-
Thông tin
-
Quiz
Đề cương môn Tâm lý quản lý | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
I. KHÁI NIỆM- Ý thức là hình thức phản ánh tâm lí cao nhất chỉ có ở con người, là sự phản ánh bằng ngônngữ, những gì con người tiếp nhận được trong quá trình quan hệ qua lại với thế giới kháchquan.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Tâm lý học đại cương (HVNN) 8 tài liệu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 K tài liệu
Đề cương môn Tâm lý quản lý | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
I. KHÁI NIỆM- Ý thức là hình thức phản ánh tâm lí cao nhất chỉ có ở con người, là sự phản ánh bằng ngônngữ, những gì con người tiếp nhận được trong quá trình quan hệ qua lại với thế giới kháchquan.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Môn: Tâm lý học đại cương (HVNN) 8 tài liệu
Trường: Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45764710 CHƯƠNG 2: Ý THỨC I. KHÁI NIỆM
- Ý thức là hình thức phản ánh tâm lí cao nhất chỉ có ở con người, là sự phản ánh bằng ngôn
ngữ, những gì con người tiếp nhận được trong quá trình quan hệ qua lại với thế giới khách quan.
Ví dụ: Mặc dù rất mệt mỏi nhưng A vẫn cố gắng thức suốt đêm để hoàn thành bài tập về nhà.
Hay mặc dù đi xe máy vào lúc 2h sáng và trên đường không có ai nhưng anh C vẫn dừng lại khi có tín hiệu đèn đỏ. II. ĐẶC ĐIỂM
- Ý thức thể hiện năng lực nhận thức cao nhất của con người về thế giới. Trong ý thức có
các đặc điểm như tính mục đích, tính kế hoạch, tính có chủ định. Nhờ đó con người có thể
hình dung trước mục đích mà mình sẽ đạt được sau một hành động; dự kiến trước kế hoạch hành
vi, kết quả của nó, làm cho hành vi mang tính có chủ định. Ví dụ: Khi tham gia giao thông trước
khi muốn con người có ý thức chấp hành luật giao thông thì trước tiên họ phải biết về luật giao
thông (đi bên phải, đi đúng làn đường, đèn đỏ dừng lại…). Từ đó, hình thành nên ý thức con
người và giúp họ lường trước được hành vi của mình là đúng hay sai.
- Ý thức thể hiện thái độ của con người đối với thế giới. Ý thức của con người không chỉ
nhận thức sâu sắc về thế giới mà còn thể hiện thái độ của nó đối với thế giới. Ví dụ: Một người
có ý thức tham gia giao thông họ sẽ có thái độ vui vẻ khi đội mũ bảo hiểm hay dừng đèn đỏ,
trong khi đó một số người tỏ thái độ bực bội một số người khác thậm chí không đội mũ bảo hiểm
và còn vượt đèn đỏ. Thông qua thái độ của họ ta có thể đánh gia được ý thức của họ như thế nào.
- Ý thức thể hiện chức năng điều khiển, điều chỉnh hành vi của con người. Trên cơ sở
nhận thức bản chất, khái quát về sự vật, hiện tượng, từ đó tỏ rõ thái độ đối với thế giới, ý thức
điều khiển, điều chỉnh hành vi con người đạt tới mục đích đã đề ra. Ví dụ: Mặc dù rất mệt mỏi
nhưng A vẫn cố gắng thức suốt đêm để hoàn thành bài tập về nhà. Hay mặc dù đi xe máy vào lúc
2h sáng và trên đường không có ai nhưng anh C vẫn dừng lại khi có tín hiệu đèn đỏ.
- Khả năng tự ý thức thể hiện ở chỗ, Con người không chỉ ý thức về thế giới mà ở mức độ
cao hơn con người có khả năng tự nhận thức về mình, tự xác định thái độ đối với bản thân, tự
điều khiển, điều chỉnh hoàn thiện mình. Ví dụ: Chị T giết người mà không bị ai phát hiện, tuy
nhiên chị T lại tự mình đi đầu thú. Ở đây chị T đã tự ý thức về hành vi sai trái của mình và tự ý
đi đầu thú để chịu trách nhiệm trước pháp luật. III. CẤU TRÚC
- Mặt nhận thức của ý thức: Đây là nội dung cơ bản của ý thức, là hạt nhân của ý thức, giúp
con người hình dung ra trước kết quả của hoạt động và hoạch định kế hoạch cho hành vi, hoạt
động của con người trong cuộc sống. Ví dụ, trong hoạt động khám nghiệm hiện trường, bằng
nhận thức cảm tính điều tra viên tri giác được những dấu vết còn để lại trên hiện trường như vân
tay, sợi tóc, vết máu... Nhưng, bằng nhận thức lý tính họ thể hình dung ra vụ án có thể xảy ra. Từ
đó, tìm ra cách thức, con đường giải quyết vụ án một cách nhanh chóng, chính xác và đúng pháp luật.
- Mặt thái độ của ý thức: Nói lên thái độ lựa chọn, thái độ cảm xúc, thái độ đánh giá của chủ
thế đối với thế giới. Ví dụ, cùng nhận thức, tiếp thu nội dung một môn học như nhau, nhưng ở 1 lOMoAR cPSD| 45764710
các sinh viên thể hiện thái độ khác nhau như thích thú hay thờ ơ với môn học. Hay khi xem một
bộ phim có người cảm động khóc, có người buồn, có người vui, có người mãn nguyện, có người hụt hẫng…
- Mặt hành động của ý thức: Ý thức điều chỉnh, điều khiển hoạt động của con người làm
cho hoạt động có ý thức. Đó là quá trình con người vận dụng những hiểu biết, kinh nghiệm và tỏ
thái độ của mình nhằm thích nghi, cải tạo thế giới và cải biến bản thân. Ví dụ: N là một học sinh
giỏi. N tự lên kế hoach học tập và thực hiện theo kế hoạch để đạt kết quả tốt trong học tập. IV. CÁC CẤP ĐỘ
- Cấp độ ý thức cá nhân: Con người nhận thức, tỏ thái độ có chủ tâm và dự kiến trước hành
vi của mình, làm cho hành vi trở nên có ý thức. Tự ý thức là mức độ phát triển cao của ý thức. Ý
thức bắt đầu hình thành ở tuổi lên 3. Biểu hiện:
+ Cá nhân tự nhận thức mình từ vẻ bề ngoài (đầu tóc, ăn mặc) đến nội dung tâm hồn (cách cư xử, thái độ).
+ Có thái độ đối với bản thân, tự nhận xét, tự đánh giá, tự điều chỉnh, điều khiển hành vi theo
mục dích mình đã đề ra.
+ Cá nhân có khả năng tự giáo dục, tự hoàn thiện mình.
+ Cá nhân có dự định về đường đời của mình: Có mẫu người lý tưởng, có lý tưởng xã hội.
- Cấp độ ý thức nhóm và ý thức tập thể: Con người hoạt không theo nhu cầu, hứng thú quan
điểm của cá nhân mà còn hoạt động theo ý thức mình là đại diện cho cộng đồng vì lợi ích, danh
dự của nhóm người. Ví dụ, ý thức về gia đình, dòng họ, nghề nghiệp.
V. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Ý THỨC
1. Trong quá trình xuất hiện, phát triển xã hội loài người
- Động vật không có ý thức, chỉ có con người mới có ý thức bởi vì động vật không có tiền
đềđể ý thức xuất hiện, còn con người lại có tiền đề này, có khả năng này, đó chính là bộ não người.
- Tuy nhiên, sự xuất hiện của con người với bộ não tinh vi, với năng lực đạt đến hình phảnánh
tâm lý cao cấp không phải là ngẫu nhiên mà là kết quả của một quá trình phát triển lâu dài hàng
triệu năm. Ở đây, lao động cùng với ngôn ngữ có vai trò đặc biệt.
+ Lao động: Con người khác với loài vật là con người có lao động, con vật không có lao động.
Con vật chỉ biết sử dụng những cái có sẵn để thỏa mãn nhu cầu sinh học. Con người nhờ có lao
động đã chế tạo ra công cụ lao động, cải tạo thế giới khách quan và bắt nó phục vụ cho nhu cầu của con người.
+ Ngôn ngữ: Con người trong quá trình lao động đã phải làm việc chung với nhau, nương tựa
vào nhau và trao đổi thông tin, tâm tư, tình cảm... Trải qua quá trình lâu dài, từ những tiếng hú,
con người đã hình thành tiếng nói với âm thanh tách bạch. Ngôn ngữ ra đời.
Như vậy, sự xuất hiện và phát triển ý thức ở loài người vừa có tiền đề tự nhiên vừa có tiền đề
xã hội. Tiền đề tự nhiên của ý thức là não người, còn tiền đề xã hội là lao động và ngôn ngữ. 2 lOMoAR cPSD| 45764710
2. Trong cuộc đời mỗi người
Là một quá trình phức tạp và không tách rời sự hình thành phát triển tâm lý cá nhân. Đây là sự
lặp đi lặp lại độc đáo so với sự hình thành, phát triển ý thức xét trên phương diện chủng loại. Hai
nhân tố chủ yếu quyết định cho sự hình thành, phát triển ý thức của từng người là nhân tố hoạt
động cá nhân và giao tiếp xã hội.
Con người từ khi sinh ra đến khi trưởng thành để có được ý thức cần phải có một chuỗi hoạt
động nối tiếp nhau trong cuộc sống của họ như hoạt động vui chơi, học tập, lao động, tiếp thu
nền văn hóa xã hội... từ đó tự nhận tức, tự đánh giá, tự phân tích hành vi của mình.
Những hoạt động trên chỉ có thể diễn ra thông qua các quan hệ giao tiếp của mỗi người như
quan hệ gia đình, bạn bè, công việc... CHƯƠNG 3: CHÚ Ý I. KHÁI NIỆM 1. Định nghĩa
Chú ý là sự tập trung tâm lý của hoạt động tâm lý vào một hoặc một số đối tượng nào đó, nhằm
phản ánh chúng một cách đầy đủ, rõ ràng nhất.
Ví dụ: Chú ý nghe thầy cô giáo giảng bài, chú ý điều khiển phương tiện giao thông... 2. Vai trò
Chú ý giữ vai trò rất quan trọng trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người.
- Trong hoạt động nhận thức, chú ý giúp ta tiếp cận, nắm bắt được đối tượng và làm tănghiệu
quả của hoạt động nhận thức. Những đối tượng nào được người ta chú ý sẽ được tri giác và được
ghi nhớ rõ ràng, đầy đủ hơn. Do đó, chú ý trở thành cái nền của hoạt động nhận thức, giúp cho
hoạt động nhận thức đạt kết quả tốt.
- Trong hoạt động thực tiễn, sự chú ý đến các thuộc tính căn bản nhất của sự vật, hiện
tượnggiúp ta cân nhắc đến các thuộc tính ấy một cách tốt nhất. Qua đó, tổ chức hoạt động thực
tiễn phù hợp với hoàn cảnh và nhiệm vụ đề ra trước mỗi con người. Ngoài ra, thông qua chú ý,
con người còn tự thể hiện, tự bộc lộ bản thân mình.
- Trong hoạt động tư pháp, chú ý có vai trò quan trọng:
+ Thứ nhất, chú ý ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công việc mà người cán bộ tư pháp tiến
hành. Chú ý giúp người cán bộ tư pháp tập trung nhận thức của mình lên các tình tiết, các thống
tin cần thiết, đảm bảo được tính khách quan, đúng đắn của hoạt động nhận thức. Mặt khác, chú
ý là một trạng thái tâm lý mà nhờ nó hoạt động của người cán bộ tư pháp diễn ra có hiệu quả. Sự
có mặt của chú ý giúp người cán bộ tư pháp có được sự tập trung sự nỗ lực tâm lý cần thiết trong
hoạt động để thực hiện một cách có nhiệu quả những nhiệm vụ đề ra.
+ Thứ hai, trong hoạt động tố tụng hình sự và tố tụng dân sự nếu người cán bộ tư pháp biết
định hướng chú ý của các chủ thể tham gia tố tụng một cách phù hợp sẽ giúp cho việc đánh giá
tính đúng đắn trong lời khai của họ, đảm bảo cho việc thu thập và làm sáng tỏ các thông tin cần thiết. 3 lOMoAR cPSD| 45764710 II. CÁC THUỘC TÍNH
1. Khối lượng chú ý
Khối lượng chú ý được đo bằng số lượng đối tượng mà chú ý có thể hướng tới trong một
khoảng thời gian rất ngắn. 2. Phân phối chú ý
Là khả năng có thể chú ý đồng thời tới một số đối tượng hay nhiều hoạt động khác nhau một
cách có chủ định. Sự phân phối chú ý không phải là sự chia đều sức chú ý cho nhiều đối tượng,
hoạt động. Ví dụ: Chúng ta cùng một lúc có thể vừa đọc một bài thơ mà ta đã thuộc lòng, vừa là
những phép tính nhân chia các con số đơn giản hay giáo viên có thể vừa giảng bài, vừa theo dõi
thái độ nghe giảng của học sinh. 3. Tập trung chú ý
Là khả năng hướng và tập trung cao độ hoạt động tâm lý vào một số đối tượng cần thiết của
hoạt động. Ví dụ: Khi học sinh giải những bài toán, nếu học sinh chú ý đến các phép tính nhân
chia mà không chú ý đến các ký hiệu dấu thì sẽ không giải được bài toán. 4. Sự bền vững chú ý
Độ bền vững của chú ý được thể hiện ở khả năng duy trì lâu dài chú ý tới một hoặc một số đối
tượng. Ngược với tính bền vững của chú ý là sự phân tán chú ý. Tính bền vững của chú ý có liên
quan mật thiết với những điều kiện khách quan của hoạt động và những đặc điểm của mỗi cá nhân. 5. Sự di chuyển chú ý
Là khả năng dịch chuyển chú ý từ đối tượng này sang đối tượng khác một cách có chủ định.
Ví dụ: Có thể thay đổi xen kẽ giữa việc lấy lời khai, nghiên cứu tài liệu... trong một ngày làm việc. III. PHÂN LOẠI
1. Căn cứ vào tính tích cực của con người trong việc tổ chức chú ý
- Chú ý không chủ định là sự tập trung hoạt động tâm lý lên một đối tượng nhất định khi
cósự tác động kích thích của đối tượng đó. Ví dụ: Khi giáo viên vào lớp, lớp chưa ổn định trật tự
hoàn toàn để chú ý vào bài học thì giáo viên bắt đầu nói thì tiếng nói của giáo viên sẽ gây nên ở
học sinh chú ý đối với bài học.
- Chú ý có chủ định là sự điều chỉnh một cách có ý thức sự tập trung hoạt động tâm lý lênmột
đối tượng nào đó nhằm thỏa mãn những yêu cầu của hoạt động. Ví dụ: Trong quá trình tiếp thu
bài giảng của giáo viên, chú ý sẽ được duy trì dễ dàng hơn nếu học sinh vừa nghe và có hành
động ghi chép nội dung bài giảng.
- Chú ý sau chủ định là sự tập trung hoạt động tâm lý tới một đối tượng mà đối tượng đó có
ýnghĩa nhất định đối với cá nhân. Ví dụ: Do hứng thú, do sự tự khẳng định mình... làm cho sự
tham gia của ý chí trong việc duy trì chú ý là không cần thiết nữa. Lúc này học sinh hoàn toàn bị
cuốn vào việc giải bài toán. 4 lOMoAR cPSD| 45764710
2. Căn cứ vào đối tượng mà chú ý hướng tới
- Chú ý bên ngoài là loại chú ý mà hoạt động tâm lý của các nhân hướng vào các sự vật,
hiệntượng của thế giới khách quan. Loại chú ý này đòi hỏi phải sử dụng các giác quan (thị giác, thính giác...).
- Chú ý bên trong là loại chú ý mà ở đó, hoạt động tâm lý của cá nhân hướng vào hành
động,suy nghĩ, thế giới nội tâm và ý thức bản ngã của cá nhân đó.
CHƯƠNG 4: HOẠT ĐỘNG
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 1. Hoạt động
Hoạt động là quá trình tác động qua lại giữa con người với thế giới khách quan để tạo ra sản
phẩm về phía thế giới và sản phẩm về phía con người.
Ví dụ: Tham gia vệ sinh nơi công cộng, tham gia hoạt động của câu lạc bộ, hoạt động xây nhà
của công nhân xây dựng... 2. Hành động
Hành động là một bộ phận cấu thành hoàn chỉnh của hoạt động, hướng tới đạt được mục đích
cụ thể. Ví dụ: Hành động lên lớp nghe giảng bài của sinh viên... 3. Hành vi
Hành vi là xử sự của con người trong một hoàn cảnh cụ thể, biểu hiện ra bên ngoài bằng lời
nói, cử chỉ nhất định. Ví dụ: Con cái không nghe lời khuyên của cha mẹ, có hành vi vô lễ...
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG 1. Tính đối tượng
Hoạt động bao giờ cũng là hoạt động có đối tượng bởi hoạt động luôn nhằm tác động vào một
cái gì đấy để thay đổi nó hoặc để tiếp nhận nó chuyển vào đầu óc mình. Đối tượng của hoạt động
là cái con người cần làm ra, cần chiếm lĩnh. 2. Tính chủ thể
Hoạt động do chủ thể tiến hành, chủ thể hoạt động có thể là một người hoặc nhiều người. Ví
dụ: Người lao động là chủ thể của hoạt động lao động; Giáo viên và học sinh là chủ thể của hoạt động dạy và học. 3. Tính mục đích
Hoạt động bao giờ cũng có tính mục đích là tạo ra sản phẩm có liên quan trực tiếp hay gián
tiếp với việc thoả mãn nhu cầu của con người và xã hội. Tính mục đích là quy luật điều khiển
mọi hoạt động. Trước khi tiến hành hoạt động, con người bao giờ cũng hình dung ra mục đích
của hoạt động và mục đích này tồn tại dưới dạng biểu tượng. 4. Tính gián tiếp
Hoạt động vận hành theo nguyên tắc gián tiếp. Trong hoạt động, con người gián tiếp tác động
đến khách thể qua hình ảnh tâm lý ở trong đầu, gián tiếp qua việc sử dụng công cụ lao động và 5 lOMoAR cPSD| 45764710
sử dụng phương tiện ngôn ngữ. Như vậy, công cụ tâm lý, ngôn ngữ và công cụ lao động giữ chức
năng trung gian giữ chủ thể và khách thể tạo ra tính gián tiếp của hoạt động.
III. CẤU TRÚC CỦA HOẠT ĐỘNG
- Phần thứ nhất là hoạt động – hành động – thao tác, thể hiện phương thức và các đơn vị
thựchiện hoạt động. Một hoạt động thực hiện bởi nhiều hành động. Một hành động được tiến
hành bằng nhiều thao tác.
- Phần thứ hai là động cơ – mục đích – điều kiện, thể hiện nội dung tính chất của hoạt
động.Giữa các yếu tố trên có mối quan hệ với nhau. Động cơ được cụ thể hóa thành các mục
đích. Mục đích lại quy định việc lựa chọn đối tượng tác động mà từ đó ảnh hưởng đến việc xác
định điều kiện của hoạt động.
IV. CÁC DẠNG HOẠT ĐỘNG 1. Phân chia tổng quát
- Hoạt động lao động: Quan hệ giữa người với đồ vật (Chủ thể - khách thể).
- Hoạt động giao tiếp: Quan hệ giữa người với người (Chủ thể - chủ thể).
2. Phân loại khác: Hoạt động biến đổi/ nhận thức/ định hướng giá trị/ giao tiếp
V. HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐẠO 1. Định nghĩa
Là hoạt động mà sự phát triển của nó quy định sự biến đổi chủ yếu nhất trong quá trình tâm lí
và trong các đặc điểm tâm lí của nhân cách con người trong giai đoạn phát triển nhất định. 2. Đặc điểm
- Đã hình thành thì không mất đi.
- Quyết định sự ra đời của cấu trúc tâm lí mới.
- Nó tạo ra cơ sở cho dạng hoạt động chủ đạo giao tiếp tiếp theo. VI. GIAO TIẾP 1. Khái niệm
Là quá trình tác động qua lại giữa con người với con người, thể hiện sự tiếp xúc tâm lí giữa
người với người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn
nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau. (Giao tiếp là hoạt động xác lập và vận hành các quan
hệ người – người để thực hiện hóa các quan hệ xã hội giữa người với người).
2. Các loại hình giao tiếp: Cá nhân – cá nhân, Cá nhân – nhóm, Nhóm – nhóm
3. Chức năng : - Các chức năng thuần túy xã hội: Giao tiếp phục vụ các nhu cầu chung của
xã hội hay của một nhóm người.
- Chức năng tâm lí xã hội: Giao tiếp phục vụ nhu cầu tinh thần của từng thành viên trong
xãhội (thông tin, nhận thức, tình cảm của từng thành viên trong xã hội). 4. Phân loại
- Căn cứ vào phương tiện giao tiếp: Giao tiếp bằng ngôn ngữ/ phi ngôn ngữ/ vật chất/
thôngqua hành động với vật thể. 6 lOMoAR cPSD| 45764710
- Căn cứ vào khoảng cách: Giao tiếp trực tiếp/ gián tiếp/ qua thư từ, điện thoại hoặc quangười khác.
- Căn cứ bào quy cách giao tiếp: Giao tiếp chính thức/ không chính thức/ giữa những
ngườihiểu biết rõ về nhau, không câu nê vào thể thức mà theo kiểu thân tình nhằm mục đích
chính là thông cảm và đống cảm với nhau.
CHƯƠNG 5: HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC
- Nhận thức là quá trình tâm lý phản ánh hiện thực khách quan thông qua vốn kinh nghiệm
hiểu biết và các giác quan của con người.
I. HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CẢM TÍNH
1. Cảm giác a. Khái niệm
Cảm giác là quá trình nhận thức phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ, bề ngoài của sự vật, hiện
tượng và trạng thái bên trong của cơ thể khi chúng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của
ta. Ví dụ: Mùa đông gió thổi và da cảm thấy lạnh buốt, cắn quả ớt thấy cay... b. Đặc điểm
- Là quá trình nhận thức, nghĩa là có nảy sinh, diễn biến và kết thúc. Kích thích gây ra
cảmgiác là các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan và các thái tâm sinh lý của bản thân ta.
- Cảm giác chỉ phản ánh một cách ánh riêng lẻ từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiệntượng,
những thuộc tính này không liên kết với nhau.
- Cảm giác không chỉ phản ánh thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng mà còn phản
ánhnhững trạng thái bên trong của cơ thể. Ví dụ: Cảm giác đói, tim đập nhanh.
- Cảm giác phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp. Nghĩa là cảm giác phản
ánhnhững sự vật, hiện tượng đang tác động vào các giác quan của ta. Kích thích tác động vào
vùng phản ánh được, phải đặc trưng cho cơ quan phân tích. Ví dụ: Khi ta ngửi thấy mùi gì thì
mùi đó phải đang tác động vào mũi ta (Điều kiện để có cảm giác).
- Cảm giác con người mang bản chất xã hội, lịch sử (bản chất của cảm giác):
+ Đối tượng phản ánh của cảm giác ở người không chỉ những thuộc tính của sự vật, hiện tượng
sẵn có trong tự nhiên mà còn bao gồm cả những thuộc tính của sự vật, hiện tượng là sản phẩm
do lao động của con người sáng tạo ra. Ví dụ: Cảm giác về ngôn ngữ...
+ Ở con người, cơ chế sinh lý của cảm giác không chỉ phụ thuộc vào hoạt động của hệ thống
tín hiệu thứ nhất mà còn chịu ảnh hưởng bởi hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ hai.
+ Bản thân các giác quan của con người là sản phẩm của sự phát triển xã hội, lịch sử.
c. Phân loại: Căn cứ vào vị trí nguồn kích thích tác động
- Những cảm giác bên ngoài: Cảm giác nhìn (thị giác)/ nghe (thính giác)/ mùi (khứu
giác)/ vị(vị giác)/ da (xúc giác). 7 lOMoAR cPSD| 45764710
- Những cảm giác bên trong: Cảm giác vận động/ thăng bằng/ cơ thể/ rung.d. Các
quy luật cơ bản của cảm giác
* Quy luật về tính nhạy cảm và ngưỡng của cảm giác
- Ngưỡng cảm giác là giới hạn mà ở đó kích thích gây ra được cảm giác. Gồm:
+ Ngưỡng tuyệt đối: Gồm ngưỡng tuyệt đối dưới là cường độ kích thích tối thiểu đủ để gây
được cảm giác và ngưỡng tuyệt đối trên là cường độ kích thích tối đa mà ở đó vẫn gây được cảm giác.
+ Ngưỡng sai biệt: Là mức độ chênh lệch tối thiểu về chất lượng hay cường độ giữa hai kích
thích cùng loại mà giác quan có thể phân biệt được hai kích thích đó.
- Độ nhạy của cảm giác: Là khả năng của các giác quan đảm nhận kích thích trực tiếp
tácđộng đến các giác quan đó. Độ nhạy cảm phụ thuộc vào giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp và sự rèn luyện.
* Quy luật về tính thích ứng của cảm giác
- Là khả năng thay đổi độ nhạy cảm của giác quan cho phù hợp với sự thay đổi của cường độkích thích.
- Khi cường độ kích thích tăng thì độ nhạy cảm giảm và ngược lại. Cảm giác sẽ bị suy yếu
vàcó thể mất đi khi quá trình kích thích kéo dài. Ví dụ: Thường ít ai có cảm giác về sức nặng của
đồng hồ, kính đeo mắt...
- Khả năng thích ứng của mỗi loại cảm giác là khác nhau và có thể được phát triển do hoạtđộng rèn luyện.
* Quy luật về sự tác động lẫn nhau giữa các cảm giác
- Độ nhạy cảm của một cảm giác có thể bị thay đổi dưới ảnh hưởng của những kích thích
vàocác cơ quan cảm khác khác theo quy luật.
- Một kích thích yếu lên cơ quan cảm giác này làm xuất hiện hoặc tăng độ nhạy cảm của
cơquan cảm giác khác hoặc ngược lại. Ví dụ: Một số mùi thơm dễ chịu làm cho mắt ta nhìn tinh hơn...
e. Vai trò : -Là mức độ nhận thức đơn giản nhất mở đầu cho hoạt động nhận thức, cảm giác
đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động nhận thức cũng như trong toàn bộ đời sống tâm lý
của con người. Biểu hiện:
- Cảm giác là hình thức định hướng đầu tiên của con người trong môi trường xung
quanh.Cũng nhờ cảm giác mà chúng ta biết được những biến chuyển xảy ra trong cơ thể, biết
được tình hình các cơ quan nội tạng, sự vận động và vị trí của thân thể.
- Cảm giác là nguồn cung cấp nguyên liệu cho chính các hình thức nhận thức cao hơn.Không
có cảm giác thì không thể có tri giác, không thể có tâm lý nói chung.
- Cảm giác là điều kiện quan trọng để đảm bảo trạng thái hoạt động của vỏ não, nhờ đó
đảmbảo hoạt động tinh thần của con người được bình thường. 8 lOMoAR cPSD| 45764710 2. Tri giác a. Khái niệm
Tri giác là quá trình nhận thức phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính của sự vật, hiện
tượng khi chúng trực tiếp tác động vào các giác quan ta.
Ví dụ: Khi tri giác bông hoa hồng, ta không chỉ thu được cảm giác nhìn, ngửi riêng biệt mà
còn là sự kết hợp phức tạp tạo nên hình ảnh bông hồng với màu sắc và hương thơm của nó. b. Đặc điểm
- Tri giác là một quá trình nhận thức tức là có nảy sinh, diễn biến và kết thúc. Kích thích
gâyra tri giác chính là các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan.
- Tri giác phản ánh sự vật, hiện tượng một cách trọn vẹn. Nghĩa là nó đem lại cho ta một
hìnhảnh hoàn chỉnh về sự vật, hiện tượng. Ví dụ: Quan sát chai nước thì tri giác sẽ cho ta biết đó là chai nước gì.
- Tri giác phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp nghĩa là sự vật hiện tượng
phảiđang trực tiếp tác động vào các giác quan của chúng ta.
- Tri giác của con người mang bản chất xã hội, lịch sử.
- Tri giác là thành phần chính của nhận thức cảm tính nhất là ở con người trưởng thành.c. Phân loại
- Dựa vào mục đích của tri giác: Tri giác có chủ định/ không chủ định.
- Dựa vào đối tượng phản ánh: Tri giác không gian/ thời gian/ vận động/ con người bởi conngười.
- Dựa vào các giác quan: Tri giác nhìn/ nghe/ sờ mó.d. Vai trò
Ở mức độ nhận thức cảm tính cao hơn cảm giác, tri giác đóng vai trò quan trọng trong đời sống
tâm lý của con người. Biểu hiện:
- Trên cơ sở phản ánh thế giới một cách trọn vẹn và đầy đủ hơn cảm giác mà tri giác giúpcho
con người định hướng nhanh chóng và chính xác hơn trong môi trường xung quanh.
- Hình ảnh tri giác với sự tham gia của vốn kinh nghiệm sống của các chức năng tâm lý
hànhvi và hoạt động của con người trong thế giới, giúp cho con người phản ánh thế giới có lựa
chọn và mang tính ý nghĩa.
- Ở trình độ phát triển cao của sự tri giác có mục đích, có kế hoạch, có biện pháp và đạt
tớimức phản ánh đối tượng tốt nhất thì tri giác trở thành hoạt động quan sát của con người. e.
Các quy luật cơ bản của tri giác * Quy luật về tính đối tượng của tri giác
- Khi tri giác của chúng ta có hình ảnh của sự vật, hiện tượng hiện lên trong não của chúngta,
hình ảnh đó là do các thuộc tính của sự vật, hiện tượng tác động vào cơ quan cảm giác tạo nên.
- Quy luật này cho phép con người định hướng hành vi và hoạt động.* Quy luật về tính lựa chọn
- Khả năng của tri giác cho phép tách một hay một số dấu hiệu hoặc đối tượng ra khỏi
bốicảnh để phản ánh tốt hơn.
- Quy luật này rất có ý nghĩa trong trang trí, hội họa. 9 lOMoAR cPSD| 45764710
- Phụ thuộc: Nhu cầu, hứng thú của chủ thể tri giác.
* Quy luật về tính ý nghĩa
- Tri giác cho phép con người nhận biết được cái chúng ta đang tri giác, gọi tên và xếp
chúngvào nhóm đối tượng cùng loại.
- Tri giác gắn chặt với tư duy, ngôn ngữ, kinh nghiệm của cá nhân.
- Ví dụ: Khi tri giác một sự vật có các thuộc tính như hình chữ nhật, màu đen, bằng gỗ thì
cóthể cho phép người ta gọi vật đó là cái bảng đen.
* Quy luật về tính ổn định của tri giác
- Là khả năng phản ánh sự vật, hiện tượng một cách không thay đổi khi điều kiện tri giácthay đổi.
- Tính ổn định của tri giác được hình thành trong hoạt động với đồ vật và là một kinh
nghiệmcần thiết của đời sống con người. Tính ổn định của tri giác do kinh nghiệm mà có.
- Ví dụ: Dưới ánh đèn màu đỏ, ta thấy quyển vở màu đỏ, nhưng chúng ta vẫn tri giác màugiấy vở là màu trắng. * Quy luật tổng giác
- Ngoài bản thân những kích thích gây ra nó, tri giác của con người còn bị quy định bởi các
nhân tố nằm trong bản thân chủ thể tri giác. Sự phụ thuộc của tri giác vào nội dung của đời sống
tâm lý, vào đặc điểm nhân cách của họ gọi là tổng giác.
f. So sánh tri giác và cảm giác * Giống nhau:
- Đều là quá trình nhận thức tức là có nảy sinh, diễn biến và kết thúc.
- Cùng là sự phản ánh hiện thực khách quan, phản ánh thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiệntượng.
- Phản ánh sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan, được hình
thànhtrong đời sống của con người, phản ánh các vấn đề xã hội.
- Đều mang tính chủ thể. * Khác nhau: Cảm giác Tri giác
Nội dung - Phản ánh một thuộc tính riêng lẻ
- Phản ánh nhiều thuộc tính bề ngoài
từng thuộc tính của sự vật, hiện tượng của sự vật, hiện tượng, phản ánh một về mùi, màu, vị... cách trọn vẹn. -
Ví dụ: Khi quan sát chai nước, -
Ví dụ: Cũng quan sát chai nước phản ánh
nhưngtri giác sẽ cho ta biết đó là chai
cảmgiác cho ta biết chai nước đó màu
gì, hình dạng thế nào... nước gì. -
Là hình thức phản ánh ở trình -
Phản sánh sự vật, hiện tượng theo độthấp hơn.
mộtcấu trúc nhất định. 10 lOMoAR cPSD| 45764710 - Tính chủ thể cao hơn.
- Sản phẩm của tri giác là một hình ảnh
- Sản phẩm của cảm giác là những cảm Kết quả
trọn vẹn bề ngoài của sự vật, hiện tượng.
nhận về một thuộc tính bề ngoài.
II. HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC LÝ TÍNH 1. Tư duy a. Khái niệm
Tư duy là quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan
hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng bên trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết. b. Đặc điểm
* Tính “có vấn đề” của tư duy
- Tư duy chỉ nảy sinh khi gặp tình huống có vấn đề. Đó là những tình huống mà ở đó nảysinh
những mục đích mới và những phương tiện, phương pháp hoạt động cũ đã có trước đây trở nên
không đủ để đạt được mục đích đó.
- Tình huống có vấn đề là một câu hỏi, một bài toán, một nhiệm vụ thực tiễn cần giải quyết.
- Tính chất: Chứa đựng mâu thuẫn, mang tính chủ quan, phá vỡ cân bằng trong hiện trạngnhận thức.
* Tính gián tiếp của tư duy
- Trong quá trình tư duy, con người sử dụng các phương tiện, công cụ khác nhau để nhậnthức
sự vật, hiện tượng mà không thể trực tiếp tri giác.
- Mặt khác, tư duy được phản ánh bằng ngôn ngữ nên tư duy phản ánh gián tiếp. Đây là
mộtloại phương tiện nhận thức đặc thù của con người.
* Tính trừu tượng và khái quát hóa của tư duy: Tư duy có khả năng tách trừu tượng khỏi
sựvật, hiện tượng những thuộc tính, những dấu hiệu cụ thể, cá biệt, chỉ giữ lại những thuộc tính
bản chất nhất, chung cho nhiều sự vật, hiện tượng rồi trên cơ sở đó mà khái quát các sự vật, hiện
tượng riêng lẻ khác nhau nhưng có những thuộc tính bản chất thành một nhóm, một phạm trù nói
cách khác, tư duy mang tính chất trừu tượng và khái quát hóa.
* Tư duy gắn liền với ngôn ngữ: Tư duy của con người gắn liền với ngôn ngữ, lấy ngôn
ngữlàm phương tiện. Tư duy của con người không thể tồn tại bên ngoài ngôn ngữ được, ngược
lại ngôn ngữ không thể có được nếu không dựa vào tư duy. Tư duy và ngôn ngữ thống nhất nhưng
không đồng nhất và tách rời nhau được. 11 lOMoAR cPSD| 45764710
* Tư duy liên hệ với hoạt động nhận thức cảm tính: Mối quan hệ này là quan hệ 2 chiều:
Tưduy được tiến hành trên cơ sở những tài liệu nhận thức cảm tính đem lại, kết quả tư duy được
kiểm tra bằng thực tiễn dưới hình thức trực quan, ngược lại, tư duy và kết quả của nó có ảnh
hưởng đến quá trình nhận thức cảm tính.
c. Bản chất xã hội của tư duy
- Hành động của tư duy đều phải dựa trên cơ sở kinh nghiệm của các thế hệ trước đã tích
lũy,tức là dựa vào kết quả hoạt động nhận thức mà xã hội loài người đã tích lũy từ trước đến nay.
- Tư duy phải sử dụng ngôn ngữ do các thế hệ trước đã sáng tạo ra với tư cách là một
phươngthức biểu đạt, khái quát và giữ gìn các kết quả hoạt động nhận thức của con người.
- Quá trình tư duy được thú đẩy do nhu cầu của xã hội, nghĩa là ý nghĩ của con người
đượchướng vào việc giải quyết các nhiệm vụ nóng hổi của thời đại.
- Tư duy mang tính tập thể, nghĩa là phải sử dụng các tài liệu thu được trong các lĩnh vực
trithức liên quan, nếu không sẽ không giải quyết được các nhiệm vụ đặt ra.
d. Các giai đoạn của một quá trình tư duy
- Xác định vấn đề và biểu đạt vấn đề thành nhiệm vụ tư duy.
- Huy động các tri thức, vốn kinh nghiệm có liên quan đến vấn đề đã được xác định được.
- Sàng lọc các liên tưởng và hình thành giải quyết.
- Kiểm tra giả thuyết.- Giải quyết vấn đề. e. Các loại của tư duy
- Theo lịch sử hình thành và mức độ phát triển của tư duy:
+ Tư duy trực quan – hành động: Là loại tư duy bằng các thao tác cụ thể chân tay, hướng vào
việc giải quyết một số tình huống cụ thể, trực quan (như sắp xếp đồ chơi lego)
+ Tư duy trực quan – hình ảnh: Là loại tư duy dựa vào các hình ảnh trong kinh nghiệm đã có
để giải quyết nhiệm vụ mới. Loại tư duy này ra đời muộn hơn tư duy trực quan hành động.
+ Tư duy trừu tượng: Là loại tư duy phát triển ở mức độ cao chỉ có ở người. Dựa trên các khái
niệm, các mối quan hệ logic. Loại tư duy này gắn bó trực tiếp với hoạt động ngôn ngữ, lấy ngôn
ngữ làm công cụ, phương tiện để tư duy.
- Theo hình thức và phương thức giải quyết vấn đề:
+ Tư duy thực hành: Là loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ được thực hiện bằng phương thức thực hành.
+ Tư duy hình ảnh cụ thể: Là loại tư duy mà giải quyết nhiệm vụ được thực hiện bằng cách
dựa trên những hình ảnh trực quan đã có.
+ Tư duy lí luận: Là loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ đòi hỏi phải sử dụng những khái
niệm trừu tượng, những tri thức lí luận. 12 lOMoAR cPSD| 45764710 f. Vai trò
Tư duy có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động thực tiễn cũng như đối với hoạt động
nhận thức của con người:
- Tư duy giúp cho con người nhận thức được quy luật khách quan, trên cơ sở đó có thể
chủđộng dự kiến một cách khoa học xu hướng phát triển của sự vật, hiện tượng và có kế hoạch,
biện pháp cải tạo hiện thực khách quan.
- Trong quá trình phát triển của mình, con người không chỉ tư duy nhằm giải quyết các vấnđề
do thực tiễn cuộc sống đặt ra mà con người còn tiến hành tư duy nhằm lĩnh hội nền văn hóa xã
hội để hình thành và phát triển nhân cách của mình, trên cơ sở đó đóng góp những kết quả hoạt
động của mình vào kho tàng văn hóa xã hội của loài người.
- Mở rộng giới hạn nhận thức tạo ra cho con người khả năng đi sâu vào bản chất của sự
vật,hiện tượng và tìm ra mối quan hệ có tính quy luật giữa chúng với nhau.
- Tư duy giúp con người không chỉ giải quyết nhiệm vụ trước mắt mà còn có khả năng
giảiquyết các nhiệm vụ trong tương lai vì tư duy nắm được bản chất và quy luật vận động của
thiên nhiên, xã hội, con người.
- Cải tạo lại thông tin của nhận thức cảm tính, làm cho chúng có ý nghĩa hơn đối với đờisống con người.
g. So sánh cảm giác/ tri giác với tư duy
* Giống nhau: Đều là quá trình tâm lí, tức là có nảy sinh, diễn biến và kết thúc. * Khác nhau: Cảm giác/ Tri giác Tư duy
- Phản ánh các thuộc tính trực quan cụ thể, những thuộc - Phản ánh những thuộc tính, bản chất bên trong của
tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng. sự vật, hiện tượng.
- Phản ánh những mối liên hệ/ quan hệ có tính quy
- Phản ánh những mối liên hệ/ quan hệ không gian, thời luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách gian. quan.
- Phản ánh sự vật, hiện tượng một cách trực tiếp bằng - Có khả năng phản ánh một cách gián tiếp sự vật, các giác quan. hiện tượng.
- Phản ánh sự vật, hiện tượng một cách trực quan, cụ - Phản ánh cái mới, phản ánh khái quát sự vật, hiện thể. tượng.
- Sản phẩm là những hình ảnh cụ thể và trực quan về thế - Sản phẩm là những khái niệm, những quy luật về giới. thế giới.
2. Tưởng tượng a. Khái niệm
Tưởng tượng là một quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của
cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có. b. Bản chất
- Nội dung phản ánh: Tưởng tượng phản ánh cái mới, cái chưa từng có trong kinh nghiệmcủa cá nhân hoặc xã hội. 13 lOMoAR cPSD| 45764710
- Phương thức phản ánh: Tưởng tượng phản ánh một cách gián tiếp để tạo ra hình ảnh
mớitrên cơ sở những biểu tượng đã có nhờ các phương thức hoạt động.
- Sản phẩm phản ánh: Là các biểu tượng của tưởng tượng. Đó là các hình ảnh mới được
xâydựng từ biểu tượng của trí nhớ. c. Phân loại
- Căn cứ vào tính tích cực:
+ Tưởng tượng tích cực: Tạo ra những hình ảnh nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của con người.
+ Tưởng tượng tiêu cực: Tạo ra những hình ảnh không có thực trong cuộc sống có thể xảy ra
một cách có chủ định nhưng không gắn liền với ý chí.
+ Ước mơ: Là loại tưởng tượng hướng về tương lai, biểu hiện những mong muốn, ước ao của
con người. Gồm ước mơ tích cực và ước mơ tiêu cực.
+ Ý tưởng: Là hình ảnh mẫu mực, chói lọi, cụ thể, hấp dẫn của tương lai mong muốn, là động
cơ thúc đẩy con người vươn tới tương lai.
- Căn cứ vào đặc điểm nảy sinh: Tưởng tượng chủ động và không chủ động.d. Vai trò
Tưởng tượng có vai trò rất to lớn trong đời sống của con người. Biểu hiện:
- Tưởng tượng cần thiết cho bất kỳ một hoạt động nào của con người. Sự khác nhau cơ
bảngiữa lao động của con người với hoạt động bản năng của con vật chính là ở cái biểu tượng và
kết quả mong đợi do tưởng tượng tạo ra.
- Tưởng tượng cho phép ta hình dung được kết quả lao động trước khi bắt đầu lao động,
hìnhdung được không chỉ cái kết quả cuối cùng, mà cả những kết quả trung gian của lao động nữa.
- Nhờ có tưởng tượng, con người có thể vẽ lên trong đầu óc mình viễn cảnh của xã hội
tươnglai, lấy đó làm phương hướng mục tiêu phấn đấu, hoạt động để biến nó thành hiện thực.
- Tưởng tượng nảy sinh và phát triển trong hoạt động và gắn chặt với thực tiễn cuộc sống.
- Tưởng tượng có ảnh hưởng đến việc tiếp thu tri thức, học tập, giáo dục và hình thành,
pháttriển nhân cách của học sinh. e. So sánh * Giống nhau:
- Đều là quá trình tâm lí tức là có nảy sinh, diễn biến và kết thúc.
- Đều phản ánh cái mới, cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân.
- Đều chỉ nảy sinh khi con người đứng trước tình huống có vấn đề, trước những đòi hỏi
mớicủa thực tiễn cần giải quyết.
- Đều phản ánh sự vật, hiện tượng một cách khái quát, giản tiếp, thông qua ngôn ngữ.
- Đều có quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính. * Khác nhau: Tư duy Tưởng tượng 14 lOMoAR cPSD| 45764710 Tính có vấn đề
- Mang tính rõ ràng, tính xác định cao - Không mang tính xác định cao
- Cái mới, cái chưa từng có trong kinh
- Những thuộc tính bản chất, những Nội dung
nghiệm của cá nhân hoặc xã hội bằng
mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật phản ánh
cách xây dựng nên hình ảnh mới trên cơ
của hàng loạt sự vật, hiện tượng.
sở biểu tượng đã có.
Phương - Thông qua các thao tác tư duy như - Thông qua phương thức hoạt động,
thức phản phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu chắp ghép, liên hợp, nhấn mạnh, điển ánh tượng, khái quát hóa. hình hóa. Sản phẩm
- Hình ảnh mới trên cơ sở những biểu
phản ánh - Các khái niệm, phán đoán, suy lí. tượng của trí nhớ. 3. Trí nhớ a. Khái niệm
Trí nhớ là quá trình nhận thức thế giới bằng cách ghi lại, giữ lại và làm xuất hiện lại những gì
cá nhân thu nhận được trong hoạt động sống của mình.
Trí nhớ phụ thuộc vào các yếu tố: Nội dung, tính chất của tài liệu cần nhớ, giới tính, lứa tuổi,
sinh lí thần kinh, sức khỏe, kiểu nhân cách, phương pháp nhớ. b. Vai trò của trí nhớ
Trí nhớ đóng vai trò hết sức quan trọng trong mọi hoạt động của con người. Con người không
có trí nhớ thì không có kinh nghiệm, không có kinh nghiệm thì sẽ không thể thích nghi với môi
trường xung quanh, không thể thực hiện được bất cứ một hoạt động nào và nhân cách cũng không
thể hình thành. Biểu hiện:
- Nhờ có trí nhớ mà con người tích lũy được vốn kinh nghiệm.
- Nhờ có trí nhớ mà con người có thể đem những kinh nghiệm vận dụng vào hoạt động thựctiễn.
- Trí nhớ là nền tảng của việc học tập, hay nói cách khác toàn bộ việc học tập được xây
dựngtrên cơ sở trí nhớ.
- Trí nhớ giúp nhân cách phát triển và ổn định.
CHƯƠNG 6: XÚC CẢM VÀ TÌNH CẢM
I. KHÁI NIỆM XÚC CẢM, TÌNH CẢM 1. Định nghĩa
Xúc cảm, tình cảm là thái độ riêng của cá nhân đối với hiện thực khách quan có liên quan đến
sự thỏa mãn nhu cầu của họ. 2. Đặc điểm chung
Xúc cảm, tình cảm tuy là hai mức độ biểu hiện thái độ cảm xúc khác nhau của con người,
nhưng giữa chúng có những điểm tương đồng sau đây: 15 lOMoAR cPSD| 45764710
- Xúc cảm, tình cảm là thái độ của cá nhân. Thực chất, đó là những rung động bên trongtrước
biến cố hoàn cảnh của con người. Ví dụ: Khi tổ quốc được thống nhất, mọi người dân Việt Nam
trên khắp đất nước đều thấy vui mừng, phấn khởi.
- Xúc cảm, tình cảm có được là do hiện thực khách quan tác động. Các hiện tượng trong
hiệnthực khách quan gồm có:
+ Hiện tượng trong tự nhiên: Mưa, nắng, cỏ cây, sông ngòi...
+ Hiện tượng trong xã hội: Chế độ chính trị, kinh tế, phong tục tập quán, tôn giáo và những
quan hệ xã hội của con người...
+ Hiện tưởng xảy ra trong bản thân: Đói, no, dễ chịu, khó chịu...
- Chỉ những đối tượng nào liên quan đến việc thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu
conngười mới tạo nên những xúc cảm – tình cảm. 3. Vai trò
a. Vai trò của xúc cảm, tình cảm đối với quá trình nhận thức
Xúc cảm và tình cảm luôn là động lực mạnh mẽ thúc đẩy và chi phối nhận thức, kích thích sự
tìm tòi và sáng tạo của con người. Tuy nhiên, nó có thể làm nhuộm màu, biến dạng, thậm chí biến
đổi cả sản phẩm của quá trình nhận thức. Xúc cảm – tình cảm có thể làm cho kết quả của nhận
thức không hoàn toàn đúng với hiện thực khách quan.
b. Vai trò của xúc cảm, tình cảm đối với đời sống của con người
Xúc cảm và tình cảm có vai trò to lớn trong đời sống của con người cả về mặt sinh lý lẫn tâm
lý. Con người không có cảm xúc thì không thể tồn tại được. Khi con người bị “đói tình cảm” thì
toàn bộ hoạt động sống của con người không thể phát triển bình thường được.
c. Vai trò của xúc cảm, tình cảm đối với hoạt động
Xúc cảm và tình cảm thúc đẩy con người hoạt động giúp con người khắc phục những khó khăn
trở ngại trong quá trình hoạt động. Sự thành công của bất cứ một loại công việc nào phần lớn
cũng đều phụ thuộc vào thái độ của con người đối với công việc đó. Xúc cảm, tình cảm có thể
ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến hoạt động của con người. Đối với những xúc cảm, tình cảm
tích cực thôi thúc con người hoạt động sáng tạo vượt qua những khó khăn, trở ngại để đạt được
mục đích đã đề ra và với những xúc cảm, tình cảm tiêu cực sẽ làm cản trở hành động để vươn tới mục đích.
Con người càng thông qua hoạt động thực tiễn với các quan hệ xã hội đa dạng thì những xúc
cảm, tình cảm càng được nẩy nở. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng loại hoạt động có ý nghĩa xã hội
hay không mà xúc cảm và tình cảm của con người sẽ lành mạnh hay tiêu cực. Ví dụ: Chúng ta
muốn có tình cảm yêu lao động phải thông qua hoạt động lao động.
4. Các mức độ của xúc cảm, tình cảm
- Màu sắc xúc cảm của cảm giác: Đây là mức độ thấp nhất của phản ánh cảm xúc. Màu
sắcxúc cảm của cảm giác không được chủ thể nhận thức như là một hiện tượng tâm lý độc lập,
không có một đối tượng rõ ràng. Nó chỉ thoáng qua mà không mạnh mẽ.
- Xúc cảm: Đó là mức độ phản ánh xúc cao hơn. Nó thường xảy ra nhanh chóng, mạnh
mẽ,rõ nét hơn màu sắc xúc cảm, tính khái quát cao hơn, ý thức nhiều hơn. Gồm 2 loại: 16 lOMoAR cPSD| 45764710
+ Xúc động là một dạng của xúc cảm có cường độ rất mạnh, xảy ra trong một thời gian ngắn,
con người không làm chủ được bản thân.
+ Tâm trạng là một dạng khác của xúc cảm, có cường độ vừa phải hoặc tương đối yếu, tồn tại
trong một thời gian tương đối dài, con người không ý thức được nguyên nhân gây ra nó.
- Tình cảm: Rung cảm, thái độ đã ổn định về hiện thực. Say mê là một dạng đặc biệt của tìnhcảm.
5. Các quy luật của xúc cảm, tình cảm
- Quy luật lây lan: Xúc cảm, tình cảm của người này có thể lan truyền sang người khác.
Biểuhiện của nó như là vui vây, buồn lây, cảm thông. Ví dụ: An vừa nhận giấy báo nhập học. An
vô cùng vui sướng, An thông báo cho bố mẹ và bạn bè của mình. Sự vui vẻ của An đã tạo nên
không khí thoải mái, vui mừng cho mọi người xung quanh.
- Quy luật thích ứng: Xúc cảm, tình cảm nào đó được nhắc đi nhắc lại nhiều lần một
cáchkhông đổi thì cuối cùng sẽ bị suy yếu, bị lắng xuống. Biểu hiện như “xa thương, gần thường”.
Ví dụ: Một người thân của chúng ta đột ngột qua đời, làm cho ta và gia đình đau khổ, vất vả, nhớ
nhung... nhưng năm tháng và thời gian cũng lui dần vào dĩ vãng, ta cũng phải nguôi dần để sống.
- Quy luật tương phản: Sự xuất hiện hoặc sự suy yếu đi của một xúc cảm, tình cảm này cóthể
làm tăng hoặc giảm của một xúc cảm, tình cảm khác xảy ra đồng thời hoặc nối tiếp với nó. Biểu
hiện như “Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay”. Ví dụ: Khi chấm bài, sau một loạt các bài kém, gặp một
bài khá thì giáo viên thấy hài lòng hơn nhiều so với trường hợp bài đó nằm trong một loạt bài
khá đã gặp trước đó.
- Quy luật di chuyển: Xúc cảm, tình cảm của con người có thể di chuyển từ đối tượng
nàysang đối tượng khác. Biểu hiện như “giận cá chém thớt”, “vơ đũa cả nắm”. Ví dụ: Hương
đang tập trung làm một bài tập rất khó, lúc này cô đang cần sự yên tĩnh nhưng Hạnh vô tình hỏi
cô liên tục một câu hỏi. Hương cảm thấy khó chịu và cáu gắt với Hạnh cho dù Hạnh không thực sự có lỗi.
- Quy luật pha trộn: Trong đời sống tình cảm của con người cụ thê,r nhiều khi tình cảm
đốicực nhau có thể xảy ra cùng một lúc nhưng không loại trừ nhau mà chúng pha trộn vào nhau.
Biểu hiện như “Giận thì giận mà thương thì thương”, “Không có hạnh phúc lúc nào là hoàn toàn
hạnh phúc, không có đau khổ nào là hoàn toàn đau khổ”. Ví dụ: Sự pha trộn của cảm xúc vui,
buồn của đôi vợ chồng phải chia tay nhau để một trong hai người ra nước ngoài học.
- Quy luật về sự hình thành tình cảm: Tình cảm được hình thành từ xúc cảm. Nó do các
xúccảm cùng loại được tổng hợp hóa, động hình hóa, khái quát hóa mà thành. Ví dụ: Tình cảm
của con với mẹ được hình thành từ những xúc cảm cùng loại do mẹ nó mang đến. 6. So sánh xúc cảm, tình cảm * Giống nhau
- Đều do hiện thực khách quan tác động vào mà có, biểu thị thái độ của cá nhân đối với
môitrường xung quanh. Ví dụ: Đất nước đổi mới, đời sống được nâng cao làm cho mọi người
trong xã hội vui vẻ và phấn khởi. 17 lOMoAR cPSD| 45764710
- Nội dung và hình thức biểu hiện của xúc cảm, tình cảm đều mang màu sắc chủ quan. Ví
dụ: A và B được thông báo kết quả thi của hai người đạt được điểm tốt. A tỏ ra vui vẻ còn B thì iểu hiện bình thường.
- Đều là nét nổi bật trên bộ mặt tâm lý của cá nhân, biểu thị thái độ tích cực của con
ngườitrước tác động của hoàn cảnh xung quanh. Ví dụ: Khi con người được thỏa mãn một nhu
cầu nào đó thì thấy thoải mái và không được thỏa mãn thì khó chịu.
- Đều có cơ sở vật chất trên võ nào và đều có khuynh hướng truyền cảm. Ví dụ: Trong
giađình có người gặp chuyện bất hạnh thì sẽ ảnh hưởng đến các thành viên khác và tạo nên một
không khí u buồn, thương nhớ. * Khác nhau Xúc cảm Tình cảm
- Là thuộc tính tâm lý, là nét tâm lý tương đối ổn định,
- Là quá trình tâm lý, mang tính chất nhất thời không xây dựng trong thời gian lâu dài mang tính tiềm ẩn và
ổn định và xác định.
chỉ khi gặp hoàn cảnh thích hợp bộc lộ ra bên ngoài thông qua phúc cảm.
- Xuất hiện trước. Xúc cảm qua quá trình tổng hợp
hóa, động hình hóa và khái quát hóa trở thành tình - Xuất hiện sau. cảm
- Có ở người và động vật. - Chỉ có ở con người.
- Thực hiện chức năng xã hội (giúp con người định
- Thực hiện chức năng sinh vật (giúp cơ thể định hướng và thích nghi với xã hội với tư cách là một nhân
hướng và thích ứng với tư cánh một cá thể). cách).
- Gắn liền với phản xạ không điều kiện, với bản
- Gắn liền với phản xạ có điều kiện, với hệ thống tín năng. hiệu thứ hai.
7. So sánh xúc cảm, tình cảm với nhận thức * Giống nhau
- Đều phản ánh hiện thực khách quan.
- Đều mang tính chủ thể.
- Đều mang bản chất xã hội – lịch sử.* Khác nhau Xúc cảm, tình cảm Nhận thức Đối tượng phản
- Mối liên hệ của sự vật, hiện tượng với ánh
nhu cầu động cơ của con người.
- Bản thân sự vật, hiện tượng.
- Bằng hình ảnh (cảm giác, tri giác), bằng
Phương thức phản - Bằng những rung động, bằng sự trải
biểu tượng (trí nhớ, tưởng tượng), bằng ánh nghiệm. khái niệm (tư duy). 18 lOMoAR cPSD| 45764710
- Hẹp hơn vì chỉ sự vật nào có liên quan
Phạm vi phản ánh đến nhu cầu động cơ của chủ thể thì mới - Phạm vi rộng hơn. được phản ánh. Mức độ thể hiện tính chủ thể - Cao hơn, đậm nét hơn. - Thấp hơn. Quá trình hình thành
- Lâu dài hơn và phức tạp hơn.
- Đơn giản hơn và dễ dàng hơn. II. XÚC CẢM 1. Khái niệm
Xúc cảm là thái độ thể hiện khác nhau của con người đối với hiện thực khách quan khi chúng liên quan đến nhu cầu. 2. Phân loại
- Căn cứ vào tính chất: Xúc cảm tiêu cực và xúc cảm tiêu cực.
- Căn cứ vào biểu hiện và nội dung: Vui, buồn, sợ hãi, giận dữ, ngạc nhiên và ghê tởm3. Đặc điểm
- Xúc cảm biểu hiện ra bên ngoài rất rõ ràng. Xúc cảm rất đa dạng và phong phú. 4. Vai trò
- Giúp con người thích nghi với hoàn cảnh, có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm hành động.
- Có mối quan hệ mật thiết với tư duy và có vai trò quan trọng trong hoạt động giao tiếp. III. TÌNH CẢM 1. Khái niệm
Tình cảm là thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối với những sự vật, hiện tượng có
liên quan đến nhu cầu và động cơ của họ.
Ví dụ: Tình yêu thương con người, tình bạn bè, hạnh phúc khi bắt gặp tình yêu, buồn bã, thất
vọng khi gặp thất bại... 2. Phân loại
- Tình cảm đạo đức: Là những tình cảm có liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa
mãnnhững nhu cầu đạo đức của con người. Ví dụ: Lương tâm, nghĩa vụ, tinh thần tập thể, tình
bạn bè, đồng chí, sự kính trọng của con cháu đối với ông bà, cha mẹ, thầy cô...
- Tình cảm trí tuệ: Là tình cảm nảy sinh trong quá trình hoạt động nhận thức và sáng tạo,
liênquan đến những hoạt động nhận thức và sáng tạo, liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa
mãn những nhu cầu nhận thức của con người. Ví dụ: Sự ham hiểu biết, sự ngạc nhiên, óc hoài
nghi khoa học, sự tin tưởng...
- Tình cảm thẩm mỹ: Là những tình cảm có liên quan tới nhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu về
cáiđẹp. Ví dụ: Trước cái đẹp thì vui sướng, hân hoan, thỏa mãn. Trước cái ấu thì khó chịu, bực tức, cảm ghét... 19 lOMoAR cPSD| 45764710
- Tình cảm hoạt động: Thể hiện thái độ của con người đối với một hoạt động nhất định,
liênquan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu thực hiện hoạt động đó. 3. Đặc điểm
- Tính nhận thức: Được biểu hiện ở chỗ nguyên nhân gây nên tình cảm thường được chủ
thểnhận thức rõ ràng. Yếu tố nhận thức, sự rung động và phản ứng xúc cảm là 3 yếu tố nảy sinh
tình cảm. Nó làm cho tình cảm bao giờ cũng có đối tượng xác định. Ví dụ: Khi tôi bắt gặp một
người ăn xin tới xin tiền thì tôi sẽ cho người đó trong mức có thể của mình, nhưng nếu người đó
còn đủ sức lao động thì tôi sẽ cân nhắc lại.
- Tính xã hội: Tình cảm chỉ có ở con người, nó mang tính xã hội, thực hiện chức năng xã
hộivà hình thành trong môi trường xã hội chứ không phải là phản ứng sinh lí đơn thuần. Ví dụ:
Hai đứa bé sống và chơi thân từ nhỏ nhưng khi bước vào tuổi trưởng thành hoàn cảnh gia đình
khác nhau, tình cảm mà nó nhận được cũng khác. Một người nhận được sự quan tâm của gia
đình, bạn bè, mọi người mặc dù họ nghèo thì tình cảm của nó vẫn rất cởi mở, hòa đồng và luôn
muốn trở thành người có ích. Ngược lại, người kia có gia đình khá giả nhưng lại không nhận
được sự quan tâm của mọi người nên nó muốn khẳng định mình và sa vào các tệ nạn xã hội.
-Tính khái quát: Tình cảm có được là do tổng hợp hóa, động hình hóa, khái quát hóa những
cảm xúc đồng loại. Ví dụ: Lúc mới sinh ra người con chứa có tình cảm với người cha, do có sự
chăm sóc của người cha khi nó khóc, lúc ốm đau... Sau một thời gian chăm sóc thì người con
cảm nhận được những tình cảm của người cha, mỗi khi bị ốm hay khóc thì luôn nhớ đến cha.
- Tính ổn định: Tình cảm là thuộc tính tâm lý, là những kết cấu tâm lý ổn định, tiềm tàng
củanhân cách, khó hình thành và khó mất đi. Ví dụ: Tình bạn giữa 2 người mới quen nhau sau
một thời gian họ chơi với nhau cùng chia niềm vui, nổi buồn, cùng nhau vượt qua khó khăn thì
dù có xa nhau nhưng hai người bạn đó vẫn luôn nhớ về nhau, luôn tìm cách liên lạc với nhau.
- Tính chân thực: Tình cảm được biểu hiện ở chỗ phản ánh chân thực, chính xác nội tâm
thựccủa con người, cho dù người ấy có cố tình che dấu bằng những “động tác giả” bên ngoài. Ví
dụ: Khi đi học bị điểm thấp và phải thi lại nhưng trong khi bạn bè mình điểm lại cao thì dù trước
mặt bạn có thể cười ngượng nhưng vẫn không thể che dấu nỗi buồn trong hành động, trong lời nói của mình.
- Tính đối cực: Dù ở múc độ nào thi tình cảm cũng mang tính hai mặt, đối lập nhau như vu
–buồn, yêu – ghét, can đảm – sợ hãi, tích cực – tiêu cực... Thiếu những rung động tương phản thì
nó sẽ dẫn đến sự hài hòa và buồn tẻ. Ví dụ: Khi trong gia đình có người con gái đi lấy chồng thì
trong tình cảm của người làm cha làm mẹ chứa tính đối cực với nhau: Vui vì con đã có nơi có
chốn, tìm được hạnh phúc riêng; Buồn vì phải xa con, không được chăm sóc con, không được
thấy con thường xuyên nữa. 4. Vai trò
Tình cảm có vai trò vô cùng to lớn trong cuộc sống và hoạt động của con người. Tình cảm thúc
đẩy con người hoạt động, giúp con người vượt qua khó khăn, trở ngại trong quá trình hoạt động.
* Đối với hoạt động nhận thức: Tình cảm là nguồn động lực mạnh mẽ kích thích con
ngườitìm tòi chân lí. Ngược lại, nhận thức là cơ sở, là cái lí của tình cảm, cái lí chỉ đạo tình. Con 20