Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Đề cương ôn thi cuối học kì 1 Văn 11 Kết nối tri thức giới hạn nội dung ôn thi kèm theo một số đề minh họa. Thông qua đề cương ôn thi học kì 1 Văn 11 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 1 lớp 11 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 1 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức

Chủ đề:
Môn:

Ngữ Văn 11 1.2 K tài liệu

Thông tin:
3 trang 1 năm trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Đề cương ôn thi cuối học kì 1 Văn 11 Kết nối tri thức giới hạn nội dung ôn thi kèm theo một số đề minh họa. Thông qua đề cương ôn thi học kì 1 Văn 11 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 1 lớp 11 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 1 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức

95 48 lượt tải Tải xuống
Đề cương cuối kỳ I-Năm học 2023-2024
Trang 1
Đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 11 Kết ni tri thc
I. PHẦN ĐỌC HIU:
1. Kiến thc đc hiu chung
- Các phương thức biu đạt
- Các thao tác lập lun
- Các thể thơ thường gp
- Các biện pháp tu từ
- Các phép liên kết
- Phương thức xây dựng đoạn văn (cách thức trình bày đoạn văn)
- Nhn diện các phong cách ngôn ngữ.
- Xác địnhđề tài, ch đề, nội dung chính của văn bản
- Yêu cầu xác định t ngữ, hình ảnh biểu đạt ni dung c th trong văn bản
- Tìm thông điệp có nghĩa trong văn bản.
2. Kĩ năng đọc hiểu văn bản
Yêu cu: Nm chc kiến thc ng văn để vn dụng đọc hiểu được văn bn truyện và văn bản
thông tin theo đúng đặc trưng thể loi
a. T s trong truyn thơ dân gian và trong thơ trữ tình
- Nhn biết, phân tích và đánh giá được mt s yếu t v nội dung (đề tài, ch đề chính và ch
đề phụ, tư tưởng, các giá trị văn hoá, triết lí nhân sinh,...) và hình thức (ct truyn, s kin,
nhân vật, chi tiết quan trọng, không gian, thời gian, người k chuyện toàn tri, sự thay đổi đim
nhìn) của các văn bản truyện; Nêu được ý nghĩa, tác động của văn bản văn học trong vic làm
thay đổi suy nghĩ, tình cảm, cách nhìn và
Đề cương cuối kỳ I-Năm học 2023-2024
Trang 2
cách đánh giá của cá nhân đối vi văn học và cuộc sng.
b. Nhân vật và xung đột trong bi kch
- Nêu nội dung chính ca văn bản trên?
- Nhân vật chính trong văn bản trên là ai? Anh/chị cm nhận như thế nào về nhân vật đó?
-Tìm và phân tích tác dng ca mt biện pháp tu từ bt kì được tác giả s dụng trong văn bản
trên.
II. PHẦN LÀM VĂN
Ôn tập và luyện kĩ năng viết bài văn nghị luận đối vi 2 kiểu bài sau:
1. Viết bài NLXH về mt vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học
2. Viết bài văn ngh luận xã hội
III. Đ THI MINH HA
PHN ĐC HIỂU (5.0 điểm)
Cho ng liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:
Nhà m Lê là một gia đình một người m với mười mt ngưi con. Bác Lê là mt người đàn
nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như mt qu trám khô. Khi bác mi
đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười mt đứa, mà đứa nhn mới có mười by
tui! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay.
M con bác ta một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng
y ngưi chen chúc trong mt khang rng độ bng hai chiếc chiếu, có mỗi mt chiếc giường
nan đã gẫy nát. Mùa rét thì giải rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ng trên đó, trông như mt
cái chó, chó mẹ chó con lúc nhúc. Đối vi những người nghèo như bác, một ch như thế
cũng tươm tất lm ri. Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng
không đ nuôi chừng y đa con. T buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta
đã phải tr dy đ đi làm mướn cho những người có rung trong làng. Những ngày có người
Đề cương cuối kỳ I-Năm học 2023-2024
Trang 3
n y, tuy bác phải làm vt vả, nhưng chc chn bui ti đưc my bát gạo và my đng xu
v nuôi lũ con đói đi nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng
lúa đã gt rồi, cánh đồng ch còn trơ cung r dưới gió bc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da,
bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói. Mấy đứa nh nht,
con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới
manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm p ly
con trong rơm, để mong ly cái m của mình ấp cho nó.
(Trích Nhà mẹ Thch Lam)
Câu 1 (1 đim): Văn bản trên có sự kết hp gia các phương thc biu đạt nào? Tác dng ca
vic kết hợp đó là gì?
Câu 2 (1 đim): Nêu ni dung chính của văn bản trên?
Câu 3 (1 đim): Nhân vật chính trong văn bản trên là ai? Anh/chị cm nhận như thế nào về
nhân vật đó?
Câu 4 (2 đim): Tìm và phân tích tác dụng ca mt biện pháp tu từ bt kì được tác giả s dng
trong văn bản trên.
PHN VIẾT (5.0 điểm)
Câu 1 (5.0 đim): Kết thúc tác phẩm “ Chí Phèo” của Nam Cao là chi tiết:
...“ Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gch cũ b không, xa nhà ca, và vắng người
li qua...”
Suy nghĩ ca anh/ ch v chi tiết kết thúc trên?
| 1/3

Preview text:


Đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức
I. PHẦN ĐỌC HIỂU:
1. Kiến thức đọc hiểu chung
- Các phương thức biểu đạt - Các thao tác lập luận
- Các thể thơ thường gặp - Các biện pháp tu từ - Các phép liên kết
- Phương thức xây dựng đoạn văn (cách thức trình bày đoạn văn)
- Nhận diện các phong cách ngôn ngữ.
- Xác địnhđề tài, chủ đề, nội dung chính của văn bản
- Yêu cầu xác định từ ngữ, hình ảnh biểu đạt nội dung cụ thể trong văn bản
- Tìm thông điệp có nghĩa trong văn bản.
2. Kĩ năng đọc hiểu văn bản
Yêu cầu: Nắm chắc kiến thức ngữ văn để vận dụng đọc hiểu được văn bản truyện và văn bản
thông tin theo đúng đặc trưng thể loại
a. Tự sự trong truyện thơ dân gian và trong thơ trữ tình
- Nhận biết, phân tích và đánh giá được một số yếu tố về nội dung (đề tài, chủ đề chính và chủ
đề phụ, tư tưởng, các giá trị văn hoá, triết lí nhân sinh,...) và hình thức (cốt truyện, sự kiện,
nhân vật, chi tiết quan trọng, không gian, thời gian, người kể chuyện toàn tri, sự thay đổi điểm
nhìn) của các văn bản truyện; Nêu được ý nghĩa, tác động của văn bản văn học trong việc làm
thay đổi suy nghĩ, tình cảm, cách nhìn và
Đề cương cuối kỳ I-Năm học 2023-2024 Trang 1
cách đánh giá của cá nhân đối với văn học và cuộc sống.
b. Nhân vật và xung đột trong bi kịch
- Nêu nội dung chính của văn bản trên?
- Nhân vật chính trong văn bản trên là ai? Anh/chị cảm nhận như thế nào về nhân vật đó?
-Tìm và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ bất kì được tác giả sử dụng trong văn bản trên. II. PHẦN LÀM VĂN
Ôn tập và luyện kĩ năng viết bài văn nghị luận đối với 2 kiểu bài sau:
1. Viết bài NLXH về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học
2. Viết bài văn nghị luận xã hội
III. ĐỀ THI MINH HỌA
PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)
Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:
Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà
nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một quả trám khô. Khi bác mới
đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy
tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay.
Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng
ấy người chen chúc trong một khỏang rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường
nan đã gẫy nát. Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một
cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế
cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng
không đủ nuôi chừng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta
đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người
Đề cương cuối kỳ I-Năm học 2023-2024 Trang 2
mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu
về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng
lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da,
bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói. Mấy đứa nhỏ nhất,
con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới
manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm ấp lấy
con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó.
(Trích Nhà mẹ Lê – Thạch Lam)
Câu 1 (1 điểm): Văn bản trên có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào? Tác dụng của
việc kết hợp đó là gì?
Câu 2 (1 điểm): Nêu nội dung chính của văn bản trên?
Câu 3 (1 điểm): Nhân vật chính trong văn bản trên là ai? Anh/chị cảm nhận như thế nào về nhân vật đó?
Câu 4 (2 điểm): Tìm và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ bất kì được tác giả sử dụng trong văn bản trên.
PHẦN VIẾT (5.0 điểm)
Câu 1 (5.0 điểm): Kết thúc tác phẩm “ Chí Phèo” của Nam Cao là chi tiết:
...“ Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người lại qua...”
Suy nghĩ của anh/ chị về chi tiết kết thúc trên?
Đề cương cuối kỳ I-Năm học 2023-2024 Trang 3