Đề cương ôn tập giữa học kỳ 1 Lịch Sử Địa Lí 7 năm học 2023-2024

Đề cương ôn tập giữa học kỳ 1 Lịch Sử Địa Lí 7 năm học 2023-2024. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF bao gồm 5 trang tổng hợp các câu hỏi được chọn lọc giúp các bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời các bạn đón xem!

Môn:

Lịch sử & Địa lí 7 155 tài liệu

Thông tin:
5 trang 10 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Đề cương ôn tập giữa học kỳ 1 Lịch Sử Địa Lí 7 năm học 2023-2024

Đề cương ôn tập giữa học kỳ 1 Lịch Sử Địa Lí 7 năm học 2023-2024. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF bao gồm 5 trang tổng hợp các câu hỏi được chọn lọc giúp các bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời các bạn đón xem!

107 54 lượt tải Tải xuống
Trang 1
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN LỊCH S- ĐỊA LÍ 7
NĂM HỌC 2023-2024
I. KIN THC TRNG TÂM.
1. PHÂN N LCH S.
1. Nhng biến đổi quan trng kinh tế -xã hi Tây Âu TK XIII-XVI.
- Mầm mống kinh tế TBCN dần xuất hiện: c xưng thcông quy mô lớn, các ng ti
thương mại lớn, các ngânng.
- Các tng lp mi xut hin: ch ởng, thương gia, chủ ngân hàng, giàu có, thế lc kinh
tế ln nhưng chưa có đa v. Thế k XIV trào lưu văn hóa Phục Hưng xut hin, thế k
XV, XV văn hóa Phục Hưng lan ra khp châu Âu.
2. Nhng thành tu tiêu biu ca phong trào văn hóa Phục hưng. Ý nghĩa và tác
động
a. Thành tu: Văn học; Hi họa và đu khắc; Khoa hc.
b. Ý nghĩa.
- Phá v s thng tr v mt tinh thn ca nhà th Thiên Chúa giáo.
- Là c tiến của n hóa Tây Âu, đt nền móng cơ sở cho s hình thành tư tưng mi.
c. Tác động.
- C vũ cho qun chúng, giai cấp tư sn đấu tranh chng chế độ phong kiến.
- một cuc cách mạng tiến b.
3. Phong trào cải cách tôn giáo Tây Âu
- Nguyên nhân.
- Ni dung ca ci cách tôn go.
- Tác đng.
4. Trung Quc t thế k VII đến gia thế k XIX.
a. Tiến trình phát trin t thế k VII đến gia thế k XIX.
- T 618-1911 Trung Quc tri qua các triều đi ln nhà Đường, Tống (ngưi Hán)
Nguyên (người Mông Cổ) Minh (ngưi Hán), Thanh (ngưi Mãn)
- Đưng, Tống, Minh đu triu đại phát trin rc r ca Trung Quc. Nhà Thanh
triều đi cui cùng ca Trung Quc. Gia TK XIX nhà Thanh suy yếu. Trung Quc đứng
trước nguy cơ xâm lưc của TB phươngy
b. Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưi thi Đưng.
- Buổi đầu thời kì nĐường (thế kVII, VIII), nhà Đường quốc gia cường thịnh bậc
nhất châu Á.
- B máy nhà nước: hoàn thin t trung ương đến địa phương, quan li tuyn chn qua thi
c, lãnh th m rng gp đôi so vi nhà Hán (do chính sách bành trướng lãnh th).
+ Kinh tế: phát trin.
+ hi: ổn đnh ít trm cp, giết ngưi.
c. S phát trin kinh tế thi Minh- Thanh.
- 1368 Chu Nguyên Chương lật đ nNguyên. 1644 người Mãn t phía Bc tràn xung
chiếm toàn b Trung Quc lp ra nhà Thanh.
Trang 2
- Kinh tế thi Minh- Thanh: phát trin.
d. Các thành tu văn hóa ch yếu.
- Nho giáo
+ Là tư tưởng và đạo đc ca giai cp phong kiến Trung Quc. T thi Đường, Nho go
tr thành ni dung trong c thi tuyn chn quan li. V trí Nho giáo được cng c
vng chc trong xã hi Trung Quc
+ Ni dung ca Nho giáo: ch trương dùng đạo đức đ cai tr duy trì n ti trt t xã
hi tn cơ sở Tam cương, Ngũ Thương, Tam tòng, T đức
- Văn hc, s hc:
- Kiến trúc, điều khc, hi ha: Trung Quc còn có 4 phát minh v kĩ thuật tm
ảnh hưởng thế gii là thuc súng, la bàn, ngh in và tin giy
5. Ấn Độ t thế k IV đến gia thế k XIX.
a. ơng triều Gúp ta.
- Ấn Đquốc gia diện ch lớn, phía Bắc dãy Himalaya hùng vĩ, 3 mặt gp biển
thuận lợi cho buôn n, đồng bằng ng Ấn và ng Hằng u m thuận lợi cho nông
nghiệp, cao nguyên Đê Can rộng ln với cư nm nghề chăn nuôi gia súc
- Chính trị: Năm 232 TCN sau khi vua Asoca băng hà, Ấn Độ i vào tình trạng phân
lit. 320 Sandra Gúpta I thng nht Ấn Đ i vương triều Gúp ta. Đầu thế k VI, nhng
ngưi Hung tràn vào m lược Bc Ấn. Vương quốc Gupta b chia nh và kết thúc
vào năm 535.
- Kinh tế: ng nghip nn tng kinh tế chính nông thôn. Th công nghip: ngh
luyn kim, ngh làm đồ trang sc phát trin. Thương mại: bn bán các thành th vi
thương nhân c ngoài.
2. PHÂN MÔN ĐA LÍ
CH ĐỀ 3: CHÂU PHI
- Trình bày được đặc điểm v trí đa lí, hình dạng và kích thước châu Phi.
- Trình bày cách thức người dân Châu Phi khai thác thiên nhiên các i trường khác
nhau
- Phân tích được mt trong những đặc điểm thiên nhiên châu Phi; mt trong nhng vn đ
môi trường trong s dng thiên nhiên (ví d: vn đề săn bắn và buôn bán đng vt hoang
dã, ly ngà voi, sng gc...)
- Trìnhy đưc một trong những vấn đề ni cm về dân cư, xã hi và di sản lịch sử châu
Phi (ví dụ: vấn đề nạn đói, vấn đề xung đt quân sự...)
CH ĐỀ 4: CHÂU M
- Trình bày khái quát v v trí đa lí, phm vi châu M.
- Phân tích đưc các h qu đa lch s ca vic Christopher Colombus phát kiến ra
châu M (1492 1502).
- Trình bày đưc mt trong những đặc điểm ca t nhiên: s pn hoá ca đa hình, khí
hu; sông, h; các đới thiên nhiên Bc M.
- Phân tích được mt trong nhng vấn đ dân cư, xã hi: vn đ nhập và chng tc,
vấn đề đô th hoá.
Trang 3
- Phân tích được phương thức con người khai thác t nhn bn vng.
- c định được trên bản đồ mt s trung tâm kinh tế quan trng.
- Trình y được s phân hoá t nhiên theo chiều Đông – y, theo chiu Bc Nam và
theo chiều cao (trêny núi Anđét).
- Trình bày được đặc điểm ngun gc dân Trung và Nam Mỹ, vấn đ đô th hoá, văn
hoá M Latinh.
- Phân tích được vn đ khai thác, s dng và bo v thn nhiên thông qua trường hp
rng A-ma-dôn.
II. H THNG CÂU HI ÔN TP.
1. PHN TRC NGHIM.
Khoanh tròn vào ch cái trước câu tr lời đúng nhất.
Câu 1: Từ thế kỉ VII đến giữa thế k XIX, Trung Quốc đã trải qua các triều đại:
A. Tần, Hán, Tuỳ, Nguyên, Minh, Thanh.
B. Tuỳ, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh.
C. Đường, Ngũ đại, Tống, Nguyên, Minh, Thanh.
D. Đường, Tng, Nguyên, Ngũ đại, Minh, Thanh.
Câu 2: Triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quc là:
A. Thanh. B. Minh.
C. Nguyên. D. Tần
Câu 3: Hai triều đạingoại tc” Trung Quốc là
A. Tần và Đường. B. Nguyên và Thanh.
C. Đường và Thanh. D. Tống và Nguyên.
Câu 4: Kinh tế Trung Quốc dưi thời Minh - Thanh có đặc điểm gì ni bật?
A. Hình thành một số đô thị với nhiều ngành thng truyền thng.
B. Kinh tế kng phát triển do bị các chính sách của nhà nước kìm hãm.
C. Công thương nghiệp phát triển, xuất hiện mầm mống kinh tế tư bn ch nghĩa.
D. Các xưởng th công ln xuất hiệnnhiều nơi.
Câu 5: Dưới thi Đường, tìnhnh nông nghiệp của Trung Quc như thế nào?
A. Phát triển mạnh mẽ.
B. Sa sút, thường xuyên mất mùa.
C. Kng có gì thay đổi so vi trước đó.
D. Kém phát triển, nạn đói xảy ra thường xun.
Câu 6: Mầm mng kinh tế tư bản ch nghĩa bắt đầu xuất hiện Trung Quốc dưới thi
A. Thời Tống Nguyên. B. Thời Minh Thanh.
C. Thời Tần Hán. D. Thi Đường – Tống.
Câu 7: Từ thế kỉ XIX, chính quyền phong kiếnn Thanh:
A. suy yếu và đi mặt với nguy cơ xâm lược ca thực dân phương Tây.
B. bưc vào giai đon phát triển toàn thịnh trên nhiềunh vực.
C. vươnn tr thành đế chế hùng mạnh nhất thế giới.
D. mới được hình thành và bước đầu phát triển.
Câu 8: hi phong kiến Trung Quốc bao gm những giai cấp nào?
Trang 4
A. Quý tộc, nông dân. B. Địa chủ, nông nô.
C. Địa chủ, nông dân lĩnh canh. D. Quý tộc, nông nô.
Câu 9: Trung Quốc tôn goo tr thành hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến?
A. Nho go. B. Đạo go.
C. Phật giáo. D. Tôn gon gian Trung Quốc.
Câu 10: Đến thời Tống, người Trung Quốc có nhiều phát minh quan trọng đó là gì?
A. Kĩ thuật in. B. Kĩ thuật nhum, dệt vải.
C. La bàn, thuốc ng, nghề in, giấy viết. D. Đóngu, chế tạo súng.
Câu 11: Một trong nhng công trình kiến trúc tiêu biểu của Trung Quốc thời phong kiến
A. Tnh địa Mỹ Sơn. B. Vạn lí trường thành.
C. Phật viện Đồng Dương. D. Đền--bua-đua.
Câu 12: Ngưi đầu tiên khởi xướng Nho giáo:
A. Khổng Tử. B. Mạnh Tử.
C. Tn Tử. D. n Phi Tử.
Câu 13: Tứ đại phát minh của Trung Quốc gồm nhng phát minho sau đây?
A. Giấy, thuốc súng, đ sứ, la bàn
B. Giấy, kĩ thuật in, thuốc súng, la bàn
C. Giấy, la bàn, kĩ thuật luyện sắt, thuốc súng
D. Giấy, nghề in, đồ sứ, la bàn
Câu 14: Trong thi phong kiến, Nho go trở thành hệ tưởng và đạo đức của giai cấp
phong kiến bởi vì
A. phù hợp vi phong tục tập qn của người dân Trung Quc.
B. Nho go tạo ra hệ thống n ti trật tự, lễ giáo phục vụ cho sự thống trị giai cấp phong
kiến.
C. Nho go được mọi giai cấp trong xã hội Trung Quốc ủng hộ.
D. chủ trương dùng pháp luật hà khắc để duy trì trật tự xã hội.
Câu 15: Con đường thương mại nổi tiếng nối từ Trung Quốc, qua Tây Á tới châu Âu thời
cổ trung đại, đưc gi là:
A. Con đường bạch ngọc. B. Con đường tơ lụa.
C. Con đường lụa trắng. D. Con đường lạc đà.
Câu 16: Triu đại phong kiến cui cùng ca Trung Quc là:
A. NTng B. Nhà Nguyên
C. Nhà Minh. D. Nhà Thanh.
Câu 17: Công trình kiến trúc nào sau đây ca phong kiến Trung Quc thuc loi hình
kiến trúc lăng tẩm?
A.T Cm Thành. B. Vạn lí Trưng Thành.
C. Thp Tam Lăng. D. Chùa Thn Ninh.
Câu 18: Ngành kinh tế nào gi vai trò quan trng nhất dưới thời vương triều Hồi go Đê-
li?
A. Nông nghip. B. Thương nghiệp.
C. Thng nghip. D.ng nghip.
2. PHN T LUN.
Trang 5
Câu 1: Da vào hình 9.1trang 128 em hãy:
a. Trình bày đặc điểm hình dạng, kích thưc và v trí địa lí ca châu Phi?
b. Phân tích đc điểm đa hình châu Phi cho biết s phân b các loi khoáng sn
chính châu Phi
Câu 2: K n các đi khu nhận xét đặc điểm chung ca khí hu châu Phi? sao
châu Phi là châu lc khô và nóng nht trong các châu lc?
Câu 3: Nhận xét đặc điểm mạng lưới sông, h châu Phi? ng, h châu Phi mang li
giá tr gì cho con người?
Câu 4: Trình bày nhng vn đ v dân hi châu Phi. Vấn đ dân và xã hi
đã ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế - xã hi châu Phi?
Câu 5: Chng minh châu Phi mt châu lc có nhiu di sn lch s. Châu Phi cần lưu ý
nhng vn đề gì trong vic khai thác và phát huy các di sn đó?
Câu 6: Phân ch h qu đa lch s ca vic C.-lôm-bô phát kiến ra châu M
(1492-1502)
Câu 7: Tnh bày s phân a đa hình Bc M Nam M theo chiều đông tây, so
nh đặc điểm đa hình ca hai khu vực đó.
Câu 8: trình bày đc chung ca thiên nhiên Bc M a hình, khí hu, sông, hồ…)
Câu 9: Quant hình 15.3 SGK/Tr 152, em hãy:
a. Xác đnh trên bản đồ các trungm kinh kế quan trng ca Bc M.
b. Kn các ngành kinh tế mt s trungm.
| 1/5

Preview text:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ 7 NĂM HỌC 2023-2024
I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM. 1. PHÂN MÔN LỊCH SỬ.
1. Những biến đổi quan trọng kinh tế -xã hội Tây Âu TK XIII-XVI.
- Mầm mống kinh tế TBCN dần xuất hiện: các xưởng thủ công quy mô lớn, các công ti
thương mại lớn, các ngân hàng.
- Các tầng lớp mới xuất hiện: chủ xưởng, thương gia, chủ ngân hàng, giàu có, thế lực kinh
tế lớn nhưng chưa có địa vị. Thế kỉ XIV trào lưu văn hóa Phục Hưng xuất hiện, thế kỉ
XV, XV văn hóa Phục Hưng lan ra khắp châu Âu.
2. Những thành tựu tiêu biểu của phong trào văn hóa Phục hưng. Ý nghĩa và tác động
a. Thành tựu:
Văn học; Hội họa và điêu khắc; Khoa học. b. Ý nghĩa.
- Phá vỡ sự thống trị về mặt tinh thần của nhà thờ Thiên Chúa giáo.
- Là bước tiến của văn hóa Tây Âu, đặt nền móng cơ sở cho sự hình thành tư tưởng mới. c. Tác động.
- Cổ vũ cho quần chúng, giai cấp tư sản đấu tranh chống chế độ phong kiến.
- Là một cuộc cách mạng tiến bộ.
3. Phong trào cải cách tôn giáo ở Tây Âu - Nguyên nhân.
- Nội dung của cải cách tôn giáo. - Tác động.
4. Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX.
a. Tiến trình phát triển từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX.
- Từ 618-1911 Trung Quốc trải qua các triều đại lớn là nhà Đường, Tống (người Hán)
Nguyên (người Mông Cổ) Minh (người Hán), Thanh (người Mãn)
- Đường, Tống, Minh đều là triều đại phát triển rực rỡ của Trung Quốc. Nhà Thanh là
triều đại cuối cùng của Trung Quốc. Giữa TK XIX nhà Thanh suy yếu. Trung Quốc đứng
trước nguy cơ xâm lược của TB phương Tây
b. Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường.
- Buổi đầu thời kì nhà Đường (thế kỉ VII, VIII), nhà Đường là quốc gia cường thịnh bậc nhất châu Á.
- Bộ máy nhà nước: hoàn thiện từ trung ương đến địa phương, quan lại tuyển chọn qua thi
cử, lãnh thổ mở rộng gấp đôi so với nhà Hán (do chính sách bành trướng lãnh thổ). + Kinh tế: phát triển.
+ Xã hội: ổn định ít trộm cắp, giết người.
c. Sự phát triển kinh tế thời Minh- Thanh.
- 1368 Chu Nguyên Chương lật đổ nhà Nguyên. 1644 người Mãn từ phía Bắc tràn xuống
chiếm toàn bộ Trung Quốc lập ra nhà Thanh. Trang 1
- Kinh tế thời Minh- Thanh: phát triển.
d. Các thành tựu văn hóa chủ yếu. - Nho giáo
+
Là tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến Trung Quốc. Từ thời Đường, Nho giáo
trờ thành nội dung trong các kì thi tuyển chọn quan lại. Vị trí Nho giáo được củng cố
vững chắc trong xã hội Trung Quốc
+ Nội dung của Nho giáo: chủ trương dùng đạo đức để cai trị và duy trì tôn ti trật tự xã
hội trên cơ sở Tam cương, Ngũ Thương, Tam tòng, Tứ đức - Văn học, sử học:
- Kiến trúc, điều khắc, hội họa: …
Trung Quốc còn có 4 phát minh về kĩ thuật có tầm
ảnh hưởng thế giới là thuốc súng, la bàn, nghề in và tiền giấy …
5. Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX. a. Vương triều Gúp ta.
- Ấn Độ là quốc gia diện tích lớn, phía Bắc là dãy Himalaya hùng vĩ, 3 mặt giáp biển
thuận lợi cho buôn bán, đồng bằng sông Ấn và sông Hằng màu mỡ thuận lợi cho nông
nghiệp, cao nguyên Đê Can rộng lớn với cư dân làm nghề chăn nuôi gia súc
- Chính trị: Năm 232 TCN sau khi vua Asoca băng hà, Ấn Độ rơi vào tình trạng phân
liệt. 320 Sandra Gúpta I thống nhất Ấn Độ dưới vương triều Gúp ta. Đầu thế kỉ VI, những
người Hung Nô tràn vào xâm lược Bắc Ấn. Vương quốc Gupta bị chia nhỏ và kết thúc vào năm 535.
- Kinh tế: Nông nghiệp là nền tảng kinh tế chính ở nông thôn. Thủ công nghiệp: nghề
luyện kim, nghề làm đồ trang sức phát triển. Thương mại: buôn bán ở các thành thị với
thương nhân nước ngoài. 2. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ CHỦ ĐỀ 3: CHÂU PHI
- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Phi.
- Trình bày cách thức người dân Châu Phi khai thác thiên nhiên ở các môi trường khác nhau
- Phân tích được một trong những đặc điểm thiên nhiên châu Phi; một trong những vấn đề
môi trường trong sử dụng thiên nhiên (ví dụ: vấn đề săn bắn và buôn bán động vật hoang
dã, lấy ngà voi, sừng tê giác...)
- Trình bày được một trong những vấn đề nổi cộm về dân cư, xã hội và di sản lịch sử châu
Phi (ví dụ: vấn đề nạn đói, vấn đề xung đột quân sự...) CHỦ ĐỀ 4: CHÂU MỸ
- Trình bày khái quát về vị trí địa lí, phạm vi châu Mỹ.
- Phân tích được các hệ quả địa lí – lịch sử của việc Christopher Colombus phát kiến ra châu Mỹ (1492 – 1502).
- Trình bày được một trong những đặc điểm của tự nhiên: sự phân hoá của địa hình, khí
hậu; sông, hồ; các đới thiên nhiên Bắc Mỹ.
- Phân tích được một trong những vấn đề dân cư, xã hội: vấn đề nhập cư và chủng tộc, vấn đề đô thị hoá. Trang 2
- Phân tích được phương thức con người khai thác tự nhiên bền vững.
- Xác định được trên bản đồ một số trung tâm kinh tế quan trọng.
- Trình bày được sự phân hoá tự nhiên theo chiều Đông – Tây, theo chiều Bắc – Nam và
theo chiều cao (trên dãy núi Anđét).
- Trình bày được đặc điểm nguồn gốc dân cư Trung và Nam Mỹ, vấn đề đô thị hoá, văn hoá Mỹ Latinh.
- Phân tích được vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên thông qua trường hợp rừng A-ma-dôn.
II. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP. 1. PHẦN TRẮC NGHIỆM.
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1:
Từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX, Trung Quốc đã trải qua các triều đại:
A. Tần, Hán, Tuỳ, Nguyên, Minh, Thanh.
B. Tuỳ, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh.
C. Đường, Ngũ đại, Tống, Nguyên, Minh, Thanh.
D. Đường, Tống, Nguyên, Ngũ đại, Minh, Thanh.
Câu 2: Triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc là: A. Thanh. B. Minh. C. Nguyên. D. Tần
Câu 3: Hai triều đại “ngoại tộc” ở Trung Quốc là
A. Tần và Đường. B. Nguyên và Thanh.
C. Đường và Thanh. D. Tống và Nguyên.
Câu 4: Kinh tế Trung Quốc dưới thời Minh - Thanh có đặc điểm gì nổi bật?
A. Hình thành một số đô thị với nhiều ngành thủ công truyền thống.
B. Kinh tế không phát triển do bị các chính sách của nhà nước kìm hãm.
C. Công thương nghiệp phát triển, xuất hiện mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa.
D. Các xưởng thủ công lớn xuất hiện ở nhiều nơi.
Câu 5: Dưới thời Đường, tình hình nông nghiệp của Trung Quốc như thế nào?
A. Phát triển mạnh mẽ.
B. Sa sút, thường xuyên mất mùa.
C. Không có gì thay đổi so với trước đó.
D. Kém phát triển, nạn đói xảy ra thường xuyên.
Câu 6: Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa bắt đầu xuất hiện ở Trung Quốc dưới thời
A. Thời Tống – Nguyên.
B. Thời Minh – Thanh.
C. Thời Tần – Hán.
D. Thời Đường – Tống.
Câu 7: Từ thế kỉ XIX, chính quyền phong kiến Mãn Thanh:
A. suy yếu và đối mặt với nguy cơ xâm lược của thực dân phương Tây.
B. bước vào giai đoạn phát triển toàn thịnh trên nhiều lĩnh vực.
C. vươn lên trở thành đế chế hùng mạnh nhất thế giới.
D. mới được hình thành và bước đầu phát triển.
Câu 8: Xã hội phong kiến Trung Quốc bao gồm những giai cấp nào? Trang 3
A. Quý tộc, nông dân.
B. Địa chủ, nông nô.
C. Địa chủ, nông dân lĩnh canh.
D. Quý tộc, nông nô.
Câu 9: Ở Trung Quốc tôn giáo nào trở thành hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến? A. Nho giáo. B. Đạo giáo. C. Phật giáo.
D. Tôn giáo dân gian Trung Quốc.
Câu 10: Đến thời Tống, người Trung Quốc có nhiều phát minh quan trọng đó là gì? A. Kĩ thuật in.
B. Kĩ thuật nhuộm, dệt vải.
C. La bàn, thuốc súng, nghề in, giấy viết.
D. Đóng tàu, chế tạo súng.
Câu 11: Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của Trung Quốc thời phong kiến là
A. Thánh địa Mỹ Sơn.
B. Vạn lí trường thành.
C. Phật viện Đồng Dương.
D. Đền Bô-rô-bua-đua.
Câu 12: Người đầu tiên khởi xướng Nho giáo là: A. Khổng Tử. B. Mạnh Tử. C. Tuân Tử. D. Hàn Phi Tử.
Câu 13: Tứ đại phát minh của Trung Quốc gồm những phát minh nào sau đây?
A. Giấy, thuốc súng, đồ sứ, la bàn
B. Giấy, kĩ thuật in, thuốc súng, la bàn
C. Giấy, la bàn, kĩ thuật luyện sắt, thuốc súng
D. Giấy, nghề in, đồ sứ, la bàn
Câu 14: Trong thời phong kiến, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến bởi vì
A. phù hợp với phong tục tập quán của người dân Trung Quốc.
B. Nho giáo tạo ra hệ thống tôn ti trật tự, lễ giáo phục vụ cho sự thống trị giai cấp phong kiến.
C. Nho giáo được mọi giai cấp trong xã hội Trung Quốc ủng hộ.
D. chủ trương dùng pháp luật hà khắc để duy trì trật tự xã hội.
Câu 15: Con đường thương mại nổi tiếng nối từ Trung Quốc, qua Tây Á tới châu Âu thời
cổ trung đại, được gọi là:
A. Con đường bạch ngọc.
B. Con đường tơ lụa.
C. Con đường lụa trắng.
D. Con đường lạc đà.
Câu 16: Triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc là: A. Nhà Tống B. Nhà Nguyên C. Nhà Minh. D. Nhà Thanh.
Câu 17: Công trình kiến trúc nào sau đây của phong kiến Trung Quốc thuộc loại hình kiến trúc lăng tẩm? A.Tử Cấm Thành.
B. Vạn lí Trường Thành. C. Thập Tam Lăng. D. Chùa Thiên Ninh.
Câu 18: Ngành kinh tế nào giữ vai trò quan trọng nhất dưới thời vương triều Hồi giáo Đê- li?
A. Nông nghiệp. B. Thương nghiệp.
C. Thủ công nghiệp. D. Công nghiệp. 2. PHẦN TỰ LUẬN. Trang 4
Câu 1: Dựa vào hình 9.1trang 128 em hãy:
a. Trình bày đặc điểm hình dạng, kích thước và vị trí địa lí của châu Phi?
b. Phân tích đặc điểm địa hình châu Phi và cho biết sự phân bố các loại khoáng sản chính ở châu Phi
Câu 2: Kể tên các đới khí hậu và nhận xét đặc điểm chung của khí hậu châu Phi? Vì sao
châu Phi là châu lục khô và nóng nhất trong các châu lục?
Câu 3: Nhận xét đặc điểm mạng lưới sông, hồ ở châu Phi? Sông, hồ châu Phi mang lại
giá trị gì cho con người?
Câu 4: Trình bày những vấn đề về dân cư và xã hội ở châu Phi. Vấn đề dân cư và xã hội
đã ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế - xã hội châu Phi?
Câu 5: Chứng minh châu Phi là một châu lục có nhiều di sản lịch sử. Châu Phi cần lưu ý
những vấn đề gì trong việc khai thác và phát huy các di sản đó?
Câu 6: Phân tích hệ quả địa lí – lịch sử của việc C.Cô-lôm-bô phát kiến ra châu Mỹ (1492-1502)
Câu 7: Trình bày sự phân hóa địa hình Bắc Mỹ và Nam Mỹ theo chiều đông – tây, so
sánh đặc điểm địa hình của hai khu vực đó.
Câu 8: trình bày đặc chung của thiên nhiên Bắc Mỹ (địa hình, khí hậu, sông, hồ…)
Câu 9: Quan sát hình 15.3 SGK/Tr 152, em hãy:
a. Xác định trên bản đồ các trung tâm kinh kế quan trọng của Bắc Mỹ.
b. Kể tên các ngành kinh tế ở một số trung tâm. Trang 5