ dần được hình thành.
Trong quá trình giáo dục, niềm tin đối với các chuẩn mực xã hội được thể hiện ở người được
giáo dục theo các mức độ tăng dần như sau:
- Người được giáo dục nắm được nghiệm sống, sự trải nghiệm của mỗi người, là sản phẩm
của quá trình học tập và tự tu dưỡng. Đối với học sinh phổ thông, giáo dục ý thức cá nhân là khâu
cực kì quan trọng, quá trình này được thực hiện thông qua quá trình học tập và các hoạt động rèn
luyện trong và ngoài nhà trường. Qua đó những những tri thức về các chuẩn mực xã hội
- Tin về mặt lý luận cũng như về mặt thực tiễn đối với tính chân lý đúng đắn của các chuẩn mực xã hội
- Mong muốn tuân theo những yêu cầu được phản ánh trong các chuẩn mực xã hội.
- Bước đầu có hành vi phù hợp với các chuẩn mực xã hội
- Hài lòng về hành vi của mình khi đã hoàn thành phù hợp với các chuẩn mực xã hội
- Tỏ thái độ không khoan nhượng đối với những hành vi của người khác có mâu thuẫn với
những chuẩn mực xã hội.
Chính niềm tin đó cùng với những tri thức tương ứng thu lượm được sẽ tạo nên ở người
được giáo dục ý thức đúng đắn. Trong quá trình hình thành ý thức nói chung, niềm tin nói riêng
cho người được giáo dục đã làm nảy nở những xúc cảm, tình cảm tốt đẹp đối với các chuẩn mực
xã hội. Những xúc cảm, tình cảm tích cực đó như là những “chất men” kích thích người được
giáo dục chuyển hóa ý thức cá nhân thành hành vi thói quen tương ứng.
Kinh nghiệm thực tiễn giáo dục cho thấy:
- Nếu ý thức về các chuẩn mực xã hội của người được giáo dục bị hạn chế thì tình cảm
tương ứng cũng bị hạn chế, điều đó dẫn tới hành vi tương ứng mang tính chất hình thức, thậm chí
không hình thành hoặc rơi vào tình trạng sai lệch.
- Nếu người được giáo dục có nhận thức đúng về các chuẩn mực xã hội mà không có tình
cảm tương ứng thì hành vi tương ứng sẽ khô khan cứng nhắc và thậm chí không hình thành hay
sai lệch: “Yêu nên tốt, ghét nên xấu”
- Nếu người được giáo dục nắm các chuẩn mực xã hội một cách không tự giác sẽ dẫn đến
tình trạng nói và làm không đi đôi với nhau và kết quả giáo dục là hình thành bộ mặt nhân cách giả tạo.
Đối với các trường phổ thông thì công tác giáo dục thái độ, niềm tin, tình cảm tích cực cho
học sinh đối với việc học tập, các mối quan hệ gia đình, bè bạn, xã hội, đối với tự nhiên và môi
trường xung quanh là điều có ý nghĩa rất quan trọng. Giáo dục xây dựng niềm tin cho các em vào
chân lí, lẽ phải, giáo dục tình cảm yêu mến, kính trọng thầy cô giáo, cha mẹ; thân ái với bạn bè,…
và đồng thời chú ý uốn nắn, điều chỉnh kịp thời những biểu hiện thái độ lệch lạc, thiếu trong sáng
làm ảnh hưởng tới hiệu quả quá trình giáo dục.
c. Tổ chức điều khiển người được giáo dục hình thành hành vi và thói quen hành vi phù hợp
với các chuẩn mực xã hội đã quy định
Nhân cách của mỗi người được thể hiện bằng hành vi và thói quen hành vi của họ chứ
không chỉ dừng ở sự hiểu biết của họ. Hành vi là biểu hiện cụ thể nhất của bộ mặt tâm lí, đạo đức của con người.
Mục đích của quá trình giáo dục là hình thành ở người được giáo dục phẩm chất nhân cách
của người công dân, người lao động đáp ứng yêu cầu xã hội. Do đó, quá trình giáo dục quan trọng
nhất là phải tổ chức, điều khiển người được giáo dục tham gia vào những mối quan hệ hoạt động
và giao lưu để họ tự rèn luyện nhằm hình thành những hành vi phù hợp với các chuẩn mực xã hội
và lặp đi lặp lại những hành vi đó thành thói quen tương ứng. Bởi hành vi văn hóa khi đã trở
thành thói quen sẽ mang tính bền vững và tự động hóa trong cách ứng xử của mọi tình huống
cuộc sống hàng ngày của người được giáo dục.
Hành vi và thói quen hành vi của mỗi người được hình thành trong quá trình hoạt động và
được rèn luyện trong các tình huống cụ thể, đa dạng của cuộc sống. Giáo dục hành vi, thói quen
hành vi có văn hóa là kết quả của cả một quá trình học tập tu dưỡng và rèn luyện lâu dài của
người được giáo dục.
Chính vì vậy, quá trình giáo dục phải tổ chức các hoạt động đa dạng phong phú dưới nhiều
hình thức khác nhau và ngày càng phức tạp đồng thời chú ý bồi dưỡng cho người được giáo dục
ý thức tự rèn luyện, năng lực tự kiểm tra, tự đánh giá thường xuyên trên cơ sở đó các thói quen
hành vi đạo đức của người được giáo dục mới được hình thành.
Lưu ý: những hành vi hình thành ở người được giáo dục phải thoả mãn các tiêu chí sau đây:
● Hành vi đó có phù hợp với các chuẩn mực xã hội quy định hay không?
● Hành vi đó có được thể hiện ở mọi nơi mọi lúc hay không?
● Hành vi có được duy trì bền vững theo thời gian hay không?
● Hành vi đó có động cơ đúng hay sai? Có ý nghĩa xã hội và cá nhân như thế nào?
Tóm lại: Các khâu trên đây của quá trình giáo dục tác động đồng bộ tới nhận thức, tình
cảm, hành vi thói quen của người được giáo dục có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ cho
nhau thậm trí là thâm nhập vào nhau: nhận thức là cơ sở là điều kiện cần cho việc hình thành tình
cảm, hành vi tương ứng ở người được giáo dục; Niềm tin, tình cảm là động lực thúc đẩy cá nhân
hoạt động để biến nhận thức thành hành động; Việc thể nghiệm hành vi và rèn luyện hành vi là
yếu tố quyết định sự hình thành phát triển nhân cách của người được giáo dục.
Trong thực tiễn giáo dục, khi vận dụng các khâu của quá trình giáo dục đòi hỏi nhà
giáo dục không nhất thiết phải tuân theo trình tự các khâu nêu trên. Việc vận dụng các khâu sao
cho phù hợp với từng đối tượng, yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục và hoàn cảnh cụ thể nhằm phát huy
tính hiệu quả của quá trình giáo dục.
Câu 8: trình bày pp nêu gương, khen thưởng, trách phạt, thi đua, kể chuyện, giảng giải đàm
thoại, tập luyện, giao việc, rèn luyện.

1. Khái niệm phương pháp giáo dục
Phương pháp giáo dục là hệ thống cách thức hoạt động của nhà giáo dục và người được
giáo dục thực hiện trong sự thống nhất với nhau nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục phù
hợp với mục đích giáo dục đặt ra.
2. Một số cách phân loại các phương pháp giáo dục
Quá trình giáo dục là một quá trình phức tạp, các phương pháp giáo dục được hiểu trên
nhiều bình diện khác nhau và có cách phân chia nhóm phương pháp giáo dục gọi tên khác nhau.
Sau đây là một số cách phân loại các phương pháp giáo dục:
- Dựa trên cơ sở lực lượng giáo dục tham gia vào quá trình giáo dục ta có các phương pháp
giáo dục: Nhóm phương pháp giáo dục gia đình, nhóm phương pháp giáo dục xã hô •i, nhóm
phương pháp giáo dục đoàn thể, nhóm phương pháp giáo dục nhà trường.
- Dựa trên cơ sở nô •i dung giáo dục, ta có các phương pháp giáo dục: phương pháp giáo dục
đạo đức, phương pháp giáo dục thẩm mỹ, phương pháp giáo dục pháp luật....
- Dựa trên cơ sở đặc điểm tâm lý lứa tuổi của đối tượng giáo dục ta có các phương pháp
giáo dục: phương pháp giáo dục trẻ trước tuổi học, phương pháp giáo dục học sinh tiểu học,
phương pháp giáo dục học sinh THPT....
- Dựa trên cơ sở tiếp cận phương thức tác động giáo dục trực tiếp hay gián tiếp đối tượng
giáo dục ta có: phương pháp giáo dục tác động “tay đôi”, phương pháp “bùng nổ sư phạm”,
phương pháp giáo dục tác động song song, phương pháp tạo dư luận…
- Dựa trên cơ sở quy trình các khâu của quá trình giáo dục, ta có 3 nhóm phương pháp giáo dục sau đây:
+ Nhóm các phương pháp hình thành ý thức cá nhân của người được giáo dục về các
chuẩn mực xã hội quy định (Đàm thoại, Kể chuyện, Giảng giải, Nêu gương)
+ Nhóm các phương pháp tổ chức hoạt động hình thành hành vi và thói quen hành vi
ứng xử cho người được giáo dục phù hợp với các chuẩn mực xã hội (CMXH) quy định ( Phương
pháp giao việc, Phương pháp tập luyện, Phương pháp rèn luyện)

+ Nhóm các phương pháp kích thích và điều chỉnh hành vi ứng xử của người được giáo
dục phù hợp với các CMXH quy định (Khen thưởng, Trách phạt, Phương pháp thi đua )
Các cách phân chia phương pháp giáo dục nêu trên đều dựa trên các cách tiếp cận
khác nhau và tùy thuộc vào mục đích, mục tiêu giáo dục đặt ra mà nhà giáo dục lựa chọn, sử dụng
các phương pháp giáo dục cho phù hợp.
3. Hệ thống các phương pháp giáo dục
Theo cách phân loại phổ biến về hệ thống các phương pháp giáo dục - cách phân loại dựa
trên cơ sở logic của quá trình giáo dục, hệ thống các phương pháp giáo dục bao gồm:
(1) Nhóm các phương pháp hình thành ý thức cá nhân của người được giáo dục - Đàm thoại - Kể chuyện - Giảng giải - Nêu gương
(2) Nhóm các PP hình thành hành vi và thói quen hành vi của người được giáo dục - Yêu cầu sư phạm - Luyện tập - Rèn luyện
(3) Nhóm các PP kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi ứng xử của người được giáo dục - Khen thưởng - Trách phạt - Thi đua
Cách phân chia các phương pháp giáo dục thành 3 nhóm phương pháp nêu trên chỉ có tính
chất tương đối. Quá trình giáo dục tác động tới người được giáo dục không nhất thiết phải tuần tự
tác động tới nhận thức, cảm xúc, tình cảm rồi mới tác động tới hành vi, thói quen hành vi ứng xử
của người được giáo dục. Trong thực tiễn giáo dục, các tác động giáo dục luôn đan xen vào nhau,
hỗ trợ cho nhau và thực hiện một cách linh hoạt với những đặc điểm tâm lý lứa tuổi của người
được giáo dục khác nhau, trong những tình huống, bối cảnh giáo dục đa dạng của cuộc sống.
(1) Trình bày và phân tích nội dung của PP đàm thoại trong giáo dục. Liên hệ thực tiễn
Đàm thoại là phương pháp trò chuyện chủ yếu giữa nhà giáo dục và người được giáo dục về
các chủ đề có liên quan đến các CMXH nói chung, các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, thẩm mỹ
nói riêng bằng một hệ thống các câu hỏi do nhà giáo dục chuẩn bị trước.
Các loại đàm thoại: tùy vào mục tiêu của hoạt động đàm thoại, ta có các loại như sau: đàm
thoại gợi mở, đàm thoại củng cố, hệ thống hoá...
Ý nghĩa của phương pháp đàm thoại:
+ Thông qua đàm thoại, người được giáo dục có cơ hội giải thích, đánh giá những sự kiện,
hiện tượng có liên quan đến các hành vi tích cực hay tiêu cực, giải thích những tình huống đạo
đức, pháp luật…trên cơ sở đó nắm vững được những tri thức về các CMXH quy định và từ đó rút
ra những kết luận bổ ích cho bản thân.
+ Thông qua đàm thoại, người được giáo dục có điều kiện để khắc sâu, phát triển, hệ thống
hoá những vấn đề có liên quan đến các CMXH đã được giáo dục, từ đó hình thành, phát triển xúc
cảm, tình cảm tích cực đối với các CMXH.
+ Qua đàm thoại sẽ hình thành và phát triển được ở người được giáo dục niềm tin đối với
các CMXH và trên cơ sở đó hình thành được ý thức cá nhân của người được giáo dục đối với các CMXH quy định.
Yêu cầu thực hiện phương pháp đàm thoại:
+ Công tác chuẩn bị đàm thoại:
Nhà giáo dục cần xác định rõ chủ đề, mục tiêu, nội dung của buổi đàm thoại; xây dựng hệ
thống câu hỏi (chính – phụ) và thông báo cho người được GD chuẩn bị trước.
+ Tổ chức đàm thoại: Người tổ chức nêu lên chủ đề, mục tiêu, nội dung và các câu hỏi đặt
ra của buổi đàm thoại; Sau đó tổ chức trò chuyện giữa nhà giáo dục với người được giáo dục và
giữa những người được giáo dục với nhau; Các ý kiến được lật đi lật lại cho đến khi hoàn thành
mục tiêu chủ đề đàm thoại.
+ Kết thúc đàm thoại: Nhà giáo dục cần kích thích những người được giáo dục rút ra
những kết luận, bài học cần thiết đối với bản thân và những người xung quanh. Sau cùng nhà giáo
dục tổng kết đánh giá kết quả đàm thoại.
Sinh viên liên hệ để lấy ví dụ
(2) Trình bày và phân tích nội dung của PP kể chuyện trong giáo dục. Liên hệ thực tiễn
Kể chuyện là phương pháp tác động rất mạnh mẽ tới cảm xúc của người nghe thông qua
cách thức kể chuyện của người kể và các nhân vật, tình huống trong nội dung của cốt truyện. Vì
vậy, kể chuyện là phương pháp được sử dụng rất phổ biến trong quá trình giáo dục với những
người được giáo dục nhỏ tuổi.
- Định nghĩa kể chuyện là phương pháp nhà giáo dục dùng lời nói, điệu bộ, cử chỉ, nét mặt
để thuật lại một cách sinh động một câu chuyện có ý nghĩa giáo dục.
- Ý nghĩa của phương pháp kể chuyện:
+ Qua nội dung truyện kể và cách thức kể chuyện, người được giáo dục sẽ hình thành
phát triển tri thức, xúc cảm tình cảm tích cực, niềm tin đúng đắn đối với các CMXH.
+ Người được giáo dục sẽ học tập được những gương tốt và tránh được những gương
phản diện với óc phê phán nhận xét, đánh giá thông qua nội dung câu chuyện.
- Yêu cầu khi thực hiện phương pháp kể chuyện:
+ Lựa chọn truyện kể: Nhà giáo dục cần trên cơ sở mục tiêu giáo dục, với đối tượng giáo
dục cụ thể xác định chủ đề truyện kể; Lựa chọn cốt truyện được xây dựng phong phú, hấp dẫn
chứa đựng các tình huống giáo dục hướng tới mục tiêu giáo dục; Lưu ý khối lượng truyện kể phải
phù hợp về mặt thời gian, phù hợp với trình độ nhận thức, đặc điểm tâm sinh lý người được giáo dục.
+ Người kể chuyện phải thể hiện lời nói sinh động, giọng nói, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phải
phù hợp với các tình tiết, các nhân vật trong cốt truyện. Nhằm gây sự tập trung chú ý, cảm xúc
mạnh mẽ cho người được giáo dục; Lưu ý có thể có thể kết hợp với băng hình, các bức tranh ảnh
minh hoạ cho những tình huống nổi bật.
+ Sau khi kể chuyện : Đối với người được giáo dục tuổi nhỏ, nhà giáo dục có thể yêu cầu
trẻ tập kể lại và nêu một số câu hỏi cho người được giáo dục trao đổi nhằm khắc sâu những bài
học về các CMXH, củng cố niềm tin đối với các CMXH và phát triển năng lực tưởng tượng sáng
tạo của người được giáo dục.
Sinh viên liên hệ để lấy ví dụ
(3) Trình bày và phân tích nội dung của phương pháp giảng giải trong giáo dục. Liên hệ thực tiễn
Giảng giải là phương pháp trong đó, nhà giáo dục dùng lơì nói để giải thích, chứng minh các
CMXH đã được qui định, nhằm giúp cho người được giáo dục hiểu và nắm được ý nghĩa, nội
dung, qui tắc thực hiện các chuẩn mực này.
Ý nghĩa phương pháp giảng giải:
+ Người được giáo dục nắm vững những tri thức về các CMXH một cách tự giác trên cơ
sở những luận cứ, luận chứng khoa học, ví dụ cụ thể, rõ ràng… thông qua cách phân tích, giảng giải của nhà giáo dục.
+ Thông qua giảng giải giúp hình thành niềm tin ở người được giáo dục về các CMXH quy định.
+ Qua giảng giải người được giáo dục tránh được các tình trạng: nắm các CMXH, mù
quáng, máy móc, hình thức dẫn đến những hành vi tương ứng không tự giác.
- Yêu cầu trong quá trình giảng giải:
+ Chuẩn bị nội dung diễn giải đầy đủ, chính xác, đáp ứng các câu hỏi: Tại sao? Nội dung
gồm? Thực hiện theo qui tắc nào? + Khi giảng giải phải:
● Lời nói: rõ ràng, khúc triết, không lan man dài dòng.
● Lập luận: chính xác, dễ hiểu, lô gíc.
● Minh hoạ: Tranh ảnh, băng hình (nếu cần), giáo dục thực tế gần gũi đời thường của người được giáo dục.
● Có thể và nên thu hút người được giáo dục tham gia vào giải thích chứng minh…
và rút ra kết luận trong quá trình giảng giải.
● Nên liên hệ để người được giáo dục liên hệ với thực tế, với bản thân.
Sinh viên liên hệ để lấy ví dụ
(4) Trình bày và phân tích nội dung của PP nêu gương trong giáo dục. Liên hệ thực tiễn
Nêu gương là phương pháp dùng những tấm gương sáng của các cá nhân hoặc của tập thể để
kích thích những người được giáo dục học tập và làm theo.
Phương pháp nêu gương có thể dùng những tấm gương tốt để người được giáo dục học tập và
gương xấu để tránh những hành vi tương tự.
+ Nêu gương tốt (chính diện) nhằm giúp người được giáo dục khắc phục những khó khăn
gặp phải của bản thân, học tập và làm theo gương tốt, hướng vào những hành vi tích cực (làm việc thiện).
Ví dụ về những tấm gương tốt: học sinh học giỏi, giúp đỡ bạn, giúp đỡ những người có hoàn
cảnh khó khăn, luôn có trách nhiệm, nhiệt tình trong các hoạt động, “sinh viên nghèo vượt khó”,
“các nhà doanh nghiệp trẻ”, lao động giỏi, dũng cảm hy sinh vì nước vì dân, …
+ Nêu gương xấu (gương phản diện) nhằm giúp người được giáo dục phân tích, tránh hành vi tương tự.
Ví dụ gương xấu như: lười học, chơi bời lêu lổng, cờ bạc rượu chè, ăn cắp, gây gổ, ăn nói vô lễ, chốn thuế…
Ý nghĩa phương pháp nêu gương:
+ Qua nêu gương, nhà giáo dục sẽ giúp người được giáo dục phát triển năng lực phê
phán, đánh giá được hành vi của người khác và rút ra những kết luận bổ ích.
+ Người được giáo dục biết học những gương tốt đồng thời biết tránh gương xấu trong cuộc
sống và các hoạt động thực tiễn.
+ Qua việc phân tích, đánh giá của nhà giáo dục về những tấm gương sẽ giúp người được
giáo dục hình thành niềm tin về các CMXH và mong muốn có những hành vi phù hợp với các CMXH quy định.
Yêu cầu thực hiện phương pháp nêu gương:
+ Trên cơ sở: mục tiêu, nội dung giáo dục cụ thể, đặc điểm tâm sinh lí của người được
giáo dục, nhà giáo dục lựa chọn những tấm gương sáng và gương phản diện cho phù hợp. Tránh
lạm dụng những gương phản diện vì dễ dẫn tới tác dụng phản giáo dục.
+ Những tấm gương lựa chọn phải thoả mãn điều kiện sau đây:
● Gần gũi với cuộc sống đời thường của người được giáo dục, tránh xa lạ, không thích hợp.
● Có tính điển hình, cụ thể. Tránh lan man, chung chung.
● Phải có tính khả thi với người được giáo dục. “Tránh” quá lí tưởng nên người được
giáo dục chỉ có thể “chiêm ngưỡng” mà không bắt chước được.
+ Trong quá trình nêu gương, nhà giáo dục nên khuyến khích người được giáo dục liên hệ
thực tế, nêu những tấm gương cần học tập, phê phán và tham gia tích cực vào phân tích, đánh giá
những tấm gương đó để rút ra kết luận bổ ích.
+ Nhà giáo dục cần phải tự rèn luyện, xây dựng nhân cách bản thân trở thành là một tấm
gương sáng trước người được giáo dục.
Sinh viên liên hệ để lấy ví dụ
(5) Trình bày và phân tích nội dung của phương pháp nêu yêu cầu sư phạm trong giáo
dục. Liên hệ thực tiễn
Giao việc (nêu yêu cầu sư phạm) là phương pháp nhà giáo dục lôi cuốn người được giáo
dục vào các hoạt động đa dạng với những công việc nhất định, với những nghĩa vụ cá nhân và xã
hội nhất định mà người được giáo dục phải hoàn thành.
- Ý nghĩa của phương pháp giao việc: Qua thực hiê •n công viê •c, hoạt đô •ng được giao
người được giáo dục sẽ hình thành những hành vi, thói quen phù hợp với các yêu cầu công việc
được giao, yêu cầu của các CMXH quy định và được thể hiện những kinh nghiệm ứng xử của
mình trong mối quan hệ đa dạng.
Yêu cầu thực hiện phương pháp giao việc:
+ Trước khi giao việc, nhà giáo dục cần giúp người được giáo dục ý thức đầy đủ về ý nghĩa
xã hội và ý nghĩa cá nhân của công việc phải làm và kích thích họ tự giác, tích cực hoạt động thực
hiện công việc được giao.
+ Nhà giáo dục đưa ra những yêu cầu cụ thể mà người được giáo dục phải hoàn thành và
giúp họ định hướng đúng đắn toàn bộ chuỗi hành động phải hoàn thành.
+ Giao việc phải tính tới hứng thú, năng khiếu, điều kiện thực tiễn và tính khả thi của hoạt
động của người được giáo dục nhằm phát huy thế mạnh ở họ trong hoạt động.
+ Quá trình thực hiện hoạt động nhà giáo dục cần theo dõi, giúp đỡ tạo điều kiện (nếu cần)
để người được GD hoàn thành mọi yêu cầu của công việc được giao.
+ Cần kiểm tra đánh giá công khai kết quả hoàn thành công việc của cá nhân hay tập thể
người được giáo dục. Lưu ý: nhà giáo dục luôn có nhận xét cụ thể, những chỉ dẫn hỗ trợ và
khuyến khích, động viên người được giáo dục tiếp tục tham gia các hoạt động thực tiễn.
+ Có thể phát huy ý thức tự quản của tập thể học sinh bằng việc để tập thể học sinh giao
việc cho cá nhân trong các hoạt động của lớp mà không nhất thiết giáo viên giao việc.
Sinh viên liên hệ để lấy ví dụ
(6) Trình bày và phân tích nội dung của PP luyện tập trong giáo dục. Liên hệ thực tiễn
Tập luyện là phương pháp tổ chức cho người được giáo dục thực hiện một cách đều đặn và có
kế hoạch các hoạt động nhất định, nhằm biến những hành động đó thành những thói quen ứng xử
ở người được giáo dục.
Ý nghĩa của phương pháp luyện tập:
+ Người được giáo dục có môi trường hoạt động thực tiễn để trải nghiệm, củng cố, phát
triển niềm tin đối với các CMXH và biến ý thức cá nhân về các CMXH thành những hành vi tương ứng ở họ.
+ Người được giáo dục có môi trường hoạt động thực tiễn để lặp đi lặp lại các hành vi hoạt
động theo quy trình xác định trên cơ sở đó tạo lập thành những thói quen hành vi ứng xử tương
ứng ở họ, đảm bảo tính bền vững của hành vi ứng xử phù hợp với các CMXH quy định ở người được giáo dục.
Yêu cầu khi thực hiện phương pháp luyện tập:
+ Nhà giáo dục cần giúp cho người được giáo dục nắm được quy tắc hành vi và hình dung rõ
hành vi đó cần thực hiện như thế nào? để giúp họ có thể định hướng cho việc thực hiện hành vi qua tập luyện.
+ Trong những trường hợp cần thiết, nhà giáo dục có thể làm mẫu cho người được giáo dục
về những hành vi cần tập luyện.
+ Cần tạo điều kiện cho người được giáo dục tập luyện theo quy tắc hành vi, theo mẫu hành vi đã giới thiệu.
+ Nhà giáo dục cần khuyến khích người được giáo dục tập luyện thường xuyên, lặp đi lặp
lại những hành vi đã tập luyện qua việc thực hiện chế độ sinh hoạt hàng ngày, các hoạt động thực tiễn của cuộc sống.
+ Nhà giáo dục cần tiến hành kiểm tra uốn nắn thường xuyên hành vi hoạt động của người
được giáo dục theo yêu cầu quy trình chuẩn đồng thời khuyến khích, động viên họ tự kiểm tra, tự
uốn nắn hành vi của mình trong quá trình luyện tập.
Sinh viên liên hệ để lấy ví dụ
(7) Trình bày và phân tích nội dung của PP rèn luyện trong giáo dục. Liên hệ thực tiễn
Rèn luyện là phương pháp tổ chức cho người được giáo dục được thể nghiệm ý thức, tình
cảm, hành vi của mình về các CMXH trong những tình huống đa dạng của cuộc sống. Qua đó
hình thành và củng cố được những hành vi phù hợp với các CMXH đã quy định.
Ý nghĩa của phương pháp rèn luyện:
+ Thông qua những tình huống, hoạt động mới, đa dạng của cuộc sống thực, người được giáo
dục được trải nghiệm là chính mình đưa ra những quyết định và chịu trách nhiệm với những quyết
định đó. Trên cơ sở đó nhận ra mình là ai, những cái phù hợp và chưa phù hợp từ đó điều chỉnh
bản thân đáp ứng yêu cầu của CMXH.
+ Chính trong quá trình “thâm nhập” vào những tình huống mới, đa dạng của cuộc sống, người
được giáo dục phải tiến hành cuộc đấu tranh động cơ để tự xác định động cơ đúng đắn, định
hướng cho hoạt động nhằm giải quyết đúng đắn những tình huống đó. Điều đó sẽ giúp cho ý thức
về các CMXH ở người được giáo dục được khắc sâu, phát triển đảm bảo những hành vi, hoạt
động tương ứng mang tính tự giác, bền vững cao và hình thành thói quen hành vi tương ứng ở họ.
+ Quá trình được trải nghiệm, lặp đi lặp lại những hành vi đó trong những tình huống khác nhau
của cuộc sống thực sẽ giúp người được giáo dục biến những hành vi đó trở thành thói quen bền vững. Yêu cầu:
+ Tạo cơ hội cho người được giáo dục “Thâm nhập” vào những tình huống đa dạng từ đơn
giản đến phức tạp, từ dễ đến khó của cuộc sống thực.
+ Tạo cơ hội cho người được giáo dục dựa vào kết quả của tập luyện, lặp đi lặp lại những
hành vi đó trong những tình huống khác nhau của cuộc sống thực để những hành vi đó trở thành thói quen bền vững.
+ Kết hợp chặt chẽ giữa kiểm tra của nhà giáo dục và tự kiểm tra của người được giáo dục .
+ Tổ chức liên tục có hệ thống các hoạt động thông qua tình huống tự nhiên của cuộc sống
thực hoặc tạo ra những tình huống thích hợp nhằm thu hút người được giáo dục tích cực tham gia.
Sinh viên liên hệ để lấy ví dụ
(8) Trình bày và phân tích nội dung của PP khen thưởng trong giáo dục. Liên hệ thực tiễn
Khen thưởng là phương pháp biểu thị sự đồng tình, sự đánh giá tích cực của nhà giáo dục đối
với thái độ, hành vi ứng xử của người được giáo dục trong những tình huống nhất định nhằm đạt
được mục tiêu giáo dục đặt ra.
Ý nghĩa của khen thưởng:
+ Khen thưởng là cách thức để khẳng định hành vi của người được giáo dục là đúng đắn,
phù hợp với các CMXH đã quy định.
+ Qua việc khen thưởng sẽ giúp người được giáo dục tự khẳng định những hành vi tốt của
mình, củng cố và phát triển niềm tin đối với các CMXH có liên quan đến những hành vi tốt của mình đã thực hiện.
+ Khen thưởng sẽ kích thích người được giáo dục duy trì, phát triển những hành vi tích cực
đồng thời tránh được những hành vi tiêu cực không phù hợp các CMXH.
Vì vậy có thể nói: khen thưởng là phương pháp rất quan trọng và có ý nghĩa sâu sắc đối với
người được giáo dục, khen thưởng mang lại sức mạnh và niềm tin cho người được giáo dục trong
quá trình học tập và rèn luyện bản thân.
Các hình thức khen thưởng: Để lựa chọn đưa ra quyết định về hình thức và mức độ khen
thưởng phù hợp với người được giáo dục , đòi hỏi nhà giáo dục cần căn cứ vào: tính chất, mức
độ, phạm vi ảnh hưởng, động cơ, sự nỗ lực của ngưòi được giáo dục … đối với hành vi tích cực
đó mà nhà giáo dục có hình thức, mức độ khen thưởng phù hợp.
Ví dụ: về các mức độ khen thưởng đối với hành vi tích cực của người được giáo dục (theo chiều tăng dần):
+ Tỏ thái độ đồng tình, ủng hộ những hành vi tốt một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
+ Tỏ lời khen với những hành vi tốt.
+ Biểu dương những hành vi tốt.
+ Tặng giấy khen, bằng khen có kèm thưởng
Lưu ý: thưởng có thể bằng nhiều hình thức như vật phẩm, tiền mặt, học bổng, chuyến du lịch…
Yêu cầu khi thực hiện khen thưởng:
+ Đảm bảo khen thưởng trên cơ sở hành vi thực tế đạt được của người được giáo dục.
VD: Nhà giáo dục cần xem xét hành vi đó thể hiện có phù hợp với các CMXH hay không?
Có động cơ đúng đắn không? Có tính phổ biến, tính thường xuyên không?
+ Đảm bảo khen thưởng phải khách quan, công bằng không vì thiên vị mà đánh giá cao, thành kiến mà đánh giá thấp.
+ Đảm bảo khen thưởng phải kịp thời, đúng lúc, đúng chỗ, tránh khen thưởng ở những nơi
không thích hợp, tuỳ tiện quá sớm hay quá muộn.
+ Đảm bảo kết hợp khen thưởng thường xuyên với khen thưởng quá trình.
+ Đảm bảo khen thưởng phải gây được dư luân tập thể đồng tình, ủng hộ.
Vì khi dư luận tập thể đồng tình, ủng hộ sẽ làm tăng thêm giá trị, ý nghĩa của hành vi tốt, kích
thích người được GD tiếp tục phát triển hành vi tốt và kích thích, định hướng cho những người
khác noi theo những hành vi tốt.
Sinh viên liên hệ để lấy ví dụ
(9) Trình bày và phân tích nội dung của phương pháp trách phạt trong giáo dục. Liên hệ thực tiễn
Trách phạt là phương pháp biểu thị sự không đồng tình, sự phản đối, sự phê phán những hành
vi sai trái của người được giáo dục so với các CMXH quy định.
Ý nghĩa của việc trách phạt:
+ Trách phạt sẽ buộc ngưòi mắc lỗi trong ứng xử phải ngừng ngay hành vi sai trái một cách tự
giác, nâng cao ý thức tự kìm chế trong tương lai không tái phạm nữa mà trái lại có những hành vi
đúng đắn, tích cực phù hợp với các CMXH quy định.
+ Tạo cơ hội nhắc nhở những người khác không vi phạm các CMXH, không rơi vào những
hành vi sai trái như người bị trách phạt.
Các hình thức trách phạt :
Tùy vào từng trường hợp mà nhà giáo dục có thể đưa ra quyết định hình thức, mức độ trách
phạt phù hợp theo mức độ tăng dần như sau: Nhắc nhở (khuyên bảo), chê trách, phê bình, cảnh
cáo, buộc thôi học, đuổi học.
Khi đưa ra quyết định lựa chọn hình thức, mức độ trách phạt đòi hỏi nhà giáo dục cần căn cứ
vào các yếu tố sau đây:
+ Loại hình của hành vi sai lệch là học tập, lao động hay ứng xử ? sẽ có cách trách phạt khác nhau.
+ Tính chất của hành vi sai lệch (Nghiêm trọng hay không nghiêm trọng? thường xuyên hay
không thường xuyên? cố tình hay vô ý?).
+ Phạm vi và mức độ tai hại do hành vi sai lệch gây ra (Tai hại nhiều hay ít?, ở diện rộng hay diện hẹp?) Yêu cầu khi trách phạt:
+ Đảm bảo trách phạt phải khách quan: Nhà giáo dục phải thận trọng xem xét đánh giá những
hành vi sai lệch của người được giáo dục, cũng như đưa ra những quyết định về mức độ, hình
thức trách phạt sao cho đúng đắn, chính xác và thoả đáng. Tránh tình trạng đánh giá sai, không
phù hợp với thực tế (Quá cao hay quá thấp)
+ Đảm bảo trách phạt phải công bằng: Nhà giáo dục khi đưa ra quyết định trách phạt cần phải
công bằng với mọi người, tránh thiên vị mà trừng phạt nhẹ, thành kiến mà trừng phạt nặng.
+ Đảm bảo khi trách phạt phải làm cho người được giáo dục thấy rõ được sai lầm của
mình và chấp nhận hình thức, mức độ trách phạt đối với mình “Tâm phục, khẩu phục”. Cụ thể:
Khi trách phạt phải làm cho người được giáo dục thấy rõ được lý do bị trách phạt, tính tất yếu của
sự trách phạt; Người được giáo dục thể hiện thái độ ân hận về lỗi lầm của mình và chấp nhận tính
hợp lý của hình thức và mức độ trách phạt. Có như vậy ngưòi được giáo dục mới quyết tâm sửa
chữa sai lầm, không tái phạm.
+ Đảm bảo tôn trọng nhân phẩm của người bị trách phạt: Cụ thể: Khi trách phạt nhà
giáo dục không được làm nhục, không xúc phạm tới thể xác người bị trách phạt; Không dùng
trách phạt để trả thù; Phải chỉ ra hướng để giúp cho người bị trách phạt sửa chữa sai lầm một cách
tích cực và tự tin; Đồng thời luôn tỏ thái độ chân thành, lòng tin tưởng ở sự tiến bộ của họ.
+ Đảm bảo tính cá biệt trong trách phạt: Khỉ trách phạt, nhà giáo dục cần quan tâm tới
đặc điểm tâm sinh lý (xu hướng, năng lực, vốn kinh nghiệm, tính cách, điều kiện hoàn cảnh…)
của từng cá nhân người mắc lỗi trong từng bối cảnh cụ thể để có cách thức giáo dục phù hợp.
+ Đảm bảo trách phạt của nhà giáo dục phải tạo được dư luận tập thể đồng tình với sự
trách phạt. Sự đồng tình của dư luận tập thể với việc trách phạt của nhà giáo dục sẽ tạo thêm sức
mạnh hỗ trợ người bị trách phạt quyết tâm nhanh chóng sửa chữa sai lầm đồng thời ngăn chặn
những người khác không vi phạm sai lầm.
Sinh viên liên hệ để lấy ví dụ
(10) Trình bày và phân tích nội dung của PP thi đua trong giáo dục. Liên hệ thực tiễn
Thi đua là phương pháp thông qua các phong trào hoạt động tập thể nhằm kích thích khuynh
hướng tự khẳng định ở người được giáo dục, thúc đẩy họ đua tài gắng sức, hăng hái nỗ lực vươn
lên ở vị trí hàng đầu và lôi cuốn những người khác cùng tiến lên giành thành tích cá nhân hay tập thể cao nhất.
Phong trào thi đua có thể tổ chức trong các hoạt động học tập, lao động, vệ sinh trường lớp,
văn hóa văn nghệ, thể dục, thể thao…của tập thể các lớp, các câu lạc bộ ở nhà trường…VD:
“Người đạt điểm cao nhất trong tháng”, “Người có nhiều đóng góp xây dựng bài nhất trong
tháng”…; “Lớp học xanh, sạch, đẹp”….
Ý nghĩa của phương pháp thi đua:
+ Thi đua kích thích nhu cầu khẳng định bản thân của người được giáo dục. Những người
được giáo dục sẽ nỗ lực hết mình tham gia vào quá trình hoạt động thi đua để dành thắng lợi cao
nhất trên cơ sở đó đạt được các mục tiêu giáo dục đặt ra.
+ Thi đua tạo môi trường hoạt động tích cực và hiệu quả của những người giáo dục tham gia
trên cơ sở đó mục tiêu giáo dục đạt được hiệu quả cao.
+ Trong hoạt động thi đua, với sự nỗ lực hết mình của người tham gia, người được giáo dục
sẽ tự nhận thức, đánh giá được bản thân mình trên cở sở đó có sự điều chỉnh kịp thời đối với bản thân.
- Yêu cầu khi thực hiện phương pháp thi đua:
+ Mục tiêu thi đua phải được xác định: cụ thể, rõ ràng và thiết thực
+ Các hoạt động thi đua cần phải động viên được tất cả mọi người được giáo dục hăng hái
tham gia với động cơ đúng đắn.
+ Các hình thức hoạt động thi đua phải thể hiện sự sáng tạo, mới mẻ, hấp dẫn người được giáo dục tham gia.
+ Thi đua cần có phương thức đánh giá kết quả thi đua tường minh, công khai kích thích sự
tham gia hết mình của các thành viên và cần có so sánh công khai kết quả thi đua mà họ đạt được.
+ Tiến hành sơ tổng kết các hoạt động thi đua đều đặn để giúp người được giáo dục điều
chỉnh kịp thời hoạt động của bản thân trên cơ đó đạt hiệu quả cao nhất của hoạt động thi đua.
+ Nhà giáo dục cần biểu dương khen thưởng công bằng, thích đáng các cá nhân và tập thể
đạt thành tích cao hoặc có nhiều nỗ lực trong thi đua.
Sinh viên liên hệ để lấy ví dụ
Câu 9: phương pháp giáo dục là gì? Đặc điểm của pp giáo dục? cách phân loại các phương
pháp giáo dục. những yêu cầu khi lựa chọn và sử dụng phương pháp giáo dục

Trình bày khái niệm và đặc điểm của phương pháp giáo dục
Phương pháp là một thành tố quan trọng của quá trình giáo dục. Thực tiễn hoạt động giáo
dục cho thấy: trong cùng một hoạt động giáo dục với mục tiêu, chủ thể, đối tượng, điều kiện,
phương tiện thực hiện hoạt động là như nhau nhưng kết quả của hoạt động mang lại khác nhau.
Có thể lí giải sự khác nhau này chính là do phương pháp tiến hành hoạt động đó có sự khác nhau.
Phương pháp là từ gốc tiếng Hy Lạp “Metodos” có nghĩa là con đường theo dõi đối tượng.
Phương pháp cũng đồng nghĩa với biện pháp kỹ thuật, biện pháp khoa học, tổ hợp những
quy luật, nguyên tắc chỉ đạo hoạt động của con người đạt đến mục đích đặt ra…
Theo quan niệm của Heghen: “Phương pháp là ý thức về hình thức vận động bên trong của
nội dung sự vật” (V.I.Lênin, 1963, Bút kí triết học, Nxb Sự thật, tr 103). Hình thức vận động bên
ngoài nhưng lại có liên quan đến nội dung (các quy luật) của sự vật. Điều này có nghĩa là muốn
có phương pháp thì cần phải nhận thức và hành động tuân theo các quy luật của sự vật hiện tượng
mà con người đã nhận thức được.
Theo Paplop: “Phương pháp khoa học là những quy luật nội tại của sự vận động của tư duy
với tư cách là sự phản ánh chủ quan về thế giới khách quan” … “là những quy luật khách quan
được “chuyển” và “dịch” trong ý thức của con người và được sử dụng một cách có ý thức và có
hệ thống như một phương tiện để giải thích và cải tạo thế giới” (Tô đo Páp lốp, 1949, Lí luận
phản ánh, Mát cơ va, Sách tiếng Nga). Như vậy muốn có phương pháp thì cần phải nhận thức
được quy luật khách quan và hành động phù hợp với quy luật khách quan đó.
Từ các quan niệm nêu trên về phương pháp ta có thể định nghĩa một cách khái quát về
phương pháp như sau: Phương pháp là con đường, là cách thức hoặc trình tự thực hiện các công
việc cụ thể để đạt được mục tiêu đặt ra.
Như chúng ta đã biết, bản chất của quá trình giáo dục là quá trình tổ chức cuộc sống, các
hoạt động và giao lưu cho người được giáo dục tham gia nhằm giúp người được giáo dục chuyển
hóa các yêu cầu chuẩn mực xã hội thành hành vi và thói quen hành vi tương ứng ở họ. Chính vì
vậy, bản chất phương pháp giáo dục là cách thức tổ chức cuộc sống, các hoạt động và giao lưu
cho người được giáo dục tham gia ở gia đình, nhà trường và xã hội nhằm đạt được các mục tiêu giáo dục đặt ra.
Trong quá trình giáo dục luôn bao gồm sự tác động qua lại của hai chủ thể giáo dục là nhà
giáo dục giáo dục) và người được giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đặt ra. Mỗi chủ thể
có vai trò, chức năng riêng trong quá trình giáo dục. Nhà giáo dục có vai trò là người tổ chức các
hoạt động giáo dục nhằm tạo môi trường giáo dục tích cực để người được giáo dục tham gia trên
cơ sở đó thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục. Bên cạnh đó, người được giáo dục với tư cách là
chủ thể hoạt động quyết định sự lựa chọn các tác động giáo dục từ môi trường và quyết định sự
phát triển nhân cách của bản thân. Vì vậy trong quá trình giáo dục, phương pháp giáo dục được hiểu như sau:
Phương pháp giáo dục là hệ thống cách thức hoạt động của nhà giáo dục và người
được giáo dục thực hiện trong sự thống nhất với nhau nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục
phù hợp với mục đích giáo dục đặt ra.

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu giáo dục đặt ra đòi hỏi hệ thống các cách thức hành
động của nhà giáo dục phải phù hợp với bản chất, quy luật của quá trình giáo dục và đối tượng giáo dục.
Phương pháp giáo dục giáo dục là một khái niệm phức hợp, có nhiều bình diện,
phương diện khác nhau. Có thể nêu ra một số đặc trưng của phương pháp giáo dục như sau:
- Phương pháp giáo dục dựa trên cơ sở định hướng của mục đích giáo dục.
- Phương pháp giáo dục là sự thống nhất của cách thức tổ chức của nhà giáo dục và cách
thức tham gia tích cực tự giáo dục của người được giáo dục.
- Phương pháp giáo dục thực hiện thống nhất tác động tới nhận thức, thái độ và hành vi
ứng xử của người được giáo dục trong quá trình giáo dục.
- Phương pháp giáo dục là sự thống nhất của lôgic nội dung giáo dục và lôgic tâm lý của người được giáo dục.
- Phương pháp giáo dục có tính khách quan và chủ quan.
- Phương pháp giáo dục là sự thống nhất của cách thức hành động với điều kiện phương tiện giáo dục.
- Phương pháp giáo dục phù hợp với hoàn cảnh, điều kiê •n và đặc điểm tâm sinh lý của đối
tượng giáo dục cụ thể.
Kết luận: để có hiệu quả của hoạt động giáo dục đòi hỏi nhà giáo dục khi lựa chọn, sử
dụng các phương pháp giáo dục cần phải tìm hiểu, nghiên cứu kĩ mục đích, mục tiêu, nội dung,
nhiệm vụ, đối tượng, phương tiện, môi trường, hoàn cảnh giáo dục cụ thể.
Trình bày những yêu cầu khi lựa chọn, sử dụng các phương pháp giáo dục
Không có phương pháp giáo dục nào là vạn năng đối với mọi nhà giáo dục, cho mọi đối
tượng giáo dục, trong mọi tình huống, điều kiện giáo dục…
Mỗi nhóm phương pháp, mỗi phương pháp giáo dục có ưu, nhược điểm riêng và thực hiện
với những nhiệm vụ giáo dục nhất định. Do đó, trong quá trình giáo dục đòi hỏi nhà giáo dục cần
biết lựa chọn, phối hợp các phương pháp giáo dục để đạt được mục tiêu GD đặt ra.
Mục đích của nhà giáo dục sử dụng các phương pháp giáo dục để giúp người được giáo
dục tự chuyển hóa yêu cầu của các CMXH quy định thành hành vi và thói quen hành vi ứng xử
tương ứng ở họ trên cơ sở đó thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục.
Vì vậy trong hoạt động thực tiễn giáo dục, đòi hỏi nhà giáo dục khi lựa chọn, sử dụng các
phương pháp cần lưu ý những điều sau đây:
+ Khi lựa chọn phối hợp các phương pháp giáo dục cần dựa trên cơ sở: Mục đích, nhiệm
vụ giáo dục xác định; Nội dung giáo dục cụ thể; Đặc điểm của đối tượng giáo dục ; Năng lực sư
phạm của nhà giáo dục; Những điều kiện, bối cảnh thực tế của vấn đề giáo dục.
+ Trong quá trình vận dụng các phương pháp giáo dục cần đảm bảo được sự thống nhất
giữa hoạt động giáo dục - vai trò chủ đạo của nhà giáo dục với hoạt động tự giáo dục - vai trò tự
giác tích cực, độc lập năng động của người được giáo dục.
Tuyệt đối tránh 2 xu hướng:
Nếu quá đề cao vai trò của nhà giáo dục, coi nhẹ, coi thường vai trò của người được giáo
dục. Điều đó sẽ dẫn đến hiệu quả giáo dục áp đặt mang tính hình thức.
Nếu hạ thấp vai trò nhà giáo dục, quá đề cao vai trò người được giáo dục. Điều đó dẫn đến
hậu quả người được giáo dục tự do, vô tổ chức trong giáo dục.
PHÒNG GD & ĐT TUYÊN HOÁ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS SƠN HOÁ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
KẾ HOẠCH CHỦ NHIỆM NĂM HỌC 2020 – 2021 Lớp 9B
------------0----------
- Căn cứ Chỉ thị số... của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non,
giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2020-2021
- Căn cứ vào công văn số 672/GD&ĐT của Phòng GD & ĐT huyện Tuyên Hoá về việc hướng
dẫn nhiệm vụ năm học 2020-2021
- Căn cứ vào phương hướng và nhiệm vụ năm học của Trường THCS Sơn Hoá.
- Chủ đề năm học: Thực hiện tốt công tác đổi mới quản lý giáo dục và thực hiện đồng bộ các
giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục, nhằm mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh.
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
+ Tổng số học sinh đầu năm : 27/15 nữ. Trong đó + Con TB : 0 + Lưu ban : 0 + Khuyết tật : 0
+ Học sinh thuộc diện hộ nghèo : 18
+ Học sinh mồ côi cha : 02
+ Học sinh cư trú thôn 135 : 2 ●
Ngay đầu năm lớp đã bầu ra ban cán sự lớp. ●
1. Phạm Thị Thuý Lan - Lớp trưởng. ●
2. Cao Đồng Tâm - Lớp Phó học tập ●
3. Lê Thị Hường - Lớp phó văn nghệ ●
4. Phan Thành Vinh - Lớp phó Lao động 1. Nề nếp
- Nhìn chung các em tham gia đi học đầy đủ, ý thức kỉ luật lớp tốt, các em tham gia tốt các hoạt
động của lớp, trang phục đúng quy định của nhà trường, thực hiện đảm bảo nội quy quy định của nhà trường.
- Về kỷ luật: Trong giờ học các em còn hay nói chuyện trong lớp, ngồi học không tập trung ,
thường xuyên mất trật tự trong lớp… 2. Học tập.
- Nhìn chung đại đa số các học sinh có ý thức học tập tốt. Bước đầu đã ổn định được nề nếp học tập.
- Nhiều em không mang dụng cụ học tập như không có vở bài tập Toán, Bài tập bản đồ, không
đem dụng cụ thực hành các môn Sinh học và Công nghệ * Thuận lợi:
Được sự quan tâm chỉ đạo của BGH nhà trường, GVCN luôn theo dõi sâu sát đến từng đối
tượng HS. GVBM đã hướng dẫn phương pháp học tập bộ môn cho các em, đa số các em đã xác
định được động cơ học tập đúng đắn nên có nhiều cố gắng trong học tập qua việc chuẩn bị bài
mới và học bài cũ ở nhà, chuẩn bị dụng cụ học tập và thi có tinh thần thi đua học tốt đạt bông hoa điểm tốt, điểm 10.
- Học sinh có đầy đủ dụng cụ học tập, có một bộ sách GK.
- Một số HS có động cơ học tập tốt, được sự quan tâm chú ý của phụ huynh.
- Ban cán sự nhiệt tình năng nổ và luôn hoàn thành nội dung công việc được giao
- Tập thể lớp đoàn kết, có tinh thần giúp đỡ lần nhau trong học tập.
- 100% HS thực hiện đúng tác phong khi đến lớp. * Khó khăn:
- Một số HS chưa xác định đúng động cơ học tập, chưa hoàn thành nhiệm vụ học tập như: không
soạn bài, không học bài cũ, không phát biểu xây dựng bài, không chú ý nghe giảng, Không làm
bài tập trước khi đến lớp
- Một số HS chưa có ý thức trong việc chấp hành nội quy của trường, lớp
- Một số HS yếu thiếu sự cố gắng trong học tập, tiếp thu bài còn quá chậm
- Một số HS vì điều kiện nên thiếu sự quan tâm của gia đình.
II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM:
- Duy trì tốt số lượng đến cuối năm
- Thực hiện đảm bảo chương trình, nội dung của các tiết HĐGDNGLL, ổn định nề nếp lớp, quan
tâm đến kết quả thi đua hằng tuần, tham gia đầy đủ các hoạt động do nhà trường, các cấp tổ chức.
III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH: 1/ Duy trì số lượng: -
100% HS đi học chuyên cần, vắng học phải có giấy xin phép của phụ huynh -
Duy trì tốt số lượng học sinh từ đầu năm đến cuối năm học, không có HS bỏ học giữa chừng. * Biện pháp
GVCN thực hiện tốt vai trò của mình, ngay từ đầu năm học GVCN tìm hiểu nắm bắt tình hình
chuyên cần của lớp, kiếm tra sĩ HS số hằng buổi, theo dõi HS vắng học không lý do.
Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp nhiệt tình, năng nổ và có khả năng quản lý, điều hành lớp. Thường
xuyên thăm hỏi động viên tinh thần những HS có hoàn cảnh khó khăn, quan tâm đến những đối tượng học sinh yếu. 2/ Giáo dục hạnh kiểm: a/ Chỉ tiêu:
- 100% hs của lớp học tập, thảo luận nội quy, thực hiện tốt nội quy học sinh các quy định đối với
điều lệ trường trung học và 5 điều Bác Hồ dạy.
- 100% học sinh trên từng buổi học không bỏ giờ, bỏ tiết.
- 100% hs phải học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM
- Ổn định nề nếp lớp, quan tâm đến kết quả thi đua hằng tuần, tham gia đầy đủ các hoạt động do
nhà trường, các cấp tổ chức. b/ Biện pháp:
- Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp có năng lực và gương mẫu
- Thường xuyên củng cố nền nếp lớp, xây dựng ý thức phê và tự phê bình trong học sinh.
- Tham gia đầy đủ các hoạt động ngoại khóa, tổ chức tốt các tiết hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- GVCN phát huy hết vai trò của mình, thực hiện tốt các tiết sinh hoạt đầu tuần, cuối tuần, làm tốt
công tác phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường và xã hội trong việc giáo dục đạo đức
cho học sinh. Các tiết giáo dục ngoài giờ lên lớp. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục
trật tự an toàn giao thông, kiểm tra thường xuyên việc chấp hành và thực hiện ATGT của học sinh,
xử lý kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật trong học sinh.
- GVCN tìm hiểu hoàn cảnh, tâm lý của từng đối tượng học sinh để có biện pháp giáo dục phù hợp.
- Khen thưởng động viên kịp thời các gương “người tốt, việc tốt” bằng nhiều hình thức đồng thời
xử lý nghiêm những học sinh cố tình vi phạm nội quy. 3/ Học tập: a/ Chỉ tiêu:
- 100 % HS thực hiện tốt phong trào thi đua tuần học tốt, tiết học tốt, tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động hai không.
- 100% học sinh đủ điều kiện xét tốt nghiệp THCS b/ Biện pháp :
- Mỗi học sinh cố đầy đủ bộ sách giáo khoa, dụng cụ học tập.
- Phát huy tốt ban các sự bộ môn và tận dụng triệt để 15 phút đầu giờ để kiểm tra, truy bài và
hướng dẫn giải bài tập tại lớp.
- Yêu cầu học sinh phải có góc học tập ở nhà, chú trọng việc tự học ở nhà đối với từng HS.
- Thực hiện nghiêm túc quy chế kiểm tra thi cử.
- HS yếu kém tham gia học phụ đạo đầy đủ. GVCN theo dõi và đánh giá vào cuối tuần học 4/ Lao động: a/ Chỉ tiêu:
- 100% HS tham gia đầy đủ các buổi lao động theo kế hoạch của nhà trường.
b/ Biện pháp:
- Quán triệt học sinh tham gia đầy đủ các buổi lao động trường, lớp, ý thức bảo vệ môi trường, lao đông tập thể.
- Giáo dục HS có tinh thần hăng say tích cực, ý thức tốt trong lao động xây dựng cảnh quan, tạo
môi trường xanh, sạch, đẹp. Phối hợp chặt chẽ với GV HD lao động trong nhận xét đánh giá HS lao động. 5/ Giáo dục NGLL: a/ Chỉ tiêu:
- 100 % HS tham gia đầy đủ các hội thi văn hóa, văn nghệ do trường, Đoàn, Đội, cấp trên tổ chức.
- 100% HS tham gia đầy đủ các hoạt động ngoại khóa, học thể dục, học tập tốt các tiết HĐGDNGLL.
- Tuyên truyền vận động HS tham gia bảo hiểm Y tế, Thân thể.
- 100% học sinh tham gia đầy đủ các đợt quyên góp ủng hộ người nghèo, làm tốt các kế hoạch nhỏ…
b/ Biện pháp:
- Nhắc nhở, vận động, quán triệt HS tham gia đầy đủ có chất lượng.
- Tổ chức tốt các tiết HĐGDNGLL theo kết hoạch vơi nhiều hình thức phong phú nhằm thu hút
sự tham gia của học sinh, đồng thời giáo dục ý thức tinh thần tập thể, hình thành cho học sinh kỷ
năng giao tiếp, ứng xử xã hội.
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho hs, khuyến khích hs tham gia. IV- Kế hoạch cụ thể Thời gian Nội dung Biện pháp Điều chỉnh
- Kiện toàn tổ chức lớp
- Bầu ban cán sự lớp, thực hiện
Sơ đồ lớp, ổn định nề nếp HS.
- GVCN hoàn tất hồ sơ chủ nhiệm
- GVCN nhận và hoàn tất hồ sơ chủ nhiệm.
- Tuyên truyền CM tháng Tám, Tháng Quốc Khánh 2/9
- Tuyên truyền CM tháng Tám… 8/2011
- Lao động theo kế hoạch - Chỉ đạo lao động - Thực hiện học theo TKB
- ổn định nề nếp học tập
- Kiểm tra dụng cụ sách vở học tập đầu năm
- Tiếp tục ổn định nề nếp, học - Đôn đốc, động viên ý thức tự tập. học
- Triển khai tháng ATGT (theo - Kí kết thực hiện ATGT Tháng KH của trường) 9/2011
- Phân công thực hiện kế hoạch
- HĐNGLL theo chủ đề tháng NGLL.
- Chăm sóc bồn hoa cây cảnh - Giáo dục hs toàn diện được phân công Tháng
- GD ý thức, trách nhiệm nghĩa - Kiểm tra nề nếp HS 10/2011 vụ công dân cho HS
- Kí kết thực hiện nói không với
- Lao động theo kế hoạch ma túy
- Phân công thực hiện kế hoạch NGLL.
- Tổ chức hoạt động trải nghiệm,
hướng nghiệp theo chủ đề tháng
- Chăm sóc bồn hoa cây cảnh - Họp Phụ huynh theo kế hoạch được phân công của nhà trường
- Phát động thi đua chào mừng ngày 20 -11
- Chuẩn bị kế hoạch và tổ chức
- Tổ chức Đại hội chi Đội năm Đại hội chi đội học mới Tháng
- Thi đua học tốt chào mừng - Đăng kí tuần học tốt 11/2011 ngày 20/11
- Chỉ đạo thao gia phong trào thi
- Tổ chức hoạt động trải nghiệm, đua
hướng nghiệp theo chủ đề tháng
- Tham gia Đại hội Liên đội
- Phân công thực hiện kế hoạch NGLL.
- Chăm sóc bồn hoa cây cảnh được phân công - Ôn thi HKI
- Đẩy mạnh học tập chuẩn bị kiểm tra HKI
- Kỷ niệm ngày thành lập QĐND VN 22/12
- Phân công thực hiện kế hoạch Tháng NGLL. 12/2011
- Tổ chức hoạt động trải nghiệm,
hướng nghiệp theo chủ đề tháng
- Giáo dục học sinh tình yêu quê
hương đất nước, giúp đỡ người
già neo đơn, người có công với
- Thăm hỏi các gia đình có công Cách mạng. với Cách mạng
- Lao động chăm sóc nghĩa trang - Sơ kết HKI
- Ổn định nề nếp học tập sau thi.
- GD ý thức, trách nhiệm nghĩa - Cho HS tự đánh giá hạnh kiểm
vụ của người đội viên HKI Tháng 01/2012
- Tổ chức hoạt động trải nghiệm, - Phân công thực hiện kế hoạch
hướng nghiệp theo chủ đề tháng NGLL.
- Thi học sinh giỏi các môn văn - Động viên khuyến khích học hoá sinh tham gia thi HSG
- Thực hiện nghỉ Tết và tập trung - Tuyên truyền học sinh vui Tết đúng thời gian lành mạnh
- Thi đua học tốt chào mừng - Ổn định nề nếp sau Tết ngày thành lập Đảng. Tháng - Đẩy mạnh học tập 02/2012
- Tổ chức hoạt động trải nghiệm,
hướng nghiệp theo chủ đề tháng
- Phân công thực hiện kế hoạch NGLL.
- Chăm sóc bồn hoa cây cảnh được phân công
- Thi đua học tốt chào mừng - Đăng kí tiết học tốt ngày 8/3 và 26/3 Tháng
- Tổ chức tìm hiểu ngày 8/3 và 3/2012
- Tổ chức hoạt động trải nghiệm, 26/3 (KH trường)
hướng nghiệp theo chủ đề tháng
- Đẩy mạnh học tập thi đua chào mừng ngày 26/3
- HS tham gia thi các cuộc thi
- Phân công thực hiện kế hoạch - Công bố môn thi TN NGLL.
- Triển khai kế hoạch ôn thi học - GD ý thức tự học kỳ II
- Hướng dẫn HS lập thời gian - Thi KT HKII biểu ôn tập khoa học
- Thực hiện nghiêm chỉnh quy - Đẩy mạnh học tập chuẩn bị Tháng định của nhà trường kiểm tra HKII 4/2012
- Chăm sóc bồn hoa cây cảnh - GD HS thực hiện mùa thi được phân công nghiêm túc
- Kỉ niệm những ngày lễ lớn: - GD ý thức tự học 30/4, 1/5, 19/5
- Đẩy mạnh nhóm học tập và đôi - Hướng dẫn HS ôn tập bạn học tập Tháng 5/2012 - Tổng kết năm học - GD HS thực hiện mùa thi
nghiêm túc và có chất lượng
- Làm hồ sơ cuối năm cho học sinh
- Tuyên truyền học sinh học tập theo tấm gương của Bác
Phê duyệt của Hiệu Trưởng Người lập kế hoạch GVCN Nguyễn Văn A
TRƯỜNG THPT SỐ 2 PHÙ CÁT
MẪU GIÁO ÁN SINH HOẠT LỚP
Tuần: …… Lớp: ……………
Ngày soạn: ……/……/………..
GIÁO ÁN SINH HOẠT CHỦ NHIỆM I. MỤC TIÊU
- Sơ kết quá trình học tập và hoạt động của lớp trong tuần qua;
- Rút ra được những ưu điểm và nhược điểm của học sinh;
- Phát hiện và giải quyết kịp thời những vi phạm của học sinh;
- Giúp học sinh có ý kiến, phát biểu ý kiến trước tập thể, để từ đó mỗi học sinh sẽ phấn
đấu hoàn thiện bản thân, tự tin trước tập thể để nhằm rèn luyện kỹ năng;
- Đề ra công việc cụ thể cho tuần tới, để học sinh lên kế hoạch và thực hiện tốt những
yêu cầu của giáo viên đề ra. II. CHUẨN BỊ
* Giáo viên: Chuẩn bị trước kế hoạch và phương hướng hoạt động cho tuần tới của lớp
thông qua nhà trường, tổ chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm. Tổng kết hoạt động tuần trước.
Chia nhóm học sinh thực hiện “Góc thanh niên”. * Học sinh:
- Ban cán sự lớp tổng kết hoạt động trong tuần, ghi nhận lại để báo cáo trước lớp.
- Thư kí ghi lại biên bản sinh hoạt chủ nhiệm.
- Nhóm học sinh thực hiện góc thanh niên theo chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh” về vấn đề: ........................................................................... * Phương pháp:
- Lắng nghe, ghi nhận kết quả, quan sát học sinh.
- Phổ biến thông tin của nhà trường.
- Khuyến khích động viên học sinh tiếp tục học tập và tham gia các hoạt động, các
phong trào của nhà trường.
- Khen thưởng những biểu hiện tốt của học sinh, đồng thời xử lí những vi phạm của học sinh.
III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 1. Ổn định lớp: 1p 2. Tiến hành: THỜI HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIAN NỘI CỦA HỌC SINH DUN GIÁO G VIÊN
- Lớp trưởng điều hành - Chú ý quan sát và
- Lớp trưởng lần lượt mời
buổi sinh hoạt lớp theo các lắng nghe.
4 tổ trưởng báo cáo hoạt trình tự: - Quan sát 4 tổ trưởng động của tổ về các
1. Các tổ trưởng: báo cáo tổng kết điểm thi đua mặt (điểm cộng, điểm
hoạt động nề nếp, tác tuần.
trừ và hướng khắc phục) phong và học tập trong
-Tổ trưởng mỗi tổ lên tuần qua.
tổng kết kết quả hoạt - Tổ 1: động tuần qua. Đồng thời đưa ra những nhận - Tổ 2: xét và rút kinh nghiệm. - Tổ 3: -Ý kiến các tổ viên - Tổ 4:
- Các tổ trưởng giải đáp thắc mắc
2. Lớp phó học tập:
Nhận xét kết quả học tập - Lớp phó học tập báo
- Chuẩn bị bài của các bạn. - Lắng nghe và ghi chép cáo
- Báo cáo về trật tự, phong để nhận xét.
trào của lớp trong tuần qua và nêu HS vi pham
- Tinh thần xây dựng bài ở lớp.
3. Các tổ trưởng báo cáo - Lắng nghe và ghi chép
- Các tổ trưởng báo cáo để nhận xét. tình hình học tập trong tuần và kế hoạch tuần tới.
4. Giữ gìn trật tự trong - Lắng nghe và ghi chép - Cờ đỏ báo cáo giờ học, nội quy để nhận xét.
5.Thông báo lao động, - Lớp phó lao động báo vệ sinh lớp) cáo
6. Nhận xét tình hình - Lắng nghe và ghi chép - Lớp trưởng tổng kết chung của lớp để nhận xét.
xếp hạng các tổ. Nêu ưu điểm , hạn chế. 7. Sinh hoạt Đoàn Nhắc nhở công tác - í thư chi Đoàn thông Đoàn, thực hiện KH
báo các thông tin từ đoàn của Đoàn trường trường 8. Thu chi tiền quỹ - Lắng nghe và ghi chép Thủ quỹ báo cáo tiền để nhận xét. quỹ của lớp. Số tiền hiện có + Chi: + Tồn: + Mục đích chi. + Tên HS thiếu.
9.Sinh hoạt tập thể, văn
Lớp phó văn nghệ điều hành nghệ 10. Nhận xét tình hình
GV nhận xét tất cả các - Mời giáo viên chủ nhiệm nhận lớp trong tuần
mặt mà lớp đã thực hiện xét.
trong tuần qua. Nêu ưu, - Học sinh lắng nghe ý kiến của khuyết điểm. Chấn
cá bạn và nhận xét của giáo chỉnh ngay những học viên. sinh sai phạm... 11. GVCN phổ biến kế
GVCN Phổ biến công - Học sinh nghe, ghi chép vào sổ hoạch tuần tiếp theo tác của nhà trường và
sinh hoạt để thực hiện.
-Tâp trung truy bài 15’ đầu
đưa ra hướng phấn đấu - Học sinh bổ sung hoặc đề xuất
giờ, kiểm tra bài soạn ở cho tuần tới. các ý kiến cho giáo viên các môn.
- Những sai phạm cần - Những học sinh vi phạm cam
-Thực hiện tốt tình hình học khắc phục kết với lớp.
tập, nội quy của nhà - Những học sinh vi phạm trường. cam kết
-Thực hiện kế hoạch và - Công tác phong trào của
tham gia tốt các phong trào lớp, ... do trường đề ra.
-Thực hiện tốt các vấn đề vệ
sinh lớp học và hành lang của lớp, giữ vệ sinh chung…
12 Thư kí: Ghi nhận lại tất - Đưa ra nhận xét chung - Lắng nghe và rút kinh
cả các hoạt động diễn ra
- Giải quyết những thắc nghiệm cho tuần tới. trong quá trình sinh hoạt mắc, khiếu nại và yêu lớp. cầu
13. Góc thanh niên theo Nhóm HS được phân công
chuyên đề (10 phút)
thực hiện lên điều khiển toàn bộ chương trình.
Các nhóm khác cùng tham gia
CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM LÒNG BIẾT ƠN
1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1.1. Kiến thức
- Hiểu được giá trị của lòng biết ơn đối với thầy cô giáo
- Hiểu được ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 1.2. Năng lực
- Kể tên được một số hoạt động thể hiện sự tôn trọng thầy cô giáo mà HS đã thực hiện
- Biết cách làm những món quà đơn giản thể hiện sự quý mến với thầy cô 1.3. Phẩm chất
- Tôn trọng và quý mến thầy cô
- Biết quan tâm, chia sẻ, lễ phép với thầy cô giáo
2. ĐỐI TƯỢNG, QUY MÔ, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM 2.1. Đối tượng Học sinh tiểu học 2.2. Quy mô
40 học sinh lớp 4, trường Tiểu học Đông Ngạc A 2.3. Thời gian 90 phút (2 tiết) 2.4. Địa điểm
Phòng học lớp 4A2, trường Tiểu học Đông Ngạc A
3. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 3.1.
Hoạt động khởi động: Trò chơi “Sen nở”
- Mục tiêu hoạt động: Học sinh hứng khởi tham gia trò chơi và định hướng vào chủ đề của hoạt động - Cách thức tiến hành:
+ Giáo viên tổ chức trò chơi “Hoa Sen”
+ Chia sẻ về chủ đề của hoạt động: giá trị của “Lòng biết ơn” thầy, cô. 3.2.
Hoạt động 1. Chiếc hộp âm nhạc
- Mục tiêu hoạt động: Gợi nhớ tình cảm, sự hi sinh của thầy cô đối với các em học sinh thân yêu - Cách tiến hành:
+ Mở các bài hát ca ngợi về người giáo viên
+ Yêu cầu học sinh đoán tên bài hát 3.3.
Hoạt động 2. Tình yêu thương của thầy cô
- Mục tiêu hoạt động: Học sinh cảm nhận tình cảm thiêng liêng của thầy cô giáo đối với học trò - Cách tiến hành:
+ Giáo viên kể chuyện “Lời nói dối của cô giáo”
+ Học sinh chia sẻ cảm nhận của bản thân về câu chuyện 3.4.
Hoạt động 3. Một ngày làm nghề giáo
- Mục tiêu: Học sinh trải nghiệm những công việc thực tế và khó khăn, vất vả của thầy/cô giáo trong nghề dạy học. - Cách tiến hành:
Học sinh đóng vai thầy/cô giáo của mình với nội dung: “Làm giáo viên thật khó!” 3.5.
Hoạt động 4. Em yêu thầy cô
- Mỗi bạn học sinh sẽ đính một tấm ảnh (chuẩn bị sẵn) kèm với lời nhắn gửi về một thầy/cô
giáo mà các em rất yêu quý.
- Dùng ghim giấy để đính lên tấm bảng của lớp. 3.6.
Hoạt động 5. Thông điệp yêu thương
- Học sinh viết thiệp tặng thầy/ cô chủ nhiệm của mình và thể hiện lời yêu thương trực tiếp tới
thầy/cô giáo chủ nhiệm. 4. CHUẨN BỊ - Học sinh:
+ Tự thiết kế một tấm thiệp chúc mừng (chưa ghi lời chúc) nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
+ Sưu tầm một tấm ảnh về một thầy/cô giáo mình rất yêu quý/ngưỡng mộ - Giáo viên:
+ Bài hát ca ngợi người giáo viên
+ Loa, máy chiếu (nếu có)
5. TIẾN TRÌNH HỌC T˜P Tên hoạt Thời Mục tiêu hoạt
Cách thức tiến hành Phươn Stt động gian động g tiện 1 KHỞI
10 phút - Tạo bầu không khí Người quản trò hô: “Nụ sen” – ĐỘNG vui vẻ
người chơi úp 2 lòng bàn tay lại
tạo thành nụ sen. Người quản trò Trò chơi
- Dẫn dắt vào chủ hô: “Hoa sen” – người chơi xòe “Hoa sen” đề “Lòng biết ơn”
2 lòng bàn tay tạo dáng cong như
bông hoa sen. Người quản trò hô:
“Lá sen” – người chơi xòe thẳng bàn tay tạo thành lá sen.
Người quản trò quy định “làm
theo lời nói của tôi chứ không
làm theo hành động của tôi” Giới thiệu
Nếu trong các loài hoa ở VIệt chủ đề
Nam, hoa sen được coi là loài
hoa cao quý nhất, thì trong cuộc
đời của mỗi chúng ta, cũng có
những người rất quan trọng đối
với mỗi chúng ta. Những người
đó cũng có tấm lòng bao la, cao quý như hoa sen vậy. 2
“Con ơi ghi nhớ lời này
Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên”
Hôm nay, nhân dịp sắp đến ngày
Nhà giáo Việt Nam, chúng ta
cùng hướng lòng biết ơn của
mình đến những người mà chúng
ta rất tôn kính, các con nhé! Hoạt động 1:
Học sinh cảm nhận Học sinh nghe nhạc không lời và Nhạc CHIẾC HỘP
tình yêu,công lao và đoán tên bài hát. các bài ÂM NHẠC sự hi sinh của các hát Bài 1. Bụi phấn thầy, cô giáo 3 10 phút
Bài 2. Ngày đầu tiên đi học Bài 3. Đi học
Cả lớp cùng hát theo bài hát “Bụi phấn” Hoạt động 2:
Học sinh cảm nhận Kể chuyện “Lời nói dối của cô TÌNH YÊU tình cảm thiêng
giáo” (Phỏng theo câu chuyện về THƯƠNG liêng của thầy cô
cô giáo Thompson và cậu bé CỦA THẦY
trong nghề dạy học Teddy) - Hỏi học sinh: Em nhận
thấy điều gì về tình yêu
thương của các thầy, cô
giáo với học trò của mình qua câu chuyện trên? Kết luận: - 10 phút
- Thầy cô là người có công
lao rất lớn, giúp chúng ta
trở thành người có ích cho
xã hội. Vì lẽ đó, mỗi quốc gia đều có những ngày
riêng để kỷ niệm ngày nhà
giáo, ngày mà các thế hệ
học trò đều hướng về thầy
cô của mình với tấm lòng
biết ơn sâu sắc về những
công lao to lớn của thầy, cô giáo. Hoạt động 3.
Học sinh được trải - Chia HS trong lớp thành 4 MỘT NGÀY nghiệm những công nhóm LÀM NGHỀ
việc thực tế và khó - Mỗi nhóm sẽ đóng vai thầy/cô GIÁO
khăn, vất vả của giáo của mình trong một tiết học thầy/cô giáo trong 30 phút
với nội dung: “Làm giáo viên nghề dạy học. thật khó!”
- Các nhóm trình bày tiểu phẩm
của mình trước lớp và thực hiện
chấm chéo giữa các nhóm. 4 Hoạt động 4. 15 phút
- Mỗi bạn học sinh sẽ đính một Ảnh EM YÊU
tấm ảnh (chuẩn bị sẵn) kèm với đẹp về THẦY CÔ
lời nhắn gửi về một thầy/cô giáo thầy/cô mà các em rất yêu quý.
- Dùng ghim giấy để đính lên tấm bảng của lớp. Hoạt động 5.
Dẫn dắt: Các con thân mến! Thiệp THÔNG
Lòng biết ơn là một nghĩa cử vô chúc
cùng cao đẹp và đáng quý của ĐIỆP YÊU
những học trò đối với thầy cô mừng THƯƠNG”
giáo của chúng ta. Chúng ta cần do học
làm gì để thể hiện lòng biết ơn sinh tự
đối với thầy/cô của chúng ta? làm 5 20 phút - Học sinh viết vào tấm
thiệp của mình những lời chúc ý nghĩa dành cho
thầy/ cô giáo chủ nhiệm của mình
- Học sinh thể hiện thông
điệp yêu thương trực tiếp
với giáo viên chủ nhiệm
6. TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ
- Học sinh tự đánh giá mức độ tham gia trong các hoạt động theo các mức độ: Rất tích
cực/Tích cực/Chưa tích cực
- Giáo viên nhận xét về quá trình tham gia hoạt động của học sinh:
+ Kết quả hoàn thành nhiệm vụ
+ Tinh thần tự giác, tích cực của học sinh
+ Những điều học sinh đã trải nghiệm/ hoàn thành nhiệm vụ sau chủ đề