-
Thông tin
-
Quiz
Đề Cương Ôn Tập - Chủ Nghĩa Xã hội khoa học | Đại học Tôn Đức Thắng
Sự phát triển rất nhanh của LLSX đã tạo ra một khối lượng lực lượng sản xuất khổng lồ bằng tất cả các xã hội trước cộng lại Mâu thuẫn giữa LLSX với QHSXdựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về TLSX ngày càng gay gắt mất cân bằng cung và cầu trên thị trường. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ nghĩa xã hội khoa học (TĐT02) 330 tài liệu
Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Đề Cương Ôn Tập - Chủ Nghĩa Xã hội khoa học | Đại học Tôn Đức Thắng
Sự phát triển rất nhanh của LLSX đã tạo ra một khối lượng lực lượng sản xuất khổng lồ bằng tất cả các xã hội trước cộng lại Mâu thuẫn giữa LLSX với QHSXdựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về TLSX ngày càng gay gắt mất cân bằng cung và cầu trên thị trường. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (TĐT02) 330 tài liệu
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:


















Tài liệu khác của Đại học Tôn Đức Thắng
Preview text:
Đề Cương Ôn Tập Môn CNXHKH
Câu 1: Sự ra đời của CNXH
CNXHKH được hiểu theo 2 nghĩa:
Theo nghĩa rộng, CNXHKH là khoa học luận giải từ các góc độ triết học, kinh tế
học chính trị và chính trị - xã hội về sự chuyển biến tất yếu của xã hội loài người từ
CNTB lên CNXH và chủ nghĩa cộng sản.
Theo nghĩa hẹp, CNXHKH là một trong ba bộ phận hợp thành chủ nghĩa Mác –
Lênin. Trong khuôn khổ môn học này, CNXHKH bộ phận thể hiện tập trung nhất
tính chính trị - thực tiễn sinh động của chủ nghĩa Mác – Lênin.
1. Hoàn cảnh lịch sử ra đời của CNXHKH
Điều kiện kinh tế - xã hội Về kinh tế
- Trong những năm 40 của thế kỷ 19, cuộc cách mạng công nghiệp phát triển mạnh
mẽ làm bộc lộ bản chất & mâu thuẫn nội tại của phương thức SX TBCN.
- Xuất hiện giai cấp tư sản và GCCN.
- Sự phát triển nhanh chóng có tính chính trị độc lập công khai của phong trào công nhân.
- Sự phát triển rất nhanh của LLSX đã tạo ra một khối lượng lực lượng sản xuất
khổng lồ bằng tất cả các xã hội trước cộng lại Mâu thuẫn giữa LLSX với QHSX
dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về TLSX ngày càng gay gắt mất cân bằng
cung và cầu trên thị trường. Về xã hội
- GCCN đã có sự phát triển về số lượng và chất lượng hình thành nên những
mâu thuẫn của GCCN với GC tư sản, ngày càng gay gắt hơn.
- Các phong trào đấu tranh đều là tự phát, chịu nhiều thất bại cần lý luận cách mạng soi đường
→ Tạo điều kiện cho sự ra đời của CNXHKH.
2. Tiền đề khoa học tự nhiên và tư tưởng lý luận
*Tiền đề khoa học tự nhiên
Nhân loại đã đạt được nhiều thành tựu KH to lớn:
- Học thuyết tiến hóa là cơ sở KHTN chứng minh tất cả các loài đều được tiến
hóa từ các loài trước đó bằng con đường chọn lọc tự nhiên thông qua biến dị và di
truyền. bác bỏ quan điểm duy tâm thần học, xây dựng quan điểm duy vật
- Học thuyết tế bào đã bác bỏ pp tư duy siêu hình để hình thành pp tư duy biện
chứng khi xem xét sự phát triển của sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên.
- Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng đã thể hiện sự thống nhất của
thế giới vật chất và bác bỏ những giới hạn của con người đối với thế giới vật chất.
Đây là 3 phát minh vĩ đại cấu thành nên nền tảng KHTN của quan điểm duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử, Là cơ sở phương pháp luận cho các nhà sáng lập
CNXHKH nghiên cứu những vấn đề lý luận chính trị-xã hội đương thời.
*Tiền đề tư tưởng lý luận
Cùng với sự phát triển của khoa học tự nhiên, khoa học xã hội cũng có những
thành tựu đáng ghi nhận:
- Triết học cổ điển Đức (đại biểu Heghen và Phơbách).
- Kinh tế chính trị học cổ điển Anh (Đại biểu là Adam Smith và D. Ricado) kế thừa
được hạt nhân hợp lý, đó chính là giá trị thặng dư.
- CNXH không tưởng của Pháp (Đại biểu là XanhXimong và Phurie,…)
Kết luận: Chính những tiền đề khoa học tự nhiên và tiền đề tư tưởng lý luận là
những vấn đề thực tiễn đặt ra để Mác - Ăngghen kế thừa, cải tạo có sự chọn lọc và
phát triển lên học thuyết của mình, cho ra đời CNXHKH sau này.
3. Sự chuyển biến lập trường triết học và lập trường chính trị
Từ 1843-1848 vừa hoạt động thực tiễn, vừa nghiên cứu khoa học, C.Mác và
Ph.Ăngghen đã có nhiều tác phẩm lớn, thể hiện quá trình chuyển biến lập trường
triết học và lập trường chính trị và từng bước củng cố, dứt khoát, kiên định, nhất
quán và vững chắc lập trường - lập trường cộng sản chủ nghĩa .
*Ba phát kiến vĩ đại của C.Mác và Ph.Ăngghen
- Chủ nghĩa duy vật lịch sử
- Học thuyết về giá trị thặng dư
- Học thuyết về sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của GCCN
Liên hệ thực tiễn Việt Nam
- Phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, xây dựng Đảng và hệ
thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện.
+ Đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức.
+ Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người, phát
huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
+ Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
+ Chủ động quan hệ, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.
Câu 2: Sứ mệnh lịch sử của GCCN 1. Khái niệm GCCN:
+ là một tập đoàn XH ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trình
hình thành và phát triển của nền sản xuất công nghiệp hiện đại, với nhịp độ phát
triển của LLSX có tính chất xã hội hoá ngày càng cao;
+ là lực lượng sản xuất cơ bản và tiên tiến, trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia
vào quá trình SX, tái SX ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ XH;
+ là lực lượng chủ yếu của tiến trình lịch sử quá độ từ CNTB CNXH.
+ là người làm thuê ko có TLSX, bán SLĐ và bị tư sản bóc lộc giá trị thặng dư.
*Đặc điểm của GCCN:
- Là giai cấp của những người lao động sản xuất vật chất là chủ yếu, lao
động bằng máy móc tạo NSLĐ cao, mang tính chất xã hội hoá.
- Là sản phẩm của nền đại công nghiệp, chủ thể của quá trình SX vật chất
nên có vai trò quyết định nhất sự tồn tại và phát triển xã hội.
- Có lợi ích giai cấp đối lập với lợi ích cơ bản của giai cấp tư sản
- Là “giai cấp dân tộc” - vừa có quan hệ quốc tế, vừa có bản sắc dân tộc và
chịu trách nhiệm trước hết với dân tộc mình.Có hệ tư tưởng riêng của giai cấp
mình: đó là chủ nghĩa Mác-Lênin.
*GCCN mới có ba tính chất cơ bản là:
Tính tổ chức, kỷ luật cao. Tính tiên phong
Tính triệt để cách mạng
2. Nội dung và đặc điểm sứ mệnh lịch sử của GCCN
- Nội dung sứ mệnh lịch sử của GCCN chính là những nhiệm vụ mà GCCN cần
phải thực hiện với tư cách là giai cấp tiên phong, là lực lượng đi đầu trong công
cuộc cách mạng xác lập hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Nội dung kinh tế:
GCCN tạo tiền đề vật chất –kỹ thuật cho sự ra đời của xã hội mới
GCCN là người đại diện cho QHSX mới.
thực hiện cácnguyên tắc sở hữu, quản lý và phân phối phù hợp với nhu cầu phát triển sản xuất
Nội dung chính trị - xã hội:
Lật đổ quyền thống trị của giai cấp tư sản, thiết lập nhà nước kiểu mới
Sử dụng nhà nước của mình, do mình làm chủ như một công cụ có hiệu lực
để cải tạo xã hội cũ và tổ chức xây dựng xã hội mới
Nội dung văn hóa tư tưởng:
Xây dựng hệ giá trị mới: lao động; công bằng; dân chủ; bình đẳng và tự do.
Thực hiện cuộc cách mạng về văn hóa, tư tưởng
- Đặc điểm sứ mệnh lịch sử của GCCN
Thứ nhất, xuất phát từ những tiền đề kinh tế -xã hội của sản xuất mang tính xã hội hóa.
Thứ hai, Thực hiện sứ mệnh lịch sử của GCCN là sự nghiệp cách mạngcủa
bản thân GCCN cùng với đông đảo quần chúng và mang lại lợi ích cho đa số.
Thứ ba, Sứ mệnh lịch sử của GCCN không phải là thay thế chế độ sở hữu tư
nhân này bằng một chế độ sở hữu tư nhân khác mà là xóa bỏ triệt để chế độ tư hữu.
Thứ tư, việc GCCN giành lấy quyền lực thống trị là tiền để để cải tạo triệt để
xã hội cũ và xây dựng thành công xã hội mới với mục tiêu là giải phóng con người.
3. Những điều kiện quy định sứ mệnh lịch sử của GCCN
- ĐK khách quan: + do địa vị kinh tế của GCCN
+ do địa vị chính trị - xã hội của GCCN - ĐK chủ quan:
+ Sự phát triển của bản thân GCCN cả về số lượng và chất lượng.
+ Đảng Cộng sản là nhân tố chủ quan quan trọng nhất để GCCN thực hiện
thắng lợi sứ mệnh lịch sử của mình
+ Liên minh giai cấp giữa GCCN với GC nông dân và các tầng lớp LĐ khác.
4. GCCN và việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của GCCN hiện nay
*Điểm tương đồng:
- GCCN hiện nay vẫn đang là LLSX hàng đầu của XH
- Công nhân vẫn bị giai cấp tư sản chủ nghĩa bóc lột giá trị thặng dư.
- Phong trào cộng sản và công nhân ở nhiều nước vẫn luôn là lực lượng điđầu
trong các cuộc đấu tranh vì hòa bình, hợp tác và phát triển * Điểm khác biệt:
- Công nhân hiện đại có xu hướng trí tuệ hóa
- Tính chất xã hội hóa của lao động công nghiệp mang nhiều biểu hiện mới
- Công nhân hiện đại cũng tăng nhanh về số lượng
* Thực hiện sứ mệnh lịch sử của GCCN trên thế giới hiện nay - Về kinh tế - xã hội
Thông qua vai trò của GCCN trong quá trình sản xuất vớicông nghệ hiện
đại, năng suất, chất lượng cao, đảm bảo cho phát triển bền vững,sứ mệnh lịch sử
của GCCN đối với sự phát triển xã hội ngày càng thể hiện rõ
mâu thuẫn lợi ích cơ bản giữa GCCN với giai cấp tưsản cùng ngày càng sâu sắc ở
từng quốc gia và trên phạm vi toàn cầu
- Về chính trị - xã hội
Ở các nước tư bản chủ nghĩa, mục tiêu đấu tranh trực tiếp của giai cấpcông
nhân và lao động là chống bất công và bất bình đẳng xã hội
Đối với các nước xã hội chủ nghĩa, nội dung chính trị - xã hội của sứ mệnh
lịch sử GCCN là lãnh đạo thành công sự nghiệp đổi mới, giải quyết thành công các
nhiệm vụ trong thời kỳ quá độ lên CNXH - Về văn hóa, tư tưởng
Thực hiện sứ mệnh lịch sử của GCCN trong điều kiện thế giớingày nay trên
lĩnh vực văn hóa, tư tưởng trước hết là cuộc đấu tranh ý thức hệ.
Các giá trị như lao động, sáng tạo, công bằng, dân chủ, bình đẳng, tự dovẫn
là những giá trị được nhân loại thừa nhận và phấn đấu thực hiện.
5. Sứ mệnh lịch sử của GCCN VN
*Đặc điểm của GCCN VN:
- Trực tiếp đối kháng với tư bản thực dân Pháp
- Lịch sử đấu tranh cách mạng của GCCN và của Đảng cũngnhư phong trào
công nhân Việt Nam do Đảng lãnh đạo gắn liền với lịch sử vàtruyền thống đấu tranh của dân tộc
- GCCN Việt Nam gắn bó mật thiết với các tầng lớp nhân dân
- GCCN Việt Nam hiện nay đã tăng nhanh về số lượng và chất lượng
- GCCN Việt Nam hiện nay đa dạng về cơ cấu nghề nghiệp
- Công nhân tri thức, nắm vững khoa học - công nghệ tiên tiến và côngnhân
trẻ được đào tạo nghề theo chuẩn nghề nghiệp, học vấn, văn hóa, được rènluyện
trong thực tiễn sản xuất và thực tiễn xã hội, là lực lượng chủ đạo *Nội dung: - Về kinh tế
+ GCCN là nguồn nhân lực lao động chủ yếu tham gia pháttriển nền kinh tế
thị trường hiện đại, định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ GCCN là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp đẩy mạnh côngnghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
+ Phát huy vai trò của GCCN, của công nghiệp, thực hiện khốiliên minh công - nông - trí thức
- Về chính trị - xã hội
+ Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
+ Cán bộ đảng viên trong GCCN phải nêu cao trách nhiệm tiênphong, đi
đầu, góp phần củng cố và phát triển cơ sở chính trị - xã hội quan trọngcủa Đảng - Về văn hóa, tư tưởng
+ Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắcdân tộc
+ Tham gia vào cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng lý luận để bảo vệ
sựtrong sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
6. Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu để xây dựng GCCNViệt Nam hiện nay. - Phương hướng:
+ Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa
+ Tiếp tục xây dựng GCCN Việt Nam
+ Coi trọng giữ vững bảnchất GCCN và các nguyên tác sinh hoạt của Đảng - Giải pháp:
+ Một là, nâng cao nhận thức, kiên định quan điểm GCCN là giaicấp lãnh đạo cách mạng
+ Hai là, xây đựng GCCN lớn mạnh gắn với xây dựng và phát huysức mạnh
của liên minh GCCN với giai cấp nông dân và độ ngũ trí thứcvà doanh nhân
+ Ba là, thực hiện chiến lược xây dựng GCCN lớn mạnh, gắn kếtchặt chẽ
với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước, hội nhập quốc tế
+ Bốn là, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt cho công nhân
+ Năm là, xây dựng GCCN lớn mạnh là trách nhiệm của cả hệ thốngchính trị, của toàn xã hội
Câu 3: Dân chủ xã hội chủ nghĩa *Khái niệm:
- Dân chủ: là một giá trị xã hội phản ánh những quyền cơ bản của con người;
là một hình thức tổ chức nhà nước của giai cấp cầm quyền; có quá trình ra đời,
phát triển cùng với lịch sử xã hội nhân loại.
- Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ cao hơn về chất so với nền dân
chủ trong lịch sử nhân loại, ở đó, mọi quyền lực thuộc về nhân dân, dân là chủ và
dân làm chủ; dân chủ và PL nằm trong sự thống nhất biện chứng; được thực hiện
bằng nhà nước pháp quyền XHCN, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
*Dân chủ xã hội chủ nghĩa:
1. Quá trình ra đời
- Dân chủ XHCN đã được phôi thai từ thực tiễn đấu tranh giai cấp ở Phápvà Công
xã Pari năm 1871, tuy nhiên, chỉ đến khi Cách mạng Tháng Mười Nga (1917), nền
dân chủ XHCN mới chính thức được xác lập.
- Quá trình phát triển là từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện; có sự
chọn lọc giá trị của các nền dân chủ trước đó. 2. Bản chất
*Chính trị: - Sự lãnh đạo chính trị của GCCN thông qua đảng của nó đối với toàn
xãhội là để thực hiện quyền lực và lợi ích của toàn thể nhân dân, trong đó có giai cấp công nhân
- Chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhà nước xã hội chủ nghĩa dođó về
thực chất là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân
- Dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa có bản chất GCCN,vừa có tính nhân
dân rộng rãi, tính dân tộc sâu sắc *Kinh tế:
- Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ sở hữu xã hội về TLSX
- Bộc lộ ở quyền làm chủ của nhândân về các tư liệu sản xuất chủ yếu;
quyền làm chủ trong quá trình sản xuấtkinh doanh, quản lý và phân phối
- Thực hiện chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu và thực hiện
chếđộ phân phối lợi ích theo kết quả lao động
*Tư tưởng – văn hoá – xã hội:
- Lấy hệ tư tưởng Mác - Lênin - hệtư tưởng của GCCN, làm chủ đạo
- Có sự kết hợp hài hòa về lợiích giữa cá nhân, tập thể và lợi ích của toàn xã hội
Câu 4: Thời kì quá độ lên CNXH: 1. CNXH
CNXH được hiểu theo bốn nghĩa:
1/ Là phong trào cách mạng của nhân dân lao động chống lại áp bức, bất công
chống các giai cấp thống trị
2/ Là trào lưu tư tưởng phản ánh lý tưởng giải phóng nhân dân lao động khỏi áp
bức, bóc lột, bất công
3/ Là khoa học về sứ mệnh lịch sử của GCCN
4/ Là một chế độ xã hội tốt đẹp, giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.
1.2 Điều kiện ra đời CNXH
Sự phát triển của LLSX + sự trưởng thành của GCCN là tiền đề, điều kiện cho
sự ra đời của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Sự ra đời của hình thái
kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa thông qua cách mạng vô sản dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
1.3. Những đặc trưng cơ bản của CNXH
Một là, CNXH giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải
phóng con người, tạo điều kiện để con người phát triển toàn diện.
Hai là, CNXH là xã hội do nhân dân lao động làm chủ.
Ba là, CNXH có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại
và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu.
Bốn là, CNXH có nhà nước kiểu mới mang bản chất GCCN, đại biểu cho lợi
ích, quyền lực và ý chí của nhân dân lao động.
Năm là, CNXH còn nền văn hóa phát triển cao, kế thừa và phát huy những giá
trị của văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại.
Sáu là, CNXH bảo đảm bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc và có quan hệ hữu
nghị, hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.
2. Thời kỳ quá độ lên CNXH Tính tất yếu
- CNTB và CNXH khác nhau về bản chất: chế độ sở hữu, mục đích XH
- CNXH được xây dựng dựa trên nền sản xuất đại công nghiệp. Quá trình phát
triển CNTB tạo ra cơ sở vật chất nhất định cho CNXH tổ chức, sắp xếp lại
- Các quan hệ SX CNXH không tự nảy sinh trong lòng CNTB cần thời gian
để xây dựng và phát triển
- Xây dựng nền CNXH mới mẻ, khó khăn, phức tạp thời gian làm quen, điều chỉnh.
*Có hai loại quá độ từ CNTB lên chủ nghĩa cộng sản:
- Quá độ trực tiếp: đối với các nước trải qua chủ nghĩa tư bản phát triển, cho đến nay chưa diễn ra.
- Quá độ gián tiếp: đối với những nước chưa trải qua chủ nghĩa tư bản phát triển. Đặc điểm
- Lĩnh vực kinh tế: tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó có thành phần đối lập.
- Lĩnh vực chính trị: GCCN nắm và sử dụng quyền lực nhà nước trấn áp giai cấp
tư sản, tiến hành xây dựng một xã hội không giai cấp. Cuộc đấu tranh của GCCN ở
một số nước xã hội chủ nghĩa diễn ra trong điều kiện mới, nội dung mới, hình thức
mới: GCCN trở thành giai cấp cầm quyền, xây dựng toàn diện xã hội mới, hòa bình tổ chức xây dựng.
- Lĩnh vực tư tưởng - văn hóa: từng bước xây dựng văn hóa vô sản, nền văn hóa
mới xã hội chủ nghĩa, tiếp thu giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân
loại, bảo đảm đáp ứng nhu cầu văn hóa - tinh thần ngày càng tăng của nhân dân.
- Lĩnh vực xã hội: còn tồn tại nhiều giai cấp, tầng lớp và sự khác biệt giữa các
giai cấp tầng lớp xã hội, các giai cấp, tầng lớp vừa hợp tác, vừa đấu tranh với nhau.
3. Quá độ lên CNXH ở Việt Nam
*Quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN
-Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc
xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa
-Xuất phát từ một xã hội vốn là thuộc địa, nửa phong kiến
-Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang diễn ra mạnh mẽ
-Thời đại ngày nay vẫn là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội
*Những đặc trưng bản chất của CNXH Việt Nam
Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung,
phát triển năm 2011) đã xác định mô hình CNXH ở Việt Nam có tám đặc trưng:
Một là: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Hai là: Do nhân dân làm chủ.
Ba là: Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan
hệ sản xuất tiến bộ phù hợp.
Bốn là: Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Năm là: Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
Sáu là: Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và
giúp nhau cùng phát triển.
Bảy là: Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân,
vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Tám là: Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.
*Phương hướng xây dựng CNXH ở Việt Nam hiện nay
Một là, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển
kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường.
Hai là, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ba là, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con
người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Bốn là, bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Năm là, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp
tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.
Sáu là, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân
tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất.
Bảy là, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Tám là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Chín mối quan hệ lớn cần nhận thức và giải quyết:
Mối quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển.
Mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế - đổi mới chính trị.
Mối quan hệ quy luật thị trường - định hướng xã hội chủ nghĩa.
Mối quan hệ giữa phát triển lực lượng sản xuất - hoàn thiện quan hệ sản xuất
Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển toàn diện xã hội.
Mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế.
Mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường.
Mối quan hệ giữa xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.
Câu 5: Vấn đề dân tộc, tôn giáo:
1. Khái niệm, đặc trưng cơ bản của dân tộc:
Dân tộc được hiểu theo 2 nghĩa
- Thứ nhất: Dân tộc (nation) hay quốc gia dân tộc là cộng đồng chính trị - xã
hội có những đặc trưng:
+ Có chung lãnh thổ ổn định
+ Có chung phương thức sinh hoạt kinh tế
+ Có chung ngôn ngữ để giao tiếp
+ Có chung 1 nền văn hoá và tâm lý
+ Có chung 1 nhà nước (NN dân tộc)
- Thứ hai: Dân tộc - tộc người (ethnies) là cộng đồng người được hình thành
lâu dài trong lịch sử (VD: dân tộc Tày, Thái, Ê Đê... ) và có đặc trưng:
+ Cộng đồng về ngôn ngữ
+ Cộng đồng về văn hoá
+ Ý thức tự giác tộc người
Hai xu hướng khách quan của sự phát triển quan hệ dân tộc:
Một là, Tách ra để hình thành cộng đồng dân tộc mới
Hai là, Các dân tộc trong từng quốc gia, thậm chí các dân tộc ở nhiều quốc
gia muốn liên hiệp lại với nhau. Ví dụ:
Tách ra: mọi dân tộc đều có quyền hưởng tự do và độc lập
Liên hiệp: liên minh châu âu
Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin:
Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng
+ Quyền bình đẳng là quyền thiêng liêng của các dân tộc
+ Các dân tộc có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau
+ Chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc,chủ nghĩa dân tộc nước lớn, chống sự áp
bức, bóc lột của chủ nghĩa tư bản
Các dân tộc có quyền tự quyết
+ Đó là quyền của các dân tộc tự quyết định lấy vận mệnh của dân tộc mình, quyền
tự lựa chọn chế độ chính trị và con đường phát triểncủa dân tộc mình.
+ Quyền tự quyết dân tộc bao gồm quyền tách ra thành lập một quốc gia dân tộc
độc lập, đồng thời có quyền tự nguyện liên hiệp với dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng.
+ Quyền tự quyết dân tộc không đồng nhất với “quyền” của các tộc người thiểu số
trong một quốc gia đa tộc người.
Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc
+ Liên hiệp công nhân các dân tộc phản ánh sự thống nhất giữa giải phóng dân tộc
vàgiải phóng giai cấp, phản ánh sự gắn bó chặt chẽ giữa tỉnh thần của chủ nghĩa
yêu nướcvà chủ nghĩa quốc tế chân chính.
+ Đoàn kết, liên hiệp công nhân các dân tộc là cơ sở vững chắc để đoàn kết các
tầnglớp nhân dân lao động thuộc các dân tộc trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa
đế quốc vìđộc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Vì vậy, nội dung này vừa là nội dung
chủ yếu vừa là giảipháp quan trọng trong Cương lĩnh dân tộc.
+ Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở lý luận quan trọng để
cácĐảng cộng sản vận dụng thực hiện chính sách dân tộc trong quá trình đấu tranh
giành độclập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
2. Dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam
Đặc điểm dân tộc Việt Nam
- Sự chênh lệch về số dân - Cư trú xen kẽ
- Dân tộc thiểu số phân bố chủ yếu ở địa bàn có vị trí chiến lược quan
- Trình độ trọng phát triển không đều - Bản sắc văn hóa riêng
- Đoàn kết gắn bó lâu dài
Quan điểm của đảng đối với cộng đồng các dân tộc việt nam
Đoàn kết dân tộc - vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng thời làvấn đề cấp
bách hiện nay của cách mạng Việt Nam.
Các dân tộc bình đẳng, tương trợ nhau cùng phát triển và xây dựng,bảovệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Phát triển toàn diện các dân tộc vê chính trị, kinh tế, vănhóa, xã hộivàan
ninh - quốc phòng; gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội,
thực hiện tốt chính sách dân tộc….
Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc và miền núi...
Công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là nhiệmvụ của toàn Đảng,
toàn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành, của toàn bộ hệ thống chính trị.
Chính sách dân tộc của Nhà nước Việt Nam
- Về chính trị: thực hiện bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển
- Về kinh tế: phát huy tiềm năng kinh tế của từng vùng, khắc phục khoảng cách
chênh lệch giữa các dân tộc.
- Về văn hóa: xây dựng nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.
- Về xã hội: đảm bảo an sinh xã hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Về an ninh quốc phòng: bảo vệ tổ quốc trên cơ sở đảm bảo ổn định chính trị, kinh tế, văn hóa, …
3. Tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên CNXH
Chủ nghĩa Mác-Lênin về tôn giáo
*Bản chất của tôn giáo
+ Là một hình thái ý thức xã hội phán ánh hoang đường, hư ảo hiện thực khách quan.
+ Là một thực thể xã hội (các tôn giáo cụ thể)
*Tính chất của tôn giáo + Tính lịch sử + Tính quần chúng + Tính chính trị
*Nguồn gốc của tôn giáo
+ Tự nhiên, kinh tế - xã hội của tôn giáo + Nhận thức + Tâm lý
Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên CNXH
- Tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân
- Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn liền với quátrình
cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới
- Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng; tín ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng
tínngưỡng, tôn giáo trong quá trình giải quyết vấn đề tôn giáo
- Quan điểm lịch sử cụ thể trong giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo
Đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam
- Việt Nam là một quốc gia có nhiều tôn giáo
- Tôn giáo ở Việt Nam đa dạng, đan xen, chung sống hòa bTnh và không có xung
đột, chiến tranh tôn giáo
- Tín đồ các tôn giáo Việt Nam phần lớn là nhân dân lao động, có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc
- Hàng ngũ chức sắc các tôn giáo có vai trò, vị trí quan trọng trong giáo hội, có uy
tín, ảnh hưởng với tín đồ
- Các tôn giáo ở Việt Nam đều có quan hệ với các tY chức, cá nhân tôn giáo nước ngoài
- Các tôn giáo ở Việt Nam thường bị các thế lực thực dân, đế quốc, phản động lợi dụng
Chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với tín ngưỡng tôn giáo
Một là Tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của nhân dân
Hai là Đảng, NN thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết dân tộc
Ba là Nội dung cốt lõi là công tác vận động quần chúng
Bốn là Là trách nhiệm của cả hệ thống CT.
Năm là Vấn đề theo đạo và truyền đạo.
3. Quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam
Ở nước ta hiê ˆn nay, mối quan hê ˆ này có những đặc điểm mang tính đặc thù cơ bản sau:
- Viê ˆt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo; quan hê ˆ dân tộc và tôn
giáo được thiết lập và củng cố trên cơ sở cộng đồng quốc gia – dân tộc thống nhất.
- Quan hê ˆ dân tộc và tôn giáo ở Viê ˆt Nam chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi tín ngưỡng truyền thống
- Các hiê ˆn tượng tôn giáo mới có xu hướng phát triển mạnh làm ảnh hưởng
đến đời sống cộng đồng và khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
- Các thế lực thù địch thường xuyên lợi dụng vấn đề dân tộc và vấn đề tôn
giáo nhằm thực hiê ˆn “diễn biến hòa bình”, nhất là tập trung ở 4 khu vực trọng
điểm: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và Tây duyên hải miền Trung.
*Định hướng giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo
- Tăng cường mối quan hệ tốt đẹp giữa dân tộc và tôn giáo, củng cố khối đại
đoànkết toàn dân tộc và đoàn kết tôn giáo là vấn đề chiến lược, cơ bản, lâu dài và
cấp báchcủa cách mạng Việt Nam
- Giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo phải đặt trong mối quan hệ với
cộngđồng quốc gia - dân tộc thống nhất theo định hướng xã hội chủ nghĩa
- Giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo phải bảo đảm quyền tự do
tínngưỡng, tôn giáo của nhân dân, quyền của các dân tộc thiểu số, đồng thời kiên
quyết đấutranh chống lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo vào mục đích chính trị
Câu 6: Vấn đề về gia đình 1. Khái niệm
- Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt được hình thành, duy
trì và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ
nuôi dưỡng, cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụ các thành viên trong gia đình. - Các MQH cơ bản:
+ Quan hệ hôn nhân (vợ & chồng)
+ Quan hệ huyết thống (cha mẹ và con cái)
+ Quan hệ nuôi dưỡng (cha mẹ nuôi và con nuôi)
2. Vị trí của gia đình trong xã hội
*Gia đình là tế bào xã hội
- Gia đình có vai trò quyết định đối với tại, vận động và phát triển của xã hội.
- Không có gia đình để tái tạo ra con người thì xã hội không thể tồn tại và
phát triển được; muốn có một xã hội lành mạnh thì phải quan tâm xây dựng một gia đình tốt.
Mức độ tác động của gia đình đối với xã hội phụ thuộc vào bản chất của
từng chế độ xã hội, đường lối, chính sách của giai cấp cầm quyền .
=> Tác động của gia đình ở mỗi giai đoạn lịch sự tồn sử là khác nhau.
*Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong
đời sống cá nhân của mỗi thành viên
- Gia đình là môi trường phát triển tốt nhất để mỗi cá nhân được yêu thương,
nuôi dưỡng, chăm sóc, trường thành và phát triển. Sự yên ổn, hạnh phúc của gia
đình là tiền đề phát triển toàn diện cho thành viên thành công dân tốt của xã hội.
*Gia đình là cầu nối giữa cá nhân với xã hội
- Gia đình là cộng đồng xã hội đầu tiên đáp ứng nhu cầu quan hệ xã hội của
mỗi cá nhân, là môi trường đầu tiên giúp cá nhân học và thực hiện quan hệ xã hội.
- Gia đình cũng là một trong những cộng đồng để xã hội tác động đến cá nhân.
3. Chức năng cơ bản của gia đình
a) Chức năng tái sản xuất ra con người
- Chức năng đặc thù của gia đình, đáp ứng nhu cầu tâm, sinh lý tự nhiên của
con người, đáp ứng nhu cầu duy trì nòi giống của gia đình, sức lao động và duy trì
sự trường tồn xã hội.
b) Chức năng nuôi dưỡng giáo dục
- Thế hiện tình cảm thiêng liêng, trách nhiệm của cha mẹ với con cái, đồng
thời thể hiện trách nhiệm của gia đình với xã hội
- Hình thành nhân cách đạo đức, lối sống của mỗi người.
c) Chức năng kinh tế và tố chức tiêu dùng
- Gia đình tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất và tái sản xuất ra tư liệu
sản xuất và tư liệu tiêu dung.
- Gia đình còn là một đơn vị tiêu dung trong xã hội Tùy theo giai đoạn phát
triển của xã hội mà chức năng kinh tế của gia đình có sự khác nhau.
- Gia đình đảm bảo nguồn sinh sống, đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần của
các thành viên trong gia đình.
d) Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình
- Gia đình là chỗ dựa tình cảm cho mỗi cá nhân là nơi nương tựa về mặt tinh
thần, vật chất của con người.
- Gia đình có ý nghĩa quyết định đến sự ổn định và phát triển của xã hội.
e) Chức năng văn hóa, chính trị...
- Gia đình là nơi lưu truyền truyền thống văn hóa dân tộc cũng như tộc người.
- Gia đình là nơi sáng tạo và thụ hưởng những giá trị văn hóa đạo đức xã hội.
- Gia đình là một tổ chức chính trị của xã hội, là nơi tổ chức thực hiện chính
sách, pháp luật của nhà nước và quy chế làng xã, hưởng lợi từ hệ thống pháp luật.
4. Cơ sở xây dựng gia đình trong thời kì quá độ lên CNXH
*Cơ sở kinh tế - xã hội
- Là sự phát triển của LLSX và tương ứng trình độ của LLSX, là quan hệ SX mới, XHCN.
- Cốt lõi của QHSX mới ấy là chế độ sở hữu XHCN đối với TLSX từng
bước hình thành và củng cố thay thế chế độ sở hữu tư nhân về TLSX.
*Cơ sở chính trị - xã hội
- Là việc thiết lập chính quyền nhà nước của GCCN và nhân dân lao động,
nhà nước xã hội chủ nghĩa.
- Nhà nước xã hội chủ nghĩa với tính cách là cơ sở của việc xây dựng gia
đình trong thời kỳ quá độ lên CNXH, thể hiện rõ nét nhất ở vai trò của hệ thống pháp luật. *Cơ sở văn hoá
- Những giá trị văn hoá của gia đình truyền thống
- Những giá trị văn hoá mới được xây dựng trên nền tảng hệ tư tưởng chính trị của GCCN.
- Sự phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ.
*Chế độ hôn nhân tiến bộ
- Hôn nhân tự nguyện
- 1 vợ, 1 chồng, vợ chồng bình đẳng
- Hôn nhân được đảm bảo về mặt pháp lý
5. Xây dựng gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH
a) Biến đổi mô hình, kết cấu của gia đình
- Gia đình Việt Nam được coi là gia đình quá độ trong bước chuyển biến từ
xã hội nông nghiệp cổ truyền sang xã hội công nghiệp hiện đại.
- Gia đình hạt nhân đang trở nên phổ biến ở các đô thị thay thế cho gia đình
truyền thống; quy mô gia đình Việt Nam ngày càng thu nhỏ, đáp ứng được những
nhu cầu và điều kiện của thời đại mới đặt ra.
- Khó khăn: Tạo ra những khó khăn, trở lực trong việc gìn giữ tình cảm cũng
như các giá trị văn hóa truyền thống của gia đình mình.
b) Biển đổi các chức năng của gia đình
- Tái sản xuất ra con người: chủ động
- Kinh tế và tổ chức tiêu dùng: sản xuất hàng hoá
- Giáo dục: đầu tư cho con cái tăng lên
- Thoả mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình: quyết định sự bền vững của gia đình
c) Biển đổi về quan hệ gia đình
- Quan hệ hôn nhân, quan hệ vợ chồng: thêm mô hình phụ nữ làm chủ gia đình.
- Quan hệ giữa các thế hệ: giáo dục trẻ em phó mặc cho nhà trường, thiếu
thốn tình cảm của gia đình.
=> Một số giá trị, chuẩn mực thay đổi
6. Những định hướng cơ bản xây dựng và phát triển gia đình ở việt nam hiện nay
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao nhận thức
Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, kinh tế hộ gia đình.
Kế thừa những giá trị của gia đình truyền thống đồng thời tiếp thu những
tiến bộ của nhân loại về gia đình Việt Nam hiện nay.
Tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa. Hết