Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 11 sách Cánh diều

Đề cương ôn thi cuối học kì 1 Văn 11 Cánh diều giới hạn nội dung ôn thi kèm theo một số đề minh họa. Thông qua đề cương ôn thi học kì 1 Văn 11 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 1 lớp 11 sắp tới.

1
TRƯỜNG THPT………
BỘ MÔN: NGỮ VĂN
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2023 – 2024
MÔN: VĂN; KHỐI 11 CÁNH DIỀU
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Bài 3: Truyện
1. Đọc
Đọc hiểu văn bản chú ý đặc trưng của thể loại truyện:
+ Yếu tố về nội dung: đề tài, chủ đề chính, chủ đề phụ, tư tưởng, các giá trị văn
hoá, triết lí nhân sinh…
+ Yếu tố về hình thức: câu chuyện, sự kiện, nhân vật, chi tiết quan trọng, không
gian, thời gian, người kể chuyện toàn tri, sự thay đổi điểm nhìn…
2. Thực hành tiếng Việt
Trật tự từ trong tiếng Việt
3. Viết
Viết báo cáo kết quả nghiên cứu một vấn đề
4. Nói và nghe
Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề
Bài 4: Văn bản thông tin
1. Đọc
Đọc hiểu văn bản chú ý đặc trưng của thể loại văn bản thông tin
+ Đề tài, thông tin cơ bản của văn bản, cách đặt nhan đề của tác giả.
+ Nhận biết được thái độ và quan điểm của người viết.
+ Các yếu tố hình thức: bố cục, mạch lạc của văn bản, cách trình bày dữ liệu,
thông tin…
2. Thực hành tiếng Việt
Lỗi về thành phần câu và cách sửa
3. Viết
Viết bài thuyết minh tổng hợp
4. Nói và nghe
Nghe bài thuyết minh tổng hợp
B. CẤU TRÚC ĐỀ THI
I. Đọc hiểu: 5.0 điểm
- Hình thức: trắc nghiệm kết hợp trả lời dạng câu hỏi ngắn (6 câu hỏi trắc nghiệm
khách quan, 3 câu hỏi tự luận ngắn)
2
- Nội dung:
+ Văn bản ngoài SGK
+ Văn bản thuộc thể loại truyện, văn bản thông tin
+ Kiến thức đọc hiểu văn bản: phương thức biểu đạt, biện pháp tu từ, ý nghĩa hình
ảnh, từ ngữ, chi tiết đặc sắc…
+ Kiến thức về các đặc trưng của thể loại truyện, văn bản thông tin.
II. Viết: 5.0 điểm
Hình thức tự luận
Nội dung:
+ Viết bài nghị luận về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học.
+ Viết bài nghị luận về một tác phẩm văn học (phân tích nhân vật/ đoạn trích/
cảnh tượng đặc sắc…).
+ Viết bài thuyết minh tổng hợp.
C. ĐỀ MINH HỌA
I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm)
Đọc văn bản:
ĐỀ 1
(Tóm tắt: Chuyện được kể bằng lời của nhân vật “tôi”, đứa cháu nuôi của
Hảo. “Tôi” vẫn thường ăn bánh đúc nhà bà xã Vận, mẹ đẻ của Hảo biết
được cuộc đời của dì. Bà xã Vận goá chồng, túng thiếu vì phải nuôi con nhỏ nên
quyết định để Hảo đi nuôi nhà họ của nhân vật tôi. Ban đầu về nhà mới
khóc rất nhiều, nhưng sau quen dần với môi trường sống mới, trở thành một
đứa con ngoan đạo, được gia đình nhà mẹ nuôi cùng yêu quý. lấy chồng,
một người đàn ông không yêu dì, xa lánh phần ghét bỏ dì. Đã thế đứa
con đầu lại chết yểu càng khiến mối quan hệ của chồng thêm xa cách. lại
lâm bệnh, đau yếu không làm ra tiền, chồng sinh ra cờ bạc, rượu chè, chửi bới
thậm chí đánh đập dì. May thay khỏi bệnh rồi lại đi làm, kiếm ra tiền tha
thứ cho người chồng vũ phu. Chồng về ở với dì được ít bữa rồi lại bỏ đi biệt xứ,
để dì trong nỗi đau khổ.)
Đứa con chết, thì tê liệt. Mỗi ngày ngồi một ngày không hai
hào. Người chồng muốn đó là cái lỗi của người vợ vô phúc ấy.
Nhưng mới đầu hắn chỉ nghĩ thế thôi. nhờ ít tiền dành dụm, người ta
vẫn thể đủ cả cơm lẫn rượu. Nhưng rồi rượu phải bớt đi. Đến cả cơm cũng
thế. Đến lúc ấy thì hắn không nhịn được nữa. Hắn chửi ng quơ. Hắn chửi những
nhà giàu, hắn chửi số kiếp hắn, và sau cùng thì chửi vợ. Ô! Hắn chửi nhiều lắm
lắm, một bữa đói rượu rồi tình cờ có một bữa rượu say.
3
Hảo chẳng nói năng gì. nghiến chặt răng để cho khỏi khóc nhưng
cứ khóc. Chao ôi! Hảo khóc. khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như
người ta thổ. thổ ra nước mắt. Nhưng đã vội phí nước mắt làm nhiều đến
thế. còn phải khóc hơn thế nhiều, khi hắn chán chửi, bỏ nhà đi, bỏ
vơ, đau ốm, để tìm m rượu. Trách làm hắn, cái con người bắt buộc phải tàn
nhẫn ấy? Hắn phải ăn, phải uống, phải vui thú, đó là đời của hắn. Không, dì có
trách chi con người tàn nhẫn ấy. Cũng như dì đã không trách bà tôi đã làm ngơ
không cấp đỡ cho dì. tôi còn giàu như trước nữa đâu? Người đã già, đã
ốm yếu, khổ cực thay! Đã nghèo như lúc còn hăm hai. Cái nghiệp người
gây dựng thầy tôi buôn bán thua lỗ, chúng tôi học hành tổn phí nhiều, đã tan tác
đi theo gió bốn phương. Người chỉ thể đem đến cho Hảo mỗi ngày một xu
quà và rất nhiều nước mắt. Và rất nhiều lời than thở.
(Trích Dì Hảo –Tuyển tập truyện ngắn Đôi mắt, Nam Cao,
NXB VH, 2017, tr. 208)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1: Xác định thể loại của văn bản trên
A. Tiểu thuyết
B. Kịch
C. Truyện ngắn
D. Truyn truyền
Câu 2: Phương thức biểu đạt sử dụng trong văn bản trên là
A. Nghị luận, tự sự
B. Nghị luận, miêu tả
C. Tự sự, biểu cảm
D. Miêu tả, thuyết minh
Câu 3: Hoàn cảnh đáng thương của dì Hảo được miêu tả qua những chi tiết nào?
A. Đứa con chết, mà dì thì què liệt
B. Con chết, dì bị què liệt, chồng mắng chửi, bỏ dì bơ
C. Con chết, dì bị què liệt và buôn bán thua lỗ
D. Cơ nghiệp của dì tan tác theo gió bốn phương
Câu 4: Tác dụng của phép điệp trong văn bản là gì?
A. Nhấn mạnh nỗi cô đơn của dì Hảo
B. Nhấn mạnh vào tiếng khóc của dì Hảo
C. Nhấn mạnh nỗi bất hạnh của dì Hảo
D. Nhấn mạnh hoàn cảnh nghèo khó của dì Hảo
Câu 5: Đoạn văn: “Cũng như dì đã không trách ......... và khổ cực thay!” sử dụng
những kiểu câu nào?
4
A. Câu trần thuật, câu nghi vấn
B. Câu trần thuật, câu cảm thán
C. Câu nghi vấn, câu cảm thán
D. Câu trần thuật, câu cảm thán, câu hỏi tu từ
Câu 6: Bi kịch của người phụ nữ được phản ánh trong đoạn trích là gì?
A. Họ bị áp bức, bóc lột tàn nhẫn
B. Họ bị tha hóa cả về nhân hình, nhân tính
C. Họ phải sống cuộc sống mất tự do, bị cầm tù về thể xác và tinh thần
D. Họ không chỉ chỉ nghèo khổ về vật chất, họ còn bị đối xử bất công, bị tra tấn
về tinh thần
Trả lời các câu hỏi:
Câu 7: Anh/chị hiểu như thế nào về câu văn Người chỉ thể đem đến cho
Hảo mỗi ngày một xu quà, rất nhiều nước mắt. rất nhiều lời than thở”
trong đoạn trích?
Câu 8: Qua đoạn trích trên, anh/chị hãy nêu nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm
lí nhân vật của Nam Cao.
Câu 9: Tình cảnh của dì Hảo giúp anh/chị hiểu gì về thân phận người nông dân
trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng? Hãy trình bày trong đoạn văn khoảng
7 10 dòng.
II. LÀM VĂN (5,0 điểm)
Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nhân vật dì Hảo trong đoạn trích
phần I Đọc hiểu.
ĐỀ 2
I. ĐỌC HIỂU (5,0 đim)
Đọc văn bản:
HỘI GIÓNG Ở ĐỀN PHÙ ĐỔNG VÀ ĐỀN SÓC
(1) Hội Gióng đền Phù Đổng đền Sóc gắn với truyền thuyết về một cậu
được mẹ sinh ra một cách kỳ lạ làng Phù Đổng. Khôi ngô, tuấn nhưng lên
3 vẫn chưa biết nói, biết cười, suốt ngày cậu chỉ nằm trong thúng treo trên
gióng tre, thế được đặt tên Gióng. Vậy khi nghe thấy lời kêu gọi của nhà
Vua tìm người tài giỏi đánh giặc ngoại m, Gióng bỗng lớn nhanh như thổi, rồi
xung phong ra trận cứu nước, cứu dân. Sau khi dẹp tan quân giặc, ngài về núi
Sóc rồi cưỡi ngựa bay lên trời.
(2) Từ đó, ngài Gióng được thiêng hóa thành một vị Thánh bất tbảo hộ
mùa màng, hòa bình cho đất nước, thịnh vượng cho muôn dân. Để tưởng nhớ
công ơn của ngài, người dân lập đền, thờ phụng và mở hội hằng năm với tên gọi
5
Hội Gióng đền P Đổng đền Sóc. Đó một trong những lễ hội lớn nhất
vùng châu thổ Bắc Bộ, tổ chức theo một nghi thức được quy định chặt chẽ, chuẩn
bị hết sức công phu, với sự tham gia đông đảo của dân làng quanh khu vực hai
đền. Hội Gióng đền Phù Đổng, Phù Đổng, huyện Gia Lâm - nơi sinh Thánh
Gióng diễn ra từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 4 Âm lịch, Hội Gióng đền Sóc
Phù Linh, huyện Sóc Sơn (nay thuộc Nội) - nơi Thánh hóa diễn ra từ ngày
6 đến ngày 8 tháng giêng.
(3) Để tổ chức Hội Gióng đền Phù Đổng, những gia đình vinh dự được
chọn người đóng những vai quan trọng như các vai Ông Hiệu (Hiệu cờ, Hiệu
trống, Hiệu chiêng, Hiệu Trung quân, Hiệu Tiểu cổ), vai Tướng hay các
phường Áo đen, phường Áo đỏ ..., tùy theo vai vế, khả năng kinh tế chuẩn bị
những điều kiện vật chất người được chọn vai sinh hoạt kiêng cữ từ hàng tháng
trước ngày Lễ hội. Vào chính hội, trước tiên dân làng tổ chức c nghi thức tế
Thánh, sau đó lễ rước nước lau rửa tự khí từ giếng đền Mẫu (đền Hạ) với ý
nguyện được mưa thuận, gió hòa, lễ rước cờ “lệnh” từ đền Mẫu lên đền Thượng,
tiếp đến lễ khám đường, lễ duyệt tướng… Ngày chính hội mùng 9 tháng 4, Hội
Gióng diễn ra trang trọng, linh thiêng náo nhiệt nhất hai trận đánh. Trận
thứ nhất: đánh cờ ở Đống Đàm và trận thứ hai: đánh cờ ở Soi Bia… Sau nghi l
tế Thánh, ông Hiệu cờ lần lượt tiến vào từng chiếc chiếu, nhảy qua các quả đồi
(bát úp) thực hiện các động tác “đánh cờ”. Tiếng reo lúc lúc lại dội n
trong tiếng chiêng, tiếng trống, thể hiện sự quyết liệt của trận đánh. Điệu múa c
của ông Hiệu phải thật chính xác, khéo léo để tránh điều tối kỵ là cờ bị cuốn
vào cán, bởi theo niềm tin của dân nơi đây thì đó điềm rủi. Kết thúc mỗi
màn múa cờ kết thúc một trận đánh, ông Hiệu cờ vừa bước ra khỏi chiếu
chiếc chiếu được tung lên, dân chúng ào vào cướp lấy những mảnh chiếu mà họ
tin tưởng sẽ đem đến cho gia đình họ điều may mắn trong suốt cả năm. Cuối
cùng lễ rước cờ báo tin thắng trận với trời đất lễ khao quân trong rộn
tiếng cười, lời ca, điệu múa của phường Ải Lao, chiếu chèo các trò chơi dân
gian. Tướng, quân bên giặc cũng được tha bổng cho tham dự lễ mừng chiến
thắng. Cách hành xử này thể hiện truyền thống hiếu nghĩa đối với tổ tiên, những
vị anh hùng dân tộc và tinh thần khoan dung, nhân đạo của dân tộc Việt Nam.
(4) Hội Gióng đền Sóc diễn ra trong 03 ngày từ mùng 6 đến mùng 8 tháng
giêng hằng năm. Việc chuẩn bị vật tế lễ cũng hết sức công phu, nhất là việc đan
voi (theo truyền thuyết thì đoàn quân tham gia đánh giặc cùng Thánh Gióng
cả đàn voi chở lương thực đi theo) làm giò hoa tre (tượng trưng cho gậy tre
của Thánh Gióng sau khi đánh giặc), nên phải tiến hành từ nhiều tuần lễ trước
Lễ hội. Từ xa xưa, việc rước đã được phân công cụ thể cho từng thôn chuyên
6
trách… Sau phần nghi thức tắm tượng Thánh Gióng và cung tiến lễ vật trang
trọng, linh thiêng, hai hoạt động gây náo động nhất của Lễ hội Gióng đền
Sóc. Đó tục “cướp hoa tre” cầu may tục chém “tướng” (giặc) được diễn
xướng một cách tượng trưng bằng hiệu lệnh múa cờ.
(5) Là một hội trận được trình diễn bằng một hệ thống biểu tượng độc đáo,
mang đậm bản sắc văn hóa Việt, được cộng đồng bảo tồn nguyên giá trị cho tới
ngày nay, Hội Gióng đền Phù Đổng và đền c đã được UNESCO công nhận
là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào tháng 11 năm 2010.
(Theo http://dsvh.gov.vn/hoi-giong-o-den-phu-dong-va-den-soc-486)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên là gì?
A. Tự sự C. Thuyết minh
B. Miêu tả D. Biểu cảm
Câu 2: Ngày chính hội của Hội Gióng ở đền Phù Đổng là bao giờ?
A. Ngày 7 tháng 4 C. Ngày 9 tháng 4
B. Ngày 6 tháng giêng D. Ngày 8 tháng giêng
Câu 3: Hoạt động nào tại Hội Gióng đền Phù Đổng thể hiện tinh thần khoan dung,
nhân đạo của dân tộc Việt Nam?
A. Nghi lễ tế Thánh C. Tục “cướp chiếu”
B. Hai trận “đánh cờ” D. Lễ rước cờ và lễ khao quân
Câu 4: Sự kết hợp giữa thuyết minh với miêu tả trong văn bản trên đã đem đến
hiệu quả gì?
A. Thông tin được đề cập cụ thể, sinh động và dễ hình dung hơn.
B. Nội dung đề cập giàu tính thẩm mĩ và tính hư cấu hơn.
C. Văn bản có đầy đủ đặc điểm của phong cách ngôn ngữ báo chí.
D. Văn bản thể hiện rõ bản sắc dân tộc qua một lễ hội truyền thống.
Câu 5: Tại sao việc chuẩn bị vật tế lễ ở Hội Gióng đền Sóc phải tiến hành từ
nhiều tuần lễ trước Lễ hội?
A. Vì vật tế lễ trong lễ hội rất nhiều.
B. vật tế lễ phải chuẩn bị hết sức công phu, nhất việc đan voi làm giò hoa
tre.
C. Vì lễ hội diễn ra trong thời gian dài với nhiều hoạt động.
D. Vì lễ hội rất đông người tham dự.
Câu 6: Thông tin nào không đúng về Hội Gióng?
A. Hội Gióng để tưởng nhớ Thánh Gióng vị Thánh bảo hộ mùa màng, hòa bình
B. Hội Gióng được tổ chức ở làng Phù Đổng vì đây là nơi Thánh hóa
7
C. Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc đều được tổ chức rất trang trọng, linh
thiêng
D. Hội Gióng được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể
Trả lời các câu hỏi:
Câu 7: Mục đích của đoạn (1) trong văn bản trên là gì?
Câu 8: Theo anh/chị, lễ hội đền Gióng thể hiện truyền thống gì của dân tộc?
Câu 9: Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, việc duy trì những lễ hội như Hội Gióng
có còn ý nghĩa không? Hãy chia sẻ suy nghĩ của anh/chị bằng một đoạn văn
khoảng 7 – 10 câu.
II. LÀM VĂN (5,0 diểm)
Anh/ chị hãy viết bài văn thuyết minh về một phẩm chất cần có của lớp trẻ
hiện nay.
| 1/7

Preview text:

TRƯỜNG THPT………
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I BỘ MÔN: NGỮ VĂN
NĂM HỌC 2023 – 2024
MÔN: VĂN; KHỐI 11 CÁNH DIỀU
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM Bài 3: Truyện 1. Đọc
Đọc hiểu văn bản chú ý đặc trưng của thể loại truyện:
+ Yếu tố về nội dung: đề tài, chủ đề chính, chủ đề phụ, tư tưởng, các giá trị văn
hoá, triết lí nhân sinh…
+ Yếu tố về hình thức: câu chuyện, sự kiện, nhân vật, chi tiết quan trọng, không
gian, thời gian, người kể chuyện toàn tri, sự thay đổi điểm nhìn…
2. Thực hành tiếng Việt
Trật tự từ trong tiếng Việt 3. Viết
Viết báo cáo kết quả nghiên cứu một vấn đề 4. Nói và nghe
Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề
Bài 4: Văn bản thông tin 1. Đọc
Đọc hiểu văn bản chú ý đặc trưng của thể loại văn bản thông tin
+ Đề tài, thông tin cơ bản của văn bản, cách đặt nhan đề của tác giả.
+ Nhận biết được thái độ và quan điểm của người viết.
+ Các yếu tố hình thức: bố cục, mạch lạc của văn bản, cách trình bày dữ liệu, thông tin…
2. Thực hành tiếng Việt
Lỗi về thành phần câu và cách sửa 3. Viết
Viết bài thuyết minh tổng hợp 4. Nói và nghe
Nghe bài thuyết minh tổng hợp B. CẤU TRÚC ĐỀ THI
I.
Đọc hiểu: 5.0 điểm
- Hình thức: trắc nghiệm kết hợp trả lời dạng câu hỏi ngắn (6 câu hỏi trắc nghiệm
khách quan, 3 câu hỏi tự luận ngắn) 1 - Nội dung: + Văn bản ngoài SGK
+ Văn bản thuộc thể loại truyện, văn bản thông tin
+ Kiến thức đọc hiểu văn bản: phương thức biểu đạt, biện pháp tu từ, ý nghĩa hình
ảnh, từ ngữ, chi tiết đặc sắc…
+ Kiến thức về các đặc trưng của thể loại truyện, văn bản thông tin. II. Viết: 5.0 điểm
Hình thức tự luận Nội dung:
+ Viết bài nghị luận về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học.
+ Viết bài nghị luận về một tác phẩm văn học (phân tích nhân vật/ đoạn trích/
cảnh tượng đặc sắc…).
+ Viết bài thuyết minh tổng hợp. C. ĐỀ MINH HỌA ĐỀ 1
I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Đọc văn bản:
(Tóm tắt: Chuyện được kể bằng lời của nhân vật “tôi”, đứa cháu nuôi của
dì Hảo. “Tôi” vẫn thường ăn bánh đúc nhà bà xã Vận, mẹ đẻ của dì Hảo và biết
được cuộc đời của dì. Bà xã Vận goá chồng, túng thiếu vì phải nuôi con nhỏ nên
quyết định để dì Hảo đi ở nuôi nhà bà họ của nhân vật tôi. Ban đầu về nhà mới dì
khóc rất nhiều, nhưng sau dì quen dần với môi trường sống mới, trở thành một
đứa con ngoan đạo, được gia đình nhà mẹ nuôi vô cùng yêu quý. Dì lấy chồng,
một người đàn ông không yêu dì, xa lánh dì và có phần ghét bỏ dì. Đã thế đứa
con đầu lại chết yểu càng khiến mối quan hệ của chồng và dì thêm xa cách. Dì lại
lâm bệnh, đau yếu không làm ra tiền, chồng sinh ra cờ bạc, rượu chè, chửi bới
thậm chí đánh đập dì. May thay dì khỏi bệnh rồi lại đi làm, kiếm ra tiền và tha
thứ cho người chồng vũ phu. Chồng về ở với dì được ít bữa rồi lại bỏ đi biệt xứ,
để dì trong nỗi đau khổ.)
Đứa con chết, mà dì thì tê liệt. Mỗi ngày ngồi là một ngày không có hai
hào. Người chồng muốn đó là cái lỗi của người vợ vô phúc ấy.
Nhưng mới đầu hắn chỉ nghĩ thế thôi. Là vì nhờ ít tiền dành dụm, người ta
vẫn có thể đủ cả cơm lẫn rượu. Nhưng rồi rượu phải bớt đi. Đến cả cơm cũng
thế. Đến lúc ấy thì hắn không nhịn được nữa. Hắn chửi bâng quơ. Hắn chửi những
nhà giàu, hắn chửi số kiếp hắn, và sau cùng thì chửi vợ. Ô! Hắn chửi nhiều lắm
lắm, một bữa đói rượu rồi tình cờ có một bữa rượu say.
2
Dì Hảo chẳng nói năng gì. Dì nghiến chặt răng để cho khỏi khóc nhưng
mà dì cứ khóc. Chao ôi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như
người ta thổ. Dì thổ ra nước mắt. Nhưng đã vội phí nước mắt làm gì nhiều đến
thế. Vì dì còn phải khóc hơn thế nhiều, khi hắn chán chửi, bỏ nhà mà đi, bỏ dì bơ
vơ, đau ốm, để tìm cơm rượu. Trách làm gì hắn, cái con người bắt buộc phải tàn
nhẫn ấy? Hắn phải ăn, phải uống, phải vui thú, đó là đời của hắn. Không, dì có
trách chi con người tàn nhẫn ấy. Cũng như dì đã không trách bà tôi đã làm ngơ
không cấp đỡ cho dì. Bà tôi có còn giàu như trước nữa đâu? Người đã già, đã
ốm yếu, và khổ cực thay! Đã nghèo như lúc còn hăm hai. Cái cơ nghiệp người
gây dựng thầy tôi buôn bán thua lỗ, chúng tôi học hành tổn phí nhiều, đã tan tác
đi theo gió bốn phương. Người chỉ có thể đem đến cho dì Hảo mỗi ngày một xu
quà và rất nhiều nước mắt. Và rất nhiều lời than thở.

(Trích Dì Hảo –Tuyển tập truyện ngắn Đôi mắt, Nam Cao, NXB VH, 2017, tr. 208)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1:
Xác định thể loại của văn bản trên A. Tiểu thuyết B. Kịch C. Truyện ngắn D. Truyện truyền kì
Câu 2: Phương thức biểu đạt sử dụng trong văn bản trên là A. Nghị luận, tự sự B. Nghị luận, miêu tả C. Tự sự, biểu cảm D. Miêu tả, thuyết minh
Câu 3: Hoàn cảnh đáng thương của dì Hảo được miêu tả qua những chi tiết nào?
A. Đứa con chết, mà dì thì què liệt
B. Con chết, dì bị què liệt, chồng mắng chửi, bỏ dì bơ vơ
C. Con chết, dì bị què liệt và buôn bán thua lỗ
D. Cơ nghiệp của dì tan tác theo gió bốn phương
Câu 4: Tác dụng của phép điệp trong văn bản là gì?
A. Nhấn mạnh nỗi cô đơn của dì Hảo
B. Nhấn mạnh vào tiếng khóc của dì Hảo
C. Nhấn mạnh nỗi bất hạnh của dì Hảo
D. Nhấn mạnh hoàn cảnh nghèo khó của dì Hảo
Câu 5: Đoạn văn: “Cũng như dì đã không trách ......... và khổ cực thay!” sử dụng những kiểu câu nào? 3
A. Câu trần thuật, câu nghi vấn
B. Câu trần thuật, câu cảm thán
C. Câu nghi vấn, câu cảm thán
D. Câu trần thuật, câu cảm thán, câu hỏi tu từ
Câu 6: Bi kịch của người phụ nữ được phản ánh trong đoạn trích là gì?
A. Họ bị áp bức, bóc lột tàn nhẫn
B. Họ bị tha hóa cả về nhân hình, nhân tính
C. Họ phải sống cuộc sống mất tự do, bị cầm tù về thể xác và tinh thần
D. Họ không chỉ chỉ nghèo khổ về vật chất, họ còn bị đối xử bất công, bị tra tấn về tinh thần
Trả lời các câu hỏi:
Câu 7:
Anh/chị hiểu như thế nào về câu văn “Người chỉ có thể đem đến cho dì
Hảo mỗi ngày một xu quà, và rất nhiều nước mắt. Và rất nhiều lời than thở”
trong đoạn trích?
Câu 8: Qua đoạn trích trên, anh/chị hãy nêu nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm
lí nhân vật của Nam Cao.
Câu 9: Tình cảnh của dì Hảo giúp anh/chị hiểu gì về thân phận người nông dân
trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng? Hãy trình bày trong đoạn văn khoảng 7 – 10 dòng.
II. LÀM VĂN (5,0 điểm)
Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nhân vật dì Hảo trong đoạn trích phần I Đọc hiểu. ĐỀ 2
I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Đọc văn bản:
HỘI GIÓNG Ở ĐỀN PHÙ ĐỔNG VÀ ĐỀN SÓC
(1) Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc gắn với truyền thuyết về một cậu
bé được mẹ sinh ra một cách kỳ lạ ở làng Phù Đổng. Khôi ngô, tuấn tú nhưng lên
3 mà vẫn chưa biết nói, biết cười, suốt ngày cậu chỉ nằm trong thúng treo trên
gióng tre, vì thế được đặt tên là Gióng. Vậy mà khi nghe thấy lời kêu gọi của nhà
Vua tìm người tài giỏi đánh giặc ngoại xâm, Gióng bỗng lớn nhanh như thổi, rồi
xung phong ra trận cứu nước, cứu dân. Sau khi dẹp tan quân giặc, ngài về núi
Sóc rồi cưỡi ngựa bay lên trời.

(2) Từ đó, ngài Gióng được thiêng hóa thành một vị Thánh bất tử bảo hộ
mùa màng, hòa bình cho đất nước, thịnh vượng cho muôn dân. Để tưởng nhớ
công ơn của ngài, người dân lập đền, thờ phụng và mở hội hằng năm với tên gọi
4
là Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc. Đó là một trong những lễ hội lớn nhất
vùng châu thổ Bắc Bộ, tổ chức theo một nghi thức được quy định chặt chẽ, chuẩn
bị hết sức công phu, với sự tham gia đông đảo của dân làng quanh khu vực hai
đền. Hội Gióng ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm - nơi sinh Thánh
Gióng diễn ra từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 4 Âm lịch, và Hội Gióng ở đền Sóc ở
xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn (nay thuộc Hà Nội) - nơi Thánh hóa diễn ra từ ngày
6 đến ngày 8 tháng giêng.

(3) Để tổ chức Hội Gióng ở đền Phù Đổng, những gia đình có vinh dự được
chọn người đóng những vai quan trọng như các vai Ông Hiệu (Hiệu cờ, Hiệu
trống, Hiệu chiêng, Hiệu Trung quân, Hiệu Tiểu cổ), vai cô Tướng hay các
phường Áo đen, phường Áo đỏ ..., tùy theo vai vế, khả năng kinh tế mà chuẩn bị
những điều kiện vật chất và người được chọn vai sinh hoạt kiêng cữ từ hàng tháng
trước ngày Lễ hội. Vào chính hội, trước tiên dân làng tổ chức các nghi thức tế
Thánh, sau đó là lễ rước nước lau rửa tự khí từ giếng đền Mẫu (đền Hạ) với ý
nguyện được mưa thuận, gió hòa, lễ rước cờ “lệnh” từ đền Mẫu lên đền Thượng,
tiếp đến là lễ khám đường, lễ duyệt tướng… Ngày chính hội mùng 9 tháng 4, Hội
Gióng diễn ra trang trọng, linh thiêng và náo nhiệt nhất là hai trận đánh. Trận
thứ nhất: đánh cờ ở Đống Đàm và trận thứ hai: đánh cờ ở Soi Bia… Sau nghi lễ
tế Thánh, ông Hiệu cờ lần lượt tiến vào từng chiếc chiếu, nhảy qua các quả đồi
(bát úp) và thực hiện các động tác “đánh cờ”. Tiếng hò reo lúc lúc lại dội lên
trong tiếng chiêng, tiếng trống, thể hiện sự quyết liệt của trận đánh. Điệu múa cờ
của ông Hiệu phải thật chính xác, khéo léo để tránh điều tối kỵ là lá cờ bị cuốn
vào cán, bởi theo niềm tin của cư dân nơi đây thì đó là điềm rủi. Kết thúc mỗi
màn múa cờ là kết thúc một trận đánh, ông Hiệu cờ vừa bước ra khỏi chiếu là
chiếc chiếu được tung lên, dân chúng ào vào cướp lấy những mảnh chiếu mà họ
tin tưởng là sẽ đem đến cho gia đình họ điều may mắn trong suốt cả năm. Cuối
cùng là lễ rước cờ báo tin thắng trận với trời đất và lễ khao quân trong rộn rã
tiếng cười, lời ca, điệu múa của phường Ải Lao, chiếu chèo và các trò chơi dân
gian. Tướng, quân bên giặc cũng được tha bổng và cho tham dự lễ mừng chiến
thắng. Cách hành xử này thể hiện truyền thống hiếu nghĩa đối với tổ tiên, những
vị anh hùng dân tộc và tinh thần khoan dung, nhân đạo của dân tộc Việt Nam.

(4) Hội Gióng ở đền Sóc diễn ra trong 03 ngày từ mùng 6 đến mùng 8 tháng
giêng hằng năm. Việc chuẩn bị vật tế lễ cũng hết sức công phu, nhất là việc đan
voi (theo truyền thuyết thì đoàn quân tham gia đánh giặc cùng Thánh Gióng có
cả đàn voi chở lương thực đi theo) và làm giò hoa tre (tượng trưng cho gậy tre
của Thánh Gióng sau khi đánh giặc), nên phải tiến hành từ nhiều tuần lễ trước
Lễ hội. Từ xa xưa, việc rước đã được phân công cụ thể cho từng thôn chuyên
5
trách… Sau phần nghi thức tắm tượng Thánh Gióng và cung tiến lễ vật trang
trọng, linh thiêng, là hai hoạt động gây náo động nhất của Lễ hội Gióng ở đền
Sóc. Đó là tục “cướp hoa tre” cầu may và tục chém “tướng” (giặc) được diễn
xướng một cách tượng trưng bằng hiệu lệnh múa cờ.

(5) Là một hội trận được trình diễn bằng một hệ thống biểu tượng độc đáo,
mang đậm bản sắc văn hóa Việt, được cộng đồng bảo tồn nguyên giá trị cho tới
ngày nay, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc đã được UNESCO công nhận
là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào tháng 11 năm 2010.

(Theo http://dsvh.gov.vn/hoi-giong-o-den-phu-dong-va-den-soc-486)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên là gì? A. Tự sự C. Thuyết minh B. Miêu tả D. Biểu cảm
Câu 2: Ngày chính hội của Hội Gióng ở đền Phù Đổng là bao giờ? A. Ngày 7 tháng 4 C. Ngày 9 tháng 4 B. Ngày 6 tháng giêng D. Ngày 8 tháng giêng
Câu 3: Hoạt động nào tại Hội Gióng đền Phù Đổng thể hiện tinh thần khoan dung,
nhân đạo của dân tộc Việt Nam? A. Nghi lễ tế Thánh
C. Tục “cướp chiếu”
B. Hai trận “đánh cờ”
D. Lễ rước cờ và lễ khao quân
Câu 4: Sự kết hợp giữa thuyết minh với miêu tả trong văn bản trên đã đem đến hiệu quả gì?
A. Thông tin được đề cập cụ thể, sinh động và dễ hình dung hơn.
B. Nội dung đề cập giàu tính thẩm mĩ và tính hư cấu hơn.
C. Văn bản có đầy đủ đặc điểm của phong cách ngôn ngữ báo chí.
D. Văn bản thể hiện rõ bản sắc dân tộc qua một lễ hội truyền thống.
Câu 5: Tại sao việc chuẩn bị vật tế lễ ở Hội Gióng đền Sóc phải tiến hành từ
nhiều tuần lễ trước Lễ hội?
A. Vì vật tế lễ trong lễ hội rất nhiều.
B. Vì vật tế lễ phải chuẩn bị hết sức công phu, nhất là việc đan voi và làm giò hoa tre.
C. Vì lễ hội diễn ra trong thời gian dài với nhiều hoạt động.
D. Vì lễ hội rất đông người tham dự.
Câu 6: Thông tin nào không đúng về Hội Gióng?
A. Hội Gióng để tưởng nhớ Thánh Gióng – vị Thánh bảo hộ mùa màng, hòa bình
B. Hội Gióng được tổ chức ở làng Phù Đổng vì đây là nơi Thánh hóa 6
C. Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc đều được tổ chức rất trang trọng, linh thiêng
D. Hội Gióng được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể
Trả lời các câu hỏi:
Câu 7:
Mục đích của đoạn (1) trong văn bản trên là gì?
Câu 8: Theo anh/chị, lễ hội đền Gióng thể hiện truyền thống gì của dân tộc?
Câu 9: Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, việc duy trì những lễ hội như Hội Gióng
có còn ý nghĩa không? Hãy chia sẻ suy nghĩ của anh/chị bằng một đoạn văn khoảng 7 – 10 câu.
II. LÀM VĂN (5,0 diểm)
Anh/ chị hãy viết bài văn thuyết minh về một phẩm chất cần có của lớp trẻ hiện nay. 7