-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề cương ôn tập bộ câu hỏi Lịch sủ đảng phần 5 | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Đề cương ôn tập bộ câu hỏi Lịch sủ đảng phần 5 | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Lịch sử Đảng 92 tài liệu
Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Đề cương ôn tập bộ câu hỏi Lịch sủ đảng phần 5 | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Đề cương ôn tập bộ câu hỏi Lịch sủ đảng phần 5 | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Môn: Lịch sử Đảng 92 tài liệu
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Câu 7: Trình bày hoàn cảnh lịch sử và nội dung của Hội nghị Ban Chấp
hành Trung ương lần thứ Tám (5-1941)? Vì sao Hội nghị Trung ương Tám
được coi là hội nghị hoàn chỉnh chủ trương chiến lược của Đảng?
1.1. Hoàn cảnh lịch sử của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8 (5 - 1941)
1.1.1. Tình hình thế giới
❖ Ngày 01/09/1939, phát xít Đức tấn công Ba Lan. 2 ngày sau, Anh, Pháp tuyên chiến với Đức.
⟹ Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Khi Pháp tham chiến, chính phủ
Pháp đã thi hành một loạt biện pháp đàn áp lực lượng dân chủ trong nước và
phong trào cách mạng ở thuộc địa.
− Mặt trận Nhân dân Pháp (một liên minh chính trị ở Pháp được thành lập
với chủ trương chống Phát xít, đòi quyền lợi cho đông đảo quần chúng) tan vỡ.
− Đảng Cộng sản Pháp bị đặt ra ngoài vòng pháp luật.
❖ Tháng 6/1940, Đức tấn công Pháp. Chính phủ Pháp ký văn bản đầu hàng
Đức. Ngày 22/6/1941, Đức tấn công Liên Xô. ❖
⟹ Tính chất chiến tranh đế quốc chuyển thành chiến tranh giữa các
lực lượng dân chủ với lực lượng phát xít.
1.1.2. Tình hình trong nước
❖ Chiến tranh thế giới thứ hai đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến Đông Dương và
Việt Nam. Thực dân Pháp thi hành chính sách thống trị thời chiến rất phản động.
− Chúng phát xít hóa bộ máy thống trị, thẳng tay đàn áp phong trào cách
mạng, tập trung lực lượng đánh vào Đảng Cộng sản Đông Dương.
− Chúng thực hiện chính sách “kinh tế chỉ huy” nhằm tăng cường vơ vét
sức người sức của, phục vụ cho chiến tranh Đế quốc.
❖ Tháng 9/1940, phát xít Nhật vào Đông Dương, thực dân Pháp đầu hàng và
câu kết với Nhật để thống trị và bóc lột nhân dân Đông Dương. Nhân ⟹
dân Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung phải chịu cảnh
“một cổ hai tròng”. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với Pháp, Nhật ngày
càng gay gắt và trở thành mâu thuẫn chủ yếu cần phải giải quyết.
− Do đó Đảng càn có những điều chỉnh chiến lượ c, tức là đa b t nhiê b m vụ
chóng đếquóc vàtay sai, đa b t nhiê b m vụ giải phóng dân to b c lên đàu,
các mục tiêu dân chủtạm thời gác lại hoa b c thự c hiê b n cómức đo b . Tuy
nhiên, Trung ương Đảng vẫn còn trăn trở, chưa thật sự dứt khoát với chủ trương đa b t nhiê b m vụ giải phóng dân to b c lên hàng đàu.
❖ Trước tình hình đó, sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, ngày 28/01/1941,
lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước và làm việc ở Cao Bằng. Tháng 5/1941,
Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng.
1.2. Nội dung của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 8 (5 - 1941)
❖ Tháng 5/1941 Nguyễn Ái Quốc chủ trì hội nghị lần thứ tám Ban chấp
hành Trung ương Đảng, nhận định cuộc cách mạng Việt Nam là cuộc cách
mạng giải phóng dân tộc, thành lập Mặt trận Việt Minh với khẩu hiệu chính
là “Đoàn kết toàn dân, chống Nhật, chống Pháp, tranh lại độc lập; hoãn cách mạng ruộng đất”.
❖ Hội nghị Trung ương nêu rõ 6 nội dung quan trọng như sau:
− Thứ nhất, nhấn mạnh mâu thuẫn chủ yếu cần được giải quyết cấp bách
là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc phát xít Pháp – Nhật.
− Thứ hai, khẳng định dứt khoát chủ trương “phải thay đổi chiến lược”
đồng thời khẳng định rõ: “Chưa chủ trương làm cách mạng tư sản dân
quyền mà chủ trương làm cách mạng giải phóng dân tộc.”
Tạm gác khẩu hiệu “đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày” thay
vào đó bằng khẩu hiệu tịch thu ruộng đất đế quốc và Việt gian chia
cho dân cày nghèo, chia lại ruộng đát cho công bằng, giảm tô, giảm tức…
Đây là nhiệm vụ của Đảng trong vấn đề dân tộc. ⟹
− Thứ ba, giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông
Dương, thi hành chính sách “dân tộc tự quyết”. Hội nghị quyết định
thành lập ở mỗi nước Đông Dương một mặt trận riêng, thực hiện đoàn
các dân tộc chống kẻ thù.
− Thứ tư,tập hợp rộng rãi mọi lực lượng dân tộc, không phân biệt giai
cấp, nghề nghiệp, ai có lòng yêu nước thương nòi sẽ cùng nhau đấu
tranh giành quyền độc lập và thống nhất đất nước… Tất cả các tổ
chức quần chúng trong mặt trận Việt Minh đều mang tên “cứu quốc”.
− Thứ năm, chủ trương sau khi Cách mạng thành công sẽ thành lập nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà theo tinh thần dân chủ, một hình thức
nhà nước “của chung cả toàn thể dân tộc”.
− Thứ sáu, Hội nghị xác định chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ
trung tâm của Đảng và nhân dân. Bên cạnh đó, hội nghị còn xác định
những điều kiện chủ quan, khách quan và dự đoán thời cơ tổng khởi nghĩa.
Kết luận: Như vậy, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8 đã
hoàn chỉnh chủ trương chiến lược đã đề ra từ Hội nghị tháng 11- 1939,
khắc phục triệt để hạn chế của Luận cương chính trị 10-1930, khẳng
định đường lối cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn của Đảng và lí
luận cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc. Là ngọn cờ dẫn
đường trong sự nghiệp cách mạng kháng chiến và giành độc lập, tự do.
1.3. Vì sao Hội nghị Trung ương lần thứ 8 được coi là hội nghị hoàn chỉnh
chủ trương chiến lược của Đảng?
Hội nghị Trung ương lần thứ 8 được coi là hội nghị hoàn chỉnh chủ trương
chiến lược của Đảng vì đây là hội nghị đưa ra những sách lược đúng đắn
nhất dẫn đến thắng lợi của cách mạng. Hội nghị đã xem xét lại sách lược từ
trước đến nay, trên mọi mặt để phát hiện những điểm đang đi đúng cần phát
huy cũng như những điểm chưa đúng cần phải thay đổi như:
❖ Hội nghị nhất trí cần giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc và
nhận định kẻ thù của nhân dân Đông Dương là phát xít Pháp –Nhật và
các lực lượng phản cách mạng tay sai của chúng.
− Nhiệm vụ cách mạng của giai đoạn này là “đánh đuổi Pháp – Nhật,
làm cho xứ Đông Dương độc lập”.
⟹ Vì thế tính chất của cách mạng Đông Dương hiện tại không
phải là cuộc cách mạng phải giải quyết hai vấn đề phản đế và điền
địa nữa, mà là cuộc cách mạng sẽ tập trung giải quyết một vấn đề
cần kíp "dân tộc giải phóng", làm nhiệm vụ dân tộc rồi mới đến giai cấp.
⟹ Đây chính là sự biện chứng của quyền lợi giai cấp, quyền lợi
dân tộc của một nước thuộc địa, trong một thời kỳ cách mạng mà
Nguyễn Ái Quốc đã đặt ra từ Cương lĩnh thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930. Về mặt s ❖
ách lược, Hội nghị cũng có nhiều quyết định:
− Tạm thời không nêu lên nghị quyết trước đây về tịch thu ruộng đất
để tập trung giải quyết nhiệm vụ giải phóng.
− Nguyễn Ái Quốc và Hội nghị đã nhất chí không chỉ nêu “đả đảo đế
quốc chủ nghĩa” mà nêu rõ “Đánh đổ Pháp - Nhật”, không nêu “đả
đảo đế quốc chiến tranh” nói chung mà “đả đảo chiến tranh xâm
lược”, không nói “đánh đổ Nam triều” nói chung, mà là “diệt trừ
Việt gian phản quốc”, không nêu “công nông liên hiệp, lập chính
quyền Xô Viết”, mà thay bằng “toàn thể nhân dân liên hiệp, lập
chính phủ dân chủ cộng hoà”…chĩa tất cả mũi nhọn vào Đế quốc.
❖ Hội nghị khẳng định động lực của cách mạng là toàn bộ dân tộc trên cơ sở
công nông liên minh dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
− Cả dân tộc có chung một kẻ thù cho nên phải huy động toàn bộ các
giai cấp, tầng lớp trong xã hội tham gia cách mạng, là động lực
thúc đẩy cách mạng tiến lên đến thắng lợi cuối cùng.
❖ Để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng, trước sự chuyển hướng chiến lược
cách mạng, Nguyễn Ái Quốc và Đảng ta cũng nhận thấy phải đoàn kết
toàn dân và không thể gọi là mặt trận phản đế Đông Dương được nữa.
− Đối với các dân tộc Miên, Lào tổ chức ra Cao Miên độc lập đồng
minh, sau đó lập ra Đông Dương độc lập đồng minh. Đây là một
chủ trương rất sáng suốt Nguyễn Ái Quốc và Đảng ta, là sự vận
dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng nước.
− Giải quyết đúng đắn mối quan hệ dân tộc giữa 3 nước Đông Dương
trên quan điểm dân tộc tự phát, dân tộc bình đẳng của chủ nghĩa Mác-Lênin.
❖ Về vấn đề khởi nghĩa vũ trang, Hội nghị đã khẳng định chúng ta phải
chuẩn bị một lực lượng vũ trang đông đảo chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa.
− Hội nghị quyết định xây dựng những tổ chức tiểu tổ du kích, du kích
chính thức; ra Nghị định: "Điều lệ của Việt Nam tiểu tổ du kích
cứu quốc", một tổ chức quân sự rộng rãi của quần chúng có khả
năng tiến hành chiến tranh du kích và quyết định thành lập các căn cứ địa cách mạng.
− Tiếp tục phát triển lực lượng du kích Bắc Sơn; đồng thời cử một số
cán bộ quân sự chính trị tăng cường cho Ban chỉ huy bổ sung lực
lượng cho Đội du kích Bắc Sơn.
❖ Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái
Quốc đã thể hiện sự vận dụng sự sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin trong
việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp vào điều
kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam.
− Nhìn nhận chính xác trong việc xác định mâu thuẫn, kẻ thù, nhiệm
vụ và động lực cách mạng, sự sáng tạo trong phương pháp đấu tranh cách mạng.
− Những đường lối cách mạng này là sự kết hợp truyền thống dân tộc
nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, là kiểu mẫu giữa
kết hợp lập trường giai cấp vô sản với lập trường dân tộc đúng đắn,
chân chính thể hiện trình độ vận dụng lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin
của Nguyễn Ái Quốc một cách nhuần nhuyễn, đầy tính sáng tạo
vào tình hình điều kiện lịch sử-xã hội cụ thể của Việt Nam.
Kết luận: Hội nghị Trung ương lần thứ 8 là sự hoàn thiện, hoàn chỉnh
chính xác các vấn đề chiến lược, sách lược cách mạng Việt Nam một
cách tỉ mỉ, đầy đủ, có giá trị thực tiễn đối với cuộc đấu tranh giành độc
lập cho dân tộc. So với thời kỳ thành lập Việt Nam thanh niên cách mạng
đồng chí hội, thời kỳ thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, thì đây là lần
đầu tiên đường lối chiến lược, chiến thuật, sách lược của cách mạng Việt
Nam được Nguyễn Ái Quốc xem xét ngay trên đất nước Việt Nam cùng
với toàn thể Ban chấp hành Trung ương Đảng nên có đầy đủ điều kiện
hoàn chỉnh, hoàn thiện tốt nhất so với những giai đoạn trước.
Câu 8: Trình bày nguyên nhân thắng lợi và kinh nghiệm lịch sử của Cách
mạng Tháng Tám (1945)? Theo Anh (chị), nguyên nhân nào là quan trọng
nhất cho sự thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám? Vì sao?
2.1. Nguyên nhân thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng 8 (1945) 2.1.1. Nguyên nhân khách quan
❖ Hoàn cảnh quốc tế thuận lợi: Phát xít Nhật đầu hàng quân đồng minh,
Nhật ở Đông Dương và tay sai tan rã, lực lượng đồng minh chưa kịp vào nước ta.
❖ Chiến thắng của Hồng quân Liên xô và quân Đồng minh đã cố vũ tinh
thần và niềm tin cho nhân dân ta.
2.1.2. Nguyên nhân chủ quan
❖ Truyền thống yêu nước nồng nàn, đấu tranh kiên cường, bất khuất của dân
tộc cho độc lập, tự do.
❖ Nhân tố quyết định: Đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng, đứng đầu là
Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
❖ Quá trình chuẩn bị trong suốt 15 năm qua các phong trào cách mạng 1930
- 1935, 1936 - 1939, 1939 - 1945.
❖ Trong những ngày Tổng khởi nghĩa toàn Đảng, toàn dân nhất trí, đồng
lòng, không sợ hy sinh, gian khổ, quyết tâm giành độc lập, tự do.
2.2. Kinh nghiệm lịch sử của cuộc Cách mạng Tháng 8
Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một mốc son chói
lọi trong lịch sử ngàn năm của dân tộc ta. Thắng lợi đó đã để lại nhiều bài
học kinh nghiệm lịch sử quý báu mãi mãi soi sáng cho cách mạng Việt
Nam. Trong đó có các bài học chủ yếu là:
❖ Một là, Đảng ta đã đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân để
giải quyết đúng đắn hai nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến trên cơ
sở giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
❖ Hai là, toàn dân nổi dậy trên nền tảng khối liên minh công - nông.
❖ Ba là, triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù.
❖ Bốn là, kiên quyết dùng bạo lực Cách mạng và biết sử dụng bạo lực Cách
mạng một cách thích hợp để đập tan bộ máy nhà nước cũ, lập ra bộ máy nhà
nước mới của nhân dân.
❖ Năm là, nắm vững nghệ thuật khởi nghĩa và nghệ thuật chọn đúng thời cơ.
❖ Sáu là, xây dựng Đảng tiên phong chiến đấu có đủ sức lãnh đạo Tổng
khởi nghĩa giành chính quyền bằng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, đúng đắn
về chính trị, thống nhất về tư tưởng, trong sạch và vững mạnh về tổ chức, liên
hệ chặt chẽ với quần chúng.
2.3. Nguyên nhân quan trọng nhất cho sự thắng lợi của Cách mạng tháng 8
Cách mạng tháng Tám thành công do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân
quan trọng, có ý nghĩa quyết định, đó là sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt,
khôn khéo của Đảng.
❖ Đảng đề ra đường lối đúng đắn và phát huy sức mạnh toàn dân:
Đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng, phương châm, phương pháp,
sách lược cách mạng mềm dẻo, linh hoạt đã lôi cuốn, tập hợp, đoàn kết
các tầng lớp nhân dân thành một khối thống nhất, hun nóng thêm bầu
nhiệt huyết, làm bùng cháy ngọn lửa cách mạng đang âm ỉ trong lòng mỗi người dân Việt Nam.
❖ Đảng khéo léo phát huy điểm mạnh dân tộc, đánh vào điểm yếu của
kẻ thù: Trong quá trình vận động cách mạng, Đảng ta đã coi trọng cả đấu
tranh chính trị lẫn đấu tranh vũ trang, kết hợp chặt chẽ, linh hoạt 2 hình
thức đấu tranh này, không chỉ chú ý đưa quần chúng vào các tổ chức
chính trị, Đảng còn từng bước vũ trang cho quần chúng, xây dựng lực
lượng vũ trang cách mạng. Lực lượng vũ trang đó được sự lãnh đạo chặt
chẽ của Đảng, được nhân dân nuôi dưỡng, đùm bọc, có chỗ đứng vững
chắc là các căn cứ địa cách mạng. Vì thế, cho đến trước ngày Tổng khởi
nghĩa tháng Tám, tuy ta chưa có đội quân chủ lực mạnh nhưng đã có đủ
các loại lực lượng vũ trang phát triển khắp nơi, và đặc biệt ta có ưu thế về
lực lượng chính trị so với kẻ thù. Dựa trên các ưu thế cách mạng đó, chớp
đúng thời cơ lịch sử ngàn năm có một, với nghệ thuật lãnh đạo, chỉ đạo
và tổ chức khởi nghĩa khéo léo, tài tình, Đảng đã đưa cuộc tổng khởi
nghĩa đến thắng lợi trọn vẹn trong cả nước.
❖ Đảng chớp đúng thời cơ để thực hiện cuộc tổng khởi nghĩa: Thời cơ
cách mạng chín muồi, lực lượng cách mạng đã chuẩn bị chu đáo cộng với
sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng biết nắm lấy thời cơ, biết sử
dụng lực lượng cách mạng đúng lúc, kết hợp chính trị và vũ trang, lấy lực
lượng chính trị của quần chúng giữ vai trò quyết định, kết hợp nông thôn
và thành thị, kết hợp các hình thức đấu tranh hợp pháp, từ thấp lên cao, từ
khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa giành thắng lợi hoàn toàn,
đó chính là nguyên nhân chủ yếu đưa cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám đến thắng lợi.