đề cương kiểm tra lịch sử lớp 8- Trường Đại học Ngoại ngữ- Đại học Quốc gia Hà Nội
Vì sao ở nước Nga 1917 lại có 2 cuộc cách mạng.Vì sao cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật có sức cuốn hút các nước châu Á noi theo ?Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 ? Hậu quả?Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem
Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam(CSVHVN)
Trường: Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47882337
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ LỚP 8 .
HỌC KÌ I ( NĂM HỌC : 2022- 2023 )
Câu 1.Vì sao ở nước Nga 1917 lại có 2 cuộc cách mạng ?
-Cuộc cách mạng tháng Hai đã lật đổ chế độ phong kiến Nga hoàng, đem lại quyền tự
do, dân chủ cho nhân dân. Tuy nhiên, sau cách mạng tháng Hai, cục diện 2 chính
quyền song song tồn tại ở nước Nga. Đó là:
+ Chính quyền Xô viết của công nhân, nông dân và binh lính.
+ Chính phủ lâm thời tư sản của giai cấp tư sản và đại địa chủ tư sản hóa.
=> Cục diện trên đòi hỏi nước Nga phải tiến hành cuộc cách mạng lần thứ hai vào
tháng Mười năm 1917 (Cách mạng tháng Mười) nhằm lật đổ chính phủ lâm thời tư
sản, giành chính quyền hoàn toàn về tay giai cấp vô sản. Đây là một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Câu 2 . Vì sao cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật có sức cuốn hút các nước châu Á noi theo ?
-Nó tạo nên những biến đổi xã hội sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, có ý nghĩa như
một cuộc cách mạng tư sản. Sau cuộc Duy tân Minh Trị, Nhật từ nước phong kiến
đi lên phát triển theo con đường TBCN.
-Tạo điều kiện cho sự phát triển chủ nghĩa tư bản, đưa Nhật Bản trở thành nước tư
bản hùng mạnh ở châu Á, một nước đế quốc duy nhất ở Châu Á.
-Làm cho nước Nhật thoát khỏi số phận bị xâm lược.
-Cuộc Duy tân Minh Trị là cuộc Cách mạng Tư sản không triệt để, diễn ra dưới hình
thức một cuộc cải cách kinh tế.
-Cuộc Duy tân Minh Trị có ảnh hưởng đến các nước trong khu vực, được nhiều
người chủ trương canh tân đất nước ở Trung Quốc(Khang Hữu Vi, Lương Khải
Siêu,…); ở Việt Nam(Phan Bội Châu,…) tìm hiểu và học hỏi. Câu 3 .Trình bày ý
nghĩa lịch sử của cách mạng tháng 10 Nga 1917 ? a) Đối với nước Nga
- Lật đổ được phong kiến, tư sản.
Downloaded by June Lee (lenhungkttm@gmail.com) lOMoAR cPSD| 47882337
- Lần đầu tiên nhân dân Nga thực sự làm chủ đất nước và làm chủ vận mệnh củamình.
- Chính quyền: không còn người bóc lột người.
- Giải phóng các dân tộc trong đế quốc Nga.b) Đối với thế giới
- Phá vỡ trận tuyến của chủ nghĩa tư bản
- Cổ vũ mạnh mẽ cuộc đấu tranh của công nhân và phong trào giải phóng dân tộc.
Câu 4. Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 ? Hậu quả ?
Các biện pháp mà các nước tư bản thực hiện nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng đó ?
* Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 được gọi là cuộc khủng hoảng “thừa”, vì:
– Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 xảy ra do các nước tư bản chạy
theo lợi nhuận, sản xuất hàng hóa ồ ạt “cung” vượt quá “cầu”, hàng hóa ế thừa. Trong
khi đó sức mua giảm sút vì quần chúng quá nghèo khổ, dẫn đến khủng hoảng. Đây
là cuộc khủng hoảng thừa.Trái ngược với cuộc khủng hoảng 19191924 là cuộc khủng hoảng thiếu.
- Cuộc khủng hoảng đã phản ánh đúng mâu thuẫn sâu sắc trong nội bộ phe đế quốc
cũng như những căn bệnh của chủ nghĩa tư bản. Những điều mà hệ thống Véc-xai
Oa-sinh-tơn không thể giải quyết nổi.
* Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã gây ra những hậu quả hết sức nghiêm
trọng đối với các nước tư bản châu Âu và thế giới:
-Cuộc khủng hoảng kéo dài gần 4 năm, trầm trọng nhất là năm 1932, chẳng những
tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa mà còn gây ra những hậu quả
nghiêm trọng về chính trị-xã hội. -
Kinh tế: Tàn phá tất cả các ngành kinh tế, kéo lùi sức sản xuất, nông dân
mấtruộng đất, sống trong ngành nghèo đói, túng quẫn. -
Xã hội: Nạn thất nghiệp tăng, phong trào đấu tranh, biểu tình, tuần hành
củanhững người thất nghiệp diễn ra mạnh mẽ ở khắp các nước.
Downloaded by June Lee (lenhungkttm@gmail.com) lOMoAR cPSD| 47882337 -
Chính trị: Chủ nghĩa phát xít lên nắm chính quyền ở nhiều nước (Đức, Ý, NhậtBản). -
Quan hệ quốc tế: Xuất hiện hai khối đế quốc đối lập nhau, nguy cơ bùng nổ
mộtcuộc chiến tranh thế giới mới. – Biện pháp để giải quyết khủng hoảng:
+ Anh, Pháp, Mĩ: : giải quyết khủng hoảng bằng cách thực hiện những chính sách
cải cách kinh tế – xã hội.
+ Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản: giải quyết khủng hoảng bằng cách tăng cường chính sách
quân sự hóa đất nước, phát xít hóa bộ máy thống trị, phát động cuộc chiến tranh để
phân chia lại thế giới, bành trướng ra bên ngoài.
Câu 5. Nguyên nhân, kết cục của chiến tranh thế giới thứ I và chiến tranh thế giới thứ II ?
* Nguyên nhân trực tiếp: dẫn đến CTTG 1 –
Sự hình thành hai khối quân sự đối lập, kình địch nhau: khối Liên minh (Đức,
Áo– Hung, I-ta-li-a) và khối Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga). –
Duyên cớ: Ngày 28-6-1914, Thái tử Áo-Hung bị một phần tử khủng bố ở Xéc-
biám sát. Quân phiệt Đức, Áo-Hung chớp lấy cơ hội này để gây chiến tranh. * Kết cục: –
Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe liên minh, gây
nênthiệt hại nặng nề về người và của. + 10 triệu người chết.
+ 20 triệu người bị thương.
+ Tiêu tốn 85 tỉ đô la. –
Cách mạng tháng Mười Nga thành công đánh dấu bước chuyển lớn trong cụcdiện thế giới.
Nguyên nhân:dẫn đến CTTG 2
+ Mâu thuẫn thị trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc
+ Hậu quả khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929-1933
Downloaded by June Lee (lenhungkttm@gmail.com) lOMoAR cPSD| 47882337
+ Chính sách thỏa hiệp, nhượng bộ cảu các nước tư bản đã tạo điều kiện cho phát xít gây chiến tranh
+1-9-1939 Đức tấn công Ba Lan
+ 3-9-1939 Anh và Pháp tuyên chiến
⇒ Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ Kết quả
+Đây là cuộc chiến tranh kết thúc mọi cuộc chiến tranh
+ Gây hậu quả thảm khốc, tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người
⇒ Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới
⇔ Tình hình thế giới có nhiều biến đổi
Câu 6.Trình bày những điểm giống nhau và khác nhau về quá trình phát triển của
Nhật Bản và Mỹ trong thập niên 20 của thế kỉ XX.
- Giống nhau: Cùng là nước thắng trận, thu được nhiều lợi nhuận, không bị mấtmát
gì nhiều trong chiến tranh. - Khác nhau:
+ Kinh tế Mỹ phát triển cực kỳ nhanh chóng do cải tiến kỹ thuật thực hiện phương
pháp sản xuất dây chuyển, tăng cường độ lao động và bóc lột công nhân.
+ Ở Nhật phát triển không đều, mất cân đối (trong vòng mấy năm đầu) rồi lại lâm
vào khủng hoảng, công nghiệp không có sự cải thiện, nông nghiệp trì trệ, lạc hậu,
kinh tế phát triển chậm chạp, bấp bênh.
Câu 7. Học bài 13, 16, 17, 18, 19, 21. -------hết------
Downloaded by June Lee (lenhungkttm@gmail.com)