-
Thông tin
-
Quiz
Đề cương môn Lịch sử quan hệ quốc tế | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Hãy phân tích diễn biến của cuộc cách mạng tư sản Pháp và ảnh hướng của nó đến Quan hệ quốc tế? Hãy phân tích nội dung cơ bản của hiệp định Vienna và sự thành lập đồng minh thần thánh và đồng minh tứ cường. Hãy phân tích diễn biến Hội nghị Versailles (1919 1920) và hệ thống hòa ước Versailles. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Lịch sử quan hệ quốc tế 7 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Đề cương môn Lịch sử quan hệ quốc tế | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Hãy phân tích diễn biến của cuộc cách mạng tư sản Pháp và ảnh hướng của nó đến Quan hệ quốc tế? Hãy phân tích nội dung cơ bản của hiệp định Vienna và sự thành lập đồng minh thần thánh và đồng minh tứ cường. Hãy phân tích diễn biến Hội nghị Versailles (1919 1920) và hệ thống hòa ước Versailles. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Lịch sử quan hệ quốc tế 7 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
ĐỀ CƯƠNG MÔN LỊCH SỬ QUAN HỆ QUỐC TẾ
Câu 1: Hãy phân tích diễn biến của cuộc cách mạng tư sản
Pháp và ảnh hướng của nó đến Quan hệ quốc tế? (5 điểm) 1. Tiền đề a) Kinh tế:
- Nền kinh tế nước Pháp TK XVIII phát triển khá mạnh, sản xuất
tăng lên trong nhiều ngành, đặc biệt là công nghiệp và thương
nghiệp. Vì vậy, sản xuất tơ lụa, hàng thêu, len thảm, vải vóc, nữ
trang, đồ sứ, khai khoáng...có bước phát triển nhờ sử dụng máy
móc vào các lĩnh vực sản xuất. Vì thế mà nhiều xí nghiệp ra đời,
có một số xí nghiệp đã tập trung được hàng nghìn công nhân.
- Khác với Anh, phường hội lỗi thời của Pháp có một thế lực lớn.
Đặc biệt thương mai hàng hải và nội địa, hội chợ đen lại là nguồn
lợi lớn của giai cấp tư sản, trong đó việc buôn bán người, nô lệ.
Các hải cảng của Pháp trở thành các thành phố chính quan trọng
- Hơn 80% dân số sống bằng nghề nông, sản xuất nông nghiệp vô
cùng lạc hậu, năng suất lđ vô cùng thấp kém, trong khi đó chế độ
bóc lột của phong kiến, lãnh chúa rất nặng nề, nhiều tầng, nhiều
lớp, kìm hãm sản xuất à nền nông nghiệp càng lạc hậu, lỗi thời,
không đáp ứng được nhu yếu phẩm, nhưng dân số đang tiếp tục
gia tăng, không phục vụ được thương nghiệp đang trên đà phát triển mạnh mẽ. b) Chính trị xã hội
- Tổ chức xã hội của Pháp năm 1789 không có gì thay đổi so với
500 năm trước đó. Nhà vua Pháp có quyền hành tối cao nhất,
nhưng lại ăn chơi sa đọa.
- Ngay từ TKXI, xã hội Pháp đã có sự phân chia thành 3 đẳng cấp
(tăng lữ, quý tộc, người lao động). Đến năm 1789 việc phân chia
đẳng cấp đó lại càng sâu sắc hơn.
- Tư sản công thương có vai trò rất lớn trong đời sống kinh tế, nên
đòi tự do kinh doanh, đòi quyền chính trị bằng cách đấu tranh tích
cực để bảo vệ chế độ tư hữu vì đó là quyền thiêng liêng của họ.
- Nông dân bất mãn với chế độ pk, họ sẵn sàng đi theo giai cấp tư
sản để chống lại áp bức, bóc lột của pk. 1
- Bình dân thành thị là tầng lớp không có quyền hành, thiếu đói,
họ cũng sẵn sàng đi theo giai cấp tư sản để giải quyết vấn đề ăn
trước mắt là cần thiết.
(- Hai đẳng cấp trên (tăng lữ, quý tộc) hưởng nhiều quyền lợi. Họ
không phải đóng thuế, nắm giữ các vị trí quan trọng trong Giáo
hội, bộ máy chính quyền và quân đội
- Đẳng cấp thứ 3 gồm nhiều gian cấp, tầng lớp xã hội có nguyện vọng không giống nhau:
+ Tư sản có thế lực kinh tế mạnh nhưng không có quyền lực chính
trị, bị nhà vua và các lãnh chúa địa phương ngăn cản hoạt động kinh doanh
+ Nông dân chiếm hơn 90% dân số. Họ phải nộp tô, nộp thuế và
thực hiện nhiều nghĩa vụ phong kiến
+ Công nhân tập trung ở các thành thị lớn. Điều kiện lao động và
đời sống khó khăn (lương thấp, nhiều giờ làm việc…)
+ Những người bình dân thành thị thợ thủ công, người buôn bán,
dân nghèo…sống tạm bợ, chen chúc.
- Mâu thuẫn giữa quý tộc phong kiến với các tầng lớp nhân dân
trong đẳng cấp thứ 3 ngày càng gay gắt. Nhiều cuộc đấu tranh
chống chế độ phong kiến nổ ra, đặc biệt là cuộc khởi nghĩa của
nông dân, công nhân ở Liong, Paris, vào những năm 80 của thế kỷ XVIII.) c) Tư tưởng
Trên lĩnh vực tư tưởng, CM Pháp có tính ưu việt, được triết học
ánh sáng soi đường. Những tư tưởng tiến bộ của giai cấp tư sản đã
tố cáo sự áp bức, bóc lột của chế độ chuyên chế, công khai đả kích
giáo hội...đc gọi là “thế kỷ ánh sáng”. 2. Diễn biến a) Cách mạng bùng nổ :
- Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1788-1789 đã làm cho tài chính
của Pháp ngày càng thiếu hụt nghiêm trọng, nông dân mất mùa,
đói kém; công nhân thất nghiệp, tư sản bất mãn với chế độ pk à
quần chúng nhân dân lâm vào cơ cực, bị bần cùng hóa.
- Nhà vua triệu tập hội nghị 3 đẳng cấp với hy vọng giải quyết
khoản nợ lên tới 5 tỷ li vơ, tuy nhiên do những tranh cãi về quyền 2
lợi và yêu cầu của các tầng lớp xã hội mà hội nghị không thể thống nhất.
- 17/6/1789, được sự ủng hộ của quần chúng và cả tầng lớp tăng lữ
phía dưới, hội nghị đẳng cấp thứ 3 tự tuyên bố là hội nghị quốc
dân, sau 1 thời gian đấu tranh đã thành lập Quốc hội lập hiến có
nhiệm vụ thảo ra Hiến pháp chung à chế độ quân chủ chuyên chế
sụp đổ, nhà vua ráo riết chuẩn bị lực lượng đối phó, khiến cho cách mạng bùng nổ.
- 12/7/1789, nhân dân Paris rầm rộ xuống đường biểu tình thị uy
và cướp vũ khí của quân nhà vua.
- 14/7/1789, nhân dân Paris tiến về phá ngục Baxti à cuộc cách
mạng đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế. Từ thủ đô Paris ngọn
lửa cách mạng đã nhanh chóng lan tỏa ra cả nước phá bỏ chính
quyền cũ, thành lập chính quyền mới, nhiều nơi nhân dân đã hủy
bỏ lâu đài của lãnh chúa, hủy bỏ các văn tự đã ký trước đó.
b) Nền quân chủ lập hiến
- Sau thắng lợi cách mạng ngày 14/7/1789 đã đưa đại tư sản Pháp
nên nắm quyền gọi là phái lập hiến. Tuy nhiên do không muốn
mất đi quyền lợi nên họ đã chủ động tìm con đường giảng hòa nửa chừng.
- Do sức ép của quần chúng nhân dân, 4/8/1789, họ đã phải tuyên
bố bãi bỏ chế độ quân chủ chuyên chế nhưng trên thực tế chỉ xóa
bỏ một số nghĩa vụ phong kiến.
- 26/8/1789, Quốc hội Pháp thông qua Tuyên ngôn nhân quyền với
khẩu hiệu nổi tiếng “tự do, bình đẳng, bác ái”
- 3/9/1791, bản Hiến pháp được thông qua thiết lập chế độ quân
chủ lập hiến, ban hành tuyển cử hạn chế nên không đáp ứng hết
nguyện vọng của nhân dân.
- Vua Louis XVI không muốn từ bỏ con đường phong kiến, nên
cuối tháng 9 tập trung quân đội về Versailles sẵn sàng tiến công
vào lực lượng cách mạng. Những mưu đồ và chính sách thỏa hiệp
trước cách mạng dâng trào như thác đổ.
- 14/9/1791, nhà vua buộc phải tuyên thệ trung thành với quốc
dân, nhưng lại có âm mưu phản cách mạng lớn hơn. Nhà vua tích
cực tập hợp lực lượng tìm mọi cách chống phá cách mạng. 3
- 30/9/1791, Quốc hội lập hiến tuyên bố tự giải tán nhường chỗ
cho quốc hội lập pháp vừa bầu theo quyết định của Hiến pháp 1791.
- Các phe phái phản động, hiếu chiến đang chuẩn bị ráo riết cho
cuộc chiến tranh hòng dập tắt phong trào cách mạng Pháp. c) Nền Cộng hòa
- Hai nước Áo-Phổ liên minh với nhau đem quân vào đánh nước
Pháp với mưu đồ dập tắt phong trào Cách mạng Pháp. Cùng với
vua Louis XVI, nhưng với ý đồ ngược lại, vì quyền lợi ích kỷ của
giai cấp tư sản nên muốn có một cuộc chiến tranh với châu Âu pk.
- 20/4/1792, theo đề nghị của vua Lui XVI, Quốc hội Pháp tuyên
chiến với liên quân Áo-Phổ. Kế hoạch tác chiến của Pháp rơi vào
tay Áo, các tướng lĩnh quý tộc cố tình mở đường cho quân thù tiến
vào nước Pháp. Trước âm mưu đó quần chúng nhân dân đã nêu
cao tinh thần yêu nước, thành lập các đội quân tình nguyện tiến về
Paris để bảo vệ thành quả cách mạng. Quốc hội Pháp còn ra một
loạt sắc lệnh trấn áp bọn phản cách mạng, làm tê liệt âm mưu phản loạn của chúng.
- 11/7, Quốc hội tuyên bố “Tổ quốc lâm nguy” huy động quân tình
nguyện kéo về Paris chuẩn bị kháng chiến.
- Nhân dân đã đi theo sự kêu gọi của phái Girondins đấu tranh
giành thắng lợi ở nhiều nơi lật đổ vương quyền, phái tư sản công
thương Girongdanh lên cầm quyền từ ngày 10/8/1792 đến
2/6/1793. Chính quyền Girondins sau khi thành công đã không
đưa cách mạng đi tiếp mà tìm cách thỏa hiệp, kìm hãm cách mạng phát triển.
- 20/9/1792 Quốc hội tuyên bố tự giải tán, ngay sau đó phái
Girondins bị trục xuất, ra sức chống phá cách mạng.
- 21/1/1793, vua Louis XVI bị xử tử, cách mạng Pháp bước sang
thời kỳ mới – Giai đoạn cộng hòa.
d) Nền chuyên chính dân chủ cách mạng Jacobins (1793-1794)
- Sau khi xử tử vua Louis XVI, Anh, Hà Lan và hàng loạt các
nước phong kiến châu Âu lần lượt lao vào chiến tranh chống cách
mạng Pháp, nước Pháp phải đương đầu với cả châu Âu. Liên minh 4
chống Pháp bắt đầu hình thành, trong đó nước Anh đóng vai trò chính.
- 3/1793, nước Pháp lâm vào cuộc khủng hoảng vô cùng nghiêm
trọng về kinh tế, chính trị, vì chiến tranh làm kiệt quệ sản xuất.
Quân Pháp bị đẩy lui nhiều nơi ngoài mặt trận, một số vùng trong
nước nhân dân đói kém nổi dậy chống chính quyền, nhưng phái
Girondins vừa phản động vừa bất lực.
- Trước tình thế vô cùng nguy nan đó, nhân dân Paris rầm rộ đứng
lên khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của phái Jacobins lật đổ chính
quyền Girondins, thành lập chính quyền Jacobins, chuyển cách
mạng sang giai đoạn cao nhất – giai đoạn chuyên chính của
Jacobins từ 2/6/1793-27/7/1794.
Chính quyền Jacobins do Robespierre chỉ huy đã thi hành nhiều
biện pháp kiên quyết nên có hiệu quả để tiến hành chống thù
trong, giặc ngoài, ổn định cuộc sống của nhân dân. Ngày
3/6/1793, chính quyền Jacobins ban hành đạo luật ruộng đất, chia
nhỏ ruộng đất bán cho nông dân, thiết lập chế độ ruộng đất tiểu
nông ở nước Pháp. Hiến pháp 1793 quy định chế độ cộng hòa,
thực hiện chế độ tuyển cử, ban hành quyền tự do, dân chủ nhưng
chưa kịp thi hành vì quân Áo – Phổ tấn công, trong nước thì xảy
ra cuộc khủng hoảng kinh tế - chính trị - xã hội. Trước tình hình
lâm nguy của đất nước, quốc hội ra lệnh tổng động viên toàn quốc.
Quốc hội còn thông qua đạo luật xét xử những kẻ tình nghi phản
bội, kể cả luật giá cả đối với các loại nhu yếu phẩm.
à nền chuyên chính dân chủ cách mạng của phái Jacobins đã đạt
được thắng lợi ngay từ khi họ nắm quyền. các cuộc bạo động phản
loạn trong nước bị đập tan, ở chiến trường, quân đội cách mạng
liên tiếp giành nhiều chiến thắng, đánh bật bọn xâm lược ra khỏi
bờ cõi. Quyền lực quốc hội được khôi phục trên tất cả các quận trong nước.
- Sau khi đánh thắng quân địch, nội bộ cách mạng ngày càng bị
chia rẽ trầm trọng. Bọn tư sản “đục nước béo cò” làm giàu trong
chiến tranh, nay lại muốn được tự do kinh doanh, bóc lột, đòi xóa
bỏ mọi khủng bố và giá tối đa. Công nhân, nông dân đòi phải 5
được cải thiện đời sống. Chính phủ Jacobins đứng trước nguy cơ khó khăn cấp bách.
- 27/7/1794, phái tư sản tổ chức cuộc chính biến, lật đổ chính
quyền Jacobins, bắt những người lãnh đạo chủ chốt và đưa họ lên máy chém.
- 28/7/1794, người đứng đầu phái Jacobins là Robespierre bị phái
đảo chính Thermido sát hại, cuộc cách mạng dân chủ kết thúc e) Thoái trào cách mạng
- Bọn tư sản Thermido lên nắm quyền đã tìm đủ mọi cách thanh
toán nốt chính quyền chuyên chính cách mạng. Nhân dân chịu tổn
thất nhiều trong cách mạng và chịu cảnh sống đau khổ nhưng vẫn
đứng lên đấu tranh làm cho tư sản hoảng sợ.
- Lợi dụng ngày 26/10/1795 Quốc hội Thermido kết thúc hoạt
động, 27/10/795 bọn tư sản đảo lập chế độ đốc chính, thực ra là
hợp pháp hóa sự cầm quyền của chính quyền Thermido (1795 - 1799).
- 9/11/1799, dựa vào sức mạnh quân sự, Napoleon Bonapac đã
làm cuộc chính biến ngày 18 sương mù, thủ tiêu chế độ đốc chính,
thiết lập nền độc tài quân sự (1799-1804)
Nền cộng hòa của những kẻ giàu có đã biến thành chế độ độc tài
quân sự bảo vệ lợi ích của chúng. 3. Kết quả và hạn chế
- CNTS Pháp thế kỷ XVIII đã thành công và “phát triển theo chiều hướng đi lên”
- Đây là cuộc CMTS triệt để nhất, lật đổ chế độ quân chủ chuyên
chế, tuyên bố xác lập chế tư bản cùng các quyền dân chủ, xóa bỏ
chệ độ đẳng cấp và quan hệ đẳng cấp và quan hệ ruộng đất phong
kiến, mở đường cho kinh tế TBCN phát triển…(thể hiện qua việc
xử tử vua hoàng hậu năm 1793, lập nên nền cộng hòa, đạt đến
đỉnh cao thời kỳ Giacobanh; bán đất giá rẻ cho nông dân…)
- Giai cấp TS đóng vai tròn lãnh đạo cách mạng, còn quần chúng
nhân dân chính là lực lượng làm cho cuộc cách mạng này mang
tính dân chủ và triệt để.
- Hạn chế: tiếp tục duy trì chế độ tư hữu, không giải phóng người
lao động khỏi ách áp bức, coi nhẹ quyền lợi giai cấp công nhân,… 6
4. Ý nghĩa (sự tác động)
- Đây là cuộc cách mạng dân chủ tư sản, nó đã lật đổ những quan
hệ lỗi thời của nền quân chủ chuyên chế pk.
- Tuyên bố một chế độ chính trị mới ở Pháp, giải phóng nhân dân
khỏi chế độ pk, mở đường cho CNTB phát triển
- Giai cấp tư sản đóng vai trò lãnh đạo cách mạn, quần chúng nhân
dân là lực lượng chủ yếu đã tham gia vào tiến trình của cách mạng
và đã đưa cách mạng tiến lên, vượt ra ngoài ý muốn của gi/c tư
sản. Chính sự tham gia của quần chúng nhân dân đã làm cho CM
Pháp mang tính dân chủ rộng rãi và triệt để cách mạng so với
những cuộc cách mạng trước đó.
- CM Pháp có ý nghĩa lịch sử quan trọng không những đối với lịch
sử nước Pháp và cả đối với lịch sử châu Âu lúc bấy giờ. “Cách
mạng Pháp xứng đáng là một cuộc đại cách mạng. Nó làm biết
bao nhiêu việc cho giai cấp của nó, tức giai cấp tư sản, đến nỗi
trọn thế kỷ XIX là thế kỷ đem lại văn minh vă hóa cho toàn thể
nhân loại đã diễn tiến dưới dấu hiệu của cách mạng Pháp”.
- Tư tưởng dân tộc, dân chủ được truyền bá rộng rãi ở châu Âu, cổ
vũ tinh thần đấu tranh chống phong kiến châu Âu, chế độ quân
chủ nhiều nước bị lung lay, để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho
phong trào cách mạng các nước.
- CMTS Pháp mở ra thời đại mới – thời đại thắng lợi và củng cố
CNTB ở các nước tiên tiến lúc bấy giờ.
- Cách mạng Pháp là ngọn cờ cổ vũ cho cuộc đấu tranh giành độc
lập tự do của các dân tộc bị áp bức. Ngọn cờ tự do, dân chủ và dân
quyền của cách mạng Pháp trở thành ngọn cờ đấu tranh giành độc
lập của nhiều nước trên thế giới. (Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX
diễn ra trào lưu dân chủ tư sản với đại diện là Phan Bội Châu,
Phan Châu Trinh, Đông Kinh nghĩa thục…nhờ tiếp thu tư tưởng của cách mạng Pháp)
- Không có cách mạng tư sản Pháp và các cuộc cách mạng 1848 ở
Pháp, công xã Pa-ri 1871, cách mạng Nga 1905…thì không có
cách mạng tháng 10 Nga sau này. Cách mạng Nga tháng mười là
sự kế thừa và phát triển thành quả của cách mạng tư sản Pháp, trên 7
cơ sở phủ định những mặt hạn chế và phát huy mặt tích cực của nó
- Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền với khẩu hiệu “tự do bình
đẳng bác ái” trở thành bất hủ, trở thành mục tiêu, ước vọng của
con người. Lịch sử thế giới sẽ tiếp diễn với các cuộc đấu tranh
không ngừng cho quyền con người và vì con người.
-Đại cách mạng Pháp là điển hình về thắng lợi của lý luận cách
mạng. Thế kỷ Ánh sáng- thế kỷ của cách mạng Pháp, đã cho ra
đời những nhà tư tưởng lớn: Mông te xki o, Vôn-te, Rút-xô…Họ
không chỉ để lại cho thế giới những tư tưởng vượt thời đại, mà còn
để lại những áng văn thơ, nghệ thuật bất hủ.
Câu 2: Hãy phân tích nội dung cơ bản của hiệp định Vienna
và sự thành lập đồng minh thần thánh và đồng minh tứ cường ? (5 điểm)
* Nội dung cơ bản của Hiệp định Vienna
- Ngày 9/6/1815, trước thất bại của Napoleon ở Waterloo không
lâu, văn bản cuối cùng của Hội nghị Vienna (gồm 121 điều khoản
và 17 điều phụ) đã được kí kết với hy vọng tạo lập một trật tự mới
tưởng là vững chắc. Trên thực tế, người ta đã không tính đến sự
xuất hiện của quan hệ sản xuất mới, đến cơn giông tố chiến tranh
kéo dài 15 năm làm rung chuyển nền tảng của chế độ phong kiến
và chế độ chuyên chế ở châu Âu. Nội dung chính gồm 3 vấn đề chính sau:
(1) Nước Pháp bồi thường chiến phí 700 triệu Francs, phải để
cho 15 vạn quân Đồng Minh vào chiếm đóng trong 3 năm.
(2) Thiết lập một hàng rào chống Pháp ở dọc biên giới phía Đông của nước Pháp.
Gồm những vùng đất mới của Phổ ở phía Tây (tỉnh Renani và
Vesphali); Hà Lan và Bỉ sáp nhập thành Vương quốc Hà Lan, còn
được cả công quốc Luxembourg; Thụy Sĩ được phục hồi như là
một quốc gia độc lập và trung lập; vương quốc Xácđenha (Ý)
được phục hồi và tăng cường để đóng vai trò bàn đạp chống Pháp từ phía nam. 8
(3) Xác định kết quả phân chia châu Âu và thuộc địa giữa các
nước chiến thắng Napoleon.
+ Nga được phần lớn đất đai Ba Lan, giữ được Phần Lan và
Bestxarabi đã sáp nhập từ trước.
+ Anh được đảo Manta và những thuộc địa của Hà Lan và của
Pháp. Quan trọng nhất là thuộc địa Cape ở Nam Phi và đảo
Xâylan. Đây là những vị trí có ý nghĩa chiến lược để mở rộng việc xâm chiếm Ấn Độ.
+ Phục hồi quyền thống trị của Áo ở Đông Bắc Ý gồm Lômbácđia
và Vênêxia, duy trì sự phân tán của Ý và khôi phục chế độ pk của các tiểu Vương quốc Ý.
+ Thành lập Liên minh Đức gồm các quốc gia Đức và một phần
đất Áo. Liên minh Đức gồm 34 vương quốc và 4 thành phố tự do
(Hamburg, Bremen, Liubec và Phrăngphua trên sông Mainơ). Chỉ
có một phần đất của Phổ và Áo nằm trong Liên minh. Phần đất
ngoài liên minh của Phổ là Đông Phổ, Pôdơnan; của Áo là Hung,
Galixi và phần lớn những vùng nam Xlavia của đế quốc.
+ Ngoài ra còn xác định biên giới mới của các quốc gia
Scandinavia: Na Uy thuộc Đan Mạch buộc phải sáp nhập với
Thụy Điển như là sự bồi thường cho Thụy Điển vì đã mất Phần
Lan. Nhân dân Na Uy thoát khỏi ách thống trị của Đan Mạch lại
rơi vào ách áp bức của Thụy Điển.
- Những nghị quyết của Hội nghị Vienna đã thúc đẩy sự củng cố
tạm thời thế lực pk phản động và là công cụ để chia lại bản đồ
châu Âu, xác định tương quan lực lượng mới hình thành do sự tan
vỡ của đế quốc Napoleon. Việc thành lập Liên minh Đức là ý đồ
của Metternich nhằm tạo ra rào chắn phòng ngừa những cuộc tiến
công mới của Pháp có thể xảy ra trong tương lai, đồng thời đảm
bảo cho Áo đóng vai trò lãnh đạo nước Đức. Như vậy, việc thành
lập Liên minh thực ra không nhằm thống nhất dân tộc Đức mà
ngược lại đã củng cố sự chia cắt của nó và duy trì những tiểu vương quốc pk phân tán.
- Trong khi khôi phục tính độc lập về mặt nhà nước của các quốc
gia bị Napoleon chinh phục, Hội nghị đã đặt các nước này nằm
dưới quyền của giai cấp quý tộc phản động và các triều đại cũ. 9
Trong nhiều trường hợp, các dân tộc bị lệ thuộc vào ách thống trị
của nước ngoài vì lợi ích của các nước chiến thắng.
** Thành lập Đồng minh Thần thánh và Đồng minh Tứ cường
Để củng cố và thực hiện những nghị quyết của Hội nghị Vienna,
bảo vệ chế độ chuyên chế, giáo hội và các nền tảng khác của thế
lực phong kiến phản động ở châu Âu, Nga hoàng Alexander I đã
đề nghị với người đứng đầu các nước thành lập “Đồng minh thần
thánh” mà văn bản do chính ông ta soạn thảo, bao gồm các nước
theo đạo Thiên chúa: thực chất là một liên minh gồm hầu hết các
nước quân chủ phản động ở châu Âu nhằm chống phong trào cách
mạng của quần chúng. Nga hoàng muốn mang tinh thần Thiên
Chúa giáo vào tổ chức này nhằm loại trừ sự tham gia của Thổ, để
sau này Nga có thể tiến hành chiến tranh chống Thổ. Năm 1815,
văn bản này được hầu hết các nước quân chủ châu Âu ký. Chính
phủ Anh do sự sợ thiếu nhất trí trong nghị viện đã không ký chính
thức nhưng tỏ ý tán đồng. Đóng vai trò chính trong Đồng minh là
Nga và Áo, nhiệm vụ chính của Đồng minh là chống lại các phong
trào cách mạng và phong trào dân tộc.
Theo đề nghị của Anh, ngày 20-11-1815, 4 nước Nga, Anh, Áo,
Phổ thành lập“Đồng minh tứ cường” với cam kết không bao giờ
để cho triều đại Napoleon Bonaparte trở lại cầm quyền ở Pháp.
Các nước tham gia phải ủng hộ điều kiện ấy bằng vũ lực và chống
lại phong trào cách mạng của quần chúng. 4 nước tuyên bố là liên
minh của họ vẫn duy trì lực lượng ngay cả khi quân đội của họ rút
khỏi Pháp và sẽ triệu tập các hội nghị thường kỳ để xem xét
những biện pháp chung nhằm bảo vệ hệ thống “cân bằng chính
trị” ở châu Âu và những trật tự nhà nước do họ thiết lập ra. Hiệp
ước Đồng minh Thần thánh và Đồng minh Tứ cường là cơ sở của
những hoạt động của các hội nghị ngoại giao từ năm 1818 đến năm 1822.
Hai tổ chức trên đều mang tính chất chống Pháp, dưới sự điều
khiển trực tiếp của bộ trưởng ngoại giao Áo là thực Méttecnich,
chất là một tổ chức cảnh sát phản động ở châu Âu. Như vậy, hiệp
định Vienna 1815 đã thiết lập một trật tự thế giới mới – Trật tự
Vienna, với 2 tổ chức Đồng minh Thần thánh và Đồng minh Tứ 10
cường nhằm ngăn chặn sự phục hồi của nước Pháp và trấn áp
phong trào tư sản đang dâng cao ở các nước. Sự thỏa thuận của
các nước lớn trong việc chia sẻ đất đai ở châu Âu đã xâm phạm lợi
ích của nhiều dân tộc. Do vậy, phong trào đấu tranh chống lại các
nền quân chủ, đi theo trào lưu tư sản vẫn tiếp tục phát triển trong
những thập kỷ tiếp sau.
Câu 3: Hãy phân tích diễn biến Hội nghị Versailles (1919-
1920) và hệ thống hòa ước Versailles ? (5 điểm) 1. Hoàn cảnh
- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của khối
“Liên minh” gồm Đức, Áo, Hung.
+ Tháng 8/1918, quân đội của các nước Đồng minh (còn gọi là
khối “Hiệp ước”) mở cuộc tấn công vào phe Đức. Đế quốc Áo-
Hung và các đồng minh của phe Đức chống đỡ không nổi đã
nhanh chóng đầu hàng. Nước Đức lâm vào tình trạng tuyệt vọng.
+ Ngày 9/11/1918, Đức buộc phải ký hiệp định đình chiến, chấm
dứt các hoạt động quân sự, rút hết quân đội khỏi các nước bị Đức chiếm đóng.
- Thắng lợi của Cách mạng tháng 10 Nga với sự ra đời của nhà
nước XHCN là một thách thức đối với thế giới tư bản chủ nghĩa.
Các cường quốc ở ngoài châu Âu như Mỹ, Nhật vươn lên nhanh
chóng. Tương quan lực lượng thay đổi theo hướng bất lợi cho vị
trí trung tâm của các nước châu Âu trong thế giới tư bản.
- Sau khi ký hiệp định đình chiến, chính phủ các nước thắng trận
đã chuẩn bị triệu tập hội nghị để ký kết hòa ước nhằm phân chia
lại thế giới sau chiến tranh cho phù hợp với tương quan lực lượng
mới nhằm thiết lập một trật tự hòa bình, an ninh mới, hòa bình sau chiến tranh. 2. Nội dung
- Hội nghị Versailles (18/1/1919-21/1920) diễn ra với sự tham dự
của 27 nước thắng trận. Mỹ, Anh, Pháp, Ý, Nhật là 5 cường quốc
lãnh đạo hội nghị, thực chất quyền quyết định thuộc về 3 nhân vật:
Thủ tướng Pháp Clemangxo, Thủ tướng Anh Loi Giooc và Tổng 11
thống Mỹ Uyn-xơn. Nước Nga Xô viết và các nước bại trận không được mời đến họp.
- Diễn biến hội nghị rất phức tạp, đặc biệt là khi bàn về hòa ước
với các nước bại trận, mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước
thắng trận trở nên hết sức gay gắt.
+ Pháp muốn Đức suy sụp hoàn toàn, đòi chiếm hạt Xa-rơ của
Đức và cắt 1 phần lãnh thổ của Đức để lập một “nước đệm” giữa Pháp và Đức.
+ Anh muốn giữ thế cân bằng Pháp-Đức trên lục địa châu Âu và
muốn ngăn CNCS từ nước Nga Xô Viết, vì thế đã tỏ ra khoan
dung hơn với kẻ bại trận.
+ Nhật Bản đòi thay thế Đức nắm chủ quyền bán đảo Sơn Đông
của Trung Quốc, bất chấp sự kháng cự của nước này.
+ Italy đòi chiếm xứ Đan-ma-ti-a với hải cảng Phium của người
Croat thuộc lãnh thổ Áo-Hung cũ
+ Riêng Mỹ bắt đầu muốn vươn tới địa vị lãnh đạo thế giới bằng
sức mạnh kinh tế và ảnh hưởng chính trị chứ không phải bằng con
đường cũ. Tổng thống Mỹ đã công bố “chương trình 14 điểm” để
chống lại những tham vọng về lãnh thổ của các nước khác, phục vụ lợi ích của Mỹ.
=> Hội nghị đã 3 lần có nguy cơ tan vỡ vì bất đồng gay gắt.
Nhưng rồi các văn kiện của Hội nghị trước sau đều được dàn xếp,
ký kết. Những văn kiện này ghi rõ sự thất bại của Đức và các nước
đồng minh với Đức, sự tan rã của đế quốc Áo-Hung và đế quốc
Thổ Nhĩ Kỳ, việc thành lập những nước mới ở châu Âu và Cận
Đông, cũng như việc phân chia lại thuộc địa có lợi cho các nước đồng minh.
- Văn kiện chính là hòa ước ký với Đức ngày 28/6/1919 ở cung Versailles. Hòa ước:
+ Quy định nước Đức phải trả lại Andat và Loren cho Pháp, giao
hạt Xa-rơ cho Hội Quốc Liên cai quản trong 15 năm, cắt một số
đất đai cho Bỉ và Đan Mạch, một phần đất đai mà Đức chiếm của
Ba Lan trước đây lại trở về nước Ba Lan mới được thành lập,
thành phố Đăng-dich đặt dưới sự cai quản của Hội Quốc Liên. 12
+ Nước Đức bị hạn chế vũ trang đến mức thấp nhất (không có hải
quân, không quân, xe tăng, pháo…). Vùng tả ngạn sông Ranh do
quân đội đồng minh chiếm đóng trong thời hạn 15 năm tùy theo
mỗi khu vực quy định. Dọc hữu ngạn sông Ranh có khu phi quân sự chiều rộng 50km.
+ Đức phải bổn thường chiến tranh với tổng số tiền là 132 tỷ mác
vàng cho các nước Pháp, Anh,Ý, Bỉ…
+ Toàn bộ thuộc địa của Đức giao cho Anh, Pháp, Nhật.
- Trong 2 năm 1919-1920, Đức lần lượt ký kết 2 hòa ước khác, với
Áo (1919), với Hungari (1920). 2 hòa ước xác nhận sự ra đời của
3 quốc gia mới là Áo, Hunggari và Tiệp Khắc từ lãnh thổ đế quốc Áo-Hung đã tan vỡ
- Tháng 11/1919, Đức ký với Bungari hiệp ước cắt đất đai nước
này cho Nam Tư, Rumani, Hy Lạp.
- Tháng 8/1920, Đức ký với Thổ Nhĩ Kỳ hiệp ước xóa bỏ chế độ
quốc Thổ với việc nước này bị cắt ¾ đất đai. 3. Ý nghĩa
- Các văn kiện ký kết đã hợp thành “hệ thống hòa ước Versailles”
phân chia lại thế giới sau chiến tranh. Hệ thống này tạo nên một
nền hòa bình không công bằng, chứa đựng nhiều mâu thuẫn trong quan hệ quốc tế.
- Các hiệp ước Versailles kết hợp với hệ thống hòa ước
Washington (21/8/1921 đến 6/12/1922) hình thành “hệ thống
Versailles Washington” hoàn chỉnh việc phân chia thế giới, thiết
lập một trật tự mới sau chiến tranh. Trật tự này phù hợp với các
nước thắng trận, chà đạp lên quyền lợi của các dân tộc, gây nên
những mâu thuẫn sâu sắc giữa các nước đế quốc, giữa các nước
thắng trận và bại trận, giữa các “thỏa mãn” và không “thỏa mãn”.
Tất cả điều đó làm cho hệ thống Versailles Washington trở nên bấp bênh, dễ bị phá vỡ.
Câu 4 Hãy phân tích hội nghị Washington và các hiệp ước Washington? (5 điểm) 1. Hoàn cảnh
- Sau khi ký hiệp định đình chiến, chính phủ các nước thắng trận
chủ trương triệu tập hội nghị Versailles để ký kết hòa ước nhằm 13
phân chia lại thế giới sau chiến tranh cho phù hợp với tương quan lực lượng mới.
- Sau khi hòa ước Versailles được ký kết, ngày 10/7/1919, Tổng
thống Mỹ Uyn-xơn đã đưa ra thượng nghị viện để thông qua.
Nhưng chính lúc đó, nước Mỹ nổi lên phong trào chống đối hòa
ước Versailles. Những người Đảng Cộng hòa chiếm đa số trong
Quốc hội đã tìm thấy trong việc bác bỏ bản Hòa ước 1 cơ hội đánh
bại Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử tới. Những người Mỹ gốc
Đức tố cáo bản hòa ước đã chia rẽ nước Đức. Những người Mỹ
gốc Ý phản đối các nước đồng minh phản bội lời hứa của họ với
Ý…Tổng thống Uyn-xơn đã tiến hành một cuộc vận động đại quy
mô nhưng không đạt kết quả.
- Tháng 3/1920, Mỹ bác bỏ hệ thống hòa ước Versailles, đồng
nghĩa Mỹ không tham gia vào Hội Quốc Liên.
- Từ năm 1921, Đảng Cộng hòa, đại diện là Warren G. Harding lên
nắm quyền. 24/8/1921, Mỹ ký hiệp định hòa bình riêng rẽ với
Đức. Việc rút quân đội Mỹ chiếm đóng khỏi nước Đức được tiến
hành và kết thúc vào cuối năm 1923.
- Cũng trong thời gian này, Harding đã tích cực chuẩn bị cho việc
ký kết những hiệp định mới nhằm bổ sung và thay thế cho hệ
thống Versailles, nhằm tổ chức lại thế giới cho phù hợp với tình
hình mới và đương nhiên trước hết là phù hợp với quyền lợi nước Mỹ. 2. Nội dung
- Từ 12/11/1921 đến 6/12/1922, Tổng thống Mỹ Harding đã chủ
động mời đại diện Pháp, Anh, Ý, Hà Lan, Bỉ, Bồ Đào Nha, Nhật
Bản, Trung Hoa đến Washington với mục đích chính của hội nghị được công bố là
1. Giải trừ quân bị toàn diện và đặc biệt là lực lượng hải quân
2. Giải quyết các vấn đề Viễn Đông và Thái Bình Dương.
- Hội nghị đã ký kết 3 hiệp ước:
+ Hiệp ước 4 nước (Mỹ, Anh, Nhật, Pháp) về các thuộc địa ở Thái
Bình Dương. 4 nước cam kết tôn trọng chủ quyền của nhau trên
các quần đảo thuộc địa. Nếu xảy ra tranh chấp thì giải quyết bằng con đường đàm phán. 14
+ Hiệp ước 5 nước về hạn chế lực lượng hải quân. Sức mạnh hải
quân của 5 nước Mỹ-Anh-Nhật-Pháp-Ý được giới hạn theo tỷ lệ
5-5-3-1,75-1,75. Như vậy, Mỹ giành được quyền phát triển hải
quân ngay với Anh trong khi tham vọng của Nhật bị hạn chế.
+ Hiệp ước 9 nước về Trung Quốc: tất cả các nước tham gia hội
nghị Washington cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền của Trung
Quốc, hạn chế những đặc quyền của nước ngoài ở nước này. Đồng
thời Trung Quốc thực hiện chính sách “mở cửa” đối với tất cả các nước. 3. Ý nghĩa
- Hội nghị Washington là thắng lợi ngoại giao của Mỹ. Nó buộc
các nước đế quốc phải giữ nguyên trạng vị trí các nước ở Đông Á-
Thái Bình Dương, ngăn chặn sự bành trướng của Nhật và tạo điều
kiện cho Mỹ thâm nhập vào Trung Quốc.
- Các hiệp ước Washington kết hợp với hệ thống hòa ước véc-xai
hình thành “hệ thống Véc-xai Washington” hoàn chỉnh việc phân
chia thế giới, thiết lập một trật tự mới sau chiến tranh. Trật tự này
phù hợp với các nước thắng trận, chà đạp lên quyền lợi của các
dân tộc, gây nên những mâu thuẫn sâu sắc giữa các nước đế quốc,
giữa các nước thắng trận và bại trận, giữa các “thỏa mãn” và
không “thỏa mãn”. Tất cả điều đó làm cho hệ thống Véc-xai
Washington trở nên bấp bênh, dễ bị phá vỡ.
Câu 5: Hãy phân tích những tiền đề của cuộc cách mạng thắng mười Nga? (5 điểm)
Do những diễn biến phức tạp của cuộc đấu tranh giai cấp, nên tiền
đề của cuộc cách mạng cũng được xác định theo nhiều quan điểm.
1. Một số quan điểm khác nhau
- Các nhà sử học tư sản cho rằng, vào thời điểm trước cách mạng
ở Nga chưa có những yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội chín muồi.
Theo họ thì cuộc CMT10 Nga nổ ra là do “ý chí chủ quan” của
Lenin và những người theo Đảng Bolshevik đa “thực hiện một âm
mưu báo động cướp chính quyền”. có nhiều cách nói khác nhau,
nhưng các nhà sử học đứng trên lập trường tư sản đều có mục đích 15
chung là phủ nhận những tiền đề khách quan của lịch sử, phủ nhận
tính tất yếu của cuộc cách mạng.
- Theo Lenin, ở nước Nga trước CMT10, CNTB phát triển chưa
vững mạnh, còn đi sau các nước Tây Âu, nhưng Nga đã cùng
bước vào giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Tuy chưa bằng một số
nước tư bản phát triển ở Tây Âu, nhưng Nga đã đạt được trình độ
cao về tổ chức sản xuất công nghiệp, do đó nền kinh tế quốc dân
có tốc độ phát triển nhanh chóng. Cùng thời điểm này, Anh, Pháp,
Đức lại đầu tư rất mạnh vào Nga. Vì vậy, nhiều ngành công
nghiệp quan trọng phát triển rất nhanh như luyện kim, cơ khí, dầu
khí...tỷ trọng công nghiệp chiếm 4% sản phẩm công nghiệp và
đứng thứ 5 thế giới. Các công ty độc quyền ở Nga cũng lần lượt
xuất hiện, do đó lực lượng công nhân đại công nghiệp đến năm
1917 lên tới 16 triệu người. Lực lượng này chủ yếu tập trung ở các
thành phố lớn, đó là điều kiện rất thuận lợi cho cách mạng.
- Tuy vậy, ở Nga vẫn tồn tại các tàn tích của chế độ pk nông nô
trung cổ cả về kinh tế và chính trị. Vì chế độ chuyên chế vẫn chưa
được xóa bỏ nên những mâu thuẫn trong xã hội nước Nga vẫn
chồng chéo sâu sắc. Đó là mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ,
tư sản với vô sản, giữa tư sản với pk...vì vậy, nước Nga lúc này
sống trong một chế độ “đế quốc pk quân phiệt”. Nhân dân Nga và
hơn 100 dân tộc khác cùng chịu nhiều tầng áp bức, nước Nga trở
thành “nhà tù của các dân tộc”.
- Năm 1914, Nga hoàng đẩy nhân dân vào cuộc chiến tranh thế
giới I, đã gây ra nhiều thảm họa cho đất nước. Năm 1916, nạn đói
khủng khiếp đã xảy ra, làm chết hàng trăm ngàn người, nạn thất
nghiệp cùng bao tệ nạn xã hội khác trở nên trầm trọng làm cho
nước Nga trở nên căng thẳng. Chính mâu thuẫn đó đã trở thành
khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền của chủ nghĩa đế quốc mà
cách mạng có thể chặt đứt.
- Cùng với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, một điều kiện quan
trọng khác có ý nghĩa quyết định đối với cuộc cách mạng vô sản
Nga đã được chuẩn bị, đó là lý luận cách mạng, là tư tưởng cách
mạng Macxit đã trở thành ngọn đèn chiếu sáng những cao trào
cách mạng và lan nhanh đến nước Nga bằng nhiều hình thức, được 16
Lenin đón nhận, phát triển và giác ngộ cho quần chúng cách
mạng. Chính đảng của giai cấp vô sản Nga là đảng Bolshevik
được thành lập và hành động trên cơ sở nền tảng tư tưởng đó,
nhanh chóng nhận vai trò lịch sử, lãnh đạo cuộc cách mạng Nga
theo hướng tiến bộ xã hội.
- Như vậy, vào năm 1917, ở Nga đã xuất hiện đầy đủ các yếu tố cơ
bản nhất có ý nghĩa tiền đề, để thúc đẩy mọi sự chuyển động của
xã hội theo chiều hướng tích cực và trở thành những hạt nhân cơ
bản trong những diễn biến cách mạng, làm cho các tiền đề của
cuộc cách mạng XHCN nhanh chóng xuất hiện đầy đủ, tạo ra sự chín muồi cách mạng.
2. Cách mạng dân chủ tư sản tháng 2 năm 1917
* Từ cuối năm 1916, đầu năm 1917, mâu thuẫn bao trùm ở nước
Nga thể hiện trong mối quan hệ giữa các dân tộc Nga với chính
quyền phong kiến Sa hoàng. Bộ máy cai trị đó thối ruỗng, rệu rã
và lung lay, khiến nó không thể sống như cũ được nữa, đồng thời
các giai cấp khác cũng không thể sống như cũ, họ sẵn sàng nổi
dậy để lật đổ Sa hoàng. Vì vậy, tình hình nước Nga có biểu hiện điển hình là:
- Năm 1917, mở đầu bằng cuộc bãi công ngày 9/1 của gần 1/3
công nhân Moskva. Sau đó là cuộc biểu tình của 2000 người trên
phố Tơ véc, nhưng họ bị giải tán. Trên đường Vưbô ở Petrograd,
binh lính đã gia nhập vào hàng ngũ những người biểu tình.
- Những người Menshevik và xã hội cách mạng đã tìm mọi cách
để lái phong trào vào quỹ đạo đấu tranh của họ. Tại viện Đuma,
quần chúng nhân dân đã theo người Bolshevik, họ không đến viện
Đuma mà lại đi biểu tình thị uy ngoài đường.
- Ở Petrograd, ngày 18/2/1917 tại nhà máy Putilop đã nổ ra cuộc
bãi công. Ngày 22/2/1917, đa số công nhân các xí nghiệp lớn bãi
công. Nhân ngày 23/2/1917 (8/3) hưởng ứng lời kêu gọi của thành
ủy Bolshevik, nữ công nhân Petrograd đã xuống đường biểu tình
chống đói, chống chiến tranh và chống chế độ Nga hoàng. Cuộc
biểu tình đó được công nhân ủng hộ bằng một cuộc bãi công khắp
thành phố. Tại đây cuộc bãi công bằng chính trị đã biến thành
cuộc tổng biểu tình chính trị chống lại chế độ Nga hoàng. 17
- ngày 24/2/1917 (9/3), cuộc biểu tình thị uy mãnh liệt của công
nhân lại nổ ra cùng với 20 vạn công nhân bãi công.
- 25/2/1917 (10/3), phong trào cách mạng bao trùm toàn thành phố
Petrograd. Hơn 26 cuộc bãi công chính trị và biểu tình bắt đầu
biến thành ý định khởi nghĩa, công nhân có sự xung đột với binh
lính, nhưng họ vẫn chủ trương bắt tay với binh lính, vì vậy một bộ
phận binh lính đã hưởng ứng và tham gia phong trào của quần chúng.
- 27/2/1917 (12/3), binh lính không chịu bắn vào nhân dân và
nhảy sang hàng ngũ của nhân dân khởi nghĩa, góp phần quyết định số phận của Nga hoàng.
- Cuộc cách mạng dân chủ tư sản tháng 2 đã thắng lợi. Trong thời
gian khởi nghĩa, theo lời kêu gọi của Đảng Bolshevik, công nhân
và binh lính đã tiến hành thành lập các Xô viết đại biểu công nhân
và binh lính điều hành mọi công việc như một chính quyền nhà
nước. Trong khi những người Bolshevik trực tiếp lãnh đạo cuộc
chiến đấu ở ngoài đường phố, thì Lenin còn ở nước ngoài, còn
một số lãnh tụ khác đang bị giam cầm. Trước tình thế đó, những
người Menshevik và xã hội cách mạng đã tranh thủ chiếm lấy
nhiều ghế đại biểu trong các Xô viết. 2/3/1917 (15/3) họ lập ra
Chính phủ mới của Nga, đó là Chính phủ lâm thời tư sản. Như
vậy, chính quyền mới ở Nga được thành lập, đại biểu của nó, theo
Lenin là “giai cấp tư sản và địa chủ tư sản hóa”.
- Bên cạnh chính phủ lâm thời tư sản, còn có một chính quyền
khác là Xô viết, đại biểu công – binh, trong đó các đại biểu binh sĩ
chủ yếu là nông dân mặc áo lính. Chính quyền Xô viết là cơ quan
liên minh giữa công nhân và nông dân chống lại nền chuyên chính
Nga hoàng, đồng thời là chính quyền chân chính của công – nông.
- Ở nước Nga lúc này, có 2 chính quyền song song cùng tồn tại, đó
là 2 nền chuyên chính xen kẽ nhau: nền chuyên chính của giai cấp
tư sản, đại biểu là chính phủ lâm thời; nền chuyên chính của giai
cấp vô sản và nông dân, đại biểu là chính quyền Xô viết.
- Cục diện chính trị diễn ra ở Nga đang có sự chuyển dịch lực
lượng về phía những người cách mạng chân chính, tuy CMT2
1917 là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới, vì lãnh đạo 18
cuộc cách mạng này là giai cấp vô sản, không phải do giai cấp tư
sản lãnh đạo như nhiều cuộc cách mạng tư sản khác. Vì thế mục
tiêu của cách mạng không phải chỉ đánh đổ chế độ phong kiến để
lập ra chế độ tư bản, mà thiết lập nhà nước xã hội chủ nghĩa. Tuy
kết quả cuối cùng của cuộc cách mạng chưa phải là sự ra đời của
nhà nước XHCN, nhưng CMT2 đã tạo điều kiện làm xuất hiện
thêm và phát triển nhanh những tiền đề dẫn đến sự bùng nổ một
cuộc cách mạng mới – cách mạng XHCN.
Câu 6: Hãy phân tích công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ 1921- 1941 ? (5 điểm)
1. Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế
- Từ năm 1921, nước Nga Xô viết bước vào giai đoạn xây dựng
chế độ mới. Do bị chiến tranh tàn phá, năm 1920 sản lượng công
nghiệp của nước Nga Xô viết chỉ bằng 50% trước chiến tranh,
công nghiệp bằng 1/7, tình trạng mất mùa đói kém diễn ra ở nhiều
nơi. Nhìn chung nền kinh tế nước Nga đã bị suy sụp, nạn đói,
bệnh dịch hoành hành khắp nơi trên cả nước, làm cho hàng triệu người chết.
- Chính sách cộng sản thời chiến với chế độ trưng thu lương thực
đã không còn kích thích nông dân hào hứng sản xuất. Công nhân
thất nghiệp nhiều, số lượng giảm đi 50% so với trước chiến tranh.
Nước Nga rơi vào khủng hoảng kinh tế, chính trị nghiêm trọng.
- Từ 8-16/3/1921, ĐCS Bolshevik họp đại hội lần X quyết định
chuyển từ chính sách cộng sản thời chiến sang chính sách kinh tế
mới (NEP) do Lenin khởi thảo.
- Lực lượng không tán thành chính sách kinh tế mới đã chống lại quyết liệt.
- Tuy vậy chính sách kinh tế mới là yếu tố sống còn đối với nhà
nước Xô viết vẫn được đại hội lần thứ X khẳng định, bảo đảm cho
sự liên minh vững chắc giữa công nhân với nông dân và các lực
lượng chân chính khác trong toàn bộ xã hội.
- Nhờ chính sách kinh tế mới, xã hội Xô viết ngày càng phát triển.
năm 1922, thành thị đã có đủ thực phẩm, ngành đại công nghiệp
đã được phục hồi, công nhân đã trở lại nhà máy. Vào những năm 19
1924-1925, nông nghiệp đã cung cấp 87% sản phẩm, đại công
nghiệp đạt 75% so với năm 1913. Kế hoạch điện khí hóa được tiến
hành có hiệu quả. Nhìn chung, nền kinh tế Liên Xô đã bắt đầu tích
lũy cho các công cuộc kiến thiết lớn.
- Trong thời gian này, sự nghiệp xây dựng đất nước đang diễn ra
thoe chiều hướng phát triển mạnh mẽ thì 21/1/1924 Lenin đã qua
đời, gây tổn thất vô hạn cho nhân dân Xô viết và phong trào cách
mạng trên toàn thế giới.
2. Công cuộc công nghiệp hóa
- Đại hội ĐCS Liên Xô lần thứ XIV họp tháng 12-1925 đã đề ra
nhiệm vụ công nghiệp hóa của Liên Xô phải phát triển với tốc độ
nhanh, đồng thời phải ưu tiên phát triển công nghiệp nặng theo
phương châm tự lực cánh sinh. Đại hội lần thứ XIV đã đi vào lịch
sử, đó là Đại hội công nghiệp hóa của đất nước Xô viết.
- ngay trong năm đầu công nghiệp hóa của Liên Xô đã đạt được
nhiều thành tựu. Năm 1926 ngành chế tạo máy vượt mức năm
1913. Nhà máy điện Vôn Khốp lớn nhất nước Nga đã phát điện.
Đường sắt và nhiều công trình công nghiệp lớn đã được tổ chức
xây dựng. Đến năm 1927, kết quả công nghiệp hóa còn đạt cao
hơn, số vốn đầu tư cho công nghiệp gần 100 triệu rup, 3 năm sau,
số vốn đã lên tới gần 5000 triệu rup.
- Trong một thời gian ngắn, Liên Xô đã xây dựng được một nền
công nghiệp nặng bao gồm cả công nghiệp và chế tạo máy, quốc
phòng, hóa chất...tạo tiền đề vững chắc cho những bước đi tiếp
theo của công cuộc xây dựng CNXH.
3. Công cuộc tập thể hóa nông nghiệp và hoàn thành các kế
hoạch phát triển đất nước
- Từ cuối năm 1927, Đại hội lần thứ XV của ĐCS Liên Xô đã đề
ra nhiệm vụ tập thể hóa nông nghiệp, nhằm sử dụng kỹ thuật tiên
tiến cho việc phát triển nông nghiệp.
- Việc tập thể hóa nông nghiệp tiến hành qua 2 bước:
+ năm 1929 thực hiện bước 1 để hạn chế kinh tế của phú nông
+ năm 1930 trở đi đã chuyển sang bước 2 là tiêu diệt phú nông và
tập thể hóa nông nghiệp bằng hình thức nông trang. 20