Đề cương Lịch sử Đảng - phần 2 | Đại học Sư Phạm Hà Nội

Đề cương Lịch sử Đảng - phần 2 | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.

Môn:

Lịch sử Đảng 92 tài liệu

Trường:

Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu

Thông tin:
6 trang 8 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Đề cương Lịch sử Đảng - phần 2 | Đại học Sư Phạm Hà Nội

Đề cương Lịch sử Đảng - phần 2 | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.

59 30 lượt tải Tải xuống
Câu 3: Phân tích nội dung, ý nghĩa của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của
Đảng Cộng sản Việt Nam?
1.1. HOÀN CẢNH RA ĐỜI
- Cuối năm 1929, Nguyễn Ái Quốc Xiêm (Thái Lan) đang tìm đường về
nước thì nghe tin Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên phân liệt, những
người Cộng sản chia thành nhiều phái, Người lập tức trở lại Hương Cảng
(Trung Quốc).
- Với cách phái viên của Quốc tế Cộng sản, đầy đủ quyền quyết
định mọi vấn đề liên quan đến phong trào cách mạng Đông Dương,
Người chủ động triệu tập đại biểu của hai nhóm Đông Dương An
Nam, chủ trì Hội nghị hợp nhất đảng tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung
Quốc). Hội nghị bắt đầu họp từ ngày 06-01-1930.
- Sau nhiều ngày thảo luận, đến ngày 03-02-1930, Hội nghị đi tới nhất trí
tán thành việc hợp nhất hai tổ chức Đông Dương Cộng sản Đảng An
Nam Cộng sản Đảng thành một đảng duy nhất, lấy tên Đảng Cộng sản
Việt Nam; thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương
trình tóm tắt Điều lệ vắn tắt của Đảng. Các văn kiện này hợp thành
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
1.2. NỘI DUNG
- Phản ánh nội dung bản về đường lối chiến lược sách lược cách
mạng Việt Nam, xác định nhiệm vụ, mục tiêu chiến lược của cách mạng
Việt Nam: từ việc phân tích thực trạng mâu thuẫn trong hội Việt
Nam - một xã hội thuộc địa nửa phong kiến, mâu thuẫn giữa dân tộc Việt
Nam trong đó có công nhân, nông dân với đế quốc ngày càng gay gắt cần
phải giải quyết, đi đến xác định đường lối chiến lược của cách mạng Việt
Nam - chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng
để đi tới xã hội cộng sản .
Về phương diện chính trị
Cương lĩnh xác định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng Việt Nam:
- Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến;
- Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập. Dựng ra chính phủ công
nông binh. Tổ chức ra quân đội công nông.
=> Các nhiệm vụ trên đã phản ánh đúng mâu thuẫn cơ bản của hội Việt
Nam thuộc địa, nửa phong kiến và đáp ứng đúng yêu cầu bức thiết của cách
mạng Việt Nam lúc nàyđánh đuổi đế quốc xâm lược để giành lại độc lập
cho dân tộc.
Về phương diện xã hội và kinh tế
Về xã hội: Cương lĩnh xác định rõ:
a) Dân chúng được tự do tổ chức;
b) Nam nữ bình quyền,…;
c) Phổ thông giáo dục theo công nông hóa.
Về kinh tế:
- Cương lĩnh xác định: Thủ tiêu hết các thứ quốc trái, thâu hết sản nghiệp
lớn (như công nghiệp, vận tải, ngân hàng,…) của bản đế quốc chủ
nghĩa Pháp để giao cho Chính phủ công nông binh quản lý; thâu hết
ruộng đất của để quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo;
bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo; mở mang công nghiệp nông nghiệp;
thi hành luật ngày làm tám giờ…
- Cương lĩnh xác định nhiệm vụ chủ yếu, trước mắt chỉ tập trung đánh đế
quốc, giải phóng dân tộc nên mới chỉ:
+ Thâu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho
dân cày nghèo;
+ Còn đối với địa chủ thì phải phân biệt tập trung địa chủ phản
cách mạng, nên chỉ mới chủ trương
+ Quốc hữu hóa toàn bộ đồn điền và đất đai của bọn đế quốcđịa
chủ phản cách mạng An Nam chia cho nông dân nghèo .
=> Những nhiệm vụ về phương diện hội kinh tế nêu trên vừa phản
ánh đúng tình hình kinh tế, xã hội, cần được giải quyết ở Việt Nam, vừa thể
hiện tính cách mạng, toàn diện, triệt để là xóa bỏ tận gốc ách thống trị, bóc
lột khắc của ngoại bang, nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp,
giải phóng hội, đặc biệt giải phóng cho hai giai cấp công nhân
nông dân.
Về lực lượng cách mạng
- Cương lĩnh xác định lực lượng cơ bản của cách mạng công nhân, nông
dân, trong đó, giai cấp công nhân lãnh đạo; đồng thời Cương lĩnh chủ
trương đoàn kết tất cả các giai cấp, các lực lượng tiến bộ, yêu nước để tập
trung chống đế quốc và tay sai.
+ Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình,
+ Nhưng đồng thời Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức,
trung nông… để kéo họ đi vào phe sản giai cấp. Còn đối với
bọn phú nông, trung, tiểu địa chủ bản An Nam chưa
mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng
trung lập.
=> Cương lĩnh đã đánh giá sát thực thái độ của các giai tầng trong xã hội,
từ đó, không chỉ phân hóa lực lượng của kẻ thù, còn đã xác định tập
hợp, đoàn kết với tất cả những giai tầng tinh thần yêu nước để tạo nên
sức mạnh tổng hợp, nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trước mắt giải
phóng dân tộc.
Về phương pháp tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc
- Cương lĩnh khẳng định phải bằng con đường bạo lực cách mạng của quần
chúng để giải phóng dân tộc, chứ không thể là con đường cải lương thỏa
hiệp không khi nào nhượng một chút lợi ích của công nôngđi vào
đường thỏa hiệp. sách lược đấu tranh cách mạng thích hợp để lôi kéo
tiểu tư sản, trí thức, trung nông về phía giai cấp sản, còn bộ phận nào
đã ra mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ.
Về xác định lực lượng đồng minh quốc tế
- Cương lĩnh phát triển quan điểm về mối quan hệ giữa cách mạng giải
phóng thuộc địa với cách mạng sản chính quốc, cách mạng Việt
Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới.
- Cương lĩnh chỉ rõ:
+ Trong khi tuyên truyền cái khẩu hiệu nước An Nam độc lập, phải
đồng thời tuyên truyền thực hành liên lạc với bị áp bức dân tộc
và vô sản giai cấp thế giới, nhất là vô sản giai cấp Pháp.
+ Như vậy, ngay từ khi thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác
định tính tự lực tự cường, đồng thời xác định lực lượng đồng
minh quốc tế đó sự đoàn kết, ủng hộ của các dân tộc bị áp bức
và giai cấp vô sản thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp.
=> Cương lĩnh không chỉ đặt cách mạng Việt Nam trong dòng chảy của
cách mạng giải phóng dân tộc thế giới, nhằm phát huy sức mạnh dân tộc
với sức mạnh thời đại,còn đặt cách mạng Việt Nam trong mối quan hệ
chặt chẽ van chủ động của cách mạng giải phóng dân tộc với phong trào
cách mạng vô sản thế giới. Đồng thời, Cương lĩnh còn phân hóa kẻ thù khi
xác định đánh đổ thực dân Pháp, nhưng chủ trương đoàn kết với giai cấp
vô sản thế giới, trong đó, “nhất là đoàn kết với giai cấp vô sản Pháp”.
Về xác định vai trò lãnh đạo của Đảng
- Cương lĩnh xác định: Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp phải thu
phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình
lãnh đạo được dân chúng . Đây chính nội dung về xây dựng, chỉnh
đốn Đảng được chỉ ngay trong văn kiện đầu tiên của Đảng mới được
thành lập.
- Cương lĩnh xác định vai trò lãnh đạo, nhưng để lãnh đạo được thì phải thu
phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, Đảng muốn thu phục thì phải tự
đổi mới, tự chỉnh đốn Đảng, phải nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến
đấu của Đảng; Đồng thời làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân
chúng thì Đảng cần phải thường xuyên chú trọng xây dựng Đảng trong
sạch, vững mạnh toàn diện cả về tư tưởng, chính trị, tổ chức đạo đức,
mới có đủ năng lực lãnh đạo quần chúng .
KẾT LUẬN
- Cương lĩnh đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự vận
dụng phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin vào thực tiễn cách
mạng Việt Nam. Sự vận dụng phù hợp với thực tiễn và phát triển sáng tạo
tự đã mang giá trị luận thực tiễn, khẳng định tính khoa học
tính hiện thực của nội dung Cương lĩnh.
- Những nội dung bản trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
Cộng sản Việt Nam được hoạch định trên sở luận khoa học vững
chắc và trên cơ sở tổng kết, khảo nghiệm thực tiễn phong trào công nhân
và phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỷ XX.
- Mặc dù còn vắn tắt nhưng Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã phản
ánh một cách súc tích các luận điểm cơ bản của cách mạng Việt Nam.
1.3. Ý NGHĨA
- Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng thông qua tại Hội nghị thành lập
Đảng đã khẳng định lần đầu tiên cách mạng Việt Nam một bản
cương lĩnh chính trị phản ánh được các quy luật khách quan của
hội Việt Nam, đáp ứng những nhu cầu bản cấp bách của xã hội
Việt Nam, phù hợp với xu thế của thời đại, định hướng chiến lược
đúng đắn cho tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam.
- Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng một cương lĩnh đúng đắn
sáng tạo theo con đường cách mạng Hồ Chí Minh, phù hợp vs xu thế
phát triển của thời đại mới, đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử,
nhuần nhuyễn quan điểm giai cấp và thấm nhuần tinh thần dân tộc.
- Mùa xuân năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đánh dấu bước
ngoặt lịch sử trọng đại trong tiến trình cách mạng Việt Nam. Với Cương
lĩnh chính trị đúng đắn, Đảng đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam vượt qua bao
ghềnh thác, khó khăn, giành từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Cho đến
nay, Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng vẫn giữ nguyên giá trị,
vẫn ngọn cờ dẫn lối cho cách mạng Việt Nam tiến bước trên con
đường mà Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và dân tộc đã lựa chọn.
Câu 4: Bằngluậnthực tiễn, Anh (chị) hãy chứng minh: sự ra đời của
Đảng Cộng sản Việt Nam là một tất yếu khách quan?
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930 một tất yếu khách
quan, tất yếu lịch sử, là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh giai cấpđấu
tranh dân tộc trong thời đại mới; là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác -
Lênin với phong trào công nhân phong trào yêu nước Việt Nam; kết quả
của quá trình lựa chọn, sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử; kết quả của quá
trình chuẩn bị đầy đủ về chính trị, tưởng tổ chức của các chiến cách
mạng, đứng đầu là Bác Hồ kính yêu của chúng ta.
Lý giải :
Từ nửa sau thế kỷ XIX, chủ nghĩa bản phương Tây chuyển nhanh
từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (giai đoạn đế quốc
chủ nghĩa). Đặt ra yêu cầu bức thiết về thị trường, các nước tư bản đế quốc, bên
trong thì tăng cường bóc lột nhân dân lao động, bên ngoài thì xâm lược áp
bức nhân dân các dân tộc thuộc địa. Sự thống trị tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc
làm cho đời sống nhân dân lao động các nước trở nên cùng cực. Mâu thuẫn giữa
các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân ngày càng gay gắt, phong trào đấu
tranh chống xâm lược diễn ra mạnh mẽ ở các nước thuộc địa.
Trong bối cảnh đó, chủ nghĩa Mác ra đời, về sau được Lênin phát triển và
trở thành chủ nghĩa Mác Lênin. Chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ rõ, muốn giành
được thắng lợi trong cuộc đấu tranh thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình,
giai cấp công nhân phải lập ra Đảng cộng sản.
=> Sự ra đời của Đảng cộng sản tất yếu khách quan đáp ứng cuộc
đấu tranh của giai cấp công nhân chống áp bức, bóc lột.
Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, dẫn đến sự ra đời
của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết (1922). Đối với nước Nga, đó
cuộc cách mạng sản, nhưng đối với các dân tộc thuộc địa trong đế quốc
Nga thì đó còn là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa. Những tình
hình thế giới đầy biến động đó đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến Việt Nam (một quốc
gia đang là thuộc địa của bọn thực dân Pháp).Trước tình hình đó, Hồ Chí Minh
đã vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin thực tiễn thắng
lợi của CM Nga vào thực tiễn cách mạng nước ta, dẫn đến sự ra đời của
Đảng Cộng sản.
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược Việt Nam. Sau khi
tạm thời dập tắt được các phong trào đấu tranh của nhân dân ta, thực dân Pháp
từng bước thiết lập bộ máy thống trị thực dân. Chúng thống trị bóc lột người
dân nước ta về tất cả các mặt, từ kinh tế, chính trị, văn hóa đến các giai cấp
hội. tình trạng khủng hoảng kinh tế -xã hội , đặc biệt các mâu thuẫn dân tộc
giai cấp đã dẫn đến nhu cầu đấu tranh để tự giải phóng. Độc lập dân tộc
tự do dân chủ nguyện vọng tha thiết của nhân dân ta, nhu cầu bức
thiết của dân tộc.
Phong trào đấu tranh chống lại thực dân Pháp của nhân dân phát triển
mạnh mẽ.Từ sau chiến tranh thế giới I đến 1930 phong trào yêu nước VN tiêu
biểu theo 2 khuynh hướng rõ rệt: Khuynh hướng tư sản và vô sản.
- Khuynh hướngsản bao gồm các phong trào đấu tranh của giai cấp tiểu
tư sản và tư sản dân tộc. Tiêu biểu: Chấn hưng nội hoá, bài trừ ngoại hoá,
chống độc quyền thương cảng, đòi thả Phan Bội Châu, để tang Phan Châu
Trinh và đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa của Việt Nam quốc dân đảng. Tất cả
các phong trào đều diễn ra sôi nổi, mãnh liệt, nhưng cuối cùng đều thất
bại.
- Khuynh hướng sản do ảnh hưởng của CM Tháng Mười Nga, những
hoạt động tích cực của Quốc tế Cộng sản ảnh hưởng sự ra đời của
Đảng Cộng sản Pháp, Đảng Cộng sản Trung Quốcnhất những hành
động truyền chủ nghĩa Mác Lênin của Nguyễn Ái Quốc từ 1921 -
1930 làm cho phong trào cách mạng theo khuynh hướng vô sản ở nước ta
ngày càng phát triển mạnh mẽ, điển hình hoạt động của các tổ chức:
Hội Thanh niên Đảng Tân Việt, đã nhiều thanh niên yêu nước được
giác ngộ trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản.
Kết luận :
Cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ phải có sự lựa chọn đúng đắn để đi đến
thành công và con đường đó chính là đi theo khuynh hướng vô sản. Sự lựa chọn
này tất yếu sẽ dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng Sản. Vì vậy, sự ra đời của Đảng
kết quả của quá trình lựa chọn con đường cứu nước. Đảng Cộng sản Việt
Nam ra đời một tất yếu khách quan dựa trên sự kết hợp chủ nghĩa Mác
Lênin, tưởng Hồ Chí Minh với phong trào công nhân van phong trào yêu
nước Việt Nam.
| 1/6

Preview text:

Câu 3: Phân tích nội dung, ý nghĩa của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của
Đảng Cộng sản Việt Nam?

1.1. HOÀN CẢNH RA ĐỜI
- Cuối năm 1929, Nguyễn Ái Quốc ở Xiêm (Thái Lan) đang tìm đường về
nước thì nghe tin Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên phân liệt, những
người Cộng sản chia thành nhiều phái, Người lập tức trở lại Hương Cảng (Trung Quốc).
- Với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản, có đầy đủ quyền quyết
định mọi vấn đề liên quan đến phong trào cách mạng ở Đông Dương,
Người chủ động triệu tập đại biểu của hai nhóm Đông Dương và An
Nam, chủ trì Hội nghị hợp nhất đảng tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung
Quốc). Hội nghị bắt đầu họp từ ngày 06-01-1930.
- Sau nhiều ngày thảo luận, đến ngày 03-02-1930, Hội nghị đi tới nhất trí
tán thành việc hợp nhất hai tổ chức Đông Dương Cộng sản Đảng và An
Nam Cộng sản Đảng thành một đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản
Việt Nam; thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương
trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng. Các văn kiện này hợp thành
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. 1.2. NỘI DUNG
- Phản ánh nội dung cơ bản về đường lối chiến lược và sách lược cách
mạng Việt Nam, xác định nhiệm vụ, mục tiêu chiến lược của cách mạng
Việt Nam: từ việc phân tích thực trạng và mâu thuẫn trong xã hội Việt
Nam - một xã hội thuộc địa nửa phong kiến, mâu thuẫn giữa dân tộc Việt
Nam trong đó có công nhân, nông dân với đế quốc ngày càng gay gắt cần
phải giải quyết, đi đến xác định đường lối chiến lược của cách mạng Việt
Nam - chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng
để đi tới xã hội cộng sản . ‖
Về phương diện chính trị
Cương lĩnh xác định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng Việt Nam:
- Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến;
- Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập. Dựng ra chính phủ công
nông binh. Tổ chức ra quân đội công nông.
=> Các nhiệm vụ trên đã phản ánh đúng mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt
Nam thuộc địa, nửa phong kiến và đáp ứng đúng yêu cầu bức thiết của cách
mạng Việt Nam lúc này là đánh đuổi đế quốc xâm lược để giành lại độc lập cho dân tộc.

Về phương diện xã hội và kinh tế
Về xã hội: Cương lĩnh xác định rõ:
a) Dân chúng được tự do tổ chức; b) Nam nữ bình quyền,…;
c) Phổ thông giáo dục theo công nông hóa. Về kinh tế:
- Cương lĩnh xác định: Thủ tiêu hết các thứ quốc trái, thâu hết sản nghiệp
lớn (như công nghiệp, vận tải, ngân hàng,…) của tư bản đế quốc chủ
nghĩa Pháp để giao cho Chính phủ công nông binh quản lý; thâu hết
ruộng đất của để quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo;
bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo; mở mang công nghiệp và nông nghiệp;
thi hành luật ngày làm tám giờ…
- Cương lĩnh xác định nhiệm vụ chủ yếu, trước mắt chỉ tập trung đánh đế
quốc, giải phóng dân tộc nên mới chỉ:
+ Thâu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo;
+ Còn đối với địa chủ thì phải phân biệt và tập trung địa chủ phản
cách mạng, nên chỉ mới chủ trương
+ Quốc hữu hóa toàn bộ đồn điền và đất đai của bọn đế quốc và địa
chủ phản cách mạng An Nam chia cho nông dân nghèo . ‖
=> Những nhiệm vụ về phương diện xã hội và kinh tế nêu trên vừa phản
ánh đúng tình hình kinh tế, xã hội, cần được giải quyết ở Việt Nam, vừa thể
hiện tính cách mạng, toàn diện, triệt để là xóa bỏ tận gốc ách thống trị, bóc
lột hà khắc của ngoại bang, nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp,
giải phóng xã hội, đặc biệt là giải phóng cho hai giai cấp công nhân và nông dân.

Về lực lượng cách mạng
- Cương lĩnh xác định lực lượng cơ bản của cách mạng là công nhân, nông
dân, trong đó, giai cấp công nhân lãnh đạo; đồng thời Cương lĩnh chủ
trương đoàn kết tất cả các giai cấp, các lực lượng tiến bộ, yêu nước để tập
trung chống đế quốc và tay sai.
+ Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình,
+ Nhưng đồng thời Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức,
trung nông… để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp. Còn đối với
bọn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ
mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập.
=> Cương lĩnh đã đánh giá sát thực thái độ của các giai tầng trong xã hội,
từ đó, không chỉ phân hóa lực lượng của kẻ thù, mà còn đã xác định tập
hợp, đoàn kết với tất cả những giai tầng có tinh thần yêu nước để tạo nên
sức mạnh tổng hợp, nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trước mắt là giải phóng dân tộc.

Về phương pháp tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc
- Cương lĩnh khẳng định phải bằng con đường bạo lực cách mạng của quần
chúng để giải phóng dân tộc, chứ không thể là con đường cải lương thỏa
hiệp không khi nào nhượng một chút lợi ích gì của công nông mà đi vào
đường thỏa hiệp. Có sách lược đấu tranh cách mạng thích hợp để lôi kéo
tiểu tư sản, trí thức, trung nông về phía giai cấp vô sản, còn bộ phận nào
đã ra mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ.
Về xác định lực lượng đồng minh quốc tế
- Cương lĩnh phát triển quan điểm về mối quan hệ giữa cách mạng giải
phóng thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc, cách mạng Việt
Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. - Cương lĩnh chỉ rõ:
+ Trong khi tuyên truyền cái khẩu hiệu nước An Nam độc lập, phải
đồng thời tuyên truyền và thực hành liên lạc với bị áp bức dân tộc
và vô sản giai cấp thế giới, nhất là vô sản giai cấp Pháp.
+ Như vậy, ngay từ khi thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác
định tính tự lực tự cường, đồng thời xác định rõ lực lượng đồng
minh quốc tế đó là sự đoàn kết, ủng hộ của các dân tộc bị áp bức
và giai cấp vô sản thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp.
=> Cương lĩnh không chỉ đặt cách mạng Việt Nam trong dòng chảy của
cách mạng giải phóng dân tộc thế giới, nhằm phát huy sức mạnh dân tộc
với sức mạnh thời đại, mà còn đặt cách mạng Việt Nam trong mối quan hệ
chặt chẽ van chủ động của cách mạng giải phóng dân tộc với phong trào
cách mạng vô sản thế giới. Đồng thời, Cương lĩnh còn phân hóa kẻ thù khi
xác định đánh đổ thực dân Pháp, nhưng chủ trương đoàn kết với giai cấp
vô sản thế giới, trong đó, “nhất là đoàn kết với giai cấp vô sản Pháp”.

Về xác định vai trò lãnh đạo của Đảng
- Cương lĩnh xác định: Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp phải thu
phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình
lãnh đạo được dân chúng .
‖ Đây chính là nội dung về xây dựng, chỉnh
đốn Đảng được chỉ rõ ngay trong văn kiện đầu tiên của Đảng mới được thành lập.
- Cương lĩnh xác định vai trò lãnh đạo, nhưng để lãnh đạo được thì phải thu
phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, Đảng muốn thu phục thì phải tự
đổi mới, tự chỉnh đốn Đảng, phải nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến
đấu của Đảng; Đồng thời làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân
chúng‖ thì Đảng cần phải thường xuyên chú trọng xây dựng Đảng trong
sạch, vững mạnh toàn diện cả về tư tưởng, chính trị, tổ chức và đạo đức,
mới có đủ năng lực lãnh đạo quần chúng . ‖ KẾT LUẬN
- Cương lĩnh đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự vận
dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn cách
mạng Việt Nam. Sự vận dụng phù hợp với thực tiễn và phát triển sáng tạo
tự nó đã mang giá trị lý luận và thực tiễn, khẳng định tính khoa học và
tính hiện thực của nội dung Cương lĩnh.
- Những nội dung cơ bản trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
Cộng sản Việt Nam được hoạch định trên cơ sở lý luận khoa học vững
chắc và trên cơ sở tổng kết, khảo nghiệm thực tiễn phong trào công nhân
và phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỷ XX.
- Mặc dù còn vắn tắt nhưng Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã phản
ánh một cách súc tích các luận điểm cơ bản của cách mạng Việt Nam. 1.3. Ý NGHĨA
- Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng thông qua tại Hội nghị thành lập
Đảng đã khẳng định lần đầu tiên cách mạng Việt Nam có một bản
cương lĩnh chính trị phản ánh được các quy luật khách quan của xã
hội Việt Nam, đáp ứng những nhu cầu cơ bản và cấp bách của xã hội
Việt Nam, phù hợp với xu thế của thời đại, định hướng chiến lược
đúng đắn cho tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam.

- Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là một cương lĩnh đúng đắn và
sáng tạo theo con đường cách mạng Hồ Chí Minh, phù hợp vs xu thế
phát triển của thời đại mới, đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử,
nhuần nhuyễn quan điểm giai cấp và thấm nhuần tinh thần dân tộc.

- Mùa xuân năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đánh dấu bước
ngoặt lịch sử trọng đại trong tiến trình cách mạng Việt Nam. Với Cương
lĩnh chính trị đúng đắn, Đảng đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam vượt qua bao
ghềnh thác, khó khăn, giành từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Cho đến
nay, Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng vẫn giữ nguyên giá trị,
vẫn là ngọn cờ dẫn lối cho cách mạng Việt Nam tiến bước trên con
đường mà Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và dân tộc đã lựa chọn.

Câu 4: Bằng lý luận và thực tiễn, Anh (chị) hãy chứng minh: sự ra đời của
Đảng Cộng sản Việt Nam là một tất yếu khách quan?

Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930 là một tất yếu khách
quan, tất yếu lịch sử, là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh giai cấp và đấu
tranh dân tộc trong thời đại mới
; là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác -
Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam; là kết quả
của quá trình lựa chọn, sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử; là kết quả của quá
trình chuẩn bị đầy đủ về chính trị, tư tưởng và tổ chức của các chiến sĩ cách
mạng, đứng đầu là Bác Hồ kính yêu của chúng ta. ✔ Lý giải :
Từ nửa sau thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản phương Tây chuyển nhanh
từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (giai đoạn đế quốc
chủ nghĩa).
Đặt ra yêu cầu bức thiết về thị trường, các nước tư bản đế quốc, bên
trong thì tăng cường bóc lột nhân dân lao động, bên ngoài thì xâm lược và áp
bức nhân dân các dân tộc thuộc địa. Sự thống trị tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc
làm cho đời sống nhân dân lao động các nước trở nên cùng cực. Mâu thuẫn giữa
các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân ngày càng gay gắt, phong trào đấu
tranh chống xâm lược diễn ra mạnh mẽ ở các nước thuộc địa.
Trong bối cảnh đó, chủ nghĩa Mác ra đời, về sau được Lênin phát triển và
trở thành chủ nghĩa Mác – Lênin. Chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ rõ, muốn giành
được thắng lợi trong cuộc đấu tranh thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình,
giai cấp công nhân phải lập ra Đảng cộng sản
.
=> Sự ra đời của Đảng cộng sản là tất yếu khách quan đáp ứng cuộc
đấu tranh của giai cấp công nhân chống áp bức, bóc lột.
Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, dẫn đến sự ra đời
của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết (1922). Đối với nước Nga, đó
là cuộc cách mạng vô sản, nhưng đối với các dân tộc thuộc địa trong đế quốc
Nga thì đó còn là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa. Những tình
hình thế giới đầy biến động đó đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến Việt Nam (một quốc
gia đang là thuộc địa của bọn thực dân Pháp).Trước tình hình đó, Hồ Chí Minh
đã vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và thực tiễn thắng
lợi của CM Nga vào thực tiễn cách mạng nước ta, dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản.

Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược Việt Nam. Sau khi
tạm thời dập tắt được các phong trào đấu tranh của nhân dân ta, thực dân Pháp
từng bước thiết lập bộ máy thống trị thực dân. Chúng thống trị và bóc lột người
dân nước ta về tất cả các mặt, từ kinh tế, chính trị, văn hóa đến các giai cấp xã
hội. tình trạng khủng hoảng kinh tế -xã hội , đặc biệt là các mâu thuẫn dân tộc
và giai cấp đã dẫn đến nhu cầu đấu tranh để tự giải phóng. Độc lập dân tộc và
tự do dân chủ là nguyện vọng tha thiết của nhân dân ta, là nhu cầu bức thiết của dân tộc.

Phong trào đấu tranh chống lại thực dân Pháp của nhân dân phát triển
mạnh mẽ.Từ sau chiến tranh thế giới I đến 1930 phong trào yêu nước VN tiêu
biểu theo 2 khuynh hướng rõ rệt: Khuynh hướng tư sản và vô sản.
- Khuynh hướng tư sản bao gồm các phong trào đấu tranh của giai cấp tiểu
tư sản và tư sản dân tộc. Tiêu biểu: Chấn hưng nội hoá, bài trừ ngoại hoá,
chống độc quyền thương cảng, đòi thả Phan Bội Châu, để tang Phan Châu
Trinh và đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa của Việt Nam quốc dân đảng. Tất cả
các phong trào đều diễn ra sôi nổi, mãnh liệt, nhưng cuối cùng đều thất bại.
- Khuynh hướng vô sản do ảnh hưởng của CM Tháng Mười Nga, những
hoạt động tích cực của Quốc tế Cộng sản và ảnh hưởng sự ra đời của
Đảng Cộng sản Pháp, Đảng Cộng sản Trung Quốc và nhất là những hành
động truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin của Nguyễn Ái Quốc từ 1921 -
1930 làm cho phong trào cách mạng theo khuynh hướng vô sản ở nước ta
ngày càng phát triển mạnh mẽ, điển hình là hoạt động của các tổ chức:
Hội Thanh niên Đảng Tân Việt, đã có nhiều thanh niên yêu nước được
giác ngộ trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản. ⮚ Kết luận :
Cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ phải có sự lựa chọn đúng đắn để đi đến
thành công và con đường đó chính là đi theo khuynh hướng vô sản. Sự lựa chọn
này tất yếu sẽ dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng Sản. Vì vậy, sự ra đời của Đảng
là kết quả của quá trình lựa chọn con đường cứu nước. Đảng Cộng sản Việt
Nam ra đời là một tất yếu khách quan dựa trên sự kết hợp chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với phong trào công nhân van phong trào yêu nước Việt Nam.