Đề cương ôn tập dạng nhận định môn Lí luận Nhà nước và Pháp luật có lời giải
Đề cương ôn tập dạng nhận định môn Lí luận Nhà nước và Pháp luật có lời giải của Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoARcPSD| 36086670
I- NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI VÀ GIẢI THÍCH TẠI SAO:
1- Nhà nước là một hiện tượng bất biến của xã hội => Sai.
Vì Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng: nhà nước xuất hiện một cách khách quan,
nhưng không phải là hiện tượng xã hội vĩnh cửu và bất biến. Nhà nước luôn vận
động, phát triển và tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tại và
phát triển của chúng không còn nữa.
2- Quyền lực chỉ xuất hiện và tồn tại trong xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp =>Sai.
Vỉ quyền lực xã hội trong chế độ Cộng sản nguyên thủy chưa tách ra khỏi xã hội
mà gắn liền với xã hội, hòa nhập với xã hội. Quyền lực đó do toàn xã hội tổ
chức ra và phục vụ lợi ích của cả cộng đồng.
3- Nhà nước và xã hội là hai hiện tượng hoàn toàn có thể đồng nhất => Sai.
Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội đạt đến một trình độ phát triển nhất định, khi
xã hội phân chia giai cấp thì nhà nước xuất hiện. Nhà nước mang tính xã hội bởi
nhà nước ra đời nhằm đáp ứng các nhu cầu của xã hội và nhà nước cũng chính
là công cụ quan trọng để quản lý xã hội Nhà nước và xã hội có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau. Xã hội giữa vai trò quyết định, là tiền đề, cơ sở cho sự hình thành,
tồn tại và phát triển của nhà nước. Và nhà nước có sự tác động trở lại đối với xã
hội theo các chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực.
4- Quyền lực tư tưởng của một nhà nước thể hiện ở sự thống trị và sự cho
phép tồn tại duy nhất tư tưởng của giai cấp thống trị trong xã hội => Sai.
Về tư tưởng, giai cấp thống trị xác lập hệ tư tưởng chính thống, thông qua nhà
nước, giáo dục hệ tư tưởng ấy trong đời sống xã hội, góp phần hình thành sự
phục tùng có tính chất tự nguyện của các giai cấp. Chứ không phải là nhà nước
quyết định sự tồn tại của tư tưởng.
5- Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng mọi nhà nước đều phải
mang tính giai cấp nhưng không phải nhà nước nào cũng mang tính xã hội => Sai.
Vì nhà nước xuất hiện từ những nhu cầu giải quyết các công việc chung, bảo vệ
lợi ích chung của toàn bộ xã hội. Hơn nữa Mác cũng cho rằng: “chỉ có vì những
quyền lợi chung của xã hội thì một giai cấp cá biệt mới có thể đòi hỏi thống trị
phổ biến được.” Như vậy có thể nói nhà nước xuất phát từ xã hội và do xã hội
và ở một mức độ nhất định có thể nói đây là tính xã hội của nhà nước.
6- Chủ quyền quốc gia tạo nên quyền quyết định không có sự giới hạn của một nhà nước =>Sai.
Chủ quyền quốc gia là khả năng thực hiện quyền lực của nhà nước lên cư dân
và trong một phạm vi lãnh thổ nhất định. lOMoARcPSD| 36086670
7- Chức năng hành pháp của nhà nước là hoạt động nhằm bảo đảm cho pháp
luật được thực hiện nghiêm minh và bảo vệ pháp luật trước những hành vi vi phạm =>Sai
Chức năng hành pháp bao gồm hai quyền: quyền lập quy và quyền hành chính:
Quyền lập quy là quyền ban hành những văn bản dưới luật nhắm cụ thể pháp
luật do cơ quan lập pháp ban hành - Quyền hành chính: quyền tổ chức tất cả các
mặt các quan hệ xã hội bằng cách sử dụng quyền lực Nhà nước.
8- Chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp chỉ mới xuất hiện từ sau cách mạng tư sản =>
9- Mọi hoạt động thực hiện chức năng nhà nước đều được thể hiện dưới hình thức pháp lý =>Sai.
Hoạt động thực hiện chức năng của Nhà nước còn được thể hiện dưới dạng các
quyền lực công cộng đặc biệt hoặc là những hoạt động có tính chất định hướng
lâu dài thể hiện bản chất, vai trò, và giá trị xã hội của một nhà nước. Ví dụ ở
Nhà nước PK, hoạt động bóc lột, là hoạt động thể hiện chức năng của nhà nước
phong kiến, chức năng của kiểu nhà nước bóc lột.
10- Hệ thống chính trị là một bộ phận của bộ máy nhà nước =>Sai.
Hệ thống chính trị là một phạm trù lớn và Nhà nước là trung tâm của hệ thống
chính trị. Nhà nước tác động đến các đảng phái chính trị, tác động đến các tổ
chức chính trị xã hội. Ngoài ra, Nhà nước còn thể hiện sự quản lý đối với các tổ
chức trong hệ thống chính trị xã hội, tạo ra các khuôn khổ và cơ sở pháp lý cho
các yếu tố của hệ thống chính trị tồn tại và phát triển.
11- Lý thuyết phân quyền trong tổ chức bộ máy nhà nước đòi hỏi sự độc lập
tuyệt đối, không cần đến sự kiểm soát quyền lực trong hoạt động của các
cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. =>Sai.
Nguyên tắc phân quyền trong tổ chức bộ máy nhà nước là quyền lực nhà nước
được phân chia thành các bộ phận khác nhau và giao cho các cơ quan nhà nước
khác nhau nắm giữ. Cụ thể là lập pháp giao cho nghị viện, tư pháp giao cho Tòa
án và hành pháp giao cho Chính phủ. Các nhánh quyền lực thực hiện theo cơ
chế “kiềm chế và đối trọng”.
12- Bộ máy nhà nước là tập hợp của các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương => Đúng.
Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa
phương từ trung ương đến địa phương được tổ chức theo những nguyên tắc lOMoARcPSD| 36086670
chung và thống nhất tạo thành cơ chế đồng bộ để thực hiện nhiệm vụ và chức năng của nhà nước.
13- Quyền lực của nhà vua trong hình thức chính thể quân chủ luôn là vô hạn =>Sai.
Vì hình thức chính thể quân chủ được chia thành hai loại: Quân chủ tuyệt đối
và quân chủ hạn chế. Ở quan chủ tuyệt đối, nhà vua nắm giữ toàn bộ quyền lực
nhà nước, nhưng ở quan chủ hạn chế, quyền lực nhà vua bị hạn chế bởi các thiết
chế quyền lực khác trong bộ máy nhà nước.
14- Đối với các nhà nước liên bang mặc dù tồn tại hai hệ thống cơ quan nhà
nước, nhưng chỉ tồn tại một chủ quyền chung, có lãnh thổ toàn vẹn, thống nhất =>Sai.
Nhà nước liên bang có hai hệ thống cơ quan nhà nước, có hai hệ thống pháp luật
và có hai loại chủ quyền, một là chủ quyền chung, hai là chủ quyền của từng
ban hoặc các nước thành viên. Việc phân định chủ quyền được ghi rõ trong hiến pháp liên ban.
15- Các nhà nước còn có sự tồn tại của nhà vua thì không thể xem đó là nhà
nước có chế độ chính trị dân chủ. => Sai.
Vì ở hình thức chính thể quân chủ đại nghị, quyền lực nhà vua không phải là
tuyệt đối, mang tính biểu tượng cho tinh thần đoàn kết của quốc gia và dân tộc,
quyền lập pháp được ban hành bởi nghị viện và nghị viện do nhân dân bầu ra,
ngoài ra nhân dân cũng có quyền tham gia bày tỏ quan điểm trong các cuộc
xung đột chính trị giữa hành pháp và tư pháp
16- Mọi Chính phủ phải do Quốc hội hay Nghị viện thành lập =>Sai.
Vì trong Chính thể Cộng hòa Tổng thống, Chính phủ do tổng thống bầu ra, độc
lập với nghị viện, không chịu trách nhiệm trước nghị viện.
17- Hình thức chính thể cộng hòa dân chủ chỉ được hình thành từ sau cách mạng tư sản =>Nhận định SAI
Sự hình thành của nó gắn liền với sự thắng lợi hoàn toàn của cách mạng dân chủ
tư sản trước giai cấp thống trị phong kiến lạc hậu, bảo thủ,thủ tiêu triệt để chính thể dân chủ.
Tuy nhiên không phải đợi đến cách mạng dân chủ tư sản thì chế độ bầu cử mới
được đặt ra mà nó xuất hiện từ thời cổ đại ở các quốc gia cộng hoà quý tộc. 2. Nhận định
a) Người đủ khả năng nhận thức và đạt đến độ tuổi theo quy định khi thực hiện hành
vi trái pháp luật là vi phạm pháp luật. lOMoARcPSD| 36086670
Một chủ thể khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật thì chủ thể đó phải có lỗi và thông
thường khi không có lỗi thì không xác định là hành vi vi phạm pháp luật và không phải
chịu trách nhiệm pháp lý trừ những trường hợp đặc biệt không có lỗi vẫn
có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý
Nếu có người đủ khả năng nhận thức và đạt đến độ tuổi theo quy định nhưng họ thực
hiện hành vi trong trường hợp loại trừ tính chất lỗi xảy ra như: phòng vệ chính đáng,
bất khả kháng, sự kiện bất ngờ, tình huống cấp thiết xảy ra,… thì coi như là không có
lỗi và không vi phạm pháp luật.
SAI. Vì chưa hội tụ đủ dấu hiệu để coi là vi phạm pháp luật, người có hành vi vi phạm
pháp luật không chỉ có 2 yếu tố nêu trên mà còn phải có yếu tố về khả năng điều khiển
hành vi (tức là họ được tự do về ý chí để lựa chọn hành vi mà họ đã thựchiện).
b) Thực hiện hành vi trái pháp luật mà không gây ra sự thiệt hại thì không vi phạm pháp luật.
SAI. Vì nếu hành vi trái pháp luật đó không gây ra thiệt hại nhưng có thể xâm hại và
đe dọa gây thiệt hại thì cũng là hành vi vi phạm pháp luật.
Ví dụ: Hành vi cướp đoạt tài sản: Nếu một người chỉ dùng sức mạnh của mình để đe
dọa người khác và muốn lấy đi tài sản của người đó. Mặc dù không thực hiện được việc
cướp tài sản nhưng người đó đã có hành vi đe dọa người khác bằng vũ lực thì
hành vi đó vẫn được coi là vi phạm pháp luật (hành vi cấu thành về mặt hình thức)
c) Người đã thành niên là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật.
SAI. Người đã thành niên có thể tham gia nhiều quan hệ pháp luật nhưng đối với mỗi
quan hệ pháp luật thì điều kiện để chủ thể tham gia có thể khác nhau, chủ thể có thể có
năng lực pháp luật nhưng đối với quan hệ pháp luật nhất định thì có thể có yêu cầu khác
về mặt nhận thức, điều khiển hành vi, trình độ chuyên môn, các vấn đề sức khỏe, … và
nếu chủ thể đáp ứng được thì có thể tham gia vào quan hệ pháp luật đó, còn không đáp
ứng được điều kiện, yêu cầu của quan hệ pháp luật đó thì không thể tham
gia vào quan hệ pháp luật. Có những quan hệ pháp luật đòi hỏi độ tuổi cao hơn độ tuổi
thành niên (lớn hơn 18 tuổi) như tham gia vào quan hệ ứng cử đại biểu Quốc hội thì
phải đủ 21 tuổi trở lên. Vì vậy người đã thành niên không thể là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật.
d) Người say rượu là người bị hạn chế năng lực hành vi.
SAI. Người say rượu chưa có đủ căn cứ để được gọi là người hạn chế năng lực hành vi, mà
người bị hạn chế năng lực hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự (Điều 24) là người
nghiện các chất kích thích dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của
người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra
quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Còn người lOMoARcPSD| 36086670
say rượu có thể họ chỉ say một lần hoặc nhiều lần nhưng không đủ điều kiện như trong
luật định thì không phải là người bị hạn chế năng lực hành vi.
e) Mọi quy phạm xã hội được nhà nước cho phép tồn tại đều là quy phạm pháp luật.
SAI. Có những quy phạm xã hội như: tôn giáo, đạo đức, tập quán,.. vẫn được nhà nước
cho phép tồn tại miễn là không trái với quy định pháp luật, không trái với đạo đức con
người mà những quy phạm đó chưa chắc là quy phạm pháp luật. Ví dụ: thờ cúng tổ tiên
là một quy tắc trong quan hệ tập quán vẫn được nhà nước cho phép tồn tại nhưng không
phải là quy phạm pháp luật. Cho nên không phải quy phạm xã hội mà
được nhà nước cho phép tồn tại đều là quy phạm pháp luật.
CÂU 1 : Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật lạc hậu, thể hiện trình độ pháp lý thấp.
SAI. Vì tiền lệ pháp được hình thành từ thực tiễn, từ các hoàn cảnh khác nhau trong đời
sống do đó nó điều chỉnh được hầu hết các quan hệ xã hội phát sinh từ đó cho thấy tiền
lệ pháp có tính linh hoạt, tiến bộ sáng tạo, khắc phục lỗ hỏng phát luật, đảm bảo tính
nhất quán, ổn định, nâng cao trình độ đáp ứng và kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội
trước sự thay đổi nhanh chóng của xã hội, mặt khác quy trình ban hành ra tiền lệ pháp
cũng rất chặt chẽ, được tuyển chon bởi Tòa án nhân dân tối cao. Ví dụ áp dụng nhiều ở Anh, Mỹ,…
CÂU 2: Pháp luật luôn đem lại hiệu quả cao nhất trong việc điều chỉnh quan hệ xã hội
so với những quy phạm xã hội khác. =>SAI.
Có thể pháp luật đã đem lại hiệu quả nhất định trong việc điều chỉnh các quan hệ xa
hội nhưng không phải lúc nào pháp luật cũng đem lại hiệu quả cao nhất trong việc điều
chỉnh quan hệ xã hội. Có những mối quan hệ xã hội người ta cần phải dùng các quy
phạm xã hội khác như tập quán, đạo đức,… để điều chỉnh và thậm chí mang lại hiệu
quả cao hơn so với điều chỉnh của pháp luật và có những quan hệ xã hội cũng không
cần sự điều chỉnh của pháp luật như quan hệ bạn bè, đồng nghiệp,… (lấy ví dụ thêm cũng được)
CÂU 3: Mọi biện pháp cưỡng chế nhà nước luôn được nêu trong bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật.
SAI. Không chỉ các biện pháp cưỡng chế nhà nước được nêu trong chế tài (khi chủ thể
vi phạm pháp luật) mà còn có biện pháp cưỡng chế khác không nằm trong bộ phận
chế tài (khi chủ thể không vi phạm pháp luật).
CÔ GIẢI THÍCH THÊM:
Cưỡng chế nhà nước là sự áp đặt từ phía nhà nước, bắt buộc người dân phải
thực hiện những hành vi nhất định nào đó để thỏa mãn quyền lực của nhà nước. · lOMoARcPSD| 36086670
· Nhà nước có thể áp đặt những biện pháp cưỡng chế khi các chủ thể vi phạm pháp
luật, khi chủ thể vi phạm pháp luật thì áp dụng chế tài trong quy phạm pháp luật.
· Bộ phận chế tài được nêu trong quy phạm là biện pháp mà nhà nước dự kiến áp
dụng đối với chủ thể không thực hiện đúng mệnh lệnh của nhà nước.
· Cưỡng chế nhà nước có khi được áp dụng khi chủ thể vi phạm pháp luật nhưng
những trường hợp chủ chủ thể không vi phạm pháp luật nhưng nhà nước vẫn áp
dụng biện pháp cưỡng chế. (Ví dụ trong tình hình dịch bệnh như hiện nay, nhà nước
áp dụng cưỡng chế buộc người dân ở trong nhà, không được đi ra ngoài đường,...)
CÂU 4: Giả định của quy phạm pháp luật nêu lên hoàn cảnh, điều kiện xảy ra trong
thực tế đời sống, xác định phạm vi tác động của pháp luật => SAI.
Vì giả định của quy phạm pháp luật nêu lên hoàn cảnh, điều kiện có thể xảy ra trong
thực tiễn, pháp luật đã dự trù những điều kiện, hoàn cảnh như vậy để nếu chủ thể rơi
vào điều kiện, hoàn cảnh đấy thì sẽ chịu tác động của pháp luật chứ giả định chưa xảy
ra trên thực tế, nó chỉ nằm trong văn bản, giấy tờ. (chỉ là mô hình)
1. Mọi quy tắc xử sự tồn tại trong xã hội có Nhà nước đều là pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Các quan hệ xã hội của chúng ta được điều chỉnh bởi các quy phạm đạo
đức và các quy phạm pháp luật, mà các quy phạm đạo đức thì có thể được thể chế hóa và đưa
lên thành các quy phạm pháp luật nhưng không phải quy phạm đạo đức nào cũng được dưa lên
thành luật cả. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội cho nên các quy tắc ứng xử được coi là
các chuẩn mực đạo đức đó đó không nhất thiết phải được xem là pháp luật mà nó song song tồn tại trong xã hội.
2. Nhà nước ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với xã hội có giai cấp.
=> Nhận định này Đúng. Nhà nước mang bản chất giai cấp. Nó ra đời, tồn tại và phát triển
trong xã hội có giai cấp, là sản phẩm của đấu tranh giai cấp và do một hay một liên minh giai cấp nắm giữ.
3. Tùy vào các kiểu Nhà nước khác nhau mà bản chất Nhà nước có thể là bảnchất
giai cấp hoặc bản chất xã hội.
=> Nhận định này Sai. Nhà nước nào cũng mang bản chất giai cấp.
4. Nhà nước mang bản chất giai cấp có nghĩa là Nhà nước chỉ thuộc về một giaicấp
hoặc một liên minh giai cấp nhất định trong xã hội. lOMoARcPSD| 36086670
=> Nhận định này Sai. Nhà nước mang bản chất giai cấp, nghĩa là Nhà nước là một bộ máy
trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác, là công cụ bạo lực để duy trì sự thống trị của giai cấp.
5. Nhà nước là một bộ máy cưỡng chế đặc biệt do giai cấp thông trị tổ chức ra
vàsử dụng để thể hiện sự thống trị đối với xã hội.
=> Nhận định này Đúng. Nhà nước là một bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai
cấp khác, là công cụ bạo lực để duy trì sự thống trị của giai cấp
6. Không chỉ Nhà nước mới có bộ máy chuyên ch ế làm nhiệm vụ cưỡng chế,
điềuđó đã tồn tại từ xã hội cộng sản nguyên thủy.
=> Nhận định này Sai. Sự cưỡng chế trong xã hội cộng sản nguyên thủy không phải là một bộ
máy chuyên chế, mà do toàn bộ thị tộc bộ lạc tổ chức.
7. Nhà nước là một bộ máy bạo lực do giai cấp thống trị tổ chức ra để trấn áp
cácgiai cấp đối kháng.
=> Nhận định này Đúng. Từ sự phân tích bản chất giai cấp của Nhà nước cho thấy: Nhà nước
là một bộ máy bạo lực do giai cấp thống trị tổ chức ra để chuyên chính các giai cấp đối kháng .
8. Nhà nước trong xã hội có cấp quản lý dân cư theo sự khác biệt về chính trị,
tôngiáo, địa vị giai cấp.
=> Nhận định này Sai. Đặc điểm cơ bản của Nhà nước là phân chia dân cư theo lãnh thổ, tổ
chức thành các đơn vị hành chính – lãnh thổ trong phạm vi biên giới quốc gia.
9. Trong ba loại quyền lực kinh tế, quyền lực chính trị, quyền lực tư tưởng
thìquyền lực chính trị đóng vai trò quan trọng nhất vì nó đảm bảo sức mạnh
cưỡng chế của giai cấp thống trị đối với giai cấp bị trị.
=> Nhận định này Sai. Quyền lực kinh tế là quan trọng nhất, vì kinh tế quyết định chính trị, từ
đó đảm bảo quyền áp đặt tư tưởng.
10. Kiểu Nhà nước là cách tổ chức quyền lực của Nhà nước và những phươngpháp
để thực hiện quyền lực Nhà nước.
=> Nhận định này Sai. Kiểu Nhà nước là tổng thể các đặc điểm cơ bản của Nhà nước, thể hiện
bản chất giai cấp, vai trò xã hội, những điều kiên tồn tại và phát triển của Nhà nước trong một
hình thái kinh tế xã hội nhất định.
11. Chức năng lập pháp của Nhà nước là hoạt động xây dựng pháp luật và tổchức
thực hiện pháp luật. lOMoARcPSD| 36086670
=> Nhận định này Sai. Quyền lập pháp là quyền làm luật, xây dựng luật và ban hành những
văn bản luật trên tất cả các lĩnh vực của xã hội.
12. Chức năng hành pháp của Nhà nước là mặt hoạt động nhằm đảm bảo chopháp
luật được thực hiện nghiêm minh và bảo vệ pháp luật trước những hành vi vi phạm.
=> Nhận định này Sai. chức năng hành pháp bao gồm 2 quyền, quyền lập quy và quyền hành chính :
● Quyền lập quy là quyền ban hành những văn bản dưới luật nhắm cụ thể luật pháp
do cơ quan lập pháp ban hành
● Quyền hành chính là quyền tổ chức tất cả các mặt các quan hệ xã hội bằng cách
sử dụng quyền lực Nhà nước.
13. Chức năng tư pháp của Nhà nước là mặt hoạt động bảo vệ pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Chức năng tư pháp là chức năng của Nhà nước có trách nhiệm duy trì ,
bảo vệ công lý và trật tự pháp luật.
14. Giai cấp thống trị đã thông qua Nhà nước để xây dựng hệ tư tưởng của giaicấp
mình thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội.
=> Nhận định này Đúng. Do nắm quyền lực kinh tế và chính trị bằng con đường Nhà nước,
giai cấp th ống trị đã xây dựng hệ tư tưởng của giai cấp mình thành hệ tư tưởng thống trị trong
xã hội buộc các giai cấp khác bị lệ thuộc về tư tưởng.
15. Chức năng xã hội của Nhà nước là giải quyết tất cả các vấn đề khác nảy sinhtrong xã hội.
=> Nhận định này Sai. Chức năng xã hội của Nhà nước chỉ thực hiện quản lý những hoạt động
vì sự tồn tại của xã hội, thỏa mãn một số nhu cầu chung của cộng đồng.
16. Lãnh thổ, dân cư là những yếu tố cấu thành nên một quốc gia.
=> Nhận định này Sai. Các yếu tố cấu thành nên một quốc gia gồm có : Lãnh thổ xác
định, cộng đồng dân cư ổn định, Chính phủ với tư cách là người đại diện cho quốc gia trong
quan hệ quốc tế, Khả năng độc lập tham gia vào các quan hệ pháp luật quốc tế.
17. Nhà nước là chủ thể duy nhất có khả năng ban hành pháp luật và quản lý xãhội bằng pháp luật. lOMoARcPSD| 36086670
=> Nhận định này Đúng. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước đặt ra nhằm điều
chính các mối quan hệ xã hội phát triển theo ý chí của Nhà nước.
18. Nhà nước thu thuế của nhân dân với mục đích duy nhất nhằm đảm bảo
côngbằng trong xã hội và tiền thuế nhằm đầu tư cho người nghèo.
=> Nhận định này Sai. Nhà nước thu thuế của nhân dân nhằm :
● Tất cả mọi hoạt động của chính quyền cần phải có nguồn tài chính để chi (đầu
tiên là nuôi bộ máy Nhà nước); nguồn đầu tiên đó là các khoản thu từ thuế.
● Thuế là công cụ rất quan trọng để chính quyền can thiệp vào sự hoạt động của
nền kinh tế bao gồm cả nội thương và ngoại thương.
● Chính quyền cung ứng các hàng hóa công cộng cho công dân, nên công dân phải
có nghĩa vụ ủng hộ tài chính cho chính quyền (vì thế ở Việt Nam và nhiều nước
mới có thuật ngữ “nghĩa vụ thuế”).
● Giữa các nhóm công dân có sự chênh lệch về thu nhập và do đó là chênh lệch về
mức sống, nên chính quyền sẽ đánh thuế để lấy một phần thu nhập của người
giàu hơn và chia cho người nghèo hơn (thông qua cung cấp hàng hóa công cộng).
● Chính quyền có thể muốn hạn chế một số hoạt động của công dân (ví dụ hạn chế
vi phạm luật giao thông hay hạn chế hút thuốc lá, hạn chế uống rượu) nên đánh
thuế vào các hoạt động này.
● Chính quyền cần khoản chi tiêu cho các khoản phúc lợi xã hội và phát triển kinh tế.
● Rõ ràng rằng, tiền thuế không chỉ nhằm đầu tư cho người nghèo.
19. Thông qua hình thức Nhà nước biết được ai là chủ thể nắm quyền lực Nhànước
và việc tổ chức thực thi quyền lực Nhà nước như thế nào.
=> Nhận định này Sai. Quyền lực Nhà nước được hiểu là sự phản ánh cách th ức tổ chức và
phương pháp thực hiện quyền lực Nhà nước của mỗi kiểu Nhà nước trong một hình thái kinh
tế xã hội nhất định. Như vậy, để xác định những điều trên , ngoài hình thức Nhà nước, phải xác
định xem hình thái kinh tế xã hội ở đây là gì.
20. Căn cứ chính thể của Nhà nước, ta biết được Nhà nước đó có dân chủ haykhông.
=> Nhận định này Sai. Nhà nước dân chủ hay không chỉ căn cứ chính thể của Nhà nước, mà
còn căn cứ vào những điều được quy định trong hiến pháp và thực trạng lOMoARcPSD| 36086670
21. Chế độ chính trị là toàn bộ các phương pháp , cách thức thực hiện quyền lựccủa Nhà nước.
=> Nhận định này Đúng. Chế độ chính trị là toàn bộ phương pháp, thủ đoạn, cách thức mà giai
cấp thống trị sử dụng để thực hiện quyền lực Nhà nước của mình.
22. Chế độ chính trị thể hiện mức độ dân chủ của Nhà nước.
=> Nhận định này Sai. Chế độ chính trị chỉ quyết định một phần mức độ dân chủ của Nhà nước,
ngoài ra mức độ đó còn phụ thuộc vào thực trạng của Nhà nước đó.
23. Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hình thức cấu trúc Nhànước đơn nhất.
=> Nhận định này Đúng. Hình thức cấu trúc Nhà nước CHXHCN Việt Nam là Nhà nước đơn
nhất, được Hiến pháp 2013 quy định tại điều 1: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo,
vùng biển và vùng trời.”
24. Cơ quan Nhà nước có nhiệm vụ, quyền hạn mang tính quyền lực Nhà nước.
=> Nhận định này Đúng. Hoạt động của cơ quan Nhà nước mang tính quyền lực và được đảm bảo bởi Nhà nước.
25. Bộ máy Nhà nước là tập hợp các cơ quan Nhà nước từ trung ương đến địaphương.
=> Nhận định này Đúng. Bộ máy Nhà nước là hệ thống các cơ quan Nhà nước tử TW đến địa
phương được tổ ch ức và hoạt động theo nguyên tắc chung, thống nhất nhằm thực hiện những
nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước, vì lợi ích của giai cấp thống trị.
26. Cơ quan Nhà nước làm việc theo chế độ tập thể trước khi quyết định phảithảo
luận dân chủ, quyết định theo đa số.
=> Nhận định này Sai. Cơ quan Nhà nước hoạt động dựa trên các quy phạm pháp luật và văn
bản chỉ đạo của cơ quan cấp cao hơn.
27. Quốc hội là cơ quan hành chính cao nhất của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam.
=> Nhận định này Sai. Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, là cơ quan chấp hành của quốc hội.
28. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.
=> Nhận định này Đúng. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, do dân bầu ra và
là cơ quan quyền lực nhất của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. lOMoARcPSD| 36086670
29. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhất của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam.
=> Nhận định này Đúng. Theo hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tất cả
quyền lực thuộc về nhân dân, mà quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, do dân
bầu ra nên đây là cơ quan quyền lực nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
30. Chủ quyền quốc gia là quyền độc lập tự quyết của quốc gia trong lĩnh vực đốinội.
=> Nhận định này Sai. Chủ quyền quốc gia là quyền độc lập tự quyết của quốc gia cả trong
lĩnh vực đối nội và đối ngoại.
31. Chủ tịch nước không bắt buộc là đại biểu quốc hội.
=> Nhận định này Sai. Căn cứ điều 87 hiến pháp 2013, chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong
số các đại biểu quốc hội.
32. Thủ tướng chính phủ do chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm.
=> Nhận định này Sai. Căn cứ điều 98 hiến pháp 2013, thủ tướng chính phủ do Quốc hội bầu
trong số đại biểu quốc hội.
33. Hội đồng nhân dân là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, do nhândân bầu ra.
=> Nhận định này Đúng. Theo điều 1 luật Tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân
(2003) Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí,
nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm
trước nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên.
34. Ủy ban nhân dân địa phương có quyền ban hành nghị định, quyết định.
=> Nhận định này Sai. Nghị định là chủ trương đường lối chỉ do chính phủ ban hành.
35. Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân là hai cơ quan có chức năng xétxử ở nước ta.
=> Nhận định này Sai. Tòa án nhân dân là cơ quan duy nhất có chức năng xét xử.
36. Đảng cộng sản Việt Nam là một cơ quan trong bộ máy nước cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam.
=> Nhận định này Sai. Đảng cộng sản Việt Nam là tổ chức lãnh đạo Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
37. Chỉ có pháp luật mới mang tính quy phạm.
=> Nhận định này Sai. Ngoài pháp luật, các quy phạm xã hội khác cũng mang tính quy phạm. lOMoARcPSD| 36086670
38. Ngôn ngữ pháp lý rõ ràng, chính xác thể hiên tính quy phạm phổ biến củapháp luật.
=> Nhận định này Sai. Tính quy phạm phổ biến của pháp luật thể hiện ở chỗ Pháp luật là
những quy tắc sử sự chung, được coi là khuôn mẫu chuẩn mực đối với hành vi của một cá nhân hay tổ chức.
39. Văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước, các cá nhân tổ chứcban hành.
=> Nhận định này Sai. Văn bản quy phạm Nhà nước do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền,
các cá nhân có thẩm quyền ban hành.
40. Nhà nước bảo đảm cho pháp luật được thực hiện bằng những biện pháp
nhưgiáo dục thuyết phục, khuyến khích và cưỡng chế.
=> Nhận định này Sai. Nhà nước bảo đảm cho pháp luật bằng duy nhất biện pháp cưỡng chế.
41. Pháp luật Việt Nam thừa nhận tập quán, tiền lệ là nguồn chủ yếu của phápluật.
=> Nhận định này Sai. Các văn bản quy phạm pháp luật là nguồn chủ yếu của pháp luật Việt Nam.
42. Pháp luật Việt Nam chỉ thừa nhận nguồn hình thành pháp luật duy nhất làcác
văn bản quy phạm pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Ngoài các văn bản quy phạm pháp luật, nguồn của pháp luật còn bắt
nguồn từ tiền lệ, tập quán, các quy tắc chung của quốc tế…
43. Tập quán là những quy tắc xử sự được xã hội công nhận và truyền từ đời nàysang đời khác.
=> Nhận định này Sai. Tập quán chỉ được cộng đồng nơi tồn tại tập quán đó thừa nhận.
44. Tiền lệ là những quy định hành chính và án lệ.
=> Nhận định này Sai. Tiền lệ bao gồm hệ thống các án lệ, những vụ việc đã đc xét xử trước
đó, được Nhà nước xem là khuôn mẫu. Các quy định hành chính được Nhà nước ban hành, không phải tiền lệ.
45. Chủ thể pháp luật chính là chủ thể quan hệ pháp luật và ngược lại.
=> Nhận định này Sai. Chủ thể pháp luật là Cá nhân, tổ chức có khả năng có quyền và nghĩa
vụ pháp lý theo quy định của pháp luật. Chủ thể pháp luật khác với chủ thể quan hệ pháp luật.
Để trở thành chủ thể pháp luật chỉ cần có năng lực pháp luật, nhưng để trở thành chủ thể của
một quan hệ pháp luật cụ thể thì phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi pháp luật, tức
là phải có khả năng tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. lOMoARcPSD| 36086670
46. Những quan hệ pháp luật mà Nhà nước tham gia thì luôn thể hiện ý chỉ củaNhà nước.
=> Nhận định này Đúng. Nhà nước là chủ thể đặc biệt của những quan hệ pháp luật, do pháp
luật do Nhà nước đặt ra. Khi tham gia những quan hệ pháp luật, thì những quan hệ đó luôn
luôn thể hiện ý chí của Nhà nước.
47. Quan hệ pháp luật phản ánh ý chí của các bên tham gia quan hệ.
=> Nhận định này Đúng. Quan hệ pháp luật phản ánh ý chí của Nhà nước và ý chí các bên
tham gia quan hệ trong khuôn khổ ý chí của Nhà nước.
48. Công dân đương nhiên là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Chủ thể của pháp luật còn có thể là các tổ chức có năng lực pháp lý.
49. Cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật sẽ trở thành chủ thể của quan hệpháp luật.
=> Nhận định này Sai. Muốn trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật đó, cá nhân phải có năng lực hành vi.
50. Năng lực hành vi của mọi cá nhân là như nhau.
=> Nhận định này Sai. Năng lực hành vi của mỗi cá nhân có thể khác nhau, ví dụ người dưới
18 tuổi so với ngưới từ 18 tuổi trở lên.
51. Năng lực pháp luật của mọi pháp nhân là như nhau.
=> Nhận định này Sai. Các pháp nhân được quy định năng lực pháp luật ở mức độ khác nhau,
dựa trên quy định của pháp luật.
52. Năng lực pháp luật của chủ thể là khả năng thực hiện các quyền và nghĩa vụdo
chủ thể đó tự quy định.
=> Nhận định này Sai. Năng lực pháp luật của chủ thể là khả năng thực hiện các quyền và
nghĩa vụ do pháp luật quy định.
53. Năng lực pháp luật của chủ thể trong quan hệ pháp luật phụ thuộc vào
phápluật của từng quốc gia.
=> Nhận định này Đúng. Năng lực pháp luật của chủ thể do pháp luật quy định, mỗi pháp luật
lại phụ thuộc vào quốc gia ban hành.
54. “Năng lực hành vi của chủ thể” phụ tuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe,trình
độ của chủ thể.
=> Nhận định này Sai. Nó không phụ thuộc vào trình độ của chủ thể. lOMoARcPSD| 36086670
55. Chủ thể không có năng lực hành vi thì không thể tham gia vào các quan hệpháp luật.
=> Nhận định này Sai. Chủ thể không có năng lực hành vi có thể tham gia vào các quan hệ
pháp luật thông qua người ủy quyền, người giám hộ…
56. Năng lực pháp luật phát sinh kể từ khi các cá nhân được sinh ra.
=> Nhận định này Đúng. Chỉ có năng lực pháp luật của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và
chấm dứt khi người đó chết.
57. Khi cá nhân bị hạn chế về năng lực pháp luật thì đương nhiên cũng bị hạnchế
về năng lực hành vi.
=> Nhận định này Đúng. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng
hành vi củ a mình xác lập, thực hi ện quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 17 Bộ luật dân sự) do đó
khi bị chế năng lực pháp luật, thì đương nhiên cũng bị hạn chế về năng lực hành vi.
58. Năng lực pháp luật của Nhà nước là không thể bị hạn chế.
=> Nhận định này Sai. Năng lực pháp luật của Nhà nước bị hạn chế bởi pháp luật.
59. Nội dung của quan hệ pháp luật đồng nhất với năng lực pháp luật vì nó baogồm
quyền và nghĩa vụ pháp lý.
=> Nhận định này Sai. Năng lực pháp luật xuất hiện từ lúc sinh, tuy nhiên quan hệ pháp luật
phụ thuộc vào một số yêu tố khác (Ví dụ: từ đủ 18 tuổi mới có thể kết hôn…)
60. Nghĩa vụ pháp lý của chủ thể chính là hành vi pháp lý.
=> Nhận định này Sai. Nghĩa vụ pháp lý là những hành vi mà pháp luật quy định các cá nhân,
tổ chức có nghĩa vụ phải thực hiện. Hành vi pháp lý là những sự kiện xảy ra theo ý chí của con
người (Ví dụ: hành vi trộm cắp…)
61. Khách thể của quan hệ pháp luật là những yếu tố thúc đẩy cá nhân, tổ
chứctham gia vào quan hệ pháp luật.
=> Nhận định này Đúng. Khách thể của quan hệ pháp luật là những lợi ích mà các chủ thể
mong muốn đạt được khi tham gia vào quan hệ pháp luật đó.
62. Sự kiện pháp lý là yếu tố thúc đẩy chủ thể tham gia vào các quan hệ phápluật.
=> Nhận định này Sai. Sự kiện pháp lý là những sự việc cụ thể xảy ra trong đời sống phù hợp
với những điều kiện, hoàn cảnh đã được dự liệu trong một quy phạm pháp luật từ đó làm phát
sinh, thay đổi hay chấm dứt một QHPL cụ thể
63. Các quan hệ pháp luật xuất hiện do ý chí các cá nhân. lOMoARcPSD| 36086670
=> Nhận định này Sai. Các quan hệ pháp luật xuất hiện do ý chí các cá nhân, tuy nhiên cũng
phải trong khuôn khổ ý chí của Nhà nước.
64. Đối với cá nhân, năng lực hành vi gắn với sự phát triển của con người và docác
cá nhân đó tự quy định.
=> Nhận định này Sai. Năng lực hành vi của mỗi cá nhân là do pháp luật quy định.
65. Người bị hạn chế về năng lực hành vi thì không bị hạn chế về năng lực phápluật.
=> Nhận định này Sai. Người bị hạn chế về năng lực pháp luật cũng đồng thời bị hạn chế về năng lực hành vi.
66. Người bị kết án tù có thời hạn chỉ bị hạn chế về năng lực hành vi, không bịhạn
chế năng lực pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Những người này bị hạn chế về năng lực pháp luật (Ví dụ: không có
năng lực pháp luật để ký kết hợp đồng kinh tế)
67. Người say rượu là người có năng lực hành vi hạn chế.
=> Nhận định này Sai. Người có năng lực hành vi hạn chế là người được tòa án tuyên bố bị
hạn chế năng lực hành vi.
68. Năng lực pháp luật có tính giai cấp, còn năng lực hành vi không có tính giaicấp.
=> Nhận định này Đúng. –
Năng lực pháp luật là khả năng của cá nhân (thể nhân), pháp nhân (tổ chức, cơ quan)
hưởngquyền và nghĩa vụ theo luật định. Do vậy, khả năng này chịu ảnh hưởng sâu sắc của tính
giai cấp, và do đặc trưng giai cấp quyết định. Mỗi giai cấp cầm quyền sẽ có đặc trưng khác
nhau, xây dựng một chế độ khác nhau nên sẽ trao cho công dân của mình những quyền và nghĩa vụ khác nhau. –
Còn Năng lực hành vi (hay còn gọi là năng lực hành vi dân sự của cá nhân) là khả năng
củamột người, thông qua các hành vi của mình để xác lập hoặc/và thực hiện các quyền và nghĩa
vụ dân sự đối với người khác. Như vậy, có thể hiểu là năng lực hành vi dân sự gắn với từng
người, mang tính cá nhân, phát sinh khi cá nhân mỗi người bằng khả năng nhận thức và điều
khiển hành vi của mình, xác lập quan hệ với người hay tổ chức khác, nó không phụ thuộc vào đặc trưng giai cấp.
69. Người đủ từ 18 tuổi trở lên là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Chủ thể của quan hệ pháp luật có thể là tổ chức có tư cách pháp nhân.
70. Nhà nước là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật. lOMoARcPSD| 36086670
=> Nhận định này Sai. Chủ thể củ a các quan hệ pháp lu ật có thể là các cá nhân có đầy đủ năng
lực, hoặc các tổ chức có tư cách pháp nhân.
71. Nghĩa vụ pháp lý đồng nhất với hành vi pháp lý của chủ thể.
=> Nhận định này Sai. Nghĩa vụ pháp lý là những điều được quy định trong văn bản pháp lý.
Hành vi pháp lý là những hành vi xảy ra phụ thuộc vào ý chí của cá nhân (có thể phù hợp hoặc
vi phạm văn bản pháp lý)
72. Chủ thể của hành vi pháp luật luôn là chủ thể của quan hệ pháp luật vàngược lại.
=> Nhận định này Sai. các quan hệ pháp luật chỉ xuất hiện khi có sự kiện pháp lý chủ thể của
hành vi pháp luật thì không.
73. Năng lực pháp luật của người đã thành niên thì rộng hơn người chưa thànhniên.
=> Nhận định này Sai. Năng lực pháp luật của mọi người là như nhau, xuất hiện từ khi ra đời
(trừ khi bị hạn chế bởi pháp luật).
74. Năng lực pháp luật của các cá nhân chỉ được quy định trong các văn bảnpháp luật.
=> Nhận định này Đúng. NLPL của các cá nhân chỉ được quy định trong các văn bản pháp luật
mà nội dung của nó phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế , chính trị, xã hội…
75. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều là những hành vi trái pháp luật.
=> Nhận định này Đúng. Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, vi phạm những quy định
trong các quy phạm pháp luật, gây thiệt hại cho xã hội.
76. Mọi biện pháp cưỡng chế của Nhà nước đều là biện pháp trách nhiệm pháplý.
=> Nhận định này Đúng. Trách nhiệm pháp lý luôn gắn liền với các biện pháp cưỡng chế Nhà
nước được quy định trong phần chế tài củ a các quy phạm pháp luật. Đây là điểm khác biệt
giữa trách nhiệm pháp lý với các biện pháp cưỡng chế khác của Nhà nước như bắt buộc chữa
bệnh, giải phóng mặt bằng…
77. Những quan điểm tiêu cực của chủ thể vi phạm pháp luật được xem là biểuhiện
bên ngoài (mặt khách quan) của vi phạm pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Biểu hiện của vi phạm pháp luật phải là những hành vi, không phải quan điểm.
78. Hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật gây ra đều phải là sự thiệt hại về vậtchất. lOMoARcPSD| 36086670
=> Nhận định này Sai. Hậu quả do hành vi trái pháp luật gây ra có thể là thiệt hại về mặt vật
chất, tinh thần hoặc những thiệt hại khác cho xã hội.
79. Sự thiệt hại về vật chất là dấu hiệu bắt buộc của vi phạm pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Nó còn có thể là thiệt hại về tinh thần.
80. Chủ thể của vi phạm pháp luật có thể chịu đồng thời nhiều trách nhiệm pháplý.
=> Nhận định này Đúng. Ví dụ một người phạm tội vừa có thể bị phạt tiền, vừa có thể phải
ngồi tù, tùy theo loại, mức độ vi phạm và các tình tiết tăng nặng.
81. Không thấy trước hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội thì không bị xemlà có lỗi.
=> Nhận định này Sai. Đây là lỗi vô ý do cẩu thả. Chủ thể không nhìn thấy trước hành vi của
mình là nguy hiểm cho xã hội trong điều kiện mà đáng lẽ ra phải thấy trước.
82. Hành vi chưa gây thiệt hại cho xã hội thì chưa bị xem là vi phạm pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Hành vi mà gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt h ại cho xã hội, được
quy định trong các văn bản pháp luật là hành vi vi phạm pháp luật.
83. Phải là người đủ 18 tuổi trở lên thì mới được coi là chủ thể của vi phạm phápluật.
=> Nhận định này Sai. Chủ thể của hành vi vi phạm pháp luật có thể là bất cứ cá nhân tổ chức
nào có năng lực trách nhiệm pháp lý.
84. Sự thiệt hại thực tế xảy ra cho xã hội là dấu hiệu bắt buộc trong mặt kháchquan
của vi phạm pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Chỉ cần đe dọa gây thiệt hại cho xã hội cũng có thể là dấu hiệu trong
mặt khách quan của vi phạm pháp luật.
85. Một hành vi vừa có thể đồng thời là vi phạm pháp luật hình sự vừa là viphạm
pháp luật hành chính, nhưng không thể đồng thời là vi phạm pháp luật dân sự,
vừa là vi phạm pháp luật hình sự
=> Nhận định này Sai. Hành vi vi phạm hành chính thì chủ thể chưa cấu thành t ội phạm, còn
hành vi vi phạm luật hình sự thì chủ thể là tội phạm, gây nguy hại hoặc đe dọa gây nguy hại cho xã hội.
86. Trách nhiệm pháp lý là bộ phận chế tài trong quy phạm pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Đây chỉ là định nghĩa trách nhiệm pháp lý theo hướng tiêu cực. Theo
hướng tích cực, các biện pháp cưỡng chế hành chính nhằm ngăn chặn dịch bệnh không là bộ
phận chế tài trong quy phạm pháp luật. lOMoARcPSD| 36086670
87. Mọi biện pháp cưỡng chế của Nhà nước đều là biện pháp trách nhiệm pháplý và ngược lại.
=> Nhận định này Đúng. Biện pháp trách nhiệm pháp lý luôn gắn liền với biện pháp cưỡng chế của Nhà nước.
88. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý.
=> Nhận định này Sai. Ví dụ : hành vi hiếp dâm là vi phạm pháp luật, nhưng trong đa số trường
hợp, nếu nạn nhân bác đơn hoặc không tố giác thì chủ thể sẽ không phải chịu trách nhiệm pháp lý.
89. Mọi hành vi trái pháp luật đều là hành vi vi phạm pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Không phải tất cả hành vi trái pháp luật đều là vi phạm pháp luật. Vì
chỉ có hành vi trái pháp luật nào được do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực
hiện , có lỗi và xâm hại đến quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ.
Để xác định hành vi vi phạm pháp luật cần xem xét cả mặt chủ quan của hành vi nghĩa là xác
định trạng thái tâm lý của người thực hiện hành vi đó, xác định lỗi của họ. Bởi vì nếu một hành
vi được thực hiện do những điều kiện và hoàn cảnh khách quan và chủ thể không thể ý thức
được, từ đó không thể lựa chọn được cách xử sự theo yêu cầu của pháp luật thì hành vi đó
không thể coi là có lỗi, không thể coi là vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó hành vi trái pháp luật
của những người mất trí (tâm thần), trẻ em (chưa đến độ tuổi theo quy định của PL) cũng không
được coi là VPPL vì họ không có khả năng nhận thức điều khiển được hành vi của mình.
90. Quan điểm tiêu cực của các chủ thể vi phạm pháp luật được xem là biểu
hiệnbên ngoài của vi phạm pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Biểu hiện của vi phạm pháp luật phải là những hành vi, không phải quan điểm.
91. Mọi hậu quả do vi phạm pháp luật gây ra đều phải được thực hiện dưới dạngvật chất.
=> Nhận định này Sai. Nó còn có thể hiện dưới dạng tổn hại tinh thần hoặc đe dọa tổn hại.
92. Một vi phạm pháp luật không thể đồng thời gánh chịu nhiều loại trách nhiệmpháp lý.
=> Nhận định này Sai. Một vi phạm pháp luật vẫn có thể vừa gánh trách nhiệm hành chính,
vừa gánh trách nhiệm dân sự.
93. Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật lạc hậu, thể hiện trình độ pháp lý thấp.
=> Nhận định này Sai. Rất nhiều nước tiến bộ trên thế giới bây giờ trong hệ thống pháp luật lOMoARcPSD| 36086670
của họ chủ yếu là tồn tại dưới dạng không thành văn, thừa nhận rất nhiều Án lệ: những nước
trong hệ thống luật Anh- Mĩ.
94. Pháp luật luôn tác động tích cực đối với kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển.
=> Nhận định này Sai. Nếu pháp luật tiến bộ, phản ánh được thực tiễn, dự báo được tình hình
phát triển của xã hội thì sẽ thúc đẩy tiến bộ xã hội. Ngược lại sẽ kìm hãm sự phát triển xã hội.
95. Pháp luật là tiêu chuẩn (chuẩn mực) duy nhất đánh giá hành vi của conngười.
=> Nhận định này Sai. Ngoài pháp luật còn rất nhiều những chuẩn mực khác: Đạo đức chẳng hạn.
96. Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật lạc hậu, thể hiện trình độ pháp lý thấp.
=> Nhận định này Sai. Rất nhiều nước tiến bộ trên thế giới bây giờ trong hệ thống pháp luật
của họ chủ yếu là tồn tại dưới dạng không thành văn, thừa nhận rất nhiều Án lệ: những nước
trong hệ thống luật Anh – Mỹ.
97. Các quy phạm xã hội luôn đóng vai trò hỗ trợ việc thực hiện pháp luật.
=> Nhận định này Đúng. Các quy phạm xã hội khác như quy phạm đạo đức thể hiện phong tục
tập quán, tư tưởng của quần chúng nhân dân. Nếu QPPL được ban hành hợp tình, hợp lí thì
việc thực hiện trên thực tế sẽ dễ dàng hơn. Nó đóng vai trò tích cực trong việc hỗ trợ thực hiện PL.
98. Mọi nhà nước đều phải trải qua 04 kiểu nhà nước.
=> Nhận định này Sai. Đơn cử như Việt Nam, Việt Nam không trải qua Nhà nước tư bản chủ
nghĩa mà từ phong kiến tiến lên XHCN. Trong Cương lĩnh của Nguyễn Ái Quốc 3-2-1930 có
đề cập. Thực tiến cũng chứng minh như thế: sau CM T8, Nhà Nguyễn sụp đổ chấm dứt sự tồn
tại của chế độ phong kiến ở Việt Nam, Việt Nam xây dựng NN XHCN, bỏ qua giai đoạn Tư bản chủ nghĩa.
99. Nhà nước là một hiện tượng bất biến trong xã hội.
=> Nhận định này Sai. Trả lời dựa theo kết luận của Các Mác về hiện tượng Nhà nước: Nhà
nước không phải là một hiện tượng bất biến mà là 1 hiện tượng xã hội có tính lịch sử, nó chỉ
xuất hiện trong những điều kiện nhất định và mất đi cùng với sự mất đi của những điều kiện đó.
100. Quyền lực chỉ xuất hiện và tồn tại trong xã hội có giai cấp và đấu tranh giaicấp.
=> Nhận định này Sai. Trả lời: Phải nói rõ là quyền lực gì, quyền lực đã xuất hiện trong xã hội
nguyên thủy, là quyền lực xã hội hay quyền lực thị tộc. lOMoARcPSD| 36086670
101. Công xã nguyên thủy không tồn tại Nhà nước vì không tồn tại hệ thốngquản lý quyền lực.
=> Nhận định này Sai. Quyền lực thị tộc vẫn cần hệ thống quản lý.
102. Nhu cầu trị thủy là yếu tố căn bản hình thành Nhà nước ở các quốc giaphương Đông.
=> Nhận định này Đúng. Xem lại lịch sử hình thành các quốc gia phương đông: Do đặc thù
của nghề trồng lúa nước, trị thủy và chống giặc ngoại xâm => vai trò cộng đồng được đề cao. Câu 1: Xã hội có giai cấp là xã hội có Nhà nước. => Nhận định trên: SAI
Bởi vì Nhà nước ra đời bởi 2 nguyên nhân là nhu cầu quản lý xã hội và nhu cầu bảo vệ lợi ích
giai cấp thống trị có nghĩa là phải có tính giai cấp và tính xã hội.
Câu 2: Theo Chủ nghĩa Mác- Lênin, Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia thành các
giai cấp có lợi ích mâu thuẫn gay gắt đến mức không thể điều hòa được. => Nhận định trên: ĐÚNG.
Bởi vì Theo quan điểm của Mác-Lênin nhà nước chỉ xuất hiện ở nơi nào và thời gian nào khi
đã tồn tại chế độ tư hữu và xuất hiện sự phân chia xã hội thành các giai cấp không thể điều hòa được.
Câu 3: Vì nhà nước ra đời như là công cụ đàn áp giai cấp của giai cấp thống trị cho nên giai
cấp bị trị cũng có thể hình thành một nhà nước khác để đàn áp giai cấp thống trị. => Nhận định trên: SAI.
Bởi vì Theo chủ nghĩa Mác- Lênin …“Nhà nước là một cơ quan thống trị giai cấp, là cơ
quan áp bức của một giai cấp này với một giai cấp khác, đó là sự kiến lập một trật tự , trật tự
này hợp pháp và củng cố sự áp bức kia bằng cách làm dịu bớt xung đột giai cấp”.
Câu 4: Nhà nước là một hiện tượng bất biến trong xã hội. => Nhận định trên: SAI.
Bởi vì Theo quan điểm của Mac – Lenin nhà nước là phạm trù lịch sử, xuất hiện một cách
khách quan nhưng không phải là hiện tượng xã hội vĩnh cửu và bất biến.
Câu 5: Quyền lực chỉ xuất hiện và tồn tại trong xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp. => Nhận định trên: SAI. lOMoARcPSD| 36086670
Bởi vì quyền lực không chỉ xuất hiện và tồn tại trong xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp
ngay trong xã hội cộng sản nguyên thủy trong tổ chức thị tộc, bộ lạc cũng đã sử dụng quyền
lực để tổ chức và quản lý xã hội vào một trật tự nhất định (công xã nguyên thủy thuộc phạm
trù xã hội không giai cấp và không có đấu tranh giai cấp).
Câu 6: Học thuyết thần quyền về nguồn gốc của Nhà nước luôn cho rằng Thượng đế trực tiếp
trao quyền thống trị dân chúng cho nhà Vua. => Nhận định trên: SAI.
Bởi vì Thuyết thần quyền nhìn nhận quyền lực nhà nước bắt nguồn từ Thượng đế, tuy nhiên
quyền lực đó có thể được trao cho nhà vua một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Chứ không phải
chỉ trao trực tiếp quyền thống trị dân chúng cho nhà Vua như ở trên Câu 7: Những học thuyết
phi Mác xít lý giải một cách chân thực và có cơ sở khoa học về nguồn gốc và bản chất của nhà nước. => Nhận định trên: SAI.
Bởi vì Các học thuyết phi Mác xít lý giải thiếu cơ sở khoa học và được lợi dụng đề che đậy
nguồn gốc và bản chất của nhà nước
Câu 8: Ba lần phân công lao động diễn ra vào thời kỳ cuối của chế độ công xã nguyên thủy đã
dẫn đến sự phân hóa tài sản và chế độ tư hữu xuất hiện. => Nhận định trên: ĐÚNG.
– Lần 1: Chăn nuôi tách ra khỏi trồng trọt làm xuất hiện chế độ tư hữu.– Lần 2: Thủ công
nghiệp tách khỏi nông nghiệp đã đẩy nhanh quá trình phân hóa XH làm cho mâu thuẫn giai cấp ngày càng tăng
– Lần 3: Buôn bán phát triển và thương nghiệp ra đời sự phân hóa giai cấp ngày càng sâu sắc.
Câu 9: Công xã nguyên thủy không tồn tại Nhà nước vì không tồn tại hệ thống quản lý thực hiện quyền lực.
Nhận định trên: SAI.
Bởi vì Công xã nguyên thủy không tồn tại Nhà nước vì đặc trưng xã hội lúc bấy giờ không có
tư hữu, không giai cấp cho nên không có nhà nước lOMoARcPSD| 36086670
Câu 10: Ba lần phân công lao động diễn ra vào thời kỳ cuối của chế độ công xã nguyên thủy
đã trực tiếp dẫn đến mâu thuẫn giai cấp “chín muồi” và sự hình thành Nhà nước. Nhận định trên: SAI.
Bởi vì Ba lần phân công diễn ra vào thời kỳ cuối của chế độ công xã nguyên thủy -> nền kinh
tế sản xuất làm xuất hiện chế độ tư hữu -> dẫn đến mâu thuẫn xã hội -> chính nó làm xuất hiện
nhà nước. Nói cách khác 3 lần phân công này làm tiền đề cho sự xuất hiện nhà nước.
Chính chế độ tư hữu dẫn đến mâu thuẫn xã hội gay gắt mới làm x/h nhà nước.
Ba lần phân công lao động diễn ra vào thời kỳ cuối của chế độ công xã nguyên thủy
– Lần 1: Chăn nuôi tách ra khỏi trồng trọt làm xuất hiện chế độ tư hữu.
– Lần 2: Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp đã đẩy nhanh quá trình phân hóa XH làmcho
mâu thuẫn giai cấp ngày càng tăng
– Lần 3: Buôn bán phát triển và thương nghiệp ra đời sự phân hóa giai cấp ngày càng sâu sắc.
Câu 11: Nhu cầu trị thủy và chống giặc ngoại xâm là yếu tố quyết định sự hình thành Nhà nước
ở các quốc gia phương Đông. Nhận định trên: ĐÚNG.
Bởi vì Do tính chất lao động chủ yếu là nghề nông cho nên các công trình trị thủy là yếu tố cần
thiết cung cấp nước cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, nhằm bảo vệ những thành quả của
mình tạo ra tránh khỏi sự cướp bóc, bành trướng lãnh thổ, xác lập quyền chính trị, kinh tế, tư
tưởng cho nên việc chống xâm lược là phương diện hoạt động cơ bản, gắn liền với sự tồn tại của đất nước.
Xuất phát từ quan niệm nhà nước là tổ chức quyền lực chung của toàn xã hội, có sứ mệnh tổ
chức và quản lý các mặt trong đời sống chung của cộng đồng, các nhà khoa học ngày nay cho
rằng, nhà nước có thể xuất hiện do sự tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau, đó có thể là
những nhân tố nội tại, nảy sinh trong lòng xã hội, cũng có thể là sự tác động bởi những yếu tố
bên ngoài như thiên tai, ngoại xâm… lOMoARcPSD| 36086670
Thực tiễn lịch sử cho thấy, các nhà nước ở phương Đông ra đời tương đối sớm, trong điều kiện
chế độ tư hữu phát triển rất chậm chạp và yếu ớt, sự phân hoá xã hội diễn ra chưa thật sâu sắc.
Đặc điểm chung của các nước phương Đông là hầu hết các nhà nước đều hình thành trên lưu vực các con sông lớn.
Tuy nhiên, “điểu kiện thiên nhiên đã chứa đựng sẵn trong đó hai mặt đối lập: ưu đãi và thử thách”.
Chính vì vậy, đối với các cộng đồng dân cư ở khu vực này, trị thủy và tự vệ là những vấn đề
có tầm quan trọng sống còn.
Những công việc đó đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều người và phải có sự tổ chức, chỉ
huy tốt. Tình hình đó buộc các thị tộc phải sớm liên kết với nhau thành bộ lạc, liên minh bộ
lạc, thiết lập ra một cơ quan quản lí chung thay cho cơ quan quản lí mỗi bộ lạc.
Do tính chất thường xuyên của hoạt động trị thuỷ cũng như chống giặc ngoại xâm, cơ quan
quyền lực chung của cộng đồng dần trở thành cơ quan thường trực, chuyên đảm nhiệm chức
năng tổ chức và quản lí các mặt của đời sống xã hội. Nó ngày càng có xu hướng thoát ly, tách
dần khỏi hoạt động sản xuất trực tiếp, trở thành những cơ quan chỉ chuyên thực thi quyền lực,
nhà nước như vậy là từng bước được hình thành.
Câu 12: Nhà nước ra đời vì nhu cầu quản lý xã hội. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Nhà nước ra đời bởi 2 nguyên nhân là nhu cầu quản lý xả hội và nhu cầu bảo
vệ lợi ích giai cấp thống trị.
Câu 13: Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia thành các giai cấp có lợi ích mâu thuẫn
gay gắt đến mức không thể điều hòa được. Nhận định: ĐÚNG. lOMoARcPSD| 36086670
Gợi ý giải thích: Theo chủ nghĩa Mác- Lênin NN chỉ xuất hiện ở nơi nào và thời gian nào khi
đã tồn tại chế độ tư hữu và xuất hiện sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng,NN nước
là sản phầm tất yếu của những giai cấp không thể điều hòa được.
PHẦN 2: BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC
1. Một trong những cách xác định bản chất nhà nước là việc trả lời câu hỏi nhà nước của ai,do ai và vì ai. Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Một trong những hình thức biểu hiện tính giai cấp của nhà nước là ý chí và
lợi ích của giai cấp. Nhìn chung, nhà nước thể hiện ý chí giai cấp và sự bảo vệ lợi ích giai cấp
trong tổ chức và hoạt động của nhà nước là một nội dung trả lời cho câu hỏi nhà nước của ai, do ai và vì ai.
2. Vì xã hội phân chia thành các giai cấp cho nên bản chất của nhà nước là của giai cấp
thốngtrị, do giai cấp thống trị và vì giai cấp thống trị. Nhận định: SAI. Gợi ý giải thích:
Sai: Bản chất của nhà nước bao hàm sự tồn tại của tính giai cấp và tính xã hội.
3. Thực chất, nhà nước chỉ là công cụ, bộ máy trấn áp giai cấp của giai cấp thống trị, bảo vệlợi
ích của giai cấp thống trị và trấn áp giai cấp bị trị. Nhận định: SAI. Gợi ý giải thích:
Sai: theo khái niệm nhà nước thì nhà nước là một tổ chức chính trị có quyền lực công cộng đặc
biệt, được hình thành và bị quyết định bởi nhu cầu trấn áp giai cấp và nhu cầu quản lý các công việc chung của xã hội.
4. Bản chất giai cấp của nhà nước thực chất chỉ là một giai cấp nhất định nắm quyền lực nhànước. lOMoARcPSD| 36086670 Nhận định: SAI. Gợi ý giải thích:
Sai: theo quan điểm của Mác- Lênin bản chất nhà nước có hai nội dung cơ bản là: tính giai cấp
và tính xã hội của nhà nước
5. Việc nhà nước bảo vệ lợi ích chung của xã hội chính là biểu hiện rõ nhất bản chất giai cấpcủa nhà nước. Nhận định: SAI. Gợi ý giải thích:
Sai: việc bảo vệ lợi ích chung của xã hội chính là biểu hiện rõ nhất của bản chất xã hội của nhà
nước chứ không phải là biểu hiện rõ nhất bản chất giai cấp của nhà nước.
6. Tính giai cấp và tính xã hội của nhà nước tỷ lệ nghịch với nhau trong nội dung của bảnchất nhà nước. Nhận định: SAI. Gợi ý giải thích:
Sai: xét về tính chất , mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội thể hiện sự mâu thuẫn và
thống nhất giữa hai mặt của khái niệm bản chất nhà nước, chứ không phải hoàn toàn tỷ lệ nghịch với nhau.
7. Một trong những đặc trưng của nhà nước là có quyền lực công cộng đặc biệt. Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Đặc biệt bởi quyền lực này tách rời khỏi xã hội,thực hiện bởi bộ máy chuyên
làm nhiệm vụ quản lý, độc quyền sử dụng sức mạnh,áp đặt với mọi chủ thể – quyền lực côn,
nguồn lực kinh tế, chính trị và tư tưởng lớn nhất.
8. Tính xã hội của nhà nước không chỉ thể hiện là ý chí chung của xã hội mà nó còn thể
hiệntrong vai trò bảo vệ lợi ích chung của xã hội. lOMoARcPSD| 36086670 Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Vì tính xã hội xuất phát từ NN đại diện cho ý chí chung , lợi ích chung. NN
ra đời đáp ứng nhu cầu quản lý giải quyết công việc chung, bảo vệ lợi ích chung của xã hội.
9. Quyền lực công cộng đặc biệt của nhà nước chính là quyền lực về kinh tế, chính trị và tưtưởng. Nhận định: SAI. Gợi ý giải thích:
Sai: quyền lực công cộng đặc biệt của nhà nước bao gồm các điểm sau đây: quyền lực này
tách rời khỏi xã hội,thực hiện bởi bộ máy chuyên làm nhiệm vụ quản lý, độc quyền sử dụng
sức mạnh,áp đặt với mọi chủ thể – quyền lực côn, nguồn lực kinh tế, chính trị và tư tưởng lớn nhất.
10. Tìm hiểu về bản chất của nhà nước chính là việc trả lời cho câu hỏi: tổ chức và thực
hiệnquyền lực nhà nước vì lợi ích của ai. Nhận định: SAI. Gợi ý giải thích:
Sai: tìm hiểu về bản chất nhà nước là khả năng thấy trước được những sự kiện sau này trên cơ
sở những quy luật biến đổi đã được xác định rõ của nhà nước, là việc nắm được nguồn gốc
phát sinh, phát triển của nhà nước, vạch ra con đường tạo lập nhà nước.
11. Quyền ban hành và quản lý xã hội bằng pháp luật được thực hiện bởi các tổ chức trong xãhội. Nhận định: SAI. Gợi ý giải thích:
Sai: quyền ban hành và quản lý xã hội bằng pháp luật được thực hiện bởi nhà nước. Vì pháp
luật là chuẩn mực cho hành vi của toàn xã hội cho nên chỉ có nhà nước mới được ban hành và
quản lý xã hội bằng pháp luật. lOMoARcPSD| 36086670
12. Bản chất nhà nước phải là sự kết hợp một cách chặt chẽ giữa các vấn đề về quyền lực
nhànước của ai, do ai và vì ai. Nhận định: SAI. Gợi ý giải thích:
Sai: theo khái niệm bản chất nhà nước là toàn bộ những mối liên hệ , quan hệ sâu sắc và những
quy luật bên trong quyết định những đặc điểm và khuynh hướng phát triển cơ bản của nhà
nước. Và nội dung chính cơ bản của bản chất nhà nước là tính giai cấp và tính xã hội của nhà nước.
13. Các tổ chức xã hội có thể phân chia cư dân thành các đơn vị hành chính lãnh thổ. Nhận định: SAI. Gợi ý giải thích:
Sai : do sự thay đổi về kinh tế và xã hội dẫn đến sự thay đổi về cách tổ chức và quản lý xã hội
đối với cư dân và sự thay đổi ở đây là nhà nước phân chia cư dân theo sự phân chia lãnh thổ
để quản lý. Cho nên chỉ có nhà nước mới có thể quản lý và phân chia cư dân và theo lãnh thổ.
14. Bản chất nhà nước và bản chất giai cấp của nhà nước là hai khái niệm đồng nhất. Nhận định: SAI. Gợi ý giải thích:
Sai: bản chất giai cấp của nhà nước và bản chất của nhà nước là hai khái niệm không thể đồng
nhất vì bản chất giai cấp chỉ là một trong những nội dung của bản chất nhà nước mà thôi.
15. Nhà nước bảo vệ giai cấp thống trị nhưng trong chừng mực nhất định nó đồng thời bảo
vệlợi ích của xã hội nói chung. Nhận định: SAI. Gợi ý giải thích: lOMoARcPSD| 36086670
Đúng: vì quá trình hình thành và phát triển của nhà nước không chỉ chịu sự tác động của từng
yếu tố mà còn chịu sự tác động của mối quan hệ tương tác giữa tính giai cấp và tính xã hội.
Trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng hiện diện hai mặt, hai tính chất này của nhà nước.
16. Bản chất giai cấp của nhà nước không chỉ là lợi ích của giai cấp thống trị mà trước hết làvì
lợi ích của giai cấp thống trị. Nhận định: SAI. Gợi ý giải thích:
Sai: bản chất giai cấp của nhà nước là bảo vệ trước hết lợi ích giai cấp thống trị và bảo vệ trật
tự xã hội có lợi cho giai cấp thống trị.
17. Cơ sở kinh tế quyết định sự xuất hiện và phát triển của nhà nước nhưng nhà nước cũng
sựđộc lập nhất định đối với cơ sở kinh tế. Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Nhà nước có thể thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế một cách nhanh chóng
hoặc kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.
18. Nhà nước và xã hội là hai hiện tượng hoàn toàn có thể đồng nhất. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Theo quan điểm của duy vật biện chứng , xã hội đóng vai trò quyết định trong
mối quan hệ với nhà nước và là tiền đề , cơ sở cho sự hình thành và phát triển nước nhà. Sự
thay đổi trong xã hội sẽ dẫn đến sự thay đổi của nhà nước. Tuy nhiên NN cũng có sự độc lập
nhất định và tác động trở lại đối với xã hội, thúc đẩy sự phát triển của xã hội và ngược lại có
thể kìm hãm ,cản trở sự phát triển của xã hội trong những giai đoạn nhất định.
PHẦN 3: BỘ MÁY NHÀ NƯỚC
1. Cơ quan lập pháp là cơ quan đại diện. Nhận định: ĐÚNG. lOMoARcPSD| 36086670
Gợi ý giải thích: Là cơ quan đại diện theo thành phần cư dân, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích
của nhân dân, thực hiện chứ năng xây dựng pháp luật.
2. Bộ máy nhà nước có tính hệ thống chặt chẽ Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Theo khái niệm BMNN là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương xuống
địa phương được tổ chức theo những nguyên tắc chung , thống nhất tạo thành một cơ chế đồng
bộ để thực hiện nhiệm vụ và các chức năng của nhà nước.
3. Cơ quan đại diện là cơ quan lập pháp. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì cơ quan đại diện là cơ quan do nhân dân trực tiếp bầu ra (hoặc bầu thông
qua bằng trưng cầu ý dân) thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước. Do vậy cơ quan
đại diện lại thường thực hiện chức năng lập pháp, chứ không phải cơ quan đại diện chính là cơ quan lập pháp.
4. Bộ máy nhà nước thay đổi do sự thay đổi của điều kiện xã hội. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Tùy thuộc vào chức năng, nhiệm vụ của nhà nước như thế nào mà tổ chức ra
bộ máy nhà nước tương ứng. Sự thay đổi của của chức năng ,nhiệm vụ của nhà nước phụ thuộc
vào nhận thức của con người và từ sự chuyển biến của thực tại xã hội. Vì vậy, khi chức năng
nhiệm vụ nhà nước thay đổi thì việc tổ chức bộ máy nhà nước cũng phải thay đổi.
5. Các cơ quan nhà nước có tính hệ thống vì chúng được tổ chức theo các nguyên tắc nhấtđịnh. Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Cơ quan nhà nước là bộ phận cấu thành nên bộ máy nhà nước. Đó là một tổ
chức chính trị mang quyền lực nhà nước ,được thành lập trên cơ sở pháp luật và được giao
những nhiệm vụ , quyền hạn nhất định để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của nhà nước trong phạm vi luật định. lOMoARcPSD| 36086670
6. Tòa án phải độc lập khi xét xử. Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Vì chức năng của tòa án là giải quyết tranh chấp và xét xử. Trong hoạt động
xét xử Tòa án chỉ căn cứ vào pháp luật và làm đúng theo các quy định của pháp luật, nghĩa là
tòa án phải độc lập với các cơ quan khác.
7. Trong tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước Tư sản chỉ áp dụng một nguyên tắc là: Tam quyền phân lập. Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Vì điểm đặc trưng cơ bản của bộ máy nhà nước tư sản là nó được tổ chức theo
nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước (tam quyền phân lập) có sự phân định chức năng,
nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước trong bộ máy nhà nước một cách rõ ràng, cụ thể trên sơ sở
quy định của pháp luật.
8. Hầu hết tòa án trong bộ máy nhà nước phải độc lập khi xét xử. Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Vì chức năng của tòa án là giải quyết tranh chấp và xét xử cho nên trong hoạt
động xét xử luôn áp dụng theo pháp luật và làm đúng theo các quy định của PL. Phải độc lập
với các cơ quan khác, độc lập giữa thẩm quyền xét xử, giữa cấp sơ thẩm, phúc thẩm; độc lập
giữa người trực tiếp xét xử (thẩm phán) với ông chánh án và thứ tư là thẩm phán, hội đồng xét
xử có quyền độc lập là tự mình dựa vào pháp luật để quyết định
9. Cơ sở kinh tế quyết định sự xuất hiện và phát triển của nhà nước nhưng nhà nước cũng sựđộc
lập nhất định đối với cơ sở kinh tế. Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Cơ sở kinh tế quyết định đến việc tổ chức và hoạt động của BMNN. Sự thay
đổi của cơ sở kinh tế tất yếu dẫn đến sự thay đổi của NN
Nhà nước có thể kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế hoặc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. lOMoARcPSD| 36086670 10.
Bộ máy nhà nước thực chất là tổng thể các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địaphương. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Theo khái niệm bộ máy nhà nước được hiểu là hệ thống các cơ quan nhà nước
từ trung ương xuống địa phương . Không phải là tổng thể các cơ quan từ trung ương đến địa phương. 11.
Một trong những yếu tố căn bản phân biệt cơ quan nhà nước với tổ chức xã hội là thẩmquyền của nó. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Đặc điểm cơ bản của cơ quan nhà nước phân biệt với các tổ chức khác trong
xã hội đó chính là tính quyền lực của nhà nước. Thẩm quyền chỉ là phạm vi thực hiện quyền
lực nhà nước của mỗi cơ quan được pháp luật quy định chặt chẽ.
PHẦN 4: CHỨC NĂNG NHÀ NƯỚC
1. Sự biến đổi của nhiệm vụ sẽ dẫn đến sự biến đổi chức năng của nhà nước. Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Vì nhiệm vụ có trước và nội dung và tính chất của nhiệm vụ quyết định số
lượng ,cách thức thực hiện chức năng để hoàn thành nhiệm vụ đó. Sự thay đổi của nhiệm vụ
sẽ dẫn đến sự thay đổi của chức năng nhà nước tùy thuộc vào nhận thức của con người và sự
chuyển biến của thực tại xã hội.
2. Vì nhiệm vụ quyết định chức năng của nhà nước nên chức năng nhà nước không
tácđộng đến nhiệm vụ. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Chức năng là những phương diện, mặt hoạt động cơ bản để thực hiện nhiệm
vụ và do vậy ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành nhiệm vụ. lOMoARcPSD| 36086670
3. Nhiệm vụ của Nhà nước xuất hiện do ý chí chủ quan của con người và sự vận
độngkhách quan của xã hội. Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Để xác định chức năng , nhiệm vụ nhà nước phải dựa trên những cơ sở khách
quan, khoa học, phải căn cứ vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội không được mơ hồ,lý tưởng
hóa và phải mang tính toàn diện,có khả năng trở thành hiện thực. Trong từng thời điểm nhà
nước phải xác định được nhiệm vụ nào là trước mắt, nhiệm vụ nào có tính chất lâu dài, chức
năng nào là chủ yếu, chức năng nào là thứ yếu.
4. Chức năng của nhà nước và của cơ quan nhà nước hình thành là kết quả của
quátrình thiết lập bộ máy nhà nước. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Cơ quan nhà nước nhà 1 bộ phận cấu thành nên bộ máy nhà nước, chức năng
của cơ quan nhà nước là phương diện hoạt động của cơ quan nhà nước đó và phụ thuộc vào
chức năng nhà nước,không thể trái với chức năng nhà nước. Đối với chức năng nhà nước là
phương diện hoạt động chủ yếu của bộ máy nhà nước, trên cơ sở chức năng nhà nước ,giai cấp
thống trị thiết lập ra bộ máy nhà nước.
5. Cơ quan nhà nước xuất hiện, sau đó chức năng được xác định cho cơ quan này
vàcuối cùng, nhiệm vụ được giao để nó thực hiện. Nhận định: SAI. Gợi ý giải thích: M
Sai: một quy trình đúng cho việc tổ chức và hoạt động của nhà nước là:
Một: xác định mục tiêu của nhà nước (nhiệm vụ của NN).
Hai: xác định hoạt động tương ứng thực hiện những mục tiêu đó (chức năng của NN).
Ba: tổ chức bộ máy nhà nước bao gồm các cơ quan nhà nước để đảm nhận các hoạt động đó (BMNN). lOMoARcPSD| 36086670
6. Chức năng nhà nước không thể thay đổi. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Theo tính khác quan của chức năng nhà nước thì cùng với sự phát triển của
XH, có chức năng mất đi, có chức năng thay đổi về nội dung,có chức năng mới xuất hiện, đáp
ứng nhu cầu của tình hình mới.Chức năng nhà nước không phải là bất biến ngay cả khi bản
chất nhà nước không thay đổi.
PHẦN 5: HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC
1. Trong hình thức chính thể quân chủ, người đứng đầu nhà nước nắm giữ cả ba quyền lực:
quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Là hình chính thể trong đó người đứng đầu nhà nước nắm giữ toàn bộ hoặc
một phần quyền lực nhà nước và được chuyển giao theo nguyên tắc thế tập( kế thừa, truyền
ngôi). Tùy thuộc vào khả năng nắm giữ quyền lực nhà nước của nhà vua chính thể quân chủ
được chia làm hai loại là: chính thể quân chủ tuyệt đối là người đứng đầu nhà nước có quyền
lực vô hạn nắm giữ 3 quyển lập pháp- hành pháp- tư pháp. Thứ hai là quân chủ hạn chế là bên
cạnh người đứng đầu nhà nước còn có các thiết chế quyền lực khác san se quyền lực với nhà vua.
2. Mọi Chính phủ phải do Quốc hội hay Nghị viện thành lập. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Tùy theo hình thức tổ chức quyền lực NN cao nhất của mỗi nhà nước mà ta
thành lập chính phủ cho phù hợp. Nếu nhà nước theo chế độ cộng hòa tổng thống thì chính phủ
do tổng thống thành lập. Chế độ cộng hòa đại nghị thì chính phủ được thành lập trên cơ sở nghị
viện do thủ tướng đứng đầu. Chế độ cộng hòa hỗn hợp thì chính phủ được thành lập kết hợp từ
hai hình thức trên Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa lãnh đạo chính phủ, thủ tướng đứng đầu chính phủ.
3. Đặc điểm cơ bản nhất trong chính thể cộng hòa, quyền lực tối cao của nhà nước thuộc
vềnhững cơ quan được bầu trong thời gian nhất định. lOMoARcPSD| 36086670 Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Chính thể cộng hòa có 3 đặc điểm sau: quyền lực tối cao của NN thuộc về một
cơ quan hoặc một số cơ quan nhà nước. Các cơ quan quyền lực nhà nước tối cao này được hình
thành bằng con đường bầu cử. Cuối cùng cơ quan quyền lực tối cao nắm giữ quyền lực trong
một thời hạn nhất định gọi là nhiệm ký
4. Mối quan hệ giữa Chính phủ và Nghị viện hay Quốc hội là kiềm chế đối trọng trong chế độđại nghị. Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Vì chính phủ được thành lập trên cơ sở nghị viện và chịu trách nhiệm trước
nghị viện, trong trương hợp nghị viện không tín nhiệm chính phủ nữa thì chính phủ phải từ
chức. Tuy nhiên để hạn chế bớt quyền của nghị viện chính phủ cũng có quyền đề nghị nhà vua
giải tán nghị viện, quyết định tổ chức bầu cử để nhân dân phán xét xung đột giữa hành pháp và lập pháp.
5. Trong chính thể cộng hòa lưỡng hệ, thủ tướng là người nắm giữ quyền hành pháp. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Phải nói là trong chính thể cộng hòa lưỡng hệ , thủ tướng và các bộ trưởng
nắm quyền hành pháp và chịu trách nhiệm trước nghị viện.
6. Chính phủ luôn luôn chịu trách nhiệm trước Quốc hội hay Nghị viện. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Tùy theo cách thức tổ chức quyền lực nhà nước cao nhất của mỗi nhà nước
mà chính phủ chịu trách nhiệm trước cơ quan nào. Nếu theo chế độ cộng hòa tổng thống thì
chính phủ chịu trách nhiệm trước tổng thống. Theo chế độ cộng hòa đại nghị thì chính phủ chịu
trách nhiệm trước nghị viện, cuối cùng nếu theo chế độ cộng hòa hỗn hợp thì chính phủ chịu
trách nhiệm trước nghị viện.
7. Trong cấu trúc nhà nước đơn nhất không thể tồn tại khu tự trị. Nhận định: ĐÚNG. lOMoARcPSD| 36086670
Gợi ý giải thích: Nhà nước đơn nhất là NN mà lãnh thổ của nó được hình thành từ một lãnh thổ
duy nhất,lãnh thổ này được chia thành các đơn vị hành chính trực thuộc, nhà nước đơn nhất
chỉ có 1 chủ quyền quốc gia duy nhất. Chỉ có một hệ thống cơ quan nhà nước thống nhất từ
trung ương xuống địa phương, cho nên không tồn tại khu tự trị ở một nơi nào trong lãnh thổ.
8. Cơ quan đại diện là cơ quan thiết lập cơ quan hành pháp. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Tùy vào nhà nước mang hình thức chính thể, cấu trúc và chế độ chính trị như
thế nào thì cơ quan hành pháp được thiết lập một cách thích hợp. Nếu nhà nước mang hình
thức chính thể cộng hòa tổng thống thì cơ quan hành pháp do tổng thống thành lập. Nhà nước
mang hình thức cộng hòa đại nghị và nhà nước mang hình thức quân chủ đại nghị thì cơ quan
hành pháp do nghị viện lập ra. Đối với nhà nước CHXHCN Việt Nam thì cơ quan đại diện là
quốc hội tổ chức ra cơ quan hành pháp ( chính phủ) để thực hiện quyền hành pháp.
9. Trong cấu trúc nhà nước liên bang, các quốc gia thành viên đều có thẩm quyền riêng trêncơ
sở phân chia quyền lực giữa trung ương liên bang với nhà nước thành viên. Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Vì nhà nước liên bang là nhà nước được hợp thành từ hai hay nhiều nước
thành viên cho nên nhà nước liên bang có hai loại chủ quyền quốc gia trong nhà nước liên bang
và chủ quyền của nhà nước thành viên để tránh mâu thuẫn giữa hai loại chủ quyền này nhà
nước liên ban đều có những cô chế phân chia chủ quyền nhất định. Cũng chính vì vậy nhà nước
liên ban có hai hệ thống cơ quan nhà nước một là hệ thống cq NN liên bang thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của liên bang, một hệ thống cp NN thành viên thực hiện các chức năng, nhiệm
vụ của nhà nước thành viên =>Tóm lại là có sự phân chia quyền lực với nhau.
10. Trong hình thức chính thể quân chủ không thể tồn tại dân chủ. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Trong nhà nước tư sản do hoàn cảnh lịch sử bên cạnh hình thức chính thể cộng
hòa còn có hình thức chính thể quân chủ. Chính thể quân chủ ở đây là chính thể quân chủ hạn
chế, có nghĩa là quyền lực nhà vua bị hạn chế ,hình thức này còn được gọi là quân chủ lập hiến lOMoARcPSD| 36086670
được chia làm hai loại là: quân chủ nhị nguyên và quân chủ đại nghị cả hai hình thức này tuy
khác về quyền lực nhà vua nắm giữ nhưng bên cạnh nhà vua còn có nghị viện do dân bầu ra.
Cho nên hình thức chính thể quân chủ vẫn tồn tại dân chủ.
11. Chế độ chính trị là phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước. Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Theo khái niệm chế độ chính trị là tổng thể các phương pháp, thủ đoạn mà các
cơ quan nhà nước sử dụng để thực hiện quyền lực nhà nước.
12. Nguyên thủ quốc gia là một bộ phận có trong tất cả các nhà nước. Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Ta có thể nhận thấy nhà nước theo chính thể quân chủ thì nguyên thủ quốc
gia là Vua, theo chính thể cộng hòa thì nguyên thủ quốc gia là tổng thống. Còn đối với nước
cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN nguyên thủ quốc gia là chủ Tịch nước. Tuy mỗi nguyên thủ
quốc gia ở các hình thức nhà nước khác nhau về việc nắm quyền lực nhưng cùng là người đứng
đầu nhà nước thay mặt nhà nước trong việc đối nội và đối ngoại.
13. Quyền lực của các cơ quan nhà nước không thể cao hơn Hiến pháp. Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Nếu quyền lực của các cơ quan nhà nước mà cao hơn hiến pháp thì khả năng
lạm dụng quyền lực của các cơ quan nhà nước là rất cao do không có một sự kiểm soát nào và
dễ đến việc vì lợi ích của mình mà xâm phạm đến quyền lợi của người khác và của xã hội, vì
vậy dẫn đến việc mọi quy định trong hiến pháp không còn hiệu lực. Cho nên để tránh tình trạng
tùy tiện trong việc sử dụng quyền lực nhà nước thì sự hiện diện của Hiến pháp là một căn cứ
căn bản cho việc kiểm soát quyền lực của nhà nước và được xem là đạo luật cao nhất do nhà
nước ban hành là văn bản pháp luật duy nhất quy định tổ chức và thực hiện toàn bộ quyền lực nhà nước.
14. Nguồn gốc quyền lực nhà nước của các nhà nước đều xuất phát từ nhân dân. Nhận định: SAI. lOMoARcPSD| 36086670
Gợi ý giải thích: Đối với nhà nước chủ nô ,phong kiến thì quyền lực nhà nước vẫn theo tư
tưởng thần quyền nhà nước và quyền lực nhà nước có nguồn gốc từ một lực lượng siêu nhiên,
cho nên quyền lực không xuất phát từ nhân dân.
15. Tổng thống luôn do nhân dân trực tiếp bầu ra. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Theo chế độ cộng hòa đại nghị thì tổng thống không do dân trực tiếp bầu ra
mà tổng thống được thành lập dựa trên cơ sở nghị viện do thượng viện , hạ viện, các đại biểu
hội đồng các vùng bầu ra.
16. Nhân dân đều được tham gia vào bộ máy nhà nước và bằng bầu cử. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Nhân dân đều được tham gia vào bộ máy nhà nước và bằng bầu cử chỉ được
áp dụng đối nhà nước mang hình thức chính thể cộng hòa. Đối với nhà nước mang hình thức
chính thể quân chủ thì nhân dân được tham gia vào bộ máy nhà nước và bằng bầu cử thì chỉ
rơi vào những nước mang hình thức quân chủ hạn chế còn đối với nhà nước mang hình thức
quân chủ tuyệt đối thì nhân dân tham gia vào bộ máy nhà nước và bằng bầu cử là không có.
17. Mối quan hệ giữa Chính phủ và Nghị viện hay Quốc hội là kiềm chế đối trọng trong chếđộ Cộng hòa tổng thống. Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Nhìn từ góc độ tổ chức quyền lực NN, có thể khẳng định rằng chế độ cộng
hòa tổng thống áp dụng triệt để nguyên tắc phân chia quyền lực trong mối quan hệ giữa các
nhánh quyền lực ,thực hiện cơ chế đối trọng quyền lực vừa độc lập vừa chịu sự chi phối của
các thiết chế quyền lực khác trong quá trình thực hiện quyền lực NN.
18. Một nhà nước dân chủ thì không thể mang hình thức chính thể quân chủ. Nhận định: SAI. lOMoARcPSD| 36086670
Gợi ý giải thích: Trong nhà nước tư sản do hoàn cảnh lịch sử bên cạnh hình thức chính thể cộng
hòa còn có hình thức chính thể quân chủ. Chính thể quân chủ ở đây là chính thể quân chủ hạn
chế, có nghĩa là quyền lực nhà vua bị hạn chế ,hình thức này còn được gọi là quân chủ lập hiến
được chia làm hai loại là: quân chủ nhị nguyên và quân chủ đại nghị cả hai hình thức này tuy
khác về quyền lực nhà vua nắm giữ nhưng bên cạnh nhà vua còn có nghị viện do dân bầu ra.
Cho nên hình thức chính thể quân chủ vẫn tồn tại dân chủ.
19. Sự tham gia trực tiếp của nhân dân vào bộ máy nhà nước là căn cứ duy nhất để đánh giátính
chất dân chủ của nhà nước. Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: sự tham gia trực tiếp của nhân dân vào bộ máy nhà nước là phát huy quyền
làm chủ của nhân dân, nhân dân có điều kiện bày tỏ ý kiến của mình, tham gia quản lý nhà
nước và xã hội, kiểm tra giám sát hoạt động của nhà nước. Đó cũng là sự thể hiện nhà nước
của dân,do dân và vì dân. Quyền lực thuộc về nhân dân.
20. Đặc trưng của chế độ đại nghị là nghị viện thành lập và giải tán chính phủ. Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Theo chế độ đại nghị thì chính phủ được thành lập trên cơ sở nghị viện và
chịu trách nhiệm trước nghị viện cho nên trong trường hợp nghị viện không tín nhiệm chính
phủ nữa thì có quyền thông qua thủ tục bỏ phiếu tín nhiệm để giải tán chính phủ.
21. Sự phân quyền và cơ chế kiểm tra đối trọng giữa các cơ quan nhà nước là biểu hiện
quyềnlực nhà nước thuộc về nhân dân. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì quyền lực nhà nước luôn có xu hướng tự mở rộng. Bất cứ ở đâu có quyền
lực sẽ xuất hiện xu thế lạm quyền và chuyên quyền, cho dù quyền lực ấy thuộc về ai. Do vậy,
để đảm bảo các quyền tự do cơ bản của công dân, ngăn ngừa hành vi lạm quyền của các chủ
thể nắm giữ quyền lực, nhà nước phân chia thành các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp,
không chỉ để chuyên môn hoá các quyền mà quan trọng hơn là để giữa các quyền có sự giám
sát, chế ước lẫn nhau, tạo nên sự cân bằng về quyền lực giữa các cơ quan công quyền. Mỗi cơ lOMoARcPSD| 36086670
quan được quyền hoạt động trong lĩnh vực của mình, không có quyền trong lĩnh vực khác,
nhưng có quyền ngăn chặn cơ quan khác.
22. Đặc trưng của chế độ cộng hòa tổng thống là quyền lực không bị hạn chế của tổng thống. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Đặc trưng của chế độ cộng hòa tổng thống là quyền lực của tổng thống cũng
bị hạn chế vì nhìn góc độ tổ chức quyền lực nhà nước thì chế độ cộng hòa tổng thống áp dụng
triệt để nguyên tắc phân chia quyền lực và thực hiện cơ chế kiềm chế đối trọng quyền lực .
Tổng thống ( hành pháp),nghị viện(lập pháp), tòa án tối cao ( tư pháp) vừa độc lập vừa chịu sự
chi phối của các thiết chế quyền lực khác trong quá trình thực hiện quyền lực NN.
23. Hình thức chính thể cộng hòa dân chủ chỉ được hình thành từ sau cách mạng tư sản. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Hình thức chính thể cộng hòa dân chủ được hình thành trong nhà nước chủ
nô, phong kiến như cộng hòa dân chủ chủ nô Aten ( vào thế kỷ thứ V-IV tcn), cộng hòa quý
tộc chủ nô La Mã ( vào khoảng thế kỷ thứ III tcn)
24. Mối quan hệ kiểm tra, giám sát giữa các cơ quan nhà nước chỉ tồn tại trong những nướcáp
dụng nguyên tắc phân quyền. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Mối quan hệ kiểm tra giám sát giữa các cơ quan nhà nước không chỉ tồn tại
trong những nước áp dụng nguyên tắc phần quyền mà các nước áp dụng nguyên tắc tập quyền
cũng có sự kiểm tra giám sát thông qua người đứng đầu hay cơ quan nào đó nắm quyền lực
NN cao nhất khác với các nước áp dụng nguyên tắc phân quyền là quyền lực NN được phân
thành các bộ phận khác nhau và giao cho các co quan NN khác nhau nắm giữ và các cơ quan
này phải hoạt động theo cơ chế kiềm chế và đối trọng nhau.
25. Chủ quyền quốc gia luôn tập trung ở chính quyền trung ương cho dù đó là Nhà nước liênbang hay đơn nhất. Nhận định: ĐÚNG. lOMoARcPSD| 36086670
Gợi ý giải thích: Chủ quyền quốc gia thể hiện nội dung chính trị pháp lý của nhà nước trong
việc thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước, chỉ có chủ thể duy nhất có thẩm quyền này.
26. Một nhà nước với chế độ chính trị dân chủ phải là nhà nước có hình thức cấu trúc liênbang. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Một nhà nước với chế độ chính trị dân chủ không phải chỉ có nhà nước có
hình thức cấu trúc liên bang mà còn có cả nhà nước mang hình thức cấu trúc đơn nhất.
27. Nhà nước với chính thể cộng hòa thì luôn có chế độ chính trị dân chủ. Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Chính thể cộng hòa là hình thức trong đó quyền lực nhà nước cao nhất do một
cơ quan được bầu ra trong một thời hạn nhất định. Trong đó việc thực hiện theo chế độ chính
trị dân chủ là mọi tầng lớp nhân dân có quyền tham gia bầu cử để lập ra cơ quan quyền lực tối
cao của NN,nhằm đảm bảo được địa vị làm chủ của nhân dân đối với quyền lực nhà nước và
thường chia hình thức dân chủ làm hai loại là dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp.
28. Chế độ chính trị của Nhà nước luôn phụ thuộc vào hình thức chính thể của Nhà nước. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Ba yếu tố hình thức chính thể ,hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị
có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau tạo thành hình thức nhà nước. Trong đó hình thức
chính thể và chế độ chính trị có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
29. Hình thức chính thể quân chủ là hình thức chính thể mà ở đó toàn bộ quyền lực tối caothuộc về một người. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Tùy thuộc vào khả năng nắm giữ quyền lực NN của người đứng đầu mà chính
thể quân chủ chia thành hai loại chính thể quân chủ tuyệt đối và chính thể quân chủ hạn chế: lOMoARcPSD| 36086670
Chính thể quân chủ tuyệt đối là người đứng đầu có quyền lực vô hạn nắm giữ 3 quyền lập pháp- hành pháp- tư pháp.
Chính thể quân chủ hạn chế là bên cạnh người đứng đầu còn có các thiết chế quyền lực khác
san sẻ quyền lực với người đứng đầu và bị hạn chế quyền lực.
30. Hình thức chính thể cộng hòa không tồn tại ở các kiểu Nhà nước chủ nô và phong kiến. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Hình thức chính thể cộng hòa có tồn tại ở các kiểm nhà nước chủ nô và phong
kiến. Đối với nhà nước chủ nô điển hình là các nước phương tây hình thức chính thể cộng hòa
xuất hiện ở A Ten vao thế kỷ thứ V-IV trcn or ở La Mã ở thế kỷ thứ III tcn tồn tại hình thức
chính thể cộng hòa quý tộc. Ở nhà
nước phong kiến thì xuất hiện chính thể cộng hòa phong kiến ở Nappholo (Italia), Nopgorot (nga).
31. Hình thức nhà nước là những hoạt động của Nhà nước. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Theo khái niệm của hình thức nhà nước được hiểu là cách thức tổ chức quyền
lực nhà nước và những phương pháp để thực hiện quyền lực nhà nước.
32. Không thể có chế độ chính trị dân chủ trong một nhà nước chính thể quân chủ tuyệt đối. Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Chính thể quân chủ tuyệt đối là người đứng đầu NN có quyền lực vô hạn.
Những cách thức thực hiện quyền lực nhà nước trong đó không đảm bảo nguyên tắc quyền lực
thuộc về nhân dân, sử dụng biện pháp cai trị độc đoán,tàn bạo, chuyên chế cực đoan hay còn
gọi là chế độ chính trị phản dân chủ.
PHẦN 6: KIỂU NHÀ NƯỚC
1. Cơ sở để xác định các kiểu nhà nước là cơ sở kinh tế, cơ sở xã hội và cơ sở tư tưởng. lOMoARcPSD| 36086670 Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Vì 3 yếu tố trên là cơ sở tiền đề để phát triển sang kiểu nhà nước mới. Dựa
vào yếu tố trên ta mới biết đặc trưng của mỗi kiểu nhà nước cơ sở kinh tế theo cách sở hữu
nào? Giai cấp trong xã hội đó như thế nào và áp dụng kiểu tư tưởng nào?
2. Sự thay thế các kiểu nhà nước trong lịch sử theo quan điểm Mác xít là quy luật kháchquan. Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Quá trình này diễn ra mang tính quy luật, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan
của con người. Nội dung của sự thay thế là phụ thuộc vào quy luật thay thế các hình thái kinh
tế-xã hội hoặc sự thay thế các phương thức sản xuất diễn ra một cách khách quan, tất yếu.
3. Sự khác biệt lớn nhất giữa nhà nước chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến, nhà nước tưsản
với nhà nước xã hội chủ nghĩa là sự khác biệt về cơ sở kinh tế. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Sai sự khác biệt của ba nhà nước trên bao gồm cơ sở kinh tế, cơ sở xã hội và
cơ sở tư tướng. Ba yếu tố cơ bản để phân biệt các kiểu nhà nước.
4. Các nhà nước đều phải trải qua tất cả các kiểu nhà nước trong lịch sử. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Quá trình của sự thay thế : theo một trật tự : nhà nước chiếm nô=>phong
kiến=> tư sản=>XHCN
Nhưng không phải tất cả các nhà nước đều phải trải qua tất cả các kiều nhà nước trong lịch sử
ví dụ nếu nhà nước kiểu tư sản thì theo trật tự tiếp theo sẽ là sự thay thế sang nhà nước kiểu
XHCN chứ không phải thay đổi từ nhà nước chiếm nô rối tiếp tục cho đến thay thế sang nhà nước XHCN.
5. Cơ sở tư tưởng trong nhà nước chiếm hữu nô lệ là đa thần giáo. Nhận định: SAI. lOMoARcPSD| 36086670
Gợi ý giải thích: Cơ sở tư tưởng trong thời kỳ này là đa thần đạo, hình thành từ nhiều bộ tộc.
6. Kiểu nhà nước sau tiến bộ hơn kiểu nhà nước trước. Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Vì kiều nhà nước sau dựa trên một phương thức sản xuất tiến bộ hơn, dựa trên
cơ sở xã hội tiến bộ hơn, sự kế thừa để phát triển các nhà nước. Năng suất lao động cao hơn,
khoa học kỹ thuật phát triển hơn, dân chủ hơn, tự do hơn cho công dân và cá nhân.
7. Phân tích cơ sở hình thành và phát triển của nhà nước tư sản.
Vào thế kỷ thứ XV-XVI nến quân chủ chuyên chế ở các nước phong kiến tây âu lâm vào khủng
hoảng trầm trọng trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, xã hội…mà biểu hiện rõ nét nhất là trong
lĩnh vực quan hệ sản xuất. Những tiến bộ của kỹ thuật được ứng dụng rộng rãi vào sản xuất
làm thay đổi tốc độ và quy mô sản xuất. Phương thức canh tác và bóc lột trong các nông trại
địa chủ có sự thay đổi họ sử dụng sức lao động làm thuê và bóc lột giá trị thặng dư. Cùng với
sự thay đổi về kinh tế là phong trào phục hưng diễn ra rầm rộ giai cấp tư sản đã xây dựng nên
một hệ tư tưởng mới, tiến bộ , đó là tư tưởng dân chủ tư sản nhằm xây dựng chính quyền dân
chủ tư sản tiến bộ, công bằng , bình đẳng và đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân.
Khi những tiền đề về kinh tế tư sản và tư tưởng tư sản dân chủ đã chín muồi thì giai cấp tư sản
phát động quần chúng làm cuộc cách mạng chính trị giành lấy chính quyền từ tay giai cấp
phong kiến, tứ đó nhà nước tư sản hình thành và cơ cấu kinh tế, xã hội, tư tưởng cũng thay đổi
và tiến bộ hơn kển nhà nước cũ.
8. Trong nhà nước xã hội chủ nghĩa, cơ sở kinh tế là công hữu nhưng nhà nước vẫn còn tồntại. Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Cơ sở kinh tế trong nhà nước xã hội chủ nghĩa là công hữu nhằm mục đích
thỏa mãn những điều kiện vất chất và tinh thần của người dân. Tuy nhiên đây không phải là sự
xóa bỏ hoàn toàn xã hội cũ mà là sự vận động phát triển của xã hội. Do đó NN XHCN vẫn còn
có những dấu ấn của xã hội trước nó.
9. Sự bóc lột trong quan hệ chiếm hữu nô lệ mang tính chất dã man nhất trong các kiểu nhànước. lOMoARcPSD| 36086670 Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Vì xem con người là vật sở hữu và tính chất bóc lột là trực tiếp khai thác thẳng vào người nô lệ.
PHẦN 7: NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1. Nhà nước xã hội chủ nghĩa không còn là nhà nước nguyên nghĩa mà chỉ là nửa nhà nước. Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Vì bản chất nhà nước XHCN mang tính giai cấp và xã hội nhà nước xã hội
chủ nghĩa không còn nguyên nghĩa, nhà nước nửa nhà nước, nhà nước tự tiêu vong 2. Bản chất
của nhà nước xã hội chủ nghĩa do cơ sở kinh tế – xã hội của nhà nước quy định. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Phải nói đúng hơn bản chất của nhà nước XHCN do cơ sở kinh tế và chế độ
chính trị-xã hội của chủ nghĩa xã hội quy định .
3. Chức năng duy nhất của nhà nước xã hội chủ nghĩa là quản lý kinh tế – xã hội.
Sai: chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa gồm chức năng đối nội và đối ngoại chức năng
quản lý kinh tế- xã hội chỉ là một trong những chức năng thuộc trong chức năng đối nội của
nhà nước xã hội chủ nghĩa.
4. Nhà nước xã hội chủ nghĩa chỉ bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động.Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Nhà nước XHCN là bộ máy củng cố địa vị thống trị và bảo vệ lợi ích của giai
cấp công nhân và nhân dân, đảm bảo sự thống trị của đa số đối với thiểu số.
5. Việc thực hiện quyền lực trong nhà nước xã hội chủ nghĩa không mang tính cưỡng chế. Nhận định: SAI. lOMoARcPSD| 36086670
Gợi ý giải thích: Quan điểm của NN XHCN là bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân,
các hoạt động bình thường của các tổ chức, cơ quan nhà nước, thiết lập trật tự công cộng, kiên
quyết đấu tranh chống lại những hiện tượng tiêu cực những vi phạm pháp luật và tội phạm. Ở
đây nếu quyền lực nhà nước xã hội chủ nghĩa không mang tính cưỡng chế thì không thể đấu
tranh bài trừ tệ nạn xã hội, giữ gìn trật tự, kỷ cương trong xã hội.
6. Tính nửa nhà nước của nhà nước xã hội chủ nghĩa thể hiện qua chức năng, các nguyên tắctổ
chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: NN xã hội chủ nghĩa với giai cấp cầm quyền là công nhân.Mà quyền lợi của
công nhân gắn chặt với quyền lợi của nông dân(các cuộc cách mạng XHCN đã chứng minh
liên minh công-nông là gốc rễ cho sự thành công của cách mạng XHCN).Mà công nông là số
đông trong xã hội.NN phục vụ cho công nông thì cũng như phục vụ cho đại đa số xã hội.Từ đó
mà ta dễ thấy tính giai cấp nó ít đi mà tính xã hội của NN này lớn ra.
Khác với các NN trước đó là tính giai cấp phục vụ cho giai cấp chiếm số ít,NN XHCN cả tính
giai cấp và tính xã hội có đối tượng hướng đến là đại đa số trong xã hội.
Vì thế có thể nói NN XHCN chỉ còn là nửa NN thôi. Cho nên tính nửa nhà nước xã hội chủ
nghĩa thể hiện qua bản chất của nhà của nhà nước XHCN gồm tính giai cấp và tính xã hội.
7. Quốc hội là cơ quan duy nhất mang tính quyền lực trong bộ máy nhà nước xã hội chủnghĩa. Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Vì bộ máy nhà nước XHCN có điểm đặc trưng cơ bản nhất là nó được tổ chức
theo nguyên tắc tập quyền XHCN. Quyền lực nhà nước tập trung thống nhất vào trong tay của
cơ quan đại diện, cơ quan này phải do dân bầu ra thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân.
8. Chế độ chính trị dân chủ chỉ tồn tại trong nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Chế độ chính trị dân chủ không chỉ tồn tại trong nhà nước xã hội chủ nghĩa
mà còn tồn tại trong nhà nước mang hình thức chính thể cộng hòa tổng thống, chính thể cộng lOMoARcPSD| 36086670
hòa đại nghị, chính thể cộng hòa hỗn hợp và nhà nước mang hình thức chính thể quân chủ đại nghị.
Câu 1: Mọi trường hợp cá nhân không có năng lực hành vi đều có thể thông qua người
thứ 3 để thực hiện các quyền cho mình.
Trả lời: Sai. Vì trong 1 số trường hợp cá nhân không có năng lực hành vi không thể thông qua
người thứ 3 để thực hiện các quyền cho mình như việc kết hôn, hoặc ly hôn.
Câu 2: Thẩm quyền của cơ quan Nhà nước do Quốc Hội quy định.
Trả lời: Sai. Vì do pháp luật quy định.
Câu 3: Hình thức của nhà nước gồm: Hình thức chính thể, hình thức cấu trúc và chế độ chính trị.
Trả lời: Đúng. Vì hình thức Nhà nước phải bao gồm 3 yếu tố là hình thức chính thể, hình thức
cấu trúc và chế độ chính trị.
Câu 4: Sự ra đời của Nhà nước XHCN luôn gắn liền với Cách mạng XHCN.
Trả lời: Đúng. Vì cách mạng XHCN xoá bỏ áp bức bóc lột.
Câu 5: Pháp luật do Nhà nước ban hành và chỉ được thể hiện bằng hình thức văn bản
quy phạm pháp luật.
Trả lời: Sai. Vì ngoài văn bản quy phạm pháp luật, thì pháp luật còn thể hiện dưới hình thức
tập quán pháp và tiền lệ pháp.
Câu 6: Người nghiện ma tuý hoặc các chất kích thích dẫn đến phá tài sản gia đình là
người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Trả lời: Sai. Vì phải có quyết định của Toà án tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Câu 7: Nhà nước ra đời xuất phát từ nhu cầu của xã hội cần phải có một bộ máy quản lý xã hội.
Trả lời: Sai. Vì còn bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị.
Câu 8: Pháp luật là tiêu chuẩn (chuẩn mực) duy nhất đánh giá hành vi con người.
Trả lời: Sai. Vì ngoài các quy phạm pháp luật còn có các quy phạm đạo đức, tôn giáo…
Câu 9: Sự thay thế kiểu Nhà nước này bằng kiểu Nhà nước khác là một quá trình đấu
tranh của giai cấp thống trị.
Trả lời: Sai. Vì sự thay thế kiểu Nhà nước này bằng kiểu Nhà nước khác là một quá trình đấu
tranh của giai cấp thống trị với giai cấp bị trị trong xã hội. lOMoARcPSD| 36086670
Câu 10: Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự được áp dụng một lần trong đời sống xã hội.
Trả lời: Sai. Vì được áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội.
Câu 11: Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý.
Trả lời: Sai. Vì trong một số trường hợp vi phạm pháp luật không truy cứu trách nhiệm pháp
lý như: Quá thời hiệu truy cứu trách nhiệm pháp lý.
Câu 12: Nhà nước pháp quyền là kiểu Nhà nước tiến bộ nhất.
Trả lời: Sai. Vì Nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu Nhà nước.
Câu 13: Không hành động cũng có thể vi phạm pháp luật.
Trả lời: Đúng. Vì hành vi vi phạm pháp luật có thể là hành vi hành động hoặc là hành vi không
hành động. Ví dụ: Hành vi không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm.
Câu 14: Năng lực hành vi của cá nhân có từ khi cá nhân đó được sinh ra và mất khi chết.
Trả lởi: Sai. Vì khi cá nhân mới sinh ra thì chưa có năng lực hành vi, năng lực hành vi của cá
nhân có kể từ khi đạt độ tuổi nhất định và những điều kiện nhất định.
Câu 15: Tiền lệ pháp chỉ được hình thành từ cơ quan hành pháp.
Trả lời: Sai. Vì tiền lệ pháp: Là hình thức Nhà nước thừa nhận các quyết định của cơ quan hành
chính hoặc xét xử giải quyết những vụ việc cụ thể để áp dụng đối với các vụ việc tương tự. Vì
vậy tiền lệ pháp được hình thành từ cơ quan hành pháp và tư pháp.
Câu 16: Để xác định một hệ thống pháp luật hoàn thiện chỉ dựa vào 2 tiêu chí: Tính
toàn diện, đồng bộ và tính thống nhất của hệ thống pháp luật.
Trả lời: Sai. Vì ngoài ra còn tính phù hợp, tính khả thi và ngôn ngữ, kỹ thuật xây dựng pháp luật.
Câu 17: Pháp luật và pháp chế không thể tách rời và không phụ thuộc vào trình độ văn
hoá của cán bộ, công chức, công dân.
Trả lời: Sai. Vì pháp luật và pháp chế muốn phát huy hiệu quả cần phải phụ thuộc vào trình độ
văn hoá của cán bộ, công chức, công dân.
Câu 18: Ý thức của pháp luật được cấu thành từ: Ý thức pháp luật thông thường, ý
thức pháp luật có tính lý luận khoa học và ý thức pháp luật nghề nghiệp.
Trả lời: Sai. Vì ý thức pháp luật được cấu thành từ hệ tư tưởng pháp luật và tâm lý pháp luật.
Câu 19: Một quy phạm pháp luật có thể khuyết 3 yếu tố: Giả định, quy định và chế tài. lOMoARcPSD| 36086670
Trả lời: Sai. Vì theo nguyên tắc thì một quy phạm pháp luật sẽ bao gồm đủ 3 yếu tố, tuy nhiên,
trong những trường hợp ngoại lệ thì vẫn có những quy phạm pháp luật khuyết một trong 3 yếu tố.
Câu 20: Nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời khi các giai cấp bóc lột bị xoá bỏ và quan hệ
sản xuất dựa trên sự công hữu về tư liệu sản xuất.
Trả lời: Đúng. Vì Nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời dựa trên cơ sở kinh tế và cơ sở xã hội chủ nghĩa.
Câu 21: Tiền lệ pháp không phải là một hình thức pháp luật chính yếu ở Việt Nam.
Trả lời: Đúng. Vì ở Việt Nam hình thức pháp luật chính là văn bản quy phạm pháp luật.
Câu 22: Trong lịch sử loài người chỉ có văn bản quy phạm pháp luật mới được coi là
hình thức của pháp luật.
Trả lời: Sai. Vì ngoài văn bản quy phạm pháp luật còn có tập quán pháp và tiền lệ pháp.
Câu 23: Tiền lệ pháp được hình thành từ cơ quan lập pháp.
Trả lời: Sai. Vì được thành lập từ cơ quan tư pháp, hành pháp.
Câu 24: Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên đều có năng lực pháp lý.
Trả lời: Sai. Vì nếu đủ 18 tuổi mà mắc các bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất năng
lực trách nhiệm hành vi thì sẽ không có năng lực pháp lý.
Câu 25: Tương ứng với mổi hình thái kinh tế xã hội là một kiểu nhà nước.
Trả lời: Sai. Vì hình thái kinh tế xã hội công xã nguyên thuỷ không có Nhà nước.
Câu 26: Nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam không áp dụng học thuyết
tam quyền phân lập.
Trả lời: Sai. Vì Nhà nước Việt Nam đã áp dụng hạt nhân cơ bản của học thuyết tam quyền phân
lập khi chia các cơ quan Nhà nước thành cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Câu 27: Pháp luật chỉ do Nhà nước ban hành để điều chỉnh tất cả các quan hệ diễn ra trong xã hội.
Trả lời: Sai. Vì chỉ điều chỉnh những quan hệ phổ biến, quan trọng chứ không điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội.
Câu 28: Việt Nam đã trải qua 3 hình thái kinh tế xã hội và 2 kiểu Nhà nước.
Trả lời: Sai. Vì Việt Nam chỉ trải qua 2 hình thái kinh tế xã hội và 2 kiểu nhà nước.
Câu 29: Nhà nước ra đời và tồn tại bất biến, vĩnh cửu. lOMoARcPSD| 36086670
Trả lời: Sai. Vì Nhà nước có nguyên nhân ra đời có thời kỳ phát triển và thời điểm tiêu vong
khi mà những điều kiện cho sự tồn tại của Nhà nước không còn nữa. Do vậy Nhà nước không
thể nào là vĩnh cửu bất biến được.
Câu 30: Người sống với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn thì không được
pháp luật công nhận là vợ chồng.
Trả lời: Sai. Vì nếu như người sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 mà không
đăng ký kết hôn thì pháp luật vẫn công nhận họ là vợ chồng.
Câu 31: Tài sản được tạo ra trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng.
Trả lời: Sai. Vì nếu như trong thời ký hôn nhâ vợ, chồng được thừa kế riêng hoặc tặng cho
riêng thì tài sản đó là tài sản riêng của vợ, chồng. II- Tự luận:
1. So sánh quyền lực xã hội trong XHCSNT với quyền lực nhà nước trong
xã hội có giai cấp.
Quyền lực xã hội trong XHCSNT (khả năng áp đặt ý chí đối với toàn xã hội):
quyền lực chưa tách ra khỏi xã hội mà vẫn gắn liền với xã hội, hòa nhập với xã
hội. Quyền lực đó do toàn xã hội tổ chức ra và phục vụ lợi ích của cả cộng đồng.
* Quyền lực: Quyền lực là quyền định đoạt mọi công việc quan trọng về mặt
chính trị và sức mạnh để bảo đảm việc thực hiện quyền ấy
* Quyền lực xã hội:
+Do toàn bộ thành viên trong xã hội tổ chức ra, không tách rời khỏi xã hội +Sở
dĩ có được quyền lực ấy là do nhu cầu của xã hội đặt ra cần quản lý, điều hành
+Không tổ chức thành bộ máy riêng biệt để thực hiện sự cưỡng chế
+ Khi thực hiện quyền lực không chỉ phục vụ cho một nhóm người nào mà cho toàn thể cộng đồng
* Quyền lực xã hội trong xã hội cộng sản nguyên thủy: Tổ chức quản lý:
+ Hội đồng thị tộc:là tổ chức quyền lực cao nhất của thị tộc, bao gồm tất cả
những người lớn tuổi không phân biệt nam hay nữ trong thị tộc, tất cả đều có quyền bầu cử như nhau
+Tù trưởng (người cầm đầu trong thời bình)
+Thủ lĩnh quân sự (chỉ huy quân sự)
*Quyền lực trong nhà nước có giai cấp: quyền lực tách khỏi xã hội, gắn liền
với giai cấp cầm quyền, giai cấp thống trị, nhà nước. Quyền lực này được dùng
để trấn áp, điều khiển, điểu chỉnh các mối quan hệ xã hội
+Quyền lực kinh tế: sở hữu đối với các tư liệu sản xuất trong xã hội và có lOMoARcPSD| 36086670 quyền thu thuế.
+Quyền lực chính trị: xây dựng bộ máy nhà nước, xây dựng công cụ bạo lực
vật chất: quân đội, Tòa án, cảnh sát, pháp luật,…
+Quyền lực về tư tưởng: xây dựng hệ tư tưởng tạo sự phục tùng có tính chất tự
nguyện. Quyền lực được chia ra thành bộ máy riêng để cưỡng chế, phục vụ cho
một nhóm người, hoặc một tập thể giai cấp thống trị.
2. Chỉ ra sự khác biệt cơ bản giữa quan điểm Mácxít và các học thuyết phi
Mác-xít về nguồn gốc nhà nước.
Các học thuyết phi Mác-xít về nguồn gốc của Nhà nước:( các học thuyết trước Mác)
Thuyết thần quyền: (ra đời vào thời kỳ cổ, trung đại) cho rằng thượng đế
chính là người sắp đặt trật tự xã hội, thượng đế đã sáng tạo ra nhà nước nhằm
bảo vệ trật tự chung, nhà nước là một sản phẩm của thượng đế.
Phái quân quyền: cho rằng quyền lực của thượng đế được trao trực tiếp cho vua
(hay hoàng đế) để vua cai quản dân chúng.
Phái giáo quyền: Để bảo vệ cho giáo hội, phái giáo quyền đã đưa ra quan điểm
là quyền lực của thượng đế được trao cho giáo hội, sau đó giáo hội chỉ giữ lại
quyền thống trị về mặt tinh thần c n quyền thống trị về mặt thể xác được trao
cho nhà vua để nhà vua quản lý nhà nước và cai trị dân chúng
Phái dân quyền: cũng cho rằng quyền lực của thượng đế được trao gián tiếp cho
vua nhưng không phải thông qua giáo hội mà thông qua dân chúng. Như vậy,
vua nhận sự ủy thác quyền lực của thượng đế từ nhân dân
Thuyết gia trưởng: (ra đời vào thời kỳ cổ - trung đại) cho rằng nhà nước xuất
hiện chính là kết quả sự phát triển của gia đình và quyền gia trưởng, thực chất
nhà nước chính là mô hình của một gia tộc mở rộng và quyền lực nhà nước
chính là từ quyền gia trưởng được nâng cao lên – hình thức tổ chức tự nhiên của xã hội loài người.
Thuyết bạo lực: cho rằng nhà nước xuất hiện trực tiếp từ các cuộc chiến tranh
xâm lược chiếm đất, là việc sử dụng bạo lực của thị tộc này đối với thị tộc khác
mà kết quả là thị tộc chiến thắng đặt ra một hệ thống cơ quan đặc biệt – nhà
nước – để nô dịch kẻ chiến bại.
Thuyết tâm lý: cho rằng nhà nước xuất hiện do nhu cầu về tâm lý của con
người nguyên thủy luôn muốn phụ thuộc vào các thủ lĩnh, giáo sĩ,…
Thuyết “khế ước xã hội”: Thuyết khế ước xã hội cho rằng sự ra đời của nhà
nước là sản phẩm của một khế ước xã hội được ký kết trước hết giữa những con
người sống trong trạng thái tự nhiên không có nhà nước. Chủ quyền nhà nước
thuộc về nhân dân, trong trường hợp nhà nước không giữ được vai trò của mình lOMoARcPSD| 36086670
các quyền tự nhiên bị vi phạm thì khế ước sẽ mất hiệu lực và nhân dân có quyền
lật đổ nhà nước và ký kết khế ước mới.
Quan điểm chủ nghĩa Mác-LêNin về nguồn gốc của nhà nước: Chủ nghĩa Mác-LêNin cho rằng: -
Nhà nước xuất hiện một cách khách quan, nhưng không phải là hiện
tượng xã hội vĩnh cửu và bất biến. Nhà nước luôn vận động, phát triển và tiêu
vong khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tại và phát triển của chúng không còn nữa. -
Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội loài người đã phát triển đến một giai
đoạn nhất định. Nhà nước xuất hiện trực tiếp từ sự tan rã của chế độ cộng sản
nguyên thủy. Nhà nước chỉ xuất hiện ở nơi nào và thời gian nào khi đã xuất
hiện sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng
3. Chứng minh rằng bản chất của nhà nước là sự tương tác giữa tính giai cấp và tính xã hội.
Bản chất của Nhà nước được thể hiện qua: Tính giai cấp và tính xã hội. * Tính giai cấp
+Về kinh tế: giai cấp cầm quyền xác lập quyền lực kinh tế bằng cách qui định
quyền sở hữu đối với các tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội (rừng, biển, đất
đai, sông ng i…) và quyền thu thuế
+Về chính trị: giai cấp cầm quyền xây dựng bộ máy nhà nước và những công
cụ bạo lực vật chất như: quân đội, cảnh sát, toà án, pháp luật (quyền lực chính trị).
+Về tư tưởng: giai cấp thống trị xây dựng hệ tư tưởng của giai cấp mình và
tuyên truyền tư tưởng ấy trong đời sống xã hội nhằm tạo ra sự nhận thức thống
nhất trong xã hội, tạo ra sự phục tùng có tính chất tự nguyện của các giai cấp,
tầng lớp khác trong xã hội đối với giai cấp thống trị.
*Tính xã hội của Nhà nước:
Ngoài ý chí của giai cấp thống trị, nhà nước còn phải ghi nhận và phản ánh ý
chí của các tầng lớp, giai cấp khác trong xã hội. Nhà nước còn phải giải quyết
những công việc vì lợi ích chung của xã hội, thể hiện vai trò của nhà nước trong
sự tồn tại và phát triển của cộng đồng
+Mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội của nhà nước:
Đây là mối quan hệ biện chứng, là hai mặt cùng thuộc về bản chất của nhà nước.
Trong xã hội có giai cấp và có nhà nước thì tính giai cấp và tính xã hội luôn
cùng song song tồn tại trong bản chất nhà nước. Không thể có nhà nước chỉ có
tính giai cấp mà không có tính xã hội và ngược lại. lOMoARcPSD| 36086670
Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước không chỉ chịu sự tác động của
một yếu tố mà đó là sự tác động của 2 yếu tố xã hội và giai cấp. Tùy vào tình
hình, thời điểm, điều kiện, từng giai đoạn lịch sử mà có sự thay đổi nhất định,
đôi khi yếu tố giai cấp nổi bật hơn và có trường hợp tính giai cấp trội hơn, nhưn
trong bất kỳ trường hợp nào cũng có hai yếu tố tồn tại.
VD: trong giai đoạn chuyển từ nhà nước cộng sản nguyên thủy đến nhà nước
chiếm hữu nô lệ, các thành phần giai cấp thay đổi, xuất hiện giai cấp thống trị
và giai cấp bị trị, từ sự phân chia giai cấp đó, các yếu tố xã hội bị tác động, ý chí
của người cầm quyền thay đổi, ý chí của kẻ bị bóc lột luôn muốn nối dậy đấu
tranh thay vì cùng chung sống và chia sẻ như nhà nước CSNT.
4. Việc tổ chức Bộ máy Nhà nước ở các quốc gia có nhất thiết phải theo một mô
hình cụ thể không? Tại sao?
Bộ máy nhà nước: là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa
phương, được tổ chức theo những nguyên tắc chung, thống nhất, tạo thành một
cơ chế đồng bộ để thực hiện các nhiệm vụ và chức năng của nhà nước Việc tổ
chức Bộ máy Nhà nước ở các quốc gia phải theo một mô hình cụ thể vì mỗi
quốc gia sẽ có những nguyên lý, tư tưởng làm quan điểm chỉ đạo bắt nguồn từ
bản chất nhà nước, là cơ sở tổ chức nhà nước. Và mỗi quốc gia sẽ có những nhà
nước với những bản chất khác nhau thay đổi qua từng giai đoạn lịch sử. vd:
Nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước XHCN là nguyên
tắc Đảng lãnh đạo. Từ đó luôn có một mô hình cụ thể trong bộ máy nhà nước ở các quốc gia.
5. Hãy trình bày quan điểm của mình về nhận định sau: “Nhà nước quản lý ít nhất là tốt nhất”.
Theo quan điểm của tôi về nhận định “Nhà nước quản lý ít nhất là tốt nhất” là
nhà nước phải đánh giá đúng thực trạng quốc gia và xu hướng phát triển để đưa
ra những lựa chọn chính sách phù hợp mới là yếu tố quyết định để vận hành
thành công công tác quản lý nhà nước. VD: Trước năm 1986 khi chưa cải cách
kinh tế thì nhà nước ngoài công việc quản lý nhà nước còn phải chăm lo bao cấp
mọi mặt của đời sống xã hội, công việc nhiều chồng chất nhiều khó khăn. Nếu
tạo điều kiện để những người dân tự lo cho mình và đóng thuế cho Nhà nước,
thì nhà nước quản lý vừa ít việc, mà sự ấm no lại đạt được dễ dàng hơn. Như
vậy, với quan điểm trên là đúng nhưng cần tránh chồng chéo chức năng giữa các
cơ quan trong hệ thống quản lý. Để thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
1. Hãy phân tích mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội của pháp luật.
a. Tính giai cấp: Là sự tác động của yếu tố giai cấp đến pháp luật mà sự tác động này
quyết định xu hướng phát triển, những đặc điểm cơ bản của pháp luật.
- Nội dung của tính giai cấp thể hiện 3 vấn đề: lOMoARcPSD| 36086670
+ (1) Pháp luật trước hết thể hiện ý chí của giai cấp thống trị
+ (2) Nội dung của pháp luật được quy định bởi điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp thống trị
+ (3) Mục đích của pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển theo
một trật tự xã hội nhất định phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị.
- Pháp luật có tính giai cấp vì:
+ Giai cấp là một trong những nguyên nhân ra đời của pháp luật
+ Pháp luật là một trong những công cụ hữu hiệu nhất trong việc trấn áp đấu tranh
giai cấp, bảo vệ lợi ích giai cấp.
b. Tính xã hội: Là sự tác động của các yếu tố xã hội ( là sự đối lập của yếu tố giai
cấp ) đến xu hướng phát triển và hình thành những đặc điểm cơ bản của pháp luật.
- Nội dung của tính xã hội thể hiện ở những đặc điểm sau:
+ (1) Ngoài lợi ích của giai cấp thống trị, pháp luật còn thể hiện ý chí và lợi ích của
các tầng lớp, giai cấp khác trong xã hội.
+ (2) Pháp luật là phương tiện để con người xác lập các quan hệ xã hội
+ (3) Pháp luật là phương tiện mô hình hóa cách thức xử sự của con người +
(4) Pháp luật có khả năng hạn chế, loại bỏ các quan hệ xã hội tiêu cực, thúc đẩy
các quan hệ xã hội tích cực.
=> MỐI QUAN HỆ GIỮA TÍNH GIAI CẤP VÀ TÍNH XÃ HỘI:
Tính giai cấp và tính xã hội tương tác qua lại tạo nên bản chất của pháp luật. Không
thể có kiểu pháp luật nào có tính giai cấp mà lại không có tính xã hội và ngược lại
mặc dù tính giai cấp và tính xã hội được thể hiện khác nhau trong từng kiểu pháp luật.
2. Tại sao pháp luật vừa có tính giai cấp, vừa có tính xã hội. -
Bản chất của nhà nước được quy định bởi nhiều nhân tố, nhưng có hai nhân tố
cơ bản và quan trọng nhất là cơ sở kinh tế và cơ sở xã hội của nó, vì bất kỳ nhà nước
nào cũng được hình thành trong điều kiện kinh tế xã hội nhất định và nó tồn tại, phát
triển được cũng nhờ vào những cơ sở kinh tế - xã hội ấy. Bản chất của nhà nước biểu
hiện ở hai tính chất cơ bản của nó là tính giai cấp và tính xã hội. -
Nhà nước nào cũng mang tính giai cấp vì nó ra đời, tồn tại, phát triển trong xã
hội cógiai cấp, là sản phẩm của đấu tranh giai cấp và do một giai cấp (hoặc liên minh giai cấp) nắm giữ. -
Tính xã hội của nhà nước được thể hiện tập chung trong các hoạt động quản lý
kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, y tế, an ninh, trật tự xã hội và các
hoạt động khác. Tính xã hội của Nhà nước là thuộc tính khách quan và phổ biến của
mọi Nhà nước. Nhà nước phải giải quyết những công việc chung, giai cấp thống trị
không thể quản lý. Nhà nước nếu không chú ý đến lợi ích của các giai cấp, tầng lớp
khác. - Nhà nước ra đời và tồn tại trong xã hội có giai cấp, bao gồm: giai cấp thống trị,
giai cấp bị trị và các tầng lớp dân cư khác. Giai cấp thống trị tồn tại trong mối quan hệ
với các giai cấp và tầng lớp khác. Ngoài phục vụ giai cấp thống trị, nhà nước còn giải lOMoARcPSD| 36086670
quyết những vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội, đảm bảo trật tự chung, ổn định giá
trị chung của xã hội để xã hội tồn tại và phát triển. Nhà nước bảo vệ lợi ích của giai
cấp cầm quyền và giai cấp khác khi lợi ích đó không mâu thuẫn với nhau. Đó chính là
tính xã hội của nhà nước.
=> Tuy nhiên, biểu hiện cụ thể và mức độ thực hiện vai trò xã hội là khác nhau ở
những kiểu nhà nước khác nhau, và trong một kiểu nhà nước cũng khác nhau ở từng
giai đoạn phát triển và tuỳ điều kiện kinh tế xã hội
3. Tại sao pháp luật có thuộc tính quy phạm phổ biến. -
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra, ban hành
hoặc làthừa nhận, mang tính bắt buộc phải thực hiện và được đảm bảo thực hiện bằng các
biện pháp giáo dục, cưỡng chế nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, bảo vệ quyền
và lợi ích của giai cấp mình. -
Pháp luật mang tính quy phạm phổ biến được thể hiện ở việc pháp luật được áp
dụngrộng rãi cho tất cả mọi người trong xã hội mà không phải chỉ áp dụng riêng cho
mỗi cá nhân hay tổ chức nào. Do đó mọi người trong xã hội cần tuân theo các quy
định của pháp luật đã được ban hành. Không chỉ vậy, pháp luật chính là khuôn mẫu
chung cho nhiều người cùng thực hiện và cần phải tuân theo; khuôn mẫu của pháp
luật sẽ được áp dụng nhiều lần trong phạm vi không gian và thời gian rộng lớn khắp mọi miền Tổ quốc.
=> Như vậy có thể thấy pháp luật có tính quy phạm phổ biến vì pháp luật được áp
dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. 4.
Thuộc tính chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật xuất phát từ nguyên nhânnào ? 5.
Các quy phạm xã hội khác có được nhà nước đảm bảo thực hiện không ?-
Quy phạm xã hội là những quy tắc xử sự chung của con người nhằm điều chỉnh mối
quan hệ giữa con người với con người trong một phạm vi, cộng đồng nhất định (trong xã hội). -
Quy phạm xã hội tự hình thành trong quá trình phát triển của xã hội, thông qua
các mối quan hệ của xã hội, do đó nó mang tính xã hội sâu sắc, không mang tính bắt
buộc chung; được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp, cơ chế chứ không được bảo
đảm bởi nhà nước và pháp luật. -
Quy phạm pháp luật là một loại quy phạm xã hội do các cơ quan nhà nước ban
hành và bảo đảm thực hiện. Quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền đặt ra, thừa nhận hoặc phê chuẩn, do vậy quy phạm pháp luật thể hiện ý chí nhà
nước, chúng chứa đựng trong mình những tư tưởng, quan điểm chính trị - pháp lý của
nhà nước, của lực lượng cầm quyền trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Bằng
việc chỉ ra các quyền, nghĩa vụ hoặc trách nhiệm của các chủ thể tham gia quan hệ xã
hội mà quy phạm pháp luật điều chỉnh tức là nhà nước đã nhận trách nhiệm bảo vệ
chúng và bảo đảm cho chúng được thực hiện bằng quyền lực nhà nước. Thuộc tính do lOMoARcPSD| 36086670
các cơ quan nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện là thuộc tính thể hiện sự khác
biệt cơ bản giữa quy phạm pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác.
6. Mục đích của việc xây dựng và thực hiện pháp luật là gì? -
Bằng việc thực hiện pháp luật, các quy định của pháp luật từ trong các nguồn
luật khác nhau như tập quán pháp, án lệ, văn bản quy phạm pháp luật… được hiện thực
hóa, đi vào đời sống, trở thành hành vi thực tế, cụ thể của các chủ thể tham gia vào các
quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh. Nhờ đó, ý chí, mục đích của nhà nước thể
hiện trong các quy phạm pháp luật trở thành hiện thực trong thực tế, các chủ trương,
chính sách, quy định pháp luật của nhà nước mới đi vào cuộc sống, phát huy được vai
trò, tác dụng và hiệu quả của chúng; làm cho đời sống xã hội ổn định, trật tự và có điều
kiện phát triển bền vững, các quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức được
bảo đảm, bảo vệ, đời sống xã hội được an toàn. -
Trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật, thông qua hoạt động phổ biến, giáo
dụcpháp luật sẽ giúp cho các chủ thể có điều kiện nâng cao nhận thức pháp luật, hiểu
rõ hơn các quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình trong các quan hệ pháp luật, nhờ đó, họ
tích cực và chủ động tham gia vào các quan hệ đó, tiếp cận các nguồn lực để phát triển. -
Thông qua việc thực hiện pháp luật, những hạn chế, khiếm khuyết (nếu có) của
phápluật sẽ được bộc lộ, được phát hiện và được xử lý, có thể được sửa đổi, bổ sung
hoặc thay thế kịp thời, nhờ đó, pháp luật ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với thực tế cuộc sống.