-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề cương ôn tập giáo dục học đại cương | Đại học Y dược Huế
Đề cương ôn tập giáo dục học đại cương | Đại học Y dược Huế. Tài liệu gồm 9 trang giúp bạn tham khảo, củng cố kiến thức và ôn tập đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Truyền thông giáo dục sức khoẻ (DHY) 3 tài liệu
Đại học Y dược Huế 259 tài liệu
Đề cương ôn tập giáo dục học đại cương | Đại học Y dược Huế
Đề cương ôn tập giáo dục học đại cương | Đại học Y dược Huế. Tài liệu gồm 9 trang giúp bạn tham khảo, củng cố kiến thức và ôn tập đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Truyền thông giáo dục sức khoẻ (DHY) 3 tài liệu
Trường: Đại học Y dược Huế 259 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG
Câu 1: khái niệm cơ bản của giáo dục
Giáo dục theo nghĩa rộng:
- là quá trình tổ chức 1 cách có mục đích, có kế hoạch thông qua hoạt động và quan hệ
giữa nhà giáo dục và người giáo dục, nhằm pt sức mạnh vật chất và tinh thần của thế hệ
đang lớn lên trên cơ sở giúp cho học chiếm lĩnh kinh ngiệm xã hội – lịch sử của loài người.
- Vì vậy việc tổ chức quá trình đó chủ yếu do nhà giáo dục đảm nhiệm, nơi tổ chức chủ yếu là nhà trường
Câu 2 : giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt
Tại sao nói giáo dục là 1 hiện tượng đặc biệt???
- Khác với động vật, thông qua hoạt động của mình con người không ngừng tích lũy kinh
nghiệm, dẫn đến khái quát hóa tạo ra nền văn hóa nhân loại lưu tồn dưới dạng vật chất,
tinh thần và truyền lại cho con cháu
- Hoạt động của con người mang tính sáng tạo và sinh lợi, tiếp thu kinh nghiệm của thế hệ
trước. sẽ giúp con người giảm nhẹ điều kiện làm việc, đưa đến anwng suất lao động mới
- Việc truyền lại kinh nghiệm cho các thế hệ sau gọi là hoạt động giáo dục. có thể nói đây
là điều kiện quyết định sự tồn tại và phát triển của loài người, vì vậy đây là công việc
quan trọng hàng đầu của con người ở mọi thời đại.
- Giáo dục là hiện tượng chỉ tồn tại trong xã hội loài người mang tính phổ biến và vĩnh hằng
Vì vậy có thể khẳng định giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt 1
Câu 3: nhân cách và sự phát triển nhân cách
Khái niệm về nhân cách: nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, thuộc tính tâm lý riêng
trong quan hệ hành động của từng người với tự nhiên, với thế giới đồ vật, với xã hội, với bản thân.
- Các định nghĩa thống nhất xem nhân cách là: + 1 thuộc tính ổn định
+ mỗi cá nhân có 1 nhân cách riêng
+ nhân cách có ở con người đã phát triển, định hình về mặt tự nhiên và mặt xã hội,
trong đó mặt xã hội có ý nghĩa quan trọng
Nhân cách là K/N biểu thị những dấu hiệu bản chất của mỗi con người thông qua hệ thống giá trị xã hội Sự pt nhân cách
- Sự phát triển về nhân cách là sự tăng trưởng về các mặt thể chất, tâm lý , xã hội của cá nhân:
+ sự pt về mặt về mặt thể chất: biểu hiện ở sự tăng trưởng về chiều cao cân
nặng, hoàn thiện giác quan, sự phối hợp vận động
+ sự phát triển về mặt tâm lý: biểu hiện những biến đổi cơ bản trong các quá
trình nhận thức, xác cảm, ý chí, hình thành các thuộc tính tâm lý mới của nhân cách
+ sự pt về mặt xã hội: biểu hiện ở những biến đổi trong cư xử với những người xung quanh…
Phát triển là một quá trình biến đổi tổng thể. Bao gồm sự tăng trưởng về lượng và
những biến đổi về chất, là sự hình thành cái mới trong cấu trúc của nhân cách dưới
tác động của hiện thực xung quanh và cả yếu tố di truyền. 2
Câu 4: vai trò ảnh hưởng của các yếu tố tới sự phát triển nhân cách
Môi trường: vai trò của MT
- MT có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách trong đó MT xã hội, MT
nhỏ có tác động mạnh mẽ trực tiếp đến nhân cách trẻ hơn cả ( nếu không có MT xã hội
thì những tư chất có tính người như: ngôn ngữ, tư duy, dáng đi thẳng đứng sẽ kg pt đc).
Vai trò của MT tự nhiên:
Những đặc điểm về địa hình, thời tiết, khí hậu tạo điều kiện rèn luyện hình thành
những phẩm chất nhân cách của cá nhân
Tính cách của con người có liên quan đến đặc điểm địa lí của khu vực sinh sống
Tuy nhiên mt tự nhiên không ảnh hưởng trực tiếp hay có ý nghĩa quyết định mà
chỉ có ảnh hưởng gián tiếp đến sự hình thành và pt nhân cách
MT tự nhiên ảnh hưởng đến sự pt nhân cách nhưng không mạnh bằng MT xã hội.
Vai trò của MT xã hội
Sự hình thành và pt nhân cách chỉ đc thực hiện trong MT xã hội, cá nhân không
sống trong MT xã hội sẽ kg hình thành và pt nhân cách.
MT xã hội quy định mục đích, nội dung và chiều hướng của sự pt nhân cách nó
giúp con người hình thành nhân cách nhờ giao tiếp và hoạt động xã hội KLSP
- Muốn GD trẻ cần tính đến yếu tố mt, đánh giá con người cần tính đến mt mà người đó sinh sống
- muốn giáo dục con người có hiệu quả cần:
(1) Có sự thống nhất giữa quá trình giáo dục con người với việc cải tạo mt
(2) Gắn chặt quá trình giáo dục với các nhiệm vụ chính trị xã hội
(3) Tổ chức cho trẻ tham gia đầy đủ các chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ do Bộ
Giáo Dục Và Đào Tạo ban hành
(4) Làm tốt công tác phối hợp các lực lượng giáo dục nhằm tạo dựng 1 MT giáo dục tốt Di truyền:
vai trò của di truyền
- di truyền tạo tiền đề về mặt sinh học cho sự hình thành và pt nhân cách của con người KLSP: 3
Trong DH/GD nhà GD cần khai thác những tư chất năng lực vốn có của trẻ, xác định
những tính chất và phương hướng của những sức sống đó của trẻ để GD có hiệu quả.
Chăm sóc GD trẻ cần tạo ra các ĐK thuận lợi để mọi trẻ đều có thể phát triển những
tư chất, năng lực hiện có của mình. GD cần bình đẳng cho sự phát triển toàn diện
đồng thời coi trọng việc đối xử thích hợp với những đặc điểm riêng của từng trẻ.
Trong chăm sóc GD trẻ nhất là trong công tác chăm sóc cần đảm bảo nguyên tắc tỉ
mỉ nhẹ nhàng để bảo vệ não và các giác quan cho trẻ.
Không được có quan niệm có trẻ hư - ngoan, trẻ thông minh - ngu dốt, xuất phát từ
nguồn gốc gia đình, từ đó có sự đối xử thiên vị trong chăm sóc GD trẻ. Giáo dục:
- Giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với sự hình thành và pt nhân cách
- GD định hướng cho sự hình thành và pt nhân cách
- GD tổ chức hướng dẫn sự hình thành và pt nhân cách theo mô hình đã đc định hướng trước
- GD có thể mang lại những tiến bộ mà các yếu tố khác như: di truyền, MT kg thể có đc
- GD phát hiện, khai thác và tận dụng những yếu tố thuận lợi đồng thời phát hiện hạn chế
và tìm ra giải pháp khắc phục những yếu tố không thuận lợi của Di truyền và MT, nhằm
phục vụ cho sự hình thành và pt nhân cách của người đc giáo dục. 4
Câu 5 vai trò chủ đạo của giáo dục đối với sự hình thành và pt nhân cách? Nêu KLSP?
vai trò chủ đạo của giáo dục đối với sự hình thành và pt nhân cách
- GD định hướng cho sự hình thành và pt nhân cách
- GD tổ chức hướng dẫn sự hình thành và pt nhân cách theo mô hình đã đc định hướng trước
- GD có thể mang lại những tiến bộ mà các yếu tố khác như: di truyền, MT… kg thể có đc
- GD phát hiện, khai thác và tận dụng những yếu tố thuận lợi đồng thời phát hiện hạn chế
góp phần khắc phục những yếu tố không thuận lợi của Di truyền và MT, nhằm phục vụ
cho sự hình thành và pt nhân cách của người đc giáo dục. KLSP
khai thác phát huy triệt để điều kiện bên trong, bên ngoài Những từ chứa chất do
bẩm sinh di truyền môi trường đem lại
Kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục và tự giáo dục phát huy được tính chủ động sáng tạo của học sinh
Tổ chức nhiều hoạt động phong phú đa dạng để học sinh tham gia
không Tuyệt đối hóa vai trò của giáo dục không xem giáo dục là vạn năng
câu 6: khái niệm nghiên cứu khoa học
- Nghiên cứu khoa học Là hoạt động nhận thức của con người nhằm khám phá Bản chất
của các sự vật, hiện tượng và tìm kiếm giải pháp cải tạo thế giới.
Câu 9: vai trò vị trí của mục đích giáo dục
Mục đích là nhân tố quan trọng nhất, có tác dụng định hướng, điều khiển ,chỉ đạo toàn bộ
quá trình giáo dục. Chất lượng, hiệu quả của giáo dục phụ thuộc vào việc xác định mục đích giáo dục ban đầu.
Câu 10: phân biệt mục đích giáo dục và mục tiêu giáo dục
Mục đích giáo dục Mục tiêu giáo dục
1. Có tính định hướng, tính lý tưởng
1, có tính cụ thể với hành động và phương tiện xác định
2. Thời gian thực hiện dài
2, thời gian thực hiện ngắn
3. Tính rộng lớn khái quát của vấn đề
3, tính xác định của vấn đề
4. Khó đo đc kết quả tại một thời điểm 4, có thể đo đc kết quả ở 1 thời điểm cụ thể nhất định
5. Cấu trúc phức tạp đc tạo thành do 5, là 1 bộ phận của mục đích
nhiều mục tiêu kết hợp lại
VD: mục đích của bạn A là không ngừng hoàn thiện VD: bạn A xã định mục tiêu của mình sau 3 năm học
bản thân để trở thành một người giáo viên có CĐSP là tốt nghiệp loại giỏi 5
phẩm chất đạo đức tốt, năng lực chuyên môn nghiệp vụ vững vàng
Câu 11: phẩm chất của người giáo viên mầm non. Hãy đánh giá vấn đề này trong thực
tiễn giáo dục hiện nay
1) Những phẩm chất cần có của GVMN
a. GVMN phải có lập trường tư tưởng vững vàng, yêu nghề và thương yêu trẻ, tôn
trọng và ứng xử công bằng đối với trẻ.
* Lập trường tư tưởng vững vàng: Thể hiện ở việc
- Yên tâm với nghề nghiệp, không dao động trước khó khăn thử thách, có niềm tin vào công việc.
- Tin tưởng vào đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, biết vận dụng
sáng tạo đường lối giáo dục của Đảng vào thực tiễn chăm sóc giáo dục trẻ.
- Luôn có chí hướng phấn đấu vươn lên trong hoạt động nghề nghiệp của bản thân.
* Lòng yêu nghề, yêu trẻ: có Vai trò cụ thể như sau
- Nó là điều kiện cơ bản để người giáo viên đạt được kết quả tốt trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Có tình thương yêu trẻ cô giáo sẽ nhạy cảm, sẵn sàng và thực sự say mê trong công việc.
- Tính nhạy cảm giúp GV dễ dàng phát hiện những biến đổi ở trẻ dù rất nhỏ
- Tính sẵn sàng giúp giáo viên vượt lên mọi khó khăn, vất vả thiếu thốn để thoả mãn các nhu cầu của trẻ.
- Được giáo viên thương yêu và tôn trọng trẻ sống trong cảm giác an toàn, yên tâm khám
phá TGXQ, trẻ vui vẻ, mạnh dạn trong hoạt động giao tiếp, biết quan tâm giúp đỡ bạn bè,
trẻ tin yêu cô và vâng lời cô dạy bảo.
- Được cô yêu thương là niềm hạnh phúc lớn nhất của trẻ khi trẻ đến trường mầm non. Đây
là cơ sở quan trọng để giáo dục lòng nhân ái và hình thành những phẩm chất cần thiết cho trẻ mầm non.
- Điều kiện tiên quyết để có thể trở thành cô giáo mầm non là phải thương yêu trẻ như tình
yêu của người mẹ đối với con.
b. Giáo viên mầm non cần có kiến thức văn hoá cơ bản, có trình độ chuyên môn
nghiệp vụ để thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ theo mục tiêu giáo dục 6
Vì sao- Giáo dục mầm non là một khoa học tổng hợp liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học.
- Nội dung giáo dục trẻ dưới 6 tuổi gồm những tri thức đơn giản về thế giới xung quanh, đó
là những tri thức về cuộc sống.
- Việc chăm sóc giáo dục trẻ mầm non đòi hỏi tỉ mỉ , thận trọng, chu đáo trên cơ sở những
hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lý vì vậy GVMN cần có hiểu biết về mọi lĩnh vực khoa học,
nhất là hệ thống kiến thức nuôi dạy trẻ.
- Kiến thức văn hoá cơ bản là điều kiện để giáo viên chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng nghề
nghiệp, là phương tiện quan trọng để giáo viên có khả năng học tập nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội trong giai đoạn hiện nay.
c. GVMN phải nhiệt tình, nhanh nhẹn, dịu dàng, cởi mở, dễ hoà nhập với trẻ
- Một ngày làm việc của cô giáo mầm non khoảng 8 - 10 tiếng với bao nhiêu công việc, và
lúc nào cô cũng phải quan tâm theo dõi trẻ để không có những điều đáng tiếc xảy ra, do đó
cô phải nhanh nhẹn, nhiệt tình.
- Mỗi đứa trẻ có một thế giới riêng đòi hỏi cô giáo phải có biện pháp và nghệ thuật chăm
sóc cho phù hợp để đảm bảo sự phát triển tối đa đồng thời đảm bảo cho sự phát triển chung của cả nhóm lớp.
- Trẻ mầm non bé bỏng, hồn nhiên, nhạy cảm và dễ bị tổn thương, vì vậy cô giáo trong đối
xử phải thật nhẹ nhàng, cần vui vẻ, ngọt ngào với trẻ.
- Sự hoà nhập của cô trong cuộc sống, giao tiếp mang lại cho trẻ cảm giác an toàn, tạo ra sự
thiện cảm gắn bó cô và trẻ, qua đó giúp cô hiểu trẻ hơn, giáo dục trẻ hiệu quả hơn.
d. GVMN phải cẩn thận chu đáo, tỷ mỷ và biết tự kiềm chế trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ * Vì sao?
Trẻ còn non nớt nên chỉ một sơ suất cũng dễ để lại hậu quả tai hại khó lường do đó cô cần tỷ mỷ, chuẩn xác. * Biểu hiện:
- Không được thô bạo đối với trẻ vì dễ để lại những dấu ấn suốt đời.
- Phải chu đáo chăm sóc trẻ trong khi ăn, ngủ, thao tác vệ sinh.
- Phải biết tự kiềm chế sự bực tức, nóng dận khi trẻ bướng bỉnh không nghe lời.. 7
2) Đánh giá phẩm chất của giáo viên mầm non trong thực tiễn giáo dục hiện nay *Ưu điểm
- phần lớn GVMN đã có lòng say mê nghề nghiệp, có sự yêu thương, chăm sóc học sinh,
như người “mẹ thứ hai” của trẻ và đã có sự nhìn nhận đúng về nghề sư phạm, nghề GVMN
- GVMN là những nhà sư phạm mẫu mực là những tấm gương sáng để trẻ học tập và noi
theo. Văn hóa ứng xử giữa cô giáo mầm non với trẻ mẫu giáo ngày càng được thay đổi theo
hướng thân thiện, gần gũi, xây dựng truyền thống xưng – hô giữa cô giáo và trẻ mầm non là:
cô - con, tạo được dấu ấn riêng của nghề đặc thù này
- gvmn là những "người bác sĩ" luôn nhạy cảm và tận tâm, hết lòng chăm sóc trẻ và là
người cấp dưỡng chu đáo, cần cù tận tụy, chăm lo từng bữa ăn ngon, từng giấc ngủ sâu cho trẻ
- Chính sự kiên trì, tận tâm, linh hoạt, đặc biệt là tình yêu thương trẻ vô bờ bến, yêu trò
như yêu con là động lực để cô giáo - người cấp dưỡng - đem tất cả niềm vui, tình
thương yêu gửi gắm vào trong từng bữa cơm, món ăn cho trẻ. Đó là một sự cống hiến
không vụ lợi. Họ đã đóng góp phần không nhỏ vào sự nghiệp chăm sóc, giáo dục trẻ
em ở hiện tại và tầm vóc lao động con người trong tương lai’ *Hạn chế
- Đa số GVMN đều cố gắng hoàn thiện ĐĐNN của bản thân, song trên thực tế vẫn còn
không ít trường hợp GVMN vi phạm đạo đức nghề giáo trong quan hệ chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non
+Trong giao tiếp, ứng xử với trẻ mầm non có một số GVMN còn hạn chế
nhất định, thiếu sự gương mẫu chuẩn mực trong phát ngôn, trong hành vi chưa
đúng với tư cách của người giáo viên
+ Thời gian gần đây, số vụ bạo hành và ngược đãi trẻ em của một số cô nuôi dạy
trẻ có dấu hiệu ngày càng gia tăng xảy ra khắp các địa phương trong cả nước
- Một số GVMN chưa hình thành kĩ năng xử lí những tình huống cấp bách, kinh
nghiệm xử lí cấp cứu trẻ còn yếu dẫn đến việc chưa đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ
- Như vậy, những biểu hiện tiêu cực trên mặc dù chưa mang tính phổ biến nhưng đã
ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường giáo dục, đến nhân cách của người GVMN.
Nếu không kịp thời khắc phục vấn đề ngay từ trong nhận thức sẽ là yếu tố cản trở lớn
đến việc nâng cao ĐĐNN của đội ngũ này ở Việt Nam hiện nay 8 9