Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức năm 2023 - 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm phạm vi kiến thức kèm theo đề thi minh họa.

Chủ đề:
Môn:

Ngữ Văn 11 1.2 K tài liệu

Thông tin:
15 trang 1 năm trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức năm 2023 - 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm phạm vi kiến thức kèm theo đề thi minh họa.

134 67 lượt tải Tải xuống
TRƯỜNG THPT……
BỘ MÔN: NGỮ VĂN
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2023 – 2024
MÔN: VĂN, KHỐI 11
I. Ôn tập tác giả - tác phẩm
Tác phẩm
Tác giả
Thể loại
Nội dung
Nghệ thuật
Tác gia
Nguyễn Du
-
Cung cấp cho người đọc thông tin về
cuộc đời và sự nghiệp của tác giả
Nguyễn Du qua đó giúp người đọc có cái
nhìn toàn diện về cuộc đời đại thi hào
Nguyễn Du và những cảm hứng, phong
cách ... chủ đạo trong sáng tác của ông.
Trao duyên
Nguyễn Du
Thơ lục
bát
- Đoạn trích này thể hiện bi kịch tình yêu
và số phận bất hạnh của Thúy Kiều khi
cô phải từ bỏ mối tình đầu và trao lại cho
Thúy Vân. Những lời nhờ cậy đầy đau
đớn khiến Kiều cảm thấy như đứt từng
khúc ruột. Nhưng trong trường hợp này,
Kiều không có lựa chọn nào tốt hơn.
- Tính cách cao thượng của Kiều còn
được thể hiện rõ nét ở việc cô hy sinh
hạnh phúc cá nhân, quên đi bản thân và
tình yêu đẹp đẽ với Kim Trọng để đổi
lấy hạnh phúc, bình yên của gia đình.
Giữa “tình yêu” và “hiếu thảo”, Kiều
buộc phải chọn “hiếu thảo” vì cô không
- Dùng thể thơ
lục bát giàu tính
nhạc, cắt ngắt
nhịp đầy dụng ý.
- Sử dụng nhiều
biện pháp ẩn dụ,
điệp từ, sử dụng
thành ngữ...
thể chịu nổi khi nhìn thấy cha và em trai
mình bị tra tấn đến chết.
Độc Tiểu
Thanh kí
Nguyễn Du
Thơ lục
bát
- Bài thơ này tạo nên một mạch cảm xúc
từ câu chuyện về nàng Tiểu Thanh mà
tác giả đọc được.
- Những suy nghĩ của tác giả và sự kính
trọng đối với số phận những người tài
hoa và thương xót cho số phận của chính
mình. Bởi tác giả cũng nhìn thấy được
tương lai của mình - một con người tài
giỏi nhưng cuộc đời lại bấp bênh, gập
ghềnh và khó khăn.
- Với cảm hứng tự thương và tri âm sâu
sắc, Nguyễn Du nêu lên vấn đề quyền
sống của người nghệ sĩ. Giá trị tinh thần
to lớn mà những con người này mang lại
cho nhân loại cần được tôn trọng và tôn
vinh chứ không phải bị chà đạp đến chết.
- Sử dụng ngôn
từ đậm tính triết
lý kết hợp với
giọng điệu buồn
đau, cảm thông
và chia sẻ.
- Dùng phép đối
tài tình với khả
năng thống nhất
hình ảnh đối lập
trong ngôn từ.
Ai đã đặt
tên cho
dòng sông?
Hoàng Phủ
Ngọc Tường
- Đoạn trích là hình ảnh thơ mộng, trữ
tình của dòng sông Hương từ thượng
nguồn cho đến khi trở về kinh thành
Huế. Vẻ đẹp của sông Hương đồng hành
cùng mỗi bước hành trình trở về với
người tình thơ mộng. Và ở mỗi bước đi,
dòng sông Hương dường như trưởng
thành, thay đổi, từ cô gái Di-gan hoang
dã trở thành bà mẹ phù sa của vùng văn
hóa nơi đây.
- Qua những trích đoạn, người đọc còn
có thể cảm nhận được tình yêu sâu sắc,
nồng nàn và niềm tự hào của Hoàng Phủ
Ngọc Hương đối với dòng sông quê
hương, với xứ Huế thân yêu và đất nước
mình.
- Dòng sông
Hương được tái
hiện bằng vốn
hiểu biết sâu
rộng của tác giả
về văn hóa, lịch
sử, địa lý...
- Cảm xúc sâu
lắng cùng văn
phong tao nhã,
tinh tế đã tạo
nên sự hấp dẫn
cho đoạn trích.
“Và tôi vẫn
muốn
mẹ...”
Svetlana
Alexievich
Truyện kí
- Tác phẩm “Và tôi vẫn muốn mẹ…” của
Alexievich cho chúng ta thấy một bức
tranh hiện thực về chiến tranh khốc liệt
nhưng vẫn còn đó những đứa trẻ hồn
nhiên với những cảm xúc thiêng liêng.
- Từ đó chúng ta càng trân trọng cuộc
sống yên bình hiện tại hơn và càng yêu
thương gia đình mình hơn.
- Sử dụng ngôn
ngữ giàu biểu
cảm
- Câu từ dễ hiểu
và hợp lý.
Cà Mau
quê xứ
Trần Tuấn
Thơ tự do
Tác phẩm kể lại trải nghiệm của tác giả
ở Cà Mau và cảm xúc của ông về nơi
đây. Qua ngòi bút của tác giả, chúng ta
thấy được một bức tranh độc đáo về sự
bình dị của vùng đất Cà Mau và sự giản
dị của con người nơi đây.
- Sử dụng ngôn
ngữ thơ giản dị
và ấn tượng.
- Khắc họa hiện
thực chân thật và
ý nghĩa
2. Ôn thi giữa kì 2 phn thực hành Tiếng Vit
2.1. Ôn tập các biện pháp tu từ tiếng Việt
a. So sánh
- Khái niệm: Là cách đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng giúp làm tăng
sức gợi hình, gợi cảm.
- Công dụng: Giúp miêu tả sự vật, sự việc sinh động hơn. Biểu hiện được tâm tư tình cảm của
người viết.
b. Nhân hóa:
- Khái niệm: Là cách miêu tả hoặc gọi sự vật xung quanh bằng từ ngữ để gọi hoặc tả con
người giúp cho thế giới sự vật trở nên gần gũi hơn với con người.
- Tác dụng: Làm cho sự vật xung quanh chúng ta gần gũi hơn, biểu thị được tình cảm, suy
nghĩ của con người với sự vật xung quanh.
c. Ẩn dụ:
- Khái niệm: Là biện pháp tu từ gọi tên các sự vật, hiện tượng bằng tên sự vật hiện tượng
khác có nét tương đồng.
- Tác dụng: Nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm.
d. Hoán dụ:
- Khái niệm: Là gọi tên sự vt, hiện tượng bằng tên của mt s vt, hiện tưng khác; gia
chúng có quan h gn gũi vi nhau, nhm tăng sức gi hình, gi cm trong diễn đạt.
- Tác dụng: Tăng sức gọi hình, gợi cảm cho việc diễn tả sự vật, sự việc được nói đến trong
thơ, văn
2.2 Biện pháp tu từ lặp cấu trúc, biện pháp tu từ đối
a. Biện pháp tu từ lặp cấu trúc là cách lặp lại cấu trúc của một cụm từ, một câu nhằm nhấn
mạnh nội dung, tạo nhịp điệu và sự liên kết cho các câu.
- Biện pháp này được dùng trong nhiều phong cách ngôn ngữ chính luận và ngôn ngữ văn
chương.
b. Biện pháp tu từ đối là cách xắp xếp và đặt từ ngữ hoặc câu có đặc điểm ngữ âm, ngữ nghĩa
hoặc ngữ pháp tương tự hoặc tương phải nhau ở vị trí đối xứng trong câu để gợi ra một nội
dung hoàn chỉnh, làm nổi bật ý nghĩa.
- Biện pháp này thường được thực hiện giữa hai câu thơ hoặc hai cây văn goiji là trường đối,
trong 1 câu thơ, một câu văn gọi là tiểu đối.
- Biện pháp đổi dùng nhiều tỏng văn vần, văn biền ngẫu, văn xuôi, văn chính luận trung đại
tạo nên vẻ đẹp cân xứng và hài hòa cho câu văn, lời thơ.
2.3 Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác
dụng
- Tạo ra những từ kết hợp trái logic nhằm "lạ hóa" đối tượng được nói tới.
- Sử dụng cách đảo ngữ để nhấn mạnh đến một đặc điểm nào đó của đối tượng được miêu tả.
- Cung cấp nét nghĩa mới cho từ ngữ nhằm đưa đến phát hiện bất ngờ về đối tượng được đề
cập.
3. Ôn thi giữa kì 2 phần làm văn
3.1 Viết bài nghị luận về một tác phẩm thơ.
a. Mở bài: Giới thiệu sơ lược về tác giả, bài thơ.
b. Thân bài:
- Khái quát về bố cục, trích đoạn, chủ đề bài thơ.
- Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận.
- Phân tích bài thơ đoạn thơ qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật, đặc sắc về nội dung
của tác phẩm thơ.
- Nhận xét đánh giá bài thơ về tư tưởng, nghệ thuật, phong cách của tác giả.
c. Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị về nội dung và nghệ thuật
- Đưa ra những nhận định của bản thân về tác phẩm.
3.2 Viết văn bản thuyết minh về một tác phẩm văn học
a. Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm cần thuyết minh.
b. Thân bài:
- Giới thiệu về tác giả: Cuộc đời và sự nghiệp
- Giới thiệu về tác phẩm:
+ Hoàn cảnh sáng tác
+ Bố cục
+ Chủ đề
+ Nội dung chính
+ Nghệ thuật đặc sắc
c. Kết bài:
- Khẳng định lại vị trí của tác phẩm trong nền văn học dân tộc.
3.3 Viết văn bản thuyết minh về một hiện tượng xã hội
a. Mở bài:
- Giới thiệu chung về hiện tượng đời sống cần nghị luận
- Nhấn mạnh sự quan trọng của việc nghiên cứu và giải quyết hiện tượng này.
b. Thân bài:
- Đưa ra đặc điểm và khái niệm về hiện tượng đời sống.
- Thực trạng, ảnh hưởng của hiện tượng đời sống
- Đưa ra nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đời sống.
- Đưa ra giải pháp
c. Kết bài: Thái độ với hiện tượng đời đống đó, đưa ra kết luận và tổng quan thuyết phục.
4. Đề thi minh ha gia kì 2 Ng văn 11
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
(Lược dẫn: Con Mực là con chó có nhiều tật xấu. Người ta đã định giết thịt nó, nhưng
nhiều lí do nên ngày xử con Mực liên tục bị hoãn lại. Cuối cùng, người ta quyết định sẽ giết
con Mực để mừng người con trai tên Du xa nhà nhiều năm nay mới trở về).
Bữa ăn xong, con Hoa cầm bát cơm ra: một tay nó xách cái thúng như để rồi xếp bát. Thấy
được ăn, tất cả thú tính của con Mực hoàn toàn nổi dậy. Nó nhảy tới vẫy đuôi hếch mõm
nhìn và đợi. Cơm vừa đổ xuống nó vội vàng chúi mõm ăn ngay. Miếng chưa qua cổ thì cái
thúng đã chụp quanh trên mình. Nó rít lên, vùng mạnh; nhưng Hoa đã tì cả người lên cái
thúng rồi, và con Mực bị thu gọn ở trong vừa vặn đến nỗi không còn giẫy và kêu được. Lũ trẻ
con réo ầm lên. Người ta lấy sẵn dao thớt và dây để trói. Phần mở thúng đã đành phải về
Du: ông chủ đi vắng, cả nhà chỉ có chàng là đàn ông, mà không lẽ đi mượn hàng xóm trói
giùm một con chó đã úp gọn gàng chỉ việc hơi hé cạp thúng lên, hễ chó thò đầu ra thì một
đứa em đặt gậy lên cổ nó để chân chàng dận xuống. Nhưng tay chàng thấy run run. Và khi
con chó vừa thò đầu ra thì nó quẫy luôn một cái mạnh, vùng ra được. Con Hoa tủm tỉm cười.
Lũ em ngơ ngác nhìn theo con chó vừa ẳng ẳng vừa chạy ở ngoài vườn. Còn Du thì mặt đỏ
như gấc chín. Chàng thấy mình yếu tay hơn cả con Hoa. Có lẽ nào chàng lại dịu lòng hơn cả
một người con gái. Và tự nhiên chàng giận con Mực. Người ta còn lo con Mực sợ hãi mà đi
mất. Quả nhiên suốt ngày hôm ấy nó không về. Nó vẩn vơ vườn hàng xóm, lẩn lút như một
con chó trước khi hóa dại.
Người ta tưởng đã mất toi. Nhưng tối hôm ấy nó lần vào gầm giường rồi Du lại nghe thấy cái
thứ tiếng gà gáy của nó rít lên ở phía ngõ.
Sáng hôm sau nó vẫn bỏ cơm. Trưa cũng thế. Và cứ thấy bóng người lại cúp đuôi chạy mất.
Du thương hại sai người đem cơm đổ ra vườn. Một lúc sau Mực lại gần. Nó trông trước
trông sau, đưa mõm rê trên những hạt cơm rồi vô cớ giật mình chạy thẳng. Có lẽ cái kỷ niệm
khủng khiếp vừa lóe ra và đập mạnh vào thần kinh nó như luồng điện. Du thấy bồn chồn và
vẩn vơ: thương, hối hận hay là thẹn.
Sau cùng thì chàng bực mình: chàng nhận ra rằng một con chó đã làm mất sự bình tĩnh của
tâm hồn chàng. Và đột nhiên chàng muốn giết con Mực lắm. Chàng muốn có đủ can đảm để
giết người. Phải dám giết mà không run tay khi cần phải giết. Còn làm được trò gì nữa nếu
chỉ giết một con chó mà tim cũng đập?
Sự do dự đã hết rồi. Khi có một ý định thì ý định ấy chóng thành mạnh mẽ. Du thấy lòng
cứng cỏi. Ðã có lúc chàng tưởng đến cái thú dí con dao vào súc thịt giẫy lên đành đạch để
máu ấm phọt vào tay. Và chiều hôm ấy khi thấy con chó ở vườn thì chàng gần như mừng rỡ.
Con vật khốn nạn đói và sợ đã mệt lử đi rồi. Nó hiện ngủ bên bờ giậu. Du cầm cái gậy to rón
rén lại gần. Nhưng giơ gậy lên chàng bỗng thấy tim run một cái. Chàng tưởng như ngạt thở
và ngừng lại một giây để nhìn con chó. Giấc ngủ của nó có lẽ đầy ác mộng vì thỉnh thoảng
khắp mình nó lại giật lên. Du thấy lòng quả quyết tiêu tán hết. Nhưng con chó bỗng giật
mình. Du hoảng hốt thẳng cánh vụt mạnh trên mình nó, bụng nó thót hẳn vào rồi lại phình ra
như một khối cao su. Nó rống lên gượng dậy loạng choạng mấy vòng rồi chui bừa qua giậu
trong khi Du vụt cuống cuồng theo xuống đất... Ðêm đã khuya. Du lại nghe tiếng Mực rống
lên. Chàng thấy toát mồ hôi và nhất định không giết con chó nữa.
Nhưng trời gần sáng chàng còn đương mơ mộng, thì đã nghe tiếng Hoa gọi cuống cuồng lên.
Con vật khốn nạn không biết mỏi mệt thế nào mà ngủ quên đi ngay ở giữa sân để đến nỗi bị
Hoa úp được. Lần này thì người ta cẩn thận hơn. Hai ba người nắm vào hai đầu gậy tre
ngáng sẵn bên cạnh thúng rồi Hoa mới hơi hé miệng thúng lên. Thấy sáng con Mực nhô ra
ngoài cái mõm ướt phì phì. Hoa nhích lên tí nữa nhưng một cái gối đã tì sẵn trên thúng. Mực
lách cả cái đầu ra. Cái gậy đè mạnh xuống. Con vật khốn nạn không còn kịp kêu.
- Ðè chặt, thật chặt, đừng buông nó ra nó cắn đấy!
Du kêu lên như thế nhưng tiếng chàng đã hơi run run. Con chó phì một cái nữa: hơi thở mới
thoát ra một nửa bị tắc. Cái gậy đè sát đất, mắt nó trợn lên. Lòng đen ươn ướt cứ đờ dần rồi
ngược lên lần một nửa vào mí trên. Lòng trắng đã hơi đục. Lúc Hoa trói xong cả chân trước,
chân sau và buộc mõm rồi thì con chó đã mềm ra không còn cựa quậy nữa.
Du nghẹn ngào nén khóc...
(Trích Cái chết của con Mực, Tuyển tập Nam Cao, Nxb Văn học)
Câu 1.( 1.0 điểm) : Hãy kể tên các nhân vật trong câu chuyện trên?
Câu 2. .( 1.0 điểm) : Xác định ngôi kể và xác định điểm nhìn của truyện?
Câu 3. .( 1.0 điểm) : Phân tích hiệu quả của hiện tượng tách biệt trong đoạn văn sau:
Nhưng trời gần sáng, chàng còn đương mơ mộng. Thì đã nghe gọi cuống cuồng lên. Con vật
khốn nạn không biết mỏi mệt thế nào mà ngủ quên đi ngay ở giữa sân để đến nỗi bị Hoa úp
được.
Câu 4.( 1.0 điểm) : Qua quá trình tìm cách giết con Mực, bạn thấy nhân vật Du là một con
người như thế nào?
Câu 5. .( 1.0 điểm) : Nêu chủ đề của truyện và nhận xét cách xây dựng tình huống truyện của
tác giả Nam Cao?
Câu 6. .( 1.0 điểm) : Hãy rút ra bài học cho bản thân sau khi đọc truyện ngắn trên?
II. VIẾT (4.0 điểm) : Qua truyện ngắn Nam Cao muốn gửi gắm thông điệp : vai trò của tình
yêu thương trong cuộc sống.
Anh( chị) hãy viết bài văn nghị luận xã hội ( từ 1,5 trang giấy đến 2 trang giấy thi) bàn v
thông điệp trên ?
ĐÁP ÁN ĐỀ THI MINH HỌA
Câu
Nội dung
Điểm
ĐỌC HIỂU
6,0
Câu1
Học sinh kể đúng tên các nhân vật trong câu chuyện trên: Anh chàng
Du, Hoa, lũ trẻ con, chó Mực
1.0
(GV có thể chấm linh động miễn HS có kể được tên nhân vật)
Câu2
Học sinh xác định được:
- Truyện được kể theo ngôi thứ ba, qua nhân vật Du.
- Điểm nhìn: Người kể chuyện ở ngôi thứ ba (người kể chuyện toàn tri).
Độc giả có thể thấy người kể chuyện thiên về điểm nhìn nhân vật Du,
thuật lại câu chuyện với góc nhìn và tâm trạng của Du trong suốt quá
trình đấu tranh tư tưởng để giết thịt một con chó.
+ Điểm nhìn của người kể chuyện dịch chuyển sang điểm nhìn nhân vật
Du để đi sâu bộc lộ tâm trạng phức tạp của anh ta, lí giải các hành động
của anh (đưa chân chạm nhẹ vào người con chó; lóng ngóng làm nó
chạy mất; đập gậy vào bụng nó; khóc…), lí giải tại sao anh ta không thể
hạ thủ với một con chó
( Học sinh có thể chỉ ra và có lí giải hay, miễn hợp lý, phù hợp thì GV
có thể linh động chấm)
0,5
0,5
Câu3
Học sinh chỉ ra được hiện tượng tách biệt và phân tích được hiệu quả
của hiện tượng tách biệt trong đoạn văn:
- Hiện tượng tách biệt: Thì đã nghe gọi cuống cuồng lên.
- Hiệu quả của hiện tượng tách biệt: nhấn mạnh tiếng gọi của một ai đó
làm chàng trai tỉnh giấc khi còn mơ mộng.
( Học sinh có thể chỉ ra và có lí giải phù hợp thì GV có thể linh động
chấm)
0,5
0,5
Câu4
Qua quá trình tìm cách giết con Mực, bạn thấy nhân vật Du là một con
người
- Một con người có lòng trắc ẩn.
- Một con người không có chính kiến.
( Học sinh có cách trình bày phù hợp thì GV có thể linh động chấm)
0,5
0,5
0,5
Câu5
Học sinh phân tích được chủ đề của truyện và nhận xét vài nét tiêu biểu
về cách xây dựng tình huống truyện của tác giả Nam Cao:
- Chủ đề :kể về quá trình giết chết con Mực và thái độ, tâm trạng của Du
trước sự việc ấy.
- Cách xây dựng tình huống truyện : độc đáo, tinh tế , gợi sự suy ngẫm
trong lòng người đọc.
( Học sinh chỉ ra và trình bày hợp lý GV có thể linh động chấm)
0,5
0,5
Câu6
Học sinh rút ra được bài học cho bản thân sau khi đọc truyện ngắn trên
theo các gợi ý sau:
- Không nên hành động theo đám đông mà hãy hành động theo lương
tri.
- Không nên đối xử một cách tàn nhẫn với loài vật
- Trước mọi sự việc, con người cần có sự quyết đoán
1.0
-Con người cần biết tàn nhẫn thì mới có thể sống thanh thản
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời tương đương 01 ý như đáp án: 1,0 điểm.
- Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25
0,75 điểm.
- Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.
* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn
đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.
Câu
LÀM VĂN
4,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái
quát được vấn đề
0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Qua truyện ngắn Cái chết của
con Mực, Nam Cao muốn gửi gắm thông điệp : vai trò của tình yêu
thương trong cuộc sống.
0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các
thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là
một vài gợi ý cần hướng tới:
0,5
Suy nghĩ về vai trò của tình yêu thương trong cuộc sống:
- Tình yêu thương giúp gắn kết con người lại với nhau
- Tình yêu thương giúp ta sống hạnh phúc, thanh thản
- Tình yêu thương giúp ta có sức mạnh để chiến thắng mọi thử thách,
khó khăn.
v.v…
* 1.Mở bài :Giới thiệu truyện ngắn : Nam Cao muốn gửi gắm thông
điệp : vai trò của tình yêu thương trong cuộc sống.
* 2.Thân bài: Giải thích thế nào là tình yêu thương?Biểu hiện của người
luôn có lòng yêu thương trong cuộc sống.
-Phân tích mặc đúng sai, phải trái của vấn đề: tình yêu thương trong
cuộc sống giúp gắn kết con người lại với nhau.
-Bàn bạc,mở rộng vấn đề: nếu cuộc sống mà con người luôn có lòng yêu
thương giúp ta sống hạnh phúc, thanh thản. Ngược lai, con người sống
không có tình yêu thương, sống ích kỉ, nhỏ nhen thì sẽ ra sao?
( Học sinh có thể nêu dẫn chứng từ các chi tiết tiêu biểu gợi trong tác
phẩm và từ cuộc sống thực tế để làm sáng tỏ vấn đề)
-Bài học: Tình yêu thương giúp ta có sức mạnh để chiến thắng mọi th
thách, khó khăn.
* 3.Kết bài:
- Khẳng định giá trị và bài học được gợi ra từ tác phẩm.
- Rút ra bài học, thông điệp mà bạn muốn gửi đến mọi người.
( Học sinh chỉ ra và trình bày được ý nghĩa của thông điệp được gợi ra
từ tác phẩm thì GV có thể linh động chấm)
*LƯU Ý: Học sinh trình bày được, đúng cấu trúc bài văn nghị luận văn
0,5
1.5
học. Phân tích, đánh giá được nội dung cũng như nghệ thuật tiêu biểu thì
GV có thể linh động chấm, tùy theo bài .
0,5
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
0,5
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn
đạt mới mẻ.
0,5
6.0+ 4.0
10
| 1/15

Preview text:

TRƯỜNG THPT………
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ II BỘ MÔN: NGỮ VĂN
NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN: VĂN, KHỐI 11
I. Ôn tập tác giả - tác phẩm
Tác phẩm Tác giả
Thể loại Nội dung Nghệ thuật
Cung cấp cho người đọc thông tin về
cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Tác gia
Nguyễn Du qua đó giúp người đọc có cái - Nguyễn Du
nhìn toàn diện về cuộc đời đại thi hào
Nguyễn Du và những cảm hứng, phong
cách ... chủ đạo trong sáng tác của ông.
- Đoạn trích này thể hiện bi kịch tình yêu
và số phận bất hạnh của Thúy Kiều khi
cô phải từ bỏ mối tình đầu và trao lại cho
Thúy Vân. Những lời nhờ cậy đầy đau - Dùng thể thơ
đớn khiến Kiều cảm thấy như đứt từng lục bát giàu tính
khúc ruột. Nhưng trong trường hợp này, nhạc, cắt ngắt
Thơ lục Kiều không có lựa chọn nào tốt hơn. nhịp đầy dụng ý. Trao duyên Nguyễn Du bát
- Tính cách cao thượng của Kiều còn - Sử dụng nhiều
được thể hiện rõ nét ở việc cô hy sinh biện pháp ẩn dụ,
hạnh phúc cá nhân, quên đi bản thân và điệp từ, sử dụng
tình yêu đẹp đẽ với Kim Trọng để đổi thành ngữ...
lấy hạnh phúc, bình yên của gia đình.
Giữa “tình yêu” và “hiếu thảo”, Kiều
buộc phải chọn “hiếu thảo” vì cô không
thể chịu nổi khi nhìn thấy cha và em trai
mình bị tra tấn đến chết.
- Bài thơ này tạo nên một mạch cảm xúc
từ câu chuyện về nàng Tiểu Thanh mà tác giả đọc được. - Sử dụng ngôn
- Những suy nghĩ của tác giả và sự kính từ đậm tính triết
trọng đối với số phận những người tài lý kết hợp với
hoa và thương xót cho số phận của chính giọng điệu buồn
mình. Bởi tác giả cũng nhìn thấy được đau, cảm thông Độc Tiểu Thơ lục Nguyễn Du và chia sẻ.
tương lai của mình - một con người tài Thanh kí bát
giỏi nhưng cuộc đời lại bấp bênh, gập - Dùng phép đối ghềnh và khó khăn. tài tình với khả
- Với cảm hứng tự thương và tri âm sâu năng thống nhất
sắc, Nguyễn Du nêu lên vấn đề quyền hình ảnh đối lập
sống của người nghệ sĩ. Giá trị tinh thần trong ngôn từ.
to lớn mà những con người này mang lại
cho nhân loại cần được tôn trọng và tôn
vinh chứ không phải bị chà đạp đến chết.
- Đoạn trích là hình ảnh thơ mộng, trữ
tình của dòng sông Hương từ thượng - Dòng sông
nguồn cho đến khi trở về kinh thành Hương được tái
Huế. Vẻ đẹp của sông Hương đồng hành hiện bằng vốn
cùng mỗi bước hành trình trở về với hiểu biết sâu
người tình thơ mộng. Và ở mỗi bước đi, rộng của tác giả
dòng sông Hương dường như trưởng Ai đã đặt về văn hóa, lịch Hoàng Phủ
thành, thay đổi, từ cô gái Di-gan hoang tên cho Kí sử, địa lý... Ngọc Tường
dã trở thành bà mẹ phù sa của vùng văn dòng sông? hóa nơi đây. - Cảm xúc sâu
- Qua những trích đoạn, người đọc còn lắng cùng văn
có thể cảm nhận được tình yêu sâu sắc, phong tao nhã,
nồng nàn và niềm tự hào của Hoàng Phủ tinh tế đã tạo
Ngọc Hương đối với dòng sông quê nên sự hấp dẫn
hương, với xứ Huế thân yêu và đất nước cho đoạn trích. mình.
- Tác phẩm “Và tôi vẫn muốn mẹ…” của
Alexievich cho chúng ta thấy một bức - Sử dụng ngôn
tranh hiện thực về chiến tranh khốc liệt “Và tôi vẫn ngữ giàu biểu
nhưng vẫn còn đó những đứa trẻ hồn Svetlana muốn Truyện kí cảm
nhiên với những cảm xúc thiêng liêng. Alexievich mẹ...” - Câu từ dễ hiểu
- Từ đó chúng ta càng trân trọng cuộc và hợp lý.
sống yên bình hiện tại hơn và càng yêu
thương gia đình mình hơn.
Tác phẩm kể lại trải nghiệm của tác giả - Sử dụng ngôn
ở Cà Mau và cảm xúc của ông về nơi ngữ thơ giản dị Cà Mau
đây. Qua ngòi bút của tác giả, chúng ta và ấn tượng. Trần Tuấn Thơ tự do quê xứ
thấy được một bức tranh độc đáo về sự - Khắc họa hiện
bình dị của vùng đất Cà Mau và sự giản thực chân thật và
dị của con người nơi đây. ý nghĩa
2. Ôn thi giữa kì 2 phần thực hành Tiếng Việt
2.1. Ôn tập các biện pháp tu từ tiếng Việt a. So sánh
- Khái niệm: Là cách đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng giúp làm tăng
sức gợi hình, gợi cảm.
- Công dụng: Giúp miêu tả sự vật, sự việc sinh động hơn. Biểu hiện được tâm tư tình cảm của người viết. b. Nhân hóa:
- Khái niệm: Là cách miêu tả hoặc gọi sự vật xung quanh bằng từ ngữ để gọi hoặc tả con
người giúp cho thế giới sự vật trở nên gần gũi hơn với con người.
- Tác dụng: Làm cho sự vật xung quanh chúng ta gần gũi hơn, biểu thị được tình cảm, suy
nghĩ của con người với sự vật xung quanh. c. Ẩn dụ:
- Khái niệm: Là biện pháp tu từ gọi tên các sự vật, hiện tượng bằng tên sự vật hiện tượng
khác có nét tương đồng.
- Tác dụng: Nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm. d. Hoán dụ:
- Khái niệm: Là gọi tên sự vật, hiện tượng bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác; giữa
chúng có quan hệ gần gũi với nhau, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt.
- Tác dụng: Tăng sức gọi hình, gợi cảm cho việc diễn tả sự vật, sự việc được nói đến trong thơ, văn
2.2 Biện pháp tu từ lặp cấu trúc, biện pháp tu từ đối
a. Biện pháp tu từ lặp cấu trúc là cách lặp lại cấu trúc của một cụm từ, một câu nhằm nhấn
mạnh nội dung, tạo nhịp điệu và sự liên kết cho các câu.
- Biện pháp này được dùng trong nhiều phong cách ngôn ngữ chính luận và ngôn ngữ văn chương.
b. Biện pháp tu từ đối là cách xắp xếp và đặt từ ngữ hoặc câu có đặc điểm ngữ âm, ngữ nghĩa
hoặc ngữ pháp tương tự hoặc tương phải nhau ở vị trí đối xứng trong câu để gợi ra một nội
dung hoàn chỉnh, làm nổi bật ý nghĩa.
- Biện pháp này thường được thực hiện giữa hai câu thơ hoặc hai cây văn goiji là trường đối,
trong 1 câu thơ, một câu văn gọi là tiểu đối.
- Biện pháp đổi dùng nhiều tỏng văn vần, văn biền ngẫu, văn xuôi, văn chính luận trung đại
tạo nên vẻ đẹp cân xứng và hài hòa cho câu văn, lời thơ.
2.3 Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng
- Tạo ra những từ kết hợp trái logic nhằm "lạ hóa" đối tượng được nói tới.
- Sử dụng cách đảo ngữ để nhấn mạnh đến một đặc điểm nào đó của đối tượng được miêu tả.
- Cung cấp nét nghĩa mới cho từ ngữ nhằm đưa đến phát hiện bất ngờ về đối tượng được đề cập.
3. Ôn thi giữa kì 2 phần làm văn
3.1 Viết bài nghị luận về một tác phẩm thơ.
a. Mở bài: Giới thiệu sơ lược về tác giả, bài thơ. b. Thân bài:
- Khái quát về bố cục, trích đoạn, chủ đề bài thơ.
- Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận.
- Phân tích bài thơ đoạn thơ qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật, đặc sắc về nội dung của tác phẩm thơ.
- Nhận xét đánh giá bài thơ về tư tưởng, nghệ thuật, phong cách của tác giả. c. Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị về nội dung và nghệ thuật
- Đưa ra những nhận định của bản thân về tác phẩm.
3.2 Viết văn bản thuyết minh về một tác phẩm văn học
a. Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm cần thuyết minh. b. Thân bài:
- Giới thiệu về tác giả: Cuộc đời và sự nghiệp
- Giới thiệu về tác phẩm: + Hoàn cảnh sáng tác + Bố cục + Chủ đề + Nội dung chính + Nghệ thuật đặc sắc c. Kết bài:
- Khẳng định lại vị trí của tác phẩm trong nền văn học dân tộc.
3.3 Viết văn bản thuyết minh về một hiện tượng xã hội a. Mở bài:
- Giới thiệu chung về hiện tượng đời sống cần nghị luận
- Nhấn mạnh sự quan trọng của việc nghiên cứu và giải quyết hiện tượng này. b. Thân bài:
- Đưa ra đặc điểm và khái niệm về hiện tượng đời sống.
- Thực trạng, ảnh hưởng của hiện tượng đời sống
- Đưa ra nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đời sống. - Đưa ra giải pháp
c. Kết bài: Thái độ với hiện tượng đời đống đó, đưa ra kết luận và tổng quan thuyết phục.
4. Đề thi minh họa giữa kì 2 Ngữ văn 11
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
(Lược dẫn: Con Mực là con chó có nhiều tật xấu. Người ta đã định giết thịt nó, nhưng vì
nhiều lí do nên ngày xử con Mực liên tục bị hoãn lại. Cuối cùng, người ta quyết định sẽ giết
con Mực để mừng người con trai tên Du xa nhà nhiều năm nay mới trở về).
Bữa ăn xong, con Hoa cầm bát cơm ra: một tay nó xách cái thúng như để rồi xếp bát. Thấy
được ăn, tất cả thú tính của con Mực hoàn toàn nổi dậy. Nó nhảy tới vẫy đuôi hếch mõm
nhìn và đợi. Cơm vừa đổ xuống nó vội vàng chúi mõm ăn ngay. Miếng chưa qua cổ thì cái
thúng đã chụp quanh trên mình. Nó rít lên, vùng mạnh; nhưng Hoa đã tì cả người lên cái
thúng rồi, và con Mực bị thu gọn ở trong vừa vặn đến nỗi không còn giẫy và kêu được. Lũ trẻ
con réo ầm lên. Người ta lấy sẵn dao thớt và dây để trói. Phần mở thúng đã đành phải về
Du: ông chủ đi vắng, cả nhà chỉ có chàng là đàn ông, mà không lẽ đi mượn hàng xóm trói
giùm một con chó đã úp gọn gàng chỉ việc hơi hé cạp thúng lên, hễ chó thò đầu ra thì một
đứa em đặt gậy lên cổ nó để chân chàng dận xuống. Nhưng tay chàng thấy run run. Và khi
con chó vừa thò đầu ra thì nó quẫy luôn một cái mạnh, vùng ra được. Con Hoa tủm tỉm cười.
Lũ em ngơ ngác nhìn theo con chó vừa ẳng ẳng vừa chạy ở ngoài vườn. Còn Du thì mặt đỏ
như gấc chín. Chàng thấy mình yếu tay hơn cả con Hoa. Có lẽ nào chàng lại dịu lòng hơn cả
một người con gái. Và tự nhiên chàng giận con Mực. Người ta còn lo con Mực sợ hãi mà đi
mất. Quả nhiên suốt ngày hôm ấy nó không về. Nó vẩn vơ vườn hàng xóm, lẩn lút như một
con chó trước khi hóa dại.
Người ta tưởng đã mất toi. Nhưng tối hôm ấy nó lần vào gầm giường rồi Du lại nghe thấy cái
thứ tiếng gà gáy của nó rít lên ở phía ngõ.
Sáng hôm sau nó vẫn bỏ cơm. Trưa cũng thế. Và cứ thấy bóng người lại cúp đuôi chạy mất.
Du thương hại sai người đem cơm đổ ra vườn. Một lúc sau Mực lại gần. Nó trông trước
trông sau, đưa mõm rê trên những hạt cơm rồi vô cớ giật mình chạy thẳng. Có lẽ cái kỷ niệm
khủng khiếp vừa lóe ra và đập mạnh vào thần kinh nó như luồng điện. Du thấy bồn chồn và
vẩn vơ: thương, hối hận hay là thẹn.
Sau cùng thì chàng bực mình: chàng nhận ra rằng một con chó đã làm mất sự bình tĩnh của
tâm hồn chàng. Và đột nhiên chàng muốn giết con Mực lắm. Chàng muốn có đủ can đảm để
giết người. Phải dám giết mà không run tay khi cần phải giết. Còn làm được trò gì nữa nếu
chỉ giết một con chó mà tim cũng đập?
Sự do dự đã hết rồi. Khi có một ý định thì ý định ấy chóng thành mạnh mẽ. Du thấy lòng
cứng cỏi. Ðã có lúc chàng tưởng đến cái thú dí con dao vào súc thịt giẫy lên đành đạch để
máu ấm phọt vào tay. Và chiều hôm ấy khi thấy con chó ở vườn thì chàng gần như mừng rỡ.
Con vật khốn nạn đói và sợ đã mệt lử đi rồi. Nó hiện ngủ bên bờ giậu. Du cầm cái gậy to rón
rén lại gần. Nhưng giơ gậy lên chàng bỗng thấy tim run một cái. Chàng tưởng như ngạt thở
và ngừng lại một giây để nhìn con chó. Giấc ngủ của nó có lẽ đầy ác mộng vì thỉnh thoảng
khắp mình nó lại giật lên. Du thấy lòng quả quyết tiêu tán hết. Nhưng con chó bỗng giật
mình. Du hoảng hốt thẳng cánh vụt mạnh trên mình nó, bụng nó thót hẳn vào rồi lại phình ra
như một khối cao su. Nó rống lên gượng dậy loạng choạng mấy vòng rồi chui bừa qua giậu
trong khi Du vụt cuống cuồng theo xuống đất... Ðêm đã khuya. Du lại nghe tiếng Mực rống
lên. Chàng thấy toát mồ hôi và nhất định không giết con chó nữa.
Nhưng trời gần sáng chàng còn đương mơ mộng, thì đã nghe tiếng Hoa gọi cuống cuồng lên.
Con vật khốn nạn không biết mỏi mệt thế nào mà ngủ quên đi ngay ở giữa sân để đến nỗi bị
Hoa úp được. Lần này thì người ta cẩn thận hơn. Hai ba người nắm vào hai đầu gậy tre
ngáng sẵn bên cạnh thúng rồi Hoa mới hơi hé miệng thúng lên. Thấy sáng con Mực nhô ra
ngoài cái mõm ướt phì phì. Hoa nhích lên tí nữa nhưng một cái gối đã tì sẵn trên thúng. Mực
lách cả cái đầu ra. Cái gậy đè mạnh xuống. Con vật khốn nạn không còn kịp kêu.
- Ðè chặt, thật chặt, đừng buông nó ra nó cắn đấy!
Du kêu lên như thế nhưng tiếng chàng đã hơi run run. Con chó phì một cái nữa: hơi thở mới
thoát ra một nửa bị tắc. Cái gậy đè sát đất, mắt nó trợn lên. Lòng đen ươn ướt cứ đờ dần rồi
ngược lên lần một nửa vào mí trên. Lòng trắng đã hơi đục. Lúc Hoa trói xong cả chân trước,
chân sau và buộc mõm rồi thì con chó đã mềm ra không còn cựa quậy nữa.
Du nghẹn ngào nén khóc...
(Trích Cái chết của con Mực, Tuyển tập Nam Cao, Nxb Văn học)
Câu 1.( 1.0 điểm) : Hãy kể tên các nhân vật trong câu chuyện trên?
Câu 2. .( 1.0 điểm) : Xác định ngôi kể và xác định điểm nhìn của truyện?
Câu 3. .( 1.0 điểm) : Phân tích hiệu quả của hiện tượng tách biệt trong đoạn văn sau:
Nhưng trời gần sáng, chàng còn đương mơ mộng. Thì đã nghe gọi cuống cuồng lên. Con vật
khốn nạn không biết mỏi mệt thế nào mà ngủ quên đi ngay ở giữa sân để đến nỗi bị Hoa úp được.
Câu 4.( 1.0 điểm) : Qua quá trình tìm cách giết con Mực, bạn thấy nhân vật Du là một con người như thế nào?
Câu 5. .( 1.0 điểm) : Nêu chủ đề của truyện và nhận xét cách xây dựng tình huống truyện của tác giả Nam Cao?
Câu 6. .( 1.0 điểm) : Hãy rút ra bài học cho bản thân sau khi đọc truyện ngắn trên?
II. VIẾT (4.0 điểm) : Qua truyện ngắn Nam Cao muốn gửi gắm thông điệp : vai trò của tình
yêu thương trong cuộc sống.
Anh( chị) hãy viết bài văn nghị luận xã hội ( từ 1,5 trang giấy đến 2 trang giấy thi) bàn về thông điệp trên ?
ĐÁP ÁN ĐỀ THI MINH HỌA Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0
Học sinh kể đúng tên các nhân vật trong câu chuyện trên: Anh chàng
Câu1 Du, Hoa, lũ trẻ con, chó Mực 1.0
(GV có thể chấm linh động miễn HS có kể được tên nhân vật)
Học sinh xác định được:
- Truyện được kể theo ngôi thứ ba, qua nhân vật Du.
- Điểm nhìn: Người kể chuyện ở ngôi thứ ba (người kể chuyện toàn tri).
Độc giả có thể thấy người kể chuyện thiên về điểm nhìn nhân vật Du,
thuật lại câu chuyện với góc nhìn và tâm trạng của Du trong suốt quá
trình đấu tranh tư tưởng để giết thịt một con chó. Câu2 0,5
+ Điểm nhìn của người kể chuyện dịch chuyển sang điểm nhìn nhân vật
Du để đi sâu bộc lộ tâm trạng phức tạp của anh ta, lí giải các hành động 0,5
của anh (đưa chân chạm nhẹ vào người con chó; lóng ngóng làm nó
chạy mất; đập gậy vào bụng nó; khóc…), lí giải tại sao anh ta không thể
hạ thủ với một con chó…
( Học sinh có thể chỉ ra và có lí giải hay, miễn hợp lý, phù hợp thì GV
có thể linh động chấm)
Học sinh chỉ ra được hiện tượng tách biệt và phân tích được hiệu quả
của hiện tượng tách biệt trong đoạn văn:
- Hiện tượng tách biệt: Thì đã nghe gọi cuống cuồng lên. Câu3 0,5
- Hiệu quả của hiện tượng tách biệt: nhấn mạnh tiếng gọi của một ai đó
làm chàng trai tỉnh giấc khi còn mơ mộng.
( Học sinh có thể chỉ ra và có lí giải phù hợp thì GV có thể linh động 0,5 chấm)
Câu4 Qua quá trình tìm cách giết con Mực, bạn thấy nhân vật Du là một con người
- Một con người có lòng trắc ẩn. 0,5
- Một con người không có chính kiến.
( Học sinh có cách trình bày phù hợp thì GV có thể linh động chấm) 0,5 0,5
Học sinh phân tích được chủ đề của truyện và nhận xét vài nét tiêu biểu
về cách xây dựng tình huống truyện của tác giả Nam Cao:
- Chủ đề :kể về quá trình giết chết con Mực và thái độ, tâm trạng của Du
Câu5 trước sự việc ấy. 0,5
- Cách xây dựng tình huống truyện : độc đáo, tinh tế , gợi sự suy ngẫm trong lòng người đọc.
( Học sinh chỉ ra và trình bày hợp lý GV có thể linh động chấm) 0,5
Học sinh rút ra được bài học cho bản thân sau khi đọc truyện ngắn trên theo các gợi ý sau:
- Không nên hành động theo đám đông mà hãy hành động theo lương Câu6 tri. 1.0
- Không nên đối xử một cách tàn nhẫn với loài vật
- Trước mọi sự việc, con người cần có sự quyết đoán
-Con người cần biết tàn nhẫn thì mới có thể sống thanh thản Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời tương đương 01 ý như đáp án: 1,0 điểm.
- Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 – 0,75 điểm.
- Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.
* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn
đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. Câu LÀM VĂN 4,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái 0,25 quát được vấn đề
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Qua truyện ngắn Cái chết của
con Mực, Nam Cao muốn gửi gắm thông điệp : vai trò của tình yêu 0,25 thương trong cuộc sống.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm II
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các
thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là
một vài gợi ý cần hướng tới:
Suy nghĩ về vai trò của tình yêu thương trong cuộc sống: 0,5
- Tình yêu thương giúp gắn kết con người lại với nhau
- Tình yêu thương giúp ta sống hạnh phúc, thanh thản
- Tình yêu thương giúp ta có sức mạnh để chiến thắng mọi thử thách, khó khăn. v.v…
* 1.Mở bài :Giới thiệu truyện ngắn : Nam Cao muốn gửi gắm thông 0,5
điệp : vai trò của tình yêu thương trong cuộc sống.
* 2.Thân bài: Giải thích thế nào là tình yêu thương?Biểu hiện của người
luôn có lòng yêu thương trong cuộc sống.
-Phân tích mặc đúng sai, phải trái của vấn đề: tình yêu thương trong 1.5
cuộc sống giúp gắn kết con người lại với nhau.
-Bàn bạc,mở rộng vấn đề: nếu cuộc sống mà con người luôn có lòng yêu
thương giúp ta sống hạnh phúc, thanh thản. Ngược lai, con người sống
không có tình yêu thương, sống ích kỉ, nhỏ nhen thì sẽ ra sao?
( Học sinh có thể nêu dẫn chứng từ các chi tiết tiêu biểu gợi trong tác
phẩm và từ cuộc sống thực tế để làm sáng tỏ vấn đề)
-Bài học: Tình yêu thương giúp ta có sức mạnh để chiến thắng mọi thử thách, khó khăn. * 3.Kết bài:
- Khẳng định giá trị và bài học được gợi ra từ tác phẩm.
- Rút ra bài học, thông điệp mà bạn muốn gửi đến mọi người.
( Học sinh chỉ ra và trình bày được ý nghĩa của thông điệp được gợi ra
từ tác phẩm thì GV có thể linh động chấm)
*LƯU Ý: Học sinh trình bày được, đúng cấu trúc bài văn nghị luận văn
học. Phân tích, đánh giá được nội dung cũng như nghệ thuật tiêu biểu thì
GV có thể linh động chấm, tùy theo bài . 0,5
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. 0,5
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn 0,5 đạt mới mẻ. I + II 6.0+ 4.0 10