Đề cương nhập môn khoa học nhân văn (p2) | Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Đề cương nhập môn khoa học nhân văn (p2) | Trường Đại học Sư phạm Hà Nộiới những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào

ĐỀ CƯƠNG NHẬP MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
Câu1: Thế nào là tri thúc khoa học?
Là hệ thống phổ quát những quy luật và lý thuyết nhằm giải thích hiện tượng hoặc 1 hành
vi nào đó thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học bằng cách sử dụng phương pháp
khoa học.
Câu 2: Khoa học xã hội nhân văn gồm những ngành khoa học nào?
Aristotle là người đầu tiên xác định cơ cấu các ngành khoa học xã hội gồm: triết học,
chính trị học, kinh tế học, ngữ văn học, khoa học lịch sử, nghệ thuật học, tâm lý học, đạo
đức học logic học.
Khoa học nhân văn gồm: lịch sử và khảo cổ học, ngôn ngữ học và văn học, triết học, đạo
đức học và tôn giáo học, nghệ thuật học, khoa học nhân văn khác.
Câu 3: Khái niệm khoa học xã hội và nhân văn?
Khoa học xã hội và nhân văn là nhóm ngành khoa học nghiên cứu về xã hội, văn hoá và
con người, nghiên cứu những quy luật phản ánh lịch sử hình thành và phát triển của xã
hội, văn hoá, nghiên cứu cơ chế vận dụng quy luật đó, nhằm thúc đẩy xã hội vận động,
phát triển.
Khoa học xã hội nhân văn là nhóm ngành khoa học nghiên cứu về con người trong những
mối qua hệ nhân tạo – con người với xã hội, con người, tự nhiên với chính mình, nhằm
thúc đẩy xã hội, con người vận động và phát triển.
Câu 4: Phân biệt khoa học xã hội và khoa học nhân văn?
Khoa học xã hội:
- Khoa học xã hội là khoa học nghiên cứu về những quy luật vận động và phát triển
của xã hội – đó cũng là những quy luật được phản ánh giữa người với người, quan
hệ giữa con người và xã hội, mà đối tượng của nó là các hiện tượng xã hội nảy
sinh từ mối quan hệ giữa người với người
- Tri thức khoa học xã hội là hình thức khách quan về xã hội nghiên cứu các quy
luật vận hành, phát triển của các lĩnh vực riêng biệt và của toàn thể xã hội, các quy
luật khách quan của vận động xã hội. Khoa học xã hội áp dụng chương trình
nghiên cứu tư duy tự nhiên, chủ yếu tiếp cận giải thích, tách biệt chủ thể - khách
thể.
- Khoa học xã hội gồm: tâm lí học, kinh tế và kinh doanh, khoa học giáo dục, xã hội
học, pháp luật, khoa học chính trị, địa lí kinh tế và xã hội, thông tin đại chúng và
truyền thông, khoa học xã hội khác.
Khoa học nhân văn:
- Khoa học nhân văn là khoa học nghiên cứu về con người. Tuy nhiên chỉ nghiên
cứu đời sống tinh thần của con người, những cách xử sự hoạt động của cá nhân và
tập thể, bao gồm các bộ môn Triết học, văn học, tâm lý học, đạo đức học, ngôn
ngữ học,… Khoa học nhân văn chính là khoa học nghiên cứu việc phát triển nhân
cách về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, tư tưởng, tình cảm của con người. Khoa học
nhân văn góp phần hình thành và phản ánh thế giới quan, nhân sinh quan, năng lực
tư duy của con người, của một cộng đồng giai cấp
- Khoa học nhân văn là khoa học về con người, lịch sử và văn hoá,… Khoa học
nhân văn áp dụng chương trình mang tính nghiên cứu mang tinh văn hoá trung
tâm luận, chủ yếu tiếp cận thông hiểu loại bỏ sự đối lập chủ thế - khách thể .
- Khoa học nhân văn gồm: lịch sử và khảo cổ học, ngôn ngữ học và văn học, triết
học, đạo đức học và tôn giáo học, nghệ thuật học, khoa học nhân văn khác.
Câu 5: Mục đích nghiên cứu của khoa học xã hội nhân văn? ( so sánh với KHTN)
Mục đích nhận thức:
+ Nhận thức về con người – nhân cách và văn hoá tinh thần
+ Nhận thức về các hiện tượng, quy luật xã hội
Mục đích dự báo:
+ Dự báo những nguy cơ phát triển nhân cách văn hoá lệch chuẩn của con người
+ Dự báo những rủi ro, nguy cơ về phát triển xã hội thiếu cân bằng, hài hoà
Mục đích xây dựng:
+ Xây dựng con người có nhân cách, có văn hoá tốt đẹp, có khả năng tự hoàn thiện nhân
cách của bản thân.
+ Xây dựng xã hội nhân văn, phát triển hài hoà, bền vững.
So sánh với KHTN:
KHXH VÀ NHÂN VĂN KHTN
Nhận thức, mô tả, giải thích và tiên
đoán về các hiện tượng, quy luật xã
hội
Giúp con người nhận thức được thế
giới xung quanh và chính bản thân
mình một cách khách quan hơn.
Định hướng hành động cho con người.
Trau dồi cho con người những kiến
thức về lịch sử, văn hóa,… để từ đó áp
dụng hiệu quả trong việc xây dựng nền
kinh tế, chính trị, xã hội ổn định.
Nhận thức, mô tả, giải thích và tiên
đoán về các hiện tượng, quy luật tự
nhiên, dựa trên những dấu hiệu được
kiểm chứng chắc chắn; bảo vệ con
người, nâng cao chất lượng cuộc sống
Câu 6: Đối tượng nghiên cứu của khoa học xã hội và nhân văn? So sánh với KHTN
G. Hegel: Đối tượng KHXH và NV là “những hoạt động có chủ đích của con
người”
M. Bakhtin: Đối tượng KHXH và NV là “ xã hội, lịch sử, văn hóa, nhân cách”
G. Rickert: Đối tượng KHXH và NV là “ các hành trình văn hoá”, “ nhân loại văn
hóa”
=> Đối tượng KHXH và NV là con người -con người trong hệ thống quan hệ “ con người
và thế giới”, “ con người và xã hội”, “ con người và chính mình”.
KHXH VÀ NV KHTN
Đối tượng
Đối tượng của KHXH&NV là con
người-con người trong hệ thống quan hệ
“con người và thế giới”, “con người và
xã hội”, “con người và chính mình”
Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của khoa học tự
nhiên là các hiện tượng, quy luật tự
nhiên xảy ra trên trái đất cũng như ngoài
vũ trụ.
Câu 7: Tính khách quan khoa học đồng thời trú trọng trực giác và ý thức chủ thể
nghiên cứu trong khoa học xã hội và nhân văn?
Tính khách quan khoa học trong nghiên cứu KHXH & NV: (giải quyết đúng đắn mối
quan hệ giữa khách quan và chủ quan, giữa lý luận và thực tiễn)
Tôn trọng hiện thực khách quan và nhận thức đúng đắn bản chất của sự thật khách quan
là yêu cầu hàng đầu của mọi nghiên cứu khoa học. Tính khách quan là đặc điểm của
nghiên cứu khoa học và cũng là tiêu chuẩn của người nghiên cứu khoa học.
Nghiên cứu cũng bắt đầu từ những yêu cầu của thực tại khách quan, những tiền đề, sự
thật, chân lý đúng đắn.
Nghiên cứu đối tượng đảm bảo tính toàn diện, bao quát hoàn cảnh, điều kiện lịch sử - cụ
thể, chú trọng và điều chỉnh theo những thay đổi của thực tiễn, kiểm chứng kết quả bằng
thực tiễn; chú trọng đặc thù trường hợp, song luôn biết chắt lọc hiện tượng cá biệt, đơn lẻ,
nhất thời để phát hiện ra bản chất và quy luật của đối tượng nghiên cứu.
Chủ thể nghiên cứu:
- Chủ thể cá nhân: là người phân tích các quá trình xã hội có khả năng bảo đảm sự
gia tăng tri thức xã hội và nhân văn.
- Chủ thể tập thể - cộng đồng khoa học:
Một tập hợp hệ thống các nhà khoa học, nhà nghiên cứ cách làm việc trong
một lĩnh vực khoa học nhất định
Cộng đồng của các nhà khoa học trên thế giới
Cộng đồng khoa học quốc gia
Cộng đồng các chuyên gia trong một lĩnh vực kiến thức cụ thể
Nhóm các nhà nghiên cứu thống nhất cách giải quyết một vấn đề cụ thể.
Câu 8: Sự chi phối của lập trường hệ giá trị trong khoa học xã hội và nhân văn?
Câu 9: Tính phức hợp - liên ngành trong khoa học xã hội và nhân văn ?
Khoa học xã hội và nhân văn mang tính phức hợp – liên ngành từ trong bản chất.
- Tính liên kết tri thức thành một hệ thống – nhìn nhận tri thức hệ thống – tư duy hệ
thống ở tầm “ tri thức của mọi tri thức” hết sức cần thiết trong nghiên cứu khoa
học, nhất là con người và đời sống xã hội với tính phong phú, muôn vẻ của các
quan hệ và liên hệ trong logic và lịch sử của nó.
- Đối tượng của KHXH & NV do có tính chi tiết và phiếm định nó lệ thuộc chặt chẽ
vào các đối tượng có liên quan. Việc nghiên cứu một khía cạnh, quan hệ, hoạt
động, ứng xử này luôn phải đặt trong mối liên hệ mật thiết với các khía cạnh, quan
hệ, hoạt động, ứng xử khác của con người . Nghiên cứu KHXH & NV do vậy
mang tính liên ngành từ trong bản chất.
- Nghiên cứu phức hợp KHXH&NV không thể tách rời KHXH & KHNV; trong
KHXH không thể tách rời hai lĩnh vực then chốt của đời sống xã hội là kinh tế và
chính trị; sử dụng có hiệu quả các phương pháp chuyên ngành kết hợp với liên
ngành (sử học, xã hội học, đạo đức học, tâm lý học...) và đa ngành (nhân học, văn
hóa học); các phương pháp nghiên cứu khoa học tự nhiên, từ thống kê toán học,
sinh lý học, y học, sinh học,... cũng hữu ích và cần thiết cho nghiên cứu phức hợp
con người.
Câu 10: Sự chú trọng tính đặc thù và nhân cách trong khoa học xã hội & nhân
văn ?
Khoa học xã hội & nhân văn không thể bỏ qua đặc thù nhân cách như đối tượng
nghiên cứu bỏi:
- KHXH & NV tiếp cận đối tượng nghiên cứu là con người cũng như những nhân
cách, những chủ thể kiến thiết văn hoá – xã hội, chú trọng đặc thù đối tượng nhân
cách mới có thể thông hiểu được đối tượng và tiến hành quá trình nghiên cứu có
hiệu quả
- KHXH & NV hướng tới mục đích xây dựng và phát triển nhân cách, văn hoá, tinh
thần của con người trong xã hội, chú trọng đặc thù nhân cách đối tượng là đảm
bảo tính nhân văn cho kết quả nghiên cứu không xa rời mục đích nghiên cứu.
Câu 11: Phương pháp phân loại và hệ thống hoá lí thuyết trong nghiên cứu khoa
học xã hội và nhân văn.
Trước và trong khi phân loại và hệ thống hóa lý thuyết, bao giờ người nghiên cứu
cũng phải phân tích và tổng hợp lý thuyết.
Phân tích lý thuyết: là phương pháp nghiên cứu các văn bản, tài liệu lý luận khác nhau
về một chủ đề, bằng cách phân tích chúng thành từng nội dung nhỏ, từng mặt theo
lịch sử thời gian, để hiểu vấn đề cần nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện.
Tổng hợp lý thuyết: là phương pháp liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin từ các
lý thuyết đã thu thập được, để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về
chủ đề nghiên cứu.
+ Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp có cách thức thực hiện có vẻ đối lập
nhau, song thực chất chúng lại thống nhất biện chứng với nhau. Phân tích chuẩn bị
những tài liệu cho tổng hợp, còn tổng hợp lại giúp cho phân tích càng sâu sắc hơn.
+ Phân tích và tổng hợp lý thuyết thường được sử dụng khi việc nghiên cứu ở giai
đoạn bắt đầu, từ phân tích các tài liệu để tìm ra cấu trúc các lý thuyết, các trường phái,
các xu hướng phát triển của lý thuyết. Từ phân tích người ta lại tổng hợp chúng lại để
xây dựng thành một hệ thống khái niệm, chuẩn hóa các khái niệm, phạm trù, tiến tới
tạo thành các giả thuyết và lý thuyết khoa học mới, bắt đầu một nội dung, nảy sinh
một vấn đề cần sáng tỏ.
Câu 12: Phương pháp lịch sử trong nghiên cứu khoa học xã hội & nhân văn.
Quan điểm lịch sử - cụ thể là một trong những yêu cầu cơ bản của phương pháp luận
nghiên cứu khoa học.
+ Phương pháp lịch sử là phương pháp nghiên cứu theo hướng đi tìm nguồn gốc phát
sinh, quá trình phát triển và biến đổi của đối tượng, từ đó phát hiện bản chất và quy
luật của đối tượng; là phương pháp tái hiện trung thực sự vật, hiện tượng theo tiến
trình lịch sử; nghiên cứu sự vật, hiện tượng trong bối cảnh lịch sử.
+ Phương pháp lịch sử yêu cầu làm rõ quá trình phát triển cụ thể của đối tượng, nắm
được vận động cụ thể của đối tượng trong toàn bộ tính phong phú của nó, luôn bám
sát đối tượng, theo dõi những bước quanh co, những ngẫu nhiên của lịch sử, phát hiện
sợi dây lịch sử của toàn bộ sự phát triển ấy.
+ Phương pháp lịch sử trong nghiên cứu lý thuyết còn được sử dụng để phân tích các
tài liệu lý thuyết đã có, nhằm phát hiện các xu hướng, các trường phái nghiên cứu
trong tiến trình lịch sử khoa học.
- Một số nguyên tắc cơ bản của phương pháp lịch sử:
+ Tính biên niên: trình bày quá trình hình thành và phát triển của sự vật, hiện tượng
theo đúng trình tự của nó như đã diễn ra trong thực tế.
+ Tính toàn diện: khôi phục đầy đủ tất cả các mặt, các yếu tố và các bước phát triển
của sự vật, hiện tượng.
+ Tính minh xác: các nguồn dữ liệu phải chính xác; sự vật, hiện tượng phải được
nghiên cứu, trình bày một cách chân thực, minh bạch, khách quan.
+ Tính liên kết: làm sáng tỏ các mối liên hệ đa dạng của sự vật, hiện tượng được
nghiên cứu với các sự vật, hiện tượng xung quanh.
- Một số phương pháp cụ thể của phương pháp lịch sử:
+ Phương pháp lịch đại: Nghiên cứu quá khứ theo các giai đoạn phát triển trước kia
của sự vật, hiện tượng. Phương pháp lịch đại bị hạn chế khi nghiên cứu các hiện
tượng xảy ra gần và có ưu thế khi nghiên cứu các hiện tượng xa về mặt thời gian.
+ Phương pháp đồng đại: xác định các hiện tượng, quá trình khác nhau xảy ra cùng
một thời điểm, có liên quan đến nhau. Phương pháp đồng đại giúp bao quát được toàn
vẹn và đầy đủ quá trình lịch sử ; so sánh được sự vật, hiện tượng đã xảy ra trong cùng
một thời gian.
+ Phương pháp phân kì: nghiên cứu các quá trình lịch sử, làm sáng tỏ nội dung và đặc
điểm các giai đoạn phát triển, các thời kỳ biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng.
=> Những ngành KHXH&NV thường sử dụng phương pháp lịch sử: Lịch sử, nghiên
cứu văn học, ngôn ngữ, nhân chủng học, khảo cổ học...
Câu 13: Phương pháp quan sát trong nghiên cứu khoa học xã hội & nhân văn: quan
sát tham dự, quan sát không cấu trúc.
Phương pháp quan sát là phương pháp thu thập và xử lý thông tin về sự kiện, hiện tượng
và quá trình xã hội thông qua quan sát trực tiếp các biểu hiện trong thực tiễn để kết luận
bản chất sự kiện, hiện tượng xã hội đó.
Quan sát tham dự: là dạng quan sát mà ở đó người đi quan sát trực tiếp tham gia vào các
hoạt động của những người được quan sát. (khác biệt với Quan sát không tham dự -
người nghiên cứu không tham gia vào nhóm đối tượng, mà đứng bên ngoài quan sát).
Quan sát không cấu trúc: quan sát linh hoạt, thăm dò, mô tả, hành vi, đề mục dần dần
hình thành trong quá trình quan sát – định tính (khác biệt với Quan sát có cấu trúc - quan
sát hành vi, đề mục được xác định trước – định lượng) Tự quan sát (introspection - tự
cảm, tự ý thức) - Quan sát người khác (empathy - thấu cảm).
Câu 14: Phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn:
phỏng vấn có cấu trúc, phỏng vấn khong có cấu trúc, phỏng vấn sâu.
- Phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học là phương pháp hỏi – đáp, trao đổi
thông tin bằng ngôn từ trực tiếp giữa người phỏng vấn và người cung cấp thông tin, được
tiến hành với mục đích, kế hoạch nhất định.
- Nguồn thông tin trong phỏng vấn là tất cả các câu trả lời của người được phỏng vấn thể
hiện quan điểm, ý thức, trình độ của người trả lời và toàn bộ hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ
thân thể của họ. Khi có mâu thuẫn giữa các câu trả lời và hành vi thì phải thêm câu hỏi
phụ để xác minh độ chính xác của thông tin. Phỏng vấn là một quá trình điều tra sáng tạo,
luôn luôn đòi hỏi phải tiến hành một cách linh hoạt.
Phỏng vấn có cấu trúc (thực hiện nghiêm ngặt theo công cụ hướng dẫn – bảng hỏi đã
được xây dựng từ trước, người phỏng vấn giải thích sáng tỏ cho người được phỏng vấn
về chủ đề nghiên cứu/phỏng vấn đang tiến hành, và đặt câu hỏi dưới dạng đúng như đã
chuẩn bị).
Phỏng vấn không có cấu trúc (phỏng vấn tự do, trong công cụ hướng dẫn chỉ các câu hỏi
khung là cố định, còn các câu hỏi thăm dò có thể thay đổi cho phù hợp với người được
hỏi và ngữ cảnh thực hiện).
Phỏng vấn sâu (lấy ý kiến chuyên gia hoặc đi sâu vào tìm hiểu một vấn đề đặc thù con
người, xã hội, văn hóa, tinh thần phức tạp nào đó, lặp lại phỏng vấn nhiều lần).
Khái niệm: Phỏng vấn sâu (depth interview) là những cuộc đối thoại được lặp đi lặp lại
giữa nhà nghiên cứu và người cung cấp thông tin nhằm tìm hiểu cuộc sống, kinh nghiệm
và nhận thức của người cung cấp thông tin thông qua ngôn ngữ và biểu hiện của người
ấy.
Mục đích: Phỏng vấn sâu thích hợp và hiệu quả nhất trong những nghiên cứu đi sâu tìm
hiểu nhiều khía cạnh bản chất, nguyên nhân của vấn đề, động cơ của hành động hay một
loạt hành động nào đó gắn với những trường hợp cụ thể. Mục tiêu của phỏng vấn sâu
không phải để hiểu một cách đại diện, khái quát về tổng thể, mà giúp hiểu sâu, hiểu kỹ về
một vấn đề nhất định.
Phạm vi áp dụng:
- Chủ đề nghiên cứu mới và chưa được xác định rõ;
Nghiên cứu thăm dò, khi chưa biết những khái niệm và biến số;
Cần tìm hiểu sâu;
Khi cần tìm hiểu về ý nghĩa hơn là tần suất.
Đặc điểm, yêu cầu của phỏng vấn sâu:
Đặc điểm:
Cấu trúc linh hoạt
Tương tác
Chuyên sâu
Yêu cầu về đối tượng phỏng vấn: Đối tượng phỏng vấn sâu phải là kết quả lựa chọn có
chủ ý, theo những tiêu chí đáp ứng tối đa mục tiêu nghiên cứu.
Yêu cầu về người thực hiện phỏng vấn:
1) nắm rõ và hiểu biết chi tiết về vấn đề nghiên cứu;
2) có kỹ năng chuyên môn;
3) có kinh nghiệm tiếp xúc và giao tiếp;
4) biết lắng nghe thông tin và có tính kiên nhẫn.
| 1/9

Preview text:

ĐỀ CƯƠNG NHẬP MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
Câu1: Thế nào là tri thúc khoa học?
Là hệ thống phổ quát những quy luật và lý thuyết nhằm giải thích hiện tượng hoặc 1 hành
vi nào đó thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học bằng cách sử dụng phương pháp khoa học.
Câu 2: Khoa học xã hội nhân văn gồm những ngành khoa học nào?
Aristotle là người đầu tiên xác định cơ cấu các ngành khoa học xã hội gồm: triết học,
chính trị học, kinh tế học, ngữ văn học, khoa học lịch sử, nghệ thuật học, tâm lý học, đạo đức học logic học.
Khoa học nhân văn gồm: lịch sử và khảo cổ học, ngôn ngữ học và văn học, triết học, đạo
đức học và tôn giáo học, nghệ thuật học, khoa học nhân văn khác.
Câu 3: Khái niệm khoa học xã hội và nhân văn?
Khoa học xã hội và nhân văn là nhóm ngành khoa học nghiên cứu về xã hội, văn hoá và
con người, nghiên cứu những quy luật phản ánh lịch sử hình thành và phát triển của xã
hội, văn hoá, nghiên cứu cơ chế vận dụng quy luật đó, nhằm thúc đẩy xã hội vận động, phát triển.
Khoa học xã hội nhân văn là nhóm ngành khoa học nghiên cứu về con người trong những
mối qua hệ nhân tạo – con người với xã hội, con người, tự nhiên với chính mình, nhằm
thúc đẩy xã hội, con người vận động và phát triển.
Câu 4: Phân biệt khoa học xã hội và khoa học nhân văn? Khoa học xã hội:
- Khoa học xã hội là khoa học nghiên cứu về những quy luật vận động và phát triển
của xã hội – đó cũng là những quy luật được phản ánh giữa người với người, quan
hệ giữa con người và xã hội, mà đối tượng của nó là các hiện tượng xã hội nảy
sinh từ mối quan hệ giữa người với người
- Tri thức khoa học xã hội là hình thức khách quan về xã hội nghiên cứu các quy
luật vận hành, phát triển của các lĩnh vực riêng biệt và của toàn thể xã hội, các quy
luật khách quan của vận động xã hội. Khoa học xã hội áp dụng chương trình
nghiên cứu tư duy tự nhiên, chủ yếu tiếp cận giải thích, tách biệt chủ thể - khách thể.
- Khoa học xã hội gồm: tâm lí học, kinh tế và kinh doanh, khoa học giáo dục, xã hội
học, pháp luật, khoa học chính trị, địa lí kinh tế và xã hội, thông tin đại chúng và
truyền thông, khoa học xã hội khác. Khoa học nhân văn:
- Khoa học nhân văn là khoa học nghiên cứu về con người. Tuy nhiên chỉ nghiên
cứu đời sống tinh thần của con người, những cách xử sự hoạt động của cá nhân và
tập thể, bao gồm các bộ môn Triết học, văn học, tâm lý học, đạo đức học, ngôn
ngữ học,… Khoa học nhân văn chính là khoa học nghiên cứu việc phát triển nhân
cách về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, tư tưởng, tình cảm của con người. Khoa học
nhân văn góp phần hình thành và phản ánh thế giới quan, nhân sinh quan, năng lực
tư duy của con người, của một cộng đồng giai cấp
- Khoa học nhân văn là khoa học về con người, lịch sử và văn hoá,… Khoa học
nhân văn áp dụng chương trình mang tính nghiên cứu mang tinh văn hoá trung
tâm luận, chủ yếu tiếp cận thông hiểu loại bỏ sự đối lập chủ thế - khách thể .
- Khoa học nhân văn gồm: lịch sử và khảo cổ học, ngôn ngữ học và văn học, triết
học, đạo đức học và tôn giáo học, nghệ thuật học, khoa học nhân văn khác.
Câu 5: Mục đích nghiên cứu của khoa học xã hội nhân văn? ( so sánh với KHTN) Mục đích nhận thức:
+ Nhận thức về con người – nhân cách và văn hoá tinh thần
+ Nhận thức về các hiện tượng, quy luật xã hội Mục đích dự báo:
+ Dự báo những nguy cơ phát triển nhân cách văn hoá lệch chuẩn của con người
+ Dự báo những rủi ro, nguy cơ về phát triển xã hội thiếu cân bằng, hài hoà Mục đích xây dựng:
+ Xây dựng con người có nhân cách, có văn hoá tốt đẹp, có khả năng tự hoàn thiện nhân cách của bản thân.
+ Xây dựng xã hội nhân văn, phát triển hài hoà, bền vững. So sánh với KHTN: KHXH VÀ NHÂN VĂN KHTN
Nhận thức, mô tả, giải thích và tiên
đoán về các hiện tượng, quy luật xã
Nhận thức, mô tả, giải thích và tiên hội
đoán về các hiện tượng, quy luật tự
Giúp con người nhận thức được thế
nhiên, dựa trên những dấu hiệu được
giới xung quanh và chính bản thân
kiểm chứng chắc chắn; bảo vệ con
mình một cách khách quan hơn.
người, nâng cao chất lượng cuộc sống
Định hướng hành động cho con người.
Trau dồi cho con người những kiến
thức về lịch sử, văn hóa,… để từ đó áp
dụng hiệu quả trong việc xây dựng nền
kinh tế, chính trị, xã hội ổn định.
Câu 6: Đối tượng nghiên cứu của khoa học xã hội và nhân văn? So sánh với KHTN
G. Hegel: Đối tượng KHXH và NV là “những hoạt động có chủ đích của con người” •
M. Bakhtin: Đối tượng KHXH và NV là “ xã hội, lịch sử, văn hóa, nhân cách” •
G. Rickert: Đối tượng KHXH và NV là “ các hành trình văn hoá”, “ nhân loại văn hóa”
=> Đối tượng KHXH và NV là con người -con người trong hệ thống quan hệ “ con người
và thế giới”, “ con người và xã hội”, “ con người và chính mình”. KHXH VÀ NV KHTN Đối tượng Đối tượng
Đối tượng của KHXH&NV là con
Đối tượng nghiên cứu của khoa học tự
người-con người trong hệ thống quan hệ nhiên là các hiện tượng, quy luật tự
“con người và thế giới”, “con người và
nhiên xảy ra trên trái đất cũng như ngoài
xã hội”, “con người và chính mình” vũ trụ.
Câu 7: Tính khách quan khoa học đồng thời trú trọng trực giác và ý thức chủ thể
nghiên cứu trong khoa học xã hội và nhân văn?

Tính khách quan khoa học trong nghiên cứu KHXH & NV: (giải quyết đúng đắn mối
quan hệ giữa khách quan và chủ quan, giữa lý luận và thực tiễn)
Tôn trọng hiện thực khách quan và nhận thức đúng đắn bản chất của sự thật khách quan
là yêu cầu hàng đầu của mọi nghiên cứu khoa học. Tính khách quan là đặc điểm của
nghiên cứu khoa học và cũng là tiêu chuẩn của người nghiên cứu khoa học.
Nghiên cứu cũng bắt đầu từ những yêu cầu của thực tại khách quan, những tiền đề, sự
thật, chân lý đúng đắn.
Nghiên cứu đối tượng đảm bảo tính toàn diện, bao quát hoàn cảnh, điều kiện lịch sử - cụ
thể, chú trọng và điều chỉnh theo những thay đổi của thực tiễn, kiểm chứng kết quả bằng
thực tiễn; chú trọng đặc thù trường hợp, song luôn biết chắt lọc hiện tượng cá biệt, đơn lẻ,
nhất thời để phát hiện ra bản chất và quy luật của đối tượng nghiên cứu. Chủ thể nghiên cứu:
- Chủ thể cá nhân: là người phân tích các quá trình xã hội có khả năng bảo đảm sự
gia tăng tri thức xã hội và nhân văn.
- Chủ thể tập thể - cộng đồng khoa học:
Một tập hợp hệ thống các nhà khoa học, nhà nghiên cứ cách làm việc trong
một lĩnh vực khoa học nhất định
Cộng đồng của các nhà khoa học trên thế giới
Cộng đồng khoa học quốc gia
Cộng đồng các chuyên gia trong một lĩnh vực kiến thức cụ thể
Nhóm các nhà nghiên cứu thống nhất cách giải quyết một vấn đề cụ thể.
Câu 8: Sự chi phối của lập trường hệ giá trị trong khoa học xã hội và nhân văn?
Câu 9: Tính phức hợp - liên ngành trong khoa học xã hội và nhân văn ?
Khoa học xã hội và nhân văn mang tính phức hợp – liên ngành từ trong bản chất.
- Tính liên kết tri thức thành một hệ thống – nhìn nhận tri thức hệ thống – tư duy hệ
thống ở tầm “ tri thức của mọi tri thức” hết sức cần thiết trong nghiên cứu khoa
học, nhất là con người và đời sống xã hội với tính phong phú, muôn vẻ của các
quan hệ và liên hệ trong logic và lịch sử của nó.
- Đối tượng của KHXH & NV do có tính chi tiết và phiếm định nó lệ thuộc chặt chẽ
vào các đối tượng có liên quan. Việc nghiên cứu một khía cạnh, quan hệ, hoạt
động, ứng xử này luôn phải đặt trong mối liên hệ mật thiết với các khía cạnh, quan
hệ, hoạt động, ứng xử khác của con người . Nghiên cứu KHXH & NV do vậy
mang tính liên ngành từ trong bản chất.
- Nghiên cứu phức hợp KHXH&NV không thể tách rời KHXH & KHNV; trong
KHXH không thể tách rời hai lĩnh vực then chốt của đời sống xã hội là kinh tế và
chính trị; sử dụng có hiệu quả các phương pháp chuyên ngành kết hợp với liên
ngành (sử học, xã hội học, đạo đức học, tâm lý học...) và đa ngành (nhân học, văn
hóa học); các phương pháp nghiên cứu khoa học tự nhiên, từ thống kê toán học,
sinh lý học, y học, sinh học,... cũng hữu ích và cần thiết cho nghiên cứu phức hợp con người.
Câu 10: Sự chú trọng tính đặc thù và nhân cách trong khoa học xã hội & nhân văn ?
Khoa học xã hội & nhân văn không thể bỏ qua đặc thù nhân cách như đối tượng nghiên cứu bỏi:
- KHXH & NV tiếp cận đối tượng nghiên cứu là con người cũng như những nhân
cách, những chủ thể kiến thiết văn hoá – xã hội, chú trọng đặc thù đối tượng nhân
cách mới có thể thông hiểu được đối tượng và tiến hành quá trình nghiên cứu có hiệu quả
- KHXH & NV hướng tới mục đích xây dựng và phát triển nhân cách, văn hoá, tinh
thần của con người trong xã hội, chú trọng đặc thù nhân cách đối tượng là đảm
bảo tính nhân văn cho kết quả nghiên cứu không xa rời mục đích nghiên cứu.
Câu 11: Phương pháp phân loại và hệ thống hoá lí thuyết trong nghiên cứu khoa
học xã hội và nhân văn.

Trước và trong khi phân loại và hệ thống hóa lý thuyết, bao giờ người nghiên cứu
cũng phải phân tích và tổng hợp lý thuyết.
Phân tích lý thuyết: là phương pháp nghiên cứu các văn bản, tài liệu lý luận khác nhau
về một chủ đề, bằng cách phân tích chúng thành từng nội dung nhỏ, từng mặt theo
lịch sử thời gian, để hiểu vấn đề cần nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện.
Tổng hợp lý thuyết: là phương pháp liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin từ các
lý thuyết đã thu thập được, để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu.
+ Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp có cách thức thực hiện có vẻ đối lập
nhau, song thực chất chúng lại thống nhất biện chứng với nhau. Phân tích chuẩn bị
những tài liệu cho tổng hợp, còn tổng hợp lại giúp cho phân tích càng sâu sắc hơn.
+ Phân tích và tổng hợp lý thuyết thường được sử dụng khi việc nghiên cứu ở giai
đoạn bắt đầu, từ phân tích các tài liệu để tìm ra cấu trúc các lý thuyết, các trường phái,
các xu hướng phát triển của lý thuyết. Từ phân tích người ta lại tổng hợp chúng lại để
xây dựng thành một hệ thống khái niệm, chuẩn hóa các khái niệm, phạm trù, tiến tới
tạo thành các giả thuyết và lý thuyết khoa học mới, bắt đầu một nội dung, nảy sinh
một vấn đề cần sáng tỏ.
Câu 12: Phương pháp lịch sử trong nghiên cứu khoa học xã hội & nhân văn.
Quan điểm lịch sử - cụ thể là một trong những yêu cầu cơ bản của phương pháp luận nghiên cứu khoa học.
+ Phương pháp lịch sử là phương pháp nghiên cứu theo hướng đi tìm nguồn gốc phát
sinh, quá trình phát triển và biến đổi của đối tượng, từ đó phát hiện bản chất và quy
luật của đối tượng; là phương pháp tái hiện trung thực sự vật, hiện tượng theo tiến
trình lịch sử; nghiên cứu sự vật, hiện tượng trong bối cảnh lịch sử.
+ Phương pháp lịch sử yêu cầu làm rõ quá trình phát triển cụ thể của đối tượng, nắm
được vận động cụ thể của đối tượng trong toàn bộ tính phong phú của nó, luôn bám
sát đối tượng, theo dõi những bước quanh co, những ngẫu nhiên của lịch sử, phát hiện
sợi dây lịch sử của toàn bộ sự phát triển ấy.
+ Phương pháp lịch sử trong nghiên cứu lý thuyết còn được sử dụng để phân tích các
tài liệu lý thuyết đã có, nhằm phát hiện các xu hướng, các trường phái nghiên cứu
trong tiến trình lịch sử khoa học.
- Một số nguyên tắc cơ bản của phương pháp lịch sử:
+ Tính biên niên: trình bày quá trình hình thành và phát triển của sự vật, hiện tượng
theo đúng trình tự của nó như đã diễn ra trong thực tế.
+ Tính toàn diện: khôi phục đầy đủ tất cả các mặt, các yếu tố và các bước phát triển
của sự vật, hiện tượng.
+ Tính minh xác: các nguồn dữ liệu phải chính xác; sự vật, hiện tượng phải được
nghiên cứu, trình bày một cách chân thực, minh bạch, khách quan.
+ Tính liên kết: làm sáng tỏ các mối liên hệ đa dạng của sự vật, hiện tượng được
nghiên cứu với các sự vật, hiện tượng xung quanh.
- Một số phương pháp cụ thể của phương pháp lịch sử:
+ Phương pháp lịch đại: Nghiên cứu quá khứ theo các giai đoạn phát triển trước kia
của sự vật, hiện tượng. Phương pháp lịch đại bị hạn chế khi nghiên cứu các hiện
tượng xảy ra gần và có ưu thế khi nghiên cứu các hiện tượng xa về mặt thời gian.
+ Phương pháp đồng đại: xác định các hiện tượng, quá trình khác nhau xảy ra cùng
một thời điểm, có liên quan đến nhau. Phương pháp đồng đại giúp bao quát được toàn
vẹn và đầy đủ quá trình lịch sử ; so sánh được sự vật, hiện tượng đã xảy ra trong cùng một thời gian.
+ Phương pháp phân kì: nghiên cứu các quá trình lịch sử, làm sáng tỏ nội dung và đặc
điểm các giai đoạn phát triển, các thời kỳ biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng.
=> Những ngành KHXH&NV thường sử dụng phương pháp lịch sử: Lịch sử, nghiên
cứu văn học, ngôn ngữ, nhân chủng học, khảo cổ học...
Câu 13: Phương pháp quan sát trong nghiên cứu khoa học xã hội & nhân văn: quan
sát tham dự, quan sát không cấu trúc.

Phương pháp quan sát là phương pháp thu thập và xử lý thông tin về sự kiện, hiện tượng
và quá trình xã hội thông qua quan sát trực tiếp các biểu hiện trong thực tiễn để kết luận
bản chất sự kiện, hiện tượng xã hội đó.
Quan sát tham dự: là dạng quan sát mà ở đó người đi quan sát trực tiếp tham gia vào các
hoạt động của những người được quan sát. (khác biệt với Quan sát không tham dự -
người nghiên cứu không tham gia vào nhóm đối tượng, mà đứng bên ngoài quan sát).
Quan sát không cấu trúc: quan sát linh hoạt, thăm dò, mô tả, hành vi, đề mục dần dần
hình thành trong quá trình quan sát – định tính (khác biệt với Quan sát có cấu trúc - quan
sát hành vi, đề mục được xác định trước – định lượng) Tự quan sát (introspection - tự
cảm, tự ý thức) - Quan sát người khác (empathy - thấu cảm).
Câu 14: Phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn:
phỏng vấn có cấu trúc, phỏng vấn khong có cấu trúc, phỏng vấn sâu.

- Phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học là phương pháp hỏi – đáp, trao đổi
thông tin bằng ngôn từ trực tiếp giữa người phỏng vấn và người cung cấp thông tin, được
tiến hành với mục đích, kế hoạch nhất định.
- Nguồn thông tin trong phỏng vấn là tất cả các câu trả lời của người được phỏng vấn thể
hiện quan điểm, ý thức, trình độ của người trả lời và toàn bộ hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ
thân thể của họ. Khi có mâu thuẫn giữa các câu trả lời và hành vi thì phải thêm câu hỏi
phụ để xác minh độ chính xác của thông tin. Phỏng vấn là một quá trình điều tra sáng tạo,
luôn luôn đòi hỏi phải tiến hành một cách linh hoạt.
Phỏng vấn có cấu trúc (thực hiện nghiêm ngặt theo công cụ hướng dẫn – bảng hỏi đã
được xây dựng từ trước, người phỏng vấn giải thích sáng tỏ cho người được phỏng vấn
về chủ đề nghiên cứu/phỏng vấn đang tiến hành, và đặt câu hỏi dưới dạng đúng như đã chuẩn bị).
Phỏng vấn không có cấu trúc (phỏng vấn tự do, trong công cụ hướng dẫn chỉ các câu hỏi
khung là cố định, còn các câu hỏi thăm dò có thể thay đổi cho phù hợp với người được
hỏi và ngữ cảnh thực hiện).
Phỏng vấn sâu (lấy ý kiến chuyên gia hoặc đi sâu vào tìm hiểu một vấn đề đặc thù con
người, xã hội, văn hóa, tinh thần phức tạp nào đó, lặp lại phỏng vấn nhiều lần).
Khái niệm: Phỏng vấn sâu (depth interview) là những cuộc đối thoại được lặp đi lặp lại
giữa nhà nghiên cứu và người cung cấp thông tin nhằm tìm hiểu cuộc sống, kinh nghiệm
và nhận thức của người cung cấp thông tin thông qua ngôn ngữ và biểu hiện của người ấy.
Mục đích: Phỏng vấn sâu thích hợp và hiệu quả nhất trong những nghiên cứu đi sâu tìm
hiểu nhiều khía cạnh bản chất, nguyên nhân của vấn đề, động cơ của hành động hay một
loạt hành động nào đó gắn với những trường hợp cụ thể. Mục tiêu của phỏng vấn sâu
không phải để hiểu một cách đại diện, khái quát về tổng thể, mà giúp hiểu sâu, hiểu kỹ về
một vấn đề nhất định. Phạm vi áp dụng:
- Chủ đề nghiên cứu mới và chưa được xác định rõ;
Nghiên cứu thăm dò, khi chưa biết những khái niệm và biến số; Cần tìm hiểu sâu;
Khi cần tìm hiểu về ý nghĩa hơn là tần suất.
Đặc điểm, yêu cầu của phỏng vấn sâu: Đặc điểm: Cấu trúc linh hoạt Tương tác Chuyên sâu
Yêu cầu về đối tượng phỏng vấn: Đối tượng phỏng vấn sâu phải là kết quả lựa chọn có
chủ ý, theo những tiêu chí đáp ứng tối đa mục tiêu nghiên cứu.
Yêu cầu về người thực hiện phỏng vấn: 1)
nắm rõ và hiểu biết chi tiết về vấn đề nghiên cứu; 2) có kỹ năng chuyên môn; 3)
có kinh nghiệm tiếp xúc và giao tiếp; 4)
biết lắng nghe thông tin và có tính kiên nhẫn.