Đề cương môn Thực vật dược | Đại học Y khoa Vinh

Đề cương môn Thực vật dược | Đại học Y khoa Vinh. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 30 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

A. CHƯƠNG I: TẾ BÀO THỰC VẬT
CÂU 1. Cấu tạo và chức năng của màng nguyên sinh chất
• Cấu tạo:
- Cấu tạo chủ yếu bởi lipid, protein và một lượng nhỏ Carbohydrat.
- Lipid cấu trúc màng chủ yếu là phospholipid, chúng sắp xếp thành lớp kép với
đầu ưa nước quay vào phía bề mặt trong tế bào, đầu kỵ nước quay vào nhau. Trên
màng kép lipid còn có các phân tử protein chiếm khoảng 50% khối lượng màng và
một lượng nhỏ Carbohydrat dưới dạng các chuỗi polysaccharid gắn với lipid hoặc
protein nằm ở mặt ngoài của màng.
• Chức năng:
- Bao bọc tế bào, ranh giới giữa tế bào và môi trường: Là hàng rào cho phép vật
chất qua lại màng theo hai cơ chế thụ động và chủ động– Truyền đạt thông tin
bằng các tín hiệu hóa học và vật lý học.
– Xử lý thông tin
+ Nhận diện: nhận diện tế bào quen, lạ, kẻ thù.
+ Kích thích hoặc ức chế tiếp xúc giữa các tế bào, tế bào với cơ chấtLàm giá thể
cho các enzym xúc tác các phản ứng sinh học các loại trên màng, cố định các chất
độc dược liệu, virut, đề kháng bằng các cấu trúc trên màng.
- Bảo vệ tế bào: Bảo vệ cả tác động vật lí lẫn tác động hóa học, trong đó chủ yếu là
bảo vệ tác động hóa học.
- Vận chuyển các chất qua màng: Điều chỉnh sự vận chuyển vật chất ra và vào tế
bào, được thực hiện theo hai cơ chế là cơ chế chủ động và cơ chế thụ động.
- Trao đổi chất sơ bộ qua màng: Chất hữu cơ phức tạp được thuỷ phân thành các
chất hữu cơ đơn giản rồi vận chuyển qua màng nhờ các enzim bám trên màng.
- Truyền thông tin di truyền từ tế bào này sang tế bào khác gồm có: sự truyền nội
tiết tác động xa, sự truyền cận tiết, sự truyền qua xinap.
- Nhập bào và xuất bào: Quá trình thu nhận tích cực các chất có kích thước phân tử
quá lớn không qua được màng tế bào.
CÂU 2: Trình bày số lượng, hình dạng, kích thước của tế bào thực vật (bậc
cao).
a) Số lượng:
- Cơ thể thực vật có khi chỉ cấu tạo bởi một tế bào gọi là cơ thể đơn bào.
- Thông thường cơ thể thực vật được cấu tạo bởi nhiều tế bào gọi là cơ thể đa bào.
b) Hình dạng
- Các tế bào thực vật có hình dạng rất khác nhau, tùy thuộc vào từng loài và từng
mô thực vật.
c) Kích thước
- Kích thước tế bào thực vật cũng biến đổi rất nhiều ở các loại mô cũng như các
loài thực vật khác nhau.
- Đa số tế bào có kích thước hiển vi, nghĩa là bằng mắt thường không nhìn thấy
được, trừ một số tế bào rất lớn như tép bưởi, sợi đay, sợi gai.
- Kích thước trung bình ở tế bào thực vật bậc cao là 10-30 µm.
CÂU 3: Nêu cấu tạo chung của tế bào thực vật.
Vách tế bào: làm cho tế bào có hình dạng nhất định.
Màng sinh chất: bao bọc bên ngoài chất tế bào
Chất tế bào: là một dạng keo lỏng, bên trong chứa một số bào quan như lục lạp,
Nhân: thường chỉ có một nhân, có cấu tạo phức tạp, điều khiển mọi hoạt động
sống của tế bào.
Lục lạp: tạo ra các chất dinh dưỡng nuôi cây.
Không bào: Chứa dịch tế bào.
CÂU 4 : Những đặc trưng về cấu trúc của tế bào thực vật
- Ngoại trừ các điểm chung về cấu trúc tế bào thì tế bào thực vật có một số đặc
trưng riêng như:
+ Không có trung tử
+ Có lục lạp
+ Có vách tế bào
+ Có không bào
CÂU 5: Nêu các loại thể vùi, ý nghĩa và vai trò của chúng.
- Thể vùi là những thể nhỏ bé trong chất tế bào và những chất dự trữ hay cặn bã.
Thể vùi loại tinh bột: Là loại chất dự trữ phổ biến nhất tronh tế bào thực vật.
- Mỗi cây có dạng tinh bột riêng, kích thước cũng khác nhau cho nên dễ dàng phân
biệt chúng với nhau.
- Các hạt tinh bột thường đứng riêng (hạt đơn), có khi hạt dính với nhau tạo thành
hạt kép, hoặc hai ba hạt được bao chung những vân tăng trưởng tạo hạt nửa kép.
- Có thể dựa vào hình thái các hạt tinh bột và tính chất của tinh bột để kiểm nghiệm
thuốc và bột dược liệu.
Thể vùi loại protid:
- Trong chất tế bào tồn tại những hạt protid dự trữ, không màu, chết quang bình
thường hình cầu hay hình bầu dục, được gọi là hạt alơron.
- Hạt alơron có kích thước trung bình là 50 bao bởi màng bản chất protid nhưng µm,
không định hình, bên trong có 1-2 khối hình cầu gọi là á cầu và khối hình nhiều
cạnh là á tính.
- Hạt aloron là do các không bào khô lại khi hạt chín
Thể vùi loại lipid:
- Thường gặp trong chất tế bào thậm chí cả trong lục lạp những giọt nhỏ hình cầu,
không màu hay màu vàng, rất chiết quang không tan trong nước tan trong dung
môi hữu cơ. Có ba loại giọt dầu:
+ Giọt dầu mỡ: thường gặp trong hạt lạc, ngô,.. dầu không mùi để lại vết mờ trên
giấy.
+ Giọt tinh dầu: là những sản phẩm dễ bay hơi, có mùi. Chúng là các sản phẩm thải
hồi của các quá trình chuyển hóa trong tế bào, tgặp ở những bộ phận khác của hoa
cây như tế bào biểu bì tiết trong cánh hoa hồng, tế bào tiết trong mô mềm của thân
cây trầu không,..
+ Nhựa và gôm: là những sản phẩn hóa học rất thay đổi, là kết quả của quá trình
oxy hóa và trùng hợp một số loại dầu, do những tế bào tiết ở xung quanh tiết ra,
ngoài ra còn gặp trong ống nhựa mủ.
Thể vùi loại tinh thể: là những chât cặn bã kết tinh.
- Tinh thể calci oxalat: trong quá trình ttrao đổi chất xuất hiện một số thành phần
mà cây xanh không sử dụng được như acid oxalic và Ca , chúng kết hợp với nhau
2+
tạo calci oxalat kết tinh
- Tinh thể calci cacbonat: có hình như một khối xù xì như quả mít, nhiều gai nhọn
gọi là nang thạch, gặp trong lá đa, lá dâu tằm, lông che chở lá vòi voi.
CÂU 6 : Cấu tạo của vách tế bào:
• Cấu tạo : Vách của 2 tế bào cạnh nhau tạo nên một lớp kép. Lớp kép này được
cấu tạo bởi các lớp:
- : chất pectin cũng là một polysaccaharid, thường vô định Phiến giữa - lớp pectin
hình rất háo nước và không có hoạt tính quang học. Lớp pectin tạo nên một lớp
như xi măng gắn các lớp cellulose của những tế bào lân cận lại với nhau. Ở những
tế bào mô gỗ phiến giữa thường hóa gỗ.
- : là vách thật đầu tiên được tạo thành trong một tế bào Vách cấp 1 - lớp cellulose
đang phát triển và là thành phần duy nhất có trong nhiều loại tế bào với thành phần
gồm cellulose, hemicellulose và một phần pectin đôi khi hóa gỗ, vì có cellulose
nên vách cấp một không đẳng hướng quang học. Lớp cellulose tạo thành một vỏ
cứng chung quanh tế bào.
CÂU 7: Sự biến đổi của vách tế bào
- Vách tế bào thực vật có thể tay đổi tính chất vật lý và thành phần hóa học để đáp
ứng với những chức năng đặc biệt.
- Sự hóa gỗ: thường gặp ở thực vật bậc cao chính là sự hóa gỗ của vách tế bào.
- Sự hóa khoáng: xảy ra trên toàn bộ hay chỉ từng phần của vách tế bào với các
chất khoáng khách nhau, sự hóa khoáng này làm cho vách tế bào thêm cứng rắn Và
bền hơn.
- Sự hóa bần: vách tế baofcos thể biến đổi thành một chất có bản chất lipid được
gọi là chất bần (suberin). Sự biến đổi này làm tế bào bị chết vì chất bần không
thấm khí và nước. Sự hóa bần chỉ gặp ở những tế bào của mô che chở làm nhiệm
vụ bảo vệ.
- Sự hóa cutin: vách ngoài của tế bào biểu bì phủ thêm một chất có bản chất lipid
gọi là chất cutin. Đó là mmoojt chất không thấm khí và nước tạo thành lớp bảo vệ
gọi là tầng cutin. Tùy theo điều kiện sống của từng loại cây mà tầng này có thể dày
hay mỏng.
- : mặt ngoài vách tế bào biểu bì có thể phủ thêm lớp sáp mỏng trông Sự hóa sáp
trắng như phủ phấn.
- : Mặt trong vách tế bào có thể phủ thêm lớp chất nhầy, khi gặp nước Sự hóa nhầy
chất nhầy này phồng lên và trở nên nhớt.
CÂU 8 : Sự tăng trưởng của vách tế bào
- Lớp cellulose có thể tăng lên về diện tích do tác dụng của các kích tố thực vật loại
auxin làm tăng tính dẻo của lớp cellulose, dưới áp lực của chất tế bào lớp cellulose
sẽ căng ra , các mixen mới sẽ xen vào các mixen cũ, tạo vách cấp 2.
- Lớp cellulose còn lại tăng theo bề dày bằng cách phủ thêm những lớp cellulose
mới vào mặt trong của lớp cellulose cũ. Sự dày lên này không đồng đều để lại
nhiều chỗ dày mỏng khác nhau, do đó tạo các lỗ của vách tế bào.
B. CHƯƠNG 2: MÔ THỰC VẬT
CÂU 9. Vị trí, cấu tạo và hình thái của mô che chở của thực vật
• Vị trí: nằm ở mặt ngoài của các cơ quan của cây
• Cấu tạo:
- Biểu bì cấu tạo bởi một lớp tế bào sống bao bọc các phần của cây. Vách ngoài
của tế bào biểu bì đã hóa cutin thành thằng cutin không thấm nước và khí. Trên
biểu bì còn có hai bộ phận rất quan trọng là: lỗ khí và lông che chở.
- Bần và thụ bì:
+ : cấu tạo bời nhiều lớp tế bào chết, bao bọc các phần già của cây.Bần
+ Thụ bì: là mô che chở phủ thêm lên mặt ngoài lớp bần.
Các tế bào xếp xít nhau và vách tế bào biến thành một chất không Hình thái:
thấm nước và khí.
CÂU 10. Vị trí, cấu tạo và hình thái của mô nâng đỡ của thực vật
• Vị trí:
- Mô dày: nằm ngay sát dưới lớp biểu bì hay cách vài lớp tế bào nhu mô.
- Mô cứng: thường có ở các cơ quan trục của thân và rễ, thường nằm trong bó
mạch và cũng là thành phần của bó mạch.
• Cấu tạo
- Mô dày cấu tạo bởi những tế bào sống, vách dày bằng cellulose.
- Mô cứng cấu tạo bởi những tế bào chết, vách dày hóa gỗ ít nhiều. Nằm sâu trong
những cơ quan không có khả năng mọc dài được nữa. Có nhiều lỗ hay ống nhỏ
xuyên quan màng
• Hình thái:
- Mô dày: là một loại mô đơn giản và được cấu tạo từ một kiểu tế bào
- Mô cứng: tập hợp những tế bào có vách hậu lập dày, hình dạng khác nhau.
CÂU 11. Cấu tạo, hình thái của mô tiết thực vật
• Cấu tạo: Cấu tạo bởi những tế bào sống, có vách bằng cellulose tiết ra những
chất được coi là cặn bã của cây.
• Hình thái
- Biểu bì tiết: các tế bào tiết ra tinh thầu thơm.
- Lông tiết: mỗi lông tiết bờ gồm một chân và một đầu
- : là những tế bào riêng lẻ ở rải rác trong mô mềm, đứng những chất do Tế bào tiết
chính nó tiết ra.
- : là những lỗ hổng hình cầu (túi) hay hình trụ. (Ống) bao Túi tiết và ống tiết
bọcbởi các tế bào tiết và đựng những chất do các tế bào đó tiết ra.
- là những ống dài hẹp phân nhánh rất nhiều, chứa bên trong một Ống nhựa mủ:
chất lỏng trắng như sữa. Ống nhựa mủ có một lớp chát dết bào phủ lên vách bằng
cellulose.
CÂU 12. Vị trí, cấu tạo, hình thái của các mô dẫn gỗ, libe
• Vị trí: gỗ và libe xếp xen kẽ nhau tạo thành các bó libe - gỗ hoặc gỗ nằm trong,
libe nằm ở ngoài.
• Cấu tạo và hình thái:
- Gỗ: là một mô phức tạp, bao gồmMạch ngăn và mạch thông.
+ Là các yếu tố dẫn nhựa nguyên cấu tạp bời những tế bào dài xếp nối tiếp nhau.
Các tế bào còn vách ngăn được gọi là màng ngăn; các vách ngăn biến mất tạo
thành những ống thông suốt được gọi là mạch thông hay mạch gỗ
- Sợi gỗ: Là những tế bào chết, hình thoi dài, có khoang tế bào hẹp, vách dày hóa
gỗ, trên đó có ống nhỏ trao đổi đi xuyên qua. Các sợi gô làm nhiệm vụ nâng đỡ.
- Mô mềm gỗ: Cấu tạo bởi những tế bào sống, làm nhiệm vụ dự trữ, vách có thể
hóa gỗ hoặc vẫn mỏng và bằng cellulose.
- Libe: có nhiệm vụ dẫn nhựa luyện, có cấu tạo phức tạp, bao gồm
+ Mạch rây: Cấu tạo bởi những tế bào sống dài, xếp nối nhau thành từng dãy, vách
vẫn mỏng bằng cellulose có nhiều lô thủng trông như cái rây.
+ Tế bào kèm: Là những tế bào sống dài, có vách mỏng, ở bên cạnh các mạch rây.
+ Mô mềm libe: Gồm những tế bào sống có vách mỏng bằng cellulose có nhiệm
vụ chứa chất dự trữ như tinh bột.
CÂU 13. Trình bày khá niệm về mô, các cách phân loại mô thực vật
• Khái niệm: Mô là tổ chức của các tế bào thuộc một hoặc một số loại tế bào có
nguồn gốc và chức phận chung.
• Phân loại:
- Theo hình dạng, kích thước tế bào, gồm: mô mềm và mô tế bào hình thoi.
- Theo nguồn gốc, gồm 2 loại: mô phân sinh và mô vĩnh viễn.
- Theo chức phận sinh lý, gồm 6 loại: mô phân sinh, mô dinh dưỡng (mô mềm),
mô che chở, mô nâng đỡ, mô dẫn và mô tiết.
CÂU 14. Phân loại mô phân sinh và trình bày cấu tạo các loại mô phân sinh
• Cấu tạo mô phân sinh: cấu tạo bởi những tế bào nong chưa phân hóa, vách
mỏng bằng cellulose, không có dự trữ chất dinh dưỡng, xếp xít vào nhau, không để
hở những khoảng gian bào.
• Mô phân sinh ngọn : Cấu tạo từ những đám tế bào non ở đầu ngọn rễ và thân.
• Mô phân sinh lóng : Cấu tạo từ các tế bào phân chia giúp cây mọc ra dài ra ở
phía gốc các lóng thân.
• Mô phân sinh bên : Cấu tạo từ các tế bào giúp rễ và thân cây phát triển về chiều
ngang.
CÂU 15. Cấu tạo, vị trí mô mềm của thực vật
Cấu tạo: Cấu tạo bởi những tế bào sống chưa phân hóa nhiều, vách mỏng
bằng cellulose hoặc đôi khi tẩm chất gỗ.
Mô mềm hấp thụ: bao gồm các lông hút của rẽ, có nhiệm vụ hấp thu
nước và các muối vô cơ hòa tan trong nước.
Mô mềm đồng hóa: cấu tạo bởi những tế bào chứa nhiều lạp lục để
thực hiện chức năng quang hợp. Nằm ngay dưới biểu bì của lá và thân
cây non.
Mô hình giậu: tế bào dài, xẹp xếp khít nhau như những chiếc
cọc của một bờ giậu, thẳng góc với mặt lá.
Mô xốp: còn gọi là mô khuyết, cấu tạo bởi những tế bào không
đều, để hở những khoảng gian bào lớn, rỗng, chứa đầy khí.
Mô mềm dự trữ: những tế bào có vách mỏng bằng cellulose, thường để
hở những khoảng gian bào ở góc tế bào.
Vị trí: nằm ở vỏ (mô mềm vỏ) và trong ruột (mô mềm ruột)
C. CHƯƠNG 3: CƠ QUAN SINH DƯỠNG CỦA THỰC VẬT
CÂU 16. Cấu tạo của rễ cây
A, Cấu tạo hình thái
là một bộ phân giống như một cái mũ úp lên đầu ngọn rễ, gồm các tết Chóp rễ
bào có vách ngoài hóa nhầy.
• Miền sinh trưởng: nằm ngày trên chóp rễ, nó là một mô phân sinh gồm các tế bào
có khả năng phân chia nhanh.
mang nhiều lông nhỏ dài từ 5-7cm.Miền lông hút
cấu tạo từ những tế bào có vách hóa bần, mô mềm và mô dẫn sơ Miền hóa bần
cấp là chủ yếu.
là đoạn nối liền với thân.Cổ rễ
B, Cấu tạo giải phẫu
• Cấu tạo cấp 1:
- : bào gồm những tế bào ngoài cùng kéo dài ra, có vách mỏng bằng Tầng lông hút
cellulose.
- Vỏ cấp 1
Vỏ cấp 1 gồm các tế bào có vách mỏng bằng celluloe, thường chia làm 2 vùng:
mô mềm vỏ ngoài (bao gồm nhiều tế bào vách bằng cellulose, sáp xếp lộn xộn) và
mô mềm vỏ trong (các tế bào có vách mỏng, xếp thành vòng tròn đồng tâm và dãy
xuyên tâm).
Ngoại bì: cấu tạo từ những tế bào có vách hóa bần hoặc hóa gỗ.
Nội bì: là lớp tế bào trong cùn của phần vỏ cấp một, bao gồm một hàng tế bào
khá đều đặn
- : chiếm vị trí trung tâm của rễ gồm:Trụ giữa
Trụ bì: các tế bào có vách mỏng nằm xen kẽ với tế bào nội bì có thể là một lớp
hay nhiều lớp.
Hệ thống dẫn: gồm các bó gỗ và bó libe nằm xen kẽ nhau.
Ruột và tia ruột: xen kẽ giữa các bó libe và bó gỗ có các tia ruột; trong cùng là
mô mềm ruột, gồm các tế bào mô mềm của yếu tố dẫn.
• Cấu tạo cấp 2:
- : gồm một lớp tế bào có khả năng phân chia mạnh tạo bên Tầng phát sinh ngoài
ngoài những lớp tế bào đều đặn óc vách hóa bần và bên trong tạo ra những tế bào
có vách mỏng gọi là lục bì.
- Tầng phát sinh trong: libe cấp ha ở bên ngoài và gỗ cấp hai ở bên trong đồng thời
ép các tế bào của bó libe cấp 1 bị bẹp lại và khó nhận ra.
- gồm các tế bào có vách mỏng bằng cellulose, đảm nhiệm chức Tia ruột cấp hai
năng trao đổi chất và khí giữ mô mềm ruột và các tổ chức bên ngoài.
• Cấu tạo cấp 3:
- Ở một số cây, các rễ củ còn có cấu tạo đặc biệt do những vòng tầng phát sinh
mới xuất hiện và hoạt động. Đó là cấu tạo cấp 3, có thể phân biệt 2 kiểu:
+ Kiểu củ Bạch tạp: Sau một thới gian, rễ củ có cấu tạo cấp 2. Trong phần mô dự
trữ của nó xuất hiện them một vòng tầng sinh gỗ mới hoạt động cho ra libe cấp 3
và gỗ cấp 3. Sau một thời gian, tầng sinh gỗ này ngừng phát triển, ở bên ngoài nó
lại xuất hiện một vòng tầng sinh gỗ mới và cứ tiếp tục như thế làm cho rễ củ tiếp
tục lớn lên. (VD: Rễ củ cây Bạch tạp (Họ cây rau muối), củ cây hoa phấn, củ cây
thuộc họ rau giền.)
+ Sau hi phát triển gỗ cấp 2, trên lớp gỗ này xuất hiện Kiểu củ Đại hoàng:
những vòng tầng phát sinh gỗ nhỏ hình tròn, các tầng sinh gỗ này sinh libe ở mặt
trong và gỗ ở mặt ngoài. Tia ruột loe rộng hình phễu chia phần gỗ vừa mới phát
triển thành hình sao đặc trưng. (VD Củ Đại hoàng, rễ củ một số cây thuộc họ :
khoai lang và họ bí.)
CÂU 17 : So sánh cấu tạo giải phẫu của rễ cây lớp Ngọc Lan và lớp Hành
Lớp Ngọc Lan Lớp Hành
- Mô dẫn: libe – gỗ
+ Xếp xen kẽ
Libe – gỗ: xếp xen kẽ
+ Gỗ phân hóa hướng tâm
+ Số lượng bó libe – gỗ: < 8 bó
- Tầng lông hút: do tầng trong cùng của
chóp rễ
- Tầng lông hút: do tầng ngoài cùng
của tầng phát sinh vỏ
- Tầng tẩm chất bần (tầng suberin): 1
lớp
- Tầng suberin: 2-3 lớp tế bào
- Mô mềm vỏ: - Mô mềm vỏ:
+ Ngoài: xếp lộn xộn
+ Trong: ngay ngắn
- Nội bì: đai caspari - Nội bì chữ U
- Trụ bì hiện diện - Bó dẫn tiếp xúc nội bì do thiếu trụ bì
- <10 bó dẫn libe 1 – gỗ 1 - Trung trụ phát triển, >10 bó dẫn libe
1 – gỗ 1
- Không có hậu mộc - Có mạch hậu mộc
- Mô mềm ruột: vách cellulose - Mô mềm ruột thường hóa mô cứng
CÂU 18. Phân biệt các loại rễ cây bằng đặc điểm hình thái
• Rễ trụ: rễ chính phát triển mạnh, hướng thằng từ trên xuống và đâm sâu xuống
đất.
• Rễ chùm: rễ chính không phát triển mạnh hoặc chết đi, được tạo thành từ những
rễ phát sinh từ dưới thân.
• Rễ củ: phát triển mạnh và mang nhiều chất dự trữ như tinh bột
• Rễ phụ: sinh ra từ thân hoặc cành của cây.
• Rễ bám: mọc ra từ mấu thân để giúp cây bám chặt vào cây khác hoặc giàn leo.
• Rễ khí sinh: rễ mọc trong không khí, mặt ngoài có một lớp mô xốp bao bọc để
hút hơi ẩm của không khí.
• Rễ biểu sinh: rễ có ở những cây sốc nhờ trên cây khác, song rễ các cây đó chỉ
bám vào vỏ những cây gỗ lớn.
• Rễ cà kheo: là một loại rễ phụ phát triển mạnh và mọc vững chắc xuống đất.
• Rễ hô hấp: rễ mọc ngoi lên khỏi mặt nước.
• Rễ giác mút: rễ đâm sâu vào mô mềm và các bó mạch để hấp thụ các chất cần
thiết.
CÂU 19. Nêu các phần chính của thân cây
• Thân chính: là một cơ quan hình trụ nón và thường có mặt cắt hình tròn. Khi còn
non thân cây có màu xanh lục, đến khi già thì có màu nâu.
• Mấu và gióng: phần trên thân cây nơi mọc ra lá và chồi được gọi là các mấu, vị
trí giữa 2 nốt liên tiếp thì gọi là gióng hay lóng.
• Chồi: phần thân không dài ra, có các gióng ngắn và lá non, được bao bọc bằng
các lá bắc chồi thì gọi là chồi.
• Cành: từ các chồi bên mọc ra các cành ở ngày phía ngoài mặt thân cây.
• Gốc: đây là phần tận cùng của thân ở trên mặt đất, nơi tiếp giáp với cổ rễ.
CÂU 20. Phân loại thân cây về hình thái và nơi sống
Tùy theo hình thái và nơi sống, người ta phân chia thân cây thành các loại sau:
A, Thân khí sinh
● Thân đứng:
- Thân cây gỗ to, hóa gỗ và phân nhánh.
- Thân cột: thân hình trụ, thẳng, không phân nhánh, mang một bó lá ở ngọn.
- Thân rạ: thân rỗng ở các gióng và đặc ở các mấu.
● Thân bò: Thân không đủ cứng rắn để mọc thẳng đứng cho nên phải mọc bò lan
trên mặt đất.
● Thân leo
- Thân Quấn: dây leo bằng cách tự quấn chung quanh giàn hoặc giá đỡ.
- Tua quấn: cành hay lá biến đổi thành những sợi xoắn dùng để quấn chặt cây vào
giàn
- Thân leo nhờ rễ bám.
B, Thân địa sinh
• Thân rễ: thân cây dài, mọc nằm ngang dưới đất, trông như rễ nhưng khác rễ vì
mang những lá biến đổi thành vẩy khô.
• Thân hành: thân đứng thẳng, rất ngắn, mặt dưới mang rễ, xung quanh mang
nhiều lá biến đổi thành vảy mọng nước và chứa nhiều chất dự trữ.
- Thân hành áo: các lá mọng nước ở bên ngoài bao bọc hoàn toàn các vẩy ở bên
trong tựa như một lớp áo phủ ở ngoài.
- Thân hành vẩy: các lá mọng nước úp lên nhau như những viên ngói trên mái nhà.
- Thân hành đặc: phần phân cây gọi là phiến tương đối dày và chứa nhiều chất dự
trữ còn các vảy mỏng và khô, chỉ có tác dụng che chở.
• Thân củ: thân phồng to lên vì trong chứa nhiều chất dự trữ.
CÂU 20: Nêu các thuyết tiến hóa rình bày sự phát triển từ rễ lên thân?
- Thuyết chắp nối: Hệ thống dẫn truyền của rễ và của thân riêng và khác nhau ở
vùng cổ rễ, hai hệ thống ấy nối chắp như ghép vào nhau thành từng nhóm ba bó
mạch một.
- Đến vùng cổ rễ, bó dỗ hướng tâm của rễ chẻ làm hai Thuyết quấn hay xoay:
nhánh, mỗi nhánh vặn một góc 180 và gỗ trở nên ly tâm. Còn bó libe thì chuyển từ
o
rễ sang thân mà có thể bị chẻ hoặc không bị chẻ.
- Thuyết tiến hóa của bó dẫn chuyền: sự khác nhau giữa cấu tạo của rễ và thân
do 2 quá trình tiến hoá khác nhau. Đơn vị cấu tạo của cây là một bó quy tụ, gồm có
một bó gỗ xen kẽ với hai phần của bó libe. Ở bó quy tụ cổ nhất, gặp ở rễ, ta có gỗ
và libe hương tâm. Theo thời gian, gỗ tiến hoá thành gỗ tiếp tuyến và sau cùng là
gỗ ly tâm
CÂU 21. Nêu các loại cây và cách phân nhánh của thân cây?
Các loại cây:
• Cây gỗ to: thân gỗ phát triển nhiều, sống nhiều năm và chỉ phân nhánh từ một
chiều cao nào đó.
có thân gỗ phân nhánh ngay từ gốc và chỉ cao độ 4m.Cây nhỡ:
cũng phân nhánh ngay từ gốc nhưng thấp hơn cây nhỡ.Cây nhỏ:
• Cây bụi: gồm 2 phần: phần dưới sống dai và hóa gỗ; phần trên thuộc cỏ và sống
nhiều năm.
cũng sống nhiều năm, phần hóa gỗ sống nhiều năm, phần ngọn Cây bụi nhỏ:
không hóa gỗ sống hằng năm.
• Cây cỏ: có thể sống một năm hoặc nhiều năm.
Cách phân nhánh của thân cây:
• Thân phân nhánh lưỡng phân: Thân cây phân đôi thành 2 nhánh bằng nhau,
các nhánh đó lại rẽ đôi và tiếp tục như vậy mãi mãi. (VD: Thông đất, Quyển bá)
•Thân đơn trục: Thân cây phát triển mạnh còn cành mọc ở bên thân cây. Đó là
thân cây trục đơn.
• Thân hợp trục: Thân cây ngừng phát triển, cành mọc theo hướng của thân cây
rồi lại ngừng phát triển. Cành sau lại tiếp tục mọc theo hướng của cành trước rồi lại
ngừng phát triển.
CÂU 22. Cấu tạo giải phẫu của thân cây lớp Ngọc Lan.
A, Cấu tạo cấp một:
• Biểu bì: Cấu tạo bởi một lớp tế bào sống, không có lục lạp và tinh bột, vách
ngoài biểu bì hoá cutin dày hay mỏng tùy loại cây. Trên biểu bì có thể có lỗ khí,
lông tiết, lông che chở hoặc lông ngứa. Thân chìm dưới nước, biểu bì không có
cutin và lỗ khí.
• Vỏ cấp một:
- Vỏ thực sự chỉ gồm mô mềm vỏ, giới hạn bên ngoài là biểu bì, bên trong là nội
bì. Mô mềm vỏ ở thân mỏng hơn ở rễ, cấu tạo bởi những tế bào sống, vách mỏng
bằng cellulose, sắp xếp không thứ tự, những lớp mô mềm vỏ ngoài có lục lạp làm
cho thân cây có màu xanh.
- Trong mô mềm vỏ có thể có mô cứng, những tế bào chứa calci oxalat, tế bào tiết,
ống tiết, những vết lá đó là yếu tố dẫn nhựa.
- Lớp tế bào trong cùng của mô mềm vỏ là nội bì, là một lớp tế bào sống chứa
nhiều hạt tinh bột. Nội bì khung Caspary ở thân thưởng không rõ như ở rễ.
• Trụ giữa:
- : Là lớp tế bào ngoài cùng của trung trụ gồm 1 hay nhiều lớp tế bào, xếp Trụ bì
xen kẻ nội bì. Vách tế bào trụ bì có thể còn cellulose hoặc hoá mô cứng.
- Bó dẫn: Nằm phía dưới trụ bị, bó libe hình bầu dục chồng lên bó gỗ (bó dẫn kiểu
chống) và sắp xếp trên một vòng.
- Số lượng các bó libe gỗ thay đổi tùy loài cây và trong một loài tùy theo vị trí trên
thân. Khoảng cách giữa các bó libe gỗ có những dải mô mềm gọi là tia ruột (tia
tủy). Phía trong các bó libe gỗ là một khối mô mềm gọi là tủy, tủy có thể phát triển
nhiều hay ít và đôi khi hóa mô cứng vài loại cây có ruột rỗng vì tủy bị tiêu hủy.
B, Cấu tạo cấp hai:
• Tầng phát sinh ngoài (tầng phát sinh bần - lục bì):
- Phía ngoài là một lớp mô che chở cấp 2 gọi là bần, được cấu tạo từ hiểu tầng tế
bào có vách hóa bần
- Phía trong tạo ra một lớp mô mềm cấp 2 gọi là lục bì, được cấu tạo bởi nhiều tầng
tế bào sống có vách mỏng bằng cellulose, xếp rất đều đặn thành vòng đồng tâm và
dãy xuyên tâm, thường có hình chữ nhật.
• Tầng phát sinh trong (tầng sinh gỗ):
- Cấu tạo bởi một vòng tế bào đặt ở phía trong libe cấp một và phía ngoài gỗ cấp 1.
- Các tế bào này có khả năng sinh sản rất nhanh tạo thành ở hai mặt vòng tế bào đó
hai lớp mô cấp hai là libe cấp 2 ở phía ngoài và cố cấp 2 ở phía trong.
+ Phía ngoài, libe cấp hai cấu tạo bởi các mạch rây dẫn nhựa luyện kèm theo mô
mềm libe và đôi khi có thêm các sợi libe
+ Phía trong, tầng sing gỗ tạo ra một lớp gỗ cấp 2 cấu tạo bởi mạch gỗ và mô
mềm gỗ. Mạch gỗ có vách dày hóa gỗ và có khoang rộng dùng để dẫn nhựa
nguyên; mô mềm gỗ cugx có vách dày hóa gỗ nhưng với khoang tế bào hẹp hơn.
• Tia ruột: Các tia ruột cấp 2 có thể rất hẹp, chỉ cấu tạo bởi một hay hai dãy tế bào
có vách mỏng và kéo dài theo hướng xuyên tâm
CÂU 23. Cấu tạo giải phẫu của thân cây lớp Hành
- Thân cây lớp Hành cũng gồm có 3 phần: , nhưng có biểu bì vỏ một trùng trụ
những điểm khác biệt so với thân lớp Ngọc lan như sau:
▪ Thường khó phân biệt vỏ và trung trụ.
▪ Số lượng bó libe gỗ rất nhiều, sắp xếp từ 2 vòng trở lên hoặc không theo thứ tự.
▪ Số lượng các mạch gỗ trong một bó libe gỗ thường ít, đôi khi chỉ gồm 1 hay 2
mạch rất to, cũng có khi các mạch gỗ xếp thành hình chữ V, kẹp libe ở giữa.
▪ Tủy thường bị tiêu hủy.
▪ Thân cây lớp Hành không có mô dày, vai trò nâng đỡ được đảm nhận bởi vùng
mô cứng dưới biểu bì hoặc trong trung trụ và xung quanh các bó libe gỗ. Đôi khi
trong và có thêm vết lá đó là những bó libe gỗ từ trung trụ đi qua vỏ trước khi rẽ
sang là.
* So sánh cấu tạo giải phẫu của thân cây lớp Ngọc Lan và lớp Hành:
Lớp Ngọc Lan Lớp Hành
Có nội bì -> phân biệt vỏ và trung trụ Không có nội bì -> không phân biệt vỏ
và trung trụ
1 vòng bó libe gỗ Nhiều vòng bó libe – gỗ
Bó mạch hở (có cấp 2) Bó mạch kín (không cấp 2)
Mô dày, mô cứng Mô cứng
CÂU 24. Trình bày lá đơn và các loại lá kép; cách mọc của lá
là lá có cuống lá chỉ mang một phiến láLá đơn:
lá có cuống lá phân nhánh, mỗi nhánh mang một phiến lá nhỏ gọi là lá Lá kép:
chét.
- : Lá có cuống lá phân nhánh ở những điểm khác nhau, mỗi Lá kép hình lông chim
nhánh mang một lá chét.
+Bản thân các lá chét này có thể lại là các lá kép một hoặc hai lần nữa để tạo
nên lá kép hình lông chim một lần, hai lần, ba lần.
- Có các lá chét xuất phát từ một điểm chung ở đầu cuống lá Lá kép hình chân vịt:
(Lá Ngũ gia bì).
Cách mọc của lá:
- Mọc đối: hai lá mọc đối diện nhau ở mỗi đốt
- Mọc vòng: ở mỗi đốt xuất hiện nhiều hơn hai lá.
- Mọc so le: các lá xếp theo kiểu xoắn ốc trên cành.
- Ngoài ra còn có các cách khác như: mọc đối chữ thập, mọc so le hai hàng chồng
lên nhau, mọc lợp dạng bông, mọc thành chùm…
CÂU 25. Trình bày các phần chính, phụ của lá cây
A, Các phần chính:
• Phiến lá: là phần rộng, mòng và thường có màu xanh, được đính vào thân ở các
mấu thân nhờ các cuống lá. (Chúng ta có thể thấy không phải tất cả các loại cây
đều có màu xanh, hoặc đều rộng và mỏng.)
• Cuống lá: là phần hẹp và dày.
+ Đôi khi lá không có cuống, trường hợp đó gọi là lá không cuống.
+ Cuống lá rất đa dạng về chiều dài, độ dày và hình dạng.
• Bẹ lá: là phần rộng ôm lấy thân. Một số cây hường có bẹ lá như cây thuộc họ
Nhân Sâm.
B, Các phần phụ:
là những bộ phận nhỏ, mỏng, mọc ở phía gốc cuống lá; có thể lớn hơn Lá kèm
hoặc nhỏ hơn lá, mọc nhanh kèm rụng sớm (VD Cây Đa búp đỏ), lá kè có thể rời :
hoặc đính liền nhau (lá kè một số cây thuộc họ cà phê), lá kè dính liền vào cuống
(Cây Hoa hồng), cũng có một số loài có lá kèm lớn , hình dạng tương tự như lá.
Một số loài không có lá kèm hoặc lá kèm rụng sớm khi lá cây trưởng thành, một số
loài có lá kèm hình dạng giống phiến lá.
• Lưỡi nhỏ: là những bộ phận mỏng và nhỏ mọc ở chỗ nối liền phiến lá và bẹ lá
(Họ lúa, họ gừng, ...).
: là phần màng mỏng ôm lấy thân cây ở phía trên chỗ cuống lá đính vào Bẹ chìa
thân (Đặc trưng cho họ rau giăm.).
CÂU 26: Nêu các dạng gân lá, phiến lá, mép lá, gốc lá và ngọn lá.
* Các dạng
gân lá:
* Các dạng
phiến lá:
* * Các dạng mép lá: Các dạng gốc
* Các dạng
ngọn lá
- Gân hình lông
chim
- Gân hình
chân vịt
- Gân song
song
- Gân tỏa tròn
- Gân hình
mạng
- Gân hình
cung
- Lá 1 gân
- Lá hình dải
- Lá hình mũi
mác
- Lá hình chữ
nhật
- Lá hình bầu
dục
- Lá hình tam
giác
- Lá hình trứng
- Lá hình tròn
- Lá hình lưỡi
liềm
- Lá hình thìa
-Lá hình nêm
-Tùy theo mức độ
nông sâu của vết khía
ở mép lá mà có các
dạng lá như sau:
+ Lá nguyên
+ Lá quăn
+ Lá lượn sóng
+ Lá khía răng cưa
+ Lá khía răng cưa
nhỏ
+ Lá khía răng cưu to
+ Lá khía tai bèo
- Đối với các kiểu cắt
ở mép lá sâu hơn, có
các dạng sau:
+ Lá rạch
+ Lá thùy
+ Lá chẻ
+ Lá xẻ
- Gốc lá hình tim
- Gốc lá hình thận
- Gốc lá hình mũi
tên
- Gốc lá hình mũi
mác
- Gốc lá hình
khiên
- Các dạng gốc lá
đặc biệt
+ Lá men theo
thân
+ Lá hợp sinh
+ Lá xuyên qua
thân
+ Lá bọc lấy thân
+ Lá ôm lấy thân
- Ngọn lá nhọn
- Ngọn lá tù
- Ngọn lá có
gai nhọn to
- Ngọn lá có
mũi nhọn
- Ngọn lá hình
nón cụt
- Ngọn lá rộng
đầu
- Ngọn lá có
khía
CÂU 27: So sánh cấu tạo giải phẫu của lá cây lớp ngọc lan và lớp hành?
Lớp ngọc lan Lớp hành
- Mô nâng đỡ
- Lỗ khí
- Libe-Gỗ
- Thịt lá
- Là mô dày
- Nằm ở biểu bì dưới
- Xếp hình:
+ Cung
+Vòng tròn
- Cấu tạo dị thể:
+ Mô giậu
+ Mô khuyết
- Mô cứng cực kỳ phát
triển
-Nằm ở cả trên và dưới
-Xếp thành hàng
-Cấu tạo đồng thể mô
mềm
CÂU 28. Ứng dụng của cơ quan sinh dưỡng thực vật trong ngành dược.
• Rễ
- Rễ cây cảu một số loại có chất dinh dưỡng, đặc biệt là các loại rễ củ ăn được,
thường được sủa dụng là lương thực và làm thuốc.
- Một số rễ cây có chứa các hoạt chất có tác dụng chữa bệnh như:
Rễ củ dùng làm thuốc như củ Bách bộ được dùng làm thuốc chữa ho
Củ Nhân sâm có tác dụng tỉnh táo, bồi bổ cơ thể.
củ Tam thất sử dụng làm thuốc bổ máu rất tốt.
- Một số loại rễ được sửa dụng làm nguyên liệu cho ngàng công nghiệp Dược
phẩm để chiết xuất các hoạt chất.
• Thân
- Làm lương thực, rau ăn, gia vị
- Có tới 94 vị thuốc có nguồn gốc từ thân, trong đó có 35 vị là thân rễ, 37 vị là các
loại thân gỗ, thân thảo hoặc thân leo và 11 vị thuốc có nguồn gốc từ vỏ.
• Lá
- Sử dụng làm rau ăn, cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chứa cho con người.
- Trong lá cây có thể chứa hoạt chất có tác dụng chữa bệnh, có 19 vị thuốc là lá
cây. Một số lá cây là nguyên liệu để chiết xuất hoạt chất sản xuất dược phẩm.
- Ngoài ra còn có nhiều vị thuốc có nguồn gốc từ lá và cành ngang lá.
D. CHƯƠNG 4: CƠ QUAN SINH SẢN CỦA THỰC VẬT
CÂU 29. Cấu trúc của hoa
• Đế hoa : Là bộ phận trên đó các thành phần của hoa xếp thành vòng xít nhau,
trong đó có thành phần có thể xếp hai hoặc nhiều vòng. Các mảnh vòng ngoài cùng
gọi là đài hoa, vòng tiếp theo gọi là tràng hoa, sau đó đến một hoặc hai vòng nhị,
trong cùng là nhụy.
• Bao hoa
- : đài hoa là vòng ngoài cùng của bao hoa, có nhiệm vụ bảo vệ các bộ Đài hoa
phận của hoa khi còn ở trạng thái nụ. Thông thường đài hoa có màu xanh lục cuốn
các lá sinh dưỡng và được gọi là các đài. Nếu là đài có hình dáng và màu sắc như
cánh hoa thì gọi là cánh đài. Ví dụ: hoa Huệ
- Tràng hoa:
Tràng hoa là các bộ phận nằm ở phía trong của đài hoa và thường có màu sắc
sặc sỡ gọi là cánh hoa.
Cánh hoa là bộ phận có chứng năng chuyên hóa hơn đài hoa. Bên cạnh
chức năng bảo vệ của bao hoa nói chung, tràng hoa còn có khả năng quyến
rũ côn trùng đến thụ phấn cho hoa bằng màu sắc và mùi thơm.
Cánh hoa thường có một phần rộng gọi là phiến và phần hẹp gọi là móng. Hình
thái và cấu tạo của cánh hoa rất đa dạng.
- Tiền khai hoa:
Là cách sắp xếp các bộ phận của bao hoa trước khi hoa nở.
Các kiểu tiền khai hoa: xoắn ốc, van, vặn, lợp, năm điểm, cờ, thìa.
• Bộ nhị
Là tập hợp các nhị trong một hoa – đó là bộ phận sinh sản đực của hoa, nằm phía
trong vòng các cánh hoa.
- Cấu tạo của một nhị hoa
Chỉ nhị: thường là sợi mảnh, dài có thiết diện tròn, có thể nhẵn hoặc mang lông.
Bao phấn: có hình dạng thận, hình dài hoặc tròn. Có nhiều kiểu nứt bao phấn:
nứt dọc, nứt lỗ, nứt van, nứt ngang.
Trung đới: là phần nằm giữa hai ô phấn.
- Hạt phấn: được sinh ra từ những tế bào mẹ hạt phấn nằm trong các ô phấn.
Hình dạng: tùy theo vị trí quan sát mà chúng có thể hình cầu, hình bầu dục hoặc
hình đa giác, có thùy…
Kích thước: có thể từ vài micromet đến 200 micromet.
Cấu tạo vỏ: gồm 3 lớp: màng trong (intin), màng giữa (exin) và màng ngoài
(perin).
Cấu tạo trung tâm hạt phấn: hạt phấn hình thành khá sớm, trước khi bao phấn
mở. Đó là tế bào đầu tiên của thế hệ giao tử gồm hai lần phân chia.
- Cách sắp xếp của các nhị và các kiểu bộ nhị
Bộ nhị là tập hợp các nhị trong một hoa. Các nhị này thường có sự sắp xếp theo
một kiểu thống nhất trong một loài.
Tùy theo mức độ tiến hóa của cây và cách thức thụ phấn mà bộ nhị có các kiểu
sắp xếp khác nhau (xếp xoắn ốc, xếp vòng)
• Bộ nhụy
- Gồm một hay nhiều lá noãn, do các lá biến đổi, hàn liền hoặc rời nhau, nằm ở
chính giữa hoa. Đây là bộ phận sinh sản cái của hoa.
- Cấu tạo của nhụy: bao gồm bầu nhụy, vòi nhụy và núm nhụy.
Bầu nhụy là phần phồng ở phía dưới; vòi nhụy là phần dẹp và dài ở đỉnh bầu và
núm nhụy là phần phình ra ở đầu tận cùng của vòi nhụy.
Bầu trên là hoa có bầu nằm trên đế hoa một cách tự do, không dính với các bộ
phận khác của hoa.
Bầu dưới là kiểu bầu nằm chìm trong đế hoa và các bộ phận khác của hoa đính
trên đỉnh của bầu.
Bầu giữa là kiểu bầu nằm chìm một nửa trong đế hoa, còn bao hoa và bộ nhị
đính thành một vòng ngang giữa bầu.
- Các kiểu bộ nhụy
Bộ nhụy cấu tạo bởi một lá noãn hình thành một nhụy, do đó bầu chỉ có một ô
và các noãn đính ở mép lá noãn.
Bộ nhụy cấu tạo từ nhiều lá noãn rời nhau, mỗi lá noãn tạo thành một nhụy
riêng biệt do sự hàn liền của mép lá noãn.
Bộ nhụy có thể cấu tạo từ nhiều lá noãn hàn liền với các mức độ khác nhau:
dính liền hoàn toàn tạo thành một bầu, một vòi và một núm nhụy; dính liền nhau ở
bầu và vòi hoặc chỉ dính liền ở núm nhụy.
• Các phần phụ của hoa
- Đấu:
Là bộ phận hình chén, sau này phát triển cùng với quả.
Đấu có thể được hình thành từ thân hoặc lá, hoặc là hỗn hợp của cả hai.
- Tuyến mật
Ở nhiều cây có các tuyến mật nằm ở các cơ qua sinh dưỡng như thân, lá hoặc
cụm hoa, hoa. Nếu tuyến mật nằm trong hoa thì gọi là tuyến mật hoa.
Trong quá trình tiến hóa của thực vật, vị trí và hình thái của tuyến mật cũng thay
đổi.
- Tràng phụ
Đây là bộ phận phụ của cánh hoa, có thể gặp ở dạng phiến mỏng dính liền thành
một vòng tròn như chiếc chén nhỏ bên trong cánh hoa hoặc dạng hình sợi xếp rất
đều thành vòng ở gốc tràng
CÂU 30. Các kiểu tràng hoa (cho ví dụ)
Tràng đều
• Cánh rời:
- Hình hoa hồng: hoa Hồng, hoa Mao lương…
- Hình hoa cẩm chướng: hoa Cẩm chướng, hoa Mỏ hạc…
- Hình chữ thập: hoa họ Cải…
• Cánh liền:
- Hình bánh xe: hoa Cà, hoa Ớt…
- Hình chuông: hoa Đảng sâm, hoa Cát cánh
- Hình nhạc: hoa Benladon
- Hình phễu: hoa Bìm bìm, hoa Cà độc dược…
- Hình đinh: hoa Đình hương, hoa Mẫu đơn…
- Hình ống: hoa hình ống ở giữa các cụm hoa đầu họ Cúc
Tràng không đều
• Cánh rời:
- Hình hoa lan: các cây họ Lan
- Hình bướm: các cây họ Đậu
• Cánh liền:
- Hình môi: hoa Ích mẫu, hoa Hương nhu…
- Hình lưỡi nhỏ: các hoa xung quanh đầu của hoa họ Cúc
- Hình mặt nạ: hoa Mõm chó.
CÂU 31. Cách sắp xếp hoa trên cành
A, Hoa mọc riêng lẻ: Hoa mọc riêng lẻ một mình trên một cuống không phân
nhánh ở đầu cành hay ở kẽ lá
B, Cụm hoa: Hoa mọc tụ tập lại với nhau trên các cành theo từng kiểu nhất định.
• Cụm hoa đơn:
- Cụm hoa đơn vô hạn:
Chùm: trục cụm hoa hông phân nhánh, trên đó mang nhiều hoa có cuống, mọc
so le. Hoa ở dưới nở trước, lần lượt các hoa phía trên nở sau. Cả cụm hoa có hình
nón dài.
Bông: cụm hoa có cấu tạo gần như chùm nhưng không có cuống hoa. Các hoa
đính sát và trục cụm hoa. Có các dạng: bông đuôi sóc, bông mo, buồng.
Ngù; có cấu tạo theo kiểu chùm nhưng các hoa ở dưới có cuống dài để đưa các
hoa lên trên cùng một mặt phẳng.
Tán: trục cụm hoa rút ngắn lại, trên đó mang nhiều hoa có cuống mọc tỏa ra
trông như phát sinh từ một điểm, tựa như các gọng của một cái ô.
Đầu: trục cụm hoa rút ngắn lại và phồng lên trong như một cái đầu, trên đó
mang nhiều hoa không cuống.
- Cụm hoa đơn có hạn (Xim)
Xim một ngả: cụm hoa có hạn nhưng sự hình thành các chồi bên chỉ xảy ra từng
cái ruột. Có hai trường hợp: xim một ngả hình đinh ốc, xim một ngả hình bọ cạp.
Xim hai ngả: cụm hoa có hạn nhưng sự hình thành các chồi bên ở mỗi cấp xảy
ra ở hai phía từng đôi một, đối diện nhau.
Xim nhiều ngả: cụm hoa có hạn nhưng mỗi cấp có hơn hai chồi bên hình thành.
Xim co: kiểu cụm hoa im đặc biệt. Ở các nách lá gần đầu thân hay cành mọc ra
các hoa, nhưng các nhánh của cụm hoa rất ngắn nên trông như từ một chỗ mọc tỏa
ra và xếp sát vào nhau.
• Cụm hoa kép:
- Chùm kép: vị trí của các hoa trên trục cụm hoa kiểu chùm được thay bằng các
chùm đơn nhỏ hơn.
- Tán kép: vị trí của các hoa trên cụm hoa tán, thay bằng các tán đơn nhỏ hơn.
• Cụm hoa hỗn hợp:
- Chùm tán: vị trí các hoa trên một chùm được thay bằng một tán đơn.
- Ngù đầu: vị trí các hoa trên một ngù được thay bằng các đầu nhỏ.
CÂU 32: Trình bày các cách đính noãn?
* Các cách đính noãn: Tùy theo cách cấu tạo của bộ nhụy mà noãn đc đính theo
các cách sau:
- : Noãn đính trên một bộ phận có nguồn gốc từ thânĐính noãn thân
+ Đính noãn gốc: trong bầu chỉ có một noãn duy nhất đính trên gốc bầu nối liền
với đế hoa.
+ Đính noãn truh tâm: Trong bầu có nhiều noãn được đính trên một cột trung tâm,
là phần kéo dài của đế hoa, ở trong khoang của bầu 1 ô.
- Các noãn được đính trên lá noãn, là những bộ phận có nguồn gốc Đính noãn lá:
từ lá.
+ Đính noãn mép
+ Đính noãn bên: Bầu có một ô do một lá noãn tạo thành hoặc do nhiều lá noãn tạo
thành, các noãn đính vào mép bên của lá noãn thành từng dãy trên vách trong của
bầu
+ Đính noãn trung trụ: Bầu do hiều lá noãn tạo thành nhưng mép các lá noãn cuốn
vào giữa bầu , tạo ra những ô kín riêng, các lá noãn vẫn đính vào mép các lá noãn
này , trong như đính vào một cái cột ở giữa bầu.
+ Đính noãn vách: Các noãn phủ hết mặt trong của lá noãn
+ Đính noãn giữa: Bầu một ô do nhiều lá noãn tạo thành, nhiều noãn đính vào
những phiến mỏng xuất phát từ gân giữa của mỗi lá noãn mọc vào trong khoang
của bầu
CÂU 33 : Phân biệt các kiểu Tự thụ phấn và thụ phấn chéo?
Sự tự thụ phấn Sự thụ phấn chéo (Giao phấn)
- Đó là hiện tượng xảy ra ở các hoa
lưỡng tính
- Hạt phấn rơi vào chính núm nhụy của
hoa đó
- Thông thường chỉ xảy ra ở các hoa
đơn tính
- Hạt phấn của cây này rơi trên núm
nhụy của cây khác
- Nếu xuất hiện ở hoa lưỡng tính sẽ có
những trường hợp sau:
+ Hoa có nhị và nhụy không đồng thời
+ Hoa có sự sắp xếp đặc biệt ngăn cản
sự tự thụ phấn
+ Hoa không rự sinh sản
CÂU 34: Trình bày cấu tạo của hạt phấn và quá trình hạt phấn nảy mầm?
* Cấu tạo của hạt phấn:
- Cấu tạo vỏ hạt phấn: có 3 lớp gồm:
+ Màng trong (intin)
+ Màng giữa (exin)
+ Màng ngoài (Perin)
- Cấu tạo phần trung tâm hạt phấn:
+ Tế bào dinh dưỡng (TB ống phấn)
+ Tế bào sinh sản (Hai tinh bào, thường được gọi là tinh trùng)
* Qúa trình hạt phấn nảy mầm:
-Hạt phấn hút chất nhầy ở đầu nhụy, trương lên và nảy mầm thành ống phấn.
-Tế bào sinh dục đực chuyển đến phần đầu của ống phấn.
-Ống phấn mang tế bào sinh dục đực chui vào noãn.
CÂU 35: Phân biệt các kiểu bao hoa và tiền khai hoa?
* Phân biệt các kiểu bao hoa
Gồm có lá đài và cánh hoa. Có các loại sau:
- : lá đài và cánh hoa khác nhau. Đặc trưng cho hoa của cây 2 Hoa có bao hoa kép
lá mầm
- : lá đài và cánh hoa hoàn toàn giống nhau. Đặc trưng cho hoaHoa có bao hoa đơn
của cây 1 lá mầm
- : bao hoa chỉ có 1 vòng lá đài Hoa vô cánh
- : không có bao hoa Hoa trần
* Phân biệt các kiểu tiền khai hoa
- Tiền khai xoắn ốc: Điển hình của cây thuộc ngành ngọc lan nguyên thủy, bo hoa
chưa phân hóa, rời nhau, xếp kế tiếp từ dưới lên trên hoặc từ ngoài vào trong theo
đường xoắn ốc liên tục.
- Tiền khai van : Các bộ phận của bao hoa xếp thành vòng, đặt cạnh nhau, mép
không phủ lên nhau, có thể gập vào trong hoặc ra ngoài.
- Tiền khai vặn : Các bộ phận của bao hoa xếp thành vòng, lần lượt úp lên nhau,
mép cánh này phủ lên mép cánh kia, chiều vặn cùng hoặc ngược chiều kim đồng
hồ.
- Tiền khai lợp : Trên một vòng có năm bộ phận, trong đó ba bộ phận xếp theo
đúng kiểu vặn, bộ phận thứ tư bị phủ ở cả hai mép và bộ phận thứ năm phủ lên
mép của hai bộ phận hai bên.
- Tiền khai ngũ điểm : Có năm bộ phận xếp trên một vòng, trong đó có hai bộ phận
ở phía ngoài, ba bộ phận ở phía trong, bộ phận thứ năm thì có một mép phủ lên bộ
phận bên cạnh còn một mép bị phủ lên trên (Nửa ở ngoài, nửa ở trong).
- Tiền khai cờ : Có năm bộ phận xếp đối xứng hai bên. Cánh lớn nhất là cánh cờ ở
ngoài cùng, hai cánh chim ở hai bên bị phủ bởi cánh cờ và phủ lên hai cánh thìa ở
phía bên trong.
- Tiền khai thìa : Ngược với tiền khai hoa cờ. Trong năm cánh hoa, cánh nhỏ nhất
ở trong cùng, hai mép bị hai cánh ở giữa phủ lên. Mép còn lại của hai cánh giữa lại
bị hai cánh ngoài cùng xếp cạnh nhau phủ lên.
CÂU 36. Sự thụ phấn, thụ tinh ở thực vật.
A, Sự thụ phấn
• Sự tự thụ phấn : Đó là hiện tượng xảy ra ở các hoa lưỡng tính, khi hạt phấn rơi
và chính núm nhụy của hoa đó.
• Sự thụ phấn chéo (giao phấn):
- Đây là hiện tượng hạt phấn của cây này rơi lên núm nhụy của cây khác. Thông
thường, hiện tượng này chỉ xảy ra ở hoa đơn tính.
- Nếu xuất hiện thụ tinh phấn chéo ở hoa lưỡng tính thì sẽ xảy ra các trường hợp:
+ Hoa có nhụy và nhị không chín đồng thời
+ Hoa có sự sắp xếp đặc biệt ngăn cản sự tự thụ phấn
+ Hoa không tự sinh sản.
B, Sự thụ tinh xảy ra khi ống phấn vào đến túi phôi thì nhân của tế bào ống phấn
biến đi. Các tinh trùng thoát khỏi ống phấn ra ngoài để thực hiện sự thụ tinh.
• thụ tinh kép
- Sự thụ tinh kép Navasin xuất hiện ở ngành Ngọc lan.
+Một tinh trùng sẽ kết hợp với tế bào trứng để tạo thành hợp tử lưỡng bội (2n).
+ Hợp tử sẽ phát triển tiếp để sinh ra phôi của hạt.
+ Một tinh trùng thứ hai sẽ kết hợp với nhân dinh dưỡng cấp hai để tạp thành tế
bào khởi đầu của nội nhũ (3n), là mô sinh dưỡng chuyển hóa của hạt.
+ Trong quá trình thụ tinh thì trợ bào bị dung giải gần như đồng thời với sự xâm
nhập của ống phấn và túi phôi. Các tế bào đối cực cũng biến đi rất nhanh sau lúc
thụ tinh.
• Thụ tinh đơn và thụ tinh nhiều
- Sự thụ tinh đơn: Là quá trình chỉ có một tinh trùng kêt hợp với tế bào trứng, còn
tinh trùng kia đã bị thoái hóa và teo đi.
+ Nội nhũ không phát triển được
+ Do thụ tinh đơn nên hạt không có khả năng sống, phôi thường chết sớm vì thiếu
nội nhũ.
- Là hiện tượng do sự xâm nhập của nhiều ống phấn vào túi Sự thụ tinh nhiều:
phôi. Sự có mặt của nhiều tinh trúng trong túi phôi sẽ dẫn tới hiện tượng nhiều
phôi còn gọi là đa phôi sinh. Tuy nhiên chỉ có phôi chính là phát triển được.
CÂU 37. Cấu trúc của quả thực vật
• Vỏ quả ngoài: phát triển từ lớp biểu bì ngoài của vỏ bầu.
• Vỏ quả giữa: phát triển từ lớp mô mềm của vỏ bầu.
: phát triển từ lớp biểu bì trong của vỏ bầu.Vỏ quả trong
- Bên trong của vỏ quả trong là khoang chứa hạt.
• Các phần phụ của quả:
- : cuống hoa sẽ phát triển thành cuống quả.Cuống hoa
- : có thể phát triển nhiều, tạo thành một quả giả. Quả thật nằm trong quả Đế hoa
giả hình chén hoặc trên quả giả đó.
- Lá bắc: các lá bắc có thế dính liền nhau thành một cái đấu ở phần dưới mỗi quả
hoặc tạo thành cánh có 3 thùy dính liền với quả.
- : có thể tồn tại cùng với quả.Đài hoa
CÂU 38. Phân loại quả theo hình thái
* : là quả sinh ra bởi một hoa, có một lá noãn hoặc nhiều lá noãn dính liềnQuả đơn
nhau.
- : Là quả khi chín vỏ quả vẫn mọng nước và nạcQủa thịt
+ Quả hạch: Vỏ quả ngoài và vỏ quả giữa dày và nạc, vỏ quả trong dày nhưng
cứng rắn, tạo thành hạch đựng hạt ở bên trong. ( Quả hạch một hạt, Quả hạch nhiều
hạt)
+ Quả mọng: Khi cả ba phần của vỏ quả đều mềm và mọng nước trong chứa một
hay nhiều hạt. (Quả loại cam, Quả loại bí)
- Quả khô: Là quả khi chín vỏ quả giữa khô đét lại.
+ Quả khô không tự mở: Quả khi chín không tự giải phóng hạt ra khỏi quả. (Quả
đóng (Quả bế), Quả thóc)
+ Quả khô tự mở: Quả khi chín, vỏ quả tự mở để phát tán hạt ra ngoài. (Quả
đại, quả loại đậu, quả loại cải, quả hộp, quả nang)
- Quả có áo hạt: Là loại quả đơn đặc biệt, có lớp mô mọng nước bao bọc xung
quanh hạt gọi là áo hạt. Lớp áo hạt được hình thành do sự phát triển của cuóng
noãn.
* : quả được hình thành từ một hoa có nhiều lá noãn rời nhau. Mỗi lá noãn Quả tụ
sẽ tạo thành một quả riêng.
- Một hoa có thể sinh ra nhiều quả đại nhỏ xếp xoắn ốc trên một trục dài, hoặc quả
có nhiều đại xếp vòng.
- Đế hoa phát triển nhiều và mọng nước thành một quả giả mọng nước, quả thật là
những quả đóng nhỏ đặt trên bề mặt quả giả.
- Quả tụ cũng có thể là dạng đế hoa lõm, phồng to tạo thành quả giả hình chén,
trong đựng các quả đóng, tức là quả thật.
* Quả kép: là quả được hình thành từ một cụm hoa đặc biệt, tức là quả sinh ra từ
nhiều hoa.
- Quả loại sung: Đây thực chất là quả giả. Phần thường đực gọi là “Quả” của các
cây Sung, Vả chính là đế của cụm hoa lõm thành. Quả thật chính là các quả đóng
do đế hoa tạo thành.
- Quả loại dứa: Cũng là quả kép được tạo thành bởi nhiều quả nhỏ sinh ra từ một
cụm hoa
- Quả loại dâu tằm: Cây có cụm hoa đơn tính cùng gốc.
• Quả đơn tính (Quả trinh sản): được hình thành do sự phát triển của bầu nhưng
noãn không qua thụ tinh.
- Quả đơn tính sinh không có hạt: Do noãn không được thụ tinh nên không có hạt
(Quả đơn tính sinh dinh dưỡng, quả đơn tính sinh do kích dục.)
- Quả đơn tính sinh có hạt: Do phôi phát triển từ tế bào trứng không qua thụ tinh.
Tế bào trứng này có thể đơn hay lưỡng bội.
CÂU 39. Cấu tạo của noãn
• Cấu tạo của noãn: là một khối đa bào, hình trứng, hình cầu hoặc hình thận. Mỗi
noãn gồm 2 phần:
- Cuống noãn: là nơi đính noãn và giá noãn;
- Thân noãn: là một khối tế bào nhỏ gọi là phôi tâm, có lớp vỏ noãn bao ngoài.
- Vỏ noãn lỗ noãn thường để hở một lỗ ở phía dưới gọi là . Chỗ thân noãn đính vào
cuống gọi là Chỗ các lớp vỏ noãn gặp nhau và đính với phôi tâm gọi là rốn. hợp
điểm.
CÂU 40. Cấu tạo của hạt, sự hình thành các phần của hạt từ cấu tạo của noãn
• Cấu tạo của hạt:
- Hạt gồm hai phần: vỏ hạt và nhân hạt.
+ Nhân hạt thường gồm các phần: cây mầm, nội nhũ, ngoại nhũ hoặc cả nội nhũ
và ngoại nhũ.
• Sự hình thành các phần của hạt từ noãn
- Tế bào trứng phát triển thành cây mầm: khi thụ tinh tế bào trứng kết hợp với một
tinh trùng để thành hợp tử 2n và có màng cellulose bao bọc
- Nhân dinh dưỡng cấp hai phát triển thành nội nhũ: trong quá trình thụ tinh kép,
nhân dinh dưỡng cấp hai (2n) hoặc hai nhân cực đơn bội (n) sẽ kết hợp với một
tinh trung thứ hai để tạo thành tế bào khởi đầu nội nhũ (3n). Từ đó sẽ sinh ra nội
nhũ là mô dinh dưỡng chuyên hóa.
- Noãn tâm phát triển thành ngoại nhũ: ở một số cây, noãn tâm phát triển thành một
loại mô dinh dưỡng dự trữ của hạt gọi là ngoại nhũ.
- Vỏ noãn biến đổi thành vỏ hạt: khi hoãn biến đổi thành hạt thì vỏ noãn biến đổi
thành vỏ hạt. Nếu noãn có hai lớp vỏ thì hình thành hai lớp vỏ hạt.
- Các phần phụ của hạt:
Mồng: hình thành do mép lỗ noãn phát triển.
Mào: là phần kéo dài của sống noãn.
Thể dầu: là khối tế bào mềm, mọng nước có hình dạng khác nhau nằm ở chỗ rốn
hạt.
Áo hạt: sinh bởi sự phát triển của cuống noãn.
Cánh: phần vỏ hạt phát triển rộng ra và mỏng với hình dạng khác nhau.
Lông: mặt ngoài của hạt có các sợi lông dài và mềm do các tế bào biểu bì kéo
dài hoặc ở một hay hai đầu hạt có một cái cán mang lông hay túm lông.
CÂU 41. Ứng dụng của cơ quan sinh sản thực vật trong ngành dược
• Hoa:
- Có nhiều vị thuốc làm từ hoa hoặc cành hoa, theo thống kê có 10 vị dược liệu là
hoa. (Ví dụ như Hồng hoa có tác dụng phá ứ huyết, sinh huyết mới.)
- Làm nguyên liệu để chiết xuất hoạt chất.
• Quả:
- Nguồn cung cấp vitamin lớn cho con người.
- Có tới 46 loại dược liệu là quả với những tác dụng khác nhau. (Ví dụ: quả giả của
cây Kim anh được dùng để chữa di tinh, đái son, tiểu tiện nhiều lần.)
• Hạt:
- Có tới 39 vị dược liệu là hạt, được dùng trong cả Đông y và Tây y.
- Ví dụ: Táo nhân là hạt thật của cây Táo ta thường chữa các chứng mất ngủ, thần
kinh suy nhược.
CÂU 42: Trình bày cấu tạo của một nhị, cách mở của bao phấn và các kiểu bộ
nhị
Cấu tạo của một nhị hoa:
- Chỉ nhị: thường là sợi mảnh, dài có thiết diện tròn , có thể nhẵn hoặc mang lông
- Bao phần: thường có dạng hình thận, hình dài hoặc tròn. Mặt ngoài có thể nhẵn
hoặc mang lông nhỏ
+ Chia thành 2 ô phấn , nối với nhau bởi trung đới. Khi còn non, mỗi ô phấn cấu
tạo bởi hai túi phấn. Khi chín, hai túi phấn đó kết hợp lại làm một, bên trong mang
hạt phấn
+ Vỏ bao phấn gồm nhiều lớp tế bào: ngoài cùng là biểu bì có phủ một lớp cutin,
dưới biểu bì là mô cơ giới cấu tạo bởi những tế bào có màng dày hóa gỗ hình chữ
U, mặt ngoài vẫn bằng cellulose. Lớp trong cùng là tầng nuôi dưỡng, tham gia vào
nuôi dưỡng tb mẹ hạt phấn
- Trung đới: là phần nằm giữa 2 ô phấn
Cách mở của bao phấn:
- Nứt dọc: mỗi ô phấn mở ra bằng kẽ nứt dọc đặt ở rãnh phân chia 2 túi phấn. Nếu
kẽ nứt quay vào trong hoa -> bao phấn hướng trong (hay gặp ở ngành Ngọc Lan),
nếu kẽ nứt quay ra ngoài -> bao phấn hướng ngoài (ít gặp)
- Nứt lỗ: bao phấn có thể mở bằng lỗ ở đỉnh
- Nứt van: bao phấn có 2-4 ô phấn, mỗi ô được mở bằng vài cái nắp nhỏ tựa như
cái cửa mở về phía trên để hạt phấn thoát ra ngoài
- Nứt ngang: trường hợp đặc biệt của bao phấn cây Măng cụt
Các kiểu bộ nhị:
- Bộ nhị ngang số: số nhị bằng số cánh hoa
- Bộ nhị lưỡng nhị: số nhị gấp đôi số cánh hoa và xếp thành hai vòng
- Bộ nhị đảo lưỡng nhị: hoa có 2 vòng nhị , vòng ngoài đứng trước cánh hoa, vòng
trong lại xen kẽ với vòng ngoài
- Bộ nhị đều: các nhị thường rời và đều nhau
- Bộ nhị hai trội: gồm hai nhị dài, hai nhị ngắn
- Bộ nhị bốn trội: gồm 4 nhị dài, hai nhị ngắn
- Bộ nhị một bó: các nhị dính với nhau ít nhiều
- Bộ nhị hai bó: 9 nhị hàn liền với nhau và 1 nhị duy nhất rời ra
- Bộ nhị nhiều bó: nhiều nhị tụ tập vs nhau thành nhiều bó nhỏ
- Bộ nhị thụt: chỉ nhị ngắn hơn cánh hoa thường nằm tụt vào bên trong bao hoa
- Bộ nhị thò: các nhị vươn dài ra khỏi bề mặt bao hoa
CÂU 43: Cấu tạo bộ nhụy và các kiểu bộ nhụy
Cấu tạo bộ nhụy:
- Bộ nhụy gồm một hay nhiều lá noãn, do các lá biến đổi, hàn liền hoặc rời nhau,
nằm ở chính giữa hoa
- Gồm 3 phần: bầu nhụy, vòi nhụy, núm nhụy
+ Bầu nhụy: là phần phồng ở phía dưới, chứa các noãn ở bên trong, nơi chứa các
giao tử cái là các tế bào trứng
+ Vòi nhụy là phần dẹp và dài ở đỉnh bầu, là nơi dẫn tinh trùng tới gặp giao tử cái
+ Núm nhụy: phần phình ra ở đầu tận cùng của vòi nhụy, là nơi tiếp nhận tinh
trùng
Các kiểu bộ nhụy:
- Bộ nhụy cấu tạo bởi một lá noãn hình thành một nhụy, do đó bầu chỉ có một ô và
các noãn đính ở mép lá noãn
- Bộ nhụy cấu tạo từ nhiều lá noãn rời nhau , mỗi lá noãn tạo thành một nhụy riêng
biệt do sự hàn liền của mép lá noãn
- Bộ nhụy có thể cấu tạo từ nhiều lá noãn hàn liền với các mức độ khác nhau: dính
liền hoàn toàn tạo thành một bầu, một vòi và một núm nhụy; dính liền nhau ở bầu
và vòi hoặc chỉ dính liền ở núm nhụy
| 1/30

Preview text:

A. CHƯƠNG I: TẾ BÀO THỰC VẬT
CÂU 1. Cấu tạo và chức năng của màng nguyên sinh chất • Cấu tạo:
- Cấu tạo chủ yếu bởi lipid, protein và một lượng nhỏ Carbohydrat.
- Lipid cấu trúc màng chủ yếu là phospholipid, chúng sắp xếp thành lớp kép với
đầu ưa nước quay vào phía bề mặt trong tế bào, đầu kỵ nước quay vào nhau. Trên
màng kép lipid còn có các phân tử protein chiếm khoảng 50% khối lượng màng và
một lượng nhỏ Carbohydrat dưới dạng các chuỗi polysaccharid gắn với lipid hoặc
protein nằm ở mặt ngoài của màng. • Chức năng:
- Bao bọc tế bào, ranh giới giữa tế bào và môi trường: Là hàng rào cho phép vật
chất qua lại màng theo hai cơ chế thụ động và chủ động– Truyền đạt thông tin
bằng các tín hiệu hóa học và vật lý học. – Xử lý thông tin
+ Nhận diện: nhận diện tế bào quen, lạ, kẻ thù.
+ Kích thích hoặc ức chế tiếp xúc giữa các tế bào, tế bào với cơ chấtLàm giá thể
cho các enzym xúc tác các phản ứng sinh học các loại trên màng, cố định các chất
độc dược liệu, virut, đề kháng bằng các cấu trúc trên màng.
- Bảo vệ tế bào: Bảo vệ cả tác động vật lí lẫn tác động hóa học, trong đó chủ yếu là
bảo vệ tác động hóa học.
- Vận chuyển các chất qua màng: Điều chỉnh sự vận chuyển vật chất ra và vào tế
bào, được thực hiện theo hai cơ chế là cơ chế chủ động và cơ chế thụ động.
- Trao đổi chất sơ bộ qua màng: Chất hữu cơ phức tạp được thuỷ phân thành các
chất hữu cơ đơn giản rồi vận chuyển qua màng nhờ các enzim bám trên màng.
- Truyền thông tin di truyền từ tế bào này sang tế bào khác gồm có: sự truyền nội
tiết tác động xa, sự truyền cận tiết, sự truyền qua xinap.
- Nhập bào và xuất bào: Quá trình thu nhận tích cực các chất có kích thước phân tử
quá lớn không qua được màng tế bào. CÂU 2:
Trình bày số lượng, hình dạng, kích thước của tế bào thực vật (bậc cao). a) Số lượng:
- Cơ thể thực vật có khi chỉ cấu tạo bởi một tế bào gọi là cơ thể đơn bào.
- Thông thường cơ thể thực vật được cấu tạo bởi nhiều tế bào gọi là cơ thể đa bào. b) Hình dạng
- Các tế bào thực vật có hình dạng rất khác nhau, tùy thuộc vào từng loài và từng mô thực vật. c) Kích thước
- Kích thước tế bào thực vật cũng biến đổi rất nhiều ở các loại mô cũng như các loài thực vật khác nhau.
- Đa số tế bào có kích thước hiển vi, nghĩa là bằng mắt thường không nhìn thấy
được, trừ một số tế bào rất lớn như tép bưởi, sợi đay, sợi gai.
- Kích thước trung bình ở tế bào thực vật bậc cao là 10-30 µm. CÂU 3:
Nêu cấu tạo chung của tế bào thực vật.
Vách tế bào: làm cho tế bào có hình dạng nhất định.
Màng sinh chất: bao bọc bên ngoài chất tế bào
Chất tế bào: là một dạng keo lỏng, bên trong chứa một số bào quan như lục lạp, …
Nhân: thường chỉ có một nhân, có cấu tạo phức tạp, điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
Lục lạp: tạo ra các chất dinh dưỡng nuôi cây.
Không bào: Chứa dịch tế bào. CÂU 4
: Những đặc trưng về cấu trúc của tế bào thực vật
- Ngoại trừ các điểm chung về cấu trúc tế bào thì tế bào thực vật có một số đặc trưng riêng như: + Không có trung tử + Có lục lạp + Có vách tế bào + Có không bào CÂU 5:
Nêu các loại thể vùi, ý nghĩa và vai trò của chúng.
- Thể vùi là những thể nhỏ bé trong chất tế bào và những chất dự trữ hay cặn bã.
Thể vùi loại tinh bột: Là loại chất dự trữ phổ biến nhất tronh tế bào thực vật.
- Mỗi cây có dạng tinh bột riêng, kích thước cũng khác nhau cho nên dễ dàng phân biệt chúng với nhau.
- Các hạt tinh bột thường đứng riêng (hạt đơn), có khi hạt dính với nhau tạo thành
hạt kép, hoặc hai ba hạt được bao chung những vân tăng trưởng tạo hạt nửa kép.
- Có thể dựa vào hình thái các hạt tinh bột và tính chất của tinh bột để kiểm nghiệm
thuốc và bột dược liệu.
Thể vùi loại protid:
- Trong chất tế bào tồn tại những hạt protid dự trữ, không màu, chết quang bình
thường hình cầu hay hình bầu dục, được gọi là hạt alơron.
- Hạt alơron có kích thước trung bình là 50 µm, bao bởi màng bản chất protid nhưng
không định hình, bên trong có 1-2 khối hình cầu gọi là á cầu và khối hình nhiều cạnh là á tính.
- Hạt aloron là do các không bào khô lại khi hạt chín Thể vùi loại lipid:
- Thường gặp trong chất tế bào thậm chí cả trong lục lạp những giọt nhỏ hình cầu,
không màu hay màu vàng, rất chiết quang không tan trong nước tan trong dung
môi hữu cơ. Có ba loại giọt dầu:
+ Giọt dầu mỡ: thường gặp trong hạt lạc, ngô,.. dầu không mùi để lại vết mờ trên giấy.
+ Giọt tinh dầu: là những sản phẩm dễ bay hơi, có mùi. Chúng là các sản phẩm thải
hồi của các quá trình chuyển hóa trong tế bào, tgặp ở những bộ phận khác của hoa
cây như tế bào biểu bì tiết trong cánh hoa hồng, tế bào tiết trong mô mềm của thân cây trầu không,..
+ Nhựa và gôm: là những sản phẩn hóa học rất thay đổi, là kết quả của quá trình
oxy hóa và trùng hợp một số loại dầu, do những tế bào tiết ở xung quanh tiết ra,
ngoài ra còn gặp trong ống nhựa mủ.
Thể vùi loại tinh thể: là những chât cặn bã kết tinh.
- Tinh thể calci oxalat: trong quá trình ttrao đổi chất xuất hiện một số thành phần
mà cây xanh không sử dụng được như acid oxalic và Ca2+, chúng kết hợp với nhau tạo calci oxalat kết tinh
- Tinh thể calci cacbonat: có hình như một khối xù xì như quả mít, nhiều gai nhọn
gọi là nang thạch, gặp trong lá đa, lá dâu tằm, lông che chở lá vòi voi. CÂU 6
: Cấu tạo của vách tế bào:
• Cấu tạo: Vách của 2 tế bào cạnh nhau tạo nên một lớp kép. Lớp kép này được cấu tạo bởi các lớp:
- Phiến giữa - lớp pectin: chất pectin cũng là một polysaccaharid, thường vô định
hình rất háo nước và không có hoạt tính quang học. Lớp pectin tạo nên một lớp
như xi măng gắn các lớp cellulose của những tế bào lân cận lại với nhau. Ở những
tế bào mô gỗ phiến giữa thường hóa gỗ.
- Vách cấp 1 - lớp cellulose: là vách thật đầu tiên được tạo thành trong một tế bào
đang phát triển và là thành phần duy nhất có trong nhiều loại tế bào với thành phần
gồm cellulose, hemicellulose và một phần pectin đôi khi hóa gỗ, vì có cellulose
nên vách cấp một không đẳng hướng quang học. Lớp cellulose tạo thành một vỏ cứng chung quanh tế bào. CÂU 7:
Sự biến đổi của vách tế bào
- Vách tế bào thực vật có thể tay đổi tính chất vật lý và thành phần hóa học để đáp
ứng với những chức năng đặc biệt.
- Sự hóa gỗ: thường gặp ở thực vật bậc cao chính là sự hóa gỗ của vách tế bào.
- Sự hóa khoáng: xảy ra trên toàn bộ hay chỉ từng phần của vách tế bào với các
chất khoáng khách nhau, sự hóa khoáng này làm cho vách tế bào thêm cứng rắn Và bền hơn.
- Sự hóa bần: vách tế baofcos thể biến đổi thành một chất có bản chất lipid được
gọi là chất bần (suberin). Sự biến đổi này làm tế bào bị chết vì chất bần không
thấm khí và nước. Sự hóa bần chỉ gặp ở những tế bào của mô che chở làm nhiệm vụ bảo vệ.
- Sự hóa cutin: vách ngoài của tế bào biểu bì phủ thêm một chất có bản chất lipid
gọi là chất cutin. Đó là mmoojt chất không thấm khí và nước tạo thành lớp bảo vệ
gọi là tầng cutin. Tùy theo điều kiện sống của từng loại cây mà tầng này có thể dày hay mỏng.
- Sự hóa sáp: mặt ngoài vách tế bào biểu bì có thể phủ thêm lớp sáp mỏng trông trắng như phủ phấn. -
: Mặt trong vách tế bào có thể phủ thêm lớp chất nhầy, khi gặp Sự hóa nhầy nước
chất nhầy này phồng lên và trở nên nhớt. CÂU 8
: Sự tăng trưởng của vách tế bào
- Lớp cellulose có thể tăng lên về diện tích do tác dụng của các kích tố thực vật loại
auxin làm tăng tính dẻo của lớp cellulose, dưới áp lực của chất tế bào lớp cellulose
sẽ căng ra , các mixen mới sẽ xen vào các mixen cũ, tạo vách cấp 2.
- Lớp cellulose còn lại tăng theo bề dày bằng cách phủ thêm những lớp cellulose
mới vào mặt trong của lớp cellulose cũ. Sự dày lên này không đồng đều để lại
nhiều chỗ dày mỏng khác nhau, do đó tạo các lỗ của vách tế bào.
B. CHƯƠNG 2: MÔ THỰC VẬT
CÂU 9. Vị trí, cấu tạo và hình thái của mô che chở của thực vật
• Vị trí: nằm ở mặt ngoài của các cơ quan của cây • Cấu tạo:
- Biểu bì cấu tạo bởi một lớp tế bào sống bao bọc các phần của cây. Vách ngoài
của tế bào biểu bì đã hóa cutin thành thằng cutin không thấm nước và khí. Trên
biểu bì còn có hai bộ phận rất quan trọng là: lỗ khí và lông che chở. - Bần và thụ bì:
+ Bần: cấu tạo bời nhiều lớp tế bào chết, bao bọc các phần già của cây.
+ Thụ bì: là mô che chở phủ thêm lên mặt ngoài lớp bần.
Hình thái: Các tế bào xếp xít nhau và vách tế bào bi
ến thành một chất không thấm nước và khí.
CÂU 10. Vị trí, cấu tạo và hình thái của mô nâng đỡ của thực vật • Vị trí:
- Mô dày: nằm ngay sát dưới lớp biểu bì hay cách vài lớp tế bào nhu mô.
- Mô cứng: thường có ở các cơ quan trục của thân và rễ, thường nằm trong bó
mạch và cũng là thành phần của bó mạch. • Cấu tạo
- Mô dày cấu tạo bởi những tế bào sống, vách dày bằng cellulose.
- Mô cứng cấu tạo bởi những tế bào chết, vách dày hóa gỗ ít nhiều. Nằm sâu trong
những cơ quan không có khả năng mọc dài được nữa. Có nhiều lỗ hay ống nhỏ xuyên quan màng • Hình thái:
- Mô dày: là một loại mô đơn giản và được cấu tạo từ một kiểu tế bào
- Mô cứng: tập hợp những tế bào có vách hậu lập dày, hình dạng khác nhau.
CÂU 11. Cấu tạo, hình thái của mô tiết thực vật
• Cấu tạo: Cấu tạo bởi những tế bào sống, có vách bằng cellulose tiết ra những
chất được coi là cặn bã của cây. • Hình thái
- Biểu bì tiết: các tế bào tiết ra tinh thầu thơm.
- Lông tiết: mỗi lông tiết bờ gồm một chân và một đầu
- Tế bào tiết: là những tế bào riêng lẻ ở rải rác trong mô mềm, đứng những chất do chính nó tiết ra.
- Túi tiết và ống tiết: là những lỗ hổng hình cầu (túi) hay hình trụ. (Ống) bao
bọcbởi các tế bào tiết và đựng những chất do các tế bào đó tiết ra.
- Ống nhựa mủ: là những ống dài hẹp phân nhánh rất nhiều, chứa bên trong một
chất lỏng trắng như sữa. Ống nhựa mủ có một lớp chát dết bào phủ lên vách bằng cellulose.
CÂU 12. Vị trí, cấu tạo, hình thái của các mô dẫn gỗ, libe
• Vị trí: gỗ và libe xếp xen kẽ nhau tạo thành các bó libe - gỗ hoặc gỗ nằm trong, libe nằm ở ngoài.
• Cấu tạo và hình thái:
- Gỗ: là một mô phức tạp, bao gồmMạch ngăn và mạch thông.
+ Là các yếu tố dẫn nhựa nguyên cấu tạp bời những tế bào dài xếp nối tiếp nhau.
Các tế bào còn vách ngăn được gọi là màng ngăn; các vách ngăn biến mất tạo
thành những ống thông suốt được gọi là mạch thông hay mạch gỗ
- Sợi gỗ: Là những tế bào chết, hình thoi dài, có khoang tế bào hẹp, vách dày hóa
gỗ, trên đó có ống nhỏ trao đổi đi xuyên qua. Các sợi gô làm nhiệm vụ nâng đỡ.
- Mô mềm gỗ: Cấu tạo bởi những tế bào sống, làm nhiệm vụ dự trữ, vách có thể
hóa gỗ hoặc vẫn mỏng và bằng cellulose.
- Libe: có nhiệm vụ dẫn nhựa luyện, có cấu tạo phức tạp, bao gồm
+ Mạch rây: Cấu tạo bởi những tế bào sống dài, xếp nối nhau thành từng dãy, vách
vẫn mỏng bằng cellulose có nhiều lô thủng trông như cái rây.
+ Tế bào kèm: Là những tế bào sống dài, có vách mỏng, ở bên cạnh các mạch rây.
+ Mô mềm libe: Gồm những tế bào sống có vách mỏng bằng cellulose có nhiệm
vụ chứa chất dự trữ như tinh bột.
CÂU 13. Trình bày khá niệm về mô, các cách phân loại mô thực vật
• Khái niệm: Mô là tổ chức của các tế bào thuộc một hoặc một số loại tế bào có
nguồn gốc và chức phận chung. • Phân loại:
- Theo hình dạng, kích thước tế bào, gồm: mô mềm và mô tế bào hình thoi.
- Theo nguồn gốc, gồm 2 loại: mô phân sinh và mô vĩnh viễn.
- Theo chức phận sinh lý, gồm 6 loại: mô phân sinh, mô dinh dưỡng (mô mềm),
mô che chở, mô nâng đỡ, mô dẫn và mô tiết.
CÂU 14. Phân loại mô phân sinh và trình bày cấu tạo các loại mô phân sinh
• Cấu tạo mô phân sinh: cấu tạo bởi những tế bào nong chưa phân hóa, vách
mỏng bằng cellulose, không có dự trữ chất dinh dưỡng, xếp xít vào nhau, không để
hở những khoảng gian bào.
• Mô phân sinh ngọn: Cấu tạo từ những đám tế bào non ở đầu ngọn rễ và thân.
• Mô phân sinh lóng: Cấu tạo từ các tế bào phân chia giúp cây mọc ra dài ra ở phía gốc các lóng thân.
• Mô phân sinh bên: Cấu tạo từ các tế bào giúp rễ và thân cây phát triển về chiều ngang.
CÂU 15. Cấu tạo, vị trí mô mềm của thực vật
Cấu tạo: Cấu tạo bởi những tế bào sống chưa phân hóa nhiều, vách mỏng
bằng cellulose hoặc đôi khi tẩm chất gỗ.
 Mô mềm hấp thụ: bao gồm các lông hút của rẽ, có nhiệm vụ hấp thu
nước và các muối vô cơ hòa tan trong nước.
 Mô mềm đồng hóa: cấu tạo bởi những tế bào chứa nhiều lạp lục để
thực hiện chức năng quang hợp. Nằm ngay dưới biểu bì của lá và thân cây non.
 Mô hình giậu: tế bào dài, xẹp xếp khít nhau như những chiếc
cọc của một bờ giậu, thẳng góc với mặt lá.
 Mô xốp: còn gọi là mô khuyết, cấu tạo bởi những tế bào không
đều, để hở những khoảng gian bào lớn, rỗng, chứa đầy khí.
 Mô mềm dự trữ: những tế bào có vách mỏng bằng cellulose, thường để
hở những khoảng gian bào ở góc tế bào.
 Vị trí: nằm ở vỏ (mô mềm vỏ) và trong ruột (mô mềm ruột)
C. CHƯƠNG 3: CƠ QUAN SINH DƯỠNG CỦA THỰC VẬT
CÂU 16. Cấu tạo của rễ cây
A, Cấu tạo hình thái
Chóp rễ là một bộ phân giống như một cái mũ úp lên đầu ngọn rễ, gồm các tết
bào có vách ngoài hóa nhầy.
• Miền sinh trưởng: nằm ngày trên chóp rễ, nó là một mô phân sinh gồm các tế bào
có khả năng phân chia nhanh. •
mang nhiều lông nhỏ dài từ 5-7cm. Miền lông hút
Miền hóa bần cấu tạo từ những tế bào có vách hóa bần, mô mềm và mô dẫn sơ cấp là chủ yếu.
Cổ rễ là đoạn nối liền với thân.
B, Cấu tạo giải phẫu
• Cấu tạo cấp 1:
- Tầng lông hút: bào gồm những tế bào ngoài cùng kéo dài ra, có vách mỏng bằng cellulose. - Vỏ cấp 1
➢ Vỏ cấp 1 gồm các tế bào có vách mỏng bằng celluloe, thường chia làm 2 vùng:
mô mềm vỏ ngoài (bao gồm nhiều tế bào vách bằng cellulose, sáp xếp lộn xộn) và
mô mềm vỏ trong (các tế bào có vách mỏng, xếp thành vòng tròn đồng tâm và dãy xuyên tâm).
➢ Ngoại bì: cấu tạo từ những tế bào có vách hóa bần hoặc hóa gỗ.
➢ Nội bì: là lớp tế bào trong cùn của phần vỏ cấp một, bao gồm một hàng tế bào khá đều đặn
- Trụ giữa: chiếm vị trí trung tâm của rễ gồm:
➢ Trụ bì: các tế bào có vách mỏng nằm xen kẽ với tế bào nội bì có thể là một lớp hay nhiều lớp.
➢ Hệ thống dẫn: gồm các bó gỗ và bó libe nằm xen kẽ nhau.
➢ Ruột và tia ruột: xen kẽ giữa các bó libe và bó gỗ có các tia ruột; trong cùng là
mô mềm ruột, gồm các tế bào mô mềm của yếu tố dẫn.
• Cấu tạo cấp 2:
- Tầng phát sinh ngoài: gồm một lớp tế bào có khả năng phân chia mạnh tạo bên
ngoài những lớp tế bào đều đặn óc vách hóa bần và bên trong tạo ra những tế bào
có vách mỏng gọi là lục bì.
- Tầng phát sinh trong: libe cấp ha ở bên ngoài và gỗ cấp hai ở bên trong đồng thời
ép các tế bào của bó libe cấp 1 bị bẹp lại và khó nhận ra. -
gồm các tế bào có vách mỏng bằng cellulose, Tia ruột cấp hai đảm nhiệm chức
năng trao đổi chất và khí giữ mô mềm ruột và các tổ chức bên ngoài.
• Cấu tạo cấp 3:
- Ở một số cây, các rễ củ còn có cấu tạo đặc biệt do những vòng tầng phát sinh
mới xuất hiện và hoạt động. Đó là cấu tạo cấp 3, có thể phân biệt 2 kiểu:
+ Kiểu củ Bạch tạp: Sau một thới gian, rễ củ có cấu tạo cấp 2. Trong phần mô dự
trữ của nó xuất hiện them một vòng tầng sinh gỗ mới hoạt động cho ra libe cấp 3
và gỗ cấp 3. Sau một thời gian, tầng sinh gỗ này ngừng phát triển, ở bên ngoài nó
lại xuất hiện một vòng tầng sinh gỗ mới và cứ tiếp tục như thế làm cho rễ củ tiếp
tục lớn lên. (VD: Rễ củ cây Bạch tạp (Họ cây rau muối), củ cây hoa phấn, củ cây thuộc họ rau giền.)
+ Kiểu củ Đại hoàng: Sau hi phát triển gỗ cấp 2, trên lớp gỗ này xuất hiện
những vòng tầng phát sinh gỗ nhỏ hình tròn, các tầng sinh gỗ này sinh libe ở mặt
trong và gỗ ở mặt ngoài. Tia ruột loe rộng hình phễu chia phần gỗ vừa mới phát
triển thành hình sao đặc trưng. (VD: Củ Đại hoàng, rễ củ một số cây thuộc họ khoai lang và họ bí.) CÂU 17
: So sánh cấu tạo giải phẫu của rễ cây lớp Ngọc Lan và lớp Hành Lớp Ngọc Lan Lớp Hành - Mô dẫn: libe – gỗ Libe – gỗ: xếp xen kẽ + Xếp xen kẽ
+ Gỗ phân hóa hướng tâm
+ Số lượng bó libe – gỗ: < 8 bó
- Tầng lông hút: do tầng trong cùng của - Tầng lông hút: do tầng ngoài cùng chóp rễ của tầng phát sinh vỏ
- Tầng tẩm chất bần (tầng suberin): 1
- Tầng suberin: 2-3 lớp tế bào lớp - Mô mềm vỏ: - Mô mềm vỏ: + Ngoài: xếp lộn xộn + Trong: ngay ngắn - Nội bì: đai caspari - Nội bì chữ U - Trụ bì hiện diện
- Bó dẫn tiếp xúc nội bì do thiếu trụ bì
- <10 bó dẫn libe 1 – gỗ 1
- Trung trụ phát triển, >10 bó dẫn libe 1 – gỗ 1 - Không có hậu mộc - Có mạch hậu mộc
- Mô mềm ruột: vách cellulose
- Mô mềm ruột thường hóa mô cứng
CÂU 18. Phân biệt các loại rễ cây bằng đặc điểm hình thái
• Rễ trụ: rễ chính phát triển mạnh, hướng thằng từ trên xuống và đâm sâu xuống đất.
• Rễ chùm: rễ chính không phát triển mạnh hoặc chết đi, được tạo thành từ những
rễ phát sinh từ dưới thân.
• Rễ củ: phát triển mạnh và mang nhiều chất dự trữ như tinh bột
• Rễ phụ: sinh ra từ thân hoặc cành của cây.
• Rễ bám: mọc ra từ mấu thân để giúp cây bám chặt vào cây khác hoặc giàn leo.
• Rễ khí sinh: rễ mọc trong không khí, mặt ngoài có một lớp mô xốp bao bọc để
hút hơi ẩm của không khí.
• Rễ biểu sinh: rễ có ở những cây sốc nhờ trên cây khác, song rễ các cây đó chỉ
bám vào vỏ những cây gỗ lớn.
• Rễ cà kheo: là một loại rễ phụ phát triển mạnh và mọc vững chắc xuống đất.
• Rễ hô hấp: rễ mọc ngoi lên khỏi mặt nước.
• Rễ giác mút: rễ đâm sâu vào mô mềm và các bó mạch để hấp thụ các chất cần thiết.
CÂU 19. Nêu các phần chính của thân cây
• Thân chính: là một cơ quan hình trụ nón và thường có mặt cắt hình tròn. Khi còn
non thân cây có màu xanh lục, đến khi già thì có màu nâu.
• Mấu và gióng: phần trên thân cây nơi mọc ra lá và chồi được gọi là các mấu, vị
trí giữa 2 nốt liên tiếp thì gọi là gióng hay lóng.
• Chồi: phần thân không dài ra, có các gióng ngắn và lá non, được bao bọc bằng
các lá bắc chồi thì gọi là chồi.
• Cành: từ các chồi bên mọc ra các cành ở ngày phía ngoài mặt thân cây.
• Gốc: đây là phần tận cùng của thân ở trên mặt đất, nơi tiếp giáp với cổ rễ.
CÂU 20. Phân loại thân cây về hình thái và nơi sống
Tùy theo hình thái và nơi sống, người ta phân chia thân cây thành các loại sau: A, Thân khí sinh ● Thân đứng:
- Thân cây gỗ to, hóa gỗ và phân nhánh.
- Thân cột: thân hình trụ, thẳng, không phân nhánh, mang một bó lá ở ngọn.
- Thân rạ: thân rỗng ở các gióng và đặc ở các mấu.
● Thân bò: Thân không đủ cứng rắn để mọc thẳng đứng cho nên phải mọc bò lan trên mặt đất. ● Thân leo
- Thân Quấn: dây leo bằng cách tự quấn chung quanh giàn hoặc giá đỡ.
- Tua quấn: cành hay lá biến đổi thành những sợi xoắn dùng để quấn chặt cây vào giàn - Thân leo nhờ rễ bám. B, Thân địa sinh
• Thân rễ: thân cây dài, mọc nằm ngang dưới đất, trông như rễ nhưng khác rễ vì
mang những lá biến đổi thành vẩy khô.
• Thân hành: thân đứng thẳng, rất ngắn, mặt dưới mang rễ, xung quanh mang
nhiều lá biến đổi thành vảy mọng nước và chứa nhiều chất dự trữ.
- Thân hành áo: các lá mọng nước ở bên ngoài bao bọc hoàn toàn các vẩy ở bên
trong tựa như một lớp áo phủ ở ngoài.
- Thân hành vẩy: các lá mọng nước úp lên nhau như những viên ngói trên mái nhà.
- Thân hành đặc: phần phân cây gọi là phiến tương đối dày và chứa nhiều chất dự
trữ còn các vảy mỏng và khô, chỉ có tác dụng che chở.
• Thân củ: thân phồng to lên vì trong chứa nhiều chất dự trữ.
CÂU 20: Nêu các thuyết tiến hóa rình bày sự phát triển từ rễ lên thân?
- Thuyết chắp nối: Hệ thống dẫn truyền của rễ và của thân riêng và khác nhau ở
vùng cổ rễ, hai hệ thống ấy nối chắp như ghép vào nhau thành từng nhóm ba bó mạch một.
- Thuyết quấn hay xoay: Đến vùng cổ rễ, bó dỗ hướng tâm của rễ chẻ làm hai
nhánh, mỗi nhánh vặn một góc 180o và gỗ trở nên ly tâm. Còn bó libe thì chuyển từ
rễ sang thân mà có thể bị chẻ hoặc không bị chẻ.
- Thuyết tiến hóa của bó dẫn chuyền: sự khác nhau giữa cấu tạo của rễ và thân
do 2 quá trình tiến hoá khác nhau. Đơn vị cấu tạo của cây là một bó quy tụ, gồm có
một bó gỗ xen kẽ với hai phần của bó libe. Ở bó quy tụ cổ nhất, gặp ở rễ, ta có gỗ
và libe hương tâm. Theo thời gian, gỗ tiến hoá thành gỗ tiếp tuyến và sau cùng là gỗ ly tâm
CÂU 21. Nêu các loại cây và cách phân nhánh của thân cây?Các loại cây:
• Cây gỗ to: thân gỗ phát triển nhiều, sống nhiều năm và chỉ phân nhánh từ một chiều cao nào đó.
Cây nhỡ: có thân gỗ phân nhánh ngay từ gốc và chỉ cao độ 4m.
Cây nhỏ: cũng phân nhánh ngay từ gốc nhưng thấp hơn cây nhỡ.
• Cây bụi: gồm 2 phần: phần dưới sống dai và hóa gỗ; phần trên thuộc cỏ và sống nhiều năm.
Cây bụi nhỏ: cũng sống nhiều năm, phần hóa gỗ sống nhiều năm, phần ngọn
không hóa gỗ sống hằng năm.
• Cây cỏ: có thể sống một năm hoặc nhiều năm.
Cách phân nhánh của thân cây:
• Thân phân nhánh lưỡng phân: Thân cây phân đôi thành 2 nhánh bằng nhau,
các nhánh đó lại rẽ đôi và tiếp tục như vậy mãi mãi. (VD: Thông đất, Quyển bá)
•Thân đơn trục: Thân cây phát triển mạnh còn cành mọc ở bên thân cây. Đó là thân cây trục đơn.
• Thân hợp trục: Thân cây ngừng phát triển, cành mọc theo hướng của thân cây
rồi lại ngừng phát triển. Cành sau lại tiếp tục mọc theo hướng của cành trước rồi lại ngừng phát triển.
CÂU 22. Cấu tạo giải phẫu của thân cây lớp Ngọc Lan.
A, Cấu tạo cấp một:
• Biểu bì: Cấu tạo bởi một lớp tế bào sống, không có lục lạp và tinh bột, vách
ngoài biểu bì hoá cutin dày hay mỏng tùy loại cây. Trên biểu bì có thể có lỗ khí,
lông tiết, lông che chở hoặc lông ngứa. Thân chìm dưới nước, biểu bì không có cutin và lỗ khí. • Vỏ cấp một:
- Vỏ thực sự chỉ gồm mô mềm vỏ, giới hạn bên ngoài là biểu bì, bên trong là nội
bì. Mô mềm vỏ ở thân mỏng hơn ở rễ, cấu tạo bởi những tế bào sống, vách mỏng
bằng cellulose, sắp xếp không thứ tự, những lớp mô mềm vỏ ngoài có lục lạp làm cho thân cây có màu xanh.
- Trong mô mềm vỏ có thể có mô cứng, những tế bào chứa calci oxalat, tế bào tiết,
ống tiết, những vết lá đó là yếu tố dẫn nhựa.
- Lớp tế bào trong cùng của mô mềm vỏ là nội bì, là một lớp tế bào sống chứa
nhiều hạt tinh bột. Nội bì khung Caspary ở thân thưởng không rõ như ở rễ. • Trụ giữa:
- Trụ bì: Là lớp tế bào ngoài cùng của trung trụ gồm 1 hay nhiều lớp tế bào, xếp
xen kẻ nội bì. Vách tế bào trụ bì có thể còn cellulose hoặc hoá mô cứng.
- Bó dẫn: Nằm phía dưới trụ bị, bó libe hình bầu dục chồng lên bó gỗ (bó dẫn kiểu
chống) và sắp xếp trên một vòng.
- Số lượng các bó libe gỗ thay đổi tùy loài cây và trong một loài tùy theo vị trí trên
thân. Khoảng cách giữa các bó libe gỗ có những dải mô mềm gọi là tia ruột (tia
tủy). Phía trong các bó libe gỗ là một khối mô mềm gọi là tủy, tủy có thể phát triển
nhiều hay ít và đôi khi hóa mô cứng vài loại cây có ruột rỗng vì tủy bị tiêu hủy.
B, Cấu tạo cấp hai:
• Tầng phát sinh ngoài (tầng phát sinh bần - lục bì):
- Phía ngoài là một lớp mô che chở cấp 2 gọi là bần, được cấu tạo từ hiểu tầng tế bào có vách hóa bần
- Phía trong tạo ra một lớp mô mềm cấp 2 gọi là lục bì, được cấu tạo bởi nhiều tầng
tế bào sống có vách mỏng bằng cellulose, xếp rất đều đặn thành vòng đồng tâm và
dãy xuyên tâm, thường có hình chữ nhật.
• Tầng phát sinh trong (tầng sinh gỗ):
- Cấu tạo bởi một vòng tế bào đặt ở phía trong libe cấp một và phía ngoài gỗ cấp 1.
- Các tế bào này có khả năng sinh sản rất nhanh tạo thành ở hai mặt vòng tế bào đó
hai lớp mô cấp hai là libe cấp 2 ở phía ngoài và cố cấp 2 ở phía trong.
+ Phía ngoài, libe cấp hai cấu tạo bởi các mạch rây dẫn nhựa luyện kèm theo mô
mềm libe và đôi khi có thêm các sợi libe
+ Phía trong, tầng sing gỗ tạo ra một lớp gỗ cấp 2 cấu tạo bởi mạch gỗ và mô
mềm gỗ. Mạch gỗ có vách dày hóa gỗ và có khoang rộng dùng để dẫn nhựa
nguyên; mô mềm gỗ cugx có vách dày hóa gỗ nhưng với khoang tế bào hẹp hơn.
• Tia ruột: Các tia ruột cấp 2 có thể rất hẹp, chỉ cấu tạo bởi một hay hai dãy tế bào
có vách mỏng và kéo dài theo hướng xuyên tâm
CÂU 23. Cấu tạo giải phẫu của thân cây lớp Hành
- Thân cây lớp Hành cũng gồm có 3 phần: biểu bì, và vỏ
một trùng trụ nhưng có
những điểm khác biệt so với thân lớp Ngọc lan như sau:
▪ Thường khó phân biệt vỏ và trung trụ.
▪ Số lượng bó libe gỗ rất nhiều, sắp xếp từ 2 vòng trở lên hoặc không theo thứ tự.
▪ Số lượng các mạch gỗ trong một bó libe gỗ thường ít, đôi khi chỉ gồm 1 hay 2
mạch rất to, cũng có khi các mạch gỗ xếp thành hình chữ V, kẹp libe ở giữa.
▪ Tủy thường bị tiêu hủy.
▪ Thân cây lớp Hành không có mô dày, vai trò nâng đỡ được đảm nhận bởi vùng
mô cứng dưới biểu bì hoặc trong trung trụ và xung quanh các bó libe gỗ. Đôi khi
trong và có thêm vết lá đó là những bó libe gỗ từ trung trụ đi qua vỏ trước khi rẽ sang là.
* So sánh cấu tạo giải phẫu của thân cây lớp Ngọc Lan và lớp Hành: Lớp Ngọc Lan Lớp Hành
Có nội bì -> phân biệt vỏ và trung trụ
Không có nội bì -> không phân biệt vỏ và trung trụ 1 vòng bó libe gỗ
Nhiều vòng bó libe – gỗ Bó mạch hở (có cấp 2)
Bó mạch kín (không cấp 2) Mô dày, mô cứng Mô cứng
CÂU 24. Trình bày lá đơn và các loại lá kép; cách mọc của lá
Lá đơn: là lá có cuống lá chỉ mang một phiến lá
Lá kép: lá có cuống lá phân nhánh, mỗi nhánh mang một phiến lá nhỏ gọi là lá chét.
- Lá kép hình lông chim: Lá có cuống lá phân nhánh ở những điểm khác nhau, mỗi nhánh mang một lá chét.
+Bản thân các lá chét này có thể lại là các lá kép một hoặc hai lần nữa để tạo
nên lá kép hình lông chim một lần, hai lần, ba lần.
- Lá kép hình chân vịt: Có các lá chét xuất phát từ một điểm chung ở đầu cuống lá (Lá Ngũ gia bì).
Cách mọc của lá:
- Mọc đối: hai lá mọc đối diện nhau ở mỗi đốt
- Mọc vòng: ở mỗi đốt xuất hiện nhiều hơn hai lá.
- Mọc so le: các lá xếp theo kiểu xoắn ốc trên cành.
- Ngoài ra còn có các cách khác như: mọc đối chữ thập, mọc so le hai hàng chồng
lên nhau, mọc lợp dạng bông, mọc thành chùm…
CÂU 25. Trình bày các phần chính, phụ của lá cây A, Các phần chính:
• Phiến lá: là phần rộng, mòng và thường có màu xanh, được đính vào thân ở các
mấu thân nhờ các cuống lá. (Chúng ta có thể thấy không phải tất cả các loại cây
đều có màu xanh, hoặc đều rộng và mỏng.)
• Cuống lá: là phần hẹp và dày.
+ Đôi khi lá không có cuống, trường hợp đó gọi là lá không cuống.
+ Cuống lá rất đa dạng về chiều dài, độ dày và hình dạng.
• Bẹ lá: là phần rộng ôm lấy thân. Một số cây hường có bẹ lá như cây thuộc họ Nhân Sâm. B, Các phần phụ:
Lá kèm là những bộ phận nhỏ, mỏng, mọc ở phía gốc cuống lá; có thể lớn hơn
hoặc nhỏ hơn lá, mọc nhanh kèm rụng sớm (VD: Cây Đa búp đỏ), lá kè có thể rời
hoặc đính liền nhau (lá kè một số cây thuộc họ cà phê), lá kè dính liền vào cuống
(Cây Hoa hồng), cũng có một số loài có lá kèm lớn , hình dạng tương tự như lá.
Một số loài không có lá kèm hoặc lá kèm rụng sớm khi lá cây trưởng thành, một số
loài có lá kèm hình dạng giống phiến lá.
• Lưỡi nhỏ: là những bộ phận mỏng và nhỏ mọc ở chỗ nối liền phiến lá và bẹ lá (Họ lúa, họ gừng, ...).
Bẹ chìa: là phần màng mỏng ôm lấy thân cây ở phía trên chỗ cuống lá đính vào
thân (Đặc trưng cho họ rau giăm.).
CÂU 26: Nêu các dạng gân lá, phiến lá, mép lá, gốc lá và ngọn lá.
* Các dạng * Các dạng * Các dạng mép lá: * Các dạng gốc * Các dạng gân lá: phiến lá: ngọn lá
- Gân hình lông - Lá hình dải -Tùy theo mức độ - Gốc lá hình tim - Ngọn lá nhọn chim - Lá hình mũi
nông sâu của vết khía - Gốc lá hình thận - Ngọn lá tù - Gân hình mác ở mép lá mà có các
- Gốc lá hình mũi - Ngọn lá có chân vịt - Lá hình chữ dạng lá như sau: tên gai nhọn to - Gân song nhật + Lá nguyên
- Gốc lá hình mũi - Ngọn lá có song - Lá hình bầu + Lá quăn mác mũi nhọn - Gân tỏa tròn dục + Lá lượn sóng - Gốc lá hình - Ngọn lá hình - Gân hình - Lá hình tam + Lá khía răng cưa khiên nón cụt mạng giác + Lá khía răng cưa
- Các dạng gốc lá - Ngọn lá rộng - Gân hình - Lá hình trứng nhỏ đặc biệt đầu cung - Lá hình tròn
+ Lá khía răng cưu to + Lá men theo - Ngọn lá có - Lá 1 gân - Lá hình lưỡi + Lá khía tai bèo thân khía liềm
- Đối với các kiểu cắt + Lá hợp sinh - Lá hình thìa
ở mép lá sâu hơn, có + Lá xuyên qua -Lá hình nêm các dạng sau: thân + Lá rạch + Lá bọc lấy thân + Lá thùy + Lá ôm lấy thân + Lá chẻ + Lá xẻ
CÂU 27: So sánh cấu tạo giải phẫu của lá cây lớp ngọc lan và lớp hành? Lớp ngọc lan Lớp hành - Mô nâng đỡ - Là mô dày - Mô cứng cực kỳ phát triển - Lỗ khí - Nằm ở biểu bì dưới
-Nằm ở cả trên và dưới - Libe-Gỗ - Xếp hình: -Xếp thành hàng + Cung +Vòng tròn - Thịt lá - Cấu tạo dị thể:
-Cấu tạo đồng thể mô + Mô giậu mềm + Mô khuyết
CÂU 28. Ứng dụng của cơ quan sinh dưỡng thực vật trong ngành dược. • Rễ
- Rễ cây cảu một số loại có chất dinh dưỡng, đặc biệt là các loại rễ củ ăn được,
thường được sủa dụng là lương thực và làm thuốc.
- Một số rễ cây có chứa các hoạt chất có tác dụng chữa bệnh như:
➢ Rễ củ dùng làm thuốc như củ Bách bộ được dùng làm thuốc chữa ho
➢ Củ Nhân sâm có tác dụng tỉnh táo, bồi bổ cơ thể.
➢ củ Tam thất sử dụng làm thuốc bổ máu rất tốt.
- Một số loại rễ được sửa dụng làm nguyên liệu cho ngàng công nghiệp Dược
phẩm để chiết xuất các hoạt chất. • Thân
- Làm lương thực, rau ăn, gia vị
- Có tới 94 vị thuốc có nguồn gốc từ thân, trong đó có 35 vị là thân rễ, 37 vị là các
loại thân gỗ, thân thảo hoặc thân leo và 11 vị thuốc có nguồn gốc từ vỏ. • Lá
- Sử dụng làm rau ăn, cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chứa cho con người.
- Trong lá cây có thể chứa hoạt chất có tác dụng chữa bệnh, có 19 vị thuốc là lá
cây. Một số lá cây là nguyên liệu để chiết xuất hoạt chất sản xuất dược phẩm.
- Ngoài ra còn có nhiều vị thuốc có nguồn gốc từ lá và cành ngang lá.
D. CHƯƠNG 4: CƠ QUAN SINH SẢN CỦA THỰC VẬT
CÂU 29. Cấu trúc của hoa
• Đế hoa: Là bộ phận trên đó các thành phần của hoa xếp thành vòng xít nhau,
trong đó có thành phần có thể xếp hai hoặc nhiều vòng. Các mảnh vòng ngoài cùng
gọi là đài hoa, vòng tiếp theo gọi là tràng hoa, sau đó đến một hoặc hai vòng nhị, trong cùng là nhụy. • Bao hoa
- Đài hoa: đài hoa là vòng ngoài cùng của bao hoa, có nhiệm vụ bảo vệ các bộ
phận của hoa khi còn ở trạng thái nụ. Thông thường đài hoa có màu xanh lục cuốn
các lá sinh dưỡng và được gọi là các đài. Nếu là đài có hình dáng và màu sắc như
cánh hoa thì gọi là cánh đài. Ví dụ: hoa Huệ - Tràng hoa:
➢ Tràng hoa là các bộ phận nằm ở phía trong của đài hoa và thường có màu sắc
sặc sỡ gọi là cánh hoa.
➢ Cánh hoa là bộ phận có chứng năng chuyên hóa hơn đài hoa. Bên cạnh
chức năng bảo vệ của bao hoa nói chung, tràng hoa còn có khả năng quyến
rũ côn trùng đến thụ phấn cho hoa bằng màu sắc và mùi thơm.
➢ Cánh hoa thường có một phần rộng gọi là phiến và phần hẹp gọi là móng. Hình
thái và cấu tạo của cánh hoa rất đa dạng. - Tiền khai hoa:
➢ Là cách sắp xếp các bộ phận của bao hoa trước khi hoa nở.
➢ Các kiểu tiền khai hoa: xoắn ốc, van, vặn, lợp, năm điểm, cờ, thìa. • Bộ nhị
Là tập hợp các nhị trong một hoa – đó là bộ phận sinh sản đực của hoa, nằm phía trong vòng các cánh hoa.
- Cấu tạo của một nhị hoa
➢ Chỉ nhị: thường là sợi mảnh, dài có thiết diện tròn, có thể nhẵn hoặc mang lông.
➢ Bao phấn: có hình dạng thận, hình dài hoặc tròn. Có nhiều kiểu nứt bao phấn:
nứt dọc, nứt lỗ, nứt van, nứt ngang.
➢ Trung đới: là phần nằm giữa hai ô phấn.
- Hạt phấn: được sinh ra từ những tế bào mẹ hạt phấn nằm trong các ô phấn.
➢ Hình dạng: tùy theo vị trí quan sát mà chúng có thể hình cầu, hình bầu dục hoặc hình đa giác, có thùy…
➢ Kích thước: có thể từ vài micromet đến 200 micromet.
➢ Cấu tạo vỏ: gồm 3 lớp: màng trong (intin), màng giữa (exin) và màng ngoài (perin).
➢ Cấu tạo trung tâm hạt phấn: hạt phấn hình thành khá sớm, trước khi bao phấn
mở. Đó là tế bào đầu tiên của thế hệ giao tử gồm hai lần phân chia.
- Cách sắp xếp của các nhị và các kiểu bộ nhị
➢ Bộ nhị là tập hợp các nhị trong một hoa. Các nhị này thường có sự sắp xếp theo
một kiểu thống nhất trong một loài.
➢ Tùy theo mức độ tiến hóa của cây và cách thức thụ phấn mà bộ nhị có các kiểu
sắp xếp khác nhau (xếp xoắn ốc, xếp vòng) • Bộ nhụy
- Gồm một hay nhiều lá noãn, do các lá biến đổi, hàn liền hoặc rời nhau, nằm ở
chính giữa hoa. Đây là bộ phận sinh sản cái của hoa.
- Cấu tạo của nhụy: bao gồm bầu nhụy, vòi nhụy và núm nhụy.
➢ Bầu nhụy là phần phồng ở phía dưới; vòi nhụy là phần dẹp và dài ở đỉnh bầu và
núm nhụy là phần phình ra ở đầu tận cùng của vòi nhụy.
➢ Bầu trên là hoa có bầu nằm trên đế hoa một cách tự do, không dính với các bộ phận khác của hoa.
➢ Bầu dưới là kiểu bầu nằm chìm trong đế hoa và các bộ phận khác của hoa đính trên đỉnh của bầu.
➢ Bầu giữa là kiểu bầu nằm chìm một nửa trong đế hoa, còn bao hoa và bộ nhị
đính thành một vòng ngang giữa bầu. - Các kiểu bộ nhụy
➢ Bộ nhụy cấu tạo bởi một lá noãn hình thành một nhụy, do đó bầu chỉ có một ô
và các noãn đính ở mép lá noãn.
➢ Bộ nhụy cấu tạo từ nhiều lá noãn rời nhau, mỗi lá noãn tạo thành một nhụy
riêng biệt do sự hàn liền của mép lá noãn.
➢ Bộ nhụy có thể cấu tạo từ nhiều lá noãn hàn liền với các mức độ khác nhau:
dính liền hoàn toàn tạo thành một bầu, một vòi và một núm nhụy; dính liền nhau ở
bầu và vòi hoặc chỉ dính liền ở núm nhụy.
• Các phần phụ của hoa - Đấu:
➢ Là bộ phận hình chén, sau này phát triển cùng với quả.
➢ Đấu có thể được hình thành từ thân hoặc lá, hoặc là hỗn hợp của cả hai. - Tuyến mật
➢ Ở nhiều cây có các tuyến mật nằm ở các cơ qua sinh dưỡng như thân, lá hoặc
cụm hoa, hoa. Nếu tuyến mật nằm trong hoa thì gọi là tuyến mật hoa.
➢ Trong quá trình tiến hóa của thực vật, vị trí và hình thái của tuyến mật cũng thay đổi. - Tràng phụ
➢ Đây là bộ phận phụ của cánh hoa, có thể gặp ở dạng phiến mỏng dính liền thành
một vòng tròn như chiếc chén nhỏ bên trong cánh hoa hoặc dạng hình sợi xếp rất
đều thành vòng ở gốc tràng
CÂU 30. Các kiểu tràng hoa (cho ví dụ)Tràng đều • Cánh rời:
- Hình hoa hồng: hoa Hồng, hoa Mao lương…
- Hình hoa cẩm chướng: hoa Cẩm chướng, hoa Mỏ hạc…
- Hình chữ thập: hoa họ Cải… • Cánh liền:
- Hình bánh xe: hoa Cà, hoa Ớt…
- Hình chuông: hoa Đảng sâm, hoa Cát cánh - Hình nhạc: hoa Benladon
- Hình phễu: hoa Bìm bìm, hoa Cà độc dược…
- Hình đinh: hoa Đình hương, hoa Mẫu đơn…
- Hình ống: hoa hình ống ở giữa các cụm hoa đầu họ Cúc Tràng không đều • Cánh rời:
- Hình hoa lan: các cây họ Lan
- Hình bướm: các cây họ Đậu • Cánh liền:
- Hình môi: hoa Ích mẫu, hoa Hương nhu…
- Hình lưỡi nhỏ: các hoa xung quanh đầu của hoa họ Cúc
- Hình mặt nạ: hoa Mõm chó.
CÂU 31. Cách sắp xếp hoa trên cành
A, Hoa mọc riêng lẻ: Hoa mọc riêng lẻ một mình trên một cuống không phân
nhánh ở đầu cành hay ở kẽ lá
B, Cụm hoa: Hoa mọc tụ tập lại với nhau trên các cành theo từng kiểu nhất định. • Cụm hoa đơn:
- Cụm hoa đơn vô hạn:
➢ Chùm: trục cụm hoa hông phân nhánh, trên đó mang nhiều hoa có cuống, mọc
so le. Hoa ở dưới nở trước, lần lượt các hoa phía trên nở sau. Cả cụm hoa có hình nón dài.
➢ Bông: cụm hoa có cấu tạo gần như chùm nhưng không có cuống hoa. Các hoa
đính sát và trục cụm hoa. Có các dạng: bông đuôi sóc, bông mo, buồng.
➢ Ngù; có cấu tạo theo kiểu chùm nhưng các hoa ở dưới có cuống dài để đưa các
hoa lên trên cùng một mặt phẳng.
➢ Tán: trục cụm hoa rút ngắn lại, trên đó mang nhiều hoa có cuống mọc tỏa ra
trông như phát sinh từ một điểm, tựa như các gọng của một cái ô.
➢ Đầu: trục cụm hoa rút ngắn lại và phồng lên trong như một cái đầu, trên đó
mang nhiều hoa không cuống.
- Cụm hoa đơn có hạn (Xim)
➢ Xim một ngả: cụm hoa có hạn nhưng sự hình thành các chồi bên chỉ xảy ra từng
cái ruột. Có hai trường hợp: xim một ngả hình đinh ốc, xim một ngả hình bọ cạp.
➢ Xim hai ngả: cụm hoa có hạn nhưng sự hình thành các chồi bên ở mỗi cấp xảy
ra ở hai phía từng đôi một, đối diện nhau.
➢ Xim nhiều ngả: cụm hoa có hạn nhưng mỗi cấp có hơn hai chồi bên hình thành.
➢ Xim co: kiểu cụm hoa im đặc biệt. Ở các nách lá gần đầu thân hay cành mọc ra
các hoa, nhưng các nhánh của cụm hoa rất ngắn nên trông như từ một chỗ mọc tỏa ra và xếp sát vào nhau. • Cụm hoa kép:
- Chùm kép: vị trí của các hoa trên trục cụm hoa kiểu chùm được thay bằng các chùm đơn nhỏ hơn.
- Tán kép: vị trí của các hoa trên cụm hoa tán, thay bằng các tán đơn nhỏ hơn.
• Cụm hoa hỗn hợp:
- Chùm tán: vị trí các hoa trên một chùm được thay bằng một tán đơn.
- Ngù đầu: vị trí các hoa trên một ngù được thay bằng các đầu nhỏ.
CÂU 32: Trình bày các cách đính noãn?
* Các cách đính noãn: Tùy theo cách cấu tạo của bộ nhụy mà noãn đc đính theo các cách sau:
- Đính noãn thân: Noãn đính trên một bộ phận có nguồn gốc từ thân
+ Đính noãn gốc: trong bầu chỉ có một noãn duy nhất đính trên gốc bầu nối liền với đế hoa.
+ Đính noãn truh tâm: Trong bầu có nhiều noãn được đính trên một cột trung tâm,
là phần kéo dài của đế hoa, ở trong khoang của bầu 1 ô.
- Đính noãn lá: Các noãn được đính trên lá noãn, là những bộ phận có nguồn gốc từ lá. + Đính noãn mép
+ Đính noãn bên: Bầu có một ô do một lá noãn tạo thành hoặc do nhiều lá noãn tạo
thành, các noãn đính vào mép bên của lá noãn thành từng dãy trên vách trong của bầu
+ Đính noãn trung trụ: Bầu do hiều lá noãn tạo thành nhưng mép các lá noãn cuốn
vào giữa bầu , tạo ra những ô kín riêng, các lá noãn vẫn đính vào mép các lá noãn
này , trong như đính vào một cái cột ở giữa bầu.
+ Đính noãn vách: Các noãn phủ hết mặt trong của lá noãn
+ Đính noãn giữa: Bầu một ô do nhiều lá noãn tạo thành, nhiều noãn đính vào
những phiến mỏng xuất phát từ gân giữa của mỗi lá noãn mọc vào trong khoang của bầu CÂU 33
: Phân biệt các kiểu Tự thụ phấn và thụ phấn chéo?
Sự tự thụ phấn
Sự thụ phấn chéo (Giao phấn)
- Đó là hiện tượng xảy ra ở các hoa
- Thông thường chỉ xảy ra ở các hoa lưỡng tính đơn tính
- Hạt phấn rơi vào chính núm nhụy của - Hạt phấn của cây này rơi trên núm hoa đó nhụy của cây khác
- Nếu xuất hiện ở hoa lưỡng tính sẽ có những trường hợp sau:
+ Hoa có nhị và nhụy không đồng thời
+ Hoa có sự sắp xếp đặc biệt ngăn cản sự tự thụ phấn + Hoa không rự sinh sản
CÂU 34: Trình bày cấu tạo của hạt phấn và quá trình hạt phấn nảy mầm?
* Cấu tạo của hạt phấn:
- Cấu tạo vỏ hạt phấn: có 3 lớp gồm: + Màng trong (intin) + Màng giữa (exin) + Màng ngoài (Perin)
- Cấu tạo phần trung tâm hạt phấn:
+ Tế bào dinh dưỡng (TB ống phấn)
+ Tế bào sinh sản (Hai tinh bào, thường được gọi là tinh trùng)
* Qúa trình hạt phấn nảy mầm:
-Hạt phấn hút chất nhầy ở đầu nhụy, trương lên và nảy mầm thành ống phấn.
-Tế bào sinh dục đực chuyển đến phần đầu của ống phấn.
-Ống phấn mang tế bào sinh dục đực chui vào noãn.
CÂU 35: Phân biệt các kiểu bao hoa và tiền khai hoa?
* Phân biệt các kiểu bao hoa
Gồm có lá đài và cánh hoa. Có các loại sau:
- Hoa có bao hoa kép: lá đài và cánh hoa khác nhau. Đặc trưng cho hoa của cây 2 lá mầm
- Hoa có bao hoa đơn: lá đài và cánh hoa hoàn toàn giống nhau. Đặc trưng cho hoa của cây 1 lá mầm
- Hoa vô cánh: bao hoa chỉ có 1 vòng lá đài
- Hoa trần: không có bao hoa
* Phân biệt các kiểu tiền khai hoa
- Tiền khai xoắn ốc: Điển hình của cây thuộc ngành ngọc lan nguyên thủy, bo hoa
chưa phân hóa, rời nhau, xếp kế tiếp từ dưới lên trên hoặc từ ngoài vào trong theo
đường xoắn ốc liên tục.
- Tiền khai van : Các bộ phận của bao hoa xếp thành vòng, đặt cạnh nhau, mép
không phủ lên nhau, có thể gập vào trong hoặc ra ngoài.
- Tiền khai vặn : Các bộ phận của bao hoa xếp thành vòng, lần lượt úp lên nhau,
mép cánh này phủ lên mép cánh kia, chiều vặn cùng hoặc ngược chiều kim đồng hồ.
- Tiền khai lợp : Trên một vòng có năm bộ phận, trong đó ba bộ phận xếp theo
đúng kiểu vặn, bộ phận thứ tư bị phủ ở cả hai mép và bộ phận thứ năm phủ lên
mép của hai bộ phận hai bên.
- Tiền khai ngũ điểm : Có năm bộ phận xếp trên một vòng, trong đó có hai bộ phận
ở phía ngoài, ba bộ phận ở phía trong, bộ phận thứ năm thì có một mép phủ lên bộ
phận bên cạnh còn một mép bị phủ lên trên (Nửa ở ngoài, nửa ở trong).
- Tiền khai cờ : Có năm bộ phận xếp đối xứng hai bên. Cánh lớn nhất là cánh cờ ở
ngoài cùng, hai cánh chim ở hai bên bị phủ bởi cánh cờ và phủ lên hai cánh thìa ở phía bên trong.
- Tiền khai thìa : Ngược với tiền khai hoa cờ. Trong năm cánh hoa, cánh nhỏ nhất
ở trong cùng, hai mép bị hai cánh ở giữa phủ lên. Mép còn lại của hai cánh giữa lại
bị hai cánh ngoài cùng xếp cạnh nhau phủ lên.
CÂU 36. Sự thụ phấn, thụ tinh ở thực vật. A, Sự thụ phấn
• Sự tự thụ phấn: Đó là hiện tượng xảy ra ở các hoa lưỡng tính, khi hạt phấn rơi
và chính núm nhụy của hoa đó.
• Sự thụ phấn chéo (giao phấn):
- Đây là hiện tượng hạt phấn của cây này rơi lên núm nhụy của cây khác. Thông
thường, hiện tượng này chỉ xảy ra ở hoa đơn tính.
- Nếu xuất hiện thụ tinh phấn chéo ở hoa lưỡng tính thì sẽ xảy ra các trường hợp:
+ Hoa có nhụy và nhị không chín đồng thời
+ Hoa có sự sắp xếp đặc biệt ngăn cản sự tự thụ phấn + Hoa không tự sinh sản.
B, Sự thụ tinh xảy ra khi ống phấn vào đến túi phôi thì nhân của tế bào ống phấn
biến đi. Các tinh trùng thoát khỏi ống phấn ra ngoài để thực hiện sự thụ tinh. • thụ tinh kép
- Sự thụ tinh kép Navasin xuất hiện ở ngành Ngọc lan.
+Một tinh trùng sẽ kết hợp với tế bào trứng để tạo thành hợp tử lưỡng bội (2n).
+ Hợp tử sẽ phát triển tiếp để sinh ra phôi của hạt.
+ Một tinh trùng thứ hai sẽ kết hợp với nhân dinh dưỡng cấp hai để tạp thành tế
bào khởi đầu của nội nhũ (3n), là mô sinh dưỡng chuyển hóa của hạt.
+ Trong quá trình thụ tinh thì trợ bào bị dung giải gần như đồng thời với sự xâm
nhập của ống phấn và túi phôi. Các tế bào đối cực cũng biến đi rất nhanh sau lúc thụ tinh.
• Thụ tinh đơn và thụ tinh nhiều
- Sự thụ tinh đơn: Là quá trình chỉ có một tinh trùng kêt hợp với tế bào trứng, còn
tinh trùng kia đã bị thoái hóa và teo đi.
+ Nội nhũ không phát triển được
+ Do thụ tinh đơn nên hạt không có khả năng sống, phôi thường chết sớm vì thiếu nội nhũ. -
Là hiện tượng do sự xâm nhập của nhiều ống phấn vào túi
Sự thụ tinh nhiều:
phôi. Sự có mặt của nhiều tinh trúng trong túi phôi sẽ dẫn tới hiện tượng nhiều
phôi còn gọi là đa phôi sinh. Tuy nhiên chỉ có phôi chính là phát triển được.
CÂU 37. Cấu trúc của quả thực vật
• Vỏ quả ngoài: phát triển từ lớp biểu bì ngoài của vỏ bầu.
• Vỏ quả giữa: phát triển từ lớp mô mềm của vỏ bầu.
Vỏ quả trong: phát triển từ lớp biểu bì trong của vỏ bầu.
- Bên trong của vỏ quả trong là khoang chứa hạt.
• Các phần phụ của quả:
- Cuống hoa: cuống hoa sẽ phát triển thành cuống quả.
- Đế hoa: có thể phát triển nhiều, tạo thành một quả giả. Quả thật nằm trong quả
giả hình chén hoặc trên quả giả đó.
- Lá bắc: các lá bắc có thế dính liền nhau thành một cái đấu ở phần dưới mỗi quả
hoặc tạo thành cánh có 3 thùy dính liền với quả.
- Đài hoa: có thể tồn tại cùng với quả.
CÂU 38. Phân loại quả theo hình thái
* Quả đơn: là quả sinh ra bởi một hoa, có một lá noãn hoặc nhiều lá noãn dính liền nhau.
- Qủa thịt: Là quả khi chín vỏ quả vẫn mọng nước và nạc
+ Quả hạch: Vỏ quả ngoài và vỏ quả giữa dày và nạc, vỏ quả trong dày nhưng
cứng rắn, tạo thành hạch đựng hạt ở bên trong. ( Quả hạch một hạt, Quả hạch nhiều hạt)
+ Quả mọng: Khi cả ba phần của vỏ quả đều mềm và mọng nước trong chứa một
hay nhiều hạt. (Quả loại cam, Quả loại bí)
- Quả khô: Là quả khi chín vỏ quả giữa khô đét lại.
+ Quả khô không tự mở: Quả khi chín không tự giải phóng hạt ra khỏi quả. (Quả
đóng (Quả bế), Quả thóc)
+ Quả khô tự mở: Quả khi chín, vỏ quả tự mở để phát tán hạt ra ngoài. (Quả
đại, quả loại đậu, quả loại cải, quả hộp, quả nang)
- Quả có áo hạt: Là loại quả đơn đặc biệt, có lớp mô mọng nước bao bọc xung
quanh hạt gọi là áo hạt. Lớp áo hạt được hình thành do sự phát triển của cuóng noãn.
* Quả tụ: quả được hình thành từ một hoa có nhiều lá noãn rời nhau. Mỗi lá noãn
sẽ tạo thành một quả riêng.
- Một hoa có thể sinh ra nhiều quả đại nhỏ xếp xoắn ốc trên một trục dài, hoặc quả
có nhiều đại xếp vòng.
- Đế hoa phát triển nhiều và mọng nước thành một quả giả mọng nước, quả thật là
những quả đóng nhỏ đặt trên bề mặt quả giả.
- Quả tụ cũng có thể là dạng đế hoa lõm, phồng to tạo thành quả giả hình chén,
trong đựng các quả đóng, tức là quả thật.
* Quả kép: là quả được hình thành từ một cụm hoa đặc biệt, tức là quả sinh ra từ nhiều hoa.
- Quả loại sung: Đây thực chất là quả giả. Phần thường đực gọi là “Quả” của các
cây Sung, Vả chính là đế của cụm hoa lõm thành. Quả thật chính là các quả đóng do đế hoa tạo thành.
- Quả loại dứa: Cũng là quả kép được tạo thành bởi nhiều quả nhỏ sinh ra từ một cụm hoa
- Quả loại dâu tằm: Cây có cụm hoa đơn tính cùng gốc.
• Quả đơn tính (Quả trinh sản): được hình thành do sự phát triển của bầu nhưng noãn không qua thụ tinh.
- Quả đơn tính sinh không có hạt: Do noãn không được thụ tinh nên không có hạt
(Quả đơn tính sinh dinh dưỡng, quả đơn tính sinh do kích dục.)
- Quả đơn tính sinh có hạt: Do phôi phát triển từ tế bào trứng không qua thụ tinh.
Tế bào trứng này có thể đơn hay lưỡng bội.
CÂU 39. Cấu tạo của noãn
• Cấu tạo của noãn: là một khối đa bào, hình trứng, hình cầu hoặc hình thận. Mỗi noãn gồm 2 phần:
- Cuống noãn: là nơi đính noãn và giá noãn;
- Thân noãn: là một khối tế bào nhỏ gọi là phôi tâm, có lớp vỏ noãn bao ngoài.
- Vỏ noãn thường để hở một lỗ ở phía dưới gọi là lỗ noãn. Chỗ thân noãn đính vào
cuống gọi là rốn. Chỗ các lớp vỏ noãn gặp nhau và đính với phôi tâm gọi là hợp điểm.
CÂU 40. Cấu tạo của hạt, sự hình thành các phần của hạt từ cấu tạo của noãn
• Cấu tạo của hạt:
- Hạt gồm hai phần: vỏ hạt và nhân hạt.
+ Nhân hạt thường gồm các phần: cây mầm, nội nhũ, ngoại nhũ hoặc cả nội nhũ và ngoại nhũ.
• Sự hình thành các phần của hạt từ noãn
- Tế bào trứng phát triển thành cây mầm: khi thụ tinh tế bào trứng kết hợp với một
tinh trùng để thành hợp tử 2n và có màng cellulose bao bọc
- Nhân dinh dưỡng cấp hai phát triển thành nội nhũ: trong quá trình thụ tinh kép,
nhân dinh dưỡng cấp hai (2n) hoặc hai nhân cực đơn bội (n) sẽ kết hợp với một
tinh trung thứ hai để tạo thành tế bào khởi đầu nội nhũ (3n). Từ đó sẽ sinh ra nội
nhũ là mô dinh dưỡng chuyên hóa.
- Noãn tâm phát triển thành ngoại nhũ: ở một số cây, noãn tâm phát triển thành một
loại mô dinh dưỡng dự trữ của hạt gọi là ngoại nhũ.
- Vỏ noãn biến đổi thành vỏ hạt: khi hoãn biến đổi thành hạt thì vỏ noãn biến đổi
thành vỏ hạt. Nếu noãn có hai lớp vỏ thì hình thành hai lớp vỏ hạt.
- Các phần phụ của hạt:
➢ Mồng: hình thành do mép lỗ noãn phát triển.
➢ Mào: là phần kéo dài của sống noãn.
➢ Thể dầu: là khối tế bào mềm, mọng nước có hình dạng khác nhau nằm ở chỗ rốn hạt.
➢ Áo hạt: sinh bởi sự phát triển của cuống noãn.
➢ Cánh: phần vỏ hạt phát triển rộng ra và mỏng với hình dạng khác nhau.
➢ Lông: mặt ngoài của hạt có các sợi lông dài và mềm do các tế bào biểu bì kéo
dài hoặc ở một hay hai đầu hạt có một cái cán mang lông hay túm lông.
CÂU 41. Ứng dụng của cơ quan sinh sản thực vật trong ngành dược • Hoa:
- Có nhiều vị thuốc làm từ hoa hoặc cành hoa, theo thống kê có 10 vị dược liệu là
hoa. (Ví dụ như Hồng hoa có tác dụng phá ứ huyết, sinh huyết mới.)
- Làm nguyên liệu để chiết xuất hoạt chất. • Quả:
- Nguồn cung cấp vitamin lớn cho con người.
- Có tới 46 loại dược liệu là quả với những tác dụng khác nhau. (Ví dụ: quả giả của
cây Kim anh được dùng để chữa di tinh, đái son, tiểu tiện nhiều lần.) • Hạt:
- Có tới 39 vị dược liệu là hạt, được dùng trong cả Đông y và Tây y.
- Ví dụ: Táo nhân là hạt thật của cây Táo ta thường chữa các chứng mất ngủ, thần kinh suy nhược. CÂU 42:
Trình bày cấu tạo của một nhị, cách mở của bao phấn và các kiểu bộ nhị
Cấu tạo của một nhị hoa:
- Chỉ nhị: thường là sợi mảnh, dài có thiết diện tròn , có thể nhẵn hoặc mang lông
- Bao phần: thường có dạng hình thận, hình dài hoặc tròn. Mặt ngoài có thể nhẵn hoặc mang lông nhỏ
+ Chia thành 2 ô phấn , nối với nhau bởi trung đới. Khi còn non, mỗi ô phấn cấu
tạo bởi hai túi phấn. Khi chín, hai túi phấn đó kết hợp lại làm một, bên trong mang hạt phấn
+ Vỏ bao phấn gồm nhiều lớp tế bào: ngoài cùng là biểu bì có phủ một lớp cutin,
dưới biểu bì là mô cơ giới cấu tạo bởi những tế bào có màng dày hóa gỗ hình chữ
U, mặt ngoài vẫn bằng cellulose. Lớp trong cùng là tầng nuôi dưỡng, tham gia vào
nuôi dưỡng tb mẹ hạt phấn
- Trung đới: là phần nằm giữa 2 ô phấn
Cách mở của bao phấn:
- Nứt dọc: mỗi ô phấn mở ra bằng kẽ nứt dọc đặt ở rãnh phân chia 2 túi phấn. Nếu
kẽ nứt quay vào trong hoa -> bao phấn hướng trong (hay gặp ở ngành Ngọc Lan),
nếu kẽ nứt quay ra ngoài -> bao phấn hướng ngoài (ít gặp)
- Nứt lỗ: bao phấn có thể mở bằng lỗ ở đỉnh
- Nứt van: bao phấn có 2-4 ô phấn, mỗi ô được mở bằng vài cái nắp nhỏ tựa như
cái cửa mở về phía trên để hạt phấn thoát ra ngoài
- Nứt ngang: trường hợp đặc biệt của bao phấn cây Măng cụt Các kiểu bộ nhị:
- Bộ nhị ngang số: số nhị bằng số cánh hoa
- Bộ nhị lưỡng nhị: số nhị gấp đôi số cánh hoa và xếp thành hai vòng
- Bộ nhị đảo lưỡng nhị: hoa có 2 vòng nhị , vòng ngoài đứng trước cánh hoa, vòng
trong lại xen kẽ với vòng ngoài
- Bộ nhị đều: các nhị thường rời và đều nhau
- Bộ nhị hai trội: gồm hai nhị dài, hai nhị ngắn
- Bộ nhị bốn trội: gồm 4 nhị dài, hai nhị ngắn
- Bộ nhị một bó: các nhị dính với nhau ít nhiều
- Bộ nhị hai bó: 9 nhị hàn liền với nhau và 1 nhị duy nhất rời ra
- Bộ nhị nhiều bó: nhiều nhị tụ tập vs nhau thành nhiều bó nhỏ
- Bộ nhị thụt: chỉ nhị ngắn hơn cánh hoa thường nằm tụt vào bên trong bao hoa
- Bộ nhị thò: các nhị vươn dài ra khỏi bề mặt bao hoa
CÂU 43: Cấu tạo bộ nhụy và các kiểu bộ nhụy
Cấu tạo bộ nhụy:
- Bộ nhụy gồm một hay nhiều lá noãn, do các lá biến đổi, hàn liền hoặc rời nhau, nằm ở chính giữa hoa
- Gồm 3 phần: bầu nhụy, vòi nhụy, núm nhụy
+ Bầu nhụy: là phần phồng ở phía dưới, chứa các noãn ở bên trong, nơi chứa các
giao tử cái là các tế bào trứng
+ Vòi nhụy là phần dẹp và dài ở đỉnh bầu, là nơi dẫn tinh trùng tới gặp giao tử cái
+ Núm nhụy: phần phình ra ở đầu tận cùng của vòi nhụy, là nơi tiếp nhận tinh trùng Các kiểu bộ nhụy:
- Bộ nhụy cấu tạo bởi một lá noãn hình thành một nhụy, do đó bầu chỉ có một ô và
các noãn đính ở mép lá noãn
- Bộ nhụy cấu tạo từ nhiều lá noãn rời nhau , mỗi lá noãn tạo thành một nhụy riêng
biệt do sự hàn liền của mép lá noãn
- Bộ nhụy có thể cấu tạo từ nhiều lá noãn hàn liền với các mức độ khác nhau: dính
liền hoàn toàn tạo thành một bầu, một vòi và một núm nhụy; dính liền nhau ở bầu
và vòi hoặc chỉ dính liền ở núm nhụy