Đề cương nhà nước pháp luật - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng

Nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị, quyền lực công của xã hội, của nhân dân; có chủ quyền, thực hiện việc quản lý các công việc chung của toàn xã hội trên cơ sở pháp luật và lợi ích chung với BMNN chuyên trách. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

ĐỀ CƯƠNG NHÀ NƯỚC PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Câu 1: Nêu Định nghĩa và phân tích các đặc trưng cơ bản của nhà nước.
1) Định nghĩa Nhà nước
Nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị, quyền lực công của xã hội, của nhân dân; có chủ
quyền, thực hiện việc quản lý các công việc chung của toàn xã hội trên cơ sở pháp luật và lợi
ích chung với BMNN chuyên trách. NN có trách nhiệm bảo vệ, bảo đảm các quyền tự do của
con người, vì sự phát triển bền vững của XH
2) Các đặc trưng cơ bản của Nhà nước
* 2 .1) Đặc trưng 1: NN là tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt với bộ máy quản lý
đời sống XH, thực hiện cưỡng chế những trường hợp cần thiết trên cơ sở PL.
+ NN là tổ chức quyền lực ch.trị công cộng đặc biệt, có nhiệm vụ quản lý mọi mặt của đời
sống XH.
+ Để thực hiện nhiệm vụ đó, NN có hệ thống bộ máy quản lý mà chỉ có NN mới có, như: quân
đội, cảnh sát, trại giam và một số cơ quan khác để đảm bảo an ninh, quản lý trật tự xã hội
được ổn định
VD: quân đội, cảnh sát, trại giam, chủ quyền quốc gia,....
* 2 .2) Đặc trưng 2: Nhà nước có lãnh thổ và quản lý dân cư theo đơn vị hành chính lãnh thổ
-Mỗi Nhà nước đều có lãnh thổ và dân cư riêng gắn liền với yếu tố quốc tịch.
-Phạm vi quyền lực Nhà nước là trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia, Nhà nước quản lý dân cư theo
đơn vị hành chính lãnh thổ không phân biệt tôn giáo, dân tộc, vùng miền, quan điển chính trị
hay nghề nghiệp.
VD: Người dân Việt Nam mang quốc tịch Việt Nam; Tất cả cư dân đang sinh sống trên lãnh
thổ Việt Nam đều phải tuân thủ luật giao thông đường bộ của Việt Nam khi tham gia giao
thông.
* 2 .3) Đặc trưng 3: Nhà nước có chủ quyền quốc gia-quyền tối cao về đối nội và quyền độc
lập về đối ngoại.
-Về mặt đối nội, Nhà nước có toàn quyền quyết định mọi vấn đề trong nước (kinh tế, chính trị,
văn hoá, giáo dục, y tế...)
VD: Nhà nước ban hành chính sách miễn giảm học phí cho học sinh thuộc diện hộ nghèo.
-Về đối ngoại Nhà nước có quyền tối cao hợp tác với các quốc gia tổ chức và xã hội khác để
cùng nhau phát triển vì hoà bình thế giới, vì lợi ích chung nhưng trên cơ sở tôn trọng độc lập
chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp công việc nội bộ.
VD: Việt Nam quan hệ ngoại giao, hợp tác với Liên Xô, Nhật, Hàn,...;Việt Nam tham gia
ASEAN, APEC, FAO,...
* 2 .4) Đặc trưng 4: Nhà nước có quyền ban hành Pháp Luật và đảm bảo sự thực hiện Pháp
Luật
- Pháp Luật là công cụ quản lý xã hội hiệu quả nhất. Đây là thẩm quyền chỉ Nhà Nước mới có.
Pháp Luật có tính bắt buộc chung đối với các chủ thể và có phạm vi áp dụng trên cả nước.
- Nhà nước đảm bảo cho Pháp Luật thực hiện bằng các biện pháp của Nhà Nước ( từ giáo dục,
thuyết phục, tuyên truyền, phổ biến đến thực hiện sự cưỡng chế khi cần thiết )
- Các tổ chức khác cũng có thể ban hành nội quy, quy chế, điều lệ,… nhưng phạm vi áp dụng
và tính cưỡng chế ko giống như Pháp Luật của Nhà Nước
VD:
-Khi tham gia giao thông người điều khiển các phương tiện cơ giới phải đội mũ bảo hiểm
-Không sử dụng chất kích thích trước và trong lúc lái các phương tiện giao thông
-Không buôn bán các mặt hàng cấm một cách trái phép
* 2 .5) đặc trưng 5: Nhà nước quy định và thực hiện thu các loại thuế dưới hình thức bắt buộc.
-Chỉ nhà nước mới có quyền thu thuế. Thuế được thu từ người dân, doanh nghiệp. Thuế của
nhà nước thường được sử dụng để: trả lương cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm
nhiệm vụ quản lý nhà nước; để chi trả việc thực hiện các nhiệm vụ xã hôi chung của nhà nước
như xây dựng các công trình cơ bản ( điện, đường, trường, trạm…), chi trả các chế độ an sinh
xã hội, phúc lợi xã hội… và các nhiệm vụ khác xuất phát từ chức năng xã hội của nhà nước.
Các tổ chức khác cũng có thể thu lệ phí, phí, quỹ… nhưng chỉ có nhà nước mới có quyền thu
thuế dưới hình thức là nghĩa vụ bắt buộc.
VD:
-Nhà nước đánh thuế cao vào các mặt hàng như rượu bia, thuốc lá,…
-Nhà nước đánh thuế thấp đối với mặt hàng như xăng dầu để bình ổn giá
Câu 2: Nêu định nghĩa và Phân loại các hình thức chính thể và các hình thức cấu trúc của
nhà nước. Liên hệ phân tích hình thức chính thể và hình thức cấu trúc của NN CHXHCN
Việt Nam
1) Định nghĩa hình thức Nhà nước:
Là cách thức tổ chức quyền lực Nhà nước và những phương pháp để thực hiện quyền lực Nhà
nước. Hình thức Nhà nước bao gồm hình thức chính thể và hình thức cấu trúc Nhà nước.
2) Hình thức chính thể
I. Định nghĩa: HTCT là cách thức tổ chức, trình tự để lập ra các cơ quan cao nhất của quyền
lực NN, và xác lập mối quan hệ cơ bản giữa các CQ đó với nhau, và mức độ tham gia của
nhân dân vào việc thiết lập các cơ quan NN này. (GTPLĐC tr37)
II. Phân loại các HTCT: HTCT có hai loại cơ bản là hình thức chính thể quân chủ và hình
thức chính thể cộng hòa. Để phân biệt HTCT quân chủ và HTCT cộng hoà chúng ta thường
dựa vào cách thức thiết lập vị trí nguyên thủ quốc gia.
1. Hình thức chính thể quân chủ: là hình thức nhà nước mà người đứng đầu nhà nước
được hình thành không do bầu cử mà do thế tập, truyền ngôi. Mô hình quân chủ thường được
tổ chức thành quân chủ tuyệt đối (QC chuyên chế) và quân chủ hạn chế (QC lập hiến). Để
phân biệt 2 HTCT này chúng ta dựa vào phần quyền lực mà nguyên thủ quốc gia (vua, nữ
hoàng...) nắm giữ.
a. Ở HTCT Quân chủ tuyệt đối, đứng đầu nhà nước nắm trọn quyền lực nhà nước. VD:
Một số quốc gia thời kì cổ đại, NN phong kiến, hay như một số nước hiện đại ngày nay
(Vương quốc Brunei, Vương quốc Oman, Nhà nước Qatar...).
b. Ở HTCT Quân chủ hạn chế, là mô hình nhà nước tiến bộ hơn, quyền lực của Vua bị
hạn chế bởi Hiến pháp. Người đứng đầu Nhà nước chỉ nắm một phần quyền lực NN, còn phần
lớn quyền lực NN thuộc về các cơ quan nhà nước khác. VD: Anh, Nhật, Thái
2. Hình thức chính thể cộng hòa: là hình thức mà nguyên thủ quốc gia và các cơ quan
nhà nước tối cao khác được hình thành bằng cơ chế bầu cử và giữ nhiệm kỳ. Hình thức chính
thể cộng hòa gồm hai dạng: . Để phân biệt 2 hình thức Cộng hòa quý tộc Cộng hòa dân chủ
này chúng ta dựa vào quyền bầu cử ra các cơ quan nhà nước tối cao thuộc về ai.
a. Ở HTCT Cộng hòa quý tộc: quyền bầu cử và quyền lực tập trung trong tay tầng lớp
quý tộc. (VD: Các nhà nước cộng hòa tồn tại ở thời kỳ cổ đại: CHQTCN Xpác và NN Aten
thời kỳ đầu). Hiện nay, trên thế giới không còn quốc gia nào duy trì hình thức chính thể này.
b. Ở HTCT Cộng hòa dân chủ: quyền bầu cử được dành cho mọi công dân đủ điều kiện
luật định. Phổ biến gồm các loại:
- Cộng hòa tổng thống (vd: Mỹ, Philippines, Mehico..)
- Cộng hòa lưỡng tính (VD: Pháp, Nga...)
- Cộng hoà dân chủ nhân dân (Việt Nam, Trung Quốc)
3) Hình thức cấu trúc
1.Định nghĩa: HTCTr nhà nước là sự tổ chức nhà nước sự tổ chức nhà nước thành các đơn
vị hành chính – lãnh thổ, tính chất của mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành nhà nước, giữa
các cơ quan nhà nước trung ương với các cơ quan nhà nước địa phương.
: Có 2 Hình thức cấu trúc Nhà nước là Nhà nước đơn nhất và Nhà 2.Phân loại các HTCT
nước liên bang
Tiêu chí Nhà nước đơn nhất Nhà nước liên bang
Chủ quyền Là nhà nước có chủ
quyền chung, có chủ
quyền duy nhất
Là nhà nước có hai hay
nhiều thành viên hợp lại,
vừa có chủ quyền nhà
nước liên bang, vừa có
chủ quyền nhà nước
thành viên
Hệ thống cơ quan nhà
nước
Có 1 hệ thống cơ quan
nhà nước thống nhất
Có 2 hệ thống cơ quan
nhà nước, cơ quan nhà
nước liên bang và cơ
quan nhà nước bang
Hệ thống pháp luật Có 1 hệ thống pháp luật
thống nhất
Có 2 hệ thống pháp luật
Quốc tịch Công dân có 1 quốc tịch
duy nhất
Công dân mang 2 quốc
tịch
Vd: Việt Nam, Lào, Vd: Đức, Ấn Độ,
Nhật… Malaysia, Liên Xô cũ,…
4) Liên hệ phân tích hình thức chính thể và hình thức cấu trúc của NN CHXHCN Việt
Nam
a, Hình thức chính thể của Việt Nam là Cộng hoà dân chủ nhân dân:
-Nguyên thủ Quốc gia ở nước Việt Nam được gọi là Chủ tịch nước, được hình thành bằng con
đường bầu cử, và giữ quyền lực theo nhiệm kỳ.
-Ở Nhà nước Việt Nam, quyền bầu cử được dành cho mọi tầng lớp nhân dân.
-Ở Nhà nước Việt Nam, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phâm công, phối hợp giữa 3
quyền Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp. Cụ thể, quyền Lập pháp giao cho Quốc hội; quyền
Hành pháp giao cho Chính phủ; quyền Tư pháp giao cho Toà án và Viện kiểm sát; Chủ tịch
nước là Nguyên thủ Quốc giá, đứng đầu nhà nước, đại diện cho đất nước về đối nội và đối
ngoại. Các cơ quan này mỗi cơ quan giữ những chức năng, nhiệm vụ khác nhau, nhưng hỗ trợ
lẫn nhau trong thực hiện quyền lực nhà nước.
-Các cơ quan trong Bộ máy nhà nước Việt Nam trong quá trình tổ chức và hoạt động luôn lấy
lợi ích của nhân dân đặt lên hàng đầu. Mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân là mối quan hệ
bình đẳng, có quyền và nghĩa vụ bình đẳng với nhau.
b, Hình thức cấu trúc của nhà nước Việt Nam là Nhà nước đơn nhất
-Thứ nhất, nhà nước Việt Nam có chủ quyền chung, thống nhất, toàn vẹn trên lãnh thổ Việt
Nam
-Thứ hai, nhà nước Việt Nam có 1 hệ thống các cơ quan nhà nước thống nhất từ trung ương
xuống địa phương.
-Thứ ba, nhà nước Việt Nam có 1 hệ thống pháp luật thống nhất trên phạm vi cả nước.
-Thứ tư, công dân Việt Nam mang một Quốc tịch.
Câu 3: Chức năng nhà nước: Nêu khái niệm; Phân loại; Các hình thức phương pháp
thực hiện chức năng của nhà nước.
Liên hệ nêu định nghĩa và phân tích các nội dung cơ bản của chức năng kinh tế và
các chức năng xã hội của nhà nước Việt Nam
A. Chức năng nhà nước
1. Khái niệm
Chức năng nhà nước là những phương diện hoạt động chủ yếu của nhà nước nhằm thực
hiện những nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước.
2. Phân loại
- Chức năng đối nội: những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước trong nội bộ đất
nước.
VD: CN KT; CN CT; CN XH; văn hóa, giáo dục; KHCN; y tế; Môi trường; Chức
năng ghi nhận, bảo đảm và bảo vệ các QCN,QCD
- Chức năng đối ngoại: những mặt hoạt động bản của nhà nước trong quan hệ
quốc tế.
VD: + Thiết lập các quan hệ ngoại giao với các quốc gia các tổ chức quốc tế
khác.
+ Chức năng quốc phòng, bảo vệ đất nước.
+ Chức năng bảo vệ trật tự, hòa bình thế giới, tham gia giải quyết các vấn đề
tính khu vực và quốc tế.
+ Xâm lược bành trướng lãnh thổ (trước kia)
3. Hình thức và phương pháp thực hiện các chức năng nhà nước
a. Các hình thức thực hiện CNNN
- Các hình thức pháp lý :
+ Bằng hoạt động lập pháp: ban hành văn bản pháp luật trong các lĩnh vực kinh tế,
văn hóa, xã hội, y tế… để thực hiện sự quản lý.
+ Bằng hoạt động hành pháp: Nhà nước tổ chức thực hiện các quy định pháp luật đã
được ban hành trên thực tế.
+ Bằng hoạt động tư pháp: nhà nước có cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện các
chức năng nhà nước.
- Các hình thức khác:
Chẳng hạn,các hình thức liên quan đến tổ chức, sắp xếp cơ cấu lại các thiết chế,
tổ chức, quan; các hình thức tham gia của các chủ thể xã hội khác nhưng liên
quan đến thực hiện chức năng của nhà nước
b. Phương pháp thực hiện CNNN:
+ Giáo dục
+ Thuyết phục
+ Khuyến khích
+ Cưỡng chế.
B. Liên hệ nêu định nghĩa và phân tích các nội dung cơ bản của chức năng kinh tế và các
chức năng xã hội của nhà nước Việt Nam.
I. Phân tích nội dung cơ bản của chức năng kinh tế của nhà nước Việt Nam?
1. Định nghĩa chức năng kinh tế của nhà nước Việt Nam: Chức năng kinh tế những
phương diện hoạt động chủ yếu của nhà nước trong tổ chức, điều tiết quản nền kinh tế
nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu vật chất của người dân, nhà nước và của toàn xã hội.
2. Nội dung cơ bản của chức năng kinh tế của nhà nước Viêt Nam.
- Nội dung cơ bản nhất của chức năng kinh tế nhà nước Việt Nam là: xây dựng và quản lý nền
kinh tế thị trường định hướng hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần
kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Đồng thời, nhà nước khuyến khích
tạo điều kiện để các doanh nghiệp, nhân, tổ chức thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh,
góp phần xây dựng đất nước.
(+ Tham khảo: Các hình thức sở hữu: sở hữu toàn dân mà nhà nước là đại diện; sỡ hữu tập thể;
sỡ hữu cá thể, tiểu chủ; sỡ hữu tư bản tư nhân.
+ 6 thành phần kinh tế: kinh tế ; kinh tế tập thể; kinh tế cá thể, tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân;
kinh tế tư bản nhà nước; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.)
3. Những vấn đề đặt ra đối với chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Việt Nam: Trong
bối cảnh toàn cầu hoá sự phát triển của cuộc Cách mạng 4.0 hiện nay, chức năng quản
kinh tế của nhà nước cần phải đổi mới toàn diện để giải quyết các vấn đề của nền kinh tế Việt
Nam hiện nay như:
+ Phát triển các nền kinh tế chủ lực như giày da, thuỷ sản, nông nghiệp… Những ngành này
để xuất khẩu thành công chúng ta cần chú trọng đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của nước
ngoài.
+ Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng và phát triển, cần giải quyết vấn đề về thủ
tục hành chính, chế chính sách về vốn, thuế... Đặc biệt các ưu đãi để khuyến khích các
doanh nghiệp khởi nghiệp hiện nay.
+ Để thích ứng với cuộc Cách mạng công nghệ 4.0, nhà nước cần có định hướng phát triển
đào tạo nguồn nhân lực, định hướng phát triển các lĩnh vực kinh tế có tích hợp trí tuệ nhân tạo,
đầu tư công nghệ...
+ Bên cạnh việc phát triển kinh tế, cần chú trọng đến các yếu tố về bảo vệ môi trường, giải
quyết các vấn đề an sinh xã hội, việc làm...
4. Hình thức và phương pháp thực hiện chức năng kinh tế của nhà nước Việt Nam.
a. N hà nước Việt Nam có các hình thức để thực hiện chắc năng kinh tế như: Xây dựng các quy
phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ kinh tế; Tổ chức thực hiện & chế giám sát
việc thực hiện các quy phạm pháp luật đó trên thực tế. Cụ thể:
+ Nhà nước Việt Nam xây dựngtổ chức thực hiện các quy định pháp luật để thực hiện việc
quản lý nền kinh tế. Các quy định đó được chứa đựng trong các VBPL như: Hiến pháp 2013;
Luật Doanh nghiệp 2014; Luật Thương mại 2005; Luật Đầu 2014; Luật Thuế thu nhập
doanh nghiệp 2008, Luật Ngân sách nhà nước...
+ Nhà nước Việt Nam chế kiểm tra, giám sát nền kinh tế thông qua hoạt động kiểm tra,
giám sát, xử vi phạm của các quan nhà nước thẩm quyền như các quan hải quan,
công an kinh tế, thanh tra Chính phủ...
b. Nhà nước Việt Nam cũng sử dụng linh hoạt các phương pháp để thực hiện chắc năng kinh
tế, bao gồm:
+ Phương pháp Giáo dục, thuyết phục:
+Phương pháp Khuyến khích:
+ Phương pháp Cưỡng chế:
II. Phân tích nội dung cơ bản của chức năng xã hội của nhà nước Việt Nam
1. Định nghĩa: Chức năng hội của nhà nước Việt Nam những phương diện hoạt động
chủ yếu của nhà nước trong tổ chức, điều tiết quản hội nhằm thiết lập 1 hội ổn
định, phát triển trên mọi lĩnh vực.
2. Nội dung c.bản của chức năng hội của nhà nước Việt Nam: Nhà nước thực hiện sự
quản lý xã hội trên mọi lĩnh vực: Văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ và các lĩnh vực khác
(môi trường, trật tự xã hội, vệ sinh an toàn thực phẩm...).
3. Những vấn đề đặt ra đối với chức năng quản lý xã hội của nhà nước Việt Nam:
VD: Quản lý các vấn đề trên mọi mặt của đời sống xã hội qua đợt dịch covid (Covid đã gây ra
những vấn đề đối vớihội? Gây nguy hiểm đến sức khoẻ của người dân; Gây mất trật tự
an toàn hội; Gây ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung của cả nước của mỗi người
dân…).
4. Hình thức và Phương thức thực hiện chức năng xã hội của Nhà nước Việt Nam:
a. Nhà nước các HÌNH THỨC để thực hiện chức năng hội như: xây dựng tổ chức
thực hiện các quy phạm pháp luật để quản lý mọi mặt của đời sống xã hội; Có cơ chế giám sát
việc thực hiện các quy phạm pháp luật đó trên thực tế. Cụ thể:
+ Nhà nước Việt Nam xây dựng và tổ chức thực hiện các quy định pháp luật để thực hiện việc
quản lý xã hội. Các quy định đó được chứa đựng trong các Văn bản pháp luật như: Hiến pháp
2013; Luật Giáo dục 2018; Luật GDĐH sửa đổi, bổ sung năm 2018; Luật Khám bệnh, chữa
bệnh 2009; Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân 1989; Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực văn hoá 2010...
+ thôngNNVN có cơ chế kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các quy định pháp luật trên
qua hoạt động kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như
các cơ quan: toà án, công an, thanh tra Chính phủ... (VD:…)
b. Nhà nước cũng sử dụng linh hoạt các PHƯƠNG PHÁP để thực hiện Chức năng xã hội, bao
gồm:
+ Phương pháp Giáo dục, thuyết phục.
+Phương pháp Khuyến khích.
+ Phương pháp Cưỡng chế.
Câu 4: Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam: Nêu khái niệm; Phân loại các cơ quan nhà
nước; Nêu vị trí, vai trò, chức năng cơ bản của các cơ quan nhà nước Việt Nam.
1. ĐỊNH NGHĨA BMNN CHXHCNVN:
- hệ thống các CQNN từ TW đến địa phương được tổ chức hoạt động theo những
nguyên tắc chung, thống nhất; nhằm thực hiện những nhiệm vụ chiến lược các chức năng
của NN vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ, văn minh.
2. PHÂN LOẠI, VỊ TRÍ PHÁP LÝ, CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ BẢN CÁC
QUAN TRONG BMNN VN:
a. Các cơ quan quyền lực nhà nước: Gồm QH & HĐND các cấp
* QUỐC HỘI:
- Vị trí pháp lý: QH là cơ quan đại biểu cao nhất cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực
NN cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam.
- Chức năng, nhiệm vụ cơ bản:
+ QH thực hiện quyền lập hiến, lập pháp.
+ Quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.
+ Thành lập ra các định chế quyền lực ở trung ương.
+ Quyền giám sát tối cao đối với hoạt động cửa NN.
* HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP:
- Vị trí pháp lý: là CQ quyền lực NN ở địa phương; Đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền
làm chủ của nhân dân; Do nhân dân ĐP trực tiếp bầu ra; chịu trách nhiệm trước nhân dân ĐP
và CQ cấp trên.
- Chức năng, nhiệm vụ cơ bản:
+ Quyết định các vấn đề của địa phương theo luật định.
+ Thành lập ra các định chế quyền lực ở địa phương.
+ Giám sát việc tuân theo HP và PL ở địa phương; giám sát việc thực hiện NQ của HĐND.
b. Các cơ quan hành chính nhà nước: gồm Chính phủ & UBND các cấp
* CHÍNH PHỦ, CÁC BỘ VÀ CQ NGANG BỘ:
- Vị trí pháp lý:
+ CP là cơ quan hành chính NN cao nhất của nước CHXHCN VN; thực hiện quyền hành
pháp.
+ Là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
- Chức năng, nhiệm vụ cơ bản:
+ Thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia; Thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm
vụ quan trọng của đất nước.
+ Tổ chức thi hành Hiến pháp và PL (Tổ chức thi hành HP, luật, NQ của QH; Pháp lệnh, NQ
của UBTVQH; Lệnh, quyết định của CTN)
- Cơ cấu: CP gồm Thủ tướng CP, các Phó TTCP, các Bộ trưởng và Thủ trưởng CQ ngang bộ.
* UBND CÁC CẤP (tỉnh, huyện, xã):
- Vị trí pháp lý:
+ Là CQ hành chính NN ở địa phương;
+ Là cơ quan chấp hành của HĐND cùng cấp; (do HĐND cùng cấp bầu ra, chịu trách nhiệm
trước HĐND cùng cấp và CQHCNN cấp trên).
- Chức năng, nhiệm vụ cơ bản:
+ Thống nhất quản việc thực hiện các nhiệm vụ quan trọng của địa phương (CQHCNN
ĐP).
+ Tổ chức việc thi hành HP và PL ở địa phương; tổ chức thực hiện NQ của HĐND cùng cấp
( ).CQ chấp hành của HĐND cùng cấp
c . Các cơ quan toà án:
- Vị trí pháp lý: TAND là CQ xét xử của nước CHXHCN VN, thực hiện quyền tư pháp.
- Cơ cấu: gồm TANDTC,TAND địa phương (cấp tỉnh ,huyện); TAQS & các TA khác do luật
định.
- Chức năng, nhiệm vụ cơ bản: TAND có nhiệm vụ bảo vệ công lý; Bảo vệ QCN, quyền công
dân; Bảo vệ chế độ XHCN; Bảo vệ lợi ích của NN, quyền & lợi ích hợp pháp của tổ chức,
nhân.
d. CÁC CƠ QUAN KIỂM SÁT
- Vị trí pháp lý: Là CQ thực hành quyền công tố; kiểm sát hoạt động tư pháp.
- Cơ cấu: gồm VKSND tối cao,VKSND địa phương (cấp tỉnh,huyện),VKS quân sự.
- Chức năng, nhiệm vụ cơ bản: VKSND có nhiệm vụ bảo vệ PL; Bảo vệ QCN, quyền CD; Bảo
vệ chế độ XHCN; Bảo vệ lợi ích của NN, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, nhân;
Góp phần bảo đảm PL được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
e. CHỦ TỊCH NƯỚC
- Vị trí pháp lý: là người đứng đầu NN, thay mặt nước CHXHCNVN về đối nội và đối ngoại
- CTN do QH bầu trong số ĐB QH; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước QH.
- Chức năng, nhiệm vụ cơ bản:
+ Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh.
+ Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương.
+ Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh
+ Tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài ; bổ nhiệm , miễn nhiệm, cử, triệu hồi
đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam; quyết định đàm phán, ĐƯQT nhân danh NN
VN.
+ Và các chức năng, nhiệm vụ khác.
g. HỘI ĐỒNG BẦU CỬ QUỐC GIA
- HĐBCQG do Quốc hội thành lập.
- Nhiệm vụ tổ chức bầu cử ĐB QH; Chỉ đạo hướng dẫn công tác bầu cử ĐB HĐND các
cấp.
h. KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
- KTNN do Quốc hội thành lập; Hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
- Nhiệm vụ: Thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.
Câu 5: Nhà nước pháp quyền: Nêu khái niệm và các đặc điểm cơ bản.
1. ĐỊNH NGHĨA:
- NNPQ là tổ chức quyền lực chính trị được tổ chức, vận hành trên cơ sở nguyên tắc phân
công, kiểm soát quyền lực Nhà nước, giới hạn quyền lực NN bằng PL, thượng tôn PL, phù
hợp lẽ phải, công bằng, vì lợi ích của con người;
- NN trách nhiệm tôn trọng các thiết chế pháp hữu hiệu để bảo vệ, bảo đảm thực
hiện quyền, tự do của con người khỏi mọi sự xâm phạm, dân chủ hoá các lĩnh vực hoạt động
xã hội;
- Mối quan hệ NN và cá nhân mang tính chất bình đẳng, trách nhiệm qua lại lẫn nhau.
2. Các đặc trưng cơ bản của NNPQ:
- , PHÁP LUẬT trong NNPQ phải là một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh; phải thượngThứ nhất
tôn hiến pháp và pháp luật.
- , QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC trong NNPQ về lập pháp, hành pháp, tư pháp được Thứ hai
phân định rõ ràng bằng hiến pháp và pháp luật. Phải bảo đảm sự giới hạn quyền lực và kiểm
soát quyền lực NN giữa các cơ quan NN. Trong các nhánh quyền, phải bảo đảm sự độc lập của
tư pháp.
- , MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ CÔNG DÂN trong NNPQ là bình đẳng vềThứ ba
quyền, nghĩa vụ. NN trách nhiệm trong việc tôn trọng, thừa nhận, bảo vệ, bảo đảm các
QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN.
Câu 6: Nêu định nghĩa phân tích các thuộc tính bản của pháp luật; Nêu vai trò của
pháp luật trong đời sống xã hội.
I. Định nghĩa pháp luật: Pháp luật hệ thống các quy tắc xử sựtính bắt buộc chung, do
nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị
nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội.
II. Phân tích các thuộc tính cơ bản của pháp luật (3 thuộc tính cơ bản).
1. Tính quy phạm phổ biến, bắt buộc chung.
- Pháp luật được áp dụng đối với mọi nhân, tổ chức thuộc phạm vi điều chỉnh của các văn
bản pháp luật tương ứng.
- Pháp luật được áp dụng nhiều lần trong không gian và thời gian (cho đến khi hết hiệu lực).
Chính thuộc tính này đã làm cho quy phạm pháp luật của nhà nước khác với quy phạm đạo
đức, quy phạm tập quán, hay điều lệ của các tổ chức xã hội khác.
2. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
- Pháp luật do nhà nước ban hành được thể hiện dưới những tên gọi riêng, giá trị hiệu lực
pháp lý khác nhau, thuộc thẩm quyền ban hành của các cơ quan nhà nước khác nhau.
- Ngôn ngữ của trong các văn bản pháp luật cũng đặc điểm riêng, ngắn gọn, ràng, trực
tiếp chứ không ẩn dụ, von, ko sử dụng từ đa nghĩa hay tiếng địa phương. Điều này để đảm
bảo cho pháp luật có tính phổ thông, dễ hiểu, dễ vận dụng, tránh việc hiểu theo đa nghĩa.
3. Tính được bảo đảm thực hiện bằng nhà nước.
- Các loại quy phạm hội thể được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp khác (chứ ko
phải sự cưỡng chế của nhà nước) như: lương tâm, sự tự giác, dư luận xã hội...
- Pháp luật của nhà nước được bảo đảm thực hiện bởi các biện pháp từ giáo dục, thuyết phục,
tài trợ, tuyên truyền... đặc biệt thể được bảo đảm thực hiện bằng biện pháp chỉ
nhà nước mới có, đó là “cưỡng chế nhà nước” (áp dụng chế tài nhà nước...).
4. Các đặc trưng khác của pháp luật: tính hệ thống, tính ổn định, tính dự báo...
III. VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI (GT LLC Tr312)
- Vai trò của pháp luật thể được đánh giá với nhiều tiêu chí khác nhau, nhưng phổ biến
nhất, pháp luật có các vai trò sau đây:
1. Vai trò pháp luật đối với việc bảo vệ, bảo đảm các quyền, tự do của con người.
2. Vai trò pháp luật trong việc quy định và bảo đảm thực hiện mối quan hệ bình đẳng, đồng
trách nhiệm giữa nhà nước và cá nhân.
3. Vai trò pháp luật đối với nhà nước.
4. Vai trò pháp luật đối với đạo đức.
5. Vai trò pháp luật đối với văn hoá, truyền thống, tập quán.
6. Vai trò pháp luật đối với dân chủ, công bằng và bình đẳng.
7. Vai trò pháp luật đối với kinh tế.
8. Vai trò pháp luật đối với các vấn đề xã hội.
Câu 7: Nêu định nghĩa và các loại Nguồn pháp luật; Liên hệ vào nguồn của pháp luật Việt
Nam
1. Định nghĩa: Nguồn pháp luật các hình thức chính thức thể hiện các quy tắc bắt buộc
chung được nhà nước thừa nhận giá trị pháp dể áp dụng vào việc giải quyết các sự việc
trong thực tiễn pháp lý và là phương thức tồn tại trên thực tế của các quy phạm pháp luật.
2. Trên thế giới hiện nay có 3 loại nguồn pháp luật chính:
+ là nguồn pháp luật dưới dạng phong tục, tập quán trong đó chứa đựng cácNguồn tập quán:
quy tắc điều chỉnh hành vi, các mối quan hệ hội của con người trong cộng đồng nhất định
phù hợp với lợi ích của nhà nước, công đồng hội được nhà nước thừa nhận được dùng để
điều chỉnh những quan hệ xã hội nhất định.
+ là nguồn pháp luật dưới dạng bản án của tòa án trong quá trình giải quyết vụ việc cụÁn lệ:
thể, được nhà nước thừa nhận như khuôn mẫu, cơ sở để giải quyết các vụ việc tương tự về sau.
+ hình thức thể hiện các định của quan nhà nước Văn bản quy phạm pháp luật:
thẩm quyền, ban hành theo những trình tự, thủ tục pháp lý nhất định trong đó quy định những
quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung đối với mọi chủ thể, áp dụng nhiều lần trong cuộc sống.
3. Liên hệ vào các loại nguồn pháp luật ở Việt Nam: Việt Nam hiện nay sử dụng cả 3 loại
nguồn pháp luật
+ Văn bản quy phạm pháp luật được coi là loại nguồn chính thức và được sử dụng nhiều nhất.
+ VN sử dụng nguồn tập quán nhưng hạn chế chủ yếu sử dụng trong luật thương mại,
luật dân sự…
+ VN có sử dụng nguồn án lệ và coi đây là 1 trong những loại nguồn chính thức từ năm 2015.
Hiện nay VN có hơn 50 án lệ.
Câu 8: Quy phạm pháp luật: nêu khái niệm; Cấu trúc; Phân loại các quy phạm pháp luật;
Cho VD . Tự lấy ví dụ về 2 quy phạm pháp luật và tự phân tích cấu trúc của QPPL đó
I. Khái niệm quy phạm pháp luật:
Quy phạm pháp luật những quy tắc xử sự chung, do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận,
tính bắt buộc chung, thể hiện ý chí của nhà nước, và được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm
điều chỉnh các quan hệ xã hội.
II. Cấu trúc của quy phạm pháp luật
1. Giả định của quy phạm pháp luật quy định địa điểm, thời gian, chủ thể, hoàn cảnh, tình
huống khi xảy ra trong thực tế cuộc sống thì cần phải thực tế theo quy tắc quy
phạm pháp luật đặt ra.
- Phân loại: Giả định giản đơn - Giả định phức tạp
2. Quy định bộ phận của quy phạm pháp luật đưa ra những quy tắc xử sự mọi chủ
thể phải tuân theo khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh đã nêu ở phần Giả định.
- Phân loại: Quy định cấm – Quy định bắt buộc – Quy định tuỳ nghiQuy định hướng
dẫn
3. Chế tài của quy định pháp luật là bộ phận nêu lên những hậu quả pháp lý bất lợi áp dụng
đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật.
- : Chế tài Hình sự - Chế tài Hành chính - Chế tài Dân sự - Chế tài Kỷ luậtPhân loại
nhà nước.
III. Phân loại quy phạm pháp luật:
- Có nhiều cách phân loại quy phạm pháp luật nếu:
1. Căn cứ vào tiêu chí các ngành luật, ta có: QPPL hiến pháp; QPPL hành chính; QPPL
dân sự; QPPL hình sự; QPPL hôn nhân và gia đình...
2. Căn cứ vào vai trò của QPPL, ta có: QP điều chỉnh; QP bảo vệ; QP chuyên môn.
3. Căn cứ vào phạm trù nội dung & hình thức, ta có: QP nội dung (QP vật chất); QP thủ
tục (QP hình thức)
Ví dụ về quy phạm pháp
dụ 1: Người nào dùng lực, đe dọa dùng lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự
vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục
khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.” (khoản 1, Điều 141
Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
Bộ phận giả định của quy phạm là: “Người nào dùng lực, đe dọa dùng lực hoặc lợi
dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực
hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân”.
Bộ phận chế tài của quy phạm là: “Thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm”.
Ví dụ 2: Điều 95 Luật khiếu nại, tố cáo 1998 quy định: quan, tổ chức, nhân có thành
tích trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, người tố cáo công trong việc ngăn ngừa thiệt
hại cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân thì được khen thường theo quy định của pháp luật”.
Phần giả định của quy phạm này là: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc giải
quyết khiếu nại, tố cáo, người tố cáo có công trong việc ngăn ngừa thiệt hại cho Nhà nước, tổ
chức, cá nhân.
Phần quy định của quy phạm này là: “Thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật”
Câu 9: Văn bản quy phạm pháp luật VN: Nêu Khái niệm; Các loại VBQPPL; Hiệu lực
của VBQPPL; Phân biệt VBQPPL và Văn bản áp dụng pháp luật.
1. Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật: văn bản chứa đựng các quy phạm pháp
luật do các chủ thể thẩm quyền ban hành,hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng nhiều
lần và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.
2. Phân loại văn bản quy phạm pháp luật
- Các loại văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam được quy định tại Diều 4 Luật Ban hành
văn bản quy phạm phá luật, được chia thành văn bản luật và văn bản dưới luật.
Văn bản luật bao gồm: Hiến pháp; Bộ Luật; Luật của Quốc hội ban hành,
Văn bản dưới luật gồm các loại khác do các cơ quan nhà nước có thẩm quyển khác nhau
ban hành, như: Pháp lệnh; Lệnh; Nghị định; Thông tư; Nghị quyết; Quyết định ...
3. Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật: giá trị tác động của Văn bản quy phạm
pháp luật lên các quan hệ xã hội về mặt thời gian, không gian, và đối tượng tác động.
Hiệu lực về thời gian
- Là giá trị tác động của văn bản lên các quan hệ xã hội từ thời điểm bắt đầu phát sinh cho đến
khi kết thúc hiệu lực.
- Thời điểm bắt đầu hiệu lực của văn bản thường được thể hiện trong văn bản quy phạm
pháp luật.
- Thời điểm kết thúc hiệu lực của văn bản: có thể được ghi trong chính văn bản, hoặc khi văn
bản được sửa đổi, hoặc thay thế bằng văn bản mới, hoặc được bị bãi bỏ bằng 1 văn bản khác.
Hiệu lực về không gian:
giá trị tác động của văn bản đến những khoảng không gian, phạm vi lãnh thổ, khu vực,
hoặc đơn vị hành chính cụ thể nào đó. Thông thường VBQPPL do cơ quan Nhà nước ở Trung
ương ban hành (Hiến pháp; Luật của Quốc hôi; Nghị định của Chính phủ ...) sẽ có phạm vi tác
động trên cả nước. Còn Văn bản do cơ quan nhà nước ở địa phương ban hành (Nghị quyết của
Hội đồng Nhân dân; Quyết định của Uỷ ban Nhân dân các cấp) chỉ giá trị áp dụng trong
phạm vi địa phương đó.
Hiệu lực về đối tương tác động
Là giá trị tác động của văn bản lên các chủ thể trong quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh
của văn bản quy phạm pháp luật. những văn bản áp dụng mọi chủ thể (Hiến Pháp), nhưng
cũng những văn bản chỉ áp dụng đối với những chủ thể nhất định (Luật; Thuế thu nhập
nhân; ...)
4. Phân biệt VBQPPL và VBADPL:
Giống: Cùng là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành, có giá trị áp dụng bắt
buộc đối với các chủ thể khi là đối tượng tác động của văn bản đó.
Khác:
- Về định nghĩa:
VBQPPL: là văn bản chứa đựng các QPPL, do các chủ thể có thẩm quyền ban hành, có
hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng nhiều lần và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.
VBADPL: là văn bản pháp lý cá biệt, mang tính quyền lực do các cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền, nhà chức trách hoặc các tổ chức xã hội được Nhà nước uỷ quyền ban hành
trên cơ sở những QPPL, nhằm xác định các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể
cụ thể hoặc xác định những biện pháp trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm pháp
luật.
- Về tính chất:
VBQPPL: áp dụng nhiều lần cho đến khi hết hiệu lực, áp dụng chung
VBADPL: áp dụng một lần là hết hiệu lực, có tính chất cá biệt, áp dụng với những đối
tượng chủ thể trong những hoàn cảnh, thời gian, địa điểm cụ thể.
- Ví dụ:
VBQPPL: Hiến pháp; Luật; Nghị định; Thông tư; Nghị quyết; Quyết định; ...
VBADPL: Bản án của T án; Giấy chứng nhận Đăng ký kết hôn; Biên bản xử phạt của
Cảnh sát giao thông; Bằng khen của Chủ tịch nước; ...
Câu 10: Thực hiện pháp luật: Nêu Khái niệm; Phân biệt Các hình thức thực hiện pháp
luật.
1. Khái niệm: Thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích nhằm hiện thực hóa các quy định
của pháp luật, làm cho chúng đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của
các chủ thể pháp luật.
2. Hình thức thực hiện pháp luật gồm 4 loại :
- Tuân thủ pháp luật: Là hình thức thực hiện pháp luật một cách thụ động, thể hiện ở sự
kiềm chế của chủ thể để không vi phạm các quy định cấm đoán của pháp luật.
VD : Không sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông; Không thực hiện hành vi lừa
đảo; Không tàng trữ trái phép chất ma tuý…
- : Là hình thức thực hiện pháp luật một cách chủ động. Chủ thể pháp Thi hành pháp luật
luật phải thực hiện nghĩa vụ của mình bằng hành động tích cực
VD: Công dân có nghĩa vụ đóng thuế; Công dân đủ 18 tuổi phải tham gia nghĩa vụ
quân sự…
+ Hình thức THPL này khác với Tuân thủ PL ở chỗ một hình thức được thực hiện bằng hành
động, còn một hình thức được thực hiện bằng không hành động.
- : Là hình thức thực hiện pháp luật mà các chủ thể pháp luật thực hiện Sử dụng pháp luật
quyền chủ thể mà pháp luật quy định
VD: Công dân có quyền được đi học, công dân có quyền tố cáo
+ Hình thức THPL này khác với Tuân thủ PL và Thi hành PL ở quyền lựa chọn. Ở
SDPL chủ thể có thể lựa chọn cho mình cách xử sự phù hợp, còn ở 2 hình thức THPL kia thì
ko.
- : là hình thức THPL trong đó NN thông qua CQ hoặc nhà chức trách Áp dụng pháp luật
có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể PL thực hiện những quy định PL; hoặc tự mình căn cứ
vào những quy định của PL để ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, hay chấm dứt 1
QHPL.
VD: Cảnh sát xử phạt hành vi gây mất trật tự công cộng, cảnh sát xử phạt hành chính
với người tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm
+ Hình thức THPL này khác với 3 hình thức còn lại ở chủ thể thực hiện là các cá nhân,
cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Câu 11: Khái niệm phân tích các đặc điểm của áp dụng pháp luật; Các trường hợp áp
dụng pháp luật.
1. Khái niệm: là hình thức THPL trong đó NN thông qua CQ hoặc nhà chức trách có thẩm
quyền tổ chức cho các chủ thể PL thực hiện những quy định PL; hoặc tự mình căn cứ vào
những quy định của PL để ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, hay chấm dứt 1 QHPL.
2. Phân tích các đặc điểm của áp dụng pháp luật
1. Áp dụng pháp luật là hoạt động có tính quyền lực Nhà nước
Hoạt động áp dụng pháp luật chỉ do cơ quan Nhà nước hay nhà chức trách có thẩm
quyền ban hành
Các chủ thể này đại diện cho quyền lực Nhà nước xem xét, giải quyết và đưa ra các
ý định pháp lý cụ thể, có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các đối tượng liên quan
2. Áp dụng pháp luật có tính hình thức, thủ tục chặt chẽ theo quy định pháp luật
Áp dụng pháp luật cần được tuân thủ đúng về mặt hình thức, nghĩa là cần thực hiện
đúng, đầy đủ các bước trong các giai đoạn khi tiến hành áp dụng pháp luật
Đối với Nhà nước: vì áp dụng pháp luật là hoạt động có tính công vụ, hệ quả pháp lý
của nó có thể ảnh hưởng pháp lý đến các chủ thể liên quan nên không thể tiến hành
cẩu thả.
3. Á p d ng pháp lu t mang tính cá bi t, c th đố i v i t ng ch th v à t ng quy t c x s ự:
- Đối tượng của hoạt động ADPL những trường hợp, vụ việc cụ thể vào những
thời gian, không gian xác định.
- Quyết định ADPL thuộc thẩm quyền ban hành của các cơ quan hay nhà chức trách
do NN quy định những tên gọi xác định, thể Bản án, Quyết định... Các
VBADPL này hiệu lực bắt buộc đối với các chủ thể nhân, tổ chức cụ thể,
xác định, và chỉ áp dụng 1 lần rồi hết hiệu lực pháp lý.
4. Á p d ng pháp lu t l à ho t độ ng có tính sáng t o (trong khuôn khổ PL):
- Mặc dù ADPL phải tuân theo các trình tự, thủ tục, nhưng trong quá trình thực hiện,
hoạt động này lại đòi hỏi tính sáng tạo cao. Thứ nhất, do thực tiễn đời sống rất phong
phú, đa dạng, quy định PL thì ngắn gọn, xúc tích; Thứ hai, trong bối cảnh các
NN nói chung và VN nói riêng hiện đang sử dụng rất đa dạng các loại nguồn PL, từ
VBQPPL đến tập quán pháp, án lệ... Do vậy, khi các nhà chức trách tiến hành ADPL
cần có tính sáng tạo để thể xem xét thấu đáo các tình huống, sự việc; cần tính
sáng tạo trong việc lựa chọn quy phạm phù hợp để áp dụng.
- Tuy nhiên, sự sáng tạo này phải trong khuôn khổ pháp luật, được giới hạn trong
những biện pháp mà pháp luật cho phép.
3. Các trường hợp áp dụng pháp luật:
1. Khi quyền nghĩa vụ pháp của chủ thể không mặc nhiên phát sinh, thay đổi hoặc
chấm dứt.
-dụ: quan nhà nước thẩm quyền thực hiện việc đăng Quyền sở hữu đất
đai cho công dân.
2. Áp dụng pháp luật khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước đối với các chủ
thể vi phạm pháp luật.
- Ví dụ: Tòa tuyên án phạt tù với người phạm tội
3. Áp dụng pháp luật khi xảy ra tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lí giữa các chủ thể
mà họ không tự giải quyết được với nhau và yêu cầu có sự can thiệp của một chủ thểthẩm
quyền.
- Ví dụ: Tòa án giải quyết tranh chấp li hôn
4. Áp dụng pháp luật khi cần áp dụng sự cưỡng chế của nhà nước đối với các chủ thể
không vi phạm pháp luật mà chỉ vì lợi ích chung của xã hội
- dụ: quan nhà nước thẩm quyền yêu cầu mọi người dân thực hiện giờ giới
nghiệm trong thời kì dịch Covid
5. Khi cần áp dụng các hình thức khen thưởng đối với các chủ thể thành tích theo quy
định của pháp luật.
- Ví dụ: Chủ tịch nước ra quyết định khen thưởng với anh tài xế có hành vi cứu người
6. Khi cần kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền, nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể trong
một số quan hệ pháp luật nhất định theo quy định pháp luật.
- Ví dụ: Viện kiểm sát thực hiện việc giám sát đối với các cơ quan khác
7. Khi cần phải xác định sự tồn tại của một số sự kiện thực tế nào đó theo quy định của
pháp luật
- dụ: UBND/ Văn phòng công chứng thực hiện việc công chứng/ chứng thực giấy
tờ nhân dân.
Câu 12: Ý thức pháp luật: Nêu Khái niệm; Phân tích Các đặc trưng bản của ý thức
pháp luật.
1. Định nghĩa:
- Ý thức pháp luật là tổng thể những tư tưởng, học thuyết, quan điểm, thái độ, tình cảm,
sự đánh giá của con người về PL trên các phương diện, tiêu chí bản như: về sự cần thiết
(hay không cần thiết) của PL; Về vai trò, chức năng của pháp luật; Về tính công bằng hay
không công bằng, đúng đắn hay không đúng đắn của PL hiện hành, pháp luật đã qua trong quá
khứ, pháp luật cần phải có.
2. Đặc trưng cơ bản:
- Thứ nhất, ý thức pháp luật là một hình thái ý thức xã hội, chịu sự quy định của tồn tại xã
hội.
+ Ý thức pháp luật cũng là một hình thức ý thức xã hội, do vậy nó chịu sự quy định của
tồn tại xã hội. Hay nói cách khác, ý thức pháp luật của mỗi con người đều sẽ chịu sự quy định,
tác động từ chính các yếu tố khách quan nơi họ sinh sống và làm việc (như: điều kiện. hoàn
cảnh kinh tế, chính trị, văn hoá, đạo đức, phong tục, tập quán...)
+ VD: Một sinh viên sinh sống và học tập ở Hà Nội thưởng sẽ có ý thức pháp luật cao
hơn với những người sinh sống ở vùng núi, vùng sâu vùng xa, do sinh viên đó có điều kiện,
môi trường học tập, điều kiện tìm kiếm thông tin, điều kiện tiếp xúc với thầy cô, bạn bè, các
chuyên gia...
- Thứ hai, tính độc lập tương đối của ý thức pháp luật (hay sự tác động ngược trở lại của ý
thức pháp luật đến tồn tại xã hội): Tính độc lập tương đối của ý thức pháp luật được thể hiện ở
hai chiều hướng:
+ Sự tác động ngược trở lại của ý thức pháp luật đối với tồn tại xã hội: Sự tác động
ngược trở lại của ý thức pháp luật đối với tồn tại xã hội có thể theo cả 2 chiều hướng (tích cực
và tiêu cực).
+ VD: Ý thức pháp luật đúng đắn của sinh viên (sau khi đã được học tập, sinh sống ở
những môi trường tiến bộ) có thể làm thay đổi các tồn tại xã hội trong gia đình, địa phương
(như về việc trọng nam khinh nữ; tảo hôn; hủ tục bắt dâu...).
- Thứ ba, tính giai cấp của ý thức pháp luật:
+ Ý thức pháp luật luôn thể hiện tính giai cấp sâu sắc, được biểu hiện như sau: Thứ nhất,
Pháp luật là do nhà nước ban hành. Pháp luật trong nhà nước về cơ bản sẽ là sự phản ánh, thể
hiện ý thức pháp luật của giai tầng thống trị, hay giai tầng lãnh đạo nhà nước.
+ Bên cạnh đó, pháp luật cũng có thể thể hiện ý thức pháp luật của các giai tầng khác ở
một mức độ nhất định tuỳ thuộc vào tính dân chủ của các kiểu nhà nước khác nhau.
+ VD: Ở nhà nước xã hội chủ nghĩa, pháp luật bên cạnh việc thể hiện ý thức pháp luật
của giai tầng lãnh đạo nhà nước thì còn thể hiện ý thức pháp luật của các tầng lớp nhân dân
thông qua hoạt động trưng cầu dân ý.
Câu 13: Phân tích mối quan hệ giữa ý thức pháp luật và pháp luật.
Giữa ý thức pháp luật pháp luật mối quan hệ gắn mật thiết, biện chứng, tác động 2
chiều.
1. Sự tác động của ý thức pháp luật tới pháp luật:
- Ý thức pháp luật đối với hoạt động xây dựng pháp luật:
+ Ý thức pháp luật là tiền đề tư tưởng cho hoạt động xây dựng pháp luật.
+ Chất lượng của các văn bản pháp luật phụ thuộc rất nhiều vào ý thức pháp luật của
các chủ thể thẩm quyền xây dựng pháp luật hoặc những người tham gia vào quá trình
này. Nếu các chủ thể này ý thức pháp luật cao thì khả năng chất lượng của các văn bản
pháp luật sẽ tốt, và ngược lại.
+ Chất lượng của các văn bản pháp luật cũng phụ thuộc vào ý thức pháp luật của nhân
dân. Bởi lẽ, trong những nhà nước dân chủ, hiện đại, nhân dân dù ko phải là chủ thể xây dựng
pháp luật nhưng họ có tham gia vào quá trình này thông qua hoạt động trưng cầu dân ý, hoạt
động lấy ý kiến đóng góp xây dựng Luật.
- Ý thức pháp luật đối với hoạt động thực hiện pháp luật, áp dụng pháp luật: Các quy định
pháp luật được thực thi nghiêm túc trên thực tế hay ko phụ thuộc nhiều vào ý thức pháp
luật của các chủ thể thực hiện pháp luật (người dân, cán bộ nhà nước).
+ Nếu ý thức pháp luật của người dân tốt, về cơ bản họ sẽ hiểu các quy định pháp luật và
có ý thức thực hiện các quy định pháp luật đó một cách nghiêm chỉnh.
+ Các chủ thể thẩm quyền áp dụng pháp luật nếu ý thức pháp luật tốt thì khi tiến
hành hoạt động công vụ của mình, họ cũng sẽ tổ chức cho việc thực hiện pháp luật một cách
nghiêm minh.
2. Sự tác động của pháp luật tới ý thức pháp luật:
- Sự tác động của pháp luật tới ý thức pháp luật chủ yếu mang tính chất định hướng. Nếu
pháp luật của nhà nước được xây dựng tốt, phù hợp với đời sống thực tiễn, hợp thì về
bản sẽ khiến người dân tự đồng tình và tự giác thực hiện, tuân thủ theo, và ngược lại.
- Pháp luật nếu được xây dựng tốt, nội dung tiến bộ còn có ý nghĩa tích cực trong việc định
hướng tư tưởng, hành vi của người dân.
+ VD1: Pháp luật quy định việc cấm mang thai hộ mục đích thương mại, đi kèm với
quy định là những biện pháp chế tài khi vi phạm. Việc pháp luật quy định như vậy sẽ làm cho
người dân thấy việc làm này là sai trái, vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật từ đó ko thực
hiện
+ VD2: Pháp luật quy định người dân phải đội bảo hiểm khi tham gia giao thông;
quy định về độ tuổi kết hôn...
Câu 14 : Vi phạm pháp luật: Nêu Khái niệm; Phân tích Các dấu hiệu bản của VPPL;
Nêu các yếu tố cấu thành VPPL; Phân loại và cho VD các loại vi phạm pháp luật?
1. Định nghĩa : VPPL hành vi trái PL, lỗi của chủ thể, năng lực trách nhiệm
pháp lý, xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ
2. Phân tích các dấu hiệu (đặc trưng cơ bản) của hoạt động VPPL
- Dấu hiệu 1 : Có hành vi (hành động hoặc không hành động)
VPPL của con người. Nếu mới chỉ dừng lại suy nghĩ thì chưa bị coi hành vi
VPPL
VD : Người có dự định đốt pháo nổ nhưng chưa thực hiện thì không tính là VPPL
Hành vi VPPL có thể diễn ra dưới dạng hành động hoặc không hành động
VD : Đi xe máy không đội bảo hiểm (không hành động); Anh A buôn bán ma túy
trái phép (hành động)
- Dấu hiệu 2 :VPPL phải là hành vi trái PL
Một hành vi chỉ bị coi VPPL nếu tính trái PL, nghĩa thực hiện không đúng
với các quy định PL của nhà nước. Dấu hiệu này dùng để phân biệt với những hành vi
trái với các quy tắc hội khác (trái đạo đức, trái tập quán, trái với quy tắc của các tổ
chức…)
- Dấu hiệu 3 : VPPL phải hành vi lỗi của chủ thể hành vi, được thực hiện bởi người
năng lực trách nhiệm pháp lý
Lỗi là trạng thái tâm lý tiêu cực của chủ thể đối với hành vi trái PL của mình và đối với
hậu quả do hành vi đó gây ra. Lỗi được phân loại thành lỗi cố ý và lỗi vô ý
Người không có lỗi hay người có năng lực trách nhiệm pháp lý thì dù thực hiện hành vi
trái PL cũng bị coi là VPPL
* Lưu ý : Một hành vi chỉ bị coi là VPPL khi nó có đầy đủ tất cả các dấu hiệu trên
3. Phân loại VPPL
- Có 4 loại : hình sự, dân sự, hành chính, kỉ luật
a) VPPL Hình sự
- Định Nghĩa : Vi phạm hình sự hay còn gọi là tội phạm, đây là hành vi gấy nguy hiểm cho
hội được quy định cụ thể trong Bộ luật Hình sự, do chủ thể năng lực trách nhiệm hình sự
thực hiện 1 cách cố ý hoặc vô ý, và phải chấp hành hình phạt theo quyết định của tòa án
VD : Ông A giết ông B
b) VPPL Dân sự
- Định Nghĩa : Do chủ thể năng lực trách nhiệm pháp thực hiện, xâm phạm quan hệ tài
sản quan hệ nhân thân gắn với tài sản, quan hệ nhân thân phi tài sản
VD : Chậm trả tiền nhà theo hợp đồng thuê nhà
c) VPPL Hành chính
- Định Nghĩa : hành vi lỗi của chủ thể năng lực trách nhiệm hành chính xâm phạm
tới các quan hệ PL do luật hành chính bảo vệ ; mà chưa đến mức phải xử lý hình sự
VD :Vi phạm giao thông, nhận tiền hối lộ
Trốn thuế dưới 100tr đồng
Đánh nhau tỉ lệ thương tật dưới 11%
d) VPPL Kỉ luật nhà nước
- Định Nghĩa : Là hành vilỗi của chủ thể trái với các quy chế, quy tắc xác lập trật tự trong
các cơ quan, tổ chức Nhà nước
VD : Cán bộ công chức viên chức nhà nước đi làm muộn
4. Các yếu tố cấu thành của VPPL : gồm 4 bộ phận
* Mặt khách quan của VPPL
- Định nghĩa : Là những yếu tố biểu hiện ra bên ngoài mà chúng ta có thể nhìn thấy được
- Bao gồm : hành vi VPPL, hậu quả , mối quan hệ nhân quả giữa hành vi hậu quả, một
số các yếu tố khác như : thời gian, địa điểm, công cụ phương tiện VPPL
* Mặt chủ quan
- Định nghĩa : Là những yếu tố bên trong mà chúng ta không thể nhìn thấy được ; bao gồm lỗi,
động cơ, mục đích
- Lỗi là trạng thái tâm lý của chủ thể đối với hành vi VPPL và đối với hậu quả do hành vi của
mình gây ra. Lỗi được phân loại thành lỗi cố ý và lỗi vô ý
- Động cơ là cái thúc đẩy thực hiện hành vi vi phạm
- Mục đích là cái cuối cùng chủ thể hành vi mong muốn đạt được
* Chủ thể của VPPL
- Là các cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý
*Khách thể của VPPL
- Là các quan hệ hội được PL bảo vệ bị hành vi VPPL xâm hại (thông thường rơi vào 3
loại quan hệ xã hội sau : quan hệ bảo vệ tính mạng sức khỏe, quan hệ sở hữu, quan hệ bảo vệ
danh dự nhân phẩm)
CÁC EM LƯU Ý, ĐỐI VỚI CÂU HỎI THI NÀY, ĐỀ BÀI CÓ THỂ YÊU CẦU PHẦN BÀI
TẬP NHƯ SAU:
ANH CHỊ HÃY PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH CỦA VI PHẠM PHÁP LUẬT
THÔNG QUA MỘT VÍ DỤ.
Nếu đề bài ra như vậy, các em nhớ xem lại phần bài giảng cô đã chữa ở trên lớp với ví dụ dưới
đây nhé:
Vào 23h ngày 01/02/2020, Anh A vì nghiện ma tuý khôngtiền mua thuốc nên anh A
đã rủ anh B đi ăn trộm tiền của nhà ông C. Sau khi dùng dao cậy khoá cổng nhà ông C,
anh A dùng thuốc mê chuốc mê con chó nhà ông C.
Sau đó anh A và B vào phòng ngủ của ông C, dùng dao cạy tủ. Đang thực hiện thì ông
C tỉnh giấc và định hô hoán. Vì sợ ông C la to anh B đã dùng gậy đánh vào người là ông
C bị thương.
Sau đó, anh A và B lấy 300tr đồng trong tủ và bỏ trốn.
Câu 15: Trách nhiệm pháp lý: Nêu khái niệm; Nêu sở truy cứu trách nhiệm pháp lý;
Nêu các dạng TNPL; Cho ví dụ minh họa.
1. Định nghĩa: Trách nhiệm pháp lý là hậu quả pháp lý bất lợi chủ thể vi phạm pháp luật
phải gánh chịu về vật chất hoặc tinh thần được áp dụng bởi cácquan nhà nước có thẩm
quyền.
2. Cơ sở truy cứu trách nhiệm pháp lý: để truy cứu trách nhiệm pháp lý thì cần có hành vi vi
phạm pháp luật xảy ra trên thực tế. Tuy nhiên để truy cứu đúng tính chất phạm vi, chúng ta
cần căn cứ trên các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật.
3. Phân loại trách nhiệm pháp lý:
a. Trách nhiệm pháp lý hình sự:
- Định nghĩa: là loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất do Tòa án áp dụng đối với các chủ
thể đã thực hiện hành vi phạm tội nhằm mục đích tước bỏ hoặc hạn chế quyền lợi ích của
người phạm tội.
- Các loại trách nhiệm pháp lý hình sự:
Phạt cảnh cáo, phạt tiền
Phạt cải tạo không giam giữ
Trục xuất
Phạt tù có thời hạn, phạt tù chung thân
Tử hình
Khác: cấm đảm nhiệm chức vụ, làm những nghề nhất định,...
Ví dụ: A buôn bán ma túy và bị cơ quan công an bắt quả tang, do đó A bị tử hình.
b. Trách nhiệm hành chính:
- Định nghĩa: là loại trách nhiệm pháp lý do các cơ quan nhà nước hay nhà chức trách có thẩm
quyền áp dụng đối với các chủ thể vi phạm pháp luật hành chính.
- Các loại trách nhiệm hành chính:
| 1/25

Preview text:

ĐỀ CƯƠNG NHÀ NƯỚC PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG Câu 1:
Nêu Định nghĩa và phân tích các đặc trưng cơ bản của nhà nước.
1) Định nghĩa Nhà nước
Nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị, quyền lực công của xã hội, của nhân dân; có chủ
quyền, thực hiện việc quản lý các công việc chung của toàn xã hội trên cơ sở pháp luật và lợi
ích chung với BMNN chuyên trách. NN có trách nhiệm bảo vệ, bảo đảm các quyền tự do của
con người, vì sự phát triển bền vững của XH
2) Các đặc trưng cơ bản của Nhà nước
* 2 .1) Đặc trưng 1:

NN là tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt với bộ máy quản lý
đời sống XH, thực hiện cưỡng chế những trường hợp cần thiết trên cơ sở PL.
+ NN là tổ chức quyền lực ch.trị công cộng đặc biệt, có nhiệm vụ quản lý mọi mặt của đời sống XH.
+ Để thực hiện nhiệm vụ đó, NN có hệ thống bộ máy quản lý mà chỉ có NN mới có, như: quân
đội, cảnh sát, trại giam và một số cơ quan khác để đảm bảo an ninh, quản lý trật tự xã hội được ổn định
VD: quân đội, cảnh sát, trại giam, chủ quyền quốc gia,....
* 2 .2) Đặc trưng 2:
Nhà nước có lãnh thổ và quản lý dân cư theo đơn vị hành chính lãnh thổ
-Mỗi Nhà nước đều có lãnh thổ và dân cư riêng gắn liền với yếu tố quốc tịch.
-Phạm vi quyền lực Nhà nước là trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia, Nhà nước quản lý dân cư theo
đơn vị hành chính lãnh thổ không phân biệt tôn giáo, dân tộc, vùng miền, quan điển chính trị hay nghề nghiệp.
VD: Người dân Việt Nam mang quốc tịch Việt Nam; Tất cả cư dân đang sinh sống trên lãnh
thổ Việt Nam đều phải tuân thủ luật giao thông đường bộ của Việt Nam khi tham gia giao thông.
* 2 .3) Đặc trưng 3:
Nhà nước có chủ quyền quốc gia-quyền tối cao về đối nội và quyền độc lập về đối ngoại.
-Về mặt đối nội, Nhà nước có toàn quyền quyết định mọi vấn đề trong nước (kinh tế, chính trị,
văn hoá, giáo dục, y tế...)
VD: Nhà nước ban hành chính sách miễn giảm học phí cho học sinh thuộc diện hộ nghèo.
-Về đối ngoại Nhà nước có quyền tối cao hợp tác với các quốc gia tổ chức và xã hội khác để
cùng nhau phát triển vì hoà bình thế giới, vì lợi ích chung nhưng trên cơ sở tôn trọng độc lập
chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp công việc nội bộ.
VD: Việt Nam quan hệ ngoại giao, hợp tác với Liên Xô, Nhật, Hàn,...;Việt Nam tham gia ASEAN, APEC, FAO,...
* 2 .4) Đặc trưng 4:
Nhà nước có quyền ban hành Pháp Luật và đảm bảo sự thực hiện Pháp Luật
- Pháp Luật là công cụ quản lý xã hội hiệu quả nhất. Đây là thẩm quyền chỉ Nhà Nước mới có.
Pháp Luật có tính bắt buộc chung đối với các chủ thể và có phạm vi áp dụng trên cả nước.
- Nhà nước đảm bảo cho Pháp Luật thực hiện bằng các biện pháp của Nhà Nước ( từ giáo dục,
thuyết phục, tuyên truyền, phổ biến đến thực hiện sự cưỡng chế khi cần thiết )
- Các tổ chức khác cũng có thể ban hành nội quy, quy chế, điều lệ,… nhưng phạm vi áp dụng
và tính cưỡng chế ko giống như Pháp Luật của Nhà Nước VD:
-Khi tham gia giao thông người điều khiển các phương tiện cơ giới phải đội mũ bảo hiểm
-Không sử dụng chất kích thích trước và trong lúc lái các phương tiện giao thông
-Không buôn bán các mặt hàng cấm một cách trái phép
* 2 .5) đặc trưng 5:
Nhà nước quy định và thực hiện thu các loại thuế dưới hình thức bắt buộc.
-Chỉ nhà nước mới có quyền thu thuế. Thuế được thu từ người dân, doanh nghiệp. Thuế của
nhà nước thường được sử dụng để: trả lương cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm
nhiệm vụ quản lý nhà nước; để chi trả việc thực hiện các nhiệm vụ xã hôi chung của nhà nước
như xây dựng các công trình cơ bản ( điện, đường, trường, trạm…), chi trả các chế độ an sinh
xã hội, phúc lợi xã hội… và các nhiệm vụ khác xuất phát từ chức năng xã hội của nhà nước.
Các tổ chức khác cũng có thể thu lệ phí, phí, quỹ… nhưng chỉ có nhà nước mới có quyền thu
thuế dưới hình thức là nghĩa vụ bắt buộc. VD:
-Nhà nước đánh thuế cao vào các mặt hàng như rượu bia, thuốc lá,…
-Nhà nước đánh thuế thấp đối với mặt hàng như xăng dầu để bình ổn giá Câu 2:
Nêu định nghĩa và Phân loại các hình thức chính thể và c
ác hình thức cấu trúc của nhà nước.
Liên hệ phân tích hình thức chính thể và hình thức
cấu trúc của NN CHXHCN Việt Nam
1) Định nghĩa hình thức Nhà nước:
Là cách thức tổ chức quyền lực Nhà nước và những phương pháp để thực hiện quyền lực Nhà
nước. Hình thức Nhà nước bao gồm hình thức chính thể và hình thức cấu trúc Nhà nước.
2) Hình thức chính thể
I. Định nghĩa: HTCT là cách thức tổ chức, trình tự để lập ra các cơ quan cao nhất của quyền
lực NN, và xác lập mối quan hệ cơ bản giữa các CQ đó với nhau, và mức độ tham gia của
nhân dân vào việc thiết lập các cơ quan NN này. (GTPLĐC tr37)
II. Phân loại các HTCT: HTCT có hai loại cơ bản là hình thức chính thể quân chủ và hình
thức chính thể cộng hòa. Để phân biệt HTCT quân chủ và HTCT cộng hoà chúng ta thường
dựa vào cách thức thiết lập vị trí nguyên thủ quốc gia.
1. Hình thức chính thể quân chủ: là hình thức nhà nước mà người đứng đầu nhà nước
được hình thành không do bầu cử mà do thế tập, truyền ngôi. Mô hình quân chủ thường được
tổ chức thành quân chủ tuyệt đối (QC chuyên chế) và quân chủ hạn chế (QC lập hiến). Để
phân biệt 2 HTCT này chúng ta dựa vào phần quyền lực mà nguyên thủ quốc gia (vua, nữ hoàng...) nắm giữ.
a. Ở HTCT Quân chủ tuyệt đối, đứng đầu nhà nước nắm trọn quyền lực nhà nước. VD:
Một số quốc gia thời kì cổ đại, NN phong kiến, hay như một số nước hiện đại ngày nay
(Vương quốc Brunei, Vương quốc Oman, Nhà nước Qatar...).
b. Ở HTCT Quân chủ hạn chế, là mô hình nhà nước tiến bộ hơn, quyền lực của Vua bị
hạn chế bởi Hiến pháp. Người đứng đầu Nhà nước chỉ nắm một phần quyền lực NN, còn phần
lớn quyền lực NN thuộc về các cơ quan nhà nước khác. VD: Anh, Nhật, Thái
2. Hình thức chính thể cộng hòa: là hình thức mà nguyên thủ quốc gia và các cơ quan
nhà nước tối cao khác được hình thành bằng cơ chế bầu cử và giữ nhiệm kỳ. Hình thức chính
thể cộng hòa gồm hai dạng: Cộng hòa quý tộcCộng hòa dân chủ. Để phân biệt 2 hình thức
này chúng ta dựa vào quyền bầu cử ra các cơ quan nhà nước tối cao thuộc về ai.
a. Ở HTCT Cộng hòa quý tộc: quyền bầu cử và quyền lực tập trung trong tay tầng lớp
quý tộc. (VD: Các nhà nước cộng hòa tồn tại ở thời kỳ cổ đại: CHQTCN Xpác và NN Aten
thời kỳ đầu). Hiện nay, trên thế giới không còn quốc gia nào duy trì hình thức chính thể này.
b. Ở HTCT Cộng hòa dân chủ: quyền bầu cử được dành cho mọi công dân đủ điều kiện
luật định. Phổ biến gồm các loại:
- Cộng hòa tổng thống (vd: Mỹ, Philippines, Mehico..)
- Cộng hòa lưỡng tính (VD: Pháp, Nga...)
- Cộng hoà dân chủ nhân dân (Việt Nam, Trung Quốc)
3) Hình thức cấu trúc
1.Định nghĩa: HTCTr nhà nước là sự tổ chức nhà nước sự tổ chức nhà nước thành các đơn
vị hành chính – lãnh thổ, tính chất của mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành nhà nước, giữa
các cơ quan nhà nước trung ương với các cơ quan nhà nước địa phương.
2.Phân loại các HTCT: Có 2 Hình thức cấu trúc Nhà nước là Nhà nước đơn nhất và Nhà nước liên bang Tiêu chí Nhà nước đơn nhất Nhà nước liên bang Chủ quyền Là nhà nước có chủ Là nhà nước có hai hay quyền chung, có chủ
nhiều thành viên hợp lại, quyền duy nhất vừa có chủ quyền nhà nước liên bang, vừa có chủ quyền nhà nước thành viên Hệ thống cơ quan nhà Có 1 hệ thống cơ quan Có 2 hệ thống cơ quan nước nhà nước thống nhất nhà nước, cơ quan nhà nước liên bang và cơ quan nhà nước bang Hệ thống pháp luật
Có 1 hệ thống pháp luật
Có 2 hệ thống pháp luật thống nhất Quốc tịch
Công dân có 1 quốc tịch Công dân mang 2 quốc duy nhất tịch Vd: Việt Nam, Lào, Vd: Đức, Ấn Độ, Nhật… Malaysia, Liên Xô cũ,…
4) Liên hệ phân tích hình thức chính thể và hình thức cấu trúc của NN CHXHCN Việt Nam
a, Hình thức chính thể của Việt Nam là Cộng hoà dân chủ nhân dân:
-Nguyên thủ Quốc gia ở nước Việt Nam được gọi là Chủ tịch nước, được hình thành bằng con
đường bầu cử, và giữ quyền lực theo nhiệm kỳ.
-Ở Nhà nước Việt Nam, quyền bầu cử được dành cho mọi tầng lớp nhân dân.
-Ở Nhà nước Việt Nam, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phâm công, phối hợp giữa 3
quyền Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp. Cụ thể, quyền Lập pháp giao cho Quốc hội; quyền
Hành pháp giao cho Chính phủ; quyền Tư pháp giao cho Toà án và Viện kiểm sát; Chủ tịch
nước là Nguyên thủ Quốc giá, đứng đầu nhà nước, đại diện cho đất nước về đối nội và đối
ngoại. Các cơ quan này mỗi cơ quan giữ những chức năng, nhiệm vụ khác nhau, nhưng hỗ trợ
lẫn nhau trong thực hiện quyền lực nhà nước.
-Các cơ quan trong Bộ máy nhà nước Việt Nam trong quá trình tổ chức và hoạt động luôn lấy
lợi ích của nhân dân đặt lên hàng đầu. Mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân là mối quan hệ
bình đẳng, có quyền và nghĩa vụ bình đẳng với nhau.
b, Hình thức cấu trúc của nhà nước Việt Nam là Nhà nước đơn nhất
-Thứ nhất, nhà nước Việt Nam có chủ quyền chung, thống nhất, toàn vẹn trên lãnh thổ Việt Nam
-Thứ hai, nhà nước Việt Nam có 1 hệ thống các cơ quan nhà nước thống nhất từ trung ương xuống địa phương.
-Thứ ba, nhà nước Việt Nam có 1 hệ thống pháp luật thống nhất trên phạm vi cả nước.
-Thứ tư, công dân Việt Nam mang một Quốc tịch. Câu 3: Chức
năng nhà nước: Nêu khái niệm; Phân loại; Các hình thức và phương pháp
thực hiện chức năng của nhà nước.
Liên hệ nêu định nghĩa và phân tích các nội dung cơ bản của chức năng kinh tế và
các chức năng xã hội của nhà nước Việt Nam
A. Chức năng nhà nước 1. Khái niệm
Chức năng nhà nước là những phương diện hoạt động chủ yếu của nhà nước nhằm thực
hiện những nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước. 2. Phân loại
- Chức năng đối nội: là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước trong nội bộ đất nước.
VD: CN KT; CN CT; CN XH; văn hóa, giáo dục; KHCN; y tế; Môi trường; Chức
năng ghi nhận, bảo đảm và bảo vệ các QCN,QCD
- Chức năng đối ngoại: là những mặt hoạt động cơ bản của nhà nước trong quan hệ quốc tế.
VD: + Thiết lập các quan hệ ngoại giao với các quốc gia và các tổ chức quốc tế khác.
+ Chức năng quốc phòng, bảo vệ đất nước.
+ Chức năng bảo vệ trật tự, hòa bình thế giới, tham gia giải quyết các vấn đề có
tính khu vực và quốc tế.
+ Xâm lược bành trướng lãnh thổ (trước kia)
3. Hình thức và phương pháp thực hiện các chức năng nhà nước
a. Các hình thức thực hiện CNNN
- Các hình thức pháp lý :
+ Bằng hoạt động lập pháp: ban hành văn bản pháp luật trong các lĩnh vực kinh tế,
văn hóa, xã hội, y tế… để thực hiện sự quản lý.
+ Bằng hoạt động hành pháp: Nhà nước tổ chức thực hiện các quy định pháp luật đã
được ban hành trên thực tế.
+ Bằng hoạt động tư pháp: nhà nước có cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chức năng nhà nước. - Các hình thức khác:
Chẳng hạn, có các hình thức liên quan đến tổ chức, sắp xếp cơ cấu lại các thiết chế,
tổ chức, cơ quan; các hình thức tham gia của các chủ thể xã hội khác nhưng có liên
quan đến thực hiện chức năng của nhà nước
b. Phương pháp thực hiện CNNN: + Giáo dục + Thuyết phục + Khuyến khích + Cưỡng chế.
B. Liên hệ nêu định nghĩa và phân tích các nội dung cơ bản của chức năng kinh tế và các
chức năng xã hội của nhà nước Việt Nam.
I. Phân tích nội dung cơ bản của chức năng kinh tế của nhà nước Việt Nam?
1. Định nghĩa chức năng kinh tế của nhà nước Việt Nam: Chức năng kinh tế là những
phương diện hoạt động chủ yếu của nhà nước trong tổ chức, điều tiết và quản lý nền kinh tế
nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu vật chất của người dân, nhà nước và của toàn xã hội.
2. Nội dung cơ bản của chức năng kinh tế của nhà nước Viêt Nam.
- Nội dung cơ bản nhất của chức năng kinh tế nhà nước Việt Nam là: xây dựng và quản lý nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần
kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Đồng thời, nhà nước khuyến khích và
tạo điều kiện để các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh,
góp phần xây dựng đất nước.
(+ Tham khảo: Các hình thức sở hữu: sở hữu toàn dân mà nhà nước là đại diện; sỡ hữu tập thể;
sỡ hữu cá thể, tiểu chủ; sỡ hữu tư bản tư nhân.
+ 6 thành phần kinh tế: kinh tế ; kinh tế tập thể; kinh tế cá thể, tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân;
kinh tế tư bản nhà nước; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.)
3. Những vấn đề đặt ra đối với chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Việt Nam: Trong
bối cảnh toàn cầu hoá và sự phát triển của cuộc Cách mạng 4.0 hiện nay, chức năng quản lý
kinh tế của nhà nước cần phải đổi mới toàn diện để giải quyết các vấn đề của nền kinh tế Việt Nam hiện nay như:
+ Phát triển các nền kinh tế chủ lực như giày da, thuỷ sản, nông nghiệp… Những ngành này
để xuất khẩu thành công chúng ta cần chú trọng đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của nước ngoài.
+ Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng và phát triển, cần giải quyết vấn đề về thủ
tục hành chính, cơ chế chính sách về vốn, thuế... Đặc biệt là các ưu đãi để khuyến khích các
doanh nghiệp khởi nghiệp hiện nay.
+ Để thích ứng với cuộc Cách mạng công nghệ 4.0, nhà nước cần có định hướng phát triển và
đào tạo nguồn nhân lực, định hướng phát triển các lĩnh vực kinh tế có tích hợp trí tuệ nhân tạo, đầu tư công nghệ...
+ Bên cạnh việc phát triển kinh tế, cần chú trọng đến các yếu tố về bảo vệ môi trường, giải
quyết các vấn đề an sinh xã hội, việc làm...
4. Hình thức và phương pháp thực hiện chức năng kinh tế của nhà nước Việt Nam. a. N hà nước V
iệt Nam có các hình thức để thực hiện chắc năng kinh tế như: Xây dựng các quy
phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ kinh tế; Tổ chức thực hiện & có cơ chế giám sát
việc thực hiện các quy phạm pháp luật đó trên thực tế. Cụ thể:
+ Nhà nước Việt Nam xây dựng và tổ chức thực hiện các quy định pháp luật để thực hiện việc
quản lý nền kinh tế. Các quy định đó được chứa đựng trong các VBPL như: Hiến pháp 2013;
Luật Doanh nghiệp 2014; Luật Thương mại 2005; Luật Đầu tư 2014; Luật Thuế thu nhập
doanh nghiệp 2008, Luật Ngân sách nhà nước...
+ Nhà nước Việt Nam có cơ chế kiểm tra, giám sát nền kinh tế thông qua hoạt động kiểm tra,
giám sát, xử lý vi phạm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như các cơ quan hải quan,
công an kinh tế, thanh tra Chính phủ...
b. Nhà nước Việt Nam cũng sử dụng linh hoạt các phương pháp để thực hiện chắc năng kinh tế, bao gồm:
+ Phương pháp Giáo dục, thuyết phục:
+Phương pháp Khuyến khích:
+ Phương pháp Cưỡng chế:
II. Phân tích nội dung cơ bản của chức năng xã hội của nhà nước Việt Nam
1. Định nghĩa: Chức năng xã hội của nhà nước Việt Nam là những phương diện hoạt động
chủ yếu của nhà nước trong tổ chức, điều tiết và quản lý xã hội nhằm thiết lập 1 xã hội ổn
định, phát triển trên mọi lĩnh vực.
2. Nội dung c.bản của chức năng xã hội của nhà nước Việt Nam: Nhà nước thực hiện sự
quản lý xã hội trên mọi lĩnh vực: Văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ và các lĩnh vực khác
(môi trường, trật tự xã hội, vệ sinh an toàn thực phẩm...).
3. Những vấn đề đặt ra đối với chức năng quản lý xã hội của nhà nước Việt Nam:
VD: Quản lý các vấn đề trên mọi mặt của đời sống xã hội qua đợt dịch covid (Covid đã gây ra
những vấn đề gì đối với xã hội? Gây nguy hiểm đến sức khoẻ của người dân; Gây mất trật tự
an toàn xã hội; Gây ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung của cả nước và của mỗi người dân…).
4. Hình thức và Phương thức thực hiện chức năng xã hội của Nhà nước Việt Nam: a.
Nhà nước có các HÌNH THỨC để thực hiện chức năng xã hội như: xây dựng và tổ chức
thực hiện các quy phạm pháp luật để quản lý mọi mặt của đời sống xã hội; Có cơ chế giám sát
việc thực hiện các quy phạm pháp luật đó trên thực tế. Cụ thể:
+ Nhà nước Việt Nam xây dựng và tổ chức thực hiện các quy định pháp luật để thực hiện việc
quản lý xã hội. Các quy định đó được chứa đựng trong các Văn bản pháp luật như: Hiến pháp
2013; Luật Giáo dục 2018; Luật GDĐH sửa đổi, bổ sung năm 2018; Luật Khám bệnh, chữa
bệnh 2009; Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân 1989; Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực văn hoá 2010...
+ NNVN có cơ chế kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các quy định pháp luật trên thông
qua hoạt động kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như
các cơ quan: toà án, công an, thanh tra Chính phủ... (VD:…)
b. Nhà nước cũng sử dụng linh hoạt các PHƯƠNG PHÁP để thực hiện Chức năng xã hội, bao gồm:
+ Phương pháp Giáo dục, thuyết phục.
+Phương pháp Khuyến khích.
+ Phương pháp Cưỡng chế. Câu 4: Bộ
máy nhà nước CHXHCN Việt Nam: Nêu khái niệm; Phân loại các cơ quan nhà
nước; Nêu vị trí, vai trò, chức năng cơ bản của các cơ quan nhà nước Việt Nam.
1. ĐỊNH NGHĨA BMNN CHXHCNVN:
- Là hệ thống các CQNN từ TW đến địa phương được tổ chức và hoạt động theo những
nguyên tắc chung, thống nhất; nhằm thực hiện những nhiệm vụ chiến lược và các chức năng
của NN vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ, văn minh.
2. PHÂN LOẠI, VỊ TRÍ PHÁP LÝ, CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CƠ BẢN CÁC CƠ QUAN TRONG BMNN VN:
a. Các cơ quan quyền lực nhà nước: Gồm QH & HĐND các cấp * QUỐC HỘI:
- Vị trí pháp lý: QH là cơ quan đại biểu cao nhất cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực
NN cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam.
- Chức năng, nhiệm vụ cơ bản:
+ QH thực hiện quyền lập hiến, lập pháp.
+ Quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.
+ Thành lập ra các định chế quyền lực ở trung ương.
+ Quyền giám sát tối cao đối với hoạt động cửa NN.
* HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP:
- Vị trí pháp lý: là CQ quyền lực NN ở địa phương; Đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền
làm chủ của nhân dân; Do nhân dân ĐP trực tiếp bầu ra; chịu trách nhiệm trước nhân dân ĐP và CQ cấp trên.
- Chức năng, nhiệm vụ cơ bản:
+ Quyết định các vấn đề của địa phương theo luật định.
+ Thành lập ra các định chế quyền lực ở địa phương.
+ Giám sát việc tuân theo HP và PL ở địa phương; giám sát việc thực hiện NQ của HĐND.
b. Các cơ quan hành chính nhà nước: gồm Chính phủ & UBND các cấp
* CHÍNH PHỦ, CÁC BỘ VÀ CQ NGANG BỘ: - Vị trí pháp lý:
+ CP là cơ quan hành chính NN cao nhất của nước CHXHCN VN; thực hiện quyền hành pháp.
+ Là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
- Chức năng, nhiệm vụ cơ bản:
+ Thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia; Thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm
vụ quan trọng của đất nước.
+ Tổ chức thi hành Hiến pháp và PL (Tổ chức thi hành HP, luật, NQ của QH; Pháp lệnh, NQ
của UBTVQH; Lệnh, quyết định của CTN)
- Cơ cấu: CP gồm Thủ tướng CP, các Phó TTCP, các Bộ trưởng và Thủ trưởng CQ ngang bộ.
* UBND CÁC CẤP (tỉnh, huyện, xã): - Vị trí pháp lý:
+ Là CQ hành chính NN ở địa phương;
+ Là cơ quan chấp hành của HĐND cùng cấp; (do HĐND cùng cấp bầu ra, chịu trách nhiệm
trước HĐND cùng cấp và CQHCNN cấp trên).
- Chức năng, nhiệm vụ cơ bản:
+ Thống nhất quản lí việc thực hiện các nhiệm vụ quan trọng của địa phương (CQHCNN ở ĐP).
+ Tổ chức việc thi hành HP và PL ở địa phương; tổ chức thực hiện NQ của HĐND cùng cấp
(CQ chấp hành của HĐND cùng cấp).
c . Các cơ quan toà án:
- Vị trí pháp lý: TAND là CQ xét xử của nước CHXHCN VN, thực hiện quyền tư pháp.
- Cơ cấu: gồm TANDTC,TAND địa phương (cấp tỉnh ,huyện); TAQS & các TA khác do luật định.
- Chức năng, nhiệm vụ cơ bản: TAND có nhiệm vụ bảo vệ công lý; Bảo vệ QCN, quyền công
dân; Bảo vệ chế độ XHCN; Bảo vệ lợi ích của NN, quyền & lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
d. CÁC CƠ QUAN KIỂM SÁT
- Vị trí pháp lý: Là CQ thực hành quyền công tố; kiểm sát hoạt động tư pháp.
- Cơ cấu: gồm VKSND tối cao,VKSND địa phương (cấp tỉnh,huyện),VKS quân sự.
- Chức năng, nhiệm vụ cơ bản: VKSND có nhiệm vụ bảo vệ PL; Bảo vệ QCN, quyền CD; Bảo
vệ chế độ XHCN; Bảo vệ lợi ích của NN, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
Góp phần bảo đảm PL được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. e. CHỦ TỊCH NƯỚC
- Vị trí pháp lý: là người đứng đầu NN, thay mặt nước CHXHCNVN về đối nội và đối ngoại
- CTN do QH bầu trong số ĐB QH; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước QH.
- Chức năng, nhiệm vụ cơ bản:
+ Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh.
+ Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương.
+ Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh
+ Tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài ; bổ nhiệm , miễn nhiệm, cử, triệu hồi
đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam; quyết định đàm phán, ký ĐƯQT nhân danh NN VN.
+ Và các chức năng, nhiệm vụ khác.
g. HỘI ĐỒNG BẦU CỬ QUỐC GIA
- HĐBCQG do Quốc hội thành lập.
- Nhiệm vụ tổ chức bầu cử ĐB QH; Chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử ĐB HĐND các cấp.
h. KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
- KTNN do Quốc hội thành lập; Hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
- Nhiệm vụ: Thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Câu 5:
Nhà nước pháp quyền: Nêu khái niệm và các đặc điểm cơ bản. 1. ĐỊNH NGHĨA:
- NNPQ là tổ chức quyền lực chính trị được tổ chức, vận hành trên cơ sở nguyên tắc phân
công, kiểm soát quyền lực Nhà nước, giới hạn quyền lực NN bằng PL, thượng tôn PL, phù
hợp lẽ phải, công bằng, vì lợi ích của con người;
- NN có trách nhiệm tôn trọng và có các thiết chế pháp lý hữu hiệu để bảo vệ, bảo đảm thực
hiện quyền, tự do của con người khỏi mọi sự xâm phạm, dân chủ hoá các lĩnh vực hoạt động xã hội;
- Mối quan hệ NN và cá nhân mang tính chất bình đẳng, trách nhiệm qua lại lẫn nhau.
2. Các đặc trưng cơ bản của NNPQ: - , PHÁP Thứ nhất
LUẬT trong NNPQ phải là một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh; phải thượng
tôn hiến pháp và pháp luật.
- Thứ hai, QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC trong NNPQ về lập pháp, hành pháp, tư pháp được
phân định rõ ràng bằng hiến pháp và pháp luật. Phải bảo đảm sự giới hạn quyền lực và kiểm
soát quyền lực NN giữa các cơ quan NN. Trong các nhánh quyền, phải bảo đảm sự độc lập của tư pháp.
- Thứ ba, MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ CÔNG DÂN trong NNPQ là bình đẳng về
quyền, nghĩa vụ. NN có trách nhiệm trong việc tôn trọng, thừa nhận, bảo vệ, bảo đảm các
QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN.
Câu 6: Nêu định nghĩa và phân tích các thuộc tính cơ bản của pháp luật; Nêu vai trò của
pháp luật trong đời sống xã hội.
I. Định nghĩa pháp luật: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do
nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị
nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội.
II. Phân tích các thuộc tính cơ bản của pháp luật (3 thuộc tính cơ bản).
1. Tính quy phạm phổ biến, bắt buộc chung.
- Pháp luật được áp dụng đối với mọi cá nhân, tổ chức thuộc phạm vi điều chỉnh của các văn
bản pháp luật tương ứng.
- Pháp luật được áp dụng nhiều lần trong không gian và thời gian (cho đến khi hết hiệu lực).
Chính thuộc tính này đã làm cho quy phạm pháp luật của nhà nước khác với quy phạm đạo
đức, quy phạm tập quán, hay điều lệ của các tổ chức xã hội khác.
2. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
- Pháp luật do nhà nước ban hành được thể hiện dưới những tên gọi riêng, có giá trị hiệu lực
pháp lý khác nhau, thuộc thẩm quyền ban hành của các cơ quan nhà nước khác nhau.
- Ngôn ngữ của trong các văn bản pháp luật cũng có đặc điểm riêng, ngắn gọn, rõ ràng, trực
tiếp chứ không ẩn dụ, ví von, ko sử dụng từ đa nghĩa hay tiếng địa phương. Điều này để đảm
bảo cho pháp luật có tính phổ thông, dễ hiểu, dễ vận dụng, tránh việc hiểu theo đa nghĩa.
3. Tính được bảo đảm thực hiện bằng nhà nước.
- Các loại quy phạm xã hội có thể được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp khác (chứ ko
phải sự cưỡng chế của nhà nước) như: lương tâm, sự tự giác, dư luận xã hội...
- Pháp luật của nhà nước được bảo đảm thực hiện bởi các biện pháp từ giáo dục, thuyết phục,
tài trợ, tuyên truyền... và đặc biệt có thể được bảo đảm thực hiện bằng biện pháp mà chỉ có
nhà nước mới có, đó là “cưỡng chế nhà nước” (áp dụng chế tài nhà nước...).
4. Các đặc trưng khác của pháp luật: tính hệ thống, tính ổn định, tính dự báo...
III. VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI (GT LLC Tr312)
- Vai trò của pháp luật có thể được đánh giá với nhiều tiêu chí khác nhau, nhưng phổ biến
nhất, pháp luật có các vai trò sau đây:
1. Vai trò pháp luật đối với việc bảo vệ, bảo đảm các quyền, tự do của con người.
2. Vai trò pháp luật trong việc quy định và bảo đảm thực hiện mối quan hệ bình đẳng, đồng
trách nhiệm giữa nhà nước và cá nhân.
3. Vai trò pháp luật đối với nhà nước.
4. Vai trò pháp luật đối với đạo đức.
5. Vai trò pháp luật đối với văn hoá, truyền thống, tập quán.
6. Vai trò pháp luật đối với dân chủ, công bằng và bình đẳng.
7. Vai trò pháp luật đối với kinh tế.
8. Vai trò pháp luật đối với các vấn đề xã hội.
Câu 7: Nêu định nghĩa và các loại Nguồn pháp luật; Liên hệ vào nguồn của pháp luật Việt Nam
1. Định nghĩa: Nguồn pháp luật là các hình thức chính thức thể hiện các quy tắc bắt buộc
chung được nhà nước thừa nhận có giá trị pháp lý dể áp dụng vào việc giải quyết các sự việc
trong thực tiễn pháp lý và là phương thức tồn tại trên thực tế của các quy phạm pháp luật.
2. Trên thế giới hiện nay có 3 loại nguồn pháp luật chính:
+ Nguồn tập quán: là nguồn pháp luật dưới dạng phong tục, tập quán trong đó chứa đựng các
quy tắc điều chỉnh hành vi, các mối quan hệ xã hội của con người trong cộng đồng nhất định
phù hợp với lợi ích của nhà nước, công đồng xã hội được nhà nước thừa nhận được dùng để
điều chỉnh những quan hệ xã hội nhất định. + Án
lệ: là nguồn pháp luật dưới dạng bản án của tòa án trong quá trình giải quyết vụ việc cụ
thể, được nhà nước thừa nhận như khuôn mẫu, cơ sở để giải quyết các vụ việc tương tự về sau.
+ Văn bản quy phạm pháp luật: là hình thức thể hiện các định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền, ban hành theo những trình tự, thủ tục pháp lý nhất định trong đó quy định những
quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung đối với mọi chủ thể, áp dụng nhiều lần trong cuộc sống.
3. Liên hệ vào các loại nguồn pháp luật ở Việt Nam: Việt Nam hiện nay sử dụng cả 3 loại nguồn pháp luật
+ Văn bản quy phạm pháp luật được coi là loại nguồn chính thức và được sử dụng nhiều nhất.
+ VN có sử dụng nguồn tập quán nhưng hạn chế và chủ yếu sử dụng trong luật thương mại, luật dân sự…
+ VN có sử dụng nguồn án lệ và coi đây là 1 trong những loại nguồn chính thức từ năm 2015.
Hiện nay VN có hơn 50 án lệ. Câu 8: Quy
phạm pháp luật: nêu khái niệm; Cấu trúc; Phân loại các quy phạm pháp luật; Cho VD
. Tự lấy ví dụ về 2 quy phạm pháp luật và tự phân tích cấu trúc của QPPL đó
I. Khái niệm quy phạm pháp luật:
Quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự chung, do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, có
tính bắt buộc chung, thể hiện ý chí của nhà nước, và được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm
điều chỉnh các quan hệ xã hội.
II. Cấu trúc của quy phạm pháp luật 1. Giả
định của quy phạm pháp luật quy định địa điểm, thời gian, chủ thể, hoàn cảnh, tình
huống mà khi xảy ra trong thực tế cuộc sống thì cần phải thực tế theo quy tắc mà quy
phạm pháp luật đặt ra.
- Phân loại: Giả định giản đơn - Giả định phức tạp 2. Quy
định là bộ phận của quy phạm pháp luật đưa ra những quy tắc xử sự mà mọi chủ
thể phải tuân theo khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh đã nêu ở phần Giả định.
- Phân loại: Quy định cấm – Quy định bắt buộc – Quy định tuỳ nghi – Quy định hướng dẫn 3. Chế tài
của quy định pháp luật là bộ phận nêu lên những hậu quả pháp lý bất lợi áp dụng
đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật.
- Phân loại: Chế tài Hình sự - Chế tài Hành chính - Chế tài Dân sự - Chế tài Kỷ luật nhà nước.
III. Phân loại quy phạm pháp luật:
- Có nhiều cách phân loại quy phạm pháp luật nếu:
1. Căn cứ vào tiêu chí các ngành luật, ta có: QPPL hiến pháp; QPPL hành chính; QPPL
dân sự; QPPL hình sự; QPPL hôn nhân và gia đình...
2. Căn cứ vào vai trò của QPPL, ta có: QP điều chỉnh; QP bảo vệ; QP chuyên môn.
3. Căn cứ vào phạm trù nội dung & hình thức, ta có: QP nội dung (QP vật chất); QP thủ tục (QP hình thức)
Ví dụ về quy phạm pháp
Ví dụ 1: Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự
vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục
khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.” (khoản 1, Điều 141
Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
Bộ phận giả định của quy phạm là: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi
dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực
hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân”.
Bộ phận chế tài của quy phạm là: “Thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm”.
Ví dụ 2: Điều 95 Luật khiếu nại, tố cáo 1998 quy định: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành
tích trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, người tố cáo có công trong việc ngăn ngừa thiệt
hại cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân thì được khen thường theo quy định của pháp luật”.
Phần giả định của quy phạm này là: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc giải
quyết khiếu nại, tố cáo, người tố cáo có công trong việc ngăn ngừa thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân.
Phần quy định của quy phạm này là: “Thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật”
Câu 9: Văn bản quy phạm pháp luật ở VN: Nêu Khái niệm; Các loại VBQPPL; Hiệu lực
của VBQPPL; Phân biệt VBQPPL và Văn bản áp dụng pháp luật.
1. Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật: là văn bản có chứa đựng các quy phạm pháp
luật do các chủ thể có thẩm quyền ban hành, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng nhiều
lần và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.
2. Phân loại văn bản quy phạm pháp luật
- Các loại văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam được quy định tại Diều 4 Luật Ban hành
văn bản quy phạm phá luật, được chia thành văn bản luật và văn bản dưới luật.
Văn bản luật bao gồm: Hiến pháp; Bộ Luật; Luật của Quốc hội ban hành,
Văn bản dưới luật gồm các loại khác do các cơ quan nhà nước có thẩm quyển khác nhau
ban hành, như: Pháp lệnh; Lệnh; Nghị định; Thông tư; Nghị quyết; Quyết định ...
3. Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật: là giá trị tác động của Văn bản quy phạm
pháp luật lên các quan hệ xã hội về mặt thời gian, không gian, và đối tượng tác động.
Hiệu lực về thời gian
- Là giá trị tác động của văn bản lên các quan hệ xã hội từ thời điểm bắt đầu phát sinh cho đến khi kết thúc hiệu lực.
- Thời điểm bắt đầu có hiệu lực của văn bản thường được thể hiện trong văn bản quy phạm pháp luật.
- Thời điểm kết thúc hiệu lực của văn bản: có thể được ghi trong chính văn bản, hoặc khi văn
bản được sửa đổi, hoặc thay thế bằng văn bản mới, hoặc được bị bãi bỏ bằng 1 văn bản khác.
Hiệu lực về không gian:
Là giá trị tác động của văn bản đến những khoảng không gian, phạm vi lãnh thổ, khu vực,
hoặc đơn vị hành chính cụ thể nào đó. Thông thường VBQPPL do cơ quan Nhà nước ở Trung
ương ban hành (Hiến pháp; Luật của Quốc hôi; Nghị định của Chính phủ ...) sẽ có phạm vi tác
động trên cả nước. Còn Văn bản do cơ quan nhà nước ở địa phương ban hành (Nghị quyết của
Hội đồng Nhân dân; Quyết định của Uỷ ban Nhân dân các cấp) chỉ có giá trị áp dụng trong
phạm vi địa phương đó.
Hiệu lực về đối tương tác động
Là giá trị tác động của văn bản lên các chủ thể trong quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh
của văn bản quy phạm pháp luật. Có những văn bản áp dụng mọi chủ thể (Hiến Pháp), nhưng
cũng có những văn bản chỉ áp dụng đối với những chủ thể nhất định (Luật; Thuế thu nhập cá nhân; ...)
4. Phân biệt VBQPPL và VBADPL:
Giống: Cùng là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành, có giá trị áp dụng bắt
buộc đối với các chủ thể khi là đối tượng tác động của văn bản đó. Khác: - Về định nghĩa:
VBQPPL: là văn bản chứa đựng các QPPL, do các chủ thể có thẩm quyền ban hành, có
hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng nhiều lần và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.
VBADPL: là văn bản pháp lý cá biệt, mang tính quyền lực do các cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền, nhà chức trách hoặc các tổ chức xã hội được Nhà nước uỷ quyền ban hành
trên cơ sở những QPPL, nhằm xác định các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể
cụ thể hoặc xác định những biện pháp trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm pháp luật. - Về tính chất:
VBQPPL: áp dụng nhiều lần cho đến khi hết hiệu lực, áp dụng chung
VBADPL: áp dụng một lần là hết hiệu lực, có tính chất cá biệt, áp dụng với những đối
tượng chủ thể trong những hoàn cảnh, thời gian, địa điểm cụ thể. - Ví dụ:
VBQPPL: Hiến pháp; Luật; Nghị định; Thông tư; Nghị quyết; Quyết định; ...
VBADPL: Bản án của Toà án; Giấy chứng nhận Đăng ký kết hôn; Biên bản xử phạt của
Cảnh sát giao thông; Bằng khen của Chủ tịch nước; ... Câu 10: Thực
hiện pháp luật: Nêu Khái niệm; Phân biệt Các hình thức thực hiện pháp luật.
1. Khái niệm: Thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích nhằm hiện thực hóa các quy định
của pháp luật, làm cho chúng đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của
các chủ thể pháp luật.
2. Hình thức thực hiện pháp luật gồm 4 loại :
- Tuân thủ pháp luật: Là hình thức thực hiện pháp luật một cách thụ động, thể hiện ở sự
kiềm chế của chủ thể để không vi phạm các quy định cấm đoán của pháp luật.
VD : Không sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông; Không thực hiện hành vi lừa
đảo; Không tàng trữ trái phép chất ma tuý…
- Thi hành pháp luật: Là hình thức thực hiện pháp luật một cách chủ động. Chủ thể pháp
luật phải thực hiện nghĩa vụ của mình bằng hành động tích cực
VD: Công dân có nghĩa vụ đóng thuế; Công dân đủ 18 tuổi phải tham gia nghĩa vụ quân sự…
+ Hình thức THPL này khác với Tuân thủ PL ở chỗ một hình thức được thực hiện bằng hành
động, còn một hình thức được thực hiện bằng không hành động.
- Sử dụng pháp luật: Là hình thức thực hiện pháp luật mà các chủ thể pháp luật thực hiện
quyền chủ thể mà pháp luật quy định
VD: Công dân có quyền được đi học, công dân có quyền tố cáo
+ Hình thức THPL này khác với Tuân thủ PL và Thi hành PL ở quyền lựa chọn. Ở
SDPL chủ thể có thể lựa chọn cho mình cách xử sự phù hợp, còn ở 2 hình thức THPL kia thì ko.
- Áp dụng pháp luật: là hình thức THPL trong đó NN thông qua CQ hoặc nhà chức trách
có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể PL thực hiện những quy định PL; hoặc tự mình căn cứ
vào những quy định của PL để ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, hay chấm dứt 1 QHPL.
VD: Cảnh sát xử phạt hành vi gây mất trật tự công cộng, cảnh sát xử phạt hành chính
với người tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm
+ Hình thức THPL này khác với 3 hình thức còn lại ở chủ thể thực hiện là các cá nhân,
cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Câu 11: Khái
niệm và phân tích các đặc điểm của áp dụng pháp luật; Các trường hợp áp dụng pháp luật.
1. Khái niệm: là hình thức THPL trong đó NN thông qua CQ hoặc nhà chức trách có thẩm
quyền tổ chức cho các chủ thể PL thực hiện những quy định PL; hoặc tự mình căn cứ vào
những quy định của PL để ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, hay chấm dứt 1 QHPL.
2. Phân tích các đặc điểm của áp dụng pháp luật
1. Áp dụng pháp luật là hoạt động có tính quyền lực Nhà nước
Hoạt động áp dụng pháp luật chỉ do cơ quan Nhà nước hay nhà chức trách có thẩm quyền ban hành
Các chủ thể này đại diện cho quyền lực Nhà nước xem xét, giải quyết và đưa ra các
ý định pháp lý cụ thể, có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các đối tượng liên quan
2. Áp dụng pháp luật có tính hình thức, thủ tục chặt chẽ theo quy định pháp luật
Áp dụng pháp luật cần được tuân thủ đúng về mặt hình thức, nghĩa là cần thực hiện
đúng, đầy đủ các bước trong các giai đoạn khi tiến hành áp dụng pháp luật
Đối với Nhà nước: vì áp dụng pháp luật là hoạt động có tính công vụ, hệ quả pháp lý
của nó có thể ảnh hưởng pháp lý đến các chủ thể liên quan nên không thể tiến hành cẩu thả. 3. Á p d ụ ng pháp lu
ậ t mang tính cá bi ệ t, c ụ th ể đố i v ớ i t ừ ng ch ủ th ể v à t ừ ng quy t ắ c x ử s ự:
- Đối tượng của hoạt động ADPL là những trường hợp, vụ việc cụ thể vào những
thời gian, không gian xác định.
- Quyết định ADPL thuộc thẩm quyền ban hành của các cơ quan hay nhà chức trách
do NN quy định có những tên gọi xác định, có thể là Bản án, Quyết định... Các
VBADPL này có hiệu lực bắt buộc đối với các chủ thể là cá nhân, tổ chức cụ thể,
xác định, và chỉ áp dụng 1 lần rồi hết hiệu lực pháp lý. 4. Á p d ụ ng pháp lu ậ t l à ho ạ t độ ng có tính sáng t ạ o (tr ong khuôn khổ PL):
- Mặc dù ADPL phải tuân theo các trình tự, thủ tục, nhưng trong quá trình thực hiện,
hoạt động này lại đòi hỏi tính sáng tạo cao. Thứ nhất, do thực tiễn đời sống rất phong
phú, đa dạng, mà quy định PL thì ngắn gọn, xúc tích; Thứ hai, trong bối cảnh các
NN nói chung và VN nói riêng hiện đang sử dụng rất đa dạng các loại nguồn PL, từ
VBQPPL đến tập quán pháp, án lệ... Do vậy, khi các nhà chức trách tiến hành ADPL
cần có tính sáng tạo để có thể xem xét thấu đáo các tình huống, sự việc; cần có tính
sáng tạo trong việc lựa chọn quy phạm phù hợp để áp dụng.
- Tuy nhiên, sự sáng tạo này phải trong khuôn khổ pháp luật, được giới hạn trong
những biện pháp mà pháp luật cho phép.
3. Các trường hợp áp dụng pháp luật:
1. Khi quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể không mặc nhiên phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt.
- Ví dụ: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký Quyền sở hữu đất đai cho công dân.
2. Áp dụng pháp luật khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước đối với các chủ thể vi phạm pháp luật.
- Ví dụ: Tòa tuyên án phạt tù với người phạm tội
3. Áp dụng pháp luật khi xảy ra tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lí giữa các chủ thể
mà họ không tự giải quyết được với nhau và yêu cầu có sự can thiệp của một chủ thể có thẩm quyền.
- Ví dụ: Tòa án giải quyết tranh chấp li hôn
4. Áp dụng pháp luật khi cần áp dụng sự cưỡng chế của nhà nước đối với các chủ thể
không vi phạm pháp luật mà chỉ vì lợi ích chung của xã hội
- Ví dụ: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu mọi người dân thực hiện giờ giới
nghiệm trong thời kì dịch Covid
5. Khi cần áp dụng các hình thức khen thưởng đối với các chủ thể có thành tích theo quy định của pháp luật.
- Ví dụ: Chủ tịch nước ra quyết định khen thưởng với anh tài xế có hành vi cứu người
6. Khi cần kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền, nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể trong
một số quan hệ pháp luật nhất định theo quy định pháp luật.
- Ví dụ: Viện kiểm sát thực hiện việc giám sát đối với các cơ quan khác
7. Khi cần phải xác định sự tồn tại của một số sự kiện thực tế nào đó theo quy định của pháp luật
- Ví dụ: UBND/ Văn phòng công chứng thực hiện việc công chứng/ chứng thực giấy tờ nhân dân. Câu 12: Ý
thức pháp luật: Nêu Khái niệm; Phân tích Các đặc trưng cơ bản của ý thức pháp luật. 1. Định nghĩa:
- Ý thức pháp luật là tổng thể những tư tưởng, học thuyết, quan điểm, thái độ, tình cảm,
sự đánh giá của con người về PL trên các phương diện, tiêu chí cơ bản như: về sự cần thiết
(hay không cần thiết) của PL; Về vai trò, chức năng của pháp luật; Về tính công bằng hay
không công bằng, đúng đắn hay không đúng đắn của PL hiện hành, pháp luật đã qua trong quá
khứ, pháp luật cần phải có.
2. Đặc trưng cơ bản:
- Thứ nhất, ý thức pháp luật là một hình thái ý thức xã hội, chịu sự quy định của tồn tại xã hội.
+ Ý thức pháp luật cũng là một hình thức ý thức xã hội, do vậy nó chịu sự quy định của
tồn tại xã hội. Hay nói cách khác, ý thức pháp luật của mỗi con người đều sẽ chịu sự quy định,
tác động từ chính các yếu tố khách quan nơi họ sinh sống và làm việc (như: điều kiện. hoàn
cảnh kinh tế, chính trị, văn hoá, đạo đức, phong tục, tập quán...)
+ VD: Một sinh viên sinh sống và học tập ở Hà Nội thưởng sẽ có ý thức pháp luật cao
hơn với những người sinh sống ở vùng núi, vùng sâu vùng xa, do sinh viên đó có điều kiện,
môi trường học tập, điều kiện tìm kiếm thông tin, điều kiện tiếp xúc với thầy cô, bạn bè, các chuyên gia...
- Thứ hai, tính độc lập tương đối của ý thức pháp luật (hay sự tác động ngược trở lại của ý
thức pháp luật đến tồn tại xã hội): Tính độc lập tương đối của ý thức pháp luật được thể hiện ở hai chiều hướng:
+ Sự tác động ngược trở lại của ý thức pháp luật đối với tồn tại xã hội: Sự tác động
ngược trở lại của ý thức pháp luật đối với tồn tại xã hội có thể theo cả 2 chiều hướng (tích cực và tiêu cực).
+ VD: Ý thức pháp luật đúng đắn của sinh viên (sau khi đã được học tập, sinh sống ở
những môi trường tiến bộ) có thể làm thay đổi các tồn tại xã hội trong gia đình, địa phương
(như về việc trọng nam khinh nữ; tảo hôn; hủ tục bắt dâu...).
- Thứ ba, tính giai cấp của ý thức pháp luật:
+ Ý thức pháp luật luôn thể hiện tính giai cấp sâu sắc, được biểu hiện như sau: Thứ nhất,
Pháp luật là do nhà nước ban hành. Pháp luật trong nhà nước về cơ bản sẽ là sự phản ánh, thể
hiện ý thức pháp luật của giai tầng thống trị, hay giai tầng lãnh đạo nhà nước.
+ Bên cạnh đó, pháp luật cũng có thể thể hiện ý thức pháp luật của các giai tầng khác ở
một mức độ nhất định tuỳ thuộc vào tính dân chủ của các kiểu nhà nước khác nhau.
+ VD: Ở nhà nước xã hội chủ nghĩa, pháp luật bên cạnh việc thể hiện ý thức pháp luật
của giai tầng lãnh đạo nhà nước thì còn thể hiện ý thức pháp luật của các tầng lớp nhân dân
thông qua hoạt động trưng cầu dân ý.
Câu 13: Phân tích mối quan hệ giữa ý thức pháp luật và pháp luật.
Giữa ý thức pháp luật và pháp luật có mối quan hệ gắn bó mật thiết, biện chứng, tác động 2 chiều.
1. Sự tác động của ý thức pháp luật tới pháp luật:
- Ý thức pháp luật đối với hoạt động xây dựng pháp luật:
+ Ý thức pháp luật là tiền đề tư tưởng cho hoạt động xây dựng pháp luật.
+ Chất lượng của các văn bản pháp luật phụ thuộc rất nhiều vào ý thức pháp luật của
các chủ thể có thẩm quyền xây dựng pháp luật hoặc những người có tham gia vào quá trình
này. Nếu các chủ thể này có ý thức pháp luật cao thì khả năng chất lượng của các văn bản
pháp luật sẽ tốt, và ngược lại.
+ Chất lượng của các văn bản pháp luật cũng phụ thuộc vào ý thức pháp luật của nhân
dân. Bởi lẽ, trong những nhà nước dân chủ, hiện đại, nhân dân dù ko phải là chủ thể xây dựng
pháp luật nhưng họ có tham gia vào quá trình này thông qua hoạt động trưng cầu dân ý, hoạt
động lấy ý kiến đóng góp xây dựng Luật.
- Ý thức pháp luật đối với hoạt động thực hiện pháp luật, áp dụng pháp luật: Các quy định
pháp luật có được thực thi nghiêm túc trên thực tế hay ko phụ thuộc nhiều vào ý thức pháp
luật của các chủ thể thực hiện pháp luật (người dân, cán bộ nhà nước).
+ Nếu ý thức pháp luật của người dân tốt, về cơ bản họ sẽ hiểu các quy định pháp luật và
có ý thức thực hiện các quy định pháp luật đó một cách nghiêm chỉnh.
+ Các chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật nếu có ý thức pháp luật tốt thì khi tiến
hành hoạt động công vụ của mình, họ cũng sẽ tổ chức cho việc thực hiện pháp luật một cách nghiêm minh.
2. Sự tác động của pháp luật tới ý thức pháp luật:
- Sự tác động của pháp luật tới ý thức pháp luật chủ yếu mang tính chất định hướng. Nếu
pháp luật của nhà nước được xây dựng tốt, phù hợp với đời sống thực tiễn, hợp lý thì về cơ
bản sẽ khiến người dân tự đồng tình và tự giác thực hiện, tuân thủ theo, và ngược lại.
- Pháp luật nếu được xây dựng tốt, nội dung tiến bộ còn có ý nghĩa tích cực trong việc định
hướng tư tưởng, hành vi của người dân.
+ VD1: Pháp luật quy định việc cấm mang thai hộ vì mục đích thương mại, đi kèm với
quy định là những biện pháp chế tài khi vi phạm. Việc pháp luật quy định như vậy sẽ làm cho
người dân thấy việc làm này là sai trái, vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật và từ đó ko thực hiện
+ VD2: Pháp luật quy định người dân phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông;
quy định về độ tuổi kết hôn...
Câu 14 : Vi phạm pháp luật: Nêu Khái niệm; Phân tích Các dấu hiệu cơ bản của VPPL;
Nêu các yếu tố cấu thành VPPL; Phâ

n loại và cho VD các loại vi phạm pháp luật?
1. Định nghĩa : VPPL Là hành vi trái PL, có lỗi của chủ thể, có năng lực trách nhiệm
pháp lý, xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ
2. Phân tích các dấu hiệu (đặc trưng cơ bản) của hoạt động VPPL
- Dấu hiệu 1 : Có hành vi (hành động hoặc không hành động) VPPL là hành vi của
con người. Nếu mới chỉ dừng lại ở suy nghĩ thì chưa bị coi là VPPL
VD : Người có dự định đốt pháo nổ nhưng chưa thực hiện thì không tính là VPPL
Hành vi VPPL có thể diễn ra dưới dạng hành động hoặc không hành động
VD : Đi xe máy không đội mũ bảo hiểm (không hành động); Anh A buôn bán ma túy trái phép (hành động)
- Dấu hiệu 2 :VPPL phải là hành vi trái PL
Một hành vi chỉ bị coi là VPPL nếu nó có tính trái PL, nghĩa là thực hiện không đúng
với các quy định PL của nhà nước. Dấu hiệu này dùng để phân biệt với những hành vi
trái với các quy tắc xã hội khác (trái đạo đức, trái tập quán, trái với quy tắc của các tổ chức…)
- Dấu hiệu 3 : VPPL phải là hành vi có lỗi của chủ thể hành vi, được thực hiện bởi người có
năng lực trách nhiệm pháp lý
Lỗi là trạng thái tâm lý tiêu cực của chủ thể đối với hành vi trái PL của mình và đối với
hậu quả do hành vi đó gây ra. Lỗi được phân loại thành lỗi cố ý và lỗi vô ý
Người không có lỗi hay người có năng lực trách nhiệm pháp lý thì dù thực hiện hành vi
trái PL cũng bị coi là VPPL
* Lưu ý : Một hành vi chỉ bị coi là VPPL khi nó có đầy đủ tất cả các dấu hiệu trên 3. Phân loại VPPL
- Có 4 loại : hình sự, dân sự, hành chính, kỉ luật a) VPPL Hình sự
- Định Nghĩa : Vi phạm hình sự hay còn gọi là tội phạm, đây là hành vi gấy nguy hiểm cho xã
hội được quy định cụ thể trong Bộ luật Hình sự, do chủ thể có năng lực trách nhiệm hình sự
thực hiện 1 cách cố ý hoặc vô ý, và phải chấp hành hình phạt theo quyết định của tòa án VD : Ông A giết ông B b) VPPL Dân sự
- Định Nghĩa : Do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm phạm quan hệ tài
sản quan hệ nhân thân gắn với tài sản, quan hệ nhân thân phi tài sản
VD : Chậm trả tiền nhà theo hợp đồng thuê nhà c) VPPL Hành chính
- Định Nghĩa : Là hành vi có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm hành chính xâm phạm
tới các quan hệ PL do luật hành chính bảo vệ ; mà chưa đến mức phải xử lý hình sự
VD :Vi phạm giao thông, nhận tiền hối lộ
Trốn thuế dưới 100tr đồng
Đánh nhau tỉ lệ thương tật dưới 11%
d) VPPL Kỉ luật nhà nước
- Định Nghĩa : Là hành vi có lỗi của chủ thể trái với các quy chế, quy tắc xác lập trật tự trong
các cơ quan, tổ chức Nhà nước
VD : Cán bộ công chức viên chức nhà nước đi làm muộn
4. Các yếu tố cấu thành của VPPL : gồm 4 bộ phận * Mặt khách quan của VPPL
- Định nghĩa : Là những yếu tố biểu hiện ra bên ngoài mà chúng ta có thể nhìn thấy được
- Bao gồm : hành vi VPPL, hậu quả , mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, và một
số các yếu tố khác như : thời gian, địa điểm, công cụ phương tiện VPPL * Mặt chủ quan
- Định nghĩa : Là những yếu tố bên trong mà chúng ta không thể nhìn thấy được ; bao gồm lỗi, động cơ, mục đích
- Lỗi là trạng thái tâm lý của chủ thể đối với hành vi VPPL và đối với hậu quả do hành vi của
mình gây ra. Lỗi được phân loại thành lỗi cố ý và lỗi vô ý
- Động cơ là cái thúc đẩy thực hiện hành vi vi phạm
- Mục đích là cái cuối cùng chủ thể hành vi mong muốn đạt được
* Chủ thể của VPPL
- Là các cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý *Khách thể của VPPL
- Là các quan hệ xã hội được PL bảo vệ và bị hành vi VPPL xâm hại (thông thường rơi vào 3
loại quan hệ xã hội sau : quan hệ bảo vệ tính mạng sức khỏe, quan hệ sở hữu, quan hệ bảo vệ danh dự nhân phẩm)
CÁC EM LƯU Ý, ĐỐI VỚI CÂU HỎI THI NÀY, ĐỀ BÀI CÓ THỂ YÊU CẦU PHẦN BÀI TẬP NHƯ SAU:
ANH CHỊ HÃY PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH CỦA VI PHẠM PHÁP LUẬT THÔNG QUA MỘT VÍ DỤ.
Nếu đề bài ra như vậy, các em nhớ xem lại phần bài giảng cô đã chữa ở trên lớp với ví dụ dưới đây nhé:
Vào 23h ngày 01/02/2020, Anh A vì nghiện ma tuý không có tiền mua thuốc nên anh A
đã rủ anh B đi ăn trộm tiền của nhà ông C. Sau khi dùng dao cậy khoá cổng nhà ông C,
anh A dùng thuốc mê chuốc mê con chó nhà ông C.
Sau đó anh A và B vào phòng ngủ của ông C, dùng dao cạy tủ. Đang thực hiện thì ông
C tỉnh giấc và định hô hoán. Vì sợ ông C la to anh B đã dùng gậy đánh vào người là ông C bị thương.
Sau đó, anh A và B lấy 300tr đồng trong tủ và bỏ trốn.
Câu 15: Trách nhiệm pháp lý: Nêu khái niệm; Nêu Cơ sở truy cứu trách nhiệm pháp lý;
Nêu các dạng TNPL; Cho ví dụ minh họa.
1. Định nghĩa: Trách nhiệm pháp lý là hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể vi phạm pháp luật
phải gánh chịu về vật chất hoặc tinh thần và được áp dụng bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Cơ sở truy cứu trách nhiệm pháp lý: để truy cứu trách nhiệm pháp lý thì cần có hành vi vi
phạm pháp luật xảy ra trên thực tế. Tuy nhiên để truy cứu đúng tính chất phạm vi, chúng ta
cần căn cứ trên các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật.
3. Phân loại trách nhiệm pháp lý:
a. Trách nhiệm pháp lý hình sự:
- Định nghĩa: là loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất do Tòa án áp dụng đối với các chủ
thể đã thực hiện hành vi phạm tội nhằm mục đích tước bỏ hoặc hạn chế quyền và lợi ích của người phạm tội.
- Các loại trách nhiệm pháp lý hình sự:
Phạt cảnh cáo, phạt tiền
Phạt cải tạo không giam giữ Trục xuất
Phạt tù có thời hạn, phạt tù chung thân Tử hình
Khác: cấm đảm nhiệm chức vụ, làm những nghề nhất định,...
Ví dụ: A buôn bán ma túy và bị cơ quan công an bắt quả tang, do đó A bị tử hình.
b. Trách nhiệm hành chính:
- Định nghĩa: là loại trách nhiệm pháp lý do các cơ quan nhà nước hay nhà chức trách có thẩm
quyền áp dụng đối với các chủ thể vi phạm pháp luật hành chính.
- Các loại trách nhiệm hành chính: