-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề cương môn đại cương văn hoá | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
So sánh các nền văn hóa trên thế giới, người ta thấy chúng vô cùng đa dạng và phong phú.Tuy nhiên, các nền văn hóa của mỗi dân tộc dù phong phú, đa dạng đến mấy cũng đều có nguồn gốc xuất phát từ một trong hai loại hình văn hóa gốc của nhân loại gắn liền với hai phương thức sản xuất chủ đạo: văn hóa gốc chăn nuôi du mục và văn hóa gốc nông nghiệp trồng trọt.Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Quản trị học 1 (QTH) 13 tài liệu
Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội 852 tài liệu
Đề cương môn đại cương văn hoá | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
So sánh các nền văn hóa trên thế giới, người ta thấy chúng vô cùng đa dạng và phong phú.Tuy nhiên, các nền văn hóa của mỗi dân tộc dù phong phú, đa dạng đến mấy cũng đều có nguồn gốc xuất phát từ một trong hai loại hình văn hóa gốc của nhân loại gắn liền với hai phương thức sản xuất chủ đạo: văn hóa gốc chăn nuôi du mục và văn hóa gốc nông nghiệp trồng trọt.Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Quản trị học 1 (QTH) 13 tài liệu
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội 852 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46797236
ĐỀ CƯƠNG MÔN ĐẠI CƯƠNG VĂN HÓA
Câu 1: Phân tích sự khác nhau giữa loại hình văn hóa gốc chăn nuôi du mục và văn
hóa gốc nông nghiệp trồng trọt. Lý giải nguyên nhân của sự khác nhau đó.
So sánh các nền văn hóa trên thế giới, người ta thấy chúng vô cùng đa dạng và phong
phú.Tuy nhiên, các nền văn hóa của mỗi dân tộc dù phong phú, đa dạng đến mấy cũng
đều có nguồn gốc xuất phát từ một trong hai loại hình văn hóa gốc của nhân loại gắn liền
với hai phương thức sản xuất chủ đạo: văn hóa gốc chăn nuôi du mục và văn hóa gốc
nông nghiệp trồng trọt. Trong lịch sử ở cựu lục địa Âu – Á đã hình thành hai vùng văn
hóa lớn là Phương Tây và Phương Đông. Phương Tây là khu vực tây bắc bao gồm toàn
bộ châu Âu đến dãy Uran phương Đông gồm Châu Á và Châu Phi. Nếu trừ ra một vùng
đệm như một dải đường chéo chạy dài ở giữa từ tây nam lên đông bắc thì phương Đông
điển hình sẽ là khu vực đông nam còn lại hai vùng này có sự khác biệt rõ rệt về mọi mặt,
Hai loại địa hình này khiến cho cư dân hai khu vức phải sinh sống bằng hai nghề khác
nhau: trồng trọt và chăn nuôi.
Loại hình chăn nuôi : phương tây ( Châu Âu) vì khí hậu lạnh khô, địa hình chủ yếu là
thảo nguyên (xứ sở của đồng cỏ) thích hợp cho chăn nuôi phát triển.Nghề chăn nuôi ở
phương Tây phổ biến đến mức trong Kinh Thánh từ cừu được nhắc tới 5.000 lần, tín đồ
được gọi là con chiên, Chúa là người chăn chiên. Lịch sử cho biết người phương Tây
xưa chủ yếu nuôi bò, cừu, dê, ăn thịt và uống sữa bò, áo quần dệt bằng lông cừu hoặc làm bằng da thú vật.
Loại hình nông nghiệp : phương đông ( Châu Á, Châu Phi ) Môi trường sống của cư dân
phương Đông là xứ nóng Khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, sông ngòi chằng chịt, đồng bằng
phì nhiêu màu mỡ thích hợp cho nông nghiệp trồng trọt phát triển. sinh ra mưa nhiều
(ẩm) tạo nên các con sông lớn với những vùng đồng bằng trú phú Nguyên nhân của sự
khác nhau đó ta có thể điểm qua
- Loại hình văn hóa phương Tây do loại hình chăn nuôi gia súc đòi hỏi phải sống du
cư, nay đây mai đó lối sống thích di chuyển, trọng động, hướng ngoại. Còn loại
hình văn hóa phương Đông, do nghề trồng trọt buộc con người phải sống định cư,
phải lo tạo dựng cuộc sống lâu dài, không thích di chuyển, thích ổn định, trọng tĩnh, hướng nội.
- Loại hình văn hóa phương tây vì luôn di chuyển nên cuộc sống của dân du mục
không phụ thuộc vào thiên nhiên, nảy sinh tâm lý coi thường thiên nhiên và có
tham vọng chinh phục, chế ngự tự nhiên. Trong khi loại hình văn hóa phương lOMoAR cPSD| 46797236
Đông, do nghề trồng trọt phụ thuộc vào thiên nhiên nên cư dân rất tôn trọng và
sùng bái thiên nhiên, với mong muốn sống hòa hợp với thiên nhiên.
- Vì sống du cư nên tính gắng kết cộng đồng của dân du mục không cao, đề cao
tính cá nhân dẫn đến tâm lý ganh đua, cạnh tranh, hiếu thắng, lối sống độc tôn,
độc đoán trong tiếp nhận,cứng rắn trong đối phó. Trong khi loại hình văn hóa
phương Đông lại đề cao tính cộng đồng do cuộc sống nông nghiệp, phụ thuộc vào
tự nhiên, buộc cư dân phải sống định cư, tính cộng đồng gắn kết, liên kết sức mạnh.
- Do cuộc sống du cư nên cần đến sức mạnh để bảo vệ dân cư trong bộ tộc chống
lại sự xâm chiếm của các bộ tộc khác nên người đàn ông có vai trò quan trọng, tư
tưởng trọng sức mạnh, trọng nam giới của loại hình văn hóa phương Tây. Khác
với loại hình văn hóa phương Đông lại trọng tình nghĩa, trọng văn, trọng phụ nữ,
vai trò của người phụ nữ được đề cao. Người phụ nữ giữ vai trò quan trọng trong
gia đình, chăm lo vun vén cho gia đình và làm các công việc đồng án.
- Loại hình văn hóa phương Tây thiên về tư duy phân tích, coi trọng vai trò của các
yếu tố khách quan, nhề chăn nuôi du mục đòi hỏi sự khẳng định vai trò cá nhân,
đối tượng tiếp xúc hành ngày là đàn gia súc. Còn loại hình van hóa phương Đông
thì thiên về tư duy tổng hợp – biện chứng, coi trọng các mối qua hệ, thiên về kinh
nghiệm chủ quan cảm tính hơn là coi trọng khách quan và khoa học thực nghiệm
do trồng trọt của cư dân phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trời, đất, nắng, mưa…
- Loại hình văn hóa phương Tây có lối sống trọng lí, ứng xử theo nguyên tắc, thói
quen tôn trọng pháp luật khác với loại hình văn hóa phương Đông do cuộc sống
cộng đồng, gắn kết với nhau nên sống trọng tình, thái độ ứng xử mềm dẻo, linh hoạt.
Văn hóa gốc chăn nuôi du mục
Văn hóa gốc nông nghiệp trồng trọt Nguồn
- Hình thành ở phương Tây (văn hóa - Hình thành ở phương Đông (văn hóa gốc
phương Tây) bao gồm toàn bộ Châu phương Đông), gồm Châu Á và Châu hình
Âu, trên cơ sở của phương thức sản Phi. Phương Đông là khu vực có khí thành
xuất chăn nuôi du mục. Phương Tây là hậu nóng ẩm, mưa nhiều với những
vùng khí hậu lạnh, khô, địa hình chủ con sông lớn, theo đó là những vùng
yếu là thảo nguyên – Xứ sở của những đồng bằng trù phú, phì nhiêu, thích hợp
đồng cỏ, rất thích hợp cho nghề chăn cho nghề trồng trọt phát triển. Điều
nuôi, bởi vậy chăn nuôi là
kiện tự nhiên và phương thức lOMoAR cPSD| 46797236
nghề truyền thống của cư dân phương sản xuất nông nghiệp trồng trọt đã hình
Tây cổ xưa vì phương Tây là xứ lạnh thành một loại hình văn hóa khác với
với khí hậu khô, không thích hợp cho phương Tây. Môi trường sống của cư thực vật sinh trưởng.
dân phương Đông là xứ nóng sỉnh ra
mưa nhiều (ẩm) tạo nên các con sông
lớn với những vùng đồng bằng trú phú. lOMoAR cPSD| 46797236
Đặc điểm -
Nghề chăn nuôi gia súc đòi hỏi -
Nghề trồng trọt buộc con người
cưdân phải sống theo lối du cư, nay phảisống định cư. Do sống định cư nên
đây mai đó, từ đó tạo thành thói quen, cư dân nông nghiệp phải lo tạo dựng
lối sống thích di chuyển (trọng động). một cuộc sống ổn định lâu dài, không
- Vì luôn di chuyển nên cuộc sống của thích sự di chuyển, đổi thay (trọng
dân du mục không phụ thuộc nhiều vào tĩnh).
thiên nhiên, từ đó nảy sinh tâm lý coi -
Vì nghề trồng trọt phụ thuộc
thường tự nhiên và có tham vọng chinh nhiềuvào thiên nhiên nên cư dân nông
phục, chế ngự thiên nhiên. - Vì sống du nghiệp rất tôn thờ, sùng bái tự nhiên và
cư nên tính gắn kết cộng đồng của cư mong muốn sống hòa hợp với thiên
dân du mục không cao, yếu tố cá nhân nhiên.
được coi trọng, dẫn đến tâm lý ganh -
Cuộc sống định cư và phải liên
đua, cạnh tranh, hiếu thắng, lối ứng xử kếtđể chống chọi, ứng phó với tự nhiên
độc tôn, độc đoán trong tiếp nhận, nên đã tạo cho cư dân nông nghiệp tính
cứng rắn trong đối phó.
gắn kết cộng đồng cao. -
Cũng vì cuộc sống du cư cần -
Phương thức sản xuất nông
đếnsức mạnh và bản lĩnh nên người nghiệpsống định cư và tính gắn kết
đàn ông có vai trò quan trọng, tư tưởng cộng đồng đã tạo nên lối sống trọng
trọng sức mạnh, trọng võ, trọng nam tình nghĩa, trọng văn, trọng phụ nữ
giới cũng từ đó mà ra.
(chế độ mẫu hệ ở phương Đông tồn tại -
Nghề chăn nuôi du mục đòi hỏi lâu hơn phương Tây).
sựkhẳng định vai trò cá nhân, thêm vào -
Nghề trồng trọt phụ thuộc cùng
đó, đối tượng mà hàng ngày con người mộtlúc vào nhiều yếu tố với sự tương
tiếp xúc là đàn gia súc với từng
tác lẫn nhau: thời tiết nắng, mưa, đất
đai, khí hậu, giống cây trồng, chế độ chăm lOMoAR cPSD| 46797236
cá thể độc lập, từ đó hình thành kiểu tư sóc... nên từ đây đã hình thành kiểu tư
duy phân tích chú trọng vào từng yếu duy tổng hợp - biện chứng, coi trọng
tố. Kiểu tư duy này là cơ sở cho sự phát mối quan hệ giữa các yếu tố hơn là sự
triển của khoa học dựa trên những cơ
sở khách quan, lý tính. - Kiểu tư duy tách bạch từng thành tố riêng lẻ. Lối tư
phân tích là nguyên nhân đẻ ra lối sống duy tổng hợp, biện chứng là nguyên
trọng lý, ứng xử theo nguyên tắc; thói nhân dẫn đến thái độ ứng xử mềm dẻo,
quen tôn trọng pháp luật cũng vì vậy linh hoạt.
mà được hình thành rất sớm ở phương - Phương thức sản xuất nông nghiệp Tây.
chủ yếu dựa vào kinh nghiệm đúc kết
từ thực tế nên từ đây cũng hình thành
biểu tư duy kinh nghiệm chủ quan,
cảm tính, thay vì tư duy khoa học khám
phá bản chất của đối tượng trên cơ sở khách quan và khoa học.
Trên đây là sự nhận diện khái quát hai loại hình văn hóa gốc với những đặc trưng
nổi bật khác nhau. Mỗi loại hình văn hóa đều có những điểm mạnh và điểm yếu của nó.
Tuy nhiên, trong thực tế thường không có nền văn hóa nào chỉ thuần túy mang tính chất
nông nghiệp trồng trọt hay tính chất chăn nuôi du mục, bởi vậy, sự phân biệt hai loại hình
văn hóa chỉ là tương đối, căn cứ vào các yếu tố có tính trội.
Câu 2: Hãy chứng minh rằng văn hóa Việt Nam thuộc loại hình văn hóa gốc nông
nghiệp trồng trọt điển hình.
Qua quá trình phát triển lâu dài của lịch sử Việt Nam cho thấy việc chế ngự thiên nhiên
và chiến thắng địch họa là điều kiện sống còn và phát triển của dân tộc ta. Trong cách ứng
xử với môi trường tự nhiên, nghề trồng trọt buộc ngươi dân phải sống định cư để chờ cây
cối lớn lên, ra hoa kêt trái và thu hoạch. Do sống phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên dân
nông nghiệp có ý thức tôn trọng và ươc vọng sống hòa hợp vời thiên nhiên. Người Việt
Nam mở miệng là nói “lạy trời”, “nhờ trời”, “ơn trời”…Và cây lúa là một trong những
cây nông nghiệp chính có từ rất lâu đời ở Việt Nam, cũng chính cấy lúa cùng với địa hình
thổ nhưỡng của đất nước ta đã tạo nên là điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp lúa nước lOMoAR cPSD| 46797236
Đời vua Thái Tổ, Thái Tông
Lúa rụng đầy đồng, gà chẳng cần ăn
Do vị trí địa lý nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á nên Việt Nam thuộc loại
hình văn hóa gốc nông nghiệp trồng trọt điển hình. Với điều kiện về vị trí địa lý, khu vực
địa hình chịu tác động của gió mùa, điều kiện tự nhiên thuận lợi, nằm ở góc tận cùng phía
Đông - Nam Châu Á, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, có nhiều con sông lớn như sông Hồng,
sông Mekong... nhiều vùng đồng bằng phù sa màu mỡ. Căn cứ vào những yếu tố trên, có
thể thấy rằng nền văn hóa Việt Nam thuộc loại hình văn hóa gốc nông nghiệp trồng trọt
điển hình. Tất cả những đặc trưng văn hóa Việt Nam đều thể hiện một cách rõ nét nhất
loại hình văn hóa gốc nông nghiệp trồng trọt ở Việt Nam:
Tất cả những đặc trưng của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp trồng trọt đều được thể
hiện rõ nét trong đặc trưng văn hóa Việt Nam. Biểu hiện:
- Về đặc trưng về lối sống, ở VN do thuận lợi về điều kiện khí hậu nóng ẩm,
mưanhiều, có những con sông lớn, những đồng bằng trù phú, phì nhiêu, thích hợp cho
nghề trồng trọt mà điển hình là nền văn minh lúa nước. Do vậy, người Việt từ xưa đến nay
đều ưa thích một cuộc định cư ổn định (An cư lạc nghiệp), không thích di chuyển, vì vậy
đã tạo nên tình cảm gắn bó với quê hương xứ sở, với làng, nước. Nhưng cũng từ đây đã
hình thành lối sống tự trị, khép kín, hướng nội, hạn chế sự giao lưu, mở rộng quan hệ với bên ngoài.
- Cư dân VN do sống bằng nền nông nghiệp nên sự gắn bó, phụ thuộc vào tựnhiên
lại càng lâu dài và bền chặt dẫn đến cư dân nông nghiệp Việt Nam rất sùng bái tự nhiên,
luôn mong muốn mưa thuận gió hòa để có cuộc sống no đủ (câu cửa miệng của người Việt
là “lạy Trời, “ơn Trời”, “nhờ Trời”,...). Thực vật được tôn sùng nhất là cây lúa, có Thần
Lúa, Hồn Lúa, Mẹ Lúa,... đôi khi ta thấy còn thờ Thần Cây Đa, cây cau,.. Đó chính là
nguyên nhân sự ra đời của nhiều tín ngưỡng, lễ hội sùng bái tự nhiên phổ biến ở các tộc
người trên khắp mọi miền đất nước nhưng phổ biến nhất là ở dân tộc thiểu số như tín
ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ là hình thức thờ cúng Tam vị Thánh Mẫu cai quản các yếu tố
tự nhiên quan trọng nhất, thiết thân nhất đối với cuộc sống của người làm nông nghiệp lúa
nước; tín ngưỡng Phồn Thực - loại tín ngưỡng tôn thờ sự giao phối nguồn gốc của sự sinh
sôi nảy nở và vì là Việt Nam có nền văn hóa gốc nông nghiệp, mùa màng tươi tốt và muôn
loài sinh sôi (hai vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với đời sống cư dân) nên tín lOMoAR cPSD| 46797236
ngưỡng Phồn Thực phát triển mạnh và bảo tồn lâu dài; các lễ hội tín ngưỡng nông nghiệp
gồm hội Cầu mưa , hội Xuống đồng, hội Đâm trâu, hội Cơm mớ.
- Cuộc sống định cư tạo cho người Việt tính gắn kết cộng đồng cao (Bán anh
em xa mua láng giềng gần, Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ, Lụt thì lút cả làng, Nước
nổi thì bèo nổi...)
- Sự gắn bó cộng đồng tạo nên lối sống trọng tình nghĩa (Lá lành đùm lá rách, Chị
ngã em nàng, Bầu ơi thương lấy bí cùng… ), các quan hệ ứng xử thường đặt tình cao hơn
lý (Một bồ cái lý không bằng một tí cái tình; Nhất quen, nhì thân, tam thần, tứ thế...). Từ
đặc trưng sự gắn bó cộng đồng tạo nên lối sống trọng tình nghĩa, các quan hệ ứng xử
thường đặt tình cao hơn lí, ứng xử văn hóa, nhân ái, không thích sức mạnh, bạo lực. Vì
sống theo tình cảm, người Việt có lối sống tôn trọng và cư xử bình đẳng, dân chủ với nhau.
Đó là nền dân chủ làng mạc, nó có trước nền quân chủ phong kiến phương Đông và nền
dân chủ tư sản phương Tây. Lối sống trọng tình và cách cư xử dân chủ dẫn đến tâm lí coi
trọng cộng đồng, tập thể. Cư dân Việt Nam làm gì cũng phải tính đến tập thể, luôn có tập thể đứng sau.
- Cuộc sống định cư ổn định cần đến vai trò chăm lo thu vén của người phụ
nữ.Thêm nữa, nghề trồng trọt, đồng áng cũng là công việc phù hợp với phụ nữ, do đó, vai
trò của người phụ nữ được tôn trọng, đề cao. Đặc trưng này là hoàn toàn nhất quán và rõ
nét. Phụ nữ Việt Nam là người quản lí kinh tế, tài chính trong gia đình – người nắm tay
hòm chìa khóa biểu hiện ở (Ruộng và trâu nái không bằng con gái đầu lòng, Nhất vợ nhì
trời; Lệnh ông không bằng cồng bà; Ba đồng một mở đàn ông đem bỏ vào lòng cho kiến
nó tha, ba trăm một mụ đàn bà, đem về mà trải chiếu hoa cho ngồi… )
Sau này, do sự ảnh hưởng, chi phối của tư tưởng Nho giáo mới hình thành tư tưởng
trọng nam khinh nữ. Hiện nay, các dân tộc không chịu ảnh hưởng, hoặc ít chịu ảnh hưởng
của văn hóa Trung Hoa (dân tộc Chăm, Êđê, Giarai...) vẫn còn duy trì chế độ mẫu hệ.
Nhiều tộc người tuy không còn chế độ mẫu hệ nhưng hiện vẫn còn lưu lại những vết tích
(người Khmer vẫn gọi người đứng đầu phum, sóc là "mê phum", "mê sóc" (mê = mẹ), dù
người đó là đàn ông).
- Vì nghề nông, nhất là nghề nông nghiệp lúa nước, cùng một lúc phụ thuộc vàotất
cả mọi hiện tượng thiên nhiên (Trông trời trông đất, trông mây; Trông mưa, trông gió,
trông ngày, trông đêm…) cho nên, về mặt nhận thức, hình thành lối tư duy tổng hợp - biện
chứng kết hợp với lối sống trọng tình đã tạo nên thói quen tư duy, ứng xử tùy tiện, vô lOMoAR cPSD| 46797236
nguyên tắc (Yêu nên tốt, ghét nên xấu; Yêu nhau cau sáu bổ ba, ghét nhau cau sáu bổ ra
làm mười.Thương nhau mọi việc chẳng nể, dẫu trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng)
- Lối tư duy tổng hợp, biện chứng cũng là nguyên nhân dẫn đến lối ứng xử
mềmdẻo, linh hoạt, được thể hiện rõ qua quan niệm sống của người Việt (Tùy cơ ứng biến;
Ở bầu thì tròn, ở ổng thì dài; Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy....).
- Kiểu tư duy nặng về kinh nghiệm chủ quan, cảm tính cũng thể hiện rõ trong
vănhóa nhận thức, ứng xử của người Việt: coi trọng kinh nghiệm chủ quan hơn là cơ sở
khách quan và tri thức khoa học (Nhìn mặt mà bắt hình dong; Trăm hay không bằng tay
quen, Sống lâu lên lão làng… )
Như vậy, hầu như tất cả những đặc trưng của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp
trồng trọt đều được thể hiện rõ nét trong lối sống, phương thức tư duy và thói quen
ứng xử của ngưởi Việt, được thể hiện qua kho tàng ca dao, tục ngữ, thành ngữ - đó
là những giá trị văn hóa phi vật thể được đúc kết qua nhiều thế hệ, được lưu truyền trong dân gian.
Như vậy, loại hình văn hóa Việt Nam được xem là loại hình văn hóa gốc nông
nghiệp trồng trọt điển hình, đều được thể hiện rõ nét trong cách tổ chức đời sống
phương thức tư duy, lối ứng xử của người Việt và được xem là nét đặc trưng trong văn hóa Việt Nam.
Văn minh nông nghiệp kéo dài đã làm chậm sự phát triển của tiến trình lịch sử Việt
Nam, không tạo ra được những tiền đề và điều kiện để bức ra khỏi cái khung phong
kiến phương Đông, làm hạn chế tính năng động, sáng tạo của con người Việt Nam
và dẫn đến sự trì trệ của xã hội Việt Nam.
Câu 3: Hãy chỉ ra khả năng tận dụng, thích nghi và ứng phó với môi trường tự nhiên
của người Việt được thể hiện ở lĩnh vực văn hóa vật chất.
Để đáp ứng nhu cầu sinh tồn, con người phải thực hiện các hoạt động vật chất như:
lao động sản xuất, ăn, mặc, ở, đi lại,… Sản phẩm của các hoạt động vật chất thể hiện trong
đó các năng lực tinh thần của con người, phản ánh thói quen, lối sống, phong tục, tập
quán,… của một cộng đồng. Đó là kết quả của sự thích nghi và ứng phó của con người
với môi trường tự nhiên và xã hội cụ thể, làm nên dấu ấn riêng của mỗi cộng đồng – đó là
đặc trưng văn hóa của một cộng đồng thể hiện ở phương diện hoạt động vật chất. lOMoAR cPSD| 46797236
Vì vậy để nhận diện đặc trưng văn hóa của một cộng đồng, trước hết cần nhận diện các
dấu ấn văn hóa thể hiện ở phương diện hoạt động vật chất.
Trải qua trường kỳ lịch sử từ buổi đầu dựng nước, đặc biệt là qua mười thế kỷ xây
dựngquốc gia phong kiến tự chủ, với ý tự lực tự cường và truyền thống lao động cần cù,
chaông ta xây dựng được một nền văn hóa vật chất với những nét bản riêng, trên nền tảng
của nền văn minh nông nghiệp lúa nước, đồng thời cũng phản ánh sự tận dụng, thích nghi
và ứng phó với môi trường tự nhiên của người Việt thể hiện ở lĩnh vực văn hoá vật chất.
- Về phương thức sản xuất: nghề nông nghiệp lúa nước theo phương thức sản xuất tiểu
nông tự túc tự cấp là phương thức sản xuất chủ đạo, chi phối toàn bộ nền tảng kinh tế
của xã hội VN truyền thống. Qua quá trình lao động sản xuất, cha ông ta đã đúc kết được
một hệ thống kinh nghiệm của nghề trồng lúa nước. Kinh nghiệm sản xuất không chỉ
được lưu truyền trong dân gian, mà còn được tập hợp lại, biên soạn thành sách để phổ
biến rộng rãi cho nông dân (Vi dụ: cuốn sách Minh nông phả của Trần Cảnh đời Lê;
Nông gia thuật chiêm kinh nghiệm yếu quyết của Trần Ngọc Trác; Nông sự toàn đồ của
Lê Thúc Hoạch đời Nguyễn). Để phục vụ cho nghề nông, cha ông ta cũng đã sáng tạo
ra một hệ thống nông cụ thủ công cổ truyền rất phong phú, đa dạng, gồm hàng trăm kiểu
loại khác nhau. Tất cả những kinh nghiệm được đúc kết và những thành tựu sáng tạo từ
phương thức sản xuất nông nghiệp lúa nước đã phản ánh khả năng tận dụng, thích nghi
và ứng phó một cách tối ưu của người Việt đối với môi trường tự nhiên. Bên cạnh nghề
nông, các nghề thủ công như nghề dệt, gồm sứ, thêu thùa,… hình thành các làng nghề
với các sản phẩm nổi tiếng như: gốm Bát Tràng, dệt thêu Hà Tây,… Bằng những công
cụ dệt thủ công, với các loại nguyên liệu phong phú trong tự nhiên như: tơ chuối, sợi
đay, sợi gai, tơ tằm, sợi bông,…
+ Văn hóa ẩm thực : Trong rất nhiều những yếu tố tác động đến cuộc sống hàng ngày của
con người từ phía tự nhiên, các nhà nghiên cứu văn hóa VN đều thừa nhận hai yếu tố có
tính trội chi phối đến văn hóa vật chất của người Việt, đó là tính chất sông nước và thực
vật. Sự chi phối của 2 yếu tố tự nhiên này được thể hiện trước tiên trong việc lựa chọn cơ
cấu 1 bữa ăn truyền thống với 3 thành phần chính: cơm – rau – cá. Món ăn cung cấp tinh
bột chủ yếu trong bữa ăn là cơm. Tục ngữ có rất nhiều câu nói về vai trò quan trọng của
cơm: "Cơm tẻ mẹ ruột; người sống về gạo, cá bạo về nước"
- Trong bữa ăn của người Việt, sau cơm là đến rau: "Đói ăn rau, đau uống thuốc; ăn
cơmkhông rau như đánh nhau không có người gỡ" lOMoAR cPSD| 46797236 Đồ uống, hút
- Nước uống thông dụg là nước chè xanh, nước chè vối, rượu là loại đồ uống đc nấu từ gạo và nếp.
- Thuốc lào là thứ đồ hút truyền thống, đc chế biền từ lá 1 loại cây thái nhỏ, phơi khô, cókhả năng gây nghiện.
- Ăn trầu là phong tục rất độc đáo, có từ lâu đời ở VN: "miếng trầu là đầu câu chuyện".
Trong nhiều nghi lễ của người Việt, đặc biệt, trong phong tục cưới hỏi không thể thiếu đc nghi lễ trầu cau.
Sự tận dụng, thích nghi và ứng phó với môi trường tự nhiên của người Việt còn được thể
hiện rõ nét trong văn hóa ẩm thực qua lối ứng xử mềm dẻo, linh hoạt của cư dân nông
nghiệp Việt Nam. Trước hết ở việc ăn uống theo mùa, theo vùng miền, đó là một biểu hiện
của lối ứng xử thích nghi với môi trường tự nhiên cũng vừa là một cách tự thích nghi của
nền kinh tế tiểu nông tự túc tự cấp. Tính linh hoạt cũng thế hiện ở việc chế biến và lựa
chọn các món ăn để điều chỉnh, làm cân bằng các trạng thái của cơ thể (điều hòa âm -
dương, nóng - lạnh), giữa cơ thể với môi trường để ứng phó với thời tiết.
- Tính linh hoạt trong văn hóa ẩm thực VN thể hiện trc hết ở việc ăn uống theo mùa, theo vùng miền.
- Tính linh hoạt cũng thể hiện ở việc chế biến và lựa chọn các món ăn để điều chỉnh,
làmcân bằng các trạng thái của cơ thể, giữa cơ thể vs môi trường để đối fó vs thời tiết.
- Tính linh hoạt còn thể hiện trong dụng cụ ăn: đôi đũa. Chỉ với đôi đũa người Việt có thể
dùng nó 1 cách linh hoạt vs nhiều chức năng khác nhau. Do lối sống cộng đồng cùng vs
sự chi fối của quan niệm nho giáo tôn trọng tính tôn ti, thứ bậc nên người Việt rất coi
trọng nghi lễ và thái độ ứng xử ý tứ, mực thước, chừng mực trong ăn uống (ăn trông nồi
ngồi trông hướng; miếng ăn là miếng nhục)
- Trong văn hóa trang phục Việt Nam Quan niệm về mặc của người Việt
- Chú trọng tính bền chắc
- Thích trang phục kín đáo, giản dị lOMoAR cPSD| 46797236
- Ưa các màu sắc âm tính: nâu, đen, chàm, gụ, tím..; các trang phục có màu sắc dương
tính ( đỏ, vàng, xanh lá cây,xanh lá mạ..chỉ mặc trong dịp lễ hội) - Người Việt cũng rất
có ý thức về làm đẹp.
b. Chất liệu may mặc truyền thống
- Người Việt thường sử dụng các chất liệu may mặc có sẵn trong tự nhiên, mang đậm dấu
ấn nông nghiệp trồng trọt.
- Thường sử dụng chất liệu mỏng, nhẹ, thoáng mát như tơ tằm,tơ chuối, sợi bông, sợi đay, sợi gai..
c. Kiểu trang phục truyền thống của người Việt - Trang phục của nữ
+ Bộ trang phục truyền thống phổ biến của phụ nữ Việt Nam thời phong kiến là váy,
vải yếm, áo dài, quần lĩnh, khăn chít đầu, thắt lưng.
+ Trong các dịp lễ hội phụ nữ thường mặc áo dài(tứ thân và năm thân, bỏ buông 2 vạt
trc, hoặc áo mớ bảy mớ ba với nhiều màu sắc sặc sỡ)
+ Màu sắc trang phục truyền thống của người Việt chủ yếu là những gam màu trầm,
tối: miền Bắc là màu nâu, gụ (màu đất); miền Nam là màu đen (màu bùn-fù hợp với miền sông nước)
+ Ngoài ra, chiếc nón cũng là 1 bộ fận kèm theo không thể thiếu trong trang fục của
fụ nữ VN truyền thống. Nón để che nắng, che mưa, do đặc thù khí hậu nắng lắm, mưa
nhiều nên nón có đặc điểm là rộng vành và có mái dốc. - Trang phục nam giới
+ Trang phục truyền thống thường ngày của nam giới là áo cánh, quần lá tọa; ngày
lễ tết, lễ hội thì đội khăn xếp, mặc áo the, quần ông sớ.
Tóm lại trang phục của người Việt đã thể hiện sự ứng xử linh hoạt để đối fó vs môi
trường tự nhiên vùng nhiệt đới và nghề nông trồng lúa nước. Trong sự ứng xử vs môi
trường xã hội, trang fục của người Việt thể hiện quan niệm thẩm mĩ về vẻ đẹp kín đáo, giản dị.
với nghề chính là trồng trọt nên người Việt chủ yếu sử dụng các chất liệu có sẵn trong tự
nhiên, mỏng, nhẹ và có nguồn gốc từ thực vật như: tơ tằm, sợi bông, sợi đay, sợi gai… lOMoAR cPSD| 46797236
Màu sắc trang phục truyền thống của người Việt chủ yếu là những gam màu trầm tối:
Miền Bắc là màu nâu (màu đất) và Miền Nam là màu đen (màu bùn). Phản ánh phong
cách truyền thống của người VN là ưa sự kín đáo, giản dị, đồng thời cũng thể hiện sự thích
nghi với môi trường sống và sinh hoạt của nghề nông trồng lúa nước “chân lấm tay bùn”.
Ngoài ra chiếc nón lá cũng là một bộ phận kèm theo không thể thiếu trong trang phục của
phụ nữ VN truyền thống. Nón có vành rộng và có mái dốc do đặc thù khí hậu nắng lắm
mưa nhiều. Trang phục truyền thống của nam giới thường ngày là áo cánh, quần lá tọa
phù hợp với khí hậu nóng bức và công việc đồng áng, ngày lễ tết, lễ hội thì đội khăn xếp,
mặc áo the, quần ống sớ.
- Về văn hóa ở và sinh hoạt, vật liệu làm nhà có sẵn trong tự nhiên như gỗ, tre,
nứa… thể hiện khả năng sáng tạo trọng việc thích nghi và tận dụng các ĐKTN. Kiến trúc
nhà ở của người Việt mang dấu ấn của vùng sông nước với nhà sàn là kiểu nhà phổ biến,
thích hợp cho cả miền sông nước lẫn miền núi để ứng phó với những tác động xấu của
môi trường (tránh côn trùng, thú dữ, lũ, ngập lụt…). Sang thời phong kiến thì nhà đất bằng
là phổ biến, song dấu ấn văn hóa sông nước còn thể hiện ở kiểu nhà mái cong mô phỏng
hình mũi thuyền, thậm chí cư dân sống bằng nghề sông nước còn dùng thuyền làm nhà ở.
Không gian ngôi nhà Việt là không gian mở, có cửa rộng, thoáng mát, giao hoà với tự
nhiên, xung quanh có cây xanh bao bọc che chở. Về việc chọn hướng nhà và chọn đất làm
nhà được đặc biệt coi trọng, dựa theo thuật phong thủy hướng nhà ưa thích của người Việt
là hướng nam hoặc đông nam (Lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng nam) các hướng này sẽ
tận dụng được gió mát từ biển thổi vào và tránh được nắng nóng từ phía tây, gió lạnh từ phía bắc xuống,…
- Về văn hóa giao thông đi lại: Giao thông đường thủy do đặc điểm là vùng sông
nước,với hệ thống sông ngòi chằng chịt, có bờ biển dài... Vì giao thông đường thủy chiếm
ưu thế nên phần lớn đô thị là các cảng sông, cảng biển (Vân Đồn, Thăng Long, Phố
Hiến...). Cuộc sống sinh hoạt gắn liền với sông nước đã khiến hình ảnh dòng sông, con đò
đã ăn sâu vào trong tư duy, trong cách nghĩ (Thuyền theo lái, gái theo chồng; Thuyền về
có nhớ bến chăng...) Trong khi đó giao thông đường bộ lại hạn chế (do: phương thức sản
xuất nông nghiệp định cư, khép kín ít có nhu cầu di chuyển, địa hình bị chia cắt bởi núi
non và sông ngòi dày đặc,..)
Tóm lại, lao động sản xuất, ăn, mặc, ở và đi lại - đó là những hoạt động để đáp ứng
các nhu cầu vật chất thiết thân của con người, nhưng cũng đồng thời qua đó thể hiện sự lOMoAR cPSD| 46797236
ứng xử văn hóa của con người với môi trường tự nhiên và với cộng đồng xã hội. Sự ứng
xử văn hóa của người Việt qua các hoạt động vật chất đã thể hiện rõ nét dấu ấn của loại
hình văn hóa nông nghiệp trồng trọt, đồng thời cũng thể hiện khả năng tận dụng, thích
nghi và ứng phó linh hoạt của người Việt đối với môi trường tự nhiên vùng sông nước và
xứ sở thực vật, qua đó góp phần thể hiện các đặc trưng bản sắc văn hóa Việt Nam.
Câu 4: Hãy chỉ ra sự ứng xử với môi trường xã hội của người Việt được thể hiện ở lĩnh
vực văn hóa vật chất.
Trải qua trường kỳ lịch sử từ buổi đầu dựng nước, đặc biệt là qua mười thế kỷ xây
dựng quốc gia phong kiến tự chủ, với ý tự lực tự cường và truyền thống lao động cần cù,
cha ông ta xây dựng được một nền văn hóa vật chất với những nét bản riêng, trên nền tảng
của nền văn minh nông nghiệp lúa nước, đồng thời cũng phản ánh sự ứng xử văn hoá của
người Việt với môi trường xã hội thể hiện ở lĩnh vực văn hoá vật chất.
- Về cơ sở vật chất xã hội: Để xây dựng một quốc gia phong kiến tự chủ, các
triềuđại phong kiến Đại Việt từ Đinh - Lý - Trần - Lê - Nguyễn đều rất chú trọng việc xây
dựng cơ sở vật chất như cung điện, lăng tẩm, đền đài, thành lũy. Nhiều công trình kiến
trúc nổi tiếng của thời Đại Việt như kinh đô Hoa Lư, kinh đô Thăng Long, kinh thành Huế
mặc dù đã bị tàn phá nặng nề qua nhiều lần chiến tranh giặc giã, nhưng những gì còn lại
đến ngày nay đã trở thành những di sản văn hóa vô giá của dân tộc, là bằng chứng cho các
thời kỳ hung thịnh của các triều đại phong kiến Đại Việt.
- Về văn hóa lao động sản xuất, nghề nông trồng lúa nước theo phương thức
sảnxuất tiểu nông tự túc tự cấp là phương thức sản xuất chủ đạo, chi phối toản bộ nền tảng
kinh tế của xã hội Việt Nam truyền thống. Tiếp tục truyền thống nông nghiệp lúa nước đã
được định hình từ thời Văn Lang - Âu Lạc và duy trì trong suốt ngàn năm Bắc thuộc, trong
quá trình xây dựng quốc gia tự chủ, các triều đại phong kiến đều rất coi trọng việc canh
nông và có các chính sách khuyến nông tích cực.
Quá trình cải tạo và chinh phục tự nhiên, khai hoang, cải tạo đầm lầy, lấn biển, mở rộng
diện tích canh tác, làm thủy lợi, đắp đê chống lụt.... đã tạo thành các vùng đồng bằng châu
thổ Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, và sau này là Nam Bộ để chuyên canh lúa nước một cách ổn
định. Trên những vùng đồng bằng châu thổ kéo dài từ Bắc đến Nam, người Việt đã phát
triển một truyền thống văn hóa sản xuất tiêu biểu cho nền văn minh lúa nước. Bằng những
công cụ dệt thủ công, với các loại nguyên liệu phong phú trong tự nhiện như: tơ chuối,
sợi đay, sợi gai, tơ tăm và sợi bông, những người thợ thủ công đã dệt ra nhiều loại vải, lụa lOMoAR cPSD| 46797236
rất phong phú, không chỉ đáp ứng được nhu cầu may mặc trong nước mà còn bán ra nước
ngoài. Như vậy, từ thời Hùng Vuơng dựng nước cho đến suốt thời phong kiến Đại Việt,
phương thức sản xuất nông nghiệp lúa nước được duy trì và phát triển với vai trò kinh tế
chủ đạo. Cùng với nghề nông là sự mở rộng và phát triển các làng nghề thủ công phục vụ
cho các nhu cầu sản xuất và sinh sống hàng ngày.
Tuy nhiên, do bị chi phối bởi phương thức sản xuất nông nghiệp tiểu nông tự cung tự cấp,
các quan hệ giao luu bị hạn chế, do đó sản xuất nông nghiệp và thủ côngnghiệp chỉ dừng
lại ở quy mô nhỏ của nên kinh tế tiểu nông đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng chứ không thế
vuơn tầm phát triển thành nền kinh tế hàng hóa, thương mại.
- Trong văn hóa ẩm thực, hành vi ăn uống là biểu hiện của văn hóa khi nó đượcthực
hiện một cách có ý thức và hình thành như một thói quen – đó vừa là văn hóa ứng xử với
môi trường tự nhiên, vừa là văn hóa ứng xử xã hội. Bữa ăn của người Việt là ăn chung,
các thành viên trong bữa ăn liên quan và phụ thuộc nhau (chung nồi cơm, chung chén
nước chấm…). Vì mang tính cộng đồng nên trong bữa ăn của người Việt rất thích trò
chuyện. Do lối sống cộng đồngcùng với sự chi phối của quan niệm Nho giáo coi trọng tôn
ti, thứ bậc nên người Việt rất coi trọng nghi lễ và thái độ ứng xử, ý tứ trong bữa ăn (Ăn
trông nồi, ngồi trông hướng).
- Trong nền văn hóa trang phục của Việt Nam, người Việt thường chú trọng tínhbền
chắc “ăn chắc, mặc bền”, thích trang phục kín đáo, giản dị, ưa các màu sắc âm tính: nâu,
đen, chàm, gụ, tím…phù hợp với môi trường sông nước, lao động. Các màu sắc dương
tính (đỏ, vàng, xanh lá cây,…) chỉ mặc vào các dịp lễ, hội và người Việt rất có ý thức về
việc làm đẹp (Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân, cau già khéo bổ thì ngon, nạ dòng trang
điểm lại giòn hơn xưa). Trang phục truyền thống của phụ nữ thời phong kiến gồm: váy,
yếm, áo tứ thân, quần lĩnh, khăn chít đầu, thắt lưng. Trong đó chiếc váy được bảo tồn như
là một trong những nét bản sắc văn hóa dân tộc để phân biệt với trang phục người Tàu.
Cái thúng mà thủng hai đầu
Bên ta thì có bên Tàu thì không. ( Câu đố)
Trong các dịp lễ hội, phụ nữ mặc áo dài (tứ thân hoặc năm thân, bỏ buông 2 vạt
trước, hoặc áo mớ bảy mớ ba với nhiều màu sắc). Trang phục truyền thống của nam giới
thường ngày là áo cánh, quần lá tọa phù hợp với khí hậu nóng bức và công việc đồng áng.
Ngày lễ tết, lễ hội thì đội khăn xếp, mặc áo the, quần ống sớ. Trong sự ứng xử với môi lOMoAR cPSD| 46797236
trường xã hội, trang phục của người Việt thể hiện quan niệm thẩm mỹ về vẻ đẹp kín đáo, giản dị.
- Về văn hóa ở và sinh hoạt, ngôi nhà là một trong những yếu tố quan trọng đảmbảo
cho cuộc sống định cư ổn định (an cư lạc nghiệp). Kiến trúc nhà của người Việt mang tính
cộng đồng. Nếu như kiểu kiến trúc nhà phương Tây được chia thành nhiều phòng biệt lập
thì nhà Việt truyền thống là 1 không gian sinh hoạt cộng đồng giữa các thành viên trong
gia đình, các gian nhà thường để thông nhau, không có vách ngăn. Ranh giới giữa các nhà
hàng xóm cũng thường chỉ được ngăn cách tượng trưng bằng một hàng cây (râm bụt, ruối,
mồng tơi..) được xén thấp để dễ qua lại.
- Về văn hóa đi lại, giao thông đường bộ kém phát triển vì lối sống định cư nên
cưdân ít có nhu cầu đi lại, do nền kinh tế tự cung tự cấp nên hạn chế nhu cầu trao đổi, mua
bán giữa các vùng và do sông ngòi dày đặc. Do đó, chỉ mới có những con đường nhỏ, cư
dân chủ yếu là đi bộ, vận chuyển nhờ ngựa, voi, trâu; quan lại đi bằng cáng, kiệu.
- Giao thông đường thủy
+ Do đặc điểm là vùng sông nước với hệ thống sông ngòi chằn chịt, có bờ biển kéo
dài từ bắc chí nam nên phương tiện đi lại và vận tải fổ biến từ ngàn xưa của cư dân
người Việt là đường thủy, Các phương tiện chuyên chở và giao thông đường thủy ở
VN rất phong phú: thuyền, ghe, fà, tàu…
Ở giao thông đường thủy vì đường thủy chiếm ưu thế nên phần lớn đô thị là các cảng
sông, cảng biển (Vân Đồn, Thăng Long, Phố Hiến...). Cuộc sống sinh hoạt gắn liền với
sông nước nên hình ảnh dòng sông, con đò đã ăn sâu vào trong tư duy, trong cách nghĩ
(Thuyền theo lái,gái theo chồng; Thuyền về có nhớ bến chăng...). Ngay khi đi trên bộ,
người Việt vẫn nói theo cách của người đi trên sông nước: lặn lội, quá giang, xe đò...
Tóm lại, lao động sản xuất, ăn, mặc, ở và đi lại - đó là những hoạt động để đáp ứng
các nhu cầu vật chất thiết thân của con người, nhưng cũng đồng thời qua đó thể hiện sự
ứng xử văn hóa của con người với môi trường tự nhiên và với cộng đồng xã hội. Sự ứng
xử văn hóa của người Việt qua các hoạt động vật chất đã thể hiện rõ nét dấu ấn của loại
hình văn hóa nông nghiệp trồng trọt, đồng thời cũng thể hiện khả năng tận dụng, thích
nghi và ứng phó linh hoạt của người Việt đối với môi trường tự nhiên vùng sông nước và
xứ sở thực vật, qua đó góp phần thể hiện các đặc trưng bản sắc văn hóa Việt Nam. lOMoAR cPSD| 46797236
Câu 5: Hãy chỉ ra mối liên hệ giữa thuyết âm dương ngũ hành với sự hình thành triết
lý sống của người Việt.
Nền tảng nhận thức của người Việt dựa trên thuyết âm dương – ngũ hành, đây là hệ
tư tưởng triết học Trung Hoa cổ đại, phản ánh về bản chất và qui luật tồn tại của vạn vật
trong vũ trụ bao gồm nhận thức về tự nhiên về đời sống xã hội con người. Trong văn hóa
bản địa của người Việt cổ, cũng đã có sẵn ý niệm về sự tồn tại các cặp đôi, các hiện tượng
như trời/đất, nóng/lạnh, sự đối ngẫu âm/dương, ý niệm về sự đối xứng, các tín ngưỡng
nghi lễ, các câu chuyện thần thoại. Đó là cơ sở để thuyết âm dương ngũ hành ăn sâu trong
đời sống văn hóa tinh thần của người Việt, trở thành cơ sở nhận thức, từ đó người Việt
hình thành triết lí sống cho mình và truyền bá cho thế hệ sau thể hiện qua các mối liên hệ:
Mối quan hệ giữa thuyết âm dương ngũ hành với triết lí về sự cân xứng, cặp đôi:
trong tâm thức của người Việt, âm dương luôn tồn tại trong sự cặp đôi, tương ứng, cân
bằng ân dương thì sự vật mới hoàn thiện trọn vẹn, bền vững hợp qui luật. Các cặp âm
dương thường được sử dụng cặp đôi như cha/mẹ, ông/bà, trời/đất, đất/nước…
Mối quan hệ âm dương ngũ hành với triết lý sống quân bình, hài hòa âm dương:
từ triết lí âm dương người Việt quan niệm mọi sự vật tồn tại trong trạnh thái cân bằng, hài
hòa âm dương thì mới bền vững, không bị biến đổi trạng thái. Người Việt sống theo triết
lí quân bình, duy trì trạng thái âm dương bù trừ nhau từ việc ăn uống tời việc làm nhà ở,
cho đếm việc ứng xử hài hòa trong quan hệ với người khác để không làm mất lòng ai
khiến cho người Việt tự bằng lòng, an phận với những gì mình đang có, không hiếu thắng,
do đó thường phê phán thái độ sống cực đoan.
Mối quan hệ giữa âm dương ngũ hành với triết lí sống lạc quan của người Việt: do
nhận thức được qui luật bù trừ âm dương, vận hành vào cuộc sống nên người Việt thường
có cái nhìn bình tĩnh, lạc quan trước mọi sự biến, trong rủi có may, trong hỏa có phúc,
nhận thức được qui luật chuyển hóa âm dương nên có cái nhìn biện chứng về cuộc sống.
Thuyết âm dương ngũ hành giúp cho con người có một triết lý sống lạc quan, tuy nhiên
nếu lạc quan thái quá sẽ dẫn đến tiêu cực, tự bằng lòng và an bài với cuộc sống hiện tại,
không nỗ lực cố gắng.
Câu 6: Hãy trình bày những hiểu biết của anh/chị về Phật giáo ở Việt Nam và vai trò
của Phật giáo đối với đời sống văn hóa tinh thần của người Việt xưa và nay.
Phật giáo chính thức du nhập vào nước ta thời Bắc thuộc, theo chân quân xâm lược
Trung Hoa, và đã nhanh chóng được người Việt tiếp nhận một cách tự nhiên và tự nguyện. lOMoAR cPSD| 46797236 Phật giáo gồm 2 phái:
- Thượng tọa (tiểu thừa): từ Ấn Độ du nhập vào Việt Nam.
- Đại chúng (đại thừa): từ Trung Hoa du nhập vào Việt Nam.
Nói đến Phật giáo trước hết là nói đến tư tưởng vị tha, vị nhân sinh. Phật cho rằng
đời là khổ và đã tìm lấy sự giải thoát khỏi cái khổ. Bởi vậy Phật xướng lên thuyết Tứ thánh
đế hay Tứ diệu đế. Đó là Khổ đế, Nhân đế, Diệt đế và Đạo đế.
- Khổ đế: là chân lí về bản chất của nỗi khổ. Khổ là gì? Đó là trạng thái buồnphiền
phổ biến ở con người do sinh, lão , bệnh, tử, do mọi nguyện vọng không được thỏa mãn.
- Nhân đế: Là chấn lí về nguyên nhân của nỗi khổ. Đó là do ái dục và vô minh(kém
sáng suốt). Dục vọng thể hiện thành hành động là Nghiệp (karma), hành động xấu khiến
con người phải nhận hậu quả của nó (nghiệp báo), thành ra cứ luẩn quẩn trong vòng luân
hồi không thoát ra được.
- Diệt đế: là chân lí về cảnh giới diệt khổ. Nỗi khổ sẽ được tiêu diệt khi nguyênnhân
gây ra khổ bị loại trừ. Sự tiêu diệt khổ đau gọi là niết bàn (nirvana, nghĩa đen là “không
ham muốn, dập tắt”). Đó là thế giới của sự giác ngộ và giải thoát.
- Đạo đế: là chân lí chỉ ra con đường diệt khổ. Con đường diệt khổ, giải thoát vàgiác
ngộ đòi hỏi phải rèn luyện đạo đức( giới), tư tưởng (định) và khai sáng trí tuệ (tuệ).
Đặc điểm của Phật giáo:
- Tính nhập thế: giáo lý của Phật giáo là cứu khổ cứu nạn, phổ độ chúng sinh,luôn
đồng hành với cuộc sống chúng sinh bằng những việc làm thiết thực, tham gia các hoạt
động xã hội: nhà chùa mở trường dạy học, tham gai đào tạo tri thức, nhiều nhà sư đồng
thời nhà sư đồng thời là thầy thuốc chữa bệnh cho dân. Giáo lý Phật giáo được người Việt
cụ thể hóa trong các mối liên hệ đời thường.
- Tính tổng hợp là một trong những đặc trưng của lối tư duy nông nghiệp, chi
phốiđến thái độ ứng xử với Phật giáo làm nền sắc thái riêng của Phật giáo Việt Nam:
+ Dung hợp giữa Phật giáo với các tín ngưỡng và truyền thống văn hóa bản địa:
dung hợp với tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, với tín ngưỡng thờ Mẫu giữa việc thờ Phật
với thờ các vị thần, Thánh, Mẫu, Thành Hoàng, Thổ địa… + Dung hợp giữa các tông phái Phật giáo.
+ Dung hợp giữa Phật giáo với các tôn giáo khác như Nho giáo, đạo giáo và bổ
sung cho nhau để cùng hướng về một mục đích vì cuộc sống tốt đẹp cho con người.
*Vai trò của Phật giáo trong đời sống tinh thần của người Việt xưa và nay: lOMoAR cPSD| 46797236
- Phật giáo đã bén rễ sâu vào truyền thống tín ngưỡng và văn hóa dân gian củaquần
chúng, khẳng định sự hiện diện qua hàng ngàn ngôi chùa trên khắp mọi miền đất nước.
Từ xa xưa, với người dân Việt, giáo lý phật giáo đã thấm sâu vào triết lí sống, ngôi chùa
là nơi giáo dục đạo đức và lòng hướng thiện, nơi an cư của tâm hồn là trung tâm sinh hoạt
cộng đồng và cũng là nơi ẩn chứa các giá trị văn hóa truyền thống đã có lịch sử từ lâu,
“Mái chùa che chở hồn dân tộc. Nếp sống ngàn năm của tổ tiên”.
- Và đến ngày nay, trong số các tôn giáo có mặt ở Việt Nam, Phật giáo vẫn là
tôngiáo lớn nhất, có ảnh hưởng sâu sắc và rộng rãi nhất. Theo viện nghiên cứu tôn giáo
thì hiện nay Việt Nam có khoảng 7 đến 8 triệu tín đồ Phật giáo, chiếm đến 10% dân số.
Hiện nay, số lượng người đi chùa ngày càng đông, có niềm tin vào thuyết nhân quả, luân
hồi. Ăn chay vào các ngày rằm, mồng một, có treo ảnh phật và bàn thờ Phật trong nhà.
Qua đó ta thấy được vai trò của Phật giáo trong đời sống văn áo tinh thần của người Việt từ xưa đến nay.
Câu 7: Hãy trình bày những hiểu biết của anh/chị về Nho giáo ở Việt Nam và vai trò
của Nho giáo đối với đời sống văn hoá tinh thần của người Việt xưa và nay.
Nho giáo là một học thuyết chính trị - đạo đức, một hệ thống quan niệm tư tưởng
giáo lý nhằm quản lý duy trì sự ổn định của trật tự xã hội bằng biện pháp nhân trị - đức trị.
Tư tưởng giáo lý của Nho giáo được thể hiện qua Tam cương, Ngũ thường và thuyết Chính danh:
- Tam cương (3 mối quan hệ rường cột để duy trì trật tự xã hội): quân - thần (vua
tôi), phụ - tử (cha - con), phụ - phụ (chồng - vợ).
- Ngũ thường (năm đức cơ bản, thường hằng của con người, làm nền tảng đạo
đứcxã hội): nhân, lễ, nghĩa, trí, tín.
- Thuyết Chính danh: Nho giáo quan niệm muốn xây dựng xã hội ổn định, lýtưởng
thì con người phải làm đúng vai trò, danh phận của mình (Thượng bất chính thì hạ tắc loạn).
Đặc điểm của Nho giáo ở Việt Nam: Tư tưởng trung quân gắn liền với ái quốc,
trong nhiều trường hợp nước đề cao hơn vua, các khái niệm nhân nghĩa cũng bị khúc xạ
qua lăng kính người Việt, làm nhẹ tư tưởng trọng nam khinh nữ. Từ TK XVI - XVIII, Nho
giáo Việt Nam suy vong không thể cứu vãn.
*Vai trò của Nho giáo trong đời sống tinh thần của người Việt xưa và nay: lOMoAR cPSD| 46797236
- Trong gần 10 thế kỉ xây dựng và củng cố nhà nước phong kiến, Nho giáo
khẳngđịnh vai trò là nền tảng tư tưởng chi phối đến mọi mặt đời sống xã hội Việt Nam: là
nền tảng tư tưởng chính trị để tổ chức bộ máy nhà nước; hình thành chuẩn mực đạo đức
và xây dựng mô hình nhân cách con người Việt Nam truyền thống với các tiêu chí: đạt
đức (Trai thời trung hiếu làm đầu, gái thời tiết hạnh làm câu sửa mình; Một lòng thờ mẹ
kính cha, cho tròn chữ hiếu mới là đạo con); đạt đạo (nhân, lễ, nghĩa, trí, tín). Xây dựng
nền tảng giáo dục, thi cử.
- Cho đến ngày nay, Nho giáo vẫn giữ được vị trí trong đời sống văn hóa tinh
thầnngười Việt. Tư tưởng và giáo lý của Nho giáo đã góp phần xây dựng xã hội ổn định,
nề nếp theo tôn ti trật tự, thứ bậc, kỷ cương từ trong gia đình đến ngoài xã hội. Trong cuộc
sống hiện đại, vai trò của pháp luật được đề cao, không những pháp luật hình sự như thời
xa xưa mà cả pháp luật dân sự, thương mại, hôn nhân và gia đình… Tuy nhiên, điều đó
không hề làm giảm vai trò của đạo đức và thuần phong mỹ tục mà người Việt đã xây dựng
hàng ngàn năm nay, trong đó tư tưởng Nho giáo đóng góp một phần không nhỏ.
Câu 8: Hãy chỉ ra dấu ấn của văn hoá nông nghiệp ảnh hưởng đến văn hóa giao tiếp
ứng xử của người Việt , theo các bạn những đặc điểm giao tiếp ứng xử nào cần được
giữ gìn và phát huy.
Giao tiếp và ứng xử là một hình thức biểu đạt văn hóa của cá nhân, cộng đồng khá
rõ nét. Do sự chi phối của lối sống nông nghiệp và tư tưởng Nho giáo nên văn hóa giao
tiếp, ứng xử của người Việt có những đặc điểm cơ bản sau đây:
- Do nền văn hóa nông nghiệp sống quần cư, sự gắn kết cộng đồng cao nên
ngườiViệt coitrọng việc giao tiếp và thích giao tiếp. Chào hỏi nhau được xem là một nghi
thức ứng xửvăn hóa quan trọng của người Việt “Lời chào cao hơn mâm cổ”, thích thăm
viếng nhau, coi việc thăm viếng như biểu hiện của tình cảm, tình nghĩa, để thắt chặt thêm
quan hệ và giàu tính hiểu khách (khách đến nhà thường được đón tiếp niềm nở, chu đáo, tận tình).
- Về cách ứng xử trong giao tiếp của người Việt, người dân Việt Nam thườngthích
tìmhiểu, quan sát, đảnh giá đối tượng giao tiếp, quan tâm đến những thông tin cá nhân của
đối tượng giao tiếp (tuổi tác, quê quán, nghề nghiệp, địa vị, hoản cảnh gia đình...). Đặc
điểm này cũng có nguyên nhân từ tính cộng đồng và lối sống trọng tình (quan tâm đến
người khác). Tuy nhiên, việc này cũng tác động đến cách ứng xử nặng tình cảm hơn lý trí.
Trong thực tế người Việt Nam vẫn coi trọng “cái tình” hơn cả, bất đắc dĩ lắm mới dùng lOMoAR cPSD| 46797236
“cái lý” để giải quyết những mâu thuẫn. “Cái tình” sẽ làm cho người gần người hơn. Xử
sự với nhau bằng “cái tình” là rất đẹp, để rồi “Một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng”, để
không phải hối hận về sau. Người ta thường nói tình làng nghĩa xóm lúc “tắt lửa tối đèn”
là để nhấn mạnh “cái tình”, chứ ít ai đưa “cái lý” ra làm thước đo con người. Tuy nhiên,
cũng vì trọng tình hơn lý nên trong một số trươờng hợp ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống
người dân Việt. Vì không giải quyết theo lý mà chỉ lụy tình, người Việt thường có thói
quen: Người càng thân ta thì càng đúng hơn. Thậm chí có việc người nhà ta, người làng
ta, người cơ quan ta sai lè lè, không còn cách nào khác, người đứng ra bênh vực bảo: “Anh
này cũng đúng, anh kia cũng chẳng sai”. Vì thế mọi người mới có kiểu xưng hùng xưng
bá địa phương: “Chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng”.
- Tiếp theo, vì trọng tình cảm nên trong giao tiếp, người Việt có cách xưng hôtheo
quan hệ thân tộc, coi mọi người trong cộng đông như bà con họ hàng: cô, bác, chú, dì,
cháu, con… Ngoài ra, trong quan hệ ứng xứ, người Việt coi trọng danh dự, danh tiếng hơn
là giá trị vật chất (Tốt danh hơn lành áo; Đói cho sạch, rách cho thơm; Một miếng giữa
làng bằng một sàng xó bếp; Trâu chết để da, người ta chết để tiếng...). Vì coi trọng danh
dự nên nghi thức lời nói trong giao tiếp cũng thể hiện tính tôn ti, thứ bậc. Văn hóa nông
nghiệp ưa ổn định, sống chú trọng đến không gian nên người Việt Nam phân biệt kỹ các
lời chào theo quan hệ xã hội và theo sắc thái tình cảm. Trong khi đó văn hóa phương Tây
ưa hoạt động lại phân biệt kỹ các lời chào theo thời gian như chào gặp mặt, chào chia tay,
chào buổisáng, buổi trưa, buổi chiều, buổi tối….
Chính vì quá coi trọng danh dự nên người Việt thường mắc bệnh sĩ diện “Ở đời
muôn sự của chung, hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi”; “Đem chuông đi đánh nước
người, không kêu cũng đánh ba hồi lấy danh”; “Một quan tiền công không bằng một đồng
tiền thưởng”;.. Vì trọng danh dự và sĩ diện nên người Việt rất sợ dư luận, bởi vậy, dư luận
trở thành một thứ vũ khí lợi hại, một sợi dây vô hình để ràng buộc cá nhân với cộng
đồng,nhờ đó mà duy trì sự ổn định của làng xã.
Khi giao tiếp, người Việt thường có thói quen giữ ý, cả nể, thiếu tính quyết đoán
trong giao tiếp, không đi thẳng vào vấn đề cần nói, mà thường hay mở đầu “vòng vo tam
quốc” để đưa đẩy, tạo không khí thân mật và thăm dò thái độ của đối tượng giao tiếp.
Chính sự đắn đo cân nhắc này khiến cho người Việt Nam có nhược điểm là thiếu tính
quyết đoán. Để tránh phải quyết đoán, và đồng thời để không làm mất lòng ai, để giữ được
sự hòa thuận cần thiết, người Việt Nam rất hay cười. Nụ cười là một bộ phận quan trọng