Đề cương Mác | Trường Đại học Khánh Hòa

Đề cương Mác | Trường Đại học Khánh Hòa. Tài liệu gồm 21 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Trường:

Đại học Khánh Hòa 399 tài liệu

Thông tin:
21 trang 4 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Đề cương Mác | Trường Đại học Khánh Hòa

Đề cương Mác | Trường Đại học Khánh Hòa. Tài liệu gồm 21 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

56 28 lượt tải Tải xuống
ĐỀ CƯƠNG MÁC
1. Tích lũy tư bản. Tích tụ và tập trung tư bản là gì? So sánh tích tụ và tập trung tư bản. Vận dụng vào nền KT
VN hiện nay.
-Trong quá trình tái sản xuất tư bản chủ nghĩa, quy mô của tư bản cá biệt tăng lên thông qua quá trình tích
tụ và tập trung tư bản.
-Tích tụ là sự tăng thêm qui mô của tư bản cá biệt bằng cách tư bản hóa giá trị thặng dư, nó là kết quả trực
tiếp của quá trình tích lũy tư bản. Tích lũy tư bản xét về mặt làm tăng thêm qui mô của tư bản cá biệt là
tích tụ tư bản.
-Tập trung tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách hợp nhất những tư bản cá biệt có
sẵn trong xã hội thành một tư bản cá biệt khác lớn hơn. Cạnh tranh và tín dụng là những đòn bậy mạnh
nhất thúc đẩy tập trung tư bản. Do cạnh tranh mà dẫn đến sự liên kết tự nguyện hay sát nhập các tư bản cá
biệt. Tín dụng tư bản chủ nghĩa là phương tiện tập trung các khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội vào trong
tay các nhà tư bản.
-Tích tụ và tập trung tư bản có quan hệ biện chứng với nhau và tác động thúc đẩy nhau nhưng lại không
đồng nhất với nhau. Tích tụ làm tăng thêm sức mạnh của tư bản cá biệt, do đó cạnh tranh sẽ gay gắt hơn,
dẫn đến tập trung nhanh hơn. Ngược lại, tập trung tư bản tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường bóc lột giá
trị thặng dư nên đẩy nhanh tích tụ tư bản. ảnh hưởng qua lại nói trên của tích tụ và tập trung tư bản làm
cho tích lũy tư bản ngày càng mạnh. Sự khác nhau giữa chúng thể hiện cả mặt chất và mặt lượng:
Một là, tích tụ tư bản làm tăng qui mô của tư bản cá biệt, đồng thời làm tăng qui mô của tư bản xã hội.
Còn tập trung tư bản chỉ làm tăng qui mô của tư bản cá biệt mà không làm tăng qui mô của tư bản xã hội.
Hai là, nguồn để tích tụ tư bản là giá trị thặng dư, xét về mặt đó, nó phản ánh trực tiếp mối quan hệ trức
tiếp giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản. Còn nguồn để tập trung tư bảnlà những tư bản cá biệt có
sẵn trong xã hội do cạnh tranh mà dẫn đến sự liên kết hay sáp nhập, xét về mặt đó, nó phản ánh mối quan
hệ cạnh tranh trong nội bộ giai cấp các nhà tư bản, đồng thời cũng tác động đến mối quan hệ giữa tư bản
và lao động. Tập trung tư bản có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của sản xuất tư bản chủ nghĩa. Nhờ
tập trung tư bản mà xây dựng được những xí nghiệp lớn, sử dụng được kỹ thuật và công nghệ hiện đại.
Như vậy quá trình tích lũy tư bản là quá trình tích tụ và tập trung tư bản ngày càng tăng, do đó nền sản
xuất tư bản chủ nghĩa thành nền sản xuất xã hội hóa cao độ, làm cho mâu thuẫn kinh tế cơ bản của chủ
nghĩa tư bản càng sâu sắc thêm. Quá trình tích lũy tư bản tất yếu dẫn đến sự phân cực: một bên làm cho
chủ nghĩa tư bản phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, thông qua việc nâng cao cấu tạo hữu cơ của tư
bản và làm cho giai cấp tư sản ngày càng giàu có xa hoa. Còn một bên là giai cấp những người lao động
không tránh khỏi sự thất nghiệp và bần cùng. Đó là qui luật chung của tích lũy tư bản.
-vận dụng lý luận tích lũy tư bản vao thực tiễn VN
-Vai trò tích lũy vốn trong nước
Tích tụ và tập trung vốn trong nước
Thành quả của những quốc gia phát triển nhanh trên thế giới đã khẳng định một điều răng tích tụ và tập
trung vốn có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc gia. Đó là
động lực, cơ sở cho sự thăng tiến củ cả nền kinh tế, từ đó mở ra những hướng đi mới cho các ngành, các
lĩnh vực hoạt động có hiệu quả hơn. ở Việt Nam, vấn đề vốn càng trở nên quan trọng hơn, chỉ có trên cơ
sở một lượng đầu tư mạnh, với lượng vốn lớn mới có thể xây dựng một nền công nghiệp hiện đại có kĩ
thuật cao ngang tầm các nước phát triển, khai thác huuw hiệu các nguồn tài nguyên đất nước.
Khái niệm vốn trong nước đó là toàn bộ những yếu tố cần thiết để cấu thành quá trình sản xuất kinh
doanh, được hình thành nên từ các nguồn lực kinh tế và sản phẩm thặng dư được tích lũy qua các thời kì.
Vốn hiểu theo nghĩa hẹp đó là tiềm lực tài chính của mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp, và mỗi quốc gia.
Còn hiểu theo nghĩa rộng vốn là tổng thể nguồn nhân lực, chất xám, tài nguyên... Vì thế, việc tích tụ và
tập trung vốn nói chung là cực kỳ cần thiết cho sự phát triển của Việt Nam trong hiện tại và tương lai.
Kinh nghiệm các quốc gia như Hàn Quốc, Đ ài Loan, Singgapore...là ví dụ điển hình. Việt Nam muốn
đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiẹn ddaij hóa nền kinh tế cần huy động tối đa không chỉ nguồn vốn
tiền mặt còn nằm rải rác trong nhân dân àm còn cần phải huy động các nguồn tài lực, những kinh nghiệm
quản lý và tất cả các quan hệ ngoại giao với các nước.
Vai trò của tích lũy vốn
Đối với sự tăng trưởng, phát triển kinh tế
Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tích tụ và tập trung vốn rất chặt chẽ. Sự tăng trưởng vừa là
nguyên nhân vừa là kết quả của tích tụ và tập trung. Khi nền kinh tế đạt tăng trưởng cao, mức sống người
dân thay đổi, doanh thu xí nghiệp tăng lại tạo điều kiện tích lũy tăng. Ngược lại quá trình tích tụ và tập
trung hiệu quả trở thành đòn bẩy cho sự tăng trưởng kinh tế. Tích tụ và tập trung vốn càng nhiều, thì qui
mô vốn đầu tư càng lớn hoạt động kinh tế diễn ra được nhanh chóng. Do đó, con dường tích lũy vốn trong
nước có hiệu quả là bài toán cần tháo gỡ để tăng tốc nền kinh tế Việt Nam. Khi nào các nguồn lực: tiền
bạc, của cải, đất đai, tài nguyên, trí tệu con người ... được tập trung ối đa vào dòng chảy của đầu tư để sản
sinh ra những dòng lợi nhuận mới cao gấp nhiều lần số vốn ban đầu, thì khi đó mỗi doanh nghiệp hay cả
quốc gia chúng ta mới có thể đạt được những bước hát triển vượt bậc về kinh tế. Vốn là nhân tố vô cùng
quan trọng để thực hiện quá trình ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, phát triển cơ sở hạ tầng, chuyển
dịch cơ cấu và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nhờ đó, đời sống nhân dân ngày một nâng cao, các
nguồn lực về con người, tài nguyên và các mối bang giao cũng được khai thác có hiệu quả hơn. Từ đó, tác
động mạnh mẽ đến cơ cấu kinh tế của đất nước được chuyển dịch nhanh chóng theo hướng công nghiệp
hóa -hiện đại hóa, tạo ra nền kinh tế có các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ lệ cao và hướng mạnh
ra xuất khẩu. Chính điều đó sẽ tạo nên một nền kinh tế có tốc độ nhanh và ổn định.
Việt Nam sẽ có tốc độ tăng trưởng như thế nào trong nhưng thập niên sắp tới tùy thuôc vào khả năng áp
dụng thành tựu khoa học kĩ thuật, cải tiến máy móc mà cơ sở của nó là quá trình tích luy vốn.
Đối với quá trình công nghiệp hóa -hiện đại hóa đất nước
“Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế
nhà nước là chủ đạo. Tập trung tháo gỡ mọi vướng mắc, xoá bỏ mọi trở lực để khơi dậy nguồn lực to lớn
trong dân, cổ vũ các nhà kinh doanh và mọi người dân ra sức làm giàu cho mình và cho đất nước. Tiếp
tục cải thiện môi trường đầu tư để thu hút tốt hơn và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài. Nội
lực là quyết định, ngoại lực là quan trọng, gắn kết với nhau thành nguồn lực tổng hợp để phát triển đất
nước Văn kiện Đ ại hội Đ ảng toàn quốc lần thứ IX
. Quan điểm trên đã khẳng định vai trò tích lũy với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng công
nghiệp, giảm tỉ trọng công nghiệp; hiện đại hóa máy móc kĩ thuật, áp dụng các thành tựu khoa học tiên
tiến trên cơ sở đó tăng năng suất lao dộng, cải tiến chất lượng, đưa Việt Nam thành một nước có nền kinh
tế phát triển. Muốn làm được điều đó tất yếu cần một nguồn vốn lớn mà điều đó chỉ có khi quá trình tích
lũy trở nên mạnh mẽ trên tất cả mọi lĩnh vực và thực sự có hiệu quả
Sau hơn 20 năm đổi mới nước ta đã có tiền đề rõ nét để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
đó là: tình hình chính trị ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện, Việt Nam đã mở rộng quan hệ ngoai
giao với nhiều nước, tham gia vào AFTA ... Giờ đây điều chúng ta cần là một lượng vốn lớn kết hợp với
các tiền đề trên tiến hành xây dưng một ngành công nghiệp hiện đại với tỉ trọng lớn là động lực phát triển
đất nước..
2. Quá trình sản xuất ra Giá trị thặng dư trong XH tư bản. Vận dụng vào việc xem xét quá trình SX GTTD
trong các doanh nghiệp ở Việt Nam
giá trị thặng dư, phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà
tư bản chiếm không, phản ánh mối quan hệ kinh tế bản chất nhất của chủ nghĩa tư bản - quan hệ tư bản
bóc lột lao động làm thuê. Giá trị thặng dư do lao động không công của công nhân tạo ra là nguồn gốc
làm giàu của các nhà tư bản.
Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là giá trị sử dụng mà là sản xuất ra giá trị thặng dư, là
nhân giá trị lên. Theo đuổi giá trị thặng dư tối đa là mục đích và động cơ thúc đẩy sự hoạt động của mỗi
nhà tư bản, cũng như của toàn bộ xã hội tư bản. Nhà tư bản cố gắng sản xuất ra hàng hoá với chất lượng
tốt đi chăng nữa, thì đó cũng chỉ vì nhà tư bản muốn thu được nhiều giá trị thặng dư.
Sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa không chỉ phản ánh mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, mà
còn vạch rõ phương tiện, thủ đoạn để đạt được mục đích đó: tăng cường bóc lột công nhân làm thuê bằng
cách tăng cường độ lao động và kéo dài ngày lao động, tăng năng suất lao động và mở rộng sản xuất.
Như vậy, sản xuất ra giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản. Nội dung của nó
là sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa bằng cách tăng cường bóc lột công nhân làm thuê. Quy luật giá trị
thặng dư ra đời và tồn tại cùng với sự ra đời và tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Nó quyết định các mặt chủ
yếu, các quá trình kinh tế chủ yếu của chủ nghĩa tư bản. Nó là động lực vận động, phát triển của chủ
nghĩa tư bản, đồng thời nó cũng làm cho mọi mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản, đặc biệt là mâu thuẫn cơ
bản của chủ nghĩa tư bản ngày càng sâu sắc, đưa đến sự thay thế tất yếu chủ nghĩa tư bản bằng một xã hội
cao hơn.
Chủ nghĩa tư bản ngày nay tuy có những điều chỉnh nhất định về hình thức sở hữu, quản lý và phân phối
để thích nghi ở mức độ nào đó với điều kiện mới, nhưng sự thống trị của chủ nghĩa tư bản vẫn tồn tại
nguyên vẹn, bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản vẫn không thay đổi. Nhà nước tư sản hiện nay tuy có
tăng cường can thiệp vào đời sống kinh tế và xã hội, nhưng về cơ bản nó vẫn là bộ máy thống trị của giai
cấp tư sản.
Tuy nhiên, do trình độ đã đạt được của văn minh nhân loại và do cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân,
mà một bộ phận không nhỏ công nhân ở các nước tư bản phát triển có mức sống tương đối sung túc,
nhưng về cơ bản, họ vẫn phải bán sức lao động và vẫn bị nhà tư bản bóc lột giá trị thặng dư. Nhưng trong
điều kiện hiện nay, sản xuất giá trị thặng dư có những đặc điểm mới:
Một là, do kỹ thuật và công nghệ hiện đại được áp dụng rộng rãi nên khối lượng giá trị thặng dư được tạo
ra chủ yếu nhờ tăng năng suất lao động. Việc tăng năng suất lao động do áp dụng kỹ thuật và công nghệ
hiện đại có đặc điểm là chi phí lao động sống trong một đơn vị sản phẩm giảm nhanh, vì máy móc hiện
đại thay thế được nhiều lao động sống hơn.
Hai là, cơ cấu lao động xã hội ở các nước tư bản phát triển hiện nay có sự biến đổi lớn. Do áp dụng rộng
rãi kỹ thuật và công nghệ hiện đại nên lao động phức tạp, lao động trí tuệ tăng lên và thay thế lao động
giản đơn, lao động cơ bắp. Do đó lao động trí tuệ, lao động có trình độ kỹ thuật cao ngày càng có vai trò
quyết định trong việc sản xuất ra giá trị thặng dư. Chính nhờ sử dụng lực lượng lao động ngày nay mà tỷ
suất và khối lượng giá trị thặng dư đã tăng lên rất nhiều.
Ba là, sự bóc lột của các nước tư bản chủ nghĩa phát triển trên phạm vi quốc tế ngày càng được mở rộng
dưới nhiều hình thức: xuất khẩu tư bản và hàng hoá, trao đổi không ngang giá... lợi nhuận siêu ngạch mà
các nước tư bản chủ nghĩa phát triển bòn rút từ các nước kém phát triển trong mấy chục năm qua đã tăng
lên gấp nhiều lần. Sự cách biệt giữa những nước giàu và những nước nghèo ngày càng tăng và đang trở
thành mâu thuẫn nổi bật trong thời đại ngày nay. Các nước tư bản chủ nghĩa phát triển đã bòn rút chất
xám, huỷ hoại môi sinh, cũng như cội rễ đời sống văn hoá của các nước lạc hậu, chậm phát triển.
Trong “kinh tế tư bản”, ngay thời kỳ còn cạnh tranh tự do, khi xuất hiện các công ty cổ phần, C. Mác đã
cho rằng, “các công ty cổ phần với việc xã hội hóa sở hữu, huy động vốn từ mọi tầng lớp xã hội, với việc
tách rời quyền sở hữu và quyền quản lý - sử dụng ... là sự thủ tiêu tư bảnvới tư cách là sở hữu tư nhân ở
trong những giới hạn của bản thân phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa”
Ở nước ta, trên thực tế, có một số người có nhiều vốn do lũy tích tiết kiệm dài hạn qua 2 – 3 đời người, có
một số người tài năng, lương làm thuê rất cao, mỗi năm có thể tích lũy tiết kiệm hàng trăm triệu Đ và
cũng có một số người giàu lên nhanh chóng trong những năm qua do gặp may trong đầu tư có rủi ro cao.
Ví dụ, nếu ông A gặp may, có thể bán hàng với giá cao 2.700 triệu Đ, (với khả năng xảy ra là 25%) ông
sẽ có lợi nhuận 700 triệu Đ, trả NH 100 triệu Đ, đóng thuế 30% x 600 triệu Đ = 180 triệu Đ, còn lại lãi
sau thuế 420 triệu Đ, tỷ suất lợi nhuận đến 42%. Nếu ông gặp may trong 5 năm như vậy thì số vốn 1.000
triệu Đ của ông sau 5 năm sẽ là: 1.000 triệu Đ (1 + 0,42)5 # 5.800 triệu Đ. Với những người này, có thể
xem nguồn vốn của họ là chính đáng. Đương nhiên, nguồn vốn này phải được huy động để đầu tư, kinh
doanh phát triển đất nước và tạo ra công ăn việc làm, có tính chất như là “sở hữu của những người sản
xuất”, “sở hữu xã hội trực tiếp”. Sản phẩm thặng dư ở đây, như đã phân tích ở trên, là không có tính chất
bóc lột.
“Quy luật giá trị thặng dư”, đồng nghĩa giá trị thặng dư với bóc lột, là quy luật kinh tế cơ bản của CNTB
chứ có lẽ không phải là quy luật kinh tếcó thể áp dụng phổ biến cho mọi nền kinh tế khác. Trong nền kinh
tế Việt Nam hiện nay, quy luật này, theo nghĩa gắn giá trị thặng dư với bóc lột, chỉ nên áp dụng đối với
lợi nhuận do độc quyền và chỉ có tác dụng chừng mực nào đó đối với “Tư bản tư nhân”. Nếu chúng ta
đồng nhất giá trị thặng dư với bóc lột cho mọi nguồn vốn thì gởi tiền vào NH lấy lãi cũng là bóc lột và để
không có bóc lột thì mọi đồng tiền tiết kiệm trong dân chúng chỉ được phép đem ra tiêu dùng hoặc đầu tư
phát triển ở quy mô gia đình. Và như vậy thì đất nước sẽ bị tàn lụi về mặt kinh tế. Trong một giai đoạn
nào đó, ví dụ một năm, một quốc gia có hệ thống tài chính tốt thì “tổng tiết kiệm phải xấp xỉ bằng tổng
đầu tư”, nghĩa là mọi đồng tiền tiết kiệm cần phải được đem ra đầu tư để phát triển. Ngoài ra, khi đã chấp
nhận “cơ chế thị trường” thì trên thực tế chúng ta cũng đã chấp nhận “giá trị theo thời gian của đồng tiền”
(cost of capital - biểu hiện đơn giản nhất của nó là lãi suất gởi NH). Đó chính là “động cơ để con người
giảm bớt tiêu dùng ngày hôm nay để có tiêu dùng nhiều hơn trong tương lai, là động cơ đầu tư để nâng
cao hiệu quả lao động của mình”
Về “tư bản tư nhân” ở nước ta, khi một số Nhà tư bản vừa mới xuất hiện thì Cách mạng tháng 8/1945
bùng nổ. Tiếp theo là chiến tranh liên miên, kèm theo là những đợt “cải tạo tư sản”. Vì vậy, trên thực tế
có thể nói, ở Việt Nam hiện nay hoặc không còn Nhà tư bản tích lũy tư bản bằng cách bóc lột giá trị thặng
dư dựa vào bạo lực hay quyền lực hoặc chỉ còn một số rất ít (kể cả một số người có nguồn thu bất chính),
ít đến mức có thể bỏ qua, không ảnh hưởng đến việc xây dựng đường lối chính sách chung. Hiện nay Nhà
nước đã có chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần. Điều đó cũng gián tiếp nói rằng, Nhà nước
chấp nhận không xét lại nguồn gốc vốn tích lũy. Trong bối cảnh đó, có thể cho rằng, “tư bản tư nhân” ở
Việt Nam cũng có ít nhiều màu sắc của “sở hữu của những người sản xuất”. Hơn nữa, hiện nay chúng ta
cũng đang chấp nhận đầu tư trực tiếp của nước ngoài, nghĩa là có chấp nhận sự bóc lột giá trị thặng dư
của tư bản tư nhân nước ngoài. Do vậy, nếu cần phải có một sự hạn chế nào đó đối với “sở hữu tư bản”
của “tư bản tư nhân” trong nước để giảm bớt khoảng cách giàu nghèo, chúng ta cũng cần phải xét đến sự
thiệt thòi về “quy mô kinh tế” (Economies of scale- Quy mô nhỏ, hiệu suất thấp) trong tương quan so
sánh. Vậy phải chăng, để giải quyết vấn đề này, con đường tốt hơn là cải tiến biểu thuế thu nhập doanh
nghiệp và đặc biệt là chọn một biểu thuế thu nhập cá nhân lũy tiến từng phần với mức thuế rất cao ở phần
trên, ví dụ 70% chẳng hạn?. Nói riêng, về “tư bản tư nhân” trong các công ty cổ phần, cần lưu ý là, ngày
nay “quyền kiểm soát” có khi còn quan trọng hơn là “quyền sở hữu”. Vì vậy ở đây cần phải đưa ra một số
hạn chế về tỷ lệ cổ phiếu để chống sự “kiểm soát độc quyền”, chống bất công. Ngoài ra, không nên xét
quy mô tư bản tư nhân theo số lượng công nhân. Như đã nói ở trên, cùng một quy mô vốn, sử dụng công
nhân càng nhiều thì mức độ bóc lột công nhân m’ = m/v càng thấp, như C. Mác đã nói trong kinh tế tư
bản. Tạo thêm công ăn việc làm cũng luôn là một mục tiêu hàng đầu trong phát triển kinh tế.
Mặt khác, nếu trước đây người ta cho rằng, có 4 yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh cho một quốc gia, một
cộng đồng, một công ty, một cá nhân... là: (1) nguồn vốn, (2) tài nguyên, (3) công nghệ và (4) con người,
thì ngày nay người ta nói: “hai yếu tố đầu đã rút khỏi phương trình”, yếu tố công nghệ cũng đã giảm bớt
vai trò, chỉ còn có yếu tố con người là then chốt nhất để tạo nên lợi thế đó. Tất nhiên, con người ở đây là
con người có lợi thế về tri thức và sáng tạo. Nói cách khác, ngày nay không phải là yếu tố vốn (tức có
TLSX) hay “sở hữu tài sản” mà là yếu tố tri thức hay “sở hữu tri thức” mới có ý nghĩa quyết định đối với
sự phát triển. (Bill Gate là một trường hợp như vậy, ở giai đoạn đầu, ông ta giàu lên nhanh xuất phát và
chủ yếu từ tri thức, từ việc chấp nhận rủi ro cao, chứ không phải chủ yếu từ vốn hay TLSX). Ngoài ra,
ngày nay người ta còn mua nhiều loại hàng hóa chứng khoán mà không mua quyền sở hữu, hay nói cách
khác, chỉ có sở hữu cái “quyền” mà trong nhiều trường hợp, “quyền” này trở thành không có giá trị gì cả
và tất nhiên người mua sẽ không sử dụng. (Những yếu tố này còn “ảo” hơn là”tư bản ảo”).
3. Tại sao CNTB đang có sự điều chỉnh nhưng không thể vượt qua được giới hạn của nó!
4. Sự chuyên hóa của giá trị hàng hóa thành giá cả sản xuất
-Phân tích sự chuyển hóa của giá trị hàng hóa thành giá trị sản xuất
Khi đã có sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và lợi nhuận bình quân thì giá trị hàng hóa đc chuyển
hóa thành giá cả sx . giá cả sx là hình thức biến tướng của giá trị , là hình thức biểu hiện của giá trị trong
tự do cảnh tranh , cơ sở của giá cả sx vẫn là giá trị . như vậy , quá trình hình thành lợi nhuận bình quân ,
đồng thời là trình hình thành giá cả sx
Như vậy trong giai đoạn cntb tự do cạnh tranh , quy luật giá trị thặng dư - quy luật kinh tế cơ bản của cntb
biểu hiện thành quy luật lợi nhuận bình quân . quy luật giá trị - quy luậ kinh tế cơ bản của nền sx hàng
hóa biểu hiện thành quy luật giá cả sx
Giá cả sản xuất = k + p
Điều kiện để giá trị H chuyển thành giá cả:
- Nền đại công nghiệp TBCN - Liên kết giữa các ngành
- Quan hệ tín dụng phát triển - T tự do di chuyển
Giá trị là nội dung bên trong của giá cả
Giá cả thị trường xoay quanh giá cả SX
Khi m chuyển thành p thì giá trị H chuyển thành giá cả SX
Chi phí sản xuất TBCN, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
-Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa:
Muốn tạo ra giá trị hàng hóa, tất yếu phải chi phí một số lao động nhất định, gọi là chi phí lao động, bao
gồm:lao động quá khứ, và lao động hiện tại
Lao động quá khứ (tức là lao động vật hóa): biểu hiện của nó lá giá trị của tư liệu sản xuất - kí hiệu là c;
và lao động hiện tại (tức là lao động sống) đó là lao động tạo ra giá trị mới (v + m).
Xét dưới gốc độc xã hội, chi phí lao động đó là chi phí thực tế của xã hội, chi phí này tao ra giá trị của
hàng hóa. Kí hiệu giá trị</em> của hàng hóa là W:
W = c + v + m .
Xét về mặt lượng:
Chi phí thực tế = giá trị hàng hóa
Song, đối với nhà tư bản , họ không phải chi phí lao động để sản xuất hàng hóa, cho nên họ không quan
tâm đến điều đó. Trên thực tế, họ chỉ quan tâm đến việc ứng tư bản để mua tư liệu sản xuất (c) và mua
sức lao động (v).
Do đó nhà tư bản chỉ xem hao phí hết bao nhiêu lao động xã hội. C.Mác gọi chi phí đó là chi phí sản xuất
tư bản chủ nghĩa, kí hiệu (k).
Vậy, chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là chi phí về tư bản&nbsp; mà nhà tư bản bỏ ra để sản xuất hàng
hóa. Khi xuất hiện chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, thì công thức giá trị hàng hóa (W = c+v+m) sẽ
chuyển thành W = k + m như vậy giữa chi phí thực tế và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa có sự khác
nhau về cả chất và lượng.
Về mặt chất : chi phí thực tế là chi phí lao động, phản ảnh đúng, đầy đủ hao phí lao động xã hội cần thiết
để sản xuất và tạo ra giá trị hàng hóa, còn chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa (k) chỉ phản ảnh hao phí tư
bản của nhà tư bản mà thôi, nó không tạo ra giá trị hàng hóa.
Vì vậy, C.Mác chỉ rõ phạm trù chi phí sản xuất không có quan hệ gì với hình thành giá trị hàng hóa, cũng
như không có quan hệ gì với quá trình làm cho tư bản tăng thêm giá trị.
Về mặt lượng: chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn luôn nhỏ hơn chi phí thực tế:
(c + v) &lt; (c+v+m)
Vì tư bản sản xuất, được hình thành tư bản cố định và tư bản lưu động cho nên chi phí sản xuất tư bản chủ
nghĩa luôn luôn nhỏ hơn tư bản ứng trước (k)
Chi phí sản xuất (k) là 120 +480 = 600 đơn vị tiền tệ.
Tư bản ứng trước (K) là : 1200 + 480 = 1680 đơn vị tiền tệ. Tứ là (k) &lt; (K).
Nhưng khi nghiên cứu C.Mác thường giả định tư bản cố định hao mòn hết trong một năm , nên tổng tư
bản ứng trước (K) và chi phí sản xuất luôn bằng nhau (K = k).
Việc hình thành chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa (k) che đậy bóc lột của chủ nghĩa tư bản.
Giá trị hàng hóa : W = k+m, trong đó k = c + v
Nhìn vào công thức trên thì sự phân biệt giữa c +v đã biến mất, người ta thấy dường như k sinh ra m.
Chính ở đây chi phí lao động bị che lấp bởi chi phí tư bản (k), lao động là thực thể, là nguồn gốc của giá
trị thì biến mất, và giờ đây hình như toàn bộ chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa sinh ra giá trị thặng dư.
Lợi nhuận : Giữa giá trị hàng hóa và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn luôn có khoảng chênh lệch,
cho nên sau khi bán hàng hóa (giả định: giá cả = giá trị) nhà tư bản không những bù đắp số tư bản đã ứng
ra, mà còn thu về một số tiền lời ngang bằng với m. Số tiền này được gọi là lợi nhuận, kí hiệu là p.
Tỷ suất lợi nhuận
Khi giá trị thặng dư chuyển hóa thành lợi nhuận thì tỷ suất giá trị thặng dư chuyển hóa thành tỷ suất lợi
nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số giá trị thặng dư và toàn bộ tư bản ứng trước, ký hiệu là
p':
p'=m/(c+v)*100%
Trong thực tế, người ta thường tính p' hàng năm bằng tỷ lệ phần trăm giữa tổng số lợi nhuận thu được
trong năm (P) và tổng tư bản ứng trước (K). p'hàng năm=p/k*100%
- Về lượng, tỷ suất lợi nhuận luôn nhỏ hơn tỷ suất giá trị thặng dư: p'<m'(vì p'=m/(c+v)còn m'=m/v)
- Về chất, tỷ suất giá trị thặng dư biểu hiện đúng mức độ bóc lột của nhà tư bản đối với lao động. Còn tỷ
suất lợi nhuận chỉ nói lên mức doanh lợi của việc đầu tư tư bản. Tỷ suất lợi nhuận chỉ cho các nhà đầu tư
tư bản thấy đầu tư vào đâu thì có lợi hơn (ngành nào có p' lớn hơn). Do đó, tỷ suất lợi nhuận là mục tiêu
cạnh tranh và là động lực thúc đẩy sự hoạt động của các nhà tư bản.
Tỷ suất lợi nhuận cao hay thấp tuỳ thuộc vào nhiều nhân tố như: tỷ suất giá trị thặng dư, cấu tạo hữu cơ
của tư bản, tốc độ chu chuyển tư bản, sự tiết kiệm tư bản bất biến..
5. Tư bản cố định và tư bản lưu động
Tư bản sản xuất gồm nhiều bộ phận và có thời gian chu chuyển khác nhau về mặt giá trị, do đó ảnh hưởng
đến thời gian chu chuyển của toàn bộ tư bản. Căn cứ vào sự khác nhau trong phương thức (đặc điểm) chu
chuyển về mặt giá trị nhanh hay chậm của các bộ phận tư bản để phân chia tư bản sản xuất thành tư bản cố
định và tư bản lưu động.
a) Tư bản cố định
Tư bản cố định là bộ phận tư bản biểu hiện dưới hình thái giá trị của những máy móc, thiết bị, nhà
xưởng..., tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưng giá trị của nó không chuyển hết một lần, mà
chuyển từng phần vào sản phẩm trong quá trình sản xuất. Đặc điểm của tư bản cố định là về hiện vật, nó
luôn luôn cố định trong quá trình sản xuất, chỉ có giá trị của nó là tham gia vào quá trình lưu thông cùng
sản phẩm, hơn nữa nó cũng chỉ lưu thông từng phần, còn một phần vẫn bị cố định trong tư liệu lao động,
phần này không ngừng giảm xuống cho tới khi nó chuyển hết giá trị vào sản phẩm. Chính đặc điểm của
loại tư bản này đã làm cho thời gian mà tư bản cố định chuyển hết giá trị của nó vào sản phẩm bao giờ
cũng dài hơn thời gian một vòng tuần hoàn.
b) Tư bản lưu động
Tư bản lưu động là bộ phận tư bản được hoàn lại hoàn toàn cho nhà tư bản sau khi hàng hoá sản xuất ra
được bán xong. Trong đó, bộ phận tư bản biểu hiện dưới hình thái nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu phụ...,
giá trị của nó được chuyển toàn bộ vào giá trị hàng hoá trong quá trình sản xuất. Còn bộ phận tư bản biểu
hiện dưới hình thái tiền công, đã bị người công nhân tiêu dùng và được tái tạo trong quá trình sản xuất
hàng hoá. Đặc điểm của loại tư bản này là chu chuyển nhanh về mặt giá trị. Nếu tư bản cố định muốn chu
chuyển hết giá trị của nó phải mất nhiều năm, thì trái lại tư bản lưu động trong một năm giá trị của nó có
thể chu chuyển nhiều lần hay nhiều vòng. Đối với tư bản cố định, trong quá trình hoạt động tất yếu bị hao
mòn. Có hai loại hao mòn là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình:
Hao mòn hữu hình là hao mòn do sử dụng hoặc do bị phá huỷ của tự nhiên gây ra làm cho tư bản cố định
mất giá trị và giá trị sử dụng.
Hao mòn vô hình là hao mòn do ảnh hưởng của sự tiến bộ khoa học - công nghệ.
Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, những máy móc, thiết bị được sản
xuất ra có giá cả thấp hơn và có hiệu suất lớn hơn, làm cho những máy móc, thiết bị cũ giảm giá trị ngay
khi giá trị sử dụng của nó vẫn còn nguyên vẹn hoặc mới suy giảm một phần.
Bởi vậy, việc thu hồi nhanh giá trị tư bản cố định có ý nghĩa rất quan trọng trong cạnh tranh trên thương
trường. Trong điều kiện đó, buộc các nhà tư bản phải tìm mọi cách để khấu hao nhanh tư bản cố định. Tỷ
lệ khấu hao tài sản cố định thường được tính rất cao ngay từ những năm đầu chế tạo sản phẩm, lợi dụng
giá sản phẩm cao của đầu chu kỳ sản phẩm, sau đó giảm dần tỷ lệ khấu hao cùng với việc giảm giá sản
phẩm ở cuối chu kỳ của nó. Quy mô sản lượng ban đầu càng lớn càng có lợi cho việc thu hồi giá trị tư bản
cố định. Những yêu cầu đó không phải lúc nào cũng được thực hiện dễ dàng.
Bởi vậy, các nhà tư bản, một mặt, tìm cách phát triển hệ thống tự động hoá linh hoạt, cùng với những máy
móc thiết bị tương ứng để có thể tạo ra nhiều dạng sản phẩm hoặc những sản phẩm chuyên môn hoá theo
các đơn đặt hàng khác nhau; mặt khác, phát triển hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ để dễ dàng đổi mới
tư bản cố định trong điều kiện cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại và cạnh tranh gay gắt. Đồng
thời, các nhà tư bản vẫn tiếp tục sử dụng những biện pháp cổ điển như tăng cường độ lao động, tổ chức
lao động theo ca kíp, tiết kiệm chi phí bảo quản và chi phí cải thiện điều kiện lao động của người công
nhân. Bằng cách đó nhằm thu hồi nhanh giá trị tài sản cố định đã sử dụng và góp phần rút ngắn khoảng
cách lạc hậu về các thế hệ kỹ thuật và công nghệ.
6. Thực chất và động cơ của tích lũy tư bản
Thực chất của tích lũy tư bản là sự chuyển hóa một phần giá trị thặng dư trở lại thành tư bản , hay quá trình
bản hóa giá trị thặng dư
+ Khái niệm tư bản: là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bốc lột lao động không công của công
nhân làm
thuê
+ Khái niệm Tích Lũy Tư Bản: Là việc sử dụng giá trị thặng dư làm tư bản hay sự chuyển hóa giá trị thặng
dư trở thành tư bản
Khái niệm giá trị thặng dư: Giá trị thặng dư được Marx xem là phần chênh lệch giữa giá trị hàng hóa và số
tiền nhà tư bản
bỏ ra. Trong quá trình kinh doanh, nhà tư bản bỏ ra tư bản dưới hình thức tư liệu sản xuất gọi là tư bản bất
biến và bỏ ra tư bản
để thuê mướn lao động gọi là tư bản khả biến. Tuy nhiên, người lao động đã đưa vào hàng hóa một lượng
giá trị lớn hơn số tư
bản khả biến mà nhà tư bản trả cho người lao động. Phần dư ra đó gọi là giá trị thặng dư.
1) Thực chất và động cơ của tích luỹ tư bản. Muốn tái sản xuất mở rộng, nhà tư bản không sử dụng hết giá
trị thặng dư cho tiêu dùng cá nhân, mà dùng một phần giá trị thặng dư làm tư bản phụ thêm. Thực chất của
tích luỹ tư bản là biến một phần giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm; động cơ của tích luỹ tư bản là
nhằm thắng trong cạnh tranh và thu được nhiều giá trị thặng dư Mối quan hệ và sự khác nhau giữa tích tụ
và tập trung tư bản&nbsp
Tích tụ tư bản là sự tăng thêm quy mô tư bản cá biệt bằng cách tư bản hoá một phần giá trị thặng dư. Nó là
kết quả trực tiếp của tích luỹ tư bản.&nbsp
Tập trung tư bản là sự hợp nhất một số tư bản nhỏ thành một tư bản cá biệt lớn hơn. Tập trung tư bản
thường diễn ra bằng 2 phương pháp là tự nguyện hay cưỡng bức&nbsp;
Tích tụ và tập trung tư bản giống nhau ở chỗ chúng đều làm tăng quy mô tư bản cá biệt; khác nhau ở chỗ
tích tụ tư bản làm tăng thêm quy mô tư bản xó hội, phản ỏnh mốiquan hệ trực tiếp giữa giai cấp cụng nhân
và giai cấp tư sản. Tập trung tư bản chỉ phân phối và tổ chức lại tư bản xó hội, nú phản ỏnh quan hệ trực
tiếp giữa cỏc nhà tư bản.&nbsp;
Tích tụ và tập trung tư bản có mối quan hệ với nhau và tác động thúc đẩy nhau. Nếu gạt bỏ tính tư bản chủ
nghĩa thỡ tớch tụ và tập trung tư bản là hỡnh thức tớch tụ và tập trung sản xuất, góp phần làm tăng thu nhập
quốc dân và sử dụng hợp lý, cú hiệu quả cỏc nguồn vốn xó hội, đẩy nhanh quá trỡnh xó hội hoỏ sản xuất.
Vai trũ của tập trung tư bản trong sự phát triển của chủ nghĩa tư bản&nbsp;
Tập trung tư bản có ý nghĩa hoàn thành những cụng trỡnh to lớn trong một thời gian ngắn và tạo điều kiện
ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống làm cho chủ nghĩa tư bản phát triển
nhanh
7. Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư và giá trị thặng dư siêu ngạch
Trả lời
Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, ngày lao động là thời gian công nhân làm việc gồm hai phần là thời gian lao
động cần thiết và thời gian lao động thặng dư ở xí nghiệp của nhà tư bản.
a) Phương pháp thứ nhất. Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài thời gian lao
động vượt quá thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động, giá trị sức lao động và thời gian lao
động tất yếu khôngthay đổi. Phương pháp này được áp dụng chủ yếu ở giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản
khi công cụ lao động thủ công thống trị, năng suất lao động cũn thấp.
b) Phương pháp thứ hai. Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thời gian lao
động tất yếu bằng cách nâng cao năng suất lao động trong ngành sản suất ra tư liệu sinh hoạt để hị thấp giá
trị sức lao động nhờ đó tăng thời gian lao động thặng dư lên ngay trong điều kiện độ dài ngày lao động,
cường độ lao động vẫn như cũ.
c) Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do áp dụng công nghệ mới sớm hơn các xí
nghiệp khác làm cho giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị thi trường của nó. Trong từng xí nghiệp,
giá trị thặng dư siêu ngạch là một hiện tượng tạm thời, nhưng trong phạm vi xó hội thỡ nú lại thường xuyên
tồn tại. Giá rị thặng dư siêu ngạch là động lực mạnh nhất để thúc đẩy các nhà tư bản đổi mới công nghệ để
tăng năng suất lao động cá biệt, đánh bại các đối thủ của mỡnh trong cạnh tranh. C.Mác gọi giá trị thặng dư
siêu ngạch là hỡnh thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối.
8. Tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư
Trả lời
Định nghĩa giá trị thặng dư
Giá trị thặng dư được Mac xem là phần chênh lệch giữa giá trị hàng hóa và số tiền nhà tư bản bỏ ra.
Trong quá trình kinh doanh, nhà tư bản bỏ ra tư bản dưới hình thức tư liệu sản xuất gọi là tư bản bất biến
và bỏ ra tư bản để thuê mướn lao động gọi là tư bản khả biến. Tuy nhiên, người lao động đã đưa vào hàng
hóa một lượng giá trị lớn hơn số tư bản khả biến mà nhà tư bản trả cho người lao động. Phần dư ra đó gọi
là giá trị thặng dư. Tức là sản lượng của hàng hóa làm ra có giá trị cao hơn phần tiền mà nhà tư bản trả
cho công nhân và mức chênh lệch đó chính là giá trị thặng dư.
Có thể lấy một ví dụ như sau để giải thích: Giả sử một người lao động có trong tay giá trị nguyên vật liệu
là 1000 đồng. Trên cơ sở sức lao động đã bỏ ra, người lao động đó sẽ làm ra được sản phẩm mới có giá trị
1100 đồng. Số tiền 100 chênh lệch đó chính là giá trị thặng dư sức lao động. Tuy nhiên nhà tư bản chỉ trả
lương cho anh ta 50 đồng/1 sản phẩm, có nghĩa 50 đồng còn lại là phần nhà tư bản chiếm của người lao
động.
Tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư
Tỷ suất giá trị thặng dư (m') là tỷ lệ phần trăm giữa số lượng giá trị thặng dư (m) với tư bản khả biến (v)
và được tính bằng công thức: m' = mv x 100 %
Công thức tính tỷ suất giá trị thặng dư còn có dạng:
m' = t't x 100 %
Trong đó: - t là thời gian lao động tất yếu - t' là thời gian lao động thặng dư
Tỷ suất giá trị thặng dư phản ánh trình độ bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân làm thuê.
Khối lượng giá trị thặng dư (M) là số lượng giá trị thặng dư mà nhà tư bản thu được trong một thời gian
sản xuất nhất định và được tính bằng công thức:
M = m' . V hoặc M = mv x V (1)
Trong đó: V là tổng tư bản khả biến được sử dụng trong thời gian trên.
Khối lượng giá trị thặng dư tỷ lệ thuận với cả hai nhân tố m' và V.
9. Tư bản bất biến và tư bản khả biến
Bản chất tư bản: Các nhà kinh tế học cho rằng mọi tư liệu sx đều là tư bản,&nbsp; nhưng tư liệu sx chỉ là
tư bản khi nó trở thành tài sản của nhà tư bản và dùng để bóc lột sức lao động của người làm thuê. Như
vậy tư bản là 1 quan hệ sx nhất định giữa con người với con người trong xh. Vì vậy bản chất của tư bản là
thể hiện quan hệ sx xh mà trong đó giai cấp tư sản chiếm đoạt giá trị thặng dư do giai cấp công x tạo ra.
- Tư bản bất biến ( C ) : là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu sx mà giá trị được bảo tồn và
chuyển vào sp tức là giá trị k thay đổi về lượng trong quá trình sx. Bao gồm: máy móc, nhà xưởng,
nguyên liệu, nhiên liệu… Nó có đặc điểm là giá trị của chúng được bảo toàn và di chuyển vào sp. Giá trị
tư liệu sx được bảo tồn dưới hình thức giá trị thặng dư mới.
- Tư bản khả biến ( V ) : là bộ phận tư bản biến thành sức lao động k tái hiện ra nhưng thông qua lao động
trừu tượng của công x làm thuê mà tăng lên tức là tăng lên về lượng. Nó có đặc điểm là giá trị của nó biến
thành tư liệu sinh hoạt của công x và biến đi trong quá trình tiêu dùng của công x. Trong quá trình lao
động công x tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị sức lao động nó bằng giá trị sức lao động cộng với giá trị
thặng dư. vd: tiền thuê nhân công, lương trả cho người lao động.
Mục đích của việc phân chia:
- phân biệt TB bất biến &amp; TB khả biến là để vạch rõ bản chất bóc lột của CNTB và người tạo ra
GTTD là người lao động mà người được hưởng GTTD lại là những nhà TB.
- Đồng thời phân biệt như vậy cũng là để làm rõ quá trình và tìm ra các điều kiện để sx ra GTTD. Từ bất
biến thành khả biến và bất biến là điều kiện k thể thiếu. cũng có thể tìm ra mqh giữa tư liệu sx &amp; sức
lao động
10. Quá trình sản xuất giá trị thặng dư
Mục đích của nhà tư bản ứng ra một số tiền mua tư liệu sản xuất và sức lao động là để tạo ra giá trị thặng
dư.
Quá trình nhà tư bản tiêu dùng hàng hóa sức lao động và tư liệu sản xuất để sản xuất giá trị thặng dư có
hai đặc điểm: một là, công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản; hai là, sản phẩm làm ra thuộc
sở hữu của nhà tư bản.
Làm thế nào nhà tư bản có được giá trị thặng dư?
Giả sử, để chế tạo ra 1 kg sợi, nhà tư bản phải ứng ra số tiền 20 ngàn đơn vị tiền tệ mua 1 kg bông, 3 ngàn
đơn vị cho hao phí máy móc và 5 ngàn đơn vị mua sức lao động của công nhân điều khiển máy móc trong
1 ngày (10 giờ). Giả định việc mua này đúng giá trị, mỗi giờ lao động sống của công nhân tạo ra giá trị
mới kết tinh vào sản phẩm là 1000 đơn vị.
Trong quá trình sản xuất, bằng lao động cụ thể, công nhân sử dụng máy móc để chuyển 1 kg bông thành 1
kg sợi, theo đó giá trị của bông và hao mòn máy móc cũng được chuyển vào sợi. Giả định chỉ trong 5 giờ
công nhân đã kéo xong 1 kg bông thành 1 kg sợi, thì giá trị 1 kg sợi được tính theo các khoản như
sau:
+ Giá trị 1 kg bông chuyển vào = 20.000 đơn vị
+ Hao mòn máy móc = 3.000 đơn vị
+ Giá trị mới tạo ra (trong 5 giờ lao động, phần này vừa đủ bù đắp giá trị
sức lao động) = 5.000 đơn vị
Tổng cộng = 28.000 đơn vị
Nếu quá trình lao động ngừng ở đây thì nhà tư bản chưa có được giá trị thặng dư.
Thời gian lao động (5 giờ) mà người công nhân tạo ra một lượng giá trị ngang với giá trị sức lao động của
mình gọi là thời gian lao động tất yếu và lao động trong khoảng thời gian ấy gọi là lao động tất yếu.
Nhưng nhà tư bản đã mua sức lao động trong 1 ngày với 10 giờ, chứ không phải 5 giờ (Hợp đồng lao
động giữa nhà tư bản và công nhân tính theo ngày công 10 giờ nên nhà tư bản có quyền sử dụng sức lao
động của công nhân trong 10 giờ). Trong 5 giờ lao động tiếp, nhà tư bản chi thêm 20.000 đơn vị để mua 1
kg bông và 3.000 đơn vị hao mòn máy móc và với 5 giờ lao động sau, người công nhân vẫn tạo ra 5.000
đơn vị giá trị mới và có thêm 1 kg sợi với giá trị 28.000 đơn vị. Tổng số tiền nhà tư bản chi ra để có được
2 kg sợi sẽ là:
+ Tiền mua bông: 20.000 x 2 = 40000 đơn vị
+ Hao mòn máy móc (máy chạy 10 tiếng): 3.000 x 2 = 6.000 đơn vị
+ Tiền lương công nhân sản xuất cả ngày (trong 10 giờ, tính theo đúng giá trị sức lao động) = 5.000 đơn
vị
Tổng cộng = 51.000 đơn vị
Tổng giá trị của 2 kg sợi là: 2 kg x 28000 = 56.000 đơn vị và như vậy, lượng giá trị thặng dư thu được là:
56.000 – 51.000 = 5.000 đơn vị.
Thời gian lao động (5 giờ) để tạo ra giá trị thặng dư gọi là thời gian lao động thặng dư, và lao động trong
thời gian ấy gọi là lao động thặng dư.
Từ thí dụ trên đây ta kết luận:
Giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo
ra và bị nhà tư bản chiếm không. C. Mác viết: “Bí quyết của sự tự tăng thêm giá trị của tư bản quy lại là ở
chỗ tư bản chi phối được một số lượng lao động không công nhất định của người khác”1. Sở dĩ nhà tư
bản chi phối được số lao động không công ấy vì nhà tư bản là người sở hữu tư liệu sản xuất.
Việc nhà tư bản chiếm đoạt giá trị thặng dư do quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa tạo ra gọi là bóc lột giá
trị thặng dư.
11. Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động
Trả Lời
Hai thuộc tính của hàng hoá sức lao động: Giá trị hàng hoá sức lao động cũng giống như hàng hoá thông
thường, lượng giá trị sức lao động cũng được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái
sản xuất sức lao động. Nhưng khác hàng hoá thông thường vì sức lao động là năng lực (khả năng) tồn tại
trong cơ thể sống của con người, để tái sản xuất ra năng lực đó người công nhân phải tiêu dùng một khối
lượng sinh hoạt nhất định để thực hiện nhu cầu tái tạo sức lao động. Như vậy lượng giá trị sức lao động
được đo lường gián tiếp bằng lượng giá trị sinh hoạt. - Yếu tố cấu thành giá trị sức lao động:
background image 5 + Giá trị tư liệu sinh hoạt cho bản thân người công nhân + Giá trị tư liệu sinh hoạt cho
gia đình anh ta + Chi phí đào tạo - Sự vận động của lượng giá trị sức lao động (tăng và giảm): ² Nhân tố
làm tăng là do chí phí đào tạo tăng, do đòi hỏi của cách mạng khoa học kỹ thuật. ² Nhân tố làm giảm lượng
giá trị sức lao động: do giá trị tư liệu sinh hoạt giảm và năng suất lao động của ngành sản xuất tư liệu sinh
hoạt tăng. ² Giá trị sức lao động đặc biệt khác hàng hoá thông thường: nó mang yếu tố tinh thần và lịch sử.
Con người sống trong những điều kiện kinh tế cụ thể ngoài nhu cầu vật chất còn có nhu cầu tinh thần. Giá
trị sử dụng của hàng hoá sức lao động: cũng giống như hàng hoá khác giá trí sử dụng cũng được thể hiện
khi tiêu dùng. Nhưng nó khác ở chỗ nhà tư bản tiêu dùng sức lao động của công nhân và bắt công nhân lao
động kết hợp với tư liệu sản xuất để tạo ra hàng hoá. Trong quá trình lao động đó người công nhân đã tạo
ra một giá trị mới (v + m ) trong đó có một bộ phận ngang bằng với giá trị sức lao động của người công
nhân nhà tư bản dùng để trả lương cho người công nhân đó (đó là v), còn một bộ phận dôi ra ngoài bộ phận
sức lao động (m) nhà tư bản chiếm không. Như vậy: Có thể nói rằng giá trị sức lao động khi nhà tư bản tiêu
dùng nó tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó. Hay nói cách khác: Giá trị sử dụng đặc biệt của
hàng hoá sức lao động là nguồn gốc của giá trị và giá trị thặng dư. Còn các hàng hoá thông thường:
Nếu là tư liệu sản xuất khi tiêu dùng trong sản xuất thì giá trị của nó được dịch chuyển vào giá trị sản
phẩm. § Nếu là tư liệu sinh hoạt và tiêu dùng cho cá nhân thì cả giá trị lẫn giá trị sử dụng đều mất
12. Sức lao động và điều kiện để sức lao động thành hàng hóa
Trả lời
Sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực tồn tại trong cơ thể con người, thể lực và trí lực mà người đó sẽ
vận dụng trong quá trình sản xuất ra một giá trị sử dụng. Trong bất cứ xã hội nào, sức lao động cũng đều là
điều kiện cần thiết để sản xuất. Nhưng không phải bao giờ sức lao động cũng là hàng hoá. Sức lao động chỉ
biến thành hàng hoá trong những điều kiện lịch sử nhất định. Đó là: · Người có sức lao động được tự do về
thân thể, làm chủ về sức lao động của mình. Việc biến sức lao động thành hàng hoá đòi hỏi phải thủ tiêu
chế độ chiếm hữu nô lệ. · Người có sức lao động bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất, để duy trì cuộc sống phải
đi làm thuê để sống. Nếu người lao động được tự do thân thể và có tư liệu sản xuất thì người lao động sẽ
bán sản phẩm do mình làm ra chứ không phải sức lao động. Sự tồn tại đồng thời 2 điều kiện nói trên tất yếu
biến sức lao động thành hàng hoá. Sức lao động biến thành hàng hoá báo hiệu một giai đoạn mới trong sự
phát triển xã hội - giai đoạn sản xuất hàng hoá trở thành phổbiến, đó là sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa.
Hàng hoá sức lao động là nhân tố tách chủ n und image ghĩa tư bản ra khỏi sản xuất hàng hoá giản đơn.
Như vậy, sức lao động biến thành hàng hoá là điều kiện quyết định để chuyển hoá tiền tệ thành tư bản. Tuy
nhiên để tiền tệ biến thành tư bản thì lưu thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ phải đạt tới mức độ nhất định.
Sức lao động là hàng hoá đặc biệt: Sức lao động phải là hàng hoá và giống hàng hoá thông thường khác
nhưng tính đặc biệt được thể hiện: v Trong quan hệ mua bán: o Chỉ bán quyền sử dụng chứ không bán
quyền sở hữu và có thời gian nhất định. o Mua bán chịu - Giá trị sử dụng thực hiện trước - giá trị thực hiện
sau. o Chỉ có phía người bán là công nhân làm thuê - Người mua là nhà tư bản. o Giá cả (tiền lương) luôn
thấp hơn so với giá trị. Vì sức lao động phải bán trong mọi điều kiện - mua bán trong mọi điều kiện để sinh
sống. v Hai thuộc tính của hàng hoá sức lao động: Giá trị hàng hoá sức lao động cũng giống như hàng hoá
thông thường, lượng giá trị sức lao động cũng được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất
và tái sản xuất sức lao động. Nhưng khác hàng hoá thông thường vì sức lao động là năng lực (khả năng) tồn
tại trong cơ thể sống của con người, để tái sản xuất ra năng lực đó người công nhân phải tiêu dùng một khối
lượng sinh hoạt nhất định để thực hiện nhu cầu tái tạo sức lao động. Như vậy lượng giá trị sức lao động
được đo lường gián tiếp bằng lượng giá trị sinh hoạt. - Yếu tố cấu thành giá trị sức lao động:
+ Giá trị tư liệu sinh hoạt cho bản thân người công nhân
+ Giá trị tư liệu sinh hoạt cho gia đình anh ta
+ Chi phí đào tạo - Sự vận động của lượng giá trị sức lao động (tăng và giảm): ² Nhân tố làm tăng là do
chí phí đào tạo tăng, do đòi hỏi của cách mạng khoa học kỹ thuật. ² Nhân tố làm giảm lượng giá trị sức
lao động: do giá trị tư liệu sinh hoạt giảm và năng suất lao động của ngành sản xuất tư liệu sinh hoạt tăng.
² Giá trị sức lao động đặc biệt khác hàng hoá thông thường: nó mang yếu tố tinh thần và lịch sử. Con
người sống trong những điều kiện kinh tế cụ thể ngoài nhu cầu vật chất còn có nhu cầu tinh thần. Giá trị
sử dụng của hàng hoá sức lao động: cũng giống như hàng hoá khác giá trí sử dụng cũng được thể hiện khi
tiêu dùng. Nhưng nó khác ở chỗ nhà tư bản tiêu dùng sức lao động của công nhân và bắt công nhân lao
động kết hợp với tư liệu sản xuất để tạo ra hàng hoá. Trong quá trình lao động đó người công nhân đã tạo
ra một giá trị mới (v + m ) trong đó có một bộ phận ngang bằng với giá trị sức lao động của người công
nhân nhà tư bản dùng để trả lương cho người công nhân đó (đó là v), còn một bộ phận dôi ra ngoài bộ
phận sức lao động (m) nhà tư bản chiếm không. Như vậy: Có thể nói rằng giá trị sức lao động khi nhà tư
bản tiêu dùng nó tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó. Hay nói cách khác: Giá trị sử dụng đặc
biệt của hàng hoá sức lao động là nguồn gốc của giá trị và giá trị thặng dư.
13. công thức chung của chủ nghĩa tư bản, và mâu thuẫn chung của công thức
Trả Lời
1. Công thức chung của tư bản: Mọi tư bản mới đầu đều biểu hiện dưới một số tiền nhất định nhưng tiền tệ
chỉ biến thành tư bản trong những điều kiện nhất định. Nếu là tiền thông thường thì hoạt động theo phương
thức hàng - tiền - hàng (H-T-H). Công thức này gọi là công thức lưu thông hàng hoá giản đơn, còn nếu tiền
là tư bản thì vận động theo công thức tiền - hàng - tiền (T-H-T). Công thức này gọi là công thức lưu thông
của tư bản. Mục đích của lưu thông hàng hoá giản đơn là giá trị sử dụng. Vì vậy sự vận động sẽ kết thúc
khi những người trao đổi có được giá trị sử dụng mà anh ta cần đến. Trái lại, mục đích sự vận động của tư
bản không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị. Hơn nữa là giá trị tăng thêm vì vậy nếu số tiền thu về bằng
số tiền ứng ra thì sự vận động trở nên vô nghĩa. Vì vậy số tiền thu về phải lớn hơn số tiền ứng ra. Do đó
công thức vận động đầy đủ của tư bản là T-H-T’ trong đó T’= T + t. Số dôi ra đó (t) Mác gọi là giá trị thặng
dư và số tiền ban đầu chuyển hoá thành tư bản. Vậy tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư. Sự lớn lên
của giá trị là không có giới hạn. Vì vậy sự vận động của tư bản cũng không có giới hạn. Mác gọi công thức
T-H-T’ là công thức chung của tư bản vì mọi tư bản đều biểu hiện trong lưu thông dưới dạng tổng quát đo
dù là tư bản thương nghiệp, tư bản công nghiệp hay tư bản cho vay.
2. Mâu thuẫn chung của công thức chung của tư bản
Tư bản vận động theo công thức T-H-T’ trong đó T’ = T + t. Vậy t được sinh ra như thế nào? Như vậy chỉ
có 2 trường hợp: trong lưu thông và ngoài lưu thông.
a. Trong lưu thông (Trao đổi, mua bán): Dù trao đổi ngang giá hay không ngang giá cũng không tạo ra giá
trị mới và do đó không tạo ra giá trị thặng dư - Trường hợp trao đổi ngang giá (mua bán đúng giá trị ) chỉ là
sự chuyển hoá hình thái giá trị từ H - T và ngược lại . Do đó, tiền không lớn lên, giá trị không tăng thêm. -
Trao đổi không ngang giá: Mua rẻ (thấp hơn giá trị) thì có lợi trong khi mua. Nhưng khi bán, bán thấp hơn
giá trị thì chịu thiệt thòi. Bán đắt (cao hơn giá trị): cái được lợi khi là người bán thì sẽ chịu thiệt khi là
người mua. Mua rẻ, bán đắt: điều này chỉ giải thích sự làm giàu của những thương nhân cá biệt chứ không
giải thích sự làm giàu của tư bản nói chung Như vậy trao đổi không ngang giá thì giá trị không tăng thêm b.
Ngoài lưu thông (xét hai nhân tố) không có sự tiếp xúc hàng tiền: Nhân tố (T) tiền: “tiền” tự nó không lớn
lên. Xét nhân tố (H) hàng: Hàng ngoài lưu thông tức là vào tiêu dùng: + Tiêu dùng vào sản xuất, tức là tư
liệu sản xuất. Vậy giá trị của nó chuyển dịch dần vào sản phẩm - không tăng lên. + Tư liệu tiêu dùng, tiêu
dùng cho cá nhân - cả giá trị và giá trị sử dụng đều mất đi. Như vậy cả trong lẫn ngoài lưu thông xét tất cả
các nhân tố thì T không tăng thêm. Nhưng nhà tư bản không thể vận động ngoài lưu thông, có nghĩa là nhà
tư bản phải tìm thấy trên thị trường mua được một thứ hàng hoá (trong lưu thông ) nhưng nhà tư bản không
bán hàng hoá đó, vì nếu bán cũng
background image 3 không thu được gì. Nhà tư bản tiêu dùng hàng hoá đó (ngoài lưu thông) tạo ra một giá
trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó - hàng hoá đó là sức lao động. Như vậy công thức đầy đủ có thể viết:
Sức lao động T - H sản xuất hàng hoá ...H’ - T’ TLSX Như vậy thì mâu thuẫn của công thức chung là tư
bản vận động vừa trong lưu thông nhưng đồng thời vừa không trong lưu thông
14. Nội dung và những tác động của quy luật giá trị
Trả lời
- Khái niệm: Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và lưu thông hàng hóa, nó dề cập đến
việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở giá trị của hàng hóa, tức cơ sở hao phí lao động xã
hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó.
- Quy luật giá trị đặt ra 2 yêu cầu:
Trong sản xuất:
+ Khối lượng sản phẩm mà người sản xuất tạo ra phải phù hợp với khả năng thanh toán của toàn xã hội,
nếu không cũng sẽ lớn hơn cầu hoặc ngược lại.
+ Muốn bán được hàng hóa, bù đắp được chi phí và có lãi thì hao phí lao động cá biệt phải phù hợp với hao
phí lao động xã hội, tức là phải bằng hoặc nhỏ hơn mức chi phí mà xã hội chấp nhận.
Trong lưu thông:
+ Phải thực hiện nguyên tắc ngang giá: Chỉ trao đổi hàng hóa với nhau khi chúng có lượng lao động kết
tinh như nhau.
+ Hàng hóa có giá trị cao thì giá cả sẽ cao và ngược lại
+ Phải đảm bảo có lãi để tái sản xuất mở rộng.
Trong thực tế, giá cả hàng hóa thường phụ thuộc vào: quy luật cung cầu, sức mua của tiền, cạnh tranh,...
Những nhân tố này làm giá cả hàng hóa tách rời khỏi giá trị lên, xuống và quay xung quanh trục giá trị của
nó. Như vậy quy luật giá trị sẽ vận động thông qua sự vận động của giá cả.
-Những tác động của quy luật giá trị
1, Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa:
- Điều tiết sản xuất một cách tự phát:
+ Khi cung > cầu, giá cả sẽ nhỏ hơn giá trị, việc tiếp tục sản xuất sẽ không tạo ra lợi nhuận nên thu hẹp
sản xuất.
+ Khi cung < cầu giá cả sẽ lớn hơn giá trị, việc tiếp tục sản xuất sẽ có lãi nên mở rộng sãn xuất.
+ Khi cung = cầu: Giá cả sẽ bằng với giá trị, thị trường đã bảo hòa tất yếu xảy ra quá trình chuyển tư liệu
sản xuất và sức lao động sang lĩnh vực sản xuất khác co lợi nhuận cao hơn.
- Điều tiết lưu thông:
+ Sẽ có dòng chảy từ nơi có nhiều hàng hóa về nơi có ít hàng hóa.
+ Dòng chảy hàng hóa từ nơi giá thấp về nơi có giá cao.
2, Kích thích cải tiến kĩ thuật, phát triển lực lượng sản xuất do cạnh tranh:
- Để có giá trị cá biệt thấp hơn giá trị xã hội và thu được nhiều lợi nhuận, ngoài việc phát huy những điều
kiện thuận lợi, thực hiện tiết kiệm trong sản xuất, cải tiến, tổ chức quản lí, sản xuất phân phối, người sản
xuất còn phải cải tiến kĩ thuật bằng cách đầu tư, mua sắm thiết bị, máy móc, cũng như sử dụng lao động
có tay nghề cao.Từ đó, năng suất lao động cá biệt sẽ tăng lên, năng suất lao động xã hội cũng tăng theo và
lưc lượng sản xuất xã hội sẽ phát triển.
3, Phân hóa người sản xuất, đặc biệt là những người sản xuất nhỏ.
- Trong quá trình sản xuất kinh doanh người sản xuất nào có điều kiện thuận lợi, biết đầu tư đúng chỗ
cũng như nổ lực sản xuất cải tiến kĩ thuật và quản lí, có thể tạo ra sản phẩm với giá trị cá biệt thấp hơn thì
sẽ thành công và trở nên giàu có.
- Ngược lại, những người sản xuất kinh doanh không có điều kiện thuận lợi, không đầu tư đúng chỗ cũng
như không nổ lực cải tiến kĩ thuật và quản lí hoặc gặp rủi ro, tai nạn thì sẽ mất vốn, bị phá sản, phải đi
làm thuê cho người khác. Điều này sẽ phân hóa giàu nghèo, tạo cơ sở hình thành quan hệ chủ - thợ và
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
15. Các chức năng của tiền tệ
Trả lời
Bản chất của tiền tệ được thể hiện qua các chức năng của nó. Theo C. Mác tiền tệ
có 5 chức năng:
- Thước đo giá trị. Tiền tệ dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của các hàng hoá.
Muốn đo lường giá trị của các hàng hoá, bản thân tiền tệ phải có giá trị. Vì vậy, tiền tệ
làm chức năng thước đo giá trị phải là tiền vàng. Để đo lường giá trị hàng hoá không
cần thiết phải là tiền mặt mà chỉ cần so sánh với lượng vàng nào đó một cách tưởng
tượng.
Sở dĩ có thể làm được như vậy, vì giữa giá trị của vàng và giá trị của hàng hoá
trong thực tế đã có một tỷ lệ nhất định. Cơ sở của tỷ lệ đó là thời gian lao động xã hội
cần thiết hao phí để sản xuất ra hàng hoá đó. Giá trị hàng hoá được biểu hiện bằng tiền
gọi là giá cả hàng hoá. Do đó, giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng
hoá. Giá cả hàng hoá do các yếu tố sau đây quyết định:
+ Giá trị hàng hoá.
+ Giá trị của tiền.
+ ảnh hưởng của quan hệ cung - cầu hàng hoá.
Để làm chức năng thước đo giá trị thì bản thân tiền tệ cũng phải được đo lường.
Do đó, phải có đơn vị đo lường tiền tệ. Đơn vị đó là một trọng lượng nhất định của kim
loại dùng làm tiền tệ. ở mỗi nước, đơn vị tiền tệ này có tên gọi khác nhau. Đơn vị tiền tệ
và các phần chia nhỏ của nó là tiêu chuẩn giá cả. Tác dụng của tiền khi dùng làm tiêu
chuẩn giá cả không giống với tác dụng của nó khi dùng làm thước đo giá trị.
Là thước đo giá trị, tiền tệ đo lường giá trị của các hàng hoá khác; là tiêu chuẩn giá cả, tiền tệ đo lường
bản thân kim loại dùng làm tiền tệ. Giá trị của hàng hoá tiền tệ thay đổi theo sự
thay đổi của số lượng lao động cần thiết để sản xuất ra hàng hoá đó. Giá trị hàng hoá
tiền tệ (vàng) thay đổi không ảnh hưởng gì đến "chức năng" tiêu chuẩn giá cả của nó,
mặc dù giá trị của vàng thay đổi như thế nào. Ví dụ, một USD vẫn bằng 10 xen.
- Phương tiện lưu thông:
Với chức năng làm phương tiện lưu thông, tiền làm môi
giới trong quá trình trao đổi hàng hoá. Để làm chức năng lưu thông hàng hoá ta phải có
tiền mặt. Trao đổi hàng hoá lấy tiền làm môi giới gọi là lưu thông hàng hoá.
Công thức lưu thông hàng hoá là: H- T - H, khi tiền làm môi giới trong trao đổi
hàng hoá đã làm cho hành vi bán và hành vi mua có thể tách rời nhau cả về thời gian và
không gian. Sự không nhất trí giữa mua và bán chứa đựng mầm mống của khủng hoảng
kinh tế.
Trong lưu thông, lúc đầu tiền tệ xuất hiện dưới hình thức vàng thoi, bạc nén. Dần
dần nó được thay thế bằng tiền đúc. Trong quá trình lưu thông, tiền đúc bị hao mòn dần
và mất một phần giá trị của nó. Nhưng nó vẫn được xã hội chấp nhận như tiền đúc đủ
giá trị.
Như vậy, giá trị thực của tiền tách rời giá trị danh nghĩa của nó. Sở dĩ có tình
trạng này vì tiền làm phương tiện lưu thông chỉ đóng vai trò chốc lát. Người ta đổi hàng
lấy tiền rồi lại dùng nó để mua hàng mà mình cần. Làm phương tiện lưu thông, tiền
không nhất thiết phải có đủ giá trị. Lợi dụng tình hình đó, khi đúc tiền nhà nước tìm
cách giảm bớt hàm lượng kim loại của đơn vị tiền tệ. Giá trị thực của tiền đúc ngày
càng thấp so với giá trị danh nghĩa của nó. Thực tiễn đó dẫn đến sự ra đời của tiền giấy.
Bản thân tiền giấy không có giá trị mà chỉ là dấu hiệu của giá trị và được công nhận
trong phạm vi quốc gia.
- Phương tiện cất trữ. Làm phương tiện cất trữ, tức là tiền được rút khỏi lưu thông
đi vào cất trữ. Sở dĩ tiền làm được chức năng này là vì: tiền là đại biểu cho của cải xã
hội dưới hình thái giá trị, nên cất trữ tiền là một hình thức cất trữ của cải. Để làm chức
năng phương tiện cất trữ, tiền phải có đủ giá trị, tức là tiền vàng, bạc. Chức năng cất trữ
làm cho tiền trong lưu thông thích ứng một cách tự phát với nhu cầu tiền cần thiết cho
lưu thông. Nếu sản xuất tăng, lượng hàng hoá nhiều thì tiền cất trữ được đưa vào lưu
thông. Ngược lại, nếu sản xuất giảm, lượng hàng hoá lại ít thì một phần tiền vàng rút
khỏi lưu thông đi vào cất trữ.
- Phương tiện thanh toán. Làm phương tiện thanh toán, tiền được dùng để trả nợ,
nộp thuế, trả tiền mua chịu hàng ... Khi sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển đến
trình độ nào đó tất yếu nảy sinh việc mua bán chịu. Trong hình thức giao dịch này trước
tiên tiền làm chức năng thước đo giá trị để định giá cả hàng hoá. Nhưng vì là mua bán
chịu nên đến kỳ hạn tiền mới được đưa vào lưu thông để làm phương tiện thanh toán.
Sự phát triển của quan hệ mua bán chịu này một mặt tạo khả năng trả nợ bằng cách
thanh toán khấu trừ lẫn nhau không dùng tiền mặt. Mặt khác, trong việc mua bán chịu
người mua trở thành con nợ, người bán trở thành chủ nợ. Khi hệ thống chủ nợ và con nợ
phát triển rộng rãi, đến kỳ thanh toán, nếu một khâu nào đó không thanh toán được sẽ
gây khó khăn cho các khâu khác, phá vỡ hệ thống, khả năng khủng hoảng kinh tế tăng
lên.
- Tiền tệ thế giới. Khi trao đổi hàng hoá vượt khỏi biên giới quốc gia thì tiền làm
chức năng tiền tệ thế giới. Với chức năng này, tiền phải có đủ giá trị, phải trở lại hình
thái ban đầu của nó là vàng. Trong chức năng này, vàng được dùng làm phương tiện
mua bán hàng, phương tiện thanh toán quốc tế và biểu hiện của cải nói chung của xã
hội.
Tóm lại: 5 chức năng của tiền trong nền kinh tế hàng hoá quan hệ mật thiết với
nhau. Sự phát triển các chức năng của tiền phản ánh sự phát triển của sản xuất và lưu
thông hàng hoá.
16. lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa
Trả lời
Lượng giá trị của hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng tới lượng giá trị.
Giá trị hàng hóa được xét cả về mặt chất và mặt lượng
- Chất của giá trị hàng hóa là lao động xã hội – lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa hao phí để
tạo ra hàng hóa.
- Lượng giá trị của hàng hóa là do lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó quyết định.
a) Thước đo lượng giá trị hàng hóa.
- Thước đo lượng giá trị hàng hóa là “thời gian lao động xã hội cần thiết” để sản xuất hàng hóa quyết định
(chứ không phải do “Thời gian lao động cá biệt ” để sản xuất hàng hóa quyết định.)
- Phân biệt “Thời gian lao động cá biệt ” để sản xuất hàng hóa và “thời gian lao động xã hội cần thiết” để
sản xuất hàng hóa.
- Cách xác định thời gian lao động xã hội cần thiết: Thông thường (thực tế) thời gian lao động xã hội cần
thiết là thời gian lao động cá biệt của những người cung cấp đại bộ phận lượng hàng hóa ấy trên thị trường.
- Mối quan hệ giữa thời gian lao động xã hội cần thiết và lượng giá trị của hàng hóa:
+ Lượng lao động xã hội cần thiết hay thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa mới
quyết định giá trị xã hội của hàng hóa ấy.
+ Lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa tỷ lệ thuận với lượng lao động hao phí để sản xuất hàng hóa.
b) Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hoá
Thứ nhất: Năng suất lao động
Khi năng suất lao động tăng lên thì giá trị của một đơn vị hàng hóa sẽ giảm xuống và ngược lại.Vậy: giá trị
hàng hóa tỷ lệ nghịch với năng suất lao động.
Ý nghĩa: Tăng NSLĐ có ý nghĩa giống như tiết kiệm thời gian lao động.
Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động: Trình độ khéo léo (thành thạo) của người lao động; mức độ
phát triển của khoa học - kỹ thuật, công nghệ và mức độ ứng dụng những thành tựu đó vào sản xuất; trình
độ tổ chức quản lý; quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất; các điều kiện tự nhiên…
Thứ hai: Cường độ lao động:
+ Khái niệm: Cường độ lao động là đại lượng chỉ mức độ hao phí sức lao động trong một đơn vị thời gian.
Nó cho thấy mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của lao động.
+ Tác động: Khi cường độ lao động tăng lên, số lượng hay khối lượng hàng hóa sản xuất ra tăng lên; Hao
phí sức lao động cũng tăng lên tương ứng, nên tổng giá trị của hàng hóa tăng lên, còn giá trị một đơn vị
hàng hóa không đổi.
+ Ý nghĩa: tăng cường độ lao động thực chất cũng như kéo dài thời gian lao động.
+ Cường độ lao động phụ thuộc vào: Trình độ tổ chức quản lý; quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất;
thể chất, tinh thần của người lao động.
Thứ ba: Mức độ phức tạp của lao động
Theo mức độ phức tạp của lao động, có thể chia lao động thành lao động giản đơn và lao động phức tạp.
Khi đem trao đổi ở trên thị trường người ta lấy lao động giản đơn làm đơn vị và quy mọi lao động thành lao
động giản đơn, với ý nghĩa đó lao động phức tạp là bội số của lao động giản đơn.
Trong cùng một thời gian, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn.
c) Cấu thành lượng gía trị.
- Để SXHH, cần phải chi phí lao động. Chi phí lao động bao gồm:
+ Lao động quá khứ tồn tại trong các yếu tố tư liệu sản xuất.
+ Lao động sống hao phí trong quá trình chế biến TLSX thành sản phẩm mới.
- Trong quá trình SX, lao động cụ thể của người SX có vai trò bảo tồn và di chuyển giá trị của TLSX vào
sản phẩm đây là bộ phận GT cũ trong sản phẩm (c); còn LĐTT biểu hiện ở sự hao phí lao động sống trong
quá trình SX ra sản phẩm) có vai trò làm tăng thêm GT cho sản phẩm đây là bộ phận GT mới trong sản
phẩm (v+m).
-Vì vậy, cấu thành lượng GT hàng hóa gồm: GT cũ + GT mới
W = c + v + m
17. Hàng hóa và 2 thuộc tính của hàng hóa
Trả lời
a) Khái niệm: Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn những nhu cầu nhất định của con
người, thông qua trao đổi, mua bán.
b) Hai thuộc tính của hàng hóa: Giá trị sử dụng và Giá trị.
* Giá trị sử dụng của hàng hóa:
- Khái niệm: Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của hàng hóa nhằm thỏa mãn một nhu cầu nào đó
của con người. (Nhu cầu của con người gồm có nhu cầu tiêu dùng cho sản xuất và nhu cầu tiêu dùng cho cá
nhân)
+ GTSD của hàng hóa là thuộc tính tự nhiên của hàng hóa. Vì vậy, giá trị sử dụng của hàng hóa là phạm trù
vĩnh viễn.
+ Giá trị sử dụng chỉ được thể hiện trong việc sử dụng hay tiêu dùng nó. Khi chưa tiêu dùng, giá trị sử dụng
chỉ ở dạng khả năng. Điều này nói lên ý nghĩa quan trọng của tiêu dùng đối với sản xuất.
+ Trong nền KT hàng hóa, giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng xã hội vì nó là giá trị sử dụng cho
người khác chứ không phải cho bản thân người sản xuất ra nó. Nói cách khác: Giá trị sử dụng của hàng hóa
là vật mang giá trị trao đổi (Giá trị)
* Giá trị hàng hoá:
Muốn tìm hiểu phạm trù giá trị phải xuất phát từ phạm trù giá trị trao đổi vì Giá trị trao đổi là hình thức
biểu hiện bên ngoài của giá trị; còn giá trị là nội dung bên trong, là cơ sở của giá trị trao đổi.
- Khái niệm:
Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, là tỷ lệ theo đó một giá trị sử dụng loại này được trao đổi với
những giá trị sử dụng loại khác.
Ví dụ: 1 m vải = 5 kg thóc
Sở dĩ vải và thóc trao đổi được với nhau vì hai hàng hóa đó có cái chung là đều là sản phẩm của lao động,
đều có lao động kết tinh trong đó. Chính lao động hao phí để tạo ra hàng hóa là cơ sở chung của trao đổi và
tạo thành giá trị của hàng hóa.
Giá trị của hàng hóa: là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
- Nhận xét:
+ Giá trị của hàng hóa là phạm trù lịch sử
+ Giá trị của hàng hóa phản ánh quan hệ giữa người sản xuất hàng hóa. Giá trị của hàng hóa là thuộc tính
xã hội của hàng hóa.
Như vậy, một vật muốn trở thành hàng hóa phải có đủ hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị.
Công thức chung của chủ nghĩa tư bản
Hai điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa TBCN
– Phải tập trung số lớn tiền của vào trong tay một số ít người để có thể lập ra các xí nghiệp TBCN
– Đại đa số quần chúng lao động bị tướt đoạt hết TLSX phải bán sức lao động
Tiền tệ là sản phẩm cuối cùng của lưu thông hàng hóa và là hình thức biểu hiện đầu tiên của tư bản, trên
thị trường tư bản biểu hiện trước hết bằng một số tiền nhất định, mặt dù không phải lúc nào tiền cũng là
tư bản.
Bản thân tiền không phải là tư bản, tiền chỉ biến thành tư bản trong những điều kiện nhất định khi chúng
được sử dụng để bóc lột người khác.
+ Trong lưu thông hàng hoá giản đơn, tiền vận động theo công thức; H-T-H.
+ Trong lưu thông của tư bản ; tiền vận động theo công thức T-H-T/
-GIỐNG NHAU
-KHÁC NHAU
Trình bày mâu thuẫn của công thức chung của tư bản
Lý luận giá trị đã chứng minh rằng: Giá trị của hàng hóa do lao động của những người sản xuất hàng hóa
tạo ra trong sản xuất. Nhưng nhìn vào công thức T-H-T’ người ta dễ lầm tưởng rằng tiền tệ cũng tạo ra
giá trị khi vận động trong lưu thông.
Thực chất thì bản thân tiền, dù ở ngoài hay ở trong lưu thông, cũng không tự lớn lên được. Tiền không thể
sinh ra tiền là điều hiển nhiên.
Còn lưu thông thuần túy, dù diễn ra ở bất cứ hình thức nào, kể cả việc mua rẻ bán đắt, cũng không làm
tăng thêm giá trị, không tạo ra giá trị thặng dư; ở đây chỉ có sự phân phối lại lượng giá trị có sẵn trong xã
hội mà thôi bởi nếu mua rẻ thứ này thì sẽ lại phải mua đắt thứ kia; bán đắt thứ này thì lại phải bán rẻ thứ
khác, vì tổng khối lượng hàng và tiền trong toàn xã hội ở một thời gian nhất định là một số lượng không
đổi.
Tuy vậy, không có lưu thông cũng không tạo ra được giá trị thặng dư. Do đó, mâu thuẫn của công thức
chung của tư bản là giá trị thặng dư không do lưu thông đẻ ra nhưng lại được tạo ra thông qua lưu thông.
| 1/21

Preview text:

ĐỀ CƯƠNG MÁC
1. Tích lũy tư bản. Tích tụ và tập trung tư bản là gì? So sánh tích tụ và tập trung tư bản. Vận dụng vào nền KT VN hiện nay.
-Trong quá trình tái sản xuất tư bản chủ nghĩa, quy mô của tư bản cá biệt tăng lên thông qua quá trình tích
tụ và tập trung tư bản.
-Tích tụ là sự tăng thêm qui mô của tư bản cá biệt bằng cách tư bản hóa giá trị thặng dư, nó là kết quả trực
tiếp của quá trình tích lũy tư bản. Tích lũy tư bản xét về mặt làm tăng thêm qui mô của tư bản cá biệt là tích tụ tư bản.
-Tập trung tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách hợp nhất những tư bản cá biệt có
sẵn trong xã hội thành một tư bản cá biệt khác lớn hơn. Cạnh tranh và tín dụng là những đòn bậy mạnh
nhất thúc đẩy tập trung tư bản. Do cạnh tranh mà dẫn đến sự liên kết tự nguyện hay sát nhập các tư bản cá
biệt. Tín dụng tư bản chủ nghĩa là phương tiện tập trung các khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội vào trong tay các nhà tư bản.
-Tích tụ và tập trung tư bản có quan hệ biện chứng với nhau và tác động thúc đẩy nhau nhưng lại không
đồng nhất với nhau. Tích tụ làm tăng thêm sức mạnh của tư bản cá biệt, do đó cạnh tranh sẽ gay gắt hơn,
dẫn đến tập trung nhanh hơn. Ngược lại, tập trung tư bản tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường bóc lột giá
trị thặng dư nên đẩy nhanh tích tụ tư bản. ảnh hưởng qua lại nói trên của tích tụ và tập trung tư bản làm
cho tích lũy tư bản ngày càng mạnh. Sự khác nhau giữa chúng thể hiện cả mặt chất và mặt lượng:
Một là, tích tụ tư bản làm tăng qui mô của tư bản cá biệt, đồng thời làm tăng qui mô của tư bản xã hội.
Còn tập trung tư bản chỉ làm tăng qui mô của tư bản cá biệt mà không làm tăng qui mô của tư bản xã hội.
Hai là, nguồn để tích tụ tư bản là giá trị thặng dư, xét về mặt đó, nó phản ánh trực tiếp mối quan hệ trức
tiếp giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản. Còn nguồn để tập trung tư bảnlà những tư bản cá biệt có
sẵn trong xã hội do cạnh tranh mà dẫn đến sự liên kết hay sáp nhập, xét về mặt đó, nó phản ánh mối quan
hệ cạnh tranh trong nội bộ giai cấp các nhà tư bản, đồng thời cũng tác động đến mối quan hệ giữa tư bản
và lao động. Tập trung tư bản có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của sản xuất tư bản chủ nghĩa. Nhờ
tập trung tư bản mà xây dựng được những xí nghiệp lớn, sử dụng được kỹ thuật và công nghệ hiện đại.
Như vậy quá trình tích lũy tư bản là quá trình tích tụ và tập trung tư bản ngày càng tăng, do đó nền sản
xuất tư bản chủ nghĩa thành nền sản xuất xã hội hóa cao độ, làm cho mâu thuẫn kinh tế cơ bản của chủ
nghĩa tư bản càng sâu sắc thêm. Quá trình tích lũy tư bản tất yếu dẫn đến sự phân cực: một bên làm cho
chủ nghĩa tư bản phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, thông qua việc nâng cao cấu tạo hữu cơ của tư
bản và làm cho giai cấp tư sản ngày càng giàu có xa hoa. Còn một bên là giai cấp những người lao động
không tránh khỏi sự thất nghiệp và bần cùng. Đó là qui luật chung của tích lũy tư bản.
-vận dụng lý luận tích lũy tư bản vao thực tiễn VN
-Vai trò tích lũy vốn trong nước
Tích tụ và tập trung vốn trong nước
Thành quả của những quốc gia phát triển nhanh trên thế giới đã khẳng định một điều răng tích tụ và tập
trung vốn có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc gia. Đó là
động lực, cơ sở cho sự thăng tiến củ cả nền kinh tế, từ đó mở ra những hướng đi mới cho các ngành, các
lĩnh vực hoạt động có hiệu quả hơn. ở Việt Nam, vấn đề vốn càng trở nên quan trọng hơn, chỉ có trên cơ
sở một lượng đầu tư mạnh, với lượng vốn lớn mới có thể xây dựng một nền công nghiệp hiện đại có kĩ
thuật cao ngang tầm các nước phát triển, khai thác huuw hiệu các nguồn tài nguyên đất nước.
Khái niệm vốn trong nước đó là toàn bộ những yếu tố cần thiết để cấu thành quá trình sản xuất kinh
doanh, được hình thành nên từ các nguồn lực kinh tế và sản phẩm thặng dư được tích lũy qua các thời kì.
Vốn hiểu theo nghĩa hẹp đó là tiềm lực tài chính của mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp, và mỗi quốc gia.
Còn hiểu theo nghĩa rộng vốn là tổng thể nguồn nhân lực, chất xám, tài nguyên.. Vì thế, việc tích tụ và
tập trung vốn nói chung là cực kỳ cần thiết cho sự phát triển của Việt Nam trong hiện tại và tương lai.
Kinh nghiệm các quốc gia như Hàn Quốc, Đ ài Loan, Singgapore. .là ví dụ điển hình. Việt Nam muốn
đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiẹn ddaij hóa nền kinh tế cần huy động tối đa không chỉ nguồn vốn
tiền mặt còn nằm rải rác trong nhân dân àm còn cần phải huy động các nguồn tài lực, những kinh nghiệm
quản lý và tất cả các quan hệ ngoại giao với các nước.
Vai trò của tích lũy vốn
Đối với sự tăng trưởng, phát triển kinh tế
Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tích tụ và tập trung vốn rất chặt chẽ. Sự tăng trưởng vừa là
nguyên nhân vừa là kết quả của tích tụ và tập trung. Khi nền kinh tế đạt tăng trưởng cao, mức sống người
dân thay đổi, doanh thu xí nghiệp tăng lại tạo điều kiện tích lũy tăng. Ngược lại quá trình tích tụ và tập
trung hiệu quả trở thành đòn bẩy cho sự tăng trưởng kinh tế. Tích tụ và tập trung vốn càng nhiều, thì qui
mô vốn đầu tư càng lớn hoạt động kinh tế diễn ra được nhanh chóng. Do đó, con dường tích lũy vốn trong
nước có hiệu quả là bài toán cần tháo gỡ để tăng tốc nền kinh tế Việt Nam. Khi nào các nguồn lực: tiền
bạc, của cải, đất đai, tài nguyên, trí tệu con người . . được tập trung ối đa vào dòng chảy của đầu tư để sản
sinh ra những dòng lợi nhuận mới cao gấp nhiều lần số vốn ban đầu, thì khi đó mỗi doanh nghiệp hay cả
quốc gia chúng ta mới có thể đạt được những bước hát triển vượt bậc về kinh tế. Vốn là nhân tố vô cùng
quan trọng để thực hiện quá trình ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, phát triển cơ sở hạ tầng, chuyển
dịch cơ cấu và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nhờ đó, đời sống nhân dân ngày một nâng cao, các
nguồn lực về con người, tài nguyên và các mối bang giao cũng được khai thác có hiệu quả hơn. Từ đó, tác
động mạnh mẽ đến cơ cấu kinh tế của đất nước được chuyển dịch nhanh chóng theo hướng công nghiệp
hóa -hiện đại hóa, tạo ra nền kinh tế có các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ lệ cao và hướng mạnh
ra xuất khẩu. Chính điều đó sẽ tạo nên một nền kinh tế có tốc độ nhanh và ổn định.
Việt Nam sẽ có tốc độ tăng trưởng như thế nào trong nhưng thập niên sắp tới tùy thuôc vào khả năng áp
dụng thành tựu khoa học kĩ thuật, cải tiến máy móc mà cơ sở của nó là quá trình tích luy vốn.
Đối với quá trình công nghiệp hóa -hiện đại hóa đất nước
“Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế
nhà nước là chủ đạo. Tập trung tháo gỡ mọi vướng mắc, xoá bỏ mọi trở lực để khơi dậy nguồn lực to lớn
trong dân, cổ vũ các nhà kinh doanh và mọi người dân ra sức làm giàu cho mình và cho đất nước. Tiếp
tục cải thiện môi trường đầu tư để thu hút tốt hơn và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài. Nội
lực là quyết định, ngoại lực là quan trọng, gắn kết với nhau thành nguồn lực tổng hợp để phát triển đất
nước Văn kiện Đ ại hội Đ ảng toàn quốc lần thứ IX
. Quan điểm trên đã khẳng định vai trò tích lũy với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng công
nghiệp, giảm tỉ trọng công nghiệp; hiện đại hóa máy móc kĩ thuật, áp dụng các thành tựu khoa học tiên
tiến trên cơ sở đó tăng năng suất lao dộng, cải tiến chất lượng, đưa Việt Nam thành một nước có nền kinh
tế phát triển. Muốn làm được điều đó tất yếu cần một nguồn vốn lớn mà điều đó chỉ có khi quá trình tích
lũy trở nên mạnh mẽ trên tất cả mọi lĩnh vực và thực sự có hiệu quả
Sau hơn 20 năm đổi mới nước ta đã có tiền đề rõ nét để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
đó là: tình hình chính trị ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện, Việt Nam đã mở rộng quan hệ ngoai
giao với nhiều nước, tham gia vào AFTA . . Giờ đây điều chúng ta cần là một lượng vốn lớn kết hợp với
các tiền đề trên tiến hành xây dưng một ngành công nghiệp hiện đại với tỉ trọng lớn là động lực phát triển đất nước.
2. Quá trình sản xuất ra Giá trị thặng dư trong XH tư bản. Vận dụng vào việc xem xét quá trình SX GTTD
trong các doanh nghiệp ở Việt Nam
giá trị thặng dư, phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà
tư bản chiếm không, phản ánh mối quan hệ kinh tế bản chất nhất của chủ nghĩa tư bản - quan hệ tư bản
bóc lột lao động làm thuê. Giá trị thặng dư do lao động không công của công nhân tạo ra là nguồn gốc
làm giàu của các nhà tư bản.
Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là giá trị sử dụng mà là sản xuất ra giá trị thặng dư, là
nhân giá trị lên. Theo đuổi giá trị thặng dư tối đa là mục đích và động cơ thúc đẩy sự hoạt động của mỗi
nhà tư bản, cũng như của toàn bộ xã hội tư bản. Nhà tư bản cố gắng sản xuất ra hàng hoá với chất lượng
tốt đi chăng nữa, thì đó cũng chỉ vì nhà tư bản muốn thu được nhiều giá trị thặng dư.
Sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa không chỉ phản ánh mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, mà
còn vạch rõ phương tiện, thủ đoạn để đạt được mục đích đó: tăng cường bóc lột công nhân làm thuê bằng
cách tăng cường độ lao động và kéo dài ngày lao động, tăng năng suất lao động và mở rộng sản xuất.
Như vậy, sản xuất ra giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản. Nội dung của nó
là sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa bằng cách tăng cường bóc lột công nhân làm thuê. Quy luật giá trị
thặng dư ra đời và tồn tại cùng với sự ra đời và tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Nó quyết định các mặt chủ
yếu, các quá trình kinh tế chủ yếu của chủ nghĩa tư bản. Nó là động lực vận động, phát triển của chủ
nghĩa tư bản, đồng thời nó cũng làm cho mọi mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản, đặc biệt là mâu thuẫn cơ
bản của chủ nghĩa tư bản ngày càng sâu sắc, đưa đến sự thay thế tất yếu chủ nghĩa tư bản bằng một xã hội cao hơn.
Chủ nghĩa tư bản ngày nay tuy có những điều chỉnh nhất định về hình thức sở hữu, quản lý và phân phối
để thích nghi ở mức độ nào đó với điều kiện mới, nhưng sự thống trị của chủ nghĩa tư bản vẫn tồn tại
nguyên vẹn, bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản vẫn không thay đổi. Nhà nước tư sản hiện nay tuy có
tăng cường can thiệp vào đời sống kinh tế và xã hội, nhưng về cơ bản nó vẫn là bộ máy thống trị của giai cấp tư sản.
Tuy nhiên, do trình độ đã đạt được của văn minh nhân loại và do cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân,
mà một bộ phận không nhỏ công nhân ở các nước tư bản phát triển có mức sống tương đối sung túc,
nhưng về cơ bản, họ vẫn phải bán sức lao động và vẫn bị nhà tư bản bóc lột giá trị thặng dư. Nhưng trong
điều kiện hiện nay, sản xuất giá trị thặng dư có những đặc điểm mới:
Một là, do kỹ thuật và công nghệ hiện đại được áp dụng rộng rãi nên khối lượng giá trị thặng dư được tạo
ra chủ yếu nhờ tăng năng suất lao động. Việc tăng năng suất lao động do áp dụng kỹ thuật và công nghệ
hiện đại có đặc điểm là chi phí lao động sống trong một đơn vị sản phẩm giảm nhanh, vì máy móc hiện
đại thay thế được nhiều lao động sống hơn.
Hai là, cơ cấu lao động xã hội ở các nước tư bản phát triển hiện nay có sự biến đổi lớn. Do áp dụng rộng
rãi kỹ thuật và công nghệ hiện đại nên lao động phức tạp, lao động trí tuệ tăng lên và thay thế lao động
giản đơn, lao động cơ bắp. Do đó lao động trí tuệ, lao động có trình độ kỹ thuật cao ngày càng có vai trò
quyết định trong việc sản xuất ra giá trị thặng dư. Chính nhờ sử dụng lực lượng lao động ngày nay mà tỷ
suất và khối lượng giá trị thặng dư đã tăng lên rất nhiều.
Ba là, sự bóc lột của các nước tư bản chủ nghĩa phát triển trên phạm vi quốc tế ngày càng được mở rộng
dưới nhiều hình thức: xuất khẩu tư bản và hàng hoá, trao đổi không ngang giá. . lợi nhuận siêu ngạch mà
các nước tư bản chủ nghĩa phát triển bòn rút từ các nước kém phát triển trong mấy chục năm qua đã tăng
lên gấp nhiều lần. Sự cách biệt giữa những nước giàu và những nước nghèo ngày càng tăng và đang trở
thành mâu thuẫn nổi bật trong thời đại ngày nay. Các nước tư bản chủ nghĩa phát triển đã bòn rút chất
xám, huỷ hoại môi sinh, cũng như cội rễ đời sống văn hoá của các nước lạc hậu, chậm phát triển.
Trong “kinh tế tư bản”, ngay thời kỳ còn cạnh tranh tự do, khi xuất hiện các công ty cổ phần, C. Mác đã
cho rằng, “các công ty cổ phần với việc xã hội hóa sở hữu, huy động vốn từ mọi tầng lớp xã hội, với việc
tách rời quyền sở hữu và quyền quản lý - sử dụng . . là sự thủ tiêu tư bảnvới tư cách là sở hữu tư nhân ở
trong những giới hạn của bản thân phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa”
Ở nước ta, trên thực tế, có một số người có nhiều vốn do lũy tích tiết kiệm dài hạn qua 2 – 3 đời người, có
một số người tài năng, lương làm thuê rất cao, mỗi năm có thể tích lũy tiết kiệm hàng trăm triệu Đ và
cũng có một số người giàu lên nhanh chóng trong những năm qua do gặp may trong đầu tư có rủi ro cao.
Ví dụ, nếu ông A gặp may, có thể bán hàng với giá cao 2.700 triệu Đ, (với khả năng xảy ra là 25%) ông
sẽ có lợi nhuận 700 triệu Đ, trả NH 100 triệu Đ, đóng thuế 30% x 600 triệu Đ = 180 triệu Đ, còn lại lãi
sau thuế 420 triệu Đ, tỷ suất lợi nhuận đến 42%. Nếu ông gặp may trong 5 năm như vậy thì số vốn 1.000
triệu Đ của ông sau 5 năm sẽ là: 1.000 triệu Đ (1 + 0,42)5 # 5.800 triệu Đ. Với những người này, có thể
xem nguồn vốn của họ là chính đáng. Đương nhiên, nguồn vốn này phải được huy động để đầu tư, kinh
doanh phát triển đất nước và tạo ra công ăn việc làm, có tính chất như là “sở hữu của những người sản
xuất”, “sở hữu xã hội trực tiếp”. Sản phẩm thặng dư ở đây, như đã phân tích ở trên, là không có tính chất bóc lột.
“Quy luật giá trị thặng dư”, đồng nghĩa giá trị thặng dư với bóc lột, là quy luật kinh tế cơ bản của CNTB
chứ có lẽ không phải là quy luật kinh tếcó thể áp dụng phổ biến cho mọi nền kinh tế khác. Trong nền kinh
tế Việt Nam hiện nay, quy luật này, theo nghĩa gắn giá trị thặng dư với bóc lột, chỉ nên áp dụng đối với
lợi nhuận do độc quyền và chỉ có tác dụng chừng mực nào đó đối với “Tư bản tư nhân”. Nếu chúng ta
đồng nhất giá trị thặng dư với bóc lột cho mọi nguồn vốn thì gởi tiền vào NH lấy lãi cũng là bóc lột và để
không có bóc lột thì mọi đồng tiền tiết kiệm trong dân chúng chỉ được phép đem ra tiêu dùng hoặc đầu tư
phát triển ở quy mô gia đình. Và như vậy thì đất nước sẽ bị tàn lụi về mặt kinh tế. Trong một giai đoạn
nào đó, ví dụ một năm, một quốc gia có hệ thống tài chính tốt thì “tổng tiết kiệm phải xấp xỉ bằng tổng
đầu tư”, nghĩa là mọi đồng tiền tiết kiệm cần phải được đem ra đầu tư để phát triển. Ngoài ra, khi đã chấp
nhận “cơ chế thị trường” thì trên thực tế chúng ta cũng đã chấp nhận “giá trị theo thời gian của đồng tiền”
(cost of capital - biểu hiện đơn giản nhất của nó là lãi suất gởi NH). Đó chính là “động cơ để con người
giảm bớt tiêu dùng ngày hôm nay để có tiêu dùng nhiều hơn trong tương lai, là động cơ đầu tư để nâng
cao hiệu quả lao động của mình”
Về “tư bản tư nhân” ở nước ta, khi một số Nhà tư bản vừa mới xuất hiện thì Cách mạng tháng 8/1945
bùng nổ. Tiếp theo là chiến tranh liên miên, kèm theo là những đợt “cải tạo tư sản”. Vì vậy, trên thực tế
có thể nói, ở Việt Nam hiện nay hoặc không còn Nhà tư bản tích lũy tư bản bằng cách bóc lột giá trị thặng
dư dựa vào bạo lực hay quyền lực hoặc chỉ còn một số rất ít (kể cả một số người có nguồn thu bất chính),
ít đến mức có thể bỏ qua, không ảnh hưởng đến việc xây dựng đường lối chính sách chung. Hiện nay Nhà
nước đã có chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần. Điều đó cũng gián tiếp nói rằng, Nhà nước
chấp nhận không xét lại nguồn gốc vốn tích lũy. Trong bối cảnh đó, có thể cho rằng, “tư bản tư nhân” ở
Việt Nam cũng có ít nhiều màu sắc của “sở hữu của những người sản xuất”. Hơn nữa, hiện nay chúng ta
cũng đang chấp nhận đầu tư trực tiếp của nước ngoài, nghĩa là có chấp nhận sự bóc lột giá trị thặng dư
của tư bản tư nhân nước ngoài. Do vậy, nếu cần phải có một sự hạn chế nào đó đối với “sở hữu tư bản”
của “tư bản tư nhân” trong nước để giảm bớt khoảng cách giàu nghèo, chúng ta cũng cần phải xét đến sự
thiệt thòi về “quy mô kinh tế” (Economies of scale- Quy mô nhỏ, hiệu suất thấp) trong tương quan so
sánh. Vậy phải chăng, để giải quyết vấn đề này, con đường tốt hơn là cải tiến biểu thuế thu nhập doanh
nghiệp và đặc biệt là chọn một biểu thuế thu nhập cá nhân lũy tiến từng phần với mức thuế rất cao ở phần
trên, ví dụ 70% chẳng hạn?. Nói riêng, về “tư bản tư nhân” trong các công ty cổ phần, cần lưu ý là, ngày
nay “quyền kiểm soát” có khi còn quan trọng hơn là “quyền sở hữu”. Vì vậy ở đây cần phải đưa ra một số
hạn chế về tỷ lệ cổ phiếu để chống sự “kiểm soát độc quyền”, chống bất công. Ngoài ra, không nên xét
quy mô tư bản tư nhân theo số lượng công nhân. Như đã nói ở trên, cùng một quy mô vốn, sử dụng công
nhân càng nhiều thì mức độ bóc lột công nhân m’ = m/v càng thấp, như C. Mác đã nói trong kinh tế tư
bản. Tạo thêm công ăn việc làm cũng luôn là một mục tiêu hàng đầu trong phát triển kinh tế.
Mặt khác, nếu trước đây người ta cho rằng, có 4 yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh cho một quốc gia, một
cộng đồng, một công ty, một cá nhân.. là: (1) nguồn vốn, (2) tài nguyên, (3) công nghệ và (4) con người,
thì ngày nay người ta nói: “hai yếu tố đầu đã rút khỏi phương trình”, yếu tố công nghệ cũng đã giảm bớt
vai trò, chỉ còn có yếu tố con người là then chốt nhất để tạo nên lợi thế đó. Tất nhiên, con người ở đây là
con người có lợi thế về tri thức và sáng tạo. Nói cách khác, ngày nay không phải là yếu tố vốn (tức có
TLSX) hay “sở hữu tài sản” mà là yếu tố tri thức hay “sở hữu tri thức” mới có ý nghĩa quyết định đối với
sự phát triển. (Bill Gate là một trường hợp như vậy, ở giai đoạn đầu, ông ta giàu lên nhanh xuất phát và
chủ yếu từ tri thức, từ việc chấp nhận rủi ro cao, chứ không phải chủ yếu từ vốn hay TLSX). Ngoài ra,
ngày nay người ta còn mua nhiều loại hàng hóa chứng khoán mà không mua quyền sở hữu, hay nói cách
khác, chỉ có sở hữu cái “quyền” mà trong nhiều trường hợp, “quyền” này trở thành không có giá trị gì cả
và tất nhiên người mua sẽ không sử dụng. (Những yếu tố này còn “ảo” hơn là”tư bản ảo”).
3. Tại sao CNTB đang có sự điều chỉnh nhưng không thể vượt qua được giới hạn của nó!
4. Sự chuyên hóa của giá trị hàng hóa thành giá cả sản xuất
-Phân tích sự chuyển hóa của giá trị hàng hóa thành giá trị sản xuất
Khi đã có sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và lợi nhuận bình quân thì giá trị hàng hóa đc chuyển
hóa thành giá cả sx . giá cả sx là hình thức biến tướng của giá trị , là hình thức biểu hiện của giá trị trong
tự do cảnh tranh , cơ sở của giá cả sx vẫn là giá trị . như vậy , quá trình hình thành lợi nhuận bình quân ,
đồng thời là trình hình thành giá cả sx
Như vậy trong giai đoạn cntb tự do cạnh tranh , quy luật giá trị thặng dư - quy luật kinh tế cơ bản của cntb
biểu hiện thành quy luật lợi nhuận bình quân . quy luật giá trị - quy luậ kinh tế cơ bản của nền sx hàng
hóa biểu hiện thành quy luật giá cả sx Giá cả sản xuất = k + p
Điều kiện để giá trị H chuyển thành giá cả:
- Nền đại công nghiệp TBCN - Liên kết giữa các ngành
- Quan hệ tín dụng phát triển - T tự do di chuyển
Giá trị là nội dung bên trong của giá cả
Giá cả thị trường xoay quanh giá cả SX
Khi m chuyển thành p thì giá trị H chuyển thành giá cả SX
Chi phí sản xuất TBCN, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
-Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa:
Muốn tạo ra giá trị hàng hóa, tất yếu phải chi phí một số lao động nhất định, gọi là chi phí lao động, bao
gồm:lao động quá khứ, và lao động hiện tại
Lao động quá khứ (tức là lao động vật hóa): biểu hiện của nó lá giá trị của tư liệu sản xuất - kí hiệu là c;
và lao động hiện tại (tức là lao động sống) đó là lao động tạo ra giá trị mới (v + m).
Xét dưới gốc độc xã hội, chi phí lao động đó là chi phí thực tế của xã hội, chi phí này tao ra giá trị của
hàng hóa. Kí hiệu giá trị của hàng hóa là W: W = c + v + m . Xét về mặt lượng:
Chi phí thực tế = giá trị hàng hóa
Song, đối với nhà tư bản , họ không phải chi phí lao động để sản xuất hàng hóa, cho nên họ không quan
tâm đến điều đó. Trên thực tế, họ chỉ quan tâm đến việc ứng tư bản để mua tư liệu sản xuất (c) và mua sức lao động (v).
Do đó nhà tư bản chỉ xem hao phí hết bao nhiêu lao động xã hội. C.Mác gọi chi phí đó là chi phí sản xuất
tư bản chủ nghĩa, kí hiệu (k).
Vậy, chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là chi phí về tư bản mà nhà tư bản bỏ ra để sản xuất hàng
hóa. Khi xuất hiện chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, thì công thức giá trị hàng hóa (W = c+v+m) sẽ
chuyển thành W = k + m như vậy giữa chi phí thực tế và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa có sự khác
nhau về cả chất và lượng.
Về mặt chất : chi phí thực tế là chi phí lao động, phản ảnh đúng, đầy đủ hao phí lao động xã hội cần thiết
để sản xuất và tạo ra giá trị hàng hóa, còn chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa (k) chỉ phản ảnh hao phí tư
bản của nhà tư bản mà thôi, nó không tạo ra giá trị hàng hóa.
Vì vậy, C.Mác chỉ rõ phạm trù chi phí sản xuất không có quan hệ gì với hình thành giá trị hàng hóa, cũng
như không có quan hệ gì với quá trình làm cho tư bản tăng thêm giá trị.
Về mặt lượng: chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn luôn nhỏ hơn chi phí thực tế: (c + v) < (c+v+m)
Vì tư bản sản xuất, được hình thành tư bản cố định và tư bản lưu động cho nên chi phí sản xuất tư bản chủ
nghĩa luôn luôn nhỏ hơn tư bản ứng trước (k)
Chi phí sản xuất (k) là 120 +480 = 600 đơn vị tiền tệ.
Tư bản ứng trước (K) là : 1200 + 480 = 1680 đơn vị tiền tệ. Tứ là (k) < (K).
Nhưng khi nghiên cứu C.Mác thường giả định tư bản cố định hao mòn hết trong một năm , nên tổng tư
bản ứng trước (K) và chi phí sản xuất luôn bằng nhau (K = k).
Việc hình thành chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa (k) che đậy bóc lột của chủ nghĩa tư bản.
Giá trị hàng hóa : W = k+m, trong đó k = c + v
Nhìn vào công thức trên thì sự phân biệt giữa c +v đã biến mất, người ta thấy dường như k sinh ra m.
Chính ở đây chi phí lao động bị che lấp bởi chi phí tư bản (k), lao động là thực thể, là nguồn gốc của giá
trị thì biến mất, và giờ đây hình như toàn bộ chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa sinh ra giá trị thặng dư.
Lợi nhuận : Giữa giá trị hàng hóa và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn luôn có khoảng chênh lệch,
cho nên sau khi bán hàng hóa (giả định: giá cả = giá trị) nhà tư bản không những bù đắp số tư bản đã ứng
ra, mà còn thu về một số tiền lời ngang bằng với m. Số tiền này được gọi là lợi nhuận, kí hiệu là p. Tỷ suất lợi nhuận
Khi giá trị thặng dư chuyển hóa thành lợi nhuận thì tỷ suất giá trị thặng dư chuyển hóa thành tỷ suất lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số giá trị thặng dư và toàn bộ tư bản ứng trước, ký hiệu là p': p'=m/(c+v)*100%
Trong thực tế, người ta thường tính p' hàng năm bằng tỷ lệ phần trăm giữa tổng số lợi nhuận thu được
trong năm (P) và tổng tư bản ứng trước (K). p'hàng năm=p/k*100%
- Về lượng, tỷ suất lợi nhuận luôn nhỏ hơn tỷ suất giá trị thặng dư: p'- Về chất, tỷ suất giá trị thặng dư biểu hiện đúng mức độ bóc lột của nhà tư bản đối với lao động. Còn tỷ
suất lợi nhuận chỉ nói lên mức doanh lợi của việc đầu tư tư bản. Tỷ suất lợi nhuận chỉ cho các nhà đầu tư
tư bản thấy đầu tư vào đâu thì có lợi hơn (ngành nào có p' lớn hơn). Do đó, tỷ suất lợi nhuận là mục tiêu
cạnh tranh và là động lực thúc đẩy sự hoạt động của các nhà tư bản.
Tỷ suất lợi nhuận cao hay thấp tuỳ thuộc vào nhiều nhân tố như: tỷ suất giá trị thặng dư, cấu tạo hữu cơ
của tư bản, tốc độ chu chuyển tư bản, sự tiết kiệm tư bản bất biến..
5. Tư bản cố định và tư bản lưu động
Tư bản sản xuất gồm nhiều bộ phận và có thời gian chu chuyển khác nhau về mặt giá trị, do đó ảnh hưởng
đến thời gian chu chuyển của toàn bộ tư bản. Căn cứ vào sự khác nhau trong phương thức (đặc điểm) chu
chuyển về mặt giá trị nhanh hay chậm của các bộ phận tư bản để phân chia tư bản sản xuất thành tư bản cố
định và tư bản lưu động. a) Tư bản cố định
Tư bản cố định là bộ phận tư bản biểu hiện dưới hình thái giá trị của những máy móc, thiết bị, nhà
xưởng.. , tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưng giá trị của nó không chuyển hết một lần, mà
chuyển từng phần vào sản phẩm trong quá trình sản xuất. Đặc điểm của tư bản cố định là về hiện vật, nó
luôn luôn cố định trong quá trình sản xuất, chỉ có giá trị của nó là tham gia vào quá trình lưu thông cùng
sản phẩm, hơn nữa nó cũng chỉ lưu thông từng phần, còn một phần vẫn bị cố định trong tư liệu lao động,
phần này không ngừng giảm xuống cho tới khi nó chuyển hết giá trị vào sản phẩm. Chính đặc điểm của
loại tư bản này đã làm cho thời gian mà tư bản cố định chuyển hết giá trị của nó vào sản phẩm bao giờ
cũng dài hơn thời gian một vòng tuần hoàn. b) Tư bản lưu động
Tư bản lưu động là bộ phận tư bản được hoàn lại hoàn toàn cho nhà tư bản sau khi hàng hoá sản xuất ra
được bán xong. Trong đó, bộ phận tư bản biểu hiện dưới hình thái nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu phụ.. ,
giá trị của nó được chuyển toàn bộ vào giá trị hàng hoá trong quá trình sản xuất. Còn bộ phận tư bản biểu
hiện dưới hình thái tiền công, đã bị người công nhân tiêu dùng và được tái tạo trong quá trình sản xuất
hàng hoá. Đặc điểm của loại tư bản này là chu chuyển nhanh về mặt giá trị. Nếu tư bản cố định muốn chu
chuyển hết giá trị của nó phải mất nhiều năm, thì trái lại tư bản lưu động trong một năm giá trị của nó có
thể chu chuyển nhiều lần hay nhiều vòng. Đối với tư bản cố định, trong quá trình hoạt động tất yếu bị hao
mòn. Có hai loại hao mòn là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình:
Hao mòn hữu hình là hao mòn do sử dụng hoặc do bị phá huỷ của tự nhiên gây ra làm cho tư bản cố định
mất giá trị và giá trị sử dụng.
Hao mòn vô hình là hao mòn do ảnh hưởng của sự tiến bộ khoa học - công nghệ.
Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, những máy móc, thiết bị được sản
xuất ra có giá cả thấp hơn và có hiệu suất lớn hơn, làm cho những máy móc, thiết bị cũ giảm giá trị ngay
khi giá trị sử dụng của nó vẫn còn nguyên vẹn hoặc mới suy giảm một phần.
Bởi vậy, việc thu hồi nhanh giá trị tư bản cố định có ý nghĩa rất quan trọng trong cạnh tranh trên thương
trường. Trong điều kiện đó, buộc các nhà tư bản phải tìm mọi cách để khấu hao nhanh tư bản cố định. Tỷ
lệ khấu hao tài sản cố định thường được tính rất cao ngay từ những năm đầu chế tạo sản phẩm, lợi dụng
giá sản phẩm cao của đầu chu kỳ sản phẩm, sau đó giảm dần tỷ lệ khấu hao cùng với việc giảm giá sản
phẩm ở cuối chu kỳ của nó. Quy mô sản lượng ban đầu càng lớn càng có lợi cho việc thu hồi giá trị tư bản
cố định. Những yêu cầu đó không phải lúc nào cũng được thực hiện dễ dàng.
Bởi vậy, các nhà tư bản, một mặt, tìm cách phát triển hệ thống tự động hoá linh hoạt, cùng với những máy
móc thiết bị tương ứng để có thể tạo ra nhiều dạng sản phẩm hoặc những sản phẩm chuyên môn hoá theo
các đơn đặt hàng khác nhau; mặt khác, phát triển hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ để dễ dàng đổi mới
tư bản cố định trong điều kiện cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại và cạnh tranh gay gắt. Đồng
thời, các nhà tư bản vẫn tiếp tục sử dụng những biện pháp cổ điển như tăng cường độ lao động, tổ chức
lao động theo ca kíp, tiết kiệm chi phí bảo quản và chi phí cải thiện điều kiện lao động của người công
nhân. Bằng cách đó nhằm thu hồi nhanh giá trị tài sản cố định đã sử dụng và góp phần rút ngắn khoảng
cách lạc hậu về các thế hệ kỹ thuật và công nghệ.
6. Thực chất và động cơ của tích lũy tư bản
Thực chất của tích lũy tư bản là sự chuyển hóa một phần giá trị thặng dư trở lại thành tư bản , hay quá trình tư
bản hóa giá trị thặng dư
+ Khái niệm tư bản: là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bốc lột lao động không công của công nhân làm thuê
+ Khái niệm Tích Lũy Tư Bản: Là việc sử dụng giá trị thặng dư làm tư bản hay sự chuyển hóa giá trị thặng dư trở thành tư bản
Khái niệm giá trị thặng dư: Giá trị thặng dư được Marx xem là phần chênh lệch giữa giá trị hàng hóa và số tiền nhà tư bản
bỏ ra. Trong quá trình kinh doanh, nhà tư bản bỏ ra tư bản dưới hình thức tư liệu sản xuất gọi là tư bản bất biến và bỏ ra tư bản
để thuê mướn lao động gọi là tư bản khả biến. Tuy nhiên, người lao động đã đưa vào hàng hóa một lượng
giá trị lớn hơn số tư
bản khả biến mà nhà tư bản trả cho người lao động. Phần dư ra đó gọi là giá trị thặng dư.
1) Thực chất và động cơ của tích luỹ tư bản. Muốn tái sản xuất mở rộng, nhà tư bản không sử dụng hết giá
trị thặng dư cho tiêu dùng cá nhân, mà dùng một phần giá trị thặng dư làm tư bản phụ thêm. Thực chất của
tích luỹ tư bản là biến một phần giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm; động cơ của tích luỹ tư bản là
nhằm thắng trong cạnh tranh và thu được nhiều giá trị thặng dư Mối quan hệ và sự khác nhau giữa tích tụ
và tập trung tư bản&nbsp
Tích tụ tư bản là sự tăng thêm quy mô tư bản cá biệt bằng cách tư bản hoá một phần giá trị thặng dư. Nó là
kết quả trực tiếp của tích luỹ tư bản.&nbsp
Tập trung tư bản là sự hợp nhất một số tư bản nhỏ thành một tư bản cá biệt lớn hơn. Tập trung tư bản
thường diễn ra bằng 2 phương pháp là tự nguyện hay cưỡng bức
Tích tụ và tập trung tư bản giống nhau ở chỗ chúng đều làm tăng quy mô tư bản cá biệt; khác nhau ở chỗ
tích tụ tư bản làm tăng thêm quy mô tư bản xó hội, phản ỏnh mốiquan hệ trực tiếp giữa giai cấp cụng nhân
và giai cấp tư sản. Tập trung tư bản chỉ phân phối và tổ chức lại tư bản xó hội, nú phản ỏnh quan hệ trực
tiếp giữa cỏc nhà tư bản.
Tích tụ và tập trung tư bản có mối quan hệ với nhau và tác động thúc đẩy nhau. Nếu gạt bỏ tính tư bản chủ
nghĩa thỡ tớch tụ và tập trung tư bản là hỡnh thức tớch tụ và tập trung sản xuất, góp phần làm tăng thu nhập
quốc dân và sử dụng hợp lý, cú hiệu quả cỏc nguồn vốn xó hội, đẩy nhanh quá trỡnh xó hội hoỏ sản xuất.
Vai trũ của tập trung tư bản trong sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
Tập trung tư bản có ý nghĩa hoàn thành những cụng trỡnh to lớn trong một thời gian ngắn và tạo điều kiện
ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống làm cho chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh
7. Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư và giá trị thặng dư siêu ngạch Trả lời
Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, ngày lao động là thời gian công nhân làm việc gồm hai phần là thời gian lao
động cần thiết và thời gian lao động thặng dư ở xí nghiệp của nhà tư bản.
a) Phương pháp thứ nhất. Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài thời gian lao
động vượt quá thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động, giá trị sức lao động và thời gian lao
động tất yếu khôngthay đổi. Phương pháp này được áp dụng chủ yếu ở giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản
khi công cụ lao động thủ công thống trị, năng suất lao động cũn thấp.
b) Phương pháp thứ hai. Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thời gian lao
động tất yếu bằng cách nâng cao năng suất lao động trong ngành sản suất ra tư liệu sinh hoạt để hị thấp giá
trị sức lao động nhờ đó tăng thời gian lao động thặng dư lên ngay trong điều kiện độ dài ngày lao động,
cường độ lao động vẫn như cũ.
c) Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do áp dụng công nghệ mới sớm hơn các xí
nghiệp khác làm cho giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị thi trường của nó. Trong từng xí nghiệp,
giá trị thặng dư siêu ngạch là một hiện tượng tạm thời, nhưng trong phạm vi xó hội thỡ nú lại thường xuyên
tồn tại. Giá rị thặng dư siêu ngạch là động lực mạnh nhất để thúc đẩy các nhà tư bản đổi mới công nghệ để
tăng năng suất lao động cá biệt, đánh bại các đối thủ của mỡnh trong cạnh tranh. C.Mác gọi giá trị thặng dư
siêu ngạch là hỡnh thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối.
8. Tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư Trả lời
Định nghĩa giá trị thặng dư
Giá trị thặng dư được Mac xem là phần chênh lệch giữa giá trị hàng hóa và số tiền nhà tư bản bỏ ra.
Trong quá trình kinh doanh, nhà tư bản bỏ ra tư bản dưới hình thức tư liệu sản xuất gọi là tư bản bất biến
và bỏ ra tư bản để thuê mướn lao động gọi là tư bản khả biến. Tuy nhiên, người lao động đã đưa vào hàng
hóa một lượng giá trị lớn hơn số tư bản khả biến mà nhà tư bản trả cho người lao động. Phần dư ra đó gọi
là giá trị thặng dư. Tức là sản lượng của hàng hóa làm ra có giá trị cao hơn phần tiền mà nhà tư bản trả
cho công nhân và mức chênh lệch đó chính là giá trị thặng dư.
Có thể lấy một ví dụ như sau để giải thích: Giả sử một người lao động có trong tay giá trị nguyên vật liệu
là 1000 đồng. Trên cơ sở sức lao động đã bỏ ra, người lao động đó sẽ làm ra được sản phẩm mới có giá trị
1100 đồng. Số tiền 100 chênh lệch đó chính là giá trị thặng dư sức lao động. Tuy nhiên nhà tư bản chỉ trả
lương cho anh ta 50 đồng/1 sản phẩm, có nghĩa 50 đồng còn lại là phần nhà tư bản chiếm của người lao động.
Tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư
Tỷ suất giá trị thặng dư (m') là tỷ lệ phần trăm giữa số lượng giá trị thặng dư (m) với tư bản khả biến (v)
và được tính bằng công thức: m' = mv x 100 %
Công thức tính tỷ suất giá trị thặng dư còn có dạng: m' = t't x 100 %
Trong đó: - t là thời gian lao động tất yếu - t' là thời gian lao động thặng dư
Tỷ suất giá trị thặng dư phản ánh trình độ bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân làm thuê.
Khối lượng giá trị thặng dư (M) là số lượng giá trị thặng dư mà nhà tư bản thu được trong một thời gian
sản xuất nhất định và được tính bằng công thức:
M = m' . V hoặc M = mv x V (1)
Trong đó: V là tổng tư bản khả biến được sử dụng trong thời gian trên.
Khối lượng giá trị thặng dư tỷ lệ thuận với cả hai nhân tố m' và V.
9. Tư bản bất biến và tư bản khả biến
Bản chất tư bản: Các nhà kinh tế học cho rằng mọi tư liệu sx đều là tư bản, nhưng tư liệu sx chỉ là
tư bản khi nó trở thành tài sản của nhà tư bản và dùng để bóc lột sức lao động của người làm thuê. Như
vậy tư bản là 1 quan hệ sx nhất định giữa con người với con người trong xh. Vì vậy bản chất của tư bản là
thể hiện quan hệ sx xh mà trong đó giai cấp tư sản chiếm đoạt giá trị thặng dư do giai cấp công x tạo ra.
- Tư bản bất biến ( C ) : là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu sx mà giá trị được bảo tồn và
chuyển vào sp tức là giá trị k thay đổi về lượng trong quá trình sx. Bao gồm: máy móc, nhà xưởng,
nguyên liệu, nhiên liệu… Nó có đặc điểm là giá trị của chúng được bảo toàn và di chuyển vào sp. Giá trị
tư liệu sx được bảo tồn dưới hình thức giá trị thặng dư mới.
- Tư bản khả biến ( V ) : là bộ phận tư bản biến thành sức lao động k tái hiện ra nhưng thông qua lao động
trừu tượng của công x làm thuê mà tăng lên tức là tăng lên về lượng. Nó có đặc điểm là giá trị của nó biến
thành tư liệu sinh hoạt của công x và biến đi trong quá trình tiêu dùng của công x. Trong quá trình lao
động công x tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị sức lao động nó bằng giá trị sức lao động cộng với giá trị
thặng dư. vd: tiền thuê nhân công, lương trả cho người lao động.
Mục đích của việc phân chia:
- phân biệt TB bất biến & TB khả biến là để vạch rõ bản chất bóc lột của CNTB và người tạo ra
GTTD là người lao động mà người được hưởng GTTD lại là những nhà TB.
- Đồng thời phân biệt như vậy cũng là để làm rõ quá trình và tìm ra các điều kiện để sx ra GTTD. Từ bất
biến thành khả biến và bất biến là điều kiện k thể thiếu. cũng có thể tìm ra mqh giữa tư liệu sx & sức lao động 10.
Quá trình sản xuất giá trị thặng dư
Mục đích của nhà tư bản ứng ra một số tiền mua tư liệu sản xuất và sức lao động là để tạo ra giá trị thặng dư.
Quá trình nhà tư bản tiêu dùng hàng hóa sức lao động và tư liệu sản xuất để sản xuất giá trị thặng dư có
hai đặc điểm: một là, công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản; hai là, sản phẩm làm ra thuộc
sở hữu của nhà tư bản.
Làm thế nào nhà tư bản có được giá trị thặng dư?
Giả sử, để chế tạo ra 1 kg sợi, nhà tư bản phải ứng ra số tiền 20 ngàn đơn vị tiền tệ mua 1 kg bông, 3 ngàn
đơn vị cho hao phí máy móc và 5 ngàn đơn vị mua sức lao động của công nhân điều khiển máy móc trong
1 ngày (10 giờ). Giả định việc mua này đúng giá trị, mỗi giờ lao động sống của công nhân tạo ra giá trị
mới kết tinh vào sản phẩm là 1000 đơn vị.
Trong quá trình sản xuất, bằng lao động cụ thể, công nhân sử dụng máy móc để chuyển 1 kg bông thành 1
kg sợi, theo đó giá trị của bông và hao mòn máy móc cũng được chuyển vào sợi. Giả định chỉ trong 5 giờ
công nhân đã kéo xong 1 kg bông thành 1 kg sợi, thì giá trị 1 kg sợi được tính theo các khoản như sau:
+ Giá trị 1 kg bông chuyển vào = 20.000 đơn vị
+ Hao mòn máy móc = 3.000 đơn vị
+ Giá trị mới tạo ra (trong 5 giờ lao động, phần này vừa đủ bù đắp giá trị
sức lao động) = 5.000 đơn vị
Tổng cộng = 28.000 đơn vị
Nếu quá trình lao động ngừng ở đây thì nhà tư bản chưa có được giá trị thặng dư.
Thời gian lao động (5 giờ) mà người công nhân tạo ra một lượng giá trị ngang với giá trị sức lao động của
mình gọi là thời gian lao động tất yếu và lao động trong khoảng thời gian ấy gọi là lao động tất yếu.
Nhưng nhà tư bản đã mua sức lao động trong 1 ngày với 10 giờ, chứ không phải 5 giờ (Hợp đồng lao
động giữa nhà tư bản và công nhân tính theo ngày công 10 giờ nên nhà tư bản có quyền sử dụng sức lao
động của công nhân trong 10 giờ). Trong 5 giờ lao động tiếp, nhà tư bản chi thêm 20.000 đơn vị để mua 1
kg bông và 3.000 đơn vị hao mòn máy móc và với 5 giờ lao động sau, người công nhân vẫn tạo ra 5.000
đơn vị giá trị mới và có thêm 1 kg sợi với giá trị 28.000 đơn vị. Tổng số tiền nhà tư bản chi ra để có được 2 kg sợi sẽ là:
+ Tiền mua bông: 20.000 x 2 = 40000 đơn vị
+ Hao mòn máy móc (máy chạy 10 tiếng): 3.000 x 2 = 6.000 đơn vị
+ Tiền lương công nhân sản xuất cả ngày (trong 10 giờ, tính theo đúng giá trị sức lao động) = 5.000 đơn vị
Tổng cộng = 51.000 đơn vị
Tổng giá trị của 2 kg sợi là: 2 kg x 28000 = 56.000 đơn vị và như vậy, lượng giá trị thặng dư thu được là:
56.000 – 51.000 = 5.000 đơn vị.
Thời gian lao động (5 giờ) để tạo ra giá trị thặng dư gọi là thời gian lao động thặng dư, và lao động trong
thời gian ấy gọi là lao động thặng dư.
Từ thí dụ trên đây ta kết luận:
Giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo
ra và bị nhà tư bản chiếm không. C. Mác viết: “Bí quyết của sự tự tăng thêm giá trị của tư bản quy lại là ở
chỗ tư bản chi phối được một số lượng lao động không công nhất định của người khác”1. Sở dĩ nhà tư
bản chi phối được số lao động không công ấy vì nhà tư bản là người sở hữu tư liệu sản xuất.
Việc nhà tư bản chiếm đoạt giá trị thặng dư do quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa tạo ra gọi là bóc lột giá trị thặng dư.
11. Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động Trả Lời
Hai thuộc tính của hàng hoá sức lao động: Giá trị hàng hoá sức lao động cũng giống như hàng hoá thông
thường, lượng giá trị sức lao động cũng được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái
sản xuất sức lao động. Nhưng khác hàng hoá thông thường vì sức lao động là năng lực (khả năng) tồn tại
trong cơ thể sống của con người, để tái sản xuất ra năng lực đó người công nhân phải tiêu dùng một khối
lượng sinh hoạt nhất định để thực hiện nhu cầu tái tạo sức lao động. Như vậy lượng giá trị sức lao động
được đo lường gián tiếp bằng lượng giá trị sinh hoạt. - Yếu tố cấu thành giá trị sức lao động:
background image 5 + Giá trị tư liệu sinh hoạt cho bản thân người công nhân + Giá trị tư liệu sinh hoạt cho
gia đình anh ta + Chi phí đào tạo - Sự vận động của lượng giá trị sức lao động (tăng và giảm): ² Nhân tố
làm tăng là do chí phí đào tạo tăng, do đòi hỏi của cách mạng khoa học kỹ thuật. ² Nhân tố làm giảm lượng
giá trị sức lao động: do giá trị tư liệu sinh hoạt giảm và năng suất lao động của ngành sản xuất tư liệu sinh
hoạt tăng. ² Giá trị sức lao động đặc biệt khác hàng hoá thông thường: nó mang yếu tố tinh thần và lịch sử.
Con người sống trong những điều kiện kinh tế cụ thể ngoài nhu cầu vật chất còn có nhu cầu tinh thần. Giá
trị sử dụng của hàng hoá sức lao động: cũng giống như hàng hoá khác giá trí sử dụng cũng được thể hiện
khi tiêu dùng. Nhưng nó khác ở chỗ nhà tư bản tiêu dùng sức lao động của công nhân và bắt công nhân lao
động kết hợp với tư liệu sản xuất để tạo ra hàng hoá. Trong quá trình lao động đó người công nhân đã tạo
ra một giá trị mới (v + m ) trong đó có một bộ phận ngang bằng với giá trị sức lao động của người công
nhân nhà tư bản dùng để trả lương cho người công nhân đó (đó là v), còn một bộ phận dôi ra ngoài bộ phận
sức lao động (m) nhà tư bản chiếm không. Như vậy: Có thể nói rằng giá trị sức lao động khi nhà tư bản tiêu
dùng nó tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó. Hay nói cách khác: Giá trị sử dụng đặc biệt của
hàng hoá sức lao động là nguồn gốc của giá trị và giá trị thặng dư. Còn các hàng hoá thông thường:
Nếu là tư liệu sản xuất khi tiêu dùng trong sản xuất thì giá trị của nó được dịch chuyển vào giá trị sản
phẩm. § Nếu là tư liệu sinh hoạt và tiêu dùng cho cá nhân thì cả giá trị lẫn giá trị sử dụng đều mất
12. Sức lao động và điều kiện để sức lao động thành hàng hóa Trả lời
Sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực tồn tại trong cơ thể con người, thể lực và trí lực mà người đó sẽ
vận dụng trong quá trình sản xuất ra một giá trị sử dụng. Trong bất cứ xã hội nào, sức lao động cũng đều là
điều kiện cần thiết để sản xuất. Nhưng không phải bao giờ sức lao động cũng là hàng hoá. Sức lao động chỉ
biến thành hàng hoá trong những điều kiện lịch sử nhất định. Đó là: · Người có sức lao động được tự do về
thân thể, làm chủ về sức lao động của mình. Việc biến sức lao động thành hàng hoá đòi hỏi phải thủ tiêu
chế độ chiếm hữu nô lệ. · Người có sức lao động bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất, để duy trì cuộc sống phải
đi làm thuê để sống. Nếu người lao động được tự do thân thể và có tư liệu sản xuất thì người lao động sẽ
bán sản phẩm do mình làm ra chứ không phải sức lao động. Sự tồn tại đồng thời 2 điều kiện nói trên tất yếu
biến sức lao động thành hàng hoá. Sức lao động biến thành hàng hoá báo hiệu một giai đoạn mới trong sự
phát triển xã hội - giai đoạn sản xuất hàng hoá trở thành phổbiến, đó là sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa.
Hàng hoá sức lao động là nhân tố tách chủ n und image ghĩa tư bản ra khỏi sản xuất hàng hoá giản đơn.
Như vậy, sức lao động biến thành hàng hoá là điều kiện quyết định để chuyển hoá tiền tệ thành tư bản. Tuy
nhiên để tiền tệ biến thành tư bản thì lưu thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ phải đạt tới mức độ nhất định.
Sức lao động là hàng hoá đặc biệt: Sức lao động phải là hàng hoá và giống hàng hoá thông thường khác
nhưng tính đặc biệt được thể hiện: v Trong quan hệ mua bán: o Chỉ bán quyền sử dụng chứ không bán
quyền sở hữu và có thời gian nhất định. o Mua bán chịu - Giá trị sử dụng thực hiện trước - giá trị thực hiện
sau. o Chỉ có phía người bán là công nhân làm thuê - Người mua là nhà tư bản. o Giá cả (tiền lương) luôn
thấp hơn so với giá trị. Vì sức lao động phải bán trong mọi điều kiện - mua bán trong mọi điều kiện để sinh
sống. v Hai thuộc tính của hàng hoá sức lao động: Giá trị hàng hoá sức lao động cũng giống như hàng hoá
thông thường, lượng giá trị sức lao động cũng được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất
và tái sản xuất sức lao động. Nhưng khác hàng hoá thông thường vì sức lao động là năng lực (khả năng) tồn
tại trong cơ thể sống của con người, để tái sản xuất ra năng lực đó người công nhân phải tiêu dùng một khối
lượng sinh hoạt nhất định để thực hiện nhu cầu tái tạo sức lao động. Như vậy lượng giá trị sức lao động
được đo lường gián tiếp bằng lượng giá trị sinh hoạt. - Yếu tố cấu thành giá trị sức lao động:
+ Giá trị tư liệu sinh hoạt cho bản thân người công nhân
+ Giá trị tư liệu sinh hoạt cho gia đình anh ta
+ Chi phí đào tạo - Sự vận động của lượng giá trị sức lao động (tăng và giảm): ² Nhân tố làm tăng là do
chí phí đào tạo tăng, do đòi hỏi của cách mạng khoa học kỹ thuật. ² Nhân tố làm giảm lượng giá trị sức
lao động: do giá trị tư liệu sinh hoạt giảm và năng suất lao động của ngành sản xuất tư liệu sinh hoạt tăng.
² Giá trị sức lao động đặc biệt khác hàng hoá thông thường: nó mang yếu tố tinh thần và lịch sử. Con
người sống trong những điều kiện kinh tế cụ thể ngoài nhu cầu vật chất còn có nhu cầu tinh thần. Giá trị
sử dụng của hàng hoá sức lao động: cũng giống như hàng hoá khác giá trí sử dụng cũng được thể hiện khi
tiêu dùng. Nhưng nó khác ở chỗ nhà tư bản tiêu dùng sức lao động của công nhân và bắt công nhân lao
động kết hợp với tư liệu sản xuất để tạo ra hàng hoá. Trong quá trình lao động đó người công nhân đã tạo
ra một giá trị mới (v + m ) trong đó có một bộ phận ngang bằng với giá trị sức lao động của người công
nhân nhà tư bản dùng để trả lương cho người công nhân đó (đó là v), còn một bộ phận dôi ra ngoài bộ
phận sức lao động (m) nhà tư bản chiếm không. Như vậy: Có thể nói rằng giá trị sức lao động khi nhà tư
bản tiêu dùng nó tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó. Hay nói cách khác: Giá trị sử dụng đặc
biệt của hàng hoá sức lao động là nguồn gốc của giá trị và giá trị thặng dư.
13. công thức chung của chủ nghĩa tư bản, và mâu thuẫn chung của công thức Trả Lời
1. Công thức chung của tư bản: Mọi tư bản mới đầu đều biểu hiện dưới một số tiền nhất định nhưng tiền tệ
chỉ biến thành tư bản trong những điều kiện nhất định. Nếu là tiền thông thường thì hoạt động theo phương
thức hàng - tiền - hàng (H-T-H). Công thức này gọi là công thức lưu thông hàng hoá giản đơn, còn nếu tiền
là tư bản thì vận động theo công thức tiền - hàng - tiền (T-H-T). Công thức này gọi là công thức lưu thông
của tư bản. Mục đích của lưu thông hàng hoá giản đơn là giá trị sử dụng. Vì vậy sự vận động sẽ kết thúc
khi những người trao đổi có được giá trị sử dụng mà anh ta cần đến. Trái lại, mục đích sự vận động của tư
bản không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị. Hơn nữa là giá trị tăng thêm vì vậy nếu số tiền thu về bằng
số tiền ứng ra thì sự vận động trở nên vô nghĩa. Vì vậy số tiền thu về phải lớn hơn số tiền ứng ra. Do đó
công thức vận động đầy đủ của tư bản là T-H-T’ trong đó T’= T + t. Số dôi ra đó (t) Mác gọi là giá trị thặng
dư và số tiền ban đầu chuyển hoá thành tư bản. Vậy tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư. Sự lớn lên
của giá trị là không có giới hạn. Vì vậy sự vận động của tư bản cũng không có giới hạn. Mác gọi công thức
T-H-T’ là công thức chung của tư bản vì mọi tư bản đều biểu hiện trong lưu thông dưới dạng tổng quát đo
dù là tư bản thương nghiệp, tư bản công nghiệp hay tư bản cho vay.
2. Mâu thuẫn chung của công thức chung của tư bản
Tư bản vận động theo công thức T-H-T’ trong đó T’ = T + t. Vậy t được sinh ra như thế nào? Như vậy chỉ
có 2 trường hợp: trong lưu thông và ngoài lưu thông.
a. Trong lưu thông (Trao đổi, mua bán): Dù trao đổi ngang giá hay không ngang giá cũng không tạo ra giá
trị mới và do đó không tạo ra giá trị thặng dư - Trường hợp trao đổi ngang giá (mua bán đúng giá trị ) chỉ là
sự chuyển hoá hình thái giá trị từ H - T và ngược lại . Do đó, tiền không lớn lên, giá trị không tăng thêm. -
Trao đổi không ngang giá: Mua rẻ (thấp hơn giá trị) thì có lợi trong khi mua. Nhưng khi bán, bán thấp hơn
giá trị thì chịu thiệt thòi. Bán đắt (cao hơn giá trị): cái được lợi khi là người bán thì sẽ chịu thiệt khi là
người mua. Mua rẻ, bán đắt: điều này chỉ giải thích sự làm giàu của những thương nhân cá biệt chứ không
giải thích sự làm giàu của tư bản nói chung Như vậy trao đổi không ngang giá thì giá trị không tăng thêm b.
Ngoài lưu thông (xét hai nhân tố) không có sự tiếp xúc hàng tiền: Nhân tố (T) tiền: “tiền” tự nó không lớn
lên. Xét nhân tố (H) hàng: Hàng ngoài lưu thông tức là vào tiêu dùng: + Tiêu dùng vào sản xuất, tức là tư
liệu sản xuất. Vậy giá trị của nó chuyển dịch dần vào sản phẩm - không tăng lên. + Tư liệu tiêu dùng, tiêu
dùng cho cá nhân - cả giá trị và giá trị sử dụng đều mất đi. Như vậy cả trong lẫn ngoài lưu thông xét tất cả
các nhân tố thì T không tăng thêm. Nhưng nhà tư bản không thể vận động ngoài lưu thông, có nghĩa là nhà
tư bản phải tìm thấy trên thị trường mua được một thứ hàng hoá (trong lưu thông ) nhưng nhà tư bản không
bán hàng hoá đó, vì nếu bán cũng
background image 3 không thu được gì. Nhà tư bản tiêu dùng hàng hoá đó (ngoài lưu thông) tạo ra một giá
trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó - hàng hoá đó là sức lao động. Như vậy công thức đầy đủ có thể viết:
Sức lao động T - H sản xuất hàng hoá . .H’ - T’ TLSX Như vậy thì mâu thuẫn của công thức chung là tư
bản vận động vừa trong lưu thông nhưng đồng thời vừa không trong lưu thông
14. Nội dung và những tác động của quy luật giá trị Trả lời
- Khái niệm: Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và lưu thông hàng hóa, nó dề cập đến
việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở giá trị của hàng hóa, tức cơ sở hao phí lao động xã
hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó.
- Quy luật giá trị đặt ra 2 yêu cầu: Trong sản xuất:
+ Khối lượng sản phẩm mà người sản xuất tạo ra phải phù hợp với khả năng thanh toán của toàn xã hội,
nếu không cũng sẽ lớn hơn cầu hoặc ngược lại.
+ Muốn bán được hàng hóa, bù đắp được chi phí và có lãi thì hao phí lao động cá biệt phải phù hợp với hao
phí lao động xã hội, tức là phải bằng hoặc nhỏ hơn mức chi phí mà xã hội chấp nhận. Trong lưu thông:
+ Phải thực hiện nguyên tắc ngang giá: Chỉ trao đổi hàng hóa với nhau khi chúng có lượng lao động kết tinh như nhau.
+ Hàng hóa có giá trị cao thì giá cả sẽ cao và ngược lại
+ Phải đảm bảo có lãi để tái sản xuất mở rộng.
Trong thực tế, giá cả hàng hóa thường phụ thuộc vào: quy luật cung cầu, sức mua của tiền, cạnh tranh,. .
Những nhân tố này làm giá cả hàng hóa tách rời khỏi giá trị lên, xuống và quay xung quanh trục giá trị của
nó. Như vậy quy luật giá trị sẽ vận động thông qua sự vận động của giá cả.
-Những tác động của quy luật giá trị
1, Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa:
- Điều tiết sản xuất một cách tự phát:
+ Khi cung > cầu, giá cả sẽ nhỏ hơn giá trị, việc tiếp tục sản xuất sẽ không tạo ra lợi nhuận nên thu hẹp sản xuất.
+ Khi cung < cầu giá cả sẽ lớn hơn giá trị, việc tiếp tục sản xuất sẽ có lãi nên mở rộng sãn xuất.
+ Khi cung = cầu: Giá cả sẽ bằng với giá trị, thị trường đã bảo hòa tất yếu xảy ra quá trình chuyển tư liệu
sản xuất và sức lao động sang lĩnh vực sản xuất khác co lợi nhuận cao hơn. - Điều tiết lưu thông:
+ Sẽ có dòng chảy từ nơi có nhiều hàng hóa về nơi có ít hàng hóa.
+ Dòng chảy hàng hóa từ nơi giá thấp về nơi có giá cao.
2, Kích thích cải tiến kĩ thuật, phát triển lực lượng sản xuất do cạnh tranh:
- Để có giá trị cá biệt thấp hơn giá trị xã hội và thu được nhiều lợi nhuận, ngoài việc phát huy những điều
kiện thuận lợi, thực hiện tiết kiệm trong sản xuất, cải tiến, tổ chức quản lí, sản xuất phân phối, người sản
xuất còn phải cải tiến kĩ thuật bằng cách đầu tư, mua sắm thiết bị, máy móc, cũng như sử dụng lao động
có tay nghề cao.Từ đó, năng suất lao động cá biệt sẽ tăng lên, năng suất lao động xã hội cũng tăng theo và
lưc lượng sản xuất xã hội sẽ phát triển.
3, Phân hóa người sản xuất, đặc biệt là những người sản xuất nhỏ.
- Trong quá trình sản xuất kinh doanh người sản xuất nào có điều kiện thuận lợi, biết đầu tư đúng chỗ
cũng như nổ lực sản xuất cải tiến kĩ thuật và quản lí, có thể tạo ra sản phẩm với giá trị cá biệt thấp hơn thì
sẽ thành công và trở nên giàu có.
- Ngược lại, những người sản xuất kinh doanh không có điều kiện thuận lợi, không đầu tư đúng chỗ cũng
như không nổ lực cải tiến kĩ thuật và quản lí hoặc gặp rủi ro, tai nạn thì sẽ mất vốn, bị phá sản, phải đi
làm thuê cho người khác. Điều này sẽ phân hóa giàu nghèo, tạo cơ sở hình thành quan hệ chủ - thợ và
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
15. Các chức năng của tiền tệ Trả lời
Bản chất của tiền tệ được thể hiện qua các chức năng của nó. Theo C. Mác tiền tệ có 5 chức năng:
- Thước đo giá trị. Tiền tệ dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của các hàng hoá.
Muốn đo lường giá trị của các hàng hoá, bản thân tiền tệ phải có giá trị. Vì vậy, tiền tệ
làm chức năng thước đo giá trị phải là tiền vàng. Để đo lường giá trị hàng hoá không
cần thiết phải là tiền mặt mà chỉ cần so sánh với lượng vàng nào đó một cách tưởng tượng.
Sở dĩ có thể làm được như vậy, vì giữa giá trị của vàng và giá trị của hàng hoá
trong thực tế đã có một tỷ lệ nhất định. Cơ sở của tỷ lệ đó là thời gian lao động xã hội
cần thiết hao phí để sản xuất ra hàng hoá đó. Giá trị hàng hoá được biểu hiện bằng tiền
gọi là giá cả hàng hoá. Do đó, giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng
hoá. Giá cả hàng hoá do các yếu tố sau đây quyết định: + Giá trị hàng hoá. + Giá trị của tiền.
+ ảnh hưởng của quan hệ cung - cầu hàng hoá.
Để làm chức năng thước đo giá trị thì bản thân tiền tệ cũng phải được đo lường.
Do đó, phải có đơn vị đo lường tiền tệ. Đơn vị đó là một trọng lượng nhất định của kim
loại dùng làm tiền tệ. ở mỗi nước, đơn vị tiền tệ này có tên gọi khác nhau. Đơn vị tiền tệ
và các phần chia nhỏ của nó là tiêu chuẩn giá cả. Tác dụng của tiền khi dùng làm tiêu
chuẩn giá cả không giống với tác dụng của nó khi dùng làm thước đo giá trị.
Là thước đo giá trị, tiền tệ đo lường giá trị của các hàng hoá khác; là tiêu chuẩn giá cả, tiền tệ đo lường
bản thân kim loại dùng làm tiền tệ. Giá trị của hàng hoá tiền tệ thay đổi theo sự
thay đổi của số lượng lao động cần thiết để sản xuất ra hàng hoá đó. Giá trị hàng hoá
tiền tệ (vàng) thay đổi không ảnh hưởng gì đến "chức năng" tiêu chuẩn giá cả của nó,
mặc dù giá trị của vàng thay đổi như thế nào. Ví dụ, một USD vẫn bằng 10 xen. - Phương tiện lưu thông:
Với chức năng làm phương tiện lưu thông, tiền làm môi
giới trong quá trình trao đổi hàng hoá. Để làm chức năng lưu thông hàng hoá ta phải có
tiền mặt. Trao đổi hàng hoá lấy tiền làm môi giới gọi là lưu thông hàng hoá.
Công thức lưu thông hàng hoá là: H- T - H, khi tiền làm môi giới trong trao đổi
hàng hoá đã làm cho hành vi bán và hành vi mua có thể tách rời nhau cả về thời gian và
không gian. Sự không nhất trí giữa mua và bán chứa đựng mầm mống của khủng hoảng kinh tế.
Trong lưu thông, lúc đầu tiền tệ xuất hiện dưới hình thức vàng thoi, bạc nén. Dần
dần nó được thay thế bằng tiền đúc. Trong quá trình lưu thông, tiền đúc bị hao mòn dần
và mất một phần giá trị của nó. Nhưng nó vẫn được xã hội chấp nhận như tiền đúc đủ giá trị.
Như vậy, giá trị thực của tiền tách rời giá trị danh nghĩa của nó. Sở dĩ có tình
trạng này vì tiền làm phương tiện lưu thông chỉ đóng vai trò chốc lát. Người ta đổi hàng
lấy tiền rồi lại dùng nó để mua hàng mà mình cần. Làm phương tiện lưu thông, tiền
không nhất thiết phải có đủ giá trị. Lợi dụng tình hình đó, khi đúc tiền nhà nước tìm
cách giảm bớt hàm lượng kim loại của đơn vị tiền tệ. Giá trị thực của tiền đúc ngày
càng thấp so với giá trị danh nghĩa của nó. Thực tiễn đó dẫn đến sự ra đời của tiền giấy.
Bản thân tiền giấy không có giá trị mà chỉ là dấu hiệu của giá trị và được công nhận trong phạm vi quốc gia.
- Phương tiện cất trữ. Làm phương tiện cất trữ, tức là tiền được rút khỏi lưu thông
đi vào cất trữ. Sở dĩ tiền làm được chức năng này là vì: tiền là đại biểu cho của cải xã
hội dưới hình thái giá trị, nên cất trữ tiền là một hình thức cất trữ của cải. Để làm chức
năng phương tiện cất trữ, tiền phải có đủ giá trị, tức là tiền vàng, bạc. Chức năng cất trữ
làm cho tiền trong lưu thông thích ứng một cách tự phát với nhu cầu tiền cần thiết cho
lưu thông. Nếu sản xuất tăng, lượng hàng hoá nhiều thì tiền cất trữ được đưa vào lưu
thông. Ngược lại, nếu sản xuất giảm, lượng hàng hoá lại ít thì một phần tiền vàng rút
khỏi lưu thông đi vào cất trữ.
- Phương tiện thanh toán. Làm phương tiện thanh toán, tiền được dùng để trả nợ,
nộp thuế, trả tiền mua chịu hàng . . Khi sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển đến
trình độ nào đó tất yếu nảy sinh việc mua bán chịu. Trong hình thức giao dịch này trước
tiên tiền làm chức năng thước đo giá trị để định giá cả hàng hoá. Nhưng vì là mua bán
chịu nên đến kỳ hạn tiền mới được đưa vào lưu thông để làm phương tiện thanh toán.
Sự phát triển của quan hệ mua bán chịu này một mặt tạo khả năng trả nợ bằng cách
thanh toán khấu trừ lẫn nhau không dùng tiền mặt. Mặt khác, trong việc mua bán chịu
người mua trở thành con nợ, người bán trở thành chủ nợ. Khi hệ thống chủ nợ và con nợ
phát triển rộng rãi, đến kỳ thanh toán, nếu một khâu nào đó không thanh toán được sẽ
gây khó khăn cho các khâu khác, phá vỡ hệ thống, khả năng khủng hoảng kinh tế tăng lên.
- Tiền tệ thế giới. Khi trao đổi hàng hoá vượt khỏi biên giới quốc gia thì tiền làm
chức năng tiền tệ thế giới. Với chức năng này, tiền phải có đủ giá trị, phải trở lại hình
thái ban đầu của nó là vàng. Trong chức năng này, vàng được dùng làm phương tiện
mua bán hàng, phương tiện thanh toán quốc tế và biểu hiện của cải nói chung của xã hội.
Tóm lại: 5 chức năng của tiền trong nền kinh tế hàng hoá quan hệ mật thiết với
nhau. Sự phát triển các chức năng của tiền phản ánh sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá.
16. lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa Trả lời
Lượng giá trị của hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng tới lượng giá trị.
Giá trị hàng hóa được xét cả về mặt chất và mặt lượng
- Chất của giá trị hàng hóa là lao động xã hội – lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa hao phí để tạo ra hàng hóa.
- Lượng giá trị của hàng hóa là do lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó quyết định.
a) Thước đo lượng giá trị hàng hóa.
- Thước đo lượng giá trị hàng hóa là “thời gian lao động xã hội cần thiết” để sản xuất hàng hóa quyết định
(chứ không phải do “Thời gian lao động cá biệt ” để sản xuất hàng hóa quyết định.)
- Phân biệt “Thời gian lao động cá biệt ” để sản xuất hàng hóa và “thời gian lao động xã hội cần thiết” để sản xuất hàng hóa.
- Cách xác định thời gian lao động xã hội cần thiết: Thông thường (thực tế) thời gian lao động xã hội cần
thiết là thời gian lao động cá biệt của những người cung cấp đại bộ phận lượng hàng hóa ấy trên thị trường.
- Mối quan hệ giữa thời gian lao động xã hội cần thiết và lượng giá trị của hàng hóa:
+ Lượng lao động xã hội cần thiết hay thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa mới
quyết định giá trị xã hội của hàng hóa ấy.
+ Lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa tỷ lệ thuận với lượng lao động hao phí để sản xuất hàng hóa.
b) Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hoá
Thứ nhất: Năng suất lao động
Khi năng suất lao động tăng lên thì giá trị của một đơn vị hàng hóa sẽ giảm xuống và ngược lại.Vậy: giá trị
hàng hóa tỷ lệ nghịch với năng suất lao động.
Ý nghĩa: Tăng NSLĐ có ý nghĩa giống như tiết kiệm thời gian lao động.
Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động: Trình độ khéo léo (thành thạo) của người lao động; mức độ
phát triển của khoa học - kỹ thuật, công nghệ và mức độ ứng dụng những thành tựu đó vào sản xuất; trình
độ tổ chức quản lý; quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất; các điều kiện tự nhiên…
Thứ hai: Cường độ lao động:
+ Khái niệm: Cường độ lao động là đại lượng chỉ mức độ hao phí sức lao động trong một đơn vị thời gian.
Nó cho thấy mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của lao động.
+ Tác động: Khi cường độ lao động tăng lên, số lượng hay khối lượng hàng hóa sản xuất ra tăng lên; Hao
phí sức lao động cũng tăng lên tương ứng, nên tổng giá trị của hàng hóa tăng lên, còn giá trị một đơn vị hàng hóa không đổi.
+ Ý nghĩa: tăng cường độ lao động thực chất cũng như kéo dài thời gian lao động.
+ Cường độ lao động phụ thuộc vào: Trình độ tổ chức quản lý; quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất;
thể chất, tinh thần của người lao động.
Thứ ba: Mức độ phức tạp của lao động
Theo mức độ phức tạp của lao động, có thể chia lao động thành lao động giản đơn và lao động phức tạp.
Khi đem trao đổi ở trên thị trường người ta lấy lao động giản đơn làm đơn vị và quy mọi lao động thành lao
động giản đơn, với ý nghĩa đó lao động phức tạp là bội số của lao động giản đơn.
Trong cùng một thời gian, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn.
c) Cấu thành lượng gía trị.
- Để SXHH, cần phải chi phí lao động. Chi phí lao động bao gồm:
+ Lao động quá khứ tồn tại trong các yếu tố tư liệu sản xuất.
+ Lao động sống hao phí trong quá trình chế biến TLSX thành sản phẩm mới.
- Trong quá trình SX, lao động cụ thể của người SX có vai trò bảo tồn và di chuyển giá trị của TLSX vào
sản phẩm đây là bộ phận GT cũ trong sản phẩm (c); còn LĐTT biểu hiện ở sự hao phí lao động sống trong
quá trình SX ra sản phẩm) có vai trò làm tăng thêm GT cho sản phẩm đây là bộ phận GT mới trong sản phẩm (v+m).
-Vì vậy, cấu thành lượng GT hàng hóa gồm: GT cũ + GT mới W = c + v + m
17. Hàng hóa và 2 thuộc tính của hàng hóa Trả lời
a) Khái niệm: Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn những nhu cầu nhất định của con
người, thông qua trao đổi, mua bán.
b) Hai thuộc tính của hàng hóa: Giá trị sử dụng và Giá trị.
* Giá trị sử dụng của hàng hóa:
- Khái niệm: Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của hàng hóa nhằm thỏa mãn một nhu cầu nào đó
của con người. (Nhu cầu của con người gồm có nhu cầu tiêu dùng cho sản xuất và nhu cầu tiêu dùng cho cá nhân)
+ GTSD của hàng hóa là thuộc tính tự nhiên của hàng hóa. Vì vậy, giá trị sử dụng của hàng hóa là phạm trù vĩnh viễn.
+ Giá trị sử dụng chỉ được thể hiện trong việc sử dụng hay tiêu dùng nó. Khi chưa tiêu dùng, giá trị sử dụng
chỉ ở dạng khả năng. Điều này nói lên ý nghĩa quan trọng của tiêu dùng đối với sản xuất.
+ Trong nền KT hàng hóa, giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng xã hội vì nó là giá trị sử dụng cho
người khác chứ không phải cho bản thân người sản xuất ra nó. Nói cách khác: Giá trị sử dụng của hàng hóa
là vật mang giá trị trao đổi (Giá trị) * Giá trị hàng hoá:
Muốn tìm hiểu phạm trù giá trị phải xuất phát từ phạm trù giá trị trao đổi vì Giá trị trao đổi là hình thức
biểu hiện bên ngoài của giá trị; còn giá trị là nội dung bên trong, là cơ sở của giá trị trao đổi. - Khái niệm:
Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, là tỷ lệ theo đó một giá trị sử dụng loại này được trao đổi với
những giá trị sử dụng loại khác.
Ví dụ: 1 m vải = 5 kg thóc
Sở dĩ vải và thóc trao đổi được với nhau vì hai hàng hóa đó có cái chung là đều là sản phẩm của lao động,
đều có lao động kết tinh trong đó. Chính lao động hao phí để tạo ra hàng hóa là cơ sở chung của trao đổi và
tạo thành giá trị của hàng hóa.
Giá trị của hàng hóa: là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. - Nhận xét:
+ Giá trị của hàng hóa là phạm trù lịch sử
+ Giá trị của hàng hóa phản ánh quan hệ giữa người sản xuất hàng hóa. Giá trị của hàng hóa là thuộc tính xã hội của hàng hóa.
Như vậy, một vật muốn trở thành hàng hóa phải có đủ hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị.
Công thức chung của chủ nghĩa tư bản
Hai điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa TBCN
– Phải tập trung số lớn tiền của vào trong tay một số ít người để có thể lập ra các xí nghiệp TBCN
– Đại đa số quần chúng lao động bị tướt đoạt hết TLSX phải bán sức lao động
Tiền tệ là sản phẩm cuối cùng của lưu thông hàng hóa và là hình thức biểu hiện đầu tiên của tư bản, trên
thị trường tư bản biểu hiện trước hết bằng một số tiền nhất định, mặt dù không phải lúc nào tiền cũng là tư bản.
Bản thân tiền không phải là tư bản, tiền chỉ biến thành tư bản trong những điều kiện nhất định khi chúng
được sử dụng để bóc lột người khác.
+ Trong lưu thông hàng hoá giản đơn, tiền vận động theo công thức; H-T-H.
+ Trong lưu thông của tư bản ; tiền vận động theo công thức T-H-T/ -GIỐNG NHAU -KHÁC NHAU
Trình bày mâu thuẫn của công thức chung của tư bản
Lý luận giá trị đã chứng minh rằng: Giá trị của hàng hóa do lao động của những người sản xuất hàng hóa
tạo ra trong sản xuất. Nhưng nhìn vào công thức T-H-T’ người ta dễ lầm tưởng rằng tiền tệ cũng tạo ra
giá trị khi vận động trong lưu thông.
Thực chất thì bản thân tiền, dù ở ngoài hay ở trong lưu thông, cũng không tự lớn lên được. Tiền không thể
sinh ra tiền là điều hiển nhiên.
Còn lưu thông thuần túy, dù diễn ra ở bất cứ hình thức nào, kể cả việc mua rẻ bán đắt, cũng không làm
tăng thêm giá trị, không tạo ra giá trị thặng dư; ở đây chỉ có sự phân phối lại lượng giá trị có sẵn trong xã
hội mà thôi bởi nếu mua rẻ thứ này thì sẽ lại phải mua đắt thứ kia; bán đắt thứ này thì lại phải bán rẻ thứ
khác, vì tổng khối lượng hàng và tiền trong toàn xã hội ở một thời gian nhất định là một số lượng không đổi.
Tuy vậy, không có lưu thông cũng không tạo ra được giá trị thặng dư. Do đó, mâu thuẫn của công thức
chung của tư bản là giá trị thặng dư không do lưu thông đẻ ra nhưng lại được tạo ra thông qua lưu thông.