-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề cương luật an ninh mạng - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
Câu 1: Phạm vi điều chỉnh của Luật An ninh mạng năm 2018 là gì?A) Quy định về hành vi trên không gian mạng gây nguy hiểm cho xã hội, xâmphạm An ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.B) Quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xãhội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.C) Quy định về quy tắc ứng xử của con người trên không gian mạng.D) Quy định về hành vi được phép và không được phép thực hiện trên khônggian mạng ở trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Pháp luật đại cương (PL101) 799 tài liệu
Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Đề cương luật an ninh mạng - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
Câu 1: Phạm vi điều chỉnh của Luật An ninh mạng năm 2018 là gì?A) Quy định về hành vi trên không gian mạng gây nguy hiểm cho xã hội, xâmphạm An ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.B) Quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xãhội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.C) Quy định về quy tắc ứng xử của con người trên không gian mạng.D) Quy định về hành vi được phép và không được phép thực hiện trên khônggian mạng ở trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101) 799 tài liệu
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Tôn Đức Thắng
Preview text:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
I. CÂU HỎI VỀ LUẬT AN NINH MẠNG
Câu 1: Phạm vi điều chỉnh của Luật An ninh mạng năm 2018 là gì?
A) Quy định về hành vi trên không gian mạng gây nguy hiểm cho xã hội, xâm
phạm An ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
B) Quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã
hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
C) Quy định về quy tắc ứng xử của con người trên không gian mạng.
D) Quy định về hành vi được phép và không được phép thực hiện trên không
gian mạng ở trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Câu 2: Theo Luật An ninh mạng năm 2018, “An ninh mạng” là gì?
A) Là giám sát hoạt động thông tin trên không gian mạng, đảm bảo không
gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
B) Là biện pháp phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng.
C) Là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến
an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
D) Là đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên không gian mạng.
Câu 3: Theo Luật An ninh mạng năm 2018, “Nguy cơ đe dọa an ninh mạng” là gì?
A) Là sự việc xảy ra trên không gian mạng xâm phạm quyền và lợi ích hợp
pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
B) Là việc sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi khủng bố.
C) Là tình trạng không gian mạng xuất hiện dấu hiệu đe dọa xâm phạm an
ninh quốc gia, gây tổn hại nghiệm trọng trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích
hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
D) Là sự việc xảy ra trên không gian mạng gây tổn hại đặc biệt nghiêm trọng
trật tự, an toàn xã hội.
Câu 4: Theo Luật An ninh mạng năm 2018, “Sự cố an ninh mạng” là gì?
A) Là sự việc bất ngờ xảy ra trên không gian mạng xâm phạm an ninh quốc
gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
B) Là tình trạng đe dọa gây tổn hại quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
C) Là hành vi gây tổn hại nghiệm trọng trật tự, an toàn xã hội. 1
D) Là hành vi sử dụng không gian mạng để đánh cắp thông tin cá nhân.
Câu 5: Theo Luật An ninh mạng năm 2018 thì “Tài khoản số” là thông tin dùng để làm gì?
A) Bảo đảm quyền sử dụng các ứng dụng, dịch vụ trên không gian mạng.
B) Chứng thực, xác thực, phân quyền sử dụng các ứng dụng, dịch vụ trên không gian mạng.
C) Xác định các ứng dụng, dịch vụ trên không gian mạng.
D) Xác thực để mua bán thông tin trên không gian mạng.
Câu 6: Theo Luật An ninh mạng năm 2018, “Không gian mạng quốc gia” là gì?
A) Là không gian mạng do Chính phủ xác lập, quản lý và kiểm soát.
B) Là hệ thống thông tin do Chính phủ xác lập, quản lý và kiểm soát.
C) Là hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật để tạo lập, truyền đưa, thu thập, xử lý,
lưu trữ và trao đổi thông tin trên không gian mạng.
D) Là hệ thống truyền dẫn bao gồm hệ thống truyền dẫn quốc gia.
Câu 7: Theo Luật An ninh mạng năm 2018, “Tội phạm mạng” là gì?
A) Là sự việc bất ngờ xảy ra trên không gian mạng.
B) Là hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương
tiện điện tử để thực hiện tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự.
C) Là tình trạng đe dọa gây tổn hại quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
D) Là sự việc vượt qua cảnh báo, tưởng lửa của cá nhân.
Câu 8: Theo Luật An ninh mạng năm 2018, “cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia” là gì?
A) Là hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật kết nối mạng máy tính.
B) Là hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật để tạo lập, truyền đưa, thu thập, xử lý,
lưu trữ và trao đổi thông tin trên không gian mạng quốc gia.
C) Là hệ thống kết nối các thiết bị mạng LAN.
D) Là nhiều máy chủ để truyền dẫn, xử lý, lưu trữ thông tin.
Câu 9: Theo Luật An ninh mạng năm 2018, “Tấn công mạng” là gì?
A) Là hành vi sử dụng trái phép mạng viễn thông của một tổ chức.
B) Là hành vi lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi khủng bố.
C) Là hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương
tiện điện tử để phá hoại, gây gián đoạn hoạt động của mạng viễn thông, mạng
Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông
tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử.
D) Là việc lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi mua bán tài khoản 2 ngân hàng.
Câu 10: Theo Luật An ninh mạng năm 2018, “Khủng bố mạng” là gì?
A) Là hành vi sử dụng công nghệ thông tin để mua bán tài khoản ngân hàng.
B) Là việc sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện
điện tử để thực hiện hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố.
C) Là hoạt động sử dụng không gian mạng để đánh cắp thông tin cá nhân.
D) Là hành vi lợi dụng không gian mạng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Câu 11: Theo Luật An ninh mạng năm 2018, “Gián điệp mạng” là gì?
A) Là hành vi tự ý cài đặt phần mềm trên máy tính của người khác.
B) Là hành vi chiếm quyền quản trị của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
C) Là hành vi thu thập trái phép thông tin để phục vụ lợi ích cá nhân.
D) Là hành vi cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập, mật mã, tường lửa, sử
dụng quyền quản trị của người khác hoặc bằng phương thức khác để chiếm đoạt,
thu thập trái phép thông tin, tài nguyên thông tin trên mạng viễn thông, mạng
Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông
tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Câu 12: Theo Luật An ninh mạng năm 2018, “Bảo vệ an ninh mạng” là gì?
A) Là hoạt động phòng, chống tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
B) Là công tác bảo mật thông tin của cơ quan tổ chức.
C) Là hành vi sử dụng không gian mạng để thực hiện tội phạm.
D) Là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng.
Câu 13: Theo Luật An ninh mạng năm 2018, “Không gian mạng” là gì?
A) Là mạng lưới kết nối của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bao gồm
mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý
và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu; là nơi con người thực hiện các hành vi xã
hội không bị giới hạn bởi không gian và thời gian.
B) Là một không gian ảo, nơi các máy tính trao đổi dữ liệu, thông tin.
C) Là hệ thống thông tin, dữ liệu tập trung.
D) Là không gian được phản ánh sự trao đổi thông tin.
Câu 14: Theo Luật An ninh mạng năm 2018, “tình huống nguy hiểm về an ninh mạng” là gì?
A) Là hoạt động xâm phạm nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
B) Là hành vi mua bán trái phép cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử.
C) Là sự việc xảy ra trên không gian mạng khi có hành vi xâm phạm nghiêm
trọng an ninh quốc gia, gây tổn hại đặc biệt nghiêm trọng trật tự, an toàn xã hội,
quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 3
D) Là hành vi gây cản trở việc điều khiển thông tin, phương tiện điện tử.
Câu 15: Theo Luật An ninh mạng năm 2018, đáp án nào sau đây đúng khi nói
về: “Chính sách của Nhà nước về an ninh mạng”?
A) Ưu tiên bảo vệ an ninh mạng trong quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế -
xã hội, khoa học, công nghệ và đối ngoại.
B) Khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ an ninh
mạng, xử lý các nguy cơ đe dọa an ninh mạng; nghiên cứu, phát triển công nghệ,
sản phẩm, dịch vụ, ứng dụng nhằm bảo vệ an ninh mạng; phối hợp với cơ quan
chức năng trong bảo vệ an ninh mạng.
C) Tăng cường hợp tác quốc tế về an ninh mạng.
D) Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 16: Trong các đáp án sau đâu là nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng được
quy định trong Luật An ninh mạng năm 2018?
A) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và
lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
B) Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước.
C) Mọi hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh.
D) Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 17: Đâu không phải là biện pháp bảo vệ an ninh mạng theo Luật An ninh mạng năm 2018?
A) Thẩm định an ninh mạng.
B) Đánh giá điều kiện an ninh mạng.
C) Cấu hình hệ thống mạng. D) Kiểm tra an ninh mạng.
Câu 18: Luật An ninh mạng năm 2018 quy định cơ quan nào có trách nhiệm
phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong hoạt động hợp tác quốc tế về an ninh mạng? A) Bộ Công thương. B) Bộ Tài chính. C) Bộ Ngoại giao.
D) Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.
Câu 19: Luật An ninh mạng năm 2018 quy định cơ quan nào chịu trách nhiệm
trước Chính phủ chủ trì, phối hợp thực hiện hợp tác quốc tế về an ninh mạng? A) Bộ Công an. B) Bộ Xây dựng. 4
C) Bộ Khoa học và công nghệ. D) Bộ Ngoại giao.
Câu 20: Luật An ninh mạng năm 2018 quy định Bộ, ngành khác, của địa
phương muốn tổ chức hoạt động hợp tác quốc tế về an ninh mạng cần điều kiện nào?
A) Phải xin ý kiến Bộ Xây dựng trước khi triển khai.
B) Phải xin ý kiến Bộ Công Thương trước khi triển khai.
C) Phải có văn bản tham gia ý kiến của Bộ Công an trước khi triển khai, trừ
hoạt động hợp tác quốc tế của Bộ Quốc phòng.
D) Phải xin ý kiến Bộ Nội vụ mới được triển khai.
Câu 21: Theo Luật An ninh mạng năm 2018, hành vi nào sau đây không bị cấm?
A) Sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi xúi giục, lôi kéo, kích
động người khác phạm tội.
B) Cung cấp thông tin phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm mạng.
C) Có hành vi cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng viễn thông, mạng
Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin.
D) Thực hiện tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng.
Câu 22: Luật An ninh mạng năm 2018 nghiêm cấm việc sử dụng không gian
mạng để thực hiện hành vi nào dưới đây?
A) Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo,
huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
B) Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn
kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc.
C) Xúi dục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.
D) Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 23: Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm theo Luật An ninh mạng năm 2018?
A) Xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông, mạng máy tính, hệ thống thông
tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử của người khác.
B) Sử dụng nhiều tài khoản cá nhân trên không gian mạng.
C) Không thiết lập bảo mật cho tài khoản cá nhân.
D) Không sử dụng phần mềm diệt vi-rút.
Câu 24: “Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia” theo Luật An ninh mạng năm 2018 là gì?
A) Là một hệ thống bao gồm các yếu tố thu thập, xử lý thông tin.
B) Là một tập hợp các thành phần tích hợp để thu thập thông tin.
C) Là hệ thống thông tin khi bị sự cố, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm
sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt, tấn công hoặc phá hoại sẽ xâm phạm nghiêm 5 trọng an ninh mạng.
D) Là hệ thống các cửa hàng kinh doanh thiết bị mạng.
Câu 25: Nội dung nào không thuộc “Hệ thống thông tin quan trọng về an
ninh quốc gia” theo Luật An ninh mạng năm 2018?
A) Hệ thống thông tin quân sự, an ninh, ngoại giao, cơ yếu.
B) Hệ thống thông tin lưu trữ, xử lý thông tin thuộc bí mật nhà nước.
C) Hệ thống thông tin quốc gia thuộc lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân
hàng, viễn thông, giao thông vận tải, tài nguyên và môi trường, hóa chất, y tế, văn hóa, báo chí.
D) Hệ thống mạng Internet tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Câu 26: Theo quy định của Luật An ninh mạng năm 2018, thẩm quyền ban
hành và sửa đổi, bổ sung Danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia là của ai? A) Chủ tịch nước.
B) Thủ tướng Chính phủ.
C) Chánh án Toà án nhân dân tối cao.
D) Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
Câu 27: Theo Luật An ninh mạng năm 2018, “Giám sát an ninh mạng là gì”?
A) Là hoạt động thu thập, phân tích tình hình nhằm xác định nguy cơ đe dọa
an ninh mạng, sự cố an ninh mạng, điểm yếu, lỗ hổng bảo mật, mã độc, phần cứng
độc hại để cảnh báo, khắc phục, xử lý.
B) Là hoạt động phân tích thực trạng an ninh mạng của doanh nghiệp.
C) Là hoạt động xem xét sự đáp ứng về an ninh mạng của hệ thống thông tin.
D) Là hoạt động xác định thực trạng an ninh mạng của hệ thống thông tin.
Câu 28: Đâu không phải hoạt động ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng
đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia theo Luật An ninh mạng năm 2018?
A) Phong tỏa, giới hạn phạm vi xảy ra sự cố an ninh mạng, hạn chế thiệt hại
do sự cố an ninh mạng gây ra.
B) Yêu cầu xóa bỏ thông tin sai sự thật trên không gian mạng.
C) Xác minh, phân tích, đánh giá, phân loại sự cố an ninh mạng.
D) Xác định mục tiêu, đối tượng, phạm vi cần ứng cứu.
Câu 29: Theo Luật An ninh mạng năm 2018, đâu không phải là hoạt động để
ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia?
A) Phát hiện, xác định sự cố an ninh mạng.
B) Phối hợp với chủ quản hệ thống thông tin để cài đặt phần mềm độc hại. 6
C) Xác minh nguyên nhân và truy tìm nguồn gốc.
D) Bảo vệ hiện trường, thu thập chứng cứ.
Câu 30: Theo quy định của Luật An ninh mạng năm 2018, chủ quản hệ thống
thông tin quan trọng về an ninh quốc gia có nhiệm vụ gì trong ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng?
A) Gây ra sự cố đối với hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý.
B) Xây dựng và triển khai phương án ứng phó, khắc phục khi sự cố an ninh
mạng đối với hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý xảy ra và kịp thời báo cáo
với lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng có thẩm quyền.
C) Không phối hợp với lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng.
D) Không triển khai phương án ứng phó khi xảy ra sự cố an ninh mạng.
Câu 31: Luật An ninh mạng năm 2018 quy định như thế nào về việc điều
phối hoạt động ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin
quan trọng về an ninh quốc gia?
A) Bộ Ngoại giao chủ trì điều phối hoạt động ứng phó, khắc phục sự cố an
ninh mạng xảy ra đối với tất cả hệ thống thông tin quan trọng.
B) Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Quốc phòng chủ trì
điều phối hoạt động ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng xảy ra đối với hệ thống thông tin quân sự.
C) Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì điều phối hoạt động ứng phó, khắc
phục sự cố an ninh mạng xảy ra đối với hệ thống thông tin cơ yếu Chính phủ.
D) Chủ quản hệ thống thông tin chủ trì điều phối ứng phó, khắc phục sự cố an
ninh mạng do mình quản lý.
Câu 32: Theo quy định của Luật An ninh mạng năm 2018 về điều phối hoạt
động ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng
về an ninh quốc gia không có cơ quan nào nào sau đây?
A) Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an.
B) Bộ Thông tin và Truyền thông.
C) Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Quốc phòng. D) Ban Cơ yếu Chính phủ.
Câu 33: Theo quy định của Luật An ninh mạng năm 2018, thông tin trên
không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam bao gồm nội dung nào?
A) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân.
B) Chiến tranh tâm lý, kích động chiến tranh xâm lược, chia rẽ, gây thù hận
giữa các dân tộc, tôn giáo và nhân dân các nước.
C) Xúc phạm dân tộc, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, vĩ nhân, lãnh tụ, danh 7 nhân, anh hùng dân tộc.
D) Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 34: Theo quy định của Luật An ninh mạng năm 2018, thông tin nào trên
không gian mạng có nội dung kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng?
A) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân.
B) Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, lôi kéo tụ tập đông người gây rối,
chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức gây mất ổn
định về an ninh, trật tự.
C) Xúc phạm dân tộc, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, vĩ nhân, lãnh tụ.
D) Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác.
Câu 35: Theo quy định của Luật An ninh mạng năm 2018, đâu là thông tin
trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống?
A) Thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc
gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;
xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác.
B) Tiến hành hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực nhằm chống chính quyền nhân dân.
C) Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, lôi kéo tụ tập đông người.
D) Chiến tranh tâm lý, kích động chiến tranh xâm lược.
Câu 36: Theo quy định của Luật An ninh mạng năm 2018, đâu là thông tin
trên không gian mạng có nội dung xâm phạm trật tự quản lý kinh tế?
A) Thông tin bịa đặt, sai sự thật về sản phẩm, hàng hóa, tiền, trái phiếu, tín
phiếu, công trái, séc và các loại giấy tờ có giá khác.
B) Xúc phạm dân tộc, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, vĩ nhân, lãnh tụ.
C) Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, lôi kéo tụ tập đông người.
D) Chiến tranh tâm lý, kích động chiến tranh xâm lược.
Câu 37: Theo quy định của Luật An ninh mạng năm 2018, khi có yêu cầu của
lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thì chủ quản hệ thống thông tin phải
làm gì đối với thông tin có nội dung kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây
rối trật tự công cộng trên hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý?
A) Triển khai biện pháp quản lý, kỹ thuật để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin.
B) Báo cáo Cơ quan Công an nơi gần nhất để được hướng dẫn xử lý.
C) Báo cáo lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng để gỡ bỏ thông tin.
D) Báo cáo Sở Thông tin và Truyền thông để xin ý kiến xử lý.
Câu 38: Theo quy định của Luật An ninh mạng năm 2018, lực lượng chuyên 8
trách bảo vệ an ninh mạng và cơ quan có thẩm quyền áp dụng những biện pháp
nào để xử lý thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh,
gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế?
A) Yêu cầu xóa bỏ, truy cập xóa bỏ thông tin trái pháp luật hoặc thông tin sai
sự thật trên không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội,
quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
B) Phong tỏa, hạn chế hoạt động của hệ thống thông tin.
C) Ngăn chặn, yêu cầu tạm ngừng, ngừng cung cấp thông tin mạng.
D) Cả 03 đáp án trên đều đúng.
Câu 39: Theo quy định của Luật An ninh mạng năm 2018, tổ chức, cá nhân
soạn thảo, đăng tải, phát tán thông tin trên không gian mạng có nội dung kích động
gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng phải làm gì khi có yêu cầu
của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng?
A) Chia sẻ thông tin cho người khác.
B) Phải gỡ bỏ thông tin và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
C) Quyền tự do ngôn luận nên không cần gỡ bỏ.
D) Chuyển thông tin từ chế độ công khai sang chế độ riêng tư.
Câu 40: Theo quy định của Luật An ninh mạng năm 2018, đáp án nào sau
đây đúng khi nói về “hành vi gián điệp mạng; xâm phạm bí mật nhà nước, bí mật
công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư
trên không gian mạng”?
A) Chiếm đoạt, mua bán, thu giữ, cố ý làm lộ thông tin thuộc bí mật nhà
nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời
sống riêng tư gây ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp
pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
B) Cố ý xóa, làm hư hỏng, thất lạc, thay đổi thông tin thuộc bí mật nhà nước,
bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống
riêng tư được truyền đưa, lưu trữ trên không gian mạng.
C) Cố ý nghe, ghi âm, ghi hình trái phép các cuộc đàm thoại.
D) Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 41: Trách nhiệm của chủ quản hệ thống thông tin theo Luật An ninh mạng năm 2018 là gì?
A) Kiểm tra an ninh mạng nhằm phát hiện, loại bỏ mã độc, phần cứng độc
hại, khắc phục điểm yếu, lỗ hổng bảo mật.
B) Điều phối hoạt động ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng xảy ra đối
với hệ thống thông tin cơ yếu. 9
C) Chủ trì ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng xảy ra đối với hệ thống
thông tin quan trọng về an ninh quốc gia
D) Điều phối hoạt động ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng xảy ra đối
với hệ thống thông tin quân sự
Câu 42: Theo Luật An ninh mạng năm 2018, đáp án nào sau đây đúng khi nói về
trách nhiệm của cơ quan soạn thảo, lưu trữ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước?
A) Soạn thảo, lưu giữ trên máy tính, thiết bị di động có kết nối internet.
B) Bảo vệ bí mật nhà nước được soạn thảo, lưu giữ trên máy tính, thiết bị
khác hoặc trao đổi trên không gian mạng theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
C) Trao đổi trên không gian mạng theo quy định của cơ quan đơn vị.
D) Soạn thảo, lưu trữ theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan.
Câu 43: Theo Luật An ninh mạng năm 2018, trách nhiệm chủ quản hệ thống
thông tin trong phòng, chống gián điệp mạng; bảo vệ thông tin thuộc bí bí mật kinh
doanh trên không gian mạng?
A) Phối hợp, thực hiện yêu cầu của lực lượng chuyên trách an ninh mạng về
phòng, chống gián điệp mạng, bảo vệ thông bí mật kinh doanh trên hệ thống thông tin.
B) Kiểm tra tất cả hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
C) Phát hiện, xử lý các hành vi đăng tải trái phép thông tin bí mật nhà nước.
D) Sản xuất sản phẩm lưu trữ, truyền đưa thông tin, tài liệu có nội dung thuộc bí mật nhà nước.
Câu 44: Luật An ninh mạng năm 2018 quy định trách nhiệm chủ quản hệ
thống thông tin trong bảo vệ thông tin bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống
riêng tư trên không gian mạng như thế nào?
A) Kiểm tra an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh
quốc gia nhằm phát hiện, loại bỏ mã độc, phần cứng độc hại.
B) Phát hiện, xử lý các hành vi đăng tải trái phép thông tin, tài liệu có nội
dung thuộc bí mật nhà nước trên không gian mạng.
C) Triển khai biện pháp quản lý, kỹ thuật để phòng ngừa, phát hiện, ngăn
chặn hành vi xâm phạm bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trên
hệ thống thông tin và kịp thời gỡ bỏ thông tin liên quan đến hành vi này.
D) Thanh tra, kiểm tra công tác bảo vệ bí mật nhà nước trên không gian mạng của cơ quan nhà nước.
Câu 45: Theo quy định của Luật An ninh mạng năm 2018, cơ quan soạn thảo,
lưu trữ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước có trách nhiệm như thế nào trong
bảo vệ thông tin thuộc bí mật nhà nước?
A) Lưu trữ tài liệu thuộc bí mật nhà nước bằng máy tính cá nhân có kết nối 10 Internet.
B) Đưa thông tin, liệu thuộc bí mật nhà nước lên mạng xã hội.
C) Bảo vệ bí mật nhà nước được soạn thảo, lưu giữ trên máy tính, thiết bị
khác hoặc trao đổi trên không gian mạng theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
D) Soạn thảo tài liệu thuộc bí mật nhà nước trên máy tính cá nhân có kết nối Internet.
Câu 46: Trách nhiệm của Bộ Công an trong bảo vệ thông tin thuộc bí mật
nhà nước trên không gian mạng theo Luật An ninh mạng năm 2018?
A) Kiểm tra an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh
quốc gia nhằm phát hiện, loại bỏ mã độc, phần cứng độc hại, khắc phục điểm yếu, lỗ hổng bảo mật.
B) Giám sát an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh
quốc gia nhằm phát hiện, xử lý hoạt động thu thập trái phép thông tin thuộc bí mật nhà nước.
C) Thanh tra, kiểm tra công tác bảo vệ bí mật nhà nước trên không gian mạng
của cơ quan nhà nước và bảo vệ an ninh mạng của chủ quản hệ thống thông tin
quan trọng về an ninh quốc gia.
D) Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 47: Theo Luật An ninh mạng năm ,
2018 trách nhiệm của Ban Cơ yếu
Chính phủ trong bảo vệ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác trên
không gian mạng được quy định như thế nào?
A) Sử dụng mật mã để bảo vệ thông tin thuộc bí mật nhà nước được lưu trữ,
trao đổi trên không gian mạng.
B) Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật trong việc sử dụng mật mã để
bảo vệ thông tin thuộc bí mật nhà nước được lưu trữ, trao đổi trên không gian mạng.
C) Chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành có liên quan triển khai công tác phòng, chống gián điệp mạng.
D) Thẩm định, đánh giá, kiểm tra, giám sát, ứng phó, khắc phục sự cố đối với
hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
Câu 48: Theo Luật An ninh mạng năm 2018, đáp án nào dưới đây đúng khi
nói về “hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện
tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội”?
A) Giả mạo trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân; làm giả, lưu
hành, trộm cắp, mua bán, thu thập, trao đổi trái phép thông tin thẻ tín dụng, tài
khoản ngân hàng của người khác.
B) Tuyên truyền, quảng cáo, mua bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cấm 11
theo quy định của pháp luật.
C) Hướng dẫn người khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
D) Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 49: Theo Luật An ninh mạng năm 2018, đáp án nào đúng khi nói về
“hành vi tấn công mạng và hành vi có liên quan đến tấn công mạng”?
A) Giả mạo trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
B) Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, gây chia rẽ, tiến hành hoạt động vũ
trang hoặc dùng bạo lực nhằm chống chính quyền nhân dân.
C) Sản xuất, mua bán, trao đổi, tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm có tính
năng tấn công mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin,
hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử để sử
dụng vào mục đích trái pháp luật.
D) Hành vi mua bán thông tin cá nhân.
Câu 50: Đâu là “hành vi tấn công mạng và hành vi có liên quan đến tấn công
mạng” theo Luật An ninh mạng năm 2018?
A) Chiếm đoạt tài sản; tổ chức đánh bạc, đánh bạc qua mạng Internet.
B) Vi phạm bản quyền và sở hữu trí tuệ trên không gian mạng.
C) Xâm nhập, tạo ra hoặc khai thác điểm yếu, lỗ hổng bảo mật và dịch vụ hệ
thống để chiếm đoạt thông tin, thu lợi bất chính.
D) Chia sẻ thông tin kích động trên không gian mạng có nguy cơ xảy ra bạo
loạn, phá rối an ninh, khủng bố.
Câu 51: Luật An ninh mạng năm 2018 quy định như thế nào về: Trách nhiệm
của chủ quản hệ thống thông tin trong phòng, chống tấn công mạng đối với hệ
thống thông tin thuộc phạm vi quản lý?
A) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xử lý các hành vi mua, bán tài liệu có
nội dung bí mật nhà nước.
B) Áp dụng biện pháp kỹ thuật để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tấn công mạng.
C) Phối hợp với Bộ Xây dựng triển khai công tác phòng, chống tấn công mạng.
D) Phối hợp với Bộ Công thương thực hiện công tác phòng ngừa, phát hiện,
xử lý hành vi tấn công mạng.
Câu 52: Khi xảy ra tấn công mạng, lực lượng nào có quyền yêu cầu doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet cung cấp đầy đủ, kịp
thời thông tin, tài liệu liên quan theo Luật An ninh mạng năm 2018?
A) Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng.
B) Lực lượng Quản lý thị trường. 12 C) Bộ Ngoại giao. D) Ngân hàng Nhà nước.
Câu 53: Đáp án nào đúng khi nói về trách nhiệm phòng, chống tấn công
mạng theo Luật An ninh mạng năm 2018 ?
A) Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành có liên
quan thực hiện công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi tấn công mạng.
B) Bộ Quốc phòng chủ trì trong công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi tấn công mạng.
C) Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành có liên quan thực hiện công
tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi tấn công mạng và có liên quan đến tấn
công mạng ,trừ trường hợp đối với hệ thống thông tin quân sự và hệ thống thông
tin cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ.
D) Ban Cơ yếu Chính phủ chủ trì thực hiện công tác phòng ngừa, phát hiện,
xử lý hành vi tấn công mạng.
Câu 54: Theo Luật An ninh mạng năm 2018, cơ quan nào có nhiệm vụ chủ
trì, phối hợp với Bộ, ngành có liên quan triển khai công tác phòng, chống khủng bố
mạng, áp dụng biện pháp xử lý khủng bố mạng xảy ra đối với hệ thống thông tin quân sự? A) Bộ Quốc phòng. B) Bộ Nội vụ.
C) Bộ Thông tin và Truyền thông. D) Ban Cơ yếu chính phủ.
Câu 55: Theo Luật An ninh mạng năm 2018, cơ quan, tổ chức, cá nhân khi
phát hiện dấu hiệu, hành vi khủng bố mạng phải kịp thời báo cho ai? A) Bộ Tư pháp.
B) Lực lượng bảo vệ an ninh mạng được bố trí tại Bộ, ngành, Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh, cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia. C) Bộ Tài chính.
D) Bộ Thông tin và Truyền thông.
Câu 56: Đâu không phải là tình huống nguy hiểm về an ninh mạng theo Luật An ninh mạng năm 2018?
A) Xuất hiện thông tin kích động trên không gian mạng có nguy cơ xảy ra bạo
loạn, phá rối an ninh, khủng bố.
B) Sự cố đứt cáp quang trên biển.
C) Tấn công mạng nhằm phá hủy công trình quan trọng về an ninh quốc gia,
mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia. 13
D) Tấn công vào hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
Câu 57: Theo Luật An ninh mạng năm 2018, doanh nghiệp viễn thông,
Internet, công nghệ thông tin, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn
thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng và cơ quan, tổ
chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm như thế nào để phòng ngừa tình huống
nguy hiểm về an ninh mạng?
A) Chủ động xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng.
B) Phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông trong phòng ngừa, phát hiện.
C) Phối hợp với lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công
an trong phòng ngừa, phát hiện, xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng.
D) Chủ trì, phối hợp với ban, ngành, đoàn thể có liên quan triển khai công tác phòng ngừa, phát hiện.
Câu 58: Theo quy định của Luật An ninh mạng năm 2018, đâu không phải là
một biện pháp xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng?
A) Triển khai ngay phương án phòng ngừa.
B) Tổ chức đào tạo, phát triển và sử dụng nhân lực an ninh mạng.
C) Thông báo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
D) Ngừng cung cấp thông tin mạng tại khu vực cụ thể.
Câu 59: Theo luật An ninh mạng năm 2018, “đấu tranh bảo vệ an ninh mạng” là gì?
A) Là hoạt động có tổ chức do lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng
thực hiện trên không gian mạng nhằm bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
B) Là hoạt động kiểm tra hành chính của Bộ Thông tin và Truyền thông.
C) Là tình trạng không gian mạng xuất hiện dấu hiệu đe dọa xâm phạm an ninh quốc gia.
D) Là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Câu 60: Theo luật An ninh mạng năm 2018, lực lượng nào chủ trì, phối hợp
với Bộ, ngành có liên quan thực hiện đấu tranh bảo vệ an ninh mạng?
A) Bộ Giao thông vận tải. B) Bộ Công an.
C) Bộ Thông tin và Truyền thông.
D) Bộ Khoa học và Công nghệ.
Câu 61: Theo luật An ninh mạng năm 2018, đâu là nội dung triển khai hoạt
động bảo vệ an ninh mạng trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị ở trung ương và địa phương? 14
A) Xây dựng, hoàn thiện quy định, quy chế sử dụng mạng máy tính nội bộ,
mạng máy tính có kết nối mạng Internet.
B) Nghiên cứu, phân tích xu hướng an ninh mạng.
C) Sự phù hợp với phương án bảo vệ, ứng phó, khắc phục sự cố và bố trí nhân
lực bảo vệ an ninh mạng.
D) Ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về an ninh mạng.
Câu 62: Nội dung triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng trong cơ quan
nhà nước, tổ chức chính trị ở trung ương và địa phương được quy định như thế nào
theo Luật An ninh mạng năm 2018?
A) Thu thập dữ liệu điện tử liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc
gia, trật tự, an toàn xã hội.
B) Ứng dụng, triển khai phương án, biện pháp, công nghệ bảo vệ an ninh
mạng đối với hệ thống thông tin và thông tin, tài liệu được lưu trữ, soạn thảo,
truyền đưa trên hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý.
C) Phong tỏa, hạn chế hoạt động của hệ thống thông tin.
D) Khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định pháp luật.
Câu 63: Đâu không phải hoạt động bảo vệ an ninh mạng của cơ quan, tổ
chức, cá nhân liên quan theo Luật An ninh mạng năm 2018?
A) Chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm thông báo cho lực lượng
chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an khi phát hiện hành vi vi
phạm pháp luật về an ninh mạng trên hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý.
B) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm triển khai hoạt động bảo
vệ an ninh mạng thuộc quyền quản lý.
C) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng và triển khai hoạt
động phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức về an ninh mạng cho cơ quan, tổ
chức, cá nhân của địa phương.
D) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ an ninh mạng thuộc
quyền quản lý; chịu sự quản lý, thanh tra, kiểm tra và thực hiện các yêu cầu về bảo
vệ an ninh mạng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Câu 64: Theo luật An ninh mạng năm 2018, kiểm tra an ninh mạng đối với
hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức không thuộc “Danh mục hệ thống thông
tin quan trọng về an ninh quốc gia” trong các trường hợp nào?
A) Khi có hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng xâm phạm an ninh
quốc gia hoặc gây tổn hại nghiêm trọng trật tự, an toàn xã hội.
B) Khi có thay đổi hiện trạng hệ thống thông tin.
C) Kiểm tra định kỳ hàng năm.
D) Định kỳ 5 năm kiểm tra 1 lần. 15
Câu 65: Theo luật An ninh mạng năm 2018, lực lượng nào tiến hành kiểm tra
an ninh mạng đối với hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức không thuộc “Danh
mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia”?
A) Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Quốc phòng,
B) Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.
C) Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an.
D) Lực lượng bảo vệ an ninh mạng thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ.
Câu 66: Theo Luật An ninh mạng năm 2018, trước thời điểm tiến hành kiểm
tra an ninh mạng đối với hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức không thuộc
“Danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia”, lực lượng chuyên
trách bảo vệ an ninh mạng thông báo bằng văn bản cho chủ quản hệ thống thông tin ít nhất trong bao lâu? A) 1 ngày. B) 12 giờ. C) 36 giờ. D) 2 ngày.
Câu 67: Theo luật An ninh mạng năm 2018, trong thời hạn bao nhiêu ngày kể
từ ngày kết thúc kiểm tra, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thông báo
kết quả kiểm tra và đưa ra yêu cầu đối với chủ quản hệ thống thông tin trong trường
hợp phát hiện điểm yếu, lỗ hổng bảo mật; hướng dẫn hoặc tham gia khắc phục khi
có đề nghị của chủ quản hệ thống thông tin? A) 10 ngày. B) 20 ngày. C) 30 ngày. D) 7 ngày.
Câu 68: Luật An ninh mạng năm 2018 quy định về quản lý kết quả kiểm tra
an ninh mạng đối với hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức không thuộc “Danh
mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia” như thế nào?
A) Bảo mật theo quy định của pháp luật.
B) Thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
C) Thông báo đến cán bộ, nhân viên của cơ quan, tổ chức tiến hành kiểm tra.
D) Tùy tình hình thực tế cơ quan, tổ chức phải lên phương án thông báo cụ thể.
Câu 69: Theo luật An ninh mạng năm 2018, đâu là đáp án đúng nhất khi nói
về đối tượng kiểm tra an ninh mạng đối với hệ thống thông tin của cơ quan, tổ
chức không thuộc “Danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia”?
A) Các thiết bị phần cứng nhập khẩu từ nước ngoài. 16
B) Hệ thống phần cứng, phần mềm, thiết bị số được sử dụng trong hệ thống
thông tin; Thông tin được lưu trữ, xử lý, truyền đưa trong hệ thống thông tin; Biện
pháp bảo vệ bí mật nhà nước và phòng, chống lộ, mất bí mật nhà nước qua các kênh kỹ thuật.
C) Hệ thống thông tin của các tổ chức phi chính phủ có máy chủ đặt tại nước ngoài.
D) Danh mục tài liệu bí mật nhà nước.
Câu 70: Theo luật An ninh mạng năm 2018, trách nhiệm của cơ quan, tổ
chức, cá nhân khi quản lý, khai thác cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia, cổng
kết nối mạng quốc tế?
A) Các cơ quan này không có trách nhiệm trong bảo vệ an ninh mạng.
B) Phối hợp với Ban Cơ yếu Chính phủ trong công tác phòng, chống khủng bố mạng.
C) Tạo điều kiện, thực hiện các biện pháp kỹ thuật, nghiệp vụ cần thiết để cơ quan
nhà nước có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh mạng khi có đề nghị.
D) Tham mưu với Thủ tướng Chính phủ các biện pháp bảo vệ an ninh mạng.
Câu 71: Theo Luật An ninh mạng năm 2018, doanh nghiệp ngoài nước muốn
cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên
không gian mạng tại Việt Nam có hoạt động thu thập, khai thác, phân tích, xử lý
dữ liệu về thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ, dữ
liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải làm gì?
A) Không được lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam.
B) Phải lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam trong thời gian theo quy định của
Chính phủ và phải đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.
C) Không được đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.
D) Không có trách nhiệm liên quan.
Câu 72: Theo Luật An ninh mạng năm 2018, khi có yêu cầu của lực lượng
chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an, thời hạn để doanh nghiệp
trong nước và ngoài nước cung cấp các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại
Việt Nam phải thực hiện ngăn chặn việc chia sẻ thông tin, xóa bỏ thông tin có nội
dung vi phạm pháp luật về an ninh mạng do mình trực tiếp quản lý là bao lâu? A) Chậm nhất 24 giờ. B) Chậm nhất 36 giờ. C) Chậm nhất 48 giờ. D) Chậm nhất 60 giờ.
Câu 73: Theo Luật An ninh mạng năm 2018, doanh nghiệp trong nước và
ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia
tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có hoạt động thu thập, khai thác, phân 17
tích, xử lý dữ liệu về thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng
dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ dữ liệu này tại đâu?
A) Tại trụ sở doanh nghiệp. B) Tại Việt Nam. C) Tại bất kỳ đâu. D) Không lưu dữ liệu.
Câu 74: Trách nhiệm của doanh nghiệp trong nước và ngoài nước cung cấp
dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet tại Việt Nam theo Luật An ninh mạng năm 2018 là gì?
A) Xác thực thông tin khi người dùng đăng ký tài khoản số.
B) Chủ động đấu tranh, xử lý tội phạm mạng.
C) Cung cấp thông tin người dùng cho các tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu.
D) Công khai thông tin, tài khoản của người dùng.
Câu 75: Theo Luật An ninh mạng năm 2018, trang thông tin điện tử của cơ
quan, tổ chức, cá nhân không được cung cấp, đăng tải, truyền đưa thông tin nào dưới đây?
A) Những thông tin có nguồn chính thống, đáng tin cậy.
B) Tuyên truyền, quảng bá về đất nước - con người Việt Nam.
C) Phản bác các luận điệu xuyên tạc, thù địch trên không gian mạng.
D) Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, lôi kéo tụ tập đông người gây rối,
chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức gây mất ổn
định về an ninh, trật tự.
Câu 76: Theo Luật An ninh mạng năm 2018, đâu không phải là nội dung
nghiên cứu, phát triển an ninh mạng?
A) Xây dựng hệ thống phần mềm, trang thiết bị bảo vệ an ninh mạng.
B) Tuyển chọn chuyên gia nước ngoài có trình độ cao về làm việc tại các cơ quan an ninh mạng.
C) Phương pháp kiểm tra phần cứng, phần mềm.
D) Sáng kiến kỹ thuật nâng cao nhận thức, kỹ năng về an ninh mạng.
Câu 77: Theo Luật An ninh mạng năm 2018, đâu không phải là biện pháp của
Chính phủ để nâng cao năng lực tự chủ về an ninh mạng cho cơ quan, tổ chức, cá nhân?
A) Thúc đẩy chuyển giao, nghiên cứu, làm chủ và phát triển công nghệ, sản
phẩm, dịch vụ, ứng dụng để bảo vệ an ninh mạng.
B) Khi phát hiện dấu hiệu, hành vi khủng bố mạng, cơ quan, tổ chức, cá nhân
phải kịp thời báo cho lực lượng bảo vệ an ninh mạng. 18
C) Tăng cường môi trường kinh doanh, cải thiện điều kiện cạnh tranh hỗ trợ
doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất sản phẩm, dịch vụ, ứng dụng để bảo vệ an ninh mạng.
D) Tổ chức đào tạo, phát triển và sử dụng nhân lực an ninh mạng.
Câu 78: Theo quy định của Luật An ninh mạng năm 2018 về nâng cao năng
lực tự chủ về an ninh mạng, đáp án nào sau đây đúng?
A) Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân nâng
cao năng lực tự chủ về an ninh mạng và nâng cao khả năng sản xuất, kiểm tra,
đánh giá, kiểm định thiết bị số, dịch vụ mạng, ứng dụng mạng.
B) Nhà nước quản lý khả năng sản xuất thiết bị số, dịch vụ mạng.
C) Cá nhân không được khuyến khích nghiên cứu nâng cao năng lực tự chủ về an ninh mạng.
D) Nhà nước hỗ trợ gói vay ưu đãi cho các cá nhân có nhu cầu phát triển hệ thống thông tin.
Câu 79: Theo Luật An ninh mạng năm 2018, chủ quản hệ thống thông tin,
doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ
gia tăng trên không gian mạng có trách nhiệm như thế nào trong công tác bảo vệ
trẻ em trên không gian mạng?
A) Kiểm soát nội dung thông tin trên hệ thống thông tin hoặc trên dịch vụ do
doanh nghiệp cung cấp để không gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em.
B) Ngăn chặn việc chia sẻ và xóa bỏ thông tin có nội dung gây nguy hại cho
trẻ em, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em.
C) Kịp thời thông báo, phối hợp với lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh
mạng thuộc Bộ Công an để xử lý.
D) Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 80: Theo Luật An ninh mạng năm 2018, ai có trách nhiệm phối hợp với
cơ quan có thẩm quyền trong bảo đảm quyền của trẻ em trên không gian mạng,
ngăn chặn thông tin có nội dung gây nguy hại cho trẻ em theo quy định của Luật
này và pháp luật về trẻ em?
A) Cơ quan tham gia hoạt động trên không gian mạng.
B) Tổ chức tham gia hoạt động trên không gian mạng.
C) Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên không gian mạng.
D) Doanh nghiệp ngoài nước cung cấp dịch vụ mạng tại Việt Nam.
Câu 81: Theo Luật An ninh mạng năm 2018, ai có trách nhiệm bảo đảm
quyền của trẻ em, bảo vệ trẻ em khi tham gia không gian mạng theo quy định của pháp luật về trẻ em? 19
A) Doanh nghiệp ngoài nước cung cấp dịch vụ mạng tại Việt Nam.
B) Cơ quan, tổ chức tham gia hoạt động trên không gian mạng.
C) Cơ quan, tổ chức, cha mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em và cá nhân khác liên quan.
D) Bộ Thông tin và Truyền thông.
Câu 82: Theo Luật An ninh mạng năm 2018, lực lượng nào có trách nhiệm
áp dụng biện pháp để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi sử
dụng không gian mạng gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em?
A) Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và các cơ quan chức năng.
B) Bộ Khoa học và Công nghệ. C) Bộ Ngoại giao.
D) Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Câu 83: Theo Luật An ninh mạng năm 2018, trẻ em có quyền được bảo vệ,
tiếp cận thông tin, tham gia hoạt động xã hội, vui chơi, giải trí, giữ bí mật cá nhân,
đời sống riêng tư và các quyền khác khi tham gia trên không gian mạng hay không?
A) Tùy theo yêu cầu của bố, mẹ. B) Có. C) Không.
D) Tùy từng trường hợp.
Câu 84: Theo luật An ninh mạng năm 2018, lực lượng bảo vệ an ninh mạng
được bố trí tại đâu? A) Bộ Y tế.
B) Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
C) Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp hệ
thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
D) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Câu 85: Đâu không phải là lực lượng bảo vệ an ninh mạng theo Luật An ninh mạng năm 2018?
A) Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng được bố trí tại Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
B) Lực lượng bảo vệ an ninh mạng được bố trí tại Bộ, ngành, Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh, cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
C) Tổ chức, cá nhân được huy động tham gia bảo vệ an ninh mạng.
D) Đối tượng bất mãn, phản động lưu vong.
Câu 86: Theo Luật An ninh mạng năm 2018, đáp án nào dưới đây đúng khi
nói về việc bố trí lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng? 20