Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 11 sách Chân trời sáng tạo

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm phạm vi kiến thức kèm theo đề thi minh họa.

Chủ đề:
Môn:

Ngữ Văn 11 1.2 K tài liệu

Thông tin:
9 trang 1 năm trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 11 sách Chân trời sáng tạo

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm phạm vi kiến thức kèm theo đề thi minh họa.

119 60 lượt tải Tải xuống
1
TRƯỜNG THPT
BỘ MÔN: NGỮ VĂN
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2023 – 2024
MÔN: VĂN, KHỐI 11
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Bài 5: Truyện ngắn
Bài 6: Thơ
ĐỌC
Đọc hiểu văn bản chú ý đặc trưng
của thể loại truyện ngắn:
+ Phân tích đánh giá được một số
yếu tố về hình thức (các chi tiết tiêu
biểu, sự kết nối giữa lời người kể
chuyện lời nhân vật,…); nội
dung (đề tài, chủ đề, tưởng, triết
nhân sinh,…) của truyện ngắn
hiện đại.
+ Nêu được ý nghĩa, tác động của
văn bản văn học trong việc làm thay
đổi suy nghĩ, tình cảm, cách nhìn
cách đánh giá của nhân đối với
văn học cuộc sống.
Đọc hiểu văn bản c ý đặc trưng của thể
loại thơ:
+ Nhận biết phân tích được vai trò của
yếu tố tượng trưng trong thơ.
+ Nhận biết phân tích được giá trị
thẩm của c yếu tcấu tứ, ngôn từ;
tình cảm, cảm xúc chủ đạo của người
viết.
+ Thiết lập mối quan hệ liên văn bản của
văn bản thơ đang phân tích với văn bản
cùng đề tài hoặc chung đặc điểm
phong cách của cùng một tác giả.
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
Hiện tượng phá vỡ những quy tắc
ngôn ngữ thông thường.
Các biện pháp tu từ tiếng Việt được học
trong SGK Ngữ văn 11: biện pháp lặp cấu
trúc, biện pháp đối ôn tập các bin
pháp ẩn dụ, so sánh, hoán dụ, liệt kê…
VIT
Viết bài nghị luận về một tác phẩm
truyện.
Viết i nghị luận về một tác phẩm t.
NÓI NGHE
Giới thiệu một tác phẩm truyện.
Giới thiệu một tác phẩm t.
B. CẤU TRÚC ĐỀ THI (100% tự luận)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Hình thức: trả lời 05 câu hỏi tự luận ngắn
2
Nội dung:
+ Văn bản nghị luận hội hoặc văn bản thông tin (ngữ liệu ngoài SGK)
+ Kiến thức đọc hiểu văn bản: phương thức biểu đạt, biện pháp tu từ, ý nghĩa hình
ảnh, chi tiết đặc sắc…
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận hội (khoảng 200 chữ).
Câu 2. (4,0 điểm) Viết bài văn nghị luận văn học phân tích, đánh giá một đoạn
trích/ nhân vật/… trong truyện ngắn hoặc văn bản thơ.
C. ĐỀ MINH HA
3
SỞ GD&ĐT ……..
TRƯỜNG THPT….
ĐỀ MINH HOẠ (1)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
CA HUẾ
(1) Ca Huế khởi nguồn từ hát cửa quyền trong cung vua phủ chúa, với hình
thức diễn xướng mang tính bác học, dành cho giới thượng lưu say nghệ thuật.
Theo thời gian, lối hát thính phòng này dần được dân gian hóa để điều kiện
đến với nhiều tầng lớp công chúng. […]
(2) Môi trường diễn xướng của ca Huế thường trong một không gian hẹp,
số lượng người trình diễn người nghe hạn chế, do tính chất của âm nhạc mang
tính tâm tình, tự sự. Ca Huế không trình diễn trước đám đông hoặc hát dưới ánh
mặt trời. Số lượng người trình diễn cho buổi ca Huế khoảng từ 8 đến 10 người,
trong đó số lượng nhạc công từ 5 đến 6 người. Ca sĩ, nhạc công sẽ hòa đàn
hát các bài bản trong các nhạc mục của ca Huế. Biên chế của dàn nhạc phải sử
dụng đạt chuẩn 4 hoặc 5 nhạc cụ trong dàn ntuyệt cổ điển, bao gồm: đàn
nguyệt, đàn tì , đàn nhị, đàn tranh, đàn tam tùy theo từng trường hợp,
thể không có cây đàn tam mà bổ sung thêm cây đàn bầu với đầy đủ biên chế của
dàn ngũ tuyệt, hoặc thể dùng dàn tứ tuyệt bao gồm các nhạc cụ: nguyệt, nhị,
tì và đàn tranh hoặc đầy đủ hơn là dàn lục ngự: tam, tì, nhị, nguyệt, tranh, bầu.
Trình diễn ca Huế là một buổi tao ngộ giữa các tao nhân mặc khách
hiểu biết về văn hóa và âm nhạc. Buổi biểu diễn không bị lệ thuộc vào quy trình
cứng nhắc giữa người thưởng thức người trình diễn sự hiểu biết lẫn
nhau giữa chủ và khách, thể hiện bằng hai phong cách:
- Biểu diễn truyền thống: người biểu diễn và người thưởng thức mối quan hệ
thân thiết, có quen biết nhau hoặc có nghe về tài biểu diễn của nhau. Họ cùng ở
trong một địa bàn hoặc đến từ các vùng miền khác nhau, am hiểu về ca Huế. Buổi
biểu diễn được xen kẽ với các nhận xét, đánh giá, nh phẩm giống như một cuộc
tọa đàm nhỏ về nghệ thuật ca Huế.
- Biểu diễn cho du khách: người giới thiệu chương trình, q trình hình thành,
phát triển cũng như giá trị của ca Huế với c tiết mục biểu diễn minh họa của
nghệ nhân. Hình thức này chỉ mới xuất hiện trong nửa cuối thế kỉ XX, loại hình
4
biểu diễn ca Huế trong các hội làng, cưới hỏi, sau này, phổ biến trong dịch vụ
du lịch trên sông Hương.
Ca Huế được c nghệ nhân tài danh sáng tạo, bổ sung, tạo thành hệ thống
bài bản, phong phú, với giai điệu hoàn chỉnh, mang tính nghệ thuật cao, lời ca
giàu chất văn học, kĩ thuật ca hát tinh tế, điêu luyện, nhạc đệm hoàn hảo. […]
(3) thể loại âm nhạc kết hợp giữa dân gian, chuyên nghiệp và bác học
của ca nhạc thính phòng, một thể loại âm nhạc đỉnh cao trong toàn bộ các di sản
âm nhạc truyền thống Việt Nam, ca Huế đã được Bộ Văn hóa, Thể thao Du
lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo quyết định số
1877/QĐ-BVVTTDL ngày 08 tháng 6 năm 2015.
(Theo Cục di sản văn hóa, dsvh.gov.vn)
Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2. Theo văn bản, ca Huế nguồn gốc từ đâu?
Câu 3. Nêu nội dung khái quát của văn bản trên.
Câu 4. Chỉ ra nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng nổi bật trong
câu văn: “Biên chế của dàn nhạc phải sử dụng đạt chuẩn 4 hoặc 5 nhạc cụ trong
dàn ngũ tuyệt cổ điển, bao gồm: đàn nguyệt, đàn bà, đàn nhị, đàn tranh, đàn
tam và tùy theo từng trường hợp, có thể không có cây đàn tam mà bổ sung thêm
cây đàn bầu”.
Câu 5. Sau khi đọc văn bản, anh/ chị những nhận xét về hoạt động ca Huế?
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bày tỏ ý kiến của
anh/ chị về về việc giữ gìn vẻ đẹp văn hóa truyền thống của thế hệ trẻ hiện nay.
Câu 2. (4,0 điểm) Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá về chủ đề một s
nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn thơ dưới đây.
VỘI VÀNG
(Xuân Diệu)
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
5
Của ong bướm này đây tuần trăng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si.
này đây ánh sáng chớp hàng mi;
Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.
(Theo Thơ thơ, NXB Đời nay, Nội, 1938)
6
SỞ GD&ĐT ………….
TRƯỜNG THPT…..
ĐỀ MINH HOẠ (2)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Jonathan, một người bộ óc thông minh, nhanh nhạy trong những phân
tích về tình hình kinh tế, ông sống làm việc hết sức chăm chỉ. Hiện Jonathan
đang một tỉ phú. Authur cũng một người trí thông minh không kém,
chỉ cần ba mươi phút để giải ô chcủa tờ NewYork Times, phân tích tình hình
kinh tế Latinh trong vòng nửa giờ tính nhẩm nhanh hơn hầu hết mọi người
họ dùng máy tính. Nhưng hiện giờ, Authur đang tài xế của Jonathan.
Điều giúp Jonathan đường hoàng ngồi băng ghế sau của xe limousine còn
Authur tphía trước cầm lái? Điều phân chia mức độ thành đạt của họ?
Điều gì giải thích sự khác biệt giữa thành công và thất bại?
Câu trả lời nằm trong khuôn khổ một cuộc nghiên cứu của trường đại học
Standford. Những nhà nghiên cứu tập hợp thật đông những tr em từ 4 đến 6 tuổi,
sau đó đưa chúng vào một căn phòng và mỗi em được phát một viên kẹo. Chúng
được giao ước: thể ăn viên kẹo ngay lập tức hoặc chờ thêm mười lăm phút
nữa sẽ được thưởng thêm một viên kẹo cho schờ đợi. Một vài em ăn kẹo ngay
lúc đó. Những em khác thì cố chờ đợi để có phần kẹo nhiều hơn. Nhưng nghĩa
thực sự của cuộc nghiên cứu chỉ đến mười năm sau đó, qua điều tra theo dõi
sự trưởng thành của các em. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những đứa tr
kiên trì chờ đợi phần thưởng đã trưởng thành và thành đạt hơn so với những tr
vội ăn ngay viên kẹo.
Điều đó được giải thích ra sao? Điểm khác biệt mấu chốt giữa thành công
thất bại không chỉ đơn thuần làm việc chăm chỉ hay sở hữu bộ óc của thiên
tài đó chính khả năng thoãn những mong muốn tức thời. Những người
kiềm chế được sự cám dỗ của “những viên kẹo ngọt” trên đường đời thường vươn
tới đỉnh cao thành công. Ngược lại, những ai vội ăn hết phần kẹo mình đang
thì sớm hay muộn cũng sẽ rơi vào cảnh thiếu thốn, cùng kiệt. (…) thể nói,
cuộc đời như một viên kẹo thơm ngọt, nhưng khi nào thưởng thức thưởng thức
nó như thế nào thì đó là điều chúng ta phải tìm hiểu.
(Joachim de Posada & Ellen Singer Không theo lối mòn, NXB Tổng hợp TP.
Hồ C Minh, 2016, tr.03)
7
Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2. Theo tác giả, ông Jonathan ông Authur giống khác nhau điểm
o?
Câu 3. Từ câu chuyện về ông Jonathan và Authur, tác giả chỉ ra điểm khác biệt
mấu chốt giữa thành công và thất bại gì? Ngoài sự giải của tác giả, anh/chị
hãy chỉ ra ít nhất 2 yếu tố khác tạo nên thành công theo quan điểm của mình.
Câu 4. Theo anh chị, sao phải biết “trì hoãn những mong muốn tức thời của
bản thân” để vươn tới thành công?
Câu 5. Anh/chị đồng tình khi tác giả cho rng “cuộc đời như một viên kẹo
thơm ngọt” không? Vì sao?
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một
đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về sự thành công
trong cuộc sống.
Câu 2. (4,0 điểm).
Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra
để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy những đám mây ánh hồng
như những hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại cắt hình rõ rệt
trên nền trời.
Chiều, chiều rồi. Một chiều êm như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran
ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu
vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập
đầy dần i buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị;
Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của
ngày tàn.
- Em thắp đèn lên chị Liên nhé?
Nghe tiếng An, Liên đứng dậy trả lời:
- Hẵng thong thả một lát nữa cũng được. Em ra ngồi đây với chị ko
trong ấy muỗi.
8
An bỏ bao diêm xuống bàn ng chị ra ngoài chõng ngồi; chiếc chõng nan
lún xuống và kêu cót két.
- Cái chõng này sắp gãy rồi chị nhỉ?
- để rồi chị bảo mẹ mua cái khác thay vào.
Hai chị em gượng nhẹ ngồi yên nhìn ra phố. Các nhà đã lên đèn cả rồi,
đèn treo trong nhà bác phở Mĩ, đèn hoa leo lét trong nhà ông Cửu, đèn dây
sáng xanh trong hiệu khách Những nguồn ánh sáng ấy đều chiếu ra ngoài phố
khiến cát lấp lánh từng chỗ đường mấp thêm những hòn đá nhỏ một bên
sáng một bên tối.
Chợ họp giữa phố đã vãn từ lâu. Người về hết tiếng ồn ào cũng mất.
Trên đất ch còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, nhãn mía. Một mùi âm ẩm bốc
lên, hơi nóng của ban ngày lẫn với mùi t bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên
tưởng mùi riêng của đất, của quê hương này. Một vài người bán hàng về muộn
đang thu xếp hàng hóa, đòn gánh đã xỏ sẵn vào quang rồi, họ còn đứng nói
chuyện với nhau ít câu nữa.
Mấy đứa tr con nhà nghèo ven chợ cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm
tòi. Chúng nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre hay bất cứ i đó thể dùng được
của các người bán hàng để lại, Liên trông thấy động lòng thương nhưng chính
chị cũng không có tiền để mà cho chúng nó.
(Trích truyện ngắn “Hai đứa tr”, Tuyển tập Thạch Lam, NXB Văn học,
Nội, 1988)
Viết bài văn nghị luận phân tích bức tranh phố huyện lúc chiều tàn trong
truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam
19
| 1/9

Preview text:

TRƯỜNG THPT………
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ II BỘ MÔN: NGỮ VĂN
NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN: VĂN, KHỐI 11
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Bài 5: Truyện ngắn Bài 6: Thơ ĐỌC
Đọc hiểu văn bản chú ý đặc trưng Đọc hiểu văn bản chú ý đặc trưng của thể
của thể loại truyện ngắn: loại thơ:
+ Phân tích và đánh giá được một số + Nhận biết và phân tích được vai trò của
yếu tố về hình thức (các chi tiết tiêu yếu tố tượng trưng trong thơ.
biểu, sự kết nối giữa lời người kể + Nhận biết và phân tích được giá trị
chuyện và lời nhân vật,…); nội thẩm mĩ của các yếu tố cấu tứ, ngôn từ;
dung (đề tài, chủ đề, tư tưởng, triết tình cảm, cảm xúc chủ đạo của người
lí nhân sinh,…) của truyện ngắn viết. hiện đại.
+ Thiết lập mối quan hệ liên văn bản của
+ Nêu được ý nghĩa, tác động của văn bản thơ đang phân tích với văn bản
văn bản văn học trong việc làm thay có cùng đề tài hoặc chung đặc điểm
đổi suy nghĩ, tình cảm, cách nhìn và phong cách của cùng một tác giả.
cách đánh giá của cá nhân đối với văn học và cuộc sống.
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
Hiện tượng phá vỡ những quy tắc
Các biện pháp tu từ tiếng Việt được học ngôn ngữ thông thường.
trong SGK Ngữ văn 11: biện pháp lặp cấu
trúc, biện pháp đối và ôn tập các biện
pháp ẩn dụ, so sánh, hoán dụ, liệt kê… VIẾT
Viết bài nghị luận về một tác phẩm Viết bài nghị luận về một tác phẩm thơ. truyện. NÓI VÀ NGHE
Giới thiệu một tác phẩm truyện.
Giới thiệu một tác phẩm thơ.
B. CẤU TRÚC ĐỀ THI (100% tự luận)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Hình thức: trả lời 05 câu hỏi tự luận ngắn 1 Nội dung:
+ Văn bản nghị luận xã hội hoặc văn bản thông tin (ngữ liệu ngoài SGK)
+ Kiến thức đọc hiểu văn bản: phương thức biểu đạt, biện pháp tu từ, ý nghĩa hình
ảnh, chi tiết đặc sắc…
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 200 chữ).
Câu 2. (4,0 điểm) Viết bài văn nghị luận văn học phân tích, đánh giá một đoạn
trích/ nhân vật/… trong truyện ngắn hoặc văn bản thơ. C. ĐỀ MINH HỌA 2
SỞ GD&ĐT ……..
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II TRƯỜNG THPT…. NĂM HỌC 2023-2024
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP: 11 ĐỀ MINH HOẠ (1)
Thời gian làm bài: 120 phút
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản sau: CA HUẾ
(1) Ca Huế khởi nguồn từ hát cửa quyền trong cung vua phủ chúa, với hình
thức diễn xướng mang tính bác học, dành cho giới thượng lưu say mê nghệ thuật.
Theo thời gian, lối hát thính phòng này dần được dân gian hóa để có điều kiện
đến với nhiều tầng lớp công chúng. […]

(2) Môi trường diễn xướng của ca Huế thường ở trong một không gian hẹp,
số lượng người trình diễn và người nghe hạn chế, do tính chất của âm nhạc mang
tính tâm tình, tự sự. Ca Huế không trình diễn trước đám đông hoặc hát dưới ánh
mặt trời. Số lượng người trình diễn cho buổi ca Huế có khoảng từ 8 đến 10 người,
trong đó số lượng nhạc công từ 5 đến 6 người. Ca sĩ, nhạc công sẽ hòa đàn và
hát các bài bản trong các nhạc mục của ca Huế. Biên chế của dàn nhạc phải sử
dụng đạt chuẩn 4 hoặc 5 nhạc cụ trong dàn ngũ tuyệt cổ điển, bao gồm: đàn
nguyệt, đàn tì bà, đàn nhị, đàn tranh, đàn tam và tùy theo từng trường hợp, có
thể không có cây đàn tam mà bổ sung thêm cây đàn bầu với đầy đủ biên chế của
dàn ngũ tuyệt, hoặc có thể dùng dàn tứ tuyệt bao gồm các nhạc cụ: nguyệt, nhị,
tì và đàn tranh hoặc đầy đủ hơn là dàn lục ngự: tam, tì, nhị, nguyệt, tranh, bầu.

Trình diễn ca Huế là một buổi tao ngộ giữa các tao nhân mặc khách có
hiểu biết về văn hóa và âm nhạc. Buổi biểu diễn không bị lệ thuộc vào quy trình
cứng nhắc giữa người thưởng thức và người trình diễn mà có sự hiểu biết lẫn
nhau giữa chủ và khách, thể hiện bằng hai phong cách:

- Biểu diễn truyền thống: người biểu diễn và người thưởng thức có mối quan hệ
thân thiết, có quen biết nhau hoặc có nghe về tài biểu diễn của nhau. Họ cùng ở
trong một địa bàn hoặc đến từ các vùng miền khác nhau, am hiểu về ca Huế. Buổi
biểu diễn được xen kẽ với các nhận xét, đánh giá, bình phẩm giống như một cuộc
tọa đàm nhỏ về nghệ thuật ca Huế.

- Biểu diễn cho du khách: có người giới thiệu chương trình, quá trình hình thành,
phát triển cũng như giá trị của ca Huế với các tiết mục biểu diễn minh họa của
nghệ nhân. Hình thức này chỉ mới xuất hiện trong nửa cuối thế kỉ XX, là loại hình
3
biểu diễn ca Huế trong các hội làng, cưới hỏi, và sau này, phổ biến trong dịch vụ
du lịch trên sông Hương.

Ca Huế được các nghệ nhân tài danh sáng tạo, bổ sung, tạo thành hệ thống
bài bản, phong phú, với giai điệu hoàn chỉnh, mang tính nghệ thuật cao, lời ca
giàu chất văn học, kĩ thuật ca hát tinh tế, điêu luyện, nhạc đệm hoàn hảo. […]

(3) Là thể loại âm nhạc kết hợp giữa dân gian, chuyên nghiệp và bác học
của ca nhạc thính phòng, một thể loại âm nhạc đỉnh cao trong toàn bộ các di sản
âm nhạc truyền thống Việt Nam, ca Huế đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo quyết định số
1877/QĐ-BVVTTDL ngày 08 tháng 6 năm 2015.

(Theo Cục di sản văn hóa, dsvh.gov.vn)
Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2. Theo văn bản, ca Huế có nguồn gốc từ đâu?
Câu 3. Nêu nội dung khái quát của văn bản trên.
Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng nổi bật trong
câu văn: “Biên chế của dàn nhạc phải sử dụng đạt chuẩn 4 hoặc 5 nhạc cụ trong
dàn ngũ tuyệt cổ điển, bao gồm: đàn nguyệt, đàn tì bà, đàn nhị, đàn tranh, đàn
tam và tùy theo từng trường hợp, có thể không có cây đàn tam mà bổ sung thêm cây đàn bầu”.

Câu 5. Sau khi đọc văn bản, anh/ chị có những nhận xét gì về hoạt động ca Huế?
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bày tỏ ý kiến của
anh/ chị về về việc giữ gìn vẻ đẹp văn hóa truyền thống của thế hệ trẻ hiện nay.
Câu 2. (4,0 điểm) Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá về chủ đề và một số
nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn thơ dưới đây. VỘI VÀNG (Xuân Diệu)
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất; Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
4
Của ong bướm này đây tuần trăng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si.
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi;
Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

(Theo Thơ thơ, NXB Đời nay, Hà Nội, 1938) 5
SỞ GD&ĐT ………….
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II TRƯỜNG THPT…….. NĂM HỌC 2023-2024
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP: 11 ĐỀ MINH HOẠ (2)
Thời gian làm bài: 120 phút
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản sau:
Jonathan, một người có bộ óc thông minh, nhanh nhạy trong những phân
tích về tình hình kinh tế, ông sống và làm việc hết sức chăm chỉ. Hiện Jonathan
đang là một tỉ phú. Và Authur cũng là một người có trí thông minh không kém,
chỉ cần ba mươi phút để giải ô chữ của tờ NewYork Times, phân tích tình hình
kinh tế Mĩ Latinh trong vòng nửa giờ và tính nhẩm nhanh hơn hầu hết mọi người
dù họ có dùng máy tính. Nhưng hiện giờ, Authur đang là tài xế của Jonathan.
Điều gì giúp Jonathan đường hoàng ngồi ở băng ghế sau của xe limousine còn
Authur thì ở phía trước cầm lái? Điều gì phân chia mức độ thành đạt của họ?
Điều gì giải thích sự khác biệt giữa thành công và thất bại?

Câu trả lời nằm trong khuôn khổ một cuộc nghiên cứu của trường đại học
Standford. Những nhà nghiên cứu tập hợp thật đông những trẻ em từ 4 đến 6 tuổi,
sau đó đưa chúng vào một căn phòng và mỗi em được phát một viên kẹo. Chúng
được giao ước: có thể ăn viên kẹo ngay lập tức hoặc chờ thêm mười lăm phút
nữa sẽ được thưởng thêm một viên kẹo cho sự chờ đợi. Một vài em ăn kẹo ngay
lúc đó. Những em khác thì cố chờ đợi để có phần kẹo nhiều hơn. Nhưng ý nghĩa
thực sự của cuộc nghiên cứu chỉ đến mười năm sau đó, qua điều tra và theo dõi
sự trưởng thành của các em. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những đứa trẻ
kiên trì chờ đợi phần thưởng đã trưởng thành và thành đạt hơn so với những trẻ
vội ăn ngay viên kẹo.

Điều đó được giải thích ra sao? Điểm khác biệt mấu chốt giữa thành công
và thất bại không chỉ đơn thuần là làm việc chăm chỉ hay sở hữu bộ óc của thiên
tài mà đó chính là khả năng trì hoãn những mong muốn tức thời. Những người
kiềm chế được sự cám dỗ của “những viên kẹo ngọt” trên đường đời thường vươn
tới đỉnh cao thành công. Ngược lại, những ai vội ăn hết phần kẹo mình đang có
thì sớm hay muộn cũng sẽ rơi vào cảnh thiếu thốn, cùng kiệt. (…) Có thể nói,
cuộc đời như một viên kẹo thơm ngọt, nhưng khi nào thưởng thức và thưởng thức
nó như thế nào thì đó là điều chúng ta phải tìm hiểu.

(Joachim de Posada & Ellen Singer – Không theo lối mòn, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2016, tr.03) 6
Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2. Theo tác giả, ông Jonathan và ông Authur giống và khác nhau ở điểm nào?
Câu 3. Từ câu chuyện về ông Jonathan và Authur, tác giả chỉ ra điểm khác biệt
mấu chốt giữa thành công và thất bại là gì? Ngoài sự lí giải của tác giả, anh/chị
hãy chỉ ra ít nhất 2 yếu tố khác tạo nên thành công theo quan điểm của mình.
Câu 4. Theo anh chị, vì sao phải biết “trì hoãn những mong muốn tức thời của
bản thân”
để vươn tới thành công?
Câu 5. Anh/chị có đồng tình khi tác giả cho rằng “cuộc đời như một viên kẹo
thơm ngọt”
không? Vì sao?
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một
đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về sự thành công trong cuộc sống. Câu 2. (4,0 điểm).
Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra
để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng
như những hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.

Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran
ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu
vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập
đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị;
Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.

- Em thắp đèn lên chị Liên nhé?
Nghe tiếng An, Liên đứng dậy trả lời:
- Hẵng thong thả một lát nữa cũng được. Em ra ngồi đây với chị kẻo ở trong ấy muỗi. 7
An bỏ bao diêm xuống bàn cùng chị ra ngoài chõng ngồi; chiếc chõng nan
lún xuống và kêu cót két.
- Cái chõng này sắp gãy rồi chị nhỉ?
- Ừ để rồi chị bảo mẹ mua cái khác thay vào.
Hai chị em gượng nhẹ ngồi yên nhìn ra phố. Các nhà đã lên đèn cả rồi,
đèn treo trong nhà bác phở Mĩ, đèn hoa kì leo lét trong nhà ông Cửu, và đèn dây
sáng xanh trong hiệu khách… Những nguồn ánh sáng ấy đều chiếu ra ngoài phố
khiến cát lấp lánh từng chỗ và đường mấp mô thêm vì những hòn đá nhỏ một bên sáng một bên tối.

Chợ họp giữa phố đã vãn từ lâu. Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất.
Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía. Một mùi âm ẩm bốc
lên, hơi nóng của ban ngày lẫn với mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên
tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này. Một vài người bán hàng về muộn
đang thu xếp hàng hóa, đòn gánh đã xỏ sẵn vào quang rồi, họ còn đứng nói
chuyện với nhau ít câu nữa.

Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm
tòi. Chúng nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre hay bất cứ cái gì đó có thể dùng được
của các người bán hàng để lại, Liên trông thấy động lòng thương nhưng chính
chị cũng không có tiền để mà cho chúng nó.

(Trích truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, Tuyển tập Thạch Lam, NXB Văn học, Hà Nội, 1988)
Viết bài văn nghị luận phân tích bức tranh phố huyện lúc chiều tàn trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam 8 19