Đề cương luật quốc tế | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Công pháp quốc tế là hệ thống các nguyên tắc, quy phạm pháp luật do các quốc gia và các chủ thể khác của Luật Quốc tế thỏa thuận xây dựng trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm điều chỉnh quan hệ giữa quốc gia và các chủ thể đó trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Công pháp quốc tế (CPQT1)
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46892935
ĐỀ CƯƠNG LUẬT QUỐC TẾ
1. Khái niệm và nguyên tắc cơ bản của công pháp quốc tế *Khái niệm
Công pháp quốc tế là hệ thống các nguyên tắc, quy phạm pháp luật do các
quốc gia và các chủ thể khác của Luật Quốc tế thỏa thuận xây dựng trên cơ sở tự
nguyện và bình đẳng, nhằm điều chỉnh quan hệ giữa quốc gia và các chủ thể đó trong
mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế
*Nguyên tắc cơ bản của công pháp quốc tế
Là những tư tưởng chính trị pháp lý mang tính chỉ đạo bao trùm và có giá trị
bắt buộc đối với mọi chủ thể trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế.
- Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia
+ Chủ quyền là thuộc tính chính trị vốn có của quốc gia
+ Gồm quyền tối cao trong phạm vi lãnh thổ và quyền độc lập trong quan hệ quốc tế
- Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế
+ Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế xuất hiện rất sớm từ thời La mã cổ đại
+ Nguyên tắc này được ghi nhận chính thức tại khoản 2 Điều 2 của Hiến chương
Liên hợp quốc 1945; Công ước Viên năm 1969 và Tuyên bố về các nguyên tắc cơ
bản của Luật quốc tế năm 1970. lOMoAR cPSD| 46892935
+ Cam kết quốc tế: gồm điều ước quốc tế, tập quán quốc tế, hành vi pháp lý đơn
phương của quốc gia, nghị quyết mang tính bắt buộc của tổ chức quốc tế, phán quyết
của cơ quan tài phán quốc tế.
- Nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực:
+ Nội dung của nguyên tắc này được ghi nhận ở văn bản pháp lý quan trọng như
Tuyên bố về các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế năm 1970.
- Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế
+ Sự hình thành và phát triển của nguyên tắc này gắn liền với sự hình thành và phát
triển của nguyên tắc cấm đe dọa dùng vũ lực và dùng vũ lực.
+ Công ước Lahaye 1899 và 1907 có Công ước về hòa bình giải quyết xung đột
quốc tế,là công ước đa phương đầu tiên đề cập đến vấn đề quan trọng này
- Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ quốc gia khác
+ Xuất hiện trong học thuyết chính trị thời kỳ phục hưng châu Âu
+ Xuất hiện trong thời kỳ cách mạng tư sản, với "mầm mống" là quy định trong
bản Hiến pháp của Nhà nước tư sản Pháp, + Ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc
- Nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết
+ Ra đời trong giai đoạn khi mà quá trình phi thuộc địa hóa đã đạt tới đỉnh điểm,
hướng tới việc chống chủ nghĩa thực dân, tập trung chú ý vào việc giải phóng các
dân tộc khỏi ách đô hộ.
+ Ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc
- Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác lOMoAR cPSD| 46892935
+ Tuyên bố năm 1970 của Đại hội đồng LHQ về các nguyên tắc của Luật quốc
tế đã mở rộng nội dung pháp lý của nguyên tắc này. *Ví dụ:
Quốc gia A và quốc gia B có tranh chấp với nhau về biên giới lãnh thổ. Quốc gia A
tuyên bố rằng trong trường hợp cần thiết sẽ sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề
tranh chấp. Sau khi tuyên bố, lo ngại trước điều này B đã ném bom phá hủy cơ sở hạ tầng của A
Hành vi của B là vi phạm nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế:
Quốc gia A chưa tấn công vũ trang quốc gia B
Không có nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ cho phép quốc gia B dùng vũ lực với quốc gia A
Quốc gia B không thông báo với Hội đồng Bảo an LHQ về hành động của mình 2.
Đặc điểm cơ bản của luật quốc tếLuật quốc tế có bốn đặc điểm cơ bản: - Tính mệnh lệnh chung:
+ Tất cả các loại chủ thể đều phải tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế.
+ Bất cứ quy phạm luật quốc tế có nội dung trái với các nguyên tắc cơ bản của luật
quốc tế đều bị vô hiệu tuyệt đối
+ VÍ DỤ: Hiến chương Liên hợp quốc (LHQ) ghi nhận nguyên tắc “tận tâm, thiện
chí thực hiện các cam kết quốc tế” là nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế. Theo
nguyên tắc này, tất cả các quốc gia thành viên của LHQ khi tham gia QHQT đều có
nghĩa vụ phải tuân thủ một cách triệt để trừ các trường hợp ngoại lệ của nguyên lOMoAR cPSD| 46892935
tắc. Các quy phạm điều ước và tập quán quốc tế có nội dung trái với các nguyên
tắc cơ bản của Luật quốc tế đều không có giá trị pháp lý. - Tính bao trùm:
+ Là chuẩn mực để xác định tính hợp pháp của toàn bộ hệ thống các quy phạm
pháp lý quốc tế, đồng thời chúng được thực hiện trong tất cả các lĩnh vực của QHQT giữa các quốc gia.
+ VÍ DỤ: Khoản 1 điều 18 Hiến chương Liên hợp quốc quy định: “Mỗi thành viên
Đại hội đồng được sử dụng một phiếu biểu quyết khi biểu quyết các vấn đề thuộc
thẩm quyền của Đại hội đồng”. Đây là biểu hiện cụ thể của nguyên tắc bình đẳng
về chủ quyền giữa các quốc gia - Tính hệ thống:
+ Các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế có mối quan hệ mật thiết với nhau trong
một chỉnh thể thống nhất thể hiện trong việc tôn trọng hay phá vỡ nguyên tắc này
sẽ làm ảnh hưởng đến nội dung và việc tuân thủ nguyên tắc khác.
+ Ví dụ: Nguyên tắc “bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia” là nguyên tắc nền
tảng, cơ sở để chủ thể Luật quốc tế thực hiện các nguyên tắc khác như: giải quyết
hòa bình các tranh chấp quốc tế, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau…
Việc vi phạm hay không tuân thủ một cách triệt để nguyên tắc này sẽ tác động đến
việc thực hiện một loạt các nguyên tắc còn lại của Luật quốc tế.
- Tính thừa nhận rộng rãi:
+ Các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế được áp dụng trong phạm vi toàn thế
giới và được ghi nhận trong hầu hết các văn bản pháp lý quốc tế quan trọng như:
Hiến Chương LHQ, các điều ước quốc tế song phương, đa phương.
+VÍ DỤ: Tuyên bố trao trả độc lập cho các nước thuộc địa và phụ thuộc 1960 lOMoAR cPSD| 46892935
(nếu hỏi cái nào quan trọng nhất mới đọc) => Trong các đặc điểm của Luật quốc tế,
đặc điểm về tính mệnh lệnh chung là quan trọng nhất, tạo ra cơ sở pháp lý quan
trọng để các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế chi phối lại các nguyên tắc pháp
luật chung và nguyên tắc chuyên ngành. 3.
Nội dung và các ngoại lệ của MỘT trong các nguyên
tắc cơ bản: hoà bình giải quyết tranh chấp quốc tế, nguyên
tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia, nguyên tắc
cấm dùng vũ lực và đe dọa vũ lực, nguyên tắc không can
thiệp vào nội bộ của các quốc gia khác.
*Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế - Nội dung nguyên tắc:
+ Nghĩa vụ giải quyết các tổ chức quốc tế bằng biện pháp hòa bình không gây nguy
hiểm cho hòa bình, an ninh và công lý quốc tế
+ Nghĩa vụ tìm kiếm giải pháp cho các tranh chấp một cách nhanh chóng và công
bằng thông qua đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải…
+ Nghĩa vụ tiếp tục tìm kiếm giải pháp giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa
bình mà các bên chấp nhận trong trường hợp chưa thể giải quyết tranh chấp bằng
bất kỳ biện pháp hòa bình nêu trên.
+ Nghĩa vụ hạn chế hành động có thể làm xấu đi tình huống gây nguy hiểm cho
việc duy trì hòa bình, an ninh quốc tế và phải hành động theo cách thức phù hợp
với mục đích và nguyên tắc của Liên hợp quốc
- Nguyên tắc không có ngoại lệ
- Ví dụ: Quốc gia A và quốc gia B đều thuộc Liên minh châu Âu (EU), khi
xảy ra xung đột sẽ giải quyết theo các điều ước đã ký kết chung, cam kết
chung khi trở thành thành viên EU. lOMoAR cPSD| 46892935
*Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia
- Nội dung của nguyên tắc:
+ Các quốc gia bình đẳng về mặt pháp lý
+ Mỗi quốc gia được hưởng các quyền xuất phát từ chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ
+ Mỗi quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng quyền năng chủ thể của các quốc gia khác
+ Sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của quốc gia là bất khả xâm phạm + Mỗi
quốc gia có quyền tự do lựa chọn và phát triển chế độ chính trị, xã hội, kinh tế và văn hóa của mình
+ Quốc gia có nghĩa vụ tuân thủ một cách đầy đủ và có thiện chí các nghĩa vụ quốc
tế của mình và chung sống trong hòa bình với các quốc gia khác
+ Ví dụ: Khi các nước cùng tham gia vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN), mọi quyết định của ASEAN đều có sự tham gia đóng góp của các nước
thành viên dựa trên cơ sở bình đẳng về nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi.
- Ngoại lệ của nguyên tắc: Trong thực tiễn QHQT, các chủ thể Luật quốc tế đã
thừa nhận một số trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc này đó là:
+ Trường hợp bị hạn chế chủ quyền: Trường hợp này chỉ đặt ra đối với các chủ thể
có hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp Luật quốc tế, và việc bị hạn chế chủ quyền
là một biện pháp trừng phạt từ phía cộng đồng quốc tế đối với quốc gia đó. Ví dụ:
Iraq tấn công Kuwait năm 1990-đây là một hành vi vi phạm trắng trợn các nguyên
tắc cơ bản của Luật quốc tế. Do đó, Hội đồng bảo an đã tiến hành áp dụng một loạt
các biện pháp cấm vận về kinh tế đối với Iraq.
+ Trường hợp tự hạn chế chủ quyền quốc gia: Chủ quyền không có nghĩa là sự tách
biệt hoàn toàn, sự cô lập của quốc gia đối với cộng đồng quốc tế. Khi tự nguyện
tham gia vào các TCQT các quốc gia thành viên đã tự hạn chế chủ quyền của mình
để trao quyền cho các TCQT (được ghi nhận tại điều lệ thành lập của các TCQT đó). lOMoAR cPSD| 46892935
Ví dụ: Công quốc Monaco cho phép Pháp thay mặt họ trong mọi quan hệ đối
ngoại, dù nó là một quốc gia độc lập, có chủ quyền.
*Nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa vũ lực - Nội dung nguyên tắc:
+ Cấm xâm chiếm lãnh thổ quốc gia khác trái với các quy phạm của Luật quốc tế
+ Cấm các hành vi trấn áp bằng vũ lực
+ Không được cho quốc gia khác sử dụng lãnh thổ nước mình để tiến hành xâm
lược chống quốc gia thứ ba
+ Không tổ chức, xúi giục, giúp đỡ hay tham gia vào nội chiến hay các hành vi
khủng bố tại quốc gia khác
+ Không tổ chức hoặc khuyến khích việc tổ chức các băng nhóm vũ trang, lực
lượng vũ trang phi chính quy, lính đánh thuê để đột nhập vào lãnh thổ quốc gia khác.
+ Ví dụ: Quốc gia A và B có tranh chấp với nhau về biên giới lãnh thổ. A tuyên bố
rằng trong trường hợp cần thiết sẽ sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề tranh chấp.
Sau khi tuyên bố, lo ngại trước điều này B đã ném bom phá hủy cơ sở hạ tầng của
A. Hành vi của B là vi phạm nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ
lực trong quan hệ quốc tế: Quốc gia A chưa tấn công vũ trang quốc gia B. Không
có nghị quyết của Hội đồng Bảo An LHQ cho phép dùng vũ lực với quốc gia A.
Quốc gia B không thông báo với HĐBA LHQ về hành động của mình
- Ngoại lệ của nguyên tắc: Các quốc gia có thể sử dụng vũ lực trong QHQT trong
một số trường hợp sau:
+ Các quốc gia có quyền sử dụng lực lượng vũ trang để thực hiện quyền tự vệ hợp
pháp, kể cả việc sử dụng biện pháp quân sự nhưng phải tuân thủ nguyên tắc “tương xứng” lOMoAR cPSD| 46892935
+ Các dân tộc thuộc địa được phép sử dụng tất cả các biện pháp để đấu tranh giành
quyền tự quyết, kể cả các biện pháp quân sự nhưng phải tuân thủ các quy định của Luật quốc tế.
+ Cộng đồng quốc tế có quyền áp dụng các biện pháp trừng phạt, kể cả các biện
pháp quân sự theo Nghị quyết Hội đồng Bảo an đối với các chủ thể có hành vi vi
phạm nghiêm trọng Luật quốc tế.
+ Ví dụ: Ukraine sử dụng vũ trang để chống lại sự xâm lược của Nga
*Nguyên tắc không can thiệp vào nội bộ của các quốc gia khác. - Nội dung nguyên tắc:
+ Cấm can thiệp vũ trang và các hình thức can thiệp hoặc đe dọa can thiệp khác
nhằm chống lại chủ quyền, nền tảng chính trị, văn hóa-xã hội của quốc gia +
Cấm dùng các biện pháp kinh tế, chính trị và các biện pháp khác để bắt buộc
quốc gia khác phụ thuộc vào mình
+ Cấm tổ chức, khuyến khích các phần tử phá hoại hoặc khủng bố nhằm lật đổ
chính quyền của quốc gia khác
+ Cấm can thiệp vào cuộc đấu tranh nội bộ của quốc gia khác;
+ Tôn trọng quyền của mỗi quốc gia tự do lựa chọn chế độ chính trị, kinh tế, văn
hóa-xã hội không có sự can thiệp từ phía các quốc gia khác. - Ngoại lệ nguyên tắc:
+ Khi có xung đột vũ trang nội bộ ở quốc gia đã đến mức độ nghiêm trọng và có
thể gây ra mất ổn định trong khu vực, đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế, thì cộng
đồng quốc tế -thông qua Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc – được quyền can thiệp
trực tiếp hoặc gián tiếp vào cuộc xung đột này. lOMoAR cPSD| 46892935
+ Khi các chính sách pháp luật, các biện pháp áp dụng trên lãnh thổ quốc gia mình
mà vi phạm đến quyền cơ bản của con người, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến
hòa bình và an ninh quốc tế thì bị các quốc gia khác lên án và can thiệp.
+ Ví dụ: Tại Nam Phi cũ, việc thiết lập chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apacthai là
“công việc nội bộ của Nam Phi. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách phân biệt
chủng tộc, thực hiện tội ác diệt chủng là vô cùng dã man, vi phạm nghiêm trọng
luật quốc tế về quyền con người”. Cộng đồng quốc tế đã lên án mạnh mẽ và áp
dụng các biện pháp cần thiết để “can thiệp” phù hợp và ngăn cản chính sách này của Nam Phi.
4. Trình bày các bộ phận của lãnh thổ quốc gia
Lãnh thổ quốc gia được cấu thành bởi 4 bộ phận sau đây:
- Vùng đất: là bộ phận lãnh thổ mà không một quốc gia nào không có. Trong
vùng đất, quốc gia có chủ quyền hoàn toàn tuyệt đối. Xét về cấu trúc, các
quốc gia trên thế giới được chia làm 2 loại đó là quốc gia lục địa và quốc gia quần đảo
+ Quốc gia lục địa: vùng đất bao gồm toàn bộ phần đất liền của lục địa và các đảo
thuộc chủ quyền quốc gia. Quốc gia lục địa: Việt Nam
+ Quốc gia quần đảo: Quốc gia quần đảo là một quốc gia hoàn toàn được cấu
thành bởi 1 hay nhiều quần đảo và có thể bao gồm 1 số hòn đảo khác. Do đó, vùng
đất của quốc gia quần đảo được xác định là tổng thể tất cả các đảo và quần đảo
thuộc chủ quyền của quốc gia đó . Quốc gia quần đảo: Indonesia, Nhật Bản, Philippines lOMoAR cPSD| 46892935
+ Ngoài ra trong thực tiễn quốc tế còn tồn tại 1 số lãnh thổ quốc gia nằm trọn trong
lãnh thổ của quốc gia khác, gọi là lãnh thổ kín
- Vùng nước: là toàn bộ các vùng nước nằm phía bên trong đường biên giới
của quốc gia ven biển bao gồm:
+ Vùng nước nội địa: Bao gồm nước ở các sông, hồ, biển nội địa ( tự nhiên và
nhân tạo) nằm trong đất lục địa
+ Vùng nước biên giới: Là nước sông, ao, hồ, biển nội địa nằm ở khu vực biên giới
+ Vùng nước nội thủy: Theo khoản 1 điều 8 Công ước luật biển năm 1982, thì nội
thủy được xác định là “.... các vùng nước ở phía bên trong đường cơ sở dùng để
tính chiều rộng lãnh hảo” Như vậy, nội thủy là bộ phận của lãnh thổ quốc gia ven
biển, có quy chế pháp lý như vùng nước ao hồ, sông ngòi trong lục địa. Tính chất
chủ quyền của quốc gia có biển đối với nội thủy là chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối
+ Vùng nước lãnh hải: Lãnh hải là vùng biển nằm giữa vùng nước nội thủy và các
vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia “Mọi quốc gia đều có quyền
ấn định chiều rộng lãnh hải của mình; chiều rộng này không được vượt quá 12 hải
lý tính từ đường cơ sở” (điều 3 công ước luật biển 1982)
- Vùng trời: Là khoảng không gian bao trùm lên vùng đất, vùng nước của
quốc gia và nằm dưới chủ quyền hoàn toàn, riêng biệt của quốc gia đó. VD:
- Vùng lòng đất: Là toàn bộ phần đất nằm dưới vùng đất và vùng nước thuộc
chủ quyền quốc gia. Tại vùng lãnh thổ lòng đất, quốc gia thực thi chủ quyền
hoàn toàn và tuyệt đối lOMoAR cPSD| 46892935
5. So sánh cách xác định và quy chế pháp lý của Nội thuỷ và Lãnh hải. Trình bày
các phương pháp xác định đường cơ sở
So sánh cách xác định và quy chế pháp lý của Nội thủy và Lãnh hải
*Giống nhau: Vùng lãnh hải và vùng nội thủy là 2 vùng biển tiếp giáp nhau,
đều là bộ phận hợp thành của lãnh thổ của quốc gia ven biển:
- Quốc gia có chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ đối với vùng trời, biển,
đáy biển và lòng đất dưới đáy biển trong vùng nội thủy và lãnh hải.
- Quốc gia có quyền thực hiện quyền tài phán đối với các vi phạm của tàu thuyền
nước ngoài khi đi trong nội thủy và lãnh hải.
- Đều phải tuân theo pháp luật quốc gia. *Khác nhau: Điểm Nội thủy Lãnh hải khác Định
Nội thủy là các vùng nước ở phía
Lãnh hải là cùng biển phía ngoài
nghĩa bên trong đường cơ sở dùng để tính
nội thủy, có chiều rộng tối đa chiều rộng lãnh hải
không quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở
Có chủ quyền hoàn toàn đầy đủ Chủ
Có chủ quyền hoàn toàn đầy đủ.
tuyệt đối. Tàu thuyền nước ngoài quyền vào phải
Khi vào lãnh hải không phải xin xin phép trước.
phép trước. Và có thể qua lại vô hại. lOMoAR cPSD| 46892935 Cách
Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với xác
bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và định
là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.
Như vậy, đây là vùng biển phía trong Ranh giới bên trong của lãnh hải
cùng và tiếp giáp với vùng lãnh hải ở chính là đường cơ sở của quốc phía ngoài.
gia ven biển, còn ranh giới ngoài
Trong đó, đường cơ sở dùng để tính của lãnh hải là đường mà mỗi
chiều rộng lãnh hải Việt Nam là
điểm trên đó cách điểm gần nhất
đường cơ sở thẳng đã được Chính
của đường cơ sở không quá 12
phủ công bố. Chính phủ xác định và
công bố đường cơ sở ở những khu
hải lí. Đường ranh rới ngoài này
vực chưa có đường cơ sở sau khi
có thể được xác định trong hai
được Uỷ ban thường vụ Quốc hội trường hợp: phê chuẩn.
Trường hợp 1: Nếu lãnh hải của
các quốc gia không chồng lấn
với lãnh hải của quốc gia đối
diện hay kề cận thì quốc gia tự
tuyên bố xác định ranh giới ngoài của lãnh hải
Trường hợp 2: Nếu 2 hay nhiều
quốc gia có bờ biển tiếp liền
hoặc đối diện nhau mà khoảng
cách giữa 2 bờ biển không đạt tới
2 lần chiều rộng của lãnh hải thì
quốc gia phải tiến hành thỏa
thuận để xác định ranh giới ngoài của lãnh hải lOMoAR cPSD| 46892935 Quy
Nội thủy gắn liền với lục địa và đặt Lãnh hải quốc gia ven biển có chủ chế
dưới chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ và quyền đầy đủ về lãnh hải của pháp lý
tuyệt đối của quốc gia ven biển:
mình cũng như vùng trời ở phía
trên, vùng đáy biển và lòng đất
+ Chế độ qua lại của tàu thuyền nước dưới lãnh hải. ngoài:
+ Chế độ qua lại vô hại: Tàu
thuyền đi trong tình trạng bình •
Tàu quân sự: Phải xin phép thường liên tục, không dừng lại,
trước và được phép vào mới không thả neo, không có những
hành vi vi phạm pháp luật của được vào.
quốc gia ven biển. Việc qua lại •
Tàu dân sự: Phải đi đến địa phải nhanh chóng và liên tục.
điểm đã quy định, chờ các lực
lượng biên phòng, y tế,... làm
các thủ tục nhập cảnh và dẫn đường vào cảng.
Cách xác định đường cơ sở:
Công ước Luật biển năm 1982 quy định hai phương pháp xác định đường cơ sở bao gồm:
*PP xác định Đường cơ sở thông thường
- Đường cơ sở thông thường dùng để tính chiều rộng lãnh hải là ngấn nước thủy
triều xuống thấp nhất dọc theo bờ biển, dược thể hiện trên các hải đồ có tỉ lệ lớn
đã được quốc gia ven biển chính thức công nhân, theo pp này quốc gia ven biển
muốn vạch đường cơ sở phải xác định được ngấn nước thủy triều xuống thấp
nhất chạy dọc theo bờ biển lOMoAR cPSD| 46892935
- PP này được đưa ra lần đầu tại Hội nghị quốc tế La Haye về pháp điển hóa luật
quốc tế năm 1930 và được nhắc lại tại Điều 5 công ước luật biển 1982. Đường
cơ sở thông thường chủ yếu được áp dụng đối với quốc gia có bờ biển tương đối bằng phẳng.
Ưu điểm; Việc vạch đường cơ sở thông thường có ưu điểm nổi bật là phản ánh
tương đối chính xác địa hình bờ biển đồng thời góp phần hạn chế sự mở rộng thái
quá các vùng biển của quốc gia ven biển
Hạn chế: Tính chính xác của điểm, tọa độ được được xác định dựa vào ngấn nước
thủy triều thấp nhất sẽ không cao vì điểm, tọa độ này chủ yếu do quốc gia ven biển
tự xác định và công bố, vì thể không tránh khỏi tình trạng xác định điểm, tọa độ thiếu trung thực
Phương pháp này khó áp dụng đối với vùng có địa hình bờ biển khúc khuỷu,
lồi lõm hoặc có nhiều đảo ven bờ
*PP xác định Đường cơ sở thẳng
- Đường cơ sở thẳng là đường nối liền những điểm thích hợp có thể được lựa
chọn (điểm ngoài cùng nhô ra nhất của bờ biển khi ngấn nước triều thấp nhất)
của bờ biển, các đảo ven bờ tạo thành một đường liên tiếp gãy khúc và đường
này là đường cơ sở của quốc gia ven biển
- Cách xác định được ghi nhận trong phán quyết của Tòa án công lí quốc tế (ICJ) 28/01/2951
- Điều kiện xác định: Theo điều 7 Công ước luật biển 1982 thì quốc gia áp dụng
pp đường cơ sở thẳng phải thỏa mãn những điều kiện sau
+ Đường cơ sở thẳng: Điều kiện về địa hình lOMoAR cPSD| 46892935 •
Ở nơi nào bờ biển bị khoét sâu và lồi lõm hoặc nếu có một chuỗi đảo nằm
sát ngay và chạy dọc theo bờ biển, phương pháp đường cơ sở thẳng nối liền
các điểm thích hợp có thể được sử dụng để kẻ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. •
Ở nơi nào bờ biển cực kỳ không ổn định do có một châu thổ và những đặc điểm tự nhiên khác
+ Điều kiện về phương pháp vạch đường cơ sở thẳng: •
Tuyến các đường cơ sở không được đi chệch quá xa hướng chung của bờ
biển, và các vùng biển ở bên trong các đường cơ sở này phải gắn với đất liền
đủ đến mức đặt dưới chế độ nội thủy. •
Các đường cơ sở thẳng không được kéo đến hoặc xuất phát từ các bãi cạn
lúc nổi lúc chìm, trừ trường hợp ở đó có những đèn biển hoặc các thiết bị
tương tự thường xuyên nhô trên mặt nước hoặc việc vạch các đường cơ sở
thẳng đó đã được sự thừa nhận chung của quốc tế. •
Phương pháp đường cơ sở thẳng do một quốc gia áp dụng không được làm
cho lãnh hải của một quốc gia khác bị tách khỏi biển cả hoặc một vùng đặc quyền kinh tế.
6. So sánh quyền ưu đãi miễn trừ dành cho thành viên cơ quan đại diện ngoại
giao và quyền ưu đãi miễn trừ dành cho thành viên cơ quan lãnh sự *Giống nhau
- Cơ sở pháp lý ghi nhận các quyền ưu đãi và miễn trừ các quy định của PLQT và PL Quốc gia lOMoAR cPSD| 46892935
- Mục đích ghi nhận các quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho viên chức ngoại giao
và viên chức lãnh sự là nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để cơ quan ngoại
giao, cơ quan lãnh sự thực hiện chức năng của mình
- Đều được hưởng một số quyền ưu đãi và miễn trừ như nhau: Quyền tự do thông
tin liên lạc, quyền miễn thuế và lệ phí,.... *Khác nhau Các Viên chức ngoại giao Viên chức lãnh sự quyền ưu đãi miễn trừ Quyền
Bất khả xâm phạm về thân thể một
Viên chức lãnh sự có thể bất khả
cách tuyệt đối. Họ không thể bị bắt,
bị bắt hoặc tạm giam khi xâm phạm tội nghiêm trọng phạm về
hoặc bị bắt giữ dưới bất kì hình thức
hoặc phải thi hành 1 bản thân thể
nào. Nước nhận đại diện phải đối xử 1 án hoặc quyết định của tòa án(Điều 41,42 Công
cách trọng thị và thực hiện những biện ước Viên 1963)
pháp thích hợp để ngăn chặn hành vi
xâm phạm thân thể, tự do và phẩm giá
của viên chức ngoại giao (điều 29 Công ước viên 1961) Quyền
Miễn trừ tuyệt đối về xét xử hình sự
Viên chức lãnh sự được lOMoAR cPSD| 46892935 miễn trừ
(Điều 31 Công ước Viên năm 1961)
miễn trừ khi thực hiện xét xử
nhiệm vụ của mình, trừ hình sự trường hợp phạm tội nghiêm trọng (Điều 41 Công ước Viên 1963)
Nghĩa vụ Không bắt buộc phải ra làm chứng tại Có thể được mời tham làm
cơ quan hành pháp và tư pháp, của
gia quá trình tiến hành tố chứng
nước nhận đại diện; chính quyền sở tại tụng về tư pháp hoặc
về nguyên tắc, không được áp dụng
hành chính với tư cách là
bất kỳ biện pháp hành chính nào với nhân chứng (Điều 44
họ (khoản 2 điều 31 Công ước Viên Công ước Viên năm 1961) 1963) 7.
Khái niệm và nguyên tắc cơ bản của tư pháp quốc tế
- Khái niệm tư pháp quốc tế:
Tư pháp quốc tế là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ pháp
luật dân sự, thương mại, hôn nhân và gia đình, lao động và tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài.
- Các nguyên tắc cơ bản của tư pháp quốc tế
+ Nguyên tắc bình đẳng về mặt pháp lý giữa các chế độ sở hữu khác nhau
Trong quá trình hợp tác quốc tế, các quốc gia đều bình đẳng với nhau và do vậy,
các chế độ sở hữu khác nhau tại các quốc gia cũng bình đẳng với nhau; Thừa nhận
sự bình đẳng giữa các chế độ sở hữu khác nhau đồng nghĩa với việc thừa nhận sự
bình đẳng giữa các quy định pháp luật được xây dựng trên cơ sở những quan hệ sở hữu đó. lOMoAR cPSD| 46892935
+ Nguyên tắc không phân biệt đối xử
Khi tham gia vào các quan hệ tư pháp quốc tế, về cơ bản, người nước ngoài được
đối xử bình đẳng với nhau và với công dân Việt Nam, không phân biệt nguồn gốc,
chủng tộc, tôn giáo, quan điểm chính trị .... Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực liên
quan đến chính trị, an ninh quốc gia, người nước ngoài phải chịu những hạn chế nhất
định so với công dân Việt Nam, ví dụ như: người nước ngoài không được tham gia
bầu cử, ứng cử các chức danh nhà nước, không được làm việc trong một số ngành
nghề liên quan tới an ninh quốc gia, không được sở hữu nhà với thời hạn không xác định ....
Ví dụ: Các pháp nhân, thể nhân của nước Nga sẽ được hưởng quyền dân sự, lao động
tại Việt Nam giống như các pháp nhân, thể nhân của Lào hưởng các quyền dân sự,
lao động khi ở Việt Nam
+ Nguyên tắc công nhận quyền miễn trừ của quốc gia
Trong quan hệ tư pháp quốc tế, nếu không có sự đồng ý của quốc gia thì không một
cơ quan nhà nước nào được phép xét xử, áp dụng các biện pháp nhằm đảm bảo cho
vụ kiện, thi hành án đối với quốc gia cũng như áp dụng các biện pháp như tịch thu,
sai áp, bắt giữ ... các tài sản thuộc sở hữu của quốc gia.
Ví dụ Nước Y kiện nước X về việc gây thiệt hại về tài sản sau ki hai nước ký hợp
đồng với nhau, nếu như nước X dùng quyền miễn trừ quốc gia thì nước X sẽ được
hưởng quyền miễn trừ tư pháp
+ Nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của các bên
Pháp luật cho phép các bên trong quan hệ thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng đối với
quan hệ đó, tuy nhiên không phải mọi lĩnh vực mà tư pháp quốc tế điều chỉnh các lOMoAR cPSD| 46892935
bên đều được phép lựa chọn luật áp dụng trong lĩnh vực hợp đồng và bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng
+ Nguyên tắc có đi có lại
Một quốc gia sẽ dành chế độ pháp lý nhất định, có thể là chế độ đãi ngộ quốc gia
hoặc chế độ đãi ngộ tối huệ quốc hay một số quyền lợi nào đó cho thể nhân và
pháp nhân một nước ngoài giống như chế độ pháp lý, những quyền lợi hoặc ưu đãi
mà các thể nhân và pháp nhân của nước này cũng được hưởng ở nước ngoài đó.
VD: Nước Nga đảm bảo quyền lợi cho Pháp nhân của Việt Nam tại Nga Thì ngược
lại Việt Nam cũng sẽ đảm bảo quyền lợi cho pháp nhân của Nga tại VN.
8. Phân tích yếu tố nước ngoài trong tư pháp quốc tế
- Yếu tố nước ngoài là thuật ngữ của tư pháp quốc tế, dùng để chỉ những yếu tố
cấu thành của quan hệ pháp luật mà những yếu tố đó có liên quan đến nước
ngoài. Tùy thuộc vào pháp luật của từng nước, các yếu tố nước ngoài có thể
được quy định rõ ngay trong luật hoặc không được quy định trong luật nhưng
được Nhà nước mặc nhiên thừa nhận như một nguyên tắc tập quán hay thông
lệ trong giao dịch quốc tế.
- Ở Việt Nam, theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005, các yếu tố nước ngoài bao gồm:
1. Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật là cơ quan, tổ chức, cá nhân
ngườinước ngoài, nạn định cư ở nước ngoài;
2. Căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó phát sinh tại
nướcngoài, theo pháp luật nước ngoài;
3. Tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.
- Ví dụ: Toà án Việt Nam thụ lí giải quyết một vụ việc tranh chấp về quyền sở
hữutài sản giữa nguyên đơn và bị đơn đều là công dân Việt Nam và đều đang
cư trú tại Việt Nam, nhưng tài sản liên quan tới tranh chấp là ngôi biệt thự tại Anh
=> Tài sản liên quan đến quan hệ tư pháp này nằm ở Anh => Quan hệ tư pháp có yếu tố nước ngoài lOMoAR cPSD| 46892935
9. Chủ thể của tư pháp quốc tế
*Định nghĩa: Chủ thể của tư pháp quốc tế là bộ phận cấu thành cơ bản của quan hệ
Tư pháp quốc tế, là thực thể đang hoặc sẽ tham gia trực tiếp vào các quan hệ tư pháp
quốc tế một cách độc lập, có các quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định được bảo hộ
theo quy định của Tư pháp quốc tế và có khả năng độc lập chịu trách nhiệm pháp lý
theo quy định của pháp luật đối với những hành vi do chủ thể đó gây ra *Phân loại
- Cá nhân: người nước ngoài
+ Là người không mang quốc tịch của quốc gia sở tại
+ Việt Nam: người nước ngoài được xác định là những người không có quốc tịch
Việt Nam, bao gồm cả những người có quốc tịch nước ngoài hoặc những người
không có quốc tịch (NĐ 138/2006/NĐ-CP). Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam là
công dân nước ngoài và người không quốc tịch thường trú hoặc tạm trú ở VN (Luật Quốc tịch VN)
+ Người nước ngoài: Người mang quốc tịch của một quốc gia khác, người mang
nhiều quốc tịch nhưng không có quốc tịch VIệt Nam, người không có quốc tịch. - Pháp nhân
+ Là một tổ chức nhất định của con người, được pháp luật của một nhà nước quy
định có quyền năng chủ thể, được thành lập theo quy định hoặc tồn tại trên thực tế
đáp ứng đấy đủ các điều kiện do pháp luật quy định và được nhà nước công nhận thì
mới có tư cách pháp nhân. + Địa vị pháp lý của pháp nhân •
Song trùng phụ thuộc - Pháp nhân chịu sự điều chỉnh của hai hệ thống pháp
luật: mang quốc tịch và nơi hoạt động •
Pháp luật của quốc gia pháp nhân mang quốc tịch điều chỉnh các vấn đề liên
quan đến tổ chức thành lập pháp nhân như điều kiện và thủ tục thành lập, hợp
nhất, sáp nhập, giải thể, chia tách, tài sản của pháp nhân •
Pháp luật của quốc gia sở tại điều chỉnh các vấn đề liên quan đến phạm vi hoạt
động của pháp nhân, các quyền và nghĩa vụ cụ thể của pháp nhân trên lãnh thổ của quốc gia đó
+ Năng lực pháp nhân (do VN quy định) •
Năng lực pháp luật dân sự: tên gọi của pháp nhân, đại diện theo pháp luật của
pháp nhân, việc tổ chức, tổ chức lại, giải thể pháp nhân, quan hệ giữa pháp
nhân với thành viên của pháp nhân, trách nhiệm của pháp nhân và thành viên
của pháp nhân đối với các nghĩa vụ của pháp nhân được xác định theo pháp
luật của nước mà pháp nhân có quốc tịch