-
Thông tin
-
Quiz
Đề cương Nguyên lý kế toán | Học viện Ngân Hàng
Đề cương Nguyên lý kế toán | Học viện Ngân Hàng với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Kế toán (7340301) 20 tài liệu
Học viện Ngân hàng 1 K tài liệu
Đề cương Nguyên lý kế toán | Học viện Ngân Hàng
Đề cương Nguyên lý kế toán | Học viện Ngân Hàng với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kế toán (7340301) 20 tài liệu
Trường: Học viện Ngân hàng 1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Ngân hàng
Preview text:
ĐỀ CƯƠNG NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ HỌC TẬP SINH VIÊN CHẤT LƯỢNG CAO Biên soạn bởi Ban Chuyên Môn Liên Chi Đoàn Chất lượng Cao MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁ
N............................................................ 1
1. Kế toán và chức năng cung cấp thông tin: ....................................................... 1
2. Đối tượng phản ánh của kế toán: ...................................................................... 2
3. Các yêu cầu đối với thông tin kế toán: .............................................................. 5
4. Các nguyên tắc kế toán cơ bản: ......................................................................... 5
5. Các phương pháp kế toán cơ bản: ..................................................................... 7
6. Chu trình kế toán: .............................................................................................. 7
CHƯƠNG 2: GHI NHẬN CÁC GIAO DỊCH KINH TẾ ......................................... 9
2.1 Quy trình phân tích và ghi nhận các giao dịc
h................................................ 9
2.2 Tài khoản kế toán và ghi sổ kép ...................................................................... 9
BÀI KIỂM TRA 1 NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN ........................................................ 12
CHƯƠNG 3: KẾ TOÁN DỒN TÍCH VÀ CHU TRÌNH KẾ TOÁN ..................... 17
3. Giả định kỳ kế toán và kế toán dồn tích .......................................................... 17
3.1. Kỳ kế toán .................................................................................................... 17
3.2 Bút toán điều chỉnh ...................................................................................... 17
3.3. Các dạng bút toán điều chỉnh ....................................................................... 18
3.3.1. Chuyển từ tài sản thành chi phí ............................................................. 18
3.3.2 Chuyển Nợ phải trả thành Doanh thu .................................................... 19
3.3.3 Hạch toán cộng dồn chi phí phải trả ...................................................... 20
3.3.4 Hạch toán cộng dồn doanh thu đã phát sinh nhưng chưa được ghi nhận
......................................................................................................................... 21
3.4. Lập và trình bày các báo cáo tài chính ......................................................... 22
CHƯƠNG 4: CHU TRÌNH KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP .................... 23
4.1. Các phương pháp kế toán hàng tồn kho ....................................................... 23
4.3. So sánh kế toán mua hàng và kế toán bán hàng ........................................... 24
4.5. Kết thúc kỳ kế toán và lập báo cáo tài chính cho DN thương mại .............. 25
CHƯƠNG 5: SỔ KẾ TOÁN VÀ CÁC HÌNH THỨC KẾ TOÁ
N ......................... 26
5.1. Sổ kế toán ..................................................................................................... 26
5.2. Các hình thức kế toán ................................................................................... 26
NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN
1. Kế toán và chức năng cung cấp thông tin:
1.1 Kế toán là gì?
- Kế toán là hệ thống đo lường các hoạt động kinh doanh, là quá trình ghi chép và cung cấp
thông tin về kết quả cho những người ra quyết định.
1.2. Chức năng cung cấp thông tin của kế toán:
1.2.1. Các hoạt động cơ bản của kế toán: 1. Xác định/Nhận 2. Ghi chép các hoạt 3. Truyền tải thông dạng các hoạt động động kinh doanh tin về các hoạt động kinh tế này
1.2.2. Các giả định cơ bản của kế toán:
- Thước đo tiền tệ: chỉ ghi nhận trong sổ sách kế toán những dữ liệu, giao dịch có thể đo
lường được bằng tiền.
- Kỳ kế toán:
+ Các doanh nghiệp cần các báo cáo định kỳ, do đó các nhà kế toán chuẩn bị các báo cáo
tài chính và các báo cáo kế toán khác theo từng kỳ cụ thể một cách thường xuyên.
+ Giao dịch phát sinh của kỳ kế toán nào sẽ được ghi ở Báo cáo tài chính và Sổ kế toán ở
kỳ đó, tuyệt đối không ghi ở kỳ khác.
- Thực thể kinh doanh: Hoạt động của một thực thể kinh doanh phải được phân biệt và
ghi chép tách biệt với các hoạt động của các chủ sở hữu và các thực thể kinh doanh khác.
- Hoạt động liên tục: Doanh nghiệp sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong
thời gian đủ dài để thực hiện những mục tiêu hiện có của nó.
1.2.3. Các loại thông tin kế toán:
- Người ta chia các đối tượng sử dụng thông tin kế toán thành hai nhóm: Đối tượng bên
trong doanh nghiệp (các nhà quản trị, nhân viên cao cấp,…) và Đối tượng bên ngoài doanh
nghiệp (chủ nợ, nhà đầu tư, cơ quan quản lý,…).
CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ HỌC TẬP BAN CHUYÊN MÔN LCĐ CHẤT LƯỢ - NG CAO 1
NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
- Tương ứng với 2 nhóm đối tượng trên, kế toán đã phát triển thành 2 nhánh để đáp ứng
nhu cầu thông tin tốt hơn là Kế toán tài chính và Kế toán quản trị.
* So sánh Kế toán tài chính và Kế toán quản trị:
Kế toán tài chính
Kế toán quản trị
Đối tượng - Đối tượng bên ngoài doan - Đối tượng bên trong doanh phục vụ nghiệp là chủ yếu. nghiệp
Đặc điểm - Thông tin tổng quát về tất cả - Thông tin chi tiết, cụ thể về từng thông tin
các hoạt động của đơn vị.
hoạt động kinh doanh cụ thể.
- Phản ánh những thông tin mang - Hướng tới tương lai của doanh
tính chất lịch sử. Đề cao tính nghiệp. Đề cao tính linh hoạt, kịp
khách quan, trung thực, hợp lý. thời. - Có tính pháp lý. - Không có tính pháp lý. Lập
và - Cung cấp và thông tin dựa vào - Cung cấp thông tin dựa vào hệ trình
bày hệ thống Báo cáo tài chính.
thống Báo cáo kế toán quản trị. báo cáo
- BCTC phải được lập theo mẫu - BCKTQT không có mẫu biểu
biểu, chuẩn mực kế toán và chế theo qui định, linh hoạt theo yêu
độ kế toán hiện hành.
cầu quản trị của doanh nghiệp.
- Lập định kỳ ( tháng, quý, năm). - Lập thường xuyên, linh hoạt theo
yêu cầu của nhà quản trị.
2. Đối tượng phản ánh của kế toán:
2.1. Phương trình kế toán cơ bản: Tài sản = Nguồn vốn
Tài sản = Vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả
CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ HỌC TẬP BAN CHUYÊN MÔN LCĐ CHẤT LƯỢ - NG CAO 2
NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
2.2. Đối tượng phản ánh của kế toán:
2.2.1. Tài sản:
- Là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai.
VD: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, phải thu khách hàng, hàng tồn kho, tài sản cổ định, nhà xưởng,…
- Điều kiện ghi nhận tài sản:
+ DN chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai.
+ Giá trị của tài sản được xác định một cách đáng tin cậy.
( Nếu các khoản chi bỏ ra không chắc chắn sẽ mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho
DN thì sẽ được ghi nhận ngay vào BCKQHĐKD ngay khi phát sinh).
* Tài sản và nguyên tắc giá gốc:
- Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc ( là giá lần đầu tiên được ghi trong sổ kế toán).
- Giá gốc của tài sản được xác định theo 2 cách:
+ Tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp
lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận.
+Tính bằng toàn bộ chi phí hợp lí mà DN phải bỏ ra để có được tài sản và đưa nó vào trạng
thái sẵn sàng sử dụng.
2.2.2. Nguồn vốn:
Là những nguồn tạo nên tài sản của đơn vị, doanh nghiệp. Gồm 2 nguồn chính:
a. Nợ phải trả:
- Là nghĩa vụ hiện tại của DN, phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà đơn vị phải
thanh toán từ các nguồn lực của mình.
b. Vốn chủ sở hữu:
- Là giá trị vốn của DN, được tính bằng số chênh lệch giữa giá trị tài sản của DN trừ đi nợ phải trả.
CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ HỌC TẬP BAN CHUYÊN MÔN LCĐ CHẤT LƯỢ - NG CAO 3
NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
- Thể hiện quyền của các chủ sở hữu đối với tài sản của DN. Vốn chủ sở hữu Vốn góp CSH Lợi nhuận giữ lại Cổ phiếu phát hành + Lợi nhuận ròng (Đối với công ty CP) - Cổ tức
Vốn chủ sở hữu = Vốn góp chủ sở hữu + Lợi nhuận giữ lại (LNGL)
LNGL = LNGL + Thu nhập ròng - Cổ tức đã chia (đầu kỳ) (1 kỳ)
Thu nhập ròng = Thu nhập 1 kỳ kế toán - Chi phí 1 kỳ kế toán 1 kỳ kế toán
- Vốn chủ sở hữu tăng khi : + Chủ sở hữu góp thêm vốn.
+ Thu nhập 1 kỳ kế toán tăng (TNR) .
(Thu nhập từ hoạt động kinh doanh)
- Vốn chủ sở hữu giảm khi: + Chủ sở hữu rút vốn.
+ Chi phí 1 kỳ kế toán phát sinh.
+ Chia cổ tức cho các cổ đông. c. Thu nhập:
- Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế DN thu được trong lỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động
sản xuất, kkinh doanh và các hoạt động khác của DN.
- Góp phần làm tăng VCSH, không bao gồm khoản góp vốn của cổ đông hoặc CSH.
Biểu hiện cụ thể của lợi ích kinh tế tăng thêm trong kỳ kế toán.
CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ HỌC TẬP BAN CHUYÊN MÔN LCĐ CHẤT LƯỢ - NG CAO 4
NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN Tài sản tăng Thu nhập tăng Nợ phải trả giảm d. Chi phí:
- Là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các
khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ.
- Tác động làm giảm VCSH, không bao gồm các khoản rút vốn hoặc phân chia cho CSH.
Biểu hiện cụ thể của lợi ích kinh tế giảm đi trong kỳ kế toán. Tài sản giảm Chi phí tăng Nợ phải trả tăng
3. Các yêu cầu đối với thông tin kế toán:
3.1. Các đặc điểm định tính của thông tin kế toán theo chuẩn mực kế toán quốc tế:
- Tính thích hợp – Relevant:
+ Có thể tạo ra sự khác biệt trong quyết định của người sử dụng thông tin.
+ Phải có giá trị trong việc dự báo và xác nhận.
+ Phải cân nhắc tính trọng yếu của thông tin.
- Trình bày trung thực – Faithful representation:
+ Đầy đủ: Bao gồm tất cả các thông tin cần thiết để người sử dụng thông tin có thể hiểu
được hiện tượng mô tả.
+ Khách quan: Không có sự thiên vị trong việc lựa chọn hoặc trình bày các thông tin. + Không có sai sót.
- Đặc điểm hỗ trợ: Có thể so sánh; Có thể kiểm chứng; Kịp thời và dễ hiểu.
4. Các nguyên tắc kế toán cơ bản:
4.1. Nguyên tắc cơ s
ở dồn tích:
CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ HỌC TẬP BAN CHUYÊN MÔN LCĐ CHẤT LƯỢ - NG CAO 5
NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
Theo nguyên tắc cơ sở dồn tích:
- Doanh thu được coi là kiếm được và được ghi nhận khi hàng hóa dịch vụ được cung cấp
cho khách hàng ở một mức giá đã xác định và với sự đảm bảo hợp lý về khả năng thu được lợi ích kinh tế.
- Chi phí được coi là phát sinh và được ghi nhận khi lợi ích kinh tế hoặc một nguồn lực
được sử dụng bị mất đi trong kỳ hiện tại, làm giảm ố v n chủ sở hữu.
4.2. Nguyên tắc hoạt động liên tục:
- BCTC phải được lập trên cơ sở giả định là dianh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ
tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần.
4.3. Nguyên tắc giá gốc:
- Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi
có qui định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể.
4.4. Nguyên tắc phù hợp:
- Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh
thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó.
4.5. Nguyên tắc nhất quán:
- Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống
nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm. Khi có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán
đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.
4.6. Nguyên tắc thận trọng :
Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:
+ Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn;
+ Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập;
+ Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí;
CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ HỌC TẬP BAN CHUYÊN MÔN LCĐ CHẤT LƯỢ - NG CAO 6
NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
+ Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu
được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.
4.7. Nguyên tắc trọng yếu :
- Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót được đánh
giá trong hoàn cảnh cụ thể.
5. Các phương pháp kế toán cơ bản:
5.1. Phương pháp chứng từ:
- Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và thực sự hoàn thành vào trong bản chứng từ
kế toán bằng giấy hoặc các mẫu chứng từ điện tử
- Phương pháp chứng từ biểu hiện ở 2 nội dung: Hệ thống bản hoặc mẫu chứng từ kế toán
và chương trình luân chuyển chứng từ.
5.2. Phương pháp tài khoản:
- Là phương pháp phân loại, hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh riêng biệt theo
đối tượng kế toán cụ thể.
5.3. Phương pháp tính giá:
- Dùng thước đo giá trị để tính toán và xác định giá trị của tài sản (sau khi tài sản vận
động, biến đổi) theo những nguyên tắc nhất định.
5.4. Phương pháp tổng hợp cân đối:
- Sử dụng để tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các mối quan hệ cân đối vốn có của
đối tượng kế toán nhằm cung cấp các chỉ tiêu kinh tế tài chính nhất định cho các đối tượng
sử dụng thông tin kế toán.
6. Chu trình kế toán:
- Chu trình kế toán là quá trình thu thập và ghi chép các thông tin kế toán trong kỳ và xử
lý các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến nhiều kỳ kế toán và lập các báo cáo tài chính.
- Các bước của chu trình kế toán:
CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ HỌC TẬP BAN CHUYÊN MÔN LCĐ CHẤT LƯỢ - NG CAO 7
NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN Bước 2: Bước 3: Bước 1: Xử lí và phân bổ Khóa sổ, kết Ghi nhận các tác động của các chuyển các khoản giao dịch kinh tế giao dịch kinh tế thu nhập, chi phí phát sinh tại đơn liên quan; phản để xác định vị. ánh đúng giá trị KQKD, LNGL và của các khoản lập BCTC. mục tài sản và nguồn vốn trên các BCTC.
CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ HỌC TẬP BAN CHUYÊN MÔN LCĐ CHẤT LƯỢ - NG CAO 8
NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
CHƯƠNG 2: GHI NHẬN CÁC GIAO DỊCH KINH TẾ
2.1 Quy trình phân tích và ghi nhận các giao dịch
- Thu thập chứng từ phản ánh từng giao dịch và sự kiện phát sinh
- Ghi chép các nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký → sổ cái các tài khoản → tính số dư trên các tài khoản
- Thực hiện các bút toán điều chỉnh cuối kỳ
- Lập bảng cân đối thử, báo cáo tài chính và khoá sổ kế toán
2.2 Tài khoản kế toán và ghi sổ kép - Tài khoản
: ghi lại sự biến động tăng/giảm của một khoản mục cụ thể của TS, NPT, VCSH, TN, CP
- Nội dung: bao gồm số dư đầu kỳ/cuối kỳ (tại một thời điểm), số phát sinh tăng/giảm (tại một thời kỳ).
- SD cuối kỳ = SD đầu kỳ + Số phát sinh tăng – Số phát sinh giảm
- Nguyên tắc ghi phát sinh tăng/giảm của các TK (sẽ có 1 số trường hợp ngoại lệ):
o Loại tài sản, chi phí: Tăng ghi Nợ, giảm ghi Có
o Loại NPT, VCSH, TN: Tăng ghi Có, giảm ghi Nợ
o Tài khoản trên Bảng cân đối kế toán (BCĐKT): Có số dư cuối kỳ nếu có chênh lệch giữa
số dư bên Nợ và bên Có
o Tài khoản liên quan đến TN, CP: Được kết chuyển cuối kỳ → không có số dư cuối kỳ
Phương trình kế toán cơ bản:
Tài sản = Nguồn vốn = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu
= Nợ phải trả + Vốn góp của CSH + Lợi nhuận giữ lại
= NPT + Vốn góp + LNGL đầu kỳ + Lãi/lỗ ròng trong kỳ – Cổ tức trả trong kỳ
CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ HỌC TẬP BAN CHUYÊN MÔN LCĐ CHẤT LƯỢ - NG CAO 9
NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
Cách xác định và ghi nhận bút toán kép (với mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh):
- Xác định cấu phần của phương trình kế toán bị ảnh hưởng (ít nhất 2 biến động tăng/giảm)
sao cho dấu bằng của phương trình kế toán không đổi
- Phản ánh các biến động vào ít nhất 2 đầu tài khoản, gồm bên Nợ và bên Có. Ghi Nợ trước,
ghi Có sau, sao cho tổng các bút toán bên nợ luôn luôn bằng tổng các bút toán bên Có
Ví dụ: Với mỗi giao dịch dưới đây, hãy xác định cấu phần của phương trình kế toán
bị ảnh hưởng và định khoản:
1. DN A được nhận khoản ầ
đ u tư từ chủ sở hữu bằng tiền mặt, trị giá 8000.
→ Tài sản (tiền mặt) tăng, Vốn chủ sở hữu (vốn góp) tăng:
Nợ TK Tiền mặt/Có TK Vốn góp: 8000
2. DN A mua một nhà xưởng trị giá 6000, trong đó thanh toán bằng tiền mặt 2000, số
còn lại DN chưa trả.
→ Tài sản (nhà xưởng) tăng, Tài sản (tiền mặt) giảm, Nợ phải trả (số tiền phải trả) tăng: Nợ TK TSCĐHH: 6000 Có TK Tiền mặt: 2000
Có TK Phải trả người bán: 4000
3. DN A mua nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất về nhập kho, trị giá 200
đã thanh toán bằng tiền mặt.
→ Tài sản (nguyên vật liệu) tăng, Tài sản (tiền mặt) giảm:
Nợ TK Nguyên vật liệu/ Có TK Tiền mặt: 200
4. DN A thanh toán toàn bộ số tiền còn nợ tại nghiệp vụ 2 bằng tiền gửi ngân hàng
→ Tài sản (tiền gửi ngân hàng) giảm, Nợ phải trả (số tiền phải t ả r ) giảm:
Nợ TK Phải trả người bán/ Có TK Tiền gửi ngân hàng: 4 000
5. DN A nhận được hoá đơn tiền điện của văn phòng quản lý phát sinh trong tháng,
tổng số tiền phải thanh toán là 500. DN A chưa trả tiền
CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ HỌC TẬP BAN CHUYÊN MÔN LCĐ CHẤT LƯỢ - NG CAO 10
NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
→ Chi phí (tiền điện) tăng, Nợ phải t ả
r (khoản phải trả tiền điện) tăng:
Nợ TK Chi phí điện/ Có TK Phải trả người b án: 500
6. DN A bán hàng (thành phẩm) trong kho, giá vốn của lô hàng là 1000, giá bán của
lô hàng là 1500. Khách hàng thanh toán một nửa bằng tiền mặt, số còn lại thanh toán vào kỳ sau:
→ Tài sản (tiền mặt) tăng, Tài sản (khoản phải thu khách hàng) tăng, Doanh thu (giá bán
của lô hàng thu được) tăng, Chi phí (giá vốn của lô hàng) tăng, Tài sản (hàng hoá xuất bán) giảm:
Ghi nhận giá vốn: Nợ TK Giá vốn hàng bán/ Có TK Thành phẩm: 1000
Ghi nhận doanh thu: Nợ TK Tiền mặt: 750
Nợ TK Phải thu khách hàng: 750
Có TK Doanh thu bán hàng: 1500
CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ HỌC TẬP BAN CHUYÊN MÔN LCĐ CHẤT LƯỢ - NG CAO 11
NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
BÀI KIỂM TRA 1 NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN ĐỀ 1
I.Trả lời đúng/sai các nhận ị
đ nh dưới đây và giải thích ngắn gọn (4 điểm)
1. Công ty ABC ghi nhận giá trị tiền và tương đương tiền trên bảng cân đối kế toán là
5000, trong đó tiền mặt tại quỹ của công ty là 3500 và số dư trên tiền gửi TK cá
nhân của chủ công ty là 1500.
2. “Mua CCDC về nhập kho, giá mua 200, đã thanh toán 50%, còn lại chưa thanh
toán”, kết quả của giao dịch này làm cho tổng tài sản và tổng nguồn vốn của DN tăng lên 200.
3. Giá trị của chỉ tiêu Lợi nhuận chưa phân phối trên bảng cân đối kế toán luôn bằng
với chỉ tiêu lợi nhuận trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
4. Kết cấu của các tài khoản thuộc nhóm thu nhập và chi phí được xây dựng dựa trên
cơ sở mối quan hệ của thu nhập, chi phí với vốn CSH.
5. Vốn CSH chỉ tăng lên khi doanh nghiệp có lãi từ hoạt động kinh doanh của mình.
6. Doanh nghiệp phát hiện bị mất cắp một tài sản có giá trị 100 triệu đồng. Tại thời
điểm phát hiện đó sẽ xảy ra sự mất cân bằng giữa tài sản và nguồn vốn: NV > TS
7. Định khoản Nợ TK Phải trả người bán/ Có TK Tiền mặt: Thuộc đối ứng giảm TS, giảm NV.
8. TK vay ngân hàng hạch toán ở doanh nghiệp thương mại giống với kết cấu TK cho
vay doanh nghiệp hạch toán tại ngân hàng thương mại.
II. Bài tập (6 điểm)
Ngày 1/2/2020, ông X mở một văn phòng tư vấn luật. Trong tháng 2 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Đầu tư để mở văn phòng: 900 triệu bằng tiền mặt, gửi vào ngân hàng 200 triệu, oto để sử dụng 500 triệu
2. Trả tiền thuê văn phòng bằng tiền mặt tháng 2: 60 triệu
CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ HỌC TẬP BAN CHUYÊN MÔN LCĐ CHẤT LƯỢ - NG CAO 12
NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
3. Ông Y và Z góp vốn vào bằng một số chứng khoán có giá trị 630 triệu và một số máy tính 120 triệu
4. Thanh toán tiền điện, nước, điện thoại, internet trong tháng 2 là 20 triệu
5. Thu phí tư vấn cho khách hàng trong tháng: 300 triệu bằng TGNH
6. Tính lương cho nhân viên trong tháng 2 là 80 triệu
7. Mua văn phòng phẩm để sử dụng 5 triệu. Đã thanh toán ngay bằng tiền mặt
8. Chi phí khấu hao tài sản xác định được là 15 triệu.
Yêu cầu: 1. Định khoản kế toán
2. Lập các báo cáo tháng 2/2020 của văn phòng ĐỀ 2
I.Trả lời đúng/sai các nhận ị
đ nh dưới đây và giải thích ngắn gọn (4 điểm)
1. Mr Huy là CSH của 2 cơ sở kinh doanh là HuyPro và HuyHa. Một khoản phải thu
phát sinh của HuyPro có thể được ghi nhận là khoản phải thu của HuyHa vì chúng cùng thuộc một CSH.
2. Một tài sản được mua với giá 350 từ hai năm trước đây, năm 2011 do lạm phát kế
toán đã điều chỉnh tăng lên thành 450.
3. Năm 2008 Mr Hà đã đầu tư vào 600 triệu đồng để thành lập một Spa. Năm 2011 có
một công ty đề nghị mua lại spa với giá 850 triệu đồng. Mr Hà quyết định ghi tăng VCSH là 850 triệu đồng.
4. Tài khoản phải thu khách hàng luôn có số dư bên Nợ.
5. Tổng tài sản cuối kỳ lớn hơn tổng tài sản đầu kỳ chứng tỏ trong kỳ có CSH góp vốn.
6. Số liệu trên chứng từ kế toán là cơ sở để ghi trên tài khoản kế toán.
7. Tài sản và nguồn vốn luôn cân bằng.
8. Phải thu khách hàng là nợ phải trả.
II. Bài tập (6 điểm)
CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ HỌC TẬP BAN CHUYÊN MÔN LCĐ CHẤT LƯỢ - NG CAO 13
NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
Công ty Mai Linh trong tháng 2/2020 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Vay ngân hàng nhập quỹ tiền mặt 600
2. Khấu hao ô tô và các tài sản trong tháng 100
3. Nhận tiền mặt từ phí vận chuyển trong tháng 1500
4. Gửi vào ngân hàng 1000
5. Tính lương cho nhân viên trong tháng 2 là 800
6. Thanh toán lương cho nhân viên 780 bằng tiền mặt
7. Đầu tư thêm một số ô tô 700 chưa thanh toán
8. Chi phí quảng cáo trên đài truyền hình 30 thanh toán chuyển khoản
9. Rao bán thanh lý 10 chiếc xe ô tô với giá mỗi chiếc 50
Yêu cầu: 1. Định khoản kế toán
2. Lập các báo cáo tháng 2/2020 của công ty ĐỀ 3
I.Trả lời đúng/sai các nhận ị
đ nh dưới đây và giải thích ngắn gọn (4 điểm)
1. Công ty Ann mua một chiếc oto với giá 500 cách đây 2 năm, hiện nay giá của oto
này nếu bán trên thị trường là 300, công ty cần phải đ ề
i u chỉnh theo giá 300.
2. Trong năm, công ty Ann bị lỗ 150, điều này sẽ tác động đến chi tiêu nợ phải trả trên
bảng cân đối kế toán vào cuối năm.
3. Tổng tài sản cuối kỳ lớn hơn tổng tài sản đầu kỳ chứng tỏ trong kỳ doanh nghiệp có lãi.
4. Thu nhập là khoản làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai.
5. Để kiểm tra số liệu trên tài khoản người ta lập bảng cân đối kế toán.
CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ HỌC TẬP BAN CHUYÊN MÔN LCĐ CHẤT LƯỢ - NG CAO 14
NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
6. Ông A là chủ một doanh nghiệp thì các khoản chi tiêu cá nhân của ông A được phép
ghi nhận trong sổ kế toán của doanh nghiệp.
7. Tài sản của doanh nghiệp không bao gồm tài sản thuê.
8. Phải trả người bán là tài sản.
II. Bài tập (6 điểm)
Công ty kiểm toán Hòa Phát trong tháng 2/2020 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Mua văn phòng phẩm sử dụng trong tháng bằng tiền mặt 100
2. Khấu hao tài sản trong tháng 200
3. Tính lương cho nhân viên trong tháng 2 là 500
4. Nhận tiền mặt từ phí tư vấn thuế và kiểm toán trong tháng 1200
5. Nộp thuế cho nhà nước bằng chuyển khoản 50
6. Chi phí ăn ở, đi lại cho kế toán viên đi công tác đã chi bằng tiền 120 7. Trang bị mới ộ
m t số máy tính cho bộ phận văn phòng 250
8. Tuyển dụng trong tháng được 10 nhân viên mới.
9. Khách hàng thanh toán chuyển khoản 30 số nợ kỳ trước. Yêu cầu
1. Định khoản kế toán
2. Lập các báo cáo tháng 2/2020 của văn phòng. ĐỀ 4
I.Trả lời đúng/sai các nhận ị
đ nh dưới đây và giải thích ngắn gọn (4 điểm)
1. Doanh nghiệp làm hỏng một tài sản có nguồn hình thành từ nợ vay ngân hàng, điều
này dẫn đến TS giảm, NPT giảm
2. Vẫn tồn tại quan hệ đối ứng TS tăng – NV giảm
CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ HỌC TẬP BAN CHUYÊN MÔN LCĐ CHẤT LƯỢ - NG CAO 15
NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
3. Tổng tài sản cuối kỳ nhỏ hơn tổng tài sản đầu kỳ chứng tỏ trong kỳ doanh nghiệp bị thua lỗ.
4. Giá của tài sản được điều chỉnh theo mức độ lạm phát.
5. Về nguyên tắc bảng cân đối kế toán có thể không cân bằng.
6. Mua một tài sản với giá 100, đã thanh toán 60, nợ chưa thanh toán 40. Nghiệp vụ này làm tăng VCSH 40.
7. Tài khoản thu nhập có số dư bên có
8. Giá trị tiền mặt trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm tiền mặt của CSH.
II. Bài tập (6 điểm)
Salon làm tóc ACC trong tháng 2/2020 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Mua dầu gội và các loại mỹ phẩm dùng trong tháng chưa thanh toán 180
2. Tính lương cho nhân viên trong tháng 2 là 100
3. Thanh toán lương cho nhân viên bằng tiền mặt 90
4. Nhận tiền mặt từ phí cắt, gội và làm tóc trong tháng 4800
5. Trang bị mới một số thiết bị làm tóc 150
6. Thanh toán chuyển khoản 30 cho người bá n
7. Khấu hao thiết bị trong tháng 30
8. Tư vấn kiểu tóc cho khách hàng miễn phí
9. Gia nhập hiệp hội tóc của thành phố và đóng phí hàng tháng bằng tiền mặt 3
Yêu cầu: 1. Định khoản kế toán
2. Lập các báo cáo tháng 2/2020 của salon
CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ HỌC TẬP BAN CHUYÊN MÔN LCĐ CHẤT LƯỢ - NG CAO 16
NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
CHƯƠNG 3: KẾ TOÁN DỒN TÍCH VÀ CHU TRÌNH KẾ TOÁN
3. Giả định kỳ kế toán và kế toán dồn tích
3.1. Kỳ kế toán
Kỳ kế toán: Là việc chia cắt quá trình hoạt động của doanh nghiệp thành từng
khoảng thời gian để lập BCTC định kỳ.
Các nhà Kế toán phân chia vòng đời của một DN thành những khoảng thời gian- các kỳ kế toán.
Kỳ kế toán thông thường: Năm dương lịch, bên cạnh đó kỳ kế toán có thể là một
tháng hoặc một quý hoặc một khoảng thời gian khác( BCTC giữa niên độ kế toán)
3.2 Bút toán điều chỉn h
- Cơ sở tiền mặt: Ghi nhận tác động của các nghiệp vụ kinh tế trên báo cáo tài chính khi
và chỉ khi nhận tiền hoặc trả các khoản tiền và tương đương tiền.
- Cơ sở dồn tích: Ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế tại thời điểm phát sinh, chứ không phải
thời điểm thu tiền hoặc chi tiền
Nguyên tắc cơ sở dồn tích là nguyên tắc áp dụng xuyên suốt trong kế toán. Theo nguyên tắc dồn tích:
Doanh thu được ghi nhận khi kiếm được Nguyên tắc phù hợp: Chi phí phải được ghi
chứ không phải khi nhận được tiền
nhận trong kỳ nó phát sinh để tả ra doanh
thu, không phải trong kỳ trả tiền
Nguyên tắc áp dụng:
+ Nguyên tắc thận trọng: Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu
nhập, không đánh giá thấp hơn giá trị các khoản nợ phải trả và chi phí + Nguyên tắc phù hợp
CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ HỌC TẬP BAN CHUYÊN MÔN LCĐ CHẤT LƯỢ - NG CAO 17
NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
3.3. Các dạng bút toán điều chỉnh
Các dạng bút toán điều chỉnh
Bút toán điều chỉn h
Loại tài khoản Ghi Nợ Ghi Có
1. Chuyển từ tài sản thành chi phí Chi phí
Tài sản/tài khoản điều chỉnh tài sản
2. Chuyển nợ phải trả thành doanh thu Nợ phải trả Doanh thu
3. Hoạch toán cộng dồn chi phí phải trả Chi phí Nợ phải trả
4. Hạch toán cộng dồn doanh thu đã Tài sản Doanh thu
phát sinh nhưng chưa được ghi nhận
3.3.1. Chuyển từ tài sản thành chi ph í
Kết quả của bút toán dạng này làm cho chi phí trong kỳ tăng lên do chuyển một
phần tài sản. Bút toán điều chỉnh dạng này gồm các loại sau:
Bút toán phân bổ chi phí trả trước và bút toán khấu hao tài sản cố định (TSCĐ)
• Bút toán phân bổ chi phí trả trước
Chi phí trả trước: Khoản chi thanh toán 1 lần, nhưng có tác dụng cho nhiều kỳ kế toán
sau đó (góp phần tạo nên doanh thu cho nhiều kỳ kế toán sau đó).
- Dùng trong trường hợp chi phía đã thanh toán trước, nhưng dung cho nhiều kỳ kế toán
- Dùng tài khoản 242- Chi phí trả trước để ghi nhận những khoản chi phí trả trước.
Đây là tài khoản tài sản, có kết ấ c u của TK Tài sản,
- Ghi nhận khoản trả trước vào TK 242. Đến hết mỗi kỳ, ghi nhận chi phí tương ứng
và ghi giảm TK 242, tức ghi giảm TS và tang chi phí. Vì vậy đây là bút toán điều
chỉnh chuyển từ tài khoản thành chi phí.
Ví dụ: Ngày 1/1/N, công ty thanh toán trước 12 triệu tiền thuê văn phòng bằng tiền mặt cho 12 tháng bắt ầ đ u tính từ tháng 1
CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ HỌC TẬP BAN CHUYÊN MÔN LCĐ CHẤT LƯỢ - NG CAO 18
NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
1/1/N: Trả trước chi phí cho 12 kỳ Bút toán: Nợ TK chi phí trả trước: 12 triêu
Có TK Tiền mặt : 12 triệu
31/1/N: Đã dung hết 1 kỳ chi phím Bút toán hạch toán: Phân bổ chi phí
Nợ TK chi phí : 12tr/12= 1 triệu (Chi phí)
Có TK chi phí trả trước : 1 triệu (Tài sản)
• Bút toán khấu hao tài sản cố định (TSCĐ)
Tài sản cố định (TSCĐ): Là những tài sản có giá trị lớn và được sử dụng lâu dài cho
quá trình sản xuất kinh doanh.
Giá trị của TSCĐ sẽ được chuyển dịch dần vào chi phí của các kỳ sử dụng TSCĐ
dưới hình thức chi phí khấu hao. Việc xác định giá trị này mang tính chất ước tính vì
không thể xác định một cách chính xác TSCĐ được sử dụng trong bao lâu và giá trị của
nó đã giảm bao nhiêu trong từng kỳ kế toán.
Khấu hao tài sản cố định (TSCĐ): Là sự phân bổ một cách hệ thống giá trị phải khấu
hao của TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ đó.
3.3.2 Chuyển Nợ phải trả thành Doanh thu
Kết quả của bút toán điều chỉnh dạng này làm cho doanh thu trong kỳ tăng lên do
chuyển một phần nợ phải trả sang. Bút toán điều chỉnh dạng này gồm các loại sau: Bút
toán chuyển từ doanh thu chưa thực hiện thành doanh thu và bút toán chuyển từ khoản
nhận ứng trước của khách hàng thành doanh thu
• Bút toán chuyển từ doanh thu chưa thực hiện thành doanh thu
Nợ phải trả giảm => Ghi Nợ TK Doanh thu chưa thực hiện
Doanh thu tăng => Ghi Có TK Doanh thu
Định khoản: Nợ TK Doanh thu chưa thực hiện: Phần doanh thu kiếm được trong kỳ
Có TK Doanh thu bán hàng: Phần doanh thu kiếm được trong kỳ
Kết quả là một phần nợ phải trả đã chuyển thành doanh thu và dẫn đến nợ phải trả sẽ bị giảm xuống
• Bút toán chuyển từ nhận ứng trước của khách hàng thành doanh thu
Nợ phải trả giảm => Ghi Nợ TK Phải thu khách hàng
CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ HỌC TẬP BAN CHUYÊN MÔN LCĐ CHẤT LƯỢ - NG CAO 19
NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
Doanh thu tăng => Ghi Có TK Doanh thu
• Định khoản: Nợ TK Doanh thu chưa thực hiện: Phần doanh thu kiếm được trong kỳ
Có TK Phải thu khách hàng: Phần doanh thu kiếm được trong kỳ
Kết quả là một phần nợ phải trả đã chuyển thành doanh thu và dẫn đến nợ phải trả sẽ bị giảm xuống
3.3.3 Hạch toán cộng dồn chi phí phải trả
Chi phí phải trả: Là các khoản chi phí đã phát sinh (đã góp phần tạo ra doanh thu
của kỳ hiện tại) nhưng chưa phải chi trả.
- Dùng tài khoản chi phí phải trả để ghi nhận các tài khoản chi phí đã phát sinh
nhưng chưa phải trả tiền
• Bút toán cộng dồn chi phí phải trả:
Chi phí tăng => Ghi Nợ TK Chi phí liên quan
Chi phí phải trả tăng => Ghi có TK Chi phí phải trả
• Định khoản: Nợ TK Chi phí liên quan : Giá trị được ghi nhận
Có TK Chi phí phải trả : Giá trị được ghi nhận
Kết quả của bút toán phân bổ: Số dư nợ phải trả sẽ tăng lên
Ví dụ: 1/1/N Công ty thuê 1 văn phòng trong vòng 1 năm, tiền thuê là 1 triệu/tháng,
thanh toán toàn bộ khi kết thúc hợp đồng
31/1/N: Nợ tài khoản chi phí tương ứng: 1 triêu
Có TK chi phí phải trả: 1 triêu
1/1/N+1: Nợ TK chi phí trả trả: 12 triệu
Có TK tiền mặt, tiền gửi NH: 12 triệu
CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ HỌC TẬP BAN CHUYÊN MÔN LCĐ CHẤT LƯỢ - NG CAO 20
NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
3.3.4 Hạch toán cộng dồn doanh thu đã phát sinh nhưng chưa được ghi nhận
Doanh thu đã phát sinh nhưng chưa được ghi nhận là những doanh thu đã kiếm
được và đủ điều kiện ghi nhận doanh thu nhưng chưa được ghi nhận như tiền lãi phải thu
của một khoản tiền gửi kỳ sau mới đ ợ
ư c nhận hoặc sản phẩm, dịch vụ đã cung cấp hoàn
thành nhưng chưa được ghi chép.
Những khoản doanh thu đã phát sinh này nếu chưa đuợc ghi chép trong kỳ thì cần
thực hiện bút toán điều chỉnh cuối kỳ để ghi tăng doanh thu và tăng tài sản.
Dùng tài khoản phải thu khách hàng và doanh thu tương ứng để ghi nhận các khoản
doanh thu đã phát sinh nhưng chưa ghi nhận hoặc chưa thanh toán
Đến thời điểm thanh toán, Ghi giảm khoản phải thu và tang t ề i n mặt hoặc tiền gửi ngân hàng tương ứng
Áp dụng trong trường hợp:
- Ghi nhận tiền lãi phát sinh khi đầu tư, tiền gửi ngân hàng… lãi được trả sau
- Ghi nhận doanh thu bán hàng nhưng chưa phát hành hóa đơn
Nợ TK Phải thu/Có TK Doanh thu
• Bút toán cộng dồn doanh thu đã phát sinh:
Tài sản phải thu tăng => Ghi Nợ TK Phải thu khách hàng/Phải thu khác
Doanh thu tăng => Ghi có TK Doanh thu
Định khoản: Nợ TK Phải thu khách hàng/ P ả
h i thu khác: Giá trị được ghi nhận
Có TK Doanh thu : Giá trị được ghi nhận
Kết quả của bút toán điều chỉnh: Số dư tài sản sẽ tăng lên
Ví dụ: Ngày 1/1/N, Công ty mua kỳ phiếu, mệnh giá 100 triệu, lãi suất 0,7%/tháng, kỳ
hạn 3 tháng, lãi trả sau
31/1/N: Phát sinh tiền lãi của khoản đầu tư
Nợ TK Phải thu khác : 100*0.7%= 0.7 triệu
Có Tk doanh thu hoạt động tài chính : 0.7 triệu
CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ HỌC TẬP BAN CHUYÊN MÔN LCĐ CHẤT LƯỢ - NG CAO 21
NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
3.4. Lập và trình bày các báo cáo tài chính
3.4.1. Mục đích, nguyên tắc và nguồn tài liệu lập BCTC
* Mục đích: cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và các
luồng tiền của một doanh nghiệp một cách khái quát nhằm đáp ứng cho nhu cầu hữu ích
của số đông những người sử dụng BCTC để đưa ra các quyết định kinh tế.
* Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính: + Hoạt động liên tục + Cơ sở dồn tích + Nhất quán
+ Trọng yếu và tập hợp + Bù trừ + Có thể so sánh.
Cơ sở số liệu để lập Báo cáo tài chính: Bảng cân đối tài khoản
3.4.2. Bảng cân đối kế toán
Khái niệm: Là BCTC tổng hợp phản ánh một cách khái quát về tình hình tài sản, nợ phải
trả, vốn chủ sở hữu của đơn vị kế toán tại một thời điểm nhất định.
3.4.3. Báo cáo kết quả kinh doanh
Khái niệm: Là BCTC tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình thu
nhập, chi phí, lãi/lỗ trong một kỳ kế toán nhất định.
Sử dụng BCKQKD cho phép đánh giá hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời của doanh
nghiệp theo từng hoạt động từ đó cung cấp thông tin quan trọng để phân tích triển vọng
kinh doanh trong hiện tại và tương lai...
3.4.4. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Khái niệm: Là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh các luồng tiền vào và ra khỏi doanh
nghiệp trong kỳ báo cáo theo các nhóm luồng tiền từ hoạt động kinh doanh, luồng tiền từ
hoạt động đầu tư, và luồng tiền từ hoạt động tài chính.
CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ HỌC TẬP BAN CHUYÊN MÔN LCĐ CHẤT LƯỢ - NG CAO 22
NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
Sử dụng Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho phép trả lời các câu hỏi như công ty kiếm được
tiền như thế nào? Công ty đã sử dụng tiền như thế nào? Khả năng thanh toán của doanh nghiệp như thế nào?.
3.4.5. Thuyết minh báo cáo tài chính
Khái niệm: Là một báo cáo tài chính nhằm cung cấp cho người sử dụng các thông tin về
cơ sở để lập BCTC và các chính sách kế toán cụ thể được chọn và áp dụng đối với các
giao dịch và sự kiện quan trọng, các thông tin chưa được trình bày trong BCTC khác.
Sử dụng thuyết minh BCTC cho phép trả lời các câu hỏi như công ty áp dụng các chính
sách, chế độ kế toán nào? Những rủi ro chủ yếu mà công ty đang phải đối mặt như thế nào? .
CHƯƠNG 4: CHU TRÌNH KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP
4.1. Các phương pháp kế toán hàng tồn kho
Có hai phương pháp kế toán hàng tồn kho là phương pháp Kê khai thường xuyên (KKTX) và phương pháp Kiểm
Phương pháp kê khai thường xuyên: Là phương pháp theo dõi, phản ánh thường xuyên,
liên tục các nghiệp vụ nhập, xuất, tồn kho vật tư, hàng hoá trên sổ kế toán.
Phương pháp kiểm kê định kỳ: Là phương pháp căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản
ánh giá trị hàng hóa tồn kho cuối kỳ trên sổ kế toàn và từ đó tính ra giá trị vật tư, hàng hóa
đã xuất trong kỳ theo công thức: kê định kỳ (KKĐK).
Trị giá vật tư hàng = Trị giá vật tư hàng + Trị giá vật tư hàng - Trị giá vật tư, hóa xuất kho trong tồn kho đầu kỳ hóa nhập kho trong hàng hóa tồn kho kỳ kỳ cuối kỳ
CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ HỌC TẬP BAN CHUYÊN MÔN LCĐ CHẤT LƯỢ - NG CAO 23
NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
Phương pháp Kê khai thường xuyên
Phương pháp Kiểm kê định kỳ
Ghi nhận thường xuyên liên tục các nghiệp Không phản ánh liên tục các nghiệp vụ trên
vụ do đó luôn biết được số dư tài khoản TK HTK
hàng tồn kho tại một thời điểm bất kỳ
Vẫn phải kiểm kê HTK cuối kỳ để kiểm tra Kiểm kê HTK cuối kỳ và xác định số dư.
sự chính xác của sổ sách kê toán và thực tế Do đó số liệu không cập nhập, không quản
lý được các trường hợp thiếu hụt
Dùng tài khoản: Hàng hóa, công cụ dụng Dùng TK 611- mua hàng để phản ánh
cụ, Nguyên vật liệu… để phản ánh nghiệp nghiệp vụ mua hàng, không theo dõi vụ mua hàng, xuất kho nghiệp vụ xuất kho
4.3. So sánh kế toán mua hàng và kế toán bán hàng Mua hàng Bán hàng Giá gốc Giá gốc hàng mua:
Giá vốn hàng bán: Theo giá
Trị giá mua( Giá mua+ Các xuất kho
khoản thuế không hoàn lại)
+ Chi phí quá trình thu mua
(vận chuyển, bốc dỡ, kho
bãi, hao hụt trong định mức) Chi phí vận chuyển
Hạc toán vào giá gốc hàng Chi phí bán hàng mua về
Chi phí vận chuyển(Trả hộ) Trong TH mua hàng, chi phí Trong TH bán hàng, chi phí
vận chuyển trả hộ bên vận chuyển trả hộ bên
bán(Theo điều khoản HĐ mua(theo điều khoản HĐ
người bán là người chịu chi người mua là người chịu chi
CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ HỌC TẬP BAN CHUYÊN MÔN LCĐ CHẤT LƯỢ - NG CAO 24
NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
phí này)-> hạch toán là một phí này)-> hạch toán là một khoản phải thu khoản phải thu
Chiết khấu thương mại: Hạch toán giảm giá gốc Khoản giảm trừ doanh thu
Mua với khối lượng lớn hàng mua về
được hưởng chiết khấu
Giảm giá hàng mua/ bán Hạch toán giảm giá gốc Khoản giảm trừ doanh thu
Giảm giá do hàng hóa bị hư hàng mua về
hại, hỏng hóc, kém chất lượng
Hàng bán mua trả lại: Trả Hạch toán giảm giá gốc Khoản giảm trừ doanh thu
lại do hàng hóa bị hư hại, hàng mua về
Ảnh hưởng đến cả giá vốn
hỏng hóc, kém chất lượng hàng bán
Chiết khấu thanh toán: Trả Doanh thu tài chính (Tính Chi phí tài chính ( Tính trên
tiền sớm được giảm trừ trên Số dư TK Phải trả số dư TK phải thu khách
Điều khoản thanh toán : người bán) hàng )
2/10, n /30 ( Phải thanh toán trong 30 ngày, nếu thanh
toán trong 10 ngày thì được hưởng chiết khấu 2 % )
Thuế giá trị gia tăng (Chỉ VAT được khấu trừ Tài sản VAT phải nộp – Nợ phải trả
hạch toán khi có hóa đơn ) VAT của chi phí vận chuyển do bên bán chịu hạch toán như mua hàng
4.5. Kết thúc kỳ kế toán và lập báo cáo tài chính cho DN thương mại
Vào thời điểm kết thúc kỳ kế toán, doanh nghiệp cần thực hiện các bút toán điều chỉnh
(nếu có) và bút toán khóa sổ trước khi lập Báo cáo tài chính.
CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ HỌC TẬP BAN CHUYÊN MÔN LCĐ CHẤT LƯỢ - NG CAO 25
NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
Sau khi khóa sổ kế toán, xác định được kết quả kinh doanh cuối cùng, các doanh nghiệp
tiến hành lập Báo cáo tài chính. Hệ thống Báo cáo tài chính doanh nghiệp thương mại cần
lập theo đúng quy định bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo tài chính
CHƯƠNG 5: SỔ KẾ TOÁN VÀ CÁC HÌNH THỨC KẾ TOÁN
5.1. Sổ kế toán
Sổ kế toán dung để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài
chính đã phát sinh có liên quan đến đơn vị kế toán
Sổ kế toán phải ghi rõ tên đơn vị kế toán; tên sổ; ngày, tháng, năm lập sổ; ngày,
tháng, năm khoá sổ; chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp
luật của đơn vị kế toán; số trang; đóng dấu giáp lai
Phân loại theo mức độ phản ánh nội dung dữ liệu kế toán: Có 3 loại sổ kế toán là
sổ tổng hợp, sổ chi tiết và sổ kết hợp.
Phân loại theo kết cấu bên trong mẫu sổ: Có 3 loại mẫu sổ: sổ kết cấu một bên tài
khoản, sổ kết cấu hai bên tài khoản, số kiểu bàn cờ
Phân loại theo hình thức bề ngoài mẫu sổ. Có 2 hình thức: sổ tờ rời, sổ quyển
5.2. Các hình thức kế toán
* Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái
* Hình thức kế toán Nhật ký chung
* Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ
* Hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ
* Hình thức kế toán trên máy vi tín h
CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ HỌC TẬP BAN CHUYÊN MÔN LCĐ CHẤT LƯỢ - NG CAO 26