Đề cương môn luật | Đại học Ngoại Ngữ - Tin Học Thành Phố Hồ Chí Minh

Đề cương môn luật | Đại học Ngoại Ngữ - Tin Học Thành Phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem

Thông tin:
17 trang 3 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Đề cương môn luật | Đại học Ngoại Ngữ - Tin Học Thành Phố Hồ Chí Minh

Đề cương môn luật | Đại học Ngoại Ngữ - Tin Học Thành Phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem

48 24 lượt tải Tải xuống
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT CẠNH TRANH
LỚP 121-CLC45B
Môn: Luật cạnh tranh
Nhóm 1
Danh sách thành viên nhóm:
1. Lê Minh Triết 2053801013181
2. Bùi Quốc Vũ 2053801013196
3. Trần Việt Đức 2053801014045
4. Phạm Nguyễn Đức Duy 2053801014057
5. Đậu Hồng Phúc 2053801014211
6. Võ Đức Hà 2053801011072
7. Cáp Gia Huy 2053801012107
8. Trần Thị Châu Giang 2053801013033
Năm học 2023-2024
Mục Lục
1. Xâm phạm thông tin mật trong kinh doanh dưới các hình thức quy định tại Điều
45 Luật cạnh tranh 2018:..........................................................................................................2
1.1 Bí mật kinh doanh là gì?...............................................................................................3
1.2 Các hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh....................................................................3
1.2.1. Thứ nhất, hành vi tiếp cận, thu thập thông tin thuộc mật kinh doanh bằng cách
chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp bí mật kinh doanh đó;...........3
1.2.2. Thứ hai, hành vi tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được
phép của chủ sở hữu thông tin đó.........................................................................................4
2. Khoản 2 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về các hành vi cạnh tranh không
lành mạnh.................................................................................................................................. 5
3. Khoản 3 Điều 45 Luật canh tranh 2018 quy định về các hành vi cạnh tranh không
lành mạnh bị cấm......................................................................................................................6
3.1 CHỦ THỂ.....................................................................................................................6
3.2 HÀNH VI.....................................................................................................................7
3.3 VÍ DỤ:.......................................................................................................................... 7
4. khoản 4 Điều 45. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm..............................8
4.1 Đặc điểm của hành vi gây rối kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp.........................8
4.1.2. Ví dụ 01......................................................................................................................9
5. Khoản 5 Điều 45 Luật cạnh tranh 2018 quy định về hành vi Lôi kéo khách hàng bất
chính bằng các hình thức sau đây:...........................................................................................9
5.1 Bản chất của khuyến mại..............................................................................................9
5.2 Những đặc điểm Hành vi “lôi kéo khách hàng bất chính”..........................................10
5.3 Ví dụ thực tế:..............................................................................................................10
5.4 điểm b khoản 5 Điều 45 Luật cạnh tranh 2018 quy định hành vi:...............................11
5.5 Ví dụ:..........................................................................................................................11
6. Khoản 6 Điều 45 Luật cạnh tranh 2018 quy định về hành vi.......................................12
1
1. Xâm phạm thông tin mật trong kinh doanh dưới các hình thức quy định
tại Điều 45 Luật cạnh tranh 2018:
Điều 45. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm
“1. Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới các hình thức sau đây:
a) Tiếp cận, thu thập thông tin mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các
biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;”
b) Tiết lộ, sử dụng thông tinmật trong kinh doanh không được phép của chủ
sở hữu thông tin đó
Xâm phạm bí mật kinh doanh là gì?
Xâm phạm mật kinh doanh hành vi tiếp cận, thu thập thông tin thuộc mật kinh
doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp mật kinh
doanh đó; hành vi tiết lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của
chủ sở hữumật kinh doanh; hành vi vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, lợi dụng lòng
tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập và làm lộ thông tin thuộc bí mật kinh
doanh của chủ sở hữu mật kinh doanh đó; hành vi tiếp cận, thu thập các thông tin thuộc
mật kinh doanh của người khác khi người này làm thủ tục theo quy định ca pháp luật liên
quan đến kinh doanh, làm thủ tục lưu hành sản phẩm hoặc bằng cách chống lại các biện pháp
bảo mật của các quan nhà nước, hoặc sử dụng những thông tin đó nhằm mục đích kinh
doanh, mục đích xin cấp giấy phép liên quan đến kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm.
1.1 Bí mật kinh doanh là gì?
- Theo Điều 84 Luật Sở hữu trí tuệ quy định:
“Điều kiện chung đối với bí mật kinh doanh được bảo hộ
Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;
2. Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế
so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó;
2
3. Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không
bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.”
Những đối tượng không được bảo hộ mật kinh doanh theo Điều 85 Luật sở hữu trí
tuệ:
1. Bí mật về nhân thân;
2. Bí mật về quản lý nhà nước;
3. Bí mật về quốc phòng, an ninh;
4. Thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh.”
1.2 Các hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh
1.2.1. Thứ nhất, hành vi tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng
cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp bí mật kinh doanh đó;
Đây là dạng xâm phạmmật kinh doanh điển hình, khi bên vi phạm chủ động tiếp cận,
thu thập thông tin bằng cách phá vỡ lại các biện pháp bảo mật của người mật. Pháp luật
cạnh tranh nghiêm cấm việc tiếp cận, thu thập thông tin thuộc mật kinh doanh không
được sự đồng ý của người sở hữu bí mật kinh doanh đó.
- hành vi này ngoài các hành vi xâm phạm mật kinh doanh, còn điều kiện các
mật kinh doanh đó được bảo vệ bằng các biện pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp.
- Hành vi tiếp cận, thu thập thông tin mật trong kinh doanh có thể dùng cho mục đích
cá nhân, dùng với mục đích khác, hoặc có liên quan đến bên thứ ba.
- Chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó có thể được hiểu là các
hành vihiệu hóa, xâm nhập trái phép để vượt qua các biện pháp bảo mật của người sở hữu
thông tin.
dụ: “công thức chế biến đố uống nhẹ mang tên Coca Cola một mật kinh doanh
của công ty Coca Cola. Chỉ mộti người trong công ty biết được công thức này;được
giữ bí mật trong một chiếc hầm của ngân hàng Atlanta, bang Georgia. Tuy nhiên, Công ty B
đã cho người đột nhập trái phép vào hầm có chứa bí mật kinh doanh của Coca Cola để lấy trộm
công thức.
- Chủ thể thực hiện hành vi: Công ty B.
3
- Hành vi: là đột nhập trái phép vào hầm có chứa bí mật kinh doanh của Coca Cola.
- Hậu quả: đây thể được xác định chính mật kinh doanh của Coca Cola đã bị
tiếp cận trái phép dẫn đến những thiệt hại không mong muốn trong cạnh tranh trên thị trường.
1.2.2. Thứ hai, hành vi tiết lộ, sử dụng thông tin mật trong kinh doanh
không được phép của chủ sở hữu thông tin đó
Đối với một doanh nghiệp đang hoạt động hay một doanh nghiệp mới, để tồn tại,
phát triển đứng vững trên thị trường kinh doanh cần phải nguồn lực tài chính đủ lớn kết
hợp với đội ngũ nhân viên có trình độ, năng lực cao. Bên cạnh đó, một doanh nghiệp muốn làm
chủ thị trường kinh doanh trong lĩnh vực của mình phải sở hữu các thông tin hữu ích, các dự
án, kế hoạch giá trị cao để cung cấp hay sản xuất các loại hàng hóa dịch vụ mới ra thị
trường”. Những thông tin hữu ích như vậy được gọi hoặc (“ mật kinh doanh mật
thương mại”).
Tiết lộ mật kinh doanh thể bao gồm việc tiết lộ thông tin về kế hoạch kinh
doanh, chiến lược, mô hình kinh doanh, thông tin thương mại, bí quyết sản xuất, giá cả, thông
tin khách hàng, thông tin về nghiên cứu và phát triển, và các thông tin quan trọng khác mà công
ty muốn giữ bí mật để bảo vệ lợi thế cạnh tranh.
Các đối thủ cạnh tranh thường tìm ra cách thức để tiếp cận những thông tin này
bằng cách mua chuộc hoặc thuê lại các nhân viên chủ chốt, những người đã tạo ra hoặc được
phép tiếp cận những thông tin bí mật và hữu ích mà đang mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh
nghiệp. Dolợi ích các nhân không ít người lao động đã tiết lộ bí mật kinh doanh của doanh
nghiệp mình cho các đối thủ cạnh tranh, điều này dẫn đến sự mất công bằng trong kinh doanh
giữa các doanh nghiệp, ảnh hưởng đến lợi nhuận uy tín của doanh nghiệp bị tiết lộ mật
kinh doanh.
1.2.3. Ví dụ: Nhân viên M (Chức danh trưởng phòng và người quản lý, nắm toàn bộ
thông tin của dự án kinh doanh sản phẩm giày da lạc đà của Công ty A). Giữa M và Công ty A
khi ký hợp đồng lao động các bên thỏa thuận đồng ý về việc không tiết lộ, sử dụng thông tin bí
mật trong kinh doanh không được phép của chủ sở hữu thông tin đó. Công ty B, đối thủ
cạnh tranh trực tiếp của Công ty A trong thị trường sản phẩm giày da đã dùng các biện pháp
như lôi kéo, mua chuộc bằng hiện vật hứa sẽ trả lương cao gấp nhiều lần cho M nếu M
chuyển qua công ty B làm và đồng thời M phải tiết lộ thông tin bí mật về dự án của Công ty A.
M sau đó đã đồng ý và thực hiện theo các yêu cầu của Công ty B mà không được sự cho phép
của chủ sở hữu công ty A.
Phân tích:
4
- Chủ thể thực hiện hành vi: Công ty B (do đã thực hiện hành vi lôi kéo M chuyển qua
công ty B làm và đồng thời yêu cầu M phải tiết lộ thông tin bí mật về dự án của Công ty A)
- Hành vi: M đã chủ ý tiết lộ thông tin bí mật về dự án của Công ty A cho Công ty B
- Hậu quả: ảnh hưởng đến lợi nhuận và uy tín của Công ty A. Ảnh hưởng đến quá trình
thực hiện dự án của Công ty A (có thể gây trì hoãn hoặc không thực hiện được)
2. Khoản 2 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về các hành vi cạnh tranh
không lành mạnh
Khoản 2 Điều 45 Luật cạnh tranh 2018 định nghĩa về hành vi ép buộc trong kinh doanh:
“Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc
cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó”.
Theo đó, hành vi ép buộc trong kinh doanh bao gồm các yếu tố sau:
Chủ thể: chủ doanh nghiệp, nhân viên doanh nghiệp, cá nhân.
Đối tượng: khách hàng hoặc đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác.
Hình thức của hành vi: doanh nghiệp vi phạm dùng thủ đoạn đe dọa hoặc cưỡng ép
những đối tượng trên để buộc họ không được giao dịch, ngừng giao dịch với doanh nghiệp
khác.
Hậu quả của hành vi:
Mục đích buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác không được giao
dịch, không thực hiện giao dịch với họ để những đối tượng bị ép buộc chỉthể giao dịch
với mình. Với nội dung này, hành vi ép buộc trong kinh doanh phản ánh chiến lược ngăn cản
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác.
Dấu hiệu ép buộc khách hàng phải giao dịch với mình hoặc với người mà mình chỉ định
khi điều tra về hành vi ép buộc không được đặt ra. Hành vi này mang bản chất côn đồ trong
kinh doanh, thể gây ra những xáo trộn trong hội, gây ảnh hưởng lớn đến trật tự an ninh
của cộng đồng, những dấu hiệu không lành mạnh trong đời sống kinh doanh đòi hỏi pháp
luật và công quyền phải thẳng tay trừng trị.
Với các doanh nghiệp khác, việc không thiết lập được, không thực hiện được những
giao dịch của họ với khách hàng có thể làm cho tình hình kinh doanh bị ngăn trở, rối loạn. Mặc
đối tượng của hành vi ép buộc trong kinh doanh đối thủ cạnh tranh trực tiếp của doanh
5
nghiệp vi phạm, song thủ đoạn cản trở khách hàng thiết lập, thực hiện giao dịch cũng đã làm
cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bị cản trở hoặc bị hạn chế.
Lưu ý: Hành vi ép buộc trong kinh doanh phải thỏa mãn khoản 2 Điều 45 Luật cạnh
tranh 2018 và đặc điểm về chủ thể của hành vi. Nếu không thỏa mãn điều kiện về chủ thể thì
hành vi đó không phải là hành vi ép buộc trong kinh doanh nhằm cạnh tranh không lành mạnh.
2.1 Ví dụ: Công ty sản xuất bia A được thành lập và đi vào hoạt động đúng theo quy
định của pháp luật. Sau 7 năm hoạt động thì thị phần của công ty trên thị trường liên quan
chiếm 51%. Để thực hiện kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, Ban giám đốc công ty đã ra
quyết định thiết lập mạng lưới phân phối độc quyền trên toàn khu vực Đông Nam Bộ bằng cách
ký kết các hợp đồng đại lý độc quyền với các nhà hàng khách sạn ở các khu vực nói trên. Trong
hợp đồng này công ty yêu cầu các đại lý phải cam kết không được tiêu thụ bất kì sản phẩm bia
khác ngoài những sản phẩm công ty cung cấp, nếu vi phạm cam kết này đại lý sẽ bị phạt bằng
doanh số mua hàng 02 tháng gần nhất. Việc này đã giảm doanh thu hoạt động của các công ty
đối thủ cạnh tranh khác. Các công ty này đã làm đơn khiếu nại công ty A.
- Đối tượng thực hiện hành vi: Công ty sản xuất bia A
- Hành vi: Công ty A công ty yêu cầu các đại lý phải cam kết không được tiêu thụ bất kì
sản phẩm bia khác ngoài những sản phẩm công ty cung cấp, nếu vi phạm cam kết này đại lý sẽ
bị phạt bằng doanh số mua hàng 02 tháng gần nhất
- Hậu quả: Hành vi vi phạm này đã gây ra hậu quả thiệt hại cho các công ty sản xuất bia
khác. bia của công ty A chiếm phần lớn thị phần của khách hàng nên các đại nhà hàng
phải thực hiện theo hợp đồng. Chính vì vậy đã làm giảm đi lượng sản phẩm tiêu thụ và gây khó
khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty sản xuất bia khác. Đồng thời, nó cũng
gây cản trở hoạt động kinh doanh của khách sạn, nhà hàng khác khi họ mất đi sự đa dạng trong
việc kinh doanh các sản phẩm phục vụ khách hàng.
3. Khoản 3 Điều 45 Luật canh tranh 2018 quy định về các hành vi cạnh tranh
không lành mạnh bị cấm
Điều 45 các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm
“…
3. Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc
gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình
trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.”
6
Đây là hành vi thường thấy trong những trường hợp cạnh tranh không lành mạnh, bị cấm
theo quy định của Luật cạnh tranh. Nếu chủ thể thực hiện hành vi cung cấp thông tin không
trung thực về doanh nghiệplà bằng cách trực tiếp hay gián tiếp thì chỉ cần có dấu hiệu hậu
quả xuất hiện ( ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp, quy trình hoạt động, sức khỏe tài chính
bị ảnh hưởng) thì chủ thể đó sẽ bị áp dụng những chế tài.
3.1 CHỦ THỂ
Nhưng cần phải chú ý chỉ trong trường hợp chủ thể thực hiện hành vi này là doanh nghiệp
thì mới có thể áp dụng các chế tài theo luật cạnh tranh lên chủ thể này. Nếu chủ thể thực hiện
hành vi này không phải là doanh nghiệp mà 1 cá nhân hoặc 1 nhóm người, tổ chức… không
phải là doanh nghiệp thì có thể bị xử phạt theo luật dân sự hoặc luật hình sự. Ví dụ như đối với
nhân thì hành vi này thể bị xử các tội vu khống (Điều 156 BLHS); Tội lợi dụng các
quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân (Điều 331 BLHS) hoặc
phải bồi thường thiệt hại theo quy định của bộ luật Dân sự ( Điều 584 BLDS).
3.2 HÀNH VI
Hành vi cung cấp thông tin không trung thực, gây thiệt hại cho doanh nghiệp khác có thể
được thực hiện dưới dạng trực tiếp hoặc gián tiếp, và 2 trường hợp nàynhững chế tài khác
nhau. Cần phân tích hành vi của chủ thể, xác định mục đích, vai trò của từng chủ thể vi
phạm bởi vì việc xác định hành vi của chủ thể vi phạm là gián tiếp hay trực tiếp sẽ giúp chúng
ta trong việc xác định, lựa chọn chế tài cho phù hợp. Vấn đề chế tài áp lên hành vi này sẽ được
quy định tại75/2019 cụ thể tại Điều 18, tathể thấy cùng 1 hành vi nhưng sẽ tùy thuộc
vào cách thức thực hiện mà sẽ có chế tài khác nhau.
Ví dụ hành vi trực tiếp:
A và B 2 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tín dụng, hoạt động kinh doanh chủ
đạo nhận tiền gửi của khách hàng cho vay đối với khách hàng nhu cầu. Chủ tịch hội
đồng quản trị doanh nghiệp A chỉ định cho trưởng bộ phận quản truyền thông của doanh
nghiệp A đăng thông tin doanh nghiệp B, đối thủ cạnh tranh của doanh nghiêp A, đang nợ
lương nhân viên và gặp khó khăn trong việc giải ngân vốn và thiếu khả năng thanh toán. Thông
tin này trái với sự thật khi công ty B không hề nợ lương nhân viên và khả năng thanh toán của
doanh nghiệp vẫn nằm trong sự kiểm soát của doanh nghiệp. Hành vi của doanh nghiệp A đã
gây hậu quả nặng nề thông tin trên đã khiến những khách hàng của B lo sợ rút hết tiền
gửi, gây hậu quả nghiêm trọng đến hệ thống thanh khoản của doanh nghiệp B khiến doanh
nghiệp trên bờ vực sụp đổ.
7
Ta có thể thấy trong trường hợp trên đây là hành vi cạnh tranh không lành mạnh do doanh
nghiệp A trực tiếp thực hiện nên sẽ phải chịu chế tài quy định tại khoản 2 Điều 18 NĐ 75/2019,
biết rằng các điều kiện về chủ thể và hậu quả đã được đáp ứng.
Ví dụ về hành vi gián tiếp:
Nhận thấy công ty C đang kinh doanh thuận lợi, nhiều đơnng lớn. X phó giám
đốc công ty D, do được cấp dưới giới thiệu nên đã thuê nhà báo Y đăng thông tin sai sự thật về
công ty C gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của C khiến C có nguy cơ phá sản.
Đây là hành vi cạnh tranh không lành mạnh được thực hiện qua hình thức gián tiếp (thuê
nhà báo đăng thông tin), chịu chế tài quy định tại khoản 1 Điều 18 NĐ 75/2019, biết rằng các
điều kiện về chủ thể và hậu quả đã được đáp ứng.
3.3 VÍ DỤ:
2 đối tượng nhân viên bán hàng của Doanh nghiệp nhân (DNTN) Hồng Nhung, tại
số 206/6 Trần Hưng Đạo, phường 2, thị xã Quảng Trị (DNTN Hồng Nhung là đại lý cấp 1 của
một công ty bia lớn tại khu vực Bắc Trung Bộ); điều khiển xe tải mang BKS 74C 01261 tán
phát tờ rơi có nội dung xuyên tạc sai sự thật về chất lượng sản phẩm bia Huda của Công ty Bia
Huế. Họ đã phát tán tờ rơi, phao tin đồn, bia Huda đã được bán cho Trung Quốc, với mục đích
kích động người tiêu dùng trong bối cảnh Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái
phép, xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa của Việt Nam, nhằm kêu gọi “tẩy
chay” sản phẩm bia Huda Công ty TNHH Carlsberg Việt Nam. quan điều tra Công an
tỉnh Quảng Trị kết luận, việc các đối tượng tán phát tờ rơi có nội dung xuyên tạc sai sự thật về
Carlsberg VN và chất lượng sản phẩm bia Huda Huế; đồng thời lồng ghép nội dung chính trị có
liên quan đến tình hình Biển Đông, vào thời điểm Trung Quốc ngang ngược hạ đặt giàn khoan
Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa Việt Nam để kích động người
tiêu dùng. Điều này gây ảnh hưởng đến uy tín niềm tin trong mắt người tiêu dùng của các
chủ thể bị xâm phạm.
- Chủ thể thực hiện hành vi: DNTN Hồng Nhung
- Chủ thể bị vi phạm: Công ty TNHH Carlsberg Việt Nam
- Hành vi: 2 nhân viên bán hàng của Doanh nghiệp nhân Hồng Nhung điều khiển xe
tải phát tán tờ rơi có nội dung xuyên tạc sai sự thật về chất lượng sản phẩm bia Huda của Công
ty Bia Huế. Đây là hành vi trực tiếp vì hành vi được chính nhân viên của DNTN thực hiện
- Hậu quả: kích động người tiêu dùng. Điều này gây ảnh hưởng đến uy tín niềm tin
trong mắt người tiêu dùng của các chủ thể bị xâm phạm.
8
4. khoản 4 Điều 45. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm
“….
4. Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián
tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó…..”
4.1 Đặc điểm của hành vi gây rối kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp.
Về chủ thể thực hiện hành vi: Chủ thể thực hiện hành vi gây rối hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp khác một doanh nghiệp, mối quan hệ cạnh tranh trong hoạt động sản
xuất, kinh doanh với doanh nghiệp bị gây rối. Khác với hành vi ép buộc, trong hành vi gây rối
thì bên vi phạm không nhắm vào khách hàng của doanh nghiệp đối thủnhằm trực tiếp đến
chính doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, pháp luật cạnh tranh không quy định rõ bên vi phạm và bên
bị vi phạm phải có mối quan hệ canh tranh Do đó, không cần phải chứng minh mối quan hệ này
trong quá trình xem xét hành vi vi phạm xảy ra
Về hình thức thực hiện hành vi. Hành vi gây rối hoạt động kinh doanh ca doanh nghiệp
khác có thể được thực hiện dưới hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp khác có thể do chính doanh nghiệp đó thực hiện hoặc thông
qua một chủ thể khác để thực hiện làm cản trở hoặc ngừng hoạt động của đối thủ cạnh tranh.
Đối với hành vi trực tiếp gây rối, làm gián đoạn công việc kinh doanh hợp pháp của
doanh nghiệp khác, hành vi này là tự mình thực hiện hành vi vi phạm làm ảnh hưởng trực tiếp
đến hoạt động kinh doanh cuả doanh nghiệp. Hành vi này thường là những hoạt động tác động
trực tiếp đến sản phẩm hoặc quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Thực tế rất nhiều thủ
đoạn, kiểu doanh nghiệp bài trừ lẫn nhau, thậm chí còn nhiều doanh nghiệp sẵn sàng chi
mạnh tay cho hành vi cản trở để tác động đến hoạt động kinh doanh.
Đối với hình thức gián tiếp cản trở, làm gián đoạn là việc doanh nghiệp thông qua bên
thứ ba gây tác động cản trở, làm gián đoạn hoạt động của doanh nghiệp khác. Hành vi này gây
nên những tổn thất, thiệt hại về tài sản, về tính mạng của chủ doanh nghiệp, làm gián đoạn quá
trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thẩm chí thiệt hại xảy ra thì hậu quả thường rất
nặng nề ảnh hưởng lâu dài không chi tới bản thân chính doanh nghiệp còn ảnh hưởng
đến các doanh nghiệp, nhân thường xuyên quan hệ với doanh nghiệp bị tác động, ảnh
hưởng.
Thứ ba, hậu quả của hành vi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác khiên cho
hoạt động của doanh nghiệp đó bị cản trở, gián đoạn, dẫn đến không thể hoạt động một cách
bình thường.
9
| 1/17

Preview text:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT CẠNH TRANH LỚP 121-CLC45B
Môn: Luật cạnh tranh Nhóm 1
❖ Danh sách thành viên nhóm:
1. Lê Minh Triết 2053801013181
2. Bùi Quốc Vũ 2053801013196
3. Trần Việt Đức 2053801014045
4. Phạm Nguyễn Đức Duy 2053801014057
5. Đậu Hồng Phúc 2053801014211 6. Võ Đức Hà 2053801011072 7. Cáp Gia Huy 2053801012107
8. Trần Thị Châu Giang 2053801013033 Năm học 2023-2024 Mục Lục
1. Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới các hình thức quy định tại Điều
45 Luật cạnh tranh 2018:..........................................................................................................2
1.1
Bí mật kinh doanh là gì?...............................................................................................3 1.2
Các hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh....................................................................3
1.2.1. Thứ nhất, hành vi tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách
chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp bí mật kinh doanh đó;...........3
1.2.2. Thứ hai, hành vi tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được
phép của chủ sở hữu thông tin đó.........................................................................................4
2. Khoản 2 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về các hành vi cạnh tranh không
lành mạnh.................................................................................................................................. 5
3. Khoản 3 Điều 45 Luật canh tranh 2018 quy định về các hành vi cạnh tranh không
lành mạnh bị cấm......................................................................................................................6
3.1
CHỦ THỂ.....................................................................................................................6 3.2
HÀNH VI..................................................................................................................... 7 3.3
VÍ DỤ:.......................................................................................................................... 7
4. khoản 4 Điều 45. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm..............................8 4.1
Đặc điểm của hành vi gây rối kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp.........................8
4.1.2. Ví dụ 01......................................................................................................................9
5. Khoản 5 Điều 45 Luật cạnh tranh 2018 quy định về hành vi Lôi kéo khách hàng bất
chính bằng các hình thức sau đây:...........................................................................................9
5.1
Bản chất của khuyến mại..............................................................................................9 5.2
Những đặc điểm Hành vi “lôi kéo khách hàng bất chính”..........................................10 5.3
Ví dụ thực tế:..............................................................................................................10 5.4
điểm b khoản 5 Điều 45 Luật cạnh tranh 2018 quy định hành vi:...............................11 5.5
Ví dụ:..........................................................................................................................11
6. Khoản 6 Điều 45 Luật cạnh tranh 2018 quy định về hành vi.......................................12 1 1.
Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới các hình thức quy định
tại Điều 45 Luật cạnh tranh 2018:
Điều 45. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm
“1. Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới các hình thức sau đây: a)
Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các
biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;” b)
Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó”
Xâm phạm bí mật kinh doanh là gì?
Xâm phạm bí mật kinh doanh là hành vi tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh
doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp bí mật kinh
doanh đó; hành vi tiết lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của
chủ sở hữu bí mật kinh doanh; hành vi vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, lợi dụng lòng
tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập và làm lộ thông tin thuộc bí mật kinh
doanh của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó; hành vi tiếp cận, thu thập các thông tin thuộc bí
mật kinh doanh của người khác khi người này làm thủ tục theo quy định của pháp luật liên
quan đến kinh doanh, làm thủ tục lưu hành sản phẩm hoặc bằng cách chống lại các biện pháp
bảo mật của các cơ quan nhà nước, hoặc sử dụng những thông tin đó nhằm mục đích kinh
doanh, mục đích xin cấp giấy phép liên quan đến kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm. 1.1
Bí mật kinh doanh là gì?
- Theo Điều 84 Luật Sở hữu trí tuệ quy định:
“Điều kiện chung đối với bí mật kinh doanh được bảo hộ
Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;
2. Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế
so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó; 2
3. Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không
bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.”
Những đối tượng không được bảo hộ bí mật kinh doanh theo Điều 85 Luật sở hữu trí tuệ:
“1. Bí mật về nhân thân;
2. Bí mật về quản lý nhà nước;
3. Bí mật về quốc phòng, an ninh;
4. Thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh.” 1.2
Các hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh
1.2.1. Thứ nhất, hành vi tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng
cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp bí mật kinh doanh đó;
Đây là dạng xâm phạm bí mật kinh doanh điển hình, khi bên vi phạm chủ động tiếp cận,
thu thập thông tin bằng cách phá vỡ lại các biện pháp bảo mật của người có bí mật. Pháp luật
cạnh tranh nghiêm cấm việc tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không
được sự đồng ý của người sở hữu bí mật kinh doanh đó.
- Ở hành vi này ngoài các hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh, còn điều kiện là các bí
mật kinh doanh đó được bảo vệ bằng các biện pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp.
- Hành vi tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh có thể dùng cho mục đích
cá nhân, dùng với mục đích khác, hoặc có liên quan đến bên thứ ba.
- Chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó có thể được hiểu là các
hành vi vô hiệu hóa, xâm nhập trái phép để vượt qua các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin.
Ví dụ: “công thức chế biến đố uống nhẹ mang tên Coca Cola là một bí mật kinh doanh
của công ty Coca Cola. Chỉ một vài người trong công ty biết được công thức này; và nó được
giữ bí mật trong một chiếc hầm của ngân hàng ở Atlanta, bang Georgia. Tuy nhiên, Công ty B
đã cho người đột nhập trái phép vào hầm có chứa bí mật kinh doanh của Coca Cola để lấy trộm công thức.
- Chủ thể thực hiện hành vi: Công ty B. 3
- Hành vi: là đột nhập trái phép vào hầm có chứa bí mật kinh doanh của Coca Cola.
- Hậu quả: ở đây có thể được xác định chính là bí mật kinh doanh của Coca Cola đã bị
tiếp cận trái phép dẫn đến những thiệt hại không mong muốn trong cạnh tranh trên thị trường.
1.2.2. Thứ hai, hành vi tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà
không được phép của chủ sở hữu thông tin đó
Đối với một doanh nghiệp đang hoạt động hay một doanh nghiệp mới, để tồn tại,
phát triển và đứng vững trên thị trường kinh doanh cần phải có nguồn lực tài chính đủ lớn kết
hợp với đội ngũ nhân viên có trình độ, năng lực cao. Bên cạnh đó, một doanh nghiệp muốn làm
chủ thị trường kinh doanh trong lĩnh vực của mình phải sở hữu các thông tin hữu ích, các dự
án, kế hoạch giá trị cao để cung cấp hay sản xuất các loại hàng hóa và dịch vụ mới ra thị
trường”. Những thông tin hữu ích như vậy được gọi là “bí mật kinh doanh” hoặc (“bí mật thương mại”). −
Tiết lộ bí mật kinh doanh có thể bao gồm việc tiết lộ thông tin về kế hoạch kinh
doanh, chiến lược, mô hình kinh doanh, thông tin thương mại, bí quyết sản xuất, giá cả, thông
tin khách hàng, thông tin về nghiên cứu và phát triển, và các thông tin quan trọng khác mà công
ty muốn giữ bí mật để bảo vệ lợi thế cạnh tranh. −
Các đối thủ cạnh tranh thường tìm ra cách thức để tiếp cận những thông tin này
bằng cách mua chuộc hoặc thuê lại các nhân viên chủ chốt, những người đã tạo ra hoặc được
phép tiếp cận những thông tin bí mật và hữu ích mà đang mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh
nghiệp. Do vì lợi ích các nhân không ít người lao động đã tiết lộ bí mật kinh doanh của doanh
nghiệp mình cho các đối thủ cạnh tranh, điều này dẫn đến sự mất công bằng trong kinh doanh
giữa các doanh nghiệp, ảnh hưởng đến lợi nhuận và uy tín của doanh nghiệp bị tiết lộ bí mật kinh doanh.
1.2.3. Ví dụ: Nhân viên M (Chức danh trưởng phòng và là người quản lý, nắm toàn bộ
thông tin của dự án kinh doanh sản phẩm giày da lạc đà của Công ty A). Giữa M và Công ty A
khi ký hợp đồng lao động các bên thỏa thuận đồng ý về việc không tiết lộ, sử dụng thông tin bí
mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó. Công ty B, đối thủ
cạnh tranh trực tiếp của Công ty A trong thị trường sản phẩm giày da đã dùng các biện pháp
như lôi kéo, mua chuộc bằng hiện vật và hứa sẽ trả lương cao gấp nhiều lần cho M nếu M
chuyển qua công ty B làm và đồng thời M phải tiết lộ thông tin bí mật về dự án của Công ty A.
M sau đó đã đồng ý và thực hiện theo các yêu cầu của Công ty B mà không được sự cho phép
của chủ sở hữu công ty A. Phân tích: 4
- Chủ thể thực hiện hành vi: Công ty B (do đã thực hiện hành vi lôi kéo M chuyển qua
công ty B làm và đồng thời yêu cầu M phải tiết lộ thông tin bí mật về dự án của Công ty A)
- Hành vi: M đã chủ ý tiết lộ thông tin bí mật về dự án của Công ty A cho Công ty B
- Hậu quả: ảnh hưởng đến lợi nhuận và uy tín của Công ty A. Ảnh hưởng đến quá trình
thực hiện dự án của Công ty A (có thể gây trì hoãn hoặc không thực hiện được) 2.
Khoản 2 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Khoản 2 Điều 45 Luật cạnh tranh 2018 định nghĩa về hành vi ép buộc trong kinh doanh:
“Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc
cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó”.
Theo đó, hành vi ép buộc trong kinh doanh bao gồm các yếu tố sau:
• Chủ thể: chủ doanh nghiệp, nhân viên doanh nghiệp, cá nhân.
• Đối tượng: khách hàng hoặc đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác.
• Hình thức của hành vi: doanh nghiệp vi phạm dùng thủ đoạn đe dọa hoặc cưỡng ép
những đối tượng trên để buộc họ không được giao dịch, ngừng giao dịch với doanh nghiệp khác.
• Hậu quả của hành vi:
Mục đích buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác không được giao
dịch, không thực hiện giao dịch với họ là để những đối tượng bị ép buộc chỉ có thể giao dịch
với mình. Với nội dung này, hành vi ép buộc trong kinh doanh phản ánh chiến lược ngăn cản
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác.
Dấu hiệu ép buộc khách hàng phải giao dịch với mình hoặc với người mà mình chỉ định
khi điều tra về hành vi ép buộc không được đặt ra. Hành vi này mang bản chất côn đồ trong
kinh doanh, có thể gây ra những xáo trộn trong xã hội, gây ảnh hưởng lớn đến trật tự an ninh
của cộng đồng, là những dấu hiệu không lành mạnh trong đời sống kinh doanh đòi hỏi pháp
luật và công quyền phải thẳng tay trừng trị.
Với các doanh nghiệp khác, việc không thiết lập được, không thực hiện được những
giao dịch của họ với khách hàng có thể làm cho tình hình kinh doanh bị ngăn trở, rối loạn. Mặc
dù đối tượng của hành vi ép buộc trong kinh doanh là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của doanh 5
nghiệp vi phạm, song thủ đoạn cản trở khách hàng thiết lập, thực hiện giao dịch cũng đã làm
cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bị cản trở hoặc bị hạn chế.
• Lưu ý: Hành vi ép buộc trong kinh doanh phải thỏa mãn khoản 2 Điều 45 Luật cạnh
tranh 2018 và đặc điểm về chủ thể của hành vi. Nếu không thỏa mãn điều kiện về chủ thể thì
hành vi đó không phải là hành vi ép buộc trong kinh doanh nhằm cạnh tranh không lành mạnh. 2.1
Ví dụ: Công ty sản xuất bia A được thành lập và đi vào hoạt động đúng theo quy
định của pháp luật. Sau 7 năm hoạt động thì thị phần của công ty trên thị trường liên quan
chiếm 51%. Để thực hiện kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, Ban giám đốc công ty đã ra
quyết định thiết lập mạng lưới phân phối độc quyền trên toàn khu vực Đông Nam Bộ bằng cách
ký kết các hợp đồng đại lý độc quyền với các nhà hàng khách sạn ở các khu vực nói trên. Trong
hợp đồng này công ty yêu cầu các đại lý phải cam kết không được tiêu thụ bất kì sản phẩm bia
khác ngoài những sản phẩm công ty cung cấp, nếu vi phạm cam kết này đại lý sẽ bị phạt bằng
doanh số mua hàng 02 tháng gần nhất. Việc này đã giảm doanh thu hoạt động của các công ty
đối thủ cạnh tranh khác. Các công ty này đã làm đơn khiếu nại công ty A.
- Đối tượng thực hiện hành vi: Công ty sản xuất bia A
- Hành vi: Công ty A công ty yêu cầu các đại lý phải cam kết không được tiêu thụ bất kì
sản phẩm bia khác ngoài những sản phẩm công ty cung cấp, nếu vi phạm cam kết này đại lý sẽ
bị phạt bằng doanh số mua hàng 02 tháng gần nhất
- Hậu quả: Hành vi vi phạm này đã gây ra hậu quả thiệt hại cho các công ty sản xuất bia
khác. Vì bia của công ty A chiếm phần lớn thị phần của khách hàng nên các đại lý nhà hàng
phải thực hiện theo hợp đồng. Chính vì vậy đã làm giảm đi lượng sản phẩm tiêu thụ và gây khó
khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty sản xuất bia khác. Đồng thời, nó cũng
gây cản trở hoạt động kinh doanh của khách sạn, nhà hàng khác khi họ mất đi sự đa dạng trong
việc kinh doanh các sản phẩm phục vụ khách hàng. 3.
Khoản 3 Điều 45 Luật canh tranh 2018 quy định về các hành vi cạnh tranh
không lành mạnh bị cấm
Điều 45 các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm “…
3. Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc
gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình
trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.” 6
Đây là hành vi thường thấy trong những trường hợp cạnh tranh không lành mạnh, bị cấm
theo quy định của Luật cạnh tranh. Nếu chủ thể thực hiện hành vi cung cấp thông tin không
trung thực về doanh nghiệp dù là bằng cách trực tiếp hay gián tiếp thì chỉ cần có dấu hiệu hậu
quả xuất hiện ( ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp, quy trình hoạt động, sức khỏe tài chính
bị ảnh hưởng) thì chủ thể đó sẽ bị áp dụng những chế tài. 3.1 CHỦ THỂ
Nhưng cần phải chú ý chỉ trong trường hợp chủ thể thực hiện hành vi này là doanh nghiệp
thì mới có thể áp dụng các chế tài theo luật cạnh tranh lên chủ thể này. Nếu chủ thể thực hiện
hành vi này không phải là doanh nghiệp mà là 1 cá nhân hoặc 1 nhóm người, tổ chức… không
phải là doanh nghiệp thì có thể bị xử phạt theo luật dân sự hoặc luật hình sự. Ví dụ như đối với
cá nhân thì hành vi này có thể bị xử ở các tội vu khống (Điều 156 BLHS); Tội lợi dụng các
quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân (Điều 331 BLHS) hoặc
phải bồi thường thiệt hại theo quy định của bộ luật Dân sự ( Điều 584 BLDS). 3.2 HÀNH VI
Hành vi cung cấp thông tin không trung thực, gây thiệt hại cho doanh nghiệp khác có thể
được thực hiện dưới dạng trực tiếp hoặc gián tiếp, và 2 trường hợp này có những chế tài khác
nhau. Cần phân tích hành vi của chủ thể, xác định rõ mục đích, vai trò của từng chủ thể vi
phạm bởi vì việc xác định hành vi của chủ thể vi phạm là gián tiếp hay trực tiếp sẽ giúp chúng
ta trong việc xác định, lựa chọn chế tài cho phù hợp. Vấn đề chế tài áp lên hành vi này sẽ được
quy định tại NĐ 75/2019 cụ thể tại Điều 18, ta có thể thấy cùng 1 hành vi nhưng sẽ tùy thuộc
vào cách thức thực hiện mà sẽ có chế tài khác nhau.
Ví dụ hành vi trực tiếp:
A và B là 2 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tín dụng, hoạt động kinh doanh chủ
đạo là nhận tiền gửi của khách hàng và cho vay đối với khách hàng có nhu cầu. Chủ tịch hội
đồng quản trị doanh nghiệp A chỉ định cho trưởng bộ phận quản lý truyền thông của doanh
nghiệp A đăng thông tin doanh nghiệp B, là đối thủ cạnh tranh của doanh nghiêp A, đang nợ
lương nhân viên và gặp khó khăn trong việc giải ngân vốn và thiếu khả năng thanh toán. Thông
tin này trái với sự thật khi công ty B không hề nợ lương nhân viên và khả năng thanh toán của
doanh nghiệp vẫn nằm trong sự kiểm soát của doanh nghiệp. Hành vi của doanh nghiệp A đã
gây hậu quả nặng nề vì thông tin trên đã khiến những khách hàng của B lo sợ và rút hết tiền
gửi, gây hậu quả nghiêm trọng đến hệ thống thanh khoản của doanh nghiệp B khiến doanh
nghiệp trên bờ vực sụp đổ. 7
Ta có thể thấy trong trường hợp trên đây là hành vi cạnh tranh không lành mạnh do doanh
nghiệp A trực tiếp thực hiện nên sẽ phải chịu chế tài quy định tại khoản 2 Điều 18 NĐ 75/2019,
biết rằng các điều kiện về chủ thể và hậu quả đã được đáp ứng.
Ví dụ về hành vi gián tiếp:
Nhận thấy công ty C đang kinh doanh thuận lợi, có nhiều đơn hàng lớn. X là phó giám
đốc công ty D, do được cấp dưới giới thiệu nên đã thuê nhà báo Y đăng thông tin sai sự thật về
công ty C gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của C khiến C có nguy cơ phá sản.
Đây là hành vi cạnh tranh không lành mạnh được thực hiện qua hình thức gián tiếp (thuê
nhà báo đăng thông tin), chịu chế tài quy định tại khoản 1 Điều 18 NĐ 75/2019, biết rằng các
điều kiện về chủ thể và hậu quả đã được đáp ứng. 3.3 VÍ DỤ:
2 đối tượng là nhân viên bán hàng của Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Hồng Nhung, tại
số 206/6 Trần Hưng Đạo, phường 2, thị xã Quảng Trị (DNTN Hồng Nhung là đại lý cấp 1 của
một công ty bia lớn tại khu vực Bắc Trung Bộ); điều khiển xe tải mang BKS 74C 01261 tán
phát tờ rơi có nội dung xuyên tạc sai sự thật về chất lượng sản phẩm bia Huda của Công ty Bia
Huế. Họ đã phát tán tờ rơi, phao tin đồn, bia Huda đã được bán cho Trung Quốc, với mục đích
kích động người tiêu dùng trong bối cảnh Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái
phép, xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, nhằm kêu gọi “tẩy
chay” sản phẩm bia Huda và Công ty TNHH Carlsberg Việt Nam. Cơ quan điều tra Công an
tỉnh Quảng Trị kết luận, việc các đối tượng tán phát tờ rơi có nội dung xuyên tạc sai sự thật về
Carlsberg VN và chất lượng sản phẩm bia Huda Huế; đồng thời lồng ghép nội dung chính trị có
liên quan đến tình hình Biển Đông, vào thời điểm Trung Quốc ngang ngược hạ đặt giàn khoan
Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam để kích động người
tiêu dùng. Điều này gây ảnh hưởng đến uy tín và niềm tin trong mắt người tiêu dùng của các chủ thể bị xâm phạm.
- Chủ thể thực hiện hành vi: DNTN Hồng Nhung
- Chủ thể bị vi phạm: Công ty TNHH Carlsberg Việt Nam
- Hành vi: 2 nhân viên bán hàng của Doanh nghiệp tư nhân Hồng Nhung điều khiển xe
tải phát tán tờ rơi có nội dung xuyên tạc sai sự thật về chất lượng sản phẩm bia Huda của Công
ty Bia Huế. Đây là hành vi trực tiếp vì hành vi được chính nhân viên của DNTN thực hiện
- Hậu quả: kích động người tiêu dùng. Điều này gây ảnh hưởng đến uy tín và niềm tin
trong mắt người tiêu dùng của các chủ thể bị xâm phạm. 8 4.
khoản 4 Điều 45. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm “….
4. Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián
tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó…..” 4.1
Đặc điểm của hành vi gây rối kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp.
• Về chủ thể thực hiện hành vi: Chủ thể thực hiện hành vi gây rối hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp khác là một doanh nghiệp, có mối quan hệ cạnh tranh trong hoạt động sản
xuất, kinh doanh với doanh nghiệp bị gây rối. Khác với hành vi ép buộc, trong hành vi gây rối
thì bên vi phạm không nhắm vào khách hàng của doanh nghiệp đối thủ mà nhằm trực tiếp đến
chính doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, pháp luật cạnh tranh không quy định rõ bên vi phạm và bên
bị vi phạm phải có mối quan hệ canh tranh Do đó, không cần phải chứng minh mối quan hệ này
trong quá trình xem xét hành vi vi phạm xảy ra
• Về hình thức thực hiện hành vi. Hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
khác có thể được thực hiện dưới hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp khác có thể do chính doanh nghiệp đó thực hiện hoặc thông
qua một chủ thể khác để thực hiện làm cản trở hoặc ngừng hoạt động của đối thủ cạnh tranh.
Đối với hành vi trực tiếp gây rối, làm gián đoạn công việc kinh doanh hợp pháp của
doanh nghiệp khác, hành vi này là tự mình thực hiện hành vi vi phạm làm ảnh hưởng trực tiếp
đến hoạt động kinh doanh cuả doanh nghiệp. Hành vi này thường là những hoạt động tác động
trực tiếp đến sản phẩm hoặc quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Thực tế có rất nhiều thủ
đoạn, kiểu doanh nghiệp bài trừ lẫn nhau, thậm chí còn có nhiều doanh nghiệp sẵn sàng chi
mạnh tay cho hành vi cản trở để tác động đến hoạt động kinh doanh.
Đối với hình thức gián tiếp cản trở, làm gián đoạn là việc doanh nghiệp thông qua bên
thứ ba gây tác động cản trở, làm gián đoạn hoạt động của doanh nghiệp khác. Hành vi này gây
nên những tổn thất, thiệt hại về tài sản, về tính mạng của chủ doanh nghiệp, làm gián đoạn quá
trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thẩm chí thiệt hại xảy ra thì hậu quả thường rất
nặng nề và ảnh hưởng lâu dài không chi tới bản thân chính doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng
đến các doanh nghiệp, cá nhân thường xuyên có quan hệ với doanh nghiệp bị tác động, ảnh hưởng.
• Thứ ba, hậu quả của hành vi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác khiên cho
hoạt động của doanh nghiệp đó bị cản trở, gián đoạn, dẫn đến không thể hoạt động một cách bình thường. 9