Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 sách Cánh diều

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 sách Cánh diều được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

  
     
   
  
          
   
 
      
       
 
        
       
          
    
 
             
         
            
                
            
         
              
       
                
      
       
 
    
   
   
               
                 
                 
                 
                 
                  
                 
               
               
               
                 
                  
           
        
        
           
   
   
  
  
             
          
             
           
        
            
         
       
       
         
           
                
             
   
   
   
   
            
     
     
          
       
                
   
      
    
     
      
            
       
      
        
      
         
    
  
     
  
   
               
    
                 
   
                 
                 
 
   


 

 









           
  
       


            
 

           
  
          
     
            
 





       
            
          
   
            
            
           
        
         

       
             

              

         
      
          
           

            
   

  
            
           
           
     
          
           
 
          
          
           
          
          
    
          

              
           

 
  
           
  
                
                
                  
 
                  
                 
      
         
                
                    
                  
  
                  
                 
       
             
         
   
   
    
    
      
 
   
 
    
                  
                
               
           
                   
                  
         
                
                 
               
        
                 
       
             
        
            
               
                 
                
                
           
              
                
     
        
          
     
                
      
  
  
    
    
               
   
        
   
      
            
               
            
             
               
                
      
               
   
   
  


 
      
  
               
 
  
   
 
            
        
   
           
            
        
     
    
       
         
    
              
           
  
            
 
     
        
   
               
                
              
                   
 
           
                  
                 
      
          
   
                  
                 
    
          
  
  
  
  
        
   
   
   
   
                 
           
      
     
   
    
         
      
        
          
      
         
       
      
          
                 
            
            
           
            
         
                  
                 
                
    
               
   
                 

          
                
       
                 
  
                 

                  
               
               
  
    
                
  
  
     

 


 

 

 

 

 

 

 

 

           
           
          
           
         
     
         
           
  
          

           
       
 
          
          
           

          
           
          
           
          
           
           
            
          
         
          
  

    

 

          
   
 
 
           
     
    
 
 
 
           
            
          
           
   
 
           
           
      
       
           
     
          
  
           
 
| 1/18

Preview text:

TRƯỜNG THCS ………….
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ 2
NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN: NGỮ VĂN 7
I. Nội dung ôn thi giữa kì 2 Ngữ văn 7 Cánh diều 1. Truyện ngụ ngôn Nhận biết: 
Nhận biết thể loại truyện ngụ ngôn 
Biết được một sự việc trong câu chuyện. Thông hiểu: 
Xác định và gọi tên thành phần trạng ngữ. 
Hiểu được ý nghĩa việc làm của nhân vật. 
Hiểu được ý nghĩa hình ảnh từ nhân vật trong câu chuyện. 
Hiểu được nghĩa của từ Vận dụng: 
Trình bày được suy nghĩ, ý kiến của mình về nội dung của câu chuyện. 
Rút ra được bài học sâu sắc từ câu chuyện.
2. Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong xã hội
Viết được bài văn nghị luận xã hội bày tỏ quan điểm của mình về hiện tượng trong
đời sống. Từ đó, rút ra bài học nhận thức cho bản thân. . 
Nhận biết: Xác định đúng kiểu bài nghị luận XH 
Thông hiểu: Hiểu đúng bố cục của kiểu bài nghị luận và vấn đề nghị luận. 
Vận dụng: Triển khai vấn đề nghị luận 
Vận dụng cao: Có cách diễn đạt, trình bày lí lẽ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc,
sáng tạo về vấn đề nghị luận.
II. Đề thi minh họa giữa kì 2 Văn 7 ĐỀ SỐ 1
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau: KIẾN VÀ CHÂU CHẤU
Vào một ngày hè nắng chói chang và gió thổi mát rượi, một chú Châu Chấu xanh
nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng chú ca hát ríu ra ríu rít. Bỗng chú bắt gặp
bạn Kiến đi ngang qua, bạn ấy đang còng lưng cõng một hạt ngô để tha về tổ.
Châu Chấu cất giọng rủ rê: “Bạn Kiến ơi, thay vì làm việc cực nhọc, chi bằng bạn
hãy lại đây trò chuyện và đi chơi thoả thích cùng tớ đi!”. Kiến trả lời: “Không, tớ
bận lắm, tớ còn phải đi kiếm thức ăn để dự trữ cho mùa đông sắp tới. Bạn cũng
nên làm như vậy đi bạn Châu Chấu ạ”. “Còn lâu mới tới mùa đông, bạn chỉ khéo
lo xa”. Châu Chấu mỉa mai. Kiến dường như không quan tâm tới những lời của
Châu Chấu xanh, nó tiếp tục tha mồi về tổ một cách chăm chỉ và cần mẫn.

Thế rồi mùa đông lạnh lẽo cũng tới, thức ăn trở nên khan hiếm, Châu Chấu xanh
vì mải chơi không chuẩn bị lương thực nên giờ sắp kiệt sức vì đói và rét. Còn bạn
Kiến của chúng ta thì có một mùa đông no đủ với một tổ đầy những ngô, lúa mì
mà bạn ấy đã chăm chỉ tha về suốt cả mùa hè.

(Truyện “Kiến và Châu Chấu”- trang 3-NXB thông tin)
Chọn câu trả lời đúng cho các câu 1 đến 8
Câu 1. Truyện Kiến và Châu Chấu thuộc thể loại nào? (Nhận biết) A. Truyện ngụ ngôn B. Truyện đồng thoại C. Truyền thuyết D. Thần thoại
Câu 2. Vào những ngày hè, chú Châu Chấu đã làm gì? (Nhận biết)
A. Siêng năng làm bài tập về nhà cô giáo phát.
B. Nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng ca hát ríu ra ríu rít.
C. Cần cù thu thập thức ăn dự trữ cho mùa đông.
D. Giúp châu chấu mẹ dọn dẹp nhà cửa.
Câu 3. Châu Chấu đã rủ Kiến làm gì cùng mình? (Nhận biết)
A. Cùng nhau thu hoạch rau củ trên cánh đồng.
B. Trò chuyện và đi chơi thoả thích.
C. Cùng nhau về nhà Châu Chấu chơi.
D. Cùng nhau chuẩn bị lương thực cho mùa đông.
Câu 4. Trạng ngữ trong câu sau được dùng để làm gì ? (Thông hiểu)
“Vào một ngày hè nắng chói chang và gió thổi mát rượi, một chú Châu Chấu xanh
nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng chú ca hát ríu ra ríu rít.” A. chỉ nguyên nhân B. chỉ thời gian C. chỉ mục đích D. chỉ phương tiện
Câu 5. Tại sao Kiến không đi chơi cùng Châu Chấu ? (Thông hiểu)
A. Kiến không thích đi chơi.
B. Kiến không thích Châu Chấu.
C. Kiến đi kiếm thức ăn để dự trữ cho mùa đông.
D. Kiến không muốn lãng phí thời gian.
Câu 6. Theo em, Châu Chấu là hình ảnh đại diện cho những kiểu người nào trong cuộc sống? (Thông hiểu)
A. những người vô lo, lười biếng
B. những người chăm chỉ
C. những người biết lo xa
D. những người chỉ biết hưởng thụ
Câu 7. Vì sao Kiến lại có một mùa đông no đủ? (Thông hiểu)
A. Kiến còn dư thừa nhiều lương thực.
B. Kiến chăm chỉ, biết lo xa.
C. Kiến được bố mẹ cho nhiều lương thực.
D. Được mùa ngô và lúa mì.
Câu 8. Từ “kiệt sức” có nghĩa là gì? (Thông hiểu) A. không có sức khỏe B. yếu đuối
C. không còn sức để làm D. yếu ớt Trả lời câu hỏi:
Câu 9 (1,0 điểm): Nếu là Châu Chấu trong câu chuyện, em sẽ làm gì trước lời
khuyên của Kiến? (Vận dụng)
Câu 10 (1,0 điểm): Bài học tâm đắc nhất mà em rút ra từ câu chuyện? (Vận dụng)
II. VIẾT (4,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn, nhiều bạn vì mải
chơi mà sao nhãng học tập”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 A 0,5 2 B 0,5 3 D 0,5 4 B 0,5 5 C 0,5 6 A 0,5 7 B 0,5 8 C 0,5
* HS có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng cần đảm bảo được các ý sau: 9 0,5
- Em sẽ nghe theo lời khuyên của Kiến. 0,5
- Em sẽ chăm chỉ cùng Kiến đi kiếm thức ăn để dự trữ cho mùa đông.
* HS có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng cần đảm bảo được các ý sau:
- Trong cuộc sống cần phải chăm chỉ, chịu khó, siêng năng…, 10 0,5
không được ham chơi, lười biếng. 0,5
- Biết lo xa, biết dành dụm, tích luỹ, không đợi nước đến chân mới nhảy… II VIẾT 4,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận:
- Mở bài: Nêu hiện tượng: ham mê chơi điện tử. . -> là một
việc làm không được khuyến khích mà mọi người cần phải phê bình, ngăn chặn. .
- Thân bài: Phân tích biểu hiện của việc chơi say mê điện tử 0,25
của những em nhỏ, của HS. . -> bộc lộ thái độ => không đồng
tình. .; Phân tích tác hại: lãng phí thời gian, công sức, ảnh
hưởng. .; Phân tích nguyên nhân. .; Bàn hướng khắc phục.
- Kết bài: Khẳng định lại vấn đề vừa nghị luận.
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: 0,25
Viết bài văn nghị luận trình bày quan điểm về trò chơi điện tử
c. Yêu cầu đối với bài văn nghị luận HS có thể trình bày theo 0,5
nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Nêu được vấn đề cần nghị luận
- Giải thích được khái niệm trò chơi điện tử là gì? 2,5
- Thực trạng của việc chơi trò chơi điện tử của lứa tuổi học sinh.
- Chỉ ra những lợi ích và tác hại của trò chơi điện tử. - Đề xuất giải pháp Hướng dẫn chấm:
- Bố cục đầy đủ, hệ thống luận điểm rõ ràng, mạch lạc, lập
luận chặt chẽ, thuyết phục, lí lẽ xác đáng, dẫn chứng tiêu
biểu, phù hợp, thể hiện được quan điểm của bản thân về vấn
đề nghị luận. (3,5 - 4,0 điểm).

- Bố cục đảm bảo được 2/3 các ý, lập luận tương đối chặt
chẽ, lí lẽ xác đáng, có dẫn chứng nhưng chưa tiêu biểu. . (2,5 - 3,0 điểm)

- Bố cục đảm bảo được 1/2 các ý, lập luận tương đối chặt
chẽ, lí lẽ xác đáng, có dẫn chứng (1,5 - 2,0 điểm)

- Bài viết thiếu ý, lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục;
lí lẽ không xác đáng, không có dẫn chứng (1,0 - 1,5 điểm)

- Bài viết sơ sài hoặc bỏ giấy trắng (0,0 - 0,5 điểm)
d. Chính tả, ngữ pháp 0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, dùng từ, đặt câu…
e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí 0,25
lẽ, dẫn chứng để bày tỏ chính kiến một cách thuyết phục. ĐỀ SỐ 2
PHÂN I – TRĂC NGHIÊM
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: BO VÀ ẾCH
Êch đang ngồi trên một hòn đá giữa ao cùng các anh chị em của mình. Thỉnh
thoảng, ếch lại phóng lươi ra bắt lấy một con chuồn chuồn bay ngang qua rồi nhai
tóp tép. Nó rất thỏa mãn. Khi nó nhìn lên đồng cỏ, một con bò đang ăn cỏ lọt và tầm mắt.

“Con vật kia mới to lớn làm sao chứ”, cô em út của ếch há hốc miệng nhận xét.
“Em nghi thế thật à?” – Êch hỏi. “Anh cũng có thể tự biến thành to lớn như thế”,
và nó phình ngực lên hết cơ.

“Con bò vẫn lớn hơn nhiều” – Cô em út nói.
“Ai chà vậy thì anh sẽ biến thành lớn hơn nữa” – Con ếch ngu ngốc bèn huênh
hoang. Và nó phình to ra, phình to ra, dãn hết bộ da cho đến khi nó đã căng hết cơ.

“Con bò vẫn lớn hơn nhiều” – Cô em út nói bằng giọng lí nhí vì sợ người anh lớn sẽ tức giận.
“Anh có thể biến thành to hơn nữa, thật sự anh có thể làm thế” – Con ếch giận dữ
hét lên. Và nó phình ra, phình ra nữa cho tới khi – bụp một tiếng to – nó nổ banh
xác! Và đó là kết cục của con ếch.

(Trích Ngụ ngôn Aesop, Fulvio Testa kể lại, Huyền Vũ dịch, NXB Văn học)
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại/ tiểu loại nào? A. Văn bản thơ B. Văn bản truyện C. Văn bản thông tin D. Văn bản tản văn
Câu 2. Nhân vật chính trong truyện là: A. Bò B. Cô ếch út C. Êch D. Êch và cô ếch út
Câu 3. Việc gì khiến “ếch” tự thấy thỏa mã? Điều đó thể hiện tính cách gì của nó?
A. Bắt mồi quá dễ dàng. Thể hiện sự ngộ nhận về khả năng của bản thân.
B. Bắt con chuồn chuồn rất dễ dàng. Thể hiện khả năng nahnh nhẹn, giỏi giang.
C. Bắt mồi quá dễ dàng. Thể hiện tài năng vượt trội
D. Bắt con mồi rất dễ dàng. Thể hiện sự tài giỏi so với đám anh chị em nhà ếch.
Câu 4. Câu “Em nghĩ thế thật à? Anh có thể tự biến mình thành to lớn như thế”
bộc lộ suy nghĩ, thái độ gì của con ếch?
A. Ngạc nhiên vì con bò to và tin rằng mình có thể biến to được như nó.
B. Không tin lời cô ếch út nói và muốn chứng minh sức mạnh của mình với em.
C. Không tin là con bò to và tin rằng biến thành to như vậy được.
D. Phủ nhận có con vật mạnh hơn mình.
Câu 5. Theo em, hành động phình to hết cơ của con ếch (tới lần thứ ba) thể hiện
điều gì về tính cách nhân vật này?
A. Qúa ảo tưởng, hiếu thắng và kiêu ngạo về sức mạnh bản thân.
B. Không hiểu ro khả năng của bản thân
C. Kiêu ngạo, tự phụ và không hiểu ro hạn chế của bản thân
D. Không muốn cô ếch út thất vọng và tin tưởng vào sức mạnh bản thân
Câu 6. Chi tiết nào dưới đây thể hiện mâu thuẫn, tạo kịch tính cho câu chuyện trên?
A. Con bò xuất hiện và cô ếch út ngạc nhiên trước sự to lớn của nó
B. Cô ếch út khen con bò to trước mặt con ếch vốn ngạo mạn, tự phụ
C. Con bò xuất hiện trước mặt con ếch đang bắt mồi
D. Cô ếch út khen con bò to trước mặt con ếch vốn kiêu căng
Câu 7. Vì sao con ếch lại nhận một kết cục bất ngờ như vậy (nổ banh)?
A. Qúa kiêu căng, hiếu thắng
B. Qúa tự tin vào năng lực bản thân
C. Không hiểu ro đặc điểm/ khả năng của bản thân D. Tất cả đáp án trên
Câu 8. Thủ pháp nghệ thuật nào sử dụng khi liên tưởng đặc điểm có thực của con
ếch với ý nghĩa biểu tượng của nó? A. So sánh B. Nhân hóa
C. Đối chiếu, liên tưởng D. Ty dụ/ ẩn dụ
Câu 9. Con ếch trong truyện tượng trưng cho kiểu/ hạng người nào trong xã hội? A. Kiêu căng, tự phụ
B. Ao tưởng sức mạnh bản thân, hiếu thắng C. Thích thể hiện
D. Thích chạy đua theo người khác
Câu 10. Bài học ngụ ý được gửi gắm qua câu chuyện trên là:
A. Những người hay gặp may mắn dễ ảo tưởng vào năng lực của bản thân, cần
hiểu ro những thế mạnh và hạn chế của bản thân, tránh kiêu ngạo
B. Không nên bị ảnh hưởng bởi những lời khích bác của người khác
C. Cần rèn luyện kiên trì, bền bỉ để có một sức mạnh, năng lực tốt
D. Hiểu ro khả năng của bản thân mình, tránh so sánh, ghen ty với người khác
PHÂN II – TẬP LÀM VĂN (5 điểm)
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn "Đẽo cày giữa đường
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
PHÂN I – TRĂC NGHIÊM Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án B C C D A B C D B A
PHÂN II – TẬP LÀM VĂN (5.0 điểm) 1. Mở bài:
Giới thiệu khái quát về nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn đẽo cày giữa đường. 2. Thân bài: * Đặc điểm nhân vật: – Hoàn cảnh: 
Mang toàn bộ tài sản, của cải trong nhà ra để mua gỗ. 
Mở cửa hàng đẽo cày ở ngay bên vệ đường.
– Tính cách, phẩm chất: 
Có ý chí: muốn làm giàu từ đôi bàn tay của chính mình. 
Không có chính kiến, lập trường vững vàng: nghe theo ý kiến của người
khác rồi từ đó, thay đổi cách đẽo cày.
* Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
– Tình huống truyện đơn giản.
– Ngôn ngữ, hình ảnh thân thuộc, gần gũi.
– Khắc họa nhân vật thông qua hành động, suy nghĩ.
* Ý nghĩa hình tượng nhân vật:
– Từ những việc làm của nhân vật, người xưa muốn khuyên nhủ con người cần
sống có chính kiến, biết suy nghĩ toàn diện mọi vấn đề. 3. Kết bài:
Nêu ấn tượng, đánh giá về nhân vật người thợ mộc trong câu chuyện. ĐỀ SỐ 3
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: CÂU CHUYÊN BO ĐUA
Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em. Lúc nhỏ, anh em rất hòa thuận. Khi
lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn hay va chạm.
Thấy các con không yêu thương nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông
đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, cả gái, dâu, rể lại và bảo:
- Ai be gãy được bó đũa này thì thưởng cho túi tiền
Bốn người con lần lượt be bó đũa. Ai cũng cố hết sức mà không sao be gãy được.
Người cha bèn cởi bó đũa ra, rồi thong thả be gãy từng chiếc một cách dễ dàng.
Thấy vậy, bốn người con cùng nói:
- Thưa cha, lấy từng chiếc mà be thì có khó gì! Người cha liền bảo:
- Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia le ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy
các con phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh.
(Truyện ngụ ngôn Việt Nam)
Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản? A. Thuyết minh B. Tự sự C. Nghị luận D. Biểu cảm
Câu 2: Văn bản trên gồm mấy nhân vật? A. Có 2 nhân vật B. Có 3 nhân vật C. Có 4 nhân vật D. Có 5 nhân vật
Câu 3: Phó từ “vẫn” trong câu văn: “Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi
người một nhà nhưng vẫn hay va chạm”, có tác dụng gì?
A. Chỉ sự tiếp diễn tương tự B. Chỉ quan hệ thời gian C. Chỉ mức độ D. Chỉ sự phủ định
Câu 4: Lúc nhỏ, những người con sống thế nào? A. Anh em hay gây gổ nhau
B. Anh em thường nói xấu, ganh ghet nhau
C. Anh em sống hòa thuận, đoàn kết, yêu thương nhau
D. Anh em so bì, đố kị nhau
Câu 5: Người cha gọi các con lại để làm gì?
A. Trò chuyện vui ve cùng các con
B. Chia tài sản cho các con
C. Căn dặn các con cần phải chăm chỉ làm việc
D. Bảo họ rằng nếu ai be gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền
Câu 6: Tại sao bốn người con không ai be gãy được bó đũa?
A. Tại vì họ chưa dùng hết sức mạnh của mình để be
B. Tại vì họ cầm cả bó đũa người cha đưa để be
C. Tại bó đũa làm bằng kim loại nên không ai be gãy được
D. Tại vì không ai muốn be gẫy bó đũa cả
Câu 7: Một chiếc đũa được ngầm so sánh với gì? Cả bó đũa ngầm so sánh với gì?
A. Một chiếc đũa hay cả bó đũa ngầm so sánh với một người con trong câu chuyện
B. Một chiếc đũa được ngầm so sánh với một người con; cả bó đũa ngầm so sánh với cả bốn người con
C. Một chiếc đãu được ngầm so sánh với bốn người con; cả bó đũa ngầm so sánh với một người con
D. Một chiếc đũa hay cả bó đũa ngầm so sánh với cả bốn người con trong câu chuyện
Câu 8: Người cha muốn khuyên nhủ các con điều gì?
A. Các con không cần phải quan tâm, tương trợ lẫn nhau, mỗi người phải tự thân
vận động xây dựng cuộc sống của mình
B. Các con phải cùng tập hợp nhau lại, đồng lòng chung sức thì mới be gẫy được cả bó đũa
C. Các con phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau; có đoàn kết thì mới tạo ra sức mạnh
D. Các con không so đo, tính toán thiệt hơn số tài sản cha để lại cho mỗi người
Câu 9: “Câu chuyện bó đũa” khuyên nhủ chúng ta bài học gì trong cuộc sống?
Câu 10: Viết khoảng 5 – 7 dòng trình bày suy nghĩ của em về sức mạnh của tinh thần đoàn kết.
Phần 2: Viết (4 điểm)
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một câu chuyện ngụ ngôn mà em ấn tượng nhất. HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm) Câu Đáp án Điểm Câu 1 B 0,5 điểm Câu 2 D 0,5 điểm Câu 3 A 0,5 điểm Câu 4 C 0,5 điểm Câu 5 D 0,5 điểm Câu 6 B 0,5 điểm Câu 7 B 0,5 điểm Câu 8 C 0,5 điểm
- Câu chuyện đã mang đến bài học sâu sắc về sức mạnh
của tinh thần đoàn kết đối với cuộc sống của con người.
Mỗi chúng ta cần phải biết đoàn kết, yêu thương, đùm
bọc, se chia với nhau thì sẽ tạo nên sức mạnh phi
thường, cùng nhau giải quyết tốt những vấn đề khó
Câu 9 khăn, trở ngại trong cuộc sống. 1 điểm
- Trong cuộc sống, cần xây dựng mối quan hệ thân thiện
giữa người với người, tạo nên một xã hội đoàn kết, giàu tình nhân ái,…
- Trong cuộc sống, nếu không biết đoàn kết mà cứ tị
nạnh, ganh ghet lẫn nhau thì sẽ mãi cô độc như một
chiếc đũa dễ dàng bị be gãy vậy.
- Đoàn kết là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta,
thể hiện qua sự tương trự, giúp đơ lẫn nhau bằng những
hành động cụ thể, nhất là những khi gặp hoạn nạn, khó khăn.
- Đoàn kết là tập hợp mọi người thành một khối thống
nhất, gắn kết chặt chẽ với nhau, không thể tách dời, cùng
đồng lòng chung sức, hỗ trợ nhau để giải quyết công
việc. Sự kết hợp ấy sẽ tạo nên sức mạnh to lớn giúp Câu 10 1 điểm
chúng ta vượt qua mọi khó khăn, rào cản vật chất cũng
như tinh thần, đem lại kết quả tốt đẹp cho cuộc sống.
- Mỗi chúng ta phải biết quan tâm, giúp đơ bạn bè, phát
huy cao tinh thần đoàn kết trong tập thể để xây dựng tập
thể vững mạnh. Biết phấn đấu trong học tập, rèn luyện
nhân cách trong sáng, bản lĩnh vững vàng trở thành
người hữu ích nay mai đem sức mình xây dựng quê hương đất nước.
Phần 2: Viết (4 điểm) Câu Đáp án Điểm
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn phân tích: mở bài, thân0,25 điểm bài và kết bài.
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Phân tích đặc điểm
nhân vật trong truyện ngụ ngôn. 0,25 điểm
c. Triển khai vấn đề:
HS có thể triển khai các ý theo nhiều cách, vận dụng tốt
kĩ năng kể chuyện có kết hợp yếu tố miêu tả, tự sự
trong bài viết; nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:
Mở bài : Giới thiệu được đặc điểm nổi bật của nhân vật trong truyện ngụ ngôn 2,5 điểm Thân bài :
- Lần lượt phân tích và làm sáng tỏ từng đặc điểm của
nhân vật thông qua các chi tiết cụ thể trong tác phẩm
(hoàn cảnh, cử chỉ, hành động, ý nghĩ,…)
- Nêu nhận xet của em về nhân vật
Kết bài : Qua việc phân tích đặc điểm nhân vật, nêu lên
ý nghĩa hoặc bài học sâu sắc. 0,5 điểm
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, cách diễn đạt độc đáo,0,5 điểm sáng tạo
Document Outline

  • I. Nội dung ôn thi giữa kì 2 Ngữ văn 7 Cánh diều
  • II. Đề thi minh họa giữa kì 2 Văn 7