-
Thông tin
-
Quiz
Đề cương Luật | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Phân tích đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến pháp Việt Nam. Phân tích phương pháp điều chỉnh của Luật Hiến pháp Việt Nam. Tại sao nói Luật Hiến pháp là ngành luật chủ đạo trong hệ thống pháp luật Việt Nam? Chứng minh rằng: Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Luật pháp quốc tế 2 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Đề cương Luật | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Phân tích đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến pháp Việt Nam. Phân tích phương pháp điều chỉnh của Luật Hiến pháp Việt Nam. Tại sao nói Luật Hiến pháp là ngành luật chủ đạo trong hệ thống pháp luật Việt Nam? Chứng minh rằng: Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Luật pháp quốc tế 2 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:






Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
ĐỀ CƯƠNG LUẬT 1
Câu 1: Phân tích đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến pháp Việt Nam
Khái niệm: LHP là ngành luật chủ đạo trong hệ thống pháp luật VN, bao gồm các
quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản nhất, quan trọng nhất
gắn liền với việc xác định chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa
học và công nghệ, địa vị pháp lý của công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
Luật Hiến pháp điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng nhất gắn liền
với việc xác định chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học và
công nghệ, địa vị pháp lý của công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
Các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến pháp được chia thành các nhóm sau:
- Những quan hệ chủ yếu trong lĩnh vực chính trị;
- Những quan hệ chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế;
- Những quan hệ chủ yếu trong lĩnh vực văn hóa – xã hội;
- Những quan hệ chủ yếu giữa Nhà nước và công dân trên các lĩnh vực của đời sống xã hội;
- Những quan hệ chủ yếu trong quá trình hình thành và hoạt động của bộ máy nhà nước. - Phân loại nhóm QHXH
Những quan hệ chủ yếu trong lĩnh vực chính trị
+ Mối quan hệ liên quan đến nguồn gốc và bản chất của quyền lực nhà nước
+ Quan hệ nhà nước và thành tố khác trong hệ thống chính trị
+ Quan hệ giữa nhà nước CHXHCN Việt Nam với các tổ chức quốc tế và các nhà nước khác
Những quan hệ chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế
+ Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất chủ yếu
+ Quan hệ giữa nhà nước với các tổ chức kinh tế
+ Quan hệ trong lưu thông phân phối
Những quan hệ chủ yếu trong lĩnh vực văn hóa xã hội
+ Quan hệ trong việc quản lý và phát triển giáo dục
+ quan hệ trong việc bảo tồn các di sản văn hóa
+ Quan hệ trong việc xây dựng và phát triển nền khoa học, công nghệ quốc gia,..
Những quan hệ chủ yếu giữa Nhà nước và công dân trên các lĩnh vực của
đời sống xã hội (quan hệ giữa Nhà nước – Người dân)
+ Chính trị: quyền bầu cử, ứng cử
+ Kinh tế: quyền sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quyền tự do kinh doanh,..
+ Dân sự: quyền bất khả xâm phạm về nhân phẩm, danh dự, quyền sở hữu tài sản,..
+ Hình sự: quyền bảo đẩm về tính mạng
Tập hợp các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân => Địa vị pháp lý của
công dân đối với nhà nước
Những quan hệ chủ yếu trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
+ Đây là nhóm đối tượng điều chỉnh lớn nhất của ngành Luật Hiến pháp Cụ thể
+ Điều chỉnh các QHXH liên quan đến việc xác định các nguyên tắc tổng
thể của bộ máy nhà nước VN
+ Điều chỉnh các QHXH liên quan đến việc xác định các nguyên tắc tổ
chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn;
quan hệ giữa cơ quan nhà nước với nhau; cơ cấu tổ chức và hoạt động của
các cơ quan trong bộ máy nhà nước từ TW đến ĐP
Câu 2: Phân tích phương pháp điều chỉnh của Luật Hiến pháp Việt Nam
- Phương pháp định hướng (bằng các quy định những nguyên tắc quan trọng
nhằm định hướng cho xử sự của các chủ thể LHP)
+ Nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân
+ Nguyên tắc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhà nước và xã hội
- Phương pháp mệnh lệnh (bằng cách xác định các quyền và nghĩa vụ cụ thể cho các chủ thể (LHP)
+ Quyền và nghĩa vụ của Quốc hội, CP, chủ tịch nước
+ Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định hoặc công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc
Câu 3: Tại sao nói Luật Hiến pháp là ngành luật chủ đạo trong hệ thống pháp luật Việt Nam?
Đối tượng điều chỉnh của LHP là những quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng nhất
QPPL Hiến pháp hợp thành những hế định quan trọng nhất của hệ thống
PLVN; làm nền tảng hình thành các ngành luật khác trong hệ thống PLVN
Khi nội dung quy phạm pháp luật Hiến pháp thay đổi thì nội dung của các
quy phạm pháp luật và chế định của các ngành luật khác cũng phải thay đổi cho phù hợp
Câu 4: Chứng minh rằng: Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Về vị trí là luật cơ bản được thể hiện ở
các khía cạnh như sau:
+ Hiến pháp là văn bản duy nhất quy định việc tổ chức quyền lực nhà nước, là hình
thức pháp lý thể hiện một cách tập trung hệ tư tưởng của giai cấp lãnh đạo, ở từng
giai đoạn phát triển. Hiến pháp còn là phương diện pháp lý thể hiện tư tưởng của
Đảng Cộng sản dưới hình thức những quy phạm pháp lý.
+ Xét về mặt nội dung, trong khi các đạo luật khác chỉ điều chỉnh các quan hệ xã
hội thuộc một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội, ví dụ như: Luật hôn nhân gia
đình chỉ điều chỉnh các quan hệ hôn nhân, gia đình, Luật Đất đai chỉ điều chỉnh các
quan hệ trong lĩnh vực đất đai…thì Hiến pháp có đối tượng điều chỉnh rộng, bao
quát toàn bộ các lĩnh vực của xã hội. Đối tượng điều chỉnh của Hiến pháp là những
quan hệ xã hội chủ đạo nhất, chính yếu nhất, nền tảng nhất liên quan đến lợi ích cơ
bản của mọi giai cấp, mọi tầng lớp trong xã hội, chế độ chính trị, chế độ kinh tế,
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, đường lối phát triển khoa học – kỹ thuât,
văn hóa, giáo dục, đường lối quốc phòng toàn dân, bảo vệ tổ quốc xã hội chủ
nghĩa, cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước.
- Về mặt pháp lý: Hiến pháp là luật có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống
pháp luật Việt Nam. Tính chất luật có hiệu lực tối cao của Hiến pháp thể hiện ở các phương diện như sau:
+ Các quy định của Hiến pháp là nguồn, là nền tảng cho tất cả các ngành luật khác
thuộc hệ thống pháp Việt Nam. Các quy định của Hiến pháp mang tính tuyên ngôn,
cương lĩnh, điều chỉnh chung. Dựa trên nền tảng đó, các Luật, Pháp lệnh, Nghị
định và các văn bản dưới luật khác cụ thể hóa, chi tiết hóa để điều chỉnh các quan hệ xã hội cụ thể.
+ Các văn bản pháp luật khác không được mâu thuẫn, trái ngược với Hiến pháp mà
phải hoàn toàn phù hợp với tinh thần, nội dung của Hiến pháp, được ban hành trên
cơ sở Hiến pháp để thi hành Hiến pháp. Mọi văn bản pháp luật có nội dung trái với
Hiến pháp phải bị bãi bỏ, hủy bỏ.
+ Các điều ước quốc tế mà nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham
gia không được mâu thuẫn, đối lập với quy định của Hiến pháp. Khi có sự mẫu
thuẫn thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền không tham gia ký kết, không phê
chuẩn hoặc bảo lưu với từng phần riêng biệt.
+ Tất cả các cơ quan nhà nước phải thực hiện chức năng của mình theo quy định
của Hiến pháp, sử dụng đầy đủ các quyền hạn, làm tròn các nghĩa vụ mà hiến pháp
đã quy định. Mọi hành vi vượt ra ngoài thẩm quyền mà hiến pháp đã quy định đều là vi hiến.
+ Tất cả các công dân của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được
hưởng các quyền con người, quyền công dân mà Hiến pháp thừa nhận và có nghĩa
vụ nghiêm chỉnh thực hiện Hiến pháp.
+ Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải ban hành các văn bản pháp luật mà
Hiến pháp đã quy định để cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp, thi hành Hiến
pháp. Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, TAND,
VKSND, các cơ quan nhà nước khác của Nhà nước và toàn thể nhân dân có trách
nhiệm bảo vệ Hiến pháp.
+ Do vị trí vai trò đặc biệt của Hiến pháp, việc xây dựng, thông qua, ban hành, sửa
đổi, thay đổi Hiến pháp phải tuân theo một trình tự đặc biệt. Chủ trương xây dựng
Hiến pháp thường được biểu thị bằng một nghị quyết của Quốc hội; việc xây dựng
Hiến pháp thường được tiến hành bằng một cơ quan do Quốc hội lập ra; dự thảo
Hiến pháp được lấy ý kiến rộng rãi của nhiều tầng lớp nhân dân; việc thông qua
Hiến pháp thường được tiến hành tại một kỳ họp đặc biệt của Quốc hội và chỉ được
thông qua khi có một tỷ lệ phiếu đồng ý cao đặc biệt; việc sửa đổi Hiến pháp chỉ
được thực hiện theo một trình tự đặc biệt quy định tại Hiến pháp; quá trình xây
dựng, sửa đổi Hiến pháp được quan tâm và chỉ đạo bởi Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 5: Trình bày nội dung của chế định chế độ chính trị theo Hiến pháp 2013
Câu 6: Hãy trình bày những nội dung cơ bản của chế định quyền con người,
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp 2013